You are on page 1of 29

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC


KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN

ĐỀ TÀI

XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH


TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

LỚP: L18 NHÓM:19

HK211

GVHD: THS. Nguyễn Trung Hiếu

SINH VIÊN THỰC HIỆN


% ĐIỂM ĐIỂM GHI
STT MSSV HỌ TÊN
BTL BTL CHÚ
1 2011147 Nguyễn Phi Hào 100% 7,54
2 2014348 Lê Xuân Sang 100% 7,54
3 2014954 Phan Anh Tuấn 95% 7,16
4 2012195 Hoàng Ngọc Tiến 100% 7,54

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM

%
Nhiệm vụ được Điểm
STT Mã số SV Họ và tên Điểm Ký tên
phân công BTL
BTL
Mục lục, danh 7,54
mục tài liệu tham
khảo, kiểm tra
1 2011147 Nguyễn Phi Hào 100%
nội dung, tổng
hợp, viết báo
cáo, chương 1.
2 2014348 Lê Xuân Sang Soạn nội dung 2.2 100% 7,54
Soạn mở đầu, kết 7,16
3 2014954 Phan Anh Tuấn luận, nội dung 95%
2.1
Soạn nội dung 2.3
4 2012195 Hoàng Ngọc Tiến 100% 7,54
và 2.4
Họ và tên nhóm trưởng:.. Nguyễn Phi Hào ......................................................
Số ĐT: ...............................................Email: hao.nguyen220502@hcmut.edu.vn
Nhận xét của GV:
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................

GIẢNG VIÊN NHÓM TRƯỞNG


(Ký và ghi rõ họ, tên) (Ký và ghi rõ họ, tên)

Nguyễn Trung Hiếu Nguyễn Phi Hào


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................5
NỘI DUNG...................................................................................................................6
CHƯƠNG 1: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY....6
1.1.Toàn cầu hóa........................................................................................................6
1.2.Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay..................................................8
CHƯƠNG 2: XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY...................17
2.1. Khái quát về xuất khẩu và xuất khẩu cà phê của VN.........................................17
2.2. Thực trạng xuất khẩu cà phê của VN.................................................................18
2.3 Cơ hội và thách thức trong xuất khẩu cà phê của Việt Nam..............................24
2.4 Định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong
thời gian tới.............................................................................................................25
KẾT LUẬN................................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................28

BẢNG VIẾT TẮT


Danh mục từ viết tắt Ký hiệu

Chủ nghĩa Xã hội CNXH

Xã hội chủ nghĩa XHCN


LỜI MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, do quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, từ tập
trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường ở Việt Nam đã tác động đến nhiều
lĩnh vực khác nhau của kinh tế xã hội, trong đó có ngành trồng trọt nói chung,
ngành sản xuất cà phê nói riêng. Nhà nước đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển
từ cây lương thực sang cây công nghiệp, đặc biệt là cây cà phê vì người dân Việt
Nam đã tích lũy được kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây cà phê từ thời Pháp thuộc.
Ngành sản xuất và chế biến cà phê hiện nay là một trong những ngành sản xuất
nông lâm nghiệp quan trọng nhất của Việt Nam.

Trong xu hướng hội nhập kinh tế hiện nay, sản xuất và chế biến sản phẩm cà phê
xuất khẩu là một trong những ngành sản xuất quan trọng của Việt Nam. Hội nhập
kinh tế đã mang lại nhiều cơ hội phát triển cho ngành cà phê như: mở rộng thị
trường xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành,... Tuy nhiên, hội nhập cũng
tạo ra những khó khăn và thách thức lớn cho ngành như: cạnh tranh về giá, chất
lượng, thương hiệu sản phẩm,... Ngành cà phê của Việt Nam có sản lượng xuất
khẩu cao trên thế giới, nhưng hầu hết đều xuất khẩu dưới dạng chế biến thô. Công
nghệ chế biến cà phê của nước ta còn hạn chế so với các nước trong khu vực, chưa
đáp ứng được nguyên liệu cho ngành công nghiệp trong nước. Chất lượng cà phê
của Việt Nam chưa thực sự đồng đều, thương hiệu chưa mạnh. Một số lô hàng của
tiểu điền chưa đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế đã ảnh hưởng đến uy tín
của toàn ngành cà phê Việt Nam, kéo giá trị xuất khẩu giảm vì giá thấp hơn thị
trường quốc tế.

Những vấn đề còn tồn tại trong ngành cà phê đã được nêu trên cần được
khắc phục để thúc đẩy sự phát triển của ngành cà phê, cho nên nhóm đã quyết
định chọn đề tài ”Xuất khẩu cà phê trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt
Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của môn kinh tế chính trị Mác – Lênin.
2.Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Lý luận của C. Mác về hội nhập quốc tế, sự phát triển của
ngành xuất khẩu cà phê và liên hệ đến sự phát triển của ngành .

Phạm vi nghiên cứu của chủ đề: xuất khẩu cà phê ở Việt Nam, giai đoạn từ 2011
– 2022.

3.Mục tiêu nghiên cứu

Thứ nhất, phân tích khái niệm và vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế và
các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hội nhập.
Thứ hai, khái quát lịch sử hình thành và phát triển của ngành xuất khẩu cà phê ở
Việt Nam hiện nay.

Thứ ba, phân tích thực trạng và nguyên nhân phát triển của ngành xuất khẩu cà
phê ở Việt Nam.

Thứ tư, đề xuất định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành
xuất khẩu cà phê ở Việt Nam hiện nay.

4.Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và các phương pháp nghiên
cứu như trừu tượng hóa khoa học, phân tích tổng hợp, thống kê mô tả...

5.Kết cấu đề tài

Ngoài mục lục, mở đầu kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 02 chương:

 CHƯƠNG 1: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN


NAY

 CHƯƠNG 2: XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. Toàn cầu hóa
1.1.1Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn
kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng
thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.
Tính tất yêu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ nhất, do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế.
Toàn cầu hóa là quá trình tạo ra liên kết và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng
giữa các quốc gia trên quy mô toàn cầu.
Toàn cầu hoá diễn ra trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội
v.v...trong đó, toàn cầu hoá kinh tế là xu thế nổi trội nhất, nó vừa là trung tâm vừa là
cơ sở và cũng là động lực thúc đẩy toàn cầu hoá các lĩnh vực khác. Toàn câu hoá
kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới
quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận
động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất.
Trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế hội nhập kinh tế quốc tế trở thành tất yếu
khách quan:
Toàn cầu hóa kinh tế đã lôi cuốn tất cả các nước vào hệ thống phân công lao
động quốc tế, các mối liên hệ quốc tế của sản xuất và trao đổi ngày càng gia tăng,
khiến cho nền kinh tế của các nước trở thành một bộ phận hữu cơ và không thể tách
rời nền kinh tế toàn cầu. Trong toàn cầu hóa kinh tế, các yếu tố sản xuất được lưu
thông trên phạm vi toàn cầu. Do đó, nếu không hội nhập kinh tế quốc tế, các nước
không thể tự đảm bảo được các điều kiện cần thiết cho sản xuất trong nước. Hội
nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội để các quốc gia giải quyết những vấn đề toàn cầu
đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều, tận dụng được các thành tựu của cách mạng
công nghiệp, biến nó thành động lực cho sự phát triển.
Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phố biến của các
nước, nhất là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay.

