You are on page 1of 5

Phần sinh thái

Bài 41: Diễn thế sinh thái


1. Khái niệm.
Diến thế sinh thái (DTST)là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng
với sự biến đổi của môi trường.
2.Phân loại
-Có 2 loại diễn thế sinh thái: Diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh
- Diến thế nguyên sinh :
+ khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
+Kết thúc hình thành quẫn xã ổn định(quần xã đỉnh cực)
+Ví dụ: Đầm nước mới xây.
- Diễn thế thứ sinh:
+Khởi đầu từ môi trườngđã có quần xã sinh vật.
+Kết thúc thường hình thành quẫn xã suy thoái
+Ví dụ: rừng lim rừng thưa cây gỗ nhỏ Cây gỗ nhỏ -cây bụi cây bụi và cây cỏ trảng
cỏ.
3. Nguyên nhân.
-có 2 nguyên nhân: bên ngoài và bên trong.
-Nguyên nhân bên ngoài:Tác động của ngoại cảnh như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng.
-Nguyên nhân bên trong:
- Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã sinh vật, vai trò thuộc về loài ưu thế.
- Hoạt động khai thác tài nguyên của con người.
4.Ý nghĩa của diễn thế sinh thái
-Nghiên cứu DTST sẽ biết qui luật phát triển của quần xã sinh vật, dự đoán được các quần xã
tồn tại trước đó và quần xã sẽ thay thế trong tương lai.
- Chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ và khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên..
- Đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con
người.
Bài 42: Hệ sinh thái
1.Khái niệm
- Hệ sinh thái(HST): gồm Quần xã sinh vật và sinh cảnh.

- Hệ sinh thái: Là hệ thống sinh học hoàn chỉnh, tương đối ổn định .

2.Các thành phần của HST

-Gồm 2 thành phần: TP vô sinh và TP hữu sinh.

- Thành phần vô sinh (sinh cảnh): Môi trường vật lý, sinh cảnh

- Thành phần hữu sinh (QXSV): gồm 3 nhóm

+ Sinh vật sản xuất:

+> Gồm chủ yếu thực vật và một số vsv,vk tự dưỡng.

+> Vai trò tổng hợp các chất hữu cơ.

+ Sinh vật tiêu thụ: gồm ĐV ăn TV, ĐV ăn ĐV.

+ Sinh vật phân giải :

+> Chủ yếu vi khuẩn, nấm và một số động vật không xương sống(giun đất, sâu bọ….)

+>Phân giải xác chết và chất thải thành chất vô cơ.

3. phân loại

- Có 2 dạng: HST tự nhiên và HST nhân tạo

-Hệ sinh thái tự nhiên: -Hệ sinh thái nhân tạo

- Chuỗi thức ăn dài. - Chuỗi thức ăn ngăn.


- Độ ổn định cao. - Độ ổn định thấp.
- Ít chịu sự chi phối của con người. - Được bổ sung vật chất và năng lượng nên hiệu suất
-Khả năng tự điều chỉnh cao. cao

Bài 43: . TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG QUẦN XÃ SINH VẬT.

1. Chuỗi thức ăn
- Chuỗi thức ăn gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng, mỗi loài là một mắt xích.
- Một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước vừa là nguồn thức của mắt xích phía
sau.
-Có hai loạị chuỗi thức ăn
+ Chuỗi thức ăn mở đầu bằng SVSX
+ Chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật phân giải.

2. Lưới thức ăn
-Lưới thức ăn gồm nhiều chuỗi thức ăn có các mắt xích chung.
- QXSV càng đa dạng về thành phần loài  lưới thức ăn càng phức tạp.
- Trong một lưới thức ăn, một loài có thể tham gia nhiều chuỗi thức ăn.
3. Bậc dinh dưỡng
- Bậc dinh dưỡng: Tập hợp các loài sinh vật có cùng mức dinh dưỡng hay sử dụng cùng một loại
thức ăn.
- Trong một quần xã có nhiều bậc dinh dưỡng :
+Bậc dinh dưỡng Cấp 1  sinh vật sản xuất.
+Bậc dinh dưỡng cấp 2 - Lưới thức ăn tiêu thụ bậc 1
+Bậc dinh dưỡng cấp 3SV tiêu thụ bậc 2

