You are on page 1of 16

Hà Danh giải

BÀI TẬP THỪA KẾ

Bài 1.

Ông Năm có khối tài sản 480 tr. Ông Năm có vợ là bà Mới và có 3 con là Sáu (20t), Bảy (22t),
Tám (7t). Ngày 2.9.1998 ông Năm và con tên là Bảy bị tai nạn và chết. Trước khi chết ông
Năm có lập di chúc: chia đều tài sản cho hai con Sáu, Bảy.
Hỏi ai được hưởng thừa kế? Phần thừa kế của mỗi người là bao nhiêu?
(Lưu ý: đề này không nói rõ 480 triệu là di sản của ông Năm hay là tài sản chung, giả sử nó là
di sản của ông Năm)
Bài giải

ông Năm + Bà Mới

Sáu - 20t Bảy - 22t Tám 7t

- Di sản của ông Năm: 480 triệu.


- Chia theo di chúc:
o Cho Sáu và Bảy: 480/2 = 240 triệu
o Vì Bảy bị tai nạn chết nên 240t của y vị vô hiệu, hoàn lại cho ông Năm để chia
theo pháp luật cho Bà Mới, Sáu và Tám: 240/3 = 80 triệu.(1)
- Lúc này Bà Mới và Tám thuộc diện thừa kế không theo di chúc nên mỗi người được
hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật.
o 1 suất thừa kế theo pháp luật: 480/4=120 triệu
o Bà Mới và Tám sẽ nhận được: 2/3*120 = 80 triệu

Vì số tiền này đã đúng bằng với số tiền đã chia bên trên (1), nên không phải phân bổ gì
thêm.

- Do đó sau khi chia thừa kế thì:


✔ Bà Mới: 80 triệu
✔ Con Tám: 80 triệu
✔ Con Bảy: 240+80 = 320 triệu
(Thử lại: 80 + 80 + 320 =480 triệu, đúng bằng di sản ông Năm)
Hà Danh giải

Bài 2.

Ông A có khối tài sản là 900 triệu. Ông có vợ là bà B và ba con tên C (sinh năm 1984), D (sinh
năm 1989), E (sinh năm 1993). C đã có vợ là F và có con là X. Tháng 3/2009 C bị tai nạn
và chết. Sau đó tháng 10/2009 ông A bệnh nặng và chết. trước khi C chết, Ông lập di chúc,
chia đều tài sản cho ba con là C, D, E. Hỏi:
a) Xác định di sản của ông A.
b) Xác định thời điểm mở thừa kế.
c) Phần thừa kế của mỗi người là bao nhiêu.

Bài giải

Ông A + bà B

C - 1984 D - 1989 E - 1993

- Di sản của ông A: 900 triệu


- Chia theo di chúc cho 3 con C,D,E: 900/3=300 triệu
Vì C chết nên 300 triệu của y bị vô hiệu và hoàn lại cho ông A để chia theo pháp luật
cho bà B, (X), D, E: 300/4 = 75 triệu. (1)
- Vì bà B thuộc diện hưởng thừa kế không theo di chúc nên sẽ được nhận 2/3 1 suất
thừa kế theo pháp luật.
o 1 suất thừa kế theo pháp luật: 900/4= 225 triệu
o Bà B phải được hưởng: 2/3*225 = 150 triệu, Số này lớn hơn phần đã chia trên
(1) nên bà B phải nhận thêm: 150 - 75 = 75 triệu từ D,E,X theo tỉ lệ.
- Tính tiền mà D, E, X phải trích ra trả cho bà B:
o D và E trả bằng nhau và bằng: 75/(375*2+75)*375 = 34.1 triệu.
Hà Danh giải

o X phải trả: 75 – 34.1*2 = 6.8 triệu.


- Vậy sau khi chia thừa kế thì:
✔ Bà B: 150 triệu
✔ Con D: 300+375 – 34.1 = 340,9 triệu
✔ Con E: 300+375 – 34.1 = 340,9 triệu
✔ Cháu X: 75 – 6.8 = 68,2 triệu.

