You are on page 1of 46

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG TRANG THIẾT BỊ VÀ MÁY MÓC CƠ ĐIỆN TỬ CÔNG


NGHỆ CHẾ TẠO TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1 Thông tin chung về công ty ............................................................................................
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển đơn vị thực tập .................................................
1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ, các sản phẩm của đơn vị thực tập ..................................
1.2 Thực trạng trang thiết bị, máy móc của đơn vị thực tập ............................................
1.2.1 Trang thiết bị máy móc mà đơn vị sử dụng............................................................
1.2.2 Thực trạng sử dụng trang thiết bị, máy móc tại đơn vị thực tập..............................
1.3 Đưa ra phương án tối ưu về quy trình sản xuất .........................................................
1.3.1 Đề xuất phương án sử dụng trang thiết bị tối ưu.....................................................
1.3.2 Kế hoạch bảo dưỡng, bảo trì và kiểm tra máy móc định kỷ....................................
CHƯƠNG 2 :CƠ CẤU TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG NHÀ MÁY HOẶC PHÂN
XƯỞNG
2.1 Quy trình thiết kế và chế tạo sản phẩm ......................................................................
2.1.1 Cơ cấu tổ chức phòng thiết kế ...............................................................................
2.1.2 Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm....................................................................
2.2 Tổ chức sản xuất ở phân xưởng....................................................................................
2.2.1Quản lý ca lao động và phân ca................................................................................
...............................................................................
2.2.2 Quy trình giám sát lao động tại phân xưởng. .........................................................
2.3 Quản lý và kiểm tra sản phẩm đầu ra. .........................................................................
2.3.1 Số lượng sản phẩm đầu ra. .................................................................................
2.3.2 Chất lượng sản phẩm đầu ra. .............................................................................
CHƯƠNG 3 : NHẬN XÉT CÓ KẾT LUẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
3.1 Nhận xét chung về công tác sản xuất và điều hành tại đơn vị........................................

3.2 Kết luận chung về quá trình thực tập .............................................................................

LỜI NÓI ĐẦU

1
Thực tập là vấn đề rất cần thiết đối với sinh viên hiện nay vì học đi đôi với hành.
Nếu chỉ dựa trên cơ sở lý thuyết và các bài học trên sách vở thì kiến thức của sinh
viên sau khi ra trường rất khó đáp ứng được nhu cầu của công việc. Nắm bắt được
nhu cầu cấp thiết của xã hội, trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội đã đặt ra
trương trình tiếp cận thưc tế cho sinh viên trước khi rời khỏi ghế nhà trường, giúp
sinh viên tiếp cận sớm được với công nghệ sản xuất và tự tìm hiểu được những
thiếu xót của bản thân để tự khắc phục.
Trong năm học 2014-2017 này. Khoa cơ khí đã tạo điều kiện cho chúng em được
thưc tập tại công ty: Công Ty TNNH MTV Thiết kế và chế tạo thiết bị điện - EEMC
địa chỉ :Ngõ 6,Tổ 14,Đường Lâm Tiên,Thị trấn Đông Anh,Thành phố Hà Nội do
thầy LƯU VŨ HẢI hướng dẫn. Qua 8 tuần nỗ lực của bản thân cùng với sự hướng
dẫn tận tình của nhân viên của công ty đã đưa chúng em tới các phân xưởng của
công ty.chúng em đã được học an toàn lao động,trong những ngày đầu vào công
ty,sau đó được đưa vào từng phân xưởng để học hỏi và tìm hiểu về cách chế tạo ra
một máy biến áp. Quy trình và công nghệ khác xa so với những gì chúng em được
tìm hiểu tại trường, vì vậy đã giúp chúng em rất nhiều trong con đường đi vào
tương lai sắp tới, tuy vậy những cái mà chúng em được học hỏi nhiều nhất ở đây
vẫn là cách sống và ứng xử trong thời gian ngắn tại công ty vừa qua.
Sau 8 tuần thực tập cùng với những tài liệu tham khảo, nay em đã hoàn thành
bản báo cáo này.Do thời gian có hạn nên bản báo cáo này không tránh khỏi những
hạn chế,vì vậy em mong sự góp ý của Thầy giáo hướng dẫn và các bạn sinh viên
trong khoa để bản báo cáo của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 3 năm 2017


