You are on page 1of 4

ÔN TẬP HALOGEN

Câu 1. Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:


a) NaCl → Cl2 → KClO3 → Cl2 → HCl → CuCl2 → NaCl → Cl2 → FeCl3 → AgCl → Ag

b) KMnO4 → Cl2 → NaClO → NaHCO3 → CO2 → CaCO3 → CaCl2 → Cl2 → CaOCl2 → Cl2

c) NaClO → NaCl → Cl2 → Br2 → I2 → NaIO3

Câu 2. Hoàn thành sơ đồ phản ứng:


a) NaCl → Cl2 → KClO → KClO3 → Cl2 → HCl → FeCl2 → FeCl3 → CuCl2 → Cl2 → CaOCl2

b) K 2Cr2O7 → Cl2 → NaCl → NaClO → HClO → HCl → Cl2 → KClO3 → Cl2 → Br2 → NaBrO3

Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn nhôm trong khí clo, thu được 13,35 gam nhôm clorua. Tìm khối lượng
nhôm và thể tích khí clo cần dùng (đktc).
Câu 4. Xác định nồng độ mol của dung dịch KI biết rằng 200 mL dung dịch đó tác dụng hết với khí
Cl2 thì giải phóng 76,2 gam I2.
Câu 5. Cho 17,4 gam MnO2 tác dụng hết với dung dịch HCl. Toàn bộ khí Cl2 sinh ra cho hấp thụ
vào 140 gam NaOH 20% ở nhiệt độ thường, thu được dung dịch A. Tính nồng độ % các chất trong
dung dịch A.
Câu 6. Cho khí clo dư tác dụng hết với NaI. Sau phản ứng làm bay hơi dung dịch thì thấy khối
lượng muối thu được nhỏ hơn khối lượng muối ban đầu là 9,15 gam. Tính khối lượng NaI ban đầu?
Câu 7. Hòa tan hoàn toàn 104,25 gam hỗn hợp X gồm NaCl và naI vào nước được dung dịch A.
Sục khí Cl2 dư vào dung dịch A. Kết thúc thí nghiệm, cô cạn dung dịch thu được 58,5 gam muối
khan. Tính khối lượng NaCl có trong hỗn hợp X ?
Câu 8. Điện phân hoàn toàn dung dịch chứa 11,7 gam NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp. Thể
tích clo thu được (đktc) là bao nhiêu?
Câu 9. Tính khối lượng HCl bị oxi hóa bởi MnO2, biết rằng khí clo sinh ra trong phản ứng đó có thể
đẩy được 12,7 gam I2 từ NaI.
Câu 10. Cho 10,44 gam MnO2 tác dụng với HCl đặc, khí sinh ra cho tác dụng vừa đủ với dung dịch
NaOH 2 M.
a. Tính V khí sinh ra.
b. Tính thể tích dung dịch NaOH đã phản ứng và nồng độ mol các chất dung dịch thu được
Câu 11. Sục khí Cl dư vào dung dịch chứa muối NaBr và KBr, thu được muối NaCl và KCl, đồng
thời thấy khối lượng muối giảm 4,45 gam. Tính khối lượng clo đã phản ứng.
Câu 12. Cho Cl2 tác dụng hoàn toàn với 50 gam hỗn hợp X (gồm NaCl và KBr) thu được 41,1 gam
muối khan Y. Tính % khối lượng NaCl có trong X.
Câu 13. Hỗn hợp A gồm 3 muối NaCl, NaBr, NaI. Cho 5,76 gam A tác dụng với lượng dư dung dịch
Br2, cô cạn thu được 5,29 gam muối khan. Mặt khác hòa tan 5,76 gam A vào nước rồi cho lượng