(Thử lại: 340,9*2 + 68,2 + 150 = 900 triệu, đúng bằng di sản ông A)

Bài 3.

Vợ chồng hai cụ A và B có 3 con chung là K, M, T. Cụ A chết năm 2003 không để lại


di chúc, cụ B chết năm 2011 có để lại di chúc bằng văn bản có người làm chứng và có
chứng thực của cơ quan có thẩm quyền để lại toàn bộ tài sản cho ông M. Diện tích nhà đất
mà cụ B định đoạt trong di chúc có nguồn gốc là của bố, mẹ cụ B để lại cho vợ chồng cụ,
trên đó có ba gian tranh tre mái lá.

Vào năm 2004 ông K cưới vợ, vợ chồng ông K ở cùng cụ B và cùng cụ B xây ngôi nhà
3 tầng trên diện tích đất nói trên.

Ông M yêu cầu xin chia thừa kế di sản mà vợ chồng cụ A và B để lại.

Hướng giải quyết vụ việc trên.

Bài giải:

K + vợ

A+B M

T
Hà Danh giải

Bài 4

Ông Phạm Văn Bình HCM có vợ là bà Minh và ba người còn tên M, N, H. Ngày 21/3/2016
ông Bình bị tai nạn giao thông chết. Được biết tài sản chung của ông Bình và bà Minh là 5
tỷ đồng. Tài sản riêng của ông Bình là 2 tỷ đồng. Anh chị hãy giải thích các trường hợp
sau:
a) Giả sử ông Bình không để lại di chúc thì những ai được hưởng thừa kế theo pháp
luật? Vì sao? Họ được hưởng bao nhiêu?
b) Giả sử ông Bình để lại di chúc chia tài sản riêng của ông cho K (người yêu cũ của
ông). Vậy ai được hưởng tài sản của ông?
c) Giả sử ông Bình còn bố mẹ và ông để lại di chúc chia toàn bộ tài sản của ông cho
người con tên M. Vậy những ai được hưởng tài sản của ông.
d) Giả sử ông Bình để lại di chúc chia toàn bộ tài sản của ông cho ông K là bạn thân
của ông và ông Bình ghi trong di chúc rằng: Ông truất quyền thừa kế của bà Minh vợ ông
vì lý do ông không yêu bà Minh. Vậy bà Minh có được hưởng tài sản của ông để lại hay
không?
Bài giải
Sơ đồ phả hệ:

M
Bình+
N
Minh
H

- Di sản của ông Bình: 2 + 5/2 = 4,5 tỷ đồng.


a) Giả sử ông Bình không để lại di chúc thì những ai được hưởng thừa kế theo
pháp luật? Vì sao? Họ được hưởng bao nhiêu?
Trả lời:
Hà Danh giải

- Trường hợp ông Bình không để lại di chúc thì theo điều 650 luật dân sự 2015, vợ và
3 con của ông được hưởng thừa kế theo pháp luật với suất thừa kế bằng nhau, được
tính như sau: 4,5/4 = 1,125 tỷ đồng.
- Vậy sau khi chia thừa kế: Vợ và 3 người con của ông Bình sẽ nhận được mỗi người
1,125 tỷ đồng từ di sản của ông.

b) Giả sử ông Bình để lại di chúc chia tài sản riêng của ông cho K (người yêu cũ
của ông). Vậy ai được hưởng di sản của ông?
Trả lời:

Bài 5.
Năm 1975, A+ B sinh ra C,D,E,G; C có con là X,Y, D có con là H
Tháng 1- 1977: A+S sinh ra Q và T
2000: A lập di chúc cho các con
2002: A,D,Q chết và bà B đã mai táng hết 60 triệu
Biết : A+B = 600 triệu; A+S = 860 triệu
Hãy chia thừa kế trên.
Thế Bảo giải
- Phả hệ: 2 bà vợ đều hợp pháp
X
C
Y
D H
1975: A+B
E
▪ G
▪ Q
1977: A+S
T
Thế Bảo giải
Hà Danh giải

