You are on page 1of 2

VẤN ĐỀ 3

Câu 4: Ngày nay, theo Toà án nhân dân tối cao, bà Tuệ có được công nhận
quyền sở hữu nhà trên không? Hướng giải quyết này của Toà án nhân dân
tối cao đã có tiền lệ chưa?
→ Ngày nay, theo TAND dân tối cao, bà Tuệ được công nhận quyền sở hữu
nhà trên.
Vì trong bản án có ghi nhận: “Theo “giấy chứng nhận” ngày 12/6/2009
của Tổng lãnh sự quán nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại
Nhật Bản… thì bà Tuệ có đủ điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam”.

Hướng giải quyết trên của Toà án đã có tiền lệ. Đó là Quyết định số
60/2012/QĐ-GĐT ngày 06/11/2012 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân
tối cao

Tóm tắt quyết định:


Bà Lá là Việt kiều quốc tịch Pháp nhờ cháu của mình là chị Nhung đứng tên
giùm mua 1 căn nhà. Chị Nhưng đang đứng tên sở hữu căn nhà và đề nghị căn
nhà thuộc sở hữu của chị. Toà án xác định căn nhà do vợ chồng bà Lá mua,
buộc chị Nhung giao trả nhà đất cho bà Lá và yêu cầu xem xét giá trị căn nhà có
phần sở hữu của chị Nhung. Toà án yêu cầu làm rõ vợ chồng bà Lá bán nhà
được bao nhiêu tiền sau đó trừ đi số tiền là giá trị vàng bà Lá đã đưa cho chị
Nhung năm 1991, quy vàng ra tiền theo giá vàng ở thời điểm bà Lá bán nhà
năm 2008, khoảng tiền chênh lệch màu chị Nhung và vợ chồng bà Lá được
hưởng ngang nhau.

Câu 5: Theo Toà án nhân dân tối cao, phần giá trị chênh lệch giữa số tiền
bà Tuệ bỏ ra và giá trị hiện tại của nhà đất có tranh chấp được xử lý như
thế nào?

→ Theo Toà án nhân dân tối cao thì phần giá trị chênh lệch giữa số tiền bà Tuệ
bỏ ra và giá trị hiện tại của nhà đất có tranh chấp được chia đôi cho bà Tuệ và
ông Bình, cụ thể trong bản án có ghi nhận là "xem xét công sức quản lý, giữ gìn
nhà cho gia đình ông Bình trên cơ sở xác định giá nhà đất theo giá thị trường ở
thời điểm xét xử sơ thẩm, trừ đi số tiền mua nhà đất do bà Tuệ bỏ ra, phần giá
trị còn lại chia đôi cho bà Tuệ và ông Bình".

You might also like