You are on page 1of 17

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA KỸ THUẬT GIAO THÔNG

----------

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM

HỆ THỐNG THỦY LỰC 1 - Bài 1: Đặc tính bơm bánh răng


Thí nghiệm Kỹ thuật Hàng Không 1

GVHD: Đặng Trung Duẩn

Lớp: VL01

Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên

Ngô Anh Quyền 1914883

Trần Công Phong 1914638

Nguyễn Văn Công 1912807

Lương Xuân Hiếu 1913337

Huỳnh Quốc Huy 1913509


MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH..................................................................................................3

DANH MỤC BẢNG..........................................................................................................3

CƠ SỞ LÝ THUYẾT.........................................................................................................1

1. MỤC TIÊU THÍ NGHIỆM...................................................................................1

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................................1

2.1. Lưu chất................................................................................................................1

2.2. Thủy động.............................................................................................................1

2.3. Phương trình dòng chảy liên tục............................................................................2

2.4. Phương trình Bernoulli..........................................................................................2

2.5. Nguyên lý chuyển đổi năng lượng.........................................................................3

2.6. Hệ thống thủy lực..................................................................................................4

2.7. Nguyên lý hoạt động của hệ thống thủy lực..........................................................4

2.8. Nguyên lý làm việc của bơm bánh răng................................................................5

TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM..............................................................................................5

1. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG...............................................................................5

2. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN....................................................................................6

SỐ LIỆU THÍ NGHIỆM.....................................................................................................8

XỬ LÝ SỐ LIỆU..............................................................................................................10

NHẬN XÉT......................................................................................................................12

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................14


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 Dòng chuyển động liên tục.....................................................................................2

Hình 2 Dòng chuyển động..................................................................................................3

Hình 3 Nguyên lý hoạt động hệ thống thủy lực..................................................................5

Hình 4 Bơm bánh răng........................................................................................................5

Hình 5 Sơ đồ nối ống thiết bị bài đặc tính bơm..................................................................7

Hình 6 Các thiết bị thực tế..................................................................................................8

Hình 7 Đường đặc tính của bơm.......................................................................................12

Hình 8 Đường đặc tính lý thuyết của bơm........................................................................13

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Số liệu thí nghiệm................................................................................................11

Bảng 2: Lưu lượng trung bình và các sai số......................................................................11

Bảng 3: Tổng hợp kết quả tính toán..................................................................................13


CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1. MỤC TIÊU THÍ NGHIỆM

- Đọc và lắp đặt sơ đồ thí nghiệm trên giá.


- Tìm ra đường đặc tính của máy bơm (đồ thị lưu lượng Q – áp suất P) bằng thực
nghiệm.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo (độ nhớt, nhiệt độ…).

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Lưu chất

Lưu chất được chia làm hai loại: chất khí (có tính nén rất cao), chất lỏng (ít bị nén).

Trong quá trình dịch chuyển hay chuyển động của lưu chất, lực liên kết giữa các
phân tử lưu chất tạo ra lực cản trở sự chuyển động này. Ta gọi đặc tính này của lưu chất là
tính nhớt. Từ đặc tính nhớt, ta có khái niệm “lưu chất lý tưởng”, và “lưu chất thực”.

Lưu chất lý tưởng là lưu chất mà ở đó các phần tử lưu chất dịch chuyển không có
lực cản giữa phân tử này với phân tử khác.

Lưu chất thực là lưu chất mà ở đó các phân tử lưu chất trượt những phân tử này
trên những phân tử khác với một lực cản xác định.

Tất cả các lưu chất mà chúng ta sử dụng đều là lưu chất thực, vì vậy cần phải quan
tâm đến đặc tính nhớt của chúng ngay khi chúng chuyển động.

2.2. Thủy động

Thủy động nghiên cứu các đặc tính của lưu chất trong quá trình chuyển động. Một
lưu chất chuyển động được đặc trưng bởi áp suất và lưu lượng của nó. Hiển nhiên là các
lực cản bên trong sẽ xuất hiện khi có sự khác nhau về vận tốc giữa các lớp phân tử trong
lưu chất do ảnh hưởng của tính nhớt.