- Di sản của ông A: 600/2 + 860/2 - 60 = 670 triệu


- Chia theo di chúc: C=D=E=G=Q=T = 670/6 = 111.67 triệu
- Vì D,Q chết nên số tiền y bị vô hiệu, trả lại cho A để chia theo pháp luật:
o B=C=(H)=E=G=S=T = 111.67*2/7 =31.9 triệu (1)
- Lúc này, bà B và bà S thuộc diện hưởng thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc
nên được hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật:
o Suất thừa kế theo pháp luật: 670/8 = 83.75 triệu
o B và S được hưởng: 2/3*83.75 = 55.83 triệu, số này lớn hơn phần đã chia ở (1)
nên B và S phải được nhận thêm: 55.83 – 31.9 = 23.93 triệu từ C,E,G,T,H
- Tính tiền mỗi người phải trích ra trả cho B và S:
o C=E=G=T = 23.93*2/[(111.67+31.9)*3+31.9]*(111.67+31.9) = 11.34 triệu
o H =23.93*2 – 11.34*4 = 2.5 triệu
- Vậy, số tiền mỗi người nhận được sau khi chia thừa kế:
B=S=55.83 triệu (Bà B còn 360 triệu, và bà S còn 340 triệu kia nữa)
C=E=G=T= 111.67 + 31.9 – 11.34 = 132.23 triệu
H = 31.9 – 2.5 = 29.4 triệu
(Thử lại: 55.83*2 + 132.23*4 + 29.4 = 670 triệu, đúng bằng di sản ông A)
-

Bài 6

- Ông A có di sản 120tr, A có 2 con là B, C ( đều trên 18t) C có vợ là M và có 2


con là X, Y. ông A chết, có lập di chúc để chia đều tài sản cho 2 con. C chết
trước ông A. hỏi tài sản thừa kế phân chia ntn?

-
Thế Bảo giải

- Phả hệ: bài này đề không nói về vợ của ông A,


⇨ vậy ngầm hiểu là đã chia tay hoặc ko còn nữa.

B
ông A X
C + vợ
Y
-
Hà Danh giải

- Di sản của ông A: 120 triệu.


- Chia di sản theo di chúc:
o Cho B và C: 120/2 = 60 triệu
o Vì C chết nên 60 triệu của y bị vô hiệu, hoàn lại cho ông A
để chia theo pháp luật cho (X+Y) thế vị bố và B: 60/2 = 30 triệu.
- Sau khi chia thừa kế thì:
✔ B: 60+30 = 90 triệu
✔ X = Y = 30/2 = 15 triệu
(Thử lại: 90 + 15 + 15 =120 triệu, đúng bằng di sản ông A)

Bài 7.
- A kết hôn với B và có 2 con là C và D.
C lấy E có 2 con là C1 và C2.
D lấy F có 2 con là D1 và D2. Khi tham gia giao thông, A và C bị tai nạn và qua
đời, cả 2 người đều không có di chúc trước khi chết. Hãy chia tài sản của gia
đình biết A và B có chung 600 triệu.
Bài giải
Phả hệ:
D1
D
D2
A+B
C1
C
C2
- Di sản ông A: 600/2 = 300 triệu
- Vì A không có di chúc nên 300 triệu chia theo pháp luật cho: B, D, (C1+C2) thế vị
bố: 300/3 = 100 triệu,
- Vậy sau khi chia thừa kế:
o B=D= 100 triệu
o C1=C2 = 50 triệu

Bài 8.

- Ông A kết hôn với bà B vào năm 1980 tai Hà Nôi và có 3 người con là C, D, E.
- C có vơ là M và có con là X và Y.
- D có vơ là N và có con là K và H.
- Năm 1999 ông A chung sống với bà Q và có con chung là P.
Hà Danh giải

- Tháng 5 năm 2008 ông A và C cùng chết trong môt tai nan giao thông. Trước
khi chết ông A lâp di chúc để lai toàn bô tài sản cho bà B và C, D, E.
- Hãy chia di sản của ông A, biết rằng tài sản chung của ông A và bà B là 400
triệu, trong thời gian chung sống ông A và bà Q có tài sản chung là 400 triệu.

