You are on page 1of 5

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Hà nội, ngày tháng năm 2022

BÁO CÁO GIẢI TRÌNH, CHỈNH SỬA LUẬN ÁN THEO KẾT LUẬN CỦA
HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CẤP CƠ SỞ

Căn cứ Biên bản họp Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp cơ sở ngày 04 tháng 12
năm 2021 tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông để đánh giá luận án tiến sĩ cho
nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thanh Hương.
Tên luận án: Giảm nhiễu trong thông tin băng rộng thế hệ sau
Chuyên ngành: Kỹ thuật viễn thông
Mã số: 9.52.02.08
Cán bộ hướng dẫn: 1. PGS.TS. Lê Hữu Lập
2. TS. Lê Minh Tuấn
Cơ sở đào tạo: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Nghiên cứu sinh (NCS) Nguyễn Thị Thanh Hương xin báo cáo đã tiếp thu và sửa
chữa, bổ sung Luận án như sau:
I. LIÊN QUAN ĐẾN CÁC CÂU HỎI VỀ NỘI DUNG
1. PGS.TS. Trần Đức Tân:
a) Đánh giá độ phức tạp của các mô hình đề xuất
b) NCS có thể kiểm chứng độ tin cậy của các chương trình mô phỏng đã thực hiện
trong luận án như thế nào?
NCS trả lời: Đã bổ sung và giải thích thêm các mô hình đề xuất nghiên cứu đều
thực hiện bằng các phần mềm chạy trên Java và thuật toán thông minh ontology
nên có ít phức tạp mà có độ tin cậy cao về kết quả mô phỏng.
2. PGS.TS. Nguyễn Xuân Quyền:
a) Chương 2, cần đưa ra so sánh với các nghiên cứu liên quan
NCS trả lời: Đã bổ sung và đưa ra một số ưu điểm và tính mới trong luận án so với
một số nghiên cứu liên quan, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ
tập trung nâng cao xác suất chuyển giao thành công mà chưa so sánh được với các
kết quả liên quan
3. TS. Phạm Xuân Nghĩa:
a) Nên tập trung vào thuật toán Ontology
1
b) Hình 3.14, chỉ rõ mối liên hệ giữa xác suất chuyển giao thành công với hiệu quả
sử dụng công suất?
NCS trả lời: Đã bổ sung và giải thích cụ thể hơn về việc sử dụng bộ công cụ mô
phỏng Protégé và các tham số mô phỏng trong nghiên cứu của bộ công cụ.
Trong phạm vi nghiên cứu là tăng khả năng chuyển giao thành công giữa các dịch
vụ của trạm gốc để giảm công suất tiêu thụ như trong hình 3.14 thể hiện mối liên hệ
giữa xác suất chuyển giao thành công với hiệu quả sử dụng công suất
4. PGS.TS. Lê Nhật Thăng:
a) So sánh đánh giá kết quả nghiên cứu với các công trình liên quan.
NCS trả lời: Đã bổ sung và giải thích rõ hơn về so sánh và đánh giá các công trình
liên quan trong trang 29 và trang 30 của quyển luận án
5. TS. Nguyễn Việt Hưng:
a) Cần có phần dẫn dắt trong phần mở đầu và kết luận của các chương để tạo sự
liền mạch của các chương trong luận án.
NCS trả lời: Đã bổ sung phần dẫn dắt mở đầu và kết luận của 3 chương, trong trang
44, 60. 81.
6. PGS. TSKH. Hoàng Đăng Hải:
a) Nên có sự thống nhất giữa 3 hướng nghiên cứu, 2 mục tiêu và các đóng góp của
luận văn
b) Nếu luận án sử dụng hàm có sẵn của bộ công cụ mô phỏng Protégé thì vẫn cần
chỉ ra các tham số cần đưa vào mô hình và mô tả các thực thi mô hình của bộ
công cụ.
NCS trả lời: Đã chỉnh sửa lại và bổ sung các phần dẫn dắt trong phần mở đầu và
kết luận của các chương để tạo sự liền mạch của các chương trong luận án và
