You are on page 1of 3

Các pan bệnh cơ bản và cách xử ký trong PC

1. Bệnh không kích nguồn được


- Hư nguồn ( gắn nguồn khác vô thử)
- Hư main
- Chạm ổ cứng CD ( tháo hết các thiết bị ngoại vi ra
2. Bệnh kích nguồn: quạt quay vài vòng rồi tắt, không có lên hình
- Hư nguồn ATX hoặc là nguồn không đủ để đáp ứng
- Hư main (có thể kiểm tra lập tức nếu bị phù tụ) main H61 bị nhiều,
3. Bện kích nguồn lên, quạt quay ok nhưng không lên hình, nhấn caplock không sáng
- Lỏng ram, chết ram, hư socket
- Lỗi cpu ( lỗi này thường thấy ở dòng Core i
- Thay thử cpu, ram khác
- Hư nguồn ATX ( tỉ lệ gặp ít nhất)

Main dòng H thì ráp Core I3 trở xuống ( có thể gắn core i7 nhưng chạy không hết được hiệu
llnăng), dòng B thì core i5, dòng Z thì core i7.

4. Bệnh lên hình nhưng nhòe, hoặc độ phân giải bị thu nhỏ lại, hoặc bị sọc
- Cáp màn hình
- Màn hình
- Vga ( nếu bị sọc ngang)
5. Kích nguồn chạy, lên hình được 1 lúc rồi tắt, hoặc reset lại
- Lỗi tản nhiệt của cpu hoặc vga
- Dump xanh ( bị xung đột phần cứng cụ thể là ram, vga,cpu), nếu bị cpu hoặc vga thì có thể
test bằng phần mềm FURMARK nhưng chỉ test được khi còn lên hình được
6. Tắt máy không được, tắt thì tự động mở lên lại, tự chạy khi có nguồn
- Lỗi main ( có thể sửa ngay được): vô bios  tắt cái Wakeup on lan hoặc Lan On. Sau khi tắt
rồi mà vẫn bị thì coi như phải thay main mới.

Bệnh cơ bản trên laptop:


1. Bệnh kích không lên nguồn (đèn ở nút kích nguồn không lên)
- Có thể hư sạc ( thường thấy ở máy HP vì jack của HP có cái đầu kim, nếu gãy sẽ không lên)
- Hư main
2. Đèn của adapter bị tắt khi vừa cắm jack vào máy/ có mùi cháy, két ở adapter  Chạm nguồn ở
main (đưa kĩ thuật sử 1p30s là xong, xui thì chết luôn)
3. Không sạc pin được ( nếu phải thay pin thì thường sẽ báo giá gấp 1,5 or 2 or 3 lần để tránh
trường hợp là bị lỗi main thì lấy tiền bù qua)
- Pin đánh dấu chéo: lỗi không nhận pin 2 nguyên nhân: 1 là bị pin và 2 là bị main ( 90% là bị
pin)
- Cắm sạc lâu nhưng pin không lên phần trăm lỗi ở pin hoặc main
4. Bệnh máy khởi động lên hình nhưng chuột touchpad tự lắc lắc. Lỗi này do sạc, chỉ cần thay sạc
5. Kích nguồn nhưng đèn nút power sáng rồi lại tắt, không có hình:
- Thường là chạm nguồn  do tháo ráp ( chỗ ốc ngắn mà gắn óc dài vô)
 Chạm bàn phím
 Chạm cdrom/caddy bay/ chạm hdd ( thường caddy bay sẽ có 1 miếng nilon bọc xung quanh
khi mới mua, đừng bỏ nó ra mà để đó để nó có thể cách điện)
 Lỗi RAM
 Lỗi main

(không tháo pin CMOS khi làm vệ sinh máy tính, nếu tháo pin CMOS thì sẽ có tình trạng đèn sáng
rồi lại tắt tầm 2-3 lần thì máy mới bắt đầu lên hình  đây không phải là lỗi mà là Khi tháo CMOS
ra gắn lại thì lúc đó BIOS sẽ recover setting mặc định)