Bài giải:

Phả hệ

H
D
K
1980
C X
A+B
Y
E

1999
P,9t
A+Q

- Di sản của ông A: 400/2 + 400/(2*2) = 300 triệu


- Chia theo di chúc: B=C=D=E= 300/4 = 75 triệu
- Vì C chết nên 75 triệu của y bị vô hiệu, trả lại cho A để chia theo pháp luật:
o B=(X+Y)=D=E=P= 75/5 = 15 triệu (1)
- Lúc này, P con ông A thuộc diện hưởng thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc
nên được hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật:
o Suất thừa kế theo pháp luật: 300/5 = 60 triệu
o P được hưởng: 2/3*60 = 40 triệu, số này lớn hơn phần đã chia ở (1) nên P phải
được nhận thêm: 40-15 = 25 triệu từ B, (X+Y), D, E:
- Tính tiền mỗi người phải trích ra trả cho P:
o B=D=E = 25/(75*3+15)*75 = 7.8 triệu
o X=Y = 7.8/75*15/2 = 0.78 triệu
- Vậy, số tiền mỗi người nhận được sau khi chia thừa kế:
B=D=E = 75+15 – 7.8 = 82.2 triệu (Bà B còn 300 triệu kia nữa)
X=Y = 15/2 – 0.78 = 6.7 triệu
P = 40 triệu
(Thử lại: 82.2*3 + 6.7*2 + 40 = 300 triệu, đúng bằng di sản ông A)

Bài 9
Hà Danh giải

- Ông Lê Văn Quyết có 4 người con gái là Hà 27 tuổi, Giang 23 tuổi, Thủy và Thảo
sinh đôi 15 tuổi. Vợ ông chết cách đây 6 năm, một mình ông nuôi con. Hà và Giang
đã có gia đình riêng. Tháng 7 năm 2005, ông bị bệnh. Tháng 8/2005 ông lập di chúc.
Xác định ông có tài sản riêng trị giá 360tr đồng, ông để lại cho Thủy và Thảo mỗi
người 50 triệu đồng. Số còn lại ông cho người em ruột là Lan bị bệnh tâm thần, sống
một mình và bố mẹ đã mất. Tháng 9/2005 ông qua đời. hãy chia di sản thừa kế của
ông.
- Thế Bảo giải
- Phả hệ:
Hà - lớn

Giang - lớn
ông Quyết
Thủy - 15
bà Lan
Thảo - 15
-
- Di sản của ông Quyết: 360 triệu
- Chia theo di chúc:
o Thủy = Thảo = 50 triệu
o Em Lan: 260 triệu
- Về phần của Lan: 260 > 180 (một nửa phần di sản của ông Quyết) nên không hợp lý.
=> di tặng chỉ được tối đa là ½ di sản, do vậy phần thừa: 260 – 180 = 80 triệu sẽ
được thu hồi và chia theo pháp luật:
o Hà = Giang = Thủy = Thảo = 80/4 = 20 triệu.
- Trong khi 2/3 1 suất thừa kế theo pháp luật là: 2/3*360/4 = 60 triệu, nên phần của
Thủy và Thảo là 50+20 = 70 (>60, hợp lý)
- Vậy sau khi chia thừa kế:
o Hà = Giang = 20 triệu
o Thủy = Thảo = 70 triệu
o Bà Lan = 180 triệu

( Thử lại: 180 + 70*2 + 20*2 = 360, đúng bằng di sản ông Quyết)

Bài 10.
Hà Danh giải

- A và B kết hôn năm 1980 tại HN, có con là C,D,E(2000)


- C + M => X-Y
- D + N => K-H
1986: A + P => Q
Năm 2005 A lập di chúc cho P và các con toàn bộ di sản
Năm 2006 A và C cùng chết trong 1 tai nạn giao thông 
Bà P mai táng cho A hết 20Tr. 
Hãy chia di sản của A 
Biết A+B: 400T
Biết A+P: 400T

