You are on page 1of 9

Giải pháp hỗ trợ phụ nữ tham gia phát triển du lịch nông nghiệp tại các

huyện phía Bắc tỉnh Bình Định


1. nên sử dụng mô hình định lượng gì vs đề tài này

2. nên xây dựng 1 tour du lịch/ 1 sản phẩm thực tế gì ở trong đề tài này

chị cũng có 1 vài ý tưởng r, tuy nhiên mỗi ng đọc để góp ý và chọn ra phương án tối ưu ấy. em đọc dc
thêm các tài liệu tiếng Anh xem nc ngoài họ làm gì đặc biệt ở Việt Nam có thể áp dụng r tư vấn nha

Ngày nay, du lịch nông thôn phát triển mạnh do


quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa tăng lên
nhanh chóng đã thúc đẩy du khách tìm về nông thôn
để được hòa mình vào cuộc sống đồng quê, tận
hưởng không khí trong lành và những giá trị văn hóa
truyền thống ở nông thôn. Du lịch nông thôn tạo
điều kiện cho du khách tiếp xúc, trải nghiệm đời
sống nông thôn thông qua những hoạt động gắn với
nông nghiệp, làng nghề truyền thống, cảnh quan
nông thôn, phong tục tập quán và các di sản văn hóa
bản địa.
Sự phát triển của du lịch nông thôn luôn gắn với
du lịch cộng đồng, còn gọi là du lịch dựa vào cộng
đồng (community-based tourism - CBT). Du lịch
cộng đồng là hình thức du lịch mà cộng đồng dân cư
địa phương đứng ra tổ chức hoạt động du lịch để giới
thiệu với du khách về những vẻ đẹp của thiên nhiên
và các giả trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng, từ đó
tạo nguồn thu cho cộng đồng từ hoạt động kinh
doanh du lịch. Theo Điều 3 Luật Du lịch 2017 (Quốc
hội, 2017), “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch
được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của
cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức
khai thác và hưởng lợi”.
Như vậy, phát triển du lịch nông thôn thực chất
là phát triển du lịch cộng đồng, bởi vì đây là hình
thức hoạt động du lịch do chính cộng đồng dân cư
địa phương đứng ra tổ chức để đáp ứng nhu cầu của
du khách và thu về những lợi ích từ hoạt động kinh
doanh du lịch của mình. Du lịch cộng đồng mang lại
những tác động rất tích cực đối với cộng đồng dân
cư địa phương trên nhiều phương diện như: (1) Góp
phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm thu
nhập cho người dân thông qua việc bán các sản
phẩm du lịch cho du khách; (2) Làm thay đổi bộ mặt
địa phương thông qua nguồn quỹ thu được từ hoạt
động du lịch để đầu tư phát triển các công trình kết
cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật tại địa
phương; (3) Liên kết các ngành kinh tế, mở rộng thị
trường, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của
địa phương; (4) Đánh thức những giá trị của cộng
đồng, góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị
văn hóa tốt đẹp của địa phương

chị em kinh doanh dịch vụ du lịch nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng trong thực hiện vệ sinh an toàn
thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho du khách; tạo ra các sản phẩm lưu niệm từ thổ cẩm; tạo không gian
xanh - sạch - đẹp; tạo điểm nhấn trong trang phục truyền thống; biểu diễn các tiết mục văn nghệ đậm bản
sắc văn hóa dân tộc… Nhiều chị em đã chủ động tham gia các chương trình tập huấn nâng cao nghiệp
vụ, kỹ năng kinh doanh du lịch; xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh và văn hóa bản địa; nâng cao
chất lượng phục vụ, thu hút khách du lịch, lưu trú, nghỉ dưỡng…

 chương trình tập huấn "Kỹ năng phát triển DLCĐ và du lịch bền vững” do LHPN tỉnh phối hợp vừa tổ
chức, tôi được giao lưu, học hỏi, mở mang thêm nhiều kiến thức, kỹ năng xây dựng thương hiệu, quảng
bá hình ảnh và văn hóa bản địa; được cùng các chuyên gia ẩm thực học kỹ năng chế biến, trang trí món
ăn dựa trên nguyên liệu thực phẩm tại địa phương nhằm tận dụng lợi thế sẵn có để thu hút khách du
lịch... 

