You are on page 1of 6

Tự Luận

Câu 1: Phân tích cơ sở hình thành của tư tưởng HCM. Trong các cơ sở hình thành cơ sở nào giữ vai trò quyết
định ? vì sao ?

1.Cơ sở khách quan:

a. bối cảnh LS hoàn thành tư tưởng HCM

* bối cảnh LSVN cuối XIX-đầu XX.

-Thực dân Pháp xâm lược -> phong trào yêu nước giải phóng dân tộc mở ra -> phong trào yêu nước của nhân dân ta
muốn giành chiến thắng phải đi theo con đường mới.

-Ngày 5/6/1911 HCM bắt đầu cuộc hành trình sang phương Tây.

* Bối cảnh thời đại

-chủ nghĩa đế quốc chuyển sang gđoạn độc quyền -> kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa

- quốc tế CS(3/1919) phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc-> có quan hệ mật thiết với nhau

- Cách mạng tháng 10 Nga thắng lơi-> thức tỉnh các dân tộc châu á

=>> Tư Tưởng Hồ Chí Minh.

-những năm đầu thế kỉ XX chỉ có phong trào cách mạng nào có mục tiêu giải phóng đồng thời những mâu thuân của
thời đại ở nước mình thì mới có thể thành công được.

b. Tiền đề tư tưởng- lý luận

* Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN

-chủ nghĩa yêu nước – nhân nghĩa thủy chung, đoàn kết – tinh thần lạc quan, yêu đời

– phẩm tính anh dung – cần cù ham học hỏi, sáng tạo

*Tinh hoa văn hóa nhân loại

-phật giáo – nho giáo(khổng tử)- chủ nghĩa tam dân của tôn trung sơn( dân tộc độc lập,dân quyền tự do, dân sinh hạnh
phúc)

*Chủ nghĩa Mac-leenin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng HCM

-vai trò:

+quyết định bản chất thế giới quan khoa học

+quyết định phương pháp hoạt dộng biện chứng

+ tư tưởng hồ chí minh và chủ nghĩa mac-lenin được vận dụng ở VN

2. nhân tố chủ quan.

-khả năng tư duy và trí tuệ HCM

+tư duy độc lập tự chủ và sáng tạo

+có đầu óc phê phán tinh tường và sáng suốt

-không ngừng học tạp nhằm chiếm lĩnh:

+vốn tri thức văn hóa phong phú của thời đại

+vốn kinh nghiệm đấu tranh của các phong trào giải phóng dân tộc

-phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn
+HCM là người có ý chí mạnh mẽ

+là người luôn thể hiện đạo đức cách mạng.

 Cơ sở giữ vai trò quyết định là yếu tố khách quan trong đó là chủ nghĩa mác-lenin.

Câu 2: Phân tích quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng HCM(5 giai đoạn)

a.Trước năm 1911

-Đây là thời kì hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng

-Huế(1906-5/1909) -Bình Định (5/1909-8/1910) -Bình Thuận(8/1910-2/1911)-Sài Gòn (2/1911-5/6/1911)

b.Từ năm 1911-1920

-Đây là thời kì tìm tới khảo nghiệm con đường cứu nước giải phóng dân tộc

c.Từ 1921-1930

-Đây là thời kì hình thành cơ bản tư tưởng HCM về con đường cách mạng VN

+quá trình tìm tòi, khảo nghiệm đã có kết quả, hoàn thành một nửa

+sự kiện 1920, 1925-1927,1930

+ con đường cách mạng vô sản

d.Từ 1930-1945

-Đây là giai đoạn vượt qua thử thách, giữ vững quan điểm, nêu cao tư tưởng độc lập, tự do và quyền dân tộc cơ bản.

+ bảo vệ quan điểm về dân tộc và vấn đề giai cấp, cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa và cách mạng vô sản

+ sự kiện ngày 5/6/1931 và 27/8/1942, 28/01/1941, 10-19/05/1941

+” đừng để tôi sống quá lâu trong tình trạng không hoạt động và giống như là sống ở bên cạnh bên gnoaif của Đảng”.

e.Từ 1945-1969

-Đây là thời kì phát triển mới về tư tưởng kháng chiến và kiến quyết, tiếp tục bổ sung phát triển, hoàn thiện tư tưởng
về độc lập dân tộc và CNXH.

+CM tháng 8 năm 1945 và hiệp định gionevo

+tuyên ngôn độc lập

+”dĩ bất biến ứng vạn biến”

Câu 3: Mục tiêu và động lực đi lên xây dựng XHCN

*Về mục tiêu

-Mục tiêu chung và cao nhất: Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

-Mục tiêu cụ thể

+chính trị, kinh tế:

 Chế độ chính trị phải là do nhân dân lao động làm chủ. Nhà nước là của dân do dân và vì dân.

 Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công - nông nghiệp hiện đại. khoa học - kỹ thuật tiên tiến, cách bóc lột
theo chủ nghĩa tư bản được bỏ dần.

+Văn hóa xã hội: Xóa nạn mù chữ, xây dựng, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, xây dựng phát triển văn hóa
- nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới, thực hành vệ sinh phòng bệnh, giải trí lành mạnh, bài trừ mê tín dị đoan,
khắc phục phong tục tập quán lạc hậu.
*Về động lực:

-Bên trong: Con người, giáo dục, khoa học, văn hóa, kinh tế( động lực về con người đóng vai trò quyết định

-Bên ngoài: sức mạnh thời đại, CN quốc tế trong sáng, đoàn kết quốc tế, thành quả khoa học kỹ thuật.
Câu 4: Đoàn kết dân tộc và đoàn kết QT

1: Vai trò của đoàn kết quốc tế.

*Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho CM Việt Nam

-Sức mạnh của dân tộc Việt Nam là sự tổng hợp của các yếu tố vật chất và tinh thần: chủ nghĩa yêu nước: thiên thời,
địa lợi, nhân hòa.

-Sức mạnh thời đại: các trào lưu cách mạng, tiến bộ khoa học kỹ thuật.

*Góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của thời đại.

-Tinh thần yêu nước chân chính là một bộ phận của tinh thần quốc tế trong sáng

2: Lực lượng đoàn kết quốc tế và hình thức tổ chức.

*Lực lượng đoàn kết

-Phong trào cộng sản và công nhân thế giới

-Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc

-Lực lượng tiến bộ những người yêu chuộng hòa bình, dân chủ, tự do và công lý

*Hình thức tổ chức

-Mặt trận đại đoàn kết dân tộc: khơi dậy sức mạnh và quyền tự do của mỗi dân tộc

-Mặt trân đoàn kết Việt-Miên Lào: phối hợp và giúp đỡ lẫn nhâu chiến đấu cùng thắng lợi

-Mặt trận nhân dân Á-Phi đoàn kết với Việt Nam: củng cố mối quan hệ đoàn kết hữu nghị

-Mặt trân nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam chống đế quốc xâm lược: tranh thủ sự đồng tình của các nước
XHCN, bạn bè quốc tế, tạo thế dựa cho cách mạng Việt Nam.

3: Nguyên tắc của đoàn kết quốc tế.

-Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có tình có lí

+phong trào công nhân quốc tế->giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với CNXH

+các dân tộc trên thế giới-> giương cao ngọn cờ độc lập, tự do và bình đẵng giữa các dân tộc

+các lực lượng tiến bộ trên thế giới->giương cao ngọn cờ hòa bình trong công lý

*Có lí: Tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của CN Mac-Lenin và xuất phát từ lợi ích chung của cách mạng thế giới

*Có tình: Thông cảm, tôn trọng lẫn nhau trên tinh thần, tình cảm của những người cùng chung lý tưởng , cùng chung
mục tiêu đấu tranh.

-Đoàn kết dựa trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực tự cường.

+Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập

4: Việt Nam thực hiện nghĩa cử quốc tế

+Gửi quân sang giúp đỡ Campuchia

+Hỗ trọ khẩu trang, quân đội để hạn chế dịch covid

+.…
Câu 5: Văn hóa nghệ thuật- Văn hóa đời sống

*Văn hóa văn nghệ:

-Văn nghệ là 1 mặt trận, văn nghệ sĩ là một chiến sĩ trên mặt trận ấy.

+”Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến”

+”Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng.Cây bút, trang giấy là vu khí sắc bén của họ”

-Văn nghệ phải gắn liền với thực tiễn đời sống

+Khi đến tham phòng triển lãm văn hóa (10/1945), Người ân cần trao đổi với các họa sĩ:”Nhưng nhìn mãi cái gì đẹp
không thay đổi rồi cũng thấy chán, thấy nhạt nhẽo và mới biết rằng muốn tìm thấy sự thay đổi, sự ham mê thật thì
phải trở về với cuộc sống sinh hoạt thực tại của con người”

-Phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với dân tộc và thời đại

+Một tác phẩm hay không phải tác phẩm dài mà quan trọng tác phẩm đó phải diễn đạt vừa đủ những điều đáng nói,
trình bày sao cho mọi người ai cũng hiểu được và khi đọc xong độc giả phải suy ngẫm

*Văn hóa đời sống:

-Đời sống mới: nghĩa là không phải cái gì cũ cũng bỏ đi hết, không phải cái gì cũng làm mới, mà là cái gì cũ mà xấu
thì phải bỏ, cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý, cái gì cũ mà tốt thì phát triển, cái gì
mới mà tốt thì làm

-Đời sống mới bao gồm: đạo đức, lối sống và nếp sống mới

+Đạo đức mới: nêu cao và thực hành cần, kiệm, liêm, chính.

