You are on page 1of 8

CHỨNG MINH

1) Chứng minh nếu một tam giác thỏa một trong các điều kiện sau thì tam giác đó cân
a) Hai đường cao bằng nhau;
b) Hai trung tuyến bằng nhau;
c) Hai phân giác bằng nhau.
2) Chứng minh trung tuyến xuất phát từ một đỉnh bất kỳ của một tam giác thì cách đều hai đỉnh còn lại.
3) Chứng minh trong một tam giác đều, tổng các khoảng cách từ mỗi điểm lấy ở trong tam giác đó đến các
cạnh của nó, là một đại lượng không đổi, bằng chiều cao của tam giác đó.
4) Chứng minh tổng các trung tuyến của một tam giác lớn hơn nửa chu vi và nhỏ hơn chu vi của tam giác
đó.
5) Chứng minh hai tam giác bằng nhau nếu chúng có các góc ở đáy tương ứng bằng nhau và các đường
cao (hay các phân giác) kẻ đến cạnh đáy đó bằng nhau.
6) Trên các cạnh góc vuông của một tam giác ABC vuông tại A, về phía bên ngoài tam giác, ta dựng các
hình vuông ABDE và ACHK. Từ các điểm D và H, ta hạ hai đoạn vuông góc DM và HN và xuống phần
kéo dài của cạnh huyền. Chứng minh DM + HN = BC.
7) Chứng minh các phân giác trong [ngoài] của hình bình hành cắt nhau tạo thành một hình chữ nhật mà
đường chéo bằng hiệu [tổng] của các cạnh kề của hình bình hành.
8) Giả sử E, F là các trung điểm của các cạnh AD và BC của hình bình hành ABCD. Chứng minh các
đường thẳng BE và FD chia đường chéo AC thành ba phần bằng nhau.
9) Chứng minh đoạn thẳng nối các trung điểm các đường chéo của một hình thang thì song song với các
đáy của nó và bằng nửa hiệu các đáy đó.
10) Chứng minh rằng trong một tứ giác có các cạnh đối diện không song song, ba đường thẳng nối các
trung điểm của các cạnh đối diện và các trung điểm các đường chéo, đồng quy.
11) Cho hai đường tròn tâm O và O’ tiếp xúc ngoài tại A. Dựng tiếp tuyến chung ngoài BC của hai đường
tròn này, trong đó B và C là các tiếp điểm. Tính số đo góc BAC .
12) Qua một trong các giao điểm của hai đường tròn, ta dựng cát tuyến MN (M, N là hai giao điểm khác của
cát tuyến với các đường tròn). Chứng minh đoạn MN lớn nhất nếu cát tuyến song song với đường nối
tâm.
13) Hai đường tròn cắt nhau tại các điểm A và B. Qua các điểm A và B, ta dựng theo thứ tự các cát tuyến
MAN, PBQ (các điểm M, P ở trên một đường tròn; các điểm N, Q ở trên đường tròn kia). Chứng minh
MP song song với NQ. Bài toán sẽ như thế nào nếu các điểm Q và N trùng nhau.
14) Chứng minh tổng đường kính của đường tròn nội tiếp trong một tam giác vuông và đường kính của
đường tròn ngoại tiếp tam giác đó, bằng tổng các cạnh của góc vuông.
15) Các phân giác các góc B và C ở đáy của tam giác cân ABC cắt nhau tại điểm E và khi kéo dài thì cắt
đường tròn ngoại tiếp tam giác đó tại D và F. Chứng minh tứ giác EDAF là một hình thoi.
16) Cho hai đường tròn tiếp xúc ngoài nhau có MN là đoạn tiếp tuyến chung ngoài. Chứng minh đường tròn
đường kính MN tiếp xúc với đường nối tâm của hai đường tròn đã cho.
17) Một tam giác đều nội tiếp trong một đường tròn. Chứng minh khoảng cách từ mọi điểm của cung
trương bởi một cạnh bất kỳ trong các cạnh của tam giác đến đỉnh đối diện, bằng tổng các khoảng cách
cũng từ điểm đó đến các đỉnh còn lại.
-1-
18) Cho đường tròn (C) và điểm A ở bên trong hình tròn được giới hạn bởi đường tròn này. Trong tất cả các
dây cung của đường tròn (C) mà đi qua điểm A, dây cung nào có độ dài nhỏ nhất?
19) Cho đường tròn (C) có tâm O và điểm A ở bên ngoài hình tròn được giới hạn bởi đường tròn này. Dựng
đường thẳng d đi qua A, cắt đường tròn tại M, N. Xác định đường thẳng d sao cho diện tích tam giác
OMN lớn nhất.