Trong đội ngũ làm công tác du lịch, nhất là DLCĐ, phụ nữ chiếm tỷ lệ cao. Hầu hết các địa phương quan
tâm đến công tác tuyên truyền, quảng bá, tập huấn, đào tạo…, tuy nhiên, hoạt động về du lịch của tỉnh và
các địa phương còn những khó khăn nhất định. Thời gian tới, Hội LHPN các cấp sẽ tiếp tục phối hợp với
ngành VH-TT&DL, Công Thương để hỗ trợ, giúp đỡ chị em, hội viên và người dân làm công tác du lịch
những kiến thức, kỹ năng cần thiết để góp phần phát triển loại hình DLCĐ trên địa bàn tỉnh.

Hội LHPN xã sẽ hỗ trợ chị em làm DL trên địa bàn liên kết lại để thành lập tổ phụ nữ hoạt
động kinh doanh DL theo chuỗi đa dạng hóa sản phẩm

Hướng tới, Huyện hội tập trung tuyên truyền, quảng bá DL sinh thái trên địa bàn huyện, xây
dựng mô hình “Văn hóa phụ nữ Châu Thành vùng DL”. Hội không dừng lại ở mô hình liên kết
kinh doanh DL của phụ nữ trong ấp, xã, mà định hướng năm 2019, sẽ mở rộng liên kết với
các công ty DL lữ hành trong và ngoài tỉnh để kết nối phát triển thành những tour tuyến DL
do chính chị em phụ nữ đóng vai trò nòng cốt, nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển DL
huyện, tạo sự phong phú, đặc sắc riêng.

 Dự án “Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có Trách nhiệm với Môi trường
và Xã hội” (Dự án EU-ESRT do Liên minh Châu Âu tài trợ)

Dự án EU-ESRT đã hỗ trợ phát triển du lịch có trách nhiệm tại khu vực 4 tỉnh Bắc miền Trung bằng
5 nhóm hoạt động: Tăng cường quản lý điểm đến; chiến lược và kế hoạch hành động quản lý điểm
đến; ưu tiên, phân cụm và kết nối sản phẩm; bản đồ du lịch, bộ quy tắc ứng xử du lịch có trách
nhiệm và hỗ trợ nguồn nhân lực.

https://vietnamtourism.gov.vn/esrt/default.aspx-portalid=1.htm

ông dân là người sản xuất, đồng thời cũng tham gia hướng dẫn du lịch nên cần xây dựng các
cơ chế, chính sách cụ thể, thuận lợi cho việc vay vốn đầu tư của các nhà vườn và cung cấp
kinh phí đào tạo.

Hiện có nhiều chương trình du lịch sinh thái, nông nghiệp ở TPHCM như: Một ngày làm nông
dân tại Củ Chi; Màu xanh trên vùng đất thép tại Củ Chi; Trải nghiệm sông nước Cần Giờ; Sài
Gòn bức họa đồng quê tại quận 9; Nét văn hóa xưa của Sài Gòn tại các làng nghề truyền thống
kết hợp với trải nghiệm sinh hoạt nông nghiệp, nông thôn tại Củ Chi, Cần Giờ; Trang trại Nông
trang Xanh; Khu sinh thái giáo dục Về Quê; Nông trại Hoa Lúa

“Sản phẩm đơn điệu, nghèo nàn chủ yếu dựa vào tài nguyên tự nhiên nên trùng lặp, việc
khai thác các yếu tố sản xuất nông nghiệp nông thôn và du lịch nhiều khi còn rời rạc chưa
có sự liên kết chặt chẽ để hình thành nên chuỗi giá trị trên cơ sở liên kết điểm đến với các
doanh nghiệp lữ hành, liên kết giữa sản xuất hàng hóa với tiêu dùng du lịch. Lao động nông
thôn trong khu vực du lịch còn khoảng cách rất lớn so với khu vực đô thị. Phần lớn bà con
nông dân làm du lịch không được đào tạo kỹ năng và tư duy kinh doanh dịch vụ. Vấn đề
tiếp thị quảng cáo sản phẩm nông nghiệp chưa được chú trọng”.
xác định hướng đi chủ đạo là phát triển du lịch nông nghiệp trên nền tảng nông nghiệp
sạch, hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du
khách.