+Bậc dinh dưỡng cấp n  sinh vật tiêu thụ bậc (n-1)
4.Tháp sinh thái
- Tháp sinh thái gồm nhiều hình chữ nhật xếp chồng lên nhau (mỗi hình là 1 bậc dinh dưỡng),
các hình chữ nhật có chiều cao bằng nhau, chiều rộng khác nhau biểu thị độ lớn của mỗi bậc
dinh dưỡng.
- Có ba loại tháp sinh thái:
+Tháp số lượng: số lượng cá thể ở mỗi bậc dinh dưỡng.
+ Tháp khối lượng: Khối lượng tổng số của tất cả sinh vật trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích.
+Tháp năng lượng :Năng lượng được tích lũy trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích. Dạng tháp
năng lượng là hoàn thiện nhất(đáy rộng, đỉnh nhỏ)
Bài 44: CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA và sinh quyển.
1. Khái niệm
- Chu trình sinh địa hóa (chu trình vật chất) là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên, theo
đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng rồi từ cơ thể sinh
vật truyền trở lại môi trường.
- Có tính tuần hoàn.
2. MỘT SỐ CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA.
- Chu trình cacbon.
+ Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbonhidroxit (CO2).
+ Thực vật hấp thụ CO2 nhờ quá trình quang hợp. Sau đó động vật ăn thực vật , đưa CO2 vào
động vật ăn thịt, động vật ăn thịt hô hấp thải CO2 . CO2 một phần trả lại môi trường, một phần
tích lũy trong đất đá.
- Chu trình nitơ.

+ Ni tơ đi vào chu trình dưới dạng N2.

+Thực vật hấp thụ được nitơ dưới dạng muối như muối nitrat (NO3-) và muối amon (NH4+)..

+Các dạng muối nitrat (NO3-) và muối amon (NH4+)..được hình thành bằng các con đường vật
lí, hóa học và sinh học.

( Hình 44.3-SGK trang 196).

- Chu trình nước.

+Nước rơi xuống đất: 1 phần tích lũy trong ao hồ, một phần thấm vào mạch nước ngầm.

+ Nước trả lại môi trường dưới dạng hơi nước thông qua : thoát hơi nước ở lá và bôc hơi nước
trên mặt đất.

+Chu trình nước luôn luân chuyển theo vòng tuần hoàn.

3. SINH QUYỂN.

- Sinh quyển gồm toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí của trái đất.

- Sinh quyển được chia thành nhiều khu sinh học(biom) vĩ độ 90

Đồng rêu

Rừng lá kim phương bắc

Rừng rụng lá ôn đới

Rừng mưa nhiệt đới


Vĩ độ 0

Theo chiều tăng dần vĩ độ thì độ đa dạng sinh học giảm dần

. Bài 45: DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI.

- Năng lượng chủ yếu lấy từ mặt trời.

- Năng lượng trong hệ sinh thái chỉ đi theo một chiều( không có tính tuần hoàn)

- Qua mỗi bậc dinh dưỡng:


+năng lượng bị thất thoát 90% do các hoạt động: hô hấp(chủ yếu); bài tiết, hiệu suất tiêu hóa,
thức ăn không được sử dụng.

+ hấp thụ 10%

- Năng lượng được truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao. Càng lên bậc dinh
dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm do một phần năng lượng bị thất thoát.

- Hiệu suất sinh thái:

+ là tỉ lệ phần trăm(%) chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.

+ Công thức: H= (Năng lượng bậc sau/ Năng lượng bậc trước). 100%

- Bài tập ví dụ:

Cho chuỗi thức ăn: cỏ -------- châu chấu -------------- Cá rô

(Năng lượng:76.108) (NL:1,4.107) (NL:0,9.106)

Tính hiệu suất giữa châu chấu và cỏ; hiệu suất giữa cá rô và châu chấu

Giải: H châu chấu so với cỏ= (1,4.107) / (76.108) =

H cá rô/ châu chấu= (0,9.106)/ (1,4.107) =

You might also like