Sinh viên: Nguyễn Văn Khôi

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG TRANG THIẾT BỊ VÀ MÁY MÓC CƠ


ĐIỆN TỬ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP

2
1.1 Thông tin chung về công ty
Tên công ty: Công ty TNNH MTV Thiết kế và chế tạo thiết bị điện - EEMC
Trụ sở công ty: Ngõ 6,Tổ 14,Đường Lâm Tiên,Thị trấn Đông Anh,Thành phố Hà
Nội.
Tel: 0438833781 Fax:39686831
Email: info@eemc.com.vn/ eemckinhdoanh@gmail.com
Website: http://www.eemc.com.vn

1.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của đơn vị thực tập

EEMC tiền thân là Nhà máy sửa chữa thiết bị điện Đông Anh được thành lập

1971, trước đây là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, sau

3
chuyển đổi thành Công ty Cổ phần và hiện nay là Tổng Công ty Thiết bị điện Đông

Anh với vốn điều lệ là 94 tỷ đồng.

Vốn là cơ sở được Liên Xô đầu tư và xây dựng để sửa chữa các thiết bị điện Việt

Nam, EEMC giống như một bệnh viện đa khoa của ngành điện :

Sau hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Tổng Công ty đã vươn lên làm chủ về thiết

kế kỹ thuật, công nghệ , chế tạo và sửa chữa các máy biến áp có cấp điện áp cao đến

500kV với công suất đến 600.000kVA, đáp ứng được yêu cầu phát triển nền kinh tế

và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đặc biệt, từ những năm 90, EEMC đã chú trọng sản xuất nhiều sản phẩm thiết bị

điện chất lượng cao, trong đó phải kể đến những dấu mốc như năm 1993 ở Việt

Nam EEMC là đơn vị đầu tiên sản xuất máy biến áp 110KV; năm 2003 tiếp tục là

đơn vị đầu tiên sản xuất máy biến áp 220KV; năm 2010, với sự kiện chế tạo thành

công máy biến áp 500kV đầu tiên tại Việt Nam.

1.1.1

4
1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ, các sản phẩm của đơn vị thực tập

Công ty được trang bị thiết bị hiện đại, chuyên lĩnh vực thiết kế, chế tạo và sửa
chữa các loại máy điện,máy biến áp,dây dẫn,cầu dao tự chảy các loại...
Các sản phẩm của đơn vị thực tập gồm có :
1.Máy biến áp truyền tải
1.1 Máy biến áp 500kV

Máy biến áp 500kVA công suất 450MVA gồm 3 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất
150MVA
đang vận hành tại Trạm 500kV Nho Quan-Ninh Bình

5
 Bảng thông số của máy biến áp 500kV

1.2 Máy biến áp 220Kv

6
Máy biến áp 220kV đang vận hành tại Trạm 220kV Chèm-Hà Nội

 Bảng thông số máy biến áp 220kV

7
Bảng thông số máy biến áp 220kV, 2cuộn dây,điều chỉnh không tải

8
Bảng thông số máy biến áp 220kV, 3cuộn dây,điều chỉnh dưới tải

Ngoài ra các máy biến áp truyền tải có công suất, cấp điện áp và tổ đấu dây khác sẽ
chế tạo theo đơn đặt hàng theo đơn hàng mong muốn .

1.3 Máy biến áp 110kV

9
Máy biến áp 110kV đang vận hành tại Trạm 110kV Vân Đồn-Quảng Ninh

 Bảng thông số máy biến áp 110Kv

10
11
12
13
14
15
1.4 Máy biến áp 500kV

Máy biến áp 500kVA công suất 450MVA gồm 3 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất
150MVA
đang vận hành tại Trạm 500kV Nho Quan-Ninh Bình

16
 Bảng thông số máy biến áp 500KV

17
2. Máy biến áp phân phối và trung gian

2.1 Máy biến áp có bình dầu phụ

CÁC LOẠI SẢN PHẨM CHÍNH:


