You are on page 1of 7

2.2.

Thực trạng xuất khẩu cà phê của VN

Cà phê nằm trong nhóm hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, hiện
đứng thứ 2 thế giới (chỉ sau Brazil), có mặt hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên
thế giới, tập trung chủ yếu ở những thị trường lớn như: Đức, Mỹ, Tây Ban Nha,
Italia, Bỉ, Anh và các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Nhật
Bản…

Khối lượng xuất khẩu cà phê năm 2014 ước đạt 1,73 triệu tấn và 3,62 tỷ USD

Trong năm 2015, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1.341.839 tấn, trị
giá 2.674.238.962 USD, giảm 20,63% về lượng và giảm 24,82% về trị giá so với
cùng kỳ năm trước

Năm 2016 xuất khẩu cà phê đạt 1,79 triệu tấn, đem về 3,36 tỷ USD, tăng 33,6% về
lượng và 25,6% về giá trị so với năm 2015

Đến năm 2017, xuất khẩu cà phê đạt 1,44 triệu tấn với kim ngạch 3,244 tỷ USD,
giảm 19% về lượng và 2,7% về kim ngạch so với năm 2016

Năm 2018 lên 1,88 triệu tấn, thu về gần 3,54 tỷ USD, tăng 30,3% về lượng và tăng
9% về kim ngạch so với năm 2017

Tính chung cả năm 2019, xuất khẩu cà phê đạt tổng cộng 1.653.265 tấn (khoảng
27,55 triệu bao), với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 2,85 tỷ USD, giảm 11,92
% về lượng và giảm 19,28% về giá so với xuất khẩu của năm 2018, chiếm chủ yếu
là cà phê Robusta

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2020 cả nước xuất khẩu 1,57
triệu tấn cà phê, kim ngạch 2,74 tỷ USD, giá trung bình 1.751,2 USD/tấn, giảm
5,6% về lượng, giảm 4,2% về kim ngạch nhưng tăng nhẹ 1,4% về giá so
với năm 2019

Với kết quả xuất khẩu sang EU đạt được trong 11 tháng năm 2021, ước tính xuất
khẩu cà phê của Việt Nam sang EU trong cả năm 2021 đạt 556 nghìn tấn, trị giá
trên 1 tỷ USD, giảm 7,9% về lượng, nhưng tăng 6,3% về trị giá so với năm 2020.
Dự báo năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU sẽ khởi sắc trở lại

Trong 3 tháng đầu niên vụ cà phê 2021 - 2022, xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu đạt
27,5 triệu bao, giảm 3,8% so với mức 28,6 triệu bao của cùng kỳ niên vụ trước

- Chủng loại cà phê xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam hiện nay

là cà phê Robusta với giá trị thương phẩm không cao. Trong khi đó thế giới lại ưa
chuộng loại cà phê Arabica có hương vị thơm ngon hơn.

Chủng loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam chưa phù hợp với thị hiếu tiêu dùng
của thị trường thế giới. Hiện nay, thị trường thế giới có nhu cầu lớn về cà phê
Arabica chiếm 70-80% nhu cầu cà phê hàng năm), trong khi đó 65% diện tích,
chiếm hơn 90 % sản lựơng cà phê ở Việt Nam lại là cà phê Rubusta. Xuất khẩu cà
phê của Việt Nam chủ yếu là cà phê Robusta (hơn 90%) với giá trị thương phẩm
không cao. Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới (hơn 10%
lượng cà phê xuất khẩu của thê giới), với cà phê vối thì nước ta là nước xuất khẩu
lớn nhất thê giới với hơn 40% sản lượng xuất khẩu của toàn thế giới. Vì vậy, trong
thời gian tới chuyển đổi cơ cấu cà phê là vấn đề bức xúc cho việc sản xuất cà phê
và xuất khẩu cà phê của Việt Nam. 

- Thị trường chính xuất khẩu quốc tế: Thụy Sĩ, Ấn Độ,..


