You are on page 1of 12

1

TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN

TIỂU LUẬN GIỮA KÌ MÔN NGỮ VĂN

GIÁ TRỊ GIÁO DỤC ĐẠO LÝ LÀM


NGƯỜI TRONG
CÁC TÁC PHẨM DÂN GIAN

THỰC HIỆN:
• VŨ DUY ANH - 01 - 10A3
• VÕ ĐỨC HUY - 13 - 10A3
• NGUYỄN BẢO MINH - 24 - 10A3
• NGUYỄN THANH THẢO - 39 - 10A3
HƯỚNG DẪN: THS PHẠM NGUYỄN HUY TÙNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10/2021


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học dân gian đó giờ đã là một nhân tố quan trọng trong việc hoàn thiện
nhân cách, tâm hồn của con người Việt Nam chúng ta. Các tác phẩm dân gian
không chỉ nâng cao giá trị về mặt hình thức mà còn là về mặt tinh thần. Hướng cho
chúng ta đến những việc làm tốt đẹp và trở thành những con người tốt đẹp hơn.
Giáo dục tinh thần nhân đạo, tôn vinh giá trị của con người với quan niệm dân gian
“ở hiền gặp lành”, yêu thương con người và đấu tranh để giải phóng mọi người khỏi
sự áp bức, dè đặt của xã hội.
- Tạo ra các những phẩm chất truyền thống tốt đẹp
- Tình yêu quê hương, đất nước
- Lòng vị tha với mọi người xung quanh
- Tính cần kiệm,óc thực tiễn
2. Giới hạn đề tài
Văn học dân gian Việt Nam từ xưa đến nay đã đóng góp cho chúng ta những
tác phẩm hay và còn mang đến những giá trị về đạo lý làm người, là một kho tàng
quý báu của người của các cộng đồng dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam với sự
phong phú và đa dạng cả về thể loại cũng như đề tài. Tuy nhiên, trong phạm vi tìm
hiểu của bài tiểu luận này, chúng em xin phép tìm hiểu về văn học dân gian nói về
đạo lý làm người qua một số tác phẩm:
- Bánh chưng Bánh giầy
- Tấm Cám
- Truyện cổ tích Thạch Sanh
- Sơn tinh Thủy tinh
- Sọ dừa
- Cây tre trăm đốt
- Sự tích trầu cau
- An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy
2

3. Hướng triển khai vấn đề


Với đề tài này, chúng em sẽ tìm hiểu qua nhiều tác phẩm khác nhau (bao
gồm các dị bản) để chúng ta có thể nhìn sâu hơn về các vấn đề, những bài học mà
những tác phẩm đã mang cho chúng ta. Giúp ta có thể hiểu được trọn vẹn được
những bài học mà các tác phẩm mang lại. Chúng em sẽ triển khai vấn đề của đề tài
này như sau :

1. Một số vấn đề cơ bản văn học dân gian


1.1. Một số đặc trưng của văn học dân gian: tính truyền miệng và tính tập
thể, dị bản
1.2. Một số thể loại văn học: truyền thuyết, sử thi, cổ tích
1.2.1. Truyền thuyết
1.2.2. Sử thi
1.2.3. Cổ tích
1.3. Một số bài học về đạo lý làm người trong văn học dân gian
2. Những giá trị đạo lý làm người trong một số tác phẩm dân gian
2.1. Những giá trị nhân văn cao
2.2. Sự giáo dục về tinh thần nhân đạo và lạc quan
2.3. Những phẩm chất tốt đẹp của con người
2.4. Đề cao những cái tốt, phê phán cái xấu
3. Nghệ thuật thể hiện được thêm vào một cách tỉ mỉ mang tính giáo dục
đạo lý làm người
3.1. Những yếu tố kì ảo, diệu kì trong các tác phẩm
3.2. Các nhân vật, hình ảnh gần gũi với nhân dân
3.3. Cốt truyện đơn giản, lành mach, dễ hiểu
3