- Máy biến áp 1 pha và 3 pha;
- Máy biến áp ngâm dầu (dầu không chứa PCB);
- Máy biến áp dùng dầu chống cháy, lắp đặt ở các khu vực có yêu cầu đặc biệt về
phòng chống cháy nổ;
- Máy biến áp khô;
- Máy biến áp phân phối và máy biến áp trung gian;
- Máy biến áp có bình giãn nở dầu (kiểu hở) và máy biến áp tự giãn nở (kiểu kín);
- Máy biến áp loại 2 cấp điện áp và 3 cấp điện áp;

18
- Các loại máy biến áp đặc biệt khác (máy biến áp lò, máy biến áp chỉnh lưu, máy
biến áp nối đất trung tính, máy biến áp cách ly,...)
- Máy biến áp 1 pha có dung lượng từ 25kVA đến 100kVA, có các cấp điện áp
6,3kV, 10kV, 15kV, 22kV, 35kV;
- Máy biến áp 3 pha hai cấp điện áp có dung lượng từ 25kVA đến 10.000kVA, điện
áp 6,3kV, 10kV, 15kV, 22kV, 35kV với tổ đấu dây Y/yn hoặc D/yn;
- Máy biến áp 3 pha, ba cấp điện áp có dung lượng từ 25kVA đến 10.000kVA, điện
áp 35(22), 35(10), 22(15), 22(10), 22(6,3)/0,4kV với tổ đấu dây Y(Y)/yn; Y(D)/yn;
D(Y)/yn; ;D(D)/yn
- Máy biến áp trung gian 3 pha, dung lượng 1.000kVA đến 100.000kVA có các cấp
điện áp 35/22kV, 35/10kV, 35/6,3kV, 22/10kV, 22/6,3kV,... tổ đấu dây Y/y; Y/d;
D/y; D/d,...;
TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG:
- Máy biến áp của EEMC được thiết kế chế tạo và thử nghiệm theo tiêu chuẩn IEC
60076; IEC 60076-11:2004; TCVN 6306:2006 và theo yêu cầu đặt hàng.
- Ngoài ra, các máy biến áp của EEMC được dán nhãn “Tiết kiệm năng lượng” theo
Quyết định số 3522/QĐBCT ngày 16/12/2013
của Bộ Công Thương.
THỬ NGHIỆM:
Máy biến áp của EEMC được thử nghiệm đầy đủ các hạng mục thử nghiệm thường
xuyên, điển hình và thử nghiệm đặc biệt theo các tiêu chuẩn.
Đặc biệt, máy biến áp của EEMC đã được thử nghiệm ngắn mạch theo tiêu chuẩn
IEC 60076-5 và được cấp chứng nhận ASTA bởi Intertek/ Vương quốc Anh.
ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG:
Máy biến áp của EEMC được thiết kế, chế tạo phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt
đới, vận hành trong nhà hoặc ngoài trời ở độ cao lắp đặt <1.000m so với mực nước
biển (các máy biến áp làm việc ở độ cao >1.000m hoặc môi trường biển, môi trường
đặc biệt phải được thiết kế riêng), nhiệt độ môi trường lớn nhất 45 0 C, độ ẩm không
khí đến 100%, ở môi trường không có bụi dẫn điện và các hóa chất độc hại, nguy
hiểm.