Đối với các nước đang và kém phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để
tiếp cận và sử dụng được các nguồn lực bên ngoài như tải chính, khoa học công
nghệ, kinh nghiệm của các nước cho phát triển của mình. Khi mà các nước tư bản
giàu có nhất, các công ty xuyên quốc gia đang nắm trong tay những nguồn lực vật
chất và phương tiện hùng mạnh nhất để tác động lên toàn thế giới thì chỉ có phát
triển kinh tế mở và hội nhập quốc tế, các nước đang và kém phát triên mới có thể
tiếp cận được nhưng năng lực này cho phát triển của mình.
Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường có thể giúp cho các nước đang và kém
phát triển có thể tận dụng thời cơ phát triển rút ngắn, thu hẹp khoảng cách với các
nước tiên tiến, khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng rõ rệt.
Hội nhập kinh tế quốc tế giúp mở cửa thị trường, thu hút vốn, thúc đẩy công
nghiệp hoá, tăng tích luỹ; tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và nâng cao mức thu
nhập tương đối của các tầng lớp dân cư.
Tuy nhiên, điều cần chú ý ở đây là chủ nghĩa tư bản hiện đại với ưu thế về vốn và
công nghệ đang ráo riết thực hiện ý đồ chiến lược biến quá trình toàn cầu hoá thành
quá trình tự do hoá kinh tế và áp đặt chính trị theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa. Điều
này khiến cho các nước đang và kém phát triển phải đối mặt với không ít rủi ro,
thách thức: đó là gia tăng sự phụ thuộc do nợ nước ngoài, tình trạng bất bình đẳng
trong trao đổi mậu dịch - thương mại giữa các nước đang phát triển và phát triển.
Bởi vậy, các nước đang và kém phát triển phát triển cần phải có chiến lược hợp lý,
tìm kiếm các đối sách phù hợp để thích ứng với quá trình toàn cầu hoá đa bình diện
và đầy nghịch lý.
1.1.2. Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập hiệu thành công .
Hội nhập là tất yếu, tuy nhiên, đối với Việt Nam, hội nhập không phải bằng mọi
giá. Quá trình hội nhập phải được cân nhắc với lộ trình và cách thức tối ưu. Quá
trình này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị các điều kiện trong nội bộ nền kinh tế cũng
như các mỗi quan hệ quốc tế thích hợp.
Các điều kiện sẵn sàng về tư duy, sự tham gia của toàn xã hội, sự hoàn thiện và
hiệu lực của thể chế, nguồn nhân lực và sự am hiểu môi tường quốc tế; nên kinh tế
có năng lực sản xuất thực... là những điều kiện chủ yêu đê thực hiện hội nhập thành
công.
Thứ hai, thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ. Theo đó hội nhập
kinh tế quốc tế có thể được coi là nông, sâu tùy vào mức độ tham gia của một nước
vào các quan hệ kinh tế đối ngoại, các tổ chức kinh tế quốc tế hoặc khu vực. Theo
đó, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được chia thành các mức độ cơ bản từ thấp
đên cao là: Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA), Khu vực mậu dịch tự do (FTA),
Liên minh thuê quan (CU), Thị trường chung (hay thị trường duy nhất), Liên minh
kinh tê - tiên tệ...
Xét về hình thức, hội nhập kinh tế quốc tế là toàn bộ các hoạt động kinh tế đối
ngoại của một nước gồm nhiều hình thức đa dạng như: ngoại thương, đầu tư quốc
tế, hợp tác quốc tê, dịch vụ thu ngoại tệ...
1.2.Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay.
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gia tăng sự liên hệ giữa nền : kinh tế Việt
Nam với nền kinh tế thế giới. Do đó, một mặt, quá trình hội nhập sẽ tạo ra nhiều tác
động tích cực đối với quá trình phát triên của Việt Nam, mặt khác cũng đồng thời
đưa đến nhiều thách thức đòi hỏi phải vượt qua mới có thể thu được những lợi ích
to lớn từ quá trình hội nhập kinh tế thê giới đem lại.
1.2.1. Tác động tích cực của hội nhập kinh tễ quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ là tất yếu mà còn đem lại những lợi ích to lớn
trong phát triển của các nước và những lợi ích kinh tế khác nhau cho cả người sản
xuất và người tiêu dùng. Cụ thể là:
* Tạo điều kiện mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ, vốn, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong nước.
Hội nhập kinh tế quốc tế thực chất là mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại
phát triển, tạo điều kiện cho sản xuất trong nước, tận dụng các lợi thế kinh tế của
nước ta trong phân công lao động quốc tế, phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế
nhanh, bền vững và chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang chiều sâu với hiệu quả
cao.
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đây chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng hợp lý, hiện đại và hiệu quả hơn, qua đó hình thành các lĩnh vực kinh tế mũi
nhọn để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản
phâm và doanh nghiệp trong nước; góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh
doanh, làm tăng khả năng thu hút khoa học công nghệ hiện đại và đầu tư bên ngoài
vào nền kinh tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp
cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế để thay đổi công nghệ
sản xuất, tiếp cận với phương thức quản trị phát triển để nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội để cải thiện tiêu dùng trong nước, người dân
được thụ hưởng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và
chất lượng với giá cạnh tranh; được tiếp cận và giao lưu nhiều hơn với thế giới bên
ngoài, từ đó có cơ hội tìm kiếm việc làm cả ở trong lẫn ngoài nước.
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt
tốt hơn tình hình và xu thế phát triển của thế giới, từ đó xây dựng và điều chỉnh
chiến lược phát triển hợp lý, đề ra chính sách phát triển phù hợp cho đât nước.
* Tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Hội nhập kinh tế quốc tế giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và tiềm lực
khoa học công nghệ quốc gia. Nhờ đây mạnh hợp tác giáo dục - đào tạo và nghiên
cứu khoa học với các nước mà nâng cao khả năng hấp thụ khoa học công nghệ hiện
đại và tiếp thu công nghệ mới thông qua đầu tự trực tiếp nước ngoài và chuyển giao
công nghệ nhằm nâng cao chất lượng nên kinh tế.
* Tạo điều kiện để thúc đẩy hội nhập của các lĩnh vực văn hóa, chính trị, củng cố
an ninh quốc phòng.
Hội nhập kinh tế quốc tế là tiền để cho hội nhập về văn hóa, tạo điều kiện để tiếp
thu những giá trị tinh hoa của thể giới, bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa,
văn minh của thế giới để làm giàu thêm văn hóa dân tộc và thúc đầy tiến bộ xã hội.
Hội nhập kinh tế quốc tế còn tác động mạnh mẽ đến hội nhập chính trị, tạo điều
kiện cho cải cách toàn diện hướng tới xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa, xây dựng một xã hội mở, dân chủ, văn minh.
Hội nhập tạo điều kiện để mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật
tự quốc tế, nâng cao vai trò, uy tín và vị thế quốc tế của nước ta trong các các tổ
chức chính trị, kinh tế toàn cầu.
Hội nhập kinh tế quốc tế giúp đảm bảo an ninh quốc gia, duy trì hòa bình, ổn
định ở khu vực và quốc tế để tập trung cho phát triển kinh tế xã hội; đồng thời mở
ra khả năng phối hợp các nỗ lực và nguồn lực của các nước đề giải quyết những vấn
đề quan tâm chung như môi trường, biến đổi khí hậu, phòng chống tội phạm và
buôn lậu quốc tế.
1.2.2. Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đưa lại những lợi ích, trái lại, nó cũng đặt ra
nhiều rủi ro, bất lợi và thách thức, đó là:
- Hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng sự cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh
nghiệp và ngành kinh tế nước ta gặp khó khăn trong phát triển, thậm chí là phá sản,
gây nhiều hậu quả bất lợi về mặt kinh tế - xã hội.
- Hội nhập kinh tế quốc tế có thể làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc
gia vào thị trường bên ngoài, khiến nền kinh tế dễ bị tốn thương trước những biến
động khôn lường về chính trị, kinh tế và thị trường quốc tế.
- Hội nhập kinh tế quốc tế có thể dẫn đến phân phối không công bằng lợi ích và
rủi ro cho các nước và các nhóm khác nhau trong xã hội, do vậy có nguy cơ làm
tăng khoảng cách giàu - nghèo và bất bình đẳng xã hội.
- Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các nước đang phát triển như nước ta
phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, do thiên
hướng tập trung vào các ngành sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều sức lao động,
nhưng có giá trị gia tăng thấp. Có vị trí bất lợi và thua thiệt trong chuỗi giá trị toàn
cầu. Do vậy, dễ trở thành bãi thải công nghiệp và công nghệ thấp, bị cạn kiệt nguồn
tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại môi trường ở mức độ cao.
- Hội nhập kinh tế quốc tế có thể tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà
nước, chủ quyền quốc gia và phát sinh nhiều vẫn đề phức tạp đối với việc duy trì an
ninh và ổn định trật tự, an toàn xã hội.
- Hội nhập có thể làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống
Việt Nam bị xói mòn trước sự “xâm lăng” của văn hóa nước ngoài.
- Hội nhập có thể làm tăng nguy cơ gia tăng của tình trạng khủng bồ quốc tế,
buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp...
Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay vừa có khả năng tạo ra những cơ hội
thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, vừa có thể dẫn đến những nguy cơ to lớn mà hậu
quả của chúng là rất khó lường. Vì vậy, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức trong
hội nhập kinh tế là vấn đề cần phải đặc biệt coi trọng.
1.2.3. Phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển
của Việt Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những chủ đề kinh tế có tác động tới toàn
bộ tiến trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay, liên quan trực tiếp đến
quá trình thực hiện định hướng và mục tiêu phát triển đất nước. Với cả những tác
động đa chiều của hội nhập kinh tế quốc tế, xuất phát từ thực tiên đất nước, Việt
Nam cần phải tính toán một cách thức phù hợp đề thực hiện hội nhập kinh tế quốc
tế thành công.
1.2.3.1. Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế mang
lại
Nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế có tầm quan trọng và ảnh hưởng to lớn
đến những vẫn đề cốt lõi của hội nhập, về thực chất là sự nhận thức quy luật vận
động khách quan của lịch sử xã hội. Đó là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để
xây dựng chủ trương và chính sách phát triển thích ứng.
Trong nhận thức, trước hết cần phải thấy rằng hội nhập kinh tế là một thực tiễn
khách quan, là xu thế khách quan của thời đại, không một quốc gia nào có thể né
tránh hoặc quay lưng với hội nhập. Việt Nam cũng không thể đứng ngoài dòng chảy
của lịch sử, hội nhập quốc tế không chỉ là “khẩu hiệu thời thượng” mà phải là
“phương thức tồn tại và phát triển” của nước ta hiện nay.
Nhận thức về hội nhập kinh tế cần phải thấy rõ cả mặt tích cực và tiêu cực vì tác
động của nó là đa chiều, đa phương diện. Trong đó, cần phải coi mặt thuận lợi, tích
cực là cơ bản. Đó là những tác động thúc đẩy của hội nhập kinh tế quốc tế tới tăng
trưởng, tái cơ cấu kinh tế, tiếp cận khoa học công nghệ, mở rộng thị trường...nhưng
đồng thời cũng phải thấy rõ những tác động mặt trái của hội nhập kinh tế như những
thách thức về sức ép cạnh tranh gay gắt hơn, những biến động khó lường trên thị
trường tài chính, tiền tệ, thị trường hàng hóa quốc tế và cả những thách thức về
chính trị, an ninh, văn hóa. Nhận thức này là cơ sở để đề ra đối sách thích hợp nhằm
tận dụng ưu thế và khắc chế tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp
với điều kiện thực tiễn.
Về chủ thể tham gia hội nhập, nhà nước là một chủ thể quan trọng nhưng không
phải là duy nhất. Nhà nước là người dẫn dắt tiến trình hội nhập và hỗ trợ các chủ thể
khác cùng tham gia sân chơi ở khu vực và toàn cầu. Song, hội nhập quốc tế toàn
diện là sự hội nhập của toàn xã hội vào cộng đồng quốc tế, trong đó doanh nghiệp
và đội ngũ doanh nhân sẽ là lực lượng nòng cốt, nhà nước không thể làm thay cho
các chủ thể khác trong xã hội. Trong tiến trình hội nhập, người dân sẽ được đặt vào
vị trí trung tâm, do đó, hội nhập kinh tế quốc tế phải được coi là sự nghiệp của toàn
dân; doanh nhân, doanh nghiệp, đội ngũ trí thức, đó là những lực lượng đi đầu trong
tiến trình này...
Thực tế hiện nay, chủ trương, đường lỗi, chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế
của Đảng và nhà nước có nơi, có lúc chưa được quán triệt kịp thời, đầy đủ và thực
hiện nghiêm túc. Hội nhập kinh tế quốc tế còn bị tác động bởi cách tiếp cận phiến
diện, ngắn hạn và cục bộ; do đó, chưa tận dụng được hết các cơ hội và ứng phó hữu
hiệu với các thách thức.
1.2.3.2. Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp
Chiến lược hội nhập kinh tế về thực chất là một kế hoạch tổng thể về phương
hướng, mục tiêu và các giải pháp cho hội nhập kinh tế. Xây dựng chiến lược hội
nhập kinh tế phải phù hợp với khả năng điều kiện thực tế:
- Trước hết, cần đánh giá đúng được bối cảnh quốc tế, xu hướng vận động kinh
tế, chính trị thể giới; tác động của toàn cầu hóa, của cách mạng công nghiệp đối với
các nước và cụ thể hóa đối với nước ta. Trong đó, cần chú ý tới sự chuyển dịch
tương quan sức mạnh kinh tế giữa các trung tâm; xu hướng đa trung tâm, đa tầng
nấc đang ngày càng được khẳng định; nền tảng kinh tế thế giới có những chuyển
dịch căn bản do tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 và sự phát triển của công
nghệ thông tín.
Trong hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, xu hướng liên kết kinh tế đa tầng nấc,
đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do (FTA) gia tăng mạnh, hiệp định đối tác
xuyên Thái Bình Dương (TPP), hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái
Bình Dương (CPTTP)... Châu Á - Thái Bình Dương đang đóng vai trò đầu tàu trong
tăng trưởng và liên kết toàn cầu.
Mặt khác, cũng cần phải đánh giá được vai trò của tổ chức kinh tế quốc tế, các
công ty xuyên quốc gia và vai trò của các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,
Nga và EU cũng như các điều chỉnh chính sách của họ trong vai trò chủ đạo, dẫn
đắt các xu hướng liên kết kinh tế quốc tế.
- Đánh giá được những điều kiện khách quan và chủ quan có ảnh hưởng đến hội
nhập kinh tế nước ta. Cần làm rõ vị trí của Việt nam để xác định khả năng và điều
kiện để Việt Nam có thể hội nhập.
Hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta đã và đang được đẩy nhanh về tốc
độ cũng như phạm vi song việc chuẩn bị bên trong lại không đi liền với tiến trình
này. Những vấn để mang tính vĩ mô như khuôn khổ pháp lý, năng lực thể chế, chất
lượng nguồn nhân lực như là nút thắt của nền kinh tế, cản trở cạnh tranh ở nhiều cấp
độ. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam còn nhận thức khá mơ hồ, thiếu sự quan
tâm, thiểu thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế. Chưa nắm bắt được các luật chơi,
những quy định trên sân chơi lớn. Điều này dẫn đến chưa chủ động trong hoạch
định chiến lược sản xuất kinh doanh khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Những
hạn chế này cần phải được tính toán cụ thể, khắc phục kịp thời để từng bước nâng
cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và các doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế.
- Trong xây dựng chiến lược hội nhập kinh tế cần nghiên cứu kinh nghiệm của
các nước nhằm đúc rút cả những bài học thành công và thất bại của họ để tránh đi
vào những sai lầm mà các nước đã từng phải gánh chịu hậu quả.
- Xây dựng phương hướng, mục tiêu, giải pháp hội nhập kinh tế phải đề cao tính
hiệu quả, phù hợp với thực tiễn về năng lực kinh tế, khả năng cạnh tranh, tiềm lực
khoa học công nghệ và lao động theo hướng tích cực, chủ động.
- Chiến lược hội nhập kinh tế phải gắn với tiến trình hội nhập tòan diện đồng thời
có tính mở, điều chỉnh linh hoạt để ứng phó kịp thời với sự biến đổi của thể giới và
các tác động mặt trái phát sinh trong quá trình hội nhập kinh tế.
- Chiến lược hội nhập kinh tế cần phải xác định rõ lộ trình hội nhập một cách hợp
lý. Đây là việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng để đảm bảo hội nhập kinh tế
có hiệu quả, nhằm tránh những cú sốc không cần thiết, gây tốn hại cho nền kinh tế
và các doanh nghiệp. Lộ trình cần phải xác định được các yếu tổ thời gian, mức độ,
bước đi trong các giai đoạn hội nhập kinh tế và bám sát được tiến triển bên ngoài và
bên trong để điều chỉnh lộ trình một cách thích hợp. Bên cạnh đó, cũng cần xác định
các ngành, các lĩnh vực cần ưu tiên trong hội nhập kinh tế, trên cơ sở đó tập trung
các nguồn lực để hình thành các lĩnh vực nòng cốt, các nhân tổ đột phá trong tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2.3.3. Tích cực, chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế và thực hiện đây
đủ các cam kết của Việt Nam trong các liên kết kinh tế quốc tế và khu vực
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, cho đến nay, về hợp tác song phương,
Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở
rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước
và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp
định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần. Đặc
trưng của hội nhập kinh tế quốc tế là sự hình thành các liên kết kinh tế quốc tế và
khu vực để tạo ra sân chơi chung cho các nước.
Với tư cách là thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế: WTO, ASEAN,
APEC... Việt Nam đã nỗ lực thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết và tích cực
tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các tổ chức này.
Việt nam đã thực hiện nhiều cải cách chính sách thương mại theo hướng minh
bạch và tự do hóa thể hiện ở các cam kết đa phương về pháp luật và thể chế cũng
như các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ. Thực hiện các cam kết hội
nhập sâu rộng nhằm xây dựng Cộng đông ASEAN; thực hiện kiu túc các cam kết
hợp tác của APEC, tích cực đề xuất và triển khai nhiều sáng kiến, hoạt động của
ASEM...

