You are on page 1of 37

ĐỒ ÁN 1: NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

MỤC LỤC
Phần 1 : PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG 5
I. Sơ đồ nối điện chính..........................................................................5
1.1. Hệ thống điện 21kV.........................................................................5
1.2. Hệ thống kích từ...............................................................................6
1.3. Hệ thống 220kV...............................................................................7
1.4. Hệ thống 110kV...............................................................................9
II. Phần tự dùng....................................................................................10
2.1. Máy biến áp dự phòng cho phần tự dùng.......................................10
2.2. Tự dùng 6,6kV...............................................................................11
2.3. Tự dùng 0,4kV...............................................................................12
Phần 2 : PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ CHÍNH VÀ SƠ ĐỒ TỰ DÙNG NHÀ
MÁY MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG............................................................13
I. Sơ đồ điện chính:.............................................................................13
II. Sơ đô tự dùng:..................................................................................13
2.1.Nguyên lý phần tự dùng hệ thống 6,6kV........................................13
2.2.Nguyên lý phần tự dùng hệ thống 0,4kV........................................14
2.1.1Nguyên tắc chung..........................................................................14
2.1.2Phương thức vận hành hệ thống 0,4kV Lò hơi, khẩn cấp Lò hơi. 15
2.1.3.Phương thức vận hành hệ thống 0,4kV Tua bin...........................16
2.1.4.Phương thức vận hành hệ thống 0,4kV ESP................................16
2.1.5.Phương thức vận hành hệ thống 0,4kV FGD...............................17
2.1.6.Phương thức vận hành hệ thống 0,4kV chiếu sáng......................18
2.2.1.Phương thức vận hành hệ thống 0,4kV dùng chung....................18
2.2.2Phương thức vận hành hệ thống 0,4kV cầu cảng..........................18
2.2.3.Phương thức vận hành hệ thống 0,4kV vận chuyển nhiên liệu....18
2.2.3.1.Phương thức vận hành hệ thống 0,4kV Trạm bơm nước thô....19
2.2.3.2.Phương thức vận hành hệ thống 0,4kV Trạm bơm nước hồi....19

1
ĐỒ ÁN 1: NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

2.2.3.3.Phương thức vận hành hệ thống 0,4kV Trạm bơm nước tuần. .19
hoàn.......................................................................................................19
2.2.4.Phương thức vận hành hệ thống 0,4kV Trạm xử lý nước............19
2.2.5.Phương thức vận hành hệ thống 0,4kV Trạm hóa chất................20
2.2.5.1.Phương thức vận hành hệ thống 0,4kV Trạm vận chuyển tro xỉ
.........................................................................................................................20
2.3.nguyên lý chung của sơ đồ tự dùng.....................................................20
Phần 3: TÍNH CHỌN MÁY BIẾN ÁP TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN
CỦA NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG...................................................22
I. Cơ sở lý thuyết....................................................................................22
II. Khái quát chung..............................................................................22
III. Khái niệm:.....................................................................................22
3.1. Phân loại:........................................................................................22
3.2. Các thông số định mức của MBA:.................................................23
3.3. Cách chọn MBA.............................................................................24
3.4. Chọn MBA trong trạm biến áp :....................................................25
3.5. Tính chọn MBA.............................................................................26
3.5.1.tính chọn máy biến áp (T1,T2).....................................................26
3.5.2.tính chọn máy biến áp tự ngẫu (AT5,AT6)..................................28
PHẦN 4: TÍNH CHỌN MÁY CẮT TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN CỦA
NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG.............................................................32
I. Cơ sở lý thuyết.................................................................................32
1.1.Khái quát chung..............................................................................32
a) Khái niệm..................................................................................................32
b) Phân loại...................................................................................................32
1.2. Cách chọn máy cắt (MC)...............................................................32
1.3. Tính chọn máy cắt..........................................................................33
II. Chọn máy cắt phía trung áp MBA ( AT5, AT6) : cấp điện áp
110kV 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................38
2
ĐỒ ÁN 1: NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

