You are on page 1of 11

ÔN TẬP “ NÓI VỚI CON”- “ BÀN VỀ ĐỌC SÁCH”

A.Nói với con

I:Đọc hiểu

Đề 1:

Câu 1:

- Tác phẩm: Nói với con.

- Tác giả: Y Phương

- Hoàn cảnh sáng tác: sáng tác đầu 1980 là tâm sự của tác giả với đứa con gái đầu
lòng, đó cũng là lời tâm sự với chính mình.

Câu 2:

- Nghệ thuật ẩn dụ

- Tác dụng: thể hiện đời sống tinh thần phong phú và tình yêu lao động của người
dân.

Câu 3:

1.- Tên thật (tên đầy đủ): Tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày.

- Năm sinh, quê quán: Sinh năm 1948, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
(Y Phương nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981 chuyển về
công tác tại sở Văn Hóa – Thông tin tỉnh Cao Bằng. Từ năm 1993, ông là chủ tịch
Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng).

- Phong cách sáng tác, đề tài quen thuộc: Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật,
mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.

2. Tác phẩm:

a. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ:


- Năm 1980, khi con gái ông mới 1 tuổi, kinh tế cả nước còn nhiều khó khăn. Bài
thơ là lời nói với con gái, cũng là lời nói với mình, nhắc nhở mình và thế hệ mai
sau.

- Bài thơ được in trong tập “Thơ Việt Nam (1945 – 1985).

b. Ý nghĩa nhan đề (nếu có):

- Mượn lời nói với con, Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng mõi con người, bộc
lộ niềm tự hào về sức sống bền bỉ của quê hương mình.

- Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra là tình cảm quê hương, từ những
kỉe niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống.

- Cảm xúc, chủ đề của bài thơ được bộc lộ, dẫn dắt một cách tự nhiên, có tầm khái
quát nhưng vẫn thấm thía.

c. Giá trị nội dung, nghệ thuật:

* Nội dung:

- Bìa thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức
sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình.

- Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền
núi gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên
trong cuộc sống.

* Nghệ thuật:

- Thể thơ tự do làm cho cảm xúc cụ thể, rõ ràng.

- Nhịp điệu lúc nhẹ nhàng bay bổng, khi khúc triết rành rọt, lúc mạnh mẽ âm vang
=> lời khuyên của cha thấm sâu vào con.

- Ngôn ngữ cụ thể mà giàu khái quát, bao hàm nhiều ý nghĩa, hình ảnh thơ độc
đáo.

Câu 4:
Hiếu thảo là một trong những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt
Nam. Lòng hiếu thảo là tấm lòng biết ơn, kính trọng sâu sắc của bậc con cháu đối
với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Lòng hiếu thảo được biểu hiện bằng những tình cảm,
hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là sự lễ phép, kính trọng,
cũng có thể là tình yêu thương, cảm thông sâu sắc, là sự cố gắng học tập và làm
việc để đền đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ của cha mẹ, ông bà.
Trong cuộc sống, nếu chúng ta biết hiếu thảo, biết yêu thương, trân trọng những
người thân trong gia đình thì không chỉ tạo ra niềm vui, niềm hạnh phúc mà còn
góp phần làm cho xã hội văn minh hơn. Thật vậy! Đấng sinh thành là những người
đã đưa chúng ta đến với cuộc đời, nuôi dưỡng, bảo bọc và che chở cho ta bằng
tất cả tình yêu thương. Vì vậy, hiếu thảo không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa
vụ của mỗi người con, người cháu trong gia đình. Chúng ta cần ý thức được điều
này, sống và làm việc có trách nhiệm, luôn yêu thương, kính trọng bề trên, không
ngừng cố gắng để đền đáp công ơn, tình cảm to lớn của cha mẹ. Bên cạnh đó, cần
lên án, phê phán những hành động bất hiếu, vô cảm, thậm chí là đánh đập người
thân của một bộ phận người trong xã hội hiện nay. Lòng hiếu thảo từ xưa đến nay
vẫn luôn là đạo lý tốt đẹp được truyền từ đời này sang đời khác, chúng ta cần biết
giữ gìn và phát huy thật tốt truyền thống đạo lý đó.

Đề 2:

Câu 1:

-Nghĩa của cụm từ “Người đồng mình”: là người vùng mình, người miền mình, hay
người cùng trên một miền đất, cùng quê hương, cùng dân tộc.

Câu 2:

-Bài thơ được sáng tác năm 1980, khi đất nước mới hòa bình thống nhất nhưng
gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn. Từ hiện thực ấy nhà thơ sáng tác bài thơ như
lời tâm sự, động viên chính mình đồng thời nhắc nhở con cái sau này.