4
2.3. Phương trình dòng chảy liên tục

Lưu lượng (Q) chảy trong đường ống từ vị trí (1) đến vị trí (2) là không đổi
(const). Lưu lượng Q của chất lỏng qua mặt cắt A của ống bằng nhau trong toàn ống (điều
kiện liên tục).

Hình 1 Dòng chuyển động liên tục

Ta có phương trình dòng chảy như sau:

(4)

Với là vận tốc chảy trung bình qua mặt cắt có tiết diện A.

Nếu tiết diện chảy là hình tròn ta có:

Trong đó:

Q [m3/s], v [m/s], A [m2], d [m] lần lượt là lưu lượng dòng chảy, vận tốc dòng
chảy, tiết diện dòng chảy và đường kính ống.

2.4. Phương trình Bernoulli

Áp suất tại một điểm chất lỏng đang chảy:

5
Hình 2 Dòng chuyển động

(5)

Trong đó:

áp suất thủy tĩnh

: áp suất thủy động

: trọng lượng riêng

2.5. Nguyên lý chuyển đổi năng lượng

Bơm dầu: là một cơ cấu biến đổi năng lượng, dùng để biến cơ năng thành năng
lượng của dầu (dòng chất lỏng). Trong hệ thống dầu ép thường chỉ dùng bơm thể tích, tức
là loại bơm thực hiện việc biến đổi năng lượng bằng cách thay đổi thể tích các buồng làm
việc, khi thể tích của buồng làm việc tăng, bơm hút dầu, thực hiện chu kỳ hút và khi thể
tích của buồng giảm, bơm đẩy dầu ra thực hiện chu kỳ nén. 2 Tùy thuộc vào lượng dầu do
bơm đẩy ra trong một chu kỳ làm việc, ta có thể phân ra hai loại bơm thể tích:
 Bơm có lưu lượng cố định, gọi tắt là bơm cố định.
6
 Bơm có lưu lượng có thể điều chỉnh, gọi tắt là bơm điều chỉnh.
Những thông số cơ bản của bơm là lưu lượng và áp suất.

2.6. Hệ thống thủy lực

Hệ thống thủy lực là một công nghệ truyền động trong đó chất lỏng được sử dụng
để di chuyển năng lượng từ động cơ điện đến thiết bị truyền động, chẳng hạn như xi lanh
thủy lực.

Hệ thống thủy lực được tạo thành từ nhiều bộ phận:

- Bình chứa chất lỏng thủy lực. Bơm thủy lực di chuyển chất lỏng trong hệ thống và
chuyển đổi năng lượng cơ học và chuyển động thành năng lượng chất lỏng thủy
lực.
- Động cơ điện cung cấp năng lượng cho bơm thủy lực.
- Các van kiểm soát dòng chảy của chất lỏng và giảm áp suất quá mức khỏi hệ thống
nếu cần.
- Xi lanh thủy lực chuyển đổi năng lượng thủy lực trở lại thành cơ năng.

2.7. Nguyên lý hoạt động của hệ thống thủy lực

Hệ thống thủy lực là dạng truyền động dùng dầu thủy lực tạo ra áp lực được sử
dụng nhiều trong ngành chế tạo máy, cơ giới, hàng không, tàu thủy và các ứng dụng khác
trong công nghiệp lắp ráp.

Trong hệ thống thủy lực, chất lỏng có áp suất đóng vai trò trung gian truyền lực và
chuyển động cho các cơ cấu chấp hành. Quá trình biến đổi và truyền tải năng lượng được
mô tả như sơ đồ dưới đây:

7
Hình 3 Nguyên lý hoạt động hệ thống thủy lực

2.8. Nguyên lý làm việc của bơm bánh răng

Hình 4 Bơm bánh răng

Nguyên lý làm việc của bơm bánh răng là thay đổi thể tích: khi thể tích của buồng
hút A tăng, bơm hút dầu, thực hiện chu kỳ hút; và nén khi thể tích giảm, bơm đẩy dầu ra ở
buồng B, thực hiện chu kỳ nén. Nếu như trên đường dầu bị đẩy ra ta đặt một vật cản (ví
dụ như van), dầu bị chặn sẽ tạo nên một áp suất nhất định phụ thuộc vào độ lớn của sức
cản và kết cấu của bơm.

TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM

1. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

Bơm thủy lực có tác dụng chuyển cơ năng của bơm thành áp năng. Các đặc tính
chung của bơm là: lưu lượng, áp suất, hiệu suất, tốc độ quay của bơm, độ nhớt…

Loại bơm dùng trong thí nghiệm là bơm bánh răng ngoài (External gear pump), là
loại bơm có lưu lượng hằng số ở một tốc độ quay xác định. Nhưng thực tế, đường đặc
8
tính lưu lượng có giảm chút ít do sự chênh lệch áp suất ở miệng hút và đầu ra của bơm
(gây mất mát lưu lượng).

Bài thí nghiệm sử dụng các thiết bị:

- Van tiết lưu DF2

- Đồng hồ đo áp

- Đồng hồ bấm giờ

Vì thiết bị thí nghiệm không có cảm biến đo trực tiếp lưu lượng nên phải tính gián
tiếp thời gian bơm một thể tích nhất định thông qua bình thể tích.

2. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

Hình 5 Sơ đồ nối ống thiết bị bài đặc tính bơm

9
Hình 6 Các thiết bị thực tế

Bước 1: Điều chỉnh van tiết lưu.

Bước 2: Bấm nút khởi động máy bơm, tiến hành bấm đồng hồ đo thời gain trong khoảng
mực dầu trong bình đo thể tích từ 0.5 lít đến 2.5 lít. Đọc đồng hồ đo áp suất.

Bước 3: Tắt bơm, mở khóa để xả dầu.

Bước 4: Lặp lại thí nghiệm với các vị trí van tiết lưu khác nhau.

10
SỐ LIỆU THÍ NGHIỆM

Từ các kết quả đo được, ta tính toán các giá trị sau:

Lưu lượng bơm:

(8)

Lưu lượng trung bình:

(9)

Thời gian trung bình:

(10)

Sai số tuyệt đối mỗi lần đo của thời gian:

(11)

Sai số tuyệt đối trung bình của thời gian (Sai số ngẫu nhiên):

(12)

Sai số tuyệt đối của phép đo thời gian:

(13)

Với: : sai số hệ thống

: sai số con người

11
Sai số lưu lượng:

(14)

Với:
Bảng 1: Số liệu thí nghiệm

Thời gian (s)


Áp suất
(Mpa) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 Lần 6
2.4 12.235 11.955 11.85 11.915 12.085 12.065
2.6 11.975 12.005 11.995 11.895 12.125 11.96
2.8 11.915 11.83 12.105 11.98 12.025 11.86
3 12.03 11.925 12.025 12.025 12.005 12.09
3.2 12.185 12.105 12.04 12.07 12.175 12.09
3.4 12.14 12.255 12.35 12.34 12.36 12.43
3.6 13.71 13.595 13.525 13.71 13.39 13.65
3.8 16.955 16.85 16.605 16.49 16.825 16.875
4 26.405 25.79 26.34 26.59 26.095 26.06

12
Bảng 2: Lưu lượng trung bình và các sai số

16.76667 3.8 0.089463


26.21333 4 0.057223
60.02917 4.2 0.024988

Lưu
Delta t Delta t Delta t
lượng
trung hệ thống con
trung
bình (s) (s) người (s)
bình (l/s)
0.124818 0.110833 0.0005 0.1
0.125078 0.049167 0.0005 0.1
0.125497 0.084167 0.0005 0.1
0.124827 0.034444 0.0005 0.1

XỬ LÝ SỐ LIỆU

Các số liệu đo ở từng mức van trong các bảng trên là từng mẫu gồm 6 lần đo. Để
xác định lưu lượng trung bình của mỗi mức van, ta sử dụng phương pháp ước lượng

khoảng trung bình của tổng thể. Với độ tin cậy 95% suy ra , ta có:

Trong đó:

: là độ chính xác

: là độ lệch chuẩn

: là kích thước mẫu (6 lần đo)

Độ lệch chuẩn được tính theo công thức:

13
Từ công thức trên, ta có thể ước lượng lưu lượng trung bình tổng thể với độ tin cậy

95% là . Ta có bảng tổng hợp sau:


Bảng 3: Tổng hợp kết quả tính toán

5 12.085 12.125 12.025 12.005


6 12.065 11.96 11.86 12.09
tgtb (s) 12.0175 11.9925 11.9525 12.0166666666667
lưu lượng tb (l/s) 0.1248179738 0.1250781739 0.125496758 0.124826629680999

Lưu lượng
Mức áp Thời gian Độ lệch chuẩn Lưu lượng trung
trung bình Độ chính xác
suất (Mpa) trung bình (s) S bình tổng thể (l/s)
(l/s)
2.4 12.0175 0.1248179738 0.001438225 0.001508983 (0.123309; 0.126327)
2.6 11.9925 0.1250781739 0.000785609 0.000824259 (0.124254; 0.125902)
2.8 11.9525 0.125496758 0.0010915954 0.0011453 (0.124351; 0.126642)
3 12.0166666667 0.1248266297 0.0005554827 0.000582811 (0.124244; 0.125409)
3.2 12.1108333333 0.1238560517 0.0005916201 0.000620727 (0.123235; 0.124477)

Ta có được đồ thị đường đặc tính của bơm:

Hình 7 Đường đặc tính của bơm

14
NHẬN XÉT

Hình 8 Đường đặc tính lý thuyết của bơm

Từ đồ thị lưu lượng theo áp suất, ta thấy khá tương đồng với đường đặc tính bơm:
Đường đặc tính bơm và đồ thị lưu lượng là một đường cong có xu hướng giảm dần. Tuy
nhiên, đồ thị lưu lượng lại giảm mạnh từ áp suất 3.4 đến 4.2 MPa tạo nên một độ dốc lớn
khác với đường lý thuyết bơm.

Khi áp suất càng tăng thì lưu lượng càng giảm, nhưng lưu lượng không giảm đều.
Khi hoạt động ở áp suất thấp hay tốc độ thấp, bơm bánh răng bị rò rỉ nhiều dẫn đến hoạt
động không hiệu quả. Trong khoảng áp suất từ 2.4 Mpa đến 3.4 Mpa thì lưu lượng thay
đổi không đáng kể, mức chênh lệch ít. Còn trong khoảng áp suất từ 3.4 Mpa đến 4.2 Mpa
thì lưu lượng giảm mạnh.

Nguyên nhân của hiện tượng này:

- Trong hệ thống thí nghiệm có bộ phận van an toàn. Khoảng áp suất từ 3.4
Mpa đến 4.2 Mpa thì van an toàn mở, dòng chảy lưu lượng không hoàn toàn
đi vào bình đo mà đi một phần qua van an toàn về lại bình chứa. Vì vậy lưu
lượng đi vào bình chứa ít hơn hẳn so với khoảng áp suất từ 2.4 Mpa đến 3.4
Mpa.
- Còn trong khoảng áp suất từ 2.4 Mpa đến 3.4 Mpa thì van an toàn đóng,
dòng chảy lưu lượng đi hoàn toàn vào bình đo và không đi qua van an toàn

15
về lại bình chứa ban đầu nên chỉ số lưu lượng hơn hẳn so với khoảng áp
suất từ 3.4 Mpa đến 4.2 Mpa
- Lưu lượng có xu hướng giảm ở mức áp suất lớn do môi chất lỏng sẽ bị nén
ép ở áp suất lớn từ đó dẫn đến việc sụt giảm lưu lượng bơm.
- Tổn thất xảy ra do tổn thất do ma sát, tổn thất do việc rò rỉ môi chất lỏng…

Sai số từ thí nghiệm: sai số do dụng cụ thí nghiệm, sai số do sự làm tròn trong các
bước tính toán, sai số trong việc thực hành bấm đồng hồ đo thời gian…

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ môn Kỹ thuật Hàng không (2016), Tài liệu thí nghiệm kỹ thuật hàng không 1,
Trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, Khoa Kỹ thuật Giao thông, TP. Hồ Chí
Minh.

2. Bruce R. Munson, Theodore H. Okiishi, Wade W. Huebsch & Alric P. Rothmayer,


Fundamentals of Fluid Mechanics, John Wiley & Sons Inc.

17

You might also like