Thế Bảo giải

80: A+B D

86: A+P Q
- Thế Bảo giải
- Di sản ông A: 400/2 + 400/4 – 20 = 280 triệu
- Chia theo di chúc: P=C=D=E=Q= 280/5 =56 triệu
- Vì C chết nên 56 triệu của y bị vô hiệu, trả lại cho A để chia theo pháp luật:
o B=(X+Y)=D=E=Q= 56/5 = 11.2 triệu (1)
- Lúc này, bà B thuộc diện hưởng thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc nên được
hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật:
o Suất thừa kế theo pháp luật: 280/5 = 56 triệu
o B được hưởng: 2/3*56 = 37.3 triệu, số này lớn hơn phần đã chia ở (1) nên P
phải được nhận thêm: 37.3 – 11.2 = 26.1 triệu từ mọi người.
- Tính tiền mỗi người phải trích ra trả cho B:
o D=E=Q= 26.1/(280 – 11.2)*(56+11.2)= 6.53 triệu
o P = 6.53/(56+11.2)*56 = 5.44 triệu
o X=Y = (26.1-6.53*3 -5.44)/2 = 0.96 triệu
- Vậy, số tiền mỗi người nhận được sau khi chia thừa kế:
Hà Danh giải

B = 37.3 triệu
D=E=Q = 56+11.2 – 6.53 = 60.7 triệu
P = 56-5.44 = 50.6 triệu
X=Y = 11.2/2 – 0.96 = 4.6 triệu
(Thử lại: 60.7*3 + 50.6 + 4.6*2 = 279.2 ~300 triệu, đúng bằng di sản ông A)
18.So sánh chủ thể luật hôn nhân và gia đình

1. Chủ thể luật hôn nhân

Chủ thể luật hôn nhân gia đình là cá nhân. Cá nhân muốn tham gia vào quan hệ pháp luật
hôn nhân gia đình phải có năng lực pháp luật hôn nhân gia đình và năng lực hành vi gia
đình.

Năng lực pháp luật pháp luật hôn nhân gia đình là khả năng của cá nhân có quyền và nghĩa
vụ về hôn nhân và gia đình ví dụ như quyền được sống với bố mẹ khi chưa thành niên,
quyền được kết hôn...năng lực pháp luật hôn nhân gia đình của cá nhân là như nhau

Năng lực hành vi gia đình của cá nhân là bằng hành vi của mình tạo ra cho bản thân những
quyền và nghĩa vụ về hôn nhân và gia đình. Năng lực hành vi gia đình của cá nhân phát
sinh khi đến một độ tuổi nhất định

Tòa án hay ủy ban nhân dân là các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan
đến quan hệ hôn nhân gia đình thôi chứ không thể là chủ thể của quan hệ pháp luật hôn
nhân gia đình.

2. Chủ thể luật dân sự, hình sự

1. Cá nhân

Đây là chủ thể chủ yếu tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự và tham gia thường xuyên
bao gồm: công dân Việt Nam, người nước ngoài , người không có quốc tịch sống ở Việt
Nam được quy định tại Chương III Bộ luật Dân sự. Để có tư cách chủ thể thì cá nhân phải
có các điều kiện đầy đủ năng lực pháp luật dân sự (Điều 14) “ 1. Năng lực pháp luật dân sự
của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.

2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.

3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người
đó chết”. và năng lực hành vi dân sự (Điều 17) “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là
khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân chỉ có được khi đạt độ tuổi nhất định:
Hà Danh giải

– Năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Theo quy định tại Điều 19 người có năng lực hành vi
dân sự đầy đủ khi đủ 18 tuổi trở lên nhưng không bị mắc bệnh tâm thần, bệnh khác (Điều
22) hoặc người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác (Điều 23).

