You are on page 1of 9

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỔ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


TRƯỜNG CAO ĐẲNG GTVT
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2018

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC


(Xây dựng theo Thông tư số: 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/03/2017 của Bộ trưởng
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

Tên môn học: : TỔ CHỨC QUẢN LÝ BẢO DƯỠNG CÔNG NGHIỆP


Mã số môn học: MH 23
Thời gian thực hiện môn học: 90 giờ;
(Lý thuyết: 30 giờ; thảo luận, bài tập: 56 giờ; Kiểm tra: 04 giờ)

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC:


1. Vị trí của môn học:
Môn học được bố trí ở học kỳ 4 của khóa học, có thể bố trí dạy song song với các
môn học, mô đun sau: Tin học; Tự động hóa trong công nghệp; Thực tập bảo dưỡng
động cơ ôtô; Thực tập kỹ thuật khí nén và các môn tự chọn ...
2. Tính chất của môn học:
Là môn học chuyên môn nghề rất quan trọng và là kiến thức trong kỳ thi tốt
nghiệp.
II. MỤC TIÊU MÔN HỌC:
1. Về kiến thức:
- Giúp sinh viên hiểu được mục tiêu, tầm quan trọng của công tác bảo trì và các
phương pháp quản lý bảo trì hiện đại, từ đó áp dụng vào công tác quản lý bảo trì cho
doanh nghiệp, nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng (A), hệ số chất lượng (C) và hiệu suất
thiết bị (H), giúp doanh nghiệp cải thiện OEE.
2. Về kỹ năng:
- Kỹ năng lắng nghe; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức
công việc;
- Kỹ năng tìm kiếm, tổng hợp, phân tích và đánh giá thông tin;
- Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Có ý thức, trách nhiệm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp;
- Có trách nhiệm công dân; thái độ phục vụ;
III. NỘI DUNG MÔN HỌC:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Thời gian (giờ)
Số Thực hành,
T Tên chương, mục Tổng Lý thí nghiệm, Kiểm
T số thuyết thảo luận, tra
bài tập
1 Chương 1: Mở đầu về bảo trì 6 2 4
2 Chương 2: Định nghĩa và nội dung bảo trì 6 2 4
3 Chương 3: Độ tin cậy và khả năng sẳn sàng 6 2 4
4 Chương 4: Chi phí chu kỳ sống 6 2 4
5 Chương 5: Kinh tế bảo trì 6 2 3
6 Chương 6: TPM và RCM 6 2 4
7 Chương 7: Tổ chức bảo trì 10 3 7
Kiểm tra định kỳ lần 1 2
8 Chương 8: Phụ tùng và quản lý tồn kho 12 4 8
9 Chương 9: Các hệ thống quản lý bảo trì 12 4 8
Chương 10: Thực hiện hệ thống quản lý
10 10 3 7
bảo trì
Kiểm tra định kỳ lần 2 2
Tổng cộng: 90 30 56 4