DIỆN TÍCH

1) Qua một điểm lấy trên đường chéo l của một hình bình hành, ta dựng các đường thẳng song song với
các cạnh của nó. Hình bình hành đã cho được chia thành bốn hình bình hành, trong đó hai hình có các
đường chéo là các phần của đường chéo l. Chứng minh hai hình bình hành kia là tương đương.
2) Chứng minh diện tích của một tam giác vuông bằng diện tích một hình chữ nhật dựng trên các đoạn của
cạnh huyền phân chia ra bởi tiếp điểm của đường tròn nội tiếp.
3) Một hình bình hành được chia thành bốn phần bởi các đường thẳng nối một điểm bất kỳ ở trong với các
đỉnh. Chứng minh tổng các diện tích các phần ở đối diện nhau là bằng nhau.
4) Một đường thẳng song song với đáy của một tam giác chia đôi diện tích của tam giác. Đường thẳng đó
chia các cạnh bên của tam giác theo tỉ số nào?
5) Một đường thẳng song song với đáy của một tam giác mà diện tích bằng p, cắt ra một tam giác mà diện
tích bằng q. Xác định diện tích của tứ giác mà ba đỉnh trùng với với các đỉnh của tam giác nhỏ, còn
đỉnh thứ tư là một trong các điểm của đáy tam giác lớn.
6) Chứng minh diện tích của một tam giác trong đó cạnh đáy là một trong các cạnh bên của hình thang đã
cho, và đỉnh là trung điểm của cạnh bên kia, bằng nửa diện tích của hình thang.
7) Chứng minh trong tất cả các tam giác có các cạnh đã cho a và b, tam giác có diện tích lớn nhất là tam
giác trong đó các cạnh ấy vuông góc.
8) Chứng minh trong tất cả các hình chữ nhật nội tiếp trong cùng một đường tròn , hình vuông có diện tích
lớn nhất.
9) Chứng minh trong tất cả các tam giác có chu vi đã cho, tam giác đều có diện tích lớn nhất.
10) Trong một tam giác, ta dựng các đường phân giác và đường trung tuyến xuất phát từ cùng một đỉnh.
Chứng minh đường thẳng đối xứng với trung tuyến đối với phân giác, chia cạnh đối diện thành các
phần tỉ lệ với bình phương các cạnh kề.
11) Từ các đỉnh A, B, C của một tam giác ta dựng ba đường thẳng đi qua cùng một điểm M và cắt các cạnh
AM AC1 AB1
đối diện theo thứ tự ở các điểm A1, B1, C1. Chứng minh  
MA1 C1B B1C
12) Một hình thang được chia thành bốn phần bởi các đường chéo. Chứng minh các phần kề với cạnh bên
là tương đương.

-2-
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐƯỜNG TRÒN VÀ MẶT CẦU

1) Cho tam giác ABC và các điểm A’, B’, C’ lần lượt thuộc các đường thẳng BC, CA, AB. Chứng minh các
đường tròn ngoại tiếp các tam giác AB’C’, BC’A’, CA’B’ cùng đi qua một điểm M.
2) Cho ba điểm M, A, B thuộc đường tròn tâm O. Chứng minh
1
( MA, MB)  (OA, OB)  k , k  .
2
3) Cho tam giác ABC và một điểm M thuộc đường tròn ngoại tiếp tam giác đó. Chứng minh hình chiếu
vuông góc của M lên các đường thẳng BC, CA, AB cùng thuộc một đường thẳng (gọi là đường thẳng
Simson của điểm M đối với tam giác ABC).
4) Cho đường tròn (O) có tâm O và một điểm A cố định không thuộc đường tròn đó. Một đường tròn (C)
thay đổi đi qua điểm A và cắt đường tròn (O) tại M và N. Chứng minh giao điểm P của đường thẳng
MN và tiếp tuyến tại A của đường tròn (C) luôn thuộc một đường thẳng cố định.
5) Cho đường tròn tâm O và hai điểm cố định A, B không thuộc đường tròn đó. Một đường thẳng thay đổi
đi qua A cắt đường tròn (O) tại hai điểm M, N. Chứng minh đường tròn ngoại tiếp tam giác BMN luôn
đi qua một điểm cố định C nói chung khác với B. Trong trường hợp nào thì C trùng với B?
6) Cho đường tròn (O) và hai điểm cố định A, B. Một cát tuyến thay đổi đi qua A cắt (O) tại M, N. Chứng
minh các đường tròn (BMN) thuộc một chùm đường tròn.
7) Tam giác ABC có các trung tuyến BI và CJ. Chứng minh đường cao AH thuộc trục đẳng phương của hai
đường tròn có các đường kính BI và CJ.
8) Cho đường tròn tâm O bán kính R và hai đường kính AB, IJ vuông góc với nhau. Một đường thẳng đi
qua điểm I cắt đường kính AB tại M và cắt đường tròn tâm O nói trên tại một điểm thứ hai là N. Chứng
minh