Tiềm năng phát triển của du lịch nông nghiệp


Theo một báo cáo của Fortune Business Insights, quy mô thị trường du lịch nông nghiệp
toàn cầu trị giá 69,24 tỷ USD vào năm 2019 và dự kiến đạt 117,37 tỷ USD vào năm 2027, với
tốc độ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) là 7,42% trong giai đoạn dự báo 2020 – 2027.
Xu hướng du lịch xanh đang nhận được sự chú ý nhiều hơn từ du khách cũng như các nhà
làm du lịch trong những năm gần đây là một dấu hiệu tốt cho tiềm năng phát triển của du
lịch nông nghiệp. Du khách ngày càng mong muốn có những trải nghiệm độc đáo, được
tham gia vào việc học hỏi, sáng tạo trong các chuyến đi của mình và đóng góp cho các hoạt
động bảo tồn hơn là chỉ nghỉ dưỡng đơn thuần. Do đó, các hình thức du lịch bền vững, các
điểm đến và hoạt động thân thiện với môi trường mà du lịch nông nghiệp là một điển hình
sẽ có tiềm năng phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Ngoài ra, chính phủ các nước cũng đang ngày càng quan tâm nhiều hơn đến du lịch nông
nghiệp, đặc biệt là các quốc gia châu Á. Chẳng hạn như tại Thái Lan, Bộ Nông nghiệp và
Hợp tác xã cùng với Bộ Du lịch và Thể Thao đã phối hợp chặt chẽ trong nhiều hoạt động
thúc đẩy du lịch nông nghiệp của nước này. Hay chiến dịch “It’s more fun in Philippine
farms” (2017) nhằm mục tiêu quảng bá du lịch nông nghiệp của Philippines là những hoạt
động đáng chú ý của loại hình du lịch này trong những năm qua.
Ban Chỉ đạo liên tỉnh Dự án Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế
sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch tại tỉnh Lào Cai và Sơn La (GREAT)

Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch năm thứ 2 (từ tháng 7/2019 – 6/2020) của Dự án
tại tỉnh Lào Cai, Sơn La đã đạt được nhiều kết quả. Có 30.314 phụ nữ được tập huấn thêm kiến
thức và các kỹ năng về sản xuất nông nghiệp, chế biến, du lịch (đạt 136% so với kế hoạch). Trên
8.770  phụ nữ được tham gia vào một hợp tác xã hoặc một mạng lưới kinh doanh như: Tổ nhóm
thu mua, tổ nhóm dịch vụ du lịch (đạt 90% kế hoạch). Trên 7.900 phụ nữ được cung cấp nguồn
lực và đầu vào sản xuất với sự hỗ trợ của GREAT (129% kế hoạch). Số phụ nữ được bổ nhiệm
vào các vị trí lãnh đạo trong các tổ nhóm tập trung được GREAT hỗ trợ đạt 810 người (đạt 223%
kế hoạch). Giá trị của các doanh nghiệp, hợp tác xã được sự đầu tư của dự án GREAT đạt 3,7
triệu USD, cao hơn chỉ tiêu 3 triệu USD…

Giai đoạn tới, Dự án ưu tiên thực hiện 5 nhiệm vụ chính: Tiếp tục thực hiện để đạt tiến độ và ứng
phó với dịch Covid-19; tăng hiệu quả thực hiện và sử dụng kinh phí; cải thiện các giải pháp thị
trường, tối ưu sự tham gia, lợi ích và quyền năng cho phụ nữ; tăng cường chính sách vì quyền
năng kinh tế cho phụ nữ; chia sẻ các tiếp cận thành công của dự án…
Tại tỉnh Lào Cai, Dự án được triển khai thực hiện tại 5 huyện, thị: Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát,
Mường Khương và Văn Bàn, tổng nguồn vốn 17,7 triệu đô la Úc (AUD), tương đương khoảng
301 tỷ đồng. Tính đến tháng 10/2020, UBND tỉnh đã phê duyệt được 35 đề xuất dự án của 36 đối
tác, trong đó có 6 đề xuất dự án về du lịch, 23 đề xuất dự án về nông nghiệp, 6 đề xuất liên quan
đến nông nghiệp và du lịch. Các hoạt động của dự án đã tác động trực tiếp tạo thu nhập và việc
làm cho khoảng 20 nghìn người hưởng lợi, trong đó trên 80% là phụ nữ và phụ nữ dân tộc thiểu
số; số lao động nữ có việc làm mới là 845 người, 35% lãnh đạo tổ, nhóm sản xuất là phụ nữ…