Việt Nam triển khai đầy đủ, nghiêm túc các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, đặc
biệt là về cắt giảm thuế quan, mở cửa dịch vụ, đầu tư,... về cơ bản Việt Nam đã
hoàn thành lộ trình cắt giảm theo WTO từ năm 2014. Bên cạnh đó, Việt Nam đã
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ban hành các biểu thuế ưu đãi, thuế nhập khẩu đối với
các FTA đã ký kết.
Hiện nay, chúng ta đang nỗ lực hoàn tắt các cam kết quốc tế lớn có thời hạn vào
2015 - 2020 nhằm nâng tầm hội nhập quốc tế như: cam kết xây dựng Cộng đồng
ASEAN, tầm nhìn ASEAN đến năm 2025; cam kết gia nhân WTO (thời hạn
31/12/2018), các Mục tiêu Bô-go của APEC về tự do hóa thương mại và đầu tư vào
năm 2020...
Việc tích cực tham gia các liên kết kinh tế quốc tế và thực hiện nghiêm túc các
cam kết của các liên kết góp phần nâng cao uy tín, vai trò của Việt Nam trong các tổ
chức nảy; tạo được sự tin cậy, tôn trọng của cộng đồng quốc tế đồng thời giúp
chúng ta nâng tầm hội nhập quốc tế trên các tầng nấc, tạo cơ chế liên kết theo
hướng đẩy mạnh chủ động đóng góp, tiếp cận đa ngành, đa phương, đề cao nội hàm
phát triển để đảm bảo các lợi ích cần thiết trong hội nhập kinh tế.
1.2.3.4. Hoàn thiện thể chế kinh tế và luật pháp

Một trong những điều kiện của hội nhập kinh tế quốc tế là sự tương đồng giữa
các nước về thể chế kinh tế. Trên thế giới ngày nay hầu hết các nước đều phát triển
theo mô hình kinh tế thị trường tuy có sự khác biệt nhất định. Việc phát triển theo
mô hình “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của nước ta mặc dù có sự
khác biệt với các nước về định hướng chính trị của sự phát triển nhưng nó không hề
cản trở sự hội nhập. Vấn đề có ảnh hưởng lớn hiện nay là cơ chế thị trường của
nước ta chưa hoàn thiện; hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa đồng bộ,
chính sách điều chỉnh kinh tế trong nước chưa phù hợp với điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế; môi trường cạnh tranh còn nhiều hạn chế. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả
của hội nhập kinh tế quốc tế, cần hoàn thiện cơ chế thị trường trên cơ sở đổi mới
mạnh mẽ về sở hữu, coi trọng khu vực tư nhân, đổi mới sở hữu và : doanh nghiệp
nhà nước; hình thành đồng bộ các loại thị trường; đảm bảo môi trường cạnh tranh
bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế...
Đi đôi với hoàn thiện cơ chế thị trường cần đổi mới cơ chế quản lý của nhà nước
trên cơ sở thực hiện đúng các chức năng của nhà nước trong định hướng, tạo môi
trường, hỗ trợ và giám sát hoạt động các chủ thể kinh tế. Hội nhập kinh tế quốc tế
đòi hỏi phải cải cách hành chính, chính sách kinh tế, cơ chế quản lý ngày càng minh
bạch hơn, làm thông thoáng môi trường đầu tư, kinh doanh trong nước để thúc đây
mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đó
là cơ sở then chốt để nước ta có thể tham gia vào tầng nấc cao hơn của chuỗi cung
ứng , và giá trị khu vực cũng như toàn cầu.
Nhà nước cần rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là luật pháp liên quan
đến hội nhập kinh tế như: đất đai, đầu tư, thương mại, doanh nghiệp, thuế, tài chính
tin dụng, di chú... Hoàn thiện pháp luật về tương trợ tư pháp phù hợp với pháp luật
quốc tế đồng thời phòng ngừa, giảm thiểu các thách thức do tranh chấp quốc tế,
nhất là tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế; xử lý có hiệu quả các tranh chấp,
vướng mắc kinh tế, thương mại nhằm bảo đảm lợi ích của người lao động và doanh
nghiệp trong hội nhập.
1.2.3.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tễ của nền kinh tế
Hiệu quả của hội nhập kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào năng lực cạnh tranh của
nền kinh tế cũng như của các doanh nghiệp.
Với nền tảng công nghệ và hạ tầng yếu kém, nguồn lao động có chất lượng thấp,
quy mô đầu tư nhỏ bé khiến cho năng lực cạnh tranh thấp, hạn chế khả năng vươn
ra thị trường thể giới của các doanh nghiệp.
Tác động của hội nhập kinh tế có thể rất tích cực, song không có nghĩa đúng với
mọi ngành, mọi doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp, ngành hàng, lợi ích cũng
không tự đến. Để đứng vững trong cạnh tranh, các doanh nghiệp phải chú trọng tới
đầu tư, cải tiến công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Đặc biệt là
phải học hỏi cách thức kinh doanh trong bối cảnh mới: (1) học tìm kiếm cơ hội kinh
doanh, (2) học kết nốii cùng chấp nhận cạnh tranh, (3) học cách huy động vốn, (4)
học quản trị sự bất định, (5) học đồng hành với chính phủ, (6) học “đối thoại pháp
lý”.
Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp vượt
qua những thách thức của thời kỳ hội nhập. Nhà nước cần chủ động, tích cực tham
gia đầu tư và triển khai các đự án xây dựng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực
chất lượng cao, gắn với nhu cầu của các doanh nghiệp; tổ chức các khóa đào tạo,
trao đổi kinh nghiệm về kỹ năng hội nhập, quản trị theo cách toàn cầu, để cao năng
lực sáng tạo, đặc biệt là kiến thức về quy định, luật kinh tế, thương mại quốc tế...
phát triển, hoàn thiện cơ sở hạ tầng sản xuất, giao thông, thông tin, dịch vụ... giúp
giảm chỉ phí sản xuất và tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút vốn, công nghệ tiên
tiến, thúc đẩy tăng năng suất lao động của các doanh nghiệp.
1.2.3.6. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của Việt Nam
Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ không chỉ xuất phát từ quan điểm, đường lối
chính trị độc lập tự chủ mà còn là đỏi hỏi của thực tiễn, nhằm bảo đảm độc lập tự
chủ vững chắc về chính trị, bảo đảm phát triển bền vững và có hiệu quả cho nền
kinh tế, cho việc mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế. Khi đã có độc lập tự chủ về
chính trị thì nội dung cơ bản của độc lập tự chủ của một quốc gia là xây dựng nền
kinh tế độc lập tự chủ.
Nền kinh tế độc lập tự chủ là nên kinh tế không bị lệ thuộc, phụ thuộc vào nước
khác, người khác, hoặc vào một tô chức kinh tê nào đó về đường lồi. chính sách
phát triển, không bị bất cứ ai dùng những điều kiện kinh tế, tài chính, thương mại,
viện trợ... để áp đặt, không chế, làm tốn hại chủ quyền quốc gia và lợi ích cơ bản
của dân tộc.
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng nền
kinh tế độc lập tự chủ. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (Bỗ sung, phát triển 2011) và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
2011- 2020 được thông qua tại Đại hội XI của Đảng đều nhấn mạnh, đường lối xây
dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với tích cực và chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế được thực hiện xuyên suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. Chiến lược
2011-2020 cũng nêu rõ: “Phát huy nội lực và sức mạnh dân tộc là yếu tổ quyết định,
đồng thời tranh thủ ngoại lực và sức mạnh thời đại là yếu tổ quan trọng đề phát triển
nhanh, bền vững và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ”.
Quán triệt tinh thần đó, Đại hội XII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh, cụ thể hóa, đề
ra các nguyên tắc, phương châm để nhận thức đúng và xử lý tốt mối quan hệ giữa
xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với tích cực và chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế.
Để xây dựng thành công nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với tích cực và chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện một số biện pháp
sau đây:

Thứ nhất, hoàn thiện, bổ sung đường lối chung và đường lối kinh tế, xây đựng và
phát triển đất nước.
Thử hai, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là nhiệm vụ
trọng tâm nhằm xây dựng nên kinh tế độc lập, tự chủ, xây dựng cơ sở vật chất cho
CNXH, giúp Việt Nam đi tắt, đón đầu, tránh được nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế
so với các nước khác. Trong giai đoạn hiện nay, cần tập trung vào một số biện pháp
sau:
(1) Đẩy mạnh tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển sang tăng trưởng chủ yếu theo chiều
sâu.
(2) Mở rộng và tìm kiếm thị trường mới, đa dạng hóa thị trường, nguồn vốn đầu tư
và đối tác, tránh phụ thuộc vào một thị trường, một đối tác, tạo nền tảng cho
phát triển ổn định, bền vững. Chiến lược thị trường cần gắn kết chặt chế với
chiến lược sản phẩm và xúc tiến quảng bá sản phẩm nhằm nâng cao vị thế và
uy tín của sản phẩm hàng hóa trong nước;
(3) Quy định chặt chẽ và mạnh dạn trong đổi mới công nghệ. Đi liền với quá trình
du nhập công nghệ, cần tăng nguồn tài chính đầu tư cho nghiên cứu và triển
khai, nhằm từng bước nghiên cứu phát triển, tiến tới tự chủ dần về công nghệ.
Thứ ba, đầy mạnh quan hệ kinh tế đối ngoại và chủ động HNKTQT đáp ứng yêu
cầu và lợi ích của đất nước trong quá trình phát triển đồng thời qua đó phát huy vai
trò của Việt Nam trong quá trình hợp tác với các nước, các tổ chức khu vực và thế
giới. Để chủ động HNKTQT một cách có hiệu quả, trong thời gian tới cần chủ ý
thực hiện những giải pháp cụ thể sau:
(1) Tiếp tục nghiên cứu, đàm phán, ký kết, chuẩn bị kỹ các điều kiện thực hiện các
FTA yêu cầu ở cấp độ cao hơn trong hội nhập kinh tế toàn cầu, tham gia các
điều ước quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư...; có đại diện
làm việc tại các tổ chức thương mại, đầu tư, giải quyết tranh chấp quốc tế.
(2) Huy động mọi nguồn lực để thực hiện thành công ba đột phá chiến lược: cải
cách thể chế; phát triển cơ sở hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực.
( 3) Chính phủ cần tiếp tục thực hiện các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô và cải
thiện môi trường sản xuất, kinh doanh để thu hút đầu tư trong và ngoài nước
tham gia sản xuất hàng hóa và dịch vụ cung cấp cho thị trường trong nước và
đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường khu vực và thế giới
(4) Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp
ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ tư, tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế bằng đổi mới, hoàn thiện
thể chế kinh tế, hành chính, đặc biệt là tăng cường áp dụng khoa học công nghệ
hiện đại, đảo tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành kinh tế, nhất là
những ngành có vị thế của Việt Nam.
Thứ năm, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong
hội nhập. quốc tế. Mở rộng quan hệ quốc tế phải quán triệt và thực hiện nguyên tắc
bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyển và không can thiệp vào công
việc nội bộ của nhau; giữ gìn bản sắc văn hóa đân tộc; giải quyết các tranh chấp
bằng thương lượng hòa bình. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các quan hệ hợp tác
quốc tế về kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại để tạo sự hiểu biết và tin cậy
lẫn nhau giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thể giới.
Về mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế ở Việt Nam
Nghị quyết Trung ương 8 khóa IX nhấn mạnh: “độc lập dân tộc và bản của quốc
gia”. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ bản của cách mạng và lợi ích căn bản của
đất nước, trong bối cảnh thế giới ngày nay, chúng ta cần giữ vững độc lập, tự chủ đi
đôi với chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Độc lập, tự chủ là khẳng định chủ quyền quốc gia, dân tộc. Hội nhập quốc tế là
phương thức phát triển đất nước trong thế giới ngày nay. Giữa độc lập, tự chủ và
hội nhập quốc tế có mỗi quan hệ biện chứng; vừa tạo tiền đề cho nhau và phát huy
lẫn nhau, vừa thống nhất với nhau trong việc thực hiện mục tiêu cơ bản của cách
mạng và lợi ích căn bản của đất nước của dân tộc, trước hết là mục tiêu phát triển vả
an ninh.
Giữ vững độc lập, tự chủ, phát huy sức mạnh bên trong là nền tảng của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Song, độc lập, tự chủ không có
nghĩa là biệt lập, “đóng cửa” với thể giới, vì điều đó không phù hợp với xu thế
khách quan của thời đại, sẽ không thể phát triển và tất yếu làm suy yếu độc lập, tự
chủ. Giữ vững độc lập, tự chủ phải đi đôi với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.
Có giữ vững độc lập, tự chủ thì mới có thể đây mạnh hội nhập quốc tế, vì không giữ
được độc lập, tự chủ thì quá trình hội nhập sẽ chuyển hóa thành “hòa tan”, mục tiêu
phát triển và an ninh đều không đạt được. Đồng thời, càng hội nhập quốc tế có hiệu
quả thì càng có thêm điều kiện và tạo được thể thích hợp để giữ vững độc lập, tự
chủ thông qua việc tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, tạo lập sự đan xen lợi ích với
đối tác, nẵng cao vị thế của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới, cả về chính trị,
kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh...
Vừa giữ vững độc lập, tự chủ, vừa chủ động, tích cực hội nhập quốc tế còn là
phương thức kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong sự nghiệp xây
dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Hiệu quả của hội nhập quốc tế được đo bằng mức độ thực hiện các mục tiêu phát
triển, an ninh và gia tăng vị thế của đất nước. Để bảo đảm hội nhập quốc tế có hiệu
quả, cần độc lập, tự chủ trong việc quyết định chiến lược tổng thể, mức độ, phạm vi,
lộ trình và bước đi hội nhập quốc tế trên từng lĩnh vực. Hội nhập quá nhanh, quá
rộng trong khi năng lực tự chủ còn yếu thì không thể có hiệu quả.
Độc lập, tự chủ còn là cơ sở để giữ gìn bản sắc của dân tộc. Càng hội nhập sâu
rộng càng đòi hỏi khẳng định bản sắc, càng có nhu cầu giữ gìn giá trị văn hóa,
truyền thống dân tộc.
Hội nhập quốc tế cũng tạo nên những thách thức mới đối với nhiệm vụ giữ vững
độc lập, tự chủ. Sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước có thể chuyển hóa thành sự lệ
thuộc của nước này vào nước khác. Trường hợp này dễ xảy ra đối với các nước
nghèo, nước nhỏ trong mỗi quan hệ với các nước giàu, nước lớn. Hội nhập quốc tế
cũng có thể tác động tới sự phân hóa xã hội của từng nước, khi lợi ích từ việc hội
nhập được phân chia khác nhau đối với các nhóm khác nhau trong xã hội, và từ đó
góp phần làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội. Hội nhập quốc tế còn có thể làm
cho lợi ích nhóm nỗi trội hơn, từ đó làm cho quá trình quyết sách thêm phức tạp,
nhất là trong trường hợp lợi ích nhóm trong các nước liên kết với các yếu tố nước
ngoài. Hội nhập quốc tế không hiệu quả sẽ làm suy giảm độc lập, tự chủ, suy giảm
chủ quyền quốc gia.
Để hội nhập có hiệu quả, không thể tuyệt đối hóa độc lập, tự chủ và quan niệm về
độc lập, tự chủ là bất biến. Tuyệt đối hóa hay quan niệm cứng nhắc về độc lập, tự
chủ sẽ ngăn cản hội nhập, bỏ lỡ thời cơ hoặc làm giảm hiệu quả của hội nhập và do
đó sẽ tác động tiêu cực trở lại tới độc lập, tự chủ. Mặt khác, nếu không chủ động,
sáng tạo tìm ra những phương thức mới phù hợp với hoàn cảnh và các điều kiện
hình thành từ quá trình hội nhập quốc tế, thì việc bảo đảm độc lập, tự chủ cũng sẽ
gặp nhiều thách thức.
Việc quán triệt, xử lý thành công mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập
quốc tế đã góp phần quan trọng giúp đất nước ta đạt được những thành tựu phát
triển to lớn, có ý nghĩa lịch sử qua 30 năm đổi mới. Nước ta đã tiến vào một chiều
sâu mới trên quỹ đạo hội nhập quốc tế, thực hiện những điều chỉnh căn bản, nâng
cao vị thế, quy mô và năng lực cạnh tranh của nên kinh tế, độc lập dân tộc được
củng cố, năng lực tự chủ quốc gia được tăng cường. Từ chỗ chỉ có quan hệ ngoại
giao với hơn 30 nước vào năm 1986, đến nay nước ta đã có quan hệ ngoại giao với
187 nước; có quan hệ kinh tế với hơn 223 quốc gia và vùng lãnh thổ (7). Quan hệ
của nước ta với tất cả các nước lớn đều phát triển tốt đẹp; đặc biệt, quan hệ với một
số nước bắt đầu đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả thông qua việc xác lập l
những khuôn khổ đối tác toàn diện và đối tác chiến lược. Từ chỗ đứng ngoài, nước
ta đã là thành viên của hơn 70 tổ chức khu vực và thế giới. Từ ` chỗ chỉ có các hiệp
định kinh tế song phương dựa trên nguyên tắc lỏng léo, nước ta đã tiến tới có các
hiệp định kinh tế mang tính thể chế cao hơn trên cả cấp độ song phương, đa phương
khu vực và toàn cầu, trong đó có những hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ
mới, như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại
Việt Nam — Liên minh châu Âu (VEFTA)… thể hiện sự tích cực, chủ động đẩy
nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu, rộng.