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. Một số vấn đề cơ bản văn học dân gian
1.1. Một số đặc trưng của văn học dân gian: tính truyền miệng và tính
tập thể, dị bản
Văn học được hình thành, tồn tại và phát triển nhờ tính tập thể. Tác
phẩm văn học dân gian gắn bó và phục vụ cho các hoạt động khác nhau trong
đời sống cộng đồng. Và khác với văn học viết, văn học dân gian lại được truyền
miệng từ đời này sang đời khác. Qua văn học dân gian, ta cảm nhận rõ hơn sự
kì diệu của ngôn ngữ tình yêu, thấy thương hơn với gốc lúa, vườn rau và cuộc
sống quanh ta. Và qua nhiều đời truyền miệng thì sinh ra nhiều bản hay còn
được gọi là các dị bản.
1.2. Một số thể loại văn học: truyền thuyết, sử thi, cổ tích
Văn học dân gian rất đa dạng về thể loại nhưng ở đây chúng em sẽ trình
bày ba thể loại văn học là : truyền thuyết, sử thi, cổ tích.
1.2.1 Sử thi
Là những tác phẩm tự sự nhân gian có qui mô lớn, xây dựng những hình
tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng, kể lại những biến cố diển ra trong đời
sống nhân dân thời cổ đại.
1.2.2 Truyền thuyết
Là những truyên dân gian liên quan đến các sự kiên và nhân vật liên
quan đến lịch sử, có thêm yếu tố kì ảo. Truyện thể hiện đánh giá của nhân dân
qua nhân vật, lịch sử được kể đến.
1.2.3 Cổ tích
Là các tác phẩm dân gian mang tính tự sự,sử dụng đến các yếu tố kì ảo
để nói lên cái nhìn hiện thực cảu nhân dân đối với đời sống, đồng thời bộc lộ
quan niệm về đạo đức và mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
1.3. Một số bài học về đạo lý làm người trong văn học dân gian
Những bài học về giáo dục đạo lí làm người là đạo lí ở hiền gặp lành, ác
giả ác báo. Ở văn học dân gian ta có thể nhiều lần bắt gặp được cái thiện có thể
4

bị cái ác lấn lướt nhưng cuối cùng phần thắng vẫn luôn thuộc về cái thiện. Và
những người tốt thì luôn được nhân dân ưu ái giúp đỡ qua các nhân vật huyền
ảo. Qua đó, nhân dân muốn khẳng định sức sổng mãnh liệt của con người, của
cái thiện; con người không chịu khuất phục, đầu hàng cái ác, cái xấu, mà sẽ
chiến đấu đến cùng để bảo vệ sự tự do của con người. Con người cần phải biết
giành và giữ hạnh phúc chính đáng cho mình.
Văn học dân gian còn dạy bảo chúng ta một số bài học về đạo lí làm
người là “ Biết người biết ta”. Điều này giúp cho mọi người biết đề phòng trước
các cơn bão lớn, luôn chuẩn bị thật tốt cho các chướng ngại vật phía trước. Từ
đó ta có thể thấy được đức tính kĩ lưỡng, nhìn xa trong rộng của ông cha ta.
Những bài học trên đã khơi dậy ở mỗi người tình yêu thương đối với con
người, khơi dậy tinh thần đấu tranh để bảo vệ, giải phóng con người khỏi những
áp bức, bất công, là niềm tin bất diệt của con người về chiến thắng của chính
nghĩa và cái thiện.
Ví dụ có những tác phẩm văn học dân gian đã thể hiện các điều trên như
: Tấm Cám, cây tre trăm đốt, An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy,
Truyện cổ tích Thạch Sanh.
5