2. Nội dung chi tiết:


Chương 1: Mở đầu về bảo trì Thời gian: 6 giờ.
 Mục tiêu: Học xong bài này, người học có khả năng:
 Trình bày được lịch sử phát triển của bảo trì;
 Hiểu được những mục tiêu và những lợi ích mang lại từ công tác bảo trì;
 Nắm được những thiết hại do hư hỏng máy và thiết bị;
 Hiểu được những ứng dụng thực tế của kỹ thuật bảo trì.
 Nội dung chương:
1.1. Sự phát triển của kỹ thuật bảo trì
1.2. Những mục tiêu của bảo trì
1.3. Những lợi ích mang lại từ công tác bạo trì
1.4. Những thiệt hại do hư hỏng máy mọc, thiết bị
1.5. Những ứng dụng thực tế của kỹ thuật bảo trì
1.6. So sánh giữa bảo trì và y tế
Chương 2: Định nghĩa và nội dung bảo trì Thời gian: 6 giờ.
 Mục tiêu: Học xong bài này, người học có khả năng:
 Nắm được các định nghĩa và phân loại bải trì;
 Hiểu được bảo trì không kế hoạch và có kế hoạch;
 Nắm được các giải pháp và biết lựa chọn các giải pháp bảo trì.
 Nội dung chương:
2.1. Các định nghĩa về bảo trì
2.2. Phân loại bảo trì
2.3. Bảo trì không kế hoạch
2.4. Bảo trì có kế hoạch
2.5. Các giải pháp bảo trì
2.6. Lựa chọn giải pháp bảo trì
2.7. Bảo trì phòng ngừa
Chương 3: Độ tin cậy và khả năng sẳn sàng Thời gian: 6 giờ.
 Mục tiêu: Học xong bài này, người học có khả năng:
 Hiểu được các định nghĩa, tầm quan trọng của độ tin cậy;
 Nắm được các chỉ số khả năng sẳn sàng, hỗ trợ bảo trì và khả năng bảo trì;
 Nắm được thời gian ngừng máy, năng suất và chì số khả năng sàng của hệ
thống thiết bị;
 Biết tính toán khả năng sẳn sàng trong những hệ thống sản xuất khác nhau.
 Nội dung chương trình:
3.1. Định nghĩa độ tin cậy
3.2. Tầm quan trọng của độ tin cậy
3.3. Độ tin cậy là một đặc tính chất lượng
3.4. Độ tin cậy của hệ thống
3.5. Chỉ số khả năng sẳng sàng
3.6. Chỉ số hỗ trợ bảo trì
3.7. Chỉ số khả năng bảo trì
3.8. Thời gian ngừng máy trung bình
3.9. Năng suất và chỉ số khả năng sẳn sàng
3.10. Tính toán chỉ số khả năng sẳn sàng
3.11. Chỉ số khả năng sẳn sàng trong những hệ thống sản xuất khác nhau
3.12. Chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ
Chương 4: Chi phí chu kỳ sống Thời gian: 6 giờ.
 Mục tiêu: Học xong bài này, người học có khả năng:
 Hiểu được các giai đoạn hoạt động của thiết bị;
 Biết ứng dụng và tính toán chi phí chu kỳ sống.
 Nội dung chương:
4.1. Các giai đoạn hoạt động của thiết bị
4.2. Ứng dụng chi phí chu kỳ sống
4.3. Tính toán chi phí chu kỳ sống
Chương 5: Kinh tế bảo trì Thời gian: 6 giờ.
 Mục tiêu: Học xong bài này, người học có khả năng:
 Nắm được các chi phí bảo trì và hệ số PM & UW;
 Giải thích được ảnh hưởng của bảo trì phòng ngừa đến hiệu quả kinh tế.
 Nội dung chương:
5.1. Các chi phí bảo trì
5.2. Hệ số PM
5.3. Ảnh hưởng của bảo trì phòng ngừa ngừa đến hiệu quả kinh tế
5.4. Các cửa sổ bảo trì
5.5. Hệ số UW
Chương 6: TPM và RCM Thời gian: 6 giờ.
 Mục tiêu: Học xong bài này, người học có khả năng:
 Hiểu được bảo trì năng suất toàn bộ của hệ thống TPM;
 Hiểu được tác dụng của hoạt động 5S;
 Nắm được công tác bảo trì tập trung độ tin cậy RCM.
 Nội dung chương:
6.1. Bảo trì năng suất toàn bộ
6.2. 5S
6.3. Bảo trì tập trung độ tin cậy
Chương 7: Tổ chức bảo trì Thời gian: 10 giờ.
 Mục tiêu: Học xong bài này, người học có khả năng:
 Hiểu được cấu trúc của bộ phận bảo trì trong công ty;
 Nắm được các cơ cấu tổ chức trong công tác bảo trì.
 Nội dung chương:
7.1. Cấu trúc của bộ phận bảo trì trong công ty
7.2. Cơ cấu tổ chức
Kiểm tra định kỳ lần 1 Thời gian: 02 giờ
Chương 8: Phụ tùng và quản lý tồn kho Thời gian: 12 giờ.
 Mục tiêu: Học xong bài này, người học có khả năng:
 Hiểu được những vấn đề về phụ tùng;
 Hiểu được các vấn đề về tổ chức kho bãi.
 Nội dung chương:
8.1. Mở đầu
8.2. Những vấn đề về phụ tùng tại các nước đang phát triển
8.3. Các phụ tùng chiến lược
8.4. Ví dụ về tiêu chuẩn hóa
8.5. Dự toán phí tồn kho phụ tùng hàng năm
8.6. Đánh số phụ tùng
8.7. Quản lý tồn kho bảo trì
8.8. Số lượng đặt hàng kinh tế
8.9. Công thức Wilson
8.10. Các trường hợp làm tăng lượng tồn kho phụ tùng
8.11. Các trường hợp làm giảm lượng tồn kho phụ tùng
8.12. Các dạng thiết bị lưu kho
8.13. Các ưu điểm của kho tập trung
8.14. Các ưu điểm của kho phân tán
8.15. Những điểm cần lưu ý khi bố trí mặt bằng nhà kho
8.16. Phân bố kho
8.17. Kích thước kho
8.18. Các yếu tố nhà kho
8.19. Các yêu cầu về nhân sự
8.20. Các tài liệu về kỹ thuật
Chương 9: Các hệ thống quản lý bảo trì Thời gian: 12 giờ.
 Mục tiêu: Học xong bài này, người học có khả năng:
 Hiểu được cấu trúc và lưu đồ của hệ thống quản lý bảo trì;
 Nắm được qui trình thực hiện công việc bảo trì;
 Nắm được các hệ thống của công việc bảo trì.
 Nội dung chương:
9.1. Mở đầu
9.2. Cấu trúc và lưu đồ của hệ thống quản lý bảo trì
9.3. Hệ thống bảo trì phòng ngừa
9.4. Hệ thống lập kế hoạch
9.5. Qui trình thực hiện công việc bảo trì
9.6. Hệ thống lưu trữ dữ liệu về thiết bị và nhà máy
9.7. Hệ thống kiểm soát phụ tùng v à tồn kho
9.8. Hệ thống mua sắm
9.9. Hệ thống lưu trữ tài liệu bảo trì
9.10. Hệ thống phân tích kỹ thuật và kinh tế
9.11. Danh sách 10 mục hàng đầu
9.12. Hệ thống quản lý bảo trì bằng máy tính
Chương 10: Thực hiện hệ thống quản lý bảo trì Thời gian: 10 giờ.
 Mục tiêu: Học xong bài này, người học có khả năng:
 Hiểu được công việc nghiên cứu tiền khả thi để đánh giá tình trạng hiện tại
của nhà máy;
 Biết xác định các yêu cầu, xây dựng tổ chức cho dự án và lựa chọn hệ thống;
 Biết triển khai tổ chức và thực hiện các qui trình.
 Nội dung chương:
10.1. Giới thiệu
10.2. Nghiên cứu tiền khả thi để đánh giá tình trạng hiện tại
10.3. Xác định các yêu cầu
10.4. Xây dựng tổ chức cho dư án
10.5. Lựa chọn hệ thống
10.6. Xây dựng hệ thống được máy tính hóa
10.7. Xây dựng hệ thống thủ công
10.8. Thông báo cho mọi người có liên quan
10.9. Lập thời gian biểu và kế hoạch hoạt động
10.10. Xây dựng khung của dự án
10.11. Triển khai tổ chức và các qui trình
10.12. Lập tài liệu
10.13. Đào tạo
10.14. Khởi động
10.15. Chỉnh sửa
10.16. Theo dõi liên tục
10.17. Ghi nhận và đánh giá kết quả bảo trì phòng ngừa
10.18. Thực hiện thành công
Kiểm tra định kỳ lần 2 Thời gian: 02 giờ
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:
1- Dụng cụ và trang thiết bị:
- Máy LAPTOP.
- Máy chiếu PROJECTOR.
2- Học liệu:
+ Trang thiết bị và hình ảnh để minh họa trực quan
+ Tài liệu học tập dùng cho sinh viên
+ Giáo trình giảng dạy do giáo viên biên sọan
+ Tài liệu tham khảo
* VEDEO clip minh họa công tác bảo trì.
3- Nguồn lực khác:
- Trong quá trình học tập, được tham quan tại các cơ sở sản xuất và các đơn vị
bên ngoài;
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
1. Nội dung
- Về Kiến thức:
Sinh viên phải hiểu được mục tiêu, tầm quan trọng của công tác bảo trì và
