You are on page 1of 322

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG


THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
BÁC SĨ CHÍNH (HẠNG III)
(Ban hành theo Quyết định số 4933/QĐ-BYT ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Bộ
trưởng Bộ Y tế)

Hải Phòng - 6/2020


MỤC LỤC

TT CHUYÊN ĐỀ

PHẦN I. KIẾN THỨC VỀ CHÍNH TRỊ, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC


VÀ CÁC KỸ NĂNG CHUNG
1 NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÁP LUẬT VÀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
2
NAM
3 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ Y TẾ
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
4
TRONG LĨNH VỰC Y TẾ
5 THỂ THỨC VÀ KỸ THUẬT TRÌNH BÀY, SOẠN THẢO VĂN BẢN
6 KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN VÀ LÀM VIỆC NHÓM
7 HƯỚNG DẪN VIẾT CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO
PHẦN 2. KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VÀ
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
1 NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
2 QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ
3 KỸ NĂNG TƯ VẤN VÀ GIÁO DỤC SỨC KHOẺ
4 ĐẢM BẢO AN NINH TRONG CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH
5 AN TOÀN NGƯỜI BỆNH
6 BAO PHỦ SỨC KHOẺ TOÀN DÂN
7 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG Y TẾ
8 TỔNG QUAN VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
9 TỔNG QUAN VỀ VĂN HOÁ ỨNG XỬ
10 HƯỚNG DẪN VIẾT TIỂU LUẬN CUỐI KHOÁ
PHẦN I
KIẾN THỨC VỀ CHÍNH TRỊ, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VÀ CÁC KỸ NĂNG CHUNG
Chuyên đề 1
NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THỜI LƯỢNG HỌC TẬP


Tổng số tiết: 8 tiết
Lý thuyết: 4 tiết
Thảo luận, thực hành: 4 tiết
MỤC TIÊU
Sau khi học xong chuyên đề, học viên cần đạt được:
1. Hiểu được nguồn gốc, bản chất, chức năng, hình thức và tổ chức bộ máy nhà
nước
2. Nhận thức rõ một số vấn đề về bản chất, chức năng của Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nhĩa Việt Nam
3. Nhận thức sự cần thiết và những định hướng cơ bản về nội dụng xây dựng và
hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Có kỹ năng nhận biết được sự khác nhau về bản chất của Nhà nước nước xã hội
chủ nghĩa Việt Nam với nhà nước tư sản.
5. Vận dụng những hiểu biết vào quá trình công tác để góp phần xây dựng và hoàn
thiện Nhà nước
NỘI DUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC
1.1. Nguồn gốc
Trong lịch sử phát triển của xã hội, đã có rất nhiều quan điểm và học thuyết
khác nhau về nguồn gốc ra đời của nhà nước. Nhưng do những nguyên nhân khác
nhau mà các quan điểm và học thuyết đó chưa thực sự giải thích đúng nguồn gốc
của nhà nước.
Các nhà tư tưởng theo thuyết thần học cho rằng: Thượng đế là người sắp đặt
trật tự xã hội, nhà nước là do Thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chung, do
vậy, nhà nước là lực lượng siêu nhiên, quyền lực nhà nước là vĩnh cửu và sự phục
tùng quyền lực là cần thiết và tất yếu.
Thuyết gia trưởng cho rằng nhà nước ra đời là kết quả phát triển của gia đình
và quyền gia trưởng, là hình thức tổ chức tự nhiên của cuộc sống con người; vì vậy
cũng như gia đình, nhà nước tồn tại trong mọi xã hội, quyền lực nhà nước về bản
chất cũng giống như quyền lực gia trưởng của người đứng đầu gia đình (Aristote,
Bodin, More…).
Thuyết bạo lực cho rằng nhà nước xuất hiện trực tiếp từ việc sử dụng bạo lực
của thị tộc này đối với một thị tộc khác, mà kết quả là thị tộc chiến thắng “nghĩ ra”
một hệ thống cơ quan đặc biệt. Nhà nước, để nô dịch kẻ chiến bại (đại biểu của
thuyết này có Hume, Gumplowicz…)
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin: Nhà nước là một hiện tượng
lịch sử, được phát triển qua quá trình phát triển tự nhiên của xã hội loài người. Lịch
sử loài người chỉ ra rằng không phải khi nào cùng tồn tại nhà nước, mà nhà nước
chỉ xuất hiện và tồn tại khi có những điều kiện nhất định. Đó là, xã hội tồn tại
những mâu thuẫn giai cấp không điều hòa được và nhà nước sẽ tự tiêu vong khi
những mâu thuẫn này không còn nữa.
Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, khi con người mới thoát thai từ vượn
người, tụ tập với nhau thành xã hội, mọi người còn ăn chung, ở chung, không có sự
chiếm đoạt của chung thành của riêng, nên chưa có xung đột về lợi ích lớn và do đó
cũng chưa có sự phân chia xã hội thành giai cấp và chưa có nhà nước. Trong giai
đoạn này, đứng đầu các thị tộc và bộ lạc là các tộc trưởng (hay tộc chủ) do những
người dân ở trong cộng đồng đó bầu ra với quyền lực được xác lập qua uy tín và
đạo đức của họ. Việc điều chỉnh các quan hệ xã hội khi ấy được thực hiện thông
qua việc thừa nhận những quy tắc chung, những tập quán trong cộng đồng. Trong
tay họ không có và không cần một công cụ cưỡng bức đặc biệt nào.
Cùng với sự phát triển của con người là quá trình phát triển lực lượng sản
xuất, trước hết là sự phát triển của công cụ lao động dẫn đến năng suất lao động
tăng, của cải làm ra ngày càng nhiều, và do đó bắt đầu có của cải dư thừa, kèm theo
đó là sự tích trữ, đồng thời xuất hiện một bộ phận chiếm đoạt của cải dư thừa đó
(do nắm quyền quản lý, cai quản) hoặc giàu lên nhờ tích trữ, đầu cơ tức là xuất hiện
có sự phân hóa giàu nghèo, phân biệt giữa người có của và người không có của. Sự
phân hóa này dẫn đến hiện tượng phân chia người dân trong xã hội thành các tầng
lớp khác nhau (phân chia giai cấp) và kéo theo xuất hiện mâu thuẫn giai cấp.
Những mâu thuẫn giai cấp này đưa tới đấu tranh giai cấp và làm xuất hiện nhà
nước với tư cách là bộ máy thống trị của giai cấp này đối với các giai cấp khác
trong xã hội.
Như vậy, nguyên nhân trực tiếp của sự xuất hiện nhà nước là những mâu
thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. V.I.Lênin nhận định: “Nhà nước là sản
phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. Bất cứ
ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp
không thể điều hoà được, thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại: sự tồn tại của nhà
nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hoà được”. Nhà
nước chỉ ra đời, tồn tại trong một giai đoạn nhất định của sự phát triển xã hội và sẽ
mất đi khi những cơ sở tồn tại của nó không còn nữa.
1.2. Bản chất
Nhà nước được hiểu là bộ máy đặc biệt đảm bảo sự thống trị về kinh tế, để
thực hiện quyền lực về chính trị và thực hiện sự tác động về tư tưởng đối với quần
chúng, ngoài ra nhà nước còn phải giải quyết tất cả các vấn đề nảy sinh trong xã
hội, nghĩa là phải thực hiện các chức năng xã hội. Điều đó chứng tỏ rằng, nhà nước
là một hiện tượng phức tạp và đa dạng, nó vừa mang bản chất giai cấp vừa mang
bản chất xã hội.
Nhà nước là một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để trấn áp
các giai cấp khác. Vì thế, nhà nước chính là một tổ chức đặc biệt của quyền lực
chính trị. Giai cấp thống trị sử dụng nhà nước để tổ chức và thực hiện quyền lực
chính trị của giai cấp mình.
Các kiểu nhà nước bóc lột có bản chất chung là sử dụng bộ máy để thực hiện
nền chuyên chính của giai cấp bóc lột. Các nhà nước này đều duy trì sự thống trị về
chính trị, kinh tế, tư tưởng của một thiểu số người bóc lột đối với đa số nhân dân
lao động. Trái lại, nhà nước Xã hội chủ nghĩa lại sử dụng bộ máy để bảo vệ lợi ích
của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chiếm đa số trong xã hội, trấn áp
những lực lượng thống trị cũ đã bị lật đổ và những phần tử chống đối cách mạng.
Quan trọng hơn, nó là bộ máy để tổ chức, xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa.
Tính giai cấp là mặt cơ bản thể hiện bản chất của nhà nước. Tuy nhiên, với
tư cách là bộ máy thực thi quyền lực công cộng nhằm duy trì trật tự và sự ổn định
của xã hội, nhà nước còn thể hiện rõ nét tính xã hội của nó. Trong bất kỳ nhà nước
nào, bên cạnh việc bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, nhà nước cũng phải chú ý
đến lợi ích chung của xã hội, giải quyết những vấn đề mà đời sống xã hội đặt ra.
Chẳng hạn: bảo đảm trật tự an toàn xã hội, xây dựng và thực hiện hệ thống an sinh
xã hội, bảo vệ môi trường, chống thiên tai, dịch bệnh…
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy
chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm
duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong
xã hội.
1.3. Chức năng
Chức năng của nhà nước được thể hiện thông qua những phương diện, những
mặt hoạt động cơ bản của nhà nước, phản ánh bản chất của nhà nước, được xác
định tùy thuộc vào đặc điểm tình hình trong nước và quốc tế, nhằm thực hiện
những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước trong từng giai đoạn.
Chức năng của nhà nước do các cơ quan nhà nước bộ phận hợp thành bộ máy nhà
nước thực hiện. Căn cứ vào những phương diện hoạt động của nhà nước, các chức năng
của nhà nước được chia thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại
- Chức năng đối nội là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước
trong nội bộ đất nước như: bảo đảm trật tự xã hội, trấn áp những phần tử chống đối
chế độ, bảo vệ và phát triển chế độ kinh tế, văn hóa…
- Chức năng đối ngoại thể hiện vai trò của nhà nước trong quan hệ với các
nhà nước, các dân tộc, quốc gia khác như: thiết lập mối quan hệ với các quốc gia
khác, phòng thủ đất nước, chống sự xâm lược từ bên ngoài…
Các chức năng đối nội và đối ngoại có mối quan hệ mật thiết với nhau, nếu
thực hiện tốt chức năng đối nội thì sẽ tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt chức năng
đối ngoại và ngược lại, thực hiện thành công hay thất bại chức năng đối ngoại sẽ
ảnh hưởng tốt hoặc cản trở việc thực hiện chức năng đối nội.
1.4. Các kiểu nhà nước
a. Khái niệm kiểu nhà nước.
Kiểu nhà nước là một phương diện rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu
về những thuộc tính liên quan đến nhà nước. Nghiên cứu về kiểu nhà nước để nhận
biết được vị trí, vai trò của nhà nước cũng như các điều kiện tồn tại và xu hướng
phát triển của nhà nước trong mỗi một giai đoạn lịch sử nhất định.
Trong lịch sử xã hội loài người đã tồn tại bốn hình thái kinh tế xã hội cơ bản:
hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản và xã hội chủ nghĩa.
Tương ứng với bốn hình thái kinh tế có bốn kiểu nhà nước: nhà nước chủ nô,
phong kiến, tư bản và nhà nước xã hội chủ nghĩa. Học thuyết Mác - Lênin đã đưa
ra khái niệm kiểu nhà nước như sau:
Kiểu nhà nước là tổng thể các đặc điểm cơ bản của nhà nước thể hiện bản
chất của nhà nước và các điều kiện phát sinh, tồn tại và phát triển của nhà nước
trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định.
Kiểu nhà nước có những đặc trưng cơ bản:
Mỗi một kiểu nhà nước tồn tại trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định.
Mỗi kiểu nhà nước tương ứng với một phương thức sản xuất nhất định. Một khi cơ
sở hạ tầng thay đổi thì kiến trúc thượng tầng cũng biến đổi theo. Nhà nước là một
bộ phận của kiến trúc thượng tầng cho nên tất yếu bị thay thế bằng một kiểu nhà
nước mới.
Sự thay thế kiểu nhà nước gắn liền với sự thay thế của các hình thái kinh tế -
xã hội. Sự thay thế kiểu nhà nước này bằng kiểu nhà nước khác manh tính tất yếu
khách quan và kiểu nhà nước sau bao giờ cũng tiến bộ và hoàn thiện hơn kiểu nhà
nước trước.
Sự thay thế kiểu nhà nước này bằng kiểu nhà nước khác là những bước tiến
lớn trong lịch sử nhân loại và là quá trình lịch sử tự nhiên.
Tính tất yếu khách quan của sự thay thế kiểu nhà nước này bằng kiểu nhà
nước khác được Các Mác và Ph.Ăngghen phát hiện “tới một giai đoạn phát triển
nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội sẽ mâu thuẫn với
những quan hệ sản xuất đó, hay đây chỉ là những biểu hiện pháp lý của những
quan hệ sản xuất đó, mâu thuẫn với những quan hệ sở hữu, trong đó từ trước đến
nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển
của các lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các
lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại của một cuộc cách mạng xã hội. Cơ sở
kinh tế thay đổi thì tất cả các kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều
nhanh chóng”. Kiểu nhà nước cũ bị thay thế bằng kiểu nhà nước mới được thực
hiện thông qua một cuộc cách mạng xã hội.
Các cuộc cách mạng diễn ra trong lịch sử dẫn tới kết quả là nhà nước phong
kiến thay thế nhà nước chủ nô, nhà nước tư sản thay thế nhà nước phong kiến, nhà
nước XHCN thay thế nhà nước tư sản. Các kiểu nhà nước chủ nô, phong kiến, tư
sản có những đặc điểm riêng nhưng đều có chung bản chất bóc lột. Kiểu nhà nước
bóc lột là “kiểu nhà nước nguyên nghĩa”, là công cụ chuyên chế để bảo vệ quyền
lợi, địa vị của thiểu số giai cấp thống trị. Nhà nước XHCN là kiểu nhà nước mới
khác với kiểu nhà nước bóc lột, là kiểu nhà nước dựa trên chế độ công hữu về tư
liệu sản xuất, là kiểu nhà nước xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, văn
minh và theo Lênin đây là kiểu nhà nước “nửa nhà nước”. Nhà nước xã hội chủ
nghĩa là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử nhân loại, có sứ mệnh lịch sử là xây
dựng chủ nghĩa xã hội tiến tới chủ nghĩa cộng sản. Sự thay thế kiểu nhà nước cũ
bằng kiểu nhà nước mới là một trong những bước nhảy vọt trong sự phát triển của
văn minh nhân loại.
b. Các kiểu nhà nước
- Nhà nước chủ nô
Nhà nước chủ nô là kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử. Nhà nước chủ nô ra
đời dựa trên nhiều nguyên nhân khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính
trị, vị trí địa lí của các nhà nước trên thế giới.
Nhà nước chủ nô sở hữu tư hữu về tư liệu sản xuất và người nô lệ. Xã hội chủ
nô có hai giai cấp chính là giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ trong đó giai cấp chủ nô
nắm trong tay ba thứ quyền lực về kinh tế, chính trị, tư tưởng và bắt giai cấp nô lệ lệ
thuộc về mình. Nhà nước chủ nô quy định quyền lực vô hạn của giai cấp chủ nô và
tình trạng vô quyền của người nô lệ. Nhà nước chủ nô là công cụ chuyên chế của giai
cấp chủ nô đối với giai cấp nô lệ. Nhà nước chủ nô ngoài việc bảo vệ địa vị của giai
cấp chủ nô, nhà nước chủ nô còn quản lí các vấn đề trong xã hội, giải quyết các vấn
đề nảy sinh trong xã hội và quan tâm đến việc giữ gìn trật tự xã hội.
- Nhà nước phong kiến
Khi quan hệ chiếm hữu nô lệ lỗi thời so với sự phát triển của lực lượng sản
xuất xã hội, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn tới mâu thuẫn gay gắt
giữa giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ. Lao động của người nông dân trên đất đai của
chúa đất đưa lại năng suất cao hơn lao động của nô lệ và dần thay thế lao động nô lệ.
Chế độ phong kiến dần thay thế chế độ nô lệ và nhà nước phong kiến ra đời.
Cơ sở kinh tế của nhà nước phong kiến được xây dựng trên cơ sở chế độ sở
hữu về ruộng đất và một phần sức lao động của nông dân. Xã hội phong kiến có hai
giai cấp địa chủ và giai cấp nông dân, thợ thủ công, tiểu thương, thị dân.
Nhà nước phong kiến là công cụ chuyên chế của giai cấp địa chủ phong kiến
đối với giai cấp nông dân và các bộ phận khác. Giai cấp địa chủ sở hữu trong tay về
ruộng đất và bắt giai cấp nông dân lệ thuộc vào mình bằng cách bóc lột tô hoặc đi
lao dịch. So với giai cấp nô lệ người nông dân trong nhà nước phong kiến đã có địa
vị cao hơn, họ được quyền tự do về thân thể, được quyền sở hữu các tư liệu sản
xuất nhỏ tuy vậy họ vẫn chịu sự ràng buộc về kinh tế, chính trị và tư tưởng do giai
cấp địa chủ thiết lập.
Nhà nước phong kiến là công cụ thống trị của giai cấp địa chủ đối với giai
cấp nông dân, là bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp địa chủ đối với giai cấp nông
dân. Nhà nước phong kiến thể hiện ý chí giai cấp địa chủ, duy trì và bảo vệ địa vị
thống trị của giai cấp địa chủ. Nhưng bên cạnh đó nhà nước phong kiến cũng là
một phương thức tổ chức bảo đảm lợi ích chung của xã hội, giải quyết các vấn đề
nảy sinh trong xã hội, quan tâm tới lợi ích của các giai tầng khác trong một giới hạn
nhất định.
- Nhà nước tư sản
Do sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội và sự hình thành quan hệ tư
bản trong lòng xã hội phong kiến, quan hệ sản xuất phong kiến trở nên lỗi thời, kìm
hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, chế độ phong kiến rơi vào tình trạng
khủng hoảng toàn diện. Đại biểu cho phương thức sản xuất mới tiến bộ, giai cấp tư
sản có những ưu thế rõ rệt so với giai cấp địa chủ phong kiến, khi giành được vị trí
chủ đạo trong kinh tế, giai cấp tư sản đã tập hợp lực lượng tiến hành cuộc đấu tranh
giành quyền lực chính trị thủ tiêu chế độ phong kiến, thiết lập quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa, mở đường cho sức sản xuất phát triển.
Sự ra đời của nhà nước tư sản đánh dấu sự tiến bộ to lớn trong lịch sử phát
triển của nhân loại, trong giai đoạn đầu nhà nước tư sản đã có vai trò tích cực trong
việc giải phóng xã hội khỏi trật tự phong kiến, giải phóng lực lượng sản xuất xã
hội, đưa đến bước nhảy vọt của xã hội loài người. Nhà nước tư sản là kiểu nhà
nước bóc lột cuối cùng trong lịch sử, là công cụ duy trì nền thống trị của giai cấp tư
sản đối với các tầng lớp nhân dân lao động.
Cơ sở kinh tế của nhà nước tư sản là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và bóc
lột giá trị thặng dư. Nhà nước tư sản có hai giai cấp chính là giai cấp tư sản và giai
cấp vô sản. Giai cấp tư sản nắm trong tay tư liệu sản xuất và bóc lột giai cấp vô sản
về kinh tế, chính trị và tư tưởng.
Nhà nước tư sản thể hiện ý chí của giai cấp tư sản và sự thống trị giai cấp,
bảo vệ địa vị của giai cấp tư sản. Nhà nước tư sản là công cụ chuyên chế của giai
cấp tư sản đối với giai cấp vô sản và các tầng lớp lao động khác như: giai cấp nông
dân, tầng lớp trí thức.
Bên cạnh đó nhà nước tư sản cũng đã quan tâm tới các vấn đề xã hội như vấn
đề phúc lợi xã hội, môi trường, các tệ nạn xã hội…có thể nói khái niệm công dân,
khái niệm tự do, bình đẳng, bác ái, chế định tự do hợp đồng lần đầu tiên xuất hiện
trong nhà nước tư sản và mặc dù nó còn mang tính hình thức nhưng nó đã trở thành
những dấu mốc quan trọng, những bước tiến vượt bậc của văn minh nhân loại. Dù
nhà nước tư sản phát triển như thế nào đi nữa và những giá trị, thành tựu mà nhà
nước tư sản để lại cho nhân loại có ý nghĩa lịch sử nhất định thì nhà nước tư sản
vẫn mang bản chất giai cấp và là kiểu nhà nước bóc lột cuối cùng trong sự phát
triển của xã hội.
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử ra đời
trên cơ sở những tiên đề về kinh tế, xã hội, chính trị và tư tưởng của cách mạnh vô
sản.
+ Tiên đề về kinh tế: Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa đã trở nên lạc hậu so với tính chất hóa và trình độ phát triển ngày
càng cao của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã mâu thuẫn
gay gắt với lực lượng sản xuất. Để giải quyết mâu thuẫn này phải tiến hành cuộc
cách mạng xóa bỏ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, thiết lập quan hệ sản xuất
mới dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Khi phương thức sản xuất cũ bị
thay thế bằng phương thức sản xuất mới tất yếu dẫn đến sự ra đời kiểu nhà nước xã
hội chủ nghĩa thay thế kiểu nhà nước tư bản.
+ Tiền đề xã hội: Do sự bóc lột và áp bức của giai cấp tư sản đối với giai cấp
vô sản cho nên giai cấp công nhân bằng mọi cách phải xóa bỏ xiềng xích của giai
cấp tư sản. Giai cấp công nhân không ngừng lớn mạnh về số lượng, chất lượng và ý
thức được vai trò sứ mệnh lịch sử của mình thông qua cuộc cách mạng vô sản để
giải phóng ách áp bức thống trị của giai cấp tư sản, xây dựng nhà nước kiểu mới
mang tính dân chủ, tính xã hội rộng lớn cho nhân dân lao động.
+ Tiền đề chính trị và tư tưởng: Để thực hiện được cuộc cách mạng vô sản,
giai cấp công nhân đã ý thức giác ngộ về chính trị và thành lập Đảng vô sản – là lực
lượng lãnh đạo cuộc cách mạng vô sản. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, cuộc
cách mạng vô sản là cuộc cách mạng xã hội triệt để nhất được xây dựng trên cơ sở
học thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin. Học thuyết này là vũ khí tư tưởng, là kim chỉ
nam cho giai cấp vô sản tiến hành cuộc cách mạng vô sản. Có thể nói, với những
tiêu đề trên nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời.
Nhà nước XHCN là nhà nước cuối cùng trong lịch sử có bản chất khác với
bản chất của nhà nước bóc lột. Nhà nước XHCN là nhà nước được xây dựng trên
cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Nhà nước XHCN là bộ máy hành chính,
cơ quan cưỡng chế, đồng thời là một tổ chức quản lý kinh tế xã hội, là công cụ để
xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, văn minh. Nhà nước XHCN là nhà
nước mang tính dân chủ rộng rãi và tính xã hội rộng lớn, nhà nước XHCN là nhà
nước “nửa nhà nước”.
1.5. Tổ chức bộ máy nhà nước
a. Khái niệm
Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa
phương được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung thống nhất tạo
thành cơ chế đồng bộ để thức hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
b. Đặc điểm
- Bộ máy nhà nước là công cụ chuyên chính của giai cấp thống trị về kinh tế,
chính trị và tư tưởng bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp cầm quyền.
- Bộ máy nhà nước sử dụng pháp luật là công cụ hữu hiệu để quản lý xã hội.
- Sự phát triển của mỗi bộ máy nhà nước phụ thuộc vào nhiệm vụ, mục tiêu
của nhà nước và điều kiện, hoàn cảnh lịch sử trong từng giai đoạn phát triển của
mỗi quốc gia.
- Bộ máy nhà nước không phải là một tập hợp giản đơn các cơ quan nhà
nước mà là một hệ thống thống nhất các cơ quan nhà nước có sự liên hệ chặt chẽ,
tác động qua lại nhau cùng thực hiện mục tiêu chung.
Các yếu tố hợp thành bộ máy nhà nước là cơ quan nhà nước. Các cơ quan
nhà nước rất đa dạng. Tuy nhiên, thông thường cơ quan nhà nước bao gồm 3 loại:
cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.
Tất cả các cơ quan nhà nước tạo thành bộ máy nhà nước nhưng bộ máy nhà
nước không phải là tập hợp đơn giản các cơ quan nhà nước mà là hệ thống
thốngcnhất các cơ quan nhà nước. Yếu tố tạo nên sự thống nhất trong bộ máy nhà
nước là hệ thống các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Cơ quan nhà nước là một tổ chức có tính độc lập tương đối về mặt tổ chức,
cơ cấu, bao gồm những cán bộ, công chức được giao những quyền hạn nhất định để
thực hiện chức năng và nhiệm vụ của cơ quan đó trong phạm vi do pháp luật quy
định. Cơ quan nhà nước có các đặc điểm sau:
- Cơ quan nhà nước là một tổ chức công quyền, có tính độc lập tương đối với
các cơ quan nhà nước khác, một tổ chức cơ cấu bao gồm những cán bộ, công chức
được giao những nhiệm vụ và quyền hạn nhất định để thực hiện nhiệm vụ và chức
năng của nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan nhà nước mang quyền lực nhà nước. Đây là đặc điểm làm cho cơ
quan nhà nước khác hẳn với các tổ chức khác. Chỉ có cơ quan nhà nước mới có
quyền nhân danh nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước, giải quyết những vấn đề
quan hệ với công dân.
- Thẩm quyền của cơ quan nhà nước có những giới hạn về không gian, thời
gian và đối tượng chịu sự tác động. Giới hạn này mang tính pháp lý vì nó được
pháp luật quy định.
- Mỗi cơ quan nhà nước có hình thức và phương pháp hoạt động riêng do
pháp luật quy định.
- Cơ quan nhà nước chỉ hoạt động trong phạm vi thẩm quyền của mình và
trong phạm vi đó, nó hoạt động độc lập, chủ động và chịu trách nhiệm về hoạt động
của mình. Cơ quan nhà nước có quyền đồng thời có nghĩa vụ phải thực hiện các
quyền của mình. Khi cơ quan nhà nước không thực hiện quyền hoặc từ chối không
thực hiện quyền được pháp luật quy định là vi phạm pháp luật.
Mỗi nhà nước, phụ thuộc vào kiểu nhà nước, hình thức chính thể,... nên có
cách tổ chức bộ máy nhà nước khác nhau. Bộ máy nhà nước được tổ chức rất đa
dạng, phong phú trên thực tế.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM.
2.1. Bản chất
Nhà nước CHXHCNVN là kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa, là nhà nước kiểu
mới có bản chất khác hẳn với các nhà nước bóc lột. Cũng như mọi nhà nước đều là
công cụ thống trị của một giai cấp, nhà nước ta là công cụ thống trị của giai cấp công
nhân, là sự thống trị của đa số nhân dân lao động đối với thiểu số giai cấp bóc lột đã bị
đánh đổ nhưng vẫn tìm trăm phương nghìn kế để khôi phục địa vị thống trị của nó. Nó
khác hẳn với sự thống trị của giai cấp bóc lột trong nhà nước bóc lột, là sự thống trị
của thiểu số đối với đa số nhân dân lao động để bảo vệ lợi ích của chúng.
Sự thống trị của giai cấp công nhân là nhằm mục đích giải phóng giai cấp
mình và tất cả mọi người lao động.
Bản chất của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xác định
tại điều 2 Hiến pháp năm 2013: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực
nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. Như vậy tính nhân dân và quyền lực nhân
dân là nét cơ bản xuyên suốt, thể hiện bản chất của nhà nước CHXHCNVN
2.2. Chức năng
Chức năng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là những phương
diện hoạt động cơ bản của Nhà nước, phản ánh bản chất giai cấp, ý nghĩa xã hội,
mục đích, nhiệm vụ của Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Xác định căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước, các chức năng nhà
nước được chia thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.
a. Chức năng đối nội
- Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế. Đây là chức năng cơ bản của nhà
nước xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa không chỉ là tổ chức của quyền
lực chính trị mà còn là chủ sở hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu, trực tiếp tổ chức và
quản lý nền kinh tế đất nước. Nội dung của hoạt động tổ chức và quản lý kinh tế
của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất; tiến hành công
nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là
nhiệm vụ trung tâm... thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa... phát
huy mạnh mẽ vai trò then chốt của khoa học và công nghệ; mở rộng và nâng cao
hiệu quả hợp tác đầu tư, kinh tế đối ngoại.
- Chức năng bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội. Thực hiện chức năng bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhà nước quan tâm xây dựng các lực lượng an
ninh, các cơ quan bảo vệ pháp luật (công an nhân dân, tòa án nhân dân, viện kiểm
sát nhân dân...) thực sự trở thành công cụ sắc bén, tuyệt đối trung thành với sự
nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân. Bên cạnh việc xây dựng các lực lượng có
nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phải huy động
được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sức mạnh của toàn dân và các
lực lượng vũ trang trong cuộc đấu tranh này.
- Chức năng tổ chức và quản lý văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ.
Nhà nước xây dựng hệ thống các cơ quan tổ chức quản lý văn hóa, văn học - nghệ
thuật, khoa học, giáo dục thể thao, các phương tiện thông tin đại chúng; đào tạo đội
ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời
xây dựng hệ thống cơ sở vật chất tương xứng với yêu cầu thực tế của các lĩnh vực
công tác đó. Hệ thống các trường học, cơ quan nghiên cứu, nhà in, xuất bản, báo
chí, truyền hình, truyền thanh, điện ảnh, sân khấu, bảo tàng, thư viện dần được kiện
toàn và đổi mới phương thức hoạt động nâng cao chất lượng phục vụ.
- Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Đây là chức năng quan trọng liên quan trực tiếp đến việc thực hiện các chức năng
khác của nhà nước. Pháp luật là phương tiện quan trọng để nhà nước tổ chức thực
hiện có hiệu quả tất cả các chức năng của mình. Nhà nước không ngừng hoàn thiện
công tác xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, kiểm tra giám sát việc
tuân thủ pháp luật của toàn xã hội; đồng thời tăng cường củng cố các cơ quan bảo
vệ pháp luật, bảo đảm xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật.
Đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân, đẩy
mạnh các hoạt động phòng ngừa vi phạm pháp luật.
- Chức năng thực hiện, bảo vệ và phát huy các quyền tự do, dân chủ của nhân
dân. Nhà nước thể chế hóa quyền tự do, dân chủ của nhân dân trên các lĩnh vực đời
sống xã hội, xây dựng các thiết chế, công cụ có hiệu lực bảo đảm thực hiện các
quyền tự do, dân chủ đó trên thực tế. Trong hoạt động của mình, nhà nước có mối
liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân và đấu tranh không
khoan nhượng, trừng trị kịp thời mọi hành vi vi phạm quyền tự do dân chủ của
nhân dân.
b. Các chức năng đối ngoại
- Chức năng bảo vệ Tổ quốc. Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn
kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Kết hợp sức mạnh
dân tộc với sức mạnh của thời đại; kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh; quốc
phòng và an ninh với hoạt động đối ngoại. Xây dựng Quân đội nhân dân và Công an
nhân dân cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại... Đầu tư thích đáng
cho công nghiệp quốc phòng, trang thiết bị hiện đại cho quân đội, công an...
- Chức năng mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế và
khu vực. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối
đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa,
đa dạng hóa quan hệ, chủ động tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn
trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội
bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều
ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn,
đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc
gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ
xã hội trên thế giới.
2.3. Tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a. Khái niệm bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà nước là tổ chức quyền lực, đại diện cho nhân dân thống nhất quản lý
mọi mặt đời sống xã hội. Để thực hiện được nhiệm vụ đó với phạm vi rộng lớn trên
toàn lãnh thổ, đòi hỏi phải lập ra hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến
địa phương. Các cơ quan nhà nước này có cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt
động phù hợp với tính chất của các chức năng, nhiệm vụ mà nhà nước giao. Tuy có
sự khác nhau về tên gọi, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động, nhưng tất cả các
cơ quan nhà nước đều có chung một mục đích là thực hiện các chức năng và nhiệm
vụ của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Vậy có thể hiểu: Bộ máy nhà nước là tổng thể các cơ quan nhà nước từ trung
ương đến địa phương được tổ chức theo những nguyên tắc chung, thống nhất, tạo
thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
b. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa là
những nguyên lý, những tư tưởng chỉ đạo đúng đắn, khách quan và khoa học, phù
hợp với bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, tạo thành cơ sở cho tổ chức và
hoạt động của các cơ quan nhà nước và toàn thể bộ máy nhà nước.
Những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước CHXHCN Việt
Nam được thể hiện cụ thể sau:
Thứ nhất, nguyên tắc đảm bảo quyền lực nhân dân trong tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước
Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân trở thành chủ thể của quyền lực
nhà nước, nhân dân tổ chức, thực hiện và kiểm tra hoạt động bộ máy nhà nước.
Điều 28 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tham gia quản
lý nhà nước và xã hội”. Nhân dân lao động tham gia vào tổ chức và hoạt động của
bộ máy nhà nước bằng nhiều hình thức phong phú như: bầu cử, ứng cử vào các cơ
quan quyền lực nhà nước, tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự án luật, giám
sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và nhân viên cơ quan nhà nước, tham gia
hoạt động xét xử của tòa án…
Thứ hai, nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước
Sự lãnh đạo của Đảng giữ vai trò quyết định đối với việc xác định phương
hướng hoạt động của nhà nước xã hội chủ nghĩa, là điều kiện quyết định để nâng
cao hiệu lực quản lý nhà nước. Sự lãnh đạo của Đảng là sự lãnh đạo chính trị thông
qua việc đề ra đường lối, chủ trương, phương hướng lớn; những vấn đề quan trọng
về tổ chức bộ máy và thông qua nhà nước chúng được thể chế hóa thành pháp luật.
Đảng giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước thông qua các Đảng viên và tổ
chức Đảng trong các cơ quan đó; tuyên truyền, vận động quần chúng trong các cơ
quan nhà nước và thông qua vai trò tiền phong, gương mẫu của mỗi Đảng viên, tổ
chức Đảng trong các cơ quan nhà nước.
Đây là nguyên tắc đã được Điều 4 Hiến pháp 2013 khẳng định: “Đảng Cộng
sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong
của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của
giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác –
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lượng lãnh đạo nhà nước
và xã hội ”
Thứ ba, nguyên tắc tập trung dân chủ
Nội dung của nguyên tắc này được thể hiện trên các mặt tổ chức và hoạt động
của cơ quan nhà nước.
Cơ quan nhà nước ở trung ương quyết định những vấn đề cơ bản, quan trọng
về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… trên phạm vi toàn quốc.
Cơ quan nhà nước địa phương quyết định những vấn đề thuộc phạm vi địa
phương mình một cách độc lập, cơ quan nhà nước trung ương có quyền kiểm tra
giám sát hoạt động của các cơ quan địa phương, thậm chí có thể đình chỉ, hủy bỏ
quyết định của cơ quan cấp dưới, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các cơ quan địa
phương phát huy quyền chủ động sáng tạo khi giải quyết các công việc, nhiệm vụ
của mình.
Các quyết định, chủ trương của cấp trên phải thông báo kịp thời cho cấp dưới,
các hoạt động của cấp dưới phải báo cáo kịp thời và đầy đủ cho cấp trên, nhằm đảm
bảo sự kiểm tra của cấp trên đới với cấp dưới khi thi hành nhiệm vụ.
Thứ tư, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
Nguyên tắc này yêu cầu việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước,
nhân viên nhà nước đều phải nghiêm chỉnh và triệt để tôn trọng pháp luật, tăng
cường kiểm tra giám sát và xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật. Điều 12
Hiến pháp 2013 đã quy định cụ thể: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật,
không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”.
Đây là nguyên tắc có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước tuân theo ý chí của nhân dân, làm cho bộ máy nhà
nước hoạt động đồng bộ, nhịp nhàng, phát huy được hiệu lực quản lý nhà nước.
Thứ năm, nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc
Nguyên tắc này được biểu hiện ở những điểm cơ bản về chính trị, về văn hóa
giáo dục, kinh tế. Nhà nước xã hội chủ nghĩa thực hiện chính sách đoàn kết, tương
trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm các hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Tất cả các dân
tộc đều có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy
những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình. Tất cả
các dân tộc đều có quyền và nghĩa vụ tham gia vào việc tổ chức và hoạt động của
bộ máy nhà nước, có quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
c. Hệ thống các cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam
Hệ thống các cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước Việt Nam bao gồm:
- Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
Cơ quan quyền lực nhà nước là cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra, nhân
danh nhân dân để thực hiện và thực thi một cách thống nhất quyền lực, phải chịu
trách nhiệm và phải báo cáo trước nhân dân về mọi hoạt động của mình. Tất cả các
cơ quan khác của bộ máy nhà nước đều do cơ quan quyền lực nhà nước trực tiếp
hoặc gián tiếp thành lập ra và đều chịu sự giám sát của các cơ quan quyền lực nhà
nước. Cơ quan quyền lực nhà nước gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
+ Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực
Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ
quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội có nhiệm vụ quyết định
những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Quốc hội thực
hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước. Thành phần
của Quốc hội gồm có: Chủ tịch Quốc hội, các Phó chủ tịch Quốc hội, Ủy ban
thường vụ Quốc hội và các đại biểu Quốc hội
Nhiệm kỳ của Quốc hội là 5 năm; Quốc hội hoạt động thông qua các kỳ họp;
mỗi năm họp 2 kỳ do Ủy ban thường vụ Quốc hội triệu tập.
+ Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương,
đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân trực tiếp bầu ra, phải
chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội
đồng nhân dân có nhiệm vụ quyết định các chủ trương, biện pháp quan trọng để
xây dựng và phát triển địa phương; giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Ủy ban
nhân dân, việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh
tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân ở địa phương.
Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân các cấp tương tự như nhiệm kỳ Quốc hội.
- Chủ tịch nước: là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước về đối nội
và đối ngoại. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra trong số đại biểu Quốc hội, phải
báo cáo công tác trước Quốc hội, nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của
Quốc hội.
- Hệ thống cơ quan quản lý còn gọi là cơ quan chấp hành, điều hành, hoặc cơ
quan hành chính nhà nước. Ở Việt Nam, hệ thống cơ quan quản lý gồm: Chính phủ,
Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trực thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các
cấp, sở, phòng, ban thuộc Ủy ban nhân dân các cấp.
+ Chính phủ là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất, có thẩm quyền chung.
Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh ...
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc
hội và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó thủ tướng, các Bộ trưởng và các
thành viên khác, ngoài Thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác không nhất thiết
phải là đại biểu Quốc hội.
Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội, khi Quốc hội hết
nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm việc cho đến khi Quốc hội mới thành lập Chính
phủ mới.
+ Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, là cơ
quan có thẩm quyền chung, thực hiện sự quản lý thống nhất mọi mặt đời sống xã
hội ở địa phương. Tổ chức của Ủy ban nhân dân được phân theo 3 cấp: cấp tỉnh và
thành phố trung ương, cấp huyện, quận, thị xã và cấp xã, phường, thị trấn.
Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước cơ quan
quản lý cấp trên và Hội đồng nhân dân cùng cấp
Ủy ban nhân dân các cấp thành lập nên các sở, phòng, ban chuyên môn ở địa
phương. Các cơ quan này có nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý chuyên môn
trong phạm vi lãnh thổ địa phương và trực thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp và cơ
quan quản lý chuyên ngành cấp trên.
- Hệ thống cơ quan xét xử
Đây là cơ quan có tính đặc thù, chúng trực thuộc cơ quan quyền lực nhà
nước, chịu trách nhiệm báo cáo trước cơ quan quyền lực nhà nước, nhưng hoạt
động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Hệ thống cơ quan xét xử ở Việt Nam gồm có:
- Hệ thống tòa án nhân dân:
+ Tòa án nhân dân Tối cao;
+ Tòa án nhân dân ở địa phương
Tòa án nhân dân ở địa phương gồm có: Tòa án nhân dân cấp tỉnh và các cấp
tương đương, Tòa án nhân dân cấp huyện và các cấp tương đương
- Hệ thống Tòa án quân sự bao gồm:
+ Tòa án quân sự Trung ương;
+ Tòa án quân sự Quân khu; Tòa án quân sự Khu vực và Quân chủng
Nhiệm vụ, thẩm quyền, chức năng của tòa án nhân dân các cấp được quy
định cụ thể trong luật Tổ chức và hoạt động tòa án nhân dân.
- Hệ thống cơ quan kiểm sát, gồm có:
+ Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
+ Viện kiểm sát nhân dân địa phương gồm có:Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và
các cấp tương đương, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và các cấp tương đương
+ Hệ thống Viện kiểm sát quân sự gồm có: Viện kiểm sát quân sự trung ương,
Viện kiểm sát quân sự quân khu và Viện kiểm sát quân sự khu vực và quân chủng
Chức năng của viện kiểm sát là thực hiện quyền công tố và kiểm sát các hoạt
động tố tụng nhằm đảm bảo cho hoạt động tố tụng đúng pháp luật.
2.4. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a. Sự cần thiết phải xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
xuất phát từ tất yếu kinh tế, là một nhu cầu chính trị khách quan. Thông qua xây
dựng nhà nước pháp quyền, Nhà nước ta mới có thể xác định đúng chức năng và
nhiệm vụ, vị trí và vai trò của mình trong hệ thống chính trị nói riêng và trong đời
sống chính trị nói chung. Đến nay, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã được định hình trên những nét cơ bản và trở thành trụ cột của hệ thống
chính trị nước nhà. Trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị, cùng với việc xây
dựng và chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt, cần xác định xây dựng và hoàn
thiện nhà nước là nhiệm vụ trọng tâm. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam chính là xây dựng và thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây
dựng và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân; làm cho quyền lực nhà nước và hệ
thống tổ chức thực thi quyền lực - hệ thống chính trị - được xác định đúng đắn và
có hiệu quả hơn. Quyền lực Nhà nước được củng cố và tăng cường cũng có nghĩa
là quyền lãnh đạo của Đảng được củng cố và tăng cường. Giữ vững và tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là nhằm củng cố và tăng cường sức mạnh
của Nhà nước.
Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển
năm 2011) đã xác định rõ: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân
dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội
ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực Nhà nước là thống
nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện
các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức, quản
lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”1.
Tuy nhiên, bên cạnh nhiều ưu điểm, quá trình xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa nói riêng và đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống
chính trị nói riêng của chúng ta hiện nay cũng còn bộc lộ nhiều nhược điểm cần
khắc phục như:2 Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN chưa theo kịp yêu cầu phát
triển kinh tế và quản lý đất nước, thể hiện trên các mặt: năng lực xây dựng thể chế,
quản lý, điều hành, tổ chức thực thi pháp luật còn yếu; tổ chức bộ máy ở nhiều cơ
quan còn chưa hợp lý, biên chế cán bộ, công chức tăng thêm; chức năng, nhiệm vụ
của một số cơ quan chưa đủ rõ, còn chồng chéo; chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới của đất nước; cải
cách hành chính chưa đạt yêu cầu đề ra; thủ tục hành chính còn gây phiền hà cho tổ
chức và công dân; năng lực dự báo, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước trên
một số lĩnh vực yếu; phân cấp mạnh nhưng thiếu kiểm tra, kiểm soát; trật tự, kỷ
cương xã hội không nghiêm. Cải cách tư pháp còn chậm, chưa đồng bộ. Công tác
điều tra, giam giữ, truy tố, xét xử trong một số trường hợp chưa chính xác; án tồn
đọng, án bị huỷ, bị cải sửa còn nhiều.

1
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011)
2
Xem Đảng Cộng sản Việt Nam (2011): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. NXB. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt được yêu cầu đề ra.
Quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi,
phức tạp, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, gây bức xúc xã hội.
Những nhược điểm nói trên đặt ra yêu cầu khách quan phải đổi mới, nâng
cao chất lượng hoạt động của bộ máy nhà nước để phát huy dân chủ xã hội chủ
nghĩa, thực hiện tốt quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, phát triển kinh tế thị
trường tạo cơ sở vật chất cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội và giữ vững định
hướng xã hội chủ nghĩa.
b. Những định hướng cơ bản trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
Đổi mới hệ thống chính trị là một vấn đề phức tạp và khó khăn, tuy cấp bách
nhưng không thể chủ quan, nóng vội dễ dẫn tới sai lầm. Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VII đã chỉ rõ: “Việc đổi mới hệ thống chính trị nhất thiết phải
trên cơ sở nghiên cứu và chuẩn bị rất nghiêm túc, không cho phép gây mất ổn định
chính trị dẫn đến sự rối loạn. Nhưng không vì vậy mà tiến hành chậm trễ đổi mới
hệ thống chính trị, nhất là về tổ chức bộ máy và các bộ; mối quan hệ giữa Đảng,
Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, bởi đó là điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế,
xã hội và thực hiện dân chủ” 3. Do vậy, về nhận thức cũng như hành động thực tiễn
cần quán triệt quan điểm: đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam là một quá trình
lâu dài, tuy khẩn trương và với quyết tâm đổi mới cao nhưng không thể nóng vội và
đơn giản hoá trong nhận thức, quan niệm cũng như trong triển khai thực hiện4.
Bên cạnh việc đổi mới tổ chức và phương thức lãnh đạo của Đảng theo
hướng giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội và
đổi mới cách thức tổ chức và hoạt động của các tổ chức quần chúng, trước hết là
các tổ chức chính trị-xã hội, đổi mới và nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý của
nhà nước theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự
lãnh đạo cuả Đảng là một yêu cầu cấp bách và quan trọng.
Nhà nước là bộ máy cơ bản nhất để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân,
là công cụ quan trọng nhất để phát huy dân chủ XHCN, do đó cần phải trở thành bộ
máy phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân
3
Đảng Cộng sản Việt Nam (1991): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII. NXB. Sự
thật, Hà Nội, tr.54
4
Lê Minh Thông (2011): Tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị đáp ứng các yêu cầu phát triển mới
của đất nước.
chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của
nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu,
tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dân chủ của
công dân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi
ích của Tổ quốc và của nhân dân.
Trong tình hình hiện nay, cần tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm Nhà nước ta thực sự là của nhân
dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo; thực hiện tốt chức năng quản
lý kinh tế, quản lý xã hội; giải quyết đúng mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ
chức khác trong hệ thống chính trị, với nhân dân, với thị trường. Nâng cao năng lực
quản lý và điều hành của Nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa và kỷ luật, kỷ cương. Nhà nước chăm lo, phục vụ nhân dân, bảo đảm quyền,
lợi ích chính đáng của mọi người dân5.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Phân tích để làm rõ bản chất của Nhà nước CHXHCN Việt Nam?
2. Trình bày các quan điểm của Đảng về xây dựng, kiện toàn nhà nước vững mạnh,
trong sạch ở nước ta hiện nay?
3. Trình bày các đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam?

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung
ương đến cơ sở, Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI,
Nxb, CTQG, Hà Nội. 2013.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Kết luận số 64-KL/TW, ngày 28/5/2013 của Hội nghị
Trung ương 7 khóa XI một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị
từ Trung ương đến cơ sở.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về
tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

5
Đảng Cộng sản Việt Nam (2011): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức XI. NXB. Chính
trị Quốc gia, tr.70.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày 30/10/2016 về tăng cường
xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2016.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam: Điều lệ Đảng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của
Đảng thông qua ngày 19 tháng 01 năm 2011.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) về đổi mới,
sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
8. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Hiến pháp nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
9. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Luật Tổ chức Quốc hội 2014.
10. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Luật Tổ chức Chính phủ 2015.
11. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014.
12. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Luật Tổ chức Viện kiểm sát
nhân dân 2014
13. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Luật Tổ chức chính quyền địa
phương, năm 2015.
14. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Luật cán bộ, công chức năm 2008.

Chuyên đề 2
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ NHÀ
NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

THỜI LƯỢNG HỌC TẬP


Tổng số tiết: 8 tiết, trong đó:
Lý thuyết: 4 tiết
Thảo luận, thực hành: 4 tiết
MỤC TIÊU
Sau khi học xong chuyên đề, học viên cần đạt được
1. Hiểu được khái niệm, bản chất, các thuộc tính, chức năng của pháp luật
2. Nhận thức được bản chất, cấu trúc của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và một số nội dung cơ bản về Hiến pháp, Luật Hành chính và pháp luật về y tế
3. Nhận biết được sự khác nhau về bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa với
pháp luật của nhà nước tư sản
4. Có tinh thần, thái độ chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật trong quá trình thực hiện
công việc và trong cuộc sống.
NỘI DUNG
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT
1.1. Khái niệm
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, lịch sử phát triển của xã hội loài
người trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, không phải bất kỳ hình thái kinh
tế - xã hội nào cũng có pháp luật. Xã hội cộng sản nguyên thuỷ chưa có nhà nước và
vì vậy chưa có pháp luật. Việc điều chỉnh các hành vi xử sự của con người trong xã
hội chủ yếu bằng các quy phạm xã hội gồm tập quán và các tín điều tôn giáo.
Các quy phạm xã hội này có đặc điểm cơ bản là: thể hiện ý chí phù hợp với
lợi ích của toàn thị tộc, bộ lạc; chúng đều điều chỉnh cách sử xự của những con
người liên kết với nhau theo tinh thần hợp tác cộng đồng; chúng được thực hiện
một cách tự nguyện và theo thói quen của mỗi thành viên trong thị tộc, bộ lạc. Các
quy phạm xã hội trong xã hội cộng sản nguyên thủy điều chỉnh được những quan
hệ xã hội bởi lẽ chúng phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế- xã hội của một xã
hội chưa có tư hữu và giai cấp
Khi chế độ tư hữu ra đời, xã hội phân chia giai cấp thì các quy tắc tập quán
thể hiện ý chí chung của mọi người không còn phù hợp nữa. Trong điều kiện lịch
sử mới này, tầng lớp có của đã lợi dụng địa vị xã hội của mình tìm cách giữ lại
những tập quán có lợi, vận dụng và biến đổi nội dung các tập quán sao cho phù hợp
với ý chí của giai cấp thống trị, nhằm bảo vệ mục đích củng cố và bảo vệ trật tự xã
hội mà chúng mong muốn. Bằng sự thừa nhận của nhà nước, các tập quán đã trở
thành các quy tắc sử sự chung, đó là quy phạm pháp luật.
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, của sự phân công lao động và
người lao động ngày càng tăng đã xuất hiện nhiều mối quan hệ phát sinh trong xã
hội đòi hỏi nhà nước phải có những quy phạm mới để điều chỉnh. Vì vậy, hoạt
động xây dựng pháp luật đã được tiến hành vào thời kỳ sớm nhất sau khi nhà nước
ra đời. Hệ thống pháp luật được hình thành dần cùng với sự phát triển của các nhà
nước và hoạt động xây dựng pháp luật của các cơ quan trung ương. Như vậy, pháp
luật ra đời cùng với nhà nước, không tách rời nhà nước và đều là sản phẩm của xã
hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp.
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa
nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là
nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.
1.2. Bản chất
Học thuyết Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật đã lý giải một cách khoa
học về bản chất của pháp luật và những mối quan hệ của nó với các hiện tượng
khác trong xã hội có giai cấp.
Bản chất của pháp luật thể hiện ở chỗ nó luôn mang tính giai cấp chứ không
có pháp luật tự nhiên hay pháp luật không mang tính giai cấp. Biểu hiện đầu tiên là
thông qua con đường nhà nước, ý chí của giai cấp thống trị được đề lên thành luật.
Sau đó cũng thông qua tổ chức quyền lực đặc biệt này, pháp luật được đảm bảo
thực hiện đối với tất cả mọi đối tượng
Mặt khác, tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích điều chỉnh các
quan hệ xã hội là nhằm hướng các quan hệ xã hội phát triển theo một trật tự nhất
định, phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị nhằm bảo vệ, củng cố địa vị của giai
cấp thống trị.
Bên cạnh tính giai cấp, pháp luật còn mang tính xã hội. Pháp luật do nhà
nước, đại diện chính thức cho toàn xã hội ban hành. Vì vậy, ở chừng mực nào đó
pháp luật còn thể hiện ý chí và lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp khác nhau
trong xã hội.
Thực tiễn chỉ ra rằng các quy phạm pháp luật là kết quả của sự “chọn lọc tự
nhiên” trong xã hội. Trong cuộc sống hàng ngày các cá nhân và tổ chức xã hội có
quan hệ với nhau rất đa dạng và được thể hiện trong các hành vi xử sự khác nhau.
Xã hội, thông qua nhà nước, ghi nhận những cách xử sự “hợp lý”, “khách
quan”, nghĩa là những cách xử sự được số đông chấp nhận, phù hợp với lợi ích của
số đông trong xã hội. Cách xử sự này được nhà nước thể chế hóa thành những quy
phạm pháp luật. Những quy phạm pháp luật này là thước đo hành vi con người, là
công cụ nhận thức và điều chỉnh các quan hệ xã hội, hướng chúng vận động phát
triển phù hợp với các quy luật phát triển khách quan của đời sống xã hội.
1.3. Các thuộc tính của pháp luật
Thuộc tính của pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng riêng có của pháp luật
nhằm phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác. Nhìn một cách tổng quát,
pháp luật có những đặc trưng cơ bản sau:
Tính quy phạm phổ biến. Các quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần
trên lãnh thổ, việc áp dụng các quy phạm này chỉ bị đình chỉ khi cơ quan nhà nước
có thẩm quyền bãi bỏ, bổ sung, sửa đổi bằng những quy định khác hoặc thời hiệu
áp dụng các quy phạm đã hết.
Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Nội dung của pháp luật đựơc xác
định rõ ràng, chặt chẽ khái quát trong các điều, khoản của luật. Trong pháp luật
không sử dụng những từ “vân vân” và các dấu (...), “có thể” và một quy phạm pháp
luật không cho phép hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Tính được bảo đảm bằng nhà nước. Pháp luật có tính quyền lực bắt buộc đối
với mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân. Pháp luật trở thành quy tắc xử sự có tính bắt
buộc chung nhờ vào sức mạnh quyền lực của nhà nước.
1.4. Chức năng
Chức năng của pháp luật là những phương diện, mặt tác động chủ yếu của
pháp luật phản ánh bản chất giai cấp và giá trị xã hội của pháp luật. Pháp luật có ba
chức năng chủ yếu:
Một là, chức năng điều chỉnh. Pháp luật được đặt ra nhằm hướng tới sự điều
chỉnh các quan hệ xã hội, thiết lập “trật tự” đối với các quan hệ xã hội, tạo điều
kiện cho các quan hệ xã hội phát triển theo chiều hướng phù hợp với ý chí của giai
cấp thống trị và với quy luật vận động khách quan của các quan hệ xã hội.
Hai là, chức năng bảo vệ. Khi có các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế được quy
định trong pháp luật đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật.
Ba là, chức năng giáo dục. Pháp luật tác động vào ý thức của con người, làm
cho con người xử sự phù hợp với cách xử sự được quy định trong các quy phạm
pháp luật.
1.5. Các kiểu pháp luật
- Khái niệm
Kiểu pháp luật là thuật ngữ chỉ những nền pháp luật cùng có chung một bản
chất giai cấp, cùng thể hiện ý chí, phản ánh lợi ích cơ bản và là công cụ bảo vệ
quyền lợi cơ bản của giai cấp cầm quyền.
- Các kiểu pháp luật trong lịch sử
Tương ứng với 4 kiểu nhà nước có bốn kiểu pháp luật:
+ Kiểu pháp luật chủ nô.
+ Kiểu pháp luật phong kiến.
+ Kiểu pháp luật tư sản.
+ Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Sự thay thế các hình thái kinh tế - xã hội dẫn tới sự thay thế của các kiểu
pháp luật tương ứng. Vì vậy, kiểu pháp luật sau bao giờ cũng tiến bộ hơn kiểu pháp
luật trước đó.
Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa là kiểu pháp luật cuối cùng trong lịch sử nhà
nước và pháp luật, hình thành sau cách mạng vô sản và thiết lập nhà nước chuyên
chính vô sản
Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa có các đặc điểm cơ bản sau:
1) Thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và cả cộng đồng dân tộc nói chung;
2) Có mối quan hệ mật thiết với đường lối chủ trương chính sách của đảng
cộng sản, là sự thể chế hoá đường lối lãnh đạo của đẳng cầm quyền;
3) Thừa hưởng những thành quả của pháp luật ra đời trong xã hội tư sản với
tính cách những tỉnh hoa của văn minh loài `. người, như việc thiết lập các nguyên
tắc hiến định: §ãễ chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân, mọi công dân bình đẳng
trước pháp luật, cơ quan lập pháp do dân cử, các quyền công dân và quyền con
người được pháp luật ghi nhận và bảo vệ;
4) Không chia thành công pháp và tư pháp;
5) Có hình thức chủ yếu là văn bản quy phạm pháp luật; pháp luật tập quán
được sử dụng trong một chừng mực hạn chế, còn án lệ tuy không được thừa nhận
như một hình thức pháp luật, nhưng vẫn được tôn trọng, phát huy với tính cách là
một kinh nghiệm thực tế có thể tham khảo.
II. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
2.1. Khái niệm và bản chất hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a. Khái niệm
Pháp luật xã hội chủ nghĩa (XHCN) là hệ thống các quy tắc xử sự thể hiện ý
chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng do nhà
nước XHCN ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của
Nhà nước trên cơ sở giáo dục, thuyết phục mọi người tôn trọng thực hiện.
b. Bản chất
Pháp luật của Nhà nước ta về bản chất là pháp luật xã hội chủ nghĩa, nó thể
hiện ý chí của giai cấp công nhân, đồng thời phản ánh, thể hiện ý chí, lợi ích của
các tầng lớp nhân dân lao động khác và của cả dân tộc. Có sự thống nhất đó là do
trong xã hội ta hiện nay có sự thống nhất về cơ bản, lâu dài giữa lợi ích của giai cấp
công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức với lợi ích của cả dân tộc. Đó là
mục đích “bảo đảm không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân
dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh,
mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”
(Điều 3 Hiến pháp 1992).
Nói pháp luật thể hiện ý chí và lợi ích của toàn thể nhân dân lao động không
có nghĩa là phủ nhận tính giai cấp của pháp luật của Nhà nước ta, đối với đường
lối, chính sách của Đảng của giai cấp công nhân. Vấn đề là ở chỗ, khi pháp luật
phản ánh, bảo vệ lợi ích của các giagi cấp, của dân tộc phải đứng trên những quan
điểm, thể hiện trong chủ trương,đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Đó là một nguyên tắc hàng đầu của pháp luật nước ta trong giai đoạn hiện
nay. Trong nền kinh tế nhiều thành phần, đương nhiên còn tồn tại các lợi ích khác
nhau của các giai cấp, các tầng lớp xã hội. Pháp luật cũng đương nhiên phải bảo vệ,
phản ánh tất cả nhẽng lợi ích chính đáng đó, nhưng phải phù hợp với định hướng
phát triển của nền kinh tế nhiều thành phầnm phù hợp với quan điểm của Đảng và
Nhà nước ta.
Sự kết hợp chặt chẽ giữa tính giai cấp sâu sắc và tính nhân dân rộng rãi là
một đặc điểm đáng chú ý của pháp luật Nhà nước ta hiện nay.
2.2. Cấu trúc của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2.2.1. Quy phạm pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật
a. Quy phạm pháp luật
Trong hệ thống pháp luật của một nhà nước, quy phạm pháp luật là phần tử
nhỏ nhất, tạo nên hệ thống pháp luật. Mỗi quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại
quan hệ xã hội nhất định, sự phong phú, đa dạng của các mối quan hệ xã hội đã tạo
nên sự khác nhau giữa các quy phạm pháp luật. Nhà nước muốn hướng các quan hệ
xã hội theo một trật tự nhất định, phù hợp với ý chí, nguyện vọng và lợi ích giai cấp
mình. Ngoài việc thừa nhận và sử dụng các quy phạm xã hội (như quy phạm đạo
đức, phong tục tập quán, tín ngưỡng…) để duy trì trật tự xã hội, đòi hỏi nhà nước
phải ban hành và sử dụng các quy phạm pháp luật để điều chỉnh quan hệ xã hội.
Quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và có phạm vi tác động trên toàn
lãnh thổ, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, mọi công dân đều phải
tuân thủ, không phân biệt vị trí địa lý, trình độ văn hóa, dân tộc, địa vị xã hội… Do
vậy, quy phạm pháp luật phải được trình bày một cách cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu.
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước
ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh quan hệ xã hội theo những định hướng và
nhằm đạt được những mục đích nhất định.
Thông thường một quy phạm pháp luật đòi hỏi phải quy định đầy đủ những
phần sau:
+ Ai (hoặc tổ chức nào)? Khi nào? Trong điều kiện hoàn cảnh nào?
+ Phải làm gì? Làm như thế nào?
+ Phải gánh chịu hậu quả như thế nào nếu không thực hiện đúng mệnh lệnh
của Nhà nước.
Dựa vào những đòi hỏi trên, chúng ta có thể chia quy phạm pháp luật thành
các bộ phận sau:
Giả định là phần mô tả những tình huống thực tế, những hoàn cảnh cụ thể
chịu sự tác động điều chỉnh của quy phạm pháp luật. Giả định thường nói về thời
gian, địa điểm, các chủ thể và các hoàn cảnh thực tế mà trong đó mệnh lệnh của
quy phạm được thực hiện.
Chẳng hạn, Điều 95 Luật Khiếu nại, tố cáo 1998 quy định: "Cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thành tích trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, người tố cáo có
công trong việc ngăn ngừa thiệt hại cho nhà nước, tổ chức, cá nhân thì được khen
thưởng theo quy định của pháp luật". Phần giả định của quy phạm này là: "Cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, người
tố cáo có công trong việc ngăn ngừa thiệt hại cho nhà nước, tổ chức, cá nhân".
Những điều kiện, hoàn cảnh chủ thể được nêu ở phần giả định phải rõ ràng,
cụ thể, dễ hiểu và phải dự kiến tới mức tối đa những điều kiện hoàn cảnh có thể xảy
ra trong cuộc sống mà pháp luật cần phải điều chỉnh. Có dự kiến được như vậy thì
mới tránh được các “khe hở, lỗ hổng” trong pháp luật
Quy định là phần trung tâm của quy phạm pháp luật nêu lên những cách xử
sự mà các chủ thể có thể hoặc buộc phải thực hiện gắn với những hoàn cảnh đã nêu
ở phần giả định của quy phạm pháp luật. Nói cách khác, khi xảy ra những hoàn
cảnh, điều kiện đã nêu ở phần giả định của quy phạm pháp luật thì nhà nước đưa ra
những chỉ dẫn có tính chất mệnh lệnh (các cách xử sự) để các chủ thể thực hiện.
Phần quy định của quy phạm pháp luật được coi là phần cốt lõi của quy
phạm, nó thể hiện ý chí và lợi ích của nhà nước, xã hội và cá nhân con người trong
việc điều chỉnh quan hệ xã hội nhất định.
Phần quy định của quy phạm pháp luật thường được nêu ở dạng mệnh lệnh
như: cấm, không được, phải, thì, được... mức độ chính xác, chặt chẽ, rõ ràng của
các mệnh lệnh, chỉ dẫn được nêu trong phần quy định của quy phạm pháp luật là
một trong những bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong hoạt động của các chủ thể
pháp luật.
Những mệnh lệnh (chỉ dẫn) của nhà nước được nêu trong phần quy định của
quy phạm pháp luật đối với các chủ thể có thể là:
+ Những cách xử sự (hành vi) mà chủ thể được phép hoặc không được phép
thực hiện;
+ Những lợi ích hoặc những quyền mà chủ thể được hưởng;
+ Những cách xử sự (hành vi) mà chủ thể buộc phải thực hiện, thậm chí là
phải thực hiện chúng như thế nào.
Ví dụ: "Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà
pháp luật không cấm" (Điều 33 Hiến pháp 2013). Phần quy định của quy phạm này
(được làm gì?) là: "có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp
luật không cấm".
Trong một số trường hợp khác nhà nước còn nêu ra hai hoặc nhiều cách xử sự
thích hợp cho phép các chủ thể có thể tự lựa chọn. Ví dụ: Điều 12 Luật Hôn nhân gia
đình quy định: “Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai
bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn”. Trong trường hợp này các bên có thể lựa
chọn đăng ký kết hôn tại UBND nơi thường trú của bên nam hoặc bên nữ.
Chế tài khi các chủ thể ở vào những điều kiện hoàn cảnh đã nêu ở phần giả
định, mà không thực hiện đúng các xử sự bắt buộc đã nêu ở phần quy định thì phải
gánh chịu những hậu quả nhất định theo quy định của pháp luật. Hậu quả do nhà
nước quy định mà chủ thể đó phải gánh chịu chính là bộ phận chế tài.
Chế tài là bộ phận trong đó nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước
dự kiến sẽ áp dụng đối với những chủ thể không thực hiện mệnh lệnh của nhà nước
đã nêu ở phần giả định.
Ví dụ: Khoản 1 Điều 100 Bộ luật Hình sự 1999 quy định: "Người nào đối xử
tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm
người đó tự sát, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm". Phần giả định nêu lên chủ
thể chịu sự tác động của quy phạm này là: "Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên
ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát". Phần
chế tài được chỉ dẫn cho chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật đối với chủ thể
đã thực hiện hành vi nêu ở phần giả định của quy phạm này là: "bị phạt tù hai năm
đến bảy năm".
Chế tài là bộ phận quy định chung trong các quy phạm pháp luật, song cũng
cần phân biệt không phải bất cứ chủ thể nào khi vi phạm đều chịu chung một loại
chế tài. Tùy thuộc từng mối quan hệ xã hội mà các chủ thể tham gia khác nhau,
hình thức chế tài áp dụng cũng được phân thành từng loại khác nhau
Thông thường chế tài các quy phạm pháp luật được chia thành 4 nhóm gồm:
- Chế tài hình sự: là hình phạt áp dụng với những người vi phạm pháp luật
Hình sự. Chế tài hình sự do toà án áp dụng như tử hình, tù có thời hạn, cải tạo
không giam giữ …
- Chế tài dân sự: là các biện pháp tác động đến tài sản hoặc nhân thân của
một bên đã gây ra thiệt hại cho một bên khác. Các hình thức cụ thể như: bồi thường
thiệt hại, trả lại tài sản đã bị xâm phạm, huỷ bỏ một xử sự không đúng.
- Chế tài hành chính: là biện pháp cưỡng chế áp dụng với những người vi
phạm pháp luật Hành chính thể hiện qua hình thức xử lý vi phạm hành chính như:
tịch thu tang vật, phương tiện dùng để vi phạm hành chính, buộc tháo dỡ khôi phục
tình trạng ban đầu…
- Chế tài kỷ luật: là chế tài mà người đứng đầu của tổ chức áp dụng với nhân
viên khi có sự vi phạm nội quy của tổ chức. Các biện pháp như: khiển trách, cảnh
cáo, hạ mức lương, buộc thôi việc …
2.2.2. Hệ thống các ngành luật
- Ngành luật là tổng hợp các chế định pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ
xã hội cùng tính chất.
Chế định pháp luật là một tập hợp hai hay một số quy phạm pháp luật điều
chỉnh một nhóm quan hệ xã hội có tính chất chung và liên hệ mật thiết với nhau.
Ví dụ : Luật Dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt
Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật Dân sự do nhà nước ban hành
nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân dựa trên nguyên tắc
bình đẳng về pháp lý, quyền tự định đoạt, quyền khởi kiện và trách nhiệm tài sản
của những người tham gia quan hệ đó.
Luật Đất đai là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm
những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh
vực bảo vệ, quản lý và sử dụng đất đai.
Như vậy, các quy phạm pháp luật trong một ngành luật có chung một đối
tượng điều chỉnh là các nhóm quan hệ xã hội có cùng một tính chất. Tuy nhiên có
những mối quan hệ xã hội lại thuộc đối tượng điều chỉnh của nhiều ngành luật khác
nhau nên việc phân chia hệ thống pháp luật thành các ngành luật không chỉ dựa vào
đối tượng điều chỉnh mà còn dựa vào cả phương pháp điều chỉnh.
- Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Mỗi ngành luật đều có đối tượng và phương pháp điều chỉnh riêng. Đây là
căn cứ quan trọng để phân biệt các ngành luật khác nhau trong hệ thống pháp luật.
Hệ thống các ngành luật là tổng hợp các ngành luật có quan hệ thống nhất
nội tại và phối hợp với nhau nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực
khác nhau.
Hiện nay, hệ thống các ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiều ngành luật như: Luật Nhà nước, Luật Hành
chính, Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự, Luật Đất đai, Luật Dân sự, Luật Tố tụng
dân sự, Luật Kinh tế, Bộ luật Lao động, Luật Tài chính, Luật Hôn nhân gia đình…
Bên cạnh hệ thống pháp luật của quốc gia còn tồn tại hệ thống pháp luật
quốc tế. Những quy phạm pháp luật quốc tế được hình thành trên cơ sở thỏa thuận
giữa các quốc gia và thể hiện ý chí chung của quốc gia đó. Luật Quốc tế bao gồm
Công pháp quốc tế và Tư pháp quốc tế
2.3. Một số nội dung cơ bản trong hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2.3.1. Luật Hiến pháp (Luật Nhà nước)
a. Khái niệm Luật Nhà nước
Đối với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới, Hiến pháp là đạo luật quan
trọng nhất trong hệ thống pháp luật. Bởi vì Hiến pháp quy định những vấn đề cơ
bản nhất, tác động trực tiếp đến sự phát triển hay tồn tại của một chế độ chính trị,
chế độ kinh tế…
Luật Nhà nước (còn gọi là Luật Hiến pháp), là ngành luật chủ đạo trong hệ
thống pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Nhà
nước quy định những nguyên tắc về chế độ chính trị, chế độ kinh tế và xã hội, địa
vị pháp lý của công dân, những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước.
Đối tượng điều chỉnh của Luật Nhà nước là những quan hệ xã hội quan trọng
nhất, những nhóm quan hệ xã hội liên quan đến tổ chức quyền lực nhà nước, đó là:
- Những quan hệ chủ yếu trong lĩnh vực chính trị như quan hệ giữa các cơ
quan nhà nước với nhau, giữa nhà nước và các cơ quan nhà nước với nhân dân, với
các tổ chức xã hội, với các cơ quan nhà nước khác và các tổ chức quốc tế.
- Những quan hệ chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế như: quan hệ về sở hữu các
tư liệu sản xuất chủ yếu, quan hệ trong lĩnh vực phân phối sản phẩm xã hội, quan
hệ giữa nhà nước với các thành phần kinh tế.
- Những quan hệ chủ yếu trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ.
- Những quan hệ chủ yếu giữa nhà nước với công dân trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội và những đảm bảo của nhà nước cho sự phát triển toàn diện của
mỗi công dân.
- Những quan hệ cơ bản trong quá trình hình thành hoạt động của các cơ
quan nhà nước.
b. Vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Luật Nhà nước điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nhất trong một
chế độ xã hội. Những quan hệ này mang tính chất quyết định đến bản chất chế độ
xã hội. Luật Nhà nước đóng vai trò là cơ sở chỉ đạo cho các ngành luật khác hình
thành và phát triển. Nó thể chế hóa các đường lối đối nội và đối ngoại của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Luật Nhà nước là biểu hiện tập trung nhất ý chí của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động Việt Nam.
Hiến pháp và các luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước
điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng gắn liền với việc xác định chế
độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, khoa học công nghệ,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy
Nhà nước, phản ánh đặc điểm cơ bản của xã hội và nhà nước Việt Nam, gắn liền
với việc tổ chức và thực hiện quyền lực của Nhà nước.
Hiến pháp là đạo luật cơ bản, quan trọng nhất, có hiệu lực pháp lý cao nhất
trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam, các văn bản pháp luật khác
đều có hiệu lực pháp lý thấp hơn Hiến pháp và không được trái với Hiến pháp
(Điều 119 Hiến pháp 2013)
c. Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013
Hiến pháp 2013 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 9 tháng 12 năm
2013 và có hiệu lực từ 1/1/2014. Hiến pháp 2013 gồm 11 chương, 120 điều. Sau
đây là một số nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013.
* Chế độ chính trị và chế độ kinh tế
- Chế độ chính trị
Chế độ chính trị là hệ thống những nguyên tắc thực hiện quyền lực nhà nước.
Chế độ chính trị là chế định của luật Hiến pháp, là tổng thể các quy định về những
vấn đề có tính nguyên tắc chung làm nền tảng cho các chương sau của Hiến pháp
như: bản chất nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với hoạt động của nhà
nước và xã hội, nguyên tắc tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa, bản chất là nhà nước “của dân, do dân và vì dân”. Tất cả quyền lực
nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân, nông dân
và tầng lớp trí thức (Điều 2 Hiến pháp 2013). Nhân dân sử dụng quyền lực nhà
nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, các cơ quan quyền lực
này do nhân dân trực tiếp bầu ra theo nhiệm kỳ là 5 năm, các cơ quan nhà nước
khác đều bắt nguồn từ cơ quan quyền lực và chịu sự giám sát của cơ quan quyền
lực (Điều 6 và điều 7 Hiến pháp 2013).
Mục đích của nhà nước ta là đảm bảo và không ngừng phát huy quyền làm
chủ tập thể của nhân dân, xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn
minh. Nhà nước thi hành chính sách đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam. Nhà nước
thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, đôi bên cùng có lợi (Điều
12 Hiến pháp 2013)
Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nhà nước Việt Nam
không những mang tính quy luật khách quan, mà còn được nhân dân Việt Nam
thừa nhận và được quy định tại Điều 2 của Hiến pháp 2013.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên là cơ sở chính trị của chính
quyền nhân dân (Điều 9 Hiến pháp 2013)
- Chế độ kinh tế
Chế độ kinh tế là một hệ thống quan hệ kinh tế được xây dựng trên cơ sở vật
chất kỹ thuật nhất định, thể hiện tính chất và hình thức sở hữu đối với tư liệu sản
xuất, các nguyên tắc sản xuất, phân phối và tiêu dùng sản phẩm xã hội và tổ chức
quản lý nền kinh tế.
Theo quy định tại Điều 51, 52 Hiếp pháp 2013, nền kinh tế của nước ta nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều
thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; các thành phần kinh tế
đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân; các chủ thể thuộc
các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật…
Mục đích của chế độ kinh tế là làm cho dân giàu, nước mạnh, đáp ứng ngày
càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở giải phóng được
mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế.
Hiến pháp quy định quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật của
công dân.
* Chính sách xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ, môi trường
- Chính sách xã hội. Chính sách xã hội được quy định tại các Điều 57, 58, 59
Hiến pháp 2013. Mục đích của chính sách xã hội là nhằm bảo vệ sức khỏe của nhân
dân, thực hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, chăm lo cho những đối tượng
nghèo trong xã hội, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; bảo vệ
các quyền và lợi ích hợp pháp của bà mẹ, trẻ em trong quan hệ gia đình.
- Chính sách văn hóa. Nhà nước, xã hội bảo tồn và phát triển nền văn hóa
Việt Nam với phương châm: dân tộc, hiện đại, nhân văn, kế thừa và phát huy giá trị
của nền văn hiến Việt Nam, tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tiếp thu
tinh hoa văn hóa nhân loại, phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân.
Mục đích của chính sách văn hóa là nhằm bảo vệ những giá trị văn hóa dân tộc,
xây dựng con người Việt nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần
đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân (Điều 60 Hiến pháp 2013).
- Chính sách giáo dục. Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, Nhà nước
phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục mầm non; cho giáo dục ở các vùng miền núi,
hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Tạo những điều kiện cho
người khuyết tật, người nghèo được tham gia học văn hóa và học nghề (Điều 61
Hiến pháp 2013).
- Chính sách khoa học và công nghệ. Khoa học và công nghệ là quốc sách
hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu,
phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ; bảo
đảm quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham gia và được thụ hưởng lợi ích từ
các hoạt động khoa học và công nghệ. (Điều 62 Hiến pháp 2013).
- Chính sách bảo vệ môi trường. Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường
nhằm quản lý, sử dụng có hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; xử lý
nghiêm những tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường (Điều 63 Hiến pháp 2013).
* Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
- Quyền con người. Quyền con người trong Hiến pháp 2013 có nhiều đổi
mới so với những hiến pháp trước đó. Hiến pháp 2013 khẳng định quyền con người
về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo
đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Việc thực hiện quyền con người không được xâm
phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
(Điều 14,15,16 Hiến pháp 2013).
- Quyền và nghĩa vụ công dân. Mối quan hệ giữa nhà nước với công dân
được thể hiện qua những quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến
pháp. Nguyên tắc cơ bản khi xác định quyền và nghĩa vụ của công dân là mọi công
dân đều bình đẳng trước pháp luật, bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ
trước pháp luật, trước nhà nước và xã hội, quyền và nghĩa vụ không tách rời (Điều
15,16 Hiến pháp 2013).
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp
2013 từ Điều 14 đến Điều 49. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là cơ sở để
xác định địa vị pháp lý của công dân, là cơ sở cho mọi quyền và nghĩa vụ cụ thể
của công dân, thể hiện trình độ, mức sống và nền văn minh của một Nhà nước.
Các quyền cơ bản của công dân:
+ Quyền tự do thân thể: công dân được nhà nước bảo hộ về sức khỏe, tính
mạng, danh dự, nhân phẩm; việc bắt, giam giữ người phải do pháp luật quy định;
mọi người có quyền hiến tặng mô, bộ phận cơ thể, hiến xác theo quy định của
luật… (Điều 19, 20 Hiến pháp 2013).
+ Quyền tự do cá nhân: quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền bí mật về thư
tín, điện thoại, điện tín, quyền tự do đi lại và cư trú…(Điều 22, 23 Hiến pháp 2013).
+ Quyền về dân chủ: công dân có quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp,
lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật, quyền tự do tôn giáo, tự do tín
ngưỡng; không lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để vi phạm pháp luật (Điều 24 đến
Điều 26 Hiến pháp 2013).
+ Quyền chính trị: công dân từ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và từ đủ 21 tuổi
được ứng cử vào các cơ quan quyền lực của Nhà nước (Điều 27 Hiến pháp 2013).
+ Quyền tham gia vào quản lý nhà nước và xã hội: công dân được tham gia
thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương,
cả nước. Các cơ quan Nhà nước phải công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận,
phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân. Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền
biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân (Điều 28, 29 Hiến pháp 2013).
+ Quyền khiếu nại tố cáo Hiến pháp 2013 quy định công dân có quyền khiếu
nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật
của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân
hoặc bất cứ cá nhân nào.
Đây là một quyền dân chủ cơ bản đảm bảo cho công dân khả năng bảo vệ
quyền lợi chính đáng của mình, đồng thời phát hiện ra những vi phạm trong hoạt
động của các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, giúp cho việc chỉnh đốn, củng cố
tổ chức và cải tiến hoạt động của các cơ quan này.
Để ngăn chặn sự vi phạm quyền cơ bản này của công dân, Hiến pháp nêu rõ
việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan nhà nước xem xét và giải quyết trong thời
hạn luật định. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền
khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.
(Điều 30, 31 Hiến pháp 2013).
+ Quyền kinh tế: công dân có quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà
pháp luật không cấm, quyền sở hữu thu nhập hợp pháp, sở hữu tư liệu sản xuất,
phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác (Điều 32,33
Hiến pháp 2013).
+ Quyền về xã hội: công dân có quyền việc làm và lựa chọn nghề nghiệp,
quyền được bảo vệ sức khỏe, quyền bình đẳng nam nữ; bảo vệ các quyền của trẻ
em; bảo vệ và chăm sóc người già; được nhà nước bảo hộ về hôn nhân và gia
đình…(Điều 34 đến Điều 38 Hiến pháp 2013).
+ Quyền về văn hóa: công dân có quyền học tập, quyền nghiên cứu khoa học
và công nghệ, quyền sáng tạo văn học nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ hoạt động
đó; có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn
ngữ để giao tiếp (Điều 39 đến Điều 43 Hiến pháp 2013).
Nghĩa vụ công dân
+ Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc: Hiến pháp 2013 quy định “Công dân phải trung
thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất” (Điều 45) và khẳng định “Bảo
vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân” (Điều 46).
Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc không chỉ là tham gia quân đội và thực hiện nghĩa vụ
quân sự mà bao gồm cả bảo vệ quốc phòng và bảo vệ an ninh.
Bảo vệ quốc phòng là bảo vệ, giữ gìn bờ cõi, chống xâm lược; bảo vệ an
ninh là bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng và Nhà nước, bảo vệ sự
nghiệp xây dựng đất nước và cuộc sống an toàn của nhân dân. Hai mặt trận luôn
gắn bó, quan hệ mật thiết với nhau nhằm mục tiêu bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc được đặt ra là xuất phát từ đường lối,
nguyên tắc cũng như truyền thống của dân tộc ta, đó là:
+ Dựng nước phải đi đôi với giữ nước.
+ Xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa phải đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa.
Trên thực tế, các thế lực phản động và thù địch luôn tìm mọi cách chống phá
nhằm xóa bỏ những thành quả cách mạng của nhân dân ta, lật đổ chủ nghĩa xã hội
đang được xây dựng ở nước ta. Nếu chúng ta lơ là cảnh giác, không sẵn sàng đối
phó thì sẽ lâm vào nguy cơ mới.
Với nội dung, tinh thần như trên, Hiến pháp 2013 đã ghi nhận quyền và
nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân.
+ Nghĩa vụ tuân theo hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc
gia, trật tự an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng (Điều 47
Hiến pháp 2013)
+ Nghĩa vụ nộp thuế theo luật định (Điều 48 Hiến pháp 2013)
2.3.2. Luật Hành chính
a. Khái niệm và đối tượng điều chỉnh
Luật Hành chính là một ngành luật về quản lý nhà nước. Khái niệm về quản
lý nhà nước là khái niệm rộng, bao gồm hoạt động của tất cả các cơ quan trong bộ
máy nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp, còn hoạt động điều
hành - chấp hành chỉ nói đến hoạt động chủ yếu nhất trong quản lý nhà nước là
hoạt động hành pháp được thực hiện bởi các cơ quan hành chính nhà nước.
Luật Hành chính bao gồm toàn bộ các quy phạm điều chỉnh những quan hệ
xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành và điều
hành của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức xã hội được nhà nước
trao quyền quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội.
Có thể khái quát quan hệ xã hội do Luật Hành chính điều chỉnh chia thành 3
nhóm chính sau đây:
- Các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà
nước thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành trên các lĩnh vực khác nhau của
đời sống xã hội.
- Các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cơ quan nhà nước xây
dựng và củng cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan nhằm ổn định về tổ chức để
hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình.
- Các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cá nhân và tổ chức
được nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong
một số trường hợp cụ thể do pháp luật quy định.
Như vậy, Luật Hành chính điều chỉnh toàn bộ những quan hệ xã hội, những
hoạt động quản lý, được thực hiện bởi nhà nước hoặc nhân danh nhà nước mà đối
tượng là các hoạt động chấp hành, điều hành của hệ thống cơ quan quản lý hành
chính nhà nước.
Đối tượng điều chỉnh mang tính đặc thù “không bình đẳng” của hoạt động
chấp hành - điều hành nên phương pháp điều chỉnh của ngành luật này là phương
pháp mệnh lệnh - đơn phương.
b. Vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính
- Vi phạm hành chính. Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý của cá nhân, cơ quan, tổ chức xâm phạm các quy
định của pháp luật về quản lý nhà nước mà chưa đến mức là tội phạm.
Vi phạm hành chính có các dấu hiệu sau:
+ Vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật hành chính;
+ Vi phạm hành chính là hành vi ít nguy hiểm cho xã hội hơn so với tội
phạm, xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước;
+ Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi (cố ý hoặc vô ý) do người có năng
lực trách nhiệm hành chính thực hiện. Cụ thể: công dân từ đủ 14 tuổi trở lên, phát
triển bình thường về thể chất; các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, tổ chức
kinh tế; các cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trên lãnh thổ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trừ các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham
gia hoặc ký kết có quy định khác.
+ Được pháp luật hành chính quy định là phải xử phạt hành chính
Đặc điểm của vi phạm hành chính. Để phân biệt vi phạm hành chính với tội
phạm và các vi phạm pháp luật khác, có thể nhận thấy vi phạm hành chính có các
đặc điểm sau:
+ Vi phạm hành chính thường xảy ra trong các lĩnh vực của quản lý nhà
nước, nhưng mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm hình sự.
+ Chủ thể vi phạm hành chính đa dạng, có thể là các cơ quan nhà nước, các
tổ chức và cá nhân (công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch).
+ Vi phạm hành chính thường xâm hại các quy tắc quản lý nhà nước trong
các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Xử phạt vi phạm hành chính. Xử phạt vi phạm hành chính là một biện pháp
cưỡng chế hành chính do chủ thể có thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân, tổ chức
vi phạm hành chính theo trình tự, thủ tục xử phạt hành chính do pháp luật Hành
chính Việt Nam quy định.
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
+ Do người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính
+ Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt khi có hành vi vi phạm hành chính
+ Hành vi vi phạm phải được xử lý kịp thời, công minh
+ Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần, người
thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
+ Xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất mức độ vi phạm của
người vi phạm.
Không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp: tình thế cấp thiết,
phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ, hoặc vi phạm khi đang mắc bệnh tâm thần
hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi
của mình.
- Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính. Hình thức xử phạt chính bao gồm:
+ Cảnh cáo: được áp dụng đối với những vi phạm hành chính do các cá nhân,
tổ chức vi phạm lần đầu, có các tình tiết giảm nhẹ
+ Phạt tiền: là hình thức xử phạt phổ biến
+ Hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy phép, tịch thu
tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, buộc tháo dỡ khôi phục
tình trạng ban đầu...
2.3.3. Pháp luật y tế
Trong thời gian qua, hệ thống pháp luật y tế không ngừng được ban hành, bổ
sung, sửa đổi và hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý cũng như
hoạt động của người dân.
Năm Tên Luật
1989 Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân
2005 Luật Dược
Luật PC nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
2006
ở người (HIV/AIDS)
2006 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác
2007 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm
2007 Luật Phòng chống bạo lực gia đình
2008 Luật Bảo hiểm y tế
2009 Luật Khám bệnh chữa bệnh
2009 Luật Người cao tuổi
2010 Luật An toàn thực phẩm
2012 Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá
2014 Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi)
2016 Luật Dược (sửa đổi)
2016 Luật Trẻ em
2018 Luật Phòng, chống tác hại rượu bia (dự kiến)
2018 Luật Máu và tế bào gốc (dự kiến)
2018 Luật Dân số (dự kiến)
2019 - 2020 Luật Chuyển đổi giới tính (dự kiến)
(Nguồn: Bộ Y tế: Báo cáo Chung tổng quan ngành y tế năm 2016, 2018)
III. NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
3.1. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
3.1.1 Khái niệm Nhà nước pháp quyền XHCN
Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước với sự phân công
và phối hợp khoa học, hợp lý giữa các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, đồng
thời có cơ chế kiểm soát quyền lực. Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở
pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật có tính nhân đạo, công bằng, vì lợi ích
chính đáng của con người.
Nhà nước pháp quyền không chỉ là phương thức tổ chức, vận hành quyền lực
nhà nước mà còn chứa đựng trong đó các nguyên tắc hợp lý của quản lý xã hội
được đúc kết qua lịch sử, vì vậy những giá trị của nhà nước pháp quyền có tính
nhân loại. Tuy nhiên, với mỗi chế độ chính trị có hình thức biểu hiện của nhà nước
pháp quyền không giống nhau. Nhà nước pháp quyền XHCN là nhà nước pháp
quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; bảo đảm quyền lực thuộc về nhân
dân, bảo đảm dân chủ XHCN.
3.1.2. Những đặc điểm cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN
Thứ nhất, nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước của dân, do dân
và vì dân. Nhà nước pháp quyền về bản chất là một nhà nước đề cao pháp luật trong
khi phải thừa nhận và bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Phát huy dân chủ trong
hoạt động của Nhà nước là một đòi hỏi tất yếu của Nhà nước pháp quyền XHCN.
Thứ hai, nhà nước pháp quyền XHCN được tổ chức và hoạt động trên cơ sở
Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ Hiến pháp và pháp luật. Hiến pháp và pháp luật
Việt Nam phản ánh đường lối, chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí và nguyện vọng
của nhân dân, vì vậy, đó là thước đo giá trị phổ biến trong xã hội và cần phải trở
thành công cụ để quản lý của nhà nước.
Nhà nước cần ban hành hệ thống pháp luật đầy đủ và hoàn chỉnh để dùng
làm công cụ điều chỉnh mọi quan hệ xã hội, làm căn cứ để xây dựng trật tự xã hội.
Tuy nhiên, các cơ quan nhà nước và các cán bộ, công chức nhà nước, và mở rộng
ra là tất cả mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội đều phải tôn trọng pháp luật,
đặt mình trong vòng pháp luật, thực hiện các hoạt động tuân thủ theo pháp luật.
Thứ ba, nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam phải phản ánh được tính chất
dân chủ trong mối quan hệ giữa nhà nước với công dân và xã hội, bảo vệ quyền
con người. Một nhà nước chỉ được coi là nhà nước pháp quyền khi nó đảm bảo
được những quyền tự nhiên của con người, khi là một nhà nước dân chủ. Nhà nước
pháp quyền XHCN chỉ xây dựng thành công khi phát huy được dân chủ XHCN với
tư cách là một nền dân chủ cho đại đa số nhân dân lao động và trấn áp bọn bóc lột.
Thứ tư, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và
kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước. Trong việc thực thi ba quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp: Sự thống nhất quyền lực thể hiện trước hết ở sự thống nhất về
mục đích của quyền lực: toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân có nghĩa là
các cơ quan nhà nước dù làm nhiệm vụ lập pháp, hành pháp hay tư pháp đều là cơ
quan thống nhất của nhân dân, để phục vụ và bảo vệ cho lợi ích của nhân dân. Như
vậy, quyền lực nhà nước thống nhất phải thể hiện sự tập trung quyền lực vào các cơ
quan đại diện của dân, trước hết là cơ quan đại diện cao nhất là Quốc hội để có thể
thống nhất bảo vệ một mục tiêu chung là độc lập dân tộc và lợi ích của nhân dân,
đất nước và dân tộc, đi lên CNXH.
Tuy nhiên, mỗi nhánh quyền lực đều có đặc thù riêng và có những đặc điểm
kỹ thuật riêng: hoạt động hành pháp không thể giống với hoạt động lập pháp hay tư
pháp. Do đó, để nâng cao chất lượng hoạt động cần phân công các bộ phận quyền
lực lập pháp, hành pháp và tư pháp cho các cơ quan khác nhau, nhưng sự phân
công này không giống như ”tam quyền phân lập” ở các nước tư bản, không phải là
chia để đối trọng, khống chế lẫn nhau mà các cơ quan thực thi quyền lực này lại có
mối liên hệ với nhau để đạt mục tiêu chung.
Thứ năm, nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của
Đảng. Cộng sản Việt Nam: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam đối với cách
mạng Việt Nam nói chung và việc xây dựng và hoạt động của Nhà nước nói riêng
là một tất yếu khách quan. Điều đó được khẳng định qua vai trò lãnh đạo không thể
thiếu của Đảng Cộng sản trong suốt quá trình tuyên truyền, chỉ đạo, tổ chức và dẫn
dắt dân tộc trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và
đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
3.2. Sự cần thiết phải xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay
Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
xuất phát từ tất yếu kinh tế, là một nhu cầu chính trị khách quan. Thông qua xây
dựng nhà nước pháp quyền, Nhà nước ta mới có thể xác định đúng chức năng và
nhiệm vụ, vị trí và vai trò của mình trong hệ thống chính trị nói riêng và trong đời
sống chính trị nói chung. Đến nay, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã được định hình trên những nét cơ bản và trở thành trụ cột của hệ thống
chính trị nước nhà. Trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị, cùng với việc xây
dựng và chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt, cần xác định xây dựng và hoàn
thiện nhà nước là nhiệm vụ trọng tâm. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam chính là xây dựng và thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây
dựng và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân; làm cho quyền lực nhà nước và hệ
thống tổ chức thực thi quyền lực - hệ thống chính trị - được xác định đúng đắn và
có hiệu quả hơn. Quyền lực Nhà nước được củng cố và tăng cường cũng có nghĩa
là quyền lãnh đạo của Đảng được củng cố và tăng cường. Giữ vững và tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là nhằm củng cố và tăng cường sức mạnh
của Nhà nước.
Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển
năm 2011) đã xác định rõ: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà
nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí
thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự
phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức, quản lý xã hội bằng
pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”6.
Tuy nhiên, bên cạnh nhiều ưu điểm, quá trình xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa nói riêng và đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống
chính trị nói riêng của chúng ta hiện nay cũng còn bộc lộ nhiều nhược điểm cần
khắc phục như7: Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN chưa theo kịp yêu cầu phát
triển kinh tế và quản lý đất nước, thể hiện trên các mặt: năng lực xây dựng thể chế,
quản lý, điều hành, tổ chức thực thi pháp luật còn yếu; tổ chức bộ máy nhiều cơ
quan còn chưa hợp lý, biên chế cán bộ, công chức tăng thêm; chức năng, nhiệm vụ
của một số cơ quan chưa đủ rõ, còn chồng chéo; chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới của đất nước; cải
cách hành chính chưa đạt yêu cầu đề ra; thủ tục hành chính còn gây phiền hà cho tổ
chức và công dân; năng lực dự báo, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước trên
một số lĩnh vực yếu; phân cấp mạnh nhưng thiếu kiểm tra, kiểm soát; trật tự, kỷ
cương xã hội không nghiêm. Cải cách tư pháp còn chậm, chưa đồng bộ. Công tác
điều tra, giam giữ, truy tố, xét xử trong một số trường hợp chưa chính xác; án tồn
đọng, án bị huỷ, bị cải sửa còn nhiều.
Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt được yêu cầu đề ra.
Quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi,
phức tạp, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, gây bức xúc xã hội.
Những nhược điểm nói trên đặt ra yêu cầu khách quan phải đổi mới, nâng
cao chất lượng hoạt động của bộ máy nhà nước để phát huy dân chủ xã hội chủ
nghĩa, thực hiện tốt quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, phát triển kinh tế thị
trường tạo cơ sở vật chất cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội và giữ vững định
hướng xã hội chủ nghĩa.
3.3. Những định hướng cơ bản trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở
Việt Nam hiện nay
a. Tăng cường dân chủ XHCN

