You are on page 1of 6

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỔ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


TRƯỜNG CAO ĐẲNG GTVT
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2018

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC


(Xây dựng theo Thông tư số: 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/03/2017 của Bộ trưởng
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

Tên môn học: Kỹ Thuật Điện Tử


Mã môn học: MH 14
Thời gian thực hiện môn học:45 giờ;
(Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 28 giờ; Kiểm tra: 2giờ)
I. Vị trí, tính chất của môn học:
1. Vị trí:
Mô đun được thực hiện sau khi sinh viên đã học xong các mô học/mô đun thuộc
khối kiến thức chung như: Chính trị, pháp luật,Tin học, Ngoại ngữ... đặc biệt mô đun
này phải được bố trí sau khi đã học xong mô học về kỹ thuât điện.
Mô đun này được bố trí giảng dạy ở học kỳ II của khóa học .
2. Tính chất:
Là môn học cơ sở nghành bắt buộc.
II. Mục tiêu môn học:
1. Về kiến thức:
Môn học này cung cấp kiến thức về tổng quan linh kiện điện tử cơ bản. Hiểu rõ
cấu tạo và nguyên lý hoạt động của linh kiện điện tử như:Điện Trở, Tụ điện, Cuộn
cảm, Diode, Transistor lưỡng cực (BJT), Transistor hiệu ứng trường (FET).
Hiểu được các thuật ngữ chuyên ngành điện tử được ứng dụng trên ô tô. Có kiến
thức chung kiểm tra, sửa chữa linh kiện điện tử.
2. Về kỹ năng:
Nắm được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của linh kiện điện tử cơ bản. Trình bày
được phương pháp điều khiển của vi mạch tích hợp. Xác định được đặc điểm kiểm tra
và sửa chữa linh kiện điện tử cơ bản.
Có kỹ năng phân tích, giải thích và lập luận giải quyết các vấn đề kỹ thuật điện tử
ứng dụng trên ô tô. Kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp và khả năng đọc hiểu các tài liệu
kỹ thuật bằng tiếng Anh hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao.
3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của
cơ quan, doanh nghiệp.
Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, có thể làm việc
theo nhóm và làm việc độc lập.
Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡđồng nghiệp.
Có lối sống lành mạnh, chân thành, khiêm tốn giản dị; Cẩn thận và trách nhiệm
trong công việc;
III. Nội dung môn học:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Thời gian (giờ)
Số Thực hành,
T Tên chương, mục Tổng Lý thí nghiệm, Kiểm
T số thuyết thảo luận, tra
bài tập
Chương 1: Tín hiệu và các hệ thống điện
1 6 2 4 0
tử
2 Chương 2: Chất bán dẫn –Diode 6 2 4 0
3 Chương 3: Transistor BJT 8 3 5
Kiểm tra định kỳ lần 1 1 1
4 Chương 4: Transistor Trường 12 4 9 0
5 Chương 5: Bộ Nhớ và Vi điều khiển 6 2 4 0
6 Chương 6 :Mạch Số 5 1 4 1
Kiểm tra định kỳ lần 2 1 1
Cộng: 45 15 28 2
2. Nội dung chi tiết:
Bài mở đầu
Chương 1: Tín hiệu và các hệ thống điện tử Thời gian: 6 giờ.
1. Mục tiêu:
Học xong bài này, người học có khả năng:
- Trình bày được nhiệm vụ và phân loại của tín hiệu;
- Phân tích được nguyên lý hoạt động của tín hiệu;
- Trình bày được ứng dụng của tín hiệu trên ô tô;
2. Nội dung chương:
2.1.Tổng quan
2.2.Khái niệm chung về tín hiệu
2.3.Các thông số đặc trưng cho tín hiệu
2.4.Các tín hiệu cảm biến
Chương 2:Chất bán dẫn -Diode Thời gian: 6 giờ.
1. Mục tiêu:
Học xong bài này, người học có khả năng:
- Trình bày được cấu tạo của chất bán dẫn;
- Phân tích được nguyên lý hoạt động của các loại Diode;
- Trình bày được ứng dụng của Diode;
2. Nội dung chương:
2.1. Chất bán dẫn
2.2. Tiếp giáp p-n. Diode bán dẫn
2.3. Ứng dụng của diode
2.4. Các loại diode khác
2.5. Các ứng dụng Diode
Chương 3:Transistor BJT Thời gian: 8 giờ.
1. Mục tiêu:
Học xong bài này, người học có khả năng:
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của transistor BJT;
- Phân tích được các dạng mắc mạch cơ bản và các họđặc tuyến của transistor ;