Câu 3:

Y Phương là nhà thơ quen thuộc với những người miền núi, thơ của ông bình
dị, mộc mạc, gần gũi. Bài thơ Nói với con là những lời tâm sự thủ thỉ của người
cha dành cho con, đồng thời khuyên con trưởng thành phát huy vẻ đẹp của người
đồng mình. Người đồng mình mà tác giả nói đến là người cùng vùng miền cùng
sinh sống với nhau. Trong bài thơ “người đồng mình” xuất hiện khi thực hiện công
việc hàng ngày thân thuộc: Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng. Họ đang làm
những công việc thường nhật với sự khéo léo, tỉ mỉ, những từ “đan”, “cài” mô tả
các hoạt động nhưng cũng nói lên sự tài hoa, chăm chỉ của người dân. Người
đồng mình hiện lên thật gần gũi, gắn bó với nhau. Khoảng cách giữa con người
không còn thay vào đó tình cảm gắn bó như những người anh em ruột thịt trong
một gia đình. Chỉ bằng một đoạn thơ ngắn nhưng tác giả đã giúp người đọc hiểu
hơn về cuộc sống nơi đây với những con người gắn bó, với sự tài hoa của mình họ
đang thay da đổi thịt quê hương, giúp cuộc sống thêm niềm vui và màu sắc. Con
người miền núi có sự hài hòa với thiên nhiên làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa. Với
tác giả “Người đồng mình” không chỉ giỏi giang, cần cù mà còn cả ý chí, nghị lực
giúp cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, đó là những dòng thơ tiếp theo: Người
đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Tác giả thương cho
những con người miền quê, tình cảm chân thành mà sâu sắc. Nghệ thuật đối lập
sử dụng đó là ” cao đo – xa nuôi”, “nỗi buồn – chí lớn”, tác giả nhận biết được
những lo lắng trong những con người vì sự khó khăn khi quê hương còn đói nghèo
đeo bám nhưng họ vẫn cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Những câu thơ thể
hiện ý chí mạnh mẽ, quyết tâm của người dân miền núi trong công cuộc đổi mới
quê hương. Tinh thần vượt khó, thủy chung là điều mà tác giả muốn nói đến
người đồng mình: Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không
chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực
nhọc.Mặc cho điều kiện sống khó khăn “sống trên đá”, “sống trong thung” nhưng
người dân nơi đây vẫn không ngại khó, ngại khổ, sống với cái nghèo nhưng không
chê quê hương nghèo khó. Y Phương muốn nói đến sức sống mạnh mẽ, mãnh liệt
của con người nơi đây đồng thời muốn khen ngợi tinh thần, bản lĩnh của những
con người quê hương mình. Họ luôn là những con người bằng xương thịt “thô sơ
da thịt” thật giản dị, chân thật nhưng không bao giờ nhỏ bé, với quyết tâm đó
người đồng mình mong muốn xây dựng quê hương giàu mạnh hơn. Niềm tự hào
cùng với sự cần cù, chăm chỉ sẽ giúp họ thành công. Qua những lời kể của cha với
con, người đồng mình hiện lên với nhiều vẻ đẹp khác nhau, sự tài giỏi, chăm chỉ
và ý thức mong muốn xây dựng phát triển quê hương của những người dân tộc
Tày. Vẻ đẹp, sức sống đó chính là niềm tự hào về quê hương của tác giả Y
Phương.

Câu 4:

Trong cuộc sống, cha mẹ chính là những người luôn dành thật nhiều tình yêu
thương, sự lo lắng và che chở cho những đứa con của mình. Thật vậy, khi những
đứa con trưởng thành thì việc mà chúng ta có thể làm đó là làm cho cha mẹ hãy
yên tâm về mình. Đầu tiên, để cha mẹ có thể yên tâm về mình thì chúng ta cố
gắng chủ động, tự chủ trong việc học tập và sinh hoạt hàng ngày của mình. Những
việc mà mình có thể làm được thì hãy cố gắng làm cũng như làm cho bản thân và
bố mẹ tự hào về kết quả học tập của mình. Chúng ta hãy bớt đi sự trẻ con và ỷ lại,
lười biếng để cho cha mẹ luôn yên tâm về mình. Thứ hai, chúng ta có thể tự lập
để bố mẹ yên tâm. Để làm được việc này, chúng ta hãy làm tất cả những việc nhà
trong khả năng của mình, chủ động giúp đỡ công việc nhà và tự chăm sóc cho bản
thân thật tốt. Ngay cả những người thân nhất với chúng ta là bố mẹ cũng chẳng
thể ở với ta mãi được. Cuối cùng, để làm cho cha mẹ yên tâm thì sự trưởng
thành, chín chắn của chúng ta chính là câu trả lời chính xác nhất. Sự trưởng thành
của chúng ta được thể hiện bằng cách chúng ta đối mặt với những khó khăn trong
cuộc sống cũng như trong công việc, trong các mối quan hệ,... Điều quan trọng
nhất đó là ta có thể tự chịu trách nhiệm với chính mình. Đó là những thứ sẽ giúp
cho cha mẹ chúng ta yên tâm về chúng ta.

