You are on page 1of 2

8. Theo Tòa án, Bitcoin có là tài sản theo pháp luật Việt Nam không?

- Theo Tòa án, Bitcoin không phải là tài sản theo pháp luật Việt Nam vì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
không chấp nhận tiền ảo là tiền tậ. Theo khoản 6 Điều 1 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP, quy định rõ
phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán, gồm: Séc, lệnh chi, ủy
nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, theo Chỉ thị 10/CT-TTg, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan như Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Công an… kiểm soát, ngăn chặn và xử lý việc thực hiện các giao
dịch (bao gồm phát hành, giao dịch, môi giới) liên quan đến tiền ảo trái pháp luật. Do đó Bitcoin không
phải là phương tiện được phép thanh toán trên thị trường. Ngoài ra cắn cứ theo Điều 105 BLDS 2015 quy
định, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Khung pháp lý về bitcoin chưa được ban hành, vì
thế bitcoin không thể được coi là tài sản. Vì vậy, Tòa án sẽ không thụ lý những tranh chấp liên quan đến
bitcoin mà người khởi kiện yêu cầu giải quyết dưới hình thức tranh chấp tài sản.

9. Pháp luật nước ngoài có coi Bitcoin là tài sản không? Nếu có, nêu hệ thống pháp luật mà anh/chị
biết.
- Quốc gia đầu tiên chấp nhận hoàn toàn Bitcoin là Nhật Bản. bắt đầu vào ngày 1 tháng 4 năm 2017,
Bitcoin đã được công nhận là một tài sản và một phương thức thanh toán hợp pháp, Nó được quy định bởi
Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản (JFSA). Theo Điều 5 Luật tiền tệ ảo thì, tại Nhật Bản vào năm
2017, tiền ảo được hiểu theo hai khía cạnh:
“(i) Giá trị giống như một tài sản tài chính, được ghi lại bằng điện từ trong phương tiện điện tử, ngoại trừ
bất kỳ đơn vị tiền tệ nào được phép ở Nhật Bản hoặc các quốc gia khác, và, tài sản được xác định là đơn
vị tiền tệ được sử dụng để thanh toán giá trị hàng hóa khi mua, bán, cho thuê hoặc cung cấp dịch vụ khác
cho một hoặc nhiều mặt hàng không xác định (gọi là tiền ảo loại I); (ii) có cùng giá trị với tài sản dùng để
trao đổi. Thay đổi một hoặc nhiều thực thể không xác định có giá trị thuộc tính được hiển thị trong đoạn
(i) ở trên, và có thể được truyền qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử (gọi là tiền ảo loại II) ".
10. Suy nghĩ của anh/ chị về quan điểm của Tòa án đối với Bitcoin trong mối quan hệ với khái niệm
tài sản ở Việt Nam.
Sau khi nghiên cứu qua BLDS 2015 cũng như một số khái niệm về tài sản ở Việt Nam, có thể thấy:
Với cơ chế hoạt động không có sự kiểm soát, Bitcoin nằm ngoài thẩm quyền quản lý của Ngân hàng Nhà
nước. Vì thế những giao dịch ngầm chúng ta khó kiểm soát được cho những hoạt động của tội phạm rửa
tiền, trốn thuế, chuyển tiền bất hợp pháp, thanh toán, tài trợ chủ quyền quốc gia về phát hành tiền tệ sẽ bị
xâm phạm, ảnh hưởng đến hiệu quả Điều hành chính sách tiền tệ.Việc Tòa án có những thông báo không
thừa nhận phương tiên thanh toán Bitcoin là cần thiết và hợp lí. Qua đó, có thể phần nào hạn chế được
những hoạt động liên quan đến đồng tiền này, tránh quá nhiều rủi ro có thể phát sinh. Bởi nếu không đực
sự bảo hộ từ pháp luật, các hoạt động ngoài luồng sẽ không có một động lực và sự an toàn nhất định.
Không bàn đến việc có hạn chế được hay không, nhưng sẽ là lý do để mọi người cân nhắc trước khi bắt
tay vào sử dụng.
11. Quyền tài sản là gì?
- Theo Điều 115 BLDS 2015, quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với
đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
12. Có quy định nào cho phép khẳng định quyền thuê, quyền mua tài sản là quyền tài sản không ?
- Hiện nay chưa có quy định cụ thể nào khẳng định rõ quyền thuê, quyền mua tài sản là quyền tài sản tuy
nhiên Bộ luật Dân Sự 2015 đưa ra đặc điểm của “quyền tài sản" là “quyền trị giá được bằng tiền" việc này
đồng nghĩa với bất cứ quyền nào đem lại lợi ích kinh tế thì quyền đó là quyền tài sản.
- Theo Điều 115 BLDS 2015 quy định : Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài
sản với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
13. Đoạn nào của Quyết định số 05 cho thấy Tòa án nhân dân tối cao theo hướng quyền thuê, quyền
mua là tài sản ?
- Trong quyết định số 05 của Tòa án nhân dân tối cao có ghi nhận quyền thuê, quyền mua là tài sản tại
phần nhận định của Tòa án: “Theo quy định tại Điều 188 và Điều 634 Bộ luật Dân Sự 1995, quyền thuê,
mua hóa giá nhà của cụ T là quyền tài sản (trị giá được bằng tiền) và được chuyền giao cho các thừa kế
của cụ T. Do đó, bà H và ông T1 được hưởng thừa kế quyền thuê, mua hóa giá nhà của cụ T"
14: Suy nghĩ của anh/ chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong quyết định số 05
về quyền thuê, quyền mua (trong mối quan hệ với khái niệm tài sản)
Việc Tòa án nhận định quyền thuê, quyền mua là tài sản là hợp lý bởi trong theo Điều 163 Bộ luật Dân
Sự 2005 “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. ". Quyền thuê, quyền mua là quyền trị giá
được bằng tiền nên là quyền tài sản theo Điều 181 Bộ luật Dân Sự 2005 “Quyền tài sản là quyền trị giá
được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự"

You might also like