a) IM . IN  2R2 ;
b) Mỗi đường tròn đi qua M, N đều trực giao với đường tròn tâm I bán kính r = IA.
9) Cho đường tròn tâm O bán kính R và đường tròn tâm O’ bán kính R’. Lấy M thuộc đường tròn đường
kính OO’. Chứng minh
a) Tổng các phương tích của M đối với các đường tròn (O) và (O’) là một số không đổi;
b) Tổng các phương tích của M đối với các đường tròn (O) và (O’) bằng 0 khi và chỉ khi các đường
tròn (O) và (O’) trực giao với nhau.
10) Cho đường tròn (O) có tâm O, bán kính R và một điểm A nằm ngoài đường tròn đó. Chứng minh mọi
đường tròn tâm I đi qua A và trực giao với đường tròn (O), luôn luôn đi qua một điểm cố định B và
ngược lại.
11) Cho ba điểm thẳng hàng O, A, A’. Gọi (C) là đường tròn đường kính OA và d là đường thẳng vuông góc
với OA tại A’. Một cát tuyến a thay đổi đi qua A’, cắt đường tròn (C) ở P và Q. Các đường thẳng OP,
OQ cắt d lần lượt ở P’, Q’. Chứng minh A ' P '. A ' Q ' không đổi.
12) Cho hai đường tròn (O, R) và (O’, R’). Đường nối tâm OO’ cắt hai đường tròn đó tại các cặp điểm A, B
và A’, B’. Một điểm M di động trên đường thẳng a vuông góc với OO’ tại H. Đường thẳng MA cắt (O)
tại C (C khác A), đường thẳng MA’ cắt (O’) tại C’ (C’ khác A’). Chứng minh các đường tròn (MCC’)
làm thành một chùm.

-3-
PHÉP BIẾN HÌNH

1) Cho tam giác ABC và đường tròn nội tiếp tam giác đó, tiếp xúc với các cạnh BC, CA, AB lần lượt tại A’,
B’, C’. Chứng minh các đường thẳng AA’, BB’, CC’ đồng quy.
2) Cho tam giác ABC. Một đường thẳng  cho trước không đi qua các đỉnh của tam giác cắt các đường
thẳng BC, CA, AB lần lượt tại A’, B’, C’. Chứng minh trung điểm các đoạn thẳng AA’, BB’, CC’ thuộc
một đường thẳng.
3) Cho tam giác ABC. Gọi A’, B’, C’ lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, CA, AB; M là điểm bất kỳ
không thuộc các đường thẳng chứa các cạnh của tam giác ABC. Gọi A1, B1, C1 lần lượt là giao điểm của
các cặp đường thẳng MA với B’C’, MB với C’A’, MC với A’B’. Chứng minh các đường thẳng A’A1,
B’B1, C’C1 đồng quy hoặc song song.
4) Cho tam giác ABC và đường thẳng  cắt các đường thẳng BC, CA, AB lần lượt tại A1, B1, C1. Gọi A2,
B2, C2 lần lượt là các điểm đối xứng của A1, B1, C1 qua trung điểm của các cạnh BC, CA, AB. Chứng
minh ba điểm A2, B2, C2 thẳng hàng.
5) Cho ba điểm A1, B1, C1 lần lượt thuộc các cạnh BC, CA, AB của tam giác ABC sao cho AA1, BB1, CC1
đồng quy. Gọi A2, B2, C2 lần lượt là giao điểm thứ hai của đường tròn ( A1B1C1 ) với các cạnh BC, CA,
AB. Chứng minh ba đường thẳng AA2, BB2, CC2 đồng quy.
6) Chứng minh điều kiện cần và đủ để bốn đường thẳng đồng quy lập thành một chùm điều hòa là có một
đường thẳng song song với một trong bốn đường thẳng của chùm đó, bị ba đường thẳng còn lại chia
thành hai đoạn thẳng bằng nhau.
7) Chứng minh hai đường phân giác của một góc tạo thành bởi hai đường thẳng cắt nhau chia điều hòa hai
cạnh của góc đó và bốn đường thẳng ấy tạo thành một chùm điều hòa.
8) Cho tam giác ABC không cân. Gọi E, F lần lượt là giao điểm của đường thẳng BC với các đường phân
giác trong và ngoài của góc A trong tam giác ABC.
a) Chứng minh (BCEF) = –1;
b) Gọi I là chân đường phân giác trong của góc C và J là chân đường phân giác ngoài của góc B.
Chứng minh ba điểm E, I, J thẳng hàng.
9) Cho góc nhọn xOy và điểm A thuộc miền trong của góc này. Hãy tìm điểm M thuộc cạnh Ox và điểm N
thuộc cạnh Oy sao cho tam giác AMN có chu vi nhỏ nhất.

