You are on page 1of 2

NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KỲ 211

MÔN PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐẠI CƯƠNG


Dành cho các tất cả các hệ đào tạo

Chương I: NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC


- Nguồn gốc, khái niệm và đặc trưng của Nhà nước (Sinh viên tập trung vào những nội
dung sau: nguồn gốc, khái niệm, đặc trưng của Nhà nước; quyền lực Nhà nước).
- Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Sinh viên tập trung vào
những nội dung sau: nguyên tắc tổ chức bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam; tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam).
Chương II: NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ PHÁP LUẬT
- Khái niệm, thuộc tính, hình thức pháp luật (Sinh viên tập trung vào những nội dung
sau: khái niệm, thuộc tính, hình thức của pháp luật gồm: tập quán pháp, tiền lệ pháp
và văn bản quy phạm pháp luật).
- Quy phạm pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật (Sinh viên tập trung nghiên cứu:
khái niệm, đặc điểm và xác định được cơ cấu của quy phạm pháp luật; văn bản quy
phạm pháp luật: đặc điểm, phân loại, mối liên hệ giữa các văn bản quy phạm pháp
luật).
Chương III: PHÁP LUẬT DÂN SỰ
- Khái niệm, đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh pháp luật dân sự, chủ thể
quan hệ pháp luật dân sự (Sinh viên tập trung vào các nội dung sau: khái niệm, đối
tượng và phương pháp điều chỉnh; năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân
sự của cá nhân; năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của pháp nhân;
các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự).
- Tài sản, giao dịch dân sự, quyền đối với tài sản (Sinh viên làm rõ nội dung về khái
niệm tài sản, phân loại bất động sản và động sản; khái niệm và điều kiện phát sinh
hiệu lực của giao dịch dân sự; bài tập về quyền của chủ sở hữu trong việc đòi lại tài
sản).
- Thừa kế di sản (Sinh viên cần nắm vững nội dung chia thừa kế theo di chúc, thừa kế
theo pháp luật).
- Tố tụng Dân sự (Sinh viên cần nắm vững nội dung về: chủ thể của quan hệ pháp luật
tố tụng dân sự; thủ tụng tố tụng dân sự sơ thẩm, phúc thẩm và thủ tục tố tụng đặc
biệt).
Chương IV: PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
- Quan hệ lao động; người lao động; người sử dụng lao động (Sinh viên cần nắm vững nội
dung về: khái niệm người lao động, người sử dụng lao động theo pháp luật lao động;
đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh pháp luật lao động).

1
- Những chế định cụ thể pháp luật lao động (Sinh viên cần nắm vững nội dung về: học
nghề, đào tạo nghề; khái niệm, hình thức, phân loại, quá trình giao kết – thực hiện -
chấm dứt hợp đồng lao động; kỉ luật lao động và trách nhiệm vật chất).
Chương V: PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
- Tội phạm (Sinh viên tập trung các nội dung: khái niệm, các dấu hiệu đặc trưng của
tội phạm và phân biệt tội phạm với vi phạm pháp luật; nắm rõ cách thức phân loại tội
phạm dựa vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi).
- Cấu thành tội phạm (Sinh viên cần phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm bao gồm:
mặt khách thể, mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ quan của tội phạm).
- Trách nhiệm hình sự và hình phạt, án treo (Sinh viên tập trung làm rõ các nội dung:
phân loại hình phạt, án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt và cách thức tổng
hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội hoặc vi phạm thời gian thử thách
trong án treo).
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 09 năm 2021
TRƯỞNG BỘ MÔN

TS. Đào Thị Bích Hồng

You might also like