6
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển
năm 2011)
7
Xem Đảng Cộng sản Việt Nam (2011): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. NXB.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa
là động lực của sự phát triển đất nước, cần xây dựng và từng bước hoàn thiện nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống
ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải
được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm.
Nhà nước phải bảo đảm và phát huy được quyền làm chủ thực sự của người
dân, nhất là quyền tham gia xây dựng chính sách, quyền lựa chọn người đại diện
cho mình và quyền sở hữu tài sản hợp pháp. Quyền làm chủ phải đi đôi với trách
nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân mà trước hết là phải tuân thủ pháp luật. Nâng
cao ý thức về quyền và nghĩa vụ công dân, năng lực làm chủ, tham gia quản lý xã
hội của nhân dân. Có cơ chế cụ thể để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
chính trị - xã hội thực hiện việc phản biện xã hội và giám sát xã hội. Nhà nước
phải quan tâm hơn nữa việc chăm lo hạnh phúc và sự phát triển tự do, toàn diện
của con người, bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của con người, tôn trọng và thực
hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam ký kết.
Cần tăng cường tương tác giữa cơ quan trong bộ máy nhà nước và giữa bộ
máy nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội và người dân. Mở rộng đối thoại
với người dân và doanh nghiệp bằng nhiều hình thức để Nhà nước, cán bộ, công
chức gần dân hơn và chủ trương, chính sách, pháp luật sát với thực tiễn hơn. Sự
phối hợp giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp phải trên cơ sở bảo đảm
tính độc lập theo chức năng được phân công và yêu cầu kiểm soát lẫn nhau, bổ trợ
cho nhau theo quy định của pháp luật. Đẩy mạnh phân cấp, phát huy chủ động,
sáng tạo của cấp dưới, đồng thời bảo đảm quản lý thống nhất của cả hệ thống.
- Tăng cường dân chủ ở cơ sở; mở rộng các hình thức dân chủ trực tiếp để
người dân tham gia vào công việc của Nhà nước một cách thiết thực, phù hợp,
trọng tâm là ở địa phương, trước hết bắt đầu từ những công việc liên quan thiết
thực, trực tiếp đến đời sống nhân dân. Tạo cơ chế, điều kiện cho người dân tham
gia thực chất vào hoạt động quản lý nhà nước, từ việc tham gia ý kiến trong giai
đoạn xây dựng chính sách, pháp luật đến việc tham gia giám sát cán bộ, công chức
và cơ quan nhà nước trong việc thực hiện chính sách, pháp luật. Tăng cường quyền
giám sát của các cơ quan dân cử, quyền giám sát, kiểm tra của công dân đối với
hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức.
b. Đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước
Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị. Việc đổi mới, hoàn thiện Nhà
nước có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến hiệu quả tổ chức và hoạt động của
toàn bộ hệ thống chính trị. Để làm rõ vị trí trụ cột của Nhà nước trong hệ thống
chính trị cần đổi mới cần tập trung vào các vấn đề sau đây:
- Về vai trò, chức năng của Nhà nước:
Nhà nước là một thiết chế chính trị trung tâm có vai trò đặc biệt quan trọng
trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, dù vai trò của Nhà nước quan trọng, to lớn đến nhường nào cũng không
thể tạo ra một nhà nước toàn trị, quyết định mọi vấn đề và bao cấp toàn xã hội. Vai
trò của Nhà nước luôn có giới hạn trong mối quan hệ với các thiết chế chính trị -
xã hội thuộc hệ thống chính trị, mối quan hệ với kinh tế thị trường, xã hội và mối
quan hệ với công dân. Vì vậy, một mặt cần tăng cường xã hội hội hóa và khả năng
độc lập của các thiết chế xã hội, giải phóng họ khỏi sự phụ thuộc (bảo trợ) của Nhà
nước, mặt khác, bản thân Nhà nước cũng phải tự hạn chế, giảm thiểu các biện
pháp can thiệp trực tiếp vào thị trường và các quan hệ dân sự thông qua việc ban
hành pháp luật và tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát.
Để phát huy tốt nhất quyền làm chủ của nhân dân, Nhà nước phải làm tốt
chức năng kiến tạo phát triển. Nhà nước không làm thay dân mà phải tập trung xây
dựng khuôn khổ thể chế phù hợp và tạo điều kiện cần thiết để mọi người phát huy
năng lực và sức sáng tạo vì lợi ích của chính mình và đóng góp cho xã hội. Chỉ khi
dân giàu thì nước mới mạnh. Xã hội hóa không chỉ để huy động các nguồn lực mà
còn tạo điều kiện cho xã hội thực hiện những chức năng, những công việc mà xã
hội có thể làm tốt hơn. Chỉ như vậy mới có thể xây dựng được một bộ máy hành
chính nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
Nhà nước phải tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng theo cơ chế thị trường;
kiểm soát chặt chẽ và xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp cũng như những cơ chế
chính sách dẫn đến bất bình đẳng trong cạnh tranh. Pháp luật và cơ chế chính sách
phải tạo thuận lợi nhất cho mọi người dân và doanh nghiệp phát triển sản xuất,
kinh doanh. Tài nguyên, nguồn lực của quốc gia phải được phân bổ tới những chủ
thể có năng lực sử dụng mang lại hiệu quả cao nhất cho đất nước.
Nhà nước phải có chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và huy
động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đáp ứng yêu
cầu phát triển. Phải chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tạo môi trường và điều
kiện thuận lợi để xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Về tổ chức bộ máy nhà nước:
Trên cơ sở Cương lĩnh và các văn kiện khác của Đảng qua 30 năm đổi mới,
Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã kế thừa các bản Hiến pháp trước
đây của Nhà nước ta để có những quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước. Vì vậy, trong thời gian tới, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước tiếp tục thực hiện theo quy định của Hiến pháp và các đạo luật về tổ chức bộ
máy nhà nước cần tiếp tục cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp mới cho phù
hợp với từng thiết chế cụ thể. Việc đổi mới về tổ chức bộ máy đề nghị cần tập
trung vào một số vấn đề sau đây:
- Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội theo hướng chuyên
nghiệp, hiệu quả trong các hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định những vấn
đề quan trọng của đất nước. Hoạt động lập pháp của Quốc hội phải chuyển trọng
tâm từ quy định quyền của bộ máy nhà nước sang xác định nghĩa vụ và trách
nhiệm của các cơ quan này, từ quyền cho phép của công quyền sang quyền của
công dân trong mối quan hệ với nhà nước. Phát huy dân chủ hơn nữa phương thức
hoạt động của Quốc hội, tăng cường tranh luận, phản biện, giám sát, đưa ra các
quyết định dưới hình thức luật. Phát huy vai trò quan trọng của Hội đồng dân tộc,
Ủy ban của Quốc hội trong việc xem xét để Quốc hội thông qua các dự án luật và
quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
- Tiếp tục nghiên cứu làm rõ hơn trách nhiệm của Chủ tịch nước để thực
hiện đầy đủ chức năng nguyên thủ quốc gia theo yêu cầu Nhà nước pháp quyền,
thay mặt Nhà nước về đối nội, đối ngoại và thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân
dân, góp phần bảo đảm sự cân bằng trong thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp.
- Tiếp tục kiện toàn tổ chức Chính phủ theo hướng tinh gọn, hợp lý, hiệu
lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại. Phân
định cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn của tập thể và cá nhân trong tổ chức và hoạt
động của Chính phủ theo hướng: Thủ tướng Chính phủ phải chịu trách nhiệm
chung về hoạt động điều hành, quản lý nhà nước của Chính phủ; từng Bộ trưởng
chịu trách nhiệm về lĩnh vực quản lý nhà nước do mình phụ trách. Tập trung đẩy
mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo sự chuyển biến căn bản trong mối quan hệ
giữa cơ quan hành chính với người dân và doanh nghiệp, phát huy mạnh mẽ dân
chủ, tạo điều kiện để người dân và xã hội tham gia vào hoạt động quản lý của
Chính phủ và các cơ quan trong bộ máy hành chính.
- Xác định cơ chế bảo đảm tính độc lập của hoạt động tư pháp theo hướng
khẳng định Tòa án có quyền và có trách nhiệm chỉ căn cứ vào Hiến pháp và pháp
luật để ra các phán quyết, không chịu bất kỳ sự can thiệp nào từ phía các cơ quan
nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước. Trong Nhà nước pháp quyền, chỉ duy nhất
Tòa án có chức năng xét xử, mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức phải có trách nhiệm tôn
trọng phán quyết của Tòa án. Đồng thời, cần nghiên cứu để tiếp tục đổi mới tổ
chức lại hoạt động kiểm sát, điều tra, thi hành án tương ứng với chức năng, nhiệm
vụ được phân định rõ để vừa có sự phân công, phối hợp, vừa kiểm soát lẫn nhau.
-Cụ thể hóa các quy định của luật chính quyền địa phương, tiếp tục nghiên
cứu để đổi mới mô hình chính quyền địa phương theo đúng yêu cầu của Hiến pháp
là đa dạng hóa mô hình chính quyền địa phương với quy định định Hiến pháp về
cấp chính quyền. Xác định rõ cơ chế phân cấp, phân quyền giữa trung ương và địa
phương trên từng ngành, lĩnh vực nhằm phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm
của địa phương trong phạm vi được phân cấp, phân quyền.
- Về cơ chê kiểm soát quyền lực nhà nước:
Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung nguyên tắc kiểm soát quyền lực nhà nước
giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp. Vì vậy, trong các luật về tổ chức bộ máy nhà nước, cần nghiên cứu, cụ thể
những cơ chế kiểm soát quyền lực song song với việc tiếp tục duy trì cơ chế giám
sát, kiểm tra giữa các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, giữa cơ quan trung ương
và địa phương. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng cơ chế, thực hiện luật trưng cầu ý
dân để bảo đảm vai trò của nhân dân trong việc quyết định những vấn đề quan trọng
của đất nước, qua đó kiểm soát quyền lực nhà nước.
- Về bảo đảm vị trí tối thượng của Hiến pháp và pháp luật
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, có hiệu
lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi
hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ
tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác
của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp. Vì vậy, các
đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước cần xây dựng cơ chế bảo vệ Hiến pháp một
cách hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội ở nước ta.
Cần tăng cường kỷ luật, kỷ cương, trong đó hoàn thiện thể chế, chính sách
và tăng cường pháp chế XHCN là yêu cầu quan trọng. Phê phán và nghiêm trị
những hành vi vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, những hành vi lợi dụng dân
chủ để làm mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội; chống tập trung quan liêu, khắc
phục dân chủ hình thức.
- Về đội ngũ cán bộ, công chức:
Nhà nước phải xây dựng cho được bộ máy tinh gọn, hiệu lực hiệu quả với
đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực và tính chuyên nghiệp cao. Mọi
cơ quan, công chức đều phải được giao nhiệm vụ rõ ràng. Việc đánh giá tổ chức,
cán bộ, công chức phải căn cứ vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ. Phải hoàn thiện
tiêu chí đánh giá và cơ chế kiểm soát thực thi công vụ. Người đứng đầu cơ quan
hành chính phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện chức năng nhiệm vụ được
giao và phải được trao quyền quyết định tương ứng về tổ chức cán bộ. Cần có quy
hoạch, kế hoạch tổng thể về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; thực hiện việc
quản lý cán bộ, công chức theo hướng quản lý nguồn nhân lực công vụ. Cần nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo
đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước. Có chính sách đãi
ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ và có cơ
chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật,
mất uy tín đối với nhân dân.
c. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Tiếp tục đổi mới mô hình tổ chức, hình thức, phương thức hoạt động của các
cơ quan nhà nước ở trung ương, địa phương nhằm hướng tới một bộ máy nhà nước
gọn về tổ chức, hiệu quả trong hoạt động, đáp ứng ngày càng tích cực hơn các yêu
cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo đảm, bảo vệ quyền
con người, quyền công dân phù hợp với các chuẩn mực của chế độ pháp quyền.
Trên những định hướng này, Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi), Luật tổ chức
Tòa án nhân dân (sửa đổi), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi) đã được
Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 vừa qua. Các Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ
chức chính quyền địa phương, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng
nhân dân (trong đó quy định về Hội đồng bầu cử quốc gia theo hướng quy định của
Hiến pháp 2013), Luật kiểm toán nhà nước, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã
được Quốc hội khóa XIII thông qua.
- Để thể chế hóa các quy định của Hiến pháp 2013 về quyền con người, quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cần tập trung ưu tiên trên các phương diện sau:
+ Về cơ bản, việc quy định các quyền con người, quyền công dân phải được
thực hiện ở tầm các đạo luật. Những quyền con người, quyền công dân hiện tại
đang được quy định tại các văn bản dưới luật, kể cả trong pháp lệnh cần được
nghiên cứu để chuyển sang quy định tại các đạo luật. Việc luật hóa các quy định về
quyền con người, quyền công dân vừa tạo cho các quyền này giá trị pháp lý cao,
ổn định, khắc phục được sự tùy tiện hay các nguy cơ hạn chế các quyền con người
trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên để luật hóa được tất cả các quyền con người,
quyền, nghĩa vụ của công dân được Hiến pháp quy định đòi hỏi phải có lộ trình
phù hợp. Do vậy đối với việc thực hiện một số quyền, trước mắt vẫn cần duy trì
cách tiếp cận “theo quy định của pháp luật”. Nhưng cách tiếp cận này chỉ áp dụng
cho việc quy định trình tự, thủ tục thực hiện một số ít quyền và không thể áp dụng
để quy định nội dung các quyền này.
+ Việc hoàn thiện, bổ sung, sửa đổi các quy định về quyền con người, quyền
công dân phải đặc biệt tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013.
Theo đó, “quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định
của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an
toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.
Như vậy chỉ có các đạo luật mới có thể quy định việc hạn chế các quyền con
người, và việc hạn chế này luôn bị giới hạn trong những trường hợp thật sự cần
thiết như đã xác định tại khoản 2 Điều 14 nêu trên. Điều khoản hiến định này đòi
hỏi phải rà soát để kịp thời loại bỏ những quy định trong các văn bản dưới luật
đang hạn chế quyền con người, quyền công dân ngoài các trường hợp thật sự cần
thiết như Hiến pháp 2013 quy định.
+ Trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và
môi trường: 38 đạo luật quan trọng đã được đưa vào chương trình sửa đổi, bổ sung,
hoàn thiện theo Kế hoạch triển khai thi hành Hiến pháp được ban hành kèm theo
Nghị quyết 718/NQ-UBTVQH13 ngày 02/01/2014. Các đạo luật điều chỉnh các
quan hệ kinh tế cần bám sát các quy định của Hiến pháp về nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa để tập trung sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện cơ sở
pháp lý đồng bộ cho nền kinh tế thị trường, tạo các đột phá trong cải cách thể chế
kinh tế theo đúng các quy luật của thị trường. Theo đó việc sửa đổi, bổ sung, hoàn
thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực kinh tế tập trung vào việc loại bỏ các
cơ chế, các thủ tục hành chính đang gò bó sự phát triển kinh tế, gây khó khăn, ách
tắc trong sự vận hành và phát triển các quan hệ thị trường.
Quán triệt tư tưởng này của Hiến pháp 2013, việc sửa đổi, hoàn thiện pháp
luật trong lĩnh vực kinh tế tập trung vào các mục tiêu:
- Tạo môi trường pháp lý ổn định và an toàn cho việc xây dựng, vận hành và
phát triển các loại thị trường, đặc biệt là các thị trường hàng hóa, thị trường vốn,
thị trường lao động và thị trường khoa học công nghệ, huy động được mọi nguồn
lực xã hội tham gia phát triển các loại hình thị trường.
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên đất đai, các nguồn
vốn nhà nước, vốn vay, minh bạch hóa các mối quan hệ sử dụng đất, thu hồi đất,
phù hợp với chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, quyền và lợi ích hợp pháp của
người được giao quyền sử dụng đất, thuê đất theo đúng quan hệ thị trường.
- Đơn giản hóa các quy trình, thủ tục thành lập, giải thể, phá sản doanh
nghiệp, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh
và tiêu dùng.
- Đổi mới quan hệ giữa Nhà nước và thị trường, xác định rõ quyền hạn và
trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến
doanh nghiệp nhà nước, vốn đầu tư của Nhà nước trong các loại hình doanh
nghiệp, đảm bảo quyền bình đẳng, quyền cạnh tranh của tất cả các doanh nghiệp
theo đúng quy định của pháp luật, ngăn ngừa có hiệu quả việc can thiệp trái pháp
luật của các cơ quan, công chức nhà nước vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của
tổ chức kinh tế và cá nhân công dân; nâng cao năng lực, vai trò và trách nhiệm của
các cơ quan nhà nước trong việc cung cấp các dịch vụ công, hướng dẫn, giúp đỡ,
hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong việc tiếp cận các nguồn vốn, các thị trường
và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp khi bị vi phạm.
Sự gắn kết các quy định về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học
công nghệ và môi trường tại Chương III của Hiến pháp 2013 đòi hỏi phải sửa đổi, bổ
sung đồng bộ các quy định pháp luật trong các lĩnh vực quan trọng này. Do vậy, các
văn bản pháp luật trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục đào tạo, khoa học công
nghệ và môi trường đều phải được nghiên cứu, đánh giá lại để có những sửa đổi, bổ
sung thích hợp, tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho việc tiếp tục các giải pháp cải
cách kinh tế - xã hội trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc và đối ngoại, việc sửa
đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp luật để điều chỉnh các quan hệ quan
trọng này theo đúng tinh thần của Hiến pháp 2013 cũng đang được triển khai đồng
bộ với các lĩnh vực điều chỉnh pháp luật khác. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật sĩ quan quân đội và nhân dân, Luật công an nhân dân (sửa đổi) được
Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 8 vừa qua đã hoàn thiện một bước
quan trọng các cơ sở pháp lý để xây dựng lực lượng quân đội nhân dân, công an
nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Với Hiến pháp mới – Hiến pháp 2013, hệ thống pháp luật Việt Nam đang
từng bước được đổi mới, hoàn thiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu, nhiệm
vụ xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ
động hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật theo yêu cầu
mới của Hiến pháp 2013 là một công việc hệ trọng, phức tạp cần được triển khai
một cách khoa học, có lộ trình thích hợp, huy động được trí tuệ, kinh nghiệm của cả
xã hội cùng tham gia đóng góp cho việc hoàn thiện từng dự thảo văn bản trước khi
Quốc hội, các cơ quan có thẩm quyền xem xét, thông qua. Thực tiễn hơn hai năm thi
hành Hiến pháp 2013 đã đem lại cho chúng ta những kinh nghiệm ban đầu quý giá
để thực hiện thành công nhiệm vụ này.
Quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện
quyền tự do dân chủ; đồng thời, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức
trong việc duy trì, bảo đảm kỷ cương, trật tự công cộng, kịp thời phát hiện và xử lý
nghiêm minh các hành vi lợi dụng quyền tự do, dân chủ của công dân để xâm hại
an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội...
Tiếp tục nghiên cứu luật hoá các quyền hiến định của công dân theo hướng:
nghiên cứu xây dựng các luật để thể chế hoá các quy định của Hiến pháp về quyền
tự do lập hội, quyền tự do hội họp, quyền biểu tình, quyền được trưng cầu dân ý...
theo lộ trình phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước; bảo đảm để vừa tạo
điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện các quyền của mình, vừa tăng cường
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực đời sống xã hội.
Thứ ba, xây dựng và hoàn thiện pháp luật kinh tế, trọng tâm là hoàn thiện
thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hoàn thiện thể chế về sở
hữu toàn dân theo hướng tách bạch vai trò của Nhà nước với tư cách là bộ máy
công quyền quản lý toàn bộ nền kinh tế - xã hội với vai trò đại diện chủ sở hữu tài
sản thuộc sở hữu toàn dân; tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước
và chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Tạo cơ sở pháp lý
để công dân tích cực huy động mọi tiềm năng, nguồn lực và phát triển sản xuất,
kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình và góp phần làm
giàu cho đất nước. Tạo lập môi trường pháp lý cho cạnh tranh lành mạnh, bình
đẳng, phù họp với nguyên tắc của WTO và các cam kết quốc tế khác. Xoá bỏ đặc
quyền và độc quyền kinh doanh, những sự phân biệt đối xử theo thành phần kinh
tế, cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Anh (chị) hãy nêu bản chất, chức năng của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam
2. Anh (chị) hãy trình bày những nội dung cơ bản về Luật Hiến Pháp năm 2013
3. Anh (chị) hãy tính tất yếu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam
4. Anh (chị) hãy nêu đặc điểm và phương hướng cơ bản để xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, hoạt động có
hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trương Quốc Chính: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam theo quan điểm
Mácxít, Sách chuyên khảo, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần
thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII: Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp
xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
5. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013.
6. Luật tổ chức Quốc hội năm 2014.
7. Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.
8. Luật tổ chức Chính phủ năm 2015.
9. Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.
10. Trần Ngọc Liêu: Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước với việc xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Sách chuyên khảo, NXB.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013.
11. Đào Trí Úc: Giáo trình Nhà nước pháp quyền, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015.
12. Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự: Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng, NXB. Chính trị Quốc
gia, Sự thật, 2017.

Chuyên đề 3
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ Y TẾ

THỜI LƯỢNG HỌC TẬP


Tổng số tiết: 8 tiết, trong đó:
Lý thuyết: 4 tiết
Thảo luận, thực hành: 4 tiết
MỤC TIÊU
Sau khi học xong chuyên đề, học viên cần đạt được:
1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về y tế
2. Hiểu được vị trí, vai trò, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế trong cơ
chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
3. Nắm được tiêu chuẩn về đạo đức, trình độ đào tạo, bồi dưỡng, tiêu chuẩn về
năng lực chuyên môn nghiệp vụ của bác sĩ hạng III
4. Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực y tế
5. Nỗ lực công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ và học tập để chuẩn hóa chức danh
nghề nghiệp
NỘI DUNG
I. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ Y TẾ
1.1. Quan điểm của Đảng về y tế
Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, là một trong những nhiệm
vụ quan trọng, và là mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế -
xã hội ở Việt Nam. Bởi vậy, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách
quan trọng để lãnh đạo và tổ chức thực hiện vấn đề quan trọng này. Trong đó, phải
kể đến các Nghị quyết quan trọng của Đảng như:
Nghị quyết số 04 của Hội nghị lần thứ 4 ngày 14/01/1993 của BCHTW Đảng
khoá VII về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ
nhân dân;
Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005, của Bộ Chính trị về Công tác
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng
cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
Thông qua các Nghị quyết quan trọng trên, chủ trương của Đảng về phát
triển y tế Việt Nam có những nội dung cơ bản sau:
- Thứ nhất, sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi người dân và của cả xã hội.
Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người
dân, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các
cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các ngành, trong đó ngành
Y tế là nòng cốt.

- Thứ hai, đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là đầu
tư cho phát triển. Nhà nước ưu tiên đầu tư ngân sách và có cơ chế, chính sách huy
động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ
nhân dân; tổ chức cung cấp dịch vụ công, bảo đảm các dịch vụ cơ bản, đồng thời
khuyến khích hợp tác công - tư, đầu tư tư nhân, cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu.

- Thứ ba, phát triển nền y học Việt Nam khoa học, dân tộc và đại chúng. Xây
dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập theo phương châm
phòng bệnh hơn chữa bệnh; y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng; y tế
chuyên sâu đồng bộ và cân đối với y tế cộng đồng; gắn kết y học cổ truyền với y học
hiện đại, quân y và dân y. Phát triển dược liệu, công nghiệp dược và thiết bị y tế.

- Thứ tư, hướng tới thực hiện bao phủ chăm sóc sức khoẻ và bảo hiểm y tế
toàn dân; mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khoẻ; được bảo đảm bình
đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tham gia bảo hiểm y tế và thụ hưởng các dịch vụ
y tế. Tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế và có cơ chế giá, cơ chế đồng chi trả nhằm
phát triển vững chắc hệ thống y tế cơ sở.

- Thứ năm, nghề y là một nghề đặc biệt. Nhân lực y tế phải đáp ứng yêu cầu
chuyên môn và y đức; cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt.
Hệ thống mạng lưới y tế phải rộng khắp, gần dân; được chỉ đạo thống nhất, xuyên
suốt về chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành từ Trung ương tới địa phương trong
phạm vi cả nước, đồng thời bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ

1.2. Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai
đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Ngày 10 tháng 1 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số
122/QĐ - TTg: Phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Chiến lược có
những vấn đề cơ bản sau:

a. Mục tiêu chung


Bảo đảm mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban
đầu, mở rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Người dân được
sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ
mắc bệnh, tật, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lượng dân số.
b. Mục tiêu cụ thể
- Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tử vong và tàn tật; khống chế các bệnh truyền nhiễm,
các bệnh gây dịch thường gặp và mới nổi, không để dịch lớn xảy ra. Hạn chế, tiến
tới kiểm soát các yếu tố nguy cơ của các bệnh không lây nhiễm, các bệnh liên quan
đến môi trường, lối sống, hành vi, an toàn vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng, bệnh
học đường.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng
ở tất cả các tuyến; giảm tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên. Phát triển y tế
phổ cập, bác sỹ gia đình, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe ban đầu, bao phủ y tế toàn
dân kết hợp với phát triển y tế chuyên sâu. Tăng cường chăm sóc sức khoẻ cho
người cao tuổi. Phát triển y tế ngoài công lập, tăng cường phối hợp công - tư. Hiện
đại hoá và phát triển y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.
- Chủ động duy trì mức sinh thấp hợp lý, khống chế tốc độ tăng tỷ số giới
tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số, đáp ứng đủ nhu cầu dịch vụ kế hoạch hóa
gia đình của người dân, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ sức khỏe sinh sản có chất
lượng, tăng cường lồng ghép các yếu tố về dân số vào hoạch định chính sách, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, các ngành.
- Phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng và chất lượng; tăng cường
nhân lực y tế cho khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải
đảo và một số chuyên khoa; chú trọng phát triển nhân lực y tế có trình độ cao; mở
rộng đào tạo điều dưỡng trình độ đại học, cao đẳng, tiến tới đạt cơ cấu hợp lý giữa
bác sỹ và điều dưỡng, kỹ thuật viên..., bảo đảm cân đối giữa đào tạo và sử dụng
nhân lực y tế. 
- Đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính ngành y tế, tăng nhanh đầu tư
công cho y tế, phát triển bảo hiểm y tế toàn dân, giảm tỷ lệ chi trực tiếp từ hộ gia
đình cho chăm sóc sức khỏe; sử dụng nguồn tài chính y tế hiệu quả.
- Bảo đảm cung ứng đủ thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, máu, chế phẩm máu
và trang thiết bị y tế có chất lượng với giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu phòng bệnh,
chữa bệnh của nhân dân; quản lý, sử dụng thuốc và trang thiết bị hợp lý, an toàn và
hiệu quả.
- Nâng cao năng lực quản lý và năng lực thực hiện chính sách y tế, đẩy mạnh
cải cách hành chính, phát triển hệ thống thông tin y tế đáp ứng nhu cầu đổi mới và
phát triển ngành y tế.
 c. Định hướng đến năm 2030
Đến 2030, hệ thống y tế từ trung ương đến địa phương được hoàn thiện, hiện
đại, phù hợp với từng vùng, miền; mạng lưới y tế cơ sở được củng cố vững chắc; y tế
chuyên sâu, y tế mũi nhọn đạt ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực. Hài
hòa giữa y tế công lập và y tế ngoài công lập, trong đó y tế công lập giữ vai trò nòng
cốt; kết hợp tốt y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc; mọi người dân đều được
hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản có chất lượng cao. Tài chính cho y tế
chủ yếu từ ngân sách nhà nước và bảo hiểm y tế. Mọi người dân được sống trong
cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần, đáp ứng yêu cầu nhân lực
cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
d. Các giải pháp chủ yếu
* Phát triển và hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế
- Hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế gồm y tế dự phòng; khám bệnh, chữa
bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ
truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm;
bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình.  
- Kiện toàn và ổn định mô hình tổ chức hệ thống y tế từ trung ương đến địa
phương; vừa củng cố, kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở, vừa phát triển các trung tâm
y tế chuyên sâu; tăng cường đầu tư phát triển y tế công lập đi đôi với việc khuyến
khích và tạo điều kiện phát triển y tế ngoài công lập; phát triển y học hiện đại gắn
với y học cổ truyền.
- Củng cố, phát triển mạng lưới y tế dự phòng theo hướng tập trung, thu gọn
đầu mối đơn vị nhằm tăng cường hiệu quả và nâng cao chất lượng hoạt động, bảo
đảm đủ khả năng dự báo, kiểm soát các bệnh lây nhiễm, bệnh không lây nhiễm và
các bệnh liên quan đến môi trường, lối sống.  
- Hoàn thiện mạng lưới khám bệnh, chữa bệnh các tuyến; phát triển kỹ thuật
y học ngang tầm khu vực, đủ khả năng khám và điều trị hầu hết các bệnh có yêu
cầu kỹ thuật cao ở tuyến trung ương; củng cố, nâng cao năng lực hoạt động các
bệnh viện tuyến tỉnh; sắp xếp các bệnh viện đa khoa tuyến huyện theo địa bàn cụm
dân cư; mở rộng mạng lưới khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền, mạng lưới các
bệnh viện chuyên khoa. Xây dựng cơ sở y tế kết hợp quân - dân y, đặc biệt là ở các
khu vực biên giới và hải đảo. Củng cố, phát triển và hiện đại hoá mạng lưới vận
chuyển cấp cứu cả trên bộ và trên biển. 
*  Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, đổi mới chăm sóc sức khỏe ban đầu
- Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới trạm y tế xã, trung tâm y tế
huyện; bảo đảm 100% số xã có trạm y tế phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và
nhu cầu khám chữa bệnh từng vùng; tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng dịch
vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu; kết hợp hài hòa các hoạt động giữa các đơn vị y tế
trong huyện; thực hiện tốt tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020; phát
triển đội ngũ nhân viên y tế thôn bản nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, khu
vực biên giới; chú trọng nâng cao năng lực cho các bà đỡ dân gian tại các thôn, bản
chưa đủ cán bộ y tế hoạt động; tăng cường hoạt động bác sỹ gia đình; triển khai
quản lý bệnh không lây nhiễm gắn với chăm sóc sức khỏe ban đầu và chăm sóc sức
khỏe người cao tuổi tại cộng đồng.   
- Mở rộng các hình thức đào tạo và bồi dưỡng để phát triển đội ngũ cán bộ y tế cơ
sở, ưu tiên đào tạo cán bộ y tế người dân tộc tại chỗ. Bảo đảm đủ chức danh cán bộ cho
trạm y tế, chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ y - dược học cổ truyền.
- Xây dựng các chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ nhân dân miền núi,
vùng sâu, vùng xa, đặc biệt quan tâm tới đồng bào các dân tộc thiểu số, nâng cao
khả năng tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng cho nhân dân vùng nghèo, dân tộc
thiểu số, vùng sâu, vùng khó khăn.
- Củng cố tổ chức và đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả của
Ban chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở cơ sở; nâng cao nhận thức và tăng cường sự
tham gia, phối hợp của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp đối với hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban
đầu; thực hiện lồng ghép các chương trình, mục tiêu, đẩy mạnh các hoạt động
truyền thông - giáo dục sức khỏe tại cộng đồng. 
* Đẩy mạnh công tác y tế dự phòng, nâng cao sức khỏe, phòng chống
HIV/AIDS và an toàn vệ sinh thực phẩm
- Củng cố và hoàn thiện hệ thống giám sát, cảnh báo dịch và phòng chống
dịch bệnh chủ động; thiết lập hệ thống giám sát, phòng chống các yếu tố nguy cơ
bệnh không lây nhiễm, bảo đảm đủ năng lực kiểm soát, phát hiện các đối tượng
nguy cơ cao của bệnh không lây nhiễm để chủ động tư vấn, hướng dẫn điều trị dự
phòng. Từng bước nghiên cứu hình thành đơn vị phòng chống và kiểm soát bệnh.
- Tăng cường các hoạt động giám sát và kiểm soát các chất thải gây ô nhiễm
môi trường; xử lý các chất thải y tế và các chất thải độc hại. Quản lý hiệu quả các
yếu tố có hại đến sức khỏe như: Hút thuốc, lạm dụng rượu bia, tình dục không an
toàn, chế độ ăn không hợp lý, ngộ độc thực phẩm... Phát triển đội ngũ thanh tra liên
ngành và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Xây dựng các công trình cung cấp
nước sạch, công trình vệ sinh để thực hiện việc “ăn sạch, uống sạch, ở sạch”. 
- Đầu tư đồng bộ cho các đơn vị y tế dự phòng nhằm đạt chuẩn quốc gia về y
tế dự phòng và chuẩn quốc tế về phòng xét nghiệm an toàn sinh học phù hợp với
từng tuyến và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. Củng cố và nâng cao năng
lực các đơn vị kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo đảm tiêu chuẩn kiểm
nghiệm phù hợp với quy định quốc tế và khu vực. Tiếp tục triển khai thực hiện có
hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế.
- Tăng cường phối hợp liên ngành trong phòng chống tai nạn, thương tích, tai
nạn giao thông, tai nạn lao động, đuối nước, tự tử, bệnh nghề nghiệp, phòng chống
HIV/AIDS, an toàn vệ sinh thực phẩm. Triển khai các giải pháp thích hợp để phòng
và khắc phục nhanh hậu quả đối với sức khỏe do thảm họa, thiên tai, biến đổi khí
hậu, già hóa dân số, bạo lực gia đình...
* Nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng
- Triển khai các giải pháp tổng thể để giảm quá tải bệnh viện; từng bước thiết
lập lại hệ thống chuyển tuyến trong khám bệnh, chữa bệnh; phát triển mạng lưới
bệnh viện vệ tinh; kiện toàn mạng lưới bệnh viện chuyên khoa và các khoa ung
bướu, tim mạch, chấn thương chỉnh hình, sản nhi, phục hồi chức năng; chú trọng
phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
- Thực hiện chăm sóc liên tục và toàn diện cho người bệnh; lấy người bệnh
làm trung tâm; xây dựng chương trình bảo đảm và cải thiện chất lượng dịch vụ
khám, chữa bệnh;.
- Nâng cao năng lực quản lý bệnh viện, bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn lực
ở các bệnh viện; tăng cường cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý bệnh viện.. 
- Tăng cường đầu tư trang thiết bị và nâng cao năng lực cán bộ để thực hiện
tốt công tác giám định tư pháp (giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần) và
giám định y khoa.
* Phát triển y dược học cổ truyền
- Triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách quốc gia về y dược học cổ
truyền và kế hoạch hành động về phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam đến năm
2020; đẩy mạnh sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và dược liệu.
- Xây dựng quy trình kỹ thuật điều trị bằng y dược cổ truyền và quy trình
điều trị kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại đối với một số chứng, bệnh.
Đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ sinh sản, dân số - kế hoạch hóa gia đình  
- Hoàn thiện tổ chức bộ máy, ổn định và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ
làm công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản ở các cấp theo hướng chuyên
nghiệp hóa.
- Tăng cường phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật; cập nhật, cung cấp
thông tin tới các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội và những
người có uy tín trong cộng đồng.
- Kiện toàn mạng lưới cung cấp dịch vụ theo phân tuyến kỹ thuật, đảm bảo cung
cấp các gói dịch vụ dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản thiết yếu ở tất cả các tuyến.
- Mở rộng cung cấp các dịch vụ tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, sàng
lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh trên cơ sở xây dựng hệ thống các trung tâm
khu vực, từng bước chuyển giao kỹ thuật cho trung tâm tuyến tỉnh; đưa các dịch vụ
này vào danh mục các dịch vụ y tế được bảo hiểm y tế chi trả.
- Ưu tiên đào tạo trình độ trung cấp dân số - y tế cho cán bộ dân số xã; đào
tạo cô đỡ thôn, bản ở vùng khó khăn; đào tạo kỹ thuật sàng lọc trước sinh, sơ sinh.  
- Nâng cao chất lượng thu thập, xử lý thông tin số liệu về dân số, sức khỏe
sinh sản trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin; cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp
thời thông tin, số liệu phục vụ sự chỉ đạo, điều hành, quản lý ở các cấp.
- Huy động rộng rãi các ngành, tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng tham gia
công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Tăng cường hợp tác quốc tế, chủ
động tham gia các tổ chức, chương trình quốc tế; tích cực tranh thủ sự giúp đỡ về
tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm của các nước, các tổ chức quốc tế.
* Phát triển nhân lực y tế
- Sắp xếp lại mạng lưới cơ sở đào tạo phát triển nguồn nhân lực y tế, cân đối
hợp lý các chuyên ngành đào tạo. Xây dựng bệnh viện thuộc trường Đại học Y; gắn
đào tạo lý thuyết với đào tạo thực hành; củng cố và hoàn thiện cơ sở thực hành cho
các cơ sở đào tạo.
- Nâng cấp các cơ sở đào tạo cán bộ y tế, nâng cao chất lượng giảng viên, đổi
mới chương trình, tài liệu và phương pháp giảng dạy. Bảo đảm đủ cán bộ y tế và cơ
cấu hợp lý cho các vùng và các lĩnh vực y tế.  
- Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá, thẩm định chất lượng đào tạo cán bộ y tế.
Tổ chức cấp, quản lý chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động cho cán bộ y tế và
các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
- Tiếp tục đào tạo hệ cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo bác sỹ, dược sỹ
hệ tập trung 4 năm và đào tạo liên tục với quy mô hợp lý để đáp ứng nhu cầu cho
vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo cho các
loại hình này; giảm dần quy mô đào tạo cử tuyển khi có đủ cán bộ. Bảo đảm đủ
chức danh cán bộ cho các cơ sở y tế, đặc biệt cho các khu vực miền núi, vùng sâu,
vùng xa, vùng khó khăn, vùng biên giới, hải đảo.
- Đẩy mạnh đào tạo sau đại học cho tuyến tỉnh và tuyến huyện, trước hết là
các cán bộ lãnh đạo đơn vị, phụ trách khoa, phòng. Tăng cường đào tạo ở nước
ngoài cho các lĩnh vực, chuyên ngành mà Việt Nam chưa có điều kiện đào tạo để
phát triển đội ngũ cán bộ y tế chuyên sâu, cán bộ y tế chất lượng cao. 
- Triển khai các giải pháp hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội
của các địa phương để tăng cường thu hút cán bộ y tế làm việc lâu dài tại miền núi,
vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Triển khai thực hiện quy định về nghĩa vụ, trách
nhiệm xã hội đối với các cán bộ y tế mới ra trường và cấp chứng chỉ hành nghề cho
cán bộ y tế.
* Phát triển khoa học - công nghệ y tế
- Xây dựng chiến lược phát triển y khoa trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng
những thành tựu mới; tăng cường hợp tác ứng dụng công nghệ y học của các nước
tiên tiến như công nghệ phân tử, công nghệ nano… trong y học; từng bước hiện đại
hoá kỹ thuật y tế, ưu tiên các lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán hoá sinh, lý
sinh, miễn dịch, di truyền, sinh học phân tử, công nghệ gen; ứng dụng công nghệ
chẩn đoán, điều trị từ xa, sản xuất trang thiết bị y tế, dược phẩm, vắc xin và các
công nghệ tiên tiến khác ứng dụng trong lĩnh vực y tế dự phòng... Áp dụng các kỹ
thuật và công nghệ tiên tiến về tim mạch, nội soi, chỉnh hình, ghép tạng, điều trị
ung bướu.
- Xây dựng các tiêu chuẩn và triển khai công tác đánh giá công nghệ y tế để
xác định các can thiệp y tế có hiệu lực, hiệu quả, chi phí thấp, bảo đảm chất lượng
dịch vụ y tế.
* Đổi mới công tác tài chính và đầu tư
- Tăng tỷ lệ chi ngân sách hàng năm cho y tế, bảo đảm tốc độ tăng chi cho y
tế cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của ngân sách nhà nước. Dành ít nhất
30% ngân sách y tế của Nhà nước cho y tế dự phòng, bảo đảm đủ kinh phí cho hoạt
động thường xuyên của trạm y tế xã, phường và phụ cấp cho nhân viên y tế thôn,
bản, ấp. Phấn đấu đạt ít nhất 10% tổng chi ngân sách nhà nước dành cho y tế;
- Mở rộng các phương thức trả trước và chia sẻ rủi ro trong khám bệnh, chữa
bệnh thông qua phát triển bảo hiểm y tế toàn dân; cải cách và đơn giản hóa thủ tục
mua, thanh toán bảo hiểm y tế, tạo thuận lợi cho người có bảo hiểm y tế trong
khám bệnh, chữa bệnh;
- Tiếp tục huy động các nguồn đầu tư của xã hội cho y tế, đồng thời có
những điều chỉnh chính sách phù hợp để hạn chế tác động không mong muốn của
chính sách xã hội hóa hoạt động y tế đối với người dân.
- Mở rộng quyền tự chủ về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công
lập; gắn việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế với lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân, lộ trình
cải cách tiền lương; thực hiện tính đúng, tính đủ chi phí dịch vụ, bảo đảm phù hợp
với trình độ chuyên môn, chất lượng dịch vụ ở từng tuyến và khả năng chi trả của
nhân dân; minh bạch giá dịch vụ y tế, phân định rõ phần chi từ ngân sách nhà nước
và phần chi của người sử dụng dịch vụ y tế.
- Từng bước đổi mới phương thức chi trả dịch vụ y tế, chuyển đổi phương
thức phí theo dịch vụ sang những cơ chế chi trả dịch vụ y tế tiên tiến, phù hợp như
khoán định suất, chi trả trọn gói theo ca bệnh, theo nhóm chẩn đoán và các cơ chế
tài chính khác; tăng cường kiểm soát chi phí, kiểm soát lạm dụng dịch vụ; xây
dựng cơ chế kiểm soát giá dịch vụ của các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân.  
- Lồng ghép các chỉ số tài chính vào khung giám sát và đánh giá y tế tổng
thể, đặt trọng tâm vào công bằng, hiệu quả, diện bao phủ, tiếp cận và giảm bớt chi
phí y tế từ tiền túi.
* Phát triển công nghiệp dược, sản xuất vắc xin, sinh phẩm, trang thiết bị và
tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng y tế
- Phát triển công nghiệp dược trong nước, phấn đấu thuốc sản xuất trong
nước đáp ứng 70% tổng trị giá trị thuốc sử dụng vào năm 2015 và 80% vào năm
2020, trong đó đáp ứng được khoảng 90% nhu cầu sử dụng thuốc thuộc danh mục
thuốc thiết yếu và thuốc phục vụ cho các chương trình y tế quốc gia. Nâng cao
năng lực sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế trong nước, ưu tiên các dạng bào chế
công nghệ cao; phát triển các vùng dược liệu, các cơ sở sản xuất nguyên liệu hóa
dược để chủ động các nguồn nguyên liệu cho sản xuất thuốc.
* Tăng cường Hợp tác quốc tế
- Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trong lĩnh vực y tế, thực hiện nhất
quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa
dạng hoá quan hệ; tranh thủ vốn, kinh nghiệm quản lý và khoa học công nghệ tiên
tiến của thế giới và khu vực cho phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao
sức khỏe nhân dân.
- Phát triển mạng lưới thông tin với một số nước và các tổ chức quốc tế có
liên quan đến y tế nhằm tiếp cận, trao đổi, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ
khoa học y học trên thế giới.
* Phát triển hệ thống thông tin y tế
- Hoàn thiện sổ sách ghi chép và báo cáo thống kê y tế, tài liệu hướng dẫn về
thông tin quản lý y tế, thông tin bệnh viện, thông tin y tế dự phòng, phòng chống
dịch bệnh và thông tin về nghiên cứu khoa học, đào tạo phát triển nhân lực cho y tế.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin y tế ở các cấp và cơ chế chia sẻ, phản hồi
thông tin; nâng cao chất lượng thông tin y tế.
- Từng bước hiện đại hóa hệ thống thông tin y tế, ứng dụng công nghệ thông
tin phù hợp với khả năng tài chính, kỹ thuật và nhu cầu sử dụng của từng tuyến;
nâng cấp phần cứng, phát triển phần mềm, xây dựng các phương thức trao đổi
thông tin, truyền tin, gửi báo cáo, số liệu qua trang điện tử.
* Đẩy mạnh công tác truyền thông - giáo dục sức khỏe
- Kiện toàn mạng lưới truyền thông - giáo dục sức khỏe. Tăng cường đào tạo,
đào tạo lại, tập huấn nâng cao năng lực hoạt động và kỹ năng truyền thông - giáo
dục sức khỏe cho các tuyến. 
- Xây dựng chương trình truyền thông phù hợp với nhóm đối tượng đích theo vùng
miền, địa phương, phù hợp với các yếu tố về văn hóa, giới, lứa tuổi và dân tộc.
- Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức cho nhân dân về lối sống,
hành vi ảnh hưởng đến sức khỏe như hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, tình dục
không an toàn, dinh dưỡng không hợp lý; về sức khỏe học đường, dân số - kế
hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản, rèn luyện thể dục - thể thao, giúp người dân
có các kiến thức cơ bản về phòng chống bệnh tật, có lối sống lành mạnh, tự rèn
luyện để giữ gìn và nâng cao sức khỏe. Đẩy mạnh truyền thông về lợi ích, quyền
lợi của người tham gia bảo hiểm y tế và giá dịch vụ y tế.
* Tăng cường công tác quản lý nhà nước về y tế
- Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống chính sách, pháp luật y tế; tăng cường công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chính sách y tế, kiểm tra và trợ giúp pháp lý cho
các đơn vị ngành y tế nhằm bảo đảm thực thi tốt hệ thống chính sách, pháp luật đối
với ngành y tế.
- Nâng cao năng lực hoạch định và vận động chính sách, năng lực quản lý
hoạt động chuyên môn, quản lý tài chính, đầu tư, công sản, trang thiết bị và nhân
sự, trước hết cho lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo các khoa, phòng và các cán bộ tổ chức,
kế hoạch, tài chính.
- Xây dựng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn cho các lĩnh vực của ngành y tế,
trong đó có chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và năng lực cán bộ; các quy
định, quy chuẩn về chuyên môn, làm cơ sở để chấn chỉnh và nâng cao chất lượng
dịch vụ y tế, nâng cao hiệu quả đầu tư.
- Kiện toàn hệ thống thanh tra y tế, bảo đảm đủ về số lượng và chất lượng,
đủ năng lực để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định.
- Triển khai hướng dẫn triển khai bảo hiểm nghề nghiệp cho cán bộ hành
nghề y, dược; đồng thời khuyến khích thành lập “Hội bảo vệ quyền lợi hợp pháp
của người sử dụng dịch vụ y tế”.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính công, đơn giản hoá các thủ tục hành chính,
giảm phiền hà cho người dân và doanh nghiệp; thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông
tin trong quản lý, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. Đẩy
mạnh giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công; nâng cao trách nhiệm giải
trình; thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong quản lý tại các đơn vị y tế từ
trung ương đến địa phương.
- Xây dựng chế độ, chính sách đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ, công chức,
viên chức ngành y tế, đặc biệt là cán bộ, viên chức y tế làm việc ở vùng nông thôn,
miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và làm việc trong các lĩnh vực nguy
hiểm, độc hại. Xác định mức lương khởi điểm hợp lý cho bác sỹ, điều dưỡng, cán
bộ viên chức y tế và điều chỉnh chế độ phụ cấp ưu đãi nghề, xây dựng phụ cấp
thâm niên nghề cho cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế.
II. VỊ TRÍ, VAI TRÒ, NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH
VỰC Y TẾ
2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về y tế
- Y tế tuyến Trung ương: Chính phủ, Bộ Y tế
- Y tế tuyến Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương.
- Y tế tuyến cơ sở: Phòng y tế huyện, quận, thị xã; Trạm y tế xã, phường, cơ
quan, trường học.

Mô hình về quan hệ giữa mạng lưới y tế  và tổ chức hành chính.


2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong bộ máy quản lý nhà nước về y tế
Việc quản lý nhà nước đối với y tế có một số nội dung cơ bản:
Ở Trung ương
Y tế tuyến Trung ương là tuyến cao nhất trong tổ chức mạng lưới y tế, có
chức năng tham mưu cho Chính phủ về công tác y tế và thực hiện nhiệm vụ lập kế
hoạch, xây dựng các chính sách y tế, thực hiện việc quản lý toàn bộ ngành Y tế cả
nước. Y tế tuyến Trung ương thuộc sự chỉ đạo trực tiếp về mọi mặt của Bộ trưởng
Bộ Y tế qua các Thứ trưởng và các Vụ, Cục, Ban chuyên môn giúp việc cho Bộ
trưởng. Hoạt động của y tế tuyến Trung ương do ngân sách của Nhà nước đài thọ.
Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. 
Bộ Y tế thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số
ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cụ thể sau đây:
1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp
lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị định của
Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của bộ đã
được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ; trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các chương trình, dự án, công trình quan
trọng quốc gia về y tế - dân số thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
2. Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về
ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ hoặc theo phân công.
3. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về quản lý nhà
nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật,
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án,
công trình quan trọng quốc gia sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật và theo dõi tình hình thi hành pháp luật về các lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ
Bên canh đó, trong Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/06/2017 quy định
Bộ Y tế có chức năng quản lý nhà nước về y tế, bao gồm các lĩnh vực : y tế dự
phòng, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, giám định y khoa, pháp y, pháp
y tâm thần, y dược cổ truyền, sức khỏe sinh sản, trang thiết bị y tế, dược, mỹ phẩm,
an toàn thực phẩm, bảo hiểm y tế, dân số, quản lý nhà nước các dịch vụ công trong
lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Ở địa phương
Về nguyên tắc, chính quyền địa phương: UBND là cơ quan quản lý nhà nước
ở địa phương. Chủ thể này thực hiện quản lý nhà nước mang tính toàn diện tất cả các
vấn đề (ngành) trên địa bàn lãnh thổ. HĐND có trách nhiệm giám sát thực hiện luật
pháp của UBND cùng cấp.
Giúp việc cho hoạt động quản lý nhà nước mang tính chuyên ngành trên địa
bàn lãnh thổ được thực hiện thông qua các cơ quan chuyên môn. Số lượng các cơ
quan chuyên môn mang tính chuyên ngành cũng như loại ngành do Chính phủ quy
định. Không phải ở trung ương có bao nhiêu bộ ngành, ở địa phương cần có bấy
nhiêu cơ quan chuyên môn.
Các cơ quan chuyên môn được tổ chức ở hai cấp hành chính: cấp tỉnh và cấp huyện.
Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tham mưu, giúp UBND thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện một số
nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND và theo quy định của pháp luật.
Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức,
biên chế và công tác của UBND, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn
chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cấp trên.
Tất cả những chủ thể quản lý nhà nước theo ngành đều được pháp luật quy định.
2.3. Nội dung quản lý nhà nước về y tế
a. Xây dựng, ban hành pháp luật về y tế
Hiện nay, hệ thống pháp luật về y tế gồm 1137 văn bản quy phạm pháp luật
trực tiếp và gián tiếp điều chỉnh các hoạt động y tế. Như vậy, ngành y tế đã có được
một hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh để điều chỉnh các quan hệ xã hội nảy
sinh liên quan đến lĩnh vực y tế như: Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989,
Luật Dược năm 2005, Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ
phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006, Luật Phòng, chống bệnh truyền
nhiễm năm 2007, Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm
2009, Luật An toàn thực phẩm năm 2010, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá
năm 2012, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế năm 2014
cùng hàng loạt các VBQPPL khác hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh trên.
Tuy nhiên, so với yêu cầu quản lý, vẫn chưa có luật để điều chỉnh các vấn
đề: an toàn truyền máu; phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia; quản lý trang
thiết bị, sức khoẻ tâm thần, phòng chống tai nạn thương tích... 
b. Xây dựng, ban hành chính sách về y tế
"Chính sách công là một chuỗi các quyết định hoạt động của Nhà nước nhằm
giải quyết một vấn đề đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội theo mục tiêu xác định".
Chính sách về y tế được thể hiện qua một số vấn đề:
- "Kế hoạch là các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và các
biện pháp cụ thể để đạt được mục tiêu trong từng thời kỳ nhất định do Nhà nước
đặt ra". Hệ thống kế hoạch của Nhà nước bao gồm: Chiến lược (hệ thống các
đường lối và biện pháp chủ yếu nhằm đưa hệ thống đạt đến các mục tiêu dài hạn);
Quy hoạch (tổng thể các mục tiêu và sự bố trí, sắp xếp các nguồn lực để thực hiện
mục tiêu theo không gian và thời gian); Các kế hoạch trung hạn (thường là kế
hoạch 5 năm để cụ thể hoá các mục tiêu, giải pháp được lựa chọn trong chiến lược);
Các chương trình mục tiêu (được xây dựng rất phổ biến nhằm xác định đồng bộ các
mục tiêu, các chính sách, các bước cần tiến hành, các nguồn lực cần sử dụng để
thực hiện một ý đồ lớn, một mục đích nhất định nào đó của Nhà nước. Chương
trình thường gắn với ngân sách cụ thể cần thiết, có nhiều chương trình bộ phận và
được giao cho những đơn vị khác nhau thực hiện); Các kế hoạch năm (cụ thể hoá
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội căn cứ vào định hướng mục tiêu chiến lược,
vào kế hoạch trung hạn, vào kết quả nghiên cứu để điều chỉnh các căn cứ xây dựng
kế hoạch cho phù hợp với điều kiện của năm kế hoạch) và các dự án (nhằm triển
khai, thực thi các chương trình mục tiêu).
- Trong lĩnh vực y tế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành khá nhiều chiến lược
như: Chiến lược quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai
đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030 , Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn
2001-2010 .. Đây là các chiến lược mang tính tổng thể về ngành y tế. Tuy nhiên, trong
từng lĩnh vực, Thủ tướng Chính phủ lại ban hành các chiến lược riêng như Chiến lược
quốc gia về phát triển ngành dược giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030,
Chiến lược về Chăm sóc sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020  và một số
chiến lược khác.
- Bên cạnh đó, về quy hoạch, Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Quy
hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm
nhìn đến năm 2020.
- Về chương trình mục tiêu quốc gia, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương
trình mục tiêu quốc gia Dân số - Kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2012-2015 , Chương
trình mục tiêu y tế quốc gia, Chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm;
Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2012-2015 . Các
chương trình mục tiêu quốc gia đã góp phần tăng thêm nguồn kinh phí cho việc thực hiện
các mục tiêu trọng điểm về y tế mà Nhà nước cần giải quyết.
c. Kiểm tra, thanh tra và xử phạt
- Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về y tế
            Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về y tế là một biện pháp quan trọng để bảo
đảm việc tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật, khắc phục, phòng ngừa
những vi phạm pháp luật. Kiểm tra nhằm mục đích nhắc nhở, giáo dục cho CCVC y tế
tôn trọng, chấp hành nghiêm chỉnh theo pháp luật; phát hiện những sơ hở, thiếu sót
trong các VBQPPL để đề nghị bổ sung, sửa đổi, phát hiện những hành vi sai lệch
trong việc thực hiện pháp luật; có biện pháp uốn nắn, khắc phục và phát hiện những
việc làm vi phạm pháp luật; có biện pháp xử lý nghiêm minh, kịp thời; đồng thời phát
hiện những điển hình thực hiện pháp luật tốt để động viên, khen thưởng.
- Việc thanh tra thực hiện pháp luật về y tế
            Thanh tra là chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước nhằm làm
tốt công tác quản lý, giúp cho việc thực thi pháp luật được tiến hành một cách có
hiệu quả.  Việc thanh tra các hoạt động y tế tập trung vào những vấn đề chủ yếu
như tiến hành thường xuyên các hoạt động thanh tra chuyên ngành về y tế theo
thẩm quyền, tập trung vào các chế độ, quy tắc chuyên môn, kỹ thuật y tế, các thủ
tục hành chính trong KCB, các hoạt động của các cơ sở y, dược tư nhân và khi phát
hiện các hành vi vi phạm pháp luật về y tế, cơ quan thanh tra y tế, thanh tra viên y
tế và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt phải xử lý nghiêm, kịp thời và
công bằng các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động y tế, bảo đảm trật tự, kỷ
cương; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức và cá nhân liên quan đến y tế.
- Xử lý vi phạm
            Việc xử lý này thực chất là bảo vệ các giá trị của pháp luật về y tế không bị
vi phạm trong thực tiễn cuộc sống, giúp cho công tác quản lý nhà nước bằng pháp
luật trong lĩnh vực y tế đạt hiệu quả cao hơn.
            Các hành vi vi phạm pháp luật gắn với từng loại trách nhiệm pháp lý khác
nhau như sau: Tội phạm và trách nhiệm hình sự; vi phạm pháp luật dân sự và trách
nhiệm dân sự; vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính; vi phạm kỷ luật và
trách nhiệm kỷ luật.
            Vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế là những hành vi do tổ chức, cá nhân thực
hiện một cách cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước
trong lĩnh vực y tế mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử
phạt hành chính. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế phải dựa trên cơ sở
của pháp luật hiện hành về xử phạt hành chính liên quan đến y tế dự phòng, an toàn thực
phẩm, khám chữa bệnh, thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế. Việc xử phạt hành chính
trong lĩnh vực y tế phải theo đúng các hành vi vi phạm, hình thức và mức phạt. 

            Xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức là một trong những công cụ,
biện pháp quản lý của Nhà nước trong quá trình xây dựng, phát triển và sử dụng
đội ngũ công chức, viên chức. Việc xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức phải
bảo đảm theo đúng các hình thức kỷ luật, bảo đảm khách quan, công bằng, nghiêm
minh, đúng thời hiệu và theo đúng các trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về
công chức, viên chức. 
III. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ Y TẾ TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ Y TẾ
3.1. Quản lý nhà nước về y tế trong giai đoạn đẩy mạnh phân cấp, giao quyền
tự chủ và trách nhiệm xã hội cao hơn cho các cơ sở y tế
Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ
của đơn vị sự nghiệp công lập8, kịp thời đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nghị định 16/2015/NĐ-CP điều chỉnh cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối
với đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tăng cường trao quyền tự chủ, tự chịu
8
Nguyễn Quyết: Một số vấn đề về triển khai cơ chế tự chủ tài chính tại đơn vị sự nghiệp công
lập, Tạp chí Tài chính, cập nhật 02/9/2017
trách nhiệm, khuyến khích các đơn vị có điều kiện vươn lên tự chủ ở mức cao. So
với Nghị định 43/2006/NĐ-CP Chính phủ, Nghị định 16/2015/NĐ-CP có những
điểm mới nổi bật như sau:
Thứ nhất, việc phân loại đơn vị sự nghiệp công lập được dựa trên mức độ tự
chủ về tài chính của các đơn vị cả về chi thường xuyên và chi đầu tư. Theo đó, căn
cứ vào mức độ tự đảm bảo kinh phí chi đầu tư và chi thường xuyên, đơn vị sự
nghiệp công lập được phân chia thành 4 loại: (1) Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm
chi thường xuyên và chi đầu tư; (2) Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường
xuyên; (3) Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; (4) Đơn
vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Thứ hai, việc tự chủ về tài chính của các đơn vị được quy định tương ứng với
từng loại hình đơn vị sự nghiệp công lập, trên nguyên tắc các đơn vị tự đảm bảo
kinh phí hoạt động càng nhiều thì mức độ tự chủ càng cao. Quy định này nhằm
khuyến khích các đơn vị tăng thu, giảm dần bao cấp từ ngân sách Nhà nước, trong
đó có bao cấp tiền lương tăng thêm, để dần chuyển sang các loại hình đơn vị tự
đảm bảo chi thường xuyên, đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư.
Các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư
được giao quyền tự chủ khá rộng như: Được quyết định số lượng người làm việc;
Được vay vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước hoặc được hỗ trợ lãi suất cho các dự
án đầu tư sử dụng vốn vay của các tổ chức tín dụng theo quy định; Được tự quyết
định mức trích quỹ bổ sung thu nhập mà không bị không chế mức trích Quỹ bổ
sung thu nhập như các loại hình đơn vị sự nghiệp khác.
Giá dịch vụ sự nghiệp công được quy định tại Mục 2, Chương II của Nghị
định 16/2015/NĐ-CP bao gồm, các quy định về giá, phí dịch vụ sự nghiệp công,
cách xác định giá dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí ngân sách nhà
nước và giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.
Theo đó, đối với dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí ngân sách
nhà nước được xác định theo cơ chế thị trường; đối với dịch vụ sự nghiệp công sử
dụng kinh phí ngân sách nhà nước được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ
thuật, định mức chi phí theo quy định và lộ trình tính giá theo quy định tại Nghị
định 16/2015/NĐ-CP.
Đơn vị sự nghiệp được mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại hoặc
Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản thu, chi hoạt động dịch vụ sự nghiệp
công không sử dụng ngân sách Nhà nước. Lãi tiền gửi đơn vị được bổ sung vào
Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, hoặc bổ sung vào Quỹ khác theo quy định của
pháp luật chuyên ngành (nếu có), không được bổ sung vào Quỹ bổ sung thu nhập.
3.2. Phân cấp quản lý nhà nước đối với cơ sở y tế
Về tổ chức y tế trung ương
Bộ Y tế tổ chức đánh giá việc thực hiện Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày
31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Y tế. Trên cơ sở đó, đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị
định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/06/2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế trong nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIV (2016 -
2021). Về cơ bản, vẫn giữ nguyên các nội dung trong Nghị định 63, theo đó Bộ Y
tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế, bao
gồm các lĩnh vực: y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, giám
định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần, y dược cổ truyền, sức khỏe sinh sản, trang
thiết bị y tế, dược, mỹ phẩm, an toàn thực phẩm, bảo hiểm y tế, dân số, quản lý nhà
nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Một
số nội dung chi tiết có chỉnh sửa, cập nhật theo các văn bản quy phạm pháp luật
mới được ban hành.
Về tổ chức y tế địa phương
Bộ Y tế và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 51/2014/TTLT-
BYT-BNV ngày 11/12/2015 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Sở Y tế và Phòng Y tế huyện. Bộ Y tế cũng đã xây dựng và ban hành
Thông tư 37/2016/TT-BYT ngày 25/10/2016 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của TTYT huyện, Thông tư số 59/2015/TT-BYT ngày
31/12/2015 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của TTYT
tỉnh. Đây là các văn bản pháp lý quan trọng để tổ chức y tế địa phương tinh gọn,
hiệu quả, đảm bảo sự phối hợp, tính liên tục trong cung ứng dịch vụ y tế (DVYT).
Tuyến tỉnh: Thông tư 51 quy định “… thực hiện mô hình Trung tâm Kiểm
soát bệnh tật ở tuyến tỉnh trên cơ sở sáp nhập các trung tâm có cùng chức năng; các
trung tâm chuyên khoa, trung tâm có giường bệnh chuyển về bệnh viện đa khoa
tỉnh hoặc thành lập bệnh viện chuyên khoa khi có nhu cầu và có đủ điều kiện về
nguồn lực” (Hình 2). Đây là điểm mới có tính đột phá trong tổ chức hệ thống y tế
dự phòng (YTDP). Tính đến tháng 10/2016, đã có 23 tỉnh được UBND tỉnh ban
hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Sở Y tế, trong đó 17 tỉnh quy định thực hiện Trung tâm kiểm soát bệnh tật ở tuyến
tỉnh. Mô hình y tế địa phương của các tỉnh khác vẫn đang trong quy trình xem xét,
phê duyệt của UBND các tỉnh.
Tuyến huyện: Thông tư 51 quy định “… TTYT huyện được tổ chức thống
nhất trên địa bàn cấp huyện, thực hiện chức năng về YTDP, KCB và PHCN; các
phòng khám đa khoa khu vực (PKĐKKV), nhà hộ sinh khu vực (nếu có) và TYT
xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện là đơn vị y tế thuộc TTYT huyện…”; “…
chỉ thành lập Bệnh viện đa khoa ở tuyến huyện khi thực sự có nhu cầu, điều kiện và
phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn là bệnh viện hạng II trở lên…” (Hình 2). Đến tháng
10/2016, đã có 18 tỉnh quy định thống nhất mô hình TTYT huyện thực hiện chức
năng YTDP và KCB (14 tỉnh sáp nhập TTYT với bệnh viện huyện, 4 tỉnh đã có mô
hình TTYT huyện thực hiện 2 chức năng từ trước). Việc thực hiện tổ chức TTYT
huyện có 2 chức năng phù hợp với điều kiện thực tế, tránh đầu tư dàn trải; tập hợp
được nhân lực, có thể điều động, luân chuyển, huy động cán bộ y tế giữa các tuyến;
tăng kết nối giữa lĩnh vực YTDP và KCB; đảm bảo được sự chỉ đạo, hướng dẫn
thống nhất giữa tuyến huyện và tuyến xã.
Tuyến xã: Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 33/2015/TT-BYT hướng dẫn
chức năng, nhiệm vụ của TYT xã, phường, thị trấn. Trước đó, Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 117/2014/NĐ-CP về y tế xã. Đến nay đã có 62/63 tỉnh đã quy
định TYT xã là đơn vị y tế thuộc TTYT huyện.
3.3. Cơ sở y tế với vấn đề tự chủ và trách nhiệm xã hội
Nghị quyết 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII ban hành
ngày 25-10-2017 về “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập” có nêu mục tiêu
tổng quát là: “Đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ hệ thống các đơn vị sự nghiệp
công lập, bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, quản trị tiên tiến,
hoạt động hiệu lực, hiệu quả; giữ vai trò chủ đạo, then chốt trong thị trường dịch vụ
sự nghiệp công; cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu có chất lượng
ngày càng cao.... Phát triển thị trường dịch vụ sự nghiệp công và thu hút mạnh mẽ
các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ sự nghiệp công”. Mục tiêu cụ thể
đề ra, trong giai đoạn đến 2021 phấn đấu có 10% đơn vị tự chủ tài chính và đến
2025 có 20% đơn vị tự chủ tài chính.
Nghị quyết 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII ban hành
ngày 25-10-2017 về “Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
nhân dân trong tình hình mới” nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý và tổ
chức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Đẩy mạnh thực hiện quyền
tự chủ về nhiệm vụ chuyên môn, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính gắn với
trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch”. 
Thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW và Nghị quyết 20-NQ/TW của Ban Chấp
hành Trung ương, Bộ Y tế xác định nhiệm vụ trọng tâm nâng cao chất lượng dịch
vụ y tế với mục tiêu bao phủ sức khỏe toàn dân gắn với việc trao quyền tự chủ cho
các đơn vị, đặc biệt là tự chủ về tài chính. Thời gian qua, ngành Y tế đã thực hiện
đổi mới mạnh mẽ và đạt nhiều kết quả tích cực. Năm 2019, ngành Y tế có 29 đơn
vị được giao quyền tự chủ (tăng 4 đơn vị so với năm 2018), qua đó, ước tính sẽ tiết
kiệm chi ngân sách nhà nước gần 3.000 tỷ đồng/năm đối với tuyến Trung ương và
gần 15.000 tỷ đồng đối với hệ thống y tế địa phương9.
Thực tế cho thấy, cơ chế tự chủ từng bước phát huy tính năng động của các
bệnh viện, khuyến khích và tạo điều kiện cho các bệnh viện huy động nguồn vốn
ngoài ngân sách để đầu tư, mua sắm trang thiết bị. Nhờ đó, người dân được tiếp cận
các dịch vụ kỹ thuật y tế hiện đại, đồng thời tăng nguồn thu cho bệnh viện. Thời
gian qua, các bệnh viện cũng đã thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng
khám chữa bệnh, rà soát, sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ có khả năng triển khai và
phù hợp với năng lực của mình. Trên cơ sở đó, tổ chức lại, sáp nhập, chia tách, giải
thể các đơn vị trực thuộc hoạt động không hiệu quả hoặc chưa phù hợp để thành lập
các đơn vị mới hoạt động có hiệu quả hơn. Bản thân các y, bác sĩ, nhân viên bệnh
viện cũng ý thức rõ hơn tinh thần phục vụ người bệnh, để có thái độ chuẩn mực
hơn. Từ đó, chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh ngày càng nâng cao, đáp ứng đa
dạng các nhu cầu của người bệnh.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện vấn đề tự chủ ở các cơ sở y tế đã bộc lộ một
số vấn đề bất cập: tự chủ toàn diện cho các bệnh viện xuất hiện tình trạng lạm thu,
tăng giá dịch vụ y tế, chỉ định dịch vụ cận lâm sàng, có kéo dài thời gian nằm điều
trị, giảm chi phí tối thiểu để tăng chênh lệch thu - chi, có sự phân biệt, bất bình
đẳng giữa bệnh nhân khám, điều trị bình thường, bệnh nhân có BHYT và dịch vụ.
Tự chủ diễn ra mạnh ở khối khám và chữa bệnh, ở tuyến trên, ở khối dự phòng và
tuyến dưới vấn đề tự chủ chưa có sự đột phá…
Tự chủ để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân, không thể
tách rời trách nhiệm xã hội, tính nhân văn của ngành Y tế. Để tránh các hiện tượng
tiêu cực, trục lợi BHYT, tận thu, cần có cơ chế công khai, minh bạch tài chính, thể
hiện được trách nhiệm của Nhà nước đối với chăm sóc sức khỏe nhân dân, tạo
dựng niềm tin và sự an tâm cho người dân. Điều đó đòi hỏi Quốc hội phải liên tục
9
Cao Nguyên: Tự chủ bệnh viện công lập: Bảo đảm hài hòa lợi ích cơ sở y tế và người bệnh, Tạp
chí Tuyên giáo, cập nhật 24/9/2019
cập nhật và sửa đổi những điều luật liên quan. Phải khuyến khích được nguồn lực
đầu tư vào y tế, tăng khả năng cung ứng dịch vụ. Khi nhu cầu của người bệnh và
khả năng cung cấp của xã hội cân bằng thì sẽ bảo đảm tính công khai, minh bạch.
Với Luật BHYT, 90% người dân đã tham gia BHYT. Ngân hàng Thế giới đánh giá
về y tế Việt Nam cho rằng, tỷ lệ người nghèo mắc bệnh không được điều trị y tế
thấp hơn rất nhiều so với các khu vực trên thế giới nhờ vào lưới BHYT này. Đây là
một thành tựu lớn trong bảo đảm an sinh xã hội. Tuy nhiên, để bảo đảm chất lượng
y tế cao hơn thì mức đóng phải cao hơn. Do đó, Chính phủ cần có lộ trình nâng
mức đóng BHYT, mở thêm các gói BHYT để tạo cơ hội cho người dân có điều
kiện tốt nhất trong chăm sóc sức khỏe
IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP VÀ
CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VIÊN CHỨC Y TẾ
4.1. Cơ sở pháp lý và các khái niệm
a. Cơ sở pháp lý
Luật viên chức 2010 số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010 quy định
về viên chức; quyền nghĩa vụ của viên chức; tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên
chức trong đơn vị sự nghiệp công lập

b. Khái niệm
- Hoạt động nghề nghiệp: Theo quy định tại Điều 4 Luật viên chức 2010 thì
hoạt động nghề nghiệp của viên chức được quy định cụ thể như sau: Hoạt động
nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về
trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập
theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Chức danh nghề nghiệp: Theo quy định tại Điều 8 Luật viên chức 2010 thì
chức danh nghề nghiệp của viên chức được quy định cụ thể như sau: Chức danh
nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của
viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.
Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan quy
định hệ thống danh mục, tiêu chuẩn và mã số chức danh nghề nghiệp.
4.2. Phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Bác sĩ
Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 27/05/2015 của Bộ Y
tế, Bộ Nội vụ Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y
học dự phòng, y sĩ:
Điều 2. Mã số, phân hạng chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự
phòng, y sĩ:
Trong đó, mhóm chức danh bác sĩ, bao gồm:
a) Bác sĩ cao cấp (hạng I) Mã số: V.08.01.01
b) Bác sĩ chính (hạng II) Mã số: V.08.01.02
c) Bác sĩ (hạng III) Mã số: V.08.01.03
4.3. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Bác sĩ (hạng III)
a. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp (Điều 3, Thông tư 10)
1. Tận tuỵ phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
2. Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế.
3. Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên
môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật.
4. Không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
5. Tôn trọng quyền của người bệnh.
6. Trung thực, khách quan, công bằng, trách nhiệm, đoàn kết, tôn trọng và
hợp tác với đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp
b. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
1) Tốt nghiệp bác sĩ trở lên (trừ bác sĩ chuyên ngành y học dự phòng);
2) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) trở lên theo quy định tại Thông tư số
01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng
dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
3) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản
theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ
Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
c. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
1) Hiểu biết quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;
nắm được định hướng phát triển chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành;
2) Có kỹ năng chẩn đoán, xử trí, theo dõi và dự phòng các bệnh thường gặp
và cấp cứu thông thường;
3) Áp dụng y học cổ truyền trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh;
4) Thực hiện được công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe nhân dân;
5) Có kỹ năng giao tiếp, cộng tác với đối tượng phục vụ và đồng nghiệp
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
1. Phân ngành kinh tế và phân ngành trong việc tổ chức bộ máy hành chính nhà
nước ở Việt Nam qua các giai đoạn như thế nào?
2. Những vấn đề đặt ra trong thực tiễn tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân các cấp ở Việt Nam?
3. Những vấn đề đặt ra trong quản lý ngành ở địa phương Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay? Liên hệ thực tế với ngành/lĩnh vực học viên công tác.
4. Các loại hình đơn vị hành chính - lãnh thổ? Những yếu tố ảnh hưởng tới việc
phân chia đơn vị hành chính - lãnh thổ?
5. Mối quan hệ giữa quản lý nhà nước theo ngành và quản lý nhà nước theo lãnh
thổ? Chi ví dụ minh họa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức
bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
2. Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của UBTVQH về phân
loại đô thị.
3. Nghị định 43/2006/NĐ-CP, ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với
ĐVSNCL;
4. Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ
của ĐVSNCL;
5. Quyết định 695/2015/QĐ-TTg, ngày 21/5/2015 của Chính phủ ban hành kế hoạch
triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của chính phủ quy
định cơ chế tự chủ của ĐVSNCL.
6. Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về tiêu chuẩn của đơn vị
hành chính và phân loại đơn vị hành chính.
7. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013. - Luật tổ chức Chính phủ năm
2015.
8. Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015.
9. Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang bộ.
10.Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
11.Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Luật: Phân cấp quản lý nhà nước ở Việt Nam,
thực trạng và triển vọng, NXB Công an nhân dân, 2011.
12.Tổng cục Thống kê: Danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam 2010, NXB.
Thống kê, 2011.
13.Hoàng Vĩnh Giang: Giải pháp cho các tình huống quản lý hành chính cấp cơ sở,
NXB. Chính trị Quốc gia, 2014.
14.Đoàn Văn Nhuệ: Giáo trình Quản lý phát triển địa phương, NXB. Chính trị
Quốc gia, 2015.
Chuyên đề 4
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG LĨNH VỰC Y TẾ