19
3.Cầu chảy tự rơi

Cầu chảy tự rơi CR6-35/110

20
21
4. Cáp nhôm các loại

22
5.Tủ điện các loại

 TỦ ĐIỆN HẠ THẾ:
Tủ điện phân phối hạ thế được thiết kế và sản xuất theo quy trình quản lý chất lượng
chặt chẽ, có độ ổn định cao, an toàn khi vận hành và đã được ứng dụng rộng rãi
trong các trạm phát điện, trạm phân phối điện của các Công ty điện lực, khu công
nghiệp, khu dân cư và các nhà máy...
Cấu trúc gọn nhẹ và thiết kế đơn giản: các thiết bị đo đếm được thiết kế ở ngăn
riêng biệt có tác dụng chống tổn thất và giúp cho người vận hành dễ quan sát.
Kết cấu tủ đảm bảo độ an toàn cao: Vỏ tủ được làm từ tôn dày 2mm, đảm bảo
vững chắc, các thiết bị đóng cắt như áptômát được bố trí hợp lý và được bảo vệ
bằng một cánh phía trong của tủ.
Công tác kiểm tra, bảo dưỡng đơn giản: Tủ được chế tạo và đã đạt được cấp bảo
vệ IP4X ngăn chặn sự xâm nhập của bụi và côn trùng.
Để thích ứng với thị trường tủ bảng điện hạ thế, Tổng Công ty Thiết bị điện Đông
Anh (EEMC) đưa ra các mẫu tủ hạ thế sau:
 Tủ hạ thế lắp đặt ngoài trời:
EEMC đưa ra 02 loại mãu tủ điện hạ thế có thông số kỹ thuật như sau:
 Tiêu chuẩn chế tạo:
- TCVN 4255:2008, IEC 60529:2001: tiêu chuẩn về cấp bảo vệ của vỏ tủ.

23
- TCVN 799-1:2009, IEC 60439-1:2004: tiêu chuẩn tủ điện đóng cắt và điều khiển
hạ áp.

- IEC 144: mức bảo vệ của tủ hạ thế, các cơ cấu đóng cắt và điều khiển.

- IEC 529: mức bảo vệ tủ hạ thế (ký hiệu mã IP).

- IEC 185: máy biến dòng.

- IEC 439-1: lắp ráp cơ cấu đóng ngắt và điều khiển hạ áp - Phần 1 thí nghiệm mẫu
(Type tests) và thử nghiệm lắp ráp từng phần.

- IEC 947-2: cơ cấu đóng ngắt và điều khiển hạ áp - Phần 2 áptômát.

- IEC 521: Công tơ điện hữu công cấp chính xác 2.

- IEC 145: Công tơ điện vô công cấp chính xác 2.

 Tủ hạ thế lắp đặt trong nhà:


Tủ được thiết kế theo kiểu modul luôn phù hợp với các công trình điện của các tòa
nhà cao tầng, các nhà máy, thủy điện, nhiệt điện,...
 Tủ điện ATS:
Với xu thế hiện nay, các tòa nhà cao tầng luôn lắp máy phát dự phòng để phòng khi
mất điện. EEMC đã đưa ra mẫu tủ ATS có các tình năng sau:

- Tự động chuyển đổi nguồn (đầy đủ các chức năng cơ bản của ATS thông thường).

- Tự động khởi động máy phát. Sau khi để máy phát 3 lần máy phát không nổ sẽ
đưa tín hiệu báo động bằng đèn và bằng còi.

- Tự động tắt máy phát khi có điện lưới. Sau khi tắt máy phát 3 lần nhưng máy phát
vẫn còn chạy thì sẽ đưa ra báo động.

 Thông số kỹ thuật của tủ hạ thế

24
 TỦ ĐIỀU KHIỂN TỪ XA

25
Một số chức năng chính của tủ điều khiển từ xa máy biến áp:
- Điều khiển bộ đổi nấc máy biến áp (bộ OLTC) với các chế độ như sau:
+ Điều khiển tăng/giảm nấc máy biến áp.
+ Điều khiển tự động/bằng tay (Auto/Man).
+ Điều khiển SCADA/REMOTE.
- Điều khiển hệ thống quạt:
+ Điều khiển chạy/dừng quạt theo từng nhóm.
+ Điều khiển tự động/bằng tay.
 Chức năng giám sát:
+ Giám sát nhiệt độ dầu, cuộn dây máy biến áp.
+ Giám sát nấc máy biến áp.
+ Giám sát điện áp đầu ra máy biến áp.

