You are on page 1of 3

Đề:NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

Đoạn 1: “Hùng vĩ của Sông Đà….cái gậy đánh phèn”

Phân tích vẻ đẹp của Sông Đà qua đoạn trích trên. Qua đó, nhận
xét nét độc đáo trong quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân.

Nguyễn Đình Thi đã dành những lời ưu ái với Nguyễn Tuân khi
khắng định” Đây là một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, cái thật. Là
người sinh ra để tôn thờ Nghệ Thuật với hai chữ viết hoa”. Bởi Nguyễn
Tuân là cây bút có sức sáng tạo nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Ông là người nghệ sĩ tài hoa uyên bác và có cá tính độc đáo. Ông thường
khám phá thế giới ở phương diện thẩm mĩ và miêu tả con người ở vẻ đẹp
tà hoa nghệ sĩ. Ông sáng tác rất nhiều thề loại nhưng đặc biệt thành công
ở thể loại tùy bút trong đó có tập tùy bút “Sông Đà”. (giới thiệu về tác giả
và tác phẩm)
“Sông Đà” là thành tựu nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu
hoạch được trong chuyến đi gian khổ đến miền Tây Bắc rộng lớn vùng
đất với những núi cao vực thẳm với những dốc lên khúc khuỷu thăm
thẳm heo hút cồn mấy súng ngửi trời nhưng ẩn chứa nhiều vẻ đẹp hoang
dại, kì bí của thiên nhiên. Nguyễn Tuân nhà văn của chủ nghĩa xê dịch đã
không ngại những khó khăn để đến vùng đất này, để hữu duyên thiên lý
năng tương ngộ với Sông Đà, để tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên Tây
Bắcvà thành công viết nên Người lái đò sông Đà in trong tập tùy bút
Sông Đà năm 1960. Trong Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân đã xây
dựng thành công vẻ đẹp của dòng sông Đà thông qua đoạn trích “Hùng
vĩ của Sông Đà….cái gậy đánh phèn” đồng thời thể hiện nét độc đáo, mới
lạ của mình trong quan niệm về cái đẹp. (hòan cảnh sáng tác phẩm và nêu
vấn đề)
“Chúng thủy giai đông tẩu
Đà giang độc bắc lưu”
Mọi dòng sông đều chảy về hướng Đông chỉ riêng Sông Đà chảy
về hướng Bắc. Điều đó dường như đã thể hiện được nét riêng của dòng
sông giao thoa, tương đồng với nét “ ngông” trong sự nghiệp văn học của
Nguyễn Tuân khiến cho lời văn ông miêu tả về Sông Đà khó có nhà văn
nào “ vượt mặt” được ông trong việc xây dựng vẻ đẹp của dòng sông.
Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Tuân như khẳng định, báo hiệu cho
người đọc sự hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Nguyễn
Tuân đã phải huy động sáu hình ảnh so sánh liên tưởng để hiện cho kì
được sự sâu hẹp của vách đá khi sông Đà trong văn của ông còn hiện ra
với những cảnh đá bờ sông dựng vách thành, đá nối đá, hiểm trở cùng với
lòng sông hẹp và tối, “những vách đá thành chẹt lòng sông Đà như cái
một cái yết hầu” cùng với sự so sánh về mặt thời gian chỉ “ lúc đúng ngọ
mới thấy ánh mặt trời” thể hiện sự hiểm trở, rợn ngợp nhưng hùng vĩ,
huyền bí của dòng sông. Vách đá ấy dựng đứng, cao vòi vọi khiến ánh
nắng mặt trời chỉ lúc đúng ngọ mới có thể chạm tới mặt sông. Như để
khẳng định độ hẹp của lòng sông một lần nữa nhà văn đã có những liên
tưởng táo bạo về không gian khi “ Đứng bên này bờ nhẹ tay ném một hòn
đá qua bên kia vách” hay ” có quãng con nai, con hổ đã có lần vọt từ bờ
này sang bờ bên kia” Lòng sông hẹp đến mức dường như chẳng cần phải