THỜI LƯỢNG HỌC TẬP


Tổng số tiết: 12 tiết, trong đó:
Lý thuyết: 4 tiết
Thảo luận, thực hành: 8 tiết
MỤC TIÊU
Sau khi học xong chuyên đề, học viên cần đạt được:
1. Trình bày được khái niệm cải cách hành chính, vai trò và mục tiêu của cải cách
hành chính;
2. Trình bày được được các xu thế cải cách hành chính của các nước phát triển và
khả năng áp dụng ở Việt Nam;
3. Trình bày được những vấn đề cơ bản trong chương trình cải cách hành chính ở
Việt Nam đang thực hiện;
4. Trình bày được những đổi mới trong cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính đối
với các đơn vị sự nghiệp công;
5. Trình bày được vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế;
6. Trên cơ sở, trình bày được những vấn đề trên, học viên vận dụng vào quá trình
công tác, trong đó có việc chung tay gióp phần thực hiện các cải cách hành chính
và ứng dụng công nghệ thông tin trong đơn vị.
NỘI DUNG
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
1.1. Khái niệm cải cách và cải cách hành chính nhà nước
Theo cách hiểu chung nhất, cải cách là những thay đổi có tính hệ thống và có
mục đích nhằm làm cho một hệ thống hoạt động tốt hơn. Điều đó làm phân biệt cải
cách với những hoạt động khác cũng chỉ sự biến đổi như sáng kiến, thay đổi,...
Cải cách hành chính, theo đó, được hiểu là những thay đổi có tính hệ thống,
lâu dài và có mục đích nhằm làm cho hệ thống hành chính nhà nước hoạt động tốt
hơn, thực hiện tốt hơn các chức năng, nhiệm vụ quản lý xã hội của mình. Như vậy,
cải cách hành chính nhằm thay đổi và làm hợp lý hóa bộ máy hành chính, với mục
đích tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả quản lý nhànước.
Cải cách hành chính nhà nước là một trong những nội dung quan trọng của
khoa học hành chính, có ý nghĩa không chỉ về mặt lý luận mà còn mang tính thực
tiễn cao. Mọi hoạt động cải cách hành chính nhà nước đều hướng tới việc nâng cao
hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhằm đáp ứng các yêu cầu
quản lý cụ thể của mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn phát triển. Vì bộ máy hành
chính nhà nước là một bộ phận không tách rời của bộ máy nhà nước nói riêng và hệ
thống chính trị của một quốc gia nói chung nên cách thức tổ chức và hoạt động của
nó chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của yếu tố chính trị, mức độ phát triển kinh tế-xã hội,
cũng như các yếu tố mang tính chất đặc trưng khác của mỗi quốc gia như truyền
thống văn hoá, lịch sử,...
Cải cách hành chính nhà nước ở các nước khác nhau, vì vậy, cũng mang
những sắc thái riêng, được tiến hành trên những cấp độ khác nhau, với những nội
dung khác nhau. Ở Việt Nam, có thể xem cải cách hành chính nhà nước là một bộ
phận quan trọng của công cuộc đổi mới, là trọng tâm của tiến trình xây dựng và
hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm các thay đổi
có chủ đích và lâu dài nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy
hành chính nhà nước để đáp ứng những đòi hỏi của tiến trình đổi mới.
1.2. Vai trò và mục đích của cải cách hành chính nhà nước
Hoạt động hành chính nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm trật
tự của xã hội, duy trì sự phát triển xã hội theo định hướng của nhà nước, qua đó hiện
thực hóa mục tiêu chính trị của đảng cầm quyền đại diện cho lợi ích của giai cấp cầm
quyền trong xã hội. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy hành
chính nhà nước là yêu cầu và mong muốn của mọi quốc gia. Cải cách hành chính nhà
nước, xét cho cùng, không có mục đích tự thân mà nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu
quả quản lý của bộ máy hành chính nhà nước trong quá trình quản lý các mặt của đời
sống xã hội, trước hết là quản lý, định hướng và điều tiết sự phát triển kinh tế - xã hội
và duy trì trật tự của xã hội theo mong muốn của Nhà nước.
Công cuộc đổi mới do Đảng và Nhà nước khởi xướng và lãnh đạo ở nước ta
gần 30 năm qua đã tạo nên những thay đổi vượt bậc trong đời sống kinh tế -xã hội
của đất nước. Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp đã từng bước
vững chắc chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đời sống của
nhân dân không ngừng được cải thiện, duy trì được định hướng phát triển xã hội
chủ nghĩa. Những thành công kể trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có một
nguyên nhân rất quan trọng là trong toàn bộ tiến trình đổi mới đất nước từ năm
1986 cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến cải cách nền hành
chính nhà nước. Cải cách hành chính nhà nước đã trở thành một trong những đòi
hỏi khách quan của sự phát triển và đổi mới. Khẳng định tầm quan trọng của cải
cách hành chính nhà nước với tư cách là một bộ phận không tách rời và quyết định
thành công của đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã xác định: cải cách hành chính là
nội dung trọng tâm của công cuộc đổi mới và cải cách nhà nước theo hướng xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
II. XU HƯỚNG CẢI CÁCH HƯỚNG HÀNH CHÍNH HÀNH CHÍNH TRÊN
THẾ GIỚI
2.1. Xu hướng cải cách hành chính ở các nước phát triển
Ngày nay, cải cách hành chính nhà nước là một lĩnh vực được hầu hết các
nước trên thế giới quan tâm. Nhiều quốc gia coi cải cách hành chính là một yếu tố
hết sức quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời thông qua
cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước;
tăng khả năng phát triển kinh tế -xã hội. Tuy nhiên, những nội dung cải cách hành
chính được đề cập tới không giống nhau ở các quốc gia do có sự khác biệt về chế
độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng như truyền thống, phong tục,
tập quán,... Tùy từng điều kiện phát triển của mỗi quốc gia, mà việc cải cách hành
chính tập trung vào những khâu, những bộ phận nhất định.
Tuy nhiên, có thể nhận thấy một trong những xu hướng chung của cải cách
hành chính trên thế giới hiện nay là hướng tới làm thế nào xây dựng một chính phủ
gọn nhẹ hơn để có thể vận động một cách nhanh nhạy hơn và hiệu quả hơn nhằm
tăng năng lực cạnh tranh của nhà nước trong bối cảnh toàn cầuhoá. Xu hướng này ở
các nước phát triển thường được thể hiện qua các thuật ngữ “Tái tạo lại chính
phủ“(Mỹ), “Mô hình quản lý mới“ (CHLB Đức), “Hành chính công định hướng
hiệu quả” (Thụy Sĩ),... Cuộc cải cách này không chỉ mang ý nghĩa của một cuộc
thay đổi nội bộ mà còn phản ánh một xu hướng mới trong hoạt động của nhà nước:
nền hành chính không chỉ làm chức năng “cai trị” mà chuyển dần sang chức năng
“phục vụ”, cung cấp các dịch vụ công cho xã hội.
Mục tiêu tổng quát trong cải cách hành chính của tất cả các nước trên thế
giới là hướng tới việc xây dựng một bộ máy hành chính gọn nhẹ hơn, hoạt động
hiệu lực và hiệu quả hơn, hướng tới phục vụ tốt hơn các nhu cầu và lợi ích hợp
pháp của mỗi công dân và cả xã hội. Xu hướng chủ đạo của các cuộc cải cách này
là chuyển đổi nền hành chính công truyền thống, được xây dựng trên nền tảng
những nguyên tắc tổ chức cơ bản của mô hình “bộ máy thư lại” của Max Weber
sang xây dựng mô hình “quản lý công mới”. Đây là xu hướng mới xuất hiện vào
cuối những năm 70- đầu những năm 80 của thế kỷ XX ở các nước phát triển. Nội
dung của xu hướng cải cách này là đưa tinh thần doanh nghiệp và các yếu tố của thị
trường vào hoạt động của nhà nước, vận dụng các nguyên tắc và phương pháp quản
lý doanh nghiệp vào tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, đặc biệt vào quản
lý cơ quan hành chính nhằm nâng cao tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả của hoạt
động hành chính.
Có thể nhận thấy những giải pháp chủ yếu ở các nước phát triển khi tiến
hành các hoạt động cải cách hành chính như sau:
- Tăng cường tư nhân hoá: Quá trình tư nhân hóa là giải pháp mạnh mẽ nhất
được áp dụng trong cải cách hành chính ở các nước phát triển. Các nhà nước theo
đuổi mô hình Quản lý công mới luôn tìm cách giảm bớt số lượng và quy mô của
các dịch vụ vốn trước đây do nhà nước tự mình cung cấp và chuyển giao lại cho
khu vực tư nhân đảm nhiệm. Quá trình tái cơ cấu khu vực công bằng cách chuyển
giao cho tư nhân và huy động các nguồn lực của tư nhân tham gia cùng với nhà
nước cung cấp dịch vụ công làm giảm gánh nặng chi ngân sách của nhà nước, giảm
nợ công, đồng thời giúp bộ máy nhà nước tái cơ cấu để trở nên gọn nhẹ hơn, vận
động nhanh nhạy hơn, đáp ứng các đòi hỏi của quá trình toàn cầu hóa. Nhưng việc
đẩy mạnh tư nhân hoá không đồng nghĩa với việc giảm trách nhiệm của Nhà nước
trong việc cung cấp dịch vụ cho công dân và xã hội. Thay cho việc trực tiếp đứng
ra cung cấp các hàng hoá và dịch vụ công thiết yếu (chèo thuyền), Nhà nước chỉ
cần đứng ra điều tiết, đảm bảo sự có mặt của các hàng hoá và dịch vụ công đó, việc
trực tiếp cung ứng được giao cho các chủ
thể khác (lái thuyền).
- Hướng tới kiểm soát kết quả: Với mục đích tăng cường hiệu quả của hoạt
động hành chính nhà nước, thay cho việc kiểm soát nghiêm ngặt các yếu tố đầu vào
và quy trình, thủ tục như trong mô hình truyền thống, trong mô hình Quản lý công
mới người ta hướng tới việc kiểm soát đầu ra, đánh giá các hoạt động theo kết quả
thu được. Điều này giúp cho các cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, công
chức có thể phát huy tính sáng tạo trong quá trình thực thi công vụ, cải tiến quy
trình, thủ tục cho phù hợ với đặc điểm của mỗi công việc và theo hoàn cảnh cụ thể
để mang lại hiệu quả hoạt động cao nhất.
- Điều chỉnh mối quan hệ giữa trung ương và địa phương: Về nguyên tắc, đó
là quá trình hợp lý hoá mức độ phân cấp giữa chính quyền trung ương và chính
quyền địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương với nhau. Xu hướng
chung trong lĩnh vực cải cách này là đẩy mạnh quá trình phân quyền cho địa
phương để tăng tính chủ động, sáng tạo cho địa phương. Nhiều nước đã áp dụng
nguyên tắc “tự quản địa phương” cho phép các địa phương tự quyết định các vấn
đề liên quan tới công việc của địa phương mình và chỉ khi nào cấp dưới không thể
hoàn thành được nhiệm vụ thì cấp trên mới tiến hành can thiệp.
- Phi quy chế hoá: Trong quá trình chuyển từ việc giám sát đầu vào và sự
tuân thủ quy trình sang việc giám sát đầu ra, đánh giá hoạt động thông qua kết quả
hoạt động, tính chủ động của cơ quan nhà nước và người công chức được nâng lên.
Xu hướng này dẫn tới việc cần phải loại bỏ đi các quy định vốn cứng nhắc, phức
tạp trong các quy trình xử lý công việc, tạo thêm không gian cho người công chức
thể hiện năng lực giải quyết vấn đề của mình.
- Cấu trúc tổ chức của bộ máy hành chính: cũng được đổi mới theo hướng
“phẳng” hơn, thay cho bộ máy quan liêu đồ sộ, hình tháp trước đây. Một trong
những giải pháp để thực hiện hướng đi này là việc hình thành các nhóm chuyên gia
kiểu dự án để giải quyết các vấn đề và tăng cường thông tin theo chiều ngang.
- Cải cách chế độ công vụ, công chức: Trong lĩnh vực nhân sự, các cơ quan
nhà nước đưa các yếu tố của mô hình “quản lý nguồn nhân lực” từ lâu đã là một
động lực quan trọng trong khu vực tư nhân vào khu vực nhà nước thay thế cho mô
hình „quản trị nhân sự truyền thống“. Quá trình thay đổi này khiến cho đội ngũ
công chức hoạt động tích cực hơn và mang lại hiệu quả hoạt động cao hơn. Đồng
thời, việc giao lưu nhân sự giữa khu vực công và khu vực tư trở nên dễ dàng hơn và
nhờ đó những ý tưởng quản lý theo kiểu doanh nghiệp được vận dụng vào khu vực
nhà nước cũng ngày càng nhiều hơn.
- Cải cách tài chính công: Ở nhiều nước theo mô hình quản lý mới, thay cho
việc cấp phát ngân sách hàng năm trên căn cứ vào biên chế, người ta đã tiến hành
cấp phát ngân sách theo chương trình, dự án cụ thể (trừ những chi tiêu tất yếu và ổn
định) nhằm tăng cường hiệu quả, tiết kiệm tiền thuế do nhân dân đóng góp. Việc
cấp phát ngân sách được kiểm tra rất chặt chẽ, đảm bảo những quy tắc tài chính và
coi trọng tính hiệu quả.
- Hiện đại hoá nền hành chính: Việc ứng dụng các thành tựu khoa học công
nghệ hiện đại vào các hoạt động hành chính góp phần quan trọng làm giảm số
lượng nhân sự và nâng cao năng suất lao động trong các cơ quan nhà nước. Ngoài
ra, việc ứng dụng khoa học - công nghệ còn làm thay đổi cách thức làm việc, ứng
xử của đội ngũ cán bộ, công chức theo hướng chuyên nghiệp.
2.2. Vận dụng các kinh nghiệm cải cách hành chính nhà nước của các nước
phát triển vào cải cách hành chính ở Việt Nam
Cải cách hành chính nhà nước liên quan tới nhiều yếu tố mang tính nội tại
của từng quốc gia trong mỗi giai đoạn, do đó không có một nền hành chính khuôn
mẫu cho tất cả các nước. Cải cách hành chính nhà nước phải bắt nguồn từ thực tiễn
của mỗi quốc gia, phụ thuộc vào chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế- xã hội
và cả những yếu tố khác như truyền thống, văn hoá, lịch sử,…của quốc gia đó. Tuy
nhiên, những kinh nghiệm của các nước khác đều là những bài học quan trọng, có
thể tham khảo và vận dụng một cách thích hợp.
Mô hình “quản lý công mới” xuất hiện trong môi trường các nước phát triển
phản ánh một cách rõ nét những gì cần phải làm ở các nước này. Tuy nhiên, việc
ứng dụng mô hình này vào các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói
riêng vẫn còn là vấn đề phải tranh luận không chỉ trong giới học thuật, mà cả giữa
các nhà nghiên cứu hành chính thực tiễn.
Các nước phát triển với truyền thống hành chính lâu đời, với hệ thống luật
pháp đã tương đối ổn định và đầy đủ, trình độ phát triển kinh tế-xã hội và tương
ứng với nó là ý thức dân chủ, ý thức pháp luật của đại bộ phận dân cư cũng như đội
ngũ cán bộ, công chức đã đạt tới mức độ tương đối cao khiến cho các giải pháp cải
cách hành chính nhà nước được áp dụng sẽ khác với ở các nước đang phát triển.
Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, cải cách hành chính là một quá trình
thay đổi có chủ định nhằm hoàn thiện các bộ phận của nền hành chính để nâng cao
năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của hành chính công trong quản lý nhà
nước và phục vụ nhân dân, góp phần thực hiện thành công công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta. Đảng và Nhà nước ta đã xác định:
Cải cách hành chính phải xuất phát từ điều kiện cụ thể của Việt Nam, có
tham khảo kinh nghiệm của các nước. Việc nghiên cứu, vận dụng những bài học
kinh nghiệm từ các cuộc cải cách ở các nước sẽ góp phần quan trọng tạo nên thành
công của công cuộc cải cách hành chính ở nước ta hiện nay.
III. CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
3.1. Chương trình cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam
3.1.1. Mục tiêu của cải cách hành chính ở Việt Nam
Ngay từ những năm đầu của đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã xác định cải
cách tổ chức và hoạt động của nhà nước là nhằm xây dựng một nhà nước Xã hội
chủ nghĩa vững mạnh phục vụ cho công cuộc đổi mới. Với định hướng đó, cải cách
hành chính nhà nước là để tăng cường chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính
nhà nước, là công cụ sắc bén để thực hiện đổi mới.
Tiếp tục thực hiện các mục tiêu chung đặt ra đối với công cuộc cải cách nền
hành chính nhà nước, trong giai đoạn 2011-2020, ba nhiệm vụ trọng tâmcủa cải
cách hành chính được Chính phủ xác định là cải cách thể chế hành chính nhà nước,
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính và nâng cao chất lượng cung cấp
dịch vụ công.
Những mục tiêu cụ thể được xác định trong giai đoạn 2011-2020 bao gồm:
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả
mọi nguồn lực cho phát triểnđất nước.
- Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch
nhằm giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí của các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế trong việc tuân thủ thủ tục hành chính.
- Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ
sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân
chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của Chính phủ và của các cơ quan
hành chính nhà nước.
- Bảo đảm thực hiện trên thực tếquyền dân chủ của nhân dân, bảo vệ quyền
con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, của đất nước.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực
và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụnhân dân và sự phát triển của đất nước.
Đánh giá thực tiễn cải cách hành chính nhà nước những năm qua, trong giai
đoạn 2011-2020 Chính phủ xác định những nội dung cơ bản của cải cách hành
chính sẽ tập trung vào 6 nội dung chủ yếu là:
3.1.2. Nội dung chương trình cải cách hành chính ở Việt Nam
a. Cải cách thể chế hành chính nhà nước
Cải cách thể chế hành chính nhà nước nhằm tạo ra hệ thống hành lang pháp
lý cho hoạt động hành chính nhà nước đầy đủ, chính xác, rõ ràng. Những nhiệm vụ
chủ yếu của cải cách thể chế hành chính nhà nước bao gồm:
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật
- Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, trước hết là
quy trình xây dựng, ban hành luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định, thông tư và văn
bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương nhằm bảo đảm tính hợp hiến,
hợp pháp, tính đồng bộ, cụ thể và khả thi của các văn bản quy phạm pháp luật;
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách, trước
hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm sự công
bằng trong phân phối thành quả của đổi mới, của phát triển kinh tế - xã hội;
- Hoàn thiện thể chế về sở hữu, trong đó khẳng định rõ sự tồn tại khách quan,
lâu dài của các hình thức sở hữu, trước hết là sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở
hữu tư nhân, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu khác nhau
trong nền kinh tế; sửa đổi đồng bộ thể chế hiện hành về sở hữu đất đai, phân định
rõ quyền sở hữu đất và quyền sử dụng đất, bảo đảm quyền của người sử dụng đất;
- Tiếp tục đổi mới thể chế về doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là xác
định rõ vai trò quản lý của Nhà nước với vai trò chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà
nước; tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước với chức năng quản trị
kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước; hoàn thiện thể chế về tổ chức và kinh
doanh vốn nhà nước;
- Sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về xã hội hóa theo hướng quy
định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia cung ứng các dịch vụ
trong môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh;
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế về tổ chức và hoạt động
của các cơ quan hành chính nhà nước; sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản
quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chính phủ, Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân các cấp;
- Xây dựng, hoàn thiện quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa Nhà nước
và nhân dân, trọng tâm là bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, lấy ý
kiến của nhân dân trước khi quyết định các chủ trương, chính sách quan trọng và về
quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.
b. Cải cách thủ tục hành chính
Cải cách thủ tục hành chính nhằm giải quyết mối quan hệ giữa các cơ quan
nhà nước với nhau và cơ quan nhà nước với công dân và tổ chức trong xã hội theo
hướng đơn giản, gọn nhẹ và công khai, minh bạch. Những nhiệm vụ cụ thể đặt ra
trong cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2011-2020 bao gồm:
- Cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực
quản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanh nghiệp;
- Cải cách thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước, các
ngành, các cấp và trong nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước;
- Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo quy định
của pháp luật;
- Công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình thức thiết
thực và thích hợp; thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân, tổ chức phải
bỏ ra khi giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước; duy trì và
cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính;
- Đặt yêu cầu cải cách thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng thể
chế, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tăng cường đối thoại giữa Nhà nước với
doanh nghiệp và nhân dân; mở rộng dân chủ, phát huy vai trò của các tổ chức và
chuyên gia tư vấn độc lập trong việc xây dựng thể chế, chuẩn mực quốc gia về thủ
tục hành chính; giảm mạnh các thủ tục hành chính hiện hành; công khai các chuẩn
mực, các quy định hành chính để nhân dân giám sát việc thực hiện;
- Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định
hành chính để hỗ trợ việc nâng cao chất lượng các quy định hành chính và giám sát
việc thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
c. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
Lĩnh vực cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước hướng tới xây dựng
một bộ máy hành chính đơn giản, gọn nhẹ, vận hành thông suốt từ trung ương tới
cơ sở với chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan hành chính nhà nước và các cấp
hành chính không chồng chéo, trùng lắp. Những nhiệm vụ cụ thể đặt ra trong lĩnh
vực này bao gồm:
- Tiến hành tổng rà soát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ
chức và biên chế hiện có của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh, cấp huyện, các cơ quan, tổ chức khác thuộc bộ máy hành chính nhà nước ở
trung ương và địa để trên cơ sở đó điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
tổ chức, sắp xếp lại các cơ quan, đơn vị nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ
trống hoặc trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; chuyển giao những công
việc mà cơ quan hành chính nhà nước không nên làm hoặc làm hiệu quả thấp cho
xã hội, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ đảm nhận;
- Tổng kết, đánh giá mô hình tổ chức và chất lượng hoạt động của chính
quyền địa phương nhằm xác lập mô hình tổ chức phù hợp, bảo đảm phân định đúng
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, sát thực tế, hiệu lực, hiệu quả; xây dựng mô hình
chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn phù hợp.
- Hoàn thiện cơ chế phân cấp, bảo đảm quản lý thống nhất về tài nguyên,
khoáng sản quốc gia; quy hoạch và có định hướng phát triển; tăng cường giám sát,
kiểm tra, thanh tra; đồng thời, đề cao vai trò chủ động, tinh thần trách nhiệm, nâng
cao năng lực của từng cấp, từng ngành;
- Tiếp tục đổi mới phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước;
thực hiện thống nhất và nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên
thông tập trung tại bộ phận tiếp nhận, trả kết quả thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân cấp huyện; bảo đảm sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự
phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt mức trên 80% vào năm 2020;
- Cải cách và triển khai trên diện rộng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của
các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công; chất lượng dịch vụ công từng bước được nâng
cao, nhất là trong các lĩnh vực giáo dục, y tế; bảo đảm sự hài lòng của cá nhân đối
với dịch vụ do đơn vị sựnghiệp công cung cấp trong các lĩnh vực giáo dục, y tế đạt
mức trên 80% vào năm 2020.
d. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính là yếu tố cơ bản, quyết
định tới hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước nói
riêng và cả bộ máy hành chính nhà nước nói riêng. Do đó, đây là một trong những
nội dung được chú trọng nhất trong tiến trình cải cách hành chính ở nước ta. Những
nhiệm vụ chủ yếu đặt ra trong giai đoạn 2011-2020 trong lĩnh vực này bao gồm:
- Phấn đấu đến năm 2020, đội ngũ cán bộ,công chức, viên chức có số lượng,
cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục
vụ sự nghiệp phát triển của đất nước;
- Xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức
tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ
nhân dân thông qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, có hiệu quả;
- Hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật về chức danh, tiêu chuẩn nghiệp
vụ của cán bộ,công chức, viên chức, kể cả cán bộ, công chức lãnh đạo,quản lý;
- Xây dựng cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức hợp lý gắn với vị trí việc làm;
- Hoàn thiện quy định của pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân công nhiệm
vụ phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường của công chức, viên chức trúng tuyển;
thực hiện chế độ thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh; thi tuyển cạnh tranh để
bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý từ cấp vụ trưởng và tương đương (ở trung
ương), giám đốc sở và tương đương (ở địa phương) trở xuống;
- Hoàn thiện quy định của pháp luật về đánh giá cán bộ, công chức, viên
chức trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; thực hiện cơ chế loại bỏ, bãi
miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với
nhân dân; quy định rõ nhiệm vụ,quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức tương
ứng với trách nhiệm và có chếtài nghiêm đối với hành vi vi phạm pháp luật, vi
phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức;
- Đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức; thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng theo các hình thức: Hướng dẫn tập sự
trong thời gian tập sự; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức; đào
tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; bồi dưỡng bắt buộc kiến
thức, kỹ năng tối thiểu trước khi bổ nhiệm và bồi dưỡng hàng năm;
- Tập trung nguồn lực ưu tiên cho cải cách chính sách tiền lương, chế độ bảo
hiểm xã hội và ưu đãi người có công;đến năm 2020, tiền lương của cán bộ,công
chức, viên chức được cải cách cơ bản, bảo đảm được cuộc sống của cán bộ, công
chức, viên chức và gia đình ở mức trung bình khá trong xã hội.
- Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ
của cán bộ, công chức, viên chức.
e. Cải cách tài chính công
Cải cách tài chính công trong tổng thể cải cách hành chính có ý nghĩa quan
trọng. Thực tiễn cho thấy các giải pháp ở các lĩnh vực khác chi có thể được thực
hiện tốt nếu gắn liền với một cơ chế tài chính minh bạch và hiệu quả.
Những nhiệm vụ chính đặt ra đối với cải cách tài chính công giai đoạn 2011-
2020 bao gồm:
- Động viên hợp lý, phân phối và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát
triển kinh tế - xã hội; tiếp tục hoàn thiện chính sách và hệ thống thuế, các chính sách
về thu nhập, tiền lương, tiền công; thực hiện cân đối ngân sách tích cực, bảo đảm tỷ lệ
tích lũy hợp lý cho đầu tư phát triển; dành nguồn lực cho con người, nhất là cải cách
chính sách tiền lương và an sinh xã hội; phấn đấu giảm dần bội chi ngân sách;
- Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước,
nhất là các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty; quản lý chặt chẽ việc vay và trả nợ
nước ngoài; giữ mức nợ Chính phủ, nợ quốc gia và nợ công trong giới hạn an toàn;
- Đổi mới căn bản cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước và cơ chế xây dựng, triển
khai các nhiệm vụ khoa học, công nghệ theo hướng lấy mục tiêu và hiệu quả ứng dụng
là tiêu chuẩn hàng đầu; chuyển các đơn vị sự nghiệp khoa học, công nghệ sang cơ chế
tự chủ, tự chịu trách nhiệm; phát triển các doanh nghiệp khoa học, công nghệ, các quỹ
đổi mới công nghệ và quỹ đầu tư mạo hiểm; xây dựng đồng bộ chính sách đào tạo, thu
hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài khoa học và công nghệ;
- Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính nhà nước, tiến
tới xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế, thay thế bằng cơ chế cấp
ngân sách dựa trên kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra,
chất lượng chi tiêu theo mục tiêu, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước;
- Nhà nước tăng đầu tư, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động toàn xã
hội chăm lo phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình, thể
dục, thể thao, đồng thời đổi mới cơ chế hoạt động, nhất là cơ chế tài chính của các
đơn vị sự nghiệp dịch vụ công; từng bước thực hiện chính sách điều chỉnh giá dịch
vụ sự nghiệp công phù hợp; chú trọng đổi mới cơ chế tài chính của các cơ sở giáo
dục, đào tạo, y tế công lập theo hướng tự chủ,công khai, minh bạch.
Chuẩn hóa chất lượng dịch vụ giáo dục, đào tạo, y tế; nâng cao chất lượng
các cơ sở giáo dục, đào tạo, khám chữa bệnh, từng bước tiếp cận với tiêu chuẩn khu
vực và quốc tế. Đổi mới và hoàn thiện đồng bộ các chính sách bảo hiểm y tế, khám,
chữa bệnh; có lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân.
f. Hiện đại hóa hành chính
Hiện đại hóa hành chính là xu hướng không thể phủ nhận trong bối cảnh cách
mạng khoa học-công nghệ phát triển mạnh mẽ hiện nay. Việc ứng dụng các thành
tựu khoa học-công nghệ vào hoạt động hành chính nhà nước không chỉ làm tăng
năng suất lao động mà còn góp phần quan trọng làm thay đổi phương thức làm việc
của cán bộ, công chức, hướng tới một môi trường hành chính hiện đại. Những nhiệm
vụ chủ yếu của hiện đại hóa hành chính trong giai đoạn tới thể hiện trên các mặt:
- Hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động của Mạng thông tin điện tử hành chính
của Chính phủ trên Internet. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin -truyền thông
trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước để đến năm 2020: 90% các văn
bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước được thực
hiện dưới dạng điện tử; cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên sử dụng hệ
thống thư điện tử trong công việc; bảo đảm dữ liệu điện tử phục vụ hầu hết các hoạt
động trong các cơ quan; hầu hết các giao dịch của các cơ quan hành chính nhà
nước được thực hiện trên môi trường điện tử, mọi lúc, mọi nơi, dựa trên các ứng
dụng truyền thông đa phương tiện; hầu hết các dịch vụ công được cung cấp trực
tuyến trên Mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ ở mức độ 3 và 4, đáp
ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên
nhiều phương tiện khác nhau;
- Ứng dụng công nghệ thông tin -truyền thông trong quy trình xử lý công
việc của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa các cơ quan hành chính nhà nước
với nhau và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trong hoạt động dịch
vụ hành chính công, dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công;
- Công bố danh mục các dịch vụ hành chính công trên mạng thông tin điện tử
hành chính của Chính phủ trên Internet. Xây dựng và sử dụng thống nhất biểu mẫu
điện tử trong giao dịch giữa cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức và cá nhân, đáp
ứng yêu cầu đơn giản và cải cách thủ tục hành chính;
- Thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng trong các cơ quan hành
chính nhà nước;
- Xây dựng trụ sở cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương hiện đại, tập
trung ở những nơi có điều kiện.
3.2. Đổi mới cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
Ngày 25 tháng 10 năm 2017, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương
khóa XII đã ra Nghị quyết Số 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và
quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công
lập. Bao gồm những nội dung chính sau:
Quan điểm chỉ đạo
- Đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt
động của các đơn vị sự nghiệp công lập là một trong những nhiệm vụ trọng tâm ưu
tiên hàng đầu, là nhiệm vụ chính trị vừa cấp bách, vừa lâu dài của tất cả các cấp uỷ
đảng, chính quyền và toàn hệ thống chính trị.
- Nhà nước chăm lo, bảo đảm cung cấp dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết
yếu, nâng cao khả năng tiếp cận và chất lượng dịch vụ sự nghiệp công cho mọi tầng
lớp nhân dân trên cơ sở giữ vững, phát huy tốt hơn nữa vai trò chủ đạo, vị trí then
chốt, bản chất tốt đẹp, ưu việt, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận của các đơn
vị sự nghiệp công lập.
- Đẩy mạnh xã hội hoá, nhất là trong các ngành, lĩnh vực và địa bàn mà khu
vực ngoài công lập làm được và làm tốt; huy động và sử dụng có hiệu quả mọi
nguồn lực cho đầu tư phát triển lành mạnh thị trường dịch vụ sự nghiệp công trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện công khai, minh
bạch, không thương mại hoá. Bảo đảm công bằng, bình đẳng giữa các đơn vị sự
nghiệp công lập và ngoài công lập.
- Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong quá
trình đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
của các đơn vị sự nghiệp công lập, gắn với đổi mới hệ thống chính trị và cải cách
hành chính, đồng thời có lộ trình và bước đi phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm;
tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết thực tiễn để kịp thời bổ sung, hoàn
thiện cơ chế, chính sách.
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, quyền tự chủ và
tự chịu trách nhiệm toàn diện về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và
tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, phát huy vai trò giám sát của người dân
trong quá trình đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả
hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Mục tiêu
* Mục tiêu tổng quát
Đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ hệ thống các đơn vị sự nghiệp công
lập, bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, quản trị tiên tiến, hoạt
động hiệu lực, hiệu quả; giữ vai trò chủ đạo, then chốt trong thị trường dịch vụ sự
nghiệp công; cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu có chất lượng ngày
càng cao. Giảm mạnh đầu mối, khắc phục tình trạng manh mún, dàn trải và trùng
lắp; tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên
chức. Giảm mạnh tỉ trọng, nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho đơn vị sự
nghiệp công lập để cơ cấu lại ngân sách nhà nước, cải cách tiền lương và nâng cao
thu nhập cho cán bộ, viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. Phát triển thị
trường dịch vụ sự nghiệp công và thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia
phát triển dịch vụ sự nghiệp công.
* Mục tiêu đến năm 2025, tầm nhìn 2030
- Tiếp tục giảm tối thiểu bình quân cả nước 10% đơn vị sự nghiệp công lập
và 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021.
Chấm dứt số hợp đồng lao động không đúng quy định trong các đơn vị sự nghiệp
công lập (trừ các đơn vị bảo đảm tự chủ tài chính).
- Phấn đấu có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính.
- 100% đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện hoàn
thành chuyển đổi thành công ty cổ phần.
- Tiếp tục giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn
vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2016 - 2020.
Tầm nhìn đến năm 2030
- Tiếp tục thực hiện việc giảm đầu mối, phấn đấu chỉ còn các đơn vị sự
nghiệp công lập phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ quản lý nhà nước và các đơn
vị cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu.
- Giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với
năm 2025.
- Giảm bình quân 15% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự
nghiệp công lập so với giai đoạn 2021 - 2025.
Nhiệm vụ và giải pháp
1- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về mục tiêu, ý nghĩa, yêu cầu, nội
dung đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự
nghiệp công lập nhằm nâng cao nhận thức, tạo đồng thuận ở các ngành, các cấp, các
đơn vị sự nghiệp và toàn xã hội trong việc thực hiện chủ trương của Đảng và chính
sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của
các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hoá dịch vụ sự nghiệp công.
2- Sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập
Hoàn thiện các quy định của pháp luật về tiêu chí phân loại, điều kiện thành
lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập theo từng ngành,
lĩnh vực. Trên cơ sở đó, sắp xếp, tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập của từng
ngành, lĩnh vực theo nguyên tắc:
(1) Pháp luật chuyên ngành không quy định việc thành lập tổ chức bộ máy
các đơn vị sự nghiệp công lập;
(2) Trường hợp cần thiết phải thành lập mới đơn vị sự nghiệp công lập, thì
đơn vị đó phải tự bảo đảm toàn bộ về tài chính (trừ trường hợp phải thành lập mới
để cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu);
(3) Một đơn vị sự nghiệp công lập có thể cung ứng nhiều dịch vụ sự nghiệp
công cùng loại nhằm giảm mạnh đầu mối, khắc phục chồng chéo, dàn trải, trùng
lắp về chức năng, nhiệm vụ;
(4) Cơ cấu lại hoặc giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động không
hiệu quả;
(5) Đẩy mạnh xã hội hoá, chuyển các đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp
khác đủ điều kiện thành công ty cổ phần.
Việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập (đối với lĩnh vực y tế)
- Tổ chức các cơ sở y tế theo hướng toàn diện, liên tục và lồng ghép theo 3
cấp: Chăm sóc ban đầu, chăm sóc cấp 2, chăm sóc cấp 3. Sắp xếp lại các đơn vị
làm nhiệm vụ kiểm nghiệm, kiểm định, kiểm chuẩn thành đơn vị kiểm soát dược
phẩm, thực phẩm và thiết bị y tế.
- Xây dựng một số bệnh viện hiện đại ngang tầm khu vực và quốc tế. Sớm
hoàn thành việc sắp xếp các đơn vị làm nhiệm vụ y tế dự phòng cấp tỉnh và Trung
ương thành trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh cùng cấp trên cơ sở sáp
nhập các tổ chức, đơn vị có cùng chức năng, nhiệm vụ và hoạt động lồng ghép.
- Thực hiện thống nhất mô hình mỗi cấp huyện chỉ có một trung tâm y tế đa
chức năng (trừ các huyện có bệnh viện đạt hạng II trở lên), bao gồm y tế dự phòng,
dân số, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và các dịch vụ y tế khác; trung
tâm trực tiếp quản lý trạm y tế xã và phòng khám đa khoa khu vực (nếu có). Rà
soát, sắp xếp hợp lý các phòng khám đa khoa khu vực. Nơi đã có cơ sở y tế trên địa
bàn cấp xã thì có thể không thành lập trạm y tế xã.
- Điều chỉnh, sắp xếp lại các bệnh viện bảo đảm mọi người dân đều có thể
tiếp cận thuận lợi về mặt địa lý. Chuyển dần các bệnh viện thuộc Bộ Y tế và các bộ,
cơ quan nhà nước ở Trung ương về địa phương quản lý (trừ các bệnh viện thuộc Bộ
Quốc phòng, Bộ Công an; một số ít bệnh viện chuyên khoa đầu ngành, bệnh viện
của các trường đại học).
3- Quản lý biên chế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Đổi mới cơ chế xác định và giao biên chế theo hướng quản lý, giám sát chặt
chẽ biên chế của các đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm
toàn bộ hoặc một phần chi thường xuyên; đẩy mạnh thí điểm việc thi tuyển và thực
hiện thuê giám đốc điều hành tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Thực hiện chế độ
hợp đồng viên chức có thời hạn đối với những trường hợp tuyển dụng mới (trừ các
đơn vị sự nghiệp công lập ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn). Không thực hiện chế độ công chức trong đơn vị sự nghiệp công
lập (trừ các đơn vị phục vụ nhiệm vụ chính trị và phục vụ quản lý nhà nước). Thực
hiện nghiêm việc đánh giá, phân loại viên chức hằng năm theo quy định hiện hành
để đưa ra khỏi đội ngũ những người 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ.
- Chấm dứt việc tự phê duyệt và giao biên chế sự nghiệp vượt quá số lượng
được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc thẩm định; có kế hoạch và giải pháp để giải
quyết dứt điểm số viên chức và số người lao động vượt quá số biên chế được giao
(trừ các đơn vị đã tự chủ tài chính). Các cơ quan, đơn vị chưa sử dụng hết số biên
chế được giao phải xem xét, cắt giảm phù hợp.
- Tổ chức phân loại viên chức theo vị trí việc làm và sắp xếp, bố trí lại cơ cấu
viên chức theo hướng vị trí chuyên môn, nghiệp vụ chiếm tỉ lệ ít nhất 65%. Xây
dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ, bố trí, sử dụng hợp
lý, hiệu quả đội ngũ này.
- Quy định và thực hiện nghiêm về số lượng lãnh đạo cấp phó. Trong thời
gian thực hiện sắp xếp lại, số lượng cấp phó của các đơn vị sự nghiệp công lập do
sáp nhập, hợp nhất có thể cao hơn quy định, nhưng khi có cấp phó nghỉ hưu hoặc
điều chuyển công tác thì không được bổ sung; đồng thời phải có giải pháp điều
chuyển, sắp xếp lại số lượng cấp phó trong thời hạn tối đa 3 năm kể từ ngày sáp
nhập, hợp nhất. Trường hợp điều chuyển giữ chức vụ thấp hơn thì được bảo lưu
phụ cấp chức vụ đến hết thời hạn bổ nhiệm.
- Đổi mới cơ chế, phương thức tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
(bao gồm cả cán bộ quản lý). Có chính sách thu hút nhân tài, thu hút đội ngũ viên
chức có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi vào làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Thực hiện đào tạo lại, hỗ trợ thích hợp đối với viên chức và người lao động dôi dư
do sáp nhập, giải thể hoặc chuyển thành đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.
4- Đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường, thúc
đẩy xã hội hoá dịch vụ sự nghiệp công
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách tạo điều kiện đẩy mạnh
cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường và thúc đẩy xã hội hoá
trong việc cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công: (1) Xác định các dịch vụ sự nghiệp
công do ngân sách nhà nước phải bảo đảm, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số, vùng điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; các dịch vụ
công khác không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, xác định giá theo cơ chế thị
trường, đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu bảo đảm bù đắp chi phí hợp
lý, có tích luỹ để thu hút nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế ngoài công
lập tham gia cung cấp dịch vụ sự nghiệp công; (2) Có chính sách khuyến khích ưu
đãi về đất đai, thuế, phí, tín dụng,… tạo điều kiện hỗ trợ cho các đơn vị ngoài công
lập, nhà đầu tư tham gia đầu tư, nâng cao chất lượng dịch vụ sự nghiệp công; (3)
Có chính sách đối xử bình đẳng giữa các đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công
lập trong việc cung cấp dịch vụ công; các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được
tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công của Nhà nước.
- Đẩy mạnh việc chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập sang mô hình tự
chủ hoàn toàn cả về chi đầu tư, chi thường xuyên, thực hiện quản lý, kế toán theo
mô hình doanh nghiệp. Các đơn vị được Nhà nước giao vốn, tài sản để thực hiện
cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, từng bước tính đủ chi phí đầu vào (kể cả khấu
hao) để xác định giá dịch vụ. Các đơn vị đã bảo đảm chi đầu tư và chi thường
xuyên được quyền quyết định số lượng người làm việc, tiền lương theo kết quả
hoạt động, được Nhà nước hỗ trợ về thuế, phí để tăng cường năng lực tài chính và
khả năng tự cân đối.
- Chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập có đủ điều kiện sang công ty cổ
phần. Không tách, điều chuyển các cơ sở đào tạo, giáo dục nghề nghiệp và khám,
chữa bệnh trong các tập đoàn, tổng công ty nhà nước khi các tập đoàn, tổng công ty
này thực hiện cổ phần hoá.
- Đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tự chủ, xã hội hoá, trước hết là các cơ sở
giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở y tế, tổ chức khoa học và công
nghệ ở các địa bàn có khả năng xã hội hoá cao. Có chính sách thí điểm đổi mới
theo lộ trình, đẩy mạnh xã hội hoá các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông ở các
địa bàn có khả năng xã hội hoá cao để mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào
tạo, đáp ứng nhu cầu của xã hội, nhất là đối với các thành phố, đô thị lớn có dân số
tăng nhanh do nhập cư.
- Thực hiện chuyển đổi hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều
kiện sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hạch toán như doanh nghiệp, kiên
quyết chuyển sang cơ chế tự bảo đảm hoàn toàn về tài chính đối với nhóm các đơn
vị sự nghiệp công lập cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công có khả năng xã hội hoá
cao trên cơ sở Nhà nước thực hiện lộ trình bảo đảm kinh phí hoạt động có thời hạn.
- Khuyến khích thành lập các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, nhất là trong
lĩnh vực giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, y tế, khoa học và công nghệ.
- Có cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi để thành lập doanh nghiệp đa
sở hữu trong các viện nghiên cứu, trường đại học nhằm thực hiện hoạt động ứng
dụng, triển khai, thương mại hoá các kết quả nghiên cứu và cung ứng dịch vụ sự
nghiệp công.
Tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp theo
hướng khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để
đào tạo đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Xây dựng chính
sách để doanh nghiệp được tham gia giáo dục nghề nghiệp theo hình thức đặt hàng
của Nhà nước và của doanh nghiệp khác; được tham gia xây dựng danh mục ngành,
nghề đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo, đào tạo tại cơ sở giáo dục nghề
nghiệp và đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên.
- Có chính sách thuận lợi để tổ chức khoa học và công nghệ công lập được
quyền sở hữu và có cơ chế phân chia lợi ích hợp lý đối với kết quả nghiên cứu khoa
học sử dụng ngân sách nhà nước, tạo điều kiện và thúc đẩy quá trình thương mại
hoá ứng dụng kết quả nghiên cứu.
- Tiếp tục thực hiện cơ chế kết hợp công - tư về nhân lực và thương hiệu
trong lĩnh vực y tế; xây dựng cơ chế hợp tác đầu tư giữa bệnh viện công và bệnh
viện tư, giữa các bệnh viện công. Minh bạch hoá các hoạt động liên doanh, liên kết,
hợp tác công - tư, nhất là ở các đơn vị thuộc lĩnh vực do Nhà nước cấp phép hoạt
động; bảo toàn và phát triển vốn, tài sản nhà nước.
5- Nâng cao năng lực quản trị của đơn vị sự nghiệp công lập
- Đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng lực quản trị đơn vị, bảo đảm
chặt chẽ, hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng các dịch vụ
sự nghiệp công, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
- Rà soát, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong từng đơn vị theo
hướng tinh gọn, giảm mạnh đầu mối, bỏ cấp trung gian, đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin và khoa học - công nghệ tiên tiến, áp dụng các tiêu chuẩn, chuẩn
mực quản trị quốc tế.
- Nâng cao chất lượng quản trị tài chính, tài sản công của đơn vị. Ban hành
quy chế quản lý tài chính, tài sản công, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của
từng bộ phận, cá nhân, nhất là trách nhiệm người đứng đầu. Hoàn thiện chế độ kế
toán, thực hiện chế độ kiểm toán, giám sát, bảo đảm công khai, minh bạch hoạt
động tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Áp dụng mô hình quản trị đối với các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi
thường xuyên và chi đầu tư như mô hình quản trị doanh nghiệp. Nâng cao hiệu lực,
hiệu quả cơ chế hội đồng trường trong các trường đại học theo hướng, hội đồng
trường là cơ quan thực quyền cao nhất của trường đại học; bí thư đảng uỷ kiêm chủ
tịch hội đồng trường.
- Thực hiện kiểm định, đánh giá và xếp hạng các đơn vị sự nghiệp công lập,
nhất là đối với trường đại học, bệnh viện.
6- Hoàn thiện cơ chế tài chính
- Hoàn thiện pháp luật về cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công
lập thuộc các ngành, lĩnh vực trên cơ sở mức độ tự chủ về tài chính, tăng cường
phân cấp và tăng tính chủ động cho các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Có cơ chế tài chính phù hợp để huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư cho
lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công, nhất là cho y tế và giáo dục, kể cả hình thức hợp
tác công - tư, liên doanh, liên kết.
- Phân định rõ hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị do Nhà nước giao với
hoạt động kinh doanh dịch vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập. Xây dựng và
hoàn thiện các danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo
nguyên tắc: Đối với các dịch vụ thiết yếu thì Nhà nước bảo đảm kinh phí; đối với
các dịch vụ cơ bản thì Nhà nước hỗ trợ kinh phí để thực hiện; đối với các dịch vụ
mang tính đặc thù của một số ngành, lĩnh vực thì thực hiện theo cơ chế đặt hàng
hoặc đấu thầu để tạo điều kiện cho các cơ sở ngoài công lập cùng tham gia; đối với
các dịch vụ khác thì đẩy mạnh thực hiện theo cơ chế xã hội hoá, huy động sự tham
gia cung ứng của các thành phần kinh tế.
- Đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi từ phí sang thực hiện giá dịch vụ sự nghiệp
công theo hướng Nhà nước quy định khung giá dịch vụ, từng bước tính đủ các chi
phí đối với các loại dịch vụ cơ bản, thiết yếu, đồng thời cần gắn với chính sách hỗ
trợ phù hợp cho người nghèo, đối tượng chính sách. Đối với giá dịch vụ sự nghiệp
công không sử dụng ngân sách nhà nước, giao quyền tự chủ cho các đơn vị cung
ứng dịch vụ tự quyết định theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích luỹ.
- Đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực, quản lý, cấp phát ngân sách nhà nước.
Ngân sách nhà nước bảo đảm đầu tư cho các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu (giáo
dục mầm non, giáo dục phổ thông; y tế dự phòng, y tế cơ sở, khám, chữa các bệnh
phong, lao, tâm thần; nghiên cứu khoa học cơ bản; văn hoá, nghệ thuật dân gian
truyền thống, đào tạo huấn luyện vận động viên, huấn luyện viên thể thao quốc gia;
bảo trợ xã hội và chăm sóc người có công,...) và đối với các đơn vị sự nghiệp công
lập ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người.
Ngân sách nhà nước chuyển từ hỗ trợ cho các đơn vị sự nghiệp công lập sang
hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng người nghèo, đối tượng chính sách khi sử dụng dịch
vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu; chuyển từ hỗ trợ theo cơ chế cấp phát bình
quân sang cơ chế Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp
công căn cứ vào chất lượng đầu ra hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công.
Thực hiện cơ chế giao vốn, tài sản cho đơn vị sự nghiệp công lập; xây dựng hệ
thống thông tin dữ liệu về tài chính và tài sản công của đơn vị sự nghiệp công lập
trong toàn quốc.
- Phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập theo mức độ tự chủ khác nhau về
tài chính. Đối với đơn vị đã tự chủ về tài chính, được trả lương theo kết quả hoạt
động. Đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, thực hiện trả lương
theo ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp theo quy định hiện hành; đối với
phần tăng thu, tiết kiệm chi, được trích lập các quỹ bổ sung thu nhập và phát triển
hoạt động sự nghiệp. Các đơn vị được giao tự chủ tài chính ổn định từ 3 đến 5 năm
theo phương án thu chi tài chính được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với các
đơn vị được Nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động, cần đẩy mạnh thực
hiện cơ chế khoán chi.
- Rà soát các quy định về thuế nhằm khuyến khích tự chủ tài chính và có tích
luỹ cho đầu tư. Đối với đơn vị đã tự chủ về tài chính, được tính chi phí tiền lương
theo doanh thu hoặc quỹ lương khoán trong chi phí hợp lệ để tính thuế thu nhập.
- Có cơ chế, chính sách đủ mạnh để tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích
việc tinh giản biên chế, bổ sung vào diện tinh giản biên chế một số đối tượng
hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Bảo đảm nguồn kinh phí để giải quyết chính
sách đối với những người dôi dư do sắp xếp, tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập
và thực hiện tinh giản biên chế. Đối với công chức, viên chức làm việc trong đơn vị
tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, kinh phí lấy từ nguồn thu sự
nghiệp của đơn vị. Đối với công chức, viên chức làm việc trong đơn vị do ngân
sách nhà nước hỗ trợ một phần hoặc bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thì lấy từ
nguồn kinh phí hoạt động của đơn vị. Trường hợp kinh phí của đơn vị không đủ thì
ngân sách nhà nước bổ sung theo quy định hiện hành về phân cấp ngân sách.
7- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
- Sửa đổi, bổ sung pháp luật về công chức, viên chức, đội ngũ nhà giáo và
pháp luật có liên quan. Đẩy mạnh việc phân cấp, giao quyền tự chủ cho các đơn vị
sự nghiệp công lập theo hướng phân định rõ việc quản lý nhà nước với quản trị đơn
vị sự nghiệp công lập và việc cung ứng dịch vụ sự nghiệp công.
- Chuyển các đơn vị sự nghiệp công lập có tính chất cung cấp dịch vụ sự
nghiệp công của bộ, ngành về chính quyền địa phương quản lý; bộ chỉ thực hiện
chủ quản đối với các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước
của bộ và những đơn vị trọng điểm, chuyên sâu.
- Rà soát, hoàn thiện quy hoạch định hướng mạng lưới các đơn vị sự nghiệp
công lập gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và từng địa
phương; chuyển từ quy hoạch theo đơn vị hành chính sang quy hoạch theo ngành,
lĩnh vực, nhu cầu của xã hội và thị trường.
- Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật đối với từng loại hình dịch vụ sự
nghiệp công; tiêu chí phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập; tiêu chí đánh giá kết
quả thực hiện nhiệm vụ và chất lượng dịch vụ của đơn vị theo ngành, lĩnh vực; hệ
thống tiêu chuẩn chức danh những người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập;
thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý, điều hành đơn vị sự
nghiệp công lập, cơ chế giám sát, kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu. Lấy
kết quả thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế hằng năm là một trong những tiêu chí
để đánh giá, xếp loại kết quả công tác của người đứng đầu cấp uỷ, đơn vị sự nghiệp
công lập.
- Tăng cường phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành với cơ
quan quản lý nhà nước về đầu tư, tài chính các cấp trong quản lý ngân sách nhà
nước chi cho lĩnh vực sự nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước,
tránh chồng chéo, lãng phí. Quy định rõ quyền hạn gắn với trách nhiệm người đứng
đầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, đặc biệt là người đứng đầu đơn vị
sự nghiệp công lập. Tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của
các đơn vị cung ứng dịch vụ sự nghiệp công.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, kiên quyết xử lý nghiêm các trường
hợp vi phạm, cố tình né tránh hoặc không thực hiện nhiệm vụ được giao đối với
đơn vị sự nghiệp công lập. Hình thành các tổ chức kiểm định, đánh giá độc lập về
chất lượng dịch vụ sự nghiệp công theo ngành, lĩnh vực.
8- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; phát huy vai trò của nhân dân, Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội
- Các cấp uỷ và tổ chức đảng phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo tổ chức
và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Ban hành quy định về vai trò và
chức năng lãnh đạo của cấp uỷ, tổ chức đảng trong đơn vị sự nghiệp công lập.
- Phát huy vai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị -
xã hội trong giám sát, phản biện xã hội đối với tổ chức và hoạt động của các đơn vị
sự nghiệp công lập.
IV. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG LĨNH VỰC Y TẾ
4.1. Sự cần thiết phải tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế
a. Sự tác động mạnh mẽ của Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với lĩnh vực y tế
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là một xu thế lớn hội tụ nhiều công
nghệ trên nền tảng số hóa của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 với sự phát
triển đột phá của công nghệ Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, xử lý dữ liệu lớn, điện
toán đám mây và các công nghệ số khác để thực hiện siêu kết nối, tích hợp các hệ
thống số hóa - vật lý - sinh học, giữa thế giới thực và không gian số tạo ra lực
lượng sản xuất và quản hệ sản xuất mới, chuyển đổi toàn diện trên tất cả các mặt
của cuộc sống, từ tổ chức sản xuất, cung ứng dịch vụ, phương thức kinh doanh đến
cách thức tiêu dùng, giao tiếp xã hội, thậm chí thay đổi chính bản thân con người.
Công nghệ số đang phát triển mạnh mẽ và tác động sâu rộng đến mọi mặt
của đời sống kinh tế - xã hội trên toàn cầu. Những thay đổi mang tính cách mạng
về khoa học, đột phá của công nghệ số dẫn tới xu hướng phát triển và yêu cầu thay
đổi mạnh mẽ về cơ cấu, mô hình kinh tế, xã hội quốc gia cũng như hệ thống quản
lý của các ngành, lĩnh vực.
a) Điện toán đám mây (Cloud computing). Điện toán đám mây cho phép
cung cấp không giới hạn và theo nhu cầu của từng đơn vị theo kiểu cung cấp dịch
vụ ba gồm dịch vụ hạ tầng lưu trữ, dịch vụ nền tảng phát triển và dịch vụ phần
mềm. Điều này cho phép các đơn vị có thể sử dụng điện toán đám mây cho quản lý,
lưu trữ ứng dụng, dữ liệu lớn, phức tạp mà không mất quá nhiều thời gian, công sức
để quản lý, mở rộng, tối ưu.
b) Dữ liệu lớn (Bigdata). Dữ liệu lớn là một thuật ngữ cho việc quản lý, lưu
trữ, khai thác, phân tích, dự báo dựa trên một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp
mà các ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không xử lý được.
Khả năng xử lý dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo hỗ trợ đắc lực cho ngành y tế
trong nhiều hoạt động khác nhau như theo dõi, kiểm soát dịch bệnh, thống kê y tế,
khám chữa bệnh, quản trị y tế.
c) Trí tuệ nhân tạo (AI). Trí tuệ nhân tạo là một thuật ngữ chỉ việc con người
phát triển các ứng dụng trên máy tính cho phép máy tính có thể tự động thực hiện
các hành vi thông minh như con người.
Một số ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong ngành y tế như hỗ trợ chẩn đoán
hình ảnh bệnh lý, hỗ trợ phân tích, đánh giá kết quả xét nghiệm, phẫu thuật
bằng robot.
d) Internet kết nối vạn vật (IoT). Internet kết nối vạn vật (IoT) là một thuật
ngữ chỉ việc kết nối và trao đổi giữa các thiết bị vật lý như các máy tính, điện thoại
di động, thiết bị điện tử, cảm biến, xe cộ, đồ gia dụng điện tử...
e) Công nghệ chuỗi khối (Blockchain). Blockchain là công nghệ quản lý cơ
sở dữ liệu phân tán, ghi lại mọi thông tin, giao dịch trong các block (khối) trong
một chuỗi thời gian với đặc điểm là khi giao dịch đã được ghi vào các khối thì
không ai có thể thay đổi hay làm giả mạo. Tính năng này đảm bảo không thay đổi
hay giả mạo liên quan đến “an toàn” cho cả hệ thống. Công nghệ chuỗi khối gần
đây được coi như là một công nghệ hiệu quả trong việc đảm bảo an toàn, tính riêng
tư trong hồ sơ sức khỏe người dân.
g) Công nghệ in 3D. Công nghệ in 3D là sự phát triển tầm cao của công nghệ
in, làm cho người ta có thể sản xuất ra những sản phẩm có cấu trúc tương đối phức
tạp nhưng lại được gói thành một khối duy nhất.
Trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe, công nghệ in 3D giúp tạo ra nhiều
sản phẩm như các dụng cụ y tế, các mô hình trong khám chữa bệnh, các phụ tùng
giả, xương, sụn tai, van tim, các mô, mô hình cơ thể người,..., được sử dụng khá
phổ biến trong những năm gần đây.
b. Những lợi ích của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế
Ứng dụng và phát triển công nghệ thông y tế được triển khai sẽ hình thành hệ
thống phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe thông minh, giúp người dân chủ động
phòng bệnh, dễ dàng tiếp cận các thông tin y tế, đồng thời được tư vấn, giúp đỡ
chăm sóc sức khỏe kịp thời, hiệu quả.
Với hệ thống khám bệnh, chữa bệnh thông minh, người dân sẽ được sử dụng
các dịch vụ khám chữa bệnh tiên tiến và thuận lợi, hạn chế các rủi ro, tai biến khi
điều trị, tiết kiệm được thời gian và chi phí khám chữa bệnh. Hệ thống khám bệnh,
chữa bệnh thông minh sẽ góp phẩn giảm tải bệnh viện, nâng cao chất lượng khám
bệnh, chữa bệnh của bệnh viện, giảm thiểu tối đa các lỗi bất cẩn của con người. Góp
phần xây dựng hình ảnh mới của bệnh viện: văn minh, hiện đại, hết lòng vì bệnh
nhân. Quản lý, khai thác thông tin bệnh viện nhanh chóng, hiệu quả, thuận tiện.
Hệ thống quản trị y tế thông minh sẽ giúp cho các cơ quan quản lý y tế ra
quyết định chính sách kịp thời dựa trên khả năng phân tích dữ liệu lớn, quản lý,
theo dõi hiệu quả hoạt động của toàn bộ mạng lưới dịch vụ y tế trên toàn quốc, tăng
khả năng ứng phó nhanh với các tình huống bất ngờ như: kiểm soát, khống chế
dịch bệnh, chia sẻ phương pháp điều trị mới, đào tạo từ xa, giúp cho hệ thống y tế
Việt nam dễ dàng liên thông, hội nhập với thế giới.
Hình thành hệ thống y tế thông minh, góp phần nâng cao hình ảnh, chất
lượng dịch vụ y tế tại Việt Nam, tăng sự tin tưởng của người dân, doanh nghiệp khi
sử dụng các dịch vụ y tế, hướng đến nền y tế Việt Nam hiện đại, chất lượng, công
bằng, hiệu quả và hội nhập quốc tế.
4.2. Xây dựng hệ thống thông tin bệnh viện
“Hệ thống thông tin bệnh viện”  tiếng Anh “Hospital Information System”
viết tắt là HIS. Hệ thống thông tin bệnh viện thường được biết đến với tên gọi khác
là "Hệ thống quản lý bệnh viện"; phục vụ công tác quản lý, điều hành tại Bệnh viện
với các chức năng chính: quản lý thông tin bệnh nhân và bệnh sử; quản lý bệnh
nhân đến khám và điều trị nội và ngoại trú, quản lý bệnh án, dược, tài chính, viện
phí, trang thiết bị vật tư y tế, nhân sự... Ngày nay, HIS là công cụ tối ưu hóa trong
quản lý điều hành; phục vụ điều trị; phục vụ nghiên cứu và đào tạo; thống kê, dự
báo, dự phòng... tại các Bệnh viện.
Mô hình hệ thống thông tin trong bệnh viện

4.3. Thiết lập và đảm bảo sự kết nối, liên thông giữa các hệ thống thông tin y tế
Việc thiết lập và đảm bảo sự kết nối, liên thông giữa các hệ thống thông tin y
tế là một nội dung quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống y
tế. Nội dung này đã được thể hiện ở “Tiêu chuẩn HL7”. Tiêu chuẩn HL7 là chữ viết
tắt của cụm từ tiếng Anh “Health Level 7 Standard” là tiêu chuẩn quốc tế cung cấp
giao thức về quản lý, trao đổi và tích hợp thông tin y tế điện tử giữa các hệ thống
thông tin y tế.
So với HIS (tập trung vào vấn đề quản lý bệnh viện), HL7 tập trung vào việc
kết nối, chia sẻ dữ liệu về lâm sàng, hành chính và chuyên môn giữa các đơn vị y tế
với nhau.
Nhiệm vụ của HL7 là cung cấp một chuẩn cho trao đổi, quản lý và tích hợp
thống nhất dữ liệu về trợ giúp chăm sóc lâm sàng bệnh nhân, quản lý, phân phát,
đánh giá về hoạt động y tế. Đặc biệt, HL7 giúp cho việc tiếp cận, chuẩn hoá, hướng
dẫn, phương pháp và phục vụ liên quan cho khả năng giao tiếp giữa các hệ thống
thông tin y tế. HL7 là định dạng các gói thông tin (dữ liệu) gửi đi giữa các bệnh
viện với nhau, các bệnh viện với sở y tế, với Bộ Y tế. 
Như vậy, với việc xây dựng chuẩn HL7 được sử dụng dùng chung trong hệ
thống hệ thống bệnh viện trong toàn quốc sẽ giải quyết được sự đa dạng, không
thống nhất của các phần mềm quản lý ở các bệnh viện khác nhau, mà vẫn kết nối,
báo cáo, trao đổi thông tin, hình ảnh cho nhau được.  Tiêu chuẩn HL7 giúp cho việc
kết nối giữa các hệ thống IT trong lĩnh vực y tế, các hệ thống này gửi đi hoặc tiếp
nhận các bản tin về việc đăng ký/nhập viện của bệnh nhân, dữ liệu xuất viện hoặc
chuyển chuyên khoa (ADT), truy vấn, nguồn tài nguyên và xếp lịch bệnh nhân, chỉ
định, kết quả, các quan sát lâm sàng, lập hóa đơn, thông tin cập nhật danh mục
dùng chung, hồ sơ bệnh án, lập lịch/kế hoạch, giới thiệu bệnh nhân (chuyển viện),
chăm sóc bệnh nhân, tự động hóa phòng xét nghiệm cận lâm sàng, quản lý ứng
dụng và quản lý nhân sự.

CÂU HỎI ÔN TẬP


Câu 1. Anh/chị hãy phân tích xu hướng cải cách hành chính nhà nước theo mô
hình quản lý công mới.
Câu 2. Anh/chị hãy đánh giá khả năng vận dụng các yếu tố của mô hình Quản lý
công mới ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng.
Câu 3. Tại sao cải cách hành chính nhà nước ở nước ta được Đảng và Nhà nước ta
xác định là trọng tâm của cải cách nhà nước theo hướng pháp quyền XHCN?
Câu 4. Theo anh/chị, công cuộc cải cách hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay
đang gặp phải thách thức nào? Cần làm gì để khắc phục?
Câu 5. Những lợi ích và thách thức khi ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh
vực y tế

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Chương trình tổng thể Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001- 2010 ban
hành kèm theo Quyết định 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001 của
Thủ tướng Chính phủ.
2. Chương trình tổng thể Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020 ban
hành kèm theo Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính
phủ.
3. Báo cáo Kết quả thực hiện chương trình tổng thể Cải cách hành chính nhà nước
giai đoạn 2001-2010 và phương hướng cải cách hành chính giai đoạn 2011-
2020.
4. Nghị quyết Hội nghị Trung ương VIII (Khóa 7) tháng 01/1995.
5. Nghị quyết Hội nghị Trung ương V (Khóa X) năm 2007.
6. Nguyễn Hữu Trị, Nguyễn Hữu Đức (Chủ biên): Cải cách hành chính địa
phương – Lý luận và thực tiễn. NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998.
7. Nguyễn Ngọc Hiến (Chủ biên): Những giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính
ở Việt Nam. NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003.
8. Viện nghiên cứu và Đào tạo về quản lý: Hành chính công và Quản lý hiệu quả
chính phủ, NXB. Lao động Xã hội, Hà Nội, 2005.

Chuyên đề 5
THỂ THỨC VÀ KỸ THUẬT TRÌNH BÀY, SOẠN THẢO VĂN BẢN

THỜI LƯỢNG HỌC TẬP


Tổng số tiết: 8 tiết, trong đó:
Lý thuyết: 4 tiết
Thảo luận, thực hành: 4 tiết
MỤC TIÊU
Sau khi học xong chuyên đề, học viên cần đạt được:
1. Hiểu được văn bản quản lý nhà nước và phân loại văn bản quản lý nhà nước
2. Năm được những quy định chung, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản
3. Soàn thảo được văn bản thông dụng trong quá trình công tác
NỘI DUNG
1. Những vấn đề chung về văn bản quản lý nhà nước
1.1. Khái niệm về văn bản và văn bản quản lý nhà nước
1.1.1. Văn bản
Hoạt động giao tiếp của nhân loại được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ.
Phương tiện giao tiếp này được thực hiện ngay từ buổi đầu của xã hội loài
người. Với sự ra đời của chữ viết, con người đã thưc hiện được những không gian
cách biệt qua nhiều thế hệ. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ luôn luôn được thực
hiện qua quá trình phát và nhận các ngôn bản.
Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về văn bản:
- Quan niệm 1: “Văn bản là một loại tài liệu được hình thành trong các hoạt
động khác nhau của đời sống xã hội”;
- Quan niệm 2: Quan niệm của các nhà ngôn ngữ: “Văn bản là một chỉnh thể
ngôn ngữ, thường bao gồm một tập hợp các câu và có thể có một đầu đề, có tính nhất
quán về chủ đề, trọn vẹn về nội dung, được tổ chức theo một kết cấu chặt chẽ”;
- Quan niệm 3: Quan niệm theo nghĩa rộng của các nhà nghiên cứu hành
chính: “Văn bản là phương tiện ghi tin và truyền đạt thông tin bằng một ngôn
ngữ hay một ký hiệu ngôn ngữ nhất định”.
1.1.2. Văn bản quản lý nhà nước
Văn bản quản lý nhà nước (VBQLNN) là những quyết định và thông tin
quản lý thành văn (được văn bản hoá) do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành
theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định và được nhà nước đảm bảo
thi hành bằng những hình thức khác nhau nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý
nội bộ nhà nước hoặc giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân.
1.1.3. Văn bản quản lý hành chính nhà nước
Văn bản QLHCNN là một bộ phận của văn bản QLNN, bao gồm những văn
bản của các cơ quan nhà nước (mà chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước)
dùng để đưa ra các quyết định và chuyển tải các thông tin quản lý trong hoạt động
chấp hành và điều hành. Các văn bản đặc thù thuộc thẩm quyền lập pháp (văn bản
luật, văn bản dưới luật mang tính chất luật) hoặc thuộc thẩm quyền tư pháp (bản án,
cáo trạng,...) không phải là văn bản QLHCNN.
1.2. Phân loại văn bản quản lý nhà nước
1.2.1. Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) là văn bản do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự
chung nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và được Nhà nước đảm bảo thực hiện.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
+ Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội + Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ
ban Thường vụ Quốc hội + Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước + Nghị định của
Chính phủ + Quyết định của Thủ tướng Chính phủ + Nghị quyết của Hội đồng
Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối
cao + Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao + Thông tư của Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ + Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước
+ Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với
cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội + Thông tư liên tịch giữa Chánh
án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao,
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ. + Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp + Quyết định, Chỉ thị
của Ủy ban nhân dân các cấp
1.2.2. Văn bản hành chính
a. Văn bản hành chính thông thường.
Văn bản hành chính thông thường dùng để chuyển đạt thông tin trong hoạt
động quản lý nhà nước như công bố hoặc thông báo về một chủ trương, quyết định
hay nội dung và kết quả hoạt động của một cơ quan, tổ chức; ghi chép lại các ý
kiến và kết luận trong các hội nghị; thông tin giao dịch chính thức giữa các cơ
quan, tổ chức với nhau hoặc giữa tổ chức và công dân. Văn bản hành chính đưa ra
các quyết định quản lý, do đó, không dùng để thay thế cho văn bản quy phạm pháp
luật hoặc văn bản cá biệt.
Văn bản hành chính thông thường là loại văn bản hình thành trong hoạt động
quản lý nhà nước, được sử dụng giải quyết những công việc có tính chất như hướng
dẫn, trao đổi, đôn đốc, nhắc nhở, thông báo…
Các loại văn bản hành chính
+ Công văn; + Thông cáo; + Thông báo; + Báo cáo; + Tờ trình; + Biên bản;
+ Dự án đề án; + Kế hoạch, chương trình; + Diễn văn; + Công điện; + Các loại giấy
(giấy mời, giấy đi đường, giấy ủy nhiệm, giấy nghỉ phép,…)
+ Các loại phiếu (phiếu gửi, phiếu báo, phiếu trình,…)
b. Văn bản hành chính cá biệt
Văn bản hành chính cá biệt là những quyết định quản lý hành chính thành
văn mang tính áp dụng pháp luật do cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền
ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định nhằm đưa ra quy tắc xử sự riêng áp dụng
một lần đối với một hoặc một nhóm đối tượng cụ thể, được chỉ rõ.
Các loại văn bản hành chính cá biệt:
+ Lệnh: là một trong những hình thức văn bản do các chủ thể ban hành nhằm
đưa ra quyết định quản lý cá biệt đối với cấp dưới. + Nghị quyết: là một trong
những hình thức văn bản do một tập thể chủ thể ban hành nhằm đưa ra quyết định
quản lý cá biệt đối với cấp dưới. + Nghị định quy định cụ thể về tổ chức, địa giới
hành chính thuộc thẩm quyền của Chính phủ. + Quyết định là một trong những
hình thức văn bản do các chủ thể ban hành nhằm đưa ra quyết định quản lý cá biệt
đối với cấp dưới. + Chỉ thị: một trong những hình thức văn bản do các chủ thể ban
hành có tính đặc thù, nhằm đưa ra quyết định quản lý cá biệt đối với cấp dưới có
quan hệ trực thuộc về tổ chức với chủ thể ban hành. Chỉ thị thường dùng để đôn
đóc nhắc nhở cấp dưới thực hiện những quyết định, chính sách đã ban hành.
+ Điều lệ, quy chế, quy định, nội quy,… có tính chất nội bộ. Đây là loại văn
bản được ban hành bằng một văn bản khác, trình bày những vấn đề có liên quan
đến các quy định về hoạt động của một cơ quan, tổ chức nhất định.
1.2.3. Văn bản chuyên môn - kỹ thuật
Đây là các văn bản mang tính đặc thù thuộc thẩm quyền ban hành của một số
cơ quan nhà nước nhất định theo quy định của pháp luật. Những cơ quan, tổ chức
khác khi có nhu cầu sử dụng các loại văn bản này phải tuân thủ theo mẫu quy định
của các cơ quan nói trên, không tùy tiện thay đổi nội dung và hình thức của những
văn bản đã được mẫu hóa.
Văn bản chuyên môn được hình thành trong một số lĩnh vực cụ thể của quản
lý nhà nước như tài chính, ngân hàng, giáo dục... hoặc là các văn bản được hình
thành trong các cơ quan tư pháp và bảo vệ pháp luật. Các loại văn bản này nhằm
giúp cho các cơ quan chuyên môn thực hiện một số chức năng được uỷ quyền, giúp
thống nhất quản lý hoạt động chuyên môn. Những cơ quan không được nhà nước
uỷ quyền không được phép ban hành văn bản này.
Văn bản kỹ thuật là các văn bản được hình thành trong một số lĩnh vực như
kiến trúc, xây dựng, khoa học công nghệ, địa chất, thuỷ văn... Đó là các bản vẽ được
phê duyệt, nghiệm thu và đưa vào áp dụng trong thực tế đời sống xã hội. Các văn
bản này có giá trị pháp lý để quản lý các hoạt động chuyên môn, khoa học kỹ thuật.
2. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính
2.1. Khái niệm thể thức văn bản
Có thể hiểu một cách chung nhất về thể thức văn bản là toàn bộ các yếu tố
cấu thành văn bản nhằm bảo đảm văn bản có hiệu lực pháp lý và được sử dụng
thuận tiện trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức.
Theo quy định tại Điều 2, Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011
của Bộ Nội vụ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính, thể
thức văn bản “là tập hợp các thành phần cấu tạo văn ản, ao gồm những thành phần
chung áp dụng đối với các loại văn ản và các thành phần ổ sung trong những
trường hợp cụ thể đối với một số loại văn ản nhất định”.
Tuy nhiên, cần hiểu thể thức ở góc độ rộng hơn, không chỉ đề cập đến các
thành phần cấu tạo văn bản mà quan trọng hơn là cách thức thiết lập, trình bày các
thành phần đó trong một văn bản như thế nào. Vậy, thể thức văn bản là tập hợp các
thành phần (yếu tố) cấu thành văn được thiết lập, trình ày theo đúng những quy
định của pháp luật hiện hành. Cách quan niệm này rất phổ biến bởi tính đầy đủ, cụ
thể và hàm chứa yêu cầu cập nhật tạo điều kiện thuận lợi cho người soạn thảo văn
bản trong việc đáp ứng các yêu cầu về thể thức của hệ thống văn bản được xây
dựng và ban hành.
2.2. Cách thiết lập, bố trí các thành phần thể thức văn bản
- Các thành phần chung:
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ;
+ Tên cơ quan ban hành; + Số và ký hiệu;
+ Địa danh và ngày tháng năm ban hành;
+ Tên loại;
+ Trích yếu;
+ Nội dung;
+ Thẩm quyền người ký; chữ ký; họ tên người ký;
+ Con dấu;
+ Nơi nhận.
- Các thành phần thể thức ổ sung:
+ Dấu chỉ độ mật, khẩn;
+ Các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành;
+ Địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ thư điện tử (E-Mail); số điện thoại, số
Telex, số Fax; địa chỉ Trang thông tin điện tử (Website);
+ Ký hiệu người đánh máy và số lượng bản phát hành;
+ Logo của cơ quan, tổ chức.
Các yếu tố thể thức kể trên đều chứa đựng những thông tin cần thiết cho việc hình
thành, sử dụng, quản lý văn bản. Mặt khác, chúng có tầm ảnh hưởng không nhỏ tới quá
trình thực hiện văn bản trong thực tế hoạt động của các tổ chức cơ quan.
- Yêu cầu đối với việc thiết lập và trình bày thể thức văn bản
Muốn văn bản đảm bảo thể thức, không những phải đảm bảo đầy đủ các yếu
tố thể thức cần có mặt trong mỗi văn bản theo trường hợp sử dụng cụ thể mà còn
phải tuân thủ những quy định về kỹ thuật trình bày. Định hướng chung của việc
trình bày các yếu tố thể thức là nhằm hướng tới tính pháp lý, tính khoa học, tính
văn hóa và đảm bảo yếu tố mỹ quan cho văn bản. Vì vậy, cần thực hiện những yêu
cầu đặt ra:
+ Thiết lập nội bộ các yếu tố theo đúng quy định và phù hợp với các quy tắc
hành chính hiện hành;
+ Sắp đặt vị trí các yếu tố trên sơ đồ văn bản một cách khoa học theo đúng
quy định, thuận tiện cho việc tiếp nhận và thực hiện nội dung văn bản;
+ Phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ hợp lý trong khuôn khổ quy định của các văn
bản pháp luật, đồng thời tận dụng được thế mạnh của công nghệ hiện đại, dễ dàng
và thuận tiện cho việc áp dụng công nghệ thông tin.
- Cách trình bày các yếu tố thể thức:
Quốc hiệu
Quốc hiệu là yếu tố thể thức phản ánh tên nước, chế độ chính trị và mục tiêu
phấn đấu, lý tưởng theo đuổi của Nhà nước Việt Nam.
Vị trí trình bày của yếu tố này là trên cùng góc phải trang đầu của mỗi văn
bản, ngang hàng với tên cơ quan ban hành văn bản.
Quốc hiệu trình bày ở dòng trên, được viết theo kiểu chữ in hoa, đứng, đậm,
cỡ chữ từ 12 đến 13; tiêu ngữ trình bày ở dòng dưới và được viết theo kiểu chữ
thường, đứng, đậm, cỡ chữ 13-14. Giữa ba từ tạo thành tiêu ngữ có gạch nối ngắn.
Dưới cùng trình bày một gạch ngang nét liền, độ dài bằng độ dài của dòng tiêu ngữ.
Ví dụ:
CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản


Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản là yếu tố xác định chủ thể ban hành
văn bản và cơ quan cấp trên trực tiếp của chủ thể ban hành văn bản. Tên cơ quan,
tổ chức ban hành văn bản được trình bày ở vị trí trên cùng góc trái trang đầu của
mỗi văn bản, ngang hàng với Quốc hiệu.
Có hai cách thức trình bày tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
Cách thứ nhất là chỉ cần ghi tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản, không
cần ghi tên cơ quan chủ quản với các cơ quan, tổ chức sau: các Bộ, cơ quan ngang
Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, hay các cơ quan thuộc Quốc hội, Văn phòng Quốc
hội, Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương, các Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty 91.
Cách thứ hai là bắt buộc phải đưa thêm tên cơ quan chủ quản trực tiếp lên
trên tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản với các cơ quan, tổ chức còn lại.
Tên cơ quan ban hành văn bản được viết theo kiểu chữ in hoa, đứng, đậm, cỡ
chữ từ 12 đến 13. Tên cơ quan chủ quản viết kiểu chữ cũng in hoa, đứng, không
đậm. Dưới cùng, trình bày một gạch ngang nét liền, độ dài khoảng bằng 1/3 hoặc
1/2 độ dài của dòng tên cơ quan ban hành văn bản, đặt cân đối ở giữa so với dòng
tên cơ quan ban hành văn bản.
Ví dụ:
BỘ Y TẾ

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI


SỞ Y TẾ
Số và ký hiệu văn bản
Số của văn bản là số thứ tự đăng ký văn bản tại văn thư của cơ quan, tổ chức.
Số của văn bản được ghi bằng chữ số Ả-rập, bắt đầu từ số 01 vào ngày đầu năm và
kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. Số của văn bản giúp cho nhân viên văn
thư vào sổ đăng ký và lưu trữ văn bản đồng thời giúp cho việc tra tìm và sử dụng
văn bản lưu trữ được thuận lợi, dễ dàng.
Ký hiệu văn bản là tổ hợp của chữ viết tắt tên loại văn bản và tên cơ quan
(hoặc chức danh nhà nước) ban hành văn bản.
Cách viết số và ký hiệu trong văn bản:
- Đối với VBQPPL:
Số:... /năm ban hành/ viết tắt tên loại văn bản-viết tắt tên cơ quan an hành
- Đối với văn bản cá biệt và các loại văn bản hành chính thông thường có tên
loại, số và ký hiệu được viết là:
Số:…/ viết tắt tên loại văn bản-viết tắt tên cơ quan an hành
- Riêng công văn – còn được gọi là văn bản hành chính không có tên loại, có
cách viết số và ký hiệu riêng như sau:
Số…/viết tắt tên cơ quan an hành-viết tắt tên bộ phận soạn thảo
Vị trí của số và ký hiệu là ở góc trái, phía dưới yếu tố tên cơ quan ban hành
văn bản, số và ký hiệu được viết theo cỡ chữ 13, đứng, không đậm.
Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản
Địa danh ghi trên văn bản là tên gọi chính thức của đơn vị hành chính nơi cơ
quan, tổ chức đóng trụ sở.
Cách thiết lâp yếu tố này được quy định cụ thể như sau:
- Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức trung ương là tên của
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ quan, tổ chức đóng trụ sở.
- Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức cấp tỉnh là tên của tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ quan, tổ chức đóng trụ sở.
- Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức cấp huyện là tên của
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cơ quan, tổ chức đóng trụ sở.
- Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức cấp xã là tên của xã,
phường, thị trấn nơi cơ quan, tổ chức đó đóng trụ sở.
Ngày, tháng, năm ghi trên văn bản là ngày tháng năm văn bản được ký ban
hành hoặc được thông qua. Đối với những số chỉ ngày nhỏ hơn 10 và số chỉ tháng nhỏ
hơn 3 thì phải viết thêm số 0 ở đằng trước. Không dùng các dấu gạch ngang (-), dấu
chấm (.) hoặc dấu gạch chéo (/) để thay thế cho các từ “ngày… tháng… năm”.
Vị trí trình bày yếu tố địa danh, ngày tháng năm ban hành văn bản ở bên phải
văn bản, phía dưới quốc hiệu và tiêu ngữ. Địa danh và thời điểm ban hành văn bản
được viết theo kiểu chữ thường, nghiêng, cỡ chữ 13 đến 14. Khi trình bày, sau địa
danh có dấu phẩy (,).
Tên loại và trích yếu nội dung văn bản
Tên loại văn bản là tên của từng loại văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành.
Khi ban hành văn bản đều phải ghi tên loại, trừ công văn. Tên loại văn bản biểu
hiện rõ giá trị pháp lý của văn bản và mục đích sử dụng văn bản trong từng tình
huống quản lý hành chính thực tế.
Trích yếu nội dung của văn bản là một câu ngắn gọn hoặc một cụm từ phản
ánh khái quát nội dung chủ yếu của văn bản.
Vị trí trình bày tên loại là dưới yếu tố địa danh, đặt cân đối giữa dòng. Tên
loại được viết theo kiểu chữ in hoa, đứng, đậm, cỡ chữ từ 14 đến 15 đối với văn
bản quy phạm pháp luật và cỡ chữ 14 đối với văn bản quản lý thông thường.
Trích yếu được viết theo kiểu chữ thường, đứng, đậm, cỡ chữ 14 và được đặt
ngay dưới vị trí tên loại. Phía bên dưới trích yếu có một gạch ngang nét liền, độ dài
khoảng bằng 1/3 đến 1/2 độ dài dòng trên, đặt cân đối ở giữa. Ví dụ:
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Danh mục hồ sơ của Bộ Nội vụ năm 2018

Đối với công văn, trích yếu được viết theo kiểu chữ thường, đứng, không
đậm, cỡ chữ từ 12 đến 13 và đặt ở vị trí dưới số và ký hiệu văn bản.
Ví dụ:
Số: 123/STP-VP
V/v đề nghị góp ý đối với dự án Luật Tiếp cận thông tin
Nội dung
Nội dung văn bản là phần quan trọng nhất của văn bản được trình bày tại ô
số 6 bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13-14, kiểu chữ đứng. Khi xuống dòng thì chữ
đầu dòng lùi vào 1 Tab (1cm-1,27cm). Khoảng cách giữa các đoạn văn (paragraph)
đặt tối thiểu là 6 pt, khoảng cách giữa các dòng (line) chọn tối thiểu từ cách dòng
đơn (single spacing) hoặc từ 15 pt (exactly line spacing) trở lên.
- Đối với những văn bản có phần căn cứ pháp lý để ban hành thì sau mỗi căn
cứ phải xuống dòng, cuối dòng có dấu chấm phẩy, riêng căn cứ cuối cùng kết thúc
bằng dấu phẩy;
- Nếu văn bản được bố cục theo chương, mục, điều, khoản, điểm thì trình
bày như sau:
+ Chương: Từ "chương" và số thứ tự của chương, được trình bày trên một
dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm. Số thứ
tự của chương được ghi bằng chữ số La Mã. Tiêu đề của chương được đặt ngay
dưới, canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13 đến 14, kiểu chữ đứng đậm;
+ Mục: Từ "mục" và số thứ tự của mục được trình bày trên một dòng riêng,
canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm. Số thứ tự của mục
được ghi bằng chữ số Ả-rập. Tiêu đề của mục được trình bày canh giữa, bằng chữ
in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm;
+ Điều: Từ "điều", số thứ tự và tiêu đề của điều được trình bày trên cùng một
dòng bằng chữ in thường, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ
đứng, đậm. Số thứ tự của điều dùng chữ số Ả -rập, sau số thứ tự có dấu chấm;
+ Khoản: Số thứ tự các khoản trong mỗi điều được ghi bằng chữ số Ả-rập, tiếp
theo là dấu chấm, cỡ chữ số bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng;
+ Điểm: Thứ tự các điểm trong mỗi khoản được ghi bằng chữ cái tiếng Việt
theo thứ tự abc, sau có dấu đóng ngoặc đơn, loại chữ in thường, cỡ chữ bằng cỡ
chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng.
- Trường hợp nội dung văn bản được phân chia thành các phần, mục từ lớn
đến nhỏ thì trình bày như sau:
+ Phần (nếu có): Từ "phần" và số thứ tự của phần được trình bày trên một
dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm. Số thứ
tự của phần dùng chữ số La Mã. Tiêu đề của phần được đặt ngay dưới, canh giữa,
bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng đậm;
+ Mục: Số thứ tự các mục dùng chữ số La Mã, sau có dấu chấm. Tiêu đề của
mục được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng đậm;
+ Khoản: số thứ tự các khoản trong mỗi mục được ghi bằng chữ số Ả-rập,
sau đó có dấu chấm, số thứ tự và tiêu đề của khoản (nếu có) được trình bày bằng
chữ in thường, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng, đậm;
+ Điểm: Thứ tự các điểm trong mỗi khoản được ghi bằng chữ cái tiếng Việt
theo thứ tự abc, sau đó có dấu đóng ngoặc đơn, loại chữ in thường, cỡ chữ bằng cỡ
chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng.
Quyền hạn, chức vụ ký, chữ ký, họ tên của người ký văn bản
Quyền hạn, chức vụ của người ký
Trường hợp ký thay mặt tập thể thì ghi chữ viết tắt TM. (thay mặt) vào trước
tên tập thể lãnh đạo hoặc tên cơ quan, tổ chức.
Trường hợp ký thay người đứng đầu cơ quan tổ chức thì phải ghi chữ viết tắt
KT. (ký thay) vào trước chức vụ của người đứng đầu.
Trường hợp ký thừa lệnh thì phải ghi chữ viết tắt TL. (thừa lệnh) vào trước
chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Trường hợp ký thừa uỷ quyền thì ghi chữ viết tắt TUQ. (thừa ủy quyền) vào
trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Chức vụ ghi trên văn bản là chức danh lãnh đạo chính thức của người có
thẩm quyền ký văn bản trong cơ quan, tổ chức ban hành. Trừ một số trường hợp
nhất định (văn bản liên tịch, văn bản do hai hay nhiều cơ quan, tổ chức ban hành,
văn bản ký thừa lệnh, thừa uỷ quyền), còn lại chỉ được ghi chức danh của người
đứng đầu cơ quan, tổ chức mà không trình bày lại tên của cơ quan, tổ chức đó trong
thành phần của yếu tố thể thức này. Quyền hạn và chức vụ người ký văn bản được
viết theo kiểu chữ in hoa, đứng, đậm, cỡ chữ từ 13 đến 14.
Chữ ký của người ký văn bản. Người có thẩm quyền ký cần kiểm tra kỹ nội
dung văn bản trước khi ký; ký đúng thẩm quyền; không được ký bằng bút chì, bút
mực đỏ hoặc loại mực dễ phai mờ.
Họ tên của người ký văn bản bao gồm họ, tên đệm (nếu có) và tên của người
ký văn bản. Đối với văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính, trước họ
tên của người ký, không ghi học hàm, học vị và các danh hiệu cao quý khác, trừ
văn bản của các tổ chức sự nghiệp giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học.
Họ tên của người ký văn bản viết theo kiểu chữ thường, đứng, đậm, cỡ chữ
từ 13 đến 14. Ví dụ:
TL. CHỦ TỊCH
CHÁNH VĂN PHÒNG

Nguyễn Văn A
Dấu của cơ quan ban hành văn bản
Việc đóng dấu trên văn bản được thực hiện theo quy định tại Nghị định
110/2004/NĐ-CP ngày 8 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư,
Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu và các quy định có liên
quan khác. Cụ thể như sau:
Dấu đóng rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và đúng mực dấu quy định;
Không đóng dấu khống chỉ;
Dấu đóng đúng vị trí: trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái;
Việc đóng dấu treo do người ký ban hành văn bản quyết định.
Trong những trường hợp này, dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một
phần tên cơ quan, tổ chức ban hành hoặc tên của phụ lục kèm theo văn bản chính.
Nơi nhận
Nơi nhận xác định những cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận văn
bản với những trách nhiệm cụ thể như: để thực hiện, để phối hợp thực hiện, để
kiểm tra, giám sát, để biết, để lưu. Danh sách nơi nhận cụ thể do cơ quan, đơn vị
hoặc cá nhân chủ trì soạn thảo đề xuất và người ký văn bản quyết định. Việc xác
định nơi nhận văn bản phải căn cứ vào quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm
vụ quyền hạn và quan hệ công tác của cơ quan. Mặt khác, còn phải xem xét yêu cầu
công tác trong từng trường hợp cụ thể.
Nơi nhận của văn ản có tên loại bao gồm từ “nơi nhận” và phần liệt kê tên
các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nhận văn bản. Yếu tố này được trình bày tại
góc trái, dưới cùng trang cuối của mỗi văn bản.
Từ “nơi nhận” được viết kiểu chữ thường, nghiêng, đậm, cỡ chữ 12. Tên các
cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nhận văn bản viết theo kiểu chữ thường, đứng, cỡ
chữ 11. Sau từ “nơi nhận” có dấu hai chấm (:); trước tên các thành phần nhận văn
bản có dấu gạch ngang (-), sau tên mỗi thành phần nhận có dấu chấm phẩy (;) và
sau tên thành phần nhận cuối cùng là dấu chấm (.). Có thể viết tắt tên các thành
phần lưu văn bản.
Nơi nhận của công văn hành chính bao gồm 2 phần:
Phần thứ nhất bao gồm từ “kính gửi” và phần liệt kê tên các cơ quan, tổhức
hoặc cá nhân nhận văn bản. Phần này được trình bày ở vị trí bên trên phần nội dung
văn bản (thay vào vị trí tên loại công văn) và được viết theo kiểu chữ thường, đứng,
cỡ chữ 14. Phần thứ hai bao gồm từ “nơi nhận” và phần liệt kê các nơi nhận cụ thể,
(thành phần được liệt kê đầu tiên trong phần này là “như trên”).
Phần này cũng có vị trí và cách trình bày giống thể thức của nơi nhận trong
các văn bản có tên loại.
Định lề trang văn bản
Văn bản quản lý nhà nước được trình bày trên khổ giấy A4 với cách định lề
trang như sau:
Lề trên: cách mép trên trang giấy từ 20 đến 25 mm;
Lề dưới: cách mép dưới trang giấy từ 20 đến 25 mm;
Lề trái: cách mép bên trái trang giấy từ 30 đến 35 mm;
Lề phải: cách mép bên phải trang giấy từ 15 đến 20 mm;
Ngoài các yếu tố thể thức bắt buộc của văn bản được trình bày trên đây,
trong một số trường hợp còn xuất hiện các yếu tố bổ sung tùy thuộc vào mục đích
sử dụng văn bản trong những tình huống quản lý cụ thể. Cách thiết lập và trình bày
các yếu tố đó đều được quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật của Nhà nước.
2.3. Yêu cầu về ngôn ngữ của văn bản
Văn bản quản lý nhà nước được viết theo phong cách ngôn ngữ hành chính -
công vụ. Phong cách ngôn ngữ này có các đặc trưng cơ bản là:
a. Tính chính xác
Để đảm bảo tính chính xác, cần lưu ý cách sử dụng từ ngữ trong văn bản:
- Không dùng từ đa nghĩa, làm phát sinh cách hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau;
- Dùng từ ngữ theo chuẩn phổ thông, không dùng từ ngữ địa phương, trừ
trường hợp sử dụng từ ngữ địa phương để chỉ những sự vật, hiện tượng mà chỉ địa
phương đó mới có hoặc những từ ngữ có nguồn gốc địa phương đã trở thành từ ngữ
phổ thông;
- Sử dụng hợp lý và chính xác các từ Hán - Việt và các từ gốc nước ngoài
Khác. Không nên lạm dụng từ Hán - Việt, từ ngoại nhập mà phải sử dụng một cách
thích hợp, phù hợp;
- Không lạm dụng thuật ngữ chuyên môn. Nếu trong văn bản buộc phải sử
dụng từ chuyên môn sâu thì phải giải thích, hoặc phải định nghĩa các thuật ngữ
không quen thuộc đối với đời sống nhân dân;
- Hạn chế đến mức tối đa các từ viết tắt để đảm bảo tính rõ ràng và nghiêm
túc của văn bản. Đối với các trường hợp cần viết tắt tránh dài dòng, cần phải viết
đầy đủ ở lần sử dụng đầu tiên, sau đó mở ngoặc và chú giải.
b. Tính phổ thông, đại chúng
Để đảm bảo tính phổ thông, văn bản phải được viết bằng ngôn ngữ trong
sáng, dễ hiểu, tức là bằng những ngôn ngữ phổ thông, các yếu tố ngôn ngữ nước
ngoài đã được Việt hóa tối ưu. Hạn chế sử dụng các thuật ngữ chuyên môn, trong
trường hợp bắt buộc phải sử dụng thì phải có giải thích rõ về nghĩa.
c. Tính khách quan, phi cá tính
Để đảm bảo tính khách quan, phi cá tính, từ ngữ sử dụng trong văn bản cần:
- Lựa chọn và sử dụng từ trung tính, không kèm theo sắc thái biểu cảm;
- Tránh sử dụng từ ngữ hoa mỹ, khoa trương;
- Không sử dụng thành ngữ, tục ngữ;
- Không dùng từ lóng, từ thông tục;
- Không dùng từ ngữ thuộc phong cách khẩu ngữ, các hư từ tình thái: “à, ư, nhỉ,
nhé, thì, là, mà, rằng... ''; các từ ngữ diễn đạt ý cầu khiến như “đi, nào, nhé, thôi”...
d. Tính khuôn mẫu
Tính khuôn mẫu thể hiện trong việc sử dụng từ ngữ hành chính - công vụ,
các quán ngữ kiểu: “Căn cứ vào…”, “Theo đề nghị của…”, “Các … chịu trách
nhiệm thi hành … này”…, hoặc thông qua việc lặp lại những từ ngữ, cấu trúc ngữ
pháp, dàn bài có sẵn,… Tính khuôn mẫu của văn bản giúp người soạn thảo đỡ tốn
công sức, đồng thời giúp người đọc dễ lĩnh hội, mặt khác, cho phép in ấn bản số
lượng lớn, trợ giúp cho công tác quản lý và lưu trữ theo kỹ thuật hiện đại.
đ. Tính trang trọng, lịch sự
Văn bản quản lý nhà nước là tiếng nói của cơ quan công quyền, nên phải thể
hiện tính trang trọng, uy nghiêm. Lời văn trang trọng thể hiện sự tôn trọng với các
chủ thể thi hành, làm tăng uy tín của cá nhân, tập thể ban hành văn bản.
Hơn nữa, văn bản phản ánh trình độ văn minh quản lý của dân tộc, của đất
nước. Muốn các quy phạm pháp luật, các quyết định hành chính đi vào ý thức của
mọi người dân, không thể dùng lời lẽ thô bạo, thiếu nhã nhặn, không nghiêm túc,
mặc dù văn bản có chức năng truyền đạt mệnh lệnh, ý chí quyền lực nhà nước. Đặc
tính này cần (và phải được) duy trì ngay cả trong các văn bản để quyết định các
biện pháp kỷ luật. Tính trang trọng, lịch sự của văn bản phản ánh trình độ giao tiếp
"văn minh hành chính” của một nền hành chính dân chủ, pháp quyền hiện đại.
3. Kỹ năng soạn thảo một số loại văn bản thông dụng
3.1. Soạn thảo Biên bản
a.Khái niệm
Biên bản là hình thức văn bản ghi lại những sự việc, vụ việc đang diễn ra để
làm chứng cứ pháp lý về sau. Biên bản phải được ghi trung thực, khách quan, chính
xác và đầy đủ. Biên bản không được ghi chép rồi chỉnh sửa mà phải được hình thành
ngay khi sự việc, vụ việc đã hoặc đang diễn ra mới đảm bảo được tính chân thực.
b. Phân loại biên bản
- Biên bản hội họp: Biên bản ghi lại tiến trình tổ chức thực hiện các cuộc họp
hay hội nghị; - Biên bản hành chính: Biên bản ghi chép cách tiến hành một công
việc theo quy định hành chính như biên bản mở đề thi, biên bản giao nhận và bàn
giao, biên bản hợp đồng; - Biên bản có tính chất pháp lý: Biên bản ghi chép những
vụ việc có liên quan đến pháp luật như biên bản phiên tòa, biên bản khám nghiệm
tử thi, biên bản tai nạn giao thông.
c. Phương pháp ghi biên bản
- Ghi biên bản thật đầy đủ và chính xác là công việc không dễ dàng, đặc biệt
là ghi biên bản cuộc họp hoặc ghi lời khai của nhân chứng, vì tốc độ nói bao giờ
cũng nhanh hơn tốc độ viết. Vì thế, nếu không có một số phương pháp, người ghi
biên bản khó thể theo kịp tiến độ của cuộc họp hoặc vụ việc đang diễn ra.
- Về nguyên tắc, ghi biên bản là ghi ý. Tuy nhiên, người ghi biên bản cần
phân loại khi tiếp nhận các thông tin. Nếu là thông tin để biết thì chỉ cần ý chính;
nếu là thông tin để biết và để thực hiện thì phải ghi đầy đủ, không được bỏ sót ý
nào, với những thông tin quan trọng cũng vậy. Trường hợp người phát biểu ý kiến
yêu cầu ghi nguyên văn thì người ghi biên bản có thể sử dụng hình thức dẫn lời nói
trực tiếp. - Cần tập trung lắng nghe và có trí nhớ tốt, vận dụng kỹ thuật ghi chép
nhanh. Có thể sử dụng các cách biến đổi câu trong tiếng Việt để có thể lựa chọn
cấu trúc câu ngắn nhất mà vẫn đảm bảo thông tin được diễn đạt đầy đủ và chính
xác. Có thể viết tắt một số từ thông dụng (UBND, TNHH, CP,…) - Chuẩn bị sẵn
các mẫu ghi biên bản để khi cuộc họp hoặc vụ việc diễn ra thì có thể ghi chép ngay.
d. Cấu trúc biên bản
Cấu trúc biên bản thường gồm 3 phần:
- Phần mở đầu
+ Thời gian, địa điểm lập biên bản;
+ Thành phần tham dự.
- Phần nội dung
+ Nếu là biên bản hội họp hoặc vụ việc đang diễn ra thì ghi theo tiến trình
của cuộc họp, hội nghị, vụ việc đó;
+ Biên bản vụ việc đã xảy ra thì mô tả lại hiện trường, ghi chép lại lời khai
của nhân chứng, đương sự hoặc nhận định của những người có liên quan.
- Phần kết thúc:
+ Ghi thời gian, địa điểm kết thúc việc lập biên bản;
+ Nếu biên bản được thông qua những người tham dự thì phải ghi rõ, hoặc
nếu biên bản được lập thành nhiều bản thì cũng phải ghi rõ số bản được lập.
+ Biên bản phải có chữ ký của cán bộ lập biên bản và chữ ký của chủ tọa
(nếu là biên bản hội họp), hoặc tùy theo tính chất của vụ việc, biên bản phải có chữ
ký của người đại diện tổ chức vi phạm, chữ ký của người làm chứng và người bị
hại (nếu có).
đ. Một số mẫu Biên bản
Biên bản hội nghị
Biên bản vụ việc

Biên
bản
thanh lý hợp đồng
3.2. Soạn thảo Quyết định
a. Khái niệm
Quyết định là loại hình văn bản dùng để quy định hay định ra chế độ, chính
sách (quyết định quy phạm pháp luật) hoặc áp dụng chế độ chính sách một lần cho
một đối tượng cụ thể (quyết định cá biệt).
Quyết định cá biệt dùng để tổ chức và điều chỉnh hoạt động của cơ quan, tổ
chức trong việc chấp hành pháp luật, thường được sử dụng trong những trường hợp
sau đây : - Quyết định ban hành các chế độ, chính sách trong cơ quan, tổ chức như
ban hành các chế độ công tác, ban hành nội quy hoạt động; - Quyết định về công
tác tổ chức nhân sự, lao động tiền lương bao gồm quyết định tiếp nhận, tăng lương,
kỷ luật, cho thôi việc, bổ nhiệm, điều động cán bộ - nhân viên, quyết định thành lập
cơ quan, đơn vị; - Quyết định về việc thực hiện các quyết định quản lý sản xuất,
kinh doanh; quản lý tài sản như thanh lý, kiểm kê, cấp phát vật tư tài sản…
b. Thẩm quyền ban hành
Thẩm quyền ban hành quyết định quy phạm pháp luật được quy định cụ thể
trong Hiến pháp năm 1992 và trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật,
bao gồm Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính
phủ, Bộ trưởng và Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp.
Đối với quyết định cá biệt, thẩm quyền ban hành căn cứ theo tư cách pháp
nhân của cơ quan, doanh nghiệp trong phạm vi, chức vụ quyền hạn của chủ thể
pháp nhân đã được nhà nước quy định. Theo đó, các cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp có chức năng quản lý hành chính, quản lý kinh tế, quản lý nội bộ có quyền
ban hành quyết định để áp dụng pháp luật trong quá trình hoạt động.
c. Cấu trúc của quyết định
Cấu trúc của quyết định gồm hai phần: phần căn cứ ban hành quyết định và
nội dung điều chỉnh.
1-Phần căn cứ ban hành quyết định: gồm căn cứ pháp lý và căn cứ thực tế
Căn cứ pháp lý dùng để ban hành quyết định gồm căn cứ thẩm quyền và căn
cứ áp dụng.
Căn cứ thẩm quyền cần phảiđược đưa vào trong quyết định như là một
nguyên tắc để chứng minh cho quyền của chủ thể pháp nhân được ban hành văn
bản quyết định nhằm điều chỉnh các mối quan hệ trong phạm vi chức năng và
quyền hạn của mình. Căn cứ thẩm quyền được nêu dưới hình thức quyết định thành
lập cơ quan.
Căn cứ áp dụng là phần nêu cơ sở pháp lý sẽ sử dụng trong nội quy điều chỉnh.
Một quyết định nếu trái pháp luật sẽ không có giá trị pháp lý. Vì thế, trong phần căn
cứ áp dụng của quyết định, phải nêu các văn bản quy phạm pháp luật về chế độ chính
sách có liên quan đến nội dung điều chỉnh của quyết định như các loại văn bản Luật,
Pháp lệnh; Nghị định của Chính phủ; Thông tư hướng dẫn về quyết định ban hành
hoặc quy định chế độ chính sách của cơ quan cấp Bộ, các văn bản khác của cơ quan
quản lý nhà nước ở cấp địa phương về những vấn đề có liên quan.
Căn cứ thực tế là những điều kiện hay tình hình thực tiễn làm cơ sở để ban
hành quyết định. Phần này thường nêu các văn bản như công văn, tờ trình, dự án…
của các đơn vị trực thuộc có liên quan đến nội dung điều chỉnh của quyết định;
cũng có thể thông qua việc xem xét tình hình thực tế (về đối tượng, nhu cầu và tình
hình hoạt động của cơ quan) có liên quan đến đối tượng và hành vi điều chỉnh.
Quyết định cũng có thể dựa vào những cơ sở thực tế (như căn cứ năng lực, phẩm
chất của cán bộ và nhu cầu công tác của cơ quan, đơn vị).
Lưu ý: Mỗi căn cứ pháp lý và thực tế có thể dẫn nhiều văn bản liên quan.
Khi việc dân các văn bản pháp lý, người soạn thảo cần lưu ý đến tính phù
hợp của quy định trong văn bản được viện dẫn và nội dung điều chỉnh của quyết
định. Khi viện dẫn, mỗi văn bản được trình bày một dòng. Cuối mỗi căn cứ
có dấu chấm phẩy, cuối dòng căn cứ sau cùng sử dụng dấu phẩy.
2- Phần nội dung điều chỉnh bằng các điều khoản
Phần nội dung của quyết định được soạn thảo các điều khoản khác nhau thể
hiện các mệnh lệnh và các yêu cầu của cơ quan, tổ chức. Số lượng các điều phụ
thuộc vào nội dung và đối tượng điều chỉnh. Tuy nhiên, mỗi quyết định phải có tối
thiểu hai điều: một điều trình bày nội dung điều chỉnh và một điều khoản thi hành.
Các điều của quyết định được trình bày ngắn gọn, cô đọng và sắp xếp theo
trình tự logic nhất định, cụ thể như sau :
- Điều 1 phải nêu bốn nội dung: hành vi điều chỉnh, đối tượng được điều
chỉnh, mức độ điều chỉnh và thời gian điều chỉnh, ví dụ :
Tăng lương, bổ nhiệm….. ông, bà…..
Từ….. đến…… từ ngày …..tháng……năm …….
- Điều 2 nêu những vấn đề kèm theo khi thực hiện điều chinh hoặc những
điều chỉnh bổ sung cho điều 1, cụ thể như sau:
Nếu quyết định có 2 điều (như tăng lương, ban hành chế độ chính sách, cấp
phát vật tư….) thì điều 2 là điều khoản thi hành.
Nếu quyết định có 3 điều (như bổ nhiệm, điều động, cho thôi việc…) thì điều
2 quy định về lương và phụ cấp.
Nếu quyết định có 4 điều (như thành lập cơ quan, đơn vị) thì điều 2 quy định
chứ năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đơn vị được thành lập.
- Điều 3 nêu điều khoản thi hành, cụ thể cần xác định rõ các đối tượng trực
tiếp hoặc liên quan có trách nhiệm thi hành quyết định bằng cách nêu chức danh
của các đối tượng đó, ví dụ:
Các ông (bà)….(Trưởng phòng hay Trưởng đơn vị đề nghị, Trưởng các
phòng ban có liên quan và đối tượng được điều chỉnh) chịu trách nhiệm thi hành
quyết định này.
c. Mẫu trình bày quyết định
Mẫu quyết định chung