26
+ Các trạng thái làm việc của bộ OLTC.
+ Các trạng thái làm việc của hệ thống quạt, ...
+ Các tín hiệu ALARM/TRIP, ...
 Tiêu chuẩn chế tạo:
- TCVN 4255:2008, IEC 60529:2001: tiêu chuẩn về cấp bảo vệ của vỏ tủ.
- TCVN 799-1:2009, IEC 60439-1: 2004: tiêu chuẩn tủ điện đóng cắt và điều khiển.
- IEC 144: mức bảo vệ của tủ hạ thế các cơ cấu đóng cắt và điều khiển.
- IEC 61850: giao thức kết nối hệ thống SCADA.
 Chức năng chính:
- Điều khiển đổi nấc bộ OLTC và hệ thống quạt mát từ trong phòng điều hành ở hai
chế độ bằng tay và tự động.
- Quan sát thông số vận hành của máy biến áp.
- Điều khiển vận hành song song 2 máy biến áp.
- Chuyển tín hiệu về trung tâm điều hành.
- Phát tín hiệu và báo động trong các trường hợp máy biến áp bị sự cố bằng kỹ thuật
số.
 Bảng thông số kỹ thuật và quy cách:
Thông số kỹ thuật AVR1 AVR2
Rowle tự động điều chỉnh điện áp REG-DA TAPCON
Nguồn điện 1 chiều DC 220VDC/110VDC 220VDC/110VDC
Nguồn điện xoay chiều AC 220VAC 220VAC
Biến dòng đầu vào CT -/1A (5A) -/1A (5A)
Tần số định mức 50Hz 50Hz
Cấp bảo vệ 4X 4X
Kích thước:
- Rộng 700 700
- Cao 2200 2200
- Sâu 800 800

6. Trạm biến áp hợp bộ

27
Ngày nay, khi đất nước ngày càng phát triển, đô thị hóa ngày càng mở rộng. Vì
thế công việc hạ ngầm các tuyến cáp và trạm biến áp đang được đẩy mạnh ở các
thành phố và khu công nghiệp.
Để đáp ứng thị trường này, Tổng Công ty Thiết bị điện Đông Anh đã đưa ra và
ngày càng phát triển về các kiểu mẫu trạm biến áp hợp bộ.
Trạm biến áp hợp bộ được thiết kế và chế tạo theo kết cấu cơ bản như sau:
- Ngăn cao thế: được thiết kế theo mạch vòng RMU. Thiết bị lắp đặt bên trong là
các máy cắt cao thế hoặc cầu dao phụ tải của các hãng lớn như: Schneider, ABB,
Siemens, Areva, ...
- Ngăn máy biến áp: lắp đặt máy biến áp do EEMC chế tạo.
- Ngăn hạ thế: lắp đặt tủ điện hạ thế và tủ bù tự động.
 Thông số kỹ thuật của trạm biến áp hợp bộ:

Thông số kỹ thuật Unit Kiosk1 Kiosk2 Kiosk3


Điện áp cách điện định mức kV 12 24 38.5
Điện áp định mức kV 10 22 35
Điện áp thử nghiệm ở tần số công nghiệp (60s) kV 28 50 70
Công suất kVA ≤2500 ≤2000 ≤1500

28
Tần số định mức Hz 50 50 50
Cấp bảo vệ IP 4X 4X 4X
Kích thước:
- Rộng mm 2300 2300 2300
- Cao mm 2000 2350 2500
- Dài mm 3500 4000 4200

Kích thước thay đổi theo công suất của máy biến áp và theo yêu cầu của khách
hàng.
 TỦ TRUNG THẾ

TỦ ĐIỆN TRUNG THẾ:

Tủ điện trung thế được thiết kế và sản xuất theo quy trình quản lý chất lượng
chặt chẽ, có độ ổn định cao, an toàn khi vận hành và đã được ứng dụng rộng rãi
trong các trạm phát điện, trạm phân phối điện của các Công ty điện lực, khu công
nghiệp, khu dân cư và các nhà máy....

29
Kết cấu tủ đảm bảo độ an toàn cao: Vỏ tủ được làm từ tôn dày 2mm, đảm bảo
vững chắc, các thiết bị đóng cắt như máy cắt được bố trí hợp lý và được bảo vệ
bằng một cánh phía trong của tủ.

Công tác kiểm tra bảo dưỡng đơn giản: Tủ được chế tạo và đã đạt được cấp bảo
vệ IP4X ngăn chặn sự xâm nhập của bụi và côn trùng.

Để thích ứng với thị trường ngày càng cao về các tủ điện trung thế, EEMC đã
chế tạo thành công các mẫu tủ điện trung thế kiểu lắp ghép bằng tôn tráng kẽm như
các hãng lớn ABB, Schneider, SIEMENS, ...