10) Cho tam giác ABC có A  900 , đường cao AH, phân giác trong AD. Gọi O là tâm đường tròn ngoại tiếp
tam giác ABC.

a) Chứng minh qua phép đối xứng trục AD thì tia AH biến thành tia AO và khi đó BAH  OAC .
b) Tia AD cắt đường tròn tâm O tại E khác A. Trên tia AB lấy điểm F sao cho AF = AC. Chứng minh
hai đường tròn (ABC) và (AEF) có bán kính bằng nhau.
11) Cho tam giác ABC có trực tâm H. Chứng minh
a) Điểm đối xứng của H qua đường thẳng BC, thuộc đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC;
b) Các đường tròn ngoại tiếp các tam giác BCH, CAH, ABH, ABC bằng nhau.
12) Cho điểm A cố định và đường thẳng d cố định, không đi qua A. Gọi O là hình chiếu vuông góc của A
lên d và I là trung điểm của đoạn thẳng AO. Trên đường thẳng d, ta lấy hai điểm thay đổi P và Q không
trùng với O. Dựng các đường thẳng Px và Qy vuông góc với d. Đường thẳng QI cắt AP và Px lần lượt
tại M và N. Đường thẳng PI cắt AQ và Qy lần lượt tại M’ và N’. Chứng minh