CHƯƠNG II: XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Khái quát về xuất khẩu và xuất khẩu cà phê của VN
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) ước tính, xuất khẩu cà phê của
Việt Nam tháng 2/2022 đạt 135 nghìn tấn, trị giá 248 triệu USD, tăng 2,2% về
lượng và tăng 0,7% về trị giá so với tháng 4/2021, so với tháng 5/2020 tăng
3,7% về lượng và tăng 12,6% về trị giá. Tính chung 5 tháng đầu năm 2021,
xuất khẩu cà phê ước đạt 720 nghìn tấn, trị giá 1,3 tỷ USD, giảm 11,4% về
lượng và giảm 5,0% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Tháng 5/2021, giá
xuất khẩu trung bình cà phê của Việt Nam ước đạt 1.837 USD/tấn, giảm 1,5%
so với tháng 4/2021, nhưng tăng 8,5% so với tháng 5/2020. Tính chung 5
tháng đầu năm 2021, giá xuất khẩu trung bình cà phê của Việt Nam ước đạt
1.810 USD/tấn, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2020.

Cũng theo Cục Xuất nhập khẩu, cuối tháng 5/2021, giá cà phê Robusta và
Arabica trên thế giới tăng trở lại. Các thị trường tiêu thụ cà phê lớn châu Âu
và Hoa Kỳ tiếp tục nới lỏng giãn cách xã hội đã hỗ trợ giá tăng, trong khi
lượng xuất khẩu từ hai nhà sản xuất hàng đầu thế giới Việt Nam và Brazil
chậm.

Hiện năng suất cà phê của Việt Nam cao nhất thế giới, trung bình 2,6
tấn/ha nhân đối với cà phê Robusta và 1,4 tấn/ha nhân đối với cà phê Arabica.
Việt Nam đứng thứ 3 về diện tích cà phê được chứng nhận bền vững; đứng
thứ 2 về xuất khẩu và chiếm 8,3% thị phần xuất khẩu cà phê toàn cầu.

Niên vụ 2021/2 tháng đầu năm 2022, sản lượng cà phê của Việt Nam dự
báo giảm 15% do ảnh hưởng đợt mưa lũ hồi tháng 10/2020 và hạn hán hồi
tháng 5, 6/2020. Niên vụ cà phê 2020/21 chỉ còn 4 tháng xuất khẩu, nhưng
ách tắc trong lưu thông đã làm trì trệ hoạt động thông quan mặt hàng. Trong
khi đó, mùa mưa đã bắt đầu, người dân cần tiền mặt để trang trải chi phí cho
vụ mùa mới.

Dự báo giá cà phê toàn cầu sẽ được hỗ trợ nhờ những thông tin tích cực.
Theo Bloomberg, nguồn cung cà phê niên vụ 2021/22 được dự báo sẽ thiếu
hụt khoảng 11,6 triệu bao do sản lượng của Brazil giảm. Trong đó, thế giới sẽ
thiếu hụt 7,5 triệu bao cà phê Arabica. Bên cạnh đó, việc các thị trường tiêu
thụ cà phê lớn toàn cầu nới lỏng giãn cách xã hội cũng sẽ tác động tích cực
lên giá mặt hàng này.
Tuy nhiên, sự phục hồi của giá cà phê không bền vững. Trước diễn biến
phức tạp của đại dịch Covid-19, tồn kho cà phê có xu hướng tăng. Bộ Nông
nghiệp Hoa Kỳ (USDA) dự báo, tồn kho mang sang niên vụ mới 2021/22 ước
khoảng 7,23 triệu bao Robusta, do xuất khẩu cà phê của Việt Nam chậm, tình
trạng thiếu container rỗng khiến cước phí vận tải biển tăng cao trong mùa
dịch.

Đại diện Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam cho rằng, để hạn chế rủi ro vì
giá cước vận tải tăng, các doanh nghiệp xuất khẩu nên xem xét chuyển sang
hình thức xuất khẩu FOB (giá giao hàng tại cảng xuất), thay vì chọn hình thức
chịu chi phí giao hàng tận nơi. Cơ quan chức năng cũng cần làm việc với các
hãng tàu để thúc đẩy giá cước phù hợp, hạ hoặc cắt giảm các khoản phí tại
cảng lớn ở TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng…

2.2. Thực trạng xuất khẩu cà phê của VN


Cà phê nằm trong nhóm hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam,
hiện đứng thứ 2 thế giới (chỉ sau Brazil), có mặt hơn 80 quốc gia và vùng lãnh
thổ trên thế giới, tập trung chủ yếu ở những thị trường lớn như: Đức, Mỹ, Tây
Ban Nha, Italia, Bỉ, Anh và các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Nga, Hàn
Quốc, Nhật Bản…

Khối lượng xuất khẩu cà phê năm 2014 ước đạt 1,73 triệu tấn và 3,62 tỷ USD
Trong năm 2015, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1.341.839 tấn,
trị giá 2.674.238.962 USD, giảm 20,63% về lượng và giảm 24,82% về trị giá so
với cùng kỳ năm trước
Năm 2016 xuất khẩu cà phê đạt 1,79 triệu tấn, đem về 3,36 tỷ USD, tăng 33,6%
về lượng và 25,6% về giá trị so với năm 2015
Đến năm 2017, xuất khẩu cà phê đạt 1,44 triệu tấn với kim ngạch 3,244 tỷ USD,
giảm 19% về lượng và 2,7% về kim ngạch so với năm 2016
Năm 2018 lên 1,88 triệu tấn, thu về gần 3,54 tỷ USD, tăng 30,3% về lượng và
tăng 9% về kim ngạch so với năm 2017
Tính chung cả năm 2019, xuất khẩu cà phê đạt tổng cộng 1.653.265 tấn (khoảng
27,55 triệu bao), với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 2,85 tỷ USD, giảm
11,92 % về lượng và giảm 19,28% về giá so với xuất khẩu của năm 2018, chiếm
chủ yếu là cà phê Robusta
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2020 cả nước xuất khẩu 1,57
triệu tấn cà phê, kim ngạch 2,74 tỷ USD, giá trung bình 1.751,2 USD/tấn, giảm
5,6% về lượng, giảm 4,2% về kim ngạch nhưng tăng nhẹ 1,4% về giá so
với năm 2019
Với kết quả xuất khẩu sang EU đạt được trong 11 tháng năm 2021, ước tính xuất
khẩu cà phê của Việt Nam sang EU trong cả năm 2021 đạt 556 nghìn tấn, trị giá
trên 1 tỷ USD, giảm 7,9% về lượng, nhưng tăng 6,3% về trị giá so với năm
2020. Dự báo năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU sẽ khởi sắc
trở lại
Trong 3 tháng đầu niên vụ cà phê 2021 - 2022, xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu
đạt 27,5 triệu bao, giảm 3,8% so với mức 28,6 triệu bao của cùng kỳ niên vụ
trước
- Chủng loại cà phê xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam hiện nay

là cà phê Robusta với giá trị thương phẩm không cao. Trong khi đó thế giới lại
ưa chuộng loại cà phê Arabica có hương vị thơm ngon hơn.

Chủng loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam chưa phù hợp với thị hiếu tiêu
dùng của thị trường thế giới. Hiện nay, thị trường thế giới có nhu cầu lớn về cà
phê Arabica chiếm 70-80% nhu cầu cà phê hàng năm), trong khi đó 65% diện
tích, chiếm hơn 90 % sản lựơng cà phê ở Việt Nam lại là cà phê Rubusta. Xuất
khẩu cà phê của Việt Nam chủ yếu là cà phê Robusta (hơn 90%) với giá trị
thương phẩm không cao. Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới
(hơn 10% lượng cà phê xuất khẩu của thê giới), với cà phê vối thì nước ta là
nước xuất khẩu lớn nhất thê giới với hơn 40% sản lượng xuất khẩu của toàn thế
giới. Vì vậy, trong thời gian tới chuyển đổi cơ cấu cà phê là vấn đề bức xúc cho
việc sản xuất cà phê và xuất khẩu cà phê của Việt Nam. 

- Thị trường chính xuất khẩu quốc tế: Thụy Sĩ, Ấn Độ,..


- Những công ty hàng đầu về xuất khẩu cà phê Việt Nam
Simexco Daklak - Công Ty TNHH MTV Xuất Nhập Khẩu 2-9 Đắk Lắk. ...
An Thái Cafe - Công Ty CP Sài Gòn An Thái. ...
Cà Phê Mê Trang - Công Ty Cổ Phần Cà Phê Mê Trang. ...
Nestlé Việt Nam - Công Ty TNHH Nestle Việt Nam. ...
Trung Nguyên Legend - Công Ty CP Cà Phê Trung Nguyên.

