You are on page 1of 8

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


KHOA HÓA HỌC
–––––––––  –––––––––

BÀI TIỂU LUẬN


Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh của nhân dân
của khối đại đoàn kết dân tộc. Liên hệ trong công cuộc
xây dựng và phát triển đất nước hiện nay

Giáo viên: Nguyễn Duy Quỳnh


Sinh viên: Trần Hoàng Minh Ánh
MSV : 20001675
Lớp: TTHCM POL11001 2

Hà Nội – 2021
I. CƠ SỞ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỨC MẠNH CỦA NHÂN DÂN
VÀ KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

* Quan niệm

- Đại đoàn kết dân tộc là một phạm trù tinh thần quan trọng, một truyền thống rất
được quý trọng của dân tộc ta, được xây nên trong suốt mấy nghìn năm đấu tranh
dựng xây dựng non sông gấm vóc. Đoàn kết đã trở thành nguồn động lực vĩ đại,
một triết lý và hành động để dân tộc ta vượt được bao biến cố, gập ghềnh của thiên
tai, địch họa, để tồn vinh và phát triển bền vững. Trên cơ sở hiện thực cách mạng
Việt Nam và những cuộc cách mạng lớn trên thế giới đã sớm tạo thành tư tưởng Hồ
Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.

- Đại đoàn kết dân tộc là một quan điểm quan trọng tạo thành trong hệ thống tư
tưởng của Bác về những tư tưởng cơ bản của cách mạng Việt Nam. Bác nói nhiều
tới đoàn kết, đại đoàn kết, tuy nhiên chỉ một lần duy nhất đưa ra định nghĩa về khái
niệm đại đoàn kết: “Đại đoàn kết tức là trước tiên phải đoàn kết đại đa số nhân dân,
mà đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động
khác. Đó là nền móng gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như nền móng ngôi nhà, gốc
rễ của cây. Nhưng đã có nền tảng gốc vững tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp dân
chúng khác” (1). Tư tưởng quan trọng đó tiếp tục được Hồ Chí Minh cụ thể hóa
hơn trong cách gọi như: “đại đoàn kết toàn dân”, “đoàn kết toàn dân”,“toàn dân tộc
ta đoàn kết”. Tuy cách diễn giải khác nhau, nhưng hàm ý của các khái niệm trên
đều thống nhất khi khẳng khái nhận định lực lượng của khối đại đoàn kết là của
toàn thể nhân dân Việt Nam.

* Cơ sở

- Bắt nguồn từ nền văn hóa truyền thống lâu đời

+ Yêu tổ quốc là tình cảm và tư tưởng phổ biên, vốn có ở tất cả các dân tộc trên
thế giới chứ không riêng gì của Việt Nam. Tuy nhiên tư tưởng ấy được hình thành
sớm hay trễ, sâu đậm hay không, hình thức và mức độ biểu hiện cũng như sự phát
triển của nó lại phụ thuộc vào sử sách mà từng dân tộc đã trải qua. Đối với dân tộc
Việt Nam, lòng yêu nước khong chỉ là một tỉnh cảm tự nhiên, mà còn được vun đắp
từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng.

+ Lịch sử hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam là
giai đoạn đầu tranh giành lại và bảo vệ đất nước độc lập từ tay xâm lăng. Chính vì
vậy mà tinh thần yêu nước đã ngấm sâu vào con tim, vào tư tưởng của mỗi người
Việt Nam dù trải qua bao nhiêu thời đại, tạo nên một sức mạnh kì diệu, giúp cho
dân tộc ta chiến thắng hết kẻ thủ này đến kẻ thủ khác cho dù chúng có hùng mạnh
đến nhường nào.

+ Từ nghìn đời nay, đối với người Việt Nam tinh thần yêu nước, nhân nghĩa và
đoàn kết trở thành đức tính, lẽ sống, tỉnh cảm tự nhiên của mọi người. Đó là những
triết lý đẹp đẽ:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

- Kinh nghiệm từ những cuộc cách mạng trong và ngoài nước

+ Rút ra từ các phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam: Vận mệnh của đất
nước đòi hỏi một lực lượng cách mạng mới có thể đề ra được lối đi và cách thức
cách mạng đúng đắn, hợp với quy luật phát triển của lịch sử và những yêu cầu của
thời đại, có đủ sức, tập trung lực lượng của cả dân tộc vào việc đấu tranh chống
thực dân, đế quốc, phong kiến và xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc bền
vững.