- Trình bày được ứng dụng của transistor BJT trên ô tô;
2. Nội dung chương:
2.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
2.2. Mạch tương đương, các thông số và trạng thái transistor
2.3 Các dạng mắc mạch cơ bản và các họ đặc tuyến của transistor
Kiểm tra định kỳ lần 1 Thời gian: 1 giờ.
Chương 4: Transistor trường Thời gian: 8 giờ.
1. Mục tiêu:
Học xong bài này, người học có khả năng:
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Transistor JFET và
Transistor MOSFET;
- Phân tích được thái phâncực hoạt động của Transistor JFET và Transistor
MOSFET.
- Trình bày được ứng dụng của transistor BJT trên ô tô;
2. Nội dung chương:
2.1. Transistor JFET
2.2. Transistor MOSFET
2.3. Mạch tương đương và các thông số
Chương 5: Bộ Nhớ và Vi điều khiển Thời gian: 6 giờ.
1. Mục tiêu:
Học xong bài này, người học có khả năng:
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ nhớ Rom và bộ nhớ
Ram;
- Trình bày được cấu trúc và hoạt động của bộ vi điều khiển..
- Trình bày được ứng dụng của bộ vi điều khiển trên ô tô;
2. Nội dung chương:
2.1.Bộ nhớ
2.2. Rom
2.3. Ram
2.4. Cấu trúc và hoạt động của bộ vi điều khiển
2.5. Ứng dụng của bộ vi điều khiển
Chương 6: Mạch Số Thời gian: 3 giờ.
1. Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt độngcủa một số cổng cơ bản;
- Vận dụng các cổng cơ bản, thực hiện ghép cổng và tìm hàm rút gọn;
- Trình bày được ứng dụng của cổng logic trên ô tô;
2. Nội dung chương:
2.1.Tổng quan về mạch số.
2.2.Các cổng logic.
2.3.Các ứng dụng các cổng logic
Kiểm tra định kỳ lần 2 Thời gian:1 giờ.
IV. Điều kiện thực hiện môn học:
1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng:
Quá trình giảng dạy mô đun: Điện tử cơ bản được tiến hành tại phòng học lý
thuyết Cơ sở 2 của Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, địa
chỉ: Số 8, Nguyễn Ảnh Thủ, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, Thành phố Hồ Chí
Minh.
2. Trang thiết bị máy móc:
- Bộ Kit thí nghiệm điện tử Atech 1800Series ;
- Bộ Kit thí nghiệm điện tử Atech 2000Series ;
- Hộp ECU;
- Máy hiện sóng Oscilloscope;
- Đồng hồ đo VOM;
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:
- Học liệu:
+ Trần Quang Vinh, Chử Văn An. Nguyên lý kỹ thuật điện tử, NXB Giáo dục-
2005.
+ Nguyễn Viết Nguyên, Giáo trình kỹ thuật số, NXB Giáo dục-2005.
+ Lê Văn Doanh, Bài tập Kỹ thuật điện tử, NXB KH&KT-1998
+ Nguyễn Thúy Vân. Kỹ thuật số, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội -2005.
+ Hình ảnh, CD ROM của điện tử cơ bản, bộ máy chiếu projecter, laptop;
+ Phiếu kiểm tra.
- Dụng cụ:
+ Máy laptop;
+ Máy chiếu projecter;
+ Bảng phấn;
+ Phần mềm mô phỏng nguyên lý hoạt động của linh kiện điện tử;
- Vật liệu:
+ Diode, transistor BJT, Transistor JFET, Transistor MOSFET, IC tích hợp;
+ IC điều khiển đánh lửa, bộ điều khiển lock cửa;
4. Các điều kiện khác:
- Trong quá trình học tập, được tham quan tại các cơ sở sản xuất và các đơn vị
vận tải bên ngoài.
- Thực tập tốt nghiệp được bố trí tại các cơ sở sửa chữa ô tô có đầy đủ các trang
thiết bị, dụng cụ sửa chữa và đo kiểm hiện đại.
- Thực hiện đề tài nghiên cứu ứng dụng điện tử trên ô tô.
V. Nội dung và phương pháp đánh giá:
1. Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:
-Kiến thức:Qua sự đánh giá của giáo viên và tập thể giáo viên bằng các bài kiểm
tra viết và trắc nghiệm điền khuyết.
+ Trình bày được đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ và cấu tạo, nguyên tắc hoạt
động của các linh kiện điện tử.
+ Giải thích đúng những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và đặc điểm bảo
dưỡng và sửa chữa những hư hỏng của các linh kiện điện tử.
- Kỹ năng:Qua sự nhận xét, tự đánh giá của học viên và của giáo viên đạt các
yêu cầu:
+ Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của nhóm, kĩ năng làm việc