Cà phê nằm trong nhóm những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, chiếm
tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam.
Tuy nhiên, năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhu cầu cà phê trên
thị trường thế giới sụt giảm, xuất khẩu cà phê Việt Nam thêm năm thứ hai mất
kim ngạch xuất khẩu vượt 3 tỷ USD. Theo các chuyên gia ngành cà phê, năm
2021 thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam những tháng đầu năm có nhiều tín
hiệu lạc quan và kỳ vọng cả năm sẽ được cải thiện

2.2.1.Những thành tựu đạt được và nguyên nhân của nó


2.2.1.1.Những thành tựu đạt được
Thứ nhất, ngành cà phê Việt Nam trở thành nhà cung cấp cà phê đứng thứ hai
trên thị trường thế giới chỉ sau 20 năm đổi mới
Nếu như năm 1990 Việt Nam có diện tích cà phê là 119,3 nghìn ha với sản
lượng đạt 92 nghìn tấn - một sản lượng và diện tích chẳng có ý nghĩa gì nhiều
với ngành cà phê thế giới, thì chỉ sau 20 năm, năm 2010 Việt Nam có diện tích
cà phê tới trên nửa triệu ha (548,2 nghìn ha) với sản lượng 1105,7 nghìn tấn,
chiếm 13% nguồn cung cà phê và chiếm 21,29% lượng cà phê giao dịch trên thị
trường thế giới. Sự tăng trưởng sản lượng cà phê Việt Nam mạnh đến mức vào
những năm đầu của thế kỷ XXI, khi giá cà phế xuống thấp (dưới 1000
USD/tấn), nhiều nước cùng trồng cà phê đã đổ lỗi cho Việt Nam tăng nguồn
cung quá lớn làm giá cà phê thế giới giảm! Việc đổ lỗi đó không hẳn đã đúng,
nhưng rõ ràng ngành cà phê Việt Nam đã tạo ra sức ép ghê gớm cho nhiều nước
trồng cà phê, bởi Việt Nam đã tạo được nguồn cung lớn trên thị trường giao dịch
cà phê thế giới. Các nhà rang xay, các tập đoàn chế biến cà phê đa quốc gia...,
trong chiến lược sản xuất kinh doanh không thể không chú ý đến cà phê của
Việt Nam. 
Thứ hai, năng suất sản xuất cà phê của Việt Nam tăng nhanh, 
Ngành cà phê Việt Nam không chỉ tạo ra nguồn cung lớn, mà còn có năng
suất đứng đầu thế giới, gấp hơn 2 lần năng suất bình quân của thế giới và cả của
Braxin - nước sản xuất, xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. Năng suất cà phê
cao sẽ khiến giá xuất khẩu thấp, vì chi phí sản xuất thấp hơn và ngành cà phê
Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn hẳn ngành cà phê của một số nước trên thế
giới. Giá cà phê xuất khẩu (FOB, TP. Hồ Chí Minh) của Việt Nam, nhờ vậy,
luôn thấp hơn giá cà phê giao dịch trên sàn giao dịch cà phê ở London cũng như
ở New York, giá thấp hơn vài trăm USD, thậm chí có năm thấp hơn đến 1.031
USD (năm1994) và 1.371 USD (năm 1995). Điều đó cũng nói nên rằng ngành
cà phê Việt Nam đã chuyển lợi thế tuyệt đối về đất đai và thời tiết khí hậu, cũng
như các lợi thế tương đối về các chính sách hỗ trợ (tạm trữ cà phê, hỗ trợ lãi
xuất tín dụng, hỗ trợ tài chính, giảm thuế nông nghiệp...), về hạ tầng Cơ sở (giao
thông, thủy lợi, thông tin liên và lợi thế cạnh tranh ngành cà phê. lạc...), về
nguồn lao động dồi dào và chi phí thấp
Thứ ba, cà phê Việt Nam đang chiếm lĩnh thấp, thành lợi thế cạnh tranh
của sản phẩm thị trường cà phê thế giới với tốc độ nhanh. Ngành cà phê Việt
Nam rất non trẻ, trường thế giới. Tốc độ tăng trưởng xuất nhưng cà phê Việt
Nam đã xuất khẩu tới khẩu cà phê Việt Nam vào Bỉ, Nhật Bản và 96 quốc gia,
chiếm 21,29% tổng lượng cà Italia ở mức rất cao, lần lượt là 56%, 46% phê mậu
dịch buôn bán trên thị trường thế và 32% so với tốc độ tăng nhập khẩu từ thế
giới (năm 2010). Trong đó tổng kim ngạch giới tương ứng là 24%, 6% và 16%.
Những xuất khẩu tới 10 thị trường lớn năm 2010 thị trường lớn khác như Đức,
Mỹ, Pháp, đạt 920 triệu USD, chiếm trên 55,22% tổng Hàn Quốc và Anh, tốc độ
nhập khẩu cà phê kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam. từ Việt Nam cũng lớn
hơn tốc độ nhập khẩu Trong 10 thị trường nhập khẩu cà phê lớn. cà phê từ thị
trường thế giới. So với các đối từ Việt Nam, thì có 8 thị trường đứng trong thủ
cạnh tranh trên những thị trường này, top 10 thị trường nhập khẩu cà phê lớn. cà
phê Việt Nam chỉ thua kém đối thủ nhất thế giới (trừ thị trường đứng thứ 7 và
Braxin có thị phần lớn hơn, song tốc độ 10). 10 thị trường này có tốc độ tăng
trưởng nhập khẩu từ Braxin có xu hướng giảm. nhập khẩu cà phê từ thị trường
thế giới Điều này có nghĩa là cà phê Việt Nam đang khá cao. ở mức hai con số,
dao động trên dần chiếm thị phần ở các quốc gia nhập dưới 20%, trừ Mỹ (9%)
và Nhật Bản (6%). khẩu cà phê lớn trên thế giới (thứ hạng từ Nhưng tốc độ xuất
khẩu cà phê Việt Nam 1-15) và chiếm tỷ trọng thị phần ngày càng vào các thị
trường này luôn tăng và cao hơn lớn trên các thị trường tiêu thụ cà phê lớn so
với tốc độ tăng nhập khẩu của họ từ thị của thế giới
Ở những thị trường mới nổi năm 2010 độ tăng 93% (so với năm 2009), Ba
Lan 13,1 (những thị trường có tốc độ nhập khẩu cà triệu USD và tốc độ tăng
trưởng 81%, Thụy phê rất cao từ Việt Nam), tuy kim ngạch Sỹ và Philippin
cùng có tốc độ tăng là 52% nhập khẩu còn khiêm tốn, nhưng là những với kim
ngạch nhập khẩu tương ứng là 27 thị trường tiềm năng trong tương lai. Trong
triệu USD và 40 triệu USD. Đây cũng là số những thị trường này cũng có một số
thị những quốc gia nhập khẩu khá lớn trên thế trường có kim ngạch nhập khẩu
năm 2010 giới với xếp hạng lần lượt là 10, 1 lên đến hàng chục triệu USD như:
Hà Lan đồng thời cũng từng là bạn hàng của cà phê với trị giá nhập khẩu trên 27
triệu USD, tốc Việt Nam. 
Thứ tư, thị trường nội địa tiêu thụ cà phê từng bước tăng lên, tạo thuận lợi cho
các doanh nghiệp kinh doanh cà phê trong nước ngày càng phát triển. Mức tiêu
thụ cà phê bình quân đầu người ở thị trường nội địa hiện đang ở xuất phát điểm
khá thấp, tuy nhiên cùng với phát triển kinh tế, thu nhập tăng thì nhu cầu tiêu thụ
cà phê cũng sẽ tăng, thị trường tiêu thụ cà phê Việt Nam đang được các công ty,
tập đoàn đa quốc gia để ý và xâm nhập. Tuy nhiên thị hiếu tiêu dùng cà phê của
người Việt luôn gắn với phong tục, tập quán và văn hóa cà phê Việt thì không
công ty, tập đoàn nào của nước ngoài hiểu thấu đáo bằng các doanh nghiệp cà
phê Việt. Bởi vậy thị trường tiêu thụ cà phê nội địa đang là thị trường tiềm năng
lớn để các doanh nghiệp và ngành cà phê Việt khai thác và chiếm lĩnh thị
trường, đây là thời cơ lợi thế cạnh tranh tiềm năng cho doanh nghiệp và ngành
cà phê Việt Nam
2.2.1.2.Nguyên nhân của những thành tựu
Nước ta có diện tích đất trồng cà phê rộng lớn. Theo Cục Trồng trọt, diện tích
cà phê Việt Nam đạt trên 664.000 ha, sản lượng cà phê đạt trên 1,5 triệu tấn
nhân/năm; cà phê Robusta chiếm diện tích lớn (93%), còn lại là cà phê Arabica
Những năm qua, tiến bộ mới về khoa học - kỹ thuật đã và đang góp phần
đáng kể trong sản xuất cà-phê, giúp cho nhiều mô hình cà-phê phát triển ổn
định, bền vững.
Các thị trường nhập khẩu cà phê lớn của Việt Nam đều gặp thiệt hại lớn vì
dịch Covid-19 và tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội ở mức cao, tăng cường nhu
cầu tiêu thụ cà phê tại nhà.
Nước ta có những lợi thế tuyệt đối về đất đai và thời tiết khí hậu, cũng như
các lợi thế tương đối về các chính sách hỗ trợ (tạm trữ cà phê, hỗ trợ lãi xuất tín
dụng, hỗ trợ tài chính, giảm thuế nông nghiệp...), về hạ tầng Cơ sở (giao thông,
thủy lợi, thông tin liên và lợi thế cạnh tranh ngành cà phê. lạc...), về nguồn lao
động dồi dào và chi phí thấp.
Cà phê đang càng ngày được phổ biến ở mọi nơi, những thị trường ưa
chuộng cà phê ngày càng tăng lên khiến cho việc xuất khẩu cà phê ngày càng
thuận lợi hơn
2.2.2.Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của nó
2.2.2.1.Những hạn chế, tồn tại.
ê
Thứ nhất, sức cạnh tranh của sản phẩm cà phế còn thấp. Cà phê Việt Nam chất
lượng thấp, không đồng đều, chưa đa dạng sản phẩm, sản phẩm chủ yếu ở dạng
sơ chế, chưa có nhiều sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm chưa có thương hiệu và
chưa có nguồn gốc xuất xứ, chỉ dẫn địa lý...  Hiện sản phẩm cà phê Việt Nam
giao dịch trên thị trường chủ yếu là cà phê chưa rang, chưa khử cafein (090111).
Giá trị xuất khẩu cà phê chưa rang, chưa khử cafein chiếm tới 98,7% tổng giá
trịxuất khẩu cà phê (năm 2009). Năm 2010, trị này duy nhất chỉ có một tổ chức
đại diện là giá xuất khẩu cà phê chưa rang, chưa khử Hiệp hội Cà phê Ca cao
(VICOFA), Hiệp hội cafein đạt khoảng 1,65 tỷ USD, chiếm tới 99% này mới đại
diện cho một số doanh nghiệp sản tổng giá trị xuất khẩu cà phê. Các loại cà phê
xuất, kinh doanh xuất khẩu cà phê, chứ chưa khác chiếm tỷ trọng không đáng
kể. Lượng phải là toàn bộ các doanh nghiệp trong ngành, đạm, ka li, lấn tồn
đọng trong cà phê vượt chưa nói đến đại diện cho các nông hộ/trang ngưỡng cho
phép. Tỷ lệ hạt đen, vỡ, độ ẩm trại sản xuất cà phê và các hộ sơ chế, các đại
cao... Do vậy các nhà nhập khẩu chỉ coi cà phê lý... Ngoài hiệp hội này, không
có các tổ chức Việt Nam như là loại nguyên liệu phối trộn hợp tác xã, các tổ liên
kết, liên minh nào khác. nhằm giảm chi phí.
  Thứ hai, sức cạnh tranh của các chủ thể chế biến và kinh doanh xuất khẩu
cũng còn yếu. Các chủ thể trồng cà phê chủ thể sản xuất cà phê, các hộ sơ chế,
nhà là các nông trại, trang trại nhỏ và các nông hộ chiếm 85% diện tích cà phê
cả nước. Các công ty cà phê trong những trường lớn chỉ chiếm khoảng 15%. Cà
phê sản xuất ở những trang trại/nông hộ có quy mô nhỏ dưới 2 ha chiếm 85%
diện tích cà phê với khoảng 561.000 nông hộ. Những trang trại, nông hộ quy mô
nhỏ tỷ lệ cơ giới hóa thấp, cần có sự tác động từ bên ngoài vào một khẩu thiếu
sân phơi và máy sấy, thiếu vốn... Cà phê hay công đoạn nào đó, thì hoạt động
của nhân xanh chủ yếu sơ chế theo quy trình chế ngành bị rối loạn. Chẳng hạn
hiện nay một số biến khô quy mô nhỏ (quy mô hộ gia đình), doanh nghiệp xuất
khẩu cà phê có hợp đồng công suất thấp, công nghệ và thiết bị lạc hậu. giao
hàng nhưng không có hàng để xuất, phải Số sơ chế quy mô lớn không nhiều, chủ
yếu ở mua lại của các công ty nước ngoài tại các kho các công ty nhà nước với
công nghệ chế biến các hải quan với giá cao hơn giá xuất khẩu. Rõ khổ và ướt.
Các doanh nghiệp kinh doanh ràng là do tổ chức của ngành hàng yếu kém, xuất
khẩu ít đầu tư vào khâu sơ chế, chủ yếu nên không thể tổ chức điều hòa lợi ích
trong tái chế đánh bóng phân loại. Các doanh chuỗi giá trị giữa các khâu, các
công đoạn nghiệp chế biến sâu như rang xay, chế biến cà nhằm đảm bảo lợi ích
để cùng tồn tại và phát phê hòa tan còn rất ít, chủ yếu cung cấp cho triển. thị
trường nội địa. Hiện chỉ có vài doanh nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm,
quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm … Các doanh nghiệp kinh doanh
xuất khẩu và các đại lý thiếu vốn không thể mua được sản phẩm của các hộ
nông dân và chịu thua ngay trên sân nhà…
Thứ ba, ngành cà phê Việt Nam chưa có tổ chức đại diện có uy tín trên thị
trường thế giới và thiếu cơ chế, chính sách liên kết ngành. Các tổ chức đại diện
ngành cà phê Việt Nam có vị thế rất thấp, rất yếu trước độc quyền nhóm của các
tập đoàn rang xay và các ty chế biến cà phê đa quốc gia trong ngành cà phê toàn
cầu.
2.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