Nhằm thỏa mãn nhu cầu phát triển và thay đổi không ngừng của thị trường năng
lượng và thiết bị điện, để chiếm thị phần tủ điện trung thế ngày càng cao hơn với độ
tin cậy cao nhất của thị trường thiết bị điện Việt Nam. Công ty chúng tôi đã xúc tiến
mua các Licence và đăng ký bản quyền sản xuất các loại tủ điện trung thế này.

 Tiêu chuẩn chế tạo:

- TCVN 8096-107:2010, IEC 62271-107:2005: tiêu chuẩn về tủ điện đóng cắt và


điều khiển cao áp phần 107.

- TCVN 8096-200:2010, IEC 62271-200:2005: tiêu chuẩn về tủ điện đóng cắt và


điều khiển cao áp phần 200.

- TCVN 4255:2008, IEC 60529:2001: tiêu chuẩn về cấp bảo vệ của vỏ tủ.

 Thông số kỹ thuật

30
7.Máy biến áp 3 pha:

31
Máy biến áp 3 phavới cuộn điện áp dư 3BU6/0,1Kv và 3BU10/1k
8.Máy cắt đóng lặp lại recloser

32
Máy cắt tự đóng lặp lại Recloser

1.2 Thực trạng trang thiết bị máy móc của đơn vị thực tập

 Trang thiết bị hệ thống sản xuất và quy trình tổ chức sản xuất .Chức năng sản
xuất kinh doanh chủ yếu của công ty là: Thiết kế, chế tạo, sửa chữa các loại
động cơ điện, máy phát điện ,máy biến áp,tụ điện,dây dẫn các loại ... phục vụ

33
toàn bộ nhu cầu của nền kinh tế quốc dân và xuất khẩu.Công ty là doanh
nghiệp gia công cơ khí, có hai phân xưởng sản xuất:
- Xưởng cơ khí: (Xí nghiệp cơ khí) Có nhiệm vụ sản xuât khuân mẫu, gá lắp,
gia công cơ khí các chi tiết sản phẩm như: khung tủ, đột lỗ, đồ gá thiết bị
điện , cánh gió, và thực hiện dịch vụ cơ khí.
- Xưởng điện: (Xí nghiệp điện): Có nhiệm vụ thực hiện một số bước công
nghệ và lắp ráp hoàn chỉnh các sản phẩm như thực hiện lồng, đấu, , tẩm sấy
và lắp ráp động cơ điện . Sản phẩm hoàn thành và trải qua bộ phận QC để
kiểm tra, sau đó mới đưa vào nhập kho thành phẩm.
 Quy trình sản xuất của công ty:
- Nhận đơn đặt hàng - Thiết kế bản vẽ theo đơn đặt hàng - Phân loại và lựa
chọn NVL thích hợp – Tổ chức gia công – Lắp ghép – Kiểm tra sản phẩm
hoàn thành – Vận chuyển – Tổ chức lắp ghép chạy thử tại khách hàng.

Quy trình công nghệ sản xuất là một quy trình liên tục được tổ chức trên dây
chuyền tự động, khép kín.Mỗi cán bộ công nhân viên được giao làm những
công việc khác nhau phù hợp với chuyên môn của mình.Từ vấn đề NVL đến
khi sản phẩm được hoàn thành vận chuyển đến Công ty khách hàng.Mỗi công
đoạn của công trình đều có một mức độ quan trọng, song công việc quan trọng
là thiết kê bản vẽ(hoặc kiểm tra bản vẽ của khách hàng nếu có) vì nếu sai một
chi tiết,kích thước nhỏ sẽ không đáp ứng được các chỉ tiêu kỹ thuật của sản
phẩm, sản phẩm làm ra sẽ không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.Vì
vậy công đoạn này cần phải đặc biệt lưu y. Chính vì thế đội ngũ kỹ sư phải có
trình độ chuyên môn,có tác phong và phải có ý thức làm việc