– Năng lực hành vi một phần: Điều 20 quy định Năng lực hành vi dân sự của người chưa
thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân
sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu
sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác, trường hợp có
tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân
sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp
luật có quy định khác.

-Không có năng lực hành vi dân sự : là người chưa đủ 6 tuổi theo quy định Điều 21

– Mất năng lực hành vi dân sự và hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định Điều 22
và Điều 23

2. Pháp nhân

Cơ quan, tổ chức, chủ thể khác tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập có các kiện
quy định tại Điều 84 về Pháp nhân: Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ 4
điều kiện sau đây:

– Thứ nhất, là được thành lập hợp pháp: thành lập theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật
quy định;

– Thứ hai, là có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

– Thứ ba, là có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài
sản đó: pháp nhân phải có tài sản riêng không phụ thuộc và bị chi phối bởi bất kì chủ thể
tham gia quan hệ pháp luật nào khác, trên cơ sở tài sản riêng đó pháp nhân phải chịu trách
nhiệm, thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình

– Thứ tư, là nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập: vì tham gia
vào quan hệ pháp luật một cách độc lập nên pháp nhân sẽ được hưởng các quyền và gánh
vác các nghĩa vụ dân sự phù hợp với pháp nhân nên pháp nhân phải nhân danh chính mình.

3. Hộ gia đình, tổ hợp tác

a. Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự là hộ gia đình:

Điều 106 quy định: “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công
sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực
Hà Danh giải

sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự
thuộc các lĩnh vực này.”

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Để có tư cách chủ thể hộ gia đinh phải xác định được các thành viên của hộ. Chỉ những hộ
gia đình đáp ứng đủ các điều kiện sau mới trở thành chủ thể của quan hệ dân sự:

– Các thành viên trong hộ gia đình có tài sản chung;

– Cùng đóng góp công sức hoạt động kinh tế chung;

– Phạm vi những loại việc dân sự mà hộ gia đình tham gia chỉ giới hạn trong một số
lĩnh vực do pháp luật quy định.

Thời điểm phát sinh và chấm dứt tư cách chủ thể của hộ gia đình là không xác định. Tư
cách chủ thể của hộ gia đình được xác định thông qua mục đích của giao dịch và lĩnh vực
giao dịch.

b. Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự là Tổ hợp tác

Quy định tại Điều 111: “1. Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có
chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng
góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu
trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự.”

Phân biệt đối tượng, phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự và Luật Hình sự.

Câu 1: Phân biệt đối tượng, phạm vi, phương pháp điều chỉnh của bộ luật hành chính, bộ
luật dân sự và bộ luật hình sự.

Sự khác nhau giữa luật dân sự và hình sự

Luật dân sự và luật hình sự đều là những ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt
Nam nhưng chúng lại có rất nhiều điểm khác nhau cụ thể như sau:

Luật dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật

Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật hình sự

Tìm hiểu về luật công và luật tư

Luật dân sự Luật hình sự

Khái niệm
Hà Danh giải

Luật dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, chuyên giải
quyết những cuộc tranh chấp giữa các cá nhân và các tổ chức mà trong đó bên chịu thiệt
hại có thể nhận được bồi thường.

Luật hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt nam, bao gồm hệ
thống những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành quy định những hành vi nguy
hiểm cho xã hội là tội phạm và hình phạt với các tội phạm.

Bản chất Mang tính luật tư Mang tính luật công

Đối tượng điều chỉnh

Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự là quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong các
giao lưu dân sự.

Hình sự: Là những quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và người phạm tội khi người
này thực hiện một hành vi mà nhà nước qui định là tội phạm.

Phương pháp điều chỉnh

Luật Dân sự điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự theo phương pháp:

– Phương pháp bình đẳng về mặt pháp lý giữa các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật
dân sự.

– Phương pháp tự định đoạt của các chủ thể trong việc tham gia vào các quan hệ dân sự.