CHƯƠNG 2. Những giá trị đạo lý làm người trong một số tác
phẩm dân gian
2.1. Những giá trị nhân văn cao
Điều cơ bản nhất trong mỗi con người chính là giá trị của chính bản thân
mình. Để phần con của bản năng không lấn át phần người cao quý, chúng ta
nên mang trong mình tính nhân văn cần có của mỗi cá nhân. Mọi người có thể
hiểu “nhân“ là người còn “văn” chính là văn học, văn minh. Nhân văn là giá trị
đẹp đẽ của mỗi con người được thể hiện đậm nét qua các tác phẩm để đề cao
giá trị tinh thần như: vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp trí tuệ, tình cảm,… Tác phẩm có
tính nhân văn sẽ luôn hướng đến, khẳng định tấm lòng, sự trăn trở của người
cầm bút đối với cuộc sống con người. Hơn thế, nhân văn giúp kết nối những giá
trị của con người qua từng thời kì khác nhau.
2.2. Sự giáo dục về tinh thần nhân đạo và lạc quan
Văn học dân gian có các thể loại chủ yếu: thần thoại, sử thi, truyền
thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè,
thơ,… và ở mỗi thể loại có riêng cho mình những tác phẩm tiêu biểu về tinh
thần lạc quan của nhân dân ta qua nhiều khía cạnh khác nhau. Trong các tác
phẩm thể hiện tinh thần lạc quan trong mọi hoàn cảnh, người dân lao động hát
hò, đố nhau, trong ca dao tình yêu thì may màu sắc mộc mạc, giản dị, ngay cả
khi bị áp bức đau khổ dân ta vẫn không thể hiện lên nỗi sầu mà lại vô cùng lạc
quan, tin tưởng và chống chọi bước về phía trước. Không những thế tinh thần
lạc quan còn được thể hiện qua các mẫu truyện cổ tích, quan niệm “ở hiền gặp
lành” của nhân dân ta. Lắng nghe những câu chữ trong những mẫu truyện cổ
tích thấy được tinh thần lạc quan của nhân dân ta được gửi gắm từng dòng từng
chữ. Trong những tác phẩm ấy nêu lên quan niệm, lý tưởng, ước mơ, đạo đức
của người dân về hạnh phúc và công lý. Các tác phẩm thể hiện tinh thần lạc
quan nhưng vẫn giữ trong mình hai chữ nhân đạo, muốn hướng tới mọi người
những điều tốt đẹp. Giá trị nhân đạo và đạo đức của con người, sự thông cảm,
chia sẻ, nâng niu, trân trọng. Đề cao phẩm giá con người. Những câu chuyện cổ
6

tích đa phần thể hiện lên tinh thần lạc quan của nhân dân ta. Điển hình là mẫu
truyện “Tấm Cám”, “Tấm Cám” là một trong những truyện cổ tích phổ biến ở
Việt Nam tiêu biểu cho tinh thần lạc quan của nhân dân ta. Chủ đề chính của
truyện “Tấm Cám” là mâu thuẫn xung đột của dì ghẻ và con chồng, là loại chủ
đề xung đột gia đình. Ngoài ra, còn mang trong mình ý nghĩa đấu tranh bảo vệ
hạnh phúc của những con người hiền lành chân chính, thường những người như
vậy sẽ có phần thiệt thòi, gặp nhiều khó khăn gian khổ. Nhân vật Tấm là tiêu
biểu cho những người như vậy, khi Tấm được làm vợ của vua, có được hạnh
phúc của riêng mình thì bị sự ganh ghét, ganh tỵ của mẹ con nhà Cám. Khi Tấm
trở lại kiếp người, đoàn tụ với vua và răn dạy mẹ con Cám, đây chính là sự
phản ánh đấu tranh cho hạnh phúc của những con người chân chính. Chuyện
phản ánh rõ về số phận của những người mồ côi, bất hạnh có niềm tin mãnh liệt
chiến thắng cái ác để gìn giữ hạnh phúc của mình. Thông qua những câu truyện
như thế này, các tác giả muốn gửi gắm thông điệp những người bị chèn ép luôn
ấp ủ ước mơ tháng được cái ác. Thể hiện tinh thần lạc quan và nhân đạo của
nhân dân ta.
2.3. Những phẩm chất tốt đẹp của con người
Các câu chuyện cổ tích hay những truyền thuyết đều nêu lên những
phẩm chất tốt đẹp của con người, câu chuyện về chàng nông dân cần cù trong
“Cây tre trăm đốt” , đức tính trong sạch của nàng Tấm trong “Tấm Cám”, hay
đức tính can đảm, không sợ sệt lao ra cứu người của chàng Thạch Sanh. Ta đã
thấy rằng mỗi câu chuyện đều nêu lên những đức tính tốt của con người, đồng
thời sẽ giáo dục chúng ta trở thành một con người tốt hơn và tránh để trở nên ác
dã ác tâm như mẹ con nhà Cám mưu mô, xảo trá, Lý Thông tham lam, nói dối
hay là người phú ông ích kỉ. Các tác phẩm dân gian ko chỉ nêu lên những phẩm
chất cao đẹp mà còn giáo dục chúng ta để trở thành những người công dân tốt.
2.4. Đề cao những cái tốt, phê phán cái xấu
Đề cao cái tốt và phê phán cái xấu có thể nói là một yếu tố không thể
thiếu trong các tác phẩm dân gian. Cô Tấm lòng dạ trong sạch đã sống hạnh
7