https://equality.aus4vietnam.org/vi/gioi-thieu

hiều mô hình kết hợp du lịch nông nghiệp đã rất thành công, đem lại giá trị gia tăng cao cho sản
phẩm nông nghiệp và thúc đẩy phát triển du lịch như ở Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Nhật
Bản, Thái Lan… Theo kinh nghiệm của các quốc gia này, việc người dân tổ chức kinh doanh
dịch vụ du lịch ở những vùng nông thôn đã đem lại những đóng góp đáng kể cho quá trình hiện
đại hóa nông thôn. Đầu tư cho phát triển du lịch nông nghiệp sẽ là xu hướng và phát triển du
lịch gắn với nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ trở thành xu thế phát triển của nhiều nước
trên thế giới.
Trưởng Khoa Du lịch và Việt Nam học, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành Phan Thị Ngàn –
Chủ nhiệm đề tài Nghiên cứu xây dựng mô hình “Nông dân làm du lịch” tại Bến Tre cho biết,
“phát triển du lịch nông nghiệp là một trong những giải pháp đem lại lợi ích kép thúc đẩy xây
dựng nông thôn mới, hình thành cơ sở kinh tế dịch vụ tại khu vực nông thôn, đem lại sinh kế
cho người nông dân, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, cảnh quan môi
trường sinh thái và hỗ trợ ngược lại cho sự phát triển đa dạng, bền vững của điểm đến du lịch”.

Tuy nhiên, du lịch khu vực nông thôn ở Bến Tre chủ yếu mang tính tự phát, chất lượng dịch vụ
hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp, sản phẩm trùng lắp. Liên kết ngành giữa du lịch, nông
nghiệp và khu vực nông thôn để tạo thành chuỗi giá trị sản phẩm chưa thực sự hiệu quả, chưa
phát huy được lợi thế tiềm năng của địa phương. Hơn thế nữa, trong phát triển du lịch nông
nghiệp, vấn đề con người của địa phương làm du lịch là yếu tố quyết định cho sự thành bại.
“Phần lớn dân cư nông thôn còn bỡ ngỡ trong quá trình, chuyển đổi làm dịch vụ du lịch. Công
tác tập huấn đào tạo du lịch cho người nông dân phải được tiến hành trước khi triển khai sản
phẩm để người dân làm quen, học hỏi kinh nghiệm và tự nhận thức về những lợi ích sẽ thu
được cũng như tầm quan trọng của việc lưu giữ văn hóa bản địa khi kinh doanh dịch vụ này”,
bà Ngàn phân tích.

http://outbox-consulting.com/research/

Bên cạnh tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp, Việt Nam sẽ phải đối mặt với một số vấn đề khó
khăn, bất cập như sau:

Một là, vấn đề xung đột/mâu thuẫn lợi ích trong việc lựa chọn mô hình/chiến lược phát triển công
nghiệp hay nông nghiệp của nhiều địa phương. Điều này cần phải được nghiên cứu một cách thấu
đáo trong việc xây dựng nền tảng lý luận mang tính thực tiễn. Đây là vấn đề hệ trọng để đưa ra
chính sách phát triển địa phương, đặc biệt cho việc phát triển du lịch nông nghiệp truyền thống theo
hướng bền vững gắn với sinh kế của người dân.

Hai là, vấn đề quy hoạch, bảo tồn các làng nghề truyền thống nông nghiệp gắn với du lịch nông
nghiệp là một việc khó khăn đòi hỏi tầm nhìn lâu dài. Điều này cần một quyết sách rất mạnh mẽ từ
các cấp lãnh đạo vì liên quan trực tiếp tới chiến lược phát triển kinh tế hàng hóa và cộng đồng cư
dân nông nghiệp (nông hộ, trang trại, các trung tâm khuyến nông lâm ngư nghiệp, các hợp tác xã).

Ba là, vấn đề xây dựng bộ tiêu chuẩn hóa về sản phẩm du lịch nông nghiệp bắt đầu từ tên gọi và nội
dung hoạt động chuẩn xác là du lich nông nghiệp để từ đó không lúng túng trong quản lý và quảng
bá sản phẩm.

Bốn là, vấn đề kinh phí đào tạo kỹ năng tiếp đón du khách và tiếp thị các sản vật cho các nông hộ  vì
hàng ngày họ vẫn phải trực tiếp sản xuất nên sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không có sự trợ giúp
trên.

Năm là, vấn đề truyền thông, quảng bá, xúc tiến của địa phương, của quốc gia đối với việc phát
triển du lịch nông nghiệp gắn với chương trình nông thôn mới theo hướng bền vững. Điều này đảm
bảo hài hòa lợi ích giữa các bên để cân bằng giữa bảo tồn, giữ gìn và phát triển.

