You are on page 1of 13

Chương 7. Những vấn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam 1.

Mục tiêu
kiểm tra đánh giá: Mức độ nhớ được các kiến thức

Câu 1 Yếu tố cơ bản tác động đến việc hình thành nghệ thuật đánh giặc của cha ông ta
là?

A) Địa lý

B) Thời tiết

C) Địa hình

D) Vị trí địa lý

Đáp án A

Câu 2 Yếu tố cơ bản tác động đến việc hình thành nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta
là yếu tố nào?

A) Chính trị, văn hoá - xã hội.

B) Chính sách trọng dân, vị dân.

C) Ý thức tự tôn, tự hào dân tộc.

D) Tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường.

Đáp án A

Câu 3 Kháng chiến chống Tống lần II, trận đánh quyết chiến chiến lược chấm dứt
chiến tranh là trận nào?

A) Trận Như Nguyệt.

B) Trận Chương Dương.

C) Trận Hàm Tử.

D) Trận Bạch Đằng.

Đáp án A
Câu 4 Nghệ thuật đánh giặc độc đáo, tiêu biểu của Nhà Trần trong kháng chiến chống
quân Nguyên – Mông là gì?

A) Tiên phát chế nhân

B) Mưu phạt công tâm

C) Tiêu thổ, thanh dã

D) Thần tốc, bất ngờ

Đáp án C

Câu 5 Bản tuyên ngôn độc lập thứ nhất của Dân tộc ta là tác phẩm nào?

A) Binh thư yếu lược.

B) Hịch tướng sỹ

C) Nam Quốc Sơn Hà

D) Bình Ngô Đại Cáo.

Đáp án C

Câu 6 Thời Hậu Lê, tác phẩm nào ca ngợi và khơi dậy tinh thần, ý chí giữ nước của
dân tộc ta ?

A) Hịch tướng sỹ.

B) Nam Quốc Sơn Hà.

C) Bình ngô đại cáo.

D) Hịch xuất quân.

Đáp án C

Câu 7 Tác phẩm nào của Quang Trung đã khơi dậy tinh thần dân tộc, ý chí giữ nước
của dân tộc ta ?

A) Hịch tướng sỹ.


B) Nam Quốc Sơn Hà.

C) Bình ngô đại cáo.

D) Hịch xuất quân.

Đáp án D

Câu 8 Nghệ thuật quân Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo không có bộ phận nào sau
đây?

A) Chiến lược quân sự.

B) Nghệ thuật chiến dịch.

C) Kỹ thuật quân sự.

D) Chiến thuật.

Đáp án C

Câu 9 Trong chiến lược quân sự, đối tượng của cách mạng được xác định là gì?

A) Các thế lực cản trở, phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.(1)

B) Các thế lực có âm mưu và hành động xâm lấn biên giới, biển đảo. (2)

C) Các thế lực có âm mưu và hành động lật đổ chế độ XHCN Việt Nam.(3)

D) Gồm (1), (2), (3).

Đáp án D

Câu 10 Ngày 9/3/1945, Nhật làm đảo chính, gạt Pháp khỏi Đông Dương, đối tượng
của cách mạng Việt Nam lúc này là đối tượng nào?

A) Phát xít Nhật.

B) Thực dân Pháp.

C) Phát xít Nhật và Thực dân Pháp.

D) Phát xít Nhật,Thực dân Pháp và quân Tưởng.


Đáp án A

Câu 11 Sau cách mạng Tháng 8, Đảng ta xác định kẻ thù chính của cách mạng là đối
tượng nào?

A) Bọn Việt gian

B) Phát xít Nhật

C) Thực dân Pháp

D) Quân Tàu Tưởng

Đáp án C

Câu 12 Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, Đảng ta xác định kẻ thù nguy hiểm, trực tiếp của
cách mạng là đối tượng nào?

A) Nguỵ quyền

B) Trung Hoa Dân Quốc

C) Đế quốc Mỹ

D) Thực dân Pháp

Đáp án C

Câu 13 Bác Hồ đánh giá về Thực dân Pháp như thế nào?

A) Thực dân Pháp như con voi.

B) Thực dân Pháp như suối mới chảy.

C) Thực dân Pháp như mặt trời lúc hoàng hôn.

D) Thực dân Pháp như lửa mới nhen.

Đáp án C

Câu 14 Trong chống Mỹ, Bác Hồ đánh giá về đế quốc Mỹ như thế nào?

A) Mỹ giàu và rất mạnh.


B) Mỹ mạnh và rất đáng sợ.

C) Mỹ giàu nhưng không mạnh.

D) Mỹ là siêu cường kinh tế, quân sự.

Đáp án C

Câu 15 Trong kháng chiến chống Pháp và giai đoạn đoạn đầu chống Mỹ, các chiến
dịch diễn ra ở địa bàn nào là chủ yếu?