1.2.1Các trang thiết bị và máy móc mà đơn vị sử dụng

Máy cắt tôn tự động

34
Máy cắt tôn tự động CNC (Bỉ)

Máy quấn dây trục đứng

35
Máy quấn dây trụ đứng

36
 Lò sấy chân không hơi dầu

Lò sấy chân không hơi dầu

 Máy lọc dầu chân không

37
Máy lọc dầu chân không

38
 Máy bện cáp 57 sợi

Máy bện cáp 57 sợi

39
 Máy gia công đồng lá

Máy gia công đồng lá

40
 Phòng thí nghiệm điện cao áp trọng điểm Quốc gia

Phòng thí nghiệm điện cao áp trọng điểm Quốc gia

41
1.3 Kế hoạch bảo dưỡng, bảo trì và kiểm tra máy móc định kỳ.

 Các trang thiết bị tại công ty thực tập trong tình trang hoạt động tốt ,có đội
ngũ baỏ trì bảo dưỡng thường xuyên .
 Kiểm tra theo định kỳ
 Có phiếu theo dõi kiểm tra máy móc
 Sau mỗi quá trình sản xuất các công nhân đứng ca vệ sinh máy móc và sắp
xếp đồ đạc,ngồn điện khi ra về tránh tình trạng cháy nổ xẩy ra

CHƯƠNG 2 :CƠ CẤU TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG NHÀ MÁY HOẶC
PHÂN XƯỞNG

2.1 Quy trình thiết kế và chế tạo sản phẩm .

 Nhận đơn đặt hàng - Thiết kế bản vẽ theo đơn đặt hàng - Phân loại và lựa chọn
NVL thích hợp – Tổ chức gia công – Lắp ghép – Kiểm tra sản phẩm hoàn thành
– Vận chuyển – Tổ chức lắp ghép chạy thử tại khách hàng.
 Quy trình công nghệ sản xuất là một quy trình liên tục được tổ chức trên dây
chuyền tự động, khép kín.Mỗi cán bộ công nhân viên được giao làm những công
việc khác nhau phù hợp với chuyên môn của mình.Từ vấn đề NVL đến khi sản
phẩm được hoàn thành vận chuyển đến Công ty khách hàng.Mỗi công đoạn của
công trình đều có một mức độ quan trọng, song công việc quan trọng là thiết kê
bản vẽ(hoặc kiểm tra bản vẽ của khách hàng nếu có) vì nếu sai một chi tiết,kích
thước nhỏ sẽ không đáp ứng được các chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm, sản phẩm
làm ra sẽ không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.Vì vậy công đoạn này cần
phải đặc biệt lưu y. Chính vì thế đội ngũ kỹ sư phải có trình độ chuyên môn,có
tác phong và phải có ý thức làm việc.

2.1. 1 Cơ cấu tổ chức phòng thiết kế

42
43
2.1.2 Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm

 Quy trình công nghệ sản xuất là một quy trình liên tục được tổ chức trên dây
chuyền tự động, khép kín.Mỗi cán bộ công nhân viên được giao làm những
công việc khác nhau phù hợp với chuyên môn của mình.

2.2 Tổ chức sản xuất ở phân xưởng.


 Mỗi dây truyền làm từng công việc khác nhau đã được phân ,sản xuất theo
dây truyền khép kín .
 Các công đoạn phải làm theo các bước đã được đặt trước tránh tình trạng
lỗi ,gây thiệt hại về tài sản .Đơn đặt hàng - Thiết kế bản vẽ theo đơn đặt hàng
- Phân loại và lựa chọn NVL thích hợp – Tổ chức gia công – Lắp ghép –
Kiểm tra sản phẩm hoàn thành – Vận chuyển – Tổ chức lắp ghép chạy thử tại
khách hàng
2.2.1Quản lý ca lao động và phân ca
 Vai trò của kỹ sư ngành điện tại công ty
-Giao việc, hướng dẫn thực hiện công việc đôn đốc bộ máy giúp việc nhịp
nhàng, ăn khớp, kiểm soát việc thực hiện theo mô tả công việc được giao.
-Lập chỉ dẫn công nghệ.
-Ban hành tài liệu hướng dẫn công nghệ đặc biệt cho các đơn vị sản xuất.
-Xem xét đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của khách hàng theo đề nghị của Trưởng
phòng kinh doanh.
-Nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới khi có đơn đặt hàng, xây dựng hệ thống
hướng dẫn công nghệ mới.
-Nghiên cứu cải tiến sản phẩm và cải tiến phương pháp công nghệ để thoả mãn
yêu cầu của khách hàng và năng cao tính ổn định của chất lượng sản phẩm.
-Giúp giám đốc nghiên cứu soạn thảo sửa đổi, bổ sung các định mức kinh tế kỹ
thuật.
-Quản lý các tài liệu bản vẽ, chỉ dẫn công nghệ, các tiêu chuẩn trong nước và
quốc tế, tài liệu kỹ thuật do khách hàng cung cấp.

