You are on page 1of 4

Bài làm:

II. Khái quát về Nhật Bản và Anh


2.1. Khái quát chung về 2 đất nước (Nhật Bản và Anh)
a) Một vài nét về Nhật Bản
Nhật Bản là một quốc gia hải đảo, nằm ở vùng Đông Á, châu Á trên Thái Bình
Dương. Quốc gia này giáp với rìa đông của biển Nhật Bản, Biển Hoa Đông, bán
đảo Triều Tiên, Trung Quốc và vùng viễn đông của Nga với tổng diện tích
377.972,28 k m2, xếp hạng 62 thế giới.
Nếu được dùng 5 từ để nói về người Nhật thì đó chính là: CẦN CÙ – THÔNG
MINH – TIẾT KIỆM – TRUNG THÀNH – TRÁCH NHIỆM CAO. Chính nhờ
những đức tính như vậy mà mà nước Nhật mới có thể đạt được những thành tựu
vượt bậc như ngày hôm nay.
Văn hóa Nhật Bản là một trong những nền văn hóa đặc sắc nhất thế giới, Nghệ
thuật truyền thống Nhật Bản bao gồm các ngành nghề thủ công như cắm
hoa ikebana, xếp hoa origami, tranh in ukiyo-e, đồ chơi, đồ gỗ sơn mài và gốm sứ;
các môn nghệ thuật biểu diễn như bunraku, nhảy, kabuki, rakugo, ngoài ra còn phải
kể đến những nét đặc sắc truyền thống khác như trà đạo, Sumo (võ
thuật), Kimono, kiến trúc, vườn Nhật và cả gươm Nhật. Ẩm thực Nhật Bản hiện
nay là một trong những nền ẩm thực nổi tiếng nhất trên thế giới.
b) Một vài nét về Anh
Vương Quốc Anh là một đảo quốc lớn nhất châu Âu, bao gồm 4 Xứ (England,
Scotland, Wales và Northern Ireland) nằm ở phía Tây Châu Âu, trong biển Đại Tây
Dương. Đất nước bao gồm đảo lớn nhất là đảo Anh (Great Britain) gồm các Xứ
England, Scotland và Wales. Vương quốc Anh được thành lập năm 1801, bao gồm
Anh và cả AiLen, sau đó AiLen được tách ra năm 1922 thành Cộng hoà AiLen,
còn Bắc AiLen vẫn nằm trong Liên hiệp, nên ngày nay gọi là Liên hiệp Vương
quốc Anh và Bắc Ai Len tiếng quốc tế là United Kingdom of Great Britain and
Northern Ireland 
Anh là một trong những nước có tiềm năng văn hóa, khoa học-công nghệ lớn
nhất thế giới. Đất nước này đã sản sinh ra nhiều nhà khoa học, nhà kinh tế, nhà
văn nổi tiếng thế giới; họ được xếp vào hàng ngũ những vĩ nhân của nhân loại
như: Newton; Darwin với học thuyết tiến hóa của loài người, nhà kinh tế học
Adam Smith, David Ricarđo, nhà xã hội học tưởng Rober Owen…..
Vương quốc Anh- một quốc gia đa văn hóa- hiện nay hơn 62 triệu người có nguồn
gốc chủng tộc, tôn giáo và văn hóa khác nhau
Vương quốc Anh nổi tiếng là xứ sở sương mù xinh đẹp. Mỗi thành phố ở Vương
quốc Anh là một trung tâm văn hóa với các nhà hát opera, bảo tàng và danh thắng
nổi tiếng thế giới. Đến với nước Anh tận hưởng vẻ đẹp của những danh lam thắng
cảnh các vùng của nước Anh: thành phố London năng động với tháp Big Ben,
vòng quay London Eyes “con mắt London” kiêu hãnh bậc nhất thế giới,
Birmingham với vẻ đẹp truyền thống nhưng không kém hiện đại; Canterbury vừa
mang phong cách đương đại vừa ẩn nét đậm đà của miền duyên hải. Manchester
thành phố sôi động và náo nhiệt. Văn hóa Vương quốc Anh là một sự pha trộn thú
vị của các nền văn hóa quốc tế và tư duy đương đại, được gắn kết với nhau trên
tinh thần bản sắc và truyền thống mạnh mẽ.
III. Ảnh hưởng của sự khác biệt về văn hóa đến hoạt động đàm phán TMQT của
các doanh nghiệp Nhật Bản và Anh
3.3 Phong cách cá nhân: Nghi thức hay thân mật
a) Nhật Bản
Phong cách cá nhân: Nghi thức
- Cách chào hỏi và xưng hô:
 Trong quy tắc giao thiệp của người Nhật, cách chào hỏi phổ biến là cúi đầu
chào. Mục đích của hành động này là để thể hiện sự tôn trọng đối tác cũng
như tỏ rõ sự biết ơn. Thông thường, người Nhật cúi chào chừng 30 độ. Đối
phương cũng có thể tỏ sự tôn trọng với họ bằng cách cúi chào theo cách
tương tự.
 Người Nhật Bản tránh việc gọi tên riêng trong những lần gặp gỡ đầu tiên bởi
có thể bị coi là hành vi bất lịch sự và thiếu sự tôn trọng thay vào đó người
Nhật thường có thói quen xưng hô theo cấp bậc như Giám đốc, Trường
phòng chứ ít khi gọi trực tiếp là “Ông, Ngài”.
- Cách ăn mặc:
 Đối với lần đầu gặp mặt người nhật thường sẽ mặc comple tối màu, áo sơ mi
và cà vạt đối với nam, với nữ thì thường mặc trang phục tối, kín đáo, trang
trọng, họ cũng không mang giày cao gót, trang điểm quá đậm hay mặc váy
quá ngắn trong các cuộc đàm phán.
- Cách nói chuyện:
 Vì người Nhật rất thận trọng nên khi có người phát biểu ý kiến, họ cố gắng
tập trung lắng nghe và dành sự chú ý cao nhất của họ cho người đang phát
biểu.
 Bên cạnh đó, người Nhật Bản thường giữ cho mình một khoảng cách nói
chuyện an toàn, không quá gần vì như vậy sẽ thể hiện sự bất lịch sự hoặc
quá suồng sã. Khi tiếp xúc thường trao danh thiếp rồi cúi người thấp để chào
hoặc bắt tay một cách nhẹ nhàng và không nhìn chằm chằm vào mắt khách. 
 Ít khi dùng từ “không” trong đối thoại.
 Người Nhật có thói quen ăn nói nhỏ nhẹ, thái độ chững chạc. Đây không
phải là biểu hiện của một cá tính yếu đuối mà vì họ xem đó là biểu thị của sự
khôn ngoan, kinh nghiệm và tuổi tác.