A) Đồng bằng

B) Trung du

C) Miền núi

D) Đô thị

Đáp án C

Câu 16 Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, loại hình chiến dịch nào là chủ
yếu?

A) Chiến dịch phản công

B) Chiến dịch phòng không

C) Chiến dịch tiến công.

D) Chiến dịch tổng hợp

Đáp án C

Câu 17 Giai đoạn đầu của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hình thức
chiến thuật vận dụng chủ yếu là hình thức nào?

A) Tập kích.

B) Vận động chiến.

C) Phục kích.
D) Công kiên.

Đáp án C

Câu 18 Nội dung nào không phải là bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự trong
sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

A) Nghệ thuật tập trung ưu thế lực lượng

B) Nghệ thuật toàn dân đánh giặc.

C) Quán triệt tư tưởng phòng ngự thụ động.

D) Nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp.

Đáp án C

2. Mục tiêu kiểm tra đánh giá: Mức độ hiểu được các kiến thức

Câu 19 Trong đánh giặc giữ nước “Tiên phát chế nhân” có nghĩa là gì?

A) Chủ động phòng thủ chống lại thế mạnh của giặc.

B) Chủ động tiến công trước để đẩy kẻ thù vào thế bị động.

C) Chủ động phòng thủ chặn đường tiến công của giặc.

D) Chủ động tiến công đẩy địch vào phòng ngự thụ động.

Đáp án B

Câu 20 Nội dung nào không phải là nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta?

A) Nghệ thuật chiến tranh nhân dân.

B) Nghệ thuật lấy yếu thắng mạnh.

C) Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận

D) Nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận đánh lớn.

Đáp án B
Câu 21 Trong đánh giặc giữ nước, Cha ông ta thực hiện tư tưởng chỉ đạo tác chiến
nào sau đây?

A) Tiến công.

B) Phản công.

C) Đánh phủ đầu.

D) Ngăn chặn.

Đáp án A

Câu 22 Trong đánh giặc giữ nước, cha ông ta triệt để lợi dụng địa thế, địa hình và yếu
tố khí hậu thời tiết để làm gì?

A) Tạo lập thế trận đánh địch.

B) Trốn tránh địch.

C) Che dấu lực lượng.

D) Xây dựng kinh thành.

Đáp án A

Câu 23 Tư tưởng “giữ nước từ sớm, từ xa” của Nhà Trần được thể hiện trong kế sách
nào?

A) Khoan thư sức dân

B) Tiêu thổ, thanh dã

C) Tránh thế ban mai

D) Đánh lúc chiều tà

Đáp án A

Câu 24 Bản chất của mưu kế đánh giặc là gì?

A) Dụ địch vào chỗ ta chuẩn bị trước.


B) Lừa địch, điều địch theo ý định của ta.

C) Điều động làm phân tán, chia cắt địch.

D) Làm cho địch nhận định sai về ta.

Đáp án B

Câu 25 Mưu cao nhất, kế hay nhất là gì?

A) Biết tiêu diệt địch ở đâu, lúc nào.

B) Lừa địch, điều địch.

C) Nghi binh, lừa địch.

D) Biết đánh địch bằng cách nào.

Đáp án B

Câu 26 Sự độc đáo, sáng tạo, xuất sắc, mưu trí, dũng cảm của dân tộc ta được thể hiện
rõ nhất trong nội dung nghệ thuật đánh giặc nào sau đây?

A) Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc.

B) Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh

C) Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận

D) Nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận đánh lớn.

Đáp án B

Câu 27 Trong nghệ thuật đánh giặc của cha ông, mặt trận chính trị có vai trò như thế
nào?

A) Khơi dậy tinh thần, ý thức và truyền thống dân tộc.

B) Là cơ sở để tạo ra sức mạnh quân sự, ngoại giao, binh vận.

C) Là mặt trận quyết định thắng lợi trực tiếp trong chiến tranh.

D) Tập hợp lực lượng, quy tụ sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
Đáp án B

Câu 28 Trong nghệ thuật đánh giặc của cha ông ta, mặt trận chính trị có nhiệm vụ như
thế nào?

A) Đánh vào ý chí xâm lược, phân hóa cô lập của kẻ thù.

B) Đề cao chính nghĩa, làm sáng tỏ giá trị nhân văn của ta.

C) Là mặt trận quyết định thắng lợi trực tiếp trong chiến tranh.

D) Tập hợp lực lượng, quy tụ sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

Đáp án D

Câu 29 Nội dung nào không phải là cơ sở để tổ chức và thực hành các trận đánh lớn
trong giữ nước của cha ông ta?

A) Đánh giá đúng điểm mạnh yếu của địch.

B) Khéo dùng quân đông, tướng giỏi, trang bị mạnh.