phúc mãi mãi về sau, mẹ con Cám mưu mô xảo quyệt đã phải nhận được cái kết
đắng là cả hai đều chết. Thạch Sanh thì giành lại được công lý của mình và
sống vui vẻ với công chúa, Lý Thông bị vạch trần bởi những gì mình làm và kết
cục phải nhận được cái kết đắng là bị sét đánh. Tất cả đều được thể hiện qua các
tác phẩm dân gian. Thể hiện rõ nét những chi tiết cái tốt chắc chắn sẽ đánh bại
được cái ác và công lý sẽ luôn luôn nghiêng về những người tốt, đức tính tốt.
Từ đó cũng cho chúng ta biết được phải trái đúng sai và tránh những người ác
khi ở ngoài đời.
8

CHƯƠNG 3. Nghệ thuật thể hiện được thêm vào một cách tỉ mỉ
mang tính giáo dục đạo lý làm người
3.1. Những yếu tố kì ảo , diệu kì trong các tác phẩm
Yếu tố kì ảo là một trong những cốt lõi mang đến màu sắc tươi mới cho
các tác phẩm văn học dân gian. Các thể loại văn học dân gian thường xuất hiện
yếu tố kì ảo là thần thoại, truyền thuyết, sử thi và một bộ phận của truyện cổ
tích. Nó nêu lên những nỗi niềm, mong muốn của người dân khi họ cần một sự
giúp đỡ hay một phép màu để hoàn thành tâm nguyện của họ. Và ta thấy được
điều này thông qua hình ảnh sọ dừa, từ khi sinh ra đã không có tay chân. Cậu
không nhụt chí mà chịu từ bỏ và khi ta đọc đến sau tác phẩm ta thấy được cậu
đã trở thành chàng trai có tay chân lành lặn. Hay như anh nông dân nghèo trong
câu chuyện dân gian “ cây tre trăm đốt “ khi anh đang nỗ lực để có thể thực
hiện đúng điều kiện mà Phú ông đề ra để được cưới cô con gái Phú ông về mặc
dù đã cố gắng nhưng điều kiện lại khó nên anh đã được bụt tiên giúp đỡ ban
phép cho anh để anh thể lấy được con gái của nhà địa chủ. Trong các tác phẩm
trên đây ta có thể thấy được yếu tố kì ảo được thể hiện một cách rõ nét, không
cầu kì. Vì vậy việc chèn ghép yếu tố kì ảo vào các tác phẩm là vô cùng quan
trọng nhỏ mang đến tính nhân văn cho những bạn đọc và đạo lí làm người vô
cùng đặc biệt.
3.2. Các nhân vật, hình ảnh gần gũi với nhân dân
Hình ảnh, nhân vật gần gũi với nhân dân ta hiểu được đó là những người
đại diện cho cái thiện chống lại cái ác. Họ đứng ra bảo vệ và che chở cho những
người dân vô tội khỏi các mối nguy hiểm đang rình rập xung quanh. Và nó còn
được thể hiện qua các tác phẩm văn học dân gian, như thông qua hình ảnh. Ông
Bụt hiện lên một cách thần kì bởi vì cô là một người hiền lành, trong sạch,
lương thiện, không làm trái đạo đức, cô Tấm còn sống trong một gia dình
không hạnh phúc do sự ác độc của mẹ con Cám nên khi nghe được tiếng khóc
tha thiết cầu cứu của Tấm, ông Bụt lại hiện lên để giúp đỡ cô vượt qua những
nỗi buồn khó khăn cũng như là những cái xấu cái ác xung quanh cô. Hay nhân
9