+Lối sống mới: lý tưởng, đạo đức, thân thiện, văn minh.

+Nếp sống mới: là quá trình xây dựng lối sống mới và biến nó thành thói quen ở mỗi người, thành phong tục tập quán
của cả cộng đồng trong phạm vi địa phương hay cả nước.

Câu hỏi ngắn

Câu 1: Trong tư tưởng HCM về cách mạng giải phóng dân tộc quan điểm nào được xem là quan điểm
sáng tạo của chủ nghĩa HCM so với Mac-lenin(*)

-CM giải phóng dân tộc được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước CMVS ở chính
quốc.

+Tính chủ động, sáng tạo

+CM giải phóng dân tộc ở chính quốc và thuộc địa có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ, bình đẳng, không lệ
thuộc

+Hình ảnh con đĩa 2 vòi và 2 cánh của một con chim

Câu 2:HCM sử dụng hình ảnh nào để nói về mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng ở chính
quốc(*)

-Chủ tịch HCM đã sử dụng hình ảnh một con đĩa 2 vòi và hình ảnh sự vỗ cánh nhịp nhàng của hai cánh của một
con chim để nói về mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng ở chính quốc.

+ Con đĩa hai vòi: CNTB là con đĩa có một cái vòi bám vào giai cấm vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác
bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa . Muốn giết con vật ấy , người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi.

+ sự vỗ cánh nhịp nhàng của hai cánh của một con chim: Mối quan hệ mất thiết giữa cách mạng giải phóng dân
tộc ở thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc. Sự nghiệp giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cuộc cách
mạng vô sản của giai cấp công nhân ở chính quốc có thể nổ ra và dành thắng lợi khi có sự phối hợp nhịp nhàng
với nhau.
Câu 3: Tư tưởng HCM về cách mạng bạo lực thể hiện như thế nào?.

* “ Chế độ thực dân tự bản thân nó, đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu rồi”.

* “ Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo
lực phản cách mạng danh chính quyền và bảo vệ chính quyền”.

- bạo lực cách mạng là bạo lực của quần chúng, dựa trên hai cơ sở: lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ
trang nhân dân, “ không dùng toàn lực của nhân dân về đủ mọi mặt để ứng phó, không thể nào thắng đước

-Hình thức của cách mạng bạo lực: đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang tùy vào tình hình cụ thể mà quyết định
những hình thức đấu tranh phù hợp .

-Phương châm cách mạng: trường kì kháng chiên và tự lực cánh sinh

=> tư tưởng của HCM về cách mạng bạo lực tuy nhiên luôn hướng đến nhân đạo , tính nhân văn.

Câu 4: HCM đã kế thừa tư tưởng tiến bộ nào của văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây để hình thành
tư tưởng về CNXH và thời kì quá độ? Giải thích ngắn gọn tại sao VN đi lên XHCN là tất yếu.(*)

-Tư tưởng HCM về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở VN là kết quả của sự tiếp thu có chọn lọc những tư
tưởng , lý thuyết về xã hội tốt đẹp của các nhà tư tưởng tiến bộ trong lịch sử nhân loại cả ở phương Đông và phương
Tây. Đặc biệt là sự kế thừa, vận dụng sáng tạo những quan điểm của chủ nghĩa Mac-lenin về CNXH và thời kì quá độ
lên CNXH

+“lục hòa” của phật giáo, tư tưởng “đại đồng” , “chế độ công điền”, “voltairee, rouseau, Montesque” đó là những
thuyết, tư tưởng và các nhà tư tưởng tiến bộ điển hình mà HCM đã tiếp thu.

-VN đi lên XHCN là tất yêu là vì:

+ chỉ có CNCS mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do bình
đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người , niềm vui hòa bình, hạnh phúc

+chỉ có CNXH, CNCS mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức

+Những người CS chúng ta không một phút nào quên được lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho tổ quốc hoàn
toàn đọc lập, cho CNXH hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới

Câu 5: trong các cách tiếp cận của HC về CNXH thì cách tiếp cận nào được xem là giống với chủ nghĩa Mac-
Lenin.(*)

-cách tiếp cận của tư tưởng HCM về CNXH được xem là giống với chủ nghĩa Mac-Lenin là cách tiếp cận từ phương
diện kinh tế, xu hướng phát triển của thời đại, tư duy độc lập, sáng tạo( điều trải qua 5 hình thái kinh tế XH: Công xã
nguyên thủy, Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến, CNTB, CNXH-CNCS)

Câu 6: Theo HCM động lực đi lên CNXH là gì và động lực nào đóng vai trò quyết định, quan trọng?