Một số khuyến nghị phát triển du lịch nông nghiệp gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới theo hướng bền vững
Phát triển du lịch nông nghiệp được xác định là một giải pháp động lực thúc đẩy xây dựng nông
thôn mới bền vững, đồng thời nông thôn mới là nền tảng hỗ trợ cho sự phát triển đa dạng, chất
lượng, ổn định của điểm đến du lịch. Phát triển du lịch nông nghiệp hiệu quả sẽ góp phần thực hiện
đồng thời hai mục tiêu là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đạt mục tiêu quốc
gia về xây dựng nông thôn mới bền vững. Để phát triển du lịch nông nghiệp gắn với Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng bền vững, xin đề xuất một số khuyến nghị
sau:

Một là, các địa phương cần tổ chức rà soát quy hoạch, xác định rõ thế mạnh để phát triển các sản
phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn riêng của từng địa phương. Trong đó, quy hoạch phát triển du lịch
nông nghiệp phải gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới; xây dựng bản đồ du lịch nông
nghiệp trong đó chỉ ra các khu vực có khả năng phát triển sản phẩm nông thôn đặc trưng trên cơ sở
liên kết hình thành tuyến du lịch. Ngành du lịch và nông nghiệp cần phối hợp điều tra, khảo sát hoạt
động du lịch nông nghiệp tại địa phương để đánh giá toàn diện thực trạng phát triển cũng như
khuyến nghị mô hình phát triển du lịch nông nghiệp phù hợp và các chính sách hỗ trợ tương xứng...

Hai là, các địa phương cần đẩy mạnh tính liên kết vùng để phát triển các sản phẩm du lịch nông
nghiệp đặc trưng. Việc xác định các sản phẩm chủ đạo, đặc trưng, có tính khác biệt, điểm nhấn của
mỗi địa phương là điều hết sức quan trọng. Để phát huy thế mạnh của vùng, cần có sự điều phối
chung của vùng trong việc nghiên cứu sản phẩm và khai thác thị trường.

Ba là, thực hiện một số chính sách nhằm thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân để phát triển du lịch
nông nghiệp của từng vùng đặc biệt là các sản phẩm du lịch chất lượng cao, khai thác đồng thời giá
trị nông nghiệp và phát triển du lịch; sử dụng lao động là người địa phương; các hoạt động du lịch
có tính chất cộng đồng; các dự án sản xuất hàng hóa và dịch vụ của khu vực nông thôn vào tiêu
dùng du lịch.

Bốn là, phát triển nguồn nhân lực cho phát triển du lịch nông nghiệp. Cán bộ ngành du lịch, đặc biệt
là cấp cơ sở cần được nâng cao trình độ, kỹ năng, nhất là năng lực trong tham mưu xây dựng các
sản phẩm du lịch đặc thù, được tiếp cận tri thức, công nghệ mới trong xúc tiến, quảng bá, truyền
thông. Đối với các hộ dân làm du lịch cộng đồng, cần bổ sung vốn kiến thức về văn hóa bản địa,
tăng cường đào tạo cung cách, kỹ năng phục vụ du lịch...

Năm là, các địa phương cần đổi mới và xây dựng kế hoạch hoàn chỉnh cho quảng bá cho du lịch
nông nghiệp trên cơ sở giá trị đặc trưng, nổi bật của từng địa phương gắn với nhu cầu thị trường.
Sản phẩm du lịch nông nghiệp phải gắn với các sản vật được sản xuất tại địa phương, gắn với
chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) mang thương hiệu của địa phương. Tăng
cường các hoạt động liên kết để xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm có tính cạnh tranh với thế mạnh
nông nghiệp. Các doanh nghiệp lữ hành cần phối hợp các địa phương có điểm đến để nghiên cứu
thị trường, định hướng nhu cầu, thúc đẩy đầu tư, phát triển sản phẩm, tiếp thị, quảng bá thu hút
khách…

Sau là, chú trọng công tác điều phối và quản lý điểm đến nhằm phát triển du lịch nông nghiệp bền
vững. Quản lý chất lượng dịch vụ lồng ghép những yếu tố về bảo tồn văn hóa và cam kết bảo đảm
chất lượng dịch vụ giữa các nhà cung ứng dịch vụ với các doanh nghiệp lữ hành. Xây dựng tiêu chí
đánh giá và hỗ trợ hình thành các mô hình trang trại du lịch kiểu mẫu (Farmstay) trên cơ sở xây
dựng chuỗi giá trị nông nghiệp - du lịch.

Bảy là, các địa phương cần xây dựng kế hoạch và triển khai chương trình hỗ trợ đưa sản phẩm
OCOP vào tiêu dùng du lịch. Sản phẩm nông nghiệp phải được hướng dẫn sản xuất và công nhận
tiêu chuẩn chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ; công nghệ chế biến; mẫu mã, bao bì đẹp được kiểm
định và đảm bảo. Nghiên cứu nhu cầu thị trường, đẩy mạnh tiêu dùng du lịch thông qua các sản
phẩm dược liệu, thực phẩm chức năng, chăm sóc sức khỏe; hàng tiêu dùng đặc sản địa phương
làm quà tặng, đồ lưu niệm... 