-4-
a) (QMIN) = –1, (PM’IN’) = –1;
b) Ba điểm N, A, N’ thẳng hàng;
c) Đường thẳng MM’ luôn đi qua một điểm cố định.
13) Cho tam giác ABC và D, E, F lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, CA, AB. Từ một điểm K tùy ý, ta
gọi các điểm đối xứng của K lần lượt qua các tâm D, E, F là M, N, P. Chứng minh
a) Hai tam giác ABC và MNP bằng nhau;
b) Các đường thẳng AM, BN, CP đồng quy.
14) Cho đường tròn (O) có tâm O, bán kính R và điểm A nằm ngoài đường tròn (O). Gọi H là giao điểm của
đường thẳng OA với đường đối cực d của điểm A đối với đường tròn (O). Chứng minh
b) Đường thẳng d là trục đẳng phương của đường tròn (O) và đường tròn đường kính OA;
c) Đường trung trực của AH là trục đẳng phương của đường tròn (O) và đường tròn điểm A.
15) Tồn tại hay không một hình có hai tâm đối xứng phân biệt?
16) Cho bốn điểm A, B, C, D. Khi nào thì ĐB o ĐA = ĐC o ĐD.
17) Cho tam giác ABC. Gọi E, F, G lần lượt là trung điểm các cạnh AB, BC, CA. Lấy K tùy ý và gọi M là
điểm đối xứng của K qua E; N là điểm đối xứng của M qua F; P là điểm đối xứng của N qua G. Chứng
minh A là trung điểm của KP.
18) Chứng minh trong ba trung tuyến của một tam giác, trung tuyến lớn nhất nhỏ hơn tổng của hai trung
tuyến còn lại.
19) Cho đoạn thẳng AB và C là điểm nằm giữa hai điểm A, B. Dựng các tam giác đều ACE và CBF sao cho
E và F nằm cùng phía đối với đường thẳng AB. Chứng minh AF = BE và tam giác MCN là tam giác
đều, trong đó M và N lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng AF và BE.
20) Cho tam giác ABC có góc A nhọn. Dựng ra phía ngoài của tam giác này các hình vuông ANMB, ACPQ
và BEFC.
a) Chứng minh BQ = CN và BQ  CN;
b) Gọi D là trung điểm của BC; K, H, G theo thứ tự là tâm các hình vuông ANMB, ACPQ, BEFC.
Chứng minh tam giác KDH là tam giác vuông cân và hai đoạn KH, AG vừa bằng nhau, vừa vuông
góc với nhau.
21) Cho tam giác ABC. Vẽ về phía ngoài của tam giác này các hình vuông AEDB và ACFG lần lượt có tâm
là M, N. Gọi I, K theo thứ tự là trung điểm của các đoạn EG, BC. Chứng minh MKNI là hình vuông.
22) Từ đỉnh A của hình bình hành ABCD, ta kẻ các đường cao AH và AK. Biết KH = a, AC = b. Tính
khoảng cách từ A đến trực tâm của tam giác AHK.
23) Cho điểm M thuộc đường kính AB của đường tròn (O) có tâm O. Dây cung CD (của (O)) đi qua điểm M
và góc (AB, CD) = 450. Chứng minh MC 2  MD2 không phụ thuộc vào vị trí của điểm M.
24) Cho tứ giác lồi ABCD có diện tích S. Chứng minh
1
a) S  ( AB. CD  BC. AD) ;
2
b) Trong câu a), dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi tứ giác ABCD nội tiếp được và có hai đường chéo vuông
góc với nhau.
25) Cho bốn điểm A, C’, D’, B thẳng hàng và lấy theo thứ tự đó. Về một phía của đường thẳng AB, dựng
các hình vuông ABCD và A’B’C’D’. Chứng minh các đường thẳng AA’, BB’, CC’, DD’ đồng quy.
-5-
26) Cho hình thoi ABCD có cạnh a tâm O và có góc BAD  600 . Một đường thẳng  quay quanh A nhưng
không cắt hình thoi.
a) Đường thẳng  cắt hai đường thẳng BC và DC lần lượt tại B’, D’. Chứng minh hai tam giác B’BA
và ADD’ vị tự với nhau. Tìm vị trí của đường thẳng  để hai tam giác trên bằng nhau;
b) Hạ OG vuông góc với  tại G. Tìm vị trí của  để OG cực đại và tính giá trị cực đại đó.

