You are on page 1of 6

I.

TRẮC NGHIỆM ĐỊNH TÍNH


Câu 1. Tụ điện là hệ thống
A. gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
B. gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
C. gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi.
D. hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa.
Câu 2. Đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện là
A. điện dung của tụ. B. diện tích của bản tụ C. hiệu điện thế D. điện môi trong tụ
Câu 3. Đơn vị điện dung có tên là gì ?
A. Culông. B. Vôn. C. Fara. D. Vôn trên mét.
Câu 4. Đều nào sau đây là sai khi nói về cấu tạo của tụ điện?
A. Hai bản là hai vật dẫn B. Giữa hai bản có thể là chân không.
C. Hai bản cách nhau một khoảng rất lớn. D. Giữa hai bản có thể là điện môi
Câu 5. Trong trường hợp nào sau đây ta có một tụ điện?
A. hai tấm gỗ khô đặt cách nhau một khoảng trong không khí.
B. hai tấm nhôm đặt cách nhau một khoảng trong nước nguyên chất.
C. hai tấm kẽm ngâm trong dung dịch axit.
D. hai tấm nhựa phủ ngoài một lá nhôm.
Câu 6. Chọn kết quả đúng? 1 micarofara (kí hiệu là  F ) bằng
A.10-9F. B.10-6F. C.10-12F. D.106F.
Câu 7. 1 nF bằng
A. 10-9 F. B. 10-12 F. C. 10-6 F. D. 10-3 F.
Câu 8. Chọn câu phát biểu đúng ?
A. Điện dung của tụ điện phụ thuộc điện tích của nó.
B. Điện dung của tụ điện phụ thuộc hiệu điện thế giữa hai bản của nó.
C. Điện dung của tụ điện phụ thuộc cả vào điện tích lẫn hiệu điện thế giữa hai bản của tụ.
D. Điện dung của tụ điện không phụ thuộc điện tích và hiệu điện thế giữa hai bản của tụ.
Câu 9. Trong trường hợp nào dưới đây ta không có một tụ điện? Giữa hai bản kim loại là một lớp
A.mica. B. nhựa pôliêtilen.
C.giấy tẩm dung dịch muối ăn. D.giấy tẩm parafin.
Câu 10. Điện trường bên trong tụ điện phẳng là điện trường
A. đều. B. bất kì. C. có cường độ thay đổi. D. có đường sức cong.
Câu 11. Điện tích của hai bản tụ điện có tính chất nào sau đây?
A.cùng dấu và có độ lớn bằng nhau. B. trái dấu có độ lớn bằng nhau.
C.cùng dấu và có độ lớn không bằng nhau. D. trái dấu và có độ lớn gần bằng nhau.
Câu 12. Chọn phát biểu sai về tụ điện?
A.điện tích của bản dương là điện tích của tụ điện.
B. hai bản của tụ điện tích điện trái dấu là do nhiễm điện do hưởng ứng.
C. điện trường bên trong hai bản tụ điện là điện trường đều.
D. Người ta thường lấy tên lớp điện môi để đặt tên cho tụ điện.
Câu 13. Gọi Q, C và U là điện tích, điện dung và hiệu điện thế giữa hai bản của một tụ điện. Phát biểu naog
dưới đây là đúng?
A.C tỉ lệ thuận với Q. B. C tỉ lệ nghịch với U.
C. C phụ thuộc vào Q và U. D.C không phụ thuộc vào Q và U.
Câu 14. Khi tăng hiệu điện thế lên 2 lần thì điện dung của tụ điện
A.giảm 2 lần. B. tăng 2 lần.
C. không đổi. D. không xác định được.
Câu 15. Tụ điện có điện dung thay đổi được thì được gọi là
A.tụ phẳng. B. tụ không khí. C. tụ xoay. D. tụ cầu.
Câu 16. Tụ mica cùng loại với nhóm tụ điện nào dưới đây?
A.tụ giấy, tụ xoay. B. tụ giấy, tụ sứ. C. tụ xoay, tụ không khí. D.tụ xoay, tụ giấy.
Câu 17. Tụ điện là dụng cụ được phổ biến trong các mạch điện xoay chiều và
các mạch vô tuyến điện. Nó có nhiệm vụ
A.phóng điện. B. tích điện.
C.tích điện và phóng điện. D. cân bằng hiệu điện thế.