44
2.2.2 Quy trình giám sát lao động tại phân xưởng

- Vạch ra các bước quấn dây ,lồng dây cho từng động cơ với công suất khác nhau

- Đưa ra các kế hoạch trong tháng mà phòng kỹ thuật phải thực hiện đôn
đốc công nhân thực hiện

- Luôn có mặt ở phân xưởng để giúp công nhân khi gặp sự cố

- Luôn theo sát thời gian công nhân làm việc khi đưa ra một loại sản phẩm mới
2.3 Quản lý và kiểm tra sản phẩm đầu ra.

-Kiểm tra sơn trang trí các chi tiết láp ráp cuối vào sổ lưu ,đóng dấu, treo thẻ và cho
phép nhập kho.

2.3.1 Số lượng sản phẩm đầu ra

-Kiểm tra tiến độ ,đôn đốc công nhân viên để kịp tiến độ được giao.
-Số lượng sản phẩm không được bị trì hoãn ,không được chậm tiến độ .
2.3.2 Chất lượng sản phẩm đầu ra

Bộ phận QC (Quality Control)sẽ kiểm tra chất lượng bước cuối sau đó được thử
nghiệm phòng thí nghiệm ,rồi được chuyển sang bộ phận đóng gói và nhãn mác.

Tất cả đều khép kín và sử dụng máy móc hiện đại

Sản phầm khi hoàn thành phải thỏa mãn đầy đủ các thông số cho phép khi tính tóan
đưa ra

Phải an toàn trong quá trình sử dụng

Khi khách hàng hoặc doanh nghiệp sử dụng phải được hướng dẫn tránh tình trạng
đáng tiếc xảy ra

CHƯƠNG 3 : NHẬN XÉT CÓ KẾT LUẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

3.1 Nhận xét chung về công tác sản xuất và điều hành tại đơn vị.

45
Công tác sản xuất tại đơn vị nhà máy điện Đông Anh đã giúp e thấy được tác
phong làm việc ,thái độ với công việc ,giúp hiểu sâu hơn vê máy móc .Nhà
máy hoạt động theo dây truyền công nghệ cao với đội ngũ các kỹ thuật viên xuất
sắc đã tận tình dúp đỡ cũng như chỉ bảo
Đội ngũ các anh, chị quan lý chuyên nghiệp điều hành công việc trơn chu,tạo lên
những sản phẩm tốt
3.2 Kết luận chung về quá trình thực tập
Trong đợt thực tập này dù thời gian không phải là dài nhưng nó có rất nhiều bổ
ích cho bản thân em.Em nhận thấy bản thân em đã học hỏi được rất nhiều.
Thứ nhất là kể đến là : Rền luyện được tác phong làm việc công nghiệp giờ giấc
trong công nghiệp , công ty. Tiếp đó là ý thức rõ ràng trong nghành điện –chế tạo
máy là phải có lòng say mê ,yêu nghề ,năng động và sáng tạo học hỏi kĩ năng.Tuy
bản thân em cũng đã cố gắng trình bày những điều mà em đã học ,được làm nhưng
cũng không sao tránh khỏi những thiếu sót.
Vậy em mong cán bộ quản lý nhân sự thực tập cùng thầy giáo phụ trách đợt thực
tập tập này thông cảm.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn “ Quý công ty ,cán bộ quản lý nhân sự thực
tập cùng thầy giáo phụ trách và cán bộ công ty ” đã giúp em hoàn thành đợt thực
tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên báo cáo:
Nguyễn Văn Khôi

46

You might also like