You are on page 1of 7

Ngày soạn: 13/4/2021

ngày giảng: Lớp 11A2 ngày 16 tháng 4 năm 2021

Tiết 107: Đọc văn


NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN (Tiết 1)
(Trích “ Những người khốn khổ”)
- V. Huy-gô
A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:
I. Kiến thức
- Sự khôi phục uy quyền của người cầm quyền.
- Ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền, làm an lòng những người khốn
khổ.
- Những biểu hiện của bút pháp lãng mạn chủ nghĩa trong đoạn trích tác phẩm
- Hiểu được sức mạnh và sự cảm hóa của lòng yêu thương.
II. Kĩ năng
- Đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
- Phân tích tâm lí, tính cách và xung đột nhân vật
* Tích hợp KNS:
- Giao tiếp: trình bày, trao đổi về ý nghĩa tư tưởng qua đoạn trích (thông điệp về sức mạnh
của tình thương lớn lao giữa con người và con người).
- Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về cá tính sắc nét, độc đáo trong cách xây dựng
hình tượng nhân vật đối lập, về cảm hứng nhân đạo và lãng mạn của đoạn trích.
III. Thái độ
- Giáo dục lòng trân trọng và yêu thương con người, đặc biệt là những người khốn khổ và bất
hạnh.
- Bài trừ, lên án, đấu tranh với cái xấu, cái ác và bạo lực trong cuộc sống.
IV. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực xử lí thông tin.
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực sáng tạo.
- Năng lực đọc-hiểu văn bản.
-Năng lực phân tích và cảm thụ.
- Năng lực tự học.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
I. ChuÈn bÞ cña GV:
+ Nghiªn cøu sgk, sgv, vµ c¸c tµi liÖu tham kh¶o ng÷ v¨n 11- tËp 2
+ ThiÕt kÕ bµi d¹y
+ Híng dÉn thùc hiÖn chuÈn kiÕn thøc kÜ n¨ng m«n Ng÷ v¨n 11.
+ Gi¸o dôc kÜ n¨ng sèng trong m«n Ng÷ v¨n ë trêng THPT.
- Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm và kết hợp các kĩ thuật dạy học
II. ChuÈn bÞ cña HS:
+ So¹n bµi tríc ë nhµ.
+ §äc Sgk, tr¶ lêi c¸c c©u hái gîi ý cu¶ sgk.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1- Khởi động
- Mục tiêu:Tạo sự hứng thú, tâm thế trước kho vào bài mới cho HS.
- Nhiệm vụ: Quan sát các bức ảnh và phát hiện tên địa danh, đất nước, tác giả văn
học và các tác phẩm đã học.
- Phương thức thực hiện: HS hoạt động cá nhân và có thể trao đổi theo bàn.
- Sản phẩm: Biết được một số địa danh, đất nước trên thế giới; Nhớ được một số tác
giả và tác phẩm đã học.
- Tiến trình thực hiện:
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi ôn
kiến thức qua tranh ảnh .
Nhìn tranh đoán tên đất nước và nhớ
tên các tác giả, tác phẩm đã học.
- HS trình bày những hiểu biết của
mình.
-GV giới thiệu về nước Pháp và nhà
văn V. Huy-gô
Chúng ta vừa được ôn lại những tác
giả, tác phẩm nổi tiếng ở một số nước
như Trung Quốc, Ấn Độ, Nước Nga,
nước Anh... và hôm nay chúng ta đến
với nước Pháp với một cây đại thụ nổi
tiếng ở TK XIX đó là V. Huy-gô. Ông
được biết tới như một thiên tài nở sớm
và rọi sáng từ đầu thế kỉ 19 tới nay, là
nhân vật dẫn đầu trong phong trào lãng
mạn của nền văn học Pháp. Những
trang sách của ông là hơi thở ấm nóng
về tình người, là cái nhìn bao dung đối
với lớp người khốn khổ của xã hội đầy
biến động. Hơn ai hết, ông nhận thức rõ
giá trị của những trang văn máu thịt của
cuộc đời mình
Hôm nay, chúng ta sẽ đi vào tìm
hiểu xem V.Hugo đã gửi gắm thông
điệp lớn lao nào trên những trang viết,
thông qua một đoạn trích trong tác
phẩm nổi tiếng Những người khốn
khổ: Người cầm quyền khôi phục uy
quyền.
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức
- Mục tiêu:HS nắm được những kiến thức cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
của nhà văn V. Huy-gô; Tiểu thuyết “Những người khốn khổ” và đoạn trích “Người
cầm quyền khôn phục uy quyền”; Hình tượng nhân vật Gia-ve.
- Nhiệm vụ: Nghiên cứu sgk, tìm dẫn chứng, suy nghĩ, thảo luận, trả lời câu hỏi
- Phương thức thực hiện: HS hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
- Sản phẩm: Kiến thức về tác giả, tác phẩm, đoạn trích và nhân vật Gia-ve.
- Tiến trình thực hiện:
1. GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung I.Tìm hiểu chung
về tác giả và tiểu thuyết Những người 1.Tác giả: Vích-to Huy-gô (1802-1885)
khốn khổ
- GV yêu cầu HS nghiên cứu sgk cùng
với kiến thức đã chuẩn bị về tác giả và
tác phẩm, trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi “Lật
mảnh ghép„ để tìm hiểu về cuộc đời
của V.Huy-gô.
(?) Hãy giới thiệu ngắn gọn về gia a. Cuộc đời
đình và cuộc đời của V.Huy-gô? * Gia đình: Sinh ra trong gia đình quý tộc. Cha là
(?)Tại sao nói V.Huy-gô sinh vào thế một quân nhân; mẹ mang nặng tư tưởng bảo hoàng
kỉ đầy bão tố cách mạng? -Thơ ấu: chịu nhiều thiệt thòi về tình cảm gia đình.
(?) Hãy điền vào dấu(...) để hoàn -Là người thông minh, tài năng nảy nở sớm.
thành về những hoạt động của V.Huy- * Thời đại: Thể kỉ đầy bão tố Cách mạng.
gô? Cuộc đời của ông trải qua những cuộc biến động
(?) Ông được thế giới tôn vinh là Danh lớn của lịch sử Pháp: Cách mạng Vô sản 1848,
nhân văn hóa vào năm nào? Chiến tranh Pháp- Phổ 1870, Công xã Pa-ri 1871..
(?) Đánh giá ngắn gọn về nhà văn -Suốt đời hoạt động xã hội và chính trị vì sự tiến bộ
V.Huy-gô? của thời đại.
(?) Kể tên những tác phẩm tiêu biểu =>Vich-to Huy-gô là nhà thơ, nhà tiểu thuyết,
của V.Huy-gô? nhà soạn kịch nổi tiếng của nước Pháp và thế
giới.
- HS làm việc cá nhân, nghiên cứu -Năm 1985 ông được công nhận là danh nhân văn
phần tiểu dẫn sgk, trả lời câu hỏi. hóa thế giới.
- GV chốt nội dung chính về cuộc đời
của V. Huy- gô.
- Gv chiếu ảnh về Đám tang và nơi b. Sự nghiệp sáng tác
chôn cất V. Huy-gô. -Tác phẩm tiêu biểu:
+ Tiểu thuyết: Nhà thờ Đức bà Pari (1831);
(?) Em hãy kể tên những tác phẩm tiêu Những người khốn khổ (1862)…
biểu của nhà văn? Nội dung qua những +Thơ: Lá thu (1831); Trừng phạt (1853)…
tác phẩm đó ? + Kịch: Héc-na-ni (1830)
- GV nhận xét, bổ sung nội dung, + Tiểu luận, tranh vẽ
chiếu nội dung và ảnh về những tác - Nội dung: Thể hiện lòng thương yêu bao la đối
phẩm tiêu biểu. với những người dân lao động nghèo khổ “ Nhà
văn của những người khốn khổ; nhà văn của “Âm
vang thời đại”.
=> Được mệnh danh là “Cây sồi già với tán lá
xanh ngắt và cảm hứng sáng tạo nghệ thuật
không bao giờ vơi cạn”.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả 2. Tác phẩm: Những người khốn khổ:
lời câu hỏi a. Hoàn cảnh sáng tác:
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, - Có ý tưởng từ 1829 đến 1862 chính thức ra đời.
nghiên cứu sgk và trả lời câu hỏi b. Nội dung:
( ?) Hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác và - Tái hiện khung cảnh Pa-ri nước Pháp 3 thập kỉ
nội dung chính của TP ? đầu TK XIX.
- GV bổ sung : Tác phẩm được thai - Xoay quanh nhân vật Giăng Van- giăng từ khi
nghén từ năm 1929, bằng sự trải được ra tù đến lúc qua đời trong lãng quên thầm
nghiệm, suy ngẫm đến 1862 tác phẩm lặng với thông điệp cuối cùng: “Trên đời, chỉ có
chính thức ra đời. một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau”.