3.3. Soạn thảo báo cáo


a. Khái niệm
Báo cáo là văn bản dùng để phản ánh tình hình, sự việc, vụ việc, quá trình
hoạt động của cơ quan, đơn vị, cá nhân trong một khoảng thời gian cụ thể, giúp cho
việc đánh giá tình hình thực tế trong quản lý, lãnh đạo và đề xuất những chủ trương
mới cho thích hợp.
b. Yêu cầu của báo cáo
- Báo cáo phải trung thực, khách quan, chính xác: Thực tế như thế nào thì
viết như thế ấy, không thêm thắt, suy diễn. Người viết báo cáo không được che
giấu khuyết điểm hay đề cao thành tích mà đưa vào những chi tiết, số liệu không
đúng trong thực tế.
- Báo cáo cụ thể, trọng tâm: Báo cáo là cơ sở để các cơ quan cấp trên và
người có thẩm quyền trổng kết, đánh giá tình hình và ban hành các quyết định quản
lý, vì vậy không được viết chung chung tràn lan, vụn vặt mà phải cụ thể và có trọng
tâm, xuất phát từ mục đích, yêu cầu của văn bản báo cáo cũng như yêu cầu của đối
tượng cần nhận báo cáo.
- Báo cáo phải kịp thời, nhanh chóng: Mục đích chính của báo cáo là phục vụ
cho công tác quản lý nhà nước, phục vụ cho kinh doanh cho nên phải nhanh chóng
và kịp thời.
c. Phân loại báo cáo
Căn cứ vào nội dung, báo cáo được chia thành các loại sau:
- Báo cáo công tác: Gồm báo cáo sơ kết (báo cáo khi công việc còn tiếp tục thực
hiện) và báo cáo tổng kết (báo cáo công việc qua một năm, đợt, nhiệm kỳ công tác).
- Báo cáo chuyên đề: Báo cáo đi sâu vào một vấn đề trong hoạt động của cơ
quan, doanh nghiệp. Mục đích của báo cáo chuyên đề là tổng hợp, phân tích, nhận
xét và đề xuất giải pháp cho vấn đề được nêu trong báo cáo. - Báo cáo chuyên
môn: Báo cáo được thành lập theo yêu cầu của nganh hoặc cơ quan đơn vị sử dụng
(như các loại báo cáo tài chính, thống kê, thuế..). - Báo cáo chung: Báo cáo đề cập
khái quát tất cả các mặt của toàn bộ vấn đề.
- Báo cáo thực tế: Báo cáo trình bày thực tế làm rõ một nhận định hoặc trình
bày thực tế công tác đề xuất biện pháp giải quyết vấn đề.
d. Phương pháp soạn thảo
Báo cáo không có mẫu trình bày hay bố cục nhất định. Nếu báo cáo được
viết theo mẫu quy định của cơ quan, đơn vị thì người soạn thảo chỉ cần thu thập dữ
liệu rồi điền vào chỗ quy định. Nếu báo cáo không có mẫu thì phải tiến hành các
bước sau:
- Bước chuẩn bị
+ Xác minh mục đích của bản báo cáo theo yêu cầu của cấp trên hoặc do tính
chất của công việc đang thực hiện quyết định.
+ Thu thập dữ liệu cần báo cáo. Những dữ liệu này có thể lấy từ nhiều nguồn
như từ việc khảo sát thực tế trong hoạt động của các phòng ban; từ số liệu qua báo
cáo bằng văn bản của chính các phòng ban, đơn vị; từ ý kiến nhận định, phản hồi
của cán bộ, nhân viên trong cơ quan, của những người có liên quan, của báo chí….
Cần đối chiếu các thông tin đã thu thập được để kiểm chứng độ chính xác của các
thông tin (ví dụ so sánh những thông tin thu thập được từ các tài liệu, báo cáo…
với các thông tin thu thập được từ khảo sát thực tế).
+ Sắp xếp, tổng hợp các dữ liệu theo một trật tự nhất định để đưa vào báo cáo.
+ Dự kiến đánh giá tình hình, rút kinh nghiệm, đề xuất ý kiến lên cấp trên.
- Bước viết báo cáo
+ Báo cáo sơ kết: kiểm điểm việc đã làm được, chưa làm được, ưu điểm,
khuyết điểm, nguyên nhân, những biện pháp cần có để trực tiếp tục thực hiện
những nhiệm vụ còn lại.
+ Báo cáo tổng kết: yêu cầu cũng như báo cáo sơ kết nhưng chi tiết hơn, cụ
thể hơn, tổng hợp toàn bộ sự việc, nhiệm vụ đã hoàn thành hoặc chưa hoàn thành.
Trên cơ sở đó đề ra phương hướng nhiệm vụ cho công việc sắp tới.
đ. Cấu trúc của báo cáo
- Mở đầu: nêu những điểm chính về chủ trương, công tác, nhiệm vụ được
giao, nêu hoàn cảnh thực hiện (những khó khăn thuận lợi có ảnh hưởng chi phối
đến kết quả thực hiện);
- Phần nội dung: kiểm điểm những việc đã làm được, chưa làm được, những
nguyên nhân đánh giá phương hướng; - Phần kêt thúc: nêu những mục tiêu, nhiệm
vụ mới những biện pháp thực hiện, những kiến nghị, đề nghị sự giúp đỡ hỗ trợ của
cấp trên.
Với những báo cáo quan trọng, người soạn thảo cần dựa trên để viết thành
bản dự thảo báo cáo, sau đó tổ chức góp ý để điều chỉnh, sửa chữa, bổ sung, biên
tập hoàn chỉnh rồi trình lãnh đạo phê duyệt.
e. Mẫu báo cáo

BÀI TẬP VẬN DỤNG


Câu 1. Trình bày những hiểu biết về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản
Câu 2. Soạn thảo một văn bản Kế hoạch theo đúng thể thức, kỹ thuật
Câu 3. Soạn thảo một văn bản Báo cáo theo đúng thể thức, kỹ thuật
Câu 4. Soạn thảo một văn bản Biên bản theo đúng thể thức, kỹ thuật

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Giáo trình: Kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản, Học viện Hành chính
2. Giáo trình: Hành chính văn phòng, Học viện Hành chính.
3. Sách tham khảo: Hướng dẫn soạn thảo văn bản quản lý hành chính nhà nước.
Lưu Kiếm Thanh. NXB Thống kê, Hà Nội, 2004.
4. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.
5. Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 8/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư.
6. Nghị định 09/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư.
7. Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT/BNV-VPCP về hướng dẫn về cách trình bày thể
thức và kỹ thuật trình bày văn bản. 8. Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011
của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
9. Thông tư số 25/2011/TT-BTP ngày 27/12/2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về
thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và văn bản quy phạm pháp
luật liên tịch. 10. Luật lưu trữ (Luật số 01/2011/QH13 ngày 11/11/2011).
Chuyên đề 6
KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN VÀ LÀM VIỆC NHÓM

THỜI LƯỢNG HỌC TẬP


Tổng số tiết: 12 tiết, trong đó:
Lý thuyết: 4 tiết
Thảo luận, thực hành: 8 tiết
MỤC TIÊU
Sau khi học xong chuyên đề, học việc có thể:
1. Hiểu được sự cần thiết phải quản lý thời gian, nguyên nhân của việc lãng phí thời
gian; ý nghĩa của làm việc nhóm
2. Biết được các biện pháp sử dụng thời gian có hiệu quả như: Hiểu về bản
thân, thực hành sự ngăn nắp, lập kế hoạch công việc và giáo tiếp hiệu quả hơn.
Các bước cơ bản để xây dựng một nhóm có hiệu quả
3. Có kỹ năng sử dụng một số công cụ quản lý thời gian có hiệu quả, như: Nhật ký thời
gian; lịch công việc và Ma trận thời gian; Có kỹ năng làm việc hiệu quả trong nhóm
NỘI DUNG
I. KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN
1. Những vấn đề chung về quản lý thời gian
1.1. Khái niệm quản lý thời gian
Có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý thời gian, chẳng hạn như:
- Quản lý thời gian có nghĩa là làm được nhiều việc hơn trong một khoảng
thời gian nhất định.
- Quản lý thời gian là việc không lãng phí thời gian vào những việc không
liên quan.
- Quản lý thời gian để tránh được việc vội vã khi hoàn thành công việc vào
phút cuối.
- Quản lý thời gian là việc quyết định sử dụng thời gian một cách tốt nhất.
Trong hoạt động thực thi công vụ, quản lý thời gian được hiểu là việc cán
bộ, công chức, viên chức kiểm soát tốt hơn khoảng thời gian 8h tại cơ quan; đồng
thời vận dụng các kỹ năng để sử dụng, phân bổ khoảng thời gian đó một cách hợp
lý nhằm nâng cao hiệu quả thực thi công việc.
1.2. Phân chia thời gian hợp lý và quản lý thời gian hiệu quả
- Khi nghiên cứu về khái niệm quản lý thời gian, cần phân biệt hai cách tiếp
cận: (1) Phân chia thời gian hợp lý; (2) Quản lý thời gian hiệu quả.
+ Phân chia thời gian hợp lý Là việc phân phối, sử dụng quỹ thời gian một
cách thông minh và hợp lý cho các công việc cần thực hiện, trong đó ưu tiên theo
đuổi những mục tiêu quan trọng nhất.
+ Quản lý thời gian hiệu quả Là quá trình phân chia thời gian hợp lý một cách
thường xuyên, liên tục nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian, bao gồm việc lập
kế hoạch làm việc, xây dựng danh mục những việc cần làm, ủy thác công việc ...
- Những tình huống gây lãng phí thời gian và chiến lược đối phó
+ Thiếu các mục tiêu: Khi không đặt ra mục tiêu, sẽ không biết cần làm gì có
ích cho công việc và cuộc sống, không biết công việc nào quan trọng để ưu tiên
làm trước. Khi đó sẽ rất dễ sa đà và mất thời gian vào những việc không mang lại
nhiều giá trị cho bản thân.
+ Làm việc không có kế hoạch: Khi không kiểm soát được các việc cần làm,
công chức sẽ rơi vào tình trạng lúc thì thảnh thơi lúc thì “vắt chân lên cổ” để giải
quyết công việc. Tuy nhiên, công việc đã được lên kế hoạch (không phải cứng
nhắc) được thực hiện theo thời gian đã định trong kế hoạch, đôi khi người ta phải
biết điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với tình trạng công việc và khi có những tình
huống bất ngờ xảy đến.
+ Tính trì hoãn: Trì hoãn hay còn có những cách gọi khác với nghĩa tương tự
là tính chần chừ, hay thói lề mề, sự lần lữa làm cho thời gian trôi qua lãng phí. Điều
này sẽ khiến cho công việc bị dồn lại, ứ đọng, và rơi vào trạng thái mất kiểm soát
khi đến hạn chót.
+ Không có khả năng nói “không”: Khi không biết nói “không” với những
công việc mà người khác nhờ làm, có nghĩa công chức đã làm mất thời gian của
chính mình bởi những công việc không phải của bản thân và khi đó khó có thể
tránh được những áp lực sau này.
+ Chủ nghĩa hoàn hảo: Người theo chủ nghĩa hoàn hảo hay còn gọi là người
cầu toàn là những người luôn nỗ lực làm mọi thứ một cách hoàn hảo nhất, không có
sai sót và đặt ra những tiêu chuẩn lẫn mục tiêu phi thực tế cho chính họ.
Những người cầu toàn lại liên tục trì hoãn vì họ sợ bị từ chối, chê bai và thất bại.
Đối với họ, sẽ luôn có thứ phải sửa chữa, thay đổi và họ nhất định không thực hiện
nếu chưa cảm thấy hài lòng. Bởi thế, sự trì hoãn rất thường xảy ra với những người
có tính cầu toàn.
+ Góc làm việc không gọn gàng: Đối với cán bộ, công chức, đây là một
nguyên nhân gây lãng phí thời gian khá phổ biến. Khi rơi vào bẫy này, công chức
thường mất thời gian để tìm kiếm vật dụng, tài liệu, hay những thiết bị làm việc khi
cần sử dụng đến chúng. Đây là một “tên trộm thời gian” rất thường xuyên gặp do
chính thói quen của công chức tạo nên.
+ Điện thoại - internet, chuyện phiếm: thời gian sẽ lãng phí nếu dành nhiều thời
gian cho nhắn tin, chat, các mạng xã hội… đặc biệt là trong 8h làm việc tại cơ quan.
2. Học cách sử dụng thời gian hiệu quả
2.1. Hiểu về bản thân
a. Xác định mục tiêu cá nhân
Việc xác định mục tiêu trong công việc sẽ giúp công chức xem xét và thực
hiện công việc của mình một cách logic, và đạt hiệu quả cao. Xác định mục tiêu
nhằm: Tập trung cho những công việc quan trọng nhất, xác định được phương
hướng làm việc, ít tốn thời gian cho những việc không quan trọng, hạn chế việc
lãng phí thời gian. Do vậy, bước đầu tiên khi tiến hành công việc là công chức cần
phải xác định mục tiêu cụ thể cần đạt được khi hoàn tất công việc.
Để xác định mục tiêu tốt, cần vận dụng nguyên tắc dưới đây để mục tiêu của
bạn trở thành mục tiêu SMART (thông minh).
Mục tiêu cần phải có sự rõ ràng cụ thể về cái gì,
Specific ai, ở đâu, khi nào và tại sao. Có mục tiêu cụ thể,
S
(cụ thể) chúng ta sẽ biết mình cần gì, biết mình cần bắt
đầu từ đâu và khi nào kết thúc.
Measurable Mục tiêu đặt ra phải đo lường được cụ thể giá
M trị, số lượng hoặc khối lượng, thời gian …
(đo lường được)
Phải đảm bảo mục tiêu đặt ra có khả năng thực
hiện được nếu không sẽ dễ dàng mất tự tin và
thấy nản lòng. Tuy nhiên đừng đề ra những mục
tiêu quá đơn giản hoặc dễ dàng thực hiện với
Achievable bản thân mình quá. Khi đó chúng ta sẽ chủ quan
A
(Khả thi) và đạt được mục tiêu dễ dàng quá sẽ không tạo
ra cảm giác hài lòng. Tốt nhất nên thiết lập một
mục tiêu thực tế nhưng thử thách để cân bằng
mọi thứ khiến bạn phải “nâng cao khả năng” và
mang lại sự hài lòng lớn nhất cho bản thân
Khi đặt mục tiêu thích hợp với định hướng cuộc
sống và sự nghiệp, có thể tập trung để luôn tiến
Relevant lên và hoàn thiện mình. Còn nếu đặt mục tiêu
R
(Thích hợp) quá rộng và không phù hợp, chúng ta sẽ thấy
thời gian sẽ đi một đường, còn cuộc sống sẽ đi
một nẻo.

Timely Mục tiêu phải có thời gian để biết mình cần thực
hiện cách nào nhanh nhất, thời gian chờ đợi kết
T (Thời hạn)
quả là khi nào. Nếu không có thời gian cụ thể sẽ
khiến nhanh nản lòng.

Cần phải thường xuyên xem xét (cập nhật) lại các mục tiêu sao cho phù hợp
nhiệm vụ, công vụ được giao, có thể bằng các câu hỏi:
Các mục tiêu này có còn thực tế không?
- Các mục tiêu này có còn phù hợp không?
- Các mục tiêu này có còn liên quan không?
- Nếu bỏ các mục tiêu này có ảnh hưởng đến người khác không?
b. Xác định khung thời gian làm việc tốt nhất.
Khung giờ vàng là những thời điểm trong ngày mà người ta có năng lượng
dồi dào nhất, điều này sẽ phụ thuộc theo nhịp sinh học mỗi người khác nhau. Một
khi tự mình khám phá ra thời điểm tối ưu theo nhịp sinh học của chính mình, chúng
ta có thể tái thiết lập thời gian biểu để làm các nhiệm vụ hay công việc quan trọng
và ý nghĩa nhất trong các thời điểm này. Vậy, những việc mà công chức cho là
quan trọng nhất hãy dành thực hiện vào thời điểm khi tỉnh táo và tràn đầy năng
lượng nhất, khi đó công việc sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng và có kết
quả như mong muốn.
c. Kiểm tra cách sử dụng thời gian của cá nhân
Để quản lý thời gian tốt, một trong những biện pháp nên thường xuyên thực
hiện, đó là kiểm kê thời gian để từ đó đánh giá mức độ hiệu quả trong việc sử dụng
thời gian cá nhân của bản thân. Kiểm kê thời gian nghĩa là liệt kê tất cả công việc
từ việc lớn đến việc nhỏ, từ việc chuyên môn đến việc riêng tư... trong khoảng thời
gian từ 5, 10, 15, 20 phút...; ghi chép và thống kê chi tiết việc sử dụng thời gian liên
tiếp trong 3 ngày đến 1 tuần; và khuyến khích lặp lại ít nhất 3 lần trong 1 năm.
Cách thức mổ xẻ thời gian như vậy sẽ giúp trả lời các câu hỏi: Tôi dành thời gian
bao nhiêu để họp hành? Tôi đã làm công việc của người khác mất bao lâu? Bao
nhiều thời gian trong ngày, tôi đã dành cho việc đi tìm tài liệu, sổ sách? ... Từ đó,
công chức sẽ có phương hướng điều chỉnh thời gian cho hợp lý và hiệu quả phù
hợp với mục tiêu. Một công cụ tốt để giúp đánh giá việc sử dụng và phân bổ thời
gian của mình, đó là nhật ký thời gian. Công cụ này được trình bày cụ thể trong
phần 3 của chuyên đề.
d. Kiểm soát cảm giác căng thẳng
Kiểm soát căng thẳng hiệu quả có thể giúp công chức vượt qua áp lực của
công việc, từ đó sẽ cảm thấy yêu công việc hơn, hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn và
làm việc năng suất hơn. Một số chuyên gia khuyên rằng, một cách tốt để xóa tan
căng thẳng hay áp lực công việc là vận động và tập thể dục. Bên cạnh đó, cũng có
thể giải tỏa căng thằng trong công việc bằng cách dành thời gian để thư giãn và giải
trí, đừng cố gắng theo đuổi nhịp sống vội vã đến nỗi quên đi những nhu cầu của
chính bản thân công chức.
đ. Giữ tập trung khi làm việc
Việc vận dụng các nguyên tắc để quản lý thời gian hiệu quả đòi hỏi phải có
tính kỷ luật và rèn luyện thường xuyên để tạo thói quen. Nếu đã lập kế hoạch thực
hiện cụ thể, nhưng lại không có kỷ luật tuân thủ thực hiện công việc theo thời gian
đã xác định trong kế hoạch thì kế hoạch sẽ bị phá vỡ. Điều này có nghĩa là quản lý
thời gian bị thất bại.
Để rèn tính kỷ luật và tập trung, phải luôn nghiêm khắc với chính mình. Cần xác
định công việc đó ảnh hưởng đến công chức thế nào và nếu không hoàn thành công việc
thì sẽ có một kết quả không tốt. Hôm nay không làm được việc đó, sẽ phải làm vào hôm
sau, và nó sẽ chiếm mất thời gian biểu hôm sau, cứ thế dần dần công chức sẽ không đạt
được mục tiêu đã đề ra chỉ vì một ngày không hoàn thành công việc.
e. Chuẩn bị cho sự thay đổi
Ở các cơ quan nhà nước, trong quá trình thực hiện công việc, cán bộ, công
chức có thể gặp phải những sự vụ mang tính đột xuất và khẩn cấp, sự cố... Các sự
cố này có thể làm "cháy" kế hoạch công việc đã lập sẵn. Mặc dù không thể dự đoán
được khi nào chúng xảy ra, song công chức có thể luôn sẵn sàng chuẩn bị cho sự
thay đổi này bằng cách dự trù trước một lượng thời gian nhất định để giải quyết
những sự vụ đột xuất và khẩn cấp. Dựa vào đó, công chức có thể chủ động lên kế
hoạch công việc cho mình.
2.2. Thực hành ngăn nắp
a. Dọn dẹp bàn làm việc
Sắp xếp nơi làm việc một cách gọn gàng, ngăn nắp và khoa học cũng là một
cách hiệu quả để tránh lãng phí thời gian. Điều này tuy rất nhỏ nhưng nó sẽ giúp
tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Thay vì phải lục tung mọi thứ để tìm một văn
bản nào đó thì chỉ cần đọc danh sách tài liệu là biết ngay nó đang ở đâu. Thói quen
này sẽ giúp công chức không mất quả nhiều thời gian vào việc tìm kiếm đồ đạc hay
tổng vệ sinh đống lộn xộn trong phòng.
b. Thực hành 5S: Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc, Sẵn sàng.
5S là tên của một phương pháp quản lý, sắp xếp nơi làm việc được vận dụng
đầu tiên ở Nhật. Áp dụng 5S mang lại nhiều lợi ích như: chỗ làm việc sạch sẽ, gọn
gàng, mọi người đều cảm thấy thoải mái, vui vẻ, năng suất lao động cao, hiệu quả
tức thời, hiện ra ngay trước mắt, tạo hình ảnh tốt cho tổ chức.
S1 - Sàng lọc: Sàng lọc có nghĩa là phân loại, tổ chức các tài liệu, vật dụng
theo trật tự. Đây chính là bước đầu tiên cần làm trong thực hành 5S. Nội dung
chính của S1 là phân loại, loại bỏ những thứ không cần thiết.
S2 - Sắp xếp: Sau khi đã loại bỏ các tài liệu, vật dụng không cần thiết thì
công việc tiếp theo là tổ chức các tài liệu, vật dụng còn lại một cách hiệu quả theo
tiêu chí dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ trả lại.
S3 - Sạch sẽ: Thường xuyên vệ sinh, giữ gìn nơi làm việc sạch sẽ thông qua
việc tổ chức vệ sinh tổng thể và tổ chức vệ sinh hàng ngày nơi làm việc. S3 hướng
tới cải thiện một môi trường làm việc sạch sẽ, thoải mái, thoáng mát... nhằm nâng
cao tinh thần và hứng thú với công việc.
S4 - Săn sóc: Luôn luôn kiểm tra, duy trì 3S ở trên. Bằng việc phát triển S4,
các hoạt động 3S sẽ được cải tiến dần dựa theo tiêu chuẩn đã đặt ra và tiến tới hoàn
thiện 5S trong cơ quan, tổ chức.
S5 - Sẵn sàng: Nghĩa là rèn luyện, tạo nên một thói quen, nề nếp, tác phong
cho mọi người trong cơ quan để thực hiện 5S thường xuyên và chủ động.
2.3. Lập kế hoạch công việc
a. Lập danh sách các công việc cần sẵn sàng
Một lỗi hay gặp về quản lý thời gian là cố gắng sử dụng trí nhớ để ghi nhớ
quá nhiều chi tiết dẫn đến việc thông tin bị quá tải. Sử dụng danh sách việc phải
làm để viết ra các việc là một cách rất hiệu quả nhằm kiểm soát dự án và các nhiệm
vụ phải thực hiện và giữ cho bản thân làm việc có tổ chức.
b. Lập kế hoạch làm việc và các bước thực hiện
Dành thời gian vào đầu tuần để lên kế hoạch công việc cho một tuần làm
việc. Điều này sẽ giúp tăng hiệu suất làm việc và cân bằng những dự án quan trọng
dài hạn với những nhiệm vụ đang cần kíp. Tất cả những gì chúng ta cần là 15 đến
30 phút mỗi tuần để lên kế hoạch cho cả tuần làm việc.
Một cách lập kế hoạch công việc khá hiệu quả, đó là vận dụng công thức STARS.
 Steps - Các bước công việc (số thứ tự công việc)
 Timing - Ấn định thời gian cho thực hiện công việc
 Assignment - Phân công người thực hiện
 Responsibility - Người chịu trách nhiệm
 Success Criteria - Tiêu chí thành công, kết quả đạt được
Người chịu
Người thực Tiêu chí cần
Các bước (S) Thời gian (T) trách nhiệm
hiện (A) đạt được (S)
(R)

Một số lưu ý khi lập kế hoạch STARS:


- Đừng chia quá ít thời gian cho những việc trọng yếu, chỉ để làm xong nhiều
việc hơn trong hôm nay, vì như thế sẽ thất bại. Cần xác định đâu là việc cần thêm
thời gian và đâu là việc có thể rút ngắn thời gian thực hiện.
- Cần chú ý đôi khi có những việc chen ngang, có những chuyện đột xuất
ngoài dự tính, đều phải ghi ra giấy, để xem xét và phân bố lại thời gian.
- Đánh dấu chéo vào những công việc đã hoàn thành trong ngày. Dù là việc
rất nhỏ nhưng một khi đã làm tròn theo đúng kế hoạch, nó sẽ khiến chúng ta vui
với cảm giác thành công.
c. Luôn chủ động không trì hoãn
Tư tưởng trì hoãn công việc là kẻ thù của thành công. Một số biện pháp khắc
phục tư tưởng trì hoãn như sau:
- Đặt ra thời hạn phải hoàn thành công việc.
- Bắt đầu với những việc nhỏ.
- Nhờ người khác giúp đỡ. Nếu đang gặp vướng mắc trong công việc, hãy
nhờ một đồng nghiệp hay trợ lý của mình giúp đỡ thay vì trì hoãn công việc dó.
d. Xác định những việc quan trọng và cấp thiết
Sau khi lập thời gian biểu xong, công chức cần phân loại công việc theo mức
độ quan trọng và cấp thiết, để từ đó có phương án hành động hợp lý.
- Sắp xếp công việc theo mức độ quan trọng “có” và “không”, nghĩa là phải
tính đến hậu quả của các quyết định và hành động. Sẽ là lãng phí thời gian nếu bị
kẹt vào những điều không quan trọng so với mục tiêu đề ra và trách nhiệm chính
của công chức.
- Sắp xếp công việc theo mức độ khẩn trương: Công việc có khẩn trương và
cần làm ngay không? Cần điều kiện thời gian đủ để hoàn tất công việc ngay, liệu có
thể để lúc khác được không?
- Phân biệt rõ việc “khẩn” và việc “quan trọng”: Việc “khẩn” nhiều khi không
quan trọng nhưng lại chiếm chỗ trước việc “quan trọng”. Việc quan trọng gắn liền
với kết quả phải đạt được, trong khi việc “khẩn” thường do người khác tác động.
- Kiểm soát lượng thời gian dành cho việc “khẩn”, sắp xếp thứ tự ưu tiên
giữa những việc khẩn và quan trọng theo nguyên tắc sau:
Khi thật quan trọng và thật khẩn, hãy làm ngay đi, không thể do dự vì đó là
công việc quá quan trọng.
Khi thật quan trọng nhưng chưa thật khẩn trương thì vẫn còn thời gian sắp
xếp và giao phó cho ai một phần để bắt đầu công việc. Dù sao cũng đừng để lâu
quá bởi vì đó là việc quan trọng liên quan đến kết quả.
Nếu thật khẩn nhưng không mấy quan trọng, có hai giải pháp: Một là, làm
ngay nhưng đừng kéo dài thời gian, chấm dứt sớm. Hai là, chuyển giao cho người
khác thực hiện.
Nếu chẳng khẩn cũng chẳng quan trọng lắm, hãy tự hỏi có nên làm
không? loại việc này có thể bỏ qua, quên đi hoặc giao cho ai khác để đi đến
quyết định. Nói “không” là một kỹ năng quan trọng đối với nhóm công việc
kiểu này.
đ. Ủy thác hiệu quả
Đôi khi, công chức phải đối mặt với quá nhiều việc mà bản thân không có đủ
thời gian và sức lực để hoàn thành cùng lúc. Nếu cứ khăng khăng “ôm” tất cả công
việc để tự mình giải quyết, công chức sẽ rơi vào trạng thái căng thẳng và áp lực
không cần thiết. Đối mặt với vấn đề này, ủy thác công việc cho người khác, cho
cấp dưới là một biện pháp hữu hiệu để giải phóng bản thân và đầu tư thời gian một
cách hiệu quả hơn. Hãy học cách ủy thác công việc, giao đúng người, đúng việc sao
cho phù hợp với thế mạnh và kỹ năng của họ.
e. Lập kế hoạch cho những cuộc họp
- Hội họp, đặc biệt khi giữ vai trò quản lý, có thể chiếm một lượng lớn thời
gian trong ngày. Bất kể là người chủ trì một cuộc họp hay chỉ là người tham dự,
hãy tự đánh giá xem liệu khoảng thời gian ngồi trong phòng họp có thực sự giá trị
hay không - hơn cả những việc khác mà công chức có thể làm trong thời gian đó.
- Nếu là người chủ trì cuộc họp: Đừng nên mặc định thời gian của cuộc họp
phải kéo dài một giờ hay tương tự. Đôi khi chương trình hội họp chỉ cần đến nửa
giờ hoặc ít hơn. Hãy xem xét khả năng sắp xếp các cuộc họp trong vòng 20 phút
hoặc 50 phút nếu bản thân và những người tham gia có thể hoàn thành các công
việc sau cuộc họp trong vòng 10 phút còn lại.
- Nếu là người tham dự cuộc họp: Hãy tham gia các cuộc họp một cách có chọn
lọc. Tuy nhiên, nếu từ chối tham gia một cuộc họp, cần có sự đồng ý của người chủ trì.
Có thể trao đổi với những đồng nghiệp đã tham gia hoặc xem lại biên bản cuộc họp sau
đó nếu cần phải nắm bắt thông tin (trong trường hợp vắng mặt).
2.4. Giao tiếp hiệu quả hơn
a. Hãy nghĩ về cách giao tiếp của bản thân
Khi giao tiếp, nói chuyện với các chuyên viên trong cùng phòng hay với cấp
trên về công việc, cần phải nói một cách rõ ràng và súc tích. Hãy đi thẳng trực tiếp
vào những vấn đề quan trọng. Hãy luôn tự hỏi xem họ có hiểu những gì mình đang
nói hay không? Đồng thời luôn sẵn lòng để giải thích.
b. Nói chuyện điện thoại
Để tránh lãng phí thời gian vào các cuộc điện thoại, cần lưu ý một số vấn
đề sau:
- Không thể gọi điện với mục đích trao đổi về công việc song lại không biết
nói gì, hoặc mất nhiều thời gian để suy nghĩ câu hỏi. Hãy viết trước tất cả những gì
muốn nói ra giấy để cuộc giao tiếp được suôn sẻ, tránh bị lạc đề, đi quá xa mục tiêu
của cuộc nói chuyện.
- Hãy luôn chuẩn bị cây bút và cuốn sổ tay khi có điện thoại để ghi lại những
thông tin quan trọng, để chắc chắn rằng đã không để sót chi tiết của cuộc trò
chuyện. Cách làm này cũng giúp cho chúng ta chủ động khi trả lời những câu hỏi,
thắc mắc của người gọi đến.
c. Lắng nghe cẩn thận
Những người lắng nghe tốt luôn là người kiểm soát được tình hình. Với quá
trình lắng nghe, công chức có thể nắm bắt vấn đề, thu thập thông tin, qua đó nâng
cao khả năng tương tác qua lại. Lắng nghe tốt sẽ giúp công chức hiểu rõ được
mong muốn của đối phương, nắm bắt tốt hơn những yêu cầu của công việc được
giao phó. Từ đó, sẽ giúp thực hiện công việc theo đúng mục đích và yêu cầu.
Trường hợp ngược lại, công chức sẽ có thể rơi vào tình trạng làm đi làm lại, mất rất
nhiều thời gian và tốn nhiều công sức để hoàn thành công việc theo như mong đợi.
Trong khi nghe, không nên nghĩ về những gì mà mình sẽ nói bởi nếu như vậy,
chúng ta sẽ không tập trung vào những gì người khác đang nói.
3. Các công cụ quản lý thời gian hiệu quả
3.1. Nhật ký thời gian
Nếu công chức đang sử dụng thời gian chưa hiệu quả thì việc đầu tiên nên
làm là xem xét một cách cẩn thận về việc phân bổ thời gian cho các công việc. Việc
phân tích cách phân bổ và sử dụng thời gian là giải pháp tốt nhất để giúp chúng ta
biết mình đang lãng phí thời gian vào những việc gì để có thể phân bổ lại thời gian
cho hợp lí hơn.
Một công cụ giúp công chức có cái nhìn tổng quan về hiện trạng phân bổ và
sử dụng thời gian là Nhật ký thời gian. Có thể tham khảo mẫu nhật ký thời gian bên
dưới hoặc điều chỉnh cho phù hợp với bản thân. Khi lập nhật ký thời gian, nên bắt
đầu từ thời điểm bắt tay vào công việc đầu tiên cho đến khi kết thúc công việc cuối
cùng trong ngày để nghỉ ngơi.
NHẬT KÝ THỜI GIAN
Thứ….ngày….tháng…..năm….
Thời gian thực hiện Nội dung công việc Thời lượng
………………………… …………………………… ………………………
………………………… …………………………… ………………………
………………………… . ………………………
……………………………

Điều quan trọng là phải ghi lại các công việc cùng với thời lượng đã sử dụng
một cách chính xác và theo trình tự thời gian. Không chỉ ghi lại các công việc lớn,
quan trọng chiếm nhiều thời gian hoặc đã được lên lịch trước như đến công sở, hội
họp, viết báo cáo, xử lý công việc… mà cả các việc nhỏ, không quan trọng nhưng
vẫn chiếm thời gian trong ngày của bạn như thăm hỏi, hiếu hỉ, mua sắm hay tán
gẫu với đồng nghiệp….
Để phân tích việc phân bổ và sử dụng thời gian, phải ghi lại nhật ký thời gian ít
nhất là 3 ngày, kết quả sẽ tốt hơn nếu ghi nhật ký thời gian trong một tuần.
Sau khi có nhật ký thời gian, chúng ta tiến hành phân tích nhật ký. Công việc
phân tích nhật ký thời gian gồm 2 bước:
Bước 1: Phân loại công việc theo các nhóm
Việc phân loại công việc theo nhóm dựa vào bản chất công việc. Công việc
(CV) có thể được phân loại thành 3 nhóm như sau:
Nhóm CV 1: Công việc phục vụ nhu cầu cá nhân (ăn uống, nghỉ ngơi…)
Nhóm CV 2: Công việc phục vụ cho công tác, chuyên môn
Nhóm CV 3: Công việc dành cho xã hội, gia đình và sở thích Sau khi hoàn
thành việc phân loại công việc, bạn tính tỷ lệ phần trăm (%) thời gian đã sử dụng
cho từng nhóm công việc.
Bước 2: Nhận định cách phân ổ thời gian cho từng nhóm công việc. Có thể
nhận định về cách phân bổ thời gian cho từng nhóm công việc thông qua trả lời các
câu hỏi sau:
Tôi đã dành thời gian nhiều nhất cho nhóm công việc nào?
Tôi đã dành bao nhiêu thời gian cho công việc chuyên môn?
Tôi có đang làm quá nhiều việc so với khả năng của mình không?
Bao nhiêu thời gian của tôi đã bị “đánh cắp” vào những việc không phải của
mình hoặc không thực sự cần đến sự có mặt của mình?
Phân bổ thời gian lý tưởng:
CV3: 25%
CV2: 50%
CV1: 25%
Kết quả phân tích nhật ký thời gian sẽ là cơ sở để chúng ta phân bổ lại thời
gian cho các nhóm công việc hợp lý hơn.
3.2. Lịch công việc
Để có thể kiểm soát và sử dụng thời gian của mình một cách hiệu quả, điều
quan trọng cần phải trù tính và lập kế hoạch trước cho thời gian của mình. Một
trong những công cụ để thực hiện điều đó là Lịch công việc. Lịch công việc dành
cho việc lập kế hoạch ngắn hạn (cho 1 tuần hoặc 1 ngày).
Việc lên lịch làm việc sẽ giúp theo dõi được sự tiến triển nhiều việc cùng lúc
và lập kế hoạch cho bước tiếp theo trong chuỗi các công việc. Việc lập lịch công
việc phải trải qua 3 bước theo trình tự như sau: (1) Lập danh sách các công việc cần
làm; (2) Xác định trình tự giải quyết các công việc cần làm; (3) Phân bổ thời gian
cho các công việc.
Bước 1: Lập danh sách (liệt kê) những công việc cần làm Ở bước này, hãy
ghi lại tất cả những công việc cần làm trong một khoảng thời gian cụ thể (chẳng
hạn trong 1 tuần). Trong đó, lưu ý một số công việc có tính chất lặp đi lặp lại
thường xuyên do đặc điểm công việc như họp hành định kỳ, nghiên cứu tài liệu,
soạn thảo văn bản…. vẫn phải tính đến và luôn ghi vào danh sách. Danh sách công
việc có thể được lập theo mẫu sau đây:
Công việc Thời gian hoàn thành Thời gian ước tính
………………………… …………………………… ………………………
………………………… …………………………… ………………………
………………………… …………………………… ………………………

Trong cột công việc, ghi lại tất cả những công việc muốn làm trong tuần, kể
cả những việc thường xuyên, cố định lặp lại.
Trong cột thời hạn hoàn thành, hãy ghi thời hạn (deadline) phải hoàn thành
công việc. Một số công việc có thể xác định mốc thời hạn phải hoàn thành rất rõ
ràng, song một số công việc có thời hạn hoàn thành lại phụ thuộc vào thời điểm kết
thúc công việc trước đó.
Trong cột thời gian ước tính, ghi lại lượng thời gian cần thiết để thực hiện
công việc.
Bước 2: Xác định trình tự giải quyết công việc theo danh sách
Bước tiếp theo, sắp xếp trình tự giải quyết công việc dựa trên thời hạn phải
hoàn thành công việc, cũng như căn cứ vào mức độ quan trọng của công việc;
sau đó đánh số thứ tự công việc cần thực hiện. Đây là một bước quan trọng của
Lịch công việc bởi nếu bỏ qua bước này, chúng ta sẽ có khuynh hướng giải
quyết các công việc dễ dàng, thú vị trước rồi mới đến các công việc khó khăn và
phức tạp sau.
Bước 3: Phân bổ thời gian cho các công việc
Việc phân bổ thời gian cho các công việc tùy thuộc vào tính chất công việc
(khó/dễ thực hiện) và tùy thuộc vào năng lực hoàn thành công việc . Sau khi kết
thúc bước 3, sắp xếp lại danh sách công việc cần làm ban đầu theo một trật tự mới,
theo mẫu gợi ý dưới đây:
LỊCH CÔNG VIỆC
Thời gian Kết quả
Thời gian
Số thứ tự Công việc bắt đầu –
ước tính
kết thúc

Như vậy, kết thúc 3 bước xây dựng Lịch công việc, công chức đã có trong
tay một danh mục các công việc đã được xác định chính xác thời hạn phải hoàn
thành, theo thứ tự ưu tiên, đồng thời quy định rõ ràng thời gian dự kiến bắt đầu và
kết thúc công việc. Lịch công việc sẽ là một bản kế hoạch hoàn hảo, căn cứ vào đó
chúng ta thực hiện công việc theo đúng lịch trình và tiến độ đã đặt ra.
Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, với sự
thông dụng của máy tính và điện thoại di động, có rất nhiều công cụ thông minh có
thể hỗ trợ quản lý lịch công việc một cách thuận tiện, dễ dàng đồng thời mang lại
hiệu quả cao. Ví dụ: Google calendar, Due, Any.do, Todoist...
3.3. Ma trận thời gian
Một công cụ nữa cũng rất hữu ích để giúp công chức quản lý thời gian một
cách hiệu quả đó là, ma trận quản lý thời gian của Stephen Covey.
Quản lý thời gian bằng ma trận thời gian được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Liệt kê những công việc phải làm, kể cả những hoạt động không
quan trọng nhưng làm mất thời gian tại nơi làm việc.
Bước 2: Sắp xếp các công việc và hoạt động vào bảng ma trận, dựa trên tầm
quan trọng và tính cấp thiết của chúng.
Quan trọng là những hoạt động mà kết quả của chúng sẽ dẫn đến mục tiêu,
cho dù đó là những hoạt động của cá nhân hoặc trong công việc.
Khẩn cấp là những hoạt động không cho phép chậm trễ, đòi hỏi phải có ngay
những hành động đối phó.
Ma trận thời gian

QUAN TRỌNG I II

KHÔNG
III IV
QUAN TRỌNG

KHẨN CẤP KHÔNG KHẨN CẤP

+ Phần tư (I) là dành cho những việc vừa khẩn cấp và vừa quan trọng.
Những công việc rơi vào ô này phải được thực hiện ngay và trước tiên. Quan trọng
Không quan trọng
+ Phần tư (II) là dành cho những công việc quan trọng song lại không khẩn
cấp. Những công việc rơi vào ô này cần phải xây dựng kế hoạch thực hiện một
cách thích hợp.
+ Phần tư (III) là dành cho những công việc không quan trọng nhưng lại khẩn cấp,
đòi hỏi phải thực hiện ngay. Những việc này thực hiện càng sớm càng tốt.
+ Phần tư (IV) là dành cho những hoạt động không quan trọng và cũng
không khẩn cấp. Những công việc thuộc nhóm này, công chức có thể thực hiện khi
có thời gian rảnh rỗi.
Bước 3: Đánh giá thời gian đã được sử dụng như thế nào, và nếu cần thiết,
sắp xếp lại các công việc.
+ Nếu phần lớn khối lượng công việc tập trung ở ô số I, công chức sẽ luôn
rơi vào tình trạng căng thẳng, khủng hoảng, và cảm thấy kiệt sức vì công việc.
+ Nếu hầu hết các công việc của bạn được sắp xếp vào ô số II, điều đó chứng
tỏ công chức luôn chủ động với công việc, làm việc theo kế hoạch, có tầm nhìn dài
hạn, không bị rơi vào tình trạng khủng hoảng và áp lực.
+ Nếu phần lớn công việc nằm ở ô số III, nghĩa là công chức thường xuyên phải
giải quyết các công việc vụn vặt mang tính đối phó, không tập trung vào mục tiêu dài
hạn, không hướng tới mục tiêu và sẽ luôn cảm thấy mình là nạn nhân, thụ động.
+ Nếu phần lớn công việc thuộc ô số IV, điều đó chứng tỏ công chức bị tiêu
tốn thời gian vào những việc vô ích mà không đem lại lợi ích gì đáng kể, thiếu
trách nhiệm với công việc, phụ thuộc vào người khác…
Dưới đây là cách phân bố thời gian hợp lý theo phương pháp này:

Ô số I: 15% - 20% Ô số II: 60% - 65%

Ô số IV: dưới 5%
Ô số III: 10% - 15%

II. KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM


2.1. Những vấn đề chung trong làm việc nhóm
a. Khái niệm
Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng làm việc nhóm đang được khuyến khích
ở hầu hết các lĩnh vực, xuất phát từ quan niệm “trí tuệ tập thể bao giờ cũng sáng
suốt hơn trí tuệ của mỗi cá nhân”. Người ta coi các nhóm làm việc là nhân tố cơ
bản tạo nên hiệu quả của vốn nhân lực trong một tổ chức. Nhưng làm thế nào để có
kỹ năng làm việc nhóm thành thục nhằm phát huy triệt để khả năng của mỗi cá
nhân và sự phối hợp khi hoạt động trên mọi phương diện? Đó chính là vấn đề đặt ra
đối với chuyên đề này.
Một cách hiểu khái quát nhất, nhóm là tập hợp các thành viên có số lượng từ
hai người trở lên, có giao tiếp trực diện, có kỹ năng bổ sung cho nhau, có sự chia sẻ
mối quan tâm hoặc mục đích chung.
b. Ý nghĩa của làm việc nhóm
- Phân công công việc. Hoạt động nhóm ngày càng trở thành một yêu cầu
thiết yếu trong các tổ chức với mục tiêu để phân công công việc và phối hợp công
việc. Trong thực tế có những công việc mà một cá nhân không đủ khả năng giải
quyết hoặc giải quyết hiệu quả không cao, vì thế, lựa chọn làm việc nhóm là sự
phương pháp thực hiện công việc hợp lý nhất. Theo đó, mỗi thành viên trong nhóm
sẽ tham gia đóng góp vào nội dung làm việc chung của nhóm để đảm bảo hoàn
thành nhiệm vụ đối với vấn đề và yêu cầu công việc mà nhóm được giao. Mỗi
thành viên khi tiếp nhận phần việc của mình sẽ buộc phải có sự tương tác với công
việc của các thành viên khác trong nhóm. Phân công công việc không tạo nên
những hoạt động độc lập mà thực chất là sự phân công phối hợp.
- Quản lý và kiểm soát công việc. Làm việc nhóm cũng để tăng cường quản
lý và kiểm soát công việc, bởi vai trò và trách nhiệm của nhóm sẽ khiến các thành
viên của nhóm phải có sự xem xét toàn diện công việc được giao. Đối với những
công việc đòi hỏi phải có quyết định rõ ràng, làm việc nhóm sẽ giúp giải quyết vấn
đề một cách tối ưu nhất, từ đó giúp tổ chức có những quyết định tốt nhất. Trong
nhóm, hoạt động của mỗi thành viên sẽ được kiểm soát bằng những quy chế làm
việc đã được cả nhóm thống nhất. Với tư cách là một cá nhân làm việc trong một
nhóm, mỗi thành viên sẽ chịu sự quản lý của người phụ trách nhóm, điều chỉnh
hành vi giao tiếp, giải quyết vấn đề theo khuôn khổ quy chế đã đề ra. Công việc, vì
vậy, sẽ được tiến hành trôi chảy và đồng bộ, có sự phối hợp nhịp nhàng.
- Giải quyết vấn đề và ra quyết định. Làm việc nhóm là dịp để mỗi cá nhân
đóng góp ý tưởng với những phát kiến của mình. Những vấn đề do một cá nhân
không thể giải quyết sẽ có sự tham gia đề xuất ý kiến, giải pháp của nhóm. Từ
những ý kiến, quan điểm và giải pháp khác nhau, thông qua hoạt động nhóm sẽ
thống nhất các nội dung, vấn đề về một mối, tránh được sự chủ quan, độc đoán.
Quyết định cuối cùng của nhóm không bao giờ là của một thành viên bởi đó là
thành quả làm việc của cả nhóm.
- Thu thập thông tin và các ý tưởng. Làm việc nhóm là quá trình thu nạp
thông tin và các ý tưởng hiệu quả nhất. Mỗi thành viên trong quá trình làm việc
tham gia đóng góp ý kiến cũng tức là cung cấp thông tin liên quan đến các vấn đề
cần giải quyết. các thông tin được chia sẻ sẽ làm được bổ sung và làm phong phú
nguồn tư liệu cần thiết phục vụ cho nội dung vấn đề nhóm cần giải quyết. Cũng
chính trong quá trình làm viêc nhóm, các ý tưởng khác nhau sẽ được đề xuất, tạo
nên sự đa dạng trong việc kiếm tìm các giải pháp cho vấn đề cần giải quyết. Nhờ
đó nhóm có cơ hội lựa chọn nhiều hơn cho những quyết định cuối cùng.
- Xử lý thông tin. Thực chất của việc xử lý thông tin là trên cơ sở các nguồn
dữ liệu, cứ liệu đã được cung cấp, nhóm sẽ phải lựa chọn những thông tin thiết yếu,
liên quan trực tiếp đến vấn đề nhóm cần giải quyết. Việc xử lý thông tin sẽ do tập
thể nhóm quyết định với cái nhìn đa chiều, đa diện và đảm bảo tính khách quan.
Nguồn thông tin và các ý tưởng đa dạng đòi hỏi việc xử lý thông tin phải
nhanh chóng và chuẩn xác. Sự tham gia của các thành viên trong nhóm thực chất
hướng tới tiêu chí này.
- Phối hợp, tăng cường sự tham gia và cam kết. Một nhóm hiệu quả sẽ là
nhóm có sự phối hợp chặt chẽ, tăng cường được sự tham gia của các thành viên
trong nhóm, thậm chí là sự tham gia của những người ngoài nhóm theo sự thống
nhất trao đổi, học hỏi của cả nhóm. Nhóm phối hợp tốt là nhóm phát huy được tối
đa khả năng của các thành viên vì mục tiêu chung của nhóm. Giữa các thành viên
có sự ăn ý, nhịp nhàng, hỗ trợ cùng giải quyết vấn đề. Nhóm phối hợp tốt là nhóm
mà các thành viên đều tuân thủ theo những cam kết đã được thông qua trước cả
nhóm, không có quan điểm cá nhân trong quyết định cuối cùng của nhóm.
- Đàm phán và giải quyết xung đột. Làm việc nhóm sẽ tăng cường các mối
quan hệ giao tiếp. Mọi ý kiến cá nhân đưa ra đều được xem xét trên quan điểm của cả
nhóm, vì vậy, mọi ý kiến phải tìm kiếm được sự đồng thuận của các thành viên trong
nhóm. Để thuyết phục các thành viên khác, những ý kiến, giải pháp đưa ra phải dựa
trên sự thương thuyết với những luận điểm, luận cứ và luận chứng xác đáng. Nhờ đó
kỹ năng đàm phán được phát huy. Mặt khác trong trường hợp các quan điểm trái chiều
khi xuất hiện trong nhóm cũng sẽ được điều tiết bởi sự thống nhất cuối cùng của
nhóm, tránh nảy sinh xung đột, nhất là xung đột cá nhân có thể xảy ra.
- Thoả mãn nhu cầu quan hệ xã hội và tăng cường ý thức về bản thân trong
các mối quan hệ với những người khác. Làm việc nhóm đáp ứng được nhu cầu
quan hệ xã hội. Quá trình làm việc nhóm cũng là quá trình kết nối, tìm hiểu về nhau
của các thành viên trong cùng một nhóm, đồng thời cũng là quá trình tự ý thức của
bản thân mỗi người trong mối tương quan với các thành viên khác của nhóm. Mỗi
thành viên nhóm có cơ hội bộc lộ năng lực, trình độ, thậm chí cá tính của mình,
đồng thời cũng có sự nhìn nhận, đánh giá những biểu hiện của người khác trong
nhóm, từ đó điều chỉnh hành vi, ngôn ngữ, thậm chí cả tính cách cho phù hợp với
tập thể nhóm,
- Nhận được sự giúp đỡ trong việc thực hiện mục tiêu cụ thể. Thông qua
nhóm, mỗi cá nhân có cơ hội tự điều chỉnh mình trên cả phương diện giao tiếp, khả
năng phối hợp và kiến thức, nhận được sự giúp đỡ trong việc thực hiện mục tiêu cụ
thể. Thế mạnh trong khả năng và trình độ được phát huy, và bên cạnh đó những
điểm yếu của mỗi cá nhân cũng sẽ được khắc phục.
- Chia sẻ, thông cảm khi cùng tạo nên một thành quả lao động cụ thể. Nhóm
cũng là nơi có thể chia sẻ, thông cảm và tìm được sự cộng hưởng khi cùng tạo nên
một thành quả lao động cụ thể. Làm việc theo nhóm có thể giảm được một số nhân
sự, khâu trung gian nên hoạt động của tổ chức linh hoạt hơn trong mọi điều kiện
khác nhau, kể cả trong bối cảnh biến đổi mạnh, nhờ đó nắm bắt cơ hội và giảm
thiểu được nhiều nguy cơ nguy cơ. Ý thức về trách nhiệm cá nhân trong nhóm,
thành quả công việc của nhóm ảnh hưởng trực tiếp đến từng cá nhân đã tạo nên sự
đồng cảm giữa các thành viên trong nhóm. Các thành viên sẽ có chung niềm vui,
nỗi buồn và những bài học quý giá trong và sau khi làm việc nhóm.
c. Các loại nhóm làm việc
- Dựa vào hai hình thức nhóm gồm:
+ Nhóm chính thức là nhóm có tổ chức ổn định, có chức năng nhiệm vụ rõ
ràng, thường tập hợp những người cùng chung chuyên môn hoặc có chuyên môn
gần gũi nhau, tồn tại trong thời gian dài.
+ Nhóm không chính thức thường được hình thành theo những yêu cầu
nhiệm vụ đột xuất, có thể là tập hợp của những người có chuyên môn không giống
nhau và ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhóm không chính thức có nhiệm vụ giải
quyết nhanh một hoặc một số vấn đề trong thời gian ngắn.
Đa số các tổ chức đều xuất hiện cả nhóm chính thức và nhóm không chính thức.
- Dựa vào thời gian làm việc của nhóm có thể chia thành:
+ Nhóm ổn định: nhóm ổn định thường gắn với các nhóm chính thức, thực
hiện các nhiệm vụ mang tính ổn định lâu dài, ít có sự biến động, thay đổi về các
thành viên cũng như phạm vi công việc của nhóm. Trong cơ quan quản lý nhà nước
hoặc các đơn vị sự nghiệp thường hình thành các nhóm ổn định do sự chi phối của
hoạt động nghiệp vụ chuyên môn;
+ Nhóm tạm thời: Là nhóm được thành lập do yêu cầu đột xuất của công
việc đòi hỏi phải giải quyết trong một thời gian hạn định, thường là thời gian ngắn.
Nhóm tạm thời thường tập hợp các thành viên thuộc các tổ chức, đơn vị hoặc
chuyên môn khác nhau để cùng giải quyết một hoặc một số việc đòi hỏi sự tham
gia của các thành viên khác nhau đó.
- Dựa vào tính chất và yêu cầu công việc chia thành:
+ Nhóm chính: Là nhóm chịu trách nhiệm giải quyết những vấn đề, nhiệm
vụ hoặc nội dung chính của những công việc mà tổ chức, đơn vị được yêu cầu thực
hiện. Nhóm chính thường là tập hợp của các thành viên có kinh nghiệm, có chuyên
môn sâu hoặc có năng lực phối hợp tốt trong việc giải quyết một cách hiệu quả
những nhiệm vụ cơ bản;
+ Nhóm hỗ trợ: Là nhóm thực hiện các công việc nhằm hỗ trợ cho nhóm
chính. Nhóm hỗ trợ thường thực hiện các nhiệm vụ "vòng ngoài" như khảo sát, rà
soát, tập hợp để cung cấp thông tin cần thiết cho nhóm chính.
- Dựa vào chuyên môn của người tham gia nhóm chia thành:
+ Nhóm đa ngành: là nhóm được hình thành từ các thành viên có chuyên
môn, ngành nghề khác nhau được tập hợp để cùng giải quyết một hoặc một số công
việc, vấn đề đòi hỏi sự tham gia đa ngành;
+ Nhóm đơn ngành: là nhóm được hìnht hành từ các thành viên có cùng
chung lĩnh vực chuyên môn. Thường các thành viên cùng làm việc trong một đơn
vị, tổ chức. Đôi khi cũng có nhóm đơn ngành huy động thành viên từ các đơn vị, tổ
chức khác nhau nhưng lại có chuyên môn giống nhau.
d. Các giai đoạn phát triển của nhóm làm việc
- Giai đoạn lập kế hoạch
Giai đoạn lập kế hoạch nhằm chuẩn bị các điều kiện, nguồn lực cần thiết cho
việc thực hiện làm việc nhóm. Kết quả làm việc nhóm phụ thuộc trực tiếp vào giai
đoạn lập kế hoạch. Trong giai đoạn này, cần lựa chọn nhóm trưởng.
Đây là việc rất quan trọng bởi vai trò điều tiết của trưởng nhóm. Trong thực
tế các tổ chức khi xây dựng các nhóm chính thức, ổn định, trưởng nhóm sẽ được
chỉ định. Nhưng cũng nhiều nhóm bầu trực tiếp trưởng nhóm.
Nhóm làm việc phải trên cơ sở hướng tới những mục tiêu cụ thể, rõ ràng, dễ
hiểu. Mục tiêu phải có sự định lượng để có thể đánh giá. Mục tiêu đạt được bằng
chính khả năng của của nhóm, phù hợp với thực tế chứ không viển vông.
Phải có thời hạn để đạt được mục tiêu. Lập kế hoạch chính là việc cụ thể hóa các
mục tiêu về các nguồn lực, phương pháp, thời gian tiến hành, yêu cầu công việc…. Có
thể gợi ý một bảng xây dựng kế hoạch công việc của giai đoạn này như sau:
Phương
STT Tên việc Nhân lực Phương pháp tiện thực Thời gian Yêu cầu cần
làm việc hiện thực hiện đạt được
1
2

- Giai đoạn thực hiện


Để thực hiện làm việc nhóm, trước hết, cần tạo điều kiện để các thành viên
trong nhóm hiểu về nhau. Dưới sự điều hành của trưởng nhóm, các thành viên
trong nhóm sẽ chủ động tiếp cận, làm quen với nhau. Có thể đặt câu hỏi, hoặc nghe
giới thiệu trực tiếp. Càng nắm bắt được nhiều thông tin về nhau, nhất là những
thông tin liên quan đến hoạt động nhóm sẽ giúp các thành viên hiểu nhau hơn, từ
đó phối hợp làm việc tốt hơn. Nâng cao hiệu quả làm việc nhóm.
Tiếp đó mỗi thành viên sẽ thể hiện bản thân, nhất là khả năng đóng góp về
công việc của nhóm. Để làm việc hiệu quả, nhóm cũng cần xây dựng các nguyên
tắc làm việc, tạo ra sự đồng thuận chung trong tiếp cận và thực hiện các nhiệm vụ,
đồng thời, cũng xác định trách nhiệm của mỗi thành viên đối với kết quả chung.
Kết quả làm việc nhóm được đảm bảo thông qua hoạt động chung và hoạt
động của mỗi thành viên trong nhóm. Trước nhiệm vụ được giao, trưởng nhóm
cùng các thành viên trong nhóm thảo luận chung, tìm ý tuởng hay, phát biểu và
đóng góp ý kiến. Sau khi có sự thống nhất về phương án thực hiện, các thành viên
trong hóm sẽ phân công, thảo luận công việc cho phù hợp khả năng từng người dựa
trên chuyên môn của họ. Nhóm cũng thảo luận đề ra kế hoạch cụ thể, nhật ký công
tác, thời gian dự tính sẽ hoàn thành và chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các thành viên trong nhóm cần thường
xuyên trao đổi, phối hợp với nhau, bổ sung ý kiến và giải quyết các vấn đề vướng
mắc trong quá trình thực hiện. Quá trình thực hiện làm việc nhóm
cũng đòi hỏi cần có sự giám sát, đánh giá định kỳ, đột xuất để đảm bảo công việc
được thực hiện đúng tiến độ và mục tiêu. Nhóm cần động viên, khích lệ các cá nhân làm
việc tích cực, tổ chức đối thoại về những vướng mắc một cách trực diện, bảo đảm các
thành viên hiểu và phối hợp hiệu quả trong suốt tiến trình thực hiện công việc.
Trưởng nhóm có trách nhiệm kết nối, tổng hợp lại toàn bộ phần việc của mỗi
thành viên, bảo đảm công việc được thực hiện đúng lịch trình và có kết quả.
Sau khi kết thúc nhiệm vụ, nhóm cần trao đổi, rút kinh nghiệm, có thể khen
thưởng hoặc quy trách nhiệm đối với các thành viên.
đ. Một số yếu tố ảnh hưởng đến làm việc nhóm
Nhóm làm việc hiệu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, có yếu tố
chủ quan (Yếu tố bên trong), có yếu tố khách quan (Yếu tố bên ngoài).
- Yếu tố nội tại. Là yếu tố có tính chủ quan, bao gồm trình độ và sự hợp tác
của các thành viên trong nhóm, sự tuân thủ những quy chế làm việc nhóm của các
thành viên, khả năng điều hành của trưởng nhóm, mục tiêu của nhóm, điểm mạnh
và điểm yếu của nhóm…
- Yếu tố bên ngoài. Bao gồm bối cảnh làm việc, môi trường và điều kiện làm
việc, quy mô nhóm, sự đánh giá của tổ chức đối với kết quả làm việc của nhóm,
những thuận lợi và khó khăn từ yếu tố khách quan đối với công việc của nhóm...
2.2. Một số kỹ năng cơ bản trong làm việc nhóm
a. Kỹ năng thiết lập nhóm làm việc
Muốn đảm bảo sự thành công của một nhóm, tiến hành thiết kế nhóm làm
việc cũng tức là sự bao quát toàn bộ hoạt động với những khâu cốt lõi nhất trong
qúa trình làm việc. Các bước thiết kế nhóm làm việc được cụ thể hóa như sau:
- Xác định mục tiêu, quyền hạn và thời gian tồn tại nhóm. Khi nhóm đang hình
thành, nó cần những mục tiêu để tập trung vào nỗ lực của mình. Như trên đã nêu, các
mục tiêu cần cụ thể, có tính khả thi, có ý nghĩa thực tiễn và phù hợp với tầm nhìn và
giá trị của tổ chức. Cần có hạn định rõ ràng về thời gian để nhóm xây dựng kế hoạch
hợp lý đảm bảo việc thực hiện theo mục tiêu và kết quả công việc đã đề ra;
- Xác định vai trò và trách nhiệm. Đây là bước tiếp theo cần được tiến hành
để đảm bảo cho mỗi thành viên trong nhóm thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ
được giao và phối hợp hiệu quả vì mục tiêu chung của nhóm; Cần có sự cam kết
của các thành viên về việc thực hiện nhiệm vụ và yêu cầu tuân thủ quy chế trong
quá trình làm việc.
- Xác định tiêu chí đánh giá. Các thành viên trong nhóm cần phải biết và
thống nhất các tiêu chí đánh giá công việc trên cả phương diện năng lực, phẩm chất
và hiệu quả công việc. Điều này rất quan trọng trong việc đảm bảo sự công bằng
đối với từng thành viên. Đồng thời có tác dụng khích lệ, động viên, tạo môi trường
cạnh tranh lành mạnh cho khả năng cống hiến của mỗi thành viên;
- Chọn thành viên cho nhóm. Đây được coi là khâu quan trọng nhất trong
việc thiết kế nhóm làm việc. Sự thành bại của nhóm chính là ở bước lựa chọn các
thành viên có phù hợp với nhiệm vụ của nhóm hay không.
Nhìn chung, những người có các phẩm chất sau đây phù hợp với hoạt động
nhóm: Thẳng thắn, trung thực; Biết từ chối những lời đề nghị khi quỹ thời gian làm
việc của họ đã bị sử dụng hết; Chuyển giao và nhận ý kiến phản hồi có tính xây
dựng, cả đối với những ý kiến tích cực hay tiêu cực; Mạnh dạn đưa ra đề xuất với
lãnh đạo cấp trên những vấn đề cần thiết để hỗ trợ nhóm; Có khả năng thương
lượng; Chịu trách nhiệm về hành động của mình; Có trình độ và năng lực chuyên
môn phù hợp hoặc tôn trọng chuyên môn theo yêu cầu công việc của nhóm.
Tùy theo mục tiêu và yêu công việc của nhóm để hạn định số thành viên
trong nhóm. Thông thường đối với nhóm nhỏ tối đa là 10 thành viên gắn với những
nhiệm vụ phức tạp và đòi hỏi kỹ năng cụ thể. Các nhóm lớn hơn khoảng trên 20
thành viên phù hợp với những nhiệm vụ đơn giản. Khó khăn đối với nhóm lớn là sự
phối hợp, sự đồng thuận của tất cả các thành viên.
b. Kỹ năng tổ chức họp nhóm
- Chuẩn bị cho cuộc họp: Xác định nội dung và mục tiêu cần đạt được của
cuộc họp bao gồm: + Cuộc họp nhằm giải quyết vấn đề gì? + Khi nào cuộc họp kết
thúc? + Các thành viên sẽ đóng góp ý kiến như thế nào? + Các mâu thuẫn, xung đột
sẽ được giải quyết như thế nào? + Mong đợi những gì từ mỗi thành viên?
Chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tiến hành cuộc họp như: địa điểm, thời
gian, các phương tiện, công cụ cần thiết phục vụ cho cuộc họp (nếu cần); chuẩn bị
kế hoạch triển khai cuộc họp (có thể thông tin trước bản kế hoạch và nội dung tiến
hành cuộc họp cho các thành viên trong nhóm trước khi cuộc họp diễn ra để họ có
thời gian suy nghĩ).
- Triển khai cuộc họp: Để tạo không khí hợp tác trong cuộc họp, tốt nhất nên
có bước giới thiệu các thành viên của cuộc họp với nhau. Có nhiều cách giới thiệu:
+ Trưởng nhóm hoặc người điều hành giới thiệu lần lượt từng thành viên; +
Để các thành viên tự giới thiệu về mình;
+ Đề nghị các thành viên tự tìm hiểu người bên cạnh mình và giới thiệu cho
các thành viên khác.
- Tiếp đó cần thống nhất cách thức làm việc: yêu cầu mà cuộc họp cần đạt
được; lần lượt triển khai từng nội dung đã được xây dựng trong bảng kế hoạch.
- Thảo luận và ra quyết định trong nhóm: Đây là bước quan trọng nhất quyết
định kết quả của cuộc họp. Những nội dung cần được giải quyết sẽ được đưa ra để
mọi người đóng góp ý kiến. Điều quan trọng là phải huy động được sự tham gia
của tất cả các thành viên với một tinh thần tích cực, hợp tác. Tránh tình trạng ý kiến
chỉ tập trung vào một số thành viên, còn những thành viên khác không quan tâm.
Việc tranh luận, những quan điểm trái nhau, thậm chí xung đột nhau có thể diễn ra,
đòi hỏi người điều hành cuộc họp phải rất linh hoạt. Cần tôn trọng những ý kiến
chất vấn cũng như đóng góp của các thành viên. Làm rõ và diễn giải cẩn thận
những ý kiến then chốt. Đề nghị mọi người đưa ra những quan điểm của mình để
bảo vệ những ý tưởng mới. Cần sử dụng và phát huy tối đa những kỹ năng “động
não” như kích thích tư duy, khích lệ sự sáng tạo; phát huy ý tưởng.
Chú ý ghi chép lại cẩn thận những ý kiến đóng góp, nếu có thể hiển thị bằng
bảng, biểu hoặc hình ảnh minh họa cho mọi người dễ quan sát. Đưa ra những câu
hỏi mở để khích lệ sự tham gia ý kiến của mọi người và hình thành những ý tướng
mới. Cần kiểm soát kế hoạch đã xây dựng và tập trung vào chủ đề cuộc họp, tránh
lệch hướng, lan man, nhưng cũng không cứng nhắc dễ dập tắt những ý tưởng sáng
tạo. Sau mỗi nội dung được triển khai cần có sơ kết. Đảm bảo rằng các thành viên
đều nắm được diễn biến của cuộc họp cũng như mục tiêu cuộc họp và mục tiêu của
từng vấn đề.
- Công đoạn ra quyết định thường diễn ra một số tình trạng sau:
+ Quyết định được đưa ra rất nhanh chóng vì mọi thành viên tỏ ra thờ ơ,
không quan tâm. Tình trạng này thường dẫn đến nguy cơ bỏ qua nhiều ý kiến có
giá trị, hoặc không ai chịu đào sâu suy nghĩ, các quyết định thường hời hợt, thiếu
chất lượng.
+ Ra quyết định kiểu áp đặt: Những quyết định cuối cùng thường bị chi phối
bởi các lãnh đạo cấp trên, người bảo trợ nhóm hoặc người trưởng nhóm. Thường
kiểu ra quyết định này được tiến hành không thông qua thảo luận, hoặc thảo luận
chỉ mang tính hình thức. Chính vì vậy ra quyết định theo kiểu này thường mang
tính chủ quan. Trong trường hợp người ra quyết định không có đủ thông tin đầy đủ,
chính xác dễ dẫn đến cảm tính, sai lệch, thậm chí gây hậu quả đối với kiểu quyết
định áp đặt.
+ Ra quyết định theo nguyên tắc đa số: Trong thực tế, ra quyết định căn cứ
vào sự đồng ý hoặc biểu quyết của số đông không hoàn toàn cho ý nghĩa tích cực.
Bộ phận thiểu số còn lại trong nhóm cảm thấy bị yếu thế sẽ rơi vào tình trạng mâu
thuẫn, xung đột với nhóm mạnh. Mặt khác cũng dễ xảy ra tình trạng lôi kéo, bè
phái để trở thành nhóm đa số của một số thành viên trong nhóm. Vì thế kết quả
cuối cùng vẫn không phải là một quyết định mang tính khách quan, phát huy khả
năng của tất cả các thành viên như mục tiêu mong muốn
+ Ra quyết định trên tình thần hợp tác: Đây là hình thức ra quyết định lý
tưởng nhất, theo đó tất cả các thành viên trong nhóm đều hướng tới mục tiêu chung
và thể hiện tính thần trách nhiệm. Mỗi người đều phát huy thế mạnh của mình đồng
thời có khả năng kiểm soát bản thấn để phối hợp hiệu quả với các thành viên còn
lại. Ở mỗi thành viên đều có sự tôn trọng nhau, đánh giá thỏa đáng về nhau. Những
quyết định xuất phát từ sự đồng thuận cao bao giờ cũng là đích đến của những
nhóm làm việc hiệu quả.
- Một số lưu ý:
+ Lắng nghe cẩn thận và duy trì cuộc họp tập trung về các mục tiêu của nó;
+ Đơn giản hóa tất cả những phức tạp sử dụng các tóm tắt và tổng kết;
+ Ngăn chặn các hiểu lầm và sự mơ hồ, cố gắng duy trì sự trong sáng trong
buổi thảo luận;
+ Kiểm soát các ý kiến quá dài làm ảnh hưởng đến nội dung hoặc kế hoạch
làm việc của nhóm;
+ Cố gắng để đạt được sự mãn nguyện lẫn nhau nhưng không lãng phí toàn
bộ thời gian của các cuộc thảo luận vào các nội dung đơn lẻ;
+ Tại cuối của mỗi nội dung trong chương trình họp nhóm, tổng kết cái gì đã
được thảo luận và cái gì đạt được sự đồng thuận.
- Kết thúc cuộc họp ghi biên bản với những nội dung cốt yếu như sau:
+ Thời gian, ngày, nơi họp và chủ toạ cuộc họp nhóm;
+ Tên của tất cả thành viên dự họp và thành viên vắng mặt (cùng với lý do
vắng mặt);
+ Toàn bộ các nội dung thảo luận, ra quyết định, trách nhiệm cá nhân cho
các nhiệm vụ được phân công;
+ Thời điểm kết thúc họp;
+ Thời gian, ngày, nơi chốn cho lần họp kế.(Nếu có).
- Đánh giá cuộc họp:
+ Cái gì đã làm được, cái gì chưa;
+ Cái gì cần phát huy, cái gì cần rút kinh nghiệm.
- Những việc cần làm tiếp theo:
+ Công việc chung cho cả nhóm;
+ Công việc cho mỗi thành viên
c. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Trong quá trình làm việc nhóm, có thể xảy ra những vấn đề cần được giải
quyết mới thực hiện được các mục tiêu mà nhóm đã đề ra. Đặc biệt, mâu thuẫn,
xung đột là vấn đề thường xảy ra hơn cả trong các nhóm làm việc. Lý do dẫn đến
mâu thuẫn, xung đột xuất phát từ sự khác biệt về trình độ, năng lực, kinh nghiệm,
nền tảng văn hóa, hay bất đồng về quan điểm, quyền lợi, trách nhiệm.
Mâu thuẫn, xung đột có thể tạo động lực, nhưng cũng có thể là nhân tố phá hoại
hoạt động nhóm. Chính vì vậy, để đảm bảo cho hoạt động nhóm diễn ra thuận chiều,
cần nhanh chóng và tích cực giải quyết các vấn đề phát sinh. Tránh việc đẩy những
xung đột nhỏ lên thành xung đột lớn, hoặc phát sinh thêm những xung đột mới.
Cách giải quyết xung đột tốt nhất là tất cả các thành viên đều “gặp nhau ở
điểm giữa”. Chia sẻ và thông cảm với nhau vì một mục tiêu chung. Không tìm cách
xoáy sâu vào điểm khác biệt. Trong thực tế, có nhiều cách giải quyết mâu thuẫn,
xung đột:
- Bằng biện pháp áp đảo: Thể hiện sự cứng rắn, cương quyết của số đông
hoặc số có uy tín trong nhóm, áp đặt các thành viên còn lại theo quan điểm, hướng
giải quyết của mình. Biện pháp này dễ dẫn tới hai kết quả:
+ Khiến các thành viên bị áp đảo không thoải mái, ấm ức, thậm chí dẫn đến
thù địch;
+ Có một giải pháp rõ ràng, tạo sự thay đổi; thậm chí tiến bộ vượt bậc.
- Bằng biện pháp né tránh: Ngại va chạm, sẵn sàng đồng ý giải pháp dung
hòa cho các bên mà không ảnh hưởng đến quyền lợi của bên nào, không quan tâm
đến chất lượng, hiệu quả của vấn đề được đưa ra giải quyết. Thực chất biện pháp
này các bên tham gia đều không hài lòng nhưng đành chấp nhận.
- Biện pháp nhường nhịn: Đây là biện pháp mà quyết định cuối cùng được đưa
ra nhằm xoa dịu sự căng thẳng, giải quyết căn bản mối quan hệ hơn là đáp ứng yêu
cầu công việc ở mức cao nhất. Biện pháp này thường được thực hiện khi một bên
chấp nhận hi sinh, thiệt thòi phần mình. Thực tế có những trường hợp bên “thua”
nhận thấy giải pháp của mình là tối ưu, tuy nhiên vì sợ mất quan hệ nên họ đành
nhường nhịn. Dẫn tới tình trạng hoạt động nhóm khó đạt được kết quả tốt nhất.
- Biện pháp hợp tác “cộng hòa”: Xung đột nảy sinh khi các bên không đồng
quan điểm, nhưng trong trường hợp các bên đều cùng một mục tiêu chung là đạt
được hiệu quả công việc cao nhất, nỗ lực phân tích, đánh giá và đồng thuận với
những giải pháp cho kết quả tốt nhất. Đây là biện pháp lý tưởng mà mọi xung đột
diễn ra trong nhóm đều mong muốn đạt được. Thắng lợi cuối cùng thuộc về tập thể
nhóm làm việc.
Giải quyết xung đột là một vấn đề khá phức tạp. Đòi hỏi trước hết là khả
năng điều hành hoạt động nhóm của người nhóm trưởng. Tiếp đó là sự hưởng ứng
tích cực của chính các thành viên trong nhóm vì một mục tiêu chung. Để quản lý
xung đột cần tiến hành các bước sau:
+ Xác định xung đột: Vấn đề gây xung đột là gì? Thuộc loại xung đột nào?
Những ai tham gia vào xung đột đang diễn ra;
+ Tiên liệu về xung đột: Xung đột đơn giản hay phức tạp? Nguy cơ về gia
tăng xung đột;
+ Tìm biện pháp giải quyết xung đột: Trưng cầu những ý kiến khác nhau để giải
quyết xung đột. Huy động sự tham gia của mọi người vì một mục tiêu chung? Tránh đề
cập quan điểm cá nhân. Tránh định kiến hoặc áp đặt với các nhóm xung đột;
+ Nếu có thể huy động nhóm nhỏ có quan điểm dung hòa các bên xung đột
để làm dịu xung đột. Tiếp đó tìm điểm tương hợp giữa các bên và động viên, khích
lệ các bên cùng tập trung giải quyết nhiệm vụ của nhóm.
d. Kỹ năng đánh giá hiệu quả làm việc nhóm
Có hai hình thức đánh giá: Đánh giá trong và đánh giá ngoài.
- Đánh giá trong là đánh giá của nội bộ nhóm. Đánh giá trong thể được tiến
hành trực tiếp hoặc thông qua cuộc họp nhóm. Theo đó các thành viên có thể đánh
giá lẫn nhau, hoặc trưởng nhóm đánh giá từng thành viên.
Nội dung đánh giá bao gồm: + Thái độ; + Năng lực; + Kết quả làm việc; +
Triển vọng.
- Đánh giá ngoài: là đánh giá của người hoặc tổ chức chịu trách nhiệm giám
sát hoạt động của nhóm. Đánh giá của các bên liên quan thụ hưởng kết quả làm
việc do nhóm thực hiện. Đánh giá ngoài thường dựa trên các quy định, tiêu chí và
mục tiêu đã được xác định.
Yêu cầu của việc đánh giá là cần đảm bảo tính khách quan, có căn cứ, có cơ
sở. Đánh giá không mang tính áp đặt, không chủ quan, không cảm tính. Đánh giá
cần xem xét cả quá trình và tính đến những điều kiện thực tế, cũng như những tác
động, biến đổi bất thường.
2.3. Xây dựng nhóm làm việc hiệu quả
a. Đặc điểm của nhóm làm việc hiệu quả
Trước hết cần xây dựng nguyên tắc làm việc của nhóm với những nội dung sau:
- Cần chia sẻ thông tin và nguồn lực;
- Thống nhất về phương thức thực hiện;
- Tôn trọng và khích lệ nhau;
- Cộng tác chứ không cạnh tranh;
- Nhận diện xem nhóm hoặc cá nhân mình đang ở đâu, nhanh chóng chuyển
sang sự thay đổi.
b. Đặc điểm cá nhân là thành viên
Đối với mỗi cá nhân phải hình thành một số kỹ năng cơ bản sau:
- Lắng nghe: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Các thành
viên trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Kỹ năng này phản ánh sự tôn
trọng (hay xây dựng) ý kiến giữa các thành viên. Thực hiện kỹ năng lắng nghe
trong nhóm làm việc gắn liền với sự quan tâm tới vấn đề nhóm cần giải quyết.
Lắng nghe không chỉ tiếp nhận ý kiến mà còn thanh lọc, phân tích và lựa chọn ý
kiến. Cần thể hiện thái độ khi lắng nghe bằng cử chỉ, ánh mắt và tư thế. Khi người
trình bày ý kiến cảm nhận được cử tọa đang chú ý sẽ cảm thấy tự tin và phấn khích
hơn; Cần thể hiện thái độ lắng nghe với sự quan tâm thực sự.
- Chất vấn: Qua cách thức mỗi người đặt câu hỏi, chúng ta có thể nhận biết
mức độ tác động lẫn nhau, khả năng thảo luận, đưa ra vấn đề cho các thành viên
khác của họ. Nguyên tắc chất vấn phải trên tinh thần tôn trọng đối tác, giàu thiện
chí; không chất vấn quá dài; không chất vấn bằng thái độ gay gắt; mội dung chất
vấn cần rõ ràng, không mơ hồ.
- Thuyết phục: Các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa
ra. Đồng thời họ cần biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến
của mình. Khả năng thuyết phục rất quan trọng trong trường hợp có những ý kiến
khác nhau khi giải quyết vấn đề của nhóm. Sức thuyết phục không chỉ ở ngôn ngữ,
cử chỉ, hành vi mà còn cả ở sự chân thành, thân thiện.
- Tôn trọng: Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những người
khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực.
Thực chất tôn trọng người khác cũng tức là tôn trọng chính mình. Tôn trọng cũng là
một hình thức khích lệ tinh thần, hỗ trợ cho lòng nhiệt tâm đối với công việc.
- Trợ giúp: Các thành viên trong nhóm phải biết giúp đỡ nhau và biết cách
tiếp nhận sự giúp đỡ; Sự trợ giúp làm tăng cường khả năng của các cá nhân, tạo
mối liên kết giữa các thành viên trong nhóm.
- Sẻ chia: Các thành viên đưa ra ý kiến và trình bày, chia sẻ những suy nghĩ
của mình cho nhau. Việc tham khảo ý kiến của người khác và sẵn sàng nhận sự sẻ
chia của các thành viên khác trong nhóm là điều tối cần thiết.Sẻ chia khiến mỗi
thành viên trong nhóm có cơ hội tự hoàn thiện chính mình. Sẻ chia là yếu tố dễ dẫn
đến sự gắn kết mọi người với nhau;
- Phối hợp: Đây là kỹ năng rất quan trọng trong quá trình làm việc nhóm. Thiếu
khả năng phối hợp nhóm sẽ rời rạc, mục tiêu làm việc nhóm sẽ không thể thực hiện.
Mỗi thành viên phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế hoạch đã đề ra. Sự phối
hợp đòi hỏi phải biết rõ công việc của mình và mối quan hệ tương tác giữa
c. Đặc điểm cá nhân là lãnh đạo nhóm
Trưởng nhóm: là người giữ vai trò người tổ chứcthực hiện và điều hành, điều
phối công việc. Trưởng nhóm phải chịu trách nhiệm bố trí các cuộc họp từ buổi gặp
mặt đầu tiên đến khi nhóm tan rã. Việc tổ chức cuộc họp bàn kế hoạch sao cho có sự
tham gia bình đẳng giữa các thành viên là kỹ năng cần có của trưởng nhóm. Lập kế
hoạch và phân công công việc cho các thành viên cũng là nghệ thuật của trưởng nhóm.
Tất cả các giai đoạn hoạt động của nhóm, người nhóm trưởng phải nắm vững
và điều hành cho tốt. Nhưng quan trọng nhất là trưởng nhóm phải là người có các
kỹ năng truyền thông và thúc đẩy và càng có nhiều trải nghiệm càng tốt. Các kỹ
năng này được xây dựng dựa trên nền tảng của 4 thái độ: cảm thông, tôn trọng,
quan tâm và tin tưởng vào tiềm năng nhóm.
BÀI TẬP RÈN LUYỆN LỸ NĂNG
1. Nêu lên sự cần thiết phải quản lý thời gian của bản thân?
2. Bản thân đã sử dụng có hiệu quả thời gian hay chưa? Những nguyên nhân gây
nên sự lãng phí thời gian
3. Cá nhân đã hiểu biết được bản thân hay chưa? Sự hiệu biết của bản thân có ý
nghĩ như thế nào đối với việc sử dụng hiệu quả thời gian?
4. Hãy lập kế hoạch công việc cụ thể
5. Sử dụng ma trận thời gian để quản lý thời gian của bản thân
6. Rèn luyện những kỹ năng cần thiết để làm việc nhóm có hiệu quả
7. Vận dụng những kiến thức về kỹ năng làm việc nhóm, anh (chị) hãy: Xây dựng kế
hoạch làm việc cho một nhóm nhỏ; Trình bày kết quả làm việc của nhóm; Đánh giá và rút
kinh nghiệm hoạt động nhóm

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Trần Thị Bích Nga, Phạm Ngọc Sáu, Nguyễn Thu Hà (biên dịch): Xây dựng
nhóm làm việc hiệu quả, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2006.
2. PGS.TS Vũ Hoàng Ngân, Ths Trương Thị Nam Thắng: Xây dựng và phát triển
nhóm làm việc, NXB Phụ nữ, 2009.
3. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (2013), Kỹ năng tìm kiếm việc làm của sinh
viên trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Báo cáo hội thảo khoa học
toàn quốc về vấn đề việc làm, tháng 09/2013
4. Nguyễn Thanh Bình, Giáo trình chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống, Nhà xuất
bản Đại học Sư phạm Hà Nội
5. Michel Maginn: Thúc đẩy nhóm làm việc hiệu quả, NXB Tổng hợp Thành phố
Hồ Chí Minh, 2007.
Chuyên đề 7

VIẾT BÁO CÁO

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU


1. Mục đích
Chuyên đề báo cáo giúp học viên liên hệ, vận dụng, đối chiếu so sánh giữa lý
thuyết được cung cấp trong phần kiến thức chung với thực tiễn quản hành chính
nhà nước của đơn vị mình đang công tác.
2. Yêu cầu
Sau khi học xong các chuyên đề của phần I, học viên sẽ viết một chuyên đề báo cáo
với các yêu cầu dưới đây:
- Số trang của chuyên đề từ 10-15 trang, font chữ Times New Roman, cỡ chữ 13,
giãn dòng 1,5.
- Tập trung vào ít nhất một trong các chuyên đề đã được giới thiệu trên lớp của
phần I
- Cách tiếp cận: Vận dụng lý thuyết được giảng vào phân tích hoạt động thực tiễn ở
mức cá nhân, đơn vị, ngành để rút ra các bài học và đề xuất các khuyến nghị
II. NỘI DUNG
Nội dung chuyên đề báo cáo tùy thuộc vào vị trí việc làm của học viên. Những gợi
ý sau đây nhằm hỗ trợ cho quá trình xây dựng và trình bày chuyên đề báo cáo.
BÌA: Nêu rõ tên tiểu luận, tên tác giả
PHẦN ĐẦU CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO: cần có các mục sau:
- Mục lục
- Bảng chú giải các ký hiệu, đơn vị đo, từ viết tắt, thuật ngữ
PHẦN CHÍNH CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO: nên chia thành các mục như sau:
I. Đặt vấn đề:
- Giới thiệu về chủ đề và các nội dung cơ bản mà học viên muốn trình bày trong
chuyên đề báo cáo với mục đích nêu lên lý do lựa chọn chủ đề viết báo cáo
II. Mục đích yêu cầu của chuyên đề báo cáo: Trình bày các mục đích của báo cáo
III. Nội dung của chuyên đề báo cáo:
3.1. Các luận điểm lý thuyết chính của phần I mà học viên muốn đề cập trong
chuyên đề báo cáo (Tùy thuộc vào mối quan tâm mà học viên có thể lựa chọn ít
nhất một trong các chuyên đề đã được học, một số luận điểm lý thuyết của chuyên
đề lựa chọn).
3.2. Vận dụng các luận điểm, lý thuyết đề cập ở mục 3.1 vào thực tiễn hoạt động ở
các mức độ cá nhân, đơn vị, ngành.
- Các vấn đề thực tiễn ở mức độ cá nhân, đơn vị, ngành liên quan tới các nội dung
lý thuyết được học
- Bàn luận về những thuận lợi và khó khăn áp dụng lý thuyết vào thực tiễn
- Phân tích và rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn
IV. Kết luận và khuyến nghị:
- Rút ra những kết luận chính về vấn đề, chủ đề quan tâm
- Khuyến nghị
V. Tài liệu tham khảo: xem hướng dẫn cách viết tài liệu tham khảo ở mục VIII
VI. Phụ lục:
Những tài liệu, hình, ảnh cần thiết để làm sáng tỏ chuyên đề báo cáo có thể đưa vào
phụ lục của báo cáo.
PHẦN 2
KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VÀ ĐẠO ĐỨC
NGHỀ NGHIỆP

CHUYÊN ĐỀ 1

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG


THỜI LƯỢNG HỌC TẬP
Tổng số tiết: 20 tiết
- Lý thuyết: 12 tiết
- Thảo luận/ thực hành: 8 tiết
MỤC TIÊU
Sau khi học xong chuyên đề, học viên cần đạt được:
1- Trình bày được khái niệm y học thực chứng
2- Trình bày được các giá trị của các loại hình nghiên cứu
3- Xác định được cách lấy cỡ mẫu trong nghiên cứu lâm sàng
NỘI DUNG
1. Tổng quan về y học thực chứng và giá trị của các loại hình nghiên cứu10
1.1. Y học thực chứng
Y học thực chứng (Evidence-based medicine) được định nghĩa như là một
phương pháp thực hành y khoa dựa vào các dữ liệu y học một cách sáng suốt và có
ý thức, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân. Cụm từ chủ đạo trong định
nghĩa này là dữ liệu y học, hay nói cụ thể hơn là bằng chứng khoa học thu thập từ
những công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề lâm sàng
Bằng chứng khoa học mang tính chính thống là những dữ liệu được công bố
trên các tập san khoa học được cộng đồng khoa học công nhận. Hiện nay, chỉ trong
ngành y sinh học, đã có ít nhất 30.000 tập san (nhưng chỉ khoảng 10% nằm trong
danh sách của Viện thông tin khoa học -- Institute of Scientific Information), mỗi
năm công bố trên 3 triệu bài báo khoa học, tương đương với 750 mét giấy!
Với một lượng thông tin khổng lồ như thế, không một bác sĩ nào có thể cập
nhật hóa kiến thức một cách đầy đủ. Đã có ước tính cho rằng chỉ riêng ngành nội
khoa, để cập nhật hóa thông tin, một bác sĩ trung bình phải đọc 17 bài báo mỗi
ngày, 365 ngày một năm! Nhưng trong thực tế, bác sĩ rất bận rộn, không có thì giờ
theo dõi các bài báo khoa học. Một nghiên cứu ở Mĩ cho thấy bác sĩ thường trú chỉ
dành 45 phút mỗi tuần để đọc báo khoa học về lĩnh vực mình quan tâm; trong đó có
10
Nguồn: GS. Nguyễn Văn Tuấn, Y học thực chứng, đăng trên https://www.nhipcauduoclamsang.com/
đến 45% không thường xuyên đọc tập san y khoa. Tuổi càng cao thời lượng đọc
càng ít. Bác sĩ cao cấp chỉ tiêu ra 30 phút / tuần để đọc bài báo khoa học trên các
tập san y khoa, và có đến 30-40% không thường xuyên theo dõi tập san y khoa.
Vấn đề cần đặt ra là làm sao đánh giá được thông tin nào đáng đọc hay có giá trị
khoa học.
Định nghĩa về y học thực chứng đòi hỏi bác sĩ phải sử dụng dữ liệu y học
một cách “sáng suốt và có ý thức”. Nói cách khác, không chỉ là tiếp nhận dữ liệu,
người thầy thuốc phải hiểu dữ liệu đó có ý nghĩa gì, và có đáng tin cậy hay không,
để từ đó đi đến những so sánh khách quan hơn và quyết định tốt hơn. Thế nhưng
trong thực tế thì rất ít thầy thuốc hiểu các dữ liệu khoa học trong các nghiên cứu y
khoa. Theo một thống kê gần đây trên tập san JAMA, có đến 90% bác sĩ không
hiểu ý nghĩa của những số liệu và phân tích trong các bài báo y học! Điều này thực
ra cũng không có gì đáng ngạc nhiên và cũng chẳng phản ánh khả năng chuyên
môn của bác sĩ, bởi vì trong quá trình huấn luyện ở trường y, sinh viên ít khi nào
được tiếp cận với các phương pháp dịch tễ học và nhất là thống kê học, cho nên khi
ra trường họ không nắm vững các kĩ năng quan trọng này.
1.2. Giá trị các loại hình nghiên cứu
Nghiên cứu y học được công bố trên các tập san nghiên cứu y khoa thường
rất đa dạng, và xuất hiện với nhiều danh từ, thuật ngữ không mấy quen thuộc. Một
số nghiên cứu thường thấy là meta-analysis (phân tích tổng hợp), randomized
controlled clinical trial (RCT, nghiên cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên),
prospective (longitudinal) study (nghiên cứu theo thời gian), cross-sectional study
(nghiên cứu tiêu biểu một thời điểm), và case-control study (nghiên cứu bệnh
chứng). Giá trị khoa học của những nghiên cứu này không giống nhau. Theo y học
thực chứng, các nghiên cứu sau đây có giá trị khoa học xếp theo tứ tự thấp nhất đến
cao nhất:
Giá trị TÊN LOẠI NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM
Ý kiến của các chuyên gia, bài Thường là các bài báo được các tập
1
điểm báo, xã luận, bình luận. san mời viết
Các nghiên cứu sơ khởi trong phòng
Nghiên cứu cơ bản trên chuột
2 thí nghiệm về một phân tử hay tác
và động vật cấp thấp.
nhân cụ thể.
Kinh nghiệm điều trị về một hay vài
Báo cáo lâm sàng (case
3 trường hợp lâm sàng đặc biệt và
reports).
hiếm thấy.
Nghiên cứu bệnh chứng Mục đích là tìm hiểu mối liên hệ
4
(casecontrol study) giữa một yếu tố nguy cơ và bệnh tật.
Mục đích thường là ước tính tỉ lệ
Nghiên cứu tiêu biểu tại một
hiện hành của bệnh (prevelance) và
4 thời điểm (cross-sectional
các yếu tố liên quan đến bệnh trong
study).
một quần thể.
Mục đích thường là ước tính tỉ lệ
Nghiên cứu theo thời gian
phát sinh của bệnh (incidence) và
5 (prospective / longitudinal
các yếu tố liên quan đến bệnh trong
study).
một quần thể.
Sử dụng trong việc thẩm định mức
Thử nghiệm lâm sàng đối
độ hiệu nghiệm của một thuật điều
6 chứng ngẫu nhiên (randomized
trị lâm sàng trong một nhóm đối
controlled clinical trial - RCT)
tượng cụ thể.
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu
Phân tích tổng hợp
7 RCT, cross-section, longitudinal và
(metaanalysis).
casecontrol.