C) Khôn khéo lợi dụng các yếu tố điều kiện tự nhiên

D) Vận dụng tốt các yếu tố thế, thời, lực.

Đáp án B

Câu 30 Trong Nghệ thuật quân sự, chiến lược quân sự có vị trí như thế nào?

A) Bộ phận rất quan trọng hợp thành nghệ thuật quân sự.

B) Rất quan trọng, cầu nối các bộ phận của nghệ thuật quân sự.

C) Bộ phận quan trọng nhất, chủ đạo trong nghệ thuật quân sự.

D) Rất quan trọng, phương tiện chủ yếu thực hiện nhiệm quân sự.

Đáp án C

Câu 31 Trong chiến lược quân sự, kẻ thù được xác định là đối tượng nào sau đây?

A) Thế lực đem quân xâm lược, phá hoại Việt Nam.
B) Thế lực tham gia cấm vận Việt Nam.

C) Thế lực cắt đứt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

D) Thế lực công kích Việt Nam trên trường quốc tế.

Đáp án A

Câu 32 Nội dung quan trọng nhất của Chiến lược quân sự là nội dung nào?

A) Mở đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc.

B) Đánh giá đúng kẻ thù và đúng đối tượng tác chiến.

C) Xác định đúng kẻ thù và đúng đối tượng tác chiến.

D) Phương châm tiến hành chiến tranh.

Đáp án C

Câu 33 Đảng xác định phương châm kháng chiến chống Pháp như thế nào?

A) Toàn dân, toàn diện, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt.

B) Toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình là chính.

C) Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh.

D) Toàn dân, toàn diện, trường kỳ bền gan, vững chí.

Đáp án C

Câu 34 Trong Nghệ thuật quân sự Việt Nam, nghệ thuật chiến dịch có vị trí như thế
nào?

A) Bộ phận hợp thành, khâu nối liền giữa chiến lược quân sự và chiến thuật.

B) Bộ phận quan trọng nhất, giữ vai trò chủ đạo trong nghệ thuật quân sự.

C) Bộ phận hợp thành, phương tiện chủ yếu thực hiện nhiệm quân sự.

D) Bộ phận rất quan trọng, giữ vai trò chủ đạo trong nghệ thuật quân sự.
Đáp án A

Câu 35 Nội dung quan trọng nhất của lí luận chiến thuật là gì?

A) Đánh giá đúng ta

B) Đánh giá đúng địch.

C) Cách đánh.

D) Sử dụng lực lượng.

Đáp án C

3. Mục tiêu kiểm tra đánh giá: Mức độ vận dụng được các kiến thức

Câu 36 Đỉnh cao của nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng, nhằm giành thắng lợi
trọn vẹn nhất nhưng hạn chế tổn thất thấp nhất là nội dung nào?

A) Tạo thế, tạo lực, đánh đúng đối tượng.

B) Đánh giá đúng kẻ thù, đúng đối tượng tác chiến.

C) Mở đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc.

D) Tạo thế, tạo thời, đánh đúng thời cơ.

Đáp án C

Câu 37 Nội dung quan trọng nhất của nghệ thuật chiến dịch là nội dung nào?

A) Chọn loại hình chiến dịch đúng.

B) Xác định phương châm chiến dịch đúng.

C) Xác định địa bàn chiến dịch đúng.

D) Xác định cách đánh chiến dịch đúng.

Đáp án D

Câu 38 Trong nghệ thuật chiến dịch, tính sáng tạo được biểu hiện tập trung nhất ở nội
dung nào?
A) Xác định trận mở màn chiến dịch.

B) Xác định hướng tiến công chủ yếu.

C) Xác định cách đánh chiến dịch đúng.

D) Đề ra mục đích chiến dịch đúng.

Đáp án C

Câu 39 Kết quả của chiến dịch phụ thuộc vào nội dung nào là chủ yếu?

A) Nghệ thuật bảo đảm chắc thắng trận mở màn chiến dịch.

B) Nghệ thuật định hướng tiến công chủ yếu đúng.

C) Nghệ thuật vận dụng cách đánh chiến dịch đúng.

D) Nghệ thuật xác định phương châm chiến dịch đúng.

Đáp án C

Câu 40 Trong chiến thuật, tính sáng tạo được biểu hiện tập trung nhất ở nội dung nào?

A) Tổ chức chỉ huy

B) Đánh giá đối tượng tác chiến.

C) Xác định cách đánh

D) Tổ chức sử dụng lực lượng

Đáp án C

Câu 41 Kết quả của trận đánh phụ thuộc vào nội dung nào là chủ yếu?

A) Vũ khí

B) Đánh giá đúng địch.

C) Cách đánh

D) Sử dụng lực lư
Đáp án C

You might also like