-GV cho HS chơi trò chơi tóm tắt tiểu c. Tóm tắt: (SGK).
thuyết
- HS sắp xếp các thông tin để tóm tắt Tóm tắt tiểu thuyết
tiểu thuyết. Giăng Van- giăng Ăn trộm 1 Kết án 19 năm tù
(Người lao động nghèo) chiếc bánh mì khổ sai
-GV chiếu bản tóm tắt.
Mở nhà máy- giàu Trở thành người Ra tù được giám
có; trở thành thị tốt. Đổi tên là Ma- mục Mi-ri-en cảm
trưởng đơ-len hóa

Giúp đỡ mọi Tên Gia-ve nghi Ông ra thú tội…


người: Phăng-tin ngờ, theo dõi vào tù.. Vượt ngục
và Cô-dét cứu Cô-dét, chạy
trốn lên Pari

6/1832 Nhân dân Pa-


Vun đắp hạnh phúc cho Cô- ri nổi dậy chống
dét và Ma-ri-uýt… chính quyền của gc
( ?) Sau khi tóm tắt xong TP, nêu cảm đại tư sản…

nhận của em về 1 nhân vật hoặc một


chi tiết mà em ấn tượng nhất trong
tiểu thuyết?
d.Bố cục: Gồm 5 phần:
( ?) Bố cục của tác phẩm ? - Phần 1: Phăng-tin.
- Phần 2: Cô-dét
- Phần 3: Ma-ri-uýt.
- Phần 4: Tình ca phố Pơ-luy-mê và anh hùng ca
phố Xanh-đơ-ni.
- Phần 5: Giăng-van-giăng.
hơn 2000 trang, hàng trăm nhân vật.
- GV bổ sung : Được coi là cuốn bách => Được đánh giá: là một trong những tiểu thuyết
khoa thư đồ sộ về lịch sử, kiến trúc của nổi tiếng nhất của nền VHTG TK XIX.
Pari ; nền chính trị, triết lý, pháp luật,
công lý, tín ngưỡng của nước Pháp nửa
đầu TK XIX.
3. Đoạn trích
(?) Vị trí và nội dung của đoạn trích? a. Vị trí:
- HS nghiên cứu sgk, trình bày - Chương IV, quyển 8, phần thứ nhất.
b. Nội dung:
- Kể lại tình huống Gia-ve đến bắt Giăng Van-
giăng tại phòng bệnh của Phăng-tin, trước sự chứng
kiến của cô.
-GV Gọi học sinh đọc tác phẩm theo c. Đọc phân vai
hướng phân vai để chú ý làm nổi bật
tính cách nhân vật, hướng dẫn các em
cách đọc.
-HS: đọc dưới sự hướng dẫn của giáo
viên và tóm tắt nội dung.
(?) Bố cục của đoạn trích? d. Bố cục: 2 phần.
- Phần 1: (Từ đầu... Phăng-tin đã tắt thở”): Giăng
Van- giăng mất hết uy quyền.
- Phần 2: (còn lại): Giăng Van- giăng khôi hục uy
- GV định hướng: Như vậy chúng ta sẽ quyền.
tìm hiểu đoạn trích theo hướng tìm hiểu
2 nhân vật chính là Gia-ve và Giăng
Van-giăng, tiết học này ta tập trung khai
thác nhân vật Gia-ve.
2. GV híng dÉn HS ®äc- hiÓu v¨n II. Đọc-hiểu văn bản
b¶n. 1. Hình tượng nhân vật Gia-ve
(?) Hãy cho biết công việc của Gia-ve là - Gi-ve là thanh tra cảnh sát, dưới quyền của ông thị
gì? Bản chất của con người này ntn? trưởng Ma-đơ-len.
-GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận - Bản chất là kẻ gian ác, luôn rình rập, tìm cách