- Những công ty hàng đầu về xuất khẩu cà phê Việt Nam
Simexco Daklak - Công Ty TNHH MTV Xuất Nhập Khẩu 2-9 Đắk Lắk. ...
An Thái Cafe - Công Ty CP Sài Gòn An Thái. ...
Cà Phê Mê Trang - Công Ty Cổ Phần Cà Phê Mê Trang. ...
Nestlé Việt Nam - Công Ty TNHH Nestle Việt Nam. ...
Trung Nguyên Legend - Công Ty CP Cà Phê Trung Nguyên.

Cà phê nằm trong nhóm những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, chiếm tỷ
trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam. Tuy
nhiên, năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhu cầu cà phê trên thị
trường thế giới sụt giảm, xuất khẩu cà phê Việt Nam thêm năm thứ hai mất kim
ngạch xuất khẩu vượt 3 tỷ USD. Theo các chuyên gia ngành cà phê, năm 2021 thị
trường xuất khẩu cà phê Việt Nam những tháng đầu năm có nhiều tín hiệu lạc quan
và kỳ vọng cả năm sẽ được cải thiện

2.2.1.Những thành tựu đạt được và nguyên nhân của nó

2.2.1.1.Những thành tựu đạt được

Thứ nhất, ngành cà phê Việt Nam trở thành nhà cung cấp cà phê đứng thứ hai
trên thị trường thế giới chỉ sau 20 năm đổi mới
Nếu như năm 1990 Việt Nam có diện tích cà phê là 119,3 nghìn ha với sản lượng
đạt 92 nghìn tấn - một sản lượng và diện tích chẳng có ý nghĩa gì nhiều với ngành
cà phê thế giới, thì chỉ sau 20 năm, năm 2010 Việt Nam có diện tích cà phê tới trên
nửa triệu ha (548,2 nghìn ha) với sản lượng 1105,7 nghìn tấn, chiếm 13% nguồn
cung cà phê và chiếm 21,29% lượng cà phê giao dịch trên thị trường thế giới. Sự
tăng trưởng sản lượng cà phê Việt Nam mạnh đến mức vào những năm đầu của thế
kỷ XXI, khi giá cà phế xuống thấp (dưới 1000 USD/tấn), nhiều nước cùng trồng cà
phê đã đổ lỗi cho Việt Nam tăng nguồn cung quá lớn làm giá cà phê thế giới giảm!
Việc đổ lỗi đó không hẳn đã đúng, nhưng rõ ràng ngành cà phê Việt Nam đã tạo ra
sức ép ghê gớm cho nhiều nước trồng cà phê, bởi Việt Nam đã tạo được nguồn
cung lớn trên thị trường giao dịch cà phê thế giới. Các nhà rang xay, các tập đoàn
chế biến cà phê đa quốc gia..., trong chiến lược sản xuất kinh doanh không thể
không chú ý đến cà phê của Việt Nam. 
Thứ hai, năng suất sản xuất cà phê của Việt Nam tăng nhanh, 
Ngành cà phê Việt Nam không chỉ tạo ra nguồn cung lớn, mà còn có năng suất
đứng đầu thế giới, gấp hơn 2 lần năng suất bình quân của thế giới và cả của Braxin
- nước sản xuất, xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. Năng suất cà phê cao sẽ khiến
giá xuất khẩu thấp, vì chi phí sản xuất thấp hơn và ngành cà phê Việt Nam có lợi
thế cạnh tranh hơn hẳn ngành cà phê của một số nước trên thế giới. Giá cà phê xuất
khẩu (FOB, TP. Hồ Chí Minh) của Việt Nam, nhờ vậy, luôn thấp hơn giá cà phê
giao dịch trên sàn giao dịch cà phê ở London cũng như ở New York, giá thấp hơn
vài trăm USD, thậm chí có năm thấp hơn đến 1.031 USD (năm1994) và 1.371
USD (năm 1995). Điều đó cũng nói nên rằng ngành cà phê Việt Nam đã chuyển lợi
thế tuyệt đối về đất đai và thời tiết khí hậu, cũng như các lợi thế tương đối về các
chính sách hỗ trợ (tạm trữ cà phê, hỗ trợ lãi xuất tín dụng, hỗ trợ tài chính, giảm
thuế nông nghiệp...), về hạ tầng Cơ sở (giao thông, thủy lợi, thông tin liên và lợi
thế cạnh tranh ngành cà phê. lạc...), về nguồn lao động dồi dào và chi phí thấp
Thứ ba, cà phê Việt Nam đang chiếm lĩnh thấp, thành lợi thế cạnh tranh của sản