+ Rút ra từ các phong trào cách mạng thế giới: Cách mạng Mỹ, cách mạng Pháp là
những cuộc cách mạng “chưa tới”, vì tuy thành công, nhân dân vẫn phải chịu sự áp
bức, bóc lột và nghèo khổ. Cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa tiềm ẩn một
tiềm lực to lớn, những chưa có sự lãnh đạo đứng đắn, chưa có đoàn kết, chưa có tổ
chức. Chỉ có cuộc cách mạng tháng Mười Nga là thực sự triệt để vì: “…Cách mạng
rồi thì quyền hành trao cho dân phần lớn. Thế mới khỏi  hy sinh nhiều lần, thế dân
chúng mới được hạnh phúc” và nó đã để lại bài học kinh nghiệm về việc huy động,
tập hợp lực lượng quần chúng công nông đông đảo trong việc giành và giữ chính
quyền cách mạng, xây dựng chế độ xã hội mới

+ Những phong trào cách mạng ở các nước phương Đông như Trung Quốc, Ấn
Độ đã đem lại bài học bổ ích  về việc tập hợp lực lượng yêu nước tiến bộ để tiến
hành cách mạng. Qua những cuộc cách mạng đã qua Bác đã rút được thêm nhiều
kinh nghiệm cho nước nhà.

- Bác học hỏi tư tưởng  nhân ái, thương người như thương thân, nhân, nghĩa của
Nho giáo. Kế thừa tư tưởng bình hòa, xử sự hòa nhã giữa mọi người, cá thể với
cộng đồng, con người với mỗi trường tạo hóa của Phật giáo. Rút kinh nghiệm từ tư
tưởng đoàn kết của Tôn Trung Sơn, nhất là Chủ nghĩa Tam dân, chủ trương kết
đoàn 400 đồng học người Trung Quốc, không phân biệt giàu nghèo, chống thực
dân Anh, chủ trương liên Nga, dung Cộng, ủng hộ công nông.

- Bác đã tiếp nhận những quan điểm cốt yếu của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò
của quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử; giai cấp vô sản lãnh đạo cách
mạng thắng lợi trước hết phải trở thành dân tộc; liên minh công nông là cơ sở to
lớn để xây dựng lực lượng cách mạng; đoàn kết dân tộc phải gắn với đoàn kết quốc
tế.... Hồ Chí Minh tin theo chủ nghĩa Mác – Lênin từ thực tiễn của sự nghiệp giải
phóng dân tộc, chủ yếu qua hoạt động cách mạng thường xuyên. Nhờ vậy, Người
đã hiểu được cốt yếu của chủ nghĩa Mác – Lênin, vận dụng linh hoạt vào hiện tại
Việt Nam và trong thời đại mới để thể hiện tư tưởng của Người về sức mạnh của
quần chúng nhân dân

- Là vị lãnh tụ thương dân yêu nước vô bờ bến, một người nhân hậu,trên cơ sở
nắm vững tình hình và tâm ý của nhân dân, Người luôn chủ trương thực hiện những
quyền lợi tốt nhất cho quần chúng. Vì vậy Người được nhân dân yêu quý, tin
tưởng, kính phục. Tình cảm đó chính là cảm hứng, động lực cho mọi tư tưởng tìm
tòi của Bác, trong đó có tư tưởng đại đoàn kết của cả dân tộc.

II. NHỮNG QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN
TỘC

* Là chiến lược cách mạng

Từ xưa đến nay, đoàn kết là một biểu tượng cực kỳ quý báu của nhân dân ta.
Người cho rằng: “Muốn giải phóng các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao động,
phải tự cứu lấy mình bằng đấu tranh vũ trang cách mạng, bằng cách mạng vô sản.”.
Đó là chiến lược tập hợp, tranh thủ mọi lực lượng nhằm hình thành sức mạnh vĩ đại
của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh dành độc lập dân tộc. Làm rõ về tầm quan
trọng của công cuộc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh đã nêu lên
một vài luận điêm sắt đá như:

"Đoàn kết làm ra sức mạnh"

"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công".

* Là mục tiêu tất yếu số một

+ Lý tưởng trên phải được quán triệt trong tất cả đường lối chủ trương, chính sách
của Đảng, vì Đảng là chìa khóa lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam. Sự
đoàn kết nhất trí và sự đoàn kết trong Đảng là trung tâm đoàn kết trong tất cả các tổ
chức chính trị xã hội và trong toàn xã hội. Vì vậy, mục tiêu tất yếu của Đảng, của
cách mạng là phải hình thành khối đại đoàn kết dân tộc theo những nhu cầu cụ thể
của Việt Nam; đồng thời là sự tạo nên tinh túy dân tộc và đầu óc thời đại nhằm giải
phóng dân tộc, giai cấp và con người.

+ Đại đoàn kết dân tộc chỉ có được khi quần chúng cần và mong muốn nó xảy ra.
Hiểu ra được điều đó, muốn hoàn thành sự nghiệp cách mạng của chính bản thân
chúng ta, trước tiên mình phải đồng lòng làm một, đoàn kết, nhất trí thì khối đại
đoàn kết dân tộc mới tạo nên được

* Là toàn dân đại đoàn kết

Dân tộc Việt Nam được hiểu là tất cả mọi người mang quốc tịch Việt Nam đang
sinh sống và làm việc ở khắp mọi nơi, không phân biệt bất kì điều gì. Phải xây
dựng tinh thần chung tay trong việc xây dựng tư tưởng đoàn kết.