1
dư khí clo sục qua dung dịch, sau một thời gian cô cạn dung dịch thu được 3,955 gam, trong đó có
chứa 0,05 mol ion Cl−. Tính thành phần phần trăm mỗi muối trong A.
Câu 14. Cho 11,2 lít hỗn hợp khí A gồm Cl2 và O2 (đktc) tác dụng vừa hết với 16,98 gam hỗn hợp
B gồm Mg và Al tạo ra 42,34 gam hỗn hợp muối clorua và oxit của 2 kim loại đó.
a. Tính thành phần % về thể tích của từng chất trong hỗn hợp A.
b. Tính thành phần % của mỗi chất trong B.
Câu 15. Hòa tan 7,8 gam hỗn hợp gồm Mg và Al trong dung dịch HCl 10%, sau phản ứng khối
lượng dung dịch tăng thêm 7 gam.
a. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
b. Lượng axit còn dư trong dung dịch sau phản ứng được trung hòa vừa đủ bởi 100 mL dung
dịch KOH 0,02 M. Tính khối lượng dung dịch axit đã dùng.
Câu 16. Hỗn hợp X gồm Mg và kim loại M. Hòa tan hoàn toàn 8 gam hỗn hợp X cần vừa đủ 200
gam dung dịch HCl 7,35%. Mặt khác, cho 8 gam hỗn hợp X tác dụng với khí Cl2 cần dùng 5,6 lít Cl2
(đktc) tạo ra hai muối clorua. Xác định kim loại M và phần trăm khối lượng và phần trăm về khối
lượng của M trong hỗn hợp X?
Câu 17. Hòa tan hoàn toàn 2,175 gam hỗn hợp 3 kim loại Zn, Mg, Fe vào dung dịch HCl dư, thấy
thoát ra 1,344 lít khí H2(đktc). Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thì được m gam muối khan.
Giá trị của m là bao nhiêu?
Câu 18. Cho 3,2 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và CuO tác dụng vừa dủ với 1 lít dung dung dịch HCl
0,1 M. Tính khối lượng muối clorua tạo ra.
Câu 19. Hỗn hợp X gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại kiềm thổ ở hai chu kỳ liên tiếp. Cho 7,65
gam X vào dung dịch HCl dư, kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch thì thu được 8,75 gam muối
khan. Xác định hai kim loại.
Câu 20. Hòa tan hoàn toàn 14,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Sn bằng dung dịch HCl dư, thu được
5,6 lít khí H2 (đktc). Tính thể tích khí O2 (đktc) cần để phản ứng hoàn toàn với 14,6 gam hỗn hợp X.
Câu 21. Trộn m1 gam dung dịch HCl 36% với m2 gam dung dịch HCl 12% thu được 15 mL dung
dịch HCl 20% (D = 1,1 g/mL). Tính giá trị m1 và m2.
Câu 22. Hòa tan hoàn toàn 8 gam Fe2O3 bằng dung dịch HCl 0,5 M.
a. Tính khối lượng muối thu được.
b. Tính thể tích dung dịch axit đã dùng.
c. Tính nồng độ mol/L của chất trong dung dịch sau phản ứng (coi thể tích dung dịch thay đổi
không đáng kể)?
Câu 23. Hòa tan hoàn toàn 5,336 gam Fe3O4 bằng dung dịch HCl 0,5 M vừa đủ. Tính CM của các
chất sau phản ứng (coi thể tích thay đổi không đáng kể)
Câu 24. Cho 17,7 gam hỗn hợp Zn và Mg tác dụng hết với dung dịch HCl 0,1 M, thu được 0,6 gam
khí và dung dịch X.
a. Cô cạn dung dịch X, thu được bao nhiêu gam muối khan?
2
b. Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng cho các phản ứng trên.
Câu 25. Hòa tan hỗn hợp sắt và kẽm cần dùng 500 mL dung dịch HCl 1 M. Sau phản ứng thu được
dung dịch X, cô cạn dung dịch X thu được 33,55 gam muối khan. Tính phần trăm khối lượng mỗi
kim loại trong hỗn hợp.
Câu 26. Cho 9,4 gam hợp kim gồm Cu, Mg, Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 4 M (dư), thu
được một khí A, một dung dịch B và một phần chất không tan C có khối lượng 2,84 gam.
a. Xác định khí A; thành phần dung dịch B và chất rắn C.
b. Xác định % mỗi kim loại có trong hợp kim, biết rằng khối lượng Al gấp 5 lần khối lượng Mg.
c. Tính khối lượng dung dịch HCl 4 M cần dùng, biết dung dịch HCl có D = 1,2 g/mL.
Câu 27. Để hòa tan 4 gam FexOy cần 52,14 mL dung dịch HCl 10% (D = 1,05 g/mL). Xác định công
thức của FexOy.
Câu 28. Cho hỗn hợp gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại kiềm thổ ở hai chu kỳ liên tiếp. Cho 7,65
gam X vào dung dịch HCl dư. Kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch thì thu được 8,75 gam muối
khan. Xác định tên 2 kim loại.
Câu 29. Cho 33 gam hỗn hợp X gồm sắt và nhôm vào 600 mL dung dịch HCl 1,5 M. Hỏi hỗn hợp
X có tan hết không? Tính số mol khí (đktc) có thể thu được ?
Câu 30. Hỗn hợp A gồm Mg, Zn. Dung dịch B là dung dịch HCl x (M).
- Thí nghiệm 1: Cho 2,02 gam A vào 400mL dung dịch B. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch
thu được 4,68 gam chất rắn.
- Thí nghiệm 2: Cho 2,02 gam A vào 400mL dung dịch B. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch
thu được 5,57 gam chất rắn.
a. Hãy chứng minh: Thí nghiệm 1 axit hết, kim loại còn dư và thí nghiệm 2 axit dư, kim loại hết.
b. Tìm giá trị của x, % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A (Biết các thể tích đo ở đktc)
Câu 31. Cho 13,5 gam hỗn hợp Cl2 và Br2 có tỷ lệ số mol 5 : 2 vào dung dịch chứa 36 gam NaI. Cô
cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối. Tính m.
Câu 32. Cho 200mL dung dịch X chứa NaCl 0,2 M và NaBr 0,1 M. Thêm dung dịch AgNO3 0,1 M
vào dung dịch X. Tính thể tích AgNO3 đã thêm vào với khối lượng kết tủa lần lượt bằng:
a. 1,88 gam.
b. 6,63 gam.
(Giả sử AgCl bắt đầu kết tủa khi AgBr đã kết tủa hết)
Câu 33. Cho 31,84 gam hỗn hợp hai muối halogen của hai halogen thuộc chu kỳ liên tiếp nhau vào
dung dịch AgNO3 dư thì thu được 57,34 gam kết tủa. Xác định công thức mỗi muối trong hỗn hợp
Câu 34. Hòa tan a gam một muối được cấu tạo từ kim loại R (hóa trị II) và halogen X vào nước,
chia dung dịch thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1: Cho tác dụng với AgNO3 dư thì thu được 5,74 gam kết tủa
- Phần 2: Bỏ một thanh sắt vào, sau khi phản ứng kết thúc thấy khối lượng thanh sắt tăng
thêm 0,16 gam.
3
a) Xác định công thức của muối trên.
b) Tìm giá trị của a.
Câu 35. Cho 26,6 gam hỗn hợp KCl và NaCl hòa tan vào nước để được 500 gam dung dịch. Cho
dung dịch trên tác dụng vừa đủ với AgNO3 thì thu được 57,4 gam kết tủa. Tính thành phần phần
trăm theo khối lượng của KCl và NaCl trong hỗn hợp đầu
Câu 36. Cho dung dịch chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm 2 muối NaX và NaY (X, Y là 2 nguyên tố có
trong tự nhiên, ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử ZX < ZY) vào dung dịch
AgNO3 (dư), thu được 6,61 gam kết tủa. Tính phần trăm khối lượng NaX trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 37. Hòa tan hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaCl (có tỷ lệ mol tương ứng 1 : 2)
vào một lượng nước dư, thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X, sau
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Tính m.
Biết trong thí nghiệm, xảy ra phản ứng sau đây:

FeCl2 + 3AgNO3 ⎯⎯
→ 2AgCl  + Fe(NO3 )3 + Ag 

Câu 38. Cho 5,4 gam Al phản ứng với 4,376 lít clo (đktc) thì thu được 16,02 gam muối. Tính hiệu
suất phản ứng.
Câu 39. Nung nóng 12,8 gam Cu với clo dư. Xác định khối lượng muối CuCl2 thu được, biết hiệu
suất phản ứng là 83%?
Câu 40. Tính khối lượng khí Cl2 và H2 cần dùng để tạo nên 25,03 tấn dung dịch HCl 35%. Biết hiệu
suất phản ứng tổng hợp HCl chỉ đạt 80%
Câu 41. Nung hỗn hợp (trong bình kín không có không khí) gồm 2,8 gam sắt và 1,28 gam lưu huỳnh
thu được chất rắn X. Cho dung dịch HCl từ từ vào X cho đến khi axit dư, thu được 1,12 lít hỗn hợp
khí Y(đo ở đktc, biết tỷ khối hơi của Y so với He bằng 5,3) và chất rắn Z. Hãy tính hiệu suất phản
ứng giữa Fe và S.
Câu 42. Tính khối lượng KMnO4 và nồng độ % của dung dịch HCl (D = 1,123 g/mL) cần dùng để
điều chế 5,6 lít clo(đktc). Biết hiệu suất phản ứng là 80%, và thể tích dung dịch HCl đã dùng là 130
mL.
Câu 43. Từ 1 kg muối ăn (10,5% tạp chất), người ta điều chế được 1250 mL dung dịch HCl 36,5%
(D = 1,2 g/mL). Tính hiệu suất của quá trình.

You might also like