PHÉP NGHỊCH ĐẢO

1) Cho đường tròn tâm O bán kính R và một điểm S nằm ngoài hình tròn. Gọi AB là đường kính thay đổi
của đường tròn (O) sao cho A, B, S không thẳng hàng.
a) Chứng minh đường tròn ngoại tiếp tam giác SAB luôn đi qua một điểm cố định khác S;
b) Các đường thẳng SA, SB cắt đường tròn (O) lần lượt tại M và N. Chứng minh đường thẳng MN luôn
đi qua một điểm cố định và đường tròn ngoại tiếp tam giác SMN luôn đi qua một điểm cố định.
2) Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng và d là đường trung trực của đoạn thẳng AB. Một đường tròn (O) thay
đổi đi qua hai điểm A, B cắt d ở D và E. Các đường thẳng CD, CE cắt đường tròn (O) ở D’, E’. Tìm tập
hợp các điểm D’, E’.
3) Cho đường tròn (O) và một điểm P cố định ở ngoài đường tròn (O). Gọi AB là một đường kính thay đổi
của (O). Các đường thẳng PA, PB cắt (O) tại A’, B’. Chứng minh
a) Tập hợp các đường tròn (PAB) lập thành một chùm;
b) Trục đẳng phương của hai đường tròn (O) và (PA’B’) đi qua một điểm cố định.
4) Cho tam giác ABC có O và I lần lượt là tâm các đường tròn ngoại tiếp và nội tiếp với các bán kính lần
lượt là R và r. Chứng minh IO2 = R2 – 2Rr.
5) Chứng minh phép nghịch đảo bảo tồn hàng điểm điều hòa, trong đó cực nghịch đảo thuộc đường thẳng
mang hàng điểm đó.
6) Cho hai đường tròn tiếp xúc ngoài tại A. Một tiếp tuyến tại M của đường tròn thứ nhất cắt đường tròn
thứ hai ở B, C. Chứng minh đường thẳng AM là đường phân giác của góc tạo thành bởi hai đường thẳng
AB và AC.
7) Cho hai đường tròn trực giao (O, R) và (O’, R’) cắt nhau tại A và B. Gọi f là phép nghịch đảo cực O,
phương tích k = R2 và f ’ là phép nghịch đảo cực O’, phương tích k’ = R’2. Một điểm M thay đổi trên
đường thẳng AB, gọi P = f(M), Q = f ’(M).
a) Tìm tập hợp các điểm P, Q;
b) Chứng minh giao điểm N của OQ và O’P nằm trên đường thẳng AB và hàng điểm A, B, M, N là
hàng điểm diều hòa.
8) Cho đường tròn tâm C bán kính R và một điểm A ở ngoài đường tròn đó. Một đường tròn thay đổi tâm
S đi qua A và trực giao với đường tròn (C).
a) Tìm tập hợp các điểm S;
b) Chứng minh dây cung PQ chung của (C) và (S) luôn đi qua một điểm cố định;
c) Hai đường thẳng AP và AQ lần lượt cắt đường tròn (C) tại điểm thứ hai là P’ và Q’. Chứng minh
đường thẳng P’Q’ luôn đi qua một điểm cố định;
d) Chứng minh đường tròn ngoại tiếp tam giác AP’Q’ luôn đi qua môt điểm cố định.
-6-
9) Cho phép nghịch đảo f có cực O, phương tích k và tam giác AMB có các đỉnh không trùng với O. Gọi
M ' A ' MA OA
A’ = f(A), B’ = f(B), M’ = f(M). Chứng minh  : .
M ' B ' MB OB
10) Cho hai đường tròn (C) và (C’) có bán kính bằng nhau và cắt nhau tại A, B. Một đường tròn thay đổi
( ) tiếp xúc với AB tại A, cắt (C) và (C’) tại P và P’. Chứng minh đường thẳng PP’ luôn đi qua một
điểm cố định và đường tròn (BPP’) tiếp xúc với đường thẳng AB tại điểm B.
11) Cho đường tròn ( ) có đường kính AB và đường thẳng  vuông góc với AB tại H, trong đó H  A và
AH < AB. Một đường tròn tâm A có chung một điểm C với đường tròn ( ) và cắt  ở D. Đường thẳng
AC cắt đường thẳng  ở C’; đường thẳng AD cắt đường tròn ( ) ở D’. Chứng minh CC’ = DD’.
12) Cho đường tròn (C) có tâm O bán kính R, đường thẳng  không tiếp xúc với (C) và điểm A thuộc 
nhưng không thuộc (C). Chứng minh
a) Có hai đường tròn (C1), (C2) cùng tiếp xúc với  ở A và tiếp xúc với đường tròn (C).
b) Khi đường thẳng  quay quanh điểm A thì đường thẳng nối hai tiếp điểm T1, T2 của đường tròn (C)
lần lượt với hai đường tròn (C1) và (C2), luôn đi qua một điểm cố định.
c) Khi đường thẳng  quay quanh điểm A và không tiếp xúc với (C) thì các đường tròn ( AT1T2 ) thuộc
một chùm đường tròn.