theo 4 nhóm- bàn với 4 nội dung kết hãm hại người tốt.
hợp với tư duy sáng tạo để trả lời câu
hỏi vào bảng phụ A0
* Nhóm 1: Gia-ve được miêu tả ntn về a. Ngoại hình:
ngoại hình?( Bộ mặt, giọng nói, cặp - Bộ mặt: gớm ghiếc
mắt, tiếng cười?) Nhận xét về biện -Giọng nói: man rợ, điên cuồng, không còn là tiếng
pháp nghệ thuật xây dựng ngoại hình người mà là tiếng thú gầm.
đó? - Cặp mắt: như cái móc sắt, với cái nhìn ấy hắn đã
quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ
- Cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng.
=> Biện pháp so sánh, phóng đại mang tính ẩn dụ
Gia-ve hiện lên như một caon ác thú ghê tởm.
* Nhóm 2: Tìm dẫn chứng và nhận xét b. Ngôn ngữ, hành động, thái độ
về về ngôn ngữ, hành động, thái độ của * Đối với Giăng Van- giăng:
Gia-ve với Giăng Van- giăng khi Phăng (*) Khi Phăng-tin còn sống:
tin còn sống? (Cách xưng hô, hành - Ngôn ngữ:
động, thái độ?) + Xưng hô: ta, tao... mày
+ Gọi Giăng Van- giăng: tên kẻ cướp, tên tù khổ
sai, tên kẻ cắp
- Hành động:
+ Quát tháo: Mau lên, nói to lên...
+ Nắm lấy cổ áo ông thị trưởng, giậm chân...
=> Thái độ: Lỗ mãng, hống hách, bạo ngược, thô
bạo, hung hăng như con thú vồ mồi.
* Nhóm 3: Tìm dẫn chứng và nhận xét (*) Sau khi Phăng tin qua đời:
về về ngôn ngữ, hành động, thái độ của - Hành động: Lùi ra phía cửa, run sợ trước sức
Gia-ve với Giăng Van- giăng khi Phăng mạnh phi phàm và bản lĩnh ghê gớm của Giăng
tin qua đời? (hành động, thái độ?) Van-giăng.
=> Thái độ: Vừa sợ, vừa tức, không dám bỏ đi gọi
lính.
* Nhóm 4: Tìm dẫn chứng và nhận xét * Đối với Phăng-tin:
về về ngôn ngữ, hành động, thái độ của - Ngôn ngữ:
Gia-ve với Phăng-tin? (Cách xưng hô, + Gọi Phăng-tin: con đĩ, con này, gái điếm, đồ khỉ
hành động, thái độ?) -> đầy thô bỉ, kinh miệt.
- Hành động:
+ Quát tháo
+ Nhìn trừng trừng
+ Giậm chân
+ Tuyên bố thẳng Giăng Van- giăng là kẻ cắp, tên
cướp, tên tù khổ sai -> Vùi dập niềm tin nhỏ nhoi
của Phăng –tin.Dẫn đến cái chết của Phăng-tin.
=> Thái độ: Tàn nhẫn, lạnh lùng, thô bạo trước nỗi
đau của người khác. Vô cảm, mất hết tính người
ngay cả khi Phăng -tin đã mất.
(?) Nhận xét, đánh giá về con người * Tóm lại:
Gia-ve? -Gia –ve, là chân dung của một con người-thú (tàn
bạo, độc ác, vô cảm); một con chó giữ nhà trung
- HS trao đổi, thảo luận theo 4 nhóm- thành cho chính quyền tư sản nước Pháp đương
bàn suy nghĩ và đại diện nhóm trình thời; là hiện thân của cái ác, cường quyền, bạo lực
bày nội dung qua tờ A0 trong xã hội.

