You are on page 1of 4

Thực trạng biện pháp của chính phủ:

1. Hhcc không thuần túy


+ Hhcc không thuần túy có thể loại trừ bằng giá thì chính phủ dùng giá để loại trừ người
tiêu dùng nhằm tránh gây tắc nghẽn, đồng thời đảm bảo các cá nhân sẽ sử dụng hiệu quả. Như
đối với các đoạn đường cao tốc, nhà nước có lập BOT thu phí để giảm tình trạng tắc nghẽn.
2. Độc quyền tự nhiên

+ Viễn thông

 Ngành viễn thông gần như đã mở cửa thị trường hoàn toàn cho sự tham gia của các
thành phần kinh tế khác. Tình trạng “độc quyền tự nhiên” ngày càng thu hẹp và biểu hiện không
còn rõ ràng khi nhiều nhà mạng đã tự đầu tư hạ tầng mạng viễn thông. Số lượng các DN thuộc
mọi thành phần kinh tế tham gia thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông và cung cấp dịch vụ viễn
thông công cộng ngày càng nhiều.

Chính điều này khiến giá dịch vụ viễn thông của các nhà mạng ngày càng giảm. Tuy
nhiên, tổng thị phần của VNPT, Mobifone và Viettel (3 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) vẫn
duy trì vị trí thống lĩnh thị trường ở các dịch vụ 2G, 3G, dịch vụ băng rộng cố định mặt đất…
Đặc biệt, 3 nhà mạng này có sức mạnh thị trường rất lớn, trong khi sự tham gia của các DN khác
còn hạn chế.  

+ Điện:

Ngành này mới mở cửa một phần. Mặc dù đã mở cửa các công ty hiện hữu (đã tồn tại từ
trước, cụ thể là các doanh nghiệp nhà nước) song vẫn duy trì vị trí thống lĩnh thị trường. Hiện
Tập đoàn Điện lực VN đang có vị trí thống lĩnh thị trường. Tập đoàn này chi phối trong hoạt
động phát điện, độc quyền trong quản lý hạ tầng mạng truyền tải điện và phân phối điện. Hơn
nữa, không có sự chắc chắn về phí truy cập, năng lực truyền tải điện và tất cả người tiêu dùng
đều có hợp đồng dài hạn với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (thông qua hệ thống các công ty con,
cháu). Đây là vấn đề đòi hỏi phải quan tâm khi tiếp tục thực hiện cải cách độc quyền nhà nước
trong ngành điện, tạo điều kiện cho thiết lập một thị trường cạnh tranh.
Mới đây, chính phủ có ban hành Nghị quyết 55. Theo nghị quyết, nhà nước đẩy nhanh lộ
trình thực hiện thị trường điện cạnh tranh, cơ chế hợp đồng mua bán điện trực tiếp giữa nhà sản
xuất với khách hàng tiêu thụ, cơ chế đấu thầu, đấu giá cung cấp năng lượng phù hợp, đặc biệt
trong các dự án đầu tư năng lượng tái tạo, năng lượng mới và minh bạch giá mua bán điện.

Khi DN tư nhân có cơ chế tham gia mạnh mẽ, DN nhà nước sẽ phải cải thiện chất lượng
dịch vụ, người dân có thêm quyền lựa chọn

Có cơ chế khuyến khích thu hút vốn ngoài nhà nước đầu tư xây dựng vào hệ thống truyền
tải điện quốc gia.

+ Ngành hàng không

Với ngành hàng không, việc tách bạch đã được thực hiện. Khu vực tư nhân đã tham gia
sâu vào lĩnh vực vận tải hàng không. Hệ thống cung ứng dịch vụ hàng không đã tạo lập được thị
trường cạnh tranh. Các hãng hàng không đã phát triển tạo ra một thị trường cạnh tranh mạnh mẽ,
góp phần nâng cao chất lượng nhưng giá lại rẻ hơn. Tuy nhiên, có thể thấy thị trường hàng
không có mức độ tập trung cao (Vietnam Airlines và Vietjet Air). Vị thế độc quyền của Tổng
công ty cảng hàng không VN (ACV) thể hiện khá rõ. Mức độ, phạm vi độc quyền vẫn diễn ra,
đặc biệt khi trao cho một đơn vị quản lý và độc quyền khai thác toàn bộ 22 sân bay thương mại.

+ Ngành đường sắt

So với 3 ngành trên, độc quyền trong ngành đường sắt Việt Nam còn thể hiện rất rõ, gần
như độc quyền toàn bộ. Báo cáo chỉ rõ, việc kinh doanh vận tải đường sắt quốc gia và quản lý
kết cấu hạ tầng vẫn do các DN mà Tổng công ty đường sắt VN giữ phần vốn chi phối. Vẫn tồn
tại việc DN vừa kinh doanh kết cấu hạ tầng, điều hành giao thông vận tải đường sắt lại vừa kinh
doanh vận tải nên có vị thế chi phối rất lớn, chưa tạo ra được môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Ngành đường sắt chưa có sự độc lập, tách bạch giữa hạ tầng đường sắt với các hoạt động hạ
nguồn (kinh doanh vận tải đường sắt) bởi vì thực tế Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vẫn quản
lý thống nhất.
 Các quy định pháp luật hiện nay rất chặt chẽ, VNR có muốn độc quyền hay chuyển mục
đích cũng không được. Hiện chính sách về khai thác, kinh doanh tài sản kết cấu hạ tầng đường
sắt là của Nhà nước, không cho phép VNR được trực tiếp đầu tư hoặc hợp tác với các doanh
nghiệp khác đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo tài sản hạ tầng..

+ Ngành nước

Thủ tướng vừa ban hành chỉ thị về tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh
doanh nước sạch theo hướng khắc phục tình trạng phân khúc, độc quyền cung cấp nước sạch theo
địa bàn.

Một trong các giải pháp hạn chế sự độc quyền của ngành nước là đẩy mạnh xã hội hóa, kêu
gọi tư nhân tham gia đầu tư hạ tầng ngành nước như xây nhà máy, lắp đặt mạng lưới đường ống
phân phối.
Thời gian qua, Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã cổ phần hóa các đơn vị
thành viên, trong đó có việc cổ phần hóa các công ty đang quản lý mạng lưới đường ống cấp nước.
Tuy nhiên, việc cổ phần hóa các công ty quản lý mạng lưới cấp nước cũng có những bất cập vì
mạng lưới cấp nước sạch luôn cần quản lý thống nhất.

Thị trường nước sạch có nhiều khâu khác nhau, trong đó khâu Nhà nước phải độc quyền là
phân phối, bán lẻ nước sạch. 

Nhưng khâu sản xuất nước sạch thì có thể xóa bỏ độc quyền. Bởi hiện nay tư nhân có thể
tham gia khâu sản xuất nước sạch và có thể tạo ra một thị trường cạnh tranh về sản xuất nước sạch.

Chẳng hạn tại thị trường nước sạch Hà Nội, các nhà máy nước sạch lớn của Hà Nội như
Sông Đà, Sông Đuống, Xuân Mai... đều do tư nhân xây dựng. Đây là xu hướng tích cực vì Nhà
nước không đủ nguồn lực để làm tất cả.

3. Thất bại thị trường


Chính phủ VN ban hành nghị định số 32/2019/NĐ-CP quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu
thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên. Đây
là một pháp chế tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp sản phẩm dịch vụ công
của Nhà nước. 

You might also like