LỜI NÓI ĐẦU


Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển
lớn phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, giáo
dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là thành
phố lớn thứ 3 cả nước, lớn thứ 2 miền Bắc sau Hà Nội. Hải Phòng còn là một trong
5 thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, cùng
với Đà Nẵng và Cần Thơ. Tính đến tháng 12/2016, dân số Hải Phòng là 2.103.500
người, trong đó dân cư thành thị chiếm 46,1% và dân cư nông thôn chiếm 53,9%,
là thành phố lớn thứ 3 ở Việt Nam sau Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng được Thủ tướng Chính phủ giao làm
Chủ đầu tư Dự án Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng dựa trên Quyết định số
1186/QĐ-TTg ngày 13/12/2002. Sau đó, do tình hình thiếu điện ngày càng gay gắt,
Chính phủ có cơ chế 1195/QĐ-TTg ngày 09/11/2005 và thông báo số 184/TB-
VPCP ngày 26/9/2007 tiếp tục được Thủ tướng tin tưởng giao làm Chủ đầu tư Dự
án Nhiệt điện Hải Phòng 2 theo Quyết định 1195/QĐ-TTg ngày 09/11/2005, chịu
trách nhiệm quản lý đầu tư xây dựng, chuẩn bị lực lượng sản xuất và kinh doanh
bán điện, với mục tiêu đáp ứng nhu cầu điện cấp bách cho hệ thống điện và cung
cấp ổn định cho khu vực tam giác kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao Hà Nội-Hải
Phòng-Quảng Ninh.
Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng 1&2 đặt tại xã Tam Hưng, huyện Thuỷ
Nguyên, thành phố Hải Phòng có công suất 4x300MW, tổng mức đầu tư hơn 1, 2
tỷ USD tương ứng khoảng 24.000 tỷ đồng, sản xuất ra 7, 2 tỉ KWh điện mỗi năm,
cung cấp một sản lượng điện lớn cho lưới điện quốc gia tạo ra doanh thu khoảng
9.000 tỷ đồng và góp vào ngân sách địa phương và nhà nước trên 400 tỷ đồng tiền
thuế hàng năm. Chu trình sản xuất điện của Nhà máy bao gồm 2 thiết bị chính là lò
hơi và tuabin, máy phát với hệ thống truyền tải điện bao gồm 2 sân phân phối
220kV và 110 Kv. Được sự phân công của thầy PGS.TS. Hoàng Đức Tuấn, nhóm
chúng em được tìm hiểu và phân tích về sơ đồ nối điện chính và tự dùng trong nhà
máy nhiệt điện Hải Phòng, tính chọn máy biến áp điện lực, máy cắt điện cho sơ đồ
nối điện chính nhằm nâng cao kỹ năng chuyên môn, kiến thức để phục vụ cho
ngành điện sau khi ra trường và đáp ứng được yêu cầu công việc trong tương lai.

3
ĐỒ ÁN 1: NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

ĐỀ TÀI

Cho sơ đồ nhà máy nhiệt điện như trên:

 Phân tích sơ đồ nối điện chính và sơ đồ tự dùng nhà máy nhiệt điện Hải
Phòng.
 Tính chọn máy biến áp điện lực trong hệ thống điện nhà máy nhiệt điện Hải
Phòng.
 Tính chọn máy cắt điện trong hệ thống điện nhà máy nhiệt điện Hải Phòng

4
ĐỒ ÁN 1: NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

Phần 1 : PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI


PHÒNG
I. Sơ đồ nối điện chính
Nhà máy nhiệt điện Hải phòng 1 có 4 tổ máy. Mỗi tổ máy có công suất là
300MW
 Sản lượng điện năm : 7.2 tỷ KW
 Sản lượng điện tự dùng: 8%
 Công suất định mức (Rated Output): 300 MW
 Tốc độ quay: 3000 RPM
 Áp suất hơi mới tại đầu vào van stop chính (100% RO): 166,70 barA
 Nhiệt độ hơi mới tại đầu vào MSV (100% RO): 538 0C
 Nhiệt độ hơi tái nhiệt nóng (100% RO): 538 0C
 Áp suất hơi tái nhiệt tại đầu vào van stop tái nhiệt: 40,60 barA
 Áp suất hơi thoát: 0,0569 barA
 Tua bin loại phản lực, gồm 3 phần, có 43 tầng cánh:
 Cao áp: 21 tầng
 Trung áp: 14 tầng
 Hạ áp: 8 tầng kép
 Số cửa trích hơi: 7 cửa
1.1. Hệ thống điện 21kV
 Hệ thống điện 21KV bao gồm 2 máy phát ( S1, S2), các thanh dẫn
dòng, 2 máy cắt 901, 902 SF6 110Kv và 220Kv, và bộ hợp dao cách ly, máy cắt
kiểu rút 6KV 41DC, 2 máy biến áp kích từ TE1, TE2, Các biến đo lường TU, hợp
bộ cầu trì và công tắctơ, các trống sét CS 110KV và 220KV
 2 máy phát S1 và S2 có thông số

5
ĐỒ ÁN 1: NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

Đại lượng Kiểu (Giá trị)

Máy phát tuabin hơi nước xoay chiều 3


Loại
pha

Công suất tác dụng 300MW

Công suất toàn


353MVA
phần

Điện áp 21 kV

Số pha 3 pha

Hệ số công suất 0.85

Tần số 50 Hz

Tốc độ 3000 v/phút

Hệ thống kích từ Kích từ tĩnh

1.2. Hệ thống kích từ


 Máy phát điện đồng bộ sử dụng hệ thống kích từ tĩnh dựa trên nguyên
tắc: chỉnh lưu dòng điện xoay chiều đầu cực máy phát thành dòng điện một chiều
để kích từ cho máy phát điện

1.3. Hệ thống 220kV


 Hệ thống 220kV Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng dùng để truyền tải điện
năng giữa nhà máy