Phát triển du lịch nông nghiệp trên thế giới…

Du lịch nông nghiệp (DLNN) là loại hình du lịch tạo ra sản phẩm phục vụ du khách chủ yếu dựa trên
nền tảng của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Theo các chuyên gia, cần có bốn thành tố để được
gọi là “du lịch nông nghiệp”, đó là: Kết hợp giữa du lịch và nông nghiệp; thu hút du khách đến tham
quan các hoạt động liên quan đến nông nghiệp; tăng thu nhập cho nông dân; tạo cho du khách cơ
hội giải trí, hoạt động rèn luyện thể lực và tinh thần, gần gũi với thiên nhiên và trải nghiệm cuộc
sống nhà nông. Việc phát triển loại hình DLNN có tác dụng giúp đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ
du lịch hỗn hợp cho du khách, gia tăng luồng du khách đến các vùng nông thôn; kéo dài mùa vụ du
lịch trong những thời gian thấp điểm của Ngành. Tham gia hình thức du lịch này, du khách được trải
nghiệm hoạt động sản xuất nông nghiệp, thưởng thức vẻ đẹp cảnh quan nhân văn do hoạt động
sản xuất nông nghiệp tạo ra.

Trên thế giới loại hình này phát triển mạnh vào thập niên 80, 90 của thế kỷ trước. Ở mỗi quốc
gia, “du lịch nông nghiệp” lại có những tên gọi khác nhau. Cụ thể: ở Anh là “Rural-tourism” - du lịch
nông thôn, Mỹ là “Homestead” - du lịch trang trại, Nhật Bản là “Green-tourism” - du lịch xanh, còn ở
Pháp là “Tourism de verdure” - du lịch với cỏ cây… Bên cạnh tên gọi, sự hình thành và phát triển
của DLNN ở mỗi quốc gia cũng có sự đa dạng và cách thức triển khai khác nhau đáng kể. Theo đó,
ở Israel, DLNN là hình thức giáo dục bắt buộc từ sớm cho trẻ em. Tại Mỹ, hàng năm thường tổ chức
nhiều sự kiện lớn về DLNN. Hiện nay, theo thống kê mỗi năm, người Mỹ chi khoảng hơn 800 triệu
USD cho các hoạt động du lịch nông trại. Con số này được dự đoán sẽ còn tiếp tục tăng khi diện
tích dành cho nông nghiệp ngày càng ít đi. Những mô hình nông trại ở Mỹ đã thực sự khẳng định
tính hiệu quả trong phát triển DLNN, và người nông dân hoàn toàn có thể chủ động tìm đầu ra cho
các sản phẩm của mình, bằng cách đưa du lịch về với các nông trại.

Tại Áo, DLNN được tổ chức một cách rất chuyên nghiệp dù lượng người làm nghề nông ở quốc gia
này chỉ chiếm 3% dân số. Ở Hàn Quốc, các tour DLNN đã được triển khai từ năm 2006 và được xem
như một trong những chiến lược phát triển nông nghiệp chủ yếu nhằm giúp người nông dân bù đắp
sự giảm sút thu nhập từ nông nghiệp, đồng thời mang lại cho nông nghiệp Hàn Quốc những chức
năng mới được tạo ra bởi những nhu cầu phát sinh từ mối gắn kết nông thôn - thành thị.

Đài Loan (Trung Quốc) cũng đã triển khai thực hiện mô hình DLNN từ những năm 80. Đến đầu
những năm 2000, Chính phủ Đài Loan đã quyết định quy hoạch hơn 30 khu vực để phát triển DLNN
với mục tiêu phát triển thành một ngành kinh tế mới, tạo ra thu nhập tốt cho người nông dân, bảo
vệ tính đa dạng của nền kinh tế và lý do quan trọng nhất là nhằm bảo vệ nền nông nghiệp có lịch
sử hàng trăm năm của Đài Loan. Các khu vực DLNN được xây dựng dựa trên nền tảng cụm kinh tế
và các trang trại du lịch tư nhân đã tạo nên làn sóng DLNN ở Đài Loan…