Câu 18. Quan sát hình ảnh của tụ điện cho ở hình bên và chọn phát biểu không đúng ?
A.Tụ điện đã cho có thể chịu tối đa với hiệu điện thế 50V.
B.Điện dung của tụ này là 1000  F.
C.Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế lớn hơn 50V thì tụ sẽ bị hỏng.
D. Nếu đặt vào hai đầu tụ này một hiệu điện thế 50V thì tụ điện này sẽ có điện
dung là 1000  F .
Câu 19. Nhiễm điện hai bản kim loại của tụ điện là một loại nhiễm điện do
A.hưởng ứng. B. cọ xát.
C. tiếp xúc. D. hưởng ứng và tiếp xúc.

Câu 20. Chọn câu phát biểu đúng ?


A. Điện dung của tụ điện tỉ lệ với điện tích của nó.
B. Điện tích của tụ điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai bản của nó.
C. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện tỉ lệ với điện dune của nó.
D. Điện dung của tụ điện tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai bản của nó.
Câu 21. Hai tụ điện chứa cùng một lượng điện tích thì
A. chúng phải có cùng điện dung.
B. hiệu điện thế giữa hai bản của mỗi tụ điện phải bằng nhau.
C. tụ điện nào có điộn dung lớn hơn, sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản lớn hơn.
D. tụ điện nào có điện dung lớn hơn, sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản nhỏ hơn,
Câu 22. Trường hợp nào dưới đây ta có một tụ điện ?
A. Một quả cầu kim loại nhiễm điện, đặt xa các vật khác.
B. Một quả cầu thuỷ tinh nhiễm điện, đặt xa các vật khác.
C. Hai quả cầu kim loại, không nhiễm điện, đặt gần nhau trong không khí.
D. Hai quả cầu thuỷ tinh, không nhiễm điện, đặt gần nhau trong không khí.
Câu 23. Điện dung của tụ điện phẳng phụ thuộc vào
A. hình dạng, kích thước tụ và bản chất điện môi
B. kích thước, vị trí tương đối của 2 bản và bản chất điện môi.
C. hình dạng, kích thước, vị trí tương đối của hai bản tụ
D. hình dạng, kích thước, vị trí tương đối của hai bản tụ và bản chất điện môi.
Câu 24. Đồ thị nào trên hình biểu Q Q Q Q
diễn sự phụ thuộc của điện tích của một
tụ điện vào hiệu điện thế giữa hai bản
của nó?
A. Hình 2.
B. Hình 1. O U O U O U O U
C. Hình 4. Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4

D. Hình 3.
Câu 25. Một tụ điện có điện dung C, điện tích q, hiệu điện thế U. Tăng hiệu điện thế hai bản tụ lên gấp đôi
thì điện tích của tụ
A. không đổi. B. tăng gấp đôi. C. tăng gấp bốn. D. giảm một nửa.
Câu 26. Một tụ điện có điện dung C, điện tích q, hiệu điện thế U. Ngắt tụ khỏi nguồn, giảm điện dung
xuống còn một nửa thì điện tích của tụ
A. không đổi. B. tăng gấp đôi. C. Giảm còn một nửa. D. giảm còn một phần
tư.
Câu 27. Một tụ điện có điện dung C, điện tích q, hiệu điện thế U. Ngắt tụ khỏi nguồn, giảm điện dung
xuống còn một nửa thì hiệu điện thế giữa hai bản tụ
A. không đổi B. tăng gấp đôi. C. giảm còn một nửa. D. giảm còn một phần
tư.
Câu 28. Chọn phát biểu sai ?
A. Điện tích của tụ điện được qui ước là điện tích trên bản dương của tụ.
B. Tụ chưa tích điện được nối vào hai cực của nguồn điện thì bản nối với cực dương sẽ nhận proton.
C. Điện dung của tụ điện có giá trị phụ thuộc cấu tạo của tụ điện.
D. Tụ điện là hệ thống gồm hai bản kim loại đặt song song và cách điện với nhau.
Câu 29. Trường hợp nào sau đây ta không có một tụ điện?