các phương pháp quản lý bảo trì hiện đại, từ đó áp dụng vào công tác quản lý bảo trì
cho doanh nghiệp, nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng (A), hệ số chất lượng (C) và hiệu
suất thiết bị (H), giúp doanh nghiệp cải thiện OEE.
- Về kỹ năng:
 Kỹ năng lắng nghe; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng lập kế hoạch và tổ
chức công việc;
 Kỹ năng tìm kiếm, tổng hợp, phân tích và đánh giá thông tin;
 Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
2. Phương pháp đánh giá:
Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực
hành trong quá trình thực hiện các chương có trong môn học về kiến thức, kỹ năng và
thái độ. Cụ thể như sau:
Điểm Trọng
TT Nội dung, hình thức đánh giá
thành phần số
1 Điểm trung Kiểm tra thường xuyên (hệ số 1): giáo viên chọn hình
bình kiểm tra thức đánh giá:
( có ít nhất một - Vấn đáp trong giờ học.
điểm kiểm tra
thường xuyên 40% - Kiểm tra viết trên lớp (từ 15 đến 30 phút).
và một điểm
kiểm tra định - Chấm điểm bài tập về nhà.
kỳ)
Kiểm tra định kỳ (hệ số 2): kiểm tra viết trên lớp.
2 Điểm thi kết
60% - Thi viết (từ 60 phút -120 phút)
thúc môn học
 Điều kiện dự thi kết thúc môn học
– Tham dự ít nhất 70% thời gian học lý thuyết và tham dự đầy đủ giờ học tích
hợp; hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ, bài tập nhóm, tiểu luận;
– Điểm trung bình chung các điểm kiểm tra đạt từ 5,0 điểm trở lên theo thang
điểm 10;
 Điều kiện hoàn thành môn học :
Điểm môn học đạt yêu cầu khi có điểm theo thang điểm 10 đạt từ 5,0 trở lên.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔĐUN:
1. Phạm vi áp dụng mô đun:
Chương trình môn học Quản lý bảo trì công nghiệp được sử dụng để giảng dạy
cho trình độ cao đẳng.
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:
- Đối với giáo viên, giảng viên:
+ Trong quá trình dạy học giảng viên sử dụng phương pháp diễn giảng, kết
hợp với hình ảnh trực quan các học cụ thực tế để truyền đạt kiến thức, kỹ năng, cho
sinh viên.
+ Việc hướng dẫn kết thúc được thực hiện bằng các ý kiến nhận xét, đánh giá
chung và đánh giá cho từng sinh viên sau khi đã thao tác các nội dung theo yêu cầu
của bài học; hướng dẫn sinh viên nghiên cứu trước tài liệu cho bài học sau trong giờ tự
học.
- Đối với người học:
Sinh viên phải nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ sau:
+Các sinh viên phải chủ động đăng ký học mô đun và đóng học phí đầy đủ với
Phòng Đào tạo và Phòng Tài chính – Kế toán của nhà trường đúng thời gian quy định;
+ Tham dự đầy đủ số tiết học lý thuyết trên lớp;
+ Thực hiện đầy đủ các bài thực tập theo nhóm đã được phân công và được
giảng viên bộ môn đánh giá kết quả thực hiện đạt yêu cầu;
+ Tham dự kiểm tra định kỳ đầy đủ
+ Tham dự thi (hoặc kiểm tra) kết thúc mô đun;
+ Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học;
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
- Nắm vững mục tiêu từng chương trong chương trình môn học và cố gắng đạt
được sau mỗi bài học.
4. Tài liệu cần tham khảo:
- Phạm Ngọc Tuấn - Quản lý bảo trì công nghiệp – Nhà xuất bản Đại học quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh – 2017.
- Nguyễn Thanh Sơn - Quản lý bảo trì nhà máy công nghiệp – Vinaman.com –
2006.
- Kelly Anthony – Maintenance Strategy – Oxford: Butterworth Heineman – 1999.

You might also like