thống nhất giữa 3 hướng nghiên cứu, 2 mục tiêu và các đóng góp của luận văn.
BỔ sung các tham số cụ thể cần đưa vào mô hình và mô tả các thực thi mô hình
của bộ công cụ tại trang 27, 28 của quyển luận án .
II. LIÊN QUAN ĐẾN CÁC CÂU HỎI VỀ GIẢI THÍCH, LÀM RÕ
1. PGS.TS. Trần Đức Tân:
a) Bảng 2.1 mô tả thông số mô phỏng và kết quả mô phỏng, trong kịch bản này có
áp dụng các giả định lý tưởng về kênh truyền nào không?
NCS trả lời: Đã bổ sung và giải thích thêm trong kịch bản mô phỏng có áp dựng
lý tưởng kênh truyền trong môi trường không có nhiễu và bỏ qua một số công
suất tiêu thụ khác tại bảng 2.1 mô tả thông số mô phỏng và kết quả mô phỏng
2. PGS.TS. Nguyễn Xuân Quyền:
a) Giải thích ý nghĩa, đơn vị của các biến trong công thức 3.1
b) Kết quả hình 3.14, tại sao khi số user tăng lên, tại sao tổng công suất tiêu thụ
không thay đổi?
2
c) Giải thích ý nghĩa công thức 2.22 về hiệu suất năng lượng.
d) Thông số mô phỏng ở bảng 2.1 được chọn dựa trên cơ sở nào?
- NCS trả lời: Đã bổ sung và giải thích ý nghĩa các biến trong công thức 3.1.
Trong hình 3.14, giải thích rõ xác suất chuyển giao thành công giữa các dịch vụ
tăng, công suất phát giữ nguyên, từ đó dẫn đến hiệu quả sử dụng năng lượng
tăng, nên khi user tăng một mức độ nào đó thì công suất tiêu thụ không thay
đổi.
- Đã bổ sung và giải thích ý nghĩa, đơn vị của các biến trong công thức 3.1. Công
thức là giả thuyết nghiên cứu, trong đó C ' là năng lực yêu cầu của UE đang
hoạt động, Creq là công suất yêu cầu của một cuộc gọi chuyển giao, C là năng
lực đáp ứng, THHO là tỷ lệ năng lực AN dự trữ cho cuộc gọi chuyển giao. Nếu
điều kiện của (3.1) không thỏa mãn tại một AN thì bị loại khỏi danh sách AN có
thể chuyển giao
- Đã bổ sung và giải thích ý nghĩa công thức 2.22 về hiệu suất năng lượng, hiệu
quả năng lượng là một hàm phục thuộc giai đoạn chuyển giao, đào tạo và số ăng
ten tại trạm gốc, muốn xem xét hiệu quả năng lượng ta cần cân đối 2 yếu tố
trên.
- Đã bổ sung và giải thích thông số mô phỏng ở bảng 2.1 được chọn dựa trên bộ
tiêu chuẩn của ITU TE 800 và đã bổ sung thêm diễn giải ý nghĩa của các tham
số mô phỏng và có sở lựa chọn bộ tham số mô phỏng.
3. TS. Phạm Xuân Nghĩa:
a) Khi số thuê bao nhiều hơn số lượng ăng ten, thì việc sử dụng năng lượng chênh
lệch được tối ưu đến mức nào?
NCS trả lời: Kết quả hình 3.14, khi số user tăng lên đến một mức nhất định thì
tổng công suất tiêu thụ không thay đổi, nghĩa là không thể tăng lên user vô hạn
mà sẽ có giới hạn nhất định trong việc tiết kiện công suất tiêu thụ và sự chênh
lệch khi số thuê bao nhiều hơn số lượng ăng ten, thì việc sử dụng năng lượng
chênh lệch được tối ưu NCS chưa tính đến và xin được tìm hiểu và nghiên cứu
thêm
4. PGS.TS. Lê Nhật Thăng:
a) Diễn giải ý nghĩa của các tham số mô phỏng.
NCS trả lời: Đã bổ sung và giải thích các ý nghia tham số trong luận án như:
BLER, NHO, TAT, COST… và giải thích ý nghĩa khoảng các giá trị, chỉ rõ đầu
vào, các hàm thuộc và các khoảng giá trị liên quan.
5. TS. Nguyễn Việt Hưng:
a) Cần giải thích sở cứ cho việc chọn giá trị các tham số trong mô phỏng.