b) Anh

Phong cách cá nhân: Khá nghi thức


- Cách chào hỏi, xưng hô:
 Trong tất cả các buổi gặp mặt ở Anh, điều đầu tiên làm không phải cất lời
chào mà chính là bắt tay. Đối với người Anh, những cái bắt tay như để thể
hiện tình cảm đối với đối phương. Đồng thời đây cũng là một phép lịch sự
tối thiểu thay cho những câu chào hỏi. Người Anh tránh hỏi đến các vấn đề
như tuổi, tình yêu, thu nhập, tuổi tác vì họ rất tôn trọng sự riêng tư cá nhân
và cảm thấy khó chịu khi được hỏi về vấn đề này.

 Người Anh thường hay dùng Mr, Mrs, Miss tiếp theo là họ cho lần gặp mặt
trực tiếp.

- Cách ăn mặc:

 Nam giới ở Anh thường mặc áo vest hoặc sơ mi, cà vạt tối màu. Còn với
phái nữ thường mặc những bộ váy công sở kín đáo, sang trọng, họ sẽ trang
điểm nhẹ nhàng, không quá đậm. Họ cũng tránh mặc những chiếc váy ngắn
ở cuộc gặp mặt đối tác.

- Cách nói chuyện:


 Hầu hết tất cả người Anh đều nói chuyện với giọng nói vừa phải, không quá
to không quá nhỏ. Trong khi nói chuyện người Anh không sử dụng ngôn
ngữ hình thể, họ coi đó giống với một điều gì đó khá khiếm nhã.
 Nét nổi bật trong nền văn hóa nước Anh trong kinh doanh. Người Anh luôn
thẳng thắn dù trong cuộc sống hay công việc. Đặc biệt đối với đối thủ trong
kinh doanh họ có thể dùng những lời mỉa mai. Họ sẵn sàng phản đối một
quan điểm nào đó mà họ không cho là đúng. Nếu đàm phán trở nên căng
thẳng, thì họ thường dừng lại, uống một chút rượu hoặc xin lỗi và đi ra
ngoài.
 Họ cũng sẽ không ngần ngại nói “không” khi quyết định không hợp tác kinh
doanh, tuy nhiên họ sẽ nói với thái độ lịch sự.
 Trong quá trình nói chuyện, người Anh hiếm khi bộc lộ cho đối phương biết
cảm xúc thật của mình thông qua nét mặt. Theo quan điểm của người Anh,
thể hiện cảm xúc cá nhân là biểu hiện của sự thiếu chuyên nghiệp trong công
việc và kém lịch sự trong cuộc sống.

You might also like