A. Giữa hai bản kim loại sứ. B. Giữa hai bản kim loại không khí.
C. Giữa hai bản kim loại là nước vôi. D. Giữa hai bản kim loại nước tinh khiết.
Câu 30. Để tích điện cho tụ điện, ta phải
A. mắc vào hai đầu tụ một hiệu điện thế. B. cọ xát các bản tụ với nhau.
C. đặt tụ gần vật nhiễm điện. D. đặt tụ gần nguồn điện.
Câu 31. Trong các nhận xét về tụ điện dưới đây, nhận xét nào không đúng?
A. Điện dung đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ.
B. Điện dung của tụ càng lớn thì tích được điện lượng càng lớn.
C. Điện dung của tụ có đơn vị là Fara (F).
D. Hiệu điện thế càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn.
Câu 32. Fara là điện dung của một tụ điện mà
A. giữa hai bản tụ có hiệu điện thế 1V thì nó tích được điện tích 1C.
B. giữa hai bản tụ có một hiệu điện thế không đổi thì nó được tích điện 1C.
C. giữa hai bản tụ có điện môi với hằng số điện môi bằng 1.
D. khoảng cách giữa hai bản tụ là 1mm.
Câu 33. Nếu hiệu điện thế giữa hai bản tụ tăng 2 lần thì điện dung của tụ
A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. tăng 4 lần. D. không đổi.
Câu 34. Giá trị điện dung của tụ xoay thay đổi là do
A. thay đổi điện môi trong lòng tụ.
B. thay đổi phần diện tích đối nhau giữa các bản tụ.
C. thay đổi khoảng cách giữa các bản tụ.
D. thay đổi chất liệu làm các bản tụ.
Câu 35. Hai tụ điện chứa cùng một lượng điện tích thì
A. chúng phải có cùng điện dung
B. Hiệu điện thế giữa hai bản của mỗi tụ điện phải bằng nhau
C. Tụ có điện dung lớn sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản nhỏ hơn
D. Tụ có điện dung lớn sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản lớn hơn
II.PHÂN DẠNG BÀI TẬP.
DẠNG 1. ĐIỆN DUNG. HIỆU ĐIỆN THẾ. ĐIỆN TÍCH CỦA TỤ ĐIỆN
Câu 36. Một tụ điện có điện dung 20 μF, được tích điện dưới hiệu điện thế 40 V. Điện tích của tụ sẽ là bao
nhiêu ?
A. 8.102 C. B. 8C. C. 8.10-2 C. D. 8.10-4 C.
Câu 37. Một tụ điện có điện dung 500pF mắc vào hai cực của một máy phát điện có hiệu điện thế 220V.
Điện tích của tụ điện bằng
A. 0,31μC B. 0,21μC C. 0,11μC. D. 0,01μC.
Câu 38. Một tụ điện có thể chịu được điện trường giới hạn là 3.106V/m, khoảng cách giữa hai bản tụ là
1mm, điện dung là 8,85.10-11F. Điện tích cực đại mà tụ tích được bằng
A. 26,65.10-8C. B. 26,65.10-9C. C. 26,65.10-7C. D. 13.32. 10-8C.
Câu 39. Trên vỏ một tụ có ghi 20µF – 200V. Nối hai bản tụ vào hiệu điện thế 120V, tính điện tích mà tụ
tích được khi đó. Tìm điện tích tối đa mà tụ có thể tích được. Chọn đáp số đúng?
A. 2400C và 4000C B. 2,4mC và 4mC C. 1200C và 2000C D. 1,2mC và 2mC.
Câu 40. Tụ điện có điện dung 2μF có khoảng cách giữa hai bản tụ là 1cm được tích điện với nguồn điện có
hiệu điện thế 24V. Cường độ điện trường giữa hai bản tụ bằng
A. 24V/m. B. 2400V/m. C. 24 000V/m. D. 2,4V.
Câu 41. Tụ điện phẳng không khí có điện dung 5nF. Cường độ điện trường lớn nhất mà tụ có thể chịu được
là 3.105V/m, khoảng cách giữa hai bản là 2mm. Điện tích lớn nhất có thể tích cho tụ là
A. 2 μC B. 3 μC. C. 2,5μC. D. 4μC
Câu 42. Để tụ tích một điện lượng 10 nC thì đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 2V. Để tụ đó tích được
điện lượng 2,5 nC thì phải đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế
A. 500 mV. B. 0,05 V. C. 5V. D. 20 V.
Câu 43. Một tụ điện có điện dung 48nF được tích điện đến hiệu điện thế 225V thì có bao nhiêu electron di
chuyển đến bản tích điện âm của tụ điện?