phẩm thị trường cà phê thế giới với tốc độ nhanh. Ngành cà phê Việt Nam rất non
trẻ, trường thế giới. Tốc độ tăng trưởng xuất nhưng cà phê Việt Nam đã xuất khẩu
tới khẩu cà phê Việt Nam vào Bỉ, Nhật Bản và 96 quốc gia, chiếm 21,29% tổng
lượng cà Italia ở mức rất cao, lần lượt là 56%, 46% phê mậu dịch buôn bán trên thị
trường thế và 32% so với tốc độ tăng nhập khẩu từ thế giới (năm 2010). Trong đó
tổng kim ngạch giới tương ứng là 24%, 6% và 16%. Những xuất khẩu tới 10 thị
trường lớn năm 2010 thị trường lớn khác như Đức, Mỹ, Pháp, đạt 920 triệu USD,
chiếm trên 55,22% tổng Hàn Quốc và Anh, tốc độ nhập khẩu cà phê kim ngạch
xuất khẩu cà phê Việt Nam. từ Việt Nam cũng lớn hơn tốc độ nhập khẩu Trong 10
thị trường nhập khẩu cà phê lớn. cà phê từ thị trường thế giới. So với các đối từ
Việt Nam, thì có 8 thị trường đứng trong thủ cạnh tranh trên những thị trường này,
top 10 thị trường nhập khẩu cà phê lớn. cà phê Việt Nam chỉ thua kém đối thủ nhất
thế giới (trừ thị trường đứng thứ 7 và Braxin có thị phần lớn hơn, song tốc độ 10).
10 thị trường này có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ Braxin có xu hướng giảm.
nhập khẩu cà phê từ thị trường thế giới Điều này có nghĩa là cà phê Việt Nam đang
khá cao. ở mức hai con số, dao động trên dần chiếm thị phần ở các quốc gia nhập
dưới 20%, trừ Mỹ (9%) và Nhật Bản (6%). khẩu cà phê lớn trên thế giới (thứ hạng
từ Nhưng tốc độ xuất khẩu cà phê Việt Nam 1-15) và chiếm tỷ trọng thị phần ngày
càng vào các thị trường này luôn tăng và cao hơn lớn trên các thị trường tiêu thụ cà
phê lớn so với tốc độ tăng nhập khẩu của họ từ thị của thế giới
Ở những thị trường mới nổi năm 2010 độ tăng 93% (so với năm 2009), Ba Lan
13,1 (những thị trường có tốc độ nhập khẩu cà triệu USD và tốc độ tăng trưởng
81%, Thụy phê rất cao từ Việt Nam), tuy kim ngạch Sỹ và Philippin cùng có tốc độ
tăng là 52% nhập khẩu còn khiêm tốn, nhưng là những với kim ngạch nhập khẩu
tương ứng là 27 thị trường tiềm năng trong tương lai. Trong triệu USD và 40 triệu
USD. Đây cũng là số những thị trường này cũng có một số thị những quốc gia
nhập khẩu khá lớn trên thế trường có kim ngạch nhập khẩu năm 2010 giới với xếp
hạng lần lượt là 10, 1 lên đến hàng chục triệu USD như: Hà Lan đồng thời cũng
từng là bạn hàng của cà phê với trị giá nhập khẩu trên 27 triệu USD, tốc Việt
Nam. 
Thứ tư, thị trường nội địa tiêu thụ cà phê từng bước tăng lên, tạo thuận lợi cho
các doanh nghiệp kinh doanh cà phê trong nước ngày càng phát triển. Mức tiêu thụ
cà phê bình quân đầu người ở thị trường nội địa hiện đang ở xuất phát điểm khá
thấp, tuy nhiên cùng với phát triển kinh tế, thu nhập tăng thì nhu cầu tiêu thụ cà
phê cũng sẽ tăng, thị trường tiêu thụ cà phê Việt Nam đang được các công ty, tập
đoàn đa quốc gia để ý và xâm nhập. Tuy nhiên thị hiếu tiêu dùng cà phê của người
Việt luôn gắn với phong tục, tập quán và văn hóa cà phê Việt thì không công ty,
tập đoàn nào của nước ngoài hiểu thấu đáo bằng các doanh nghiệp cà phê Việt. Bởi
vậy thị trường tiêu thụ cà phê nội địa đang là thị trường tiềm năng lớn để các
doanh nghiệp và ngành cà phê Việt khai thác và chiếm lĩnh thị trường, đây là thời
cơ lợi thế cạnh tranh tiềm năng cho doanh nghiệp và ngành cà phê Việt Nam