– Phương pháp tự chịu trách nhiệm của các chủ thể

– Tham gia quan hệ pháp luật dân sự

Phương pháp điều chỉnh của luật hình sự là phương pháp quyền uy. Trong đó nhà nước có
quyền tối cao trong việc định đoạt số phận của người phạm tội, buộc họ phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội phạm mà họ đã gây ra.

Trách nhiệm hình sự về tội phạm đã gây ra là trách nhiệm thuộc về cá nhân người phạm
tội, phải do chính người phạm tội trực tiếp gánh chịu, mà không thể “chuyển” hoặc “ủy
thác” cho người khác.

Chế tài Chế tài trong pháp luật dân sự mang tính đa dạng, có nhiều hậu quả pháp lý
khác nhau để áp dụng cho từng hành vi vi phạm tương ứng. Tùy vào tính chất, mức độ của
hành vi vi phạm mà áp dụng chế tài mang tính tinh thần như xin lỗi, cải chính hay chế tài
mang tính vật chất như bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm. Chế tài hình sự là bộ phận
hợp thành của quy phạm pháp luật hình sự, xác định loại và giới hạn mức độ hình phạt có
Hà Danh giải

thể áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong quy phạm pháp
luật hình sự đó.

Câu 20.Những quy định áp dụng cho người chưa thành niên phạm tội:

Nguyên tắc xử lý

Theo điều 90/91, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình
sự. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người này và
chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh...

Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần
thiết và phải căn cứ đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của
hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.

Khi xét xử, tòa án chỉ áp dụng hình phạt nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp
dụng một trong các biện pháp giáo dục, cải tạo tại trường giáo dưỡng không bảo đảm hiệu
quả giáo dục, phòng ngừa.

Tòa án không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình với người dưới 18 tuổi. Ở mức án có thời
hạn, người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với
người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và không áp dụng hình phạt bổ sung.

Án đã tuyên với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội thì không tính để xác định tái phạm hoặc
tái phạm nguy hiểm.

Hình phạt áp dụng

Người dưới 18 tuổi chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau với mỗi tội: cảnh cáo, phạt
tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn.

Phạt tiền áp dụng với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu có thu nhập hoặc có tài sản
riêng. Mức phạt không quá 1/2 mức tiền phạt mà điều luật quy định với người thành niên.

Hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm
tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng hoặc phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc
người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý. Khi áp dụng hình
phạt cải tạo không giam giữ không khấu trừ thu nhập của người đó. Thời hạn cải tạo không
giam giữ với người dưới 18 tuổi không quá 1/2 thời hạn mà điều luật quy định.

Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định
hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá
Hà Danh giải

18 năm tù. Nếu là tù có thời hạn, mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 3/4 mức
phạt tù mà điều luật quy định.

Với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù
chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù;
nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất không quá 1/2 mức phạt tù mà điều luật
quy định.

Chính sách khoan hồng

Khi xét xử cùng một lần người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội, tòa án quyết định hình phạt
với từng tội và tổng hợp hình phạt chung. Nếu hình phạt chung là cải tạo không giam giữ
thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 3 năm. Nếu hình phạt chung là tù có
thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không được vượt quá 18 năm với người
từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và 12 năm với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi
phạm tội.

Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu có tiến bộ và
đã chấp hành 1/4 thời hạn sẽ được tòa án xét giảm. Với hình phạt tù, mỗi lần có thể giảm
đến 4 năm nhưng phải bảo đảm đã chấp hành ít nhất 2/5 mức hình phạt đã tuyên.

Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu lập công
hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì được xét giảm ngay và có thể được miễn chấp hành phần
hình phạt còn lại.

Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt tiền nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó
khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra hoặc lập công lớn, theo đề
nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, tòa án có thể quyết định giảm hoặc miễn việc chấp
hành phần tiền phạt còn lại.

Người dưới 18 tuổi đang chấp hành án phạt tù có thể được tha tù trước hạn khi đủ các điều
kiện: phạm tội lần đầu, có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt, đã chấp hành được 1/3 thời
hạn phạt tù, có nơi cư trú rõ ràng.

You might also like