You are on page 1of 7

4.

Bố trí mặt bằng

4.1. Tổng quan về bố trí mặt bằng

Bố trí mặt bằng là quá trình tổ chức, sắp xếp, định dạng về mặt không gian

các loại máy móc, thiết bị, khu vực làm việc, các bộ phận phục vụ sản xuất và

cung cấp dịch vụ.

4.2. Tìm hiểu về các công trình, các loại máy móc, thiết bị trong quá trình sản
xuất

Để bố trí được mặt bằng thì ta cần hoạch định mặt bằng nhà máy có những

thành phần, bố cục như thế nào rồi từ đó mới đưa vào áp dụng vào thực tế, phù

hợp với nguồn tài nguyên có thể đáp ứng đươc của công ty.

Bảng diện tích và kích thước của một số công trình:

STT Tên công trình Diện tích (m2) Số lượng

1 Phân xưởng sản xuất chính 2500 141

2 Phòng thường trực-bảo vệ 12 2

3 Nhà xe 2 bánh 160 14

4 Nhà vệ sinh, giặt là, phát áo 48 5


quần

5 Nhà hành chính (2 tầng) 160 16

6 Nhà ăn 160 16

7 Kho thành phẩm 4080 143


8 Kho nguyên vật liệu 6000 210

9 Trạm biến áp 24 2

10 Khu xử lý nước thải 40 2

11 Phân xưởng cơ điện 54 8

12 Kho chứa nhiên liệu 48 4

13 Nhà nồi hơi 54 4

14 Nhà phát điện dự phòng 36 3

Với bảng diện tích của các công trình được đề ra ta cần một diện tích đất lớn để

có thể đáp ứng được vị trí cho tất cả các công trình. Để đáp ứng được nhu cầu đó
Vinamilk dùng một diện tích đất 20,000 m2 bao gồm nhiều line sản xuất với các

trang thiết bị tiên tiến.

4.3. Bố trí line phù hợp


4.3.1. Tìm hiểu quy trình sản xuất
4.3.2. Tiến hành bố trí line

Tại công ty Vinamilk, bố trí line theo sản phẩm:

Sản phẩm của công ty là các loại sữa, hơn nữa để sản xuất ra sản phẩm này phải theo
một quy trình nhất định. Quá trình sản xuất sản phẩm chuyên môn hóa và tiêu chuẩn hóa
cao. Nơi làm việc và thiết bị được bố trí thành dòng nhằm thực hiện đúng trình tự các
bước công việc.

Để hiểu đơn giản thì đây là lược đồ cơ bản hơn:


4.4. Nhận xét

Sản xuất sản phẩm của công ty sữa Vinamilk mang một số đặc điểm sau:

 Là loại hình sản xuất lặp lại, hàng loạt, luồng sản xuất sản phẩm thông suốt, nhịp
nhàng, khối lượng lớn.
 Quá trình sản xuất sản phẩm chuyên môn hóa và tiêu chuẩn cao.
 Công việc được phân chia thành hàng loạt những nhiệm vụ tiêu chuẩn hóa, có sự
chuyên môn hóa lao động và thiết bị.
 Việc vận hành của máy móc hay lao động của giai đoạn sau phụ thuộc vào kết quả
của giai đoạn trước.
 Là một quá trình sản xuất có trình tự nhất quán, không thể thay đổi thứ tự, có sự
ảnh hưởng đầu vào, đầu ra. Nếu một bộ phận bị gián đoạn sẽ ảnh hưởng đến bộ
phận tiếp theo: vì sản xuất sữa phải theo một quy trình nhất định.
 Máy móc thiết bị chế biến được sắp đặt theo một con đường cố định: băng tải…
Có thể nhận xét rằng việc bố trí sản xuất theo sản phẩm của công ty sữa Vinamilk là
vô cùng hợp lý bởi nó tạo ra hiệu quả phù hợp với loại hình sản xuất của công ty. Tạo
được những thành công trong sản xuất:

 Tốc độ sản xuất sản phẩm nhanh: vì được sản xuất hàng loạt.
 Chuyên môn hóa máy móc, lao động làm giảm chi phí, thời gian và tăng năng
suất.
 Việc di chuyên nguyên vật liệu, sản phẩm được dễ dàng: từ khâu thu mua
nguyên vật liệu đến trong quá trình sản xuất tạo sản phẩm.
 Dễ dàng trong kiểm tra chất lượng: kiểm tra từng khâu trong quá trình sản
xuất, giúp phát hiện và khắc phục kịp thời.

Hạn chế:

 Công ty luôn thay đổi chủng loại, đổi mới sản phẩm. Nhưng mỗi khi thay đổi lại
phải thay đổi hay bổ sung một loạt hệ thống vận hành mới, tốn kém….
 Và tất nhiên khi một công đoạn bị gián đoạn sẽ ảnh hưởng tới các công đoạn tiếp
theo.
 Chi phí bảo dưỡng duy trì máy móc thiết bị lớn.

You might also like