Theo Hiệp hội phát triển du lịch Đài Loan, chủ thể của loại hình DLNN là chăn nuôi, nông nghiệp,
lâm nghiệp và thủy sản với các nội dung giáo dục về nông nghiệp, thực phẩm. Các chủ thể này phải
trải qua quá trình 6 cấp của doanh nghiệp, kết hợp đa lĩnh vực giải trí, du lịch và ứng dụng công
nghệ thông tin để cải thiện khả năng cạnh tranh. Hiện nay, Đài Loan đã có hơn 300 trang trại nghỉ
dưỡng trên khắp cả vùng. Với những cách làm hiệu quả và phù hợp, mô hình DLNN ở Đài Loan đã
mang lại thành công ngoài mong đợi của những người kiến tạo ra nó. Đài Loan đã không chỉ bảo
tồn được ngành nông nghiệp của họ, mà còn chặn đứng được sự đô thị hóa do quá trình công
nghiệp hóa xâm lấn xuống các vùng nông thôn, các cảnh đẹp thiên nhiên được bảo tồn, sự đa dạng
sinh học không bị phá hủy. Sản phẩm nông nghiệp du lịch của Đài Loan hiện đã theo chân du khách
đi khắp thế giới, tạo ra thu nhập không nhỏ cho cộng đồng cư dân địa phương…
Tại Quảng Tây (Trung Quốc), từ năm 2007, chính quyền địa phương đã xây dựng hơn 15 tuyến
DLNN đặc sắc với 251 vườn du lịch sinh thái nông nghiệp có tác dụng làm tăng thu nhập của người
dân bản địa và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Năm 2010, tỉnh Hải Nam (Trung Quốc), đã
xây dựng 133 các khu vườn DLNN, tạo việc làm cho 14,5 nghìn người, doanh thu hàng năm lên tới
132 triệu nhân dân tệ…

… và thực trạng ở Việt Nam


 
Tại Việt Nam, trên cơ sở đánh giá đúng vai trò, vị trí của du lịch đối với sự phát triển kinh tế, xã hội,
Đảng và Nhà nước đã có chủ trương cơ cấu lại ngành du lịch bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại
và phát triển bền vững. Trong định hướng Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, du lịch sinh thái
gắn với nông nghiệp, nông thôn được xác định là 1 trong 5 dòng sản phẩm chủ đạo. Theo đó, hiện
DLNN ở nước ta đã được phát triển trên mọi miền đất nước, sản phẩm du lịch sinh thái nông nghiệp
đã trở thành điểm nhấn thu hút, thúc đẩy tăng trưởng du khách với nhiều sản phẩm du lịch mang
đặc trưng văn hóa nông ngiệp của vùng miền, trải dài từ Bắc tới Nam. Loại hình DLNN ở Việt Nam
phát triển song song với loại hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và đều tuân thủ nguyên tắc du
lịch trải nghiệm, khai thác các giá trị tổng hợp dựa trên thành quả của ngành nông nghiệp. Có thể
kể đến các sản phẩm DLNN điển hình như: Tham quan làng cổ Đường Lâm (Hà Nội); tham quan đồi
chè, trang trại bò sữa ở nông trường Mộc Châu (Sơn La); thưởng ngoạn ruộng bậc thang mùa lúa
chín ở Mù Cang Chải (Yên Bái), Sa Pa (Lào Cai); làng rau Trà Quế (Quảng Nam); du lịch trải nghiệm
vườn rau thủy canh, đồi chè, hoa công nghệ cao ở Đà Lạt (Lâm Đồng); du lịch sinh thái dọc sông
Sài Gòn; trải nghiệm vườn điều ở Bình Phước, Đồng Nai; trái cây nhà vườn tại Bình Dương, du lịch
làng nghề ở An Giang; tour tham quan, nghỉ dưỡng tại các vườn nho, vườn táo, trang trại dê, cừu
tại tỉnh Ninh Thuận và nhiều điểm du lịch gắn với nông nghiệp của tỉnh Quảng Ninh, như: Điểm du
lịch làng quê Yên Đức (Thị xã Đông Triều); làng nghề gốm sứ Đông Triều; khu trồng cây ăn quả
chất lượng cao xã Dân Chủ, cánh đồng rau, hoa chất lượng cao xã Lê Lợi (huyện Hoành Bồ); nuôi
cấy ngọc trai tại vụng Tùng Sâu (Vịnh Hạ Long); khu đồi trà hoa vàng, ba kích tím ở huyện Ba Chẽ
Theo đó, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương cần có sự quan tâm hơn nữa đối với lĩnh vực này
thông qua các cơ chế, chính sách, như: Xây dựng chương trình phát triển DLNN gắn với xây dựng
nền nông nghiệp bền vững; xây dựng DLNN gắn với xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ kỹ thuật, công
nghệ, đào tạo nguồn nhân lực; đầu tư cho kết cấu hạ tầng phục vụ DLNN như đường, điện, nước
sạch; hoàn chỉnh chính sách tín dụng, chính sách đất đai, thu hút đầu tư, chính sách thuế ưu
đãi, ban hành bộ tiêu chí về DLNN; tăng cường xúc tiến đầu tư, quảng bá, giới thiệu... nhằm khai
thác, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của nền nông nghiệp nước nhà vào ngành “công nghiệp
không khói”, góp phần nâng cao chất lượng du lịch và cải thiện đời sống nông dân.