nhóm, kĩ năng giao tiếp, tương tác, chia sẻ, giữa sinh viên với sinh viên.
+ Đánh giá kĩ năng tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa, kĩ năng giải quyết
vấn đề bằng trình bày thuyết trình của sinh viên.
+ Đánh giá kỹ năng phân tích, phán đoán kiểm tra linh kiện điện tử.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:Qua sự đánh giá trực tiếp trong quá trình học
tập của học viên, đạt các yêu cầu:
+ Chấp hành nghiêm túc tham dự tiết học, tích cực học tập và tham gia các
hoạt động trong giờ học của sinh viên.
+ Có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng và đúng
thời gian.
+ Cẩn thận, chu đáo trong công việc luôn quan tâm đúng, đủ không để xảy ra
sai sót.
2. Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:
Được đánh giá qua thực hành trong quá trình thực hiện các bài có trong môn học
về kiến thức, kỹ năng và thái độ.
ST Điểm Trọng
Nội dung, hình thức đánh giá
T thành phần số
1Điểm trung 40% Kiểm tra thường xuyên (hệ số 1): giáo viên chọn
bình kiểm tra hình thức đánh giá:
( có ít nhất - Kiểm tra viết trên lớp (từ 15 đến 30 phút).
một điểm kiểm Kiểm tra định kỳ (hệ số 2): Các bài tập hoặc bài
tra thường kiểm tra viết do giáo viên hướng dẫn yêu cầu (từ 45
xuyên và một đến 60 phút).
điểm kiểm tra
định kỳ)
2Điểm thi kết 60% - Thi vấn đáp, thi trắc nghiệm hoặc thi viết theo yêu
thúc môn học cầu của giáo viên
 Điều kiện dự thi kết thúc môn học
– Tham dự ít nhất 70% thời gian trên lớp học và tham dự đầy đủ giờ học
tích hợp; hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ, bài tập nhóm, tiểu luận;
– Điểm trung bình chung các điểm kiểm tra đạt từ 5,0 điểm trở lên theo
thang điểm 10;
 Điều kiện hoàn thành môn học :
Điểm môn học đạt yêu cầu khi có điểm theo thang điểm 10 đạt từ 5,0 trở lên.
VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun:
1. Phạm vi áp dụng mô đun:
Chương trình mô đun kỹ thuật điện tử được sử dụng để giảng dạy cho trình độ
cao đẳng.
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:
- Đối với giáo viên, giảng viên:
+ Mỗi bài học trong mô học sẽ giảng dạy phần lý thuyết tại phòng chuyên đề
và tiếp theo rèn luyện kỹ năng tại xưởng thực hành;
+ Giảng viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình khung và
điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị chương trình chi tiết và nội dung giảng dạy
đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học.
+ Trong quá trình dạy học giảng viên sử dụng phương pháp diễn giảng, kết
hợp với hình ảnh trực quan các học cụ thực tế để truyền đạt kiến thức, kỹ năng, cho
sinh viên.
+ Việc hướng dẫn kết thúc được thực hiện bằng các ý kiến nhận xét, đánh giá
chung và đánh giá cho từng sinh viên sau khi đã thao tác các nội dung theo yêu cầu
của bài học; hướng dẫn sinh viên nghiên cứu trước tài liệu cho bài học sau trong giờ tự
học.
- Đối với người học:
Sinh viên phải nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ sau:
+Các sinh viên phải chủ động đăng ký học mô đun và đóng học phí đầy đủ với
Phòng Đào tạo và Phòng Tài chính – Kế toán của nhà trường đúng thời gian quy định;
+ Tham dự tối thiểu 70% số tiết học lý thuyết trên lớp học tại Xưởng thực tập;
+ Tham dự kiểm tra định kỳ đầy đủ
+ Tham dự thi (hoặc kiểm tra) kết thúc mô đun;
+ Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học;
3. Những trọng tâm cần chú ý:
Nội dung trọng tâm: Kiến thức về cấu tạo, nguyên lý hoạt động linh kiện điện tử;
Có kỹ năng phân tích, kểm tra linh kiện điện tử.
4. Tài liệu tham khảo:
- Đỗ Xuân Thụ, Bài tập Kỹ thuật điện tử, NXB Giáo dục-1998.
- Đỗ Xuân Thụ, Kỹ thuật điện tử, NXB Giáo dục, 2006.;
- Tài liệu đào tạo điện tử cơ bản của BWM.
- Tài liệu đào tạo điện tử cơ bản tử của Toyota.
- Tài liệu trên internet.
5. Ghi chú và giải thích (nếu có):

You might also like