Cà phê Việt Nam hầu hết đang được sản xuất từ các hộ kinh doanh nhỏ lẻ
nên chất lượng chưa được đảm bảo. Sản xuất cà phê chịu nhiều bất lợi do biến đổi
khí hậu. Tình trạng cây cà phê thoái hóa đang tăng nhanh. Sản phẩm cà phê chế
biến, thương hiệu cà phê của Việt Nam trên thị trường xuất khẩu thế giới chưa đạt
kỳ vọng. Các doanh nghiệp thu mua, chế biến và xuất khẩu phụ thuộc hoàn toàn
vào các sàn giao dịch cà phê. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh của ngành cà phê thấp
và bấp bênh.

Cà phê Việt Nam được đánh giá chỉ có tiếng về sản lượng còn về chất lượng chưa
được thừa nhận, giá trị hạt cà phê của Việt Nam chưa được cao. Nguyên nhân là do
cà phê Việt Nam chịu nhiều biến động của thị trường cà phê thế giới; cơ cấu sản
phẩm cà phê có giá trị gia tăng thấp; xuất khẩu cà phê nhân chiếm đại đa số, chế
biến sâu mới đạt 12%. Hơn nữa, tình trạng thiếu container để xuất khẩu do đó giá
cước nhiều khả năng sẽ còn tăng trong thời gian tới. Điều này đang ảnh hưởng
không nhỏ tới xuất khẩu cà phê

2.3 Cơ hội và thách thức trong xuất khẩu cà phê của Việt Nam

2.3.1 Cơ hội trong xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Đối với thị trường Bắc Âu, ở đây các nước có văn hóa cà phê và tiêu thụ cà phê
tính trên đầu người cao nhất trên thế giới. Người tiêu dùng ở Bắc Âu có xu hướng
khấm phá các loại cà phê mới có chất lượng cao nên đây sẽ là cơ hội tốt cho các doanh
nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Thị trường cà phê đặc sản và cà phê hữu cơ
đang và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong khi thị trường cà phê truyền thống đã tương đối
bị bão hòa. Một cơ hội khác ở thị trường này là Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU
và Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, trong đó thuế đối với mặt hàng chủ lực của
Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này là 0% nhờ vậy mặt hàng này có giá cạnh tranh
hơn trước đây.

Trong thời đại dịch Covid-19 hiện nay, xu hướng làm việc và học tập tại nhà diễn
ra phổ biến và mạnh mẽ trên toàn thế giới, điều đó vô tình tạo ra thói quen sử dụng cà
phê đối với lực lượng lao động tại nhà, khiến cho mặt hàng này tăng đột ngột trong
thời gian này.Bên cạnh lý do trên, sản lượng cà phê trên thế giới giảm mạnh, xu thế sử
dụng cà phê của người tiêu dùng không còn bị giới hạn trong một khung giờ như
khoảng thời gian trước, đối tượng sử dụng cũng được mở rộng hơn. Vì những lý do
trên mà việc tiêu thụ và giá cả của cà phê tăng mạnh như vậy.

Song song với điều trên, xu thế rút ngắn chuỗi cung ứng, các nhà bán lẻ và công
ty rang xay trên thế giới cũng có xu hướng tìm kếm trực tiếp các nguồn cung ứng cà
phê nhân chất lượng, xu hướng trên giúp cho cơ hổi xuất khẩu của các doanh nghiệp
của Việt Nam mở rộng hơn bao giờ hết, dễ dàng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu
tư vào lĩnh vực sản xuất và chế biến mặt hàng này. Phó Viện trưởng Viện Nhiên cứu
quản lý kinh tế Trung ương, ông Nguyễn Hoa Cương nhận định về vấn đề trên “ Nếu
cải thiện được chất lượng rang, khử caffein thì cà phê Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp
cận các thị trường Bắc Âu”.
2.3.2. Thách thức trong xuất khẩu cà phê của Việt Nam.

Đối với thị trường Bắc Âu, các nước ở đây có vị trí địa lý xa xôi, dân số ít, đơn
hàng nhỏ nhưng những đơn này yêu cầu chất lượng cao và khắt khe hơn các nước ở
Châu Âu. Các nước ở đây cũng có thói quen chỉ sử dụng những mặt hàng quen và tin
tưởng, điều này rất khó để có thể thay đổi. Vì thị trường ở đây đòi hỏi tiêu chuẩn khá
cao nên chủ yếu là nhập hai loại cà phê Arabica và Robusta ( hai loại có lượng xuất
khẩu cao nhất Việt Nam), nhưng lại nhập với số lượng khá ít. Đây được xem là
nguyên nhân chính dẫn đến việc mặt hàng này của Việt Nam ít xuất hiện ở đây.

Trong thời đại Covid-19, các hoạt động của logistics khiến cho các hoạt động
xuất,nhập khẩu bị ảnh hưởng khá nặng nề, ngành hàng cà phê cũng không ngoại lệ.
Sản lượng cà phê được xuất khẩu qua Châu Âu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo số
liệu thống kê được lấy từ Tổng cục Hải quan “ xuất khẩu cà phê sang EU trong 11
tháng năm 2021 đạt xấp xỉ 509 nghìn tấn, trị giá 938,72 triệu USD, giảm 11,6% về
lượng, nhưng tăng 0.5 về trị giá so với cùng kỳ năm 2020”. Trong đó, xuất khẩu cà
phê của Việt Nam sang nhiều thị trường thành viên của EU giảm nhẹ, nhưng may mắn
là xuất khẩu cà phê sang các thị trường Đức, Hungary và Estonia tăng.

2.4 Định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Việt Nam
trong thời gian tới

Định hướng

Theo các nhà phân tích thị trường, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong năm
2022 sẽ tiếp tục khả quan nhờ nguồn cung dồi dào, các hiệp định thương mại tạo lợi
thế cạnh tranh cho cà phê Việt Nam và giá cà phê xuất khẩu nhiều khả năng duy trì ở
mức cao.