1- Ý kiến cá nhân và điểm báo, xã luận. Một số bài báo trên các tập san y
học là những ý kiến cá nhân của các giáo sư và chuyên gia trong ngành. Những ý
kiến này thường xuất hiện dưới hình thức một bài xã luận (editorial), bình luận
(commentary), hay điểm báo (review). Đây là những bài báo có giá trị thấp nhất
trong khoa học, vì chúng chẳng cung cấp một bằng chứng khách quan, mà chỉ là
những ý kiến cá nhân. Mà, ý kiến cá nhân thì thường, không ít thì nhiều, mang tính
chủ quan. Đó là chưa kể một số giáo sư chỉ là những cái loa phát thanh cho các
công ti dược, hay lợi dụng tập san để quảng cáo cho công ti của chính họ, chứ mục
đích phục vụ khoa học chỉ là thứ yếu
2-Nghiên cứu cơ bản (basic research).Trong y học, các nghiên cứu cơ bản
đóng vai trò rất quan trọng trong khám phá y khoa. Không có các nghiên cứu này,
chúng ta chắc chắn không có một nền y học hiện đại như hiện nay. Những nghiên
cứu này thường được tiến hành trên chuột hay thỏ, hay trong ống nghiệm. Đó là
những nghiên cứu khởi đầu để thử nghiệm một giả thiết khoa học cụ thể nào đó.
Bởi vì chỉ là nghiên cứu sơ khởi và không tiến hành trên bệnh nhân, cho nên đối
với y học thực chứng giá trị khoa học của các nghiên cứu này rất thấp, chỉ hơn ý
kiến cá nhân một bậc mà thôi.
3. Báo cáo trường hợp lâm sàng (case reports). Bằng chứng có giá trị cao
hơn nghiên cứu cơ bản là các phân tích về các trường hợp lâm sàng. Trong nhiều
tập san y học, giới nghiên cứu thường báo cáo trường hợp bệnh nhân rất đặc biệt,
rất hiếm, những trường hợp bệnh khó chẩn đoán, hay những trường hợp bệnh lí
chưa được mô tả trong sách giáo khoa, những ca giải phẫu ngoạn mục, v.v... Có khi
bác sĩ thành công trong chẩn đoán và điều trị (nếu không thì chắc chắn sẽ không có
bài báo!) và những thành công đó không thể xem là bằng chứng khoa học được, vì
không có giá trị khái quát hóa đến các bệnh nhân khác.
4. Nghiên cứu bệnh chứng (case-control study). Các nghiên cứu có giá trị
khoa học “trung bình” là các case-control study. Trong các nghiên cứu này, mục
đích chính là tìm hiểu mối liên hệ giữa một yếu tố nguy cơ (risk factor) và một
bệnh rất cụ thể. Để tiến hành nghiên cứu này, nhà nghiên cúu phải “đi ngược thời
gian” với những qui trình được minh họa qua một nghiên cứu tiêu biểu mối liên hệ
giữa việc sử dụng hormone (hormone therapy hay HT) và gãy xương như sau:
• Bước thứ nhất: chọn một nhóm đối tượng đã bị gãy xương (còn gọi là
cases) mà nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu;
• Bước thứ hai: chọn nhóm đối chứng (gọi là controls) không bị gãy xương,
nhưng mỗi người trong nhóm này phải có cùng độ tuổi, cùng giới tính, và các yếu
tố lâm sàng khác với nhóm đối tượng;
• Bước thứ ba: xem xét trong mỗi nhóm đối tượng và nhóm đối chứng có
bao nhiêu người sử dụng HT và bao nhiêu người không sử dụng HT.
• Bước thứ tư: ước tính odds ratio (hay thường viết tắt OR). Khi OR thấp
hơn 1 có nghĩa là sử dụng HT giảm gãy xương; khi OR = 1 có nghĩa là HT không
có ảnh hưởng gì đến gãy xương; và nếu OR cao hơn 1 thì đó là một “tín hiệu” cho
thấy sử dụng HT có thể làm tăng nguy cơ gãy xương.
5. Nghiên cứu tiêu biểu một thời điểm (cross-sectional studies). Các
nghiên cứu có giá trị khoa học trên trung bình là nghiên cứu tiêu biểu một thời
điểm. Có người dịch “cross-sectional study” là “nghiên cứu cắt ngang”, nhưng tôi
thấy cách dịch này không nói lên thực chất của nó. Trong thực tế, nghiên cứu này
chọn một quần thể một cách ngẫu nhiên nhưng tiêu biểu cho một cộng đồng, tại
một thời điểm nào đó. Mục đích chính của các nghiên cứu này là tìm hiểu tỉ lệ hiện
hành (prevalence) của một bệnh nào đó, hay tìm hiểu mối tương quan giữa một yếu
tố nguy cơ và một bệnh. Chẳng hạn như nếu chúng ta muốn tìm hiểu có bao nhiêu
người trong độ tuổi 50 trở lên bị bệnh xơ vữa động mạch ở dân số sống trong nông
thôn và thành phố, chúng ta có thể tiến hành như sau:
• Bước thứ nhất: chọn một thành phố và một vùng nông thôn (với các tiêu
chuẩn phù hợp cho định nghĩa thế nào là thành phố và thế nào là nông thôn), tìm
hiểu xem có bao nhiêu quận và huyện;
• Bước thứ hai: lập danh sách đối tượng nghiên cứu, gồm những đàn ông và
phụ nữ trên 50 tuổi;
• Bước thứ ba: sử dụng máy tính soạn một chương trình chọn (chẳng hạn
như) 5% tổng số đối tượng đó một cách ngẫu nhiên;
• Bước thứ tư: thu thập dữ liệu các đối tượng được chọn tại một thời điểm
nào đó;
• Bước thứ năm: xác định xem có bao nhiêu người bị xơ vữa động mạch, và
phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố lâm sàng và nguy cơ mắc bệnh.
6. Nghiên cứu theo thời gian (longitudinal studies hay prospective
study). Nghiên cứu có giá trị cao hơn nghiên cứu cross-section là các nghiên cứu
theo thời gian. Mục đích của các nghiên cứu này là tìm hiểu mối liên hệ giữa một
hay nhiều yếu tố nguy cơ và nguy cơ phát sinh bệnh tật (incidence). Khác với
nghiên cứu crosssection chỉ ghi nhận sự kiện tại một thời điểm, các nghiên cứu
longitudinal phải theo dõi đối tượng trong một thời gian có thể là nhiều năm tháng.
Do đó, nghiên cứu longitudinal thường tốn tiền hơn và công phu hơn các nghiên
cứu cross-section. Chẳng hạn như chúng ta muốn tìm hiểu mối liên hệ giữa tỉ trọng
cơ thể (body mass index - BMI) và nguy cơ tử vong, hay ước tính khả năng tiên
đoán tử vong của BMI, chúng ta có thể tiến hành nghiên cứu theo qui trình sau đây:
• Bước thứ nhất: chọn một quần thể tiêu biểu gồm N người một cách ngẫu
nhiên tại một địa phương (hay nhiều địa phương);
• Bước thứ hai: thu thập dữ liệu (như BMI chẳng hạn) ban đầu tại thời điểm t0;
• Bước thứ ba: theo dõi quần thể trong một thời gian T và trong thời gian
này, thu thập thêm dữ liệu và ghi nhận bao nhiêu người chết;
• Bước thứ tư: phân tích mối liên hệ giữa BMI tại thời điểm t0 và tỉ lệ tử
vong trong thời gian T. Kết quả của một nghiên cứu như thế có thể tóm tắt bằng
một bảng số liệu như sau:

Đến đây, chúng ta cần phải phân biệt hai chỉ số quan trọng: tỉ lệ phát sinh –
incidence và tỉ lệ hiện hành – prevalence. Tỉ lệ phát sinh chỉ có thể ước tính cho các
nghiên cứu theo thời gian (tức là prospective study), những nghiên cứu phải theo
dõi đối tượng trong một thời gian và thu thập tần số phát sinh bệnh trong thời gian
đó. Còn tỉ lệ hiện hành chỉ có thể ước tính cho các nghiên cứu cross-section mà
thôi.
Vì nghiên cứu cross-section chỉ thu thập thông tại một thời điểm nhất định, tỉ
lệ hiện hành thực chất là một chỉ số đi ngược thời gian. Trong nghiên cứu cross-
section khi phỏng vấn đối tượng, chúng ta có thể hỏi – chẳng hạn như - “anh/chị
từng bị bệnh xơ vữa động mạch bao giờ chưa”; do đó, tỉ lệ hiện hành không cung cấp
cho chúng ta nguy cơ tương lai. Nhưng tỉ lệ hiện hành cho chúng ta biết có bao nhiêu
người bị bệnh trong một quần thể, và do đó cho chúng ta biết qui mô của vấn đề.
7 - Nghiên cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên (randomized controlled
clinical trial – RCT). Các nghiên cứu vừa nêu trên (cross-section, longitudinal, và
case control studies) là những nghiên cứu quan sát (observational study), vì nhà
nghiên cứu không can thiệp vào đối tượng.  Ngược lại với các nghiên cứu quan sát,
thử nghiệm RCT là những nghiên cứu nhằm thử nghiệm mức độ ảnh hưởng, mức
độ hiệu nghiệm của một sự can thiệp (intervention).  “Can thiệp” ở đây phải hiểu là
những thuật điều trị, kể cả thuốc và phẫu thuật, nhưng tôi sẽ chú trọng vào các RCT
thử nghiệm thuốc.  Có khá nhiều cách thiết kế nghiên cứu RCT, nhưng tôi chỉ nói
đến một dạng nghiên cứu thông thường nhất: đó là nghiên cứu gồm hai nhóm bệnh
nhân (còn gọi là parallel design).  Để minh họa cho khái niệm RCT, tôi sẽ lấy ví dụ
của công trình nghiên cứu Women’s Health Initiatives làm ví dụ.  Trong công trình
nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu muốn thử nghiệm xem mức độ hiệu nghiệm
của calcium và vitamin D trong việc phòng chống gãy xương ở các phụ nữ sau thời
mãn kinh như thế nào.  Họ tiến hành những bước sau đây:
Bước thứ nhất: chọn một quần thể gồm 36.282 phụ nữ sau thời mãn kinh
(tuổi từ 50 đến 79), thu thập tất cả các dữ liệu lâm sàng liên quan;
Bước thứ hai: dùng máy tính để phân chia quần thể đó thành hai nhóm một
cách ngẫu nhiên: nhóm 1 gồm có 18.176 phụ nữ được điều trị bằng calcium và
vitamin D hàng ngày (nhóm can thiệp); nhóm 2 gồm 18.106 phụ nữ cùng độ tuổi
nhưng không được bổ sung calcium hay vitamin D (còn gọi là nhóm đối chứng hay
placebo);
Bước thứ ba:  theo dõi hai nhóm can thiệp và đối chưng trong thời gian 10
năm (tính trung bình là 7 năm, vì một số qua đời, một số mất liên lạc, và một số
không muốn tiếp tục tham gia công trình nghiên cứu).  Trong thời gian này, các nhà
nghiên cứu tiếp tục thu thập dữ liệu lâm sàng và đo lương sinh hóa để theo dõi tình
trạng của bệnh nhân, cũng như ghi nhận số phụ nữ bị gãy xương;
Bước thứ tư: sau khi hết thời hạn theo dõi, các nhà nghiên cứu lên kế hoạch
phân tích dữ liệu xem xét hiệu quả của vitamin D và calcium đến việc giảm nguy
cơ gãy xương. Kết quả chính của công trình nghiên cứu có thể tóm lược bằng một
bảng thống kê như sau:
8 - HOPE: một nghiên cứu RCT tiêu biểu. Chẳng hạn như trong công trình
nghiên cứu HOPE (Heart Outcomes Prevention Evaluation) (3) tuyển chọn bệnh
nhân trên 55 tuổi có nguy cơ bệnh tim mạch cao (tiền sử bệnh tim mạch, đột quị,
tiểu đường, và ít nhất là một yếu tố nguy cơ như cao huyết áp, tăng cholesterol, hút
thuốc lá, v.v…)  Tính chung, công trình nghiên cứu tuyển chọn được 9297 bệnh
nhân.  Bệnh nhân được chia thành hai nhóm một cách ngẫu nhiên: nhóm dùng
ramipril (10 mg/ngày) và nhóm chứng (placebo).  Ngoài ra, bệnh nhân còn được
ngẫu nhiên chia thành 2 nhóm: một nhóm sử dụng vitamin E và một nhóm chứng
(giả vitamin E).  Nói cách khác, đây là một công trình nghiên cứu được thiết kế
theo mô hình “factorial” rất tinh vi và có hệ thống.
Bệnh nhân được theo dõi trong vòng 5 năm.  Trong thời gian theo dõi, các nhà
nghiên cứu ghi nhận các biến cố lâm sàng như nhồi máu cơ tim (myocardial
infarction), đột quị, hay tử vong do bệnh tim mạch.  Họ gọi chung các biến cố lâm
sàng này là “composite outcome” (chỉ số hỗn hợp lâm sàng).  Kết quả có thể tóm
lược trong bảng số liệu sau đây: (bảng 2).

Chú thích: a: Số ngoài ngoặc kép là số bệnh nhân có biến cố lâm sàng; số
trong ngoặc kép là phần trăm tính trên tổng số bệnh nhân cho từng nhóm.  Ví dụ:
Trong số 4645 bệnh nhân sử dụng ramipril, có 459 người hay 9.9% bị nhồi máu cơ
tim, trong số 4652 bệnh nhân nhóm chứng (placebo) có 570 người hay 12.3% bị
nhồi máu cơ tim.  Do đó, tỉ số nguy cơ là 9.9 / 12.3 = 0.80, và tỉ số này dao động
trong khoảng 0.70 đến 0.90 với xác suất 95%.
Số liệu trên cho thấy, ramipril giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim 20%, giảm
nguy cơ đột quị 32%, và giảm tử vong do bệnh tim mạch 25%.  Tính chung các
biến cố lâm sàng, ramipril giảm 22%.  Do những kết quả khả quan trên đây, ủy ban
thẩm định dữ liệu của công trình nghiên cứu đề nghị ngưng công trình nghiên cứu
sớm hơn dự tính lúc ban đầu.  Nói cách khác, vì các nhà nghiên cứu thấy thuốc
ramipril có hiệu quả tốt, nên không có lí do để tiếp tục cho phân nửa bệnh nhân
phải uống placebo.
Về tác động toàn cầu, theo tính toán của các nhà nghiên cứu, nếu 1/4 các
bệnh nhân ở các nước phát triển (như Việt Nam chẳng hạn) và 1/2 bệnh nhân ở các
nước kĩ nghệ tiên tiến được điều trị bằng ramipril, khoảng 2 triệu biến cố lâm sàng
trên sẽ được ngăn ngừa.
Tuy nhiên, khi so sánh giữa hai nhóm vitamin E và placebo, không có khác
biệt về tử vong, nhồi máu cơ tim hay đột quị giữa hai nhóm. Nói cách khác,
vitamin E không có hiệu quả giảm các biến cố lâm sàng liên quan đến bệnh tim
mạch.
Nói chung, đối với y học thực chứng, trong tất cả các nghiên cứu lâm sàng,
kết quả từ các công trình thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên (RCT) được
đánh là những nghiên cứu có giá trị khoa học cao nhất, nếu những nghiên cứu này
được tiến hành nghiêm chỉnh và tuân theo các tiêu chuẩn về thiết kế, phương pháp
phân tích, cũng như tuyển chọn đối tượng.  Có thể nói không ngoa rằng công trình
nghiên cứu HOPE đánh dấu một bước ngoặc trong nghiên cứu lâm sàng và RCT vì
phương pháp thiết kế mới và logic, và kết quả của công trình này làm thay đổi thực
hành lâm sàng.
9 - Phân tích tổng hợp (Meta-analysis). Thông thường với bất cứ một
thuốc nào hay một thuật điều trị nào, một nghiên cứu RCT đơn lẻ không thể nào
giải quyết dứt khoát vấn đề hiệu nghiệm, mà thường cần phải có nhiều nghiên cứu
độc lập nhau.  Nhiều nghiên cứu trên nhiều quần thể khác nhau, dù có cùng mục
đích và tiến hành với một phương pháp chuẩn, có thể cho ra nhiều kết quả khác
nhau, thậm chí trái ngược nhau.  Trước sự khác biệt về kết quả như thế, vấn đề đặt
ra là làm sao hệ thống hóa tất cả các kết quả nghiên cứu này để cho ra một “đáp
số”, một “phát quyết” sau cùng.  Gần đây, có một nghiên cứu mới ra đời có tên là
“meta-analysis” mà tôi tạm dịch ra “phân tích tổng hợp”, vì thực chất của các
nghiên cứu này là phân tích tất cả các kết quả nghiên cứu trong quá khứ.  Trong y
học thực chứng, kết quả phân tích tổng hợp được đánh giá là có giá trị khoa học
cao nhất.
Cần phải nói thêm rằng, phân tích tổng hợp không chỉ áp dụng cho việc hệ
thống hóa các nghiên cứu RCT, mà còn có thể áp dụng để tổng hợp kết quả từ các
nghiên cứu cases-control, cross-section, và longitudinal.  Trong mấy năm gần đây,
trước tình trạng các nghiên cứu đơn lẻ cho ra quá nhiều kết quả khác nhau khó diễn
dịch, phân tích tổng hợp đã trở thành một phương tiện nghiên cứu rất thông dụng. 
Không chỉ trong lĩnh vực nghiên cứu y khoa, mà các lĩnh vực khác như sinh học,
nông nghiệp, tâm lí học, xã hội học, kinh tế học, v.v… đều bắt đầu sử dụng phân
tích tổng hợp rất nhiều.
Trên đây chỉ là khái quát về những nghiên cứu y học mà bạn đọc hay tìm
thấy trong các tập san y khoa trên thế giới.  Hiểu biết được sự khác nhau giữa các
nghiên cứu và nấc thang giá trị khoa học của chúng là một bước đầu trong việc
thẩm định thông tin khoa học.  Ngoài việc đó, người đọc còn phải đặt một số câu
hỏi thông thường như: nghiên cứu này được tiến hành ở đâu, do ai làm, đối tượng
trong nghiên cứu thuộc độ tuổi và giới tính nào, có bệnh gì, thời gian theo dõi bao
lâu, các dữ liệu được phân tích như thế nào, cách diễn dịch có phù hợp với dữ liệu
hay không, và quan trọng là nghiên cứu đã được công bố chưa, ở đâu.  Tất cả các
câu hỏi này sẽ giúp cho người tiếp nhận thông tin quyết định xem các kết quả
nghiên cứu có giá trị gì hay không, và nếu có thì chúng có áp dụng cho cá nhân
mình hay không.
2. Tổng quan về cỡ mẫu cho một số nghiên cứu trong lâm sàng
2.1. Nghiên cứu lâm sàng11
Nghiên cứu lâm sàng là một nhánh của khoa học chăm sóc sức khỏe xác định
sự an toàn và hiệu quả (hiệu quả) của thuốc, thiết bị, sản phẩm chẩn đoán và chế độ
điều trị dành cho người sử dụng. Chúng có thể được sử dụng để phòng ngừa, điều
trị, chẩn đoán hoặc làm giảm các triệu chứng của bệnh. Nghiên cứu lâm sàng khác
với thực hành lâm sàng. Trong thực hành lâm sàng phương pháp điều trị đã được
thiết lập được sử dụng, trong khi trong các nghiên cứu lâm sàng các bằng chứng
được thu thập để thiết lập một điều trị.
Thuật ngữ "nghiên cứu lâm sàng" dùng để chỉ toàn bộ thư mục của thuốc /
thiết bị / sinh học, trên thực tế, bất kỳ bài viết thử nghiệm nào từ khi bắt đầu trong
phòng thí nghiệm đến khi giới thiệu về thị trường tiêu dùng và hơn thế nữa. Một
khi ứng cử viên hoặc phân tử đầy triển vọng được xác định trong phòng thí nghiệm,
11
Theo https://vi.wikipedia.org
nó phải chịu các nghiên cứu tiền lâm sàng hoặc nghiên cứu trên động vật nơi các
khía cạnh khác nhau của bài kiểm tra (bao gồm cả độc tính an toàn của nó nếu có
thể và hiệu quả, nếu có thể ở giai đoạn đầu này).
Tại Hoa Kỳ, khi một bài viết thử nghiệm chưa được phê duyệt hoặc chưa
được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt hoặc
khi một bài viết thử nghiệm được phê duyệt hoặc xóa được sử dụng theo cách có
thể làm tăng đáng kể rủi ro (hoặc giảm khả năng chấp nhận các rủi ro), dữ liệu thu
được từ các nghiên cứu tiền lâm sàng hoặc bằng chứng hỗ trợ khác, nghiên cứu
trường hợp sử dụng ngoài nhãn, v.v... được gửi để hỗ trợ cho ứng dụng Điều tra về
Thuốc Mới (IND) cho FDA để xem xét trước tiến hành các nghiên cứu liên quan
đến ngay cả một người và một bài kiểm tra nếu kết quả dự định được đệ trình hoặc
tổ chức để FDA kiểm tra bất cứ lúc nào trong tương lai (trong trường hợp bài báo
kiểm tra đã được phê duyệt, nếu có ý định nộp hoặc giữ để được FDA kiểm tra
nhằm hỗ trợ thay đổi nhãn mác hoặc quảng cáo). Trường hợp các thiết bị liên quan
đến việc đệ trình lên FDA sẽ dành cho ứng dụng Miễn trừ thiết bị điều tra (IDE)
nếu thiết bị đó là một thiết bị rủi ro đáng kể hoặc không được miễn trừ theo cách
nào đó được đệ trình trước FDA. Ngoài ra, nghiên cứu lâm sàng có thể yêu cầu Ủy
ban đánh giá thể chế (IRB) hoặc Ủy ban đạo đức nghiên cứu (REB) và có thể các
đánh giá khác của ủy ban tổ chức, Ủy ban bảo mật, Ủy ban lợi ích, Ủy ban an toàn
bức xạ, Ủy ban nghiên cứu thuốc phóng xạ, v.v. nghiên cứu đòi hỏi phải nộp trước
cho FDA. Tiêu chí đánh giá nghiên cứu lâm sàng sẽ phụ thuộc vào quy định liên
bang mà nghiên cứu phải tuân theo (ví dụ: (Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (DHHS)
nếu được liên bang tài trợ, FDA như đã thảo luận) và sẽ phụ thuộc vào quy định
nào mà các tổ chức đăng ký, ngoài ra cho bất kỳ tiêu chí nghiêm ngặt hơn được
thêm bởi tổ chức có thể để đáp ứng với luật pháp / chính sách của tiểu bang hoặc
địa phương hoặc khuyến nghị thực thể công nhận. Lớp đánh giá bổ sung này (đặc
biệt là IRB / REB) rất quan trọng đối với việc bảo vệ các đối tượng của con người,
đặc biệt khi bạn cho rằng việc nghiên cứu theo quy định của FDA để nộp trước
được cho phép, theo quy định tương tự của FDA, 30 ngày sau khi nộp đến FDA trừ
khi được thông báo cụ thể bởi FDA không được bắt đầu nghiên cứu.
Nghiên cứu lâm sàng thường được tiến hành tại các trung tâm y tế học thuật
và các địa điểm nghiên cứu liên kết. Các trung tâm và trang web này cung cấp uy
tín của tổ chức học thuật cũng như quyền truy cập vào các khu vực đô thị lớn hơn,
cung cấp một lượng lớn người tham gia y tế. Các trung tâm y tế học thuật này
thường có Hội đồng Đánh giá Thể chế nội bộ của họ giám sát việc thực hiện đạo
đức của nghiên cứu y tế.
Hệ sinh thái nghiên cứu lâm sàng bao gồm một mạng lưới phức tạp gồm các
khu vực, công ty dược phẩm và các tổ chức nghiên cứu học thuật. Điều này đã dẫn
đến một lĩnh vực công nghệ đang phát triển được sử dụng để quản lý dữ liệu và các
yếu tố hoạt động của nghiên cứu lâm sàng. Quản lý nghiên cứu lâm sàng thường
được hỗ trợ bởi eClinical hệ thống để giúp tự động hóa công tác quản lý và tiến
hành các thử nghiệm lâm sàng.
Tại Liên minh Châu Âu, Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) hoạt động
theo cách tương tự đối với các nghiên cứu được thực hiện trong khu vực của họ.
Những nghiên cứu trên người được thực hiện theo bốn giai đoạn trong các đối
tượng nghiên cứu cho phép tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng.
2.2. Cỡ mẫu trong nghiên cứu lâm sàng12
Trong nghiên cứu lâm sàng, hay nghiên cứu khoa học nói chung, cỡ mẫu có
khi đóng vai trò quan trọng. Quan trọng là vì ngân sách của công trình nghiên cứu
tuỳ thuộc vào số lượng cỡ mẫu; nghiên cứu với số đối tượng cao thì sẽ đắt tiền hơn
nghiên cứu với số đối tượng thấp. Có khi các nhà tài trợ quyết định cung cấp kinh
phí cho nghiên cứu dựa vào số lượng đối tượng cần thiết cho nghiên cứu. Tính khả
thi của một công trình nghiên cứu có thể đánh giá qua số lượng đối tượng cần tuyển
và khả năng mà nhà nghiên cứu có thể quản lí đối tượng nghiên cứu.
Hơn thế nữa, trong nghiên cứu y khoa, số cỡ mẫu còn có ý nghĩa y đức. Nếu
nghiên cứu có quá ít bệnh nhân thì sẽ rất khó đi đến một quyết định đáng tin cậy.
Nếu nghiên cứu có quá nhiều bệnh nhân thì có lẽ không cần thiết. Trong cả hai
trường hợp (nhiều và ít) đều có thể xem là vi phạm y đức. Nếu nghiên cứu nhiều
hơn cần thiết có thể gây phiền toái cho bệnh nhân và có thể họ ở trong tình huống
nguy hiểm (nếu là nghiên cứu can thiệp mang tính xâm phạm).
Nhưng cỡ mẫu là một ước tính. Phương pháp ước tính tuỳ thuộc vào nhiều
giả định và thông số. Nói một cách ngắn gọn, số cỡ mẫu tuỳ thuộc vào 5 yếu tố
chính như sau:
• Mô hình nghiên cứu. Trong nghiên cứu y khoa, có nhiều mô hình nghiên
cứu (như mô hình bệnh chứng, nghiên cứu theo thời gian, nghiên cứu cắt ngang,
12
Nguyễn Văn Tuấn (Tác giả) bài: Cỡ mẫu: huyền thoại con số 30; Nguồn:
http://vienthongke.vn/attachments/article/1644/Bai3So%205_2012.pdf?
v.v.) Mỗi mô hình có một cách tính cỡ mẫu khác nhau, và mức độ phức tạp của tính
toán càng tăng theo sự phức tạp của mô hình nghiên cứu.
• Biến đánh giá (còn gọi là evaluative outcome). Mỗi nghiên cứu đều có một
biến số hay chỉ tiêu chính để đánh giá / kiểm định giả thuyết. Nếu nghiên cứu đánh
giá hiệu quả của thuốc điều trị loãng xương, thì biến đánh giá có thể là mật độ
xương hay tình trạng gãy xương. Có hai loại biến đánh giá: biến liên tục
(continuous variable) và biến phân loại (categorical variable). Trong ví dụ vừa kể,
mật độ xương là biến liên tục, còn gãy xương là biến phân loại (hoặc là bị gãy,
hoặc là không gãy). Phương pháp ước tính cỡ mẫu cho biến liên tục rất khác với
phương pháp cho các biến phân loại.
• Mức độ ảnh hưởng. Nghiên cứu lâm sàng thường có mục đích đánh giá ảnh
hưởng của một can thiệp hay tìm mối liên quan. Mức độ ảnh hưởng cao thì số
lượng đối tượng cần thiết sẽ thấp. Nếu mức độ ảnh hưởng thấp hay mối tương quan
yếu thì số lượng đối tượng sẽ tăng.
• Độ biến thiên của độ ảnh hưởng. Biết mức độ ảnh hưởng vẫn chưa đủ, mà
còn phải biết mức độ dao động của ảnh hưởng, gọi tắt là biến thiên (variability). Độ
biến thiên thường đo bằng một chỉ số thống kê có tên là độ lệch chuẩn (standard
deviation). Độ lệch chuẩn càng cao, số cỡ mẫu càng lớn; ngược lại, độc lệch chuẩn
thấp thì số cỡ mẫu cần thiết cũng thấp.
• Mức độ sai sót mà nhà nghiên cứu chấp nhận. Đó là sai sót loại I (type I
error) và sai sót loại II (type II error). Sai sót loại I là xác suất nhà nghiên cứu kết
luận có ảnh hưởng trong khi trong thực tế thì không có, tương tự như xác suất
dương tính giả trong chẩn đoán bệnh (bệnh nhân không có bệnh, nhưng kết quả xét
nghiệm dương tính). Sai sót loại II là xác suất nhà nghiên cứu kết luận không có
ảnh hưởng nhưng trong thực tế thì có. Thông thường, sai sót loại I có thể chấp nhận
được là <5%, và sai sót loại II là <20%.
Để ước tính cỡ mẫu đúng, cần phải biết 5 thông tin vừa mô tả. Không có một
trong những thông tin trên thì không thể nào ước tính cỡ mẫu được. Do đó, không
có một con số cụ thể về cỡ mẫu. Một nghiên cứu có thể cần 20 bệnh nhân, nhưng
cũng có thể cần đến hàng ngàn bệnh nhân, tuỳ vào giả định và các thông số trên.
Sau đây là hai ví dụ để minh chứng cho phát biểu trên.
Ví dụ 1: Nhà nghiên cứu muốn đánh giá hiệu quả của một loại thuốc mới
chống loãng xương. Nghiên cứu có 2 nhóm: nhóm chứng và nhóm can thiệp. Giả
định rằng thuốc sẽ tăng mật độ xương khoảng 0,05 g/cm2, với độ lệch chuẩn là
0,12 g/cm2. Ngoài ra, nhà nghiên cứu sẵn sàng chấp nhận sai sót loại I là 5% và sai
sót loại II là 20%. Với các thông số trên, có thể ước tính rằng nhà nghiên cứu cần
180 bệnh nhân (90 cho nhóm chứng và 90 cho nhóm điều trị).
Ví dụ 2: Tiếp theo ví dụ trên, giả dụ nhà nghiên cứu nghĩ rằng thuốc có hiệu
quả rất cao. Mức độ khác biệt giữa hai nhóm là 0,15 g/cm2 (thay vì 0,05g/cm2), và
các giả định / thông số khác không thay đổi. Với kì vọng mới, nhà nghiên cứu chỉ
cần 20 bệnh nhân (10 người cho mỗi nhóm).
3. Các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu lâm sàng13
Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học là các nguyên tắc, các chuẩn mực áp
dụng trong nghiên cứu đặc biệt là các nghiên cứu y sinh học liên quan đến con
người.
Có 3 nguyên tắc cơ bản của đạo đức trong nghiên cứu y sinh học, đó là:
1. Từ tâm (beneficence), điều này đòi hỏi kết quả phải là điều tốt lành, tránh
điều có hại hoặc lợi ích phải vượt xa các nguy cơ hoặc điều có hại;
2. Tôn trọng quyền cá nhân (respect for rights), bao gồm quyền tự lựa chọn
của đối tượng tham gia nghiên cứu và bảo vệ những đối tượng không có khả năng
tự quyết;
3. Sự công bằng (justice), điều này đòi hỏi bảo đảm phân bố đều về trách
nhiệm và lợi ích của đối tượng tham gia nghiên cứu, nhà khoa học, nhà sản xuất,
của cá nhân cũng như của xã hội.
Những nguyên tắc về đạo đức trong nghiên cứu y sinh học đặc biệt là những
nguyên tắc đạo đức trong thực hành y dược, được đề cập từ rất sớm, nhất là các thử
nghiệm phương pháp chữa bệnh hoặc chẩn đoán mới.
Văn kiện quốc tế đầu tiên về đạo đức trong nghiên cứu là điều lệ Nuremberg.
Sau điều lệ Nuremberg, năm 1948 Hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua
tuyên bố toàn cầu về Quyền con người, Hội đồng Liên hợp quốc cũng đã thông qua
Hiệp ước quốc tế về Quyền công dân và chính trị vào năm 1966. Năm 1964, Hiệp
hội Y học thế giới (World Medical Association - WMA) đã ra tuyên ngôn Helsinki,
đó là một văn bản cơ sở trong lĩnh vực đạo đức nghiên cứu y sinh và ảnh hưởng tới
13
PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Thực hành tốt thử nghiệm lâm sàng và các vấn đề về đạo đức
trong nghiên cứu y sinh học, https://suckhoedoisong.vn/, cập nhật 6/02/2009
việc hình thành hệ thống luật pháp của quốc gia, khu vực và quốc tế. Tuyên bố này
được chỉnh lý nhiều lần, lần cuối cùng vào năm 2000, là một lời tuyên bố quy mô
toàn cầu về đạo đức trong nghiên cứu liên quan đến con người. Nó giúp cho việc
hình thành những hướng dẫn về đạo đức cho các bác sĩ, các nhà khoa học tham gia
vào các nghiên cứu y sinh lâm sàng và cận lâm sàng có liên quan đến con người là
đối tượng nghiên cứu.
Từ điều lệ Nuremberg 1947 đến tuyên ngôn Helsinki 1964 rồi đến các hướng
dẫn của CIOMS năm 1982, các tài liệu về đạo đức nghiên cứu trong các nghiên cứu y
sinh học có liên quan đến con người được hoàn thiện dần thông qua các lần chỉnh sửa.
Tuyên ngôn Helsinski được chỉnh sửa năm 1975 sau đó được rà soát và bổ
sung vào các năm 1980, 1983, 1989, 1996 và năm 2000.
Ngày nay, vấn đề đạo đức trong nghiên cứu y sinh học đã có các văn bản
hướng dẫn quốc tế giúp mỗi quốc gia trên cơ sở đó xây dựng quy định và hướng
dẫn thực hiện cụ thể.
Các chuẩn mực trong nghiên cứu y sinh học bao gồm những nội dung cơ bản
sau đây:
1. Nghiên cứu y sinh phải tuân theo các nguyên tắc khoa học và phải dựa
trên nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên động vật một cách đầy đủ, và phải
dựa trên các kiến thức thấu đáo từ các tài liệu khoa học;
2. Thiết kế từng phép thử nghiệm trên đối tượng con người phải được hình
thành trong đề cương nghiên cứu và phải được đánh giá bởi hội đồng độc lập;
3. Nghiên cứu thử nghiệm phải được thực hiện bởi cán bộ có đủ trình độ
khoa học tương xứng và được giám sát bởi các chuyên gia y học có kinh nghiệm
lâm sàng;
4. Bất cứ nghiên cứu y sinh học nào có đối tượng nghiên cứu là con người cũng
cần phải được đánh giá cẩn thận các nguy cơ có thể lường trước so với các lợi ích có
thể đạt được cho đối tượng nghiên cứu và các đối tượng khác. Quan tâm đến lợi ích
của đối tượng nghiên cứu luôn phải đặt trên lợi ích của khoa học và của xã hội;
5. Quyền của đối tượng nghiên cứu được bảo đảm về sự toàn vẹn luôn luôn
phải được đặt lên hàng đầu. Tất cả các điều dự phòng phải được tiến hành để bảo
đảm sự bí mật riêng tư của đối tượng và hạn chế tác động của nghiên cứu lên sự toàn
vẹn về thể chất và tâm thần của đối tượng nghiên cứu và lên nhân phẩm của đối
tượng;
6. Sự chính xác của các kết quả nghiên cứu phải được bảo vệ;
7. Bất cứ một nghiên cứu nào tiến hành trên con người, mỗi một đối tượng
dự kiến tham gia nghiên cứu phải được biết thông tin đầy đủ về mục tiêu, các
phương pháp, các lợi ích có thể và các tác hại có thể gây ra cho họ trong nghiên
cứu, cũng như những phiền muộn có thể gây ra;
8. Khi đạt được sự chấp thuận tham gia trong nghiên cứu sau khi có được
thông tin của đối tượng tham gia nghiên cứu, bác sĩ phải đặc biệt thận trọng nếu đối
tượng trong tình trạng phụ thuộc vào bác sĩ. Không được gây áp lực hoặc đe dọa
bắt buộc đối tượng tham gia nghiên cứu;
9. Trong trường hợp đối tượng thiếu hành vi năng lực, việc thông tin phải đạt
được từ người có trách nhiệm pháp lý phù hợp theo luật pháp của quốc gia;
10. Các đối tượng tham gia nghiên cứu được rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào.

CHUYÊN ĐỀ 2
QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ14

THỜI LƯỢNG HỌC TẬP

14
Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh) (2014), Quản lý bệnh viện (Tài liệu cơ bản), NXB Y
Học, Hà Nội
Tổng số tiết: 16 tiết
- Lý thuyết: 8 tiết
- Thảo luận, thực hành: 8 tiết
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học viên có khả năng:
1. Trình bầy được khái niệm, phân loại lý trang thiết bị y tế
2 . Hiểu được vai trò, vị trí của trang thiết bị kỹ thuật y tế trong khám, chữa bệnh
3. Phân tích được thực trạng, tồn tại và thách thức của công tác trang thiết bị
kỹ thuật y tế trong bệnh viện
4. Trình bầy được nội dung quản lý trang thiết bị y tế
5. Nắm được những giải pháp nhằm tăng cường quản lý trang thiết bị y tế và
nâng cao hiệu quả đầu tư
NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI TRANG THIẾT BỊ Y TẾ: 
1. Khái niệm về trang thiết bị y tế 
Trang thiết bị kỹ thuật y tế ( gọi tắt là trang thiết bị y tế) là những, thiết bị,
máy móc, dụng cụ, vật tư…dùng trong y tế, đó chính là những phương tiện ứng
dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ trong việc khám, chữa bệnh
Gần đây cụm từ “ Trang thiết bị y tế ” còn được gọi là “Kỹ thuật y tế” hoặc
“Công nghệ y tế” đã trở thành ngôn ngữ thường dùng trong giới y học hiện đại
2. Phân loại trang thiết bị y tế 
Trang thiết bị y tế bao gồm các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư y tế, phương tiện
vận chuyển chuyên dụng phục vụ cho hoạt động chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân
dân. Theo WHO  ngày nay, có khoảng 10.500 chủng loại trang thiết bị y tế khác
nhau trên thị trường. Chúng bao gồm từ các thiết bị chẩn đoán và điều trị có giá trị
lớn, công nghệ cao như máy gia tốc tuyến tính giúp điều trị các bệnh ung thư, cộng
hưởng từ, chụp cắt lớp… cho đến ống nghe khám bệnh và các trang thiết bị cơ bản
khác hỗ trợ cho các bác sỹ, điều dưỡng thực hiện công việc chăm sóc sức khỏe cho
bệnh nhân hàng ngày. Trang thiết bị y tế bao gồm cả các thiết bị trợ giúp cải thiện
cuộc sống hàng triệu người dân như: xe đẩy, máy trợ thính, kính thuốc, máy điều
hòa nhịp tim và các thiết bị cấy ghép. Được Bộ Y tế ( tại Thông tư 07/ 2007/BYT)
chia làm bốn nhóm trang thiết bị sau:
a-Thiết bị y tế bao gồm: Các loại máy, thiết bị hoặc hệ thống thiết bị đồng bộ
phục vụ cho công tác chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng, nghiên cứu khoa học
và đào tạo trong lĩnh vực y tế;
b-Phương tiện vận chuyển chuyên dụng bao gồm: Phương tiện chuyển
thương (Xe chuyển thương, xuồng máy, ghe máy chuyển thương, xe ôtô cứu
thương). Xe chuyên dùng lưu động cho y tế (X. Quang, xét nghiệm lưu động,
chuyên chở vắc xin…);
c-Dụng cụ, vật tư y tế, hóa chất xét nghiệm được sử dụng cho công tác
chuyên môn trong khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe
- Vật tư bằng nhựa: Bơm kim tiêm, kim luồn tĩnh mạch, dây truyền dịch,
găng tay y tế, ống thông, ống dẫn lưu, túi máu, ambu thổi ngạt, chai nhựa, đầu cone
lọc vô trùng, Cuvette…
- Vật tư bằng thủy tinh: Pipette, Micro Pipette, Lamen, Bình đong
- Dụng cụ, vật tư bằng kim loại: Dao mổ, khoan xương, mũi khoan sọ não,
đinh nẹp cố định, hệ thống cố định xương, khung đóng đinh chốt, kim chọc tuỷ
sống, mỏ vịt, bộ phẫu thuật các loại…
d-Các loại dụng cụ, vật tư cấy, ghép trong cơ thể gồm: Xương nhân tạo, nẹp
vít cố định xương, van tim, máy tạo nhịp tim, ống nong mạch, điện cực ốc tai, thủy
tinh thể...
II. VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TRONG KHÁM CHỮA
BỆNH:
Muốn nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cần phải có đồng bộ ba yếu tố:
Đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng giỏi, tận tình; đầy đủ thuốc chữa bệnh; trang thiết bị y
tế đầy đủ an toàn và hạ tầng cơ sở tốt
1. Trang thiết bị y tế đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán, điều trị và
phục hồi chức năng cho người bệnh. Trang thiết bị y tế là một trong những yếu tố
quan trọng quyết định hiệu quả, chất lượng của công tác y tế, hỗ trợ tích cực cho
người thầy thuốc trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh.
2. Trang thiết bị y tế có vị trí quan trọng trong ba yếu tố: Thầy thuốc, thuốc,
Trang thiết bị y tế ( y – dược - trang thiết bị y tế trong đó y là chủ lực đóng vai trò
quyết định, dược là nòng cốt và trang thiết bị y tế là quan trọng). Ba yếu tố đó
quyết định hiệu quả, chất lượng của công tác chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức
khỏe nhân dân
3. Tổ chức Y tế thế giới WHO đã khẳng định trang thiết bị y tế thuộc vào
một chuyên môn của Ngành y tế, nó thâm nhập và phát triển sâu rộng vào các kỹ
thuật khám chữa bệnh của tất cả các chuyên khoa, bộ môn của Ngành y tế. Trong
thời kỳ phát triển như vũ bão hiện nay của công nghệ trên thế giới chỉ sau có công
nghiệp vũ trụ, quốc phòng và an ninh, nên công nghiệp thiết bị y tế đã nhanh chóng
ứng dụng những thành tựu mới nhất vào việc chẩn đoán và điều trị để đạt được mục
tiêu cao nhất “ vì sức khỏe của con người ” .
4. Bộ Khoa học công nghệ đánh giá: “ Trong những năm qua, ngành Y tế
Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ từ việc đầu tư, ứng dụng các
trang thiết bị kỹ thuật công nghệ cao: Đã thành công trong một số lĩnh vực với trình
độ ngang tầm trong khu vực và một số nước tiên tiến, tiết kiệm cho xã hội hàng
trăm tỷ đồng mỗi năm như: phẫu thuật nội soi, kỹ thuật can thiệp nội mạch, ghép
tạng, y học hạt nhân, ứng dụng sóng siêu cao tần, laze, kỹ thuật bơm bóng đối xung
động mạch chủ, siêu lọc máu, tuần hoàn ngoài cơ thể, kỹ thuật thụ tinh trong ống
nghiệm, nuôi cấy tế bào gốc sinh tinh để điều trị vô sinh, xây dựng ngân hàng tế
bào gốc và bước đầu có những nghiên cứu cơ bản về biệt hóa tế bào gốc, ứng dụng
tế bào gốc tạo máu tự thân và đồng loại trong điều trị ung thư, tim mạch, xương
khớp” (Nguồn Bộ Khoa học công nghê - Đánh giá hoạt động KHCN 2006-2010).
Đầu tư trang thiết bị vào Bệnh viện làm tăng Chất lượng, an toàn, hiệu quả,
sự hài lòng của người bệnh từ đó góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe của nhân
dân. Cùng với kinh nghiệm và kiến thức y học, trang thiết bị hiện đại sẽ giúp các
bệnh viện:
+ Phát hiện sớm bệnh, Chẩn đoán chính xác
+ Tăng hiệu quả điều trị
+ Rút ngắn ngày điều trị, hạn chế việc sử dụng thuốc, giảm chi phí
+ Hạn chế di chứng và góp phần giảm tỷ lệ tử vong
III. THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ, TỒN TẠI VÀ
THÁCH THỨC.
1. Thực trạng đầu tư về trang thiết bị y tế
Ngành Y tế đã đầu tư nâng cấp trang thiết bị cho các cơ sở thuộc các lĩnh
vực: y tế dự phòng, khám chữa bệnh, y dược học cổ truyền, đào tạo nghiên cứu
khoa học, chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc và trang thiết bị y tế. Đầu tư cho
trang thiết bị y tế chiếm tỷ trọng đáng kể cả về số lượng và giá trị kinh tế từ nhiều
nguồn khác nhau như:
- Ngân sách ngành y tế 2009: 38.770 tỷ VNĐ ( chiếm 6,6% tổng chi ngân
sách nhà nước )
- Đầu tư nâng cấp các bệnh viện huyện, đa khoa khu vực liên huyện, giai
đoạn 2008-2011 là 17.000 tỷ VNĐ
- Đầu tư nâng cấp các bệnh viện chuyên khoa lao, Tâm thần, Nhi, Ung bướu và
một số bệnh viện đa khoa tỉnh vùng khó khăn, giai đoạn 2009-2013 là 45.280tỷ VNĐ
- Tính đến hết QII/2010, Bộ Y tế quản lý 64 chương trình, dự án, với tổng
kinh phí: 15.651 tỷ VNĐ
Tuy nhiên với một nước gần 90 triệu dân thì trang thiết bị y tế của Việt Nam
hiện nay nhìn chung còn thiếu, chưa đồng bộ và lạc hậu so với các nước trong khu
vực. Kinh phí giành cho đầu tư trang thiết bị y tế còn hạn hẹp. Theo báo cáo quyết
toán các bệnh viện năm 2006-2007-2008 tỷ lệ % đầu tư cho trang thiết bị y tế vấn
chưa cao, nhất là chi cho sửa chữa, bảo dưỡng duy tu, Trang thiết bị y tế còn thấp.
2. Một số tồn tại và thách thức :
2.1. Về tổ chức :
- Một số bệnh viện chưa có phòng vật tư thiết bị y tế
- Phân công quản lý trang thiết bị y tế chưa rõ ràng ở nhiều bệnh viện: Giữa
các Phòng Vật tư Trang thiết bị y tế, Khoa Dược, Khoa Chống nhiễm khuẩn, Khoa
Dịch vụ…
2.2. Về cán bộ
- Cán bộ y tế: Trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên môn y tế chưa đủ để khai
thác hết công suất trang thiết bị hiện có.
- Cán bộ kỹ thuật về trang thiết bị thiếu và chưa đáp ứng yêu cầu:
+ Công tác tham mưu, giúp việc lập kế hoạch đầu tư, quản lý Trang thiết bị y
tế tại nhiều đơn vị còn yếu.
+ Năng lực xây dựng hồ sơ mua sắm, thực hiện quy trình dấu thầu chưa cao.
+ Năng lực của cán bộ kỹ thuật trang thiết bị y tế chưa đáp ứng kịp những
đổi mới về kỹ thuật và công nghệ. Chất lượng đào tạo, bố trí sử dụng nhân lực
chuyên sâu về kỹ thuật thiết bị y tế còn thấp so với yêu cầu.
2.3. Về Quản lý trang thiết bị y tế
- Công tác tham mưu, giúp việc lập kế hoạch đầu tư, quản lý Trang thiết bị y
tế tại nhiều bệnh viện còn hạn chế.
- Năng lực xây dựng hồ sơ mua sắm, thực hiện quy trình dấu thầu chưa chưa
đầy đủ.
- Nhiều bệnh viện chưa quan tâm đúng mức đến công tác quản lý trang thiết
bị y tế, nhất là các khâu tiếp nhận, lắp đặt, hướng dẫn sử dụng và bàn giao nghiệm
thu đưa trang thiết bị y tế mua sắm vào khai thác sử dụng có hiệu quả.
- Một số bệnh viện chưa quan tâm đến việc kiểm tra đối chiếu giữa Hợp
đồng và thực tế giao nhận các chứng từ quan trọng ...
- Nhiều bệnh viện chưa chuẩn bị tốt các điều kiện tiếp nhận, đưa Trang thiết
bị y tế vào khai thác sử dụng ngay, nhiều nơi còn có hiện tượng “ Đắp chiếu ”
không sử dụng.
- Hầu hết trang thiết bị y tế đang sử dụng tại bệnh viện chưa được định kỳ
kiểm chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa, không đủ nguồn vốn để đầu tư và đổi mới,
nhiều địa phương không có đủ kinh phí để mua vật tư tiêu hao.
- Vai trò của Phòng Tài chính kế toán bệnh viện trong thanh toán chi phí và
bảo hiểm y tế cho bệnh nhân sử dụng các thiết bị hiện đại còn bất cập
- Một số bệnh viện vẫn còn tình trạng sử dụng vật tư thay thế rất lớn nhưng
chưa thống nhất quản lý qua Phòng Vật tư Trang thiết bị y tế, Tài chính kế toán mà
các Hãng vẫn gửi trực tiếp tại các Khoa chuyên môn.
- Công tác theo dõi, giám sát, đánh giá và xây dựng cơ sở dữ liệu, Trang thiết
bị y tế tại đơn vị còn yếu, dẫn đến khó khăn, lúng túng trong quản lý khai thác sử
dụng trang thiết bị, công tác lập kế hoạch, báo cáo theo yêu cầu ( chậm, không đầy
đủ, thiếu chính xác ...)
2.4. Về kinh phí:
- Thiếu ngân sách và kế hoạch đảm bảo cho trang thiết bị y tế hoạt động có
hiệu quả ( Kinh phí đầu tư mới, vật tư tiêu hao, phụ tùng, linh kiện thay thế, kinh
phí bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định ...)
+ Trong thời gian qua, giá cả thị trường biến động, các Nhà cung ứng vật tư
tiêu hao (chỉ khâu, bơm kim tiêm, bông băng, phim X - quang…) đòi điều chỉnh
giá, nhiều mặt hàng tăng giá tới 15-20% khiến cho bệnh viện gặp nhiều khó khăn
+ Nhiều mặt hàng vật tư tiêu hao không thể dự trù chính xác về số lượng,
chủng loại, kích thước. Nếu mua sẵn có thể sẽ không sử dụng đến, tồn kho không
thu hồi được vốn vì vậy Bệnh viện nhập hàng với điều kiện sử dụng tới đâu, thanh
toán tới đó…
IV. GiỚI THIỆU MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH TRONG CHÍNH SÁCH
QUỐC GIA VỀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
1. Mục tiêu chung:
Ðảm bảo đủ trang thiết bị y tế cho các tuyến theo quy định của Bộ Y tế.
Từng bước hiện đại hoá trang thiết bị cho các cơ sở y tế nhằm nâng cao chất lượng
chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân. Phấn đấu đến đạt trình độ kỹ thuật về trang
thiết bị y tế ngang tầm các nước trung bình tiên tiến trong khu vực. Ðào tạo đội ngũ
cán bộ kỹ thuật chuyên ngành để khai thác sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa và kiểm
chuẩn trang thiết bị y tế. Phát triển công nghiệp trang thiết bị y tế nhằm nâng cao
dần tỷ trọng hàng hoá sản xuất trong nước và tiến tới tham gia xuất khẩu.
2. Một số giải pháp cụ thể liên quan tới công tác trang thiết bị bệnh viện
2.1. Phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành trang thiết bị y tế
- Tăng cường đào tạo cán bộ đại học và sau đại học chuyên ngành trang thiết
bị y tế.
- Nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật
thiết bị y tế.
- Ban hành chính sách phù hợp để các cơ sở y tế có điều kiện tiếp nhận cán
bộ kỹ thuật đã được đào tạo như: kỹ sư y sinh học, cử nhân và công nhân kỹ thuật
thiết bị y tế.
2.2. Ðầu tư trang thiết bị y tế bằng cách huy động các nguồn vốn:
- Kết hợp các nguồn vốn bao gồm nguồn ngân sách Nhà nước, các dự án
ODA, vốn vay ưu đãi và thực hiện xã hội hoá trong công tác đầu tư trang thiết bị y
tế.
- Thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án, các nguồn viện trợ của các tổ
chức quốc tế, quốc gia và các tổ chức phi chính phủ.
- Xây dựng cơ chế thu hồi vốn để duy trì hoạt động và tái đầu tư trang thiết
bị y tế.
- Ban hành quy định về kinh phí dành cho công tác kiểm chuẩn, bảo dưỡng
và sửa chữa trang thiết bị y tế hàng năm.
- Ðịnh hướng đầu tư trang thiết bị y tế có trọng tâm, trọng điểm nhằm đạt
được tính hiệu quả, khoa học và kinh tế.
2.3. Phát triển công nghiệp trang thiết bị y tế.
- Khuyến khích dùng trang thiết bị y tế sản xuất trong nước, giảm dần nhập
khẩu, chỉ nhập khẩu những thiết bị y tế chưa sản xuất được trong nước.
2.4. Tổ chức mạng lưới hoạt động của chuyên ngành trang thiết bị y tế.
a) Tăng cường công tác quản lý Nhà nước:
- Hoàn chỉnh và đổi mới hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước về trang thiết bị
y tế từ Trung ương đến địa phương. Các cơ sở y tế có cán bộ nghiệp vụ theo dõi
công tác trang thiết bị y tế. Các bệnh viện, các viện Trung ương, bệnh viện đa khoa
tỉnh có phòng vật tư kỹ thuật thiết bị y tế. Các trung tâm y tế huyện có cán bộ
chuyên môn theo dõi công tác vật tư thiết bị y tế. Từng bước nâng cao năng lực
quản lý trang thiết bị y tế của các cơ sở y tế trong toàn ngành.
- Thực hiện kiểm chuẩn định kỳ trang thiết bị y tế đang sử dụng tại các cơ sở
sở y tế cũng như sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu.
Vụ Trang thiết bị và công trình y tế: Là vụ chuyên ngành tham mưu cho Bộ
trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước về lĩnh vực Trang thiết bị và công trình y tế:
- Quản lý danh mục, tiêu chuẩn kỹ thuật Trang thiết bị cho các tuyến y tế.
- Phối hợp chỉ đạo và xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật ( Tiêu chuẩn Việt
Nam, Tiêu chuẩn cơ sở...) và hướng dẫn, kiểm tra thực hiện.
- Quản lý việc sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu Trang thiết bị y tế, dịch
vụ kỹ thuật, kiểm chuẩn... Trang thiết bị y tế.
- Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên nghành Trang thiết bị y tế
- Thực hiện mục tiêu Chính sách quốc gia về Trang thiết bị y tế
- Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành các văn bản qui phạm pháp
luật
b) Tăng cường công tác dịch vụ kỹ thuật - thiết bị y tế:
- Từng bước xây dựng và củng cố Viện trang thiết bị và Công trình y tế. Phối
hợp với tổng cục Tiêu chuẩn - Ðo lường - Chất lượng đào tạo kiểm định viên, xây
dựng và ban hành các quy trình kiểm chuẩn trang thiết bị y tế.
- Củng cố và xây dựng cơ chế hoạt động của các trung tâm dịch vụ kỹ thuật
trang thiết bị y tế. Ðẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng, giám sát hiệu
quả khai thác sử dụng.
V. NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI CÁC
BỆNH VIỆN, CƠ SỞ Y TẾ TOÀN NGHÀNH
- Mục tiêu của quản lý trang thiết bị y tế là sử dụng, vận hành, bảo quản, phát
triển hệ thống trang thiết bị y tế của bệnh viện có hiệu quả nhằm nâng cao chất
lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.
- Trang thiết bị là hàng hóa đặc biệt, chúng ta không thể coi công tác trang
thiết bị chỉ là thuộc khâu hậu cần, cung ứng đơn thuần mà phải coi là công tác đảm
bảo và đưa tiến bộ kỹ thuật vào bệnh viện để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Do vậy lãnh đạo bệnh viện cần phải tăng cường công tác quản lý trang thiết bị với
các nội dung sau
1. Quản lý trang thiết bị y tế hiện có ở bệnh viện:
1.1. Đối với thiết bị y tế hiện có trong bệnh viện:
Cần có sự quản lý toàn diện, chính xác và cập nhật về thiết bị y tế, Phải có hồ
sơ, sổ sách ghi chép về việc sử dụng thiết bị.
- Với một thiết bị phải ghi chép đầy đủ
+ Giá mua
+ Ngày mua
+ Loại hình thiết bị, nước, hãng năm sản xuất
+ Tên khoa sử dụng thiết bị, người phụ trách sử dụng
+ Ngày nhận
+ Nguồn vốn
- Theo dõi số đầu thiết bị là bao nhiêu?
- Theo dõi chất lượng, tần suất khai thác thiết bị.
1.2. Đối với vật tư y tế:
Yêu cầu điều kiện bảo quản? Hạn dùng? Số lượng hiện còn trong kho.
1.3. Thanh lý vật tư trang thiết bị
2. Quản lý sử dụng trang thiết bị y tế
- Khai thác sử dụng Trang thiết bị y tế có hiệu quả phụ thuộc vào: Nhu cầu
thăm khám, tần suất sử dụng thiết bị của đơn vị nhiều hay ít. Trình độ cán bộ
chuyên môn sử dụng và cán bộ kỹ thuật Trang thiết bị y tế ? Điều kiện lắp đặt và
hoạt động? Kinh phí đảm bảo hoạt động.
- Tìm mọi cách để đưa thiết bị vào khai thác, sử dụng, tránh “đắp chiếu” gây
lãng phí.
3. Quản lý bảo dưỡng, sửa chữa Trang thiết bị y tế
- Ưu tiên nhu cầu về thiết bị và xác định thiết bị cần thay thế;
- Xác định cách thức và thời gian tiến hành bảo dưỡng thiết bị và chi phí sẽ
là bao nhiêu
3.1. Bảo dưỡng
- Khâu này có tác dụng đảm bảo thiết bị hoạt động an toàn, chính xác, tăng
tuổi thọ, tiết kiệm kinh phí sửa chữa lớn ..
- Người quản lý phải nắm được chu kì bảo dưỡng, vật tư phụ tùng thay thế...
và lên kế hoạch thực hiện bảo dưỡng, duy tu và định kì kiểm chuẩn các Trang thiết
bị y tế có yêu cầu.
3.2. Sửa chữa
- Khâu này hiện đang và sẽ là vấn đề lớn cần có giải pháp tối ưu mang tính
khả thi cho toàn ngành. Nếu làm tốt khâu này sẽ tránh gây lãng phí, tăng hiệu quả
đầu tư.
- Các bước tiến hành:
+ Xác định hiện trạng, mức độ hỏng hóc, nguyên nhân hỏng
+ Lên kế hoạch: sửa ngay, phối hợp tiến hành sửa chữa, ký hợp đồng sửa chữa.
4. Quản lý đầu tư Trang thiết bị y tế
Là khâu quan trọng trong 4 khâu chính của công tác quản lý Trang thiết bị y
tế, quyết định đến chất lượng chuyên môn và hiệu quả đầu tư. Tránh khuynh hướng
sao lãng 3 nhiệm vụ trên mà chỉ quan tâm đến mua sắm. Trước hết chúng ta cần
nắm được vòng đời của một thiết bị y tế hoặc chu trình của một thiết bị y tế.

4.1. Đánh giá nhu cầu:


Trước khi đầu tư một thiết bị y tế cần phải đánh giá nhu cầu của bệnh viện về
loại thiết bị, các tính năng tác dụng của thiết bị phù hợp với trình độ chuyên môn
kỹ thuật và nhu cầu sử dụng của người bệnh ( mức độ, loại bệnh thường gặp ở địa
phương ). Bởi vì thiết bị, nhất là loại kỹ thuật cao có giá rất đắt, nếu không sử dụng
hết công dụng sẽ rất lãng phí .
4.2. Lập kế hoạch
a) Tại sao phải lập kế hoạch Theo Dr.PH Cha-oncin Sooksriwong ĐH
Mahidol Thái lan: “ Phần lớn thiết bị (25%-50%) hiện có mặt ở các nước đang phát
triển không thể sử dụng được mà Nguyên nhân chính là do: Thiếu kinh phí, Quản
lý không đúng ” vì vậy phải lập kế hoạch mua sắm thật khả thi.
b) Lập kế hoạch đầu tư mua sắm phải dựa trên chiến lược phát triển ngắn
hạn, dài hạn về chuyên môn của bệnh viện và nên cân nhắc kĩ: + Nhu cầu sử dụng:
mua những loại thiết bị nào, số lượng bao nhiêu
+ Khả năng tài chính, nguồn kinh phí
+ Thế hệ công nghệ, cấu hình Trang thiết bị y tế.
+ Điều kiện hạ tầng lắp đặt, trang bị...
+ Cán bộ quản lý khai thác, sử dụng
+ Đặc biệt phải quan tâm đến hiệu quả phối hợp chuyên môn tại bệnh viện.
4.3. Mua sắm
a) Lựa chọn trên cơ sở đánh giá Thiết bị
Cần quan tâm tới việc phân công cho ai thực hiện? Tại sao? Các bước thực hiện:
- Thu thập dữ liệu để đánh giá thiết bị định mua:
+ Phân tích chi phí cho toàn bộ vòng đời của thiết bị
+ Số liệu về toàn bộ lịch sử sử dụng và tiêu dùng thiết bị
+ Nhu cầu dựng và lắp đặt thiết bị + Hồ sơ/ lai lịch của nhà sản xuất
+ Trình diễn tại chỗ, vận hành điều trị thử nghiệm, và thử nghiệm vận hành
chuẩn + Khả năng nâng cấp công nghệ hiện có
+ Có các công nghệ thay thế khác
- Thu hút sự tham gia của tất cả các bên có chung quyền lợi để có các thông
tin, Tài liệu chứng minh tốt, minh bạch, có thể tin tưởng được
- Lợi ích của việc đánh giá chọn được đúng thiết bị sẽ mua
- Mọi nhu cầu của bệnh viện đều được đáp ứng
b) Mua sắm thiết bị: theo đúng luật đấu thầu và các quy định hiện hành.
Thực hiện đúng quy trình mua sắm thiết bị:
- Nghiên cứu kỹ phương án mua sắm tốt nhất
- Sàng lọc báo giá của các hãng cung cấp thiết bị
- Đàm phán với nhà cung cấp
- Các phương án Mua sắm:
+ Mua ngay lập tức
+ Thuê mua để vận hành
+ Chia sẻ thu nhập
4.4. Thanh lý Thiết bị
Là bước cuối cùng, nhưng cũng là bước đầu tiên trong kế hoạch và vòng đời
của thiết bị y tế. cần thực hiện theo đúng qui định hiện hành về thanh lý thiết bị
- Cần xác định những thiết bị không còn khả năng phục vụ cho mục đích ban
đầu nữa
- Đánh giá mục đích sử dụng thứ hai và/ hoặc thứ ba trong chính bệnh viện
đó
- Cân nhắc nhu cầu mua MỚI so với việc SỬ DỤNG LẠI
- Các phương án thải loại: Lắp đặt vào chỗ khác, Đổi, Đem bán, Đem cho….
VI. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA BỆNH VIỆN
1. Về tổ chức:
1.1. Thành lập, Kiện toàn, tăng cường bộ phận quản lý Trang thiết bị y tế
các Bệnh viện ( Phòng Trang thiết bị y tế, Tổ Vật tư -thiết bị y tế ) theo tinh thần
Chỉ thị 01/2003/CT-BYT của Bộ Y tế. Tạo điều kiện để phòng vật tư, trang thiết bị
của bệnh viện có đủ cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật về trang
thiết bị nhằm nâng cao năng lực, tham mưu, giúp giám đốc quản lý trang thiết bị
của bệnh viện.
1.2. Thành lập, củng cố hội đồng tư vấn đầu tư trang thiết bị bệnh viện.
- Phát huy vai trò Hội đồng tư vấn kỹ thuật Trang thiết bị y tế tại bệnh viện.
- Nâng cao hiệu quả của công tác tư vấn kỹ thuật thiết bị y tế ( cấu hình kỹ
thuật, thế hệ công nghệ thiết bị y tế tương ứng với yêu cầu, phân tuyến kỹ thuật
cũng như trình độ cán bộ khai thác sử dụng, điều kiện lắp đặt là hết sức cần thiết,
mang tính quyết định đến hiệu quả đầu tư.
2. Đào tạo liên tục cho:
2.1. Cán bộ y tế ( bác sỹ, y tá, kỹ thuật viên..) vận hành thành thạo thiết bị
được giao, biết cách bảo quản sử dụng một cách an toàn, thông báo kịp thời khi
thiết bị có sự cố
2.2. Cán bộ kỹ thuật để biết vận hành, duy tu, sửa chữa thiết bị hiện có trong
bệnh viện.
2.3. Cán bộ quản lý trang thiết bị bệnh viện
3. Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật của bệnh viện để đảm bảo đủ điều kiện cho
thiết bị vận hành an toàn:
- Đảm bảo điện dự phòng điện áp ( ổn áp) ,
- Điều hòa nhiệt độ, hút ẩm
- Phòng sạch
- Hệ thống khí y tế
- Hệ thống thông tin bệnh viện
- Hệ thống giặt là
- Chống nhiễm khuẩn
- Bảo vệ an toàn tia xạ, xq
- Hệ thống xử lý chất thải…
4. Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý trang thiết bị y tế trong bệnh
viện:
- Chương trình phần mềm quản lý hồ sơ Trang thiết bị y tế
- Chương trình phần mềm quản lý sử dụng Trang thiết bị y tế
- Chương trình phần mềm quản lý bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định Trang
thiết bị y tế ...
5. Đẩy mạnh các hình thức huy động vốn hợp pháp: xã hội hóa trong
đầu tư, khai thác Trang thiết bị y tế tại các bệnh viện trên nguyên tắc:
- Đáp ứng yêu cầu và chất lượng khám chữa bệnh của nhân dân; theo đúng
các quy định, nghĩa vụ của Nhà nước; các bên cùng có lợi…
- Ủng hộ, ưu tiên sử dụng Trang thiết bị y tế trong nước đã nghiên cứu, sản
xuất thành công; được Bộ Y tế cấp đăng ký lưu hành sản phẩm.
6. Vai trò quản lý của Giám đốc bệnh viện:
6.1. Quản lý thiết bị y tế: Toàn diện, chính xác, cập nhật
6.2. Tổ chức thực hiện các quy định hiện hành về Quản lý trang thiết bị y tế:
6.3. Tăng cường công tác giám sát đầu tư, mua sắm Trang thiết bị y tế để
phát huy hiệu quả đầu tư, khai thác sử dụng tốt các Trang thiết bị y tế đã được trang
bị của bệnh viện
Quản lý trang thiết bị y tế là một phần rất quan trọng trong quản lý bệnh viện
nói chung. Do vậy chúng ta phải dành một sự quan tâm đặc biệt. Lãnh đạo bệnh
viện cần coi trọng công tác lập kế hoạch và ra quyết định đầu tư: Chỉ trang bị
những thiết bị mà đơn vị mình cần sử dụng cho chuyên môn, không mua những
thiết bị người ta muốn chào bán; Coi trọng và nâng cao trách nhiệm của cán bộ y tế
trong sử dụng và cán bộ kỹ thuật thiết bị y tế trong công tác tham mưu, quản lý để
hệ thống trang thiết bị phục vụ đắc lực hơn, hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất
lượng trong công tác khám chữa bệnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nghị định 117/2020/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực y tế
2. Số 20/CT-BYT ngày 01/10/2020  Về việc tăng cường công tác đấu thầu
nhằm đảm bảo cạnh tranh, công khai, minh bạch và hiệu quả trong ngành y
tế.
3. Thông tư số 64/2020/TT-BTC ngày 08/07/2020 của Bộ Tài Chính  Quy định
mức thu, nộp phí trong lĩnh vực y tế.
4. Thông tư số 14/2020/TT-BYT ngày 10/07/2020 của Bộ Y tế  Quy định một
số nội dung trong đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập
5. Văn bản số 01/VBHN-BYT  Văn bản hợp nhất về Nghị định quản lý trang
thiết bị y tế số 01/VBHN-BYT ngày 16/03/2020
6. Nghị định số 03/2020/NĐ-CP  Sửa đổi bổ sung điều 68 Nghị đinh
36/20161ND-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quản lý
TTBYT đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 169/20181ND-CP ngày 31
tháng 12 năm 2018
7. Thông tư số 08/2019/TT-BYT ngày 31/05/2019 Hướng dẫn tiêu chuẩn, định
mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế.
8. Nghị định của Chính phủ về Quản lý TTBYT: Văn bản hợp nhất Nghị định
36/2016/NĐ-CP và Nghị định 169/2018/NĐ-CP.
9. Nghị định số 169/2018/NĐ-CP ngày 31/12/2018 của Chính phủ: Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của
Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế.
10.Nghị định số 155/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế.
11.Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ: Về quản lý
trang thiết bị y tế.
12.Thông tư số 14/2018/TT-BYT ngày 15/05/2018 của Bộ Y tế: Ban hành Danh
mục trang thiết bị y tế được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
13.Thông tư số 46/2017/TT-BYT ngày 15/12/2017 của Bộ Y tế: Quy định chi
tiết thi hành một số điều của nghị định 36/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của
Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế.
14.Thông tư 278/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính: Về việc quy
định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực y tế.
15.Thông tư 39/2016/TT-BYT ngày 28/10/2016 của Bộ Y tế: Quy định chi tiết
về việc phân loại trang thiết bị y tế.

Chuyên đề 3
KỸ NĂNG TƯ VÁN VÀ GIÁO DỤC SỨC KHOẺ15

THỜI LƯỢNG HỌC TẬP


Tổng số tiết: 16 tiết
15
Bộ Y tế, Tài liệu đào tạo liên tục Chăm sóc người bệnh toàn diện, 2014, http://kcb.vn/wp-
content/uploads/2015/06/f2.-T%C3%A0i-li%E1%BB%87u-%C4%91%C3%A0o-t%E1%BA%A1o-
Ch%C4%83m-s%C3%B3c-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-b%E1%BB%87nh-to%C3%A0n-di
%E1%BB%87n1.pdf
- Lý thuyết: 8 tiết
- Thảo luận/thực hành: 8 tiết
MỤC TIÊU
Sau khi học xong học viên có khả năng:
1. Trình bày được khái niệm và các tác động của Truyền thông- Giáo dục sức
khỏe;
2. Phân tích được mục đích của phương pháp Truyền thông- Giáo dục sức
khỏe trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho mọi người; 3. Trình bày
được các phương pháp Truyền thông- Giáo dục sức khỏe;
4. Tổ chức được buổi Truyền thông- Giáo dục sức khỏe hiệu quả;
5. Thực hiện đầy đủ các qui định của tổ chức Truyền thông- Giáo dục sức khỏe
NỘI DUNG
1. Nhu cầu giáo dục và tư vấn sức khoẻ
1.1. Khái niệm
- Truyền thông: là quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức , thái độ và
tình cảm giữa người với nhau, với mục đích làm tăng kiến thức, làm thay đổi thái
độ và hành vi của cá nhân, của nhóm người và của cộng đồng.
- GDSK: là quá trình tác động có mục đích, có kế họach đến Người bệnh –
Thân nhân, giúp họ nâng cao sự hiểu biết để thay đổi thái độ, chấp nhận và duy trì
thực hiện những hành vi lành mạnh, có lợi cho sức khỏe cá nhân và cộng đồng.
- GDSK cho nhóm: là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến một
tập hợp gồm 2 – 3 hay nhiều người có cùng mối quan tâm chung về một hay nhiều
vấn đề sức khoẻ nào đó, giúp họ nâng cao sự hiểu biết để thay đổi thái độ , chấp
nhận và duy trì thực hiện những hành vi lành mạnh, có lợi cho sức khoẻ.
- Tư vấn GDSK: là một hình thức giáo dục, nhằm giúp cho Người bệnh –
Thân nhân đi đến quyết định hành động để giải quyết vấn đề sức khoẻ của họ.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Sức khỏe là một trạng thái thoải mái
toàn diện về thể chất, tinh thần xã hội chứ không chỉ là không có bệnh hay thương
tật”. Sức khỏe là vốn quí nhất của con người, là nhân tố cơ bản trong toàn bộ sự
phát triển của xã hội. Có nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe của mỗi người: yếu tố
Xã hội, Văn hóa, kinh tế, môi trường và yếu tố sinh học như di truyền thể chất.
Muốn có sức khỏe tốt phải tạo ra môi trường sống lành mạnh và đòi hỏi có sự tham
gia của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng cho các hoạt động bảo vệ và nâng cao
sức khỏe, đẩy mạnh công tác Truyền thông giáo dục sức khoẻ (TT- GDSK) là biện
pháp quan trọng giúp người dân có kiến thức về sức khỏe, bảo vệ và nâng cao sức
khỏe
TT- GDSK đã được đề cập đến trong các tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới.
Sự tập trung của TT- GDSK là vào lý trí, tình cảm và các hành động nhằm thay đổi
hành vi có hại, thực hiện hành vi có lợi mang lại cuộc sống khỏe mạnh, hữu ích.
TT- GDSK cũng là phương tiện nhằm phát triển ý thức con người, phát huy tinh
thần tự lực cánh sinh trong giải quyết vấn đề sức khỏe của cá nhân và cộng đồng.
TT- GDSK không phải chỉ là cung cấp thông tin hay nói với mọi người những gì
họ cần làm cho sức khỏe của họ mà là quá trình cung cấp kiến thức, tạo điều kiện
thuận lợi về môi trường để nâng cao nhận thức, chuyển đổi thái độ về sức khỏe và
thực hành hành vi sức khỏe lành mạnh. 
TT- GDSK là làm cho mọi người từ bỏ các hành vi có hại và thực hành các
hành vi có lợi cho sức khỏe, đây là một quá trình lâu dài, cần phải tiến hành theo kế
hoạch, kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, với sự tham gia của ngành y tế và
các ngành khác. Trong TT- GDSK chúng  ta quan tâm nhiều đến vấn đề là làm thế
nào để mọi người hiểu được các yếu tố có lợi và yếu tố có hại cho sức khỏe, từ đó
khuyến khích, hỗ trợ nhân dân thực hành hành vi có lợi cho sức khỏe và từ bỏ các
hành vi có hại cho sức khỏe. 
1.2. Đặc điểm nhu cầu giáo dục, tư vấn sức khoẻ của người bệnh, khách hàng
- Lợi ích của khách hàng là trọng tâm. Lợi ích là điều khách hàng mong
muốn nhất khi đến với người làm tư vấn. Khi gợi ý phương án giải quyết vấn đề,
cần lựa chọn phương án nào đem lại quyền lợi cao nhất cho khách hàng.
- Tạo điều kiện, khuyến khích tính chủ động tham gia tối đa của khách hàng
trong suốt quá trình tư vấn. Khi khách hàng đến với người làm tư vấn họ thường
hoang mang, thất vọng hoặc mặc cảm. Vì vậy cần động viên, an ủi để giải toả sự
căng thẳng của họ. Phải biết cách và tạo điều kiện để khách hàng chủ động tham
gia vào việc lựa chọn các giải pháp.
- Kín đáo và bí mật. Đây là những vấn đề tế nhị, riêng tư, vì vậy khi tư vấn
cần chú ý đảm bảo tính bí mật cho khách hàng. Đôi khi vấn đề của khách hàng có
liên quan đến uy tín, danh dự của cá nhân và dư luận của cộng đồng, vì vậy cần
phải thật sự giữ bí mật cho họ.
- Tôn trọng nhân phẩm của khách hàng. Khách hàng là một nhân cách độc
lập, họ có quyền được bảo vệ và tôn trọng. Khách hàng đến với người tư vấn là họ
bộc lộ sự tin tưởng và cần được giúp đỡ, vì vậy họ cần phải được tôn trọng.
- Không áp đặt, phải tôn trọng sự lựa chọn của khách hàng. Nhiệm vụ của
người tư vấn là giúp đỡ, khuyến khích khách hàng giải quyết những vấn đề của họ.
Khi khách hàng đã quyết định lựa chọn, người tư vấn phải tôn trọng sự lựa chọn đó
cho dù nó không phù hợp theo ý mình.
- Gần gũi, thân thiện, đồng cảm với khách hàng. Khách hàng đang có vấn đề
bức xúc, họ cần được người tư vấn hiểu, đồng cảm và giúp đỡ. Người tư vấn cần có
thái độ cởi mở, thân thiện gần gũi với khách hàng để họ dễ giãi bày những bức xúc
về tâm lý và sức khoẻ.
2. Lập kế hoạch giáo dục, tư vấn sức khoẻ cho người bệnh, khách hàng tại các
cơ sở chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân, khách hàng
2.1. Kế hoạch giáo dục, tư vấn sức khoẻ
Điều 4 Thông tư 07/2011/TT-BYT ban hành ngày 26 tháng 01 năm 2011
hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện qui định
về công tác Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe, để thực hiện được nhiệm vụ cần
có những quy định cụ thể.
a. Đối với Bệnh viện
- Có quy định và tổ chức các hình thức tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe
phù hợp.
- Người bệnh nằm viện được điều dưỡng viên, hộ sinh viên tư vấn, giáo dục
sức khỏe, hướng dẫn tự chăm sóc, theo dõi, phòng bệnh trong thời gian nằm viện
và sau khi ra viện.
- Có bộ tài liệu GDSK đã được thông qua hội đồng khoa học của bệnh viện
để sử dụng cho công tác TT- GDSK trong toàn bệnh viện.
- Có chương trình tập huấn cho ĐDV, HSV về TT-GDSK.
- Cung cấp đầy đủ các phương tiện phục vụ cho công tác GDSK.
- Qui định thời gian thực hiện trong toàn bệnh viện.
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác TT-GDSK. - Có các hình thức
khen thưởng đối với các tập thể và cá nhân thực hiện tốt.
b. Đối với Khoa
- Thực hiện đầy đủ các qui định của bệnh viện
- Có lịch phân công nhân viên thực hiện các buổi TT-GDSK - Cung cấp đầy
đủ các phương tiện, tài liệu phục vụ cho công tác TTGDSK
- Tổ chức môi trường thực hiện TT-GDSK hiệu quả
- Có bảng kiểm đánh giá nhận thức, kiến thức của người tham dự sau mỗi
buổi thực hiện TT-GDSK
- Tổng kết đánh giá hàng tháng và đề xuất các hình thức khen thưởng các cá
nhân thực hiện tốt
2.2. Thực hiện kế hoạch giáo dục, tư vấn sức khoẻ
2.2.1. Chuẩn bị trước khi TT-GDSK
a. Chuẩn bị địa điểm thực hiện.
Lựa chọn địa điểm yên tĩnh, thoáng mát, dễ nhìn, dễ nghe, đủ chỗ ngồi cho các
đối tượng. Đảm bảo đủ các yếu tố vật lý như ánh sáng, âm thanh, nhiệt độ trong phòng
b. Chuẩn bị về phía người nghe:
- Số lượng người nghe: tuỳ theo chủ đề, nhưng không nên quá đông ( 15-20
người).
- Thông báo cho người nghe về mục đích và nội dung của buổi nói chuyện
giáo dục sức khoẻ. - Khuyến khích mọi người tham gia đầy đủ.
c. Chuẩn bị về phía cán bộ thực hiện TT-GDSK
- Xác định chủ đề: nên tìm hiểu trước các đối tượng tham dự để lựa chọn chủ
đề phù hợp.
- Lựa chọn phương pháp trình bày phù hợp, nên sử dụng tranh ảnh, mô hình
minh hoạ.
- Sắp xếp thời gian hợp lý. Thời gian của buổi nói chuyện giáo dục sức khoẻ
tại khoa/phòng nên kéo dài khoảng 15 – 20 phút.
- Chuẩn bị đầy đủ hình ảnh và dụng cụ minh hoạ. Nên chuẩn bị một số ví dụ
cụ thể để minh chứng, làm rõ nội dung trình bày.
- Trang phục chỉnh tề, phù hợp.
- Chuẩn bị kỹ nội dung theo trình tự lôgic của vấn đề. Phải có kiến thức sâu
và đầy đủ liên quan đến nội dung của buổi nói chuyện.
- Nên có mặt tại địa điểm tổ chức buổi nói chuyện giáo dục sức khoẻ trước
10 – 15 phút để kiểm tra lại các trang thiết bị phục vụ cho buổi nói chuyện.
2.2.2. Xác định các phương pháp tư vấn, giáo dục sức khoẻ
a. Phương pháp TT-GDSK gián tiếp
Là phương pháp mà người làm giáo dục không tiếp xúc trực tiếp với đối
tượng giáo dục, các nội dung được chuyển tải tới đối tượng thông qua các phương
tiện thông tin đại chúng. Đây là phương pháp hiện nay vẫn được sử dụng khá rộng
rãi trên thế giới cũng như ở nước ta.
Phương pháp này có tác dụng tốt khi chúng ta cung cấp, truyền bá các kiến
thức thông thường về bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân một cách có hệ
thống. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi phải đầu tư ban đầu, người sử dụng có
kỹ thuật cao để vận hành, sử dụng các phương tiện. Phải xây dựng kế hoạch khá
chặt chẽ, kết hợp với các ban ngành đoàn thể có liên quan để đưa chương trình TT-
GDSK vào thời gian hợp lý.
Phương pháp gián tiếp chủ yếu là quá trình thông tin một chiều, do đó
thường tác động đến bước một là nhận ra vấn đề mới và bước hai là quan tâm đến
hành vi mới trong quá trình thay đổi hành vi sức khoẻ. Các phương tiện thông tin
đại chúng thường được sử dụng trong phương pháp giáo dục sức khoẻ gián tiếp là:
- Đài phát thanh
- Vô tuyến truyền hình
- Video
- Tài liệu in ấn (Báo, tạp chí; Pano, áp phích; Tranh lật hay sách lật; Tờ rơi)
- Bảng tin
b. Phương pháp TT-GDSK trực tiếp
Cán bộ thực hiện giáo dục sức khoẻ trực tiếp tiếp xúc với đối tượng giáo dục
sức khoẻ. Người giáo dục có thể nhanh chóng nhận được các thông tin phản hổi từ
đối tượng giáo dục nên tính điều chỉnh cao trong phương pháp này. Thực hiện TT-
GDSK trực tiếp luôn có hiệu quả tốt nhất trong việc giúp đỡ đối tượng học kỹ năng
và thay đổi hành vi.
Đối tượng cần được TT-GDSK là:
- Mọi thành viên trong cộng đồng, trong xã hội;
- Người bệnh và người chăm sóc người bệnh trong bệnh viện và cơ sở y tế.
Để thực hiện tốt phương pháp này, người làm TT-GDSK cần phải có:
- Kiến thức phù hợp với lĩnh vực mình giáo dục; - Phương pháp GDSK phù
hợp với đối tượng cần giáo dục;
- Lòng kiên trì;
- Tính thuyết phục;
Phương pháp TT-GDSK trực tiếp có thể phối hợp với các phương tiện giáo
dục sức khoẻ gián tiếp để nâng cao hiệu quả của buổi TT-GDSK.
2.2.3. Thực hiện TT-GDSK
a. Cách bắt đầu nói chuyện
- Người thực hiện TT-GDSK Chào hỏi, làm quen với mọi người
- Giới thiệu bản thân. Có thể mời người nghe tự giới thiệu về mình để tạo
không khí thân mật.
- Giới thiệu chủ đề của buổi nói chuyện. Nêu lợi ích và tầm quan trọng của
buổi nói chuyện để tạo sự chú ý theo dõi của người nghe.
- Nêu rõ mục tiêu mà người nghe cần đạt được sau buổi nói chuyện.
- Chỉ nên bắt đầu khi người nghe đã im lặng. Nên bắt đầu bằng những vấn
đề mà người nghe đã biết.
b. Cán bộ thực hiện TT-GDSK
- Nói to, rõ ràng để mọi người tham dự nghe được.
- Kết hợp ngôn ngữ bằng lời và ngôn ngữ không lời khi nói chuyện để thu
hút sự chú ý của đối tượng, ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu.
- Quan sát, bao quát diễn biến của người tham dự để điều chỉnh cách trình
bày cho hợp lý hơn.
- Tập trung nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của vấn để mà đối tượng cần
phải biết, không nên nói nhiều nội dung ngoài lề, không quan trọng.
- Nên kết hợp một số phương tiện hỗ trợ trong khi trình bày để chủ đề dễ
hiểu, dễ nhớ hơn như sử dụng tranh ảnh, hiện vật và mô hình minh hoạ.
- Nêu các ví dụ cụ thể sát với thực tế mà đối tượng có thể cảm nhận được (tốt
nhất là lấy ví dụ ngay trong bệnh viện hay ở địa phương của đối tượng tham dự).
- Đặt ra câu hỏi để hỏi và tìm hiểu thêm nguyện vọng của người nghe nhằm
thay đổi không khí của buổi nói chuyện.
- Dùng các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, câu nói ngắn gọn, xúc tích. Hạn chế
dùng các thuật ngữ về y tế, từ chuyên môn khó hiểu.
- Trình bày theo lôgic của vấn đề đặt ra.
- Sau mỗi nội dung nên tóm tắt những điểm cốt lõi nhất và chuyển sang nội
dung tiếp theo hợp lý.
- Nếu có nội dung thực hành nên để đối tượng thực hành lại (ví dụ cách pha
ORS, cách cho trẻ uống thuốc…).
- Tránh một số khuynh hướng có thể xảy ra trong khi nói chuyện.
- Không quan tâm đến thái độ và sự lắng nghe của đối tượng tham dự.
- Nói lan man theo cảm hứng, không đi vào trọng tâm đã chuẩn bị, không
chủ động về thời gian.
- Nói trùng lặp nội dung.
- Không có cơ hội cho đối tượng tham dự nêu câu hỏi.
- Phê phán hay chỉ trích các câu hỏi, ý kiến không phù hợp mà các đối tượng
nêu ra làm cho họ cảm thấy bị xúc phạm. - Phân bố thời gian nói chuyện không cân
đối.
- Kết thúc vấn đề vội vàng, không hợp lý.
c. Kết thúc nói chuyện sức khoẻ
- Tóm tắt nội dung của buổi nói chuyện, nêu các nội dung chính mà đối
tượng cần nhớ, cần làm.
- Động viên và cảm ơn những người tham dự, người tổ chức (nếu có).
- Có thể tiếp tục trao đổi với một số đối tượng nhằm làm rõ những ý kiến,
những câu hỏi riêng của đối tượng mà họ chưa có điều kiện phát biểu.
- Tạo điều kiện tiếp tục gặp gỡ, giúp đỡ đối tượng nếu có yêu cầu
PHỤ LỤC 1 BẢNG ĐÁNH GIÁ NGƯỜI THỰC HIỆN TT - GDSK
Đối tượng tham dự:............................................................................................
Người thực hiện: ................................................................................................
Chủ đề: ...............................................................................................................
Thời gian thực hiện………………………………………………………….....
Địa điểm thực hiện…………………………………………………………………