QUỸ TÍCH – DỰNG HÌNH

1) Trên đường tròn tâm O bán kính R, cho hai điểm A, B cố định và một điểm M di động. Gọi H là trực
tâm của tam giác ABM, C là trung điểm của đoạn AB, D là điểm đối xứng của M qua O.
a) Chứng minh AHBD là hình bình hành;
b) Gọi I là trung điểm của đoạn MH. Tìm tập hợp các điểm I và H khi M di động trên đường tròn tâm
O đã cho.
2) Cho đường tròn (O) và dây AB cố định (không là đường kính); điểm M di động trên (O). Gọi H là trực
tâm của tam giác ABM và E, F là hai giao điểm của đường tròn (M) đi qua H và đường tròn (H) đi qua
M. Tìm quỹ tích của E, F khi M di động trên (O).
3) Cho tam giác ABC nội tiếp một đường tròn (O), đỉnh A di động và hai đỉnh B, C cố định. Tìm quỹ tích
các điểm M sao cho các điểm đối xứng của M qua các trung điểm A0, B0, C0 của các cạnh BC, CA, AB,
nằm trên đường tròn (O).
4) Cho đường tròn (O) có đường kính AB cố định. Điểm M di động trên (O). Gọi P là điểm đối xứng của A
qua M. Tìm quỹ tích các điểm sau
a) Đỉnh thứ tư Q của hình bình hành APBQ;
b) Đỉnh thứ tư R của hình bình hành BAPR.
5) Trên đường tròn (O, R), cho hai điểm A, B cố định và điểm M di động. Trên tia AM, lấy điểm I sao cho
AI = BM. Tìm quỹ tích các điểm I.
6) Cho điểm A và đường tròn (O, R). Gọi B là điểm di động trên đường tròn (O, R). Tìm quỹ tích giao
điểm của đường thẳng AB với các đường phân giác của góc AOB.
7) Cho đường tròn (O, R) có đường kính PQ; A và B là hai điểm cố định sao cho A, B, O thẳng hàng. Gọi
M là giao điểm của các đường thẳng AP và BQ. Tìm quỹ tích các điểm M khi đường kính PQ thay đổi.
-7-
8) Cho hai đường tròn (O, R) và (O’, R’) tiếp xúc trong với nhau tại điểm A (R > R’). Đường thẳng OA cắt
các đường tròn (O, R) và (O’, R’) lần lượt tại B và C. Một đường thẳng d đi qua A cắt (O) tại M và cắt
(O’) tại N. Tìm quỹ tích các giao điểm I của BN và CM khi đường thẳng d quay quanh điểm A.
9) Cho hai đường thẳng a và b luôn đi qua một điểm A cố định thuộc đường tròn (C) và cắt lại (C) lần lượt
tại B, C sao cho góc BAC   không đổi. Khi a, b thay đổi, hãy tìm quỹ tích của:
a) Trọng tâm G của tam giác ABC;
b) Điểm D đối xứng của A qua trung điểm M của cạnh BC.
10) Cho hai điểm A, B cố định và một điểm M di động trên đường tròn (O, R) cho trước. Gọi N là trung
điểm của đoạn AM, dựng hình bình hành ABCN. Tìm quỹ tích của các điểm C.
11) Cho hai điểm O, A cố định. Một đường tròn (C) đi qua A và tiếp xúc với hai đường thẳng d, d’ vuông
góc với nhau tại điểm O. Tìm quỹ tích của tâm các đường tròn (C) khi d và d’ quay quanh O.
12) Cho đường tròn cố định ( ) có tâm O, bán kính R và hai đường thẳng Ox, Oy vuông góc với nhau. Lấy
điểm P trên đường tròn ( ) . Tiếp tuyến của đường tròn ( ) tại điểm P cắt các đường thẳng Ox, Oy
lần lượt tại A và B. Trục đẳng phương của đường tròn ( ) và đường tròn (AOB) cắt Ox, Oy ở C và D.
Tìm quỹ tích các trung điểm M của CD khi P chuyển động trên đường tròn ( ) .
13) Cho đường tròn (C) tâm O và đường tròn (C’) có tâm O’, cắt nhau tại A, B. Lấy điểm M thuộc đường
tròn (C). Các cát tuyến MA, MB cắt đường tròn (C’) lần lượt tại A’, B’.
a) Chứng minh A’B’  MO;
b) Tìm quỹ tích trung điểm I của A’B’ khi M di động trên (C).
14) Cho A, B là hai điểm cố định trên đường tròn (C) cho trước. Điểm P thay đổi trên đường thẳng AB. Các
đường tròn qua P tương ứng tiếp xúc với (C) ở A và B, giao nhau tại điểm thứ hai M. Tìm quỹ tích các
điểm M.
15) Cho vectơ v và bốn đường thẳng a, b, c, d đồng quy tại điểm O. Hãy dựng hình bình hành ABCD có
các đỉnh A, B, C, D tương ứng thuộc các đường thẳng a, b, c, d và AB  v .

16) Dựng đoạn thẳng có độ dài cho trước, cùng phương với vectơ v và có hai đầu mút tựa trên hai đường
tròn cho trước.
17) Cho đường tròn (O) có tâm O và đường kính AB, tiếp xúc với đường thẳng d tại A. Lấy điểm M thuộc
đường tròn (O). Hãy dựng đường tròn (C) tiếp xúc với đường tròn (O) tại M đồng thời tiếp xúc với
đường thẳng d.

-8-

You might also like