vật ông tiên trong “Cây tre trăm đốt”, ông là đại diện cho cái thiện lành hiện lên
để giúp cho người nông dân tội nghiệp làm thuê cho nhà chủ nô độc ác chỉ biết
nói nhưng không thực hiện, lại còn bắt người nông dân làm những điều phi lí
nên khi ông tiên hiện lên là muốn giúp đỡ anh để trừng trị kẻ ác, lấy lại công
bằng cho anh. Qua các tác phẩm trên ta thấy được cái thiện luôn hiện diện xung
quanh chúng ta, bản thân ta cũng cần phải biết ơn và trân trọng điều đó, bởi khi
ta không làm gì trái với lương tâm thì sẽ không có gì có thể làm hại chúng ta.
3.3. Cốt truyện đơn giản, lành mach, dễ hiểu
Cốt truyện của văn học dân gian rất đơn giản , mạch lạc, dễ hiểu giúp
cho mọi giai cấp xã hội đều có thể tiếp thu và vận dụng nhiều trong đời sống.
Và nhân dân cũng cảm nhận được những tâm tư tình cảm và bắt nhịp cảm xúc
mà tác giả thể hiện ở bên trong. Như trong câu chuyện “Sơn Tinh Thủy Tinh” là
một câu chuyện truyền thuyết được mọi người biết đến cùng với một cốt truyện
dễ hiểu nhưng không kém phần mang ý nghĩa, rất phù hợp cho việc dạy cho
những lứa tuổi còn bé.
10

KẾT LUẬN
Qua tất cả những thứ chúng em trình bày ở trên thì chúng ta đã thấy
được rằng các tác phẩm văn học dân gian đều mang tính giáo dục rất cao. Giúp
hình thành nên những nhân cách tốt và giúp chúng ta biết những điều hay lẽ
phải. Đưa chúng ta bước đi trên một con đường tốt hơn, trở thành những công
dân tốt hơn để giúp ích cho xã hội. Hướng đến những điều đúng đắn. Bản thân
ta cũng cần phải noi gương, học những đức tính này để khi ra đời ta sẽ biết phải
trái đúng sai, làm việc thiện và trở thành một người tốt.
11

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Theo Nguyễn Đổng Chi và Trương Chính, Sọ Dừa, SGK lớp 6 (tập 1).
2. Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam - Nguyễn Đổng Chi.
3. Chu Xuân Diên, mục từ “Thạch Sanh” trong từ điển văn học (bộ mới). NXB
thế giới, 2004.
4. Theo Huỳnh Lý, “Sơn Tinh, Thủy Tinh” (truyền thuyết), SGK lớp 6 (tập 1)
trang 31.
5. Theo Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập I - Văn học dân gian, NXB Văn học,
Hà Nội, 1977.

You might also like