- GV nhận xét, bổ sung kiến thức,


chiếu chốt nội dung.
Hoạt động 3. Hoạt động thực hành, luyện tập:
- Mục tiêu:HS củng cố kiến thức về tác giả và tác phẩm, nhân vật.
- Nhiệm vụ: Thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi.
- Phương thức thực hiện: HS hoạt động cá nhân.
- Sản phẩm: Kiến thức về tác giả, tác phẩm, đoạn trích và nhân vật Gia-ve.
- Tiến trình thực hiện:
-GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời câu 1.Nhận định nào sau đây nói về V.Huy-Gô
hỏi trắc nghiệm về nội dung bài.
A. Nhà văn Nga kiệt xuất.
- HS hoạt động cá nhân, suy nghĩ,
chọn đáp án đúng. B. Một thiên tài nở sớm và rọi sáng, người bạn lớn
của những người khốn khổ.
C. Mặt trời của thi ca.
D. Người của hai thế kỉ.
2.Những nhân vật nào sau đây là những người
khốn khổ trong tác phẩm “Những người khốn
khổ”?
A. Phăng-tin.
B. Cô-dét.
C. Giăng Van-giăng.
D.Tất cả các nhân vật trên.
3.Từ nào trong các từ sau đúng nhất để chỉ nhân
vật Gia-ve?
A.Thô lỗ.
B.Tàn nhẫn
C.Ác thú .
D. Vô tâm

Hoạt động 4. Hoạt động vận dụng:


- Mục tiêu:HS vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
- Nhiệm vụ: Thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi.
- Phương thức thực hiện: HS hoạt động cá nhân.
- Sản phẩm: HS hiểu được giá trị của tình thương và những cách thức để loại bỏ các
ác, cường quyền, bạo lực ra khỏi cuộc sống.
- Tiến trình thực hiện:
-GV yêu cầu Hình bày suy nghĩ của
mình về vấn đề tình thương và cái ác
trong cuộc sống?
(?) Suy nghĩ của em về tầm quan trong
của tình thương trong cuộc sống?Làm
thế nào để loại bỏ cái ác, bạo lực trong
cuộc sống?
- HS trình bày suy nghĩ của bản thân
Hoạt động 5. Mở rộng, sáng tạo:
(Thực hiện ở nhà)
- Mục tiêu:HS nắm được nội dung đoạn trích và tính cách của 2 nhân vật chính là
Gia- ve và Giăng Van- giăng.
- Nhiệm vụ: HS phân vai đóng kịch.
- Phương thức thực hiện: HS hoạt động tập thể.
- Sản phẩm: Vở kịch của HS.
- Tiến trình thực hiện:
- GV yêu cầu tập thể lớp HS đóng vở
kịch về đoạn trích, thể hiện được giọng
điệu, thái độ, hành động... của 3 nhân
vật: Gia- ve, Giăng Van- giăng,
Phăng-tin
- HS về nhà hoàn thiện bài

* Híng dÉn häc sinh tù häc ë nhµ, (chuÈn bÞ cho bµi sau): (1 phót)
-VN: Tóm tắt được tiểu thuyết và đoạn trích học
- TiÕt sau: ĐV: Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Tiết 2)
+ So¹n bµi theo c©u hái sgk.
- Chú ý: Tìm các dẫn chứng về nhân vật Giăng Van- giăng (Lời nói, cử chỉ, hành động, thái
độ đối với Gia- ve và Phăng-tin khi Phăng-tin còn sống và sau khi Phăng- tin qua đời)
* Rót kinh nghiÖm:
- Thời gian: …………………………………………………………………………
- Phương pháp:……………………………………………………………………
- Nội dung:…………………………………………………………………………

You might also like