6. Bệnh kích nguồn, hiện logo rồi đang quay vòng tròn sau đó bị đứng ( đây là lúc máy đang truy
xuất ổ cứng)
- Thường chạ nút phím ( là dạng 1 phím trên bàn bị dính)
- Lỗi ổ cứng
7. Còn nếu không nhận HDD thường là do ổn cứng không có win, hoặc win bị lỗi thì sẽ hiện là
“NO BOOT, ERROR BOOT…” nếu là không nhận HDD thì có thể là lỗi main hoặc lỗi main
8. Bệnh đứng LOGO ( tức là chỉ hiện logo chứ không thấy vòng tròn quay)  lỗi ROM ( giao cho
chuyên viên sửa main)
9. Nếu sau khi kích nguồn, logo xuất hiện sau vài giây  máy bình thường.
Nhưng xuất hiện logo từ 15s cho tới hơn 30s  lỗi lên hình chậm  lỗi ROM và chỉ có thể đưa
kĩ thuật về main để họ chép ROM lại
10. Máy tắt chậm có thể là lỗi win, hoặc bản chất máy chậm ( như Asus khá chậm trong việc tắt và
cả mở máy là có thể do phần code được viết cho Bios “củ chuối” hơn so với những hãng khác)
11. Đèn kích nguồn lúc nào cũng sáng nhưng nhấn vô win bình thường không vấn đề gì, chỉ có cái
đèn luôn sáng mãi theo thời gian  lỗi main
12. Kích nguồn vô được win nhưng sau đó tắt
 Lỗi khô keo tản nhiệt cpu, chipset nam bắc, vga ( mình có thể sửa)
 Lỗi chipset nam bắc, vga, cpu ( chuyên viên về main sửa)
 Lỗi nguồn trên main ( lỗi này nhẹ sửa lời, nhưng không cần nói với khách, chỉ cần nói là lỗi
chipset là okey)
13. Lên màn hình xanh hay là dump xanh  thường là xung đột phần cứng: RAM, CPU, VGA ( có thể
là 2 thanh RAM khác hãng sẽ có lỗi, hoặc 1 thanh 8gb sẽ ít lỗi hơn là 2 thanh 4gb
 Lỗi nguồn: có thể nguồn không cấp đủ điện cho main
14. Do win tắt hoặc chạy phần mềm hơi nặng 1 chút là sẽ bị tắt máy  có thể là do vga, bị quá nóng
( nhất là những máy có vga rời và nhất là vga của AMD. Nên nhớ 1 cpu
15. Các lỗi vga thường:
 Sọc màn hình ( ngang ) còn sọc đứng là chắc chắn bị màn hình
 Bị chia màn hình ( cũng có thể là do màn hình)
 Sử dụng máy nóng lên là tắt máy, hoặc màn hình bị nhiễu rồi mới tắt  có thể hấp chip nhưng
chỉ có 50% sống sót)
 1 ngày đẹp trời tự nhiên thấy trong Device Manager bị mất Driver của card rời, nhưng sau đó cài
lại thì bị màn đen thui/ sập nguồn/ đứng máy  cứu bằng cách hấp chip ( hay gọi là đá chip), chỉ
có 70% sống sót
 Sọc nhiễu màn hình/chia màn/sọc ngang  có thể là do vga hoặc màn  cách để phân biệt thì
tốt nhất nên lấy 1 cái màn hình xịn để test là chắc ăn nhất
 Xuất hình ngoài được nhưng xuất trong không được  đa phần bị vga, và 1 số thì bị main
 Sọc đứng/trắng màn hình/ màn hình đen thui. Nhưng nhấn capclock sáng đèn
 Lỗi Màn hình ( khá cao) => chiếm đến 90%
 VGA rời lẫn VGA onboard( do chip)
 Main
 Đối với trường hợp màn hình không lên có thể nhấn caplock để test xem có phải lỗi main
hay màn hình, hoặc cắm bàn phím ngoài để test Numblock, Caplock
16. Bệnh tự kích nguồn, lên hình bình thường nhưng quên ngày giờ và tắt được hết pin CMOS
( HP thì sẽ kêu “bíp bíp”)
17. Nhưng nếu đã thay pin CMOS mà vẫn không hết thì sẽ bị Main ( lỗi RTC, nghe nói là khá dễ, chỉ
cần thay 1 con diot là khỏe lại)

Lỗi RTC này cũng gặp trên main H81, H61 của PC

Lưu ý:khi vệ sinh, theo lý thuyết: nếu miếng tản nhiệt bằng đồng áp vô chip thì sẽ bôi
keo tản nhiệt, còn nếu là miếng nhôm màu trắng thì sẽ dùng miếng silicon tản nhiệt.

Còn nếu không giống lý thuyết thì máy zin nó như thế nào
thì trét keo hoặc dán silicon thế đó

You might also like