-theo HCM thì động lực đi lên CNXH bao gồm hai loại động lực là động lực bên trong và động lực bên ngoài.

+Động lực bên trong bao gồm các yếu tố như: con người, giáo dục, khoa học, văn hóa, kinh tế

+Động lực bên ngoài bao gồm các yếu tố : sức mạnh thời đại, chủ nghĩa quốc tế trong sáng, đoàn kết quốc tế, thành
quả khoa học kĩ thuật.

-trong các động lực thì động lực bên trong, động lực con người được xem là quan trọng nhất.

+Muốn xây dựng CNXH trước hết phải có những con người XHCN

+Gốc có vững thì cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân

+ Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì quý bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân.

Câu 7: Ngoài động lực HCM còn đề cập tới những yếu tố kìm hãm, triệt tiêu nguồn động lực( trở lực) đó là các
yếu tố nào? Giải thích.
- Chủ nghĩa cá nhân:+CNCN đẻ ra hàng trăm thứ bệnh nguy hiểm: quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô,
lãng phí.

+CNCN là… mẹ đẻ ra tất cả mọi tính hư nết xấu…nó là kẻ thù hung ác của đạo đức cách mạng, CNXH.

-Tham ô, lãng phí, quan liêu:+ là “những viên đạn bọc đường” rất dễ hạ gục con người

+là hành động xấu xa nhất của con người…nó có hại đến sự nghiệp xây dụng nước nhà. Là “ giặc nội xâm”.

- Ba thứ giặc là giặc đói, giặt dốt và giặc ngoại xâm.

-Chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết, vô kỉ luật, chủ quan bảo thủ, giáo điều,…

+những khuyết điểm ấy ngăn trở sự tiến bộ của… chúng ta

+không chú trọng đến đặc điểm của dân tộc mình trong khi học tập kinh nghiệm các nước anh em, là sai lầm nghiêm
trọng, là phạm chủ nghĩa giáo điều.

Câu 8: Trong tư tưởng HCM về thời kì quá độ hãy tìm ra quan điểm về đặc điểm, mâu thuẫn, độ dài, phương
pháp, cách làm trong thời kì quá độ lên CNXH.

-Đặc điểm:là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.

-Mâu thuẫn cơ bản bên trong thời kì quá độ là mâu thuẫn giữa một bên là yêu cầu phải tiến lên xây dựng một chế độ
xã hội mới có “ công, nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến” với một bên là trình trạng lạc hậu phải đối
phó với bao thế lực cản trở, phá hoại mục tiêu của chúng ta.

- Độ dài: phải qua nhiều bước, nắm vũng quy luật phát triển của cách mạng, phải tính toán cẩn thận những điều kiện
cụ thể, những biện pháp cụ thể và đi bước nào là phải vững chắc bước đó.

-Phương pháp xây dụng chủ nghĩa xã hội là: “ là, cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người giàu thì
giàu thêm”.

-Cách làm :là đem tài dân sức dân làm lợi cho nhân dân.

Câu 9: Khó khăn HCM gặp phải trong giai đoạn 1930-1945(*)

-Đây là giai đoạn vượt qua thử thách, giữ vững quan điểm, nêu cao tư tưởng độc lập, tự do và quyền dân tộc cơ bản,
bảo về quan điểm về dân tộc và vấn đề giai cấp, cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa và cách mạng vô sản.

+5/6/1931 Nguyễn Ái Quốc( Tống Văn Sơ) bị bắt ở HongKong.

+27/8/1942 Hồ Chí Minh bị Tưởng Giới Thạch bắt giam -> cho ra đời tác phẩm “nhật ký trong tù”

Câu 10: Sự kiện nào đánh dấu sự hình thành cơ bản tư tưởng HCM về cách mạng VN.

-Đó là sự kiện chủ tịch HCM đọc qua bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc
địa (ở đây gọi tắt là Luận cương của Lê-nin).

Câu 11: Sự kiện 1919 sự kiện Bác đứng lên hoạt động chính trị.

-Bác lấy bút danh là Nguyễn Ái Quốc và sử dụng cái tên này để hoạt động về sau

-Gửi bản yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam lên hội nghị versailles trong đó có 2 nội dung chính như sau:

+ Đòi quyền tự do dân chủ tối thiểu

+Đòi quyền bình đẳng về chế độ pháp lý

You might also like