2.2.1.2.Nguyên nhân của những thành tựu

Nước ta có diện tích đất trồng cà phê rộng lớn. Theo Cục Trồng trọt, diện tích cà
phê Việt Nam đạt trên 664.000 ha, sản lượng cà phê đạt trên 1,5 triệu tấn
nhân/năm; cà phê Robusta chiếm diện tích lớn (93%), còn lại là cà phê Arabica

Những năm qua, tiến bộ mới về khoa học - kỹ thuật đã và đang góp phần đáng
kể trong sản xuất cà-phê, giúp cho nhiều mô hình cà-phê phát triển ổn định, bền
vững.

Các thị trường nhập khẩu cà phê lớn của Việt Nam đều gặp thiệt hại lớn vì dịch
Covid-19 và tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội ở mức cao, tăng cường nhu cầu
tiêu thụ cà phê tại nhà.

Nước ta có những lợi thế tuyệt đối về đất đai và thời tiết khí hậu, cũng như các
lợi thế tương đối về các chính sách hỗ trợ (tạm trữ cà phê, hỗ trợ lãi xuất tín dụng,
hỗ trợ tài chính, giảm thuế nông nghiệp...), về hạ tầng Cơ sở (giao thông, thủy lợi,
thông tin liên và lợi thế cạnh tranh ngành cà phê. lạc...), về nguồn lao động dồi dào
và chi phí thấp.
Cà phê đang càng ngày được phổ biến ở mọi nơi, những thị trường ưa chuộng
cà phê ngày càng tăng lên khiến cho việc xuất khẩu cà phê ngày càng thuận lợi hơn
2.2.2.Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của nó

2.2.2.1.Những hạn chế, tồn tại.


Thứ nhất, sức cạnh tranh của sản phẩm cà phế còn thấp. Cà phê Việt Nam chất
lượng thấp, không đồng đều, chưa đa dạng sản phẩm, sản phẩm chủ yếu ở dạng sơ
chế, chưa có nhiều sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm chưa có thương hiệu và chưa
có nguồn gốc xuất xứ, chỉ dẫn địa lý...

  Thứ hai, sức cạnh tranh của các chủ thể chế biến và kinh doanh xuất khẩu cũng
còn yếu. Các chủ thể trồng cà phê chủ thể sản xuất cà phê, các hộ sơ chế, nhà là
các nông trại, trang trại nhỏ và các nông hộ chiếm 85% diện tích cà phê cả nước.
Các công ty cà phê trong những trường lớn chỉ chiếm khoảng 15%
Thứ ba, ngành cà phê Việt Nam chưa có tổ chức đại diện có uy tín trên thị trường
thế giới và thiếu cơ chế, chính sách liên kết ngành.
2.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

Tư liệu tham khảo

http://consosukien.vn/du-bao-thi-truong-xuat-khau-ca-phe-nam-2021.htm#:~:text=Vi%E1%BB%87t
%20Nam%20hi%E1%BB%87n%20l%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc,2%2C8%20t%E1%BB
%B7%20USD).

https://dangcongsan.vn/kinh-te-va-hoi-nhap/xuat-khau-ca-phe-huong-den-muc-tieu-kim-ngach-dat-6-ty-
usd-601829.html#:~:text=N%C4%83m%202021%2C%20xu%E1%BA%A5t%20kh%E1%BA%A9u
%20c%C3%A0,k%E1%BB%83%20t%E1%BB%AB%20th%C3%A1ng%206%2F2017.

https://vusta.vn/phat-trien-ca-phe-cua-viet-nam-trong-nhung-nam-gan-day-p70695.html

http://tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/
brief_27188_30768_214201215373760.nckt.11.pdf

You might also like