3
NCS trả lời: Đã bổ sung thêm sở cứ cho việc chọn giá trị các tham số trong mô
phngr tại trang 27, 28 quyển luận án
6. PGS. TSKH. Hoàng Đăng Hải:
a) Nhiều ký hiệu sử dụng trong luận án còn chưa có giải thích, ví dụ: BLER, NHO,
TAT, COST… Đồng thời nên giải thích ý nghĩa các tham số này.
b) Cần có giải thích thêm khoảng các giá trị, chỉ rõ đầu vào, các hàm thuộc và các
khoảng giá trị liên quan.
c) Nếu luận án sử dụng hàm có sẵn của bộ công cụ mô phỏng Protégé thì vẫn cần
chỉ ra các tham số cần đưa vào mô hình và mô tả các thực thi mô hình của bộ
công cụ.
NCS trả lời: Thông số mô phỏng ở bảng 2.1 được chọn dựa trên bộ tiêu chuẩn
của ITU TE 800 và đã bổ sung thêm diễn giải ý nghĩa của các tham số mô
phỏng và có sở lựa chọn bộ tham số mô phỏng.Đã bổ sung thêm các giải thích
trong luận án như: BLER, NHO, TAT, COST… và giải thích ý nghĩa các tham
số này,khoảng các giá trị, chỉ rõ đầu vào, các hàm thuộc và các khoảng giá trị
liên quan.
III. LIÊN QUAN ĐÉN CÁC CÂU HỎI VỀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY
1. PGS.TS. Trần Đức Tân:
a) Danh mục ký hiệu toán học chưa đầy đủ
NCS trả lời: Đã rà soát và bổ sung thêm các ký hiệu toán học
2. PGS.TS. Nguyễn Xuân Quyền:
a) Mục 1.1.1 và 1.1.2 bị nhầm nội dung tiêu đề.
NCS trả lời: Đã chỉnh lại tiêu đề mục 1.1.1 và 1.1.2
3. TS. Phạm Xuân Nghĩa:
a) Chỉnh sửa các lỗi soạn thảo
NCS trả lời: Đã rà soát và chỉnh sửa các lỗi soạn thảo
4. PGS.TS. Lê Nhật Thăng:
a) Chỉnh sửa các lỗi soạn thảo
b) Bổ sung bảng danh mục các ký hiệu toán học và sử dụng thống nhất trong luận
án
c) Bổ sung mục đối tượng nghiên cứu trong phần mở đầu
d) Sắp xếp các TLTK theo quy định: tiếng Việt, tiếng Anh,... Cập nhật TLTK
NCS trả lời: Đã rà soát và chỉnh sửa các lỗi soạn thảo, Bổ sung mục đối tượng
nghiên cứu, sắp xếp TLTK theo quy định: tiếng Việt, tiếng Anh,...
5. TS. Nguyễn Việt Hưng:
a) Chỉnh sửa các lỗi soạn thảo
NCS trả lời: Đã rà soát và chỉnh sửa các lỗi soạn thảo
6. PGS. TSKH. Hoàng Đăng Hải:
4
a) Nhiều ký hiệu sử dụng trong luận án còn chưa có giải thích, ví dụ: BLER, NHO,
TAT, COST…
b) Còn nhiều lỗi in ấn, soạn thảo và tham chiếu tài liệu tham khảo.
c) Sửa mã số chuyên ngành ở bìa luận án.
NCS trả lời: Đã rà soát và chỉnh sửa các lỗi soạn thảo, Sửa mã số chuyên ngành ở
bìa luận án
NCS đã sửa chữa luận án như giải trình trên đây.
Trân trọng cám ơn!

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC NGHIÊN CỨU SINH

PGS. TS. Lê Hữu Lập Nguyễn Thị Thanh Hương

ỦY VIÊN PHẢN BIỆN 1 ỦY VIÊN PHẢN BIỆN 2

PGS.TS. Trần Đức Tân PGS.TS. Nguyễn Xuân Quyền

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS. Hoảng Đăng Hải

XÁC NHẬN CỦA TRƯỞNG KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

PGS.TS. Lê Nhật Thăng

You might also like