dùng sức hòn đá vẫn có thể sang bờ bên kia. Không dừng lại ở đó,
Nguyễn Tuân- người chưa bao giờ muốn dừng lại ở những gì có sẵn, ông
đã thổi làn gió mới trong văn mình. Cùng với thị giác, nhà văn còn dùng
cả xúc giác để cảm nhận “ Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy đang mùa
hè mà cũng thấy lạnh” tạo cảm giác âm u, tối tăm, rợn lạnh khi đưa ra sự
đối lập giữa cái lạnh với mùa hè oi bức nóng nực. Với những liên tưởng
so sánh mới mẻ, táo bạo, Nguyễn Tuân đã mở ra cuộc phiêu lưu từ không
gian đến thời gian, từ thị giác đến xúc giác để chúng ta thấy được, cảm
nhận được sự hùng vĩ, hiễm trở, đầy huyền bí của sông Đà. Tác giả như
dẫn dắt chúng ta đến những liên tưởng những so sánh đặc biệt phong phú
mới lạ của mình trong những câu văn tiếp theo “ cảm thấy mình như
đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái
tầng nhà thứ mấy vừa tắt phụt đèn điện”. Tác giả lấy độ cao của vách đá
ví như những ngôi nhà cao tầng chỉ có thể bắt gặp ở thành phố lớn để
hình dung sự nhỏ bé của con thuyền khi qua quãng ấy cũng như gợi lên
cảm giác tăm tối, lạnh lẽo đột ngột khi nói đến một khung cửa sổ nào đó
trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.Nhà văn đang miêu tả
về sông nước nhưng đem đến cho người đọc cảm giác rợn người như thể
đang tự mình trải nghiệm. Và có thể dễ dàng nhận ra khi đọc văn của
Nguyễn Tuân, người từ thành thi hay nông thôn đều có thể hình dung ra
được cảnh vách đá ở sông Đà những vách thành dựng cao đứng qua hình
ảnh những ngôi nhà cao tầng chỉ xuất hiện ở những thành phố lớn.
Nếu đoạn trên đem đến cho người đọc sự hùng vĩ, huyền bí đầy
hiễm trở của Sông Đà thì những câu văn tiếp theo lại gây ấn tượng mạnh
đến người đọc về sự hung bạo dữ dội của dòng sông qua mặt ghềnh Hát
Loóng. Xuôi về quãng mặt ghềnh Hát Lống dài hàng cây số là hình ảnh”
nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt
năm” . Sóng đá gió nối tiếp nhau tạo thành mặt ghềnh dữ dội. Câu văn
như bị chặt đứt ra từng đoạn, được diễn đạt theo lối điệp từ, điệp cấu trúc
câu với động từ mạnh “xô” như nói lên sự hung hăng, dữ dội, vồ vập của
dòng sông. Mặt ghềnh ở đây suốt năm gùn ghè như kẻ đòi nợ xuýt bất cứ
người lái đò nào đi qua. Âm thanh “gùn ghè” như một con thủy quái lúc
nào cx gầm gừ, rên rĩ cx phát ra âm thanh tạo cảm giác rùn rợn cho người
đi qua nó. Đồng thời cũng thể hiện sự trái tính trái nết của dòng sông khi
chẳng nợ nần gì cũng bị nó đòi nợ suýt. Dòng sông được miêu tả cứ cuồn
cuộn dữ dội luồng gió gùn ghè suốt năm như thế cùng với nghệ thuật tăng
tiến, cùng với nhịp điệu dồn dập, gấp gáp đã gợi nên cái đáng sợ của gió
to sóng lớn. Sông Đà như được thổi hồn vào. Nó hung hăng, khắc nghiệt
dữ dội như thế hình thành nên nét tính cách, hình thành nên vẽ kì vĩ của
người lái đò bởi vì không phải bất cứ ai cũng có thể dễ dàng mà vượt qua
quãng này “quãng này mà khinh suất tay lái thì dễ lật ngửa bụng thuyền
ra”
Sự hung bạo của dòng sông không dừng ở quãng Hát Loóng mà
còn ở quãng Tà Mường Lát. Ở quãng Tà Mường Lát , sự hung bạo được
thể hiện qua những cái hút nước. Hàng loạt hình ảnh so sánh liên tưởng
được nói đến thể hiện sự hung tợn của những cái hút nước. Chúng như
cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu

You might also like