A. 6,75.1013 êlectron. B. 6,75.1012 êlectron. C. 1,33.1013 êlectron. D. 1,33.1012 êlectron.
Câu 44. Một tụ điện có điện dung C1 = 8µF được tích điện đến hiệu điện thế U1 = 200 V và một tụ điện C2 =
6µF được tích điện đến hiệu điện thế U2 = 500 V. Sau đó nối các bản mang điện cùng dấu với nhau. Hiệu điện
thế U của bộ tụ điện bằng
A. 328,57 V. B. 32,85 V. C. 370,82 V. D. 355 V.
Câu 45. Hai tụ điện có điên dung C1 = 2µF, C2 = 3µF lần lượt được tích điện đến hiệu điện thế U1 = 200 V,
U2 = 400 V. Sau đó nối hai cặp bản tích điện dùng dấu của hai tụ điện với nhau. Hiệu điện thế của bộ tụ có giá
trị nào sau đây ?
A. 120 V. B. 200 V. C. 320 V. D. 160 V.
Câu 46. Một tụ xoay có điện dung biến thiên từ C1 = 10pF đến C2 = 500pF khi góc xoay biến thiên từ 00 đến
1800. Khi góc xoay của tụ bằng 900 thì điện dung của tụ bằng
A. 255pF. B. 500pF. C. 10pF. D.300pF.
Câu 47. Tụ xoay, có điện dung thay đổi được theo quy luật hàm số bậc nhất của góc xoay  của bản linh
động. Khi  = 00, điện dung của tụ là 3C. Khi  =1200, điện dung là C. Để điện dung của tụ là 1,5C thì 
bằng
A. 300. B. 450. C. 600. D. 900.
DẠNG 2. GHÉP CÁC TỤ ĐIỆN VỚI NHAU
Câu 48. Bốn tụ điện giống nhau có điện dung C được ghép song song với nhau thành một bộ tụ điện. Điện
dung của bộ tụ điện Cb đó là
C C
A. 4C B. C. 2C D. .
4 2
Câu 49. Năm tụ điện giống nhau có điện dung C được ghép nối tiếp với nhau thành một bộ tụ điện. Điện
dung của bộ tụ điện Cb đó là
A. 5C. B. 0,5C C. 0,2C D. 2C
Câu 50. Chọn câu trả lời đúng? Một bộ gồm ba tụ điện ghép song song C1 = C2 = 0,5 C3.Khi được tích điện
bằng nguồn điện có hiệu điện thế 45V thì điện tích của bộ tụ bằng 18.10-5C.Tính điện dung của các tụ điện
A. C1 = C2 = 15μF ;C3 = 30 μF. B. C1 = C2 = 5μF ;C3 = 10 μF.
C. C1 = C2 = 10μF ;C3 = 20 μF. D. C1 = C2 = 8μF ;C3 = 16 μF.
Câu 51. Ba tụ điện có điện dung bằng nhau và bằng C. Để được bộ tụ có điện dung là C/3 ta phải ghép các
tụ đó thành bộ
A. 3 tụ nối tiếp nhau. B. 3 tụ song song nhau.
C. (C1 nt C2)//C3. D. (C1//C2)ntC3.
Câu 52. Hai tụ điện có điện dung C1 = 2 C2 mắc nối tiếp vào nguồn điện có hiệu điện thế U thì hiệu điện thế
của hai tụ quan hệ với nhau
A. U1 = 2U2 B. U2 = 2U1. C. U2 = 3U1 D. U1 = 3U2.
Câu 53. Bộ tụ điện gồm hai tụ điện: C1 = 20 (µF), C2 = 30 (µF) mắc nối tiếp với nhau, rồi mắc vào hai cực