Có thể thấy, DLNN trên thế giới thật sự đã có những bước tiến dài, bên cạnh việc mang lại những lợi
ích kinh tế lớn, còn góp phần giới thiệu những đặc trưng văn hóa mỗi vùng, miền, mỗi quốc gia ra
thế giới, qua đó xây dựng hình ảnh, vị thế cho quốc gia, dân tộc. Ở Việt Nam, DLNN đang dần trở
thành một xu hướng mới, một “món ăn lạ” bên cạnh các loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch
thể thao biển, du lịch văn hóa tâm linh, khám phá... Cùng với đó, hoạt động du lịch gắn với tuyên
truyền giáo dục, nâng cao ý thức của con người về bảo vệ thiên nhiên, môi trường và trải nghiệm
cuộc sống gắn bó với tự nhiên, với sản xuất nông nghiệp, nhất là ở những địa bàn nông thôn thuần
túy gắn với bản sắc văn hóa bản địa ngày càng trở nên hấp dẫn và đây cũng là nhiệm vụ cấp thiết
nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên trước những tác động tiêu cực từ biến đổi
khí hậu, tác động của quá trình toàn cầu hóa…

Với các tỉnh đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ là sự kết hợp các khu du lịch nghỉ dưỡng bờ biển với các
trang trại trồng trọt chăn nuôi là mô hình thu hút du khách. Lợi thế của vùng này là du lịch nghỉ dưỡng và
tắm biển, nhưng với sự kết hợp du lịch thưởng ngoạn cũng là thế mạnh của vùng ven biển này. Tại các
tỉnh đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ là sự kết hợp các khu du lịch nghỉ dưỡng bờ biển với các trang
trại trồng trọt chăn nuôi là mô hình du lịch nông nghiệp có nhiều triển vọng. VD: Nông trường nông
nghiệp công nghệ cao VinEco Nam Hội An - Nghỉ dưỡng và khám phá mô hình du lịch – nông nghiệp 5
sao có 1 không 2 tại Việt Nam hứa hẹn trải nghiệm độc đáo cho du khách; hay tham gia hái nho tại các
trang trại.

dự án “Tăng cường cơ hội cho doanh nghiệp nữ/Nâng cao vai trò phụ nữ trong phát triển
kinh tế và nông nghiệp tại Việt Nam” (FLOW/EOWE) đã được triển khai 3 năm tại tỉnh
Quảng Bình. Mục tiêu dự án hướng đến là nâng cao khả năng thực hiện các chính sách về
giới, tạo môi trường thuận lợi để phụ nữ có cơ hội làm chủ trong lĩnh vực kinh doanh nông
nghiệp.

bốn câu hỏi chính:

(i) Cường độ đầu tư CSR của MOCs vào trồng trọt và canh tác hữu cơ để tăng cường mối liên kết nông
nghiệp-du lịch ở khu vực Đồng bằng sông Niger của Nigeria là bao nhiêu?

(ii) Mức độ tham gia của giới vào các can thiệp theo cụm GMoU của

MOCs trong cộng đồng chủ nhà?

(iii) Các can thiệp theo cụm GMoU của MOCs có tạo ra những thay đổi tích cực trong việc thu hút phụ nữ
nông thôn tham gia sản xuất nông sản tươi sống, nông sản chế biến và hoa cho ngành du lịch ở vùng
Đồng bằng sông Niger của Nigeria không?

(iv) Các can thiệp theo cụm GMoU của MOCs có thúc đẩy trao quyền về giới cho phụ nữ làm nông hộ
nhỏ trong chuỗi giá trị du lịch ở vùng Đồng bằng sông Niger của Nigeria không?

Nghiên cứu này nhằm mục đích điều tra các yếu tố động lực nào ảnh hưởng đến tần suất khách du lịch
ẩm thực đến trải nghiệm thực phẩm và đồ uống địa phương tại các điểm du lịch nông nghiệp.

Các phát hiện của nghiên cứu này cho thấy tính bền vững về xã hội và môi trường, trong số các động lực
khác, đã cho thấy đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến tần suất của khách du lịch Ý
đến

trải nghiệm đồ ăn và thức uống địa phương tại các điểm du lịch nông nghiệp

You might also like