Đề 3

Câu 1:

- Đoạn văn được trích " Nói với con" - Y Phương

- Bài thơ được sáng tác năm 1980, khi đất nước mới hòa bình thống nhất nhưng
gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn. Từ hiện thực ấy nhà thơ sáng tác bài thơ như
lời tâm sự, động viên chính mình đồng thời nhắc nhở con cái sau này.

Câu 2:
- “Lên đường” cho thấy người con đã lớn khôn và tạm biệt gia đình – quê hương
để bước vào một trang đời mới.

- “Không bao giờ nhỏ bé” khẳng định sự lớn lao của ý chí, của nghị lực, cốt cách và
niềm tin.

⇒ Người cha luôn mong muốn đứa con của mình khôn lớn, khi bước vào một thế
giới mới phải là người có ý chí, có nghị lực, đồng thời vẫn phải giữ được cốt cách
và niềm tin.

Câu 3:

Thời đại 4.0 mở ra khiến cho đất nước ta có nhiều cơ hội đồng thời là thử
thách. Trong bài viết của Phó thủ tướng Vũ Khoan nhắc nhở chân tình rằng: “Cái
mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới … nhưng
bên cạnh cái mạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến
thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả
năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối họ chay, học vẹt nặng nề …”. Hành
trang chính là những thứ đồ dùng mang theo và các thứ trang bị khi đi xa. Cái
mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới. Cái yếu
của người Việt Nam là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản thiên hướng chạy theo
những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế
do lối học chay, học vẹt nặng nề … Nên khi chúng ta phải làm gì để chuẩn bị bước
vào thế kỉ mới? chúng ta phải lấp đầy túi hành trang của mình bằng những điểm
mạnh và vứt bỏ điểm yếu. Vậy nên khi bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai với
các cường quốc năm châu”, để xây dựng đất nước cần phải có ý chí, nghị lực
nhưng đồng thời phải giữ được cốt cách và niềm tin. Con người phải chuẩn bị
những hành trang cần thiết để bước vào thế kỉ mới bằng cách trang bị tri thức
khoa học công nghệ, có nhận thức đúng về bản thân, xã hội, thời đại, có tâm hồn
trong sáng, lành mạnh, giàu tính nhân văn, có lí tưởng, có niềm tin.

II. HỆ THỐNG BPNT:

Hình ảnh, câu thơ Nghệ thuật Tác dụng


“Bước tới” Hình ảnh tả thực Giúp người đọc liên
tưởng tới một em bé tập
đi trong vòng tay yêu
thương của cha mẹ

“Rừng cho hoa Nhân hoá


Con đường cho những điệp từ cho tả thực vẻ đẹp của
tấm lòng” những rừng hoa mà
thiên nhiên, quê hương
ban tặng; gợi sự giàu có
và hào phóng của thiên
nhiên, quê hương.gợi
liên tưởng đến những
con đường trở về nhà, về
bản; gợi đến tấm lòng,
tình cảm của "người
đồng mình" với gia đình,
quê hương, xứ sở.cho
thấy tấm lòng rộng mở
mở, hào phóng, sẵn sàng
ban tặng tất cả những gì
đẹp nhất, tuyệt vời nhất
của quê hương, thiên
nhiên.

“Cao đo nỗi buồn Xa


nuôi chí lớn”
Hệ thống từ ngữ giàu sức
gợi - Gợi liên tưởng đến
những dãy núi cao, trùng
điệp là nơi cư trú của
đồng bào vùng cao.
- Những tính từ này được
sắp xếp theo trình tự
tăng tiến, gợi những khó
khăn như chồng chất khó
khăn để thử thách ý chí
con người.
- Hệ thống hình ảnh
mang tư duy của người
miền núi, khi tác giả lấy
cao của trời, của núi để
đo nỗi buồn, lấy xa của
đất để cho ý chí của con
người.

