You are on page 1of 2

Đề 1 ĐỀ THI HÓA ĐẠI CƯƠNG 28-12-16

Số báo danh:……… (Thời gian: 60 phút) Kíp 1


Câu I (4,0đ).
Cho cân bằng:
CO(k) + H2O(k) ↔ CO2(k) + H2(k)
CO(k) H2O(k) CO2(k) H2(k)
∆Ho298,s (KJ.mol-1) - 110,5 - 241,8 - 393,5 0
So298 (J.K-1.mol-1) 197,6 188,7 213,7 130,6
1. Áp suất ảnh hưởng đến cân bằng trên như thế nào?
2. Thiết lập các phương trình ΔGoT = f(T) và lnKp = f(T), coi ΔHo và
ΔSo là hằng số đối với nhiệt độ.
3. Tính % số mol CO đã tham gia phản ứng khi phản ứng đạt tới trạng thái
cân bằng ở 1100K, biết rằng lúc đầu có n mol CO(k) và n mol H2O(k).
Câu II (2,5đ).
Trộn 10 ml dung dịch MgSO4 0,02M với 10 ml dung dịch
NaCH3COO 0,2M ở 25oC thì có xảy ra kết tủa Mg(OH)2 không? Biết ở
25oC, tích số tan của Mg(OH)2 bằng 10-11 và hằng số bazơ của CH3COO-
bằng 5,71.10-10.
Câu III (2,5đ).
Một pin điện được cấu tạo như sau ở 25oC:
Pt / Fe3+ 0,1M; Fe2+ 0,2M // Fe3+ 0,2M ; Fe2+ 0,1M/ Pt
1. Tính suất điện động của pin.
2. Viết phương trình phản ứng xảy ra trong pin và tính ΔG của phản
ứng đó.
3. Tính nồng độ các ion Fe3+ và Fe2+ ở các điện cực khi phản ứng trong
pin đạt đến trạng thái cân bằng.
Câu IV (1,0đ).
Phản ứng : 2HI(k) ↔ H2(k) + I2(k) có bậc 2 theo HI. Ở thời điểm ban
đầu nồng độ HI bằng 0,5M; sau 20 giây nồng độ HI là 0,4985M. Tính
hằng số vận tốc k.

------------------Hết--------------------
(Yêu cầu: Ghi số báo danh vào đề thi và nộp đề kèm bài thi)
Đề 2 ĐỀ THI HÓA ĐẠI CƯƠNG 28-12-16
Số báo danh:……… (Thời gian: 60 phút) Kíp 1
Câu I (4,0đ).
Cho cân bằng:
2Ag2O(r) ↔ 4Ag(r) + O2(k)
Ở 25 C có Kp = 1,9.10-4 và ở 98oC có Kp = 2,35.10-2 .
o

1. Áp suất ảnh hưởng đến cân bằng trên như thế nào?
2. Thiết lập phương trình ΔGoT = f(T), coi ΔHo và ΔSo là hằng số
đối với nhiệt độ.
3. Cho 10-2 mol Ag2O (r) vào bình chân không dung tích 2 lít ở
98oC. Tính số mol O2 được tạo thành.
Câu II (2,5đ).
Trộn 500 cm3 dung dịch Mg(NO3)2 2.10-3M với 500 cm3 dung
dịch NH3 4.10-3 M ở 25oC thì có xảy ra kết tủa Mg(OH)2 không? Biết
ở 25oC, tích số tan của Mg(OH)2 là 10-11 và hằng số bazơ của NH3 là
10-4,8.
Câu III (2,5đ).
Một pin điện được cấu tạo như sau ở 25oC:
Pt / Sn4+ 0,1M; Sn2+ 0,5M // Sn4+ 0,5M ; Sn2+ 0,1M/ Pt
1. Tính suất điện động của pin.
2. Viết phương trình phản ứng xảy ra trong pin và tính ΔG của
phản ứng đó.
3. Tính nồng độ các ion Sn4+ và Sn2+ ở các điện cực khi phản ứng
trong pin đạt đến trạng thái cân bằng.
Câu IV (1,0đ).
Phản ứng : H2(k) + I2(k) ↔ 2HI(k) có bậc theo H2 và I2 đều bằng
1. Nồng độ ban đầu của H2 và I2 đều bằng 0,25M; sau 20 giây nồng độ
I2 là 0,24M. Tính hằng số vận tốc k.

------------------Hết--------------------
(Yêu cầu: Ghi số báo danh vào đề thi và nộp đề kèm bài thi)

You might also like