Bác cho chúng ta biết rằng, trong mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng đều có những ưu
khuyết điểm, mặt tốt và xấu nên cần phải có lòng khoan dung độ lượng, trân trọng
tấm lòng lương thiện dù là nhỏ nhất ở mỗi người mới có thể tạo ra một lực lượng
đông đảo, hùng mạnh. Khoan dung độ lượng không phải là một sách lược nhất thời,
một thủ đoạn chính trị mà là tư tưởng nhất quán được thể hiện trong đường lối,
chính sách của Đảng đối với những người làm việc dưới chế độ cũ và những người
nhất thời mắc sai lầm nhưng biết hối cải. Người sẵn sàng cho những người trước
kia có tư tưởng ngược lại cơ hội khi họ hồi tâm chuyển ý và sẵn sàng theo ta

* Là sức mạnh to lớn, vĩ đại

- Theo Hồ Chí Minh, khi không hình thành ý thức về việc tìm kiếm một đường lối
thì không là gì cả, nhưng khi đươc tổ chức giác ngộ và hoạt động theo một đường
lối chính trị đúng đắn sẽ trở thành sức mạnh lớn lao của cả tập thể. Việc tạo nên
một tập thể quần chúng vững mạnh là mối quan tâm số một của nhà nước ta.

- Đảng Cộng sản nắm vai trò đầu não của khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng
cứng cáp, vững mạnh. Muốn lãnh đạo được, Đảng phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh
dự, lương tâm của dân tộc và thời đại, phải là đảng của giai cấp công nhân, của
nhân dân lao động và của cả dân tộc. Khi đó khối đại đoàn kết sẽ vận hành nhuần
nhuyễn nhờ sự điều khiển tốt của Đảng và sự hoạt động nhịp nhàng của toàn dân
- Từ đó, Bác đã chủ trương việc hình thành ba tầng Mặt trận ở Việt Nam là: Mặt
trận đại đoàn kết dân tộc; Mặt trận đoàn kết Việt – Miên – Lào; Mặt trận nhân dân
tiến bộ thế giới đoàn kết với nhân dân Việt Nam chống đế quốc xâm lược.

III. LIÊN HỆ TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT TRONG XÂY DỰNG ĐẤT
NƯỚC HIỆN NAY

* Hoạch định chủ trương, đường lỗi của Đảng

Đại hội Đảng lần thứ IX, X, XI tiếp tục nhấn mạnh hơn vai trò, tầm quan trọng
của đoàn kết dân tộc trong thời đại mới. Đại hội lần thứ XI của Đảng (2016) khăng
định: “Đại đoàn két dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là
động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (2). Để phát huy
toàn bộ sức mạnh, Đại hội XII đã đề ra phương hướng nhiệm vụ tăng cường khối
đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên mỉnh giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và đội ngũ trí thức đo Đảng lãnh đạo, tạo ra sinh lực mới của khối đại
đoàn kết dân tộc

* Xây dựng khối đại đoàn kết trên nền tảng liên minh công-nông-trí

Trước hét, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để các cấp, ngành, lực lượng nhận thức
sâu sắc về sự cần thiết phải tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay.
Thứ hai, sự lãnh đạo và quản lý của nhà nước cần được thúc đẩy, thể chế hóa quan
điểm và đường lối. Ba là, giải quyết tốt quan hệ lợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp
xã hội; kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân và tập thể. Bốn là, hàn gắn khăng khít mối
quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, tạo ra những tiềm năng mới của khối đại
đoàn kết toàn dân tộc. Năm là, mạnh mẽ xóa sổ các quan điểm sai trái, tạo ảnh
hưởng tiêu cực, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

* Kết hợp với đoàn kết quốc tế

Trong giai đoan cách mạng hiện nay, việc phát huy kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế, lợi ích dân tộc và
nghĩa vụ quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh, phải nhất quán coi cách mạng Việt
Nam là một bộ phận không thể tách rời của cách mạng thế giới, tiếp tục đoàn kết,
ủng hộ các xu hướng và trào lưu tiến bộ của thời đại vì mục tiêu dân chủ và tiền bộ
xã hội. Để đẩy mạnh kết quả hợp tác quốc tế, chủ động hội nhập kinh tế với toàn
thế giới, Nhà nước ta quyết tâm nhấn mạnh nguyên tắc độc lập tự chủ, tự lực tự
cường, sử dụng nguồn sức mạnh dân tộc của chủ nghĩa yêu nước, của người làm
chủ, đại đoàn kết toàn dân, trên cơ sở sức mạnh bên trong mà tranh thủ và tận dụng
sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của lực lượng bên ngoài.

(1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự
Thật, Hà Nội, 2011, tr.244
(2) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2016, tr. 159

You might also like