You are on page 1of 2

Câu 1+2: Mục đích của kỹ thuật chiết.

Nguyên tắc của kỹ thuật chiết

- Chiết là một kỹ thuật tách chọn lọc một hợp chất ra khỏi hỗn hợp dựa vào nguyên tắc sự phân bố chất
tan giữa hai dung môi không hoà lẫn vào nhau.

- Sử dụng để tinh chế sản phẩm sau phản ứng hoặc tách một nhóm hợp chất ra khỏi cao chiết thô trong
quy trình phân lập hợp chất thiên nhiên.

Câu 3: Mô tả thao tác và lưu ý khi sử dụng phễu chiết.

- cho dung môi vào trong phễu chiết thì luôn để beaker nằm ở dưới và không đổ đầy quá 3/4 phễu chiết.

- trước khi trộn hai dung môi cũng như suốt quá trình trộn thì ta cần phải thoát khí trong phễu chiết.
Nhấc phễu chiết lên và mở từ từ stopcock để thoát khí, lưu ý là hướng phễu chiết ra khỏi người mình và
không hướng vào người khác.

- Khi chiết thì lớp dung dịch dưới thì cho thoát ra bằng stopcock còn lớp dung dịch trên thì cho thoát ra
bằng stopper.

Câu 4: Cách phá nhũ:

- Chờ đợi nhũ tan

- sử dụng máy ly tâm

- thêm một lượng chất tẩy trong nước.

- khuấy nhẹ bằng đũa hoặc lắc phễu chiết.

- thêm NaCl để tăng độ phân cực, kéo dung môi tính nước xuống pha nước.

Câu 5: Cách xác định từng lớp trên và lớp dưới.

- sử dụng tỷ trọng của dung môi. Nếu dung môi hữu cơ nặng hơn nước thì nằm dưới còn nhẹ hơn nước
thì nằm trên.

- nếu không biết tỷ trọng thì lấy một ít dung môi ở lớp bất kỳ, thả vào ống nghiệm chứa nước. Nếu nó
không có hiện tượng gì thì là pha nước còn nếu mà nó chìm xuống, nổi lên hoặc làm cho nước bị đục
màu đi thì là pha hữu cơ.

Câu 6: Cách làm khô chất lỏng sau khi chiết.

- Loại bỏ lớp hữu cơ khỏi lớp nước nhìn thấy được

- thêm lượng thích hợp hạt Na2SO4 khan hoặc MgSO4

- để cho quá trình làm khô diễn ra một thời gian để cho nước được loại bỏ khỏi lớp hữu cơ bởi tác nhân
làm khô

- Tách lớp hữu cơ ra khỏi chất làm khô.

You might also like