Có thực hiện
Chưa
Ghi
TT Nội dung thực
Chưa chú
hiện Đạt Tốt
đạt

Chuẩn bị trước khi thực hiện

1 Chuẩn bị môi trường

2 Chuẩn bị người nghe

Chuẩn bị người thực hiện TT-


3
GDSK

Thực hiện TT-GDSK

4 Bắt đầu hấp hẫn

Chào hỏi, làm quen với đối


5
tượng

6 Người nói chuyện giới thiệu về


mình

Giới thiệu chủ đề nói chuyện,


7
tạo sự chú ý của người nghe

Nêu rõ mục tiêu của buổi


8
TTGDSK

9 Nói đủ to để mọi người nghe rõ

Trình bày nội dung chính thích


10
hợp với chủ đề

Quan sát bao quát được đối


11
tượng nghe

Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ


12
hiểu

Sử dụng các tài liệu, phương


13
tiện thích hợp

Nêu ví dụ minh hoạ cho người


14
nghe dễ hiểu

Kết hợp sử dụng ngôn ngữ


15
không lời

Tạo điều kiện để người nghe


16
đặt câu hỏi

Trả lời các câu hỏi của người


17
nghe ngắn gọn, đủ ý

Tóm tắt nội dung mấu chốt


18
từng phần trình bày

19 Tạo cơ hội cho người nghe thực


hành lại nếu có nội dung thực
hành

Kết thúc nói chuyện sức khoẻ

Tóm tắt toàn bộ chủ đề thảo


20
luận

Nhấn mạnh những điểm cần


21
nhớ, cần làm

Cảm ơn người nghe và người tổ


22
chức

Tạo điều kiện tiếp tục hỗ trợ


23
đối tượng

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Tổ chức Y tế thế giới, 1998. Giáo dục sức khỏe, Geneva.
2. Trung tâm tuyên truyền bảo vệ sức khỏe - Bộ Y tế, 1993. Giáo trình cơ bản về
giáo dục sức khỏe, Hà Nội.
3. Trường Cán bộ quản lý Y tế, 2000 Giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe. Nhà
xuất bản Y học, Hà Nội.
4. Bộ môn y học cộng đồng, trường Đại học Y Thái nguyên, 2004. Truyền thông –
Giáo dục sức khỏe, Thái nguyên.
5. Trung tâm tuyên truyền bảo vệ sức khỏe – Bộ Y tế, 2000. Giáo trình cơ bản về
giáo dục sức khỏe. Hà nội.
6. Khoa y tế công cộng-Trường Đại học y Hà nội, 2007. Tài liệu truyền thông
GDSK, Hà nội.
7. Bộ Y tế, 1993. Giáo trình cơ bản về giáo dục sức khỏe, Hà nội.
8. Bệnh viện Nhi trung ương, 2007. Tài liệu giáo dục sức khỏe, Hà nội
Chuyên đề 5
AN TOÀN NGƯỜI BỆNH

THỜI LƯỢNG HỌC TẬP


Tổng số tiết: 20 tiết
- Lý thuyết: 12 tiết
- Thảo luận/thực hành:8 tiết
MỤC TIÊU
Sau khi học bài này học viên có khả năng:
1. Giải thích được các thuật ngữ liên quan về an toàn người bệnh
2. Trình bày được tần suất sự cố y khoa và hậu quả
3. Phân loại được các nguyên nhân sự cố y khoa không mong muốn
4. Phân biệt được lỗi cá nhân (lỗi hoạt động) và lỗi hệ thống (các yếu tố nguy
cơ tiềm tàng).
5. Trình bày được các giải pháp bảo đảm an toàn người bệnh
NỘI DUNG
1. Đại cương về quản lý chất lượng
1.1. Khái niệm về chất lượng
Chất lượng là gì?
Tuỳ từng trường hợp, mỗi người sẽ hiểu khái niệm về chất lượng một cách
khác nhau tuỳ thuộc vào việc họ đại diện cho ai trong hệ thống y tế.
Chất lượng - từ góc độ của người bệnh hay khách hàng- liên quan đến loại
hình chăm sóc và tính hiệu quả của nó, có thể chú trọng hơn vào tính tiện ích như
thái độ thân thiện, được đối xử tôn trọng, sự thoải mái, sự sạch sẽ và sự sẵn có của
nhiều dịch vụ phù hợp với túi tiền.
Nếu nhìn từ góc độ nhân viên y tế hoặc cơ sở y tế lại sẽ quan tâm nhiều hơn
đến quy trình khoa học của chăm sóc y tế, khả năng chẩn đoán và điều trị một ca
bệnh mà ít để ý đến tính tiện lợi và càng ít tập trung vào khía cạnh “chăm sóc”.
Nhà quản lý cũng có quan niệm khác về chất lượng. Họ có thể cho rằng chất
lượng là sự tiếp cận, hiệu lực, tính phù hợp, khả năng có thể chấp nhận được và
hiệu quả trong cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Chi phí là yếu tố quan trọng
đối với nhà quản lý. Vì vậy, khi phải định nghĩa chất lượng là gì, cần phải tính đến
quan điểm khác nhau của từng đối tượng.
Nếu dựa trên các quy trình, nhiệm vụ và kỳ vọng về kết quả thực hiện thì:
“Chất lượng không có một cách ngẫu nhiên mà là kết quả của ý định quyết
đoán, nỗ lực nghiêm túc, hướng đi thông minh và sự thực thi khéo léo”.
Chất lượng không xảy ra một cách tình cờ mà đòi hỏi phải được lập kế
hoạch, được nhắm tới và phấn đấu để thực hiện. Lập kế hoạch là việc làm quan
trọng để có được chất lượng. Xác định được đúng mục tiêu, mục đích đúng đắn và
các tiêu chí phù hợp là những điều cần thiết để có được chất lượng. Tất nhiên, nỗ
lực lập kế hoạch cần phải đi kèm với sự toàn tâm, sự cống hiến để thực hiện kế
hoạch và đạt được các mục tiêu đặt ra. Song tất cả những điều này sẽ không trọn
vẹn nếu không xem xét các khả năng và chiến lược khác nhau để lựa chọn và làm
theo.
Đặt ra các ưu tiên và xác định được chiến lược quan trọng nhất là một nhiệm
vụ cần phải được hoàn thành để đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Hành động này
phải được thực hiện với sự chính xác và với các kỹ năng cần thiết để triển khai
công việc một cách đúng đắn và có hiệu quả.
Dựa trên các nguyên tắc cơ bản của công tác lãnh đạo và quản lý thì:
“Chất lượng là làm việc đúng đắn ngay từ lần đầu tiên và làm điều đó tốt hơn
trong những lần tiếp theo”
Người ta thường kỳ vọng người lãnh đạo phải làm việc đúng đắn ngay từ lần
đầu tiên còn nhà quản lý phải làm tốt và làm đúng điều đúng đắn đó. Một ví dụ
trong lĩnh vực y tế là người ta muốn một bác sĩ phải làm việc tốt, cung cấp chăm
sóc sức khoẻ cho người bệnh bằng cách đặt ra các câu hỏi phù hợp, tiến hành
những tìm hiểu cần thiết và thực hiện đúng quy trình. Song làm như vậy thôi là
chưa đủ nếu không đi kèm với việc là phải làm tất cả những điều đó đúng cách
ngay từ nỗ lực đầu tiên. Nếu quá trình đó lặp lại thì nhà cung cấp dịch vụ trở nên có
kinh nghiệm hơn và do đó sẽ ngày càng trở nên hiệu suất, hiệu quả hơn, tức là cải
thiện chất lượng thường xuyên.
Chất lượng là sự cải thiện gia tăng
Đây là một định nghĩa khá đơn giản về chất lượng, thế nhưng lại khá rắc rối.
Gia tăng có nghĩa là hệ thống có thể trả lời khẳng định 2 câu hỏi sau đây:
Hôm nay bạn có tốt hơn hôm qua không? Và… Liệu ngày mai bạn có tốt hơn
hôm nay không?
Để trả lời các câu hỏi trên không đơn giản, muốn trả lời chính xác thì phải đo
lường một cách chính xác mức độ thực hiện nhiệm vụ của một ai đó trước đây, hiện
nay và tương lai. Vì vậy, đo lường mức độ thực hiện nhiệm vụ rất quan trọng trong
chất lượng và khả năng xác định được biện pháp và cách thức để đo lường mức độ
thực hiện đó một cách đầy đủ và phù hợp cũng quan trọng không kém.
Do đó, cần có một hệ thống thu thập số liệu, phân tích số liệu và báo cáo số
liệu, tất cả đều liên quan đến mức độ thực hiện nhiệm vụ của hệ thống đó. Quy
trình này cần phải liên kết với hệ thống thường xuyên giám sát kết quả thực hiện và
thường xuyên nâng cấp khả năng thực hiện của nó.
Với những tiến bộ rất nhanh của công nghệ y tế, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
cần phải được cập nhật với các thông tin y học hiện hành và nhờ vậy bảo đảm cho
các dịch vụ y tế được cung ứng thường xuyên nâng cấp hoạt động của mình.
1.2. Những quan điểm sai lầm về chất lượng
- Chất lượng là thứ xa xỉ. Nếu ta hỏi một người thế nào là một sản phẩm có
chất lượng, thường thì người ta sẽ trả lời đó là một sản phẩm đáng tin cậy, tiện
dụng không gây rắc rối và tiết kiệm. Vì thế trong một tổ chức, một vật hoặc một
sản phẩm dù không hào nhoáng hoặc xa xỉ vẫn là một sản phẩm có chất lượng.
- Chất lượng là vô hình và không thể đo lường được. Tất nhiên không phải
vậy. Chất lượng có thể đo lường được nếu các tiêu chuẩn và chỉ số liên quan có thể
xác định và theo dõi được. Tổ chức, sản phẩm có sự tuân thủ cao về tiêu chuẩn
được coi là tổ chức, sản phẩm có chất lượng.
- Chất lượng là tốn kém. Hiển nhiên là không phải vậy. Chất lượng có thể
tốn kém hơn khi ta xây dựng cơ sở hạ tầng để hỗ trợ nó nhưng khi đã triển khai thì
chi phí sẽ không tăng mà còn giảm dần trong khi mức độ chất lượng lại tăng dần.
Chất lượng làm giảm hoặc loại bỏ sự lãng phí, sự trùng lặp và sự lặp đi lặp lại công
việc ban đầu.
- Sai sót do lỗi cá nhân. Người ta đã chứng minh những sai lầm do lỗi hệ
thống thường nhiều hơn lỗi do con người. Đã có các nghiên cứu trên thực tế phỏng
đoán rằng 80-85% sai lầm là lỗi hệ thống chứ không phải lỗi của con người. Phần
còn lại là các lỗi từ con người, do môi trường không hỗ trợ cho sự phát triển và cho
việc đạt được kết quả.
- Làm chất lượng là do phòng quản lý chất lượng. Các phòng quản lý chất
lượng cần phải được gắn kết vào các tổ chức. Các phòng này sẽ chỉ chịu trách
nhiệm trong việc điều phối, hướng dẫn và thúc đẩy các nỗ lực nâng cao chất lượng,
nhưng không nên là một chủ thể duy nhất thực hiện cải tiến chất lượng. Nếu không,
mọi người sẽ trở nên lệ thuộc vào các bộ phận đó và khiến chúng trở thành chuyên
chế về chất lượng, làm mất đi tính sáng tạo của mối thành viên của tổ chức đó.
1.3. Chiều hướng và các đặc tính của chất lượng
Trong báo cáo của Viện Y khoa Hoa Kỳ năm 2001 đã xác định, chất lượng
trong chăm sóc y tế là « An toàn, hiệu quả, người bệnh là trung tâm, đúng thời
gian, hiệu năng và công bằng ». (Crossing the Quality Chasm: A NewHealth
System for the 21st Century, 2001).
Tổ chức Y tế Thế giới cũng xác định, chiều hướng chất lượng trong y tế bao
gồm (Performance Assessment Tool for Quality Improvement in Hospital, 2007):
An toàn, Người bệnh làm trung tâm, Chăm sóc lâm sàng hiệu quả, Hiệu suất,
Hướng về nhân viên, Điều hành hiệu quả.
- Tính an toàn và khả năng tiếp cận
Không ai chấp nhận việc cung cấp hoặc tiếp nhận sự chăm sóc trong một môi
trường không an toàn hoặc bị cho là không an toàn. Từ khía cạnh quản lý rủi ro,
nhiệm vụ của thầy thuốc là bảo đảm môi trường an toàn cho người bệnh của mình.
Tai nạn gây ra nhiều hậu quả và đều là hậu quả xấu. Điều kiện không an toàn có thể
dẫn đến vấn đề trách nhiệm, tổn thương tâm sinh lý, cũng như mất đi thiện chí và
gây tổn hại cho danh tiếng của một cơ sở y tế trong cộng đồng. Ngoài ra, một môi
trường không an toàn sẽ làm giảm năng suất vì mọi người sẽ phải mất thời gian giải
quyết khiếu nại và theo đuổi kiện cáo. An toàn là một giới hạn thiết yếu và được
trông đợi của chất lượng, đặc biệt là trong y tế.
Một vấn đề khác của chất lượng là khả năng tiếp cận. Chăm sóc dễ tiếp cận
có nghĩa là sẵn có, chấp nhận được và người sử dụng đủ khả năng chi trả. Tính dễ
tiếp cận bao gồm cả dễ tiếp cận về thực thể, về mặt tài chính cũng như về tinh thần.
Ý nghĩa tinh thần cực kỳ quan trọng trong một môi trường đa văn hoá, tôn giáo và
trình độ học vấn. Chăm sóc có chất lượng cần phải được phổ biến tới “người sử
dụng” trong bối cảnh của chính họ và với các điều kiện riêng của chính họ để có sự
tiếp cận đúng nghĩa. Vì thế, kỹ năng truyền thông hiệu quả là điều thiết yếu trong
cung ứng chăm sóc y tế dễ tiếp cận.
- Hiệu quả, hiệu năng và năng lực kỹ thuật
Cung ứng những dịch vụ phù hợp và cần thiết. Loại bỏ sự lãng phí, lặp lại
hoặc trùng lặp. Đề cao cách thức chăm sóc khách hàng hiệu quả nhất, kinh tế nhất.
Việc lạm dụng kỹ thuật, thuốc, xét nghiệm cần phải được hạn chế và loại bỏ. Trong
một hệ thống vừa có đòi hỏi cao về chất lượng nhưng đi kèm với thực tế là nguồn
lực hạn chế, cần có các quyết định đắn về cách kết hợp tối ưu giữa hiệu quả và hiệu
năng.
Việc cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả theo cách thức hiệu
năng đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao của các thầy thuốc biết áp dụng nguyên tắc
“Làm đúng ngay từ lần đầu và làm tốt hơn trong những lần tiếp theo ’’. Trong chất
lượng y tế, cơ sở y tế và các thầy thuốc cần phải được đào tạo và tập huấn tốt để
cập nhật những kiến thức y khoa nhằm đáp ứng đòi hỏi và kỳ vọng của người bệnh.
Y tế là một lĩnh vực phức tạp và nếu không có nền tảng kỹ thuật tốt thì rất khó có
được sự tin cậy về chuyên môn. Chất lượng phải đi kèm với khả năng và năng lực
kỹ thuật. Chất lượng chuyên môn và năng lực kỹ thuật có tính chất quyết định đối
với người bệnh có đến với cơ sở y tế đó hay không.
- Quan hệ giữa người với người, tính liên tục và sự tiện nghi
Tương tác cá nhân rất quan trọng trong cung ứng chăm sóc y tế có chất
lượng. Chăm sóc y tế do các cá nhân có kỹ năng tinh tế và có trình độ học vấn cao
đảm trách, tuy nhiên những cá nhân này không thể đem đến cho người bệnh một sự
chăm sóc tổng thể nếu họ không hợp tác theo nhóm. Quan hệ giữa người với người
vì thế đóng một vai trò rất lớn trong việc hình thành các quy trình chăm sóc và bảo
đảm kết quả tích cực cho người bệnh.
Một vấn đề khác liên quan đến chất lượng là chăm sóc y tế phải được cung
ứng liên tục. Điều đó có nghĩa là chăm sóc cần phải được bắt đầu, được thực hiện,
được đánh giá, cải thiện và liên tục theo dõi kể cả khi người bệnh đã được điều trị
khỏi bệnh. Chăm sóc được mở rộng bao hàm cả việc duy trì sự khỏe mạnh, nâng
cao sức khoẻ và phòng bệnh. Hơn thế nữa, trong những trường hợp phải chuyển
viện, cần phải bảo đảm các cơ sở y tế sau tiếp nhận và tiếp tục chăm sóc người
bệnh để bảo đảm tính liên tục của việc chăm sóc. Sự chăm sóc ngắt quãng và một
hệ thống tách rời không phải là hệ thống chất lượng. Chất lượng y tế không bao giờ
có thể có được trong một hệ thống như vậy.
Cuối cùng, khách hàng luôn luôn sẽ hài lòng hơn nếu dịch vụ chăm sóc được
cung ứng trong một môi trường chấp nhận được về đạo đức. Một cơ sở y tế tập
trung vào từng chi tiết nhỏ để mang lại sự thoải mái và sức khoẻ cho khách hàng
chắc chắn là một cơ sở có chất lượng. Có thể đó là sự sạch sẽ, cách trang trí, hoặc
các dịch vụ gia tăng, chất lượng chăm sóc y tế sẽ được tăng thêm nhờ đặc tính có
giá trị như thế.
1.4. Lý do phải cải tiến chất lượng
Bảo đảm tính hiệu quả của chẩn đoán, điều trị, chăm sóc dựa trên những
bằng chứng khoa học và kiến thức cập nhật về y khoa, có khả năng đáp ứng và đạt
được mục tiêu đặt ra. Sự chăm sóc và dịch vụ kỹ thuật phải phù hợp, chỉ áp dụng
khi cần thiết (chỉ cần chụp Xquang phổi cũng chẩn đoán được thì không nhất thiết
phải chụp CT scan hay MRI).
Tiêu chuẩn hóa là việc đưa ra tiêu chuẩn nhằm tăng cường sự kiểm soát đối
với các kết quả đầu ra dự kiến, và vì vậy việc thực hiện dựa trên sự tính toán chi
phí và dự toán kinh phí. Việc tiêu chuẩn hóa cũng sẽ làm giảm sai lệch trong cung
ứng và đánh giá dịch vụ.
Tiết kiệm chi phí. Chất lượng có tác động làm giảm chi phí thông qua việc
giảm bớt lãng phí. Chất lượng có thể làm tăng chí phí ở thời điểm bắt đầu làm chất
lượng nhưng hiệu quả mang lại về sau lại lớn hơn rất nhiều chi phí bỏ ra ban đầu.
Chất lượng giúp loại bỏ những công việc phải làm lại hoặc lãng phí và chồng chéo-
nguyên nhân của các chi phí bổ sung.
Chất lượng tạo ra một diễn đàn và cho ta biết cơ sở có chất lượng vượt trội,
có thể là hình mẫu để các cơ sở khác học tập.
Công khai kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua việc thực hiện các tiêu chí,
các chuẩn, các chỉ số chất lượng của tổ chức cung ứng dịch vụ để người sử dụng
dịch vụ biết, so sánh, lựa chọn.
Sự cạnh tranh cũng góp phần thúc đẩy nhu cầu về chất lượng, đồng thời cũng
khuyến khích các tổ chức cung ứng dịch vụ tăng cường các hoạt động nâng cao chất
lượng nhằm tạo uy tín, thương hiệu, gia tăng sức thu hút đối với người sử dụng dịch
vụ.
Sự hài lòng về chuyên môn của người cung ứng dịch vụ. Mỗi nhân viên làm
việc trong một bệnh viện hay cơ sở KCB có chất lượng, có uy tín hay có thương
hiệu đều cảm thấy hài lòng vì họ đã làm tốt nhất những gì có thể.
Người bệnh và khách hàng của cơ sở cung ứng dịch vụ ngày càng thận trọng
hơn với sức khỏe của mình. Vì vậy, họ đòi hỏi sự chăm sóc tốt nhất và dịch vụ
hoàn hảo nhất. Vì vậy, các cơ sở KCB phải củng cố, nâng cao chất lượng đáp ứng
được sự hài lòng khách hàng.
Việc cải tiến chất lượng phải làm thường xuyên, ví như chúng ta « chèo
thuyền ngược dòng », nếu không cải tiến có nghĩa là thụt lùi và không thể đáp ứng
được nhu cầu xã hội.
Việc cung ứng dịch vụ có chất lượng cũng là khía cạnh của y đức. Cơ sở
KCB phải cung ứng dịch vụ tốt nhất có thể nhằm giảm thiểu những tai biến, rủi ro,
chi phí, tổn thương đối với người bệnh, khách hàng mà mình cung cấp dịch vụ.
2. Thiết lập hệ thống tổ chức, quản lí triển khai công tác quản lý chất lượng
Thông tư số 19/2013/TT-BYT hướng dẫn thực hiện quản lí chất lượng bệnh
viện quy định bệnh viện phải tổ chức hệ thống quản lí chất lượng, trong đó có Hội
đồng quản lí chất lượng và đơn vị chất lượng (phòng hoặc tổ quản lí chất lượng),
các cán bộ chuyên trách quản lí chất lượng với sự tham gia của tất cả nhân viên y
tế.
2.1. Thiết lập hệ thống tổ chức quản lý chất lượng
Hệ thống quản lý chất lượng trong bệnh viện gồm 4 yếu tố tổ chức: Hội đồng
quản lý chất lượng bệnh viện, phòng hoặc tổ quản lý chất lượng, cán bộ chuyên trách về
quản lý chất lượng, mạng lưới quản lý chất lượng phù hợp với quy mô của bệnh viện.
Tùy theo quy mô, điều kiện của từng bệnh viện có thể thành lập phòng hoặc
tổ quản lý chất lượng. Đối với bệnh viện hạng đặc biệt và hạng 1 cần thành lập
Phòng Quản lý chất lượng.
Mạng lưới quản lý chất lượng bệnh viện: được thiết lập từ bệnh viện đến các
khoa, phòng, đơn vị trong bệnh viện.
Cơ chế hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện:
a) Hội đồng quản lý chất lượng bệnh viện tổ chức các cuộc họp thường kỳ và đột
xuất nhằm giám sát, hỗ trợ và có các khuyến nghị liên quan đến quản lý chất lượng.
b) Chủ tịch Hội đồng phân công nhiệm vụ cho các thành viên và xây dựng cơ
chế hoạt động của Hội đồng quản lý chất lượng bệnh viện.
c) Giám đốc bệnh viện thiết lập hệ thống quản lý chất lượng, xây dựng và
ban hành các văn bản về quản lý chất lượng của bệnh viện.
2.2. Vai trò và nhiệm vụ của Hội đồng quản lý chất lượng bệnh viện
a) Hội đồng quản lý chất lượng trong bệnh viện do Giám đốc bệnh viện ra
quyết định thành lập, ban hành quy chế và duy trì hoạt động; Chủ tịch hội đồng là
Giám đốc bệnh viện; Thư ký thường trực là trưởng phòng hoặc tổ trưởng quản lý
chất lượng bệnh viện. Số lượng thành viên hội đồng tùy thuộc vào quy mô của
bệnh viện và gồm đại diện các khoa, phòng có liên quan trực tiếp đến hoạt động cải
tiến chất lượng và an toàn người bệnh.
b) Mặc dù trong Thông tư số 19 không yêu cầu bắt buộc phải thành lập các
ban liên quan đến chất lượng, tuy vậy, theo kinh nghiệm của một số bệnh viện, việc
thành lập các ban liên quan đến chất lượng bệnh viện để trực tiếp triển khai thực
hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng và theo kế hoạch về
chất lượng sẽ mang lại hiệu quả cao, đúng nghĩa Hội đồng không chỉ tư vấn mà
trực tiếp triển khai và thúc đẩy hoạt động, đặc biệt là có những hoạt động cải tiến
cần sự tham gia của liên khoa, phòng. Hội đồng có thể thành lập các ban để triển
khai hoạt động cải tiến chất lượng và an toàn người bệnh, đặc biệt là các nội dung
hoạt động liên quan đến nhiều khoa, phòng, đơn vị trong bệnh viện. Các ban gồm:
Ban Chất lượng lâm sàng, Ban Chất lượng cận lâm sàng, Ban An toàn người bệnh,
Ban An toàn môi trường, Ban Khảo sát hài lòng người bệnh và nhân viên y tế.
Nhiệm vụ:
a) Phát hiện các vấn đề ưu tiên về chất lượng liên quan tới nhiều khoa,
phòng, các nguy cơ tiềm ẩn đối với an toàn người bệnh, đề xuất với Giám đốc bệnh
viện các giải pháp cải tiến;
b) Thông qua đề xuất của Phòng/Tổ quản lý chất lượng tư vấn cho Giám đốc
bệnh viện lựa chọn Bộ Tiêu chuẩn quản lý chất lượng đã được Bộ Y tế thừa nhận
phù hợp với điều kiện của bệnh viện;
c) Tham gia xây dựng kế hoạch áp dụng, đánh giá nội kiểm và thông qua báo
cáo đánh giá nội kiểm để báo cáo Giám đốc bệnh viện phê duyệt. d) Thẩm định các
đề án cải tiến chất lượng, lựa chọn các đề án ưu tiên và thông qua kế hoạch triển
khai các đề án cải tiến chất lượng bệnh viện và an toàn người bệnh.
đ) Thông qua các Ban của Hội đồng, thúc đẩy việc triển khai thực hiện các
quy định, tiêu chuẩn, hướng dẫn chuyên môn, thẩm định kết quả đo lường và công
bố chỉ số chất lượng của bệnh viện
2.3. Vai trò và nhiệm vụ của Phòng (Tổ) Quản lý chất lượng
a) Phòng Quản lý chất lượng bệnh viện có trưởng phòng, phó trưởng phòng,
một số nhân viên tùy thuộc vào quy mô bệnh viện và do Giám đốc quyết định.
b) Tổ quản lý chất lượng bệnh viện do giám đốc trực tiếp phụ trách hoặc là
bộ phận của một phòng chức năng do lãnh đạo phòng phụ trách. Việc lựa chọn đặt
tổ trưởng tổ quản lý chất lượng ở phòng/khoa nào hay trực tiếp do Giám đốc phụ
trách phụ thuộc vào cá nhân người được giám đốc cử làm tổ trưởng. Tiêu chí quan
trọng nhất để lựa chọn là người có khả năng và đặc biệt là có nhiệt huyết, có khả
năng làm việc nhóm, có kỹ năng phối hợp tốt trong việc triển khai các hoạt động
cải tiến chất lượng và nếu có thêm kỹ năng hướng dẫn thì càng tốt.
Nhiệm vụ:
Là đơn vị đầu mối tham mưu cho giám đốc bệnh viện và Hội đồng quản lý
chất lượng bệnh viện và triển khai các hoạt động về quản lý chất lượng bệnh viện:
a) Xây dựng kế hoạch và nội dung hoạt động quản lý chất lượng trong toàn
bệnh viện để trình Giám đốc phê duyệt.
b) Tổ chức thực hiện, theo dõi, giám sát, đánh giá, báo cáo, phối hợp, hỗ trợ
việc triển khai các hoạt động về quản lý chất lượng cho các khoa phòng.
c) Làm đầu mối thiết lập hệ thống quản lý sai sót, sự cố bao gồm phát hiện,
tổng hợp, phân tích, báo cáo và nghiên cứu, đề xuất giải pháp khắc phục; d) Làm
đầu mối phối hợp với các khoa, phòng giải quyết các đơn thư, khiếu nại, tố cáo và
các vấn đề liên quan đến hài lòng người bệnh;
đ) Thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu, quản lý và bảo mật thông tin liên
quan đến chất lượng bệnh viện.
e) Xây dựng kế hoạch và triển khai huấn luyện về quản lý chất lượng.
g) Xây dựng kế hoạch và triển khai đánh giá chất lượng nội bộ của bệnh viện
dựa trên các bộ tiêu chuẩn chất lượng được Bộ Y tế ban hành hoặc thừa nhận.
h) Triển khai thực hiện đánh giá việc tuân thủ các hướng dẫn chẩn đoán, điều
trị, hướng dẫn quy trình kỹ thuật, hướng dẫn quy trình chăm sóc dựa trên các
hướng dẫn của Bộ Y tế và các hướng dẫn chuyên môn chi tiết của bệnh viện đã
được Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện thông qua.
i) Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình an toàn người bệnh.
2.4. Vai trò và nhiệm vụ của thành viên mạng lưới quản lý chất lượng bệnh viện
a.Trưởng phòng (tổ trưởng) quản lí chất lượng có các nhiệm vụ và quyền
hạn như sau:
Nhiệm vụ:
- Tổ chức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của phòng (tổ) quản lý chất lượng và
chịu trách nhiệm về các hoạt động của phòng (tổ) quản lý chất lượng của bệnh viện;
- Tổng kết, báo cáo hoạt động của phòng (tổ) quản lý chất lượng và kết quả
công tác quản lý chất lượng trong toàn bệnh viện.
- Hỗ trợ các nhóm chất lượng tại các khoa, phòng thực hiện các đề án cải tiến
chất lượng.
- Tham gia đánh giá chất lượng bệnh viện khi được yêu cầu.
- Là thư ký của Hội đồng quản lý chất lượng bệnh viện.
Quyền hạn:
- Là thành viên của một số hội đồng của bệnh viện theo sự phân công của
Giám đốc.
- Kiểm tra và yêu cầu các khoa, phòng, cá nhân thực hiện đúng kế hoạch
quản lý chất lượng của bệnh viện.
- Đề xuất với Giám đốc biểu dương khen thưởng các cá nhân và tập thể thực
hiện tốt nhiệm vụ quản lý chất lượng.
b. Cán bộ chuyên trách về quản lý chất lượng bệnh viện
Cán bộ chuyên trách về quản lý chất lượng bệnh viện có các nhiệm vụ và
quyền hạn sau:
Nhiệm vụ:
a) Thực hiện các nhiệm vụ của phòng/tổ quản lý chất lượng theo sự phân
công của Trưởng phòng/tổ trưởng quản lý chất lượng bệnh viện.
b) Hỗ trợ các nhóm chất lượng tại các khoa, phòng thực hiện các đề án cải
tiến chất lượng.
c) Tham gia đánh giá chất lượng bệnh viện khi được yêu cầu.
Quyền hạn:
a) Kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý chất lượng bệnh viện của các
khoa, phòng.
b) Tham mưu đề xuất khen thưởng đối với các đơn vị, cá nhân trong bệnh
viện thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng. Tất cả cán bộ, viên chức, nhân viên
y tế phải tham gia các hoạt động bảo đảm và cải tiến chất lượng tùy theo chức
trách, nhiệm vụ của từng cá nhân trong lĩnh vực công tác của mình.
3. Bảo đảm an toàn người bệnh
3.1. Khái niệm và một số nguyên tắc bảo đảm an toàn người bệnh
Bảo đảm an toàn người bệnh là: giảm thiểu đến mức có thể chấp nhận được
các nguy hại không cần thiết có liên quan đến chăm sóc y tế.” ( WHO/PSP 2010)
An toàn người bệnh là “Không để xảy ra tai nạn do rủi ro.” ( Hội đồng chất
lượng trong chăm sóc sức khỏe Mỹ- Viện Y khoa).
Để hiểu rõ hơn về khái niệm an toàn người bệnh, cần phải nắm rõ một số
khái niệm khác:
Lỗi - Error: Thực hiện công việc không đúng quy định hoặc áp dụng các quy
định không phù hợp20.
Sự cố - Event: Điều bất trắc xảy ra với người bệnh hoặc liên quan tới người bệnh
Tác hại - Harm: Suy giảm cấu trúc hoặc chức năng của cơ thể hoặc ảnh
hưởng có hại phát sinh từ sự cố đã xảy ra. Tác hại bao gồm: bệnh, chấn thương, đau
đớn, tàn tật và chết người.
Sự cố không mong muốn - Adverse Events (AE): Y văn của các nước sử
dụng thuật ngữ “sự cố không mong muốn” ngày càng nhiều vì các thuật ngữ “sai
sót chuyên môn, sai lầm y khoa” dễ hiểu sai lệch về trách nhiệm của cán bộ y tế và
trong thực tế không phải bất cứ sự cố nào xảy ra cũng do cán bộ y tế.
Theo WHO: Sự cố không mong muốn là tác hại liên quan đến quản lý y tế
(khác với biến chứng do bệnh) bao gồm các lĩnh vực chẩn đoán, điều trị, chăm sóc,
sử dụng trang thiết bị y tế để cung cấp dịch vụ y tế. Sự cố y khoa có thể phòng
ngừa và không thể phòng ngừa20.
Theo Bộ sức khỏe và dịch vụ con người của Mỹ: Sự cố không mong muốn
gây hại cho người bệnh do hậu quả của chăm sóc y tế hoặc trong y tế. Để đo lường
sự cố y khoa các nhà nghiên cứu y học của Mỹ dựa vào 3 nhóm tiêu chí. (1) Các sự
cố thuộc danh sách các sự cố nghiêm trọng; (2) Các tình trạng/vấn đề sức khỏe
người bệnh mắc phải trong bệnh viện; Và (3) sự cố dẫn đến 1 trong 4 thiệt hại
nghiêm trọng cho người bệnh nằm trong Bảng 4 Phân loại mức độ nguy hại cho
người bệnh từ F-I, bao gồm: kéo dài ngày điều trị, để lại tổn thương vĩnh viễn, phải
can thiệp cấp cứu và chết người.
3.2. Xác định chính xác tên người bệnh
Xác định một bệnh nhân chỉ mất một phút, nhưng có thể cứu cả một mạng người.
a. Nguyên tắc 
Sử dụng ít nhất hai công cụ để nhận dạng bệnh nhân, nhưng cả hai đều
không phải là số phòng và số giường của bệnh nhân.
b. Biện pháp
Dùng băng đeo trên cổ tay để nhận dạng người bệnh. Thông tin trên băng
gồm: họ tên, địa chỉ, ngày sinh, cùng với số mã vạch. 
Khi dán nhãn lên tuýp bệnh phẩm cần có sự hiện diện của bệnh nhân. Tên và
thông tin về người bệnh trên các nhãn bệnh phẩm phải bảo đảm dán chặt lên lọ
hoặc ống đựng bệnh phẩm trước, trong và sau khi làm xét nghiệm.
Khi chăm sóc bệnh nhân rối loạn hành vi: lúc đầu có thể đính kèm ảnh bệnh
nhân trong bệnh án để nhân viên y tế nhận diện. Khi đã quen mặt người bệnh, có
thể chấp nhận việc nhìn mặt để nhận dạng. 
Xác nhận người bệnh hôn mê: người nhà người bệnh phải xác định nhân thân
cho họ. Nếu một người bệnh hôn mê được đưa đến bệnh viện bởi Công an hoặc
đơn vị dịch vụ cấp cứu và không có một chứng cứ nào về tên, tuổi để nhận diện
phải đặt cho người bệnh một cái tên tạm thời và số hồ sơ. Những công cụ này sau
đó có thể dùng để xác định bệnh nhân và để chắp nối với các công việc khác như
dán nhãn xét nghiệm, y lệnh, v.v…Tiếp nhận một bệnh nhân hôn mê khó xác định
nhân thân không phải là việc hiếm gặp, cần đưa vấn đề này vào quy định và buộc
mọi người phải tuân thủ quy định một cách nhất quán.
3.3. Bảm đảm an toàn trong phẫu thuật, thủ thuật
a. Giải pháp chung phòng ngừa sự cố y khoa trong phẫu thuật:
Để việc thực hiện phẫu thuật thành công, giảm thiểu nguy cơ biến chứng và
sự cố, mọi nhân viên y tế liên quan đến chăm sóc người bệnh cần phải nắm rõ
thông tin của người bệnh, hiểu rõ về chức năng sinh lý của người bệnh cũng như
loại bệnh họ mắc phải, phương thức phẫu thuật, vấn đề tâm lý, thông tin thành công
của ca phẫu thuật và sự phục hồi của người bệnh.
Bên cạnh đó, cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước mỗi ca phẫu thuật từ nhỏ đến lớn,
từ đơn giản đến phức tạp: thuốc, máu, dịch truyền, các phương tiện cần thiết …để
đảm bảo ung ứng tốt nhất cho cuộc mổ thành công, cũng như các biến chứng xảy ra
sau này.
Một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện phẫu thuật an toàn là sự gắn
kết nhóm phẫu thuật (phẫu thuật viên, bác sĩ gây mê, điều dưỡng và nhóm phụ giúp)
và thông tin đầy đủ về người bệnh cũng như phương pháp phẫu thuật sẽ được tiến
hành.
Yếu tố con người đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa sự cố, sai
sót y khoa trong phẫu thuật, gồm nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, tuối tác và
sức khỏe, phân công công việc hợp lý, đặc biệt là được cảnh báo về sự cố và những
biện pháp phòng ngừa. Bệnh viện có thể đưa ra chính sách như khen thưởng, động
viên kịp thời những trường hợp tránh được sự cố và sai sót, phát hiện và sử trí sự cố
kịp thời, cứu được người bệnh …
Các bệnh viện, cơ sở y tế nên tổ chức các khóa học hoặc tọa đàm chủ đề sai
sót, sự cố y khoa để nhắc nhở nhân viên y tế thường xuyên. Một ví dụ là Trung tâm
phẫu thuật và ung thư thuộc trường Đại học Hoàng gia London đã tiến hành
chương trình tập huấn về an toàn phẫu thuật cho gần 50 nhân viên y tế. Kiến thức
về an toàn phẫu thuật đã tăng từ 55% ( test trước khóa học ) lên 68% ( test sau khóa
học ). Tất cả đều hiểu và tự tin về việc đánh giá an toàn người bệnh tại phòng mổ.
Cải thiện điều kiện làm việc cũng là một yếu tố quan trọng phòng ngừa sự cố
như cung cấp đầy đủ phương tiện làm việc, giảm tải công việc, nhân viên y tế được
chế độ phụ cấp và nghỉ ngơi để có thể lấy lại sức khỏe đáp ứng công việc.
Có hệ thống báo cáo sự cố thường xuyên, kịp thời để mọi người được biết và
cảnh báo về việc này trong công việc hàng ngày.
b. Áp dụng Bảng kiểm an toàn phẫu thuật.
Tổ chức Y tế Thế giới đã cố gắng nỗ lực để làm giảm bớt các nguy cơ dẫn đến
việc phẫu thuật không an toàn như xây dựng chương trình an toàn người bệnh, bao
gồm an toàn phẫu thuật, áp dụng bảng kiểm - check list trong phòng phẫu thuật …
Mục đích của chương trình này tạo nên sự phối hợp , chia xẻ thông tin cũng như việc
chuẩn bị tốt người bệnh giữa các nhóm chăm sóc và phẫu thuật , gây mê liên quan
quá trình tiến hành phẫu thuật từ phòng bệnh đến phòng bệnh ( room to room ) có
nghĩa là người bệnh được an toàn từ lúc rời khỏi phòng bệnh cho đến khi trở lại
phòng bệnh. Bảng kiểm đã được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới và cho thấy
hiệu quả rõ rệt. Được sự giúp đỡ của WHO, Việt nam đã tiến hành áp dụng thử bảng
kiểm bước đầu tại một số cơ sở ngoại khoa lớn năm 2011 và cho kết quả rất khả
quan.
Bảng kiểm ATPT đã được áp dung trên thế giới và cho kết quả khả quan qua
nhiều số liệu và các báo cáo liên quan.
Theo báo cáo của WHO nghiên cứu thử nghiệm ở 8 Bệnh viện trên toàn cầu:
7688 Bn (3733 trước và 3955 sau thực hiện Checklist) từ 10-2007 đến 9- 20080.
Biến chứng lớn giảm từ 11% đến 7% (giảm36%), tỷ lệ tử vong nội trú giảm từ
1,5% đến 0,8% (giảm gần 50%).
Một nghiên cứu khác về việc áp dụng Checklist An toàn phẫu thuật tại 6 Bệnh
viện ở Hà lan (Netherland) qua 3760 trường hợp trước và 3820 sau áp dụng Checklist
An toàn phẫu thuật: Biến chứng giảm từ 27,3% đến 16,7%, tử vong tại Bệnh viện
giảm từ 1,5% đến 0,8%. Trong khi đó không thay đổi kết quả ở 5 Bệnh viện kiểm
chứng.
Theo một nghiên cứu của Armndo C.Crriostomo, tại Philippines ở 40 Bệnh
viện / 102 phòng mổ giai đoạn 2/2009 – 12/2009 qua 44.359 phẫu thuật: Tỷ lệ xử
dụng Checklist = từ 24 đến 100%, tỷ lệ biến chứng = 0,38 – 2,3%. Tỷ lệ biến chứng
và tử vong cao hơn ở những bệnh viện có tỷ lệ xử dụng Checklist thấp.
Khoa phẫu thuật, bệnh viện Johns Hopkins, Baltimore Mỹ năm 2011triển
khai an toàn phẫu thuật toàn diện, theo dõi thời gian 12 tháng đã thấy tỷ lệ nhiễm
khuẩn vết mổ giảm từ 27,3% xuống còn 18,2% sau khi tiến hành các biện pháp can
thiệp.
Theo Eefje N de Vries, việc sử dụng bảng kiểm an toàn phẫu thuật đã giúp
giảm tỷ lệ biến chứng từ 11% xuống còn 7%. Tuy nhiên nhiều các báo cáo cho thấy
hầu hết các biến cố ( từ 53 đến 70%) lại xảy ra ngoài phòng mổ, vậy việc áp dụng
bảng kiểm và thực hiện an toàn phẫu thuật cần phải tiến hành nghiêm túc ngoài
phòng mổ chứ không chỉ ở phòng mổ và trong cuộc mổ. Nghiên cứu được tiến
hành tại 5 bệnh viện, cho thấy tỷ lệ tử vong giảm được 0.1% ( từ 1.2% xuống
1.1% ) sau khi thực hiện áp dụng bảng kiểm.
Bệnh viện HN Việt Đức, một trung tâm lớn về ngoại khoa của cả nước, cùng
với một số các bệnh viện đã tiến hành áp dụng thử Bảng kiểm ATPT trong năm
2010 theo khuyến cáo của WHO cho kết quả tốt. Đánh giá chung là Bảng kiểm phù
hợp, đơn giản và dễ thực hiện, tạo điều kiện kiểm soát phẫu thuật an toàn và hiệu
quả. Tuy nhiên có thể chỉnh sửa một số thông tin để có thể áp dụng ở tất cả các
bệnh viện.
Triển khai an toàn trong phẫu thuật là một chương trình mà Bộ Y tế đã đề ra
(Thông tư số 19/2013/TT-BYT về triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn người
bệnh và nhân viên y tế). Do vậy mọi nhân viên y tế tại các cơ sở y tế chăm sóc
người bệnh cần biết và thực hiện nghiêm túc.
Trên cơ sở pháp lý này cũng như hiệu quả của áp dụng Bảng kiểm trên thế
giới, việc triến khai áp dụng Bảng kiểm ATPT được coi như một trong những biện
pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu sự cố, sai sót y khoa liên quan đến phẫu thuật trong
điều kiện của Việt nam hiện nay.
3.3. Đảm bảo an toàn trong sử dung thuốc
3.3.1. Giải pháp đối với các đối tượng có liên quan
a. Đối với bác sỹ
- Lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp, tham khảo ý kiến dược sĩ và tư vấn với
các bác sĩ chuyên ngành sâu.
- Đánh giá tổng trạng của người bệnh và xem xét tất cả các thuốc đang điều
trị để xác định tương tác thuốc. Theo dõi các triệu chứng lâm sàng và các kết quả
xét nghiệm cần thiết để đánh giá và tối ưu hóa điều trị và khả năng đáp ứng với
điều trị bằng thuốc của người bệnh.
- Bác sỹ cần biết về hệ thống quản lý thuốc tại bệnh viện, bao gồm: danh
mục thuốc bệnh viện, quy trình điều tra sử dụng thuốc, hội đồng có thẩm quyền
quyết định lựa chọn thuốc, quy trình thông tin thuốc mới, các quy định về quản lý
thuốc và quy định kê đơn thuốc.
- Đơn thuốc cần ghi đầy đủ các thông tin: Họ tên người bệnh, tên thuốc ( tên gốc
và tên thương mại), nồng độ/hàm lượng, đường dùng, dạng dùng, liều lượng, số lượng,
tần suất sử dụng, tên bác sỹ kê đơn. - Đơn thuốc được ghi rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu:
- Không sử dụng chữ viết tắt .
- Ghi cách sử dụng cụ thể cho mỗi loại thuốc trong đơn
- Ghi rõ số lượng cần sử đúng theo đơn vị đo lường (mg, ml), không nên ghi
theo đơn vị đóng gói (lọ, hộp), ngoại trừ các thuốc dạng phối hợp.
- Kê đơn tên thuốc theo tên gốc, tránh: kê thuốc tên địa phương (thuốc bà
lang…), tên hóa học, viết tắt tên thuốc.
- Luôn sử dụng một số 0 trước đơn vị nhỏ hơn 1 (ví dụ: 0,5 ml). Với đơn vị
lớn hơn 1, không đượ thêm số 0 vào sau (ví dụ , 5,0 ml ).
- Ghi rõ đơn vị tính, tránh nhầm lẫn (Ví dụ: 10 units Unsulin thay vì 10U, có
thể nhầm là 100)
- Đơn thuốc và chữ ký bác sỹ phải rõ ràng. Nếu có thể nên sử dụng máy tính
hoặc kê đơn thuốc qua hệ thống máy tính.
- Với các y lệnh hoặc kê đơn thuốc bằng miệng, bác sỹ chắc chắn người thực
hiện hiểu đúng đơn thuốc bằng cách đọc lại đơn thuốc cho bác sỹ.
- Hạn chế kê đơn thuốc tiêm
- Giải thích với người bệnh hoặc người nhà về các lưu ý và tác dụng phụ của
thuốc - Theo dõi người bệnh và định kỳ khám lại
b. Đối với dược sỹ
- Triển khai hoạt động Dược lâm sàng tại bệnh viện, có dược sỹ tham gia
giám sát điều trị bằng thuốc (tham gia từ khi khám bệnh, lựa chọn thuốc điều trị
thích hợp, dùng thuốc, xem xét khả năng tương tác thuốc, trùng lặp thuốc, đánh giá
triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm thích hợp với người bệnh), điều tra sử dụng
thuốc để giúp sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
- Sẵn sàng cung cấp thông tin về thuốc cho bác sỹ và điều dưỡng
- Hiểu rõ về các quy trình và quy định trong cung ứng thuốc tại bệnh viện, kể
cả thuốc cấp phát nội trú, ngoại trú và nhà thuốc bệnh viện - Đảm bảo hiểu rõ đơn
thuốc trước khi cấp phát
- Sắp xếp khu vực chuẩn bị thuốc gọn gàng, sạch sẽ và tránh gián đoạn khi
chuẩn bị.
- Trước khi cấp phát thuốc hàng ngày, cần kiểm tra kỹ đơn thuốc. Đảm bảo
thực hiện đúng quy trình cấp phát. Đối với các thuốc cảnh báo cao (thuốc điều trị
ung thư, thuốc cấp cứu…) cần kiểm tra 2 lần.
- Nên sử dụng nhãn phụ để cảnh báo các thuốc có nguy cơ cao và chú ý cách
sử dụng thuốc. Ngăn ngừa các sai sót liên quan đến tên thuốc “nhìn giống nhau”,
“đọc giống nhau” (LASA)
1. Cung cấp thông tin về các thuốc LASA cho bác sỹ, điều dưỡng, dược sỹ
trong bệnh viện
2. Xác định mục đích sử dụng thuốc trước khi cấp phát thuốc hay sử dụng thuốc.
3. Chỉ chấp nhận y lệnh bằng miệng khi thật sự cần thiết, trừ với các thuốc
điều trị ung thư.
4. HĐT&ĐT cần xem xét các thuốc khi lựa chọn thuốc vào Danh mục thuốc
bệnh viện, tránh các thuốc nhìn giống nhau, đọc giống nhau
5. Kê đơn thông qua hệ thống mạng, tránh nhầm lẫn tên thuốc do chữ viết khó
đọc
6. Thay đối cách nhận biết về tên các thuốc nhìn giống nhau (cả trong hệ
thống kho tàng và máy tính) bằng cách đánh dấu, viết chữ cái cao hơn
(DAUNOrubicin và DOXOrubicin)
7. Cảnh báo nguy cơ sai sót do nhầm lẫn thông qua hệ thống mạng bệnh viện
8. Sắp xếp các thuốc LASA tại các vị trí khác nhau trong kho thuốc, tủ thuốc,
hộp thuốc của người bệnh…. Dán các nhãn cảnh báo cho cán bộ y tế trên các lọ thuốc.
9. Đề nghị báo cáo các trường hợp sai sót để có biện pháp phòng tránh kịp thời.
- Đảm bảo thuốc được cấp phát kịp thời, đảm bảo thời gian điều trị
- Giám sát chất lượng và quy trình sử dụng các thuốc tại tủ trực thuốc tại các
khoa lâm sàng, đảm bảo tối ưu hóa trong điều trị
- Giám sát chất lượng và quy trình trả thuốc từ các khoa lâm sàng. Đánh giá
các thuốc không sử dụng do quên liều.
- Với các đơn thuốc kê cho người bệnh xuất viện, tư vấn cụ thể cho người bệnh
hoặc người nhà cách sử dụng của từng thuốc, các lưu ý và cẩn trọng khi sử dụng.
- Thu thập và lưu trữ các dữ liệu về sai sót trong sử dụng thuốc để phòng
ngừa và điều chỉnh các hoạt động về sử dụng thuốc
c. Đối với điều dưỡng
- Hiểu rõ về các quy trình và quy định trong cung ứng thuốc tại bệnh viện, kể
cả thuốc cấp phát nội trú, ngoại trú
- Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
- Chuẩn bị đủ và phù hợp các phương tiện cho người bệnh dùng thuốc; khi
dùng thuốc qua đường tiêm phải chuẩn bị sẵn sàng hộp thuốc cấp cứu và phác đồ
chống sốc, chuẩn bị đúng và đủ dung môi theo quy định của nhà sản xuất.
- Kiểm tra thuốc (tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, liều dùng một lần, số lần
dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng
thuốc và đường dùng thuốc so với y lệnh). Kiểm tra hạn sử dụng và chất lượng của
thuốc bằng cảm quan: màu sắc, mùi, sự nguyên vẹn của viên thuốc, ống hoặc lọ
thuốc
- Thực hiện 5 đúng khi dùng thuốc cho người bệnh: đúng người bệnh, đúng
thuốc, đúng liều lượng, đúng đường dùng, đúng thời gian dùng thuốc.
- Bảo đảm người bệnh uống thuốc ngay tại giường bệnh trước sự chứng kiến
của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.
- Ghi hoặc đánh dấu thuốc đã dùng cho người bệnh và thực hiện các hình
thức công khai thuốc phù hợp theo quy định của bệnh viện.
- Theo dõi, phát hiện các tác dụng không mong muốn của thuốc, tai biến sau
dùng thuốc và báo cáo kịp thời cho bác sĩ điều trị. Điền thông tin cần thiết vào mẫu
báo cáo ADR và thông báo cho dược sỹ phụ trách.
- Hướng dẫn, giải thích cho người bệnh tuân thủ điều trị. Giải thích cho
người bệnh và người nhà về tác dụng và quy trình dùng thuốc. Với người bệnh từ
chối điều trị theo y lệnh, báo cáo cho bác sỹ điều trị.
- Phối hợp giữa các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng viên, hộ sinh viên trong dùng
thuốc nhằm tăng hiệu quả điều trị bằng thuốc và hạn chế sai sót trong chỉ định và
sử dụng thuốc cho người bệnh.
3.3.2 Giám sát và quản lý sai sót trong sử dụng thuốc
a. Giám sát chặt các yếu tố có khả năng gây sai sót
- Ca trực (tỷ lệ sai sót xảy ra cao hơn khi đổi ca)
- Nhân viên mới (thiếu kinh nghiệm và chưa được đào tạo đầy đủ)
- Các đối tượng bệnh nhân: người già, trẻ sơ sinh, bệnh nhân ung thư.
- Bệnh nhân sử dụng nhiều thuốc (dễ xảy ra tương tác thuốc)
- Môi trường làm việc (ánh sáng, tiếng ồn, hay bị gián đoạn)
- Cán bộ y tế quá tải và mệt mỏi
- Trao đổi thông tin giữa các cán bộ y tế không đầy đủ, rõ ràng
- Dạng thuốc (VD: giám sát sử dụng thuốc tiêm chặt chẽ)
- Bảo quản thuốc không đúng
- Tên thuốc, nhãn thuốc, cách đóng gói dễ gây nhầm lẫn
- Nhóm thuốc sử dụng nhiều
- Chữ viết tay trong bệnh án hoặc đơn thuốc không rõ ràng
- Hình thức kê đơn, yêu cầu thuốc bằng miệng dễ gây nhầm lẫn
- Các quy trình làm việc chưa hiệu quả - Hoạt động của Hội đồng thuốc và
điều trị (có chức năng giám sát) chưa hiệu quả
b. Quản lý các sai sót trong sử dụng thuốc
- Đảm bảo hỗ trợ và cung cấp cho người bệnh các liệu pháp khắc phục khi
xảy ra sai sót
- Ghi chép và báo cáo ngay các sai sót khi được phát hiện theo các mẫu quy
định của từng bệnh viện (mẫu báo cáo ADR, báo cáo chất lượng thuốc…).
- Với mỗi sai sót xảy ra, cần thu thập các thông tin và báo cáo đầy đủ bằng
văn bản các nội dung, bao gồm: vấn đề xảy ra, nơi xảy ra, tại sao và như thế nào,
các đối tượng có liên quan. Thu thập và giữ lại các bằng chứng có liên quan đến sự
việc (vỏ thuốc, sy lanh) để tìm nguyên nhân và cách phòng tránh.
- Lãnh đạo bệnh viện, hội đồng quản lý chất lượng, trưởng khoa (phòng) và
cá nhân có liên quan bệnh viện xem xét các sai sót và biện pháp khắc phục kịp thời.
- Nên thông tin rộng rãi về nguyên nhân và cách giải quyết các sai sót đã xảy
ra. Các sai sót thường mang tính hệ thống, không nên xử lý bằng biện pháp kỷ luật
mà khuyến khích báo cáo để có biện pháp phòng ngừa.
- Thông tin từ các báo cáo sai sót nên được làm tài liệu để đào tạo cho cán bộ
y tế hoặc để làm căn cứ xây dựng các quy định phòng cách phòng tránh sai sót.
- Lãnh đạo bệnh viện và các hội đồng có liên quan định kỳ đánh giá các sai
sót và xác định nguyên nhân gây sai sót và xây dựng các giải pháp phòng tránh
(đào tạo, luân chuyển cán bộ, sửa đổi chính sách và quy trình, thay thế các trang
thiết bị không phù hợp, …) - Báo cáo các sai sót lên trung tâm quốc gia để tổng
hợp và có chiến lược phòng tránh sai sót trên toàn quốc
3.5. Đảm bảo an toàn trong sử dụng trang thiết bị
Cơ sở y tế có thể ngăn ngừa nguy cơ cháy nổ trong phẫu thuật và quản lý tốt
sự cháy nổ nếu nó xảy ra trong phòng mổ bằng các biện pháp sau:
a. Xây dựng kế hoạch, quy trình chống cháy nổ trong phẫu thuật.
Kế hoạch cần đảm bảo cung cấp các nhân viên có đủ thông tin để ngăn ngừa
hoặc quản lý hiệu quả vụ cháy ở phòng mổ. Kế hoạch đưa ra được những vấn đề
như chuỗi mệnh lệnh trong tình trạng khẩn cấp, xác định rõ ràng trách nhiệm của
các thành viên, và các lộ trình sơ tán chính và phụ ngang qua bức tường lửa. Cần
đưa ra các hướng dẫn cụ thể về:
- Việc sơ tán
- Chi tiết các tài liêu lưu trữ, thiết bị, dụng cụ, hàng dự trữ, và những thứ
khác cần được bảo vệ để kiểm tra sau vụ hoả hoạn.
- Bản hướng dẫn sử dụng oxy để giảm đến tối thiểu tập trung oxygen dưới
các drap phủ - Hướng dẫn quản lý các dung dịch có cồn dùng trong sát trùng da.
b. Khuyến khích nhân viên y tế học tập và tự rèn luyện về phòng chống cháy nổ.
- Bảo đảm nhân viên được tập huấn về những rủi ro cháy nổ đặc biệt trong
khu phẫu thuật và cách xử lý ngăn ngừa và dập tắt cháy nổ.
- Khuyến khích nhân viên tham gia vào tìm hiểu các hoạt động tự hướng dẫn,
bao gồm:
+ Từng người cần ghi nhớ vị trí bình chữa lửa, hộp kéo chuông báo động,
cửa thoát hiểm, bình thở oxygen, và lộ trình sơ tán khả thi;
+ Tự học để kích hoạt hệ thống báo động và ghi nhận cháy nổ
+ Cho nhân viên cầm bình chữa cháy và sử dụng; hoặc trình bày một tình
huống chống cháy giả định cho một nhóm nhỏ (từ 8 đến 10 người) cho họ đóng vai
như thật và sau đó thảo luận.
- Nhân viên phải biết nơi cất giữ và biết sử dụng bình chữa cháy, cũng như
chuẩn bị tinh thần đón nhận rủi ro cho từng trường hợp phẫu thuật mà họ tham gia.
c. Huấn luyện tất cả nhân viên để quản lý 3 yếu tố cháy nổ.
Các yếu tố cơ bản của một vụ cháy luôn luôn hiện diện trong suốt cuộc phẫu
thuật và hình thành cháy nổ: khí, oxygen, và nguồn nhiệt. Các nhà phẫu thuật phải
kiểm soát được nguồn nhiệt (các dụng cụ mổ như thiết bị đốt điện, dao mổ laser,
nguồn ánh sáng quang học, và các tia cao áp tĩnh điện) bằng cách dùng các bao che
hoặc sử dụng các phương tiện dự trữ và ngăn chúng tiếp xúc khí. Các điều dưỡng
có thể giới hạn sự hiện diện của những chất dễ cháy (chẳng hạn như các tác nhân
prepping, cồn, thuốc nhuộm, thuốc mỡ, và các chất gây mê) để tránh bùng phát hoả
hoạn. Các chuyên gia gây mê có thể giảm đến tối thiểu việc tạo ra oxygen, có chứa
nitrous oxide, và các loại khí hơi khác bằng cách sử dụng các kỹ thuật tạo nút chặn
- Huấn luyện nhân viên, phẫu thuật viên và chuyên viên gây mê về cách kiểm
soát nguồn nhiệt và quản lý khí: (1) theo đúng các qui tắc an toàn tại khu vực có tia
laser và điện, (2) quản lý khí bằng cách cho đủ thời gian để chuẩn bị bệnh nhân, và (3)
xây dựng bảng hướng dẫn giảm đến tối thiểu việc tập trung oxygen dưới tấm vải phủ.
- Tiến hành các khoá huấn luyện đặc biệt về (1) việc sử dụng các thiết bị
chống cháy nổ, (2) các phương pháp đúng cách để cứu nạn và thoát hiểm, và (3) sự
xác định đúng vị trí của hệ thống ga y tế, gió, và điện, và các nút điều khiển, cũng
như khi nào, ở đâu, và bằng cách nào tắt các hệ thống này lại.
- Không che phủ bệnh nhân cho đến khi tất cả các vật chuẩn bị dễ cháy đều khô.
- Trong phẫu thuật hầu họng, ngâm miếng gạc hoặc miếng bọt biển dùng với
những cái ống thông khí quản để giảm đến tối thiểu sự rò rỉ O2 vào hầu họng, và
giữ cho chúng luôn ẩm. Cần làm ẩm các miếng bọt biển, gạc, và nút gạc (và các sợi
dây của chúng) để chúng không bắt lửa.
d. Tiến hành các buổi tập luyện lập đi lập lại.
Nhân viên phòng mổ phải tập luyện chống cháy nổ lập đi lập lại. Tập trung
vào các thiết bị chống cháy nổ, cứu nạn và thoát hiểm, khi nào và bằng cách nào
đóng nút nguồn gas y tế, hệ thống thông gió, và hệ thống phòng mổ và nút kiểm
soát, và hệ thống và chính sách báo động của cơ sở để liên lạc với sở cứu hoả địa
phương. Thực hiện và kiểm tra các cách thức để bảo đảm tất cả các thành viên của
kíp mổ có phản ứng thích hợp trước sự cháy nổ trong phòng mổ.
đ. Ưu tiên ngăn ngừa cháy nổ.
Nhắc nhở và thông tin về an toàn cháy nổ thường xuyên. Rà soát lại các
phương thức xử lý khẩn cấp như là một phần của việc kiểm tra trước khi phẫu
thuật. Tất cả mọi người trong phòng mổ, giữ cho các yếu tố gây cháy nổ không tiếp
xúc lẫn nhau.
e. Bảo đảm thiết bị được bảo trì và sử dụng hợp lý.
Tất cả các thiết bị mổ bằng điện phải được định lượng và kiểm tra thường xuyên.
3.6. Phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện
a. Về tổ chức giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện:
Tổ chức giám sát NKBV để có cơ sở dữ liệu về NKBV như tỷ lệ mắc
NKBV, tác nhân gây bệnh, vi khuẩn kháng thuốc...)..Giám sát là hoạt động chủ yếu
của chương trình kiểm soát NKBV và khoa KSNK. Giám sát NKBV được định
nghĩa là “Việc thu thập có hệ thống, liên tục; việc xử lý và phân tích những dữ kiện
cần thiết nhằm triển khai, lập kế hoạch, và phổ biến kịp thời những dữ kiện này đến
những người cần được biết”. Giám sát NKBV là một trong những yếu tố quan
trọng để cải thiện tình hình NKBV. Nhân viên kiểm soát NKBV thường phải dành
hơn một nửa thời gian để tiến hành giám sát. Giám sát NKBV sẽ cung cấp những
dữ kiện có ích để đánh giá tình hình NKBV: nhận biết những người bệnh NKBV,
xác định vị trí nhiễm khuẩn, những yếu tố góp phần vào nhiễm khuẩn. Từ đó giúp
bệnh viện có kế hoạch can thiệp và đánh giá được hiệu quả của những can thiệp
này. Giám sát NKBV còn là tiền đề cho việc thực hiện các nghiên cứu về KSNK.
Chương trình giám sát cũng cần bao gồm chương trình kiểm soát kháng sinh. Cần
đưa ra được những quy định chính sách sử dụng kháng sinh. Cần hạn chế những
hoạt động tiếp thị của các hãng thuốc trong bệnh viện, đặc biệt tại các bệnh viện có
đào tạo.
b. Về thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn:
Tổ chức thực hiện các biện pháp Phòng ngừa chuẩn, Phòng ngừa bổ sung
(dựa theo đường lây truyền bệnh); Tổ chức thực hiện các hướng dẫn và kiểm tra
các biện pháp thực hành KSNK theo tác nhân, cơ quan và bộ phận bị nhiễm khuẩn
bệnh viện.
c. Bảo đảm các điều kiện cho công tác KSNK
Có bộ phận (đơn vị) khử khuẩn - tiệt khuẩn tập trung đạt tiêu chuẩn và có đủ
các phương tiện để làm sạch, cọ rửa, khử khuẩn, tiệt khuẩn và kho đựng dụng cụ
sạch và dụng cụ vô khuẩn. Có nhà giặt thiết kế một chiều, đủ trang bị và phương
tiện như máy giặt, máy sấy, phương tiện là (ủi) đồ vải, xe vận chuyển đồ vải bẩn,
sạch; bể (thùng) chứa hoá chất khử khuẩn để ngâm đồ vải nhiễm khuẩn, tủ lưu giữ
đồ vải; xà phòng giặt, hóa chất khử khuẩn. Có cơ sở hạ tầng để bảo đảm xử lý an
toàn chất thải lỏng, chất thải rắn và chất thải khí y tế theo Quy định về quản lý chất
thải y tế. Có đủ phương tiện vệ sinh chuyên dụng. Trường hợp cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh hợp đồng với Công ty cung cấp dịch vụ vệ sinh công nghiệp thì hợp
đồng phải xác định rõ yêu cầu về trang thiết bị, hóa chất, tiêu chuẩn vệ sinh, quy
trình vệ sinh, đào tạo nhân viên vệ sinh theo chương trình tài liệu của Bộ Y tế và
kiểm tra đánh giá chất lượng. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải bảo đảm nhân lực
cho Khoa (tổ) KSNK hoạt động. Ngoài nhân lực cho các bộ phận như khử khuẩn,
tiệt khuẩn, giặt là, bộ phận giám sát nhiễm khuẩn phải bảo đảm tối thiểu cứ 150
giường bệnh có 01 nhân lực chuyên trách giám sát nhiễm khuẩn.
3.7. Phòng ngừa người bệnh bị ngã
Nguy cơ té ngã có thể do môi trường chăm sóc hoặc do bản thân người bệnh.
Nguy cơ té ngã có thể do môi trường chăm sóc bao gồm những thiết kế cơ sở vật
chất, vật dụng không phù hợp cho người bệnh. Nguy cơ do bản thân người bệnh
bao gồm có tiền sử té ngã trước đó, khiếm khuyết về cảm giác và thính giác, suy
nhược thần kinh, bị xúc động suy nhược thăng bằng hoặc vận động, các vấn đề về
cơ xương, các bệnh mãn tính, rối loạn tiểu tiện, các vấn đề về dinh dưỡng, và việc
sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau.
- Cơ sở y tế, đặc biệt các nhà dưỡng lão, cần thực hiện chương trình giảm té
ngã và đánh giá hiệu quả của chương trình. Chương trình giảm té ngã bao gồm các
chiến lược giảm rủi ro, thực hành tại chỗ, sự tham gia cuả bệnh nhân/gia đình trong
huấn luyện, và việc thẩm định môi trường điều trị.
- Thành lập ban ngăn ngừa té ngã để đánh giá những bệnh nhân mới về nguy
cơ té ngã tiếm ẩn; để rà soát thường xuyên các cú té ngã, thẩm định sự tham gia, và
tìm kiếm các xu hướng và mô hình mới; và để trao đổi những phát hiện mới với các
nhân viên khác.
- Cơ sở y tế phải đánh giá ban đầu và thường xuyên nguy cơ té ngã của bệnh
nhân và có biện pháp ngăn ngừa các khả năng té ngã tiềm ẩn. Cần đánh giá toàn
diện bệnh nhân lúc ban đầu khi bệnh nhân nhập viện, xác định mức độ nhận thức
chung, sức mạnh của cơ, sự đau đớn, và khả năng thể hiện hoạt động hàng ngày của
bệnh nhân. Cần đánh giá định kỳ từng nguy cơ bị ngã của bệnh nhân, bao gồm cả
nguy cơ tiềm ẩn.
- Sử dụng các kỹ thuật đánh giá khác nhau, như quan sát hoặc trao đổi với cá
nhân bệnh nhân và gia đình để đánh giá toàn diện đến mức có thể.
- Nhân viên y tế phải trao đổi với gia đình bệnh nhân và những người quan
trọng khác việc đánh giá toàn diện nguy cơ té ngã. Thông báo cho các thành viên
của gia đình bệnh nhân các yếu tố làm gia tăng nguy cơ té ngã
- Dựa vào đánh giá, nhân viên y tế đưa ra những kiến nghị và thực hiện
phương pháp chủ động ngăn ngừa té ngã trong kế hoạch và thực hiện chăm sóc
bệnh nhân. Bất cứ nguy cơ nào đã được nhận diện đều cần được xử lý ngay.
- Nhân viên y tế cần phải xem xét tất cả thuốc gồm tất cả thuốc cấp theo đơn,
thuốc mua tại quầy, và những thứ bổ sung mà bệnh nhân đã sử dụng. Lưu hồ sơ
tình trạng dị ứng thuốc và tiền sử lạm dụng thuốc, kể cả lạm dụng thuốc an thần và
các loại thuốc theo đơn khác. Việc thay đổi thuốc – gồm có thuốc gây nghiện và
càc liều lượng tăng hoặc giảm – đòi hỏi phải theo dõi hết sức cảnh giác các phản
ứng phụ mới có thể xảy ra. Một loại thuốc mới thêm vào các loại thuốc bệnh nhân
đang dùng có thể tạo nên cơn chóng mặt, gây buồn ngủ, hoặc các triệu chứng khác
có thể đưa bệnh nhân đến nguy cơ té ngã nhiều hơn.
+ Thường xuyên tái đánh giá và lưu ý những biểu hiện khi bệnh nhân đã trải
qua gây mê
Một số biện pháp cải tiến môi trường giúp giảm té ngã:
- Lắp đặt chuông báo động tại giường hoặc thiết kế lại hệ thống kiểm soát và
kiểm tra chuông báo động tại giường.
- Lắp đặt các ổ khoá tự động ở các phòng phục vụ (như phòng giặt, v.v..)
– Hạn chế việc mở cửa sổ khi có nguy cơ.
- Lắp đặt chuông báo động ở các lối ra vào.
- Bổ sung phần ngăn ngừa té ngã vào chương trình huấn luyện bệnh nhân và
gia đình họ.
- Cải tiến và chuẩn hoá hệ thống gọi điều dưỡng.
- Sử dụng “giường thấp” cho những người có nguy cơ té ngã.
3.8. Phòng ngừa sai sót do trao đổi, truyền đạt thông tin giữa nhân viên y tế
Biện pháp 1: Không khuyến khích lệnh miệng.
Khi không thể tránh khỏi lệnh miệng:
- Nhân viên nhận lệnh miệng phải viết ra và đọc lại đúng nguyên văn cho
người bác sĩ đã ra lệnh nghe. Người bác sĩ này sau đó xác nhận bằng miệng rằng
lệnh đó là chính xác. Yêu cầu này áp dụng cho tất cả mọi y lệnh bằng miệng, không
riêng cho y lệnh cấp thuốc.
- Đối với mệnh lệnh bằng miệng hoặc qua điện thoại về các kết quả xét
nghịêm quan trọng, làm rõ mệnh lệnh đầy đủ hoặc kết quả xét nghiệm bằng cách
yêu cầu nhân viên nhận lệnh “đọc lại” mệnh lệnh đầy đủ hoặc kết quả xét nghiệm.
Tại phòng mổ hoặc phòng cấp cứu, điều dưỡng chuyên viên gây mê viết ra y lệnh
và đọc lại cho người ra lệnh nghe. Người ra lệnh sau đó có thể xác nhận y lệnh
bằng miệng. Để làm rõ hơn, người xử lý lệnh đó có thể đọc to lên trước khi thực
hiện và một lần nữa nhận lời xác nhận từ người ra lệnh. Trong trường hợp khẩn
cấp, việc “lập đi lập lại” vẫn phải được thực hiện.
- Những người nhận y lệnh cấp thuốc cần phải lập lại tên thuốc và liều lượng
cho người ra y lệnh và yêu cầu hoặc tự làm việc đánh vần, dùng các cách trợ giúp
như “B như trong quả bóng” , “M như trong Mary”. Tất cả con số phải được đánh
vần, ví dụ, “21” phải được đọc là “hai một” để tránh nhầm lẫn
- Khi có thể, nhờ một người thư hai nghe mệnh lệnh qua điện thoại để làm rõ
sụ chính xác.
- Ghi lại lệnh miệng trực tiếp vào hồ sơ của người bệnh
Biện pháp 2: Truyền đạt thông tin rõ ràng
- Tránh dùng chữ viết tắt. Ví dụ, “1v/3l/n” phải được viết rõ là “ngày 3 lần,
mỗi lần 1 viên”.
- Viết mục đích của thuốc trên y lệnh. Thông tin này có thể giúp dược sĩ
kiểm tra y lệnh cho liều lượng và thời hạn thích hợp. Thông tin này cũng hạn chế
sự nhầm lẫn tiềm ẩn của những loại thuốc trông giống nhau và nghe giống nhau.
- Y lệnh phải bao gồm tên thuốc, liều lượng, hàm lượng, số lần, lộ trình, khối
lượng, và thời hạn.
- Có thể dùng các tờ đơn thuốc được in sẵn để nhân viên kiểm tra các ô có
ghi y lệnh. Các mẫu đơn này làm giảm bớt thời gian viết y lệnh, xoá bỏ việc giải
thích sai khi đọc các lệnh viết tay, tránh được nhầm lẫn và lỗi chính tả.
- Cung cấp tên khoa học và tên thương mại của tất cả các nhãn hiệu thuốc.
Tất cả thuốc được phát theo đơn phải phải được dán nhãn một cách an toàn và hợp
lý với một phương pháp chuẩn hoá trong một cách-thức-sẵn-sàng-để-quản lý nhất,
nhằm hạn chế tối đa các sai sót. Các loại thuốc cho theo y lệnh phải có cả tên khoa
học lẫn tên thương mại, nếu tên thương mại khác với tên khoa học. Các chuyên
viên khảo sát sẽ thẩm định xem tên thuốc trên y lệnh, nhãn dán trên thuốc, và sổ
theo dõi của điều dưỡng có giống nhau không. Việc cung cấp cả hai loại tên thuốc
bảo đảm sự nhất quán trong sổ sách và giúp ngăn ngừa việc giải thích sai y lệnh.
- Cung cấp cho bệnh nhân các thông tin bằng văn bản về thuốc, gồm cả tên
khoa học và tên thương mại. Xác nhận các thuốc mà bệnh nhân thắc mắc hoặc
không nhận ra.
Biện pháp 3: Chuẩn hoá danh mục các từ rút gọn, từ viết tắt, và các ký hiệu
không được dùng trong cơ sở y tế.
- Cơ sở y tế cần phải rà soát toàn diện danh mục từ rút gọn sử dụng tại cơ sở,
và, với sự tham gia của các bác sĩ, thực hiện một danh mục từ rút gọn và ký hiệu
không chính thức được chia sẻ với tất cả người ra y lệnh.
- In danh mục trên giấy, giấy dán , bìa cứng, v. v.. màu sáng và đặt nó trong
hồ sơ lưu, sơ đồ bệnh án, gần máy tính, và ở khu vực bệnh nhân nằm.
- Cung cấp cho nhân viên các thẻ bỏ túi có in danh mục.
- In danh mục ở lề hoặc ở cạnh dưới của các tờ y lệnh và/ hoặc phiếu theo
dõi.
- Gắn các bản sao danh mục vào sau lưng của tờ ghi phác đồ điều trị. - Xoá
những từ viết tắt bị cấm trong tờ y lệnh in sẵn và trong các mẫu đơn khác.
- Triển khai thực hiện chính sách bảo đảm rằng nhân viên y tế tham khảo
danh mục và tuân thủ.
Biện pháp 4: Đo lường, đánh giá kết quả và giá trị xét nghiệm quan trọng để
cải tiến sự đúng giờ trong việc báo cáo, và trong tiếp nhận
- Báo cáo và tiếp nhận các kết quả và giá trị xét nghiệm quan trọng đúng thời
điểm chính
- Tất cả các giá trị được xác định là quan trọng bởi phòng xét nghiệm đều
được báo cáo trực tiếp cho nhân viên chịu trách nhiệm. Nếu nhân viên chịu trách
nhiệm không có mặt ở đó trong thời gian làm việc, cần có cơ chế để báo cáo các
thông tin quan trọng cho nhân viên trực.
- Xây dựng chính sách cho: (1) khung thời gian mong muốn cho việc báo
cáo; (2) ai có thể nhận các thông số quan trọng, và (3) một cơ chế báo cáo thay thế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Y tế. Thông tư số 19/2013/TT-BYT ngày 12/7/2013 hướng dẫn thực
hiện quản lí chất lượng bệnh viện. 2013.
2. Tổ chức Y tế Thế giới. Liên minh Thế giới vì An toàn người bệnh. Sáu
mục tiêu quốc tế về an toàn người bệnh.
3. Tổ chức Y tế Thế giới. Chiến lược nào tốt nhất cho cải tiến chất lượng
bệnh viện. 2003.
4. Tăng Chí Thượng. Mười hoạt động hỗ trợ chương trình quản lí chất lượng
tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Báo cáo tại Hội thảo quản lí chất lượng bệnh viện. Thành
phố Hồ Chí Minh. Tháng 8-2011.
5. Quốc hội. Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23/11/2009.
6. Chính phủ. Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27/9/2011 hướng dẫn chi
tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
7. Tổ chức Y tế Thế giới. Performance Assessment Tool for Quality
Improvement in Hospital, 2007:
8. Viện nghiên cứu hệ thống y tế - Bộ Y tế Malaysia. Promoting for Quality
of Healthcare. 2004.
9. Juran Joseph M. ; Godfrey Blanton A. Juran’s Quality Handbook. Fifth
edition, 1999. 10. USAID. A Modern Paradign for Improving Healthcare Quality
(2002), pages: 51-76. 11. USAID. Quality Assurance Project. Monitoring the
Quality of Hospital Care. 2000. 12. American College of Medical Quality. Medical
Quality Management-Theory and Practice, 2010.

Chuyên đề 6
BAO PHỦ SỨC KHOẺ TOÀN DÂN
THỜI LƯỢNG HỌC TẬP
Tổng số tiết: 12 tiết
- Lý thuyết: 8 tiết
- Thảo luận/thực hành: 4 tiết
MỤC TIÊU
Sau khi học xong chuyên đề, học viên cần đạt:
1- Trình bày được khái niệm, những nguyên tắc của vấn đề bao phủ sức khoẻ
toàn dân
2- Trình bày được tầm quan trọng của bao phủ sức khoẻ toàn dân
3- Hiểu được những khó khăn và thách thức trong sự nghiệp bao phủ sức
khoẻ toàn dân của Việt Nam
4- Nêu được những giải pháp cơ bản để thực hiện mục tiêu bao phủ sức khoẻ
toàn dân
NỘI DUNG
1. Khái niệm, nguyên tắc và tầm quan trọng của bao phủ sức khoẻ toàn dân
1.1. Khái niệm bao phủ sức khoẻ toàn dân
Theo Liên Hợp Quốc, "Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân có nghĩa là tất
cả mọi người dân đều được tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản về nâng cao sức khoẻ,
dự phòng, điều trị, phục hồi chức năng và các loại thuốc thiết yếu, an toàn, bảo đảm
chất lượng, với mức chi phí có thể chi trả được, bảo đảm người sử dụng dịch vụ,
đặc biệt là người nghèo và các đối tượng thiệt thòi, không phải đối mặt với khó
khăn về tài chính". Quan niệm này của Liên Hợp Quốc cũng trùng hợp với quan
niệm của WHO: “Bao phủ toàn dân (Universal Coverage), hoặc bao phủ CSSK
toàn dân (Universal Health Coverage), được định nghĩa là sự bảo đảm để mọi
người dân khi cần đều có thể sử dụng các dịch vụ nâng cao sức khỏe, dự phòng,
điều trị, phục hồi chức năng và chăm sóc giảm nhẹ (palliative care) có chất lượng
và hiệu quả, đồng thời bảo đảm rằng việc sử dụng các dịch vụ này không làm cho
người sử dụng gặp phải khó khăn tài chính”.
Những quan niệm nêu trên cho thấy bao phủ CSSK toàn dân nhằm 3 mục
tiêu:
- Công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế: Tất cả mọi người, ai có nhu cầu đều
được sử dụng dịch vụ y tế, không phân biệt đối xử và không phụ thuộc vào khả
năng chi trả;
- Cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản, toàn diện: Bao gồm dịch vụ y tế cơ bản
về nâng cao sức khoẻ, dự phòng, điều trị và phục hồi chức năng có chất lượng đủ
tốt để có hiệu quả nâng cao sức khỏe cho người sử dụng dịch vụ;
- Bảo vệ người sử dụng trước rủi ro tài chính: Với mức chi phí có thể chi trả
được, việc sử dụng dịch vụ không làm cho người sử dụng, đặc biệt là người nghèo
và các đối tượng thiệt thòi, gặp phải khó khăn về tài chính.
Thực hiện bao phủ CSSK toàn dân là một quá trình cần có sự tăng tiến về
nhiều mặt: về sự sẵn có các dịch vụ y tế; về các điều kiện để cung cấp dịch vụ có
chất lượng và hiệu quả (quản trị hệ thống, tài chính y tế, nhân lực y tế, thuốc, trang
thiết bị, vật tư y tế, cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin y tế...); về tỷ lệ dân số được
bao phủ; về mức độ bảo vệ tài chính khi sử dụng các dịch vụ y tế. Mục tiêu của bao
phủ CSSK toàn dân không chỉ là đạt được một gói dịch vụ tối thiểu cố định. Quan
điểm bao phủ toàn dân là một quá trình hoàn thiện liên tục và không có điểm “hoàn
thành” được nhiều tổ chức quốc tế công nhận.
1.2. Một số nguyên tắc chung về bao phủ CSSK toàn dân
- Bao phủ CSSK toàn dân được đánh giá theo 3 chiều: Ai được bao phủ, dịch
vụ nào được bao phủ, tỷ lệ chi phí được bao phủ.
- Nguồn thu từ thuế là nguồn tài chính chủ yếu cho tất cả các nước thực hiện
CSSK toàn dân, đặc biệt là các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình thấp, do
khu vực lao động phi chính thức lớn. Chính phủ cần ưu tiên sử dụng nguồn NSNN
để hỗ trợ cho khu vực lao động phi chính thức để đạt được bao phủ toàn dân.
- Chia sẻ rủi ro để người giàu hỗ trợ người nghèo, người khỏe hỗ trợ người
ốm là yếu tố thiết yếu để bao phủ dân số có hiệu quả. Xu hướng chung là giảm bớt
số lượng quỹ BHYT nhằm tăng cường khả năng chia sẻ rủi ro.
- Các nước cần chuyển sang cơ chế chi trả trước (thông qua cơ chế tài chính
y tế dựa trên thuế hoặc BHYT xã hội) và hạn chế việc thu phí dịch vụ trực tiếp từ
người bệnh.
- Công bằng là mục đích của CSSK toàn dân và thường khó đạt được, ít nhất
là ở thời kỳ đầu, do các khó khăn của khu vực lao động phí chính thức và người
nghèo.
- Bao phủ CSSK toàn dân là một mục tiêu di động (“moving target”): Quá
trình tiến tới bao phủ CSSK toàn dân là quá trình không có điểm kết thúc, do sự
biến đổi liên tục trong ứng dụng công nghệ y tế, gánh nặng bệnh tật và cơ cấu dân
số. Bao phủ CSSK toàn dân giống như một tiến trình, một mục tiêu cần hướng tới,
hơn là một mục tiêu có thể “hoàn thành”.
- Sự thỏa hiệp/đánh đổi là cần thiết để bảo đảm tính khả thi. Các quốc gia
luôn luôn phải đối mặt với thiếu hụt nguồn lực và phải cân nhắc, đánh đổi (trade
off) giữa các chiều của bao phủ toàn dân.
- Mỗi quốc gia có một đặc thù riêng: Có những chính sách giúp các quốc gia
đạt được sự bao phủ lớn hơn với chi phí thấp hơn, nhưng sự phối hợp các lựa chọn
chính sách đó là đặc thù riêng ở từng quốc gia.
- Theo đuổi mục tiêu bao phủ CSSK toàn dân là một quá trình liên tục. Tất
cả các nước, kể nước nghèo nhất, đều có thể từng bước triển khai và thực hiện bao
phủ CSSK toàn dân như một quá trình liên tục.
1.3. Tầm quan trọng của bao phủ sức khoẻ toàn dân
Trên thực tế, mặc dù công tác chăm sóc sức khỏe toàn dân được thế giới
đánh giá là nhân tố quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, góp phần giảm gánh
nặng tài chính cho người bệnh, thực hiện dự phòng bệnh dịch, nâng cao sức khỏe
và bảo đảm điều trị tại cơ sở, song ở Việt Nam hiện nay, công tác này đang gặp
nhiều khó khăn. Bằng chứng là hiện cả nước có khoảng 11.400 trạm y tế cấp xã -
vốn là những “cánh tay nối dài” của ngành y tế nhưng chưa được tận dụng triệt để
nhằm góp phần chăm sóc sức khỏe ngay từ ban đầu cho nhân dân, do những khó
khăn về tài chính, cung ứng dịch vụ…
Nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe toàn dân, thời
gian qua, bên cạnh việc thiết lập hệ thống hồ sơ sức khỏe cá nhân, ngành y tế đã nỗ
lực thực hiện nhiều giải pháp như nâng cao chất lượng khám chữa bệnh theo bộ
tiêu chí chuẩn quốc tế, xây dựng môi trường bệnh viện xanh sạch đẹp thân thiện,
cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người bệnh, ứng dụng nhiều kỹ
thuật tiên tiến ngang tầm quốc tế để dự phòng, chẩn đoán và điều trị... Trong đó,
giải pháp then chốt là toàn ngành đã tập trung đổi mới cơ chế tài chính, đưa giá
dịch vụ về giá trị thực gắn với lộ trình BHYT toàn dân vận hành theo đúng nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tuy vậy, “việc thực hiện chính sách và kết
quả thu được chủ yếu dành cho những người dân đã bị mắc bệnh, còn đại bộ phận
người dân chưa mắc bệnh cần phải có những chính sách và giải pháp hiệu quả hơn
để bảo đảm nguyên tắc “không ai bị bỏ lại phía sau”. Theo đó, mọi người dân từ
miền núi, vùng sâu, vùng xa đều được bảo vệ, chăm sóc, quản lý, theo dõi và khám
sức khỏe định kỳ”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh.
Nhằm hướng tới bao phủ sức khỏe toàn dân, ngành y tế sẽ tập trung vào 3
nhóm nhiệm vụ cụ thể. Thứ nhất, tăng số trạm y tế xã thực hiện dự phòng, quản lý,
điều trị một số bệnh không lây nhiễm lên 75% cuối năm 2019, 95% năm 2025,
100% năm 2030 (hiện tại tỷ lệ người bệnh tăng huyết áp được quản lý tại cơ sở y tế
chỉ có 13,6%, tỷ lệ người bệnh đái tháo đường được quản lý tại cơ sở y tế là
28,9%). Thứ hai, mở rộng diện bao phủ bảo hiểm y tế từ 86,4% năm 2017 lên
88,5% vào cuối năm 2018, tăng nguồn tài chính công cho các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe ban đầu. Thứ ba, huy động nguồn lực từ thuế đối với hàng hóa có hại đối với
sức khỏe: thuốc lá và rượu; tăng ngân sách công, đặc biệt là quỹ BHYT để phân bổ
cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu hướng tới mục tiêu chiếm 30% trong
tổng chi tiêu cho y tế.
Rõ ràng, để bảo đảm chăm sóc sức khỏe toàn dân vốn được chính lãnh đạo
ngành y tế thừa nhận “rất nặng nề”, đòi hỏi toàn ngành phải nỗ lực hơn nữa, quyết
tâm hơn nữa thực hiện các giải pháp đề ra. Song, nói theo Phó Thủ tướng Chính
phủ Vũ Đức Đam tại Lễ kỷ niệm 63 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/2018)
với chủ đề Tăng cường y tế cơ sở - Hướng tới bao phủ sức khỏe toàn dân, “việc
phát triển y tế cơ sở hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân là nhiệm vụ hết
sức nặng nề và quan trọng, đòi hỏi sự quyết tâm cao nhất của ngành y tế cũng như
sự hỗ trợ vào cuộc của cả hệ thống chính trị”. Nói cách khác, hơn lúc nào, ngành y
tế cần được “tiếp lửa” từ cả cộng đồng. Chỉ khi đó, mục tiêu “không ai bị bỏ lại
phía sau” trong chăm sóc y tế, hướng tới phát triển bền vững mới trở thành hiện
thực.
2. Những khó khăn và thách thức hướng tới bao phủ sức khoẻ toàn dân tại
Việt Nam16
2.1. Yếu kém và nút thắt trong cung cấp dịch vụ y tế
a. Các dịch vụ y tế thiết yếu.
Việt Nam là một trong 10 quốc gia có thành tích hoàn thành nhanh chóng
các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) về y tế, nhưng giữa các vùng và các
nhóm dân tộc vẫn còn tồn tại khác biệt lớn. Tỷ lệ tiêm phòng đầy đủ và tỷ lệ phụ
nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ đạt trên 90%; các khoản đầu tư của chính phủ đã mở
rộng và nâng cấp mạng lưới bệnh viện tuyến tỉnh và huyện; các trạm y tế xã bao
phủ 99% các xã, phường, thị trấn toàn quốc. Tuy nhiên vẫn tồn tại khác biệt lớn và
dai dẳng về các chỉ số sức khoẻ giữa các địa bàn, nhóm dân tộc và nhóm mức sống,
ví dụ khác biệt về suy dinh dưỡng, tỷ suất tử vong mẹ, tỷ suất tử vong trẻ em dưới
5 tuổi, khả năng tiếp cận dịch vụ thiết yếu, như dịch vụ chăm sóc trước sinh. Năng