+ Gợi về cuộc sống bình


“Sống như sông như suối So sánh và thủ pháp đối dị, hồn nhiên, gắn bó với
Lên thác xuống ghềnh thiên nhiên.
Không lo cực nhọc” + Gợi lối sống trong sáng
, phóng khoáng, dào dạt
tình cảm như sông,
những suối.
- Từ đó, người cha mong
muốn ở con: một tâm
hồn trong sáng, phóng
khoáng như thiên nhiên.
gợi một cuộc sống vất vả,
lam lũ, nhọc nhằn, không
hề bằng phẳng, dễ dàng.
Từ đó , người cha mong
muốn ở con: phải biết
đối mặt, không ngại ngần
trước những khó khăn và
phải biết vươn lên, làm
chủ hoàn cảnh.
B.Ôn tập bàn về đọc sách

Đề 1

Câu 1:

- Tác phẩm: Bàn về đọc sách

- Tác giả: Chu Quang Tiềm

Câu 2:

-Khởi ngữ : Đối với việc học tập, đối với việc làm người

Câu 3:

Phương pháp đọc sách cho mình :

- Đọc sách không cốt đọc nhiều, có thể đọc ít nhưng phải hiểu được nội dung mà
sách truyền tải.

- Đọc sách phải biết chọn lựa sách hay , tránh đọc những quyển sách vô thưởng,
vô phạt

Đọc sách cần đọc kĩ, đọc sâu, nắm bắt được những nội dung và giá trị mà sách
mang lại

Đề 2

Câu 1

-Lời khuyên của tác giả Chu Quang Tiềm là hãy đọc sách cản thần ,đừng đọc qua
loa cho có bởi vì nếu ta muốn tiến bộ thì phải đọc sách, phải lấy thành quả nhân
loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát và việc đọc sách có ý nghĩa đó
chính là giúp ta tiếp thu kiến thức, cập nhật những vấn đề mới để không bị lạc hậu
,từ đó ta mới có thể vững vàng trên con đường học vấn.

Câu 2:
Hiện nay đất nước ta đang trên đà phát triển của công nghệ thông tin, mạng
truyền thông , mọi thứ đều có thể làm với mạng máy tính, điện thoại thông minh
nhưng cùng với đó là tình trạng văn hóa đọc sách ở giới trẻ. Đọc sách là một thói
quen tốt, đem lại nhiều lợi ích cho cuộc sống con người. Sách giúp ta mở mang
tầm Tri thức, kiến thức sâu rộng, đem cho ta nhiều bài học đáng quý, rèn luyện
cho ta những cảm xúc mới mẻ mà chỉ có sách mới đem lại được. Hiện nay, có rất
ít người có thói quen đọc sách, những người đọc chủ yếu là người lớn tuổi và trẻ
em, còn giới trẻ thì rất ít. Sự khác biệt lớn nhất của người đọc sách và không đọc
sách ở chỗ : người trẻ đọc sách thì biết được nhiều, nghĩ được nhiều, dễ thành
công trong cuộc sống và có nhân cách tốt đẹp còn người Không đọc sách thì sẽ có
vốn kiến thức hạn hẹp, khó thành công. Việc này chủ yếu là do các bạn trẻ ngày
nay chỉ mải miết lướt facebook, Yahoo, YouTube, xem phim trực tuyến trên mạng
nên không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đến tinh thần, kiến thức, phản
ứng của các bạn. Đọc sách có nhiều lợi ích như vậy, chúng ta hãy cùng nhau chung
tay lập đội tuyên truyền, phát động phong trào về ngày đọc sách, lợi ích của việc
đọc sách để mọi người đặc biệt là giới trẻ để các bạn thay đổi theo hướng sống
vui vẻ và hòa đồng với xã hội hơn.

Đề 3

Câu 1

a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm: Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm

b. Nội dung chính của đoạn văn: Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là
phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.

c. Biện pháp nghệ thuật so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên: đọc nhiều mà
không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm
cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để
trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý.

Với cách so sánh đó, tác giả muốn phê phán: những con người không biết cách
đọc sách, đọc sách qua quýt, mơ màng, không đọng lại trong đầu
d. 3 sự ích lợi của việc đọc sách để làm rõ ý: “ Đọc sách vốn có ích riêng cho
mình".

- Nâng cao trình độ, tăng sự hiểu biết và tự tin trong giao tiếp, ứng xử

- Hoàn thiện nhân cách, đạo đức con người

- Đọc sách giúp bạn thành công trong cuộc sống: giúp bạn có những suy nghĩ,
nhiều kiến thức thiết thực trong cuộc sống và giúp bạn vạch ra những định hướng
tương lai.

- Tâm hồn tư thái: Rèn luyện được thói quen đọc sách, bạn sẽ tận dụng được mọi
khoảng thời gian rãnh rỗi cho việc giải trí lành mạnh. Bạn sẽ không phải lãng phí
thời gian vào các việc vô bổ tốn tiền và có hại cho sức khỏe. Hãy thư giãn bằng
những cuốn sách sẽ giúp thêm yêu đời hơn.

Câu 2 (1.0 điểm)

Các từ ngữ thực hiện phép liên kết câu trong đoạn văn sau:

Phép lặp: "văn nghệ"

Phép thế: "những điều ấy" thay thế cho 2 câu "văn nghệ....."

You might also like