Năm 2022 Việt Nam còn nhiều dư địa để tăng xuất khẩu cà phê. Có nhiều yếu tố
thúc đẩy thị trường cà phê phát triển như gia tăng dân số tiêu thụ cà phê ngoài gia
đình, đô thị hóa nhanh chóng, tăng doanh số bán lẻ thương mại điện tử, tăng sở thích
cà phê hòa tan, nhu cầu ngày càng tăng đối với cà phê đặc sản và tăng tiêu thụ cà phê
nhân ở các nền kinh tế mới nổi dự kiến sẽ thúc đẩy thị trường.
Để đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các thị trường, ngoài việc nâng cao chất lượng
sản phẩm, ngành cà phê cần chú trọng đến khâu truy xuất nguồn gốc, nâng cao năng
lực sản xuất. Cơ cấu xuất khẩu cà phê của Việt Nam có sự thay đổi, giảm xuất khẩu cà
phê nhân thô, đẩy mạnh khâu chế biến và xuất khẩu cà phê rang xay, hòa tan.

Giải pháp

Để hỗ trợ ngành cà phê tăng giá trị, duy trì vị thế thứ hai thế giới trong thời gian
tới ngành cà phê cần tập trung vào các giải pháp như:

Một là, các Bộ, ngành và địa phương liên quan cần có giải pháp tháo gỡ khó
khăn, hỗ trợ người nông dân, doanh nghiệp thu hút đầu tư, ứng dụng khoa học công
nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đồng thời khuyến khích, tăng cường liên
kết và hợp tác trong sản xuất kinh doanh cà phê với mục đích ổn định xuất khẩu, giữ
vững và mở rộng thị trường.

Hai là, tiếp tục rà soát, bổ sung kế hoạch tái canh các vườn cà phê già cõi, năng
suất thấp, chấp lượng kém theo chương trình tái canh cà phê giai đoạn 2021-2025.
Theo đó, giảm diện tích xuống còn 670 nghìn ha, sản lượng từ 1,8 đến 1,9 triệu
tấn/năm; phát triển vùng sản xuất trọng điểm ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Đẩy
mạnh tái canh và ghép cải tạo các vườn cà phê già cỗi; sử dụng 100% giống cà phê có
năng suất, chất lượng cao; thực hiện trồng xen cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm
với những vùng cà phê tái canh có đủ điều kiện; tăng cường đầu tư chế biến sâu để
nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.

 Ba là, khuyến khích các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cà phê đầu tư dây
chuyền công nghệ chế biến hiện đại; chú trọng và quan tâm hơn trong việc xây dựng
thương hiệu phát triển sản phẩm, xây dựng chiến lược quảng bá, marketing, định vị
thương hiệu phù hợp với năng lực của từng doanh nghiệp. Nhà nước hỗ trợ doanh
nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu thông qua các chiến dịch truyền thông,
quảng bá hình ảnh, các chương trình đào tạo, hướng dẫn, nâng cao năng lực thiết kế,
định dạng sản phẩm và cách thức tạo dựng, quảng bá thương hiệu.

Bốn là, các doanh nghiệp cà phê cần tích cực tham dự các hội chợ, triển lãm quốc
tế được tổ chức ở trong và ngoài nước để giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm bạn hàng
xuất khẩu. Đồng thời, cập nhật thông tin và những thay đổi diễn biến thương mại để
kịp thời điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình phù hợp
với tín hiệu của thị trường.

Năm là, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cần thực hiện có hiệu quả các Hiệp
định FTA Việt Nam đã tham gia ký kết vào hoạt động xuất khẩu cà phê, qua đó tăng
sức cạnh tranh, mở rộng thị trường và nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm xuất khẩu
cà phê Việt Nam.

KẾT LUẬN
Vai trò của xuất khẩu cà phê đối với kinh tế Việt Nam

Đối với nền kinh tế, xã hội và môi trường.

Xuất khẩu cà phê mỗi năm đem về cho nền kinh tế chúng ta một lượng ngoại tệ lớn,  
khoảng 500 triệu USD. Xuất khẩu cà phê góp phần không nhỏ vào việc thực hiện mục
tiêu của chiến lược xuất nhập khẩu nói riêng và mục tiêu phát triển chiến lược kinh tế
xã hội nói chung của đất nước. Mặt khác xuất khẩu cà phê còn góp phần giúp tạo vốn
cho đầu tư máy móc trang thiết bị cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền
kinh tế.

Là một ngành sử dụng nhiều lao động, xuất khẩu cà phê góp phần tạo ra nhiều công ăn
việc làm, giúp giải quyết vấn đề thất nghiệp cho nền kinh tế. Theo Hiệp hội cà phê ca
cao Việt Nam (Vicofa) thì mỗi năm ngành cà phê thu hút khoảng 600.000 – 700.000
lao động, thậm chí trong ba tháng thu hoạch số lao động có thể lên tới 800.000 lao
động. Lao động làm việc trong ngành cà phê chiếm khoảng 2,93% tổng số lao động
trong ngành nông nghiệp và chiếm 1,83% tổng số lao động trên toàn nền kinh tế quốc
dân.

Mặt khác khi xác định cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực thì sẽ giúp Nhà nước
hoạch định các chính sách như đầu tư, quy hoạch vùng một cách có trọng điểm, hợp
lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao trong phát triển kinh tế.

Cà phê không chỉ là cây có giá trị kinh tế cao, mà trồng cà phê còn giúp thực hiện phủ
xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái. Vì cây cà phê thích hợp với
những vùng đất đồi, đặc biệt là cây cà phê Robusta.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến  xuất khẩu cà phê

Xuất khẩu cà phê giúp các doanh nghiệp có thêm lợi nhuận, thu được ngoại tệ để đầu
tư mua máy móc thiết bị mở rộng và nâng cao sản xuất từ đó tăng lợi nhuận và hiệu
quả trong hoạt động của mình.

Tham gia kinh doanh xuất khẩu cà phê giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh
nghiệp chuyên doanh về cà phê nâng cao được uy tín hình ảnh củađơn vị trong con
mắt các bạn hàng và trên thị trường thế giới từ đó tạo ra cho doanh nghiệp lợi thế cạnh
tranh để nâng cao hiệu quả hoạt động mở rộng thị trường tăng thị phần và lợi nhuận.

Với những doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp, việc kinh doanh xuất khẩu cà phê giúp
doanh nghiệp có thêm mặt hàng để lựa chọn trong kinh doanh, từ đó lựa chọn được
mặt hàng kinh doanh có hiệu quả tăng lợi nhuận uy tín.

Với người sản xuất cà phê

Cà phê là sản phẩm trong nước có nhu cầu không cao do thói quen tiêu dùng của
người Châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng thích uống trà hơn cà phê. Vì
vậy xuất khẩu cà phê sẽ tìm được đầu ra cho sản phẩm của người nông dân trồng cà
phê, giúp họ tiêu thụ được sản phẩm của mình và có thu nhập.

Cà phê là một cây trồng rất thích hợp với điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng của Việt
Nam, đặc biệt là vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ. Cà phê là một loại cây có
giá trị kinh tế cao nên việc xuất khẩu cà phê sẽ giúp người nông dân trồng cà phê làm
giàu trên chính mảnh đất của mình.

Ngoài ra việc trồng cà phê xuất khẩu giúp họ giải tạo ra việc làm cho người nhà trong
thời buổi nông nhàn. Bên cạnh đó việc xuất khẩu cà phê còn giúp cho người nông dân
trồng cà phê được Nhà nước cũng như doanh nghiệp đầu tư vật tư, giống và kỹ thuật
chăm sóc sẽ làm cho họ nâng cao năng xuất lao động, cây trồng và chất lượng sản
phẩm qua đó tăng thu nhập cho chính họ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Giáo dục và đào tạo. (2019). Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lê nin,Nxb
Chính trị quốc gia,Hà Nội
2. Bộ Công Thương. (1/10/2020). Cơ hội và thách thức đối với cà phê Việt Nam
tại thị trường Bắc Âu. Truy cập từ: https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-
ngoai/co-hoi-va-thach-thuc-doi-voi-ca-phe-viet-nam-tai-thi-truong-bac-au.html

3. Lê Tuấn. (26/11/2021). Cơ hội cho ngành cà phê Việt Nam trong tình hình
mới-truy cập từ https://www.nguoiduatin.vn/co-hoi-cho-nganh-ca-phe-viet-
nam-trong-tinh-hinh-moi-a535125.html

4. Phúc Nguyên. (7/2/2022). Dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2022 sẽ
tiếp tục khả quan. Truy cập từ https://thoibaotaichinhvietnam.vn/du-bao-xuat-
khau-ca-phe-cua-viet-nam-nam-2022-se-tiep-tuc-kha-quan-99832.html

5. Phạm Phương. (1/7/2021). Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam.Truy
cập từ https://doanhnghiephoinhap.vn/giai-phap-thuc-day-xuat-khau-ca-phe-
viet-nam.html

6. Bộ Công Thương . (7/1/2022). Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU năm
2021 giảm do dịch Covid-19. Truy cập từ https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-
nuoc-ngoai/xuat-khau-ca-phe-cua-viet-nam-sang-eu-nam-2021-giam-do-dich-
covid-19.html

7. Phạm Thị Phương. (28/06/2021). Dự báo thị trường xuất khẩu cà phê năm 2021.
Truy cập từ :http://consosukien.vn/du-bao-thi-truong-xuat-khau-ca-phe-nam-
2021.htm#:~:text=Vi%E1%BB%87t%20Nam%20hi%E1%BB%87n%20l
%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc,2%2C8%20t%E1%BB%B7%20USD).
8. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam. (11/01/2021). Xuất khẩu cà phê hướng đến
mục tiêu kim ngạch đạt 6 tỷ USD .Truy cập từ : https://dangcongsan.vn/kinh-te-
va-hoi-nhap/xuat-khau-ca-phe-huong-den-muc-tieu-kim-ngach-dat-6-ty-usd-
601829.html#:~:text=N%C4%83m%202021%2C%20xu%E1%BA%A5t%20kh
%E1%BA%A9u%20c%C3%A0,k%E1%BB%83%20t%E1%BB%AB%20th
%C3%A1ng%206%2F2017.
9. Liên hiệp các khoa học và kỹ thuật Việt Nam. (20/06/2011). Phát triển cà phê của
Việt Nam trong những năm gần đây .Truy cập từ :https://vusta.vn/phat-trien-ca-
phe-cua-viet-nam-trong-nhung-nam-gan-day-p70695.html

You might also like