16
WHO: Hướng tới bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân Việt Nam – Các sáng kiến quốc gia,
thách thức và vai trò của hoạt động hợp tác quốc tế, 2015
lực của cơ sở y tế tại vùng nông thôn (miền núi và hải đảo) còn hạn chế, nhất là
thiếu cán bộ y tế có năng lực và kinh nghiệm.
b. Chất lượng dịch vụ y tế.
Hệ thống đảm bảo chất lượng đã được thiết lập tại tất cả các bệnh viện;
hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đã được ban hành cho nhiều loại bệnh khác nhau
và đang được áp dụng tại các bệnh viện; đào tạo chuyên môn đang chuyển dần sang
hướng tập trung vào năng lực ngay từ cấp đại học tới các cấp sau đại học. Tuy
nhiên, trong hệ thống y tế lấy bệnh viện làm trung tâm này, các trạm y tế xã vẫn
chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân: cán bộ y tế
thường không đủ năng lực chuyên môn, thiếu kỹ năng trong các lĩnh vực như sơ
cứu, khám phát hiện sớm quản lý các bệnh không lây nhiễm và ít có cơ hội được
đào tạo liên tục; danh mục thuốc cán bộ y tế xã được phép kê đơn rất hạn chế; ít có
điều kiện thực hiện xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh. Do vậy, bệnh nhân ít tin
tưởng vào chất lượng dịch vụ tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu và thường chọn
lên tuyến trên mặc dù bản thân họ phải chịu chi phí cao hơn và thủ tục phiền toái
hơn rất nhiều.
c. Sẵn sàng ứng phó với đại dịch.
Đánh giá độc lập chung thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) năm 2016 cho
thấy Việt Nam đã thiết lập nhiều hệ thống và qui trình cần có nhưng cũng chỉ ra
nhiều lĩnh vực cần làm tốt hơn nữa và sự cần thiết phải tăng cường tính bền vững
các năng lực hiện có. Các lĩnh vực tồn tại nhiều hạn chế nhất hiện nay gồm: chống
kháng kháng sinh; xây dựng và thực hiện một kế hoạch sẵn sàng kiểm soát và ứng
phó, trong đó nêu rõ các rủi ro và nguồn lực ưu tiên; kết nối y tế công cộng với cơ
quan an ninh quốc gia; các biện pháp ứng phó về y tế và sử dụng nguồn nhân lực;
các cơ chế phát hiện và quản lý các vấn đề liên quan dến hóa chất độc hại
2.2. Hiện trạng tài chính y tế
a. Nguồn tài chính cho y tế.
Tổng chi y tế của Việt Nam tiếp tục tăng, tuy nhiên vẫn có thể nâng cao đáng
kể hiệu quả phân bổ và hiệu suất kỹ thuật nhằm tăng cường kết quả đạt được với
mức đang chi hiện nay. Trong giai đoạn 1995-2014 tổng chi y tế của Việt Nam đã
tăng đều đặn, từ 5,2% lên 7,1% GDP (WDI, 2017). Tỷ lệ chi y tế trong tổng chi
ngân sách nhà nước tăng từ 7,9% lên 14,2% trong cùng thời kỳ (WDI, 2017). Con
số tuyệt đối về chi y tế từ tiền túi hộ gia đình tiếp tục tăng, nhưng số tương đối, tức
là tỷ lệ chi từ tiền túi trong tổng chi y tế có giảm từ 63% xuống còn 37% (WDI,
2017). Mức gia tăng chi cho y tế khó duy trì do những hạn chế trong nguồn ngân
sách nhà nước và trần nợ công. Vì vậy càng cần thiết phải tăng hiệu suất chi, đặc
biệt khi xét tình trạng già hóa dân số, và sự sẵn có những công nghệ mới có chi phí
cao. Các phương thức chi trả cho bên cung ứng dịch vụ y tế hiện nay không khuyến
khích họ cấp dịch vụ có tính hiệu quả so với chi phí, dẫn đến bên cung ứng dịch vụ
y tế cấp dịch vụ công nghệ cao vượt mức cần thiết. Tăng giá dịch vụ y tế, đồng thời
mở rộng gói dịch vụ được bảo hiểm y tế thanh toán, có kết quả là tăng tổng mức
thanh toán mà quỹ bảo hiểm y tế phải gánh chịu trong khi nguồn thu vào quỹ không
tăng tương xứng. Ở cấp độ hệ thống y tế, các khoản trợ cấp lớn dành cho bệnh viện
tuyến trên lấy mất nguồn lực đáng lẽ được dành cho công tác tăng cường chăm sóc
sức khỏe ban đầu và y tế dự phòng
b. Bảo vệ tài chính và hỗ trợ có mục tiêu dành cho các nhóm khó khăn.
Việt Nam cố gắng cung cấp một gói dịch vụ y tế khá hào phóng cho đông
đảo người dân. Luật bảo hiểm y tế năm (2008 và sửa đổi 2014) quy định Nhà nước
đóng bảo hiểm y tế cho một số nhóm đối tượng gồm người nghèo, người cận nghèo
mới thoát nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, nhóm dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn
và các đối tượng hưởng chính sách xã hội. Ngoài ra, học sinh, đối tượng cận nghèo,
nông dân có thu nhập thấp và thu nhập trung bình cũng được ngân sách nhà nước
đóng một phần. Gói bảo hiểm y tế thiết yếu bao gồm khá nhiều dịch vụ như khám
chữa bệnh ngoại trú, phục hồi chức năng, công nghệ chẩn đoán tiên tiến và chữa
bệnh. Tuy vậy hiện vẫn còn 20% dân số chưa có bảo hiểm y tế, chủ yếu thuộc
nhóm lao động không chính thức hoặc lao động trong các doanh nghiệp nhỏ.
Những người có thẻ bảo hiểm y tế, ngay cả nhóm không có trách nhiệm cùng chi
trả, vẫn phải chi từ tiền túi những khoản gây gánh nặng và không lường trước được,
ví dụ như giá trả cho dịch vụ sử dụng các trang thiết bị được mua từ nguồn xã hội
hóa, thuốc ngoài danh mục được bảo hiểm thanh toán, chi phí vận chuyển người
bệnh, chi phí ăn uống, chỗ ở cho người nhà chăm sóc bệnh nhân. Vẫn còn sự khác
biệt lớn trong chất lượng dịch vụ được hưởng giữa các đối tượng nghèo và không
nghèo. Một số can thiệp y tế quan trọng, ví dụ sàng lọc bệnh tật trong khi chưa có
triệu chứng, cai thuốc lá, điều trị cai nghiện còn bị bỏ qua do cả ngân sách Nhà
nước và bảo hiểm y tế đều không có trách nhiệm chi trả. Còn một rủi ro nữa—đó là
khả năng một số nhóm đối tượng của các chương trình phòng chống bệnh HIV và
phòng chống bệnh lao có thể bị bỏ quên khi chuyển nguồn nhân lực từ ngân sách
Nhà nước sang bảo hiểm y tế.
2.3. Thách thức về quản trị hệ thống
a. Thay đổi định hướng hệ thống y tế, chuyển từ mô hình tập trung vào bệnh
viện hiện nay sang mô hình lấy chăm sóc sức khoẻ ban đầu làm trung tâm.
Tuy đã có nhiều cố gắng chuyển sự tập trung của hệ thống y tế sang chăm
sóc sức khỏe ban đầu, y tế dự phòng và nâng cao sức khỏe, nhưng hiện nay nguồn
lực và các chính sách y tế vẫn dành ưu tiên cho dịch vụ khám chữa bệnh tại tuyến
trên. Các chính sách kêu gọi đầu tư cơ bản vào bệnh viện tuyến huyện và trạm y tế
xã, luân chuyển cán bộ để tăng cường năng lực cho cán bộ y tế tuyến huyện, mở
rộng phạm vi dịch vụ được bảo hiểm y tế thanh toán tại tuyến dưới đã góp phần
tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tuy vậy, hệ thống y tế vẫn tập trung chủ
yếu vào bệnh viện. Trong khi thiếu cơ chế nghiêm ngặt để giám sát và kiểm soát
các bệnh viện thì chính sách xã hội hóa và dự án hợp tác công tư (thực hiện để thu
hồi vốn từ các nhà đầu tư tư nhân, bao gồm cả đội ngũ y, bác sĩ) đang làm trầm
trọng thêm tình trạng chỉ định quá mức dịch vụ công nghệ cao. Đồng thời, các trạm
y tế xã lại thiếu nguồn lực: nhân viên không đủ năng lực, phạm vi dịch vụ cơ sở y
tế được phép cung cấp quá hẹp, ngân sách trạm y tế phụ thuộc vào ngân sách địa
phương (các khoản thanh toán bảo hiểm y tế được thanh toán cho tuyến huyện dù
nhiều dịch vụ được cấp tại tuyến y tế xã). Bệnh nhân thường được chuyển tuyến
trên, sau đó được giữ lại tại bệnh viện thay vì chuyển tuyến về tuyến xã để tiếp tục
theo dõi. Các biện pháp y tế dự phòng và nâng cao sức khỏe chưa được lồng ghép
đúng mức vào dịch vụ chữa bệnh do các chính sách hiện nay giao các mảng nhiệm
vụ này cho các cơ quan khác nhau; các biện pháp ưu đãi tài chính hiện nay lại chú
trọng can thiệp chữa bệnh hơn các hoạt động phòng bệnh.
b. Vai trò của Bộ Y tế và các sở y tế.
Công tác đổi mới bộ máy tổ chức ngành y tế hiện nay tập trung vào hợp nhất
các đơn vị thực hiện y tế dự phòng (ví dụ các trung tâm phòng, chống HIV/AIDS,
các trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản, v.v.) và sát nhập các trung tâm y tế dự
phòng và bệnh viện tuyến huyện. Chức năng quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế
được tách khỏi chức năng điều hành và thanh toán, theo đó Bộ Y tế thực hiện chức
năng quản lý nhà nước còn Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm chi trả.
Mặc dù đã thực hiện những cải cách hành chính này nhưng Bộ Y tế, vừa đóng vai
trò quản lý nhà nước vừa quản lý trực tiếp các cơ sở y tế công, nên chính sách và
phân bổ nguồn vốn của Bộ Y tế xung đột với mục tiêu tăng thu nhập của các cơ sở
y tế. Các cơ sở y tế tư nhân cũng chịu sự kiểm soát và thi hành quy định ở mức chặt
chẽ hơn (hoặc lỏng lẻo hơn) so với khu vực y tế công, tùy từng lĩnh vực. Bộ Y tế
cũng gặp nhiều khó khăn khi cần vận động các bộ ngành khác hành động để nâng
cao sức khỏe người dân; cần chú ý hoạt động nâng cao sức khỏe trong tất cả các
ngành.
c. Hệ thống thông tin y tế.
Hiện nay Bộ Y tế đang nỗ lực triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin
phục vụ quản lý ngành và quản lý lâm sàng. Các trang web của Bộ Y tế, các sở y tế
và các cơ sở khám chữa bệnh ngày càng được sử dụng rộng rãi nhằm phổ biến
thông tin. Các cơ quan, đơn vị ngành y tế thu thập một khối lượng lớn dữ liệu hành
chính, bao gồm cấp chứng chỉ hành nghề, giám sát bệnh truyền nhiễm và giá thuốc.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện đã có một cơ sở dữ liệu giám định bảo hiểm y tế
trực tuyến từ tuyến xã trở lên. Các cơ quan liên quan đang xem xét thành lập hồ sơ
bệnh án điện tử và hồ sơ quản lý sức khỏe cho từng cá nhân. Mặc dù công nghệ
thông tin đã được đưa vào ứng dụng nhanh chóng, nhưng hiện chưa có quy định rõ
ràng về cách sử dụng, người nào được phép sử dụng, và sử dụng dữ liệu phục vụ
mục đích gì. Công tác trao đổi thông tin giữa các cơ quan vẫn còn yếu. Số liệu
thống kê do Bộ Y tế cung cấp thường bị chậm, các con số ước tính giữa các thời kỳ
không thống nhất. Do vậy, số liệu chưa được sử dụng hiệu quả phục vụ công tác
hoạch định chính sách, và lập kế hoạch. Số liệu về khu vực y tế tư nhân hầu như
không có mặc dù khu vực này đóng góp đáng kể vào khám chữa bệnh ngoại trú.
3. Những giải pháp hướng tới bao phủ sức khoẻ toàn dân tại Việt Nam
3.1. Tăng cường năng lực quản lý của ngành y tế
- Khuyến nghị Bộ Y tế tiến hành tổng kết 30 năm đổi mới hệ thống y tế và đề
xuất các định hướng và giải pháp lớn về tiếp tục đổi mới và phát triển hệ thống y tế
Việt Nam. Hoàn thiện các dự thảo Luật và Nghị định theo chương trình của Quốc
hội và Chính phủ.
- Trên cơ sở xác định Bao phủ CSSK toàn dân là một ưu tiên trong định
hướng chính sách phát triển y tế ở Việt Nam, Bộ Y tế trình các cơ quan lãnh đạo
Đảng, Nhà nước ban hành Nghị quyết/đề án về củng cố y tế cơ sở, bảo đảm cung
ứng các dịch vụ CSSK cơ bản/thiết yếu có chất lượng ở tuyến cơ sở.
- Nâng cao năng lực hoạch định chính sách cho các công chức, viên chức các
vụ, cục, viện thuộc Bộ Y tế, trước mắt thông qua đào tạo, tập huấn trong và ngoài
nước.
- Tổng kết, đánh giá mô hình tổ chức y tế địa phương để điều chỉnh tổ chức,
bộ máy, chức năng nhiệm vụ cho phù hợp. Hoàn thành xây dựng các văn bản Quy
hoạch hệ thống y tế đến năm 2020, Chiến lược phát triển mạng lưới YTDP, Nghị
định về tổ chức y tế địa phương… theo hướng nâng cao chất lượng cung ứng dịch
vụ, thu gom đầu mối, nâng cao hiệu quả đầu tư.
- Xây dựng cơ chế và hình thức phối hợp giữa các đơn vị YTDP và các cơ sở
KCB ở các tuyến. Nghiên cứu và đề xuất việc thiết lập lại hệ thống chuyển tuyến.
Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp hoạt động giữa y tế công và tư.
- Giảm các đầu mối trong quản lý, chỉ đạo triển khai thực hiện các chương
trình mục tiêu phòng chống bệnh dịch và xây dựng cơ chế lồng ghép bảo đảm sự
liên kết rong cung ứng dịch vụ phòng bệnh và chữa bệnh. CSSKBĐ phải được
quản lý thống nhất và có tính lồng ghép cao.
- Khuyến khích đổi mới lập kế hoạch và lập dự toán ngân sách tại các địa
phương, thí điểm và nhân rộng mô hình cấp ngân sách tài chính dựa trên kết quả và
các cơ chế phân bổ tài chính hiệu quả khác. Cải thiện tính kịp thời và chất lượng số
liệu thống kê. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành,
cải cách thủ tục hành chính. Trong các kế hoạch/chiến lược, cần xác định rõ các
nguồn ngân sách, với các phương pháp huy động phù hợp, để bảo đảm đủ nguồn tài
chính cho việc triển khai thực hiện. Áp dụng quy trình lập kế hoạch ở tất cả các
tuyến cho phép tổng hợp thành kế hoạch của từng lĩnh vực và kế hoạch chung của
toàn ngành y tế.
Tăng cường đối thoại chính sách giữa các cơ quan hoạch định chính sách, cơ
quan thực thi chính sách, nhà nghiên cứu và người dân; xây dựng chính sách dựa
trên bằng chứng.
- Hoàn thành xây dựng và ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định
số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ. Xây dựng hành lang pháp lý để
thúc đẩy quan hệ đối tác công tư (PPP) trong lĩnh vực y tế. Tổ chức thực hiện tốt
Thông tư số 19/2013/TT-BYT của Bộ Y tế về quản lý chất lượng dịch vụ khám
bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách y tế tại trung
ương và địa phương. Xây dựng cơ chế tiếp nhận, phản hồi thông tin từ các bên liên
quan trong quá trình triển khai thực hiện chính sách. Giao nhiệm vụ cho các vụ,
cục, viện đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm
vào báo cáo 6 tháng và hằng năm. Tăng cường giám sát và đánh giá việc áp dụng 6
cấu phần của hệ thống y tế trong lập kế hoạch y tế ở các lĩnh vực và các địa
phương.
3.2. Nhân lực y tế
- Xây dựng kế hoạch dài hạn về đổi mới toàn diện hệ thống đào tạo nhân lực
y tế. Xây dựng hệ thống kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực y tế cũng như kiểm
chuẩn chất lượng đầu ra. Tổ chức thực hiện tốt Thông tư số 22/2013/TT-BYT về
đào tạo liên tục trong lĩnh vực y tế. Ưu tiên xây dựng kế hoạch và thực hiện đào tạo
liên tục cập nhật kiến thức cho cán bộ y tế tuyến huyện, xã.
- Đánh giá hiệu quả của các chính sách, biện pháp thu hút, duy trì và tăng
cường năng lực nguồn nhân lực y tế cho vùng sâu, vùng xa để điều chỉnh cho phù
hợp. Tăng cường hình thức đào tạo cập nhật kiến thức tại chỗ; thực hiện các chính
sách đãi ngộ và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ y tế làm việc tại các vùng khó
khăn. Hoàn thiện chính sách đầu tư để tăng cường nguồn nhân lực cho YTDP và
tuyến CSSKBĐ. Xây dựng một cơ chế hiệu quả để bảo đảm đủ kinh phí chi trả phụ
cấp và ưu đãi cho nhân viên y tế địa phương làm việc tại TYT xã và các hoạt động
tiếp cận cộng đồng.
- Rà soát và chuẩn hóa các chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa, YTCC, điều
dưỡng. Xây dựng tiêu chuẩn và quy trình đánh giá nhân lực dựa trên cơ sở năng
lực, kết quả, hiệu suất, năng suất lao động thực tế. Bảo đảm kinh phí để đào tạo lại
cho cán bộ y tế tuyến cơ sở theo yêu cầu của Thông tư về đào tạo y khoa liên tục,
được quy định theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
- Củng cố hệ thống thông tin liên quan đến đào tạo, sử dụng nhân lực y tế ở
khu vực y tế công lập và tư nhân để thực hiện quản lý nguồn nhân lực y tế. Tăng
cường theo dõi, giám sát việc triển khai thực hiện các chính sách hiện có về nhân
lực y tế.
3.3. Hệ thống thông tin y tế
- Hoàn thiện Hệ thống thông tin y tế và kế hoạch tổng thể phát triển hệ thống
thông tin.
- Bảo đảm đủ kinh phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng và nâng cao năng lực cho
cán bộ làm việc trong lĩnh vực hệ thống thông tin y tế để bảo đảm thực thi các kế
hoạch và chính sách.
- Ban hành danh mục chỉ số cơ bản ngành y tế, phân cấp theo tuyến tỉnh,
huyện và tuyến xã; chế độ báo cáo thống kê tổng hợp của tuyến tỉnh, huyện và
tuyến xã. Xây dựng phần mềm báo cáo thống kê tổng hợp tại các tuyến.
- Xây dựng hệ thống theo dõi các vấn đề ưu tiên; hệ thống thu thập thông tin
về tử vong và nguyên nhân tử vong; tăng cường thu thập thông tin bệnh không lây
nhiễm. Xác định các điều kiện để thực hiện đánh giá gánh nặng bệnh tật và Tài
khoản y tế quốc gia thường xuyên.
- Xây dựng Thông tư phổ biến thông tin ngành y tế. Phổ biến rộng rãi các
sản phẩm thống tin dưới nhiều hình thức khác nhau.
3.4. Dược và trang thiết bị y tế
a. Tăng khả năng tiếp cận thuốc của nhân dân
- Chỉnh sửa Luật Dược, Chính sách quốc gia về thuốc giai đoạn đến năm
2020. Xây dựng Đề án Quy hoạch phát triển sản xuất và lưu thông phân phối thuốc.
Xây dựng Chiến lược phát triển ngành dược đến năm 2020.
- Nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp dược và trang thiết bị y
tế trong nước, bảo đảm chủ động nguồn thuốc, vắc-xin và trang thiết bị y tế.
- Ban hành danh mục thuốc thiết yếu lần thứ VI, danh mục thuốc được
BHYT chi trả. Xây dựng chính sách hỗ trợ giá thuốc thiết yếu cho các vùng khó
khăn, tăng số tên thuốc tại TYT xã. Bảo đảm đủ thuốc thiết yếu tại các cơ sở y tế ở
vùng xa xôi, hải đảo, miền núi.
- Có phương án bảo đảm thuốc cho các bệnh nhân AIDS, các bệnh nhân ung
thư, lao, viêm gan B, C…
b. Sử dụng thuốc an toàn hợp lý
- Tăng cường vai trò của Hội đồng Thuốc và điều trị ở các bệnh viện. Thực
hiện nghiêm chỉnh quy chế mua và bán thuốc theo đơn.
- Tăng cường kiểm soát sử dụng thuốc an toàn hợp lý tại các cơ sở y tế và tại
cộng đồng. Xây dựng chỉ số đánh giá sử dụng thuốc an toàn hợp lý. Xây dựng hệ
thống giám sát kháng sinh toàn quốc.
- Kiểm soát chặt chẽ việc quảng cáo thuốc. Tiến hành truyền thông, giáo dục
về sử dụng thuốc hợp lý. - Tăng cường cơ sở vật chất, nhân lực cho các labo vi sinh
của các bệnh viện bảo đảm việc thử kháng sinh đồ trước khi dùng kháng sinh. Tăng
cường quản lý nguồn gốc và chất lượng thuốc đông y và thuốc từ dược liệu.
c. Kiểm soát giá thuốc, giảm dần tỷ trọng chi phí cho thuốc trong chi tiêu y
tế
- Chỉnh sửa các bất cập trong các quy định hiện hành về đấu thầu thuốc.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra theo Nghị định số 93/2011/NĐ-CP ngày
18/10/2011.
- Tăng tỷ lệ tiền vốn dành cho thuốc thiết yếu; tăng vốn dành cho thuốc của
TYT xã.
- Nghiên cứu kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Dược năm 2005 theo hướng
quy định cụ thể chức năng nhiệm vụ của các bộ, ngành trong phối hợp quản lý giá
thuốc.
- Thực hiện chủ trương “Tăng cường khả năng sản xuất thuốc generic trong
nước với quy cách đóng gói lớn, cung ứng thẳng từ nhà sản xuất tới cơ sở khám
chữa bệnh.”
c. Lĩnh vực trang thiết bị và công trình y tế
- Đánh giá nhu cầu và cập nhật danh mục trang thiết bị y tế thiết yếu cho các
cơ sở y tế. Xây dựng cơ sở dữ liệu về trang thiết bị y tế; hình thành đơn vị “Đánh
giá công nghệ y tế”. Có chính sách ưu tiên mua sắm, sử dụng trang thiết bị y tế sản
xuất trong nước
Đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn ngân sách của các đề án hỗ trợ phát triển
cơ sở hạ tầng các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện.
3.5. Bao phủ dịch vụ YTDP, DS-KHHGĐ và CSSKSS
a. Tăng cường đầu tư cải thiện và nâng cao năng lực cho các đơn vị YTDP
và y tế cơ sở
- Đánh giá năng lực và hiệu quả quản lý cung ứng dịch vụ phòng bệnh và
CSSKBĐ của các đơn vị YTDP tuyến tỉnh, huyện và TYT xã, của các chương trình
mục tiêu y tế quốc gia. Đổi mới tổ chức YTDP theo hướng tập trung, thu gọn đầu
mối, tăng cường chất lượng và hiệu quả hoạt động phòng bệnh.
- Đánh giá hiệu quả của các chính sách đầu tư cho YTDP và y tế tuyến
huyện, xã, bao gồm chính sách đào tạo, sử dụng, thu hút và duy trì nguồn nhân lực
y tế; chính sách tài chính, hệ thống thông tin, danh mục thuốc và TTB; cơ sở vật
chất. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư nâng cấp Trung tâm YTDP tuyến tỉnh, Trung tâm y
tế huyện, duy trì và phát triển các trung tâm YTDP tỉnh đạt chuẩn quốc gia và thực
hiện các tiêu chí quốc gia về y tế xã.
- Đổi mới phương thức dự trù và phân bổ NSNN cho TYT xã. Phân tích và
đề xuất hình thức ký kết hợp đồng phù hợp hơn trong KCB BHYT tại TYT xã. Bảo
đảm đủ nguồn ngân sách nhà nước để chi trả cho các dịch vụ YTCC.
- Ưu tiên đầu tư cao độ để tạo bước bứt phá, đổi mới toàn diện mạng lưới y
tế cơ sở (về nhà trạm, trang thiết bị y tế, đội ngũ cán bộ và các cơ chế, chính sách
hoạt động kèm theo), đặc biệt là đối với các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa,
vùng khó khăn, xa bệnh viện tuyến trên.
- Tăng cường dịch vụ ở tuyến xã để thực hiện có hiệu quả hơn vai trò là
tuyến cung cấp dịch vụ đầu tiên cho tất cả các nhóm khách hàng tập trung vào tiếp
cận CSSK toàn dân.
b. Tổ chức tốt hoạt động kiểm soát bệnh, dịch, tiến tới quản lý thống nhất
các nguy cơ bệnh tật
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền, các bộ, ngành, cơ
quan đoàn thể; Xây dựng cơ chế phối hợp và chỉ đạo thống nhất giữa các chương
trình phòng chống bệnh dịch, các chương trình y tế, cơ chế phối hợp giữa các đơn
vị YTDP các tuyến, với các đơn vị KCB. Thực hiện các quy định về trách nhiệm
của ngành giáo dục trong bảo đảm dinh dưỡng và nâng cao sức khỏe cho học sinh
các trường học.
- Ưu tiên đầu tư cho chương trình phòng chống các bệnh không lây nhiễm,
quản lý giám sát kiểm soát bệnh và các yếu tố nguy cơ; lồng ghép và phối hợp trong
hoạt động và cung ứng dịch vụ của các đơn vị thuộc hệ YTDP và KCB, giữa các
tuyến.
- Tiến hành nghiên cứu xác định các dịch vụ CSSK cơ bản dựa trên phân tích
đánh giá nhu cầu CSSK, tính hiệu quả chi phí và các điều kiện bảo đảm để thực
hiện.
- Với khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, cần xây dựng chính sách đào tạo
và sử dụng có hiệu quả các nhân viên y tế đã được đào tạo, bao gồm hộ sinh, nhân
viên y tế thôn bản, cô đỡ thôn bản. Với các thôn bản xa xôi hẻo lánh, cần bảo đảm
triển khai hợp lý mô hình y tá và cô đỡ thôn, bản.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin kiểm soát bệnh dịch. Xây dựng các chỉ số,
biểu mẫu và cơ chế thu thập và xử lý thông tin trong kiểm soát bệnh dịch một các
thống nhất.
c. Củng cố công tác DS-KHHGĐ và CSSKSS
- Mở rộng để bảo đảm tiếp cận phổ cập với các dịch vụ sức khỏe sinh sản và
tình dục để giảm nhu cầu chưa được đáp ứng về các dịch vụ này, thông qua việc
tăng cường sáu cấu phần tổng thể của hệ thống y tế.
- Đánh giá lại việc tổ chức cung ứng dịch vụ DS-KHHGĐ và CSSKSS, phân
công hợp lý nhiệm vụ của các cơ quan dân số và các cơ sở y tế trong hoạt động
chuyên môn lâm sàng và phi lâm sàng.
- Vận động sự cam kết, tham gia tích cực của các cấp chính quyền, ban
ngành trong công tác kiểm soát dân số và nâng cao chất lượng dân số, kiểm chế sự
gia tăng tỷ số giới tính khi sinh.
3.6. Bao phủ dịch vụ khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng
a. Tăng cường khả năng cung ứng dịch vụ KCB của tuyến y tế cơ sở
- Nghiên cứu thí điểm và đánh giá mô hình gắn kết TYT xã với trung tâm y
tế huyện.
- Nâng cao năng lực cho y tế xã, đặc biệt là năng lực quản lý bệnh không lây
nhiễm và thực hiện một số chương trình mục tiêu y tế quốc gia.
- Xây dựng cơ chế đãi ngộ phù hợp cho nhân viên y tế xã và cơ chế thu hút
thầy thuốc tư nhân, lương y tham gia cung ứng dịch vụ KCB ở tuyến y tế cơ sở.
Giảm quá tải bệnh viện
- Ban hành hướng dẫn phân tuyến kỹ thuật và Thông tư hướng dẫn chuyển
tuyến phù hợp. Tăng cường chuyển tuyến có phản hồi hiệu quả từ tuyến trên về
tuyến dưới.
- Triển khai các đề án giảm quá tải bệnh viện, nâng cao năng lực cho tuyến
dưới. Tăng cường điều trị ngoại trú, kiểm soát nhập viện điều trị nội trú, mở rộng
các loại hình điều trị ban ngày. Chú trọng quản lý các bệnh mạn tính, bệnh không
lây nhiễm.
b. Nâng cao chất lượng dịch vụ KCB
- Xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn, công cụ và cơ chế đánh giá chất lượng bệnh
viện, TYT xã, các cơ sở KCB. Hoàn thiện bộ “Tiêu chí chất lượng bệnh viện”.
Thành lập tổ chức chứng nhận chất lượng độc lập đối với các cơ sở khám, chữa
bệnh. Xây dựng Đề án Kiểm định chất lượng và Đề án Đánh giá công nhận chất
lượng bệnh viện.
- Bổ sung các quy định và hướng dẫn nâng cao chất lượng dịch vụ KCB. Đào
tạo và hướng dẫn triển khai áp dụng các phương pháp chất lượng tại các cơ sở
KCB. Chuẩn hóa kỹ thuật và tăng cường chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật về KCB tại các
cơ sở y tế.
- Xây dựng hướng dẫn về KCB theo yêu cầu, hạn chế mặt trái trong liên doanh,
liên kết giữa bệnh viện công lập và tư nhân. Nghiên cứu các hình thức phối hợp công
tư phù hợp trong lĩnh vực KCB. Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động y tế tư
nhân.
- Xây dựng và ban hành quy định về xét nghiệm thường quy đối với người
bệnh nội trú, ngoại trú, khám bệnh.
- Xây dựng Đề án phương pháp đánh giá sự hài lòng của người bệnh.
c. Chăm sóc liên tục và chuyển tuyến
- Mở rộng phạm vi quản lý bệnh mạn tính không lây nhiễm tại tuyến tỉnh,
huyện, xã với trọng tâm là quản lý tại cộng đồng. Triển khai thực hiện Thông tư số
01/2013/TTBYT về quản lý chất lượng xét nghiệm.
- Hoàn thiện và ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện hệ thống chuyển
tuyến với mục tiêu người bệnh được tiếp cận nhanh chóng với cơ sở KCB, giảm
thủ tục phiền hà liên quan đến chuyển tuyến.
- Hoàn thiện và ban hành hướng dẫn phân tuyến kỹ thuật. Theo dõi, đánh giá
và điều chỉnh thực hiện hệ thống chuyển tuyến.
d. Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện Luật Khám
bệnh, chữa bệnh
- Kiến nghị điều chỉnh Luật Khám bệnh, chữa bệnh: cấp chứng chỉ cho người
hành nghề có sát hạch tay nghề, cấp chứng chỉ có thời hạn và gắn với đào tạo liên
tục.
- Rà soát, lựa chọn ưu tiên và tiến hành biên soạn và ban hành hướng dẫn
chuyên môn, trước mắt đối với các bệnh phổ biến, thông thường.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao năng lực quản lý hệ
thống KCB, giảm thủ tục, phiền hà cho người bệnh. Tích cực triển khai các dự án
Bệnh án điện tử và quản lý hệ thống khám chữa bệnh, tư vấn y tế, KCB từ xa nhằm
nâng cao chất lượng và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động KCB.
3.7. Tài chính y tế
Giảm thiểu tỷ trọng chi phí từ tiền túi của hộ gia đình cho y tế
Để đạt được bao phủ y tế toàn dân Việt Nam cần thực hiện các biện pháp
đồng bộ hơn để giảm tỷ trọng chi phí từ tiền túi của hộ gia đình xuống 30–40%
tổng chi cho y tế theo khuyến cáo của WHO.
- Kế hoạch dài hạn là phát triển hệ thống tài chính y tế dựa vào sự kết hợp
giữa nguồn ngân sách từ thuế và BHYT; mở rộng diện bao phủ của BHYT cho
khoảng 90% người dân.
- Về ngắn và trung hạn, giảm thiểu chi phí từ tiền túi của hộ gia đình có liên
quan đến việc thực hiện các chính sách mở rộng diện bao phủ BHYT; đổi mới và
áp dụng rộng rãi các phương thức chi trả tiến bộ; thực hiện tốt Quyết định số
14/2012/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định
số 139/2002/QĐTTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về khám, chữa
bệnh cho người nghèo.
- Tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về chi phí từ tiền túi của hộ gia đình để
tìm ra xu hướng và nguyên nhân của vấn đề.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 về công tác bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, 2005: Hà Nội. Tài
liệu tham khảo 199
2. Bộ Y tế, Kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn
2011–2015, 2010: Hà Nội.
3. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 538/QĐ-TTg, ngày 29/3/2013, của Thủ
tướng Chính phủ “Phê duyệt Đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn
dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020”, 2013, Văn phòng Chính phủ: Hà Nội.

Chuyên đề 7
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG Y TẾ

THỜI LƯỢNG HỌC TẬP


Tổng số tiết: 8 tiết
- Lý thuyết: 4 tiết
- Thảo luận, thực hành: 4 tiết
MỤC TIÊU
Sau khi học xong chuyên đề, học viên cần đạt:
1- Trình bày được một số khái niệm về đạo đức, đạo đức nghề nghiệp
2- Phân biệt được những điểm khác biệt giữa đạo đức với pháp luật
3- Trình bày được một số nguyên tắc cơ bản của đạo đức y tế
4- Hiểu được 3 cách tiếp cận đạo đức
NỘI DUNG
1. Khái quát chung về đạo đức và đạo đức nghề nghiệp
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm về đạo đức
Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm
điều chỉnh các hành vi của con người trong quan hệ với nhau, quan hệ với xã hội
và với tự nhiên, được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, sức mạnh truyền thống và sức
mạnh của dư luận xã hội.
Những chuẩn mực đạo đức chi phối và quyết định hành vi, cử chỉ của cá
nhân. Con người có thể dựa vào những quy tắc đó để thực hiện hành vi phù hợp
đạo đức, tránh những hành vi xấu, bày tỏ thái độ đúng đắn trước một hiện tượng cá
nhân hay xã hội. Nói chung, những chuẩn mực đạo đức bao giờ cũng thể hiện quan
niệm về cái thiện và cái ác.
Hệ thống quan niệm đạo đức (hệ thống chuẩn mực đạo đức) chỉ có thể tồn tại
dưới hình thức hành vi đạo đức sinh động của những nhân cách cụ thể đang được
vận hành dưới sự chỉ đạo của hệ thống quan niệm đạo đức ấy.
Hành vi đạo đức là một hành động tự giác được thúc đẩy bởi một động cơ có
ý nghĩa về mặt đạo đức. Chúng thường được biểu hiện trong cách đối nhân xử thế,
trong lối sống, trong phong cách, trong lời ăn tiếng nói.
Khi nói đến hành vi đạo đức của những con người cụ thể sống trong một nền
văn hóa nhất định thì có vấn đề “pha tạp” của hành vi đạo đức ở từng con người cụ
thể, vì ở mỗi thời điểm nhất định trong một hoàn cảnh xã hội cụ thể tồn tại nhiều
quan điểm đạo đức khác nhau bên cạnh nền tảng đạo đức chính thống.
1.1.2. Khái niệm về đạo đức nghề nghiệp
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật viên chức 2010 thì Đạo đức nghề
nghiệp của viên chức được quy định cụ thể như sau:
Đạo đức nghề nghiệp là các chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với
đặc thù của từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp do cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền quy định.
Ngoài ra, Luật viên chức 2010 còn quy định về quy tắc ứng xử của viên chức
là các chuẩn mực xử sự của viên chức trong thi hành nhiệm vụ và trong quan hệ xã
hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với đặc thù công việc
trong từng lĩnh vực hoạt động và được công khai để nhân dân giám sát việc chấp
hành.
1.1.3. Khái niệm về đạo đức y tế
- Đạo đức y học là một bộ phận của đạo đức nghề nghiệp, là yêu cầu đặc biệt
có liên quan đến việc tiến hành các hoạt động nhằm đem lại sức khỏe cho con
người.
- Là các quy tắc, nguyên tắc chuẩn mực của ngành y tế, nhờ đó mà mọi thành
viên y tế (từ hộ lý đến bộ trưởng,..) phải tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao
cho phù hợp với lợi ích và tiến bộ của ngành y tế.
- Là khoa học về lý luận, phẩm cách của người cán bộ y tế và bản chất giai
cấp của vấn đề ấy. Là học thuyết về nghĩa vụ người thầy thuốc và cả trách nhiệm
công dân của người ấy, không những trên bệnh nhân, trên đồng nghiệp mà cả toàn
thể nhân dân.
- Những quan hệ riêng biệt, cơ bản nói lên tính chất luân lý của đạo đức y học là:
Quan hệ giữa thầy thuốc với bệnh nhân
Quan hệ giữa thầy thuốc với công việc
Quan hệ giữa thầy thuốc với khoa học
Quan hệ giữa thầy thuốc với đồng nghiệp
Y đức là đạo đức của người cán bộ y tế, là những phẩm chất tốt đẹp của
người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy phục
vụ, hết lòng thương yêu chăm sóc người bệnh, coi họ đau đớn như mình đau đớn,
như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Lương y phải như từ mẫu". Phải thật thà
đoàn kết, khắc phục khó khăn, học tập vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ, toàn tâm
toàn ý xây dựng nền Y học Việt Nam. Y đức phải thể hiện qua những tiêu chuẩn,
nguyên tắc đạo đức được xã hội thừa nhận. Cụ thể:
Quyết định số 2088/BYT-QĐ ngày 06 tháng 11 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ
Y tế, ban hành 12 Điều y đức - Tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế:
1- Chăm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã tự nguyện
đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Phải có
lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm
chất đạo đức của người thầy thuốc. Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu
khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian
khổ vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
2- Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn.
Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn
đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp
nhận của người bệnh.
3- Tôn trọng quyền được khám bệnh chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng
những bí mật riêng tư của người bệnh; khi thăm khám, chăm sóc cần bảo đảm kín
đáo và lịch sự. Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã
hội. Không được phân biệt đối xử người bệnh. Không được có thái độ ban ơn, lạm
dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung thực khi thanh toán
các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
4- Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận
tình; trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải
thích tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều
trị; phổ biến cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh;
động viên an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục.
Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và
chăm sóc đến cùng, đồng thời thông báo cho gia đình người bệnh biết.
5- Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đun
đẩy người bệnh.
6- Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an
toàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc
không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.
7- Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp
thời các diễn biến của người bệnh.
8- Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều
trị, tự chăm sóc và giữ gìn sức khoẻ.
9- Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn,
giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết.
10- Thật thà, đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn
sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.
11- Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình, không
đổ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước.
12- Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, phòng chống
dịch bệnh cứu chữa người bị tai hạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực hiện
nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch
1.2. Phân biệt đạo dức và pháp luật
Pháp luật xác định những giới hạn cho hành động của con người, xác lập
chế độ và mức độ trừng phạt cho những trường hợp vi phạm giới hạn. Bằng
trừng phạt, pháp luật điều tiết hành vi con người một cách cưỡng chế. Đạo đức
xác định giá trị cho hành động tự nguyện tự giác của con người, xác định giới
hạn cho điều thiện và điều ác. Đạo đức không trừng phạt hành vi vi phạm bằng
sự cưỡng chế từ bên ngoài mà trừng phạt bằng sự tự vấn lương tâm bên trong
chủ thể. Chuẩn mực pháp luật xác lập những điều kiện tối thiểu của đời sống và
trật tự xã hội. Nó xác định ranh giới cho các hành vi: phải làm, không được làm
và được làm. Vì vậy người ta gọi là pháp luật là đạo đức tối thiểu. Chuẩn mực
đạo đức xác lập những điều kiện tối đa của cuộc sống và trật tự xã hội. Nó xác
lập hành vi nên làm và không nên làm. Vì vậy nó không có sự đảm bảo đảm
bằng sự cưỡng bức của pháp luật. Dư luận xã hội ở bên ngoài và lương tâm ở
bên trong là cái điều chỉnh hành vi đạo đức. Vì vậy người ta gọi đạo đức là pháp
luật tối đa. Pháp luật là một trong những biện pháp để khẳng định một chuẩn
mực nhất định, biến nó thành thói quen, thành yêu cầu bên trong con người, do
đó biến nó thành chuẩn mực đạo đức.
BẢNG SO SÁNH: SỰ KHÁC NHAU GIỮA ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT

Đạo đức Pháp luật


Nguồn gốc: Hình thành từ đời sống xã Các quy tắc xử sự trong đời sống xã
hội hội, được nhà nước ghi nhận thành các
quy phạm pháp luật.
Nội dung: Các chuẩn mực, quan niệm Các quy tắc xử sự (việc được làm, việc
thuộc đời sống tinh thần con người (thiện phải làm, việc không phải làm)
ác, lương tâm, nhân phẩm, danh sự...)
Hình thức thể hiện: Nhận thức, tình cảm Văn bản quy phạm pháp luật
con người, ca dao, tục ngữ...
Phương thức tác động: Dư luận xã hội, Giáo dục cưỡng chế bằng quyền lực
lương tâm. nhà nước.
2. Một số nguyên tắc cơ bản của đạo đức y tế
2.1. Tôn trọng người bệnh/khách hàng
Quyền tự quyết của bệnh nhân là nền tảng trong mối quan hệ thầy thuốc -
bệnh nhân. Quyền tự quyết có nghĩa là bệnh nhân có quyền “tự quản lý bản thân
mình”, tự quyết định trong mối quan hệ với thầy thuốc. Tuy nhiên, cần chú ý đến
những tiêu chí để bệnh nhân có thể tự mình ra quyết định:
Bênh nhân không có rối loạn tâm thần hoặc thiểu năng trí tuệ
Không có tình trạng bệnh ảnh hưởng đến năng lực tâm thần của bệnh nhân.
Bác sỹ giải thích rõ các phương án lựa chọn trong chẩn đoán và điều trị khác
nhau cho bệnh nhân.
Vì vậy chúng ta có thể suy nghĩ về quyền tự quyết theo hai hướng:
Thứ nhất, là bệnh nhân đủ năng lực nhận thức
Thứ hai là bệnh nhân tự nguyện quyết định dựa trên sự hiểu biết về các thông
tin liên quan, không bị ép buộc, đe dọa, lôi kéo...
Trong thực hành y học, nguyên tắc quyền tự quyết của người bệnh là nền
tảng cho mối quan hệ thầy thuốc-bệnh nhân, bệnh nhân quyết định ai được quyền
tiếp cận thông tin, quyết định việc tham gia điều trị.
b. Làm điều thiện
Nguyên tắc này đề cập đến những hành động có chủ ý đem lại lợi ích cho
bệnh nhân. Người thầy thuốc phải học tập và rèn luyện không ngừng để nâng cao
tay nghề, sự tận tâm và lòng nhân ái để việc thực hành y học của mình là hành động
có chủ ý mang lại những điều tốt nhất cho người bệnh.
Nguyên tắc làm điều thiện bao gồm hàng loạt điều kiện bắt buộc để tăng
cường lợi ích cho bệnh nhân, từ trách nhiệm không được làm gì gây hại cho tới
trách nhiệm phải làm việc tốt, có năng lực để giảm thiểu nguy cơ trong chữa trị
bệnh. Hiểu biết về hoàn cảnh và khả năng có thể gây ra nguy cơ và lợi ích của mỗi
biện pháp điều trị là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe con người.
c. Không gây hại
Nguyên tắc này nhấn mạnh những hành động có chủ đích không được làm
tổn hại hoặc đem lại điều có hại cho bệnh nhân.
Trong một số trường hợp, có thể khó giải thích về một thực hành y tế theo
nguyên tắc chỉ làm điều thiện, như thử nghiệm một thuốc mới. Một thuốc hay liệu
pháp mới, nếu thành công có thể là đóng góp cho chăm sóc sức khoẻ (điều thiện),
nhưng nếu có rủi ro thì bệnh nhân tham gia sẽ là người chịu hậu quả. Trường hợp
này có thể mâu thuẫn với việc tuân theo nguyên tắc chỉ làm việc thiện. Vì vậy, bác
sĩ cần xem xét kỹ lợi hại, giải thích đầy đủ cho người bệnh, đảm bảo việc xác định
lợi ích và nguy cơ cho bệnh nhân đã được tính toán.
Trong thực hành, thái độ lơ là, thiếu thận trọng khi giao tiếp, giải thích cho
bệnh nhân có thể dẫn đến hiểu lầm của người bệnh và gia đình, là hành vi có thể
gây hại trực tiếp cho người bệnh. Kê đơn viết không rõ, chỉ định dùng nhiều loại
thuốc, thuốc đắt tiền cũng có thể trực tiếp gây hại cho người bệnh.
Những người chưa đạt tiêu chuẩn, năng lực chuyên môn được phân công
thực hiện quy trình, thủ thuật chăm sóc bệnh nhân có thể gây nguy cơ cao hơn cho
bệnh nhân, là trực tiếp gây hại cho người bệnh.
d. Công bằng trong khám chữa bệnh
Công bằng là không thiên vị. Tất cả những quyết định của bác sĩ phải được
dựa trên nhu cầu thực sự của bệnh nhân chứ không dựa trên những yếu tố khác như
giàu nghèo, quen biết hoặc tầng lớp xã hội của họ.
Nguyên tắc này rất dễ bị vi phạm, khi bệnh nhân quen biết với bác sỹ, có địa
vị, giàu sang… dẫn tới các quyết định điều trị khác nhau cho những bệnh nhân có
bệnh cảnh tương tự nhau.
Trong di huấn của Hải Thượng Lãn Ông, công bằng được đề cập như sau:
“Được mời đi thăm bệnh: nên tùy bệnh cần kíp hay không mà sắp đặt đi
thăm trước hay sau. Chớ nên vì giàu sang hoặc nghèo hèn mà nơi đến trước chỗ tới
sau hoặc bốc thuốc lại phân biệt hơn kém khi lòng mình có chỗ không thành thật,
thì khó mong thu được kết quả.
Có trường hợp người bệnh ngày thường có bất bình với mình khi mắc bệnh
phải nhờ đến mình liền nghĩ ra ý nghĩ oán thù không chịu chữa hết lòng, đó là tội
hẹp hòi.
Thấy kẻ mồ côi goá bụa, người hiền, con hiếm mà nghèo đói ốm đau cho là
chữa mất công vô ích không chịu hết lòng, đó là tội thất đức”.
Thực tế tại nhiều nơi, việc đối xử không bình đẳng với các cá nhân và nhóm
xã hội nhất định vẫn xảy ra. Phân biệt đối xử (đối xử không công bằng) thường
thấy trong các trường hợp:
Phân biệt xảy ra với một số nhóm người, như những người bị định kiến xã
hội (nghiện chích, tù nhân,…), một số dân tộc, tôn giáo, vùng miền…
Sự phân biệt người giàu và người nghèo: người có thể đã đưa “quà” cho bác
sỹ hoặc có khả năng chi trả cao hơn được đối xử tốt hơn.
Phân biệt về trình độ, tầng lớp xã hội, địa vị xã hội: người có địa vị xã hội
được đối xử khác với dân thường một cách công khai tại nhiều nơi.
Thành viên trong gia đình, họ hàng của bác sĩ, nhân viên y tế.
Người quen của bác sỹ, nhân viên y tế.
3. Nguyễn tắc, ưu điểm, hạn chế của các cách tiếp cận đạo đức
Từ lâu, các nhà triết học đã từng suy nghĩ và viết về đạo đức. Tuy nhiên,
phần lớn các triết lí về đạo đức đều rất phức tạp. Trong lĩnh vực y tế công cộng,
một số tác giả cho rằng “công bằng xã hội là nền tảng của y tế công cộng” (Snider
và Stroup tr. 195). Nhưng trong thực tiễn, bối cảnh y tế công cộng hiện tại đòi hỏi
phải có cách tiếp cận toàn diện hơn. Hiệu quả của các chương trình y tế công cộng
không chỉ đòi hỏi các nhà y tế công cộng có kĩ năng giỏi mà còn đòi hỏi họ phải có
được sự tin cậy của cộng đồng/của quần thể những người mà họ cùng làm việc. Các
nguyên lí làm điều tốt, làm điều không nguy hại, công bằng và tôn trọng nhân
phẩm cũng như tính bí mật thông tin và tính riêng tư, tình nguyện tham gia trên cơ
sở thông tin đầy đủ, quá trình xét duyệt của tổ chức/đơn vị về khía cạnh đạo đức
của các nghiên cứu, cũng như tính khách quan và mâu thuẫn lợi ích, và khía cạnh
đạo đức trong công bố kết quả trở thành những hướng dẫn về đạo đức cho việc thực
hành y tế công cộng “chuẩn mực”. Những nguyên lí đó thể hiện sự ứng dụng thực
tế của các cách tiếp cận về đạo đức khác nhau. Foster (2002) đã phân các cách tiếp
cận khác nhau đối với đạo đức này thành ba nhóm sau:
 Đạo đức vị mục đích
 Đạo đức vị trách nhiệm
 Đạo đức vị nhân quyền
Ngoài ra, có thể gặp các cách tiếp cận khác như đạo đức đoan chính, đạo đức
chăm sóc y tế và đạo đức tình huống, nhưng phần lớn các cách tiếp cận đó có thể
xếp vào một trong ba nhóm trên.
3.1. Tiếp cận vị mục đích
Trong các tài liệu về đạo đức, cách tiếp cận này còn được biết đến dưới tên
gọi “kết quả luận” hoặc “vị lợi” (consequentialism hoặc utilitarianism). Nguyên lý
của cách tiếp cận này là tính đúng đắn của một hành vi được xác định bởi mục đích
hay kết quả cuối cùng của hành vi đó. Với lập luận đó, chúng ta cần thúc đẩy
những hành vi đem lại “hạnh phúc lớn nhất cho nhiều người nhất”. Khi không thể
làm được điều đó, hành vi được coi là đúng đắn hay hợp lý nhất là hành vi “ít gây
hại nhất”. Để đánh giá được điều này, chúng ta chỉ cần đơn giản tính tổng số người
được lợi so với tổng số người bị thiệt thòi và thực hiện hành động theo hướng có
lợi nhất cho số đông. Cách tiếp cận này thách thức cách hiểu trước đây về những gì
được coi là “đúng” và “sai”.
Việc ra quyết định và hoạch định chính sách trong y tế công cộng thường
được thực hiện dựa trên cơ sở phân tích kết quả tiềm tàng. Lựa chọn “đúng” là lựa
chọn có thể đem lại lợi ích lớn nhất (ví dụ, giảm nhiều nhất số ca tử vong). Tính
đúng đắn của một quyết định trong lĩnh vực y tế công cộng hay một chương trình y
tế công cộng được xác định bằng cách so sánh tổng lợi ích có được với tổng gánh
nặng của những gì phải hi sinh. Từ đó, nảy sinh một câu hỏi: liệu mức gánh nặng
(gánh nặng bệnh tật, gánh nặng kinh tế, gánh nặng tâm lí - xã hội …) bao nhiêu sẽ
là quá nhiều? Liệu chúng ta sẽ đo lường lợi ích của mọi người (lượng hóa mức độ
thoải mái, sự hài lòng) như thế nào? Điều gì sẽ xảy ra nếu để đạt được mục đích,
chúng ta phải thực hiện những hành vi mà chúng ta vẫn coi là “xấu” như trường
hợp các thử nghiệm tại trại tập trung của Đức quốc xã hay trong nghiên cứu
Tuskegee? Hơn thế nữa, liệu chúng ta có thể biết hết mọi kết quả của các chương
trình y tế công cộng hay không?
Cuối cùng, nếu quan điểm mục đích luận là cách tiếp cận duy nhất hoặc chủ
yếu; như vậy, vấn đề công bằng sẽ là một câu hỏi lớn đối với cách tiếp cận này. Ví
dụ, nếu một loại thuốc mới có thể cải thiện sức khỏe cho 90% những người được
điều trị nhưng có thể gây tác hại nặng nề cho sức khỏe của 10% những người còn
lại. Liệu có công bằng hay không nếu có tới bằng đó người phải chịu thiệt thòi?
Liệu mọi người có cần được thông tin đầy đủ về mọi tác dụng không mong muốn
và nguy cơ hay không? Và liệu người ta có phải chấp nhận một liệu pháp điều trị vì
lợi ích xã hội trong khi liệu pháp đó lại có thể là nguy cơ đối với bản thân họ hay
không?
3.2. Tiếp cận vị trách nhiệm
Cách tiếp cận đạo đức vị trách nhiệm dựa trên nguyên lí rằng xã hội có
những chuẩn mực và giá trị riêng; và các cá nhân trong xã hội đó có trách nhiệm
hành động tuân theo sự hướng dẫn của chuẩn mực và giá trị đó. Cũng có thể có
những chuẩn mực và giá trị chung hoặc có những giá trị và chuẩn mực có thể được
điều chỉnh để phù hợp với một bối cảnh văn hóa hoặc tình huống xã hội cụ thể.
Theo đó, hành vi hợp đạo đức là hành vi được thực hiện đúng theo chuẩn mực đạo
đức. Điều đó nghĩa là “phương thức/cách thức” định hướng cho các hành động chứ
không phải mục đích hoặc kết quả cuối cùng. Immanuel Kant (1743-1804) là một
trong những nhà triết học ủng hộ cho quan điểm này. Ông tin rằng một hành vi
được coi là hợp đạo đức chỉ khi hành vi đó được thực hiện đúng theo “luật đạo
đức”. Hơn thế, ông cho rằng mọi hành vi phải được thực hiện trên cơ sở có định
hướng ngay từ đầu để đảm bảo đúng luật đạo đức. Luật đạo đức đó do chính cá
nhân đề ra dựa trên các nguyên tắc phán đoán, khám phá của chính họ mà người đó
nghĩ là nên áp dụng cho mọi tình huống. Do vậy, nếu một cá nhân đề ra một
nguyên tắc nhất định và áp dụng nó trong ứng xử, quyết định của mình thì nguyên
tắc đó là luật đạo đức của cá nhân đó. Ví dụ, “không nói dối” sẽ là luật đạo đức của
bạn bởi vì bạn không muốn bị người khác nói dối với mình.
Cách tiếp cận vị trách nhiệm cho chúng ta các qui ước hành động, nó kết hợp
các nguyên tắc mang tính hướng dẫn đó là các nhân viên y tế phải luôn luôn “làm
điều tốt” và “làm điều không gây hại”. Một số qui chế đạo đức chỉ rõ, trách nhiệm
đạo đức của nhân viên y tế là làm gương cho những người xung quanh về lối sống
lành mạnh và bảo vệ sức khỏe để cộng đồng noi theo.
Cách tiếp cận vị trách nhiệm (nhấn mạnh vào “phương thức/cách thức” thực
hiện) là một cách tiếp cận thay thế và bổ sung cho cách tiếp cận vị mục đích (nhấn
mạnh vào kết quả). Tuy nhiên, cách tiếp cận này cũng có một số hạn chế nhất định.
Trước hết, cách tiếp cận vị trách nhiệm đặt quá nhiều kì vọng vào khả năng tư duy
độc lập và logic của mỗi người. Điều gì sẽ xảy ra nếu một người không có khả
năng tư duy logic vì lí do bệnh tật hay vì hoàn cảnh? Thứ hai, điều gì sẽ xảy ra nếu
một người mang nhiều trách nhiệm mâu thuẫn nhau? Ví dụ, cán bộ y tế công cộng
vừa có trách nhiệm bảo vệ lợi ích của người bệnh, vừa có trách nhiệm phục vụ lợi
ích y tế công cộng. Nếu hai lợi ích nói trên mâu thuẫn nhau, cán bộ y tế phải làm
gì? Làm thế nào để có thể quyết định, lợi ích nào quan trọng hơn?
3.3 Đạo đức vị nhân quyền
Một lần nữa, chính Immanuel Kant (1724-1804) là người đề xuất cách tiếp
cận này. Theo cách tiếp cận này, cần tôn trọng suy nghĩ và hành động của mỗi cá
nhân như một chủ thể đủ năng lực. Điều đó hoàn toàn không có nghĩa là mọi cá
nhân đều nhìn nhận thấy cùng một vấn đề y tế công cộng và cùng có những giải
pháp như nhau. Theo Kant, mỗi cá nhân đều có quyền được tôn trọng như một
người có đầy đủ năng lực suy nghĩ và đóng góp vào các quyết định. Đây cũng
chính là điểm quan trọng của chủ nghĩa xã hội. Nếu chúng ta (những cán bộ y tế
công cộng), không tạo cơ hội cho những người xung quanh (các thành viên của
cộng đồng) thể hiện quyền tư duy để đưa ra quyết định về những gì họ nên làm thì
chúng ta đã cố tình phủ định quyền cơ bản trong việc thể hiện tư duy của con người
(Foster 2001: trang 54). Suy cho cùng, chính khả năng thể hiện tư duy của mình
qua lời nói là đặc điểm khác biệt cơ bản giữa con người và động vật.
Dựa trên cơ sở đó, mỗi người đều có quyền tự quyết định tham gia/không
tham gia vào chương trình/nghiên cứu. Đồng thời, mỗi người đều có quyền được
cung cấp đầy đủ thông tin trước khi chấp nhận tham gia và có quyền được đảm bảo
tính riêng tư và bảo mật thông tin.
Bảo đảm tính riêng tư và bảo mật thông tin
Bảo đảm tính riêng tư và bảo mật thông tin là thuật ngữ chỉ quyền của khách
hàng hoặc bệnh nhân được giữ bí mật thông tin về cá nhân họ chỉ giữa cán bộ y tế
công cộng và khách hàng/bệnh nhân.
Trong nghiên cứu YTCC, tính riêng tư và bí mật thông tin của đối tượng
tham gia nghiên cứu có thể được đảm bảo bằng cách:
- Phiếu tự điền khuyết danh (không ghi tên người trả lời)
- Danh sách những người tham gia không được công bố và được mã hóa
- Công bố kết quả: theo cách không nhận diện được người cung cấp thông
tin.
Còn trong thực hành lâm sàng, tính riêng tư và bí mật thông tin của khách
hàng/bệnh nhân cần được đàm bảo bằng cách bảo mật hồ sơ bệnh án và danh sách
bệnh nhân. Ví dụ, nếu một người bệnh đến gặp cán bộ y tế kể về tình trạng sức
khỏe, cán bộ y tế đó phải đảm bảo rằng những thông tin đó được giữ bí mật hoặc
nếu được công bố, thì cũng phải được công bố theo cách mà không ai có thể xác
định được danh tính của người bệnh. Trong thực tế, sẽ có những vấn đề phát sinh
khi bí mật thông tin và tính riêng tư của khách hàng/bệnh nhân bị vi phạm. Một
người được chẩn đoán mắc một căn bệnh nào đó, ví dụ như nhiễm HIV, có thể bị
mất việc làm, nhà cửa hoặc bị cộng đồng, gia đình xa lánh. Tuy nhiên, trong một số
trường hợp ngoại lệ, bí mật thông tin và tính riêng tư vẫn có thể được tiết lộ. Điều
đó có thể xảy ra khi thông tin được tiết lộ:
1. Có thể dẫn đến việc trực tiếp gây hại cho một cá nhân khác
2. Là phục vụ lợi ích tối thượng của một cộng đồng
3. Là buộc phải thông báo theo qui định của pháp luật
4. Là do bệnh nhân cho phép nhân viên y tế công bố thông tin cá nhân của họ
cho một số người nhất định
5. Là do nhân viên y tế cần được tư vấn của các đồng nghiệp của mình
Chấp thuận tự nguyện trên cơ sở thông tin đầy đủ
Trong nhiều lĩnh vực y tế công cộng, chúng ta phải đối mặt với những tình
huống trong đó chúng ta phải giải thích cho mọi người về những điều như: họ sẽ
được nhận phác đồ điều trị nào nếu họ tham gia vào nghiên cứu. Để đảm bảo quyền
tự quyết của người tham gia, chúng ta phải đảm bảo rằng những người tham gia
không chỉ chấp thuận (đồng ý) với những gì chúng ta đề xuất mà còn phải hiểu
được các ý nghĩa (điểm lợi và hại) của việc tham gia đó đem lại.
Theo Foster (2001), sự chấp thuận tham gia được coi là hợp lệ khi:
1. Một người có đủ năng lực đưa ra sự chấp thuận đó (có tính tự chủ)
2. Người đó được cung cấp đầy đủ mọi thông tin
3. Sự chấp thuận đó là tự nguyện
Nghiên cứu y tế công cộng thực hiện trong các nhóm dễ tổn thương có thể
làm phát sinh những vấn đề đặc thù đối với tiêu chí chấp thuận tự nguyện trên cơ
sở thông tin đầy đủ.
Năng lực liên quan trực tiếp đến vấn đề tự quyết. Một người chỉ được coi là đủ
năng lực khi người đó có khả năng nhận biết và hiểu về những gì xảy ra xung quanh.
Vấn đề của những người bị hạn chế khả năng tự quyết, những người bị suy giảm trí
tuệ có khả năng tự quyết định về chăm sóc sức khỏe hay không. Từ đó, nảy sinh một
câu hỏi: liệu chúng ta có cần trao đổi với những người bị hạn chế khả năng tự quyết
để có được sự chấp thuận của họ hay không? Hay, chúng ta sẽ cần phải có sự chấp
thuận của những người chăm sóc, người bảo hộ, cha, mẹ hay của chính quyền?
Tuy nhiên, cung cấp đầy đủ thông tin không có nghĩa là mỗi cá nhân cần
được biết mọi chi tiết của các thủ thuật y tế, các phác đồ điều trị hoặc dự án nghiên
cứu. Ở đây, cung cấp đầy đủ thông tin nghĩa là mỗi cá nhân biết rõ về nguy cơ và
lợi ích tiềm tàng của việc tham gia vào thử nghiệm hoặc can thiệp y tế. Ví dụ, nếu
cộng đồng chỉ được cung cấp thông tin về lợi ích của bổ sung clo vào nước uống
mà không được cung cấp thông tin về nguy cơ do việc bổ sung clo vào nước uống
gây ra thì có thể coi là cung cấp đầy đủ thông tin hay không?
Tính tự nguyện thể hiện qua việc có được sự chấp thuận mà không sử dụng
bất cứ một hình thức cưỡng ép nào. Trong ví dụ về nghiên cứu trong trại tập trung
của Đức quốc xã, mặc dù các tù nhân có đồng ý chấp thuận tham gia, hoàn cảnh
của sự tham gia đó cho thấy, họ có rất ít lựa chọn và khả năng tự quyết về việc liệu
có tham gia hay không. Chi trả với giá trị cao cho người tham gia vào nghiên cứu
hoặc dự án hoặc sử dụng chính quyền để tạo áp lực khuyến khích tham gia cũng vi
phạm tính tự nguyện của sự tham gia. Do đó, để đảm bảo tính chất tự nguyện của
sự tham gia, những người tham gia cần phải có khả năng ra quyết định mà không
chịu ảnh hưởng của bất kì yếu tố nào.
Không để cho các cán bộ y tế công cộng và các công chức chính phủ toàn
quyền thực hiện việc xin chấp thuận tham gia của các cá nhân hoặc cộng đồng. Nếu
việc tham gia nghiên cứu gây ra những hậu quả không mong muốn, thì dù các
nghiên cứu sau đó được thực hiện đúng các qui định về đạo đức thì mọi người cũng
không tin tưởng nữa. Như vậy, cộng đồng có thể không còn sẵn lòng tham gia các
nghiên cứu kể cả khi đó là những nghiên cứu có giá trị do đã giảm niềm tin vào các
cán bộ y tế công cộng. Các cá nhân có thể sẽ không muốn đến các cơ sở y tế vì họ
không còn tin chắc liệu họ có được lợi gì từ những hoạt động điều trị, tư vấn…ở
đây hay ngược lại, lại bị ảnh hưởng có hại bởi những hoạt động này. Cuối cùng,
thành công của các chương trình y tế công cộng phụ thuộc rất nhiều vào lòng tin
của cộng đồng đối với nhân viên y tế công cộng mà lòng tin đó một phần lại được
xây dựng trên cơ sở những hoạt động hợp đạo đức của các cán bộ trong lĩnh vực y
tế công cộng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Luật Dân sự (2005)
2. Bộ Y tế (2010), Hướng dẫn thử thuốc trên lâm sàng, NXB Y học
3. Bộ Y tế (2011), Thử nghiệm lâm sàng Vắc xin tại Việt Nam, NXB Y học.
4. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (2004)
5. Luật Khao học và Công nghệ (2013)
6. Luật Viên chức (2010)
7. Trường Đại học Y Hà Nội (2006), Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học, NXB Y học
8. Bộ Y tế, Hướng dẫn quốc gia về đạo đức trong nghiên cứu y sinh học, Hà Nội, 2013
9. Bộ Y tế (1996), Quyết định 2088/BYT-QĐ Về việc ban hành quy định về y đức.
Chuyên đề 8
TỔNG QUAN VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU

THỜI LƯỢNG HỌC TẬP


Tổng số tiết: 10 tiết
- Lý thuyết: 4 tiết
- Thảo luận, thực hành: 6 tiết
MỤC TIÊU
Sau khi học xong chuyên đề, học viên cần đạt
1- Trình bày các vấn đề về đạo đức trước khi nghiên cứu
2- Trình bày được các nguyên tắc cơ bản trong nghiên cứu: Đảm bảo tính công
bằng, đảm bảo tính riêng tư, đảm bảo bí mật thông tin của đối tượng nghiên cứu
3-Trình bày được một số vấn đề đạo đức sau khi nghiên cứu như công bố kết quả
và bảo mật thông tin, mã hoá số liệu nghiên cứu và một số vấn đề trái đạo đức
nghiên cứu
NỘI DUNG
Các hướng dẫn quốc tế và hướng dẫn của Việt Nam về đạo đức trong nghiên cứu
y sinh học đều dựa trên ba nguyên tắc cơ bản về đạo đức trong nghiên cứu y sinh
học là:
- Tôn trọng quyền con người.
- Hướng thiện, không ác ý.
- Đảm bảo sự công bằng.
Mọi sự đánh giá các khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu y sinh học đều cần
phải xem xét để đảm bảo các nguyên tắc trên.
Hướng dẫn chung về đánh giá các khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu y sinh
học bao gồm 5 nội dung chính là:
- Phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu.
- Các nguy cơ, lợi ích và an toàn.
- Sự riêng tư và bảo mật.
- Chi trả và bồi thường cho đối tượng nghiên cứu.
- Kết thúc/ngừng nghiên cứu.
Các nội dung trong chương này nhằm mục đích giải quyết những hướng dẫn
chung trong toàn quốc cho các nghiên cứu liên quan đến đối tượng con người, phù
hợp với các hướng dẫn quốc tế và hướng dẫn GCP.
1. PHIẾU CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU CỦA ĐỐI TƯỢNG
NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm chung về chấp thuận và phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu
1.1.1. Sự chấp thuận tham gia nghiên cứu.
Sự chấp thuận tham gia nghiên cứu là sự chấp thuận của những cá nhân đồng
ý tham gia vào một nghiên cứu y sinh học nào đó sau khi đã được cung cấp đầy đủ
thông tin chủ yếu liên quan đến nghiên cứu và sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng rồi tự
nguyện quyết định tham gia vào nghiên cứu.
Chấp thuận tham gia nghiên cứu là một vấn đề được xem là một yêu cầu bắt
buộc đối với các nghiên cứu y sinh khi xem xét các thiết kế nghiên cứu, nó liên
quan
đến nguyên tắc đạo đức “Tôn trọng quyền con người”, nguyên tắc quyền tự quyết
định của mỗi cá nhân có hay không tham gia vào một nghiên cứu nào đó.
Sự chấp thuận tham gia nghiên cứu là sự chấp thuận của những cá nhân có đủ
năng lực đưa ra quyết định mà không bị lệ thuộc vào bất cứ sự ép buộc, chi phối,
xui
khiến hay sự đe dọa nào.
Đối với nhóm đối tượng nghiên cứu dễ bị tổn thương như trẻ em, người bị
bệnh tật hoặc vì một hoàn cảnh nào đó không đủ năng lực để đưa ra quyết định có
hay không tham gia vào nghiên cứu, sự chấp thuận tham gia nghiên cứu được giao
cho người đại diện có trách nhiệm và có cơ sở pháp lý (người đại diện hợp pháp),
người đó sẽ đưa ra quyết định về sự chấp thuận tham gia nghiên cứu.
Chấp thuận tham gia nghiên cứu là quá trình thông tin hai chiều giữa nhà
nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu, được diễn ra từ trước khi nghiên cứu bắt đầu,
tiếp tục trong suốt quá trình nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu có quyền quyết
định rút lui khỏi nghiên cứu ở bất kỳ thời điểm nào của nghiên cứu và không bị mất
quyền lợi khi rút khỏi nghiên cứu.
Để cho đối tượng nghiên cứu có thể đưa ra quyết định về sự chấp thuận tham
gia nghiên cứu, nhà nghiên cứu cần phải cung cấp cho đối tượng đầy đủ, các thông
tin chủ yếu liên quan đến nghiên cứu, bao gồm các nội dung sau đây:
- Giới thiệu khái quát về nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu.
- Thời gian tham gia của đối tượng nghiên cứu.
- Mô tả quy trình nghiên cứu, nhấn mạnh những nội dung của quy trình có
liên quan đến đối tượng nghiên cứu.
- Dự đoán các nguy cơ và tình trạng không thoải mái của đối tượng có thể
xảy
ra cho đối tượng nghiên cứu.
- Những lợi ích có được từ nghiên cứu cho đối tượng hoặc cho cộng đồng,
lợi
ích trực tiếp, lợi ích gián tiếp.
- Các tình huống có thể lựa chọn tham gia (nếu có).
- Những cam kết của nhà nghiên cứu đối với đối tượng nghiên cứu về việc
đảm bảo giữ bí mật riêng tư và các thông tin liên quan đến đối tượng, về việc đền
bù cho những tổn thương (nếu có) trong khi tham gia nghiên cứu, cam kết
thực hiện các quyền lợi liên quan đến đối tượng nghiên cứu, cam kết đảm bảo
đối tượng hoàn toàn tự nguyện lựa chọn tham gia, có thể từ chối không tham
gia hoặc rút khỏi nghiên cứu ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình nghiên
cứu mà không bị mất quyền lợi được hưởng và không bị đối xử không công
bằng hoặc bị ngược đãi, bị phạt khi rút khỏi nghiên cứu.
Hình thức chấp thuận tham gia nghiên cứu là một phiếu chấp thuận (hay bản
chấp thuận) tham gia nghiên cứu trong đó có đầy đủ các nội dung liên quan đến nội
dung nghiên cứu như đã nêu ở trên và có phần để đối tượng ký đồng ý chấp thuận
nghiên cứu.
1.1.2. Phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu
Có nhiều hình thức lấy phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu của đối tượng
nhưng đều phải tuân thủ nguyên tắc chung là nghiên cứu viên phải lấy được phiếu
chấp thuận theo mẫu, có chữ ký của người tham gia nghiên cứu, hoặc người đại
diện
hợp pháp đối với các đối tượng là trẻ em hoặc đối tượng không đủ năng lực về tinh
thần để tự quyết định có hay không tham gia nghiên cứu.
Khi phiếu chấp thuận không thể trình bày dưới dạng văn bản viết theo mẫu
thì một bản chấp thuận không phải dạng theo văn bản mẫu (dạng văn bản cho
người
làm chứng) sẽ được lấy chữ ký của người làm chứng không thiên vị (tuyên ngôn
Helsinki, 2008 và CIOMS, 2002).
Cần phải mô tả chi tiết quy trình lấy phiếu chấp thuận trong đề cương nghiên
cứu để hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học có thể xem xét và đánh giá.
Những trường hợp từ chối không ký phiếu chấp thuận được coi là ngoại lệ và
những trường hợp này phải được IEC/IRB cho phép mới được đưa đối tượng đó
vào
diện đối tượng nghiên cứu để thống kê.
1.2. Những thông tin cần có trong phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu.
Nghiên cứu viên cần cung cấp các thông tin đầy đủ cho đối tượng tham gia
về
nghiên cứu bằng cách nói hoặc viết để đối tượng đọc và phải sử dụng ngôn ngữ
thông thường phù hợp với trình độ hiểu biết của đối tượng để trình bày.
Những thông tin cần cung cấp cho đối tượng bao gồm:
Đối tượng được mời tham gia nghiên cứu, các lý do cho việc xem xét thấy cá
nhân đó phù hợp với nghiên cứu và sự tham gia này là hoàn toàn tự nguyện.
- Cá nhân có quyền từ chối tham gia và có quyền rút khỏi nghiên cứu vào bất
cứ lúc nào mà không bị phạt hay mất đi lợi ích được hưởng.
- Mục đích nghiên cứu, các quy trình sẽ được nghiên cứu viên thực hiện, giải
thích tại sao nghiên cứu lại khác với chăm sóc y tế thường quy.
- Với nghiên cứu có đối chứng, cần giải thích các đặc điểm của thiết kế
nghiên
cứu (ví dụ: ngẫu nhiên, mù đôi) và nêu rõ đối tượng sẽ không được cho biết về
điều trị được chỉ định cho họ cho tới khi nghiên cứu kết thúc và được giải mù.
- Việc sử dụng placebo trong các nghiên cứu có đối chứng có thể được chấp
nhận khi hiện tại không có can thiệp hiệu quả đã được chứng minh, hoặc khi
có các lý do thuyết phục và có cơ sở khoa học (Tuyên ngôn Helsinki, 2008).
Cần giải thích rõ cho đối tượng nghiên cứu rằng sử dụng placebo không
nhằm mục đích làm tăng các nguy cơ hoặc tổn hại nghiêm trọng không thể
hồi phục.
- Khi nghiên cứu y học được kết hợp một cách hợp lý với điều trị y tế,
nghiên
cứu viên cần đảm bảo có người khác giải thích và lấy phiếu chấp thuận của
đối tượng, không tạo áp lực hay ảnh hưởng không thích hợp tới đối tượng để
tham gia vào nghiên cứu.
- Khoảng thời gian dự kiến của việc tham gia của đối tượng (gồm số lượng

khoảng thời gian các lần đi khám tại cơ sở y tế và tổng thời gian liên quan)
và khả năng kết thúc sớm của thử nghiệm hoặc của việc tham gia vào thử
nghiệm của đối tượng.
- Bất cứ nguy cơ, đau đớn, sự bất tiện hoặc phiền phức nào có thể dự đoán
trước xảy ra đối với đối tượng (hoặc cho người khác) có liên quan đến việc tham
gia
vào nghiên cứu của đối tượng (cả nhóm chứng và nhóm thử nghiệm), bao
gồm cả nguy cơ đối với sức khỏe hoặc hạnh phúc của người bạn đời của đối
tượng.
- Các lợi ích trực tiếp cho đối tượng, nếu có, từ việc tham gia vào nghiên
cứu.
- Tiền hoặc các dạng khác của hàng hóa vật chất đối tượng sẽ được hưởng
đền
đáp cho việc tham gia vào nghiên cứu, nêu rõ loại và số lượng.
Sau khi nghiên cứu kết thúc, đối tượng sẽ được thông báo (nếu họ muốn) về
bất cứ phát hiện nào liên quan đến tình trạng sức khỏe của mình.
- Các lợi ích mong đợi của nghiên cứu đối với cộng đồng hoặc cho xã hội nói
chung hoặc đóng góp đối với kiến thức khoa học.
- Bất cứ can thiệp hoặc các đợt trị liệu thay thế có sẵn hiện tại.
- Sau khi hoàn thành việc tham gia nghiên cứu, sản phẩm hoặc can thiệp được
chứng minh qua nghiên cứu là an toàn và hiệu quả, liệu họ (đối tượng tham
gia) có được tiếp tục nhận sản phẩm và có phải chi trả cho việc nhận sản
phẩm đó hay không.
- Các điều khoản đảm bảo coi trọng sự riêng tư của đối tượng nghiên cứu và
tính bảo mật của các hồ sơ nhận dạng đối tượng
- Các giới hạn về mặt luật pháp hoặc các vấn đề liên quan khác đối với khả
năng bảo vệ tính bảo mật của nghiên cứu viên, các hậu quả có thể của việc vi
phạm tính bảo mật.
- Nhà tài trợ nghiên cứu, cơ quan của nghiên cứu viên, bản chất và các nguồn
tài trợ cho nghiên cứu.
- Việc sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp các hồ sơ y tế, khả năng sử dụng trong
tương lai và nơi lưu giữ cuối cùng cho các mẫu sinh phẩm.
- Nếu các mẫu xét nghiệm thu thập được không được hủy, cần nêu rõ các
mẫu
này sẽ được lưu giữ khi nào, như thế nào và trong bao lâu.
- Đối tượng nghiên cứu có quyền quyết định về việc sử dụng trong tương lai,
tiếp tục lưu giữ hay hủy các mẫu xét nghiệm đã thu thập.
- Liệu các sản phẩm thương mại có thể phát triển từ các mẫu sinh học hay
không và liệu đối tượng nghiên cứu sẽ có được nhận tiền hoặc các lợi ích khác
từ việc phát triển các sản phẩm như vậy hay không.
- Nghiên cứu viên đóng vai trò là nhà nghiên cứu đơn thuần hay đóng cả hai
vai trò nhà nghiên cứu và bác sĩ điều trị của đối tượng.
- Phạm vi trách nhiệm của các nghiên cứu viên trong việc cung cấp các dịch
vụ y tế cho đối tượng nghiên cứu.
- Việc điều trị sẽ được cung cấp miễn phí đối với các loại tổn thương liên
quan
đến nghiên cứu đã được xác định hoặc cho các biến chứng liên quan đến nghiên
cứu, hình thức và khoảng thời gian của việc chăm sóc y tế đó, tên của
tổ chức hoặc cá nhân sẽ cung cấp điều trị và khả năng có bất kỳ sự không
chắc chắn nào liên quan đến việc chi trả cho việc điều trị.
- Bằng cách nào và tổ chức nào sẽ bồi thường cho đối tượng nghiên cứu, gia
đình hoặc những người phụ thuộc vào đối tượng cho việc tàn tật hoặc tử
vong do các tổn thương liên quan đến nghiên cứu (hoặc nêu rõ là không có
kế hoạch cho việc bồi thường).
- Có một Hội đồng đánh giá khía cạnh đạo đức sẽ thông qua hoặc làm rõ đề
cương nghiên cứu (CIOMS, 2002).
1.3. Một số nguyên tắc cơ bản khi lấy phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu
của đối tượng
Nguyên tắc tham gia tự nguyện của đối tượng nghiên cứu: là nguyên tắc đầu
tiên và quan trọng nhất, chi phối các nguyên tắc khác.
Đối tượng nghiên cứu được thông tin đầy đủ về các vấn đề liên quan đến
nghiên cứu và được giải thích trả lời các câu hỏi, các vấn đề chưa rõ của đối tượng
sau đó tự quyết định về sự chấp thuận tham gia vào nghiên cứu không được ép
buộc, xui khiến, dụ dỗ, hoặc có bất cứ sự đe dọa dưới bất kỳ hình thức nào.
Đối tượng nghiên cứu được quyền dừng không tiếp tục tham gia vào nghiên
cứu, rút ra khỏi nghiên cứu ở bất cứ thời điểm nào của nghiên cứu mà không bị đối
xử ngược đãi, không công bằng hoặc bị phạt khi từ chối tham gia nghiên cứu.
Tạo sự liên hệ thường xuyên hoặc định kỳ với đối tượng nghiên cứu. Nhà nghiên
cứu cần tạo dựng mối liên hệ thông tin hai chiều để có thể thường xuyên cập nhật
các diễn biến, liên quan đến nghiên cứu, trả lời các vướng mắc của đối tượng trong
quá trình nghiên cứu, thông báo cho đối tượng các quyền lợi khi cần thiết và thông
báo cho đối tượng những kết quả nghiên cứu liên quan đến đối tượng nếu thấy cần
thiết và được phép.
Ngôn ngữ trong bản chấp thuận phải là ngôn ngữ phổ thông dễ hiểu để đối
tượng có thể lựa chọn sự thỏa thuận tham gia nghiên cứu. Nội dung hay các thành
phần thiết yếu của bản chấp thuận tuy có rất nhiều nội dung khoa học nhưng các
nội dung này cần được diễn giải bằng ngôn ngữ phổ thông, dễ hiểu để đối tượng dễ
dàng hiểu và dễ dàng lựa chọn, kể cả đối với người đại diện pháp lý cho nhóm đối
tượng dễ bị tổn thương. Ngôn ngữ trong bản chấp thuận không chối bỏ quyền lợi
của người tham gia nghiên cứu, nhưng cũng không làm giảm nhẹ trách nhiệm của
nhà nghiên cứu hay của các cơ sở nghiên cứu.
Sau khi đảm bảo rằng đối tượng tham gia nghiên cứu đã nắm được các thông
tin, nghiên cứu viên cần lấy phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu của đối tượng,
thường là dưới dạng văn bản viết. Nếu không thể lấy được Phiếu chấp thuận dưới
dạng viết, có thể lấy bằng lời nhưng phải lưu hồ sơ một cách chính thức và có
người
chứng kiến (Tuyên ngôn Helsinki, 2008).
Cần hết sức thận trọng khi lấy phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu trong
các nghiên cứu mà đối tượng nghiên cứu đang có quan hệ phụ thuộc vào nghiên
cứu
viên (ví dụ, đối tượng là bệnh nhân của nghiên cứu viên) để đảm bảo rằng việc lấy
phiếu chấp thuận không được tiến hành dưới một sự ép buộc hoặc một ảnh hưởng
không đúng mực nào. Hội đồng đánh giá khía cạnh đạo đức có thể quy định rằng
việc lấy phiếu chấp thuận tình nguyện cần do một bác sĩ nắm chắc thông tin về việc
này tiến hành, bác sĩ này không tham gia vào nghiên cứu và độc lập hoàn toàn về
mặt quan hệ với đối tượng (Tuyên ngôn Helsinki, 2008).
Trẻ em tham gia vào nghiên cứu cần phải được bảo vệ hơn so với thường lệ,
vì trẻ em không thể tình nguyện tham gia nghiên cứu theo cách giống như người
lớn. Do trẻ em không thể làm được phiếu chấp thuận tình nguyện, chúng có thể
được lấy
chấp thuận bằng dạng phiếu chấp thuận dành cho trẻ em (assent form).
Khi lấy phiếu chấp thuận tình nguyện, nhà tài trợ và nghiên cứu viên có nhiệm vụ:
- Tránh lừa dối, ảnh hưởng thái quá hoặc đe dọa.
- Chỉ lấy chấp thuận sau khi chắc chắn rằng đối tượng chuẩn bị tham gia
nghiên cứu đã hiểu cặn kẽ về các yếu tố và kết quả liên quan đến việc tham gia
nghiên cứu và đã có đủ thời gian để cân nhắc có tham gia nghiên cứu hay không.
- Lấy lại phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu của từng đối tượng nếu có
bất
cứ thay đổi quan trọng nào trong điều kiện, hoàn cảnh hoặc quy trình của
nghiên cứu, hoặc nếu có thông tin mới có thể ảnh hưởng đến sự tự nguyện
của đối tượng trong việc tiếp tục tham gia nghiên cứu.
- Lấy lại phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu của từng đối tượng trong các
nghiên cứu diễn ra trong thời gian dài tại từng khoảng thời gian định trước
ngay cả khi không có gì thay đổi trong thiết kế hoặc các mục tiêu của nghiên
cứu (CIOMS,2002).
2. CÁC NGUY CƠ, LỢI ÍCH VÀ AN TOÀN
2.1. Khái niệm về lợi ích và an toàn
2.1.1. Lợi ích
Lợi ích trong đạo đức nghiên cứu được coi là một giá trị tích cực, giá trị đó
được đem lại cho đối tượng nghiên cứu hoặc cho xã hội, đạt đến một hiệu quả nhất
định. Lợi ích cho đối tượng nghiên cứu hoặc cho xã hội có thể là những lợi ích trực
tiếp và cụ thể, nhưng cũng có thể là các lợi ích gián tiếp và không rõ ràng.
Trong cách tiếp cận đạo đức vị mục đích Jeremy Bentham (1748-1782) cho rằng
tính đúng đắn của một hành vi được xác định bởi mục đích tức là kết quả cuối cùng
của hành vi đó. Cách tiếp cận này còn được gọi với tên là “kết quả luận”. Cách tiếp
cận trên cho thấy lợi ích cuối cùng cho đối tượng nghiên cứu hoặc cho xã hội cần
phải được cân nhắc kỹ lưỡng trong các nghiên cứu. Một nghiên cứu được lựa chọn
đúng khi nghiên cứu đó đem lại lợi ích lớn nhất cho đối tượng nghiên cứu và cho
xã hội, đồng thời nó ít gây thiệt hại nhất cho đối tượng nghiên cứu và cho cộng
đồng, đảm bảo sự an toàn cho đối tượng nghiên cứu.
2.1.2. Nguy cơ
Nguy cơ hay còn gọi là rủi ro trong các nghiên cứu được coi là một thiệt hại
nào đó cho đối tượng nghiên cứu. Nguy cơ có thể lượng giá được nhưng đôi khi
cũng không lượng giá được. Thông thường các nghiên cứu đều có thể có các nguy
cơ, nhưng Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cần xem xét nguy cơ ở
mức độ như thế nào đối với đối tượng nghiên cứu Nguy cơ hay rủi ro có thể gây
thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp cho đối tượng nghiên cứu hoặc cho cộng đồng.
Trong nghiên cứu, nhà nghiên cứu phải lường trước các nguy cơ và phải đưa
ra những cơsở khoa học để chứng minh rằng thiết kế nghiên cứu đã tính đến các
nguy cơ và đã giảm thiểu tới mức thấp nhất các thiệt hại hoặc không gây hại, đồng
thời phải tối đa hóa lợi ích cho đối tượng nghiên cứu, nói cách khác lợi ích đạt
được phải vượt trội so với nguy cơ. Điều này nó cũng giống như nguyên tắc đạo
đức về “hướng thiện” và “không gây hại”.
2.1.3. Sự an toàn
Trong Đạo đức nghiên cứu y sinh học, sự an toàn là một khái niệm về sự an
toàn cho đối tượng tham gia nghiên cứu, nó liên quan chặt chẽ với khái niệm về lợi
ích và nguy cơ.
Sự an toàn cho đối tượng tham gia nghiên cứu là nghiên cứu không gây tổn
hại về thể chất và tinh thần của người tham gia nghiên cứu, không có những tác
động
tiêu cực của nghiên cứu lên đối tượng.
Trong nguyên tắc của đạo đức nghiên cứu, sự an toàn được thể hiện ở
nguyên tắc “làm việc thiện và không ác ý hay không gây hại”. Mọi xem xét đánh
giá về đạo đức nghiên cứu được đánh giá từ nội dung của nghiên cứu có đảm bảo
tối đa hóa các lợi ích và giảm thiểu đến mức thấp nhất các nguy cơ hay các rủi ro
có thể xảy ra cho đối tượng. Sự xem xét như vậy chính là bảo đảm sự an toàn cho
đối tượng nghiên cứu.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng trong nghiên cứu bên cạnh đảm bảo sự an toàn cho
đối tượng tham gia nghiên cứu cũng cần phải đề cập đến vấn đề bảo đảm an toàn
cho nhà nghiên cứu. Vấn đề đảm bảo an toàn cho nhà nghiên cứu ít được đề cập
đến
trong các văn bản pháp lý, những rủi ro cho nhà nghiên cứu cần được nêu rõ hơn
trong các hợp đồng nghiên cứu ký giữa nghiên cứu viên với nhà tài trợ.
Trong các mục tiếp theo của phần này đề cập đến các hướng dẫn đánh giá lợi ích
và nguy cơ, vấn đề sự an toàn được thể hiện về bản chất của vấn đề lợi ích và nguy
cơ.
2.1.4. Các loại lợi ích và nguy cơ
Các loại lợi ích và nguy cơ trong các nghiên cứu được để cập ở đây bao gồm
các lợi ích hoặc nguy cơ (rủi ro) về mặt thể chất hoặc tinh thần, tâm lý, xã hội, kinh
tế hoặc pháp luật. Những nguy cơ hoặc lợi ích của nghiên cứu có thể xảy ra với
từng cá nhân, với gia đình, nhóm người, cũng có thể xảy ra với một tổ chức, một
cộng đồng hay một quốc gia.
Như vậy ở mọi nghiên cứu y sinh học liên quan đến con người bao giờ cũng
tồn tại hai vấn đề: lợi ích của nghiên cứu và các nguy cơ (rủi ro hay thiệt hại) của
nghiên cứu. Hai vấn đề này mâu thuẫn với nhau và nếu nguy cơ nhiều hơn lợi ích
thì mức độ tác hại cho đối tượng nghiên cứu sẽ nhiều hơn. Nguyên tắc đạo đức
nghiên cứu đòi hỏi nhà nghiên cứu phải tối đa hóa các lợi ích và giảm thiểu tới mức
thấp nhất các tác hại của nghiên cứu. Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu sẽ là
người xem xét và đánh giá vấn đề này. Một nghiên cứu chỉ có thể được chấp thuận
cho phép nghiên cứu khi đã cân nhắc kỹ các lợi ích và nguy cơ, đảm bảo mức độ
thiệt hại cho đối tượng là không có hoặc thấp nhất, đồng thời đảm bảo nghiên cứu
đưa lại lợi ích tối đa cho đối tượng nghiên cứu, đây cũng chính là đảm bảo sự an
toàn cho đối tượng tham gia nghiên cứu.
2.2. Đánh giá lợi ích và nguy cơ
Đánh giá lợi ích và nguy cơ là một nguyên tắc đạo đức nghiên cứu rất cơ
bản,
nó chi phối các nguyên tắc đạo đức khác. Khi đề cập đến vấn đề đánh giá lợi ích và
nguy cơ chúng ta đã đề cập đến ba chuẩn mực đạo đức cơ bản đó làm tôn trọng con
người, làm việc thiện và sự công bằng. Đánh giá lợi ích và nguy cơ được hiểu trong
đạo đức nghiên cứu là sự xem xét, cân nhắc, xét duyệt, so sánh về lợi ích, nguy cơ
của một nghiên cứu y sinh học nào đó để có thể cho phép nghiên cứu được tiến
hành
hay không được tiến hành.
2.2.1. Nguyên tắc chung của đánh giá lợi ích và nguy cơ
Nguyên tắc chung của đánh giá lợi ích và nguy cơ giúp cho người đánh giá có
chuẩn mực để đánh giá, có cơ sở khoa học để xem xét các lợi ích và nguy cơ, để có
thể đưa những quyết định đúng đắn với mọi nghiên cứu y sinh học khi đưa ra xem
xét.
Nguyên tắc đầu tiên và quan trọng, chi phối các nguyên tắc khác khi đánh
giá
lợi ích và nguy cơ là “Tôn trọng con người”. Nguyên tắc này đảm bảo tôn trọng
quyền con người. Dựa vào nguyên tắc này, một nghiên cứu dù đã đưa lại lợi ích tối
đa cho con người, cho đối tượng nghiên cứu và giảm tới mức tối thiểu các nguy cơ
gây ra cho đối tượng nghiên cứu nhưng nếu không đề cập đến sự tự nguyện của đối
tượng nghiên cứu, nghiên cứu đó sẽ vi phạm nguyên tắc “Tôn trọng con người”.
Không có bất kỳ một sự lý giải hợp lý nào cho những hành vi đối xử phi
nhân tính đối với đối tượng nghiên cứu.
Trong phiên tòa xét xử các bác sỹ Đức trong chiến tranh thế giới thứ hai
(1939 - 1945) đã tiến hành những thử nghiệm ở trại tập trung của Đức quốc xã, một
số người đã cố gắng biện hộ cho những hành động của các bác sỹ là nếu thử
nghiệm thành công (như tìm ra vắc xin phòng sốt rét) thì nhiều người trên trái đất
sẽ được hưởng lợi ích của nghiên cứu. Tuy nhiên tòa án đã bác bỏ sự biện hộ này vì
các thử nghiệm đã vi phạm quyền con người một cách trầm trọng, phi nhân tính,
đến mức không thể có một kết quả tuyệt vời nào từ những thử nghiệm đó có thể
biện minh cho cách mà họ có thể đạt được kiến thức bằng những cách làm như vậy.
Ví dụ trên đây cho thấy, trong các thử nghiệm mà các bác sỹ đã làm, có
những thử nghiệm nếu xét về lợi ích là có thể đưa lại lợi ích cho cộng đồng có được
một phương pháp phòng hoặc chữa bệnh nào đó nhưng đối tượng nghiên cứu đã bị
đối xử như một con vật để làm thí nghiệm, họ không biết họ đang làm gì, họ bị ép
buộc phải làm và tất nhiên họ không được quyền rút khỏi nghiên cứu.
Nguyên tắc “Tối đa hóa các lợi ích và giảm tới mức tối thiểu các nguy cơ
hoặc hại cho đối tượng nghiên cứu”: Sự tối đa hóa các lợi ích cho đối tượng nghiên
cứu phải đi cùng với việc không gây hoặc ít gây hại nhất cho đối tượng nghiên cứu.
Nếu một nghiên cứu đồng thời với việc đưa lại lợi ích rất lớn cho đối tượng hoặc
cho cộng đồng nhưng cũng có thể có nguy cơ đối với sức khỏe của đối tượng hoặc
của cộng đồng thì nghiên cứu đó cũng không được phép tiến hành.
Trong một nghiên cứu nếu có một nguy cơ tồn tại thì nguy cơ đó phải kiểm
soát được khống chế được và phải là nguy cơ ít gây hại nhất. Nguyên tắc này đòi
hỏi người đánh giá phải cân nhắc phải so sánh giữa lợi ích và nguy cơ, có thể nói
chúng ta đặt lợi ích và nguy cơ lên bàn cân, không phải chỉ là thăng bằng giữa lợi
ích và nguy cơ mà phải thấy được lợi ích bao giờ cũng phải vượt trội hơn so với
nguy cơ. Nguyên tắc này tương tự như nguyên tắc đạo đức “hướng thiện” và
“không gây hại” trong chuẩn mực đạo đức nói chung và đạo đức nghiên cứu nói
riêng. Khi nói đến tối đa hóa lợi ích và tối thiểu hóa các nguy cơ cũng có nghĩa là
chúng ta đánh giá mức độ lợi, hại của nghiên cứu đối với đối tượng nghiên cứu.
Những nghiên cứu không đem lại lợi ích trực tiếp cho đối tượng nghiên cứu, không
lượng hóa được, thì cần phải xem xét kỹ lưỡng những kiến thức hoặc những đóng
góp khoa học mà nghiên cứu đó đem lại cho con người, cho cộng đồng đến mức độ
nào, những thiệt hại mà nghiên cứu có thể gây ra cũng phải là ít nhất và có thể kiểm
soát được những rủi ro đó.
Nguyên tắc “Phân phối công bằng lợi ích và nguy cơ cho đối tượng nghiên
cứu”:
Khi đánh giá lợi ích và nguy cơ, người đánh giá cần phải xem xét kỹ các lợi
ích và nguy cơ của nghiên cứu có được phân phối công bằng cho đối tượng nghiên
cứu hay không. Nguyên tắc này đặc biệt quan trọng trong các thiết kế nghiên cứu
thử nghiệm lâm sàng có sử dụng nhóm chứng, có sử dụng placebo và những
nghiên cứu trên nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.
Các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng về một phương pháp điều trị mới, hay
một loại thuốc mới cần phải thiết kế nghiên cứu đảm bảo nguyên tắc phân phối
công
bằng lợi ích và nguy cơ cho cả nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng. Ngày nay,
những thử nghiệm lâm sàng sử dụng nhóm đối chứng, sử dụng giả dược (placebo)
là những nghiên cứu rất thường gặp do nhu cầu của thực tiễn để đánh giá một trị
liệu mới. Trong mọi nghiên cứu, khi đánh giá lọi ích và nguy cơ, chúng ta không
được phép không công bằng trong việc phân phối các lợi ích và các nguy cơ.
Không để tồn tại trong nghiên cứu có một nhóm được hưởng lợi nhiều hơn các lợi
ích nghiên
cứu còn nhóm khác lại bị thiệt hại nhiều hơn từ các nghiên cứu. Đối với nhóm đối
tượng dễ bị tổn thương, nguyên tắc phân phối công bằng lợi ích và nguy cơ cần
phải
được cân nhắc kỹ hơn và được tôn trọng khi đánh giá, được giải trình rõ ràng trong
thiết kế nghiên cứu.
2.2.2. Xác định và đánh giá lợi ích và nguy cơ.
Nghiên cứu viên cần phải nhận thức được rằng nguy cơ bao gồm nguy cơ
liên
quan với việc tham gia nghiên cứu, nguy cơ của việc chọn ngẫu nhiên (đặc biệt khi
được chọn vào nhóm đối chứng placebo), nguy cơ lộ bí mật thông tin về kết quả
nghiên cứu, nguy cơ về các tai biến xảy ra trong quá trình nghiên cứu.
Đối với các đối tượng nghiên cứu y sinh học, cần phân biệt nguy cơ liên quan đến
nghiên cứu và nguy cơ liên quan đến chẩn đoán và điều trị mà không liên quan đến
việc có tham gia nghiên cứu hay không. Những nguy cơ này cần phải được nêu rõ
trong bản chấp thuận tham gia nghiên cứu.
Các nguy cơ về thể chất: Một số nghiên cứu có thể gây ra tổn thương về thể
chất cho đối tượng tham gia nghiên cứu. Mặc dù hầu hết các nguy cơ này là dễ
dàng nhận ra nhưng một số ảnh hưởng phụ khi tham gia nghiên cứu (do các thủ
thuật y học, thuốc điều trị…) có thể khó nhận thấy. Do đó người nghiên cứu cần
phải cân nhắc kỹ và lường trước được những nguy cơ về thể chất này để họ có thể
giải quyết nhanh chóng và hiệu quả, hạn chế thấp nhất tác hại đối với đối tượng
nghiên cứu.
Các nguy cơ về tâm lý: Một số nghiên cứu gây ra các thay đổi không mong muốn
về suy nghĩ và tình cảm bao gồm các đợt trầm cảm, bối rối, tạo ảo giác, cảm giác
căng thằng về tâm lý, cảm giác tội lỗi và mất tự chủ bản thân. Cũng giống như
nguy
cơ về thể chất, các nguy cơ về tâm lý cũng không dễ dàng nhận thấy. Do đó người
nghiên cứu cần cân nhắc kỹ và lường trước được những nguy cơ về tâm lý này để
họ có thể giải quyết nhanh và hiệu quả, hạn chế thấp nhất tác hại đối với đối tượng
nghiên cứu.
Nguy cơ về xã hội, kinh tế: Một nghiên cứu có thể tạo ra những thông tin
nhạy cảm, có thể gây ra tổn thương đối tượng nghiên cứu do làm lộ bí mật các
thông tin trong nghiên cứu. Điều này sẽ dẫn đến rối loạn về công việc của một
người hay của một nhóm xã hội, mất việc làm hay bị kết tội vào tù. Người nghiên
cứu cần phải giữ bí mật tuyệt đối các thông tin cá nhân về nghiện rượu, nghiện
thuốc lá, nghiện ma túy, các bệnh tâm thần, hành vi tình dục và các thông tin cá
nhân riêng tư khác. Đối với những thông tin này, người nghiên cứu phải phát triển
chi tiết và rõ ràng cách giữ bí mật thông tin nhưng đảm bảo rằng nghiên cứu không
gây ra những tác hại về xã hội và kinh tế cho người tham gia nghiên cứu.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng có thể gây ra các nguy cơ về kinh tế đối với người
tham gia nghiên cứu. Cơ quan bảo hiểm y tế có thể không trả tiền cho việc điều trị
trong nghiên cứu, người tham gia nghiên cứu có thể phải tự trả tiền đi lại, hay có
thể
bị trừ lương do mất thời gian tham gia vào nghiên cứu. Do đó người nghiên cứu
phải
hạn chế thấp nhất thiệt hại về kinh tế cho người tham gia nghiên cứu. Nếu nghiên
cứu làm cho người tham gia nghiên cứu phải tiêu tốn thêm tiền thì điều này cũng
phải được ghi rõ trong bản chấp thuận tham gia nghiên cứu.
Nguy cơ tối thiểu: Là nguy cơ khi khả năng và mức độ tác hại hay ảnh
hưởng
xấu khi tham gia nghiên cứu không lớn hơn các nguy cơ thường gặp trong cuộc
sống hàng ngày hay trong các quy trình chẩn đoán và điều trị thông thường. Người
nghiên cứu cần lưu ý một điều rằng những nguy cơ không biết được thường được
coi là lớn hơn nguy cơ tối thiểu.
Lợi ích: Nghiên cứu y học thường mang lại lợi ích cho bệnh nhân trong việc
khám, chẩn đoán và điều trị cho người tham gia nghiên cứu. Trong những trường
hợp này nghiên cứu có thể làm giảm nhẹ bệnh hay cung cấp thông tin đầy đủ hơn
vè hiểu biết bệnh. Người nghiên cứu cần phải mô tả chi tiết rõ ràng các lợi ích này
trong
bản thỏa thuận đồng ý tham gia nghiên cứu, tuy nhiên không nên quá thổi phồng
những lợi ích này. Họ phải làm thế nào đó để những lợi ích này là lớn nhất cho
người
tham gia nghiên cứu.
Mặc dù nghiên cứu y học có thể không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích về
mặt xã hội, tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã cung cấp các thông tin khái quát hóa có
thể ứng dụng cho cộng đồng và xã hội. Người nghiên cứu cần phải mô tả chi tiết rõ
ràng các lợi ích này trong bản thỏa thuận đồng ý tham gia nghiên cứu, tuy nhiên
không nên quá thổi phồng những lợi ích này. Nếu một nghiên cứu không mang lại
lợi ích cho cá nhân người tham gia nghiên cứu thì nó phải mang lại những lợi ích
nào đó cho xã hội.
2.3. Các hướng dẫn quốc tế về đánh giá lợi ích nguy cơ
2.3.1. Tuyên ngôn Helsinki của Hiệp hội Y khoa thế giới
Hướng dẫn đánh giá lợi ích và nguy cơ của Tuyên ngôn Helsinki cũng như
các hướng dẫn quốc tế về đạo đức nghiên cứu đã đưa vấn đề lợi ích và nguy cơ của
nghiên cứu là vấn đề rất cơ bản, nó chi phối các nguyên tắc đạo đức giống như
nguyên tắc tôn trọng con người là một chuẩn mực đạo đức cơ bản trong đạo đức
nói
chung và đạo đức nghiên cứu nói riêng.
Tuyên ngôn Helsinki được hoàn chỉnh sửa đổi lần thứ năm tại cuộc họp của
Hội đồng chung Hiệp hội Y khoa thế giới (WMA) khóa 52 họp tại Edinburgh,
Scotland tháng 10 năm 2000 đã đưa ra hướng dẫn về đạo đức nghiên cứu và nhấn
mạnh các vấn đề về lợi ích và nguy cơ như sau:
Tuyên ngôn Geneva của Hiệp hội Y khoa thế giới đã gắn liền các cán bộ y tế
với cụm từ “Sức khỏe của bệnh nhân là mối quan tâm hàng đầu của tôi” và các điều
luật về y đức quốc tế ghi rõ rằng “Một cán bộ y tế phải hành động chỉ vì lợi ích của
bệnh nhân khi cung cấp các dịch vụ y tế có thể ảnh hưởng đến điều kiện về thể chất
và tinh thần của bệnh nhân”.
Trong phần các nguyên tắc cơ bản cho tất cả các nghiên cứu y tế, tuyên ngôn
Helsinki đã có 5 điều nói về lợi ích và nguy cơ trong đó nhấn mạnh các nội dung
sau
đây:
a) Trước khi tiến hành nghiên cứu cần đánh giá thận trọng và kỹ lưỡng các
nguy cơ cũng như lợi ích có thể có đối với đối tượng nghiên cứu và những người
khác, điều này không gây cản trở những người khỏe mạnh tình nguyện tham gia
vào
nghiên cứu y tế. Thiết kế nghiên cứu phải được công bố công khai.
b) Cán bộ y tế không nên thực hiện các nghiên cứu có liên quan đến con
người nếu họ không chắc chắn rằng các nguy cơ có thể xảy ra đã được đánh giá và
có thể
được kiểm soát một cách toàn diện hơn. Các cán bộ y tế cần phải dừng việc điều
tra trong trường hợp nguy cơ lớn hơn lợi ích được phát hiện.
c) Các nghiên cứu y tế có liên quan đến vấn đề con người, chi được thực hiện
khi chứng minh được tầm quan trọng của mục tiêu nghiên cứu lớn hơn các nguy cơ
sẵn có của đối tượng nghiên cứu, điều này đặc biệt quan trọng khi những người
tham gia nghiên cứu là những người khỏe mạnh.
d) Các nghiên cứu chỉ được chấp nhận khi có bằng chứng chứng tỏ rằng
quần thể tiến hành nghiên cứu có được lợi ích từ kết quả nghiên cứu đó.
e) Quyền được bảo đảm sự an toàn của đối tượng nghiên cứu cần phải được
tôn trọng. Cần phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo tôn trọng tính
riêng tư của đối tượng nghiên cứu, tính bí mật của các thông tin về bệnh nhân
và để giảm thiểu tác động của nghiên cứu lên thể chất, tinh thần và cuộc sống
cá nhân của đối tượng nghiên cứu.
Những nguyên tắc đạo đức cho các nghiên cứu y học có kết hợp chăm sóc y
tế đã bổ sung nguyên tắc đạo đức nghiên cứu cho các thử nghiệm lâm sàng. Nội
dung bổ sung có điều viết: “Những lợi ích, nguy cơ, gánh nặng và tính hiệu quả của
một phương pháp mới cần được thử nghiệm trước và được chứng minh rằng đây là
phương pháp tốt nhất để phòng ngừa, chẩn đoán hoặc điều trị”.
Tuyên ngôn Helsinki bao gồm 3 phần: phần giới thiệu, phần các nguyên tắc
cơ bản và phần bổ sung, cả ba phần đều nêu rất rõ việc đánh giá lợi ích và nguy cơ
là một nguyên tắc rất quan trọng trong khi xem xét các vấn đề đạo đức của một
thiết
kế nghiên cứu.
2.3.2. Hội đồng các tổ chức quốc tế về khoa học y học (CIOMS) hướng
dẫn về đánh giá lợi ích và nguy cơ trong các nghiên cứu y sinh học
Trong số 21 điều hướng dẫn của CIOMS vấn đề lợi ích và nguy cơ (rủi ro)
được đề cập đến ở hầu hết 21 điều. Tuy nhiên hướng dẫn của CIOMS đã dành riêng
hướng dẫn 8, hướng dẫn riêng về lợi ích và rủi ro của việc tham gia nghiên cứu.
Hướng dẫn 12 về phân phối công bằng giữa lợi ích và nguy cơ trong việc lựa
chọn các nhóm quần thể nghiên cứu. Hướng dẫn 9, 10, 13, 14, 15, 16, 17 đề cập
đến các vấn đề đạo đức ở các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như nhóm trẻ em,
nhóm phụ nữ và phụ nữ đang mang thai, nhóm người nghèo, nhóm bị bệnh và các
nguyên nhân khác không tự ra quyết định. Ở những điều này vấn đề đánh giá lợi
ích và nguy cơ lại càng phải cân nhắc rất kỹ lưỡng trước khi nghiên cứu được tiến
hành.
Hướng dẫn 19 đề cập đến quyền của đối tượng được điều trị và đền bù.
Hướng
dẫn này quy định những quyền lợi của đối tượng nghiên cứu được hưởng khi bị tổn
thương do việc tham gia nghiên cứu gây nên. Như vậy đã có 9 trong tổng số 21
điều
đề cập trực tiếp đến việc đánh giá lợi ích và nguy cơ của đối tượng tham gia nghiên
cứu. Nội dung của các điều này hướng dẫn cụ thể và chi tiết các nguyên tắc chung
khi đánh giá lợi ích và nguy cơ.
Ví dụ điều hướng dẫn 8 của CIOMS hướng dẫn về lợi ích và rủi ro của việc
tham gia nghiên cứu.
Hướng dẫn này ghi rõ:
- Đối với tất cả các nghiên cứu y sinh học, nhà nghiên cứu cần phải bảo đảm
rằng đã cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và nguy cơ. Đối với các nghiên cứu can
thiệp
về một phương pháp chẩn đoán, điều trị hay phòng bệnh, nhà nghiên cứu cần
phải chỉ ra rằng đối tượng nghiên cứu ít nhất được hưởng lợi ích trực tiếp từ các
can thiệp đó, những rủi ro là đã được lường trước và có thể kiểm soát được.
- Đối với những can thiệp không có các lợi ích trực tiếp và các rủi ro trực
tiếp cho cá nhân đối tượng tham gia nghiên cứu thì đòi hỏi nhà nghiên cứu phải
chứng
minh được những lợi ích và những rủi ro cho cộng đồng và những rủi ro phải là ở
mức tối thiểu và phải hợp lý so với các lợi ích mà cộng đồng đó có thể đạt được,
nghĩa là lợi ích phải có tầm quan trọng vượt trội.
- Trong tất cả các điều hướng dẫn của CIOMS khi giải thích về các hướng
dẫn này CIOMS đều dẫn chứng những điểm mà tuyên ngôn Helsinki đã nêu ra có
liên
quan đến điều mà CIOMS hướng dẫn.
Có thể nói CIOMS đặc biệt chú ý đến việc đánh giá lợi ích và nguy cơ của
nghiên cứu đối với nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.