của nguồn điện có hiệu điện thế U = 60 (V). Điện tích của mỗi tụ điện là
A. Q1 = 3.10-3 (C) và Q2 = 3.10-3 (C). B. Q1 = 1,2.10-3 (C) và Q2 = 1,8.10-3 (C).
-3 -3
C. Q1 = 1,8.10 (C) và Q2 = 1,2.10 (C). D. Q1 = 7,2.10-4 (C) và Q2 = 7,2.10-4 (C).
Câu 54. Ba tụ C1 = 3nF, C2 = 2nF, C3 = 20nF mắc như hình vẽ. Nối bộ tụ với C1
hiệu điện thế 30V. Hiệu điện thế trên tụ C2 bằng C3
A. 12V. B. 18V. C2
C. 24V. D. 30V.
Câu 55. Ba tụ C1 = 3nF, C2 = 2nF, C3 = 20nF mắc như hình vẽ. Nối bộ tụ với C1
hiệu điện thế 30V. Điện tích cả bộ tụ bằng C3
A. 120nC. B. 90nC. C2
C. 100nC. D. 150nF.
Câu 56. Bốn tụ điện mắc thành bộ theo sơ đồ như hình vẽ, C1 = 1μF; C1 C2
C2 = C3 = 3 μF. Khi nối hai điểm M, N với nguồn điện thì C1 có điện tích
M N
q1 = 6μC và cả bộ tụ có điện tích q = 15,6 μC. Hiệu điện thế đặt vào bộ tụ C3 C4
đó là
A. 4V B. 6V
C. 8V. D. 10V.
Câu 57. Cho bộ tụ như hình. Trong đó: C1 = 2F; C2 = 3F; C3 = 6F; C4 =12F; UMN = 800V. Hiệu điện
thế giữa A và B là C1 C
A. 53,3V. B. 63,3V. A 2
M N
C. 50,0 V. D. 10,0V. C3 C4
B
U
Câu 58. Bộ tụ gồm ba tụ giống nhau (C1//C2) nối tiếp C3 đặt dưới hiệu điện thế không đổi U. Nếu tụ C1 bị
đánh thủng thì điện tích trên tụ C3 bằng bao nhiêu lần điện tích của nó lúc đầu ?
A.2. B. 0,75.
C. 0,5. D. 1,5.
Câu 59. Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó các tụ điện có điện dung bằng nhau là C0. Điện dung của bộ
tụ là
2C 0 4C 0
A. . B. .
11 11
2C 0 15C 0
C. . D. .
10 11
Câu 60. Trong phòng thí nghiệm có một số tụ điện loại 6μF. Số tụ phải dùng ít nhất để tạo thành bộ tụ có
điện dung tương đương là 4,5 μF là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 6.
Câu 61. Có các tụ giống nhau điện dung là C, muốn ghép thành bộ tụ có điện dung là 5C/3 thì số tụ cần
dùng ít nhất là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
DẠNG 3. GIỚI HẠN HOẠT ĐỘNG CỦA TỤ ĐIỆN
Câu 62. Một tụ điện có điện dung là C, điện trường lớn nhất mà tụ có thể chịu được là 3.105V/m, khoảng
cách giữa hai bản là 2mm. Hiệu điện thế lớn nhất giữa hai bản tụ là
A. 600V. B. 400V. C. 500V. D. 800V.
Câu 63. Hai tụ điện có điện dung và hiệu điện thế giới hạn lần lượt là C1=5F; U1gh=500V, C2=10F,
U2gh=1000V. Hiệu điện thế giới hạn của bộ tụ khi ghép nối tiếp là
A. 500V B. 3000V C. 750V. D. 1500V.
Câu 64. Ba tụ điện C1= 2µF, C2= 3 µF, C3= 6 µF có hiệu điện thế định mức lần lượt là U1= 200V, U2=
100V, U3 = 150V mắc song song. Điện tích lớn nhất bộ tụ tích được là
A. 1100µC. B. 1600 µC. C. 1000 µC. D. 2200 µC.
Câu 65. Một loại giấy cách điện có thể chịu được cường độ điện trường tối đa E = 1200 V/mm. Có hai tụ
điện phẳng có điện dung C1 = 300pF và C2= 600pF với lớp điện môi bằng giấy nói trên có bề dày d=2mm.
Hai tụ được mắc nối tiếp, bộ tụ điện đó sẽ bị “đánh thủng” khi đặt vào hai đầu hai tụ mắc nối tiếp đó một hiệu
điện thế bằng
A. 3000V. B. 3600V. C. 2500V. D. 7200V.
Câu 66. Một tụ điện có điện dung 2000 pF mắc vào hai cực của nguồn điện hiệu điện thế 5000V. Tích điện
cho tụ rồi ngắt khỏi nguồn, tăng điện dung tụ lên hai lần thì hiệu điện thế của tụ khi đó là
A. 2500V. B. 5000V. C. 10 000V. D. 1250V.
Câu 67. Một tụ điện có thể chịu được điện trường giới hạn là 3.106V/m, khoảng cách giữa hai bản tụ là
1mm, điện dung là 8,85.10-11F. Hỏi hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai bản tụ là bao nhiêu?