3. SỰ RIÊNG TƯ VÀ BẢO MẬT


3.1. Khái niệm chung về riêng tư và bảo mật
Riêng tư trong đạo đức nghiên cứu là những thông tin, những vấn đề của mỗi
cá nhân đối tượng tham gia nghiên cứu. Những thông tin, những vấn đề của cá
nhân đối tượng tham gia nghiên cứu có thể là lịch sử của bản thân, của gia đình và
của những người thân trong gia đình, họ hàng do đối tượng cung cấp, có thể là tình
hình sức khỏe bệnh tật, những đặc điểm sinh học của cá nhân đối tượng nghiên
cứu,
cũng có thể là những tâm tư, tình cảm trong mối quan hệ của cá nhân đối tượng, nó
có thể là quan hệ vợ chồng, quan hệ gia đình, quan hệ xã hội…
Vấn đề đảm bảo quyền riêng tư, giữ bí mật hay bảo mật riêng tư của đối
tượng
tham gia nghiên cứu, chính là đảm bảo thực hiện nguyên tắc đạo đức “Tôn trọng
con
người”. Những vấn đề riêng tư không được đảm bảo giữ kín chính là nguyên nhân
làm cho đối tượng nghiên cứu thiếu tin tưởng vào người thầy thuốc và không tự
nguyện tham gia vào nghiên cứu. Trong nghiên cứu việc điều tra xác nhận sự riêng
tư của đối tượng nghiên cứu được đảm bảo giữ kín là chưa đủ mà đối tượng nghiên
cứu cần phải tự nhần thấy rằng sự riêng tư của họ được đảm bảo thông qua những
biện pháp mà người nghiên cứu sử dụng để đảm bảo bảo mật các thông tin.
Bí mật trong đạo đức nghiên cứu là giữ kín không để lộ các thông tin cá nhân,
những vấn đề riêng tư của cá nhân ra ngoài. Nhà nghiên cứu cần phải có những
biện pháp để giữ bí mật riêng tư như mã hóa các thông tin cá nhân, quy định cụ thể
những người có trách nhiệm được tiếp cận với các thông tin của nghiên cứu và
được
chia sẻ các thông tin của nghiên cứu. Việc công bố các kểt quả nếu có liên quan
đến
các thông tin cá nhân phải được phép của cá nhân đối tượng tham gia nghiên cứu.
Đối với loại hình nghiên cứu điều tra, việc sử dụng các phiếu điều tra vô danh
cũng là một loại hình đảm bảo giữ bí mật các thông tin cá nhân, tuy nhiên loại hình
nghiên cứu này không phải cuộc điều tra nào cũng có thể sử dụng được, nó tùy
thuộc vào từng nghiên cứu có thể sử dụng cho phù hợp. Trong trường hợp sử dụng
phiếu điều tra vô danh, tên và thông tin cá nhân không được ghi lại, không thể tìm
lại được người đã cung cấp thông tin.
Sự bêu xấu là mô tả đặc điểm xấu nào đó hay làm ô danh với sự hổ thẹn hoặc
đáng khinh với một người nào đó. Đạo đức nghiên cứu không cho phép bêu xấu,
không giữ bí mật thông tin cá nhân sẽ dễ dàng dẫn đến bêu xấu. Sự bêu xấu là vi
phạm nguyên tắc đạo đức “Tôn trọng con người”. Nhà nghiên cứu phải đảm bảo
không có đối tượng nghiên cứu nào bị bêu xấu tức là phải đảm bảo giữ bí mật riêng
tư của các đối tượng tham gia nghiên cứu. Những nhóm dễ bị bêu xấu thường là
nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như người nghèo, dân tộc ít người, mại dâm,
nghiện ma túy, mù chữ, tình dục đồng giới nam, người nhiễm HIV, người bị bệnh
lây truyền qua đường tình dục, người có quan hệ tình dục bừa bãi.
Khái niệm bêu xấu trong đạo đức nghiên cứu không phải chỉ bao gồm những
hành vi cố tình của nhà nghiên cứu làm mất danh dự, làm ô danh hay sự hổ thẹn
hay
đáng khinh mà còn bao gồm cả những hành vi vô tình để lộ các thông tin cá nhân
có liên quan đến đối tượng tham gia nghiên cứu. Tất cả những hành vi bêu xấu dù
vô tình hay hữu ý đều là vi phạm nguyên tắc đạo đức nói chung và đạo đức nghiên
cứu trong y sinh học nói riêng, đó là nguyên tăc “Tôn trọng con người” và do đó tất
cả những hành vi bêu xấu đều bị nghiêm cấm trong đạo đức nghiên cứu.
3.2. Các văn bản hướng dẫn quốc tế về bí mật riêng tư
- Tuyên ngôn Helsinki đã hướng dẫn về đảm bảo giữ bí mật riêng tư trong
điều 21: nhà nghiên cứu cần phải đảm bảo tính an toàn cho đối tượng tham gia
nghiên
cứu, cần phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo tôn trọng tính riêng tư
của đối tượng nghiên cứu, tính bí mật các thông tin về bệnh nhân và để giảm thiểu
những tác động của nghiên cứu lên thể chất, tinh thần và cuộc sống cá nhân của đối
tượng tham gia nghiên cứu.
- Hướng dẫn của CIOMS về bí mật riêng tư
Điều 18 trong bản hướng dẫn của CIOMS về đạo đức nghiên cứu đã hướng
dẫn về đảm bảo giữ kín bí mật riêng tư của đối tượng nghiên cứu. Bản hướng dẫn
quy định nhà nghiên cứu phải thiết lập được hệ thống đảm bảo tốt cho việc giữ kín
các số liệu về người tham gia nghiên cứu. Người tham gia nghiên cứu phải được
thông báo về những điều hạn chế, tính pháp lý hoặc các thông tin khác về khả năng
bảo vệ bí mật và những hậu quả của việc vi phạm các thông tin bí mật.
Bản hướng dẫn đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể về các biện pháp đảm bảo
giữ kín bí mật riêng tư của đối tượng là những người tham gia thử nghiệm vaccine
và thuốc chống HIV/AIDS, hướng dẫn về tính bảo mật giữa thầy thuốc và bệnh
nhân,
bảo mật trong các nghiên cứu về gen di truyền, điều kiện có thể cho phép công bố
kết quả khi thật cần thiết và vai trò của Hội đồng xét duyệt đạo đức nghiên cứu
trong
vấn đề giữ kín bí mật riêng tư của đối tượng nghiên cứu.
3.3. Ví dụ về giữ bí mật riêng tư
Bí mật riêng tư là một nội dung quan trọng của đạo đức nghiên cứu. Tùy
theo
nội dung của nghiên cứu nhà nghiên cứu cần phải trình bày các biện pháp để đảm
bảo giữ bí mật riêng tư cho đối tượng nghiên cứu trong đề cương nghiên cứu trình
hội đồng và trong bản thỏa thuận tham gia nghiên cứu của đối tượng nghiên cứu.
Các nghiên cứu về di truyền, về HIV/AIDS và phòng chống nghiện ma túy là
những
nghiên cứu được quan tâm nhiều hơn đến việc giữ bí mật riêng tư cho đối tượng
nghiên cứu.
Ví dụ sau đây muốn trình bày một số kỹ thuật nghiên cứu đảm bảo giữ bí
mật
danh tính của đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu đã được hội đồng đạo đức chấp
thuận cho phép nghiên cứu với tên đề tài là: Đánh giá hiệu quả mô hình can thiệp
huy động cộng đồng tham gia phòng chống HIV/AIDS.
Nghiên cứu đưa ra ba mục tiêu là:
- Điều tra mô tả sự thay đổi nhận thức và thực hành về phòng chống
HIV/AIDS của nam thanh niên từ 15-26 tuổi.
- Điều tra mô tả sự tham gia chủ động và tự giác của chính quyền, các tổ
chức
đoàn thể quần chúng, gia đình và mọi người dân trong các hoạt động phòng
chống HIV/AIDS.
- Đánh giá hiệu quả mô hình can thiệp huy động cộng đồng tham gia phòng
chống HIV/AIDS trong việc giảm tỷ lệ mới mắc và giảm sự lan truyền của nam
thanh niên 15-26 tuổi.
Ví dụ này đã được nêu ra trong thỏa thuận tham gia nghiên cứu của đối
tượng.
Đối tượng nghiên cứu của nghiên cứu này là các nam thanh niên 15-26 tuổi, họ
được phỏng vấn theo bộ câu hỏi và được lấy mẫu máu và mẫu nước tiểu xét
nghiệm.
Trong bộ câu hỏi phỏng vấn có nhiều thông tin liên quan đến quan hệ tình dục
đến tiêm chích các chất gây nghiện và đến nhiều yếu tố nguy cơ liên quan đến lây
nhiễm HIV/AIDS. Nếu những thông tin này bị lộ ra đối với một cá nhân đối tượng
thì việc để lộ các thông tin này sẽ là phi đạo đức và họ có thể sẽ bị cộng đồng xa rời
hoặc bị gia đình ghét bỏ…
Các mẫu xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu cũng có thể phát hiện một
đối
tượng nào đó mà xét nghiệm HIV dương tính hoặc trong nước tiểu tìm thấy các
chất
gây nghiện. Nếu những thông tin này lộ ra sẽ gây hại cho đối tượng về nhân cách,
về mối quan hệ với gia đình, cộng đồng.
Xuất phát từ lý do nêu trên nên trong nghiên cứu này nhà nghiên cứu đã lựa
chọn nghiên cứu vô danh để đảm bảo chắc chắn cho người được phỏng vấn và lấy
mẫu xét nghiệm được giữ bí mật hoàn toàn về danh tính, không có một đặc điểm
nào có thể nhận dạng được đối tượng. Nhà nghiên cứu đã mô tả được cách thức
đảm
bảo giữ bí mật danh tính cho đối tượng trong đề cương nghiên cứu ở phần đạo đức
nghiên cứu như sau:
Đối tượng nghiên cứu được cung cấp đầy đủ các thông tin về nghiên cứu và
được trao đổi một mật mã số cá nhân của đối tượng để thực hiện một nghiên cứu
vô danh.
Mẫu phiếu điều tra phỏng vấn chỉ ghi mã số cá nhân của đối tượng, ngoài ra
không ghi bất kỳ một đặc điểm nào khác như tuổi, địa chỉ hoặc họ và tên cha mẹ,
anh chị em ruột… để không thể nhận dạng được đối tượng nghiên cứu. Nhà nghiên
cứu sử dụng đĩa CD và tai nghe trong quá trình phỏng vấn đề đảm bảo tính bí mật,
những người xung quanh sẽ không nghe thấy câu hỏi và cũng không biết được
người được phỏng vấn đã trả lời như thế nào.
Các tờ giấy trả lời sẽ được gấp lại, bỏ chung vào một hộp lớn, do đó sẽ
không có cách nào để liên hệ giữa những thông tin trả lời và người trả lời. Đối
tượng nghiên
cứu được thông báo địa chỉ liên hệ với nhà nghiên cứu và cách thức liên hệ với nhà
nghiên cứu.
Toàn bộ khâu thu thập phiếu, xử lý kết quả chỉ có mã số cá nhân của đối
tượng
nghiên cứu do đó những người thu thập, người xử lý kết quả cũng không thể biết
được mã số đó là của ai và như vậy danh tính của đối tượng được giữ kín hoàn toàn
trong toàn bộ quy tình của nghiên cứu.
Ví dụ trên đây chỉ là một trong rất nhiều cách để đảm bảo giữ bí mật riêng tư
cho đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên trong các hướng dẫn quốc tế cũng đề cập đến
có một số ít nghiên cứu không cần giữ bí mật riêng tư cho đối tượng nghiên cứu,
nhưng những nghiên cứu này phải được trình bày rõ trước hội đồng đạo đức trong
nghiên cứu y sinh học và phải được hội đồng đạo đức cho phép. Hầu hết các nghiên
cứu khi trình bày trước hội đồng nhà nghiên cứu phải trình bày rõ việc giữ bí mật
riêng tư cho đối tượng tham gia nghiên cứu, cách thức tiến hành để đảm bảo giữ bí
mật riêng tư, kể cả việc quy định ai được quyền tiếp cận với các thông tin của
nghiên cứu, những vấn đề này đều phải được trình bày rõ ràng trong đề cương
nghiên cứu trình hội đồng xem xét.
4. CHI TRẢ VÀ BỒI THƯỜNG CHO ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4.1. Khái niệm chung về chi trả và bồi tường cho đối tượng tham gia nghiên
cứu
Trong các nghiên cứu y sinh học có đối tượng nghiên cứu là con người, các
hướng dẫn quốc tế về đạo đức nghiên cứu đều hướng dẫn chi trả và bồi thường cho
đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên khái niệm chi trả và bồi thường trong các hướng
dẫn này cần phải được hiểu không giống như trong các khái niệm chi trả và bồi
thường của các hợp đồng kinh tế, nó cũng khác với khái niệm được hiểu trong
ngành kinh tế. Từ điển tiếng Việt định nghĩa bồi thường và chi trả là khác nhau:
- Bồi thường là đền bù những tổn hại đã gây ra cho người khác.
- Chi trả là bỏ tiền ra để trả.
Trong hướng dẫn đạo đức nghiên cứu sử dụng khái niệm chung là bồi
thường
hay bồi hoàn nó bao gồm cả khái niệm chi trả cho các chi phí như chi phí đi lại, chi
phí cho các chi tiêu khác phát sinh khi tham gia vào nghiên cứu, nhưng cũng có
nghĩa là bồi thường cho các thiệt hại về sức khỏe do các rủi ro liên quan đến nghiên
cứu gây ra. Hướng dẫn quốc gia của Việt Nam sử dụng khái niệm bồi hoàn như
trong CIOMS- 2002 đã hướng dẫn:
Các đối tượng có thể được bồi hoàn (bồi thường) về việc mất thu nhập, chi
phí đi lại và các chi tiêu khác phát sinh khi tham gia vào nghiên cứu. Họ cũng có
thể được nhận dịch vụ y tế miễn phí. Các đối tượng, đặc biệt là những người không
được nhận các lợi ích trực tiếp từ nghiên cứu, có thể được trả tiền hoặc đền bù dưới
một hình thức nào đó vì những bất tiện họ đã chịu và thời gian họ đã bỏ ra khi tham
gia vào nghiên cứu.
Tuy nhiên, các khoản bồi hoàn này không nên quá nhiều và các dịch vụ y tế
cũng không nên quá lớn đến mức có thể trở thành yếu tố gây áp lực cho đối tượng
trong việc đồng ý tham gia vào nghiên cứu mà trong thâm tâm thực sự họ không
muốn “sự khích lệ thái quá”.
4.2. Hướng dẫn một số nguyên tắc chi trả và bồi thường cho đối tượng tham
gia nghiên cứu.
1) Các đối tượng nghiên cứu có thể được bồi hoàn chi phí đi lại và các chi
phí khác bao gồm cả việc mất thu nhập do tham gia vào nghiên cứu.
2) Những người không nhận lợi ích trực tiếp từ cuộc nghiên cứu có thể cũng
được nhận được món tiền nhỏ vì nghiên cứu đã gây ra cho họ những phiền toái nhất
định.
3) Tất cả mọi đối tượng đều có thể nhận được những dịch vụ y tế không liên
quan đến nghiên cứu và có thể được thăm khám và xét nghiệm miễn phí.
4) Những chi trả bằng tiền, hiện vật hoặc phần thưởng cho các đối tượng
nghiên cứu không được lớn đến mức có thể trở thành những yếu tố khiến họ sẵn
sàng chấp nhận rủi ro của nghiên cứu hoặc trở thành đối tượng “tình nguyện” tham
gia nghiên cứu mặc dù thực sự họ không muốn.
Những đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em, người thiểu năng trí tuệ có thể
chịu rủi ro bị người giám hộ bóc lột về tài chính. Người giám hộ đại diện hợp
pháp theo pháp luật chỉ được nhận chi phí đi lại và các chi phí liên quan, ngoài
ra không được nhận bất kỳ một khoản nào khác.
6) Đối tượng bỏ cuộc vì những lý do liên quan đến nghiên cứu như không
chịu được những phản ứng bất lợi của thuốc thử nghiệm hoặc vì sức khỏe có vấn đề
phải được chi trả hoặc bồi thường giống như đã tham gia đầy đủ vào nghiên
cứu. Nếu vì những lý do khác mà đối tượng bỏ cuộc, họ sẽ được trả tiền theo tỷ
lệ thời gian tham gia.
7) Khi phải loại một đối tượng nào đó ra khỏi nghiên cứu vì đã cố ý không
tuân thủ các hướng dẫn thì nhà nghiên cứu có quyền giữ một phần hoặc toàn bộ chi
trả cho đối tượng.
8) Mọi chi trả, bồi hoàn và dịch vụ y tế cho đối tượng nghiên cứu phải được
ghi rõ và mô tả chi tiết trong đề cương nghiên cứu và được một hội đồng đạo đức
nghiên cứu xem xét và chấp thuận.
9) Nhà nghiên cứu phải đảm bảo rằng khi đối tượng tham gia nghiên cứu bị
tổn thương hoặc rủi ro, nhất là bị tàn phế hay tử vong liên quan đến nghiên cứu
phải
được đền bù thỏa đáng những tổn thất của họ. Không ai được yêu cầu đối tượng
từ bỏ quyền và hạn mức được đền bù này. Hội đồng đạo đức sẽ xem xét và làm
trọng tài khi có tranh chấp, bất đồng.
4.3. Hình thức chi trả và bồi thường cho đối tượng tham gia nghiên cứu.
Có nhiều hình thức chi trả và bồi thường:
- Có thể chi trả và bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc bằng hình thức
thưởng vật chất hoặc tinh thần.
- Khi các can thiệp hoặc quy trình nghiên cứu không đảm bảo được lợi ích
trực tiếp và gây ra nhiều rủi ro hơn mức tối thiểu thì mọi thành phần tham gia vào
cuộc nghiên cứu và hội đồng đánh giá đạo đức ở các nước tài trợ và nước chủ
nhà đều phải thận trọng để các khoản động viên, khuyến khích không gây
ra sức ép lên đối tượng.
- Mọi chi trả và bồi thường liên quan đến các dịch vụ chăm sóc y tế như xét
nghiệm, thăm khám chẩn đoán và điều trị v.v..... liên quan đến nghiên cứu,
các chăm sóc y tế dự phòng liên quan đến các rủi ro do nghiên cứu gây ra đều được
mô tả chi tiết trong đề cương và phải được hội đồng đạo đức nghiên
cứu xem xét và chấp thuận.
- Dù hình thức chi trả và bồi thường nào, mức chi trả và bồi thường là bao
nhiêu, nhà nghiên cứu và nhà tài trợ cần phải thống nhất hình thức chi trả,
bồi thường, nhà tài trợ có thể sử dụng hình thức mua bảo hiểm sức khỏe cho
đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên xác định mức độ hợp lý của việc chi trả và
bồi thường cho đối tượng nghiên cứu là rất khó khăn, nó cần được hội đồng
đạo đức nghiên cứu xem xét và chấp thuận.
- Mọi hình thức, mức độ chi trả và bồi thường cho đối tượng nghiên cứu đều
phải tuân thủ những nguyên tắc đã nêu ra ở phần trên.
5. KẾT THÚC/ NGỪNG NGHIÊN CỨU
5.1. Khái niệm chung về kết thúc/ ngừng nghiên cứu
Đối với mọi nghiên cứu nhất là các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng chúng
ta
cần hiểu thống nhất khái niệm kết thúc, kết thúc sớm và ngừng nghiên cứu.
- Kết thúc nghiên cứu: Một nghiên cứu được coi là kết thúc sau khi đã hoàn
thành việc nghiệm thu trước Hội đồng và được Hội đồng khoa học đánh
giá chấp nhận nghiệm thu các kết quả của đề tài/ dự án, Hợp đồng nghiên
cứu được nghiệm thu thanh lý. Đối với các nghiên cứu TNLS hoặc các TNLS
đa trung tâm nghiên cứu được coi là kết thúc khi được nhà tài trợ đánh giá
và chấp nhận các kết quả đưa ra, hợp đồng nghiên cứu được nghiệm thu
thanh lý.
- Kết thúc sớm nghiên cứu: Kết thúc sớm nghiên cứu là những nghiên cứu
kết thúc trước thời hạn ghi trong đề cương nghiên cứu. Nguyên nhân của kết thúc
sớm
có thể do nghiên cứu hoàn thành trước thời hạn, hoặc có thể do nhà trài trợ hoặc
nhà nghiên cứu hoặc hội đồng đánh giá đạo đức nghiên cứu yêu cầu kết thúc
sớm vì một nguyên nhân nào đó liên quan đến nghiên cứu cần phải kết thúc
sớm.
- Ngừng nghiên cứu: Ngừng nghiên cứu là những nghiên cứu đang tiến hành
nhưng vì một lý do nào đó phải ngừng lại do yêu cầu có thể của nhà tài
trợ/ nhà nghiên cứu/ Hội đồng đánh giá đạo đức nghiên cứu hoặc do cơ
quan quản lý nghiên cứu. Thông thường nguyên nhân dẫn đến yêu cầu ngừng
nghiên cứu liên quan đến biến cố bất lợi nghiêm trọng hoặc các rủi ro
nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của đối tượng nghiên cứu.
5.2. Một số nguyên tắc liên quan đến kết thúc hoặc ngừng nghiên cứu
Một trong những nguyên tắc quan trọng khi kết thúc, kết thúc sớm hoặc
ngừng
nghiên cứu là thông báo về các vấn đề nêu trên cho đối tượng nghiên cứu và cho
các
bên có liên quan đến nghiên cứu như nhà tài trợ, nhà nghiên cứu, Hội đồng đạo đức
và cơ quan quản lý nghiên cứu các cấp.
- Đối tượng tham gia nghiên cứu cần được thông báo ngay lập tức về việc kết
thúc/kết thúc sớm hoặc ngừng nghiên cứu, nhà nghiên cứu cần đảm bảo đối
tượng được điều trị và theo dõi phù hợp.
- Sự kết thúc hoạt động nghiên cứu không được cản trở khả năng thực hiện
chăm sóc cộng đồng mở rộng. Điều này cần được đặc biệt quan tâm và cân
nhắc trong các nghiên cứu liên quan đến các cộng đồng bị thiệt thòi, các
nhóm dân tộc thiểu số hoặc trong các đề cương hợp tác quốc tế.
- Nếu có yêu cầu của pháp luật thì phải thông báo cho các cơ quan điều phối.
Nếu nghiên cứu viên kết thúc sớm/ngừng nghiên cứu mà không có sự đồng ý
trước của nhà tài trợ, nghiên cứu viên cần thông báo cho cơ quan quản lý, đồng thời
nhanh chóng thông báo và cung cấp những giải thích chi tiết bằng văn bản về việc
nghiên cứu sớm hoặc ngừng nghiên cứu cho nhà tài trợ, hội đồng đạo đức và cơ
quan quản lý.
Nếu nhà tài trợ kết thúc sớm hoặc ngừng nghiên cứu, nghiên cứu viên cần
nhanh chóng thông báo cho cơ quan quản lý, cho hội đồng đạo đức, giải thích chi
tiết bằng văn bản về việc kết thúc sớm hoặc ngừng nghiên cứu.
Nếu Hội đồng đạo đức kết thúc sớm hoặc ngừng nghiên cứu, nghiên cứu
viên
cần thông báo cho cơ quan quản lý và cung cấp cho nhà tài trợ giải thích chi tiết
bằng văn bản về việc kết thúc sớm hoặc ngừng nghiên cứu.
Khi kết thúc, kết thúc sớm hoặc ngừng nghiên cứu, nghiên cứu viên chính
phải hoàn chỉnh các báo cáo gồm báo cáo tiến trình, báo cáo an toàn và báo cáo
tổng kết để gửi cho nhà tài trợ, Hội đồng đạo đức và cơ quan quản lý.
Toàn bộ hồ sơ nghiên cứu, các báo cáo, các văn bản pháp lý liên quan đến
nghiên cứu, hồ sơ về sản phẩm thuốc nghiên cứu cần được lưu giữ theo đúng các
quy định về lưu giữ hồ sơ nghiên cứu.
5.3. Hướng dẫn quy trình kết thúc/ kết thúc sớm/ ngừng nghiên cứu
5.3.1. Kết thúc nghiên cứu
Một nghiên cứu khi kết thúc đúng thời hạn theo như đề cương nghiên cứu đã
được phê duyệt nhà nghiên cứu cần thực hiện và hoàn chỉnh các bước sau:
- Thông báo cho đối tượng và chính quyền địa phương là nơi cơ sở thực địa
của nghiên cứu.
- Nhập, xử lý và phân tích kết quả nghiên cứu hoặc tập hợp, hoàn chỉnh hồ
sơ,
dữ liệu nghiên cứu để báo cáo cho nhà tài trợ đối với việc thử nghiệm lâm
sàng đa trung tâm.
- Hoàn chỉnh các báo cáo bao gồm: báo cáo tóm tắt, báo cáo toàn văn kết quả
nghiên cứu, báo cáo tiến trình nghiên cứu, báo cáo kiểm tra, giám sát (có
biên bản kèm theo), báo cáo về an toàn trong quá trình nghiên cứu, báo cáo
về sản phẩm thuốc thử nghiệm. Tùy từng loại nghiên cứu, nhà nghiên cứu
phải hoàn chỉnh các loại báo cáo cho phù hợp. Đối với TNLS nhà nghiên cứu
cần phải báo cáo đầy đủ các loại nêu trên.
- Tiến hành nghiệm thu cấp cơ sở và cấp quản lý của nghiên cứu đối với các
nghiên cứu theo quy định phải nghiệm thu hai cấp. Đối với các nghiên cứu
không yêu cầu phải nghiệm thu như các nghiên cứu TNLS đa trung tâm, nhà
nghiên cứu phải gửi các báo cáo và toàn bộ cơ sở dữ liệu theo quy định được
ghi trong Hợp đồng. Đối với các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, nghiên
cứu viên chính phải gửi báo cáo cuối cùng cho cơ quan quản lý với các nội
dung báo cáo như trong quy định Thông tư 03/2012/TT-BYT ngày 16/2/2012.
- Nghiên cứu chỉ được coi là kết thúc sau khi có biên bản nghiệm thu thanh

hợp đồng giữa nhà nghiên cứu, nhà tài trợ, cơ quan quản lý xác nhận và phê
duyệt kết quả nghiên cứu.
- Toàn bộ các báo cáo hoàn chỉnh cần phải nộp cho nhà tài trợ, Hội đồng đạo
đức và cơ quản quản lý đề tài..
- Thanh quyết toán kinh phí với nhà tài trợ và có xác nhận của cơ quan quản
lý ở cấp quản lý tương ứng.
- Nghiên cứu viên chính có trách nhiệm lưu giữ toàn bộ hồ sơ nghiên cứu bao
gồm:
Cơ sở dữ liệu nghiên cứu gốc. Đối với các thử nghiệm lâm sàng cần phải nộp
hồ sơ gốc cho nhà tài trợ, nhà nghiên cứu phải lưu giữ bản sao chụp có xác nhận
của cơ quan chủ trì nghiên cứu.
Các báo cáo đã hoàn chỉnh và toàn bộ hồ sơ nghiên cứu, chứng từ thanh
quyết
toán kinh phí (nếu nhà tài trợ và cơ quan quản lý yêu cầu lưu chứng từ thì cần được
ghi điều này trong Hợp đồng) các biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng.
Các quyết định phê duyệt và quyết định khác có liên quan.
5.3.2. Kết thúc sớm/ ngừng nghiên cứu
Đối với các nghiên cứu kết thúc sớm/ ngừng nghiên cứu, nhà nghiên cứu cần
thực hiện theo tiến trình sau đây:
- Thông báo cho đối tượng và địa bàn là cơ sở thực địa của nghiên cứu
- Thông báo cho nhà tài trợ, Hội đồng đạo đức và cơ quan quản lý; cung cấp
các giải trình chi tiết về việc kết thúc sớm/ ngừng nghiên cứu.
- Hoàn chỉnh và gửi các báo cáo tiến trình nghiên cứu, báo cáo kết quả đã đạt
được, báo cáo thanh tra, kiểm tra giám sát, báo cáo về an toàn và các biến cố
bất lợi cho sức khỏe báo cáo về sản phần thử nghiệm gửi cho nhà tài trợ, Hội
đồng đạo đức và cơ quan quản lý.
- Thanh quyết toán kinh phí đã sử dụng
- Nghiệm thu thanh lý hợp đồng hoặc kiến nghị giải quyết các tồn đọng (nếu
có).
- Việc kết thúc sớm/ ngừng nghiên cứu chỉ được phép chính thức sau khi có
phê duyệt của nhà tài trợ, Hội đồng đạo đức và cơ quan quản lý cho phép.
5.4. Thông báo kết quả nghiên cứu cho đối tượng trong nghiên cứu
Thông báo kết quả nghiên cứu cho đối tượng trong nghiên cứu là cung cấp
cho đối tượng những thông tin về kết quả nghiên cứu mà đối tượng tham gia. Một
số nguyên tắc chung về việc thông báo kết quả nghiên cứu cho đối tượng nghiên
cứu
như sau:
- Các kết quả thử nghiệm lâm sàng cũng như các kết quả nghiên cứu khác
cần
được thông tin kịp thời và công bố kết quả hoặc những phát hiện rút ra từ
nghiên cứu.
- Các kết quả nghiên cứu cần được thông báo công khai với cộng đồng và
thường được xuất bản trên các tạp chí khoa học và các tạp chí khác. Cần phải cố
gắng chia sẻ kết quả nghiên cứu đến các đối tượng tham gia.
- Khi các báo cáo sơ bộ không đạt được như mong đợi về tính an toàn,
hiệu quả của sản phẩm nghiên cứu thì cân nhắc việc công bố công khai việc sử
dụng sản phẩm.
- Thông báo hoặc công bố xuất bản kết quả thử nghiệm không được tiết lộ
thông tin nhận diện đối tượng nghiên cứu hoặc gia đình họ và cộng đồng hoặc làm
tổn hại quyền riêng tư hoặc bí mật cá nhân, gia đình hoặc cộng đồng.
Chuyên đề 9
TỔNG QUAN VỀ VĂN HOÁ ỨNG XỬ

THỜI LƯỢNG HỌC TẬP


MỤC TIÊU
NỘI DUNG
1. Khái quát chung về giao tiếp, ứng xử17
1.1. Khái niệm
- Khái niệm giao tiếp, ứng xử
Giao tiếp là hoạt động giao lưu, tiếp xúc giữa con người với con người.
Trong quá trình đó, các bên tham gia tạo ra hoặc chia sẻ thông tin, cảm xúc với
nhau nhằm đạt được mục đích giao tiếp.
Ví dụ: Hàng ngày, tại các bệnh viện, cán bộ, nhân viên y tế thường xuyên
giao tiếp với nhau và giao tiếp với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. Trong quá
trình giao tiếp đó, hai bên không chỉ chia sẻ thông tin (về công việc, về bệnh tật, về
cách chữa trị…) mà qua đó, họ còn chia sẻ với nhau cảm xúc (cảm thông, vui,
buồn) để hướng tới mục đích chung là chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh cứu người.
Ứng xử là cách thức con người lựa chọn để đối xử với nhau trong giao tiếp
sao cho phù hợp và hiệu quả; Là phản ứng của con người khi nhận được cách đối
xử của người khác, trong những tình huống cụ thể.
Ví dụ:
Trường hợp 1: Khi thấy người bệnh đến khám có những biểu hiện đau đớn,
mệt mỏi, các bác sĩ thường thể hiện thái độ ân cần, hỏi han, chia sẻ để người bệnh
giảm bớt lo âu. Người đến khám an tâm kể tình trạng của mình cho bác sĩ.
Trường hợp 2: Trong khi điều trị, tuy rất đau đớn, nhưng trước thái độ ân cần
của các y, bác sĩ, người bệnh vẫn cố gắng chịu đựng, nói lời cảm ơn đến họ.

17
https://dtbd.moha.gov.vn/uploads/resources/admin/chuyenvien/ChuyenDe11.pdf
Hai trường hợp trên cho thấy các y, bác sĩ và ngừơi bệnh đều đã lựa chọn
cách ứng xử phù hợp và điều đó mang lại hiệu quả cho hoạt động khám, chữa bệnh.
Văn hóa giao tiếp, ứng xử là những hành vi ứng xử được con người lựa chọn
khi giao tiếp với nhau, sao cho vừa đạt được mục đích giao tiếp ở một mức độ nhất
định, vừa mang lại sự hài lòng cho các bên, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ
thể.
Ví dụ: Khi giao tiếp, nếu các bên đều có cách ứng xử phù hợp như hai tình
huống trên, thì các y, bác sĩ và người bệnh đều là những người có văn hóa và văn
hóa cao, vì họ không chỉ lựa chọn cách đối xử phù hợp trong môi trường y tế mà
còn mang lại sự hài lòng của cả hai bên.
Trong trường hợp khác, nếu bác sĩ tỏ ra lạnh lùng, quát tháo người bệnh (ở
trường hợp 1); hoặc người bệnh không cố gắng, không biết bày tỏ sự cảm ơn (trường
hợp 2) thì có thể việc khám, chữa bệnh vẫn diễn ra, nhưng cả hai bên đều không vui
vẻ. Nếu nhiều ứng xử như thế sẽ dẫn đến không khí trong các bệnh viện trở nên căng
thẳng, lạnh lùng. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự bực tức và những xung đột giữa hai
bên.
- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử
Theo Từ điển Tiếng Việt “Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức
thu được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế”. Kỹ năng giao tiếp là quá trình sử
dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để định hướng, điều chỉnh và điều
khiển quá trình giao tiếp đạt tới mục đích nhất định.
Kỹ năng của con người thường được đánh giá qua các thao tác, các hoạt
động cụ thể và hiệu quả thực tiễn. Nhưng để có kỹ năng tốt, con người cần có hiểu
biết đúng về những gì mình đang làm, đang thực hiện.
Một người có thể bắt chước người khác nhiều thao tác và làm nhiều lần rồi
trở nên thành thục, hoặc thành thói quen. Kỹ năng như vậy được đánh giá là đã có,
nhưng thụ động, chưa đầy đủ. Những kỹ năng này chỉ phù hợp trong một số lĩnh
vực kỹ thuật có thao tác đơn giản.
Người có kỹ năng tốt là người có khả năng làm đúng và chính xác các yêu
cầu về nghiệp vụ, nhưng đồng thời hiểu được vì sao lại cần làm như vậy. Chỉ khi
họ thao tác thành thạo với tất cả tâm huyết và sự chủ động của mình, khi đó mới
được coi là kỹ năng tốt. Điều này đặc biệt quan trọng đối với kỹ năng giao tiếp, vì
kỹ năng này không chỉ là những thao tác đơn thuần với máy móc mà là sự thể hiện
hành vi đối với con người.
Ví dụ: Nếu các cơ sở y tế bắt buộc các y, bác sĩ phải chào hỏi người bệnh khi
họ đến, cảm ơn khi họ về…và cử một bộ phận đi kiểm tra, nếu thấy ai không thực
hiện sẽ xử phạt. Vì vậy, lâu dần các y, bác sĩ có thể thực hiện được việc chào hỏi,
cảm ơn, nhưng nét mặt họ không cho thấy điều ấy được nói lên từ trái tim, từ suy
nghĩ thật. Người bệnh luôn cảm nhận được điều này.
Vì vậy, để có kỹ năng giao tiếp tốt, đội ngũ cán bộ y tế cần phải được hướng
dẫn thực hiện cách thức đối xử với lãnh đạo, đồng nghiệp và người bệnh, đồng thời
cần có sự giải thích, phân tích để mọi người đều hiểu rõ vì sao cần làm như vậy và
thực hiện bằng sự tự giác của bản thân.
1.2. Vai trò của kỹ năng giao tiếp, ứng xử
a. Đối với cơ quan, tổ chức
Giao tiếp là hoạt động diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống và trong
cơ quan, công sở. Do vậy, kỹ năng giao tiếp tốt hay chưa tốt, phù hợp hay chưa phù
hợp, đều có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các cơ
quan, tổ chức và mỗi cá nhân.
Nếu mỗi thành viên có kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt sẽ góp phần tạo nên sự
thống nhất, cố kết tập thể, tạo nên sức mạnh nội lực để hoàn thành các mục tiêu, kế
hoạch đặt ra; Tạo ấn tượng tốt với khách, khẳng định thương hiệu và uy tín trong
xã hội.
Ngược lại, nếu kỹ năng giao tiếp của một số hoặc nhiều thành viên không
phù hợp sẽ đưa đến những tác động tiêu cực như: mất đoàn kết, các thành viên
không gắn bó và hết lòng vì tập thể, hiệu quả hoạt động của toàn cơ quan bị giảm
sút…
b. Đối với từng cán bộ, công chức, viên chức
Nếu có kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt, mỗi thành viên trong tập thể sẽ thấy sự
tự tin, luôn tìm thấy niềm vui trong công việc; luôn tích cực, hăng hái, sáng tạo. Kỹ
năng giao tiếp tốt cũng góp phần giúp mỗi người thêm yêu nghề, có trách nhiệm
với nghề để đóng góp nhiều cho cơ quan, tổ chức. Ngược lại, người có kỹ năng
giao tiếp tốt thường có tâm lý thiếu tự tin, luôn mặc cảm, chán nản, bực tức hoặc
luôn bất mãn, bất hợp tác, làm giảm hiệu quả trong công việc và gây cản trở cho
công việc chung.
c. Đối với bệnh nhân/khách hàng      
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt của mỗi thành viên sẽ góp phần tạo cảm tình,
ấn tượng tốt, tạo sự tin tưởng đối với cơ quan; đồng thời, góp phần tạo dựng và duy
trì sự hợp tác lâu dài, bền vững, hiệu quả. Ngược lại, nếu kỹ năng giao tiếp, ứng xử
không phù hợp của một số thành viên sẽ làm mất cảm tình, gây cho khách sự bực
bội, bất hợp tác; gây ấn tượng không tốt, làm mất uy tín và thương hiệu của cơ
quan, tổ chức. Và chính họ, khi không có ấn tượng tốt sẽ tiếp tục tuyên truyền và
gây ảnh hưởng xấu đến uy tín và thương hiệu của cơ quan.
Liên hệ vấn đề này đến các cơ sở y tế, có thể thấy rõ vai trò của kỹ năng giao
tiếp, ứng xử. Các cán bộ y tế, dù làm ở văn phòng hay trực tiếp khám bệnh, điều trị,
nếu họ có kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt sẽ tạo thiện cảm đối với những người đến
giao dịch, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Nếu kết hợp với trình độ chuyên
môn cao, người bệnh sẽ không chỉ dành thiện cảm mà còn dành cho cơ sở y tế sự
tin cậy. Hiện nay, người bệnh có quyền chọn bệnh viện, chọn dịch vụ để chữa
bệnh. Giá dịch vụ của các bệnh viện cơ bản là thống nhất. Vậy người bệnh sẽ chọn
nơi nào có đội ngũ y, bác sĩ giỏi và ân cần, tôn trọng, chia sẻ với bệnh nhân.
1.3. Các yếu tố tác động đến kỹ năng giao tiếp, ứng xử
a. Các yếu tố bên trong tổ chức
Nói một cách khái quát, văn hóa hay lối sống - của tổ chức ảnh hưởng mang
tính quyết định đến hiệu quả giao tiếp công vụ. Cụ thể hơn, các yếu tố của văn hóa
trong công sở là:
- Mục tiêu của tổ chức: Mục tiêu chung của tổ chức có thể được cụ thể hơn
thành các khẩu hiệu, phương châm hành động thành văn hoặc bất thành văn đang
được duy trì trong tổ chức.
- Lịch sử của tổ chức.
- Cơ cấu tổ chức: Cách thức phân công, phối hợp chức năng, nhiệm vụ; số
lượng nhân viên và năng lực của họ so với chức trách mà họ gánh vác.
- Hệ thống các quy trình, thủ tục làm việc.
- Các chuẩn mực xử sự, các nghi thức, nghi lễ.
- Nhà quản lý cấp cao nhất và nhà quản lý các cấp khác: Năng lực (về tầm
nhìn, hiểu biết, kĩ năng và mức độ thành thụ về chuyên môn, về giao tiếp), và tâm
huyết.
- Bản thân các bên tham gia giao tiếp.
- Hoàn cảnh hiện thời của tổ chức: Tổ chức đang rất thành công? Đang gặp
nhiều trở ngại? Đang trong cơn khủng hoảng? Hay đang trong giai đoạn trì trệ?...
- Điều kiện vật chất cho thực thi.
b. Các yếu tố bên ngoài tổ chức
- Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia, địa phương, ngành, cơ
quan, đơn vị…
- Tình hình địa lý, tự nhiên, và thời tiết.
- Hệ thống các chính sách, thủ tục của ngành, của cả hệ thống trong đó tổ
chức và cá nhân là một thành viên hoặc chịu trách nhiệm phục tùng.
- Xu hướng, cách thức giao tiếp của dân tộc, của cộng đồng dân cư nơi công
sở đóng trụ sở, tiếp xúc với và trực tiếp phục vụ.
- Mức độ phát triển khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và
truyền thông; và tính phổ biến trong ứng dụng các tiến bộ đó trong ngành, trong
cộng đồng.  
c. Các yếu tố liên quan đến các bên tham gia giao tiếp
- Mức độ thành thục trong thực thi công vụ.
- Sự hiểu biết về nhiệm vụ của cá nhân, cách tổ chức trông đợi ở họ, nhiệm
vụ và năng lực của các bên liên quan, phạm vi tự quyết, giới hạn phối hợp…
- Khả năng làm việc nhóm
- Khả năng chấp nhận người khác trong đời sống làm việc.
- Một số kỹ năng giao tiếp bề mặt như nói trước đám đông và thuyết trình,
nghe, đọc cho người khác, soạn thảo văn bản, đưa ra các phản hồi phê phán với
người khác...
- Tính cách cá nhân, kiểu người trong giao tiếp.
2. Một số nguyên tắc về giao tiếp, ứng xử tại nơi làm việc.
2.1. Tôn trọng lẫn nhau và hài hòa lợi ích
2.1.1. Tôn trọng lẫn nhau
Thể hiện thái độ tôn trọng đối với các bên cùng tham gia giao tiếp là nguyên
tắc hàng đầu trong sinh tồn trong cộng đồng nói chung. Nó thỏa mãn các nhu cầu
liên quan đến nhân quyền, khẳng định nhân thân, đề cao lòng tự trọng và khẳng
định phẩm chất của chính bên thể hiện thái độ đó.
Có rất nhiều cách thể hiện thái độ tôn trọng đối với các bên cùng giao tiếp
trong quá trình thực thi công vụ cho dù đó là cuộc gặp gỡ với đối tác,với công dân
và doanh nghiệp hay với đồng nghiệp, thái độ tôn trọng đều cần được thể hiện.
Nói một cách chung nhất, thái độ tôn trọng kèm theo các yêu cầu cụ thể khác
nhau về cách diễn đạt về phẩm chất này đối với các đối tượng khác nhau bởi vì bản
chất của tôn trọng là sự thừa nhận hay ghi nhận sự tồn tại của bên kia như là chính
họ chứ không phải là họ theo kiểu mình hoặc mình mong muốn. Do vậy, với người
cao tuổi hơn và trọng trách hơn, tôn trọng cần được thể hiện như là sự kính trọng.
Đối với người ngang bằng mình dùng thuật ngữ tôn trọng là đủ và đúng. Với người
trẻ hơn, nhỏ bé hơn, tôn trọng cần được diễn tả theo cách yêu thương.
Sự có mặt đúng như lời hứa, ngôn ngữ giao tiếp đề cao nhân thân của bên kia
(ví dụ: gọi tên, gọi đầy đủ tên và chức vị, đánh giá vấn đề thay vì quy chụp về con
người,…), điệu bộ cử chỉ phù hợp (trang phục, dáng điệu khi đi đứng, ngồi, điệu bộ
tay, chân, mắt, ..) đều là những cách để thể hiện sự tôn trọng đối với người khác,
đồng thời, thể hiện sự tự trọng của chính mình.
2.1.2. Cộng tác - hài hoà lợi ích
Thái độ cộng tác từ phía đôi bên dựa trên nguyên lý thắng - thắng (winwin)
trong giao tiếp. Để có được kết quả đó, các bên cần có nỗ lực đạt đến sự hài hòa lợi
ích của mỗi bên. Chính vì vậy, giao tiếp liên cá nhân bao gồm một kỹ năng ngầm
định là kỹ năng thương thuyết, thỏa thuận.
Trong thời đại hiện nay, khi mà giao tiếp công vụ diễn ra trong một bối cảnh
mở hơn do tác động của công nghệ thông tin và sự phát triển về dân trí, giao tiếp
công vụ còn phải hướng tới sự hài hòa lợi ích của ba bên để đảm bảo phát triển lâu
dài. Đó là thỏa mãn lợi ích của cán bộ, công chức - công dân, doanh nghiệp - và
cộng đồng nói chung. Nói cách khác, hài hòa lợi ích sẽ không chỉ đạt được tại chỗ
giữa các bên trực tiếp tham gia đối thoại, mà còn là các vấn đề lâu dài hơn, trong
mối liên quan với các nhóm khác trong xã hội.
2.2. Lựa chọn giải pháp tối ưu trong giao tiếp
2.2.1. Phù hợp hoàn cảnh
Đây là nguyên tắc phản ảnh trực tiếp nhất bản chất “ứng xử”- khía cạnh
mang tính tình huống của giao tiếp. Theo đó, “ứng” với hoàn cảnh này thì các bên
tham gia giao tiếp cần “xử” trí hay “xử” lý theo cách đó.
Ngôn ngữ, điệu bộ cử chỉ, thời điểm bắt đầu và kết thúc,… đều cần phù hợp
với bối cảnh trong đó hoạt động giao tiếp diễn ra. Các hành vi giao tiếp với công
dân trong buổi tiếp dân không thể được thực hiện tương tự cách ứng xử với giao
tiếp với đồng nghiệp, lại càng không thể giống cách giao tiếp với các đối tác.
Sự cứng nhắc trong ứng xử sẽ đe dọa hiệu quả giao tiếp. Tuy nhiên, sự linh
hoạt cho muôn vàn bối cảnh khác nhau cũng chỉ đạt được hiệu quả khi hệ các giá
trị chung về giao tiếp đã được hình thành và được nhìn nhận một cách thống nhất.
2.2.2. Tôn trọng quy luật tâm, sinh lý
Có một số vấn đề về tâm lý mà các bên tham gia giao tiếp dễ mắc phải như
tâm lý chủ quan, độc quyền, gây khó dễ từ phía cán bộ, công chức và tâm lý e ngại,
lo sợ bị gây khó khăn, tặc lưỡi cho xong, mình biết việc của mình thôi,… từ phía
công dân hoặc doanh nghiệp. Thay đổi được tâm lý này đòi hỏi sự chuyển biến sâu
sắc và thực chất trong nhận thức về vai trò của Chính phủ trong đời sống xã hội, và
kèm theo đó là các chính sách, kĩ thuật cụ thể để đảm bảo sự chuyển biến.
Các hoạt động giao tiếp diễn ra trong một khoảng thời gian dài nhất định
cũng cần tính đến các phản ứng, nhu cầu nhất định về thể chất theo quy luật chung
của cơ thể. Chính vì vậy, giải lao giữa giờ, thay đổi hoạt động,… là các biện pháp
quan trọng cho phép và hỗ trợ quá trình trao đổi thông tin được diễn ra một cách
hiệu quả.
2.2.3. Thẩm mỹ hành vi
Nguyên tắc này đòi hỏi các hành vi giao tiếp sẽ không chỉ cần dừng ở đúng
mà còn phải đẹp. Lấy ví dụ, chỉ tay vào một ai đó để giới thiệu làm quen thì nên
dùng cả bàn tay chụm, hơi chúc xuống, hướng về phía người được kể đến chứ
không dùng đồ vật hay một ngón tay chỏ chỉ thẳng vào mặt họ. Một ví dụ khác là
không nên ngang nhiên ngoáy mũi, gãi lưng hay rung đùi trước mặt người khác...
Để đảm bảo giao tiếp đúng và đẹp, sự hiểu biết về giao tiếp trong bối cảnh đa
văn hóa là hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, việc rèn luyện để các hành vi đẹp trở
thành thói quen cũng không kém phần quan trọng.
2.3. Tôn trọng sự bình đẳng và các quy luật khách quan.
2.3.1. Bình đẳng
Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Chính vì vậy, trong thực thi
công vụ, đòi hỏi thông tin hay được giải quyết công việc thuộc phạm vi thẩm
quyền, trách nhiệm của cơ quan hay cá nhân cán bộ công chức là quyền hợp pháp
của công dân. Đó là quyền được biết và được nghe. Cán bộ, công chức, tương tự,
cũng có quyền yêu cầu công dân trình bày rõ ràng, cụ thể nhu cầu, vụ việc có liên
quan, để trên cơ sở đó có cách thức đáp ứng phù hợp.
Nói một cách dễ hiểu hơn, quyền được nói, được nghe, được ‘thể hiện mình
và biết người’ ở cả hai phía công dân - công chức là bình đẳng và cần được đảm
bảo một cách phù hợp.
Trong nội bộ cơ quan cũng vậy, việc các nhà quản lý khăng khăng đòi nhân
viên cung cấp trông tin, trình bày vấn đề trong khi bản thân mình lại tìm cách che
giấu, bưng bít thông tin là một hình thức vi phạm nguyên tắc bình đẳng. Nó có thể
dẫn đến sự nghi kị, bất tín và xung đột trong nội bộ.
2.3.2. Công khai
Giao tiếp công vụ cần được diễn ra một cách công khai, ở những nơi công
cộng và liên quan đến công khai hóa thông tin về hoạt động quản lý, điều hành và
thực thi.
Vi phạm nguyên tắc này sẽ vừa là biểu hiện, vừa là nguồn gốc của sự lạm
quyền từ phía cán bộ, công chức hoặc lạm dụng tình thế để làm mất uy tín của cán
bộ, công chức, làm xấu đi hình ảnh của chính quyền trong mắt công chúng.
2.3.3. Tin cậy
Làm cho bên kia tin cậy mình và tìm kiếm các dấu hiệu để có cơ sở tin cậy ở
họ là một nỗ lực cần thiết cho phép quá trình giao tiếp diễn ra một cách có nền
tảng, có hiệu quả lâu dài.
Dân gian có câu “Quen sợ dạ, lạ sợ y”. Khi giao tiếp với người lạ, cách thức
cán bộ, công chức hay bên kia trang phục, đi đứng, nói năng lúc mới gặp mặt đóng
một vai trò quan trọng đối với việc định hình ý niệm ban đầu về người cùng giao
tiếp. Tuy nhiên, những cảm nhận ban đầu ấy cũng cần được kiểm chứng và chỉ
được kiểm chứng một cách chính xác khi các bên tham gia giao tiếp có các kỹ năng
nhất định về thử thách lòng người.
Cán bộ, công chức có thể tại nên sự tin cậy ở công dân khi tiếp xúc, giải
quyết công việc thông qua việc đúng hẹn; chuẩn bị thông tin, văn bản, hồ sơ liên
quan một cách đầy đủ, khoa học; viện dẫn các văn bản hoặc chứng cứ chính thức
khi giải thích, thuyết phục; ngôn từ chính thức, đi thẳng vào vấn đề chứ không
quanh co, ề à; nhìn thẳng vào mặt người cùng giao tiếp…
3. Một số nguyên tắc về giao tiếp ứng xử của cán bộ y tế
3.1. Với người bệnh và người nhà bệnh nhân18
Mỗi một nhân viên y tế, từ Bảo vệ cho tới Giám đốc bệnh viện cần phải học
về kỹ năng giao tiếp trong y khoa từ việc chào hỏi thế nào, thái độ, ánh mắt, cường
độ giọng nói ra sao,… để tạo sự thiện cảm với NB và thân nhân của NB; bệnh viện
cần tuyên truyền, giáo dục nhân viên của mình về những hình ảnh nào là văn minh,
lịch sự, hình ảnh nào không đẹp khi giao tiếp...
a. Giao tiếp không lời
Những giao tiếp không lời bao gồm: Tác phong, thái độ, cử chỉ, nụ cười, ánh
mắt, điệu bộ, nét mặt … cần thể hiện một sự quan tâm nhiệt tình đối với NB. Tất cả
sẽ khiến NB cảm thấy họ được chào đón, an tâm hơn và để lại trong lòng NB một
cảm giác ấm áp.
Các kỹ năng giao tiếp không lời cần phải được sử dụng thường xuyên và kết
hợp linh hoạt với giao tiếp có lời để tăng hiệu quả tối đa cho quá trình giao tiếp.
- Môi trường giao tiếp
+ Địa điểm: thường là nơi làm việc của CBYT (phòng bác sĩ, phòng khám
hoặc phòng bệnh, thủ thuật...)
+ Phòng giao tiếp phải được trang bị đầy đủ về chuyên môn: bàn làm việc
của CBYT, giường NB, ghế ngồi, xe dụng cụ, tủ thuốc, bồn rửa tay,…
+ Đèn sáng, cửa đóng kín

18
Bộ Y tế, Hướng dẫn thực hiện giao tiếp, ứng xử của can bộ y tế,
https://www.slideshare.net/VoHa1/ti-liu-v-giao-tip-ng-x-ginh-cho-cbyt-ca-byt
+ Phòng cần được cách âm để tránh tiếng ồn.
- Hình thức, tác phong
+ Nghiêm túc nhưng dễ gần, mặc đồng phục sạch đẹp đúng quy định, không
nhàu nát và đeo biển tên đầy đủ.
+ Trang phục phù hợp với chức danh theo quy định, phải được là phẳng.
+ Móng tay cắt ngắn, tóc gọn gàng, không nhuộm tóc với những màu rực rỡ.
+ Không trang điểm quá đậm khi tiếp xúc vói NB;
+ Không mang đồ trang sức quá lòe loẹt, phô trương.
- Thái độ giao tiếp,cử chỉ, động tác
Khi tiếp đón NB thái độ phải lịch sự, nhanh nhẹn, nhẹ nhàng, hòa nhã biểu
hiện sự quan tâm, yêu thương, cảm thông, chia sẻ;
CBYT cần quan sát NB một cách kín đáo và lịch sự để tìm hiểu và phát hiện
mọi biểu hiện không lời và biểu hiện phản ứng của NB. Cần phải tập trung quan sát
để phát hiện ra những điểm không phù hợp giữa ngôn ngữ không lời và có lời.
Sẵn sàng giúp đỡ NB: Luôn nhớ tới thông điệp: “Hãy để tôi giúp bạn một
tay”. Dù chỉ là những hành động, cử chỉ giúp đỡ rất nhỏ đối với NB như: dìu NB từ
trên xe xuống hay đơn giản là mở cửa giúp…
Những cử chỉ của CBYT như gật đầu, mỉm cười … sẽ có tác dụng tích cực
tới cuộc giao tiếp, vì nó thể hiện sự hài lòng, khuyến khích người bệnh cung cấp
thông tin.
Tránh những cử chỉ không tôn trọng NB (hất hàm, phẩy tay, động tác thô
bạo, không giơ tay quá đầu, không đập bàn mạnh, không khua tay trước mặt NB,
không chỉ tay vào NB, …)
- Nét mặt
Thân thiện và phù hợp với hoàn cảnh. Nét mặt vui vẻ khi NB được điều trị
và có tiến triển tốt.
Không tỏ ra cáu kỉnh, khó chịu, mệt mỏi hay thờ ơ với NB trong bất kỳ hoàn
cảnh nào. Không nên cười đùa khi NB có diễn biến xấu.
Tránh bộ mặt lạnh lùng như tiền, vô cảm xúc, hay nóng nảy, quát nạt hoạnh
họe, nguyên tắc cứng đờ máy móc.
- Ánh mắt
Ánh mắt nhìn NB phải đàng hoàng, lịch sự, chân thành, chia sẻ. CBYT cần
nhìn thẳng vào mắt NB khi giao tiếp và duy trì giao tiếp bằng ánh mắt trong suốt
cuộc nói chuyện.
Tránh những ánh mắt thiếu sự tôn trọng và chia sẻ, cảm thông với NB (nhìn
trừng trừng, nhìn chằm chằm hoặc trợn mắt …)
- Đi lại
Nhẹ nhàng, nhanh nhẹn nhưng tránh bước chân quá mạnh hoặc gây tiếng
động nhiều.
- Lắng nghe
Lắng nghe tạo cho NB thấy CBYT tôn trọng, đánh giá cao họ và quan tâm
đến họ.
Tránh ngắt lời nói chen ngang khi NB đang nói (hoặc cả khi dừng lại để suy
nghĩ);
Nghe một cách chủ động và tích cực thể hiện bằng các cách thể hiện sự tập
trung, chú ý lắng nghe: Nét mặt vui, gật đầu, trả lời các câu ngắn: vâng, nhất trí …
Nhìn về hướng người nói; không nói chuyện riêng, không làm việc khác khi
đang nghe; Nếu có ghi chép thì chỉ nên ghi chép nhanh, vắn tắt rồi tiếp tục lắng
nghe. Thể hiện sự cảm thông, đồng cảm với vui buồn, khó khăn của NB, cần lắng
nghe không chỉ bằng tai mà còn bằng cả trái tim.
Trong trường hợp người bệnh nói lan man dài dòng quá thì cần để cho NB
nói hết câu rồi khéo léo chuyển cuộc đối thoạisang hướng của CBYT mong muốn.
- Sử dụng từ tượng thanh phù hợp
Có thể kết hợp các từ tượng thanh uhm, ah thể hiện sự đồng ý và chăm chú
lắng nghe.
- Tiếp xúc về mặt thể chất khi thăm khám, chăm sóc
Trước khi thăm khám, cần phải thông báo cho NB biết là CBYT sẽ tiến hành
thăm khám, chăm sóc và đề nghị NB đồng ý(Đối với bệnh nhân nhi hoặc người mất
kiểm soát hành vi, phải có sự đồng ý của người giám hộ hoặc bố mẹ).
Tuyệt đối không được tiếp xúc thể chất với NB khi không được sự đồng ý
của NB(trừ trường hợp cấp cứu, hoặc người bệnh bắt buộc phải điều trị).
Cần thể hiện sự tôn trọng NB và tôn trọng ý kiến của NB trong giao tiếp và
thăm khám.
- Khoảng cách giữa CBYT và NB
Cần phải giữ một khoảng cách vừa phải và hợp lý giữa CBYT và NB khi
giao tiếp thông thường. Không thể hiện sự quá thân mật, hay có những cử chỉ
không lịch sự với NB.
Khi ngồi: CBYT (bác sĩ) và NB ngồi đối diện nhau ở hai cạnh bàn làm việc.
CBYT nên ngồi cách NB một khoảng cách xa hơn tầm một cánh tay (khoảng 1m).
Đây là khoảng cách an toàn, đủ để nghe và quan sát được NB, đồng thời có thể
phát hiện và tránh được những phản ứng bất lợi từ NB (nếu có).
Trong trường hợp khó nghe, CBYT có thể ngồi lại gần NB hơn, nhưng cần
chú ý giữ khoảng cách tối thiểu là 0.25m.
Khi thăm khám: CBYT có thể đứng gần NB để thăm khám tốt nhất, nếu cần
ngồi, CBYT nên có một ghế riêng để ngồi cạnh gường bệnh, CBYT không ngồi lên
giường NB, không gác chân lên giường NB, hoặc có những tư thế, cử chỉ không
nghiêm túc, làm xấu đi hình ảnh của người thầy thuốc trong khi thăm khám, chăm
sóc người bệnh.
b. Giao tiếp có lời
- Âm điệu: vừa đủ nghe, giọng nhẹ nhàng lịch sự dễ đi vào lòng người.
- Tốc độ: Nói vừa phải, không quá nhanh, quá chậm hay nói nhát gừng…
- Cách dùng từ
+ Câu nói phải có chủ ngữ, không nói trống không, cộc lốc, không nói bỏ
lửng câu nói…
+ Không dùng từ mơ hồ, chung chung, không rõ ràng: hình như là vậy,
không biết thế nào…
Khi NB cần yêu cầu giúp đỡ, tránh trả lời theo kiểu: “Việc này không có ở
bệnh viện/khoa của chúng tôi”, “Làm sao tôi biết được”. CBYT cần nhã nhặn tìm
hướng giải quyết linh hoạt trong chừng mực có thể, thay vào đó, hãy nói: tôi sẽ trả
lời Bác sau; Tôi cần kiểm tra lại thông tin này trước khi có câu trả lời chính xác cho
bác… Hãy nhớ: “Đừng để NB thất vọng”.
+ Nói đúng chỗ, đúng lúc, dùng từ phổ thông đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu,
không nên dùng từ cầu kỳ, hoa mỹ. Tránh dùng từ, thuật ngữ trong chuyên môn.
+ Phải giới thiệu tên, chức danh của bản thân và xưng hô đại từ nhân xưng
với thái độ lịch sự và phù hợp với tuổi, quan hệ xã hội khi tiếp xúc với NB
Đặc biệt: Cố gắng nhớ tên người bệnh, luôn xưng hô với tên riêng của người
bệnh trong lúc giao tiếp, nhất là khi cán bộ y tế nới lời chào hỏi, cảm ơn, tạm biệt
- Thời gian giao tiếp: Chú ý thời gian giao tiếp cho phép để hướng người
bệnh đi vào chủ đề chính, nội dung cần thiết, nhưng tránh cáu gắt.
c. Mối liên hệ giữa giao tiếp không lời và có lời
Trong giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp của CBYT với NB và NNNB, giao tiếp
có lời và không lời không thể tách rời nhau. Luôn luôn phải có sự kết hợp hài hòa
giữa giao tiếp có lời và giao tiêp không lời để đạt hiệu quả cao nhất cho quá trình
giao tiếp, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Cần kết hợp giữa giao tiếp có lời và không lời phù hợp. Tránh nói một ý
nhưng ánh mắt, cử chỉ, nét mặt lại thể hiện một ý khác.
Khi nghe, cần kết hợp sử dụng ngôn ngữ không lời và có lời phù hợp. Cần
lắng nghe không chỉ bằng tai mà bằng cả ánh mắt và trái tim.
Sau khi hỏi NB, phải dành thời gian cho NB trả lời. Không hỏi dồn dập
nhiều ý trong một câu hỏi, và không hỏi liên tục nhiều câu một lúc. Kết hợp sử
dụng ngôn ngữ không lời phù hợp để khuyến khích NB tiếp tục cung cấp thông tin,
hoặc dừng mạch nói chuyện của NB lại khi cảm thấy đã đủ lượng thông tin.
Sau khi trả lời các câu hỏi của NB, phải kiểm tra xem NB có hiểu và hài lòng
với câu trả lời của CBYT không ? Kết hợp sử dụng ngôn ngữ không lời phù hợp để
tăng hiệu quả giao tiếp với NB.
Lưu ý: Khi Khám và chăm sóc cho người bệnh, dặc biệt khi người bệnh là
nữ giới, nhất thiết phải thêm sự có mặt của một CBYT khác (điêu dưỡng).
32. Với cộng đồng19
19
Sổ tay hướng dẫn phát triển cộng đồng. (Tài liệu do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA)
hỗ trợ xuất bản), Hà Nội 3-2016, NXB Thanh niên.
a. Các vào cộng đồng
Việc đầu tiên của bước hội nhập cộng đồng là gặp gỡ cán bộ, lãnh đạo địa
phương, những người có ảnh hưởng đến người dân để thông báo công khai mục
đích, nhiệm vụ công tác của tác viên tại cộng đồng. Thông thường chính quyền địa
phương giới thiệu cho tác viên một số cán bộ trực tiếp cộng tác với tác viên hoặc
đóng vai trò hướng dẫn, giới thiệu tác viên với cộng đồng.
Vào cộng đồng, cách hay nhất để có được mối quan hệ tốt với người dân và
hiểu sâu hơn về cộng đồng là tham dự những sinh hoạt, công việc của cộng đồng
chẳng hạn như đan lưới cá, làm ruộng, chăn nuôi, tham gia đan thêu, làm việc nhà
khi ở trong nhà người dân. Tóm lại có nhiều cách để sống gần gũi với dân và hoà
nhập với lối sống của họ nhưng người tác viên cần luôn giữ phẩm chất, đạo đức của
mình. Điều này có nghĩa là sống chung với họ và chia sẻ những kinh nghiệm sống
như họ, kết quả cần đạt được là tạo mối quan hệ tin cậy, hiểu biết giữa tác viên và
cộng đồng.
Tác viên cần có thời gian thâm nhập cộng đồng. Một vài điểm lưu ý tác viên
trong quá trình hội nhập cộng đồng:
+ Biết cách giới thiệu mình một cách rõ ràng, dễ chấp nhận;
+ Không phô trương hình thức thái quá;
+ Sống gần gũi với người dân;
+ Cần có kiến thức và kỹ năng tổ chức cộng đồng;
+ Có phẩm chất đạo đức;
+ Sử dụng kinh phí một cách hợp lý, đúng tiến độ.
b. Những điều nên/ không nên làm khi vào cộng đồng (đến với dân)
- Những điều nên làm
+ Tác phong: nhẹ nhàng, vui vẻ, gần gủi, chia sẻ, đoàn kết;
+ Hoà nhập, tôn trọng, tin tưởng, không có khoảng cách;
+ Tìm hiểu (quan sát) kỹ phong tục tập quán, địa lý, cơ sở hạ tầng, nhu cầu
người dân;

https://www.jica.go.jp/partner/ngo_support/japandesk/ku57pq00001xamy3-att/
jd_vietnam_05_01.pdf
+ Gặp gỡ, hiểu rõ người dân và nắm bắt tâm tư nguyện vọng của dân, tạo sự
hợp tác hoà nhập với cộng đồng.
- Những điều không nên làm
+ Nói nhiều, hứa nhiều, hứa suông;
+ Chủ quan, làm mà không lấy ý kiến cộng đồng, thiếu sự kết hợp;
+ Nóng vội, hấp tấp, nóng nảy, chạy đua theo thành tích;
+ Quan liêu, áp đặt, khoe khoang, xa cách cộng đồng;
+ Cử chỉ hành động không đẹp mắt như: thiếu tôn trọng dân, uống rượu bia
quá say, đối xử thiếu văn hoá;
+ Đụng chạm riêng tư cá nhân, gây mất đoàn kết, chia rẽ cộng đồng;
+ Chú ý hay có tình cảm thân thiết hơn với một vài người.
c. Tôn trọng giá trị, niềm tin, tín ngưỡng và phong tục tập quán của cộng đồng.
Đất nước ta có 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên khắp 3 miền Bắc,
Trung, Nam. Mỗi nơi cũng có những nét phong tục tập quán, ngôn ngữ khác nhau.
Là một tác viên cộng đồng, khi đến một địa phương nào đó để cùng làm việc,
chúng ta nên tìm hiểu những giá trị, niềm tin, phong tục tập quán ở nơi đó để biết
mình nên cư xử với người dân những gì, như thế nào và những gì không nên làm,
nên tránh để tạo được mối quan hệ hợp tác với người dân.
Tôn trọng giá trị, niềm tin, tín ngưỡng và phong tục tập quán của cộng đồng
có nghĩa là chúng ta biết chấp nhận sự khác biệt giữa ta và cộng đồng, không khen
chê, khích bác.
d. Nhận thức về mình
Người xưa có câu “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Biết “ta” là khi
tác viên cộng đồng đến với cộng đồng, tiếp xúc với người dân, tác viên cộng đồng
cần biết rõ về mặt mạnh của mình để phát huy, đồng thời cũng cần biết rõ về những
điểm hạn chế của mình nhằm tránh mối quan hệ với cộng đồng trở nên xấu đi.
Ngoài biết ta, tác viên cộng đồng cũng cần biết “người” nghĩa là biết điểm mạnh và
hạn chế cộng đồng, những người dân tại cộng đồng.
Với cộng đồng, tác viên cần hiểu rõ về văn hóa, giá trị, tín ngưỡng, phong
tục tập quán của cộng đồng, theo từng dân tộc, từng vùng miền.
4. Thực hành giao tiếp ứng xử trong một số tình huống cụ thể20
4.1. Thông báo tin xấu
Những khó khăn khi phải thông báo tin xấu:
- Thầy thuốc cảm thấy mình có một phần trách nhiệm trong đó và sợ bị buộc
tội.
- Không biết cách làm như thế nào là tốt nhất.
- Sợ làm thay đổi vị thế trong mối quan hệ thầy thuốc - bệnh nhân.
- Chưa hiểu hết bệnh nhân.
- Lo ngại những biến chứng, thay đổi hình dạng cơ thể, đau đớn cho bệnh nhân.
Một số nguyên tắc thông báo tin xấu
- Giải thích trước rằng bạn sẽ nói về vấn đề gì.
- Sử dụng các câu đơn giản, ngắn gọn, tránh các thuật ngữ chuyên môn khó
hiểu.
- Luôn kiểm tra xem người nghe có hiểu đúng những điều bạn nói.
Cách thức
- Cần phải có bước chuẩn bị cá nhân.
-  Giao tiếp phải chậm, vừa với mức độ tiếp thu của bệnh nhân. Câu phải đơn
giản, tránh lặp đi lặp lại cụm từ nào đó.
- Lưu ý đến các kĩ năng giao tiếp phi ngôn ngữ, ví dụ: nhìn vào mắt bệnh
nhân với ánh mắt chân tình.
-Bắt đầu từ những gì mà bệnh nhân/người nhà đã biết.
- Lắng nghe một cách tích cực. Giúp bệnh nhân huy động những tiềm lực của
họ để đối phó.
- Không nên đưa ra những lời động viên không có cơ sở cốt để yên lòng
người bệnh. Tuy nhiên lại cần phải truyền cho họ niềm hi vọng thực tế.
Những điều không nên

20
PGS.TS. Nguyễn Sinh Phúc - Bộ môn Tâm thần dẫn theo
http://www.benhvien103.vn/vietnamese/bai-giang-chuyen-nganh/tam-than/giao-tiep-thay-thuoc---
benh-nhan/710/
- Không thông báo tin xấu khi vừa mới khám xong bệnh nhân, khi họ còn
chưa mặc xong quần áo.
- Không thông báo ngoài hành lang, qua điện thoại.
- Không chạy đi, chạy lại khi đang nói chuyện.
- Sau khi thông báo xong có thể thỏa thuận về việc theo dõi tiếp hoặc gợi ý
giới thiệu đến chuyên gia khác hoặc đến tư vấn tâm lí nếu bệnh nhân có nhu cầu.
4.2. Giao tiếp với bệnh nhi:
Những khó khăn thường gặp khi giao tiếp với bệnh nhi:
- Không biết nói như thế nào nếu như không dùng từ chuyên môn.
- Trẻ sợ người lạ, do vậy hoặc là chúng khóc, hoặc là chúng im lặng.
- Trước đây trẻ cũng đã bị bệnh và phải vào bệnh viện hoặc được thầy thuốc
chữa trị. Có thể chúng vẫn còn ấn tượng đau đớn. Đặc biệt có những trường hợp
hình tượng bác sĩ được đưa ra để dọa trẻ: “ăn đi, không mẹ gọi bác sĩ tiêm cho con.
Bác sĩ mà tiêm là đau lắm”.
- Thầy thuốc ngại gây đau đớn cho trẻ.
- Sợ trẻ vặn vẹo, giãy giụa khi bị đau hoặc khó chịu (ví dụ, bị đè lưỡi để soi họng).
Ngại cha mẹ trẻ sợ quá mức rằng điều xấu có thể xảy ra với con của họ.
- Cảm thấy khó hỏi khi có dấu hiệu trẻ bị lạm dụng.
Những điều nên
- Đặt mình ở vào tầm tuổi của trẻ để hiểu được những đặc điểm tâm lí của chúng.
- Tạo được sự tự tin và hợp tác của trẻ trước khi khám.
- Tìm hiểu được những ngôn từ mà trẻ sử dụng để gọi tên các bộ phận cơ thể.
- Giải thích trước những việc cần làm, chuẩn bị cho trẻ không bị bất ngờ với
tiếng ồn, mùi lạ và những kĩ thuật xét nghiệm, khám bệnh gây đau đớn hoặc những
việc khác với thường ngày.
Không nên:
- Phụ thuộc quá nhiều vào chuyện dỗ dành, cho quà. Làm như vậy dễ tạo cho
trẻ quen được quà và sẽ đòi quà sau mỗi lần, ví dụ: tiêm thuốc.
- Hứa những điều không thể, ví dụ: “Bác tiêm không đau đâu”. Trong trường
hợp như vậy dễ làm trẻ hoảng sợ và mất lòng tin.
- Sử dụng từ ngữ phức tạp hoặc thuật ngữ chuyên môn.
Nói chung khi cần thông tin cho trẻ điều gì đó thì nên kiểm tra lại xem trẻ có
hiểu đúng hay không. Trong giao tiếp với trẻ, nhất là trẻ nhỏ, có thể sự dụng sự trợ
giúp của đồ chơi, ví dụ, gấu bông nhỏ hay búp bê.
Thầy thuốc và cha mẹ của trẻ cần thống nhất và bình tĩnh. Thực tế cho thấy
những đứa trẻ được giải thích trước một cách đầy đủ những gì cần phải làm, điều gì
có thể xảy ra thì sẽ ít rơi vào trạng thái lo âu.
4.3. Giao tiếp với người già:
Người phương Đông thường nói câu: sinh, lão, bệnh, tử. Con người sinh ra ở
trên đời, đến một lúc nào đó thì cũng phải già, hay đau ốm. Tuổi già thường kéo
theo tốc độ phản xạ chậm, suy giảm độ tinh tế của các vận động, dạng như ăn cơm
hay rơi vãi. Nhịp sinh học cũng thay đổi, đêm ngủ ít, đi ngủ sớm nhưng dậy rất
sớm, hoặc có trường hợp mất ngủ, mỗi đêm chỉ ngủ được khoảng 2 - 3 tiếng, giấc
ngủ chập chờn, không sâu. Người già cũng dễ gặp các bệnh, ví dụ như về tim
mạch, khớp, cột sống…
Một số đặc điểm tâm lí thường gặp ở người già: giảm sút trí nhớ, kém tập
trung chú ý, tư duy chậm chạp, dễ thay đổi dấu của các phản ứng cảm xúc.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Ứng xử là gì và ứng xử quan trọng như thế nào trong quá trình giao tiếp?
2. Theo anh chị trong quá trình giao tiếp với bệnh nhân và cộng đồng cần chú ý đến
những vấn đề gì?
3. Người xưa có câu: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Bạn hiểu câu nói đó như thế nào
và có đồng ý với câu nói đó không?
4. Trong khi giới thiệu, người giới thiệu chợt lúng túng vì quên tên của bạn, bạn
phải làm gì?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lưu Kiếm Thanh: Nghiệp vụ hành chính văn phòng/Chương 9 Giao tiếp văn
phòng. NXB Thống kê, Hà Nội, 2009.
2. Mai Hữu Khuê (Chủ biên), Đinh Văn Tiến, Chu Xuân Khánh: Kỹ năng giao tiếp
trong hành chính, H. Lao động, 1997.
3. Nguyễn Hữu Thân: Truyền thông giao tiếp trong kinh doanh/Để hội nhập toàn
cầu. H. Lao động - Xã hội, 2008.
4. Thiên Cao Nguyên: Giao tiếp thông minh và nghệ thuật ứng xử. H. Văn hóa -
Thông tin, 2004.
5. Trần Hoàng, Trần Việt Hoa: Văn hóa ứng xử ở công sở. H. Văn hóa - Thông tin,
2006.
6. Chuẩn mực giao tiếp thời hội nhập. H. Lao động - Xã hội, 2008

You might also like