A. 3000V. B. 300V. C. 30000V. D. 1500V.
Câu 68. Một tụ điện phẳng có điện môi là không khí có điện dung là 2μF, khoảng cách giữa hai bản tụ là
1mm. Tụ chịu được. Biết điện trường giới hạn đối với không khí là 3.106V/m. Hiệu điện thế và điện tích cực
đại của tụ là
A. 1500V; 3mC. B. 3000V; 6mC. C. 6000V/ 9mC. D. 4500V; 9mC.
DẠNG 4. NĂNG LƯỢNG CỦA TỤ ĐIỆN
Câu 69. Bộ tụ điện trong đèn chụp ảnh có điện dung 750 μF được tích điện đến hiệu điện thế 330V. Mỗi lần
đèn lóe sáng tụ điện phóng điện trong thời gian 5ms. Tính công suất phóng điện của tụ điện
A. 5,17kW. B. 6,17kW. C. 8,17W. D. 8,17kW.
Câu 70. Một tụ điện được tích điện bằng một hiệu điện thế 10V thì năng lượng của tụ là 10mJ. Nếu muốn
năng lượng của tụ là 40mJ thì hai đầu của tụ phải có hiệu điện thế là
A. 15V. B. 7,5V. C. 20V. D. 40V.
Câu 71. Bộ tụ điện trong chiếc đèn chụp ảnh có điện dung 750 μF được tích điện đến hiệu điện thế 330V.
Xác định năng lượng mà đèn tiêu thụ trong mỗi lần đèn lóe sáng
A. 20,8J B. 30,8J C. 40,8J. D. 50,8J
Câu 72. Một tụ điện có điện dung C, điện tích q, hiệu điện thế U. Ngắt tụ khỏi nguồn, giảm điện dung
xuống còn một nửa thì năng lượng của tụ
A. không đổi B. tăng gấp đôi.
C. giảm còn một nửa. D. giảm còn một phần tư.
Câu 73. Một tụ điện phẳng có điện môi là không khí có điện dung là 2μF, khoảng cách giữa hai bản tụ là
1mm. Tụ chịu được. Biết điện trường giới hạn đối với không khí là 3.106V/m. Năng lượng tối đa mà tụ tích
trữ được là
A. 4,5J. B. 9J. C. 18J. D. 13,5J.
Câu 74. Hai tụ giống nhau có điện dung C ghép nối tiếp nhau và nối vào nguồn một chiều hiệu điện thế U
thì năng lượng của bộ tụ là Wt, khi chúng ghép song song và nối vào hiệu điện thế cũng là U thì năng lượng
của bộ tụ là Ws. ta có
A. Wt = Ws B. Ws = 4Wt C. Ws = 2Wt. D. Wt = 4Ws.
Câu 75. Nối hai bản tụ điện phẳng với hai cực của nguồn một chiều, sau đó ngắt tụ ra khỏi nguồn rồi đưa
vào giữa hai bản một chất điện môi có hằng số điện môi ε thì năng lượng W của tụ và cường độ điện trường E
giữa hai bản tụ sẽ
A. W tăng; E tăng. B. W tăng; E giảm. C. Wgiảm; E giảm. D. Wgiảm; E tăng.
Câu 76. Một bộ tụ điện gồm 10 tụ điện giống nhau (C = 8 µF) ghép nối tiếp với nhau. Bộ tụ điện được nối
với hiệu điện thế không đổi U = 150 (V). Độ biến thiên năng lượng của bộ tụ điện sau khi có một tụ điện bị
đánh thủng là
A. ΔW = 9 (mJ). B. ΔW = 10 (mJ). C. ΔW = 19 (mJ). D. ΔW = 1 (mJ).
Câu 77. Một bộ tụ điện gồm 10 tụ điện giống nhau C = 8 F ghép nối tiếp với nhau. Bộ tụ điện được nối với
hiệu điện thế không đổi U=150V. Độ biến thiên năng lượng của bộ tụ điện sau khi có một tụ bị đánh thủng là
A. 9mJ. B. 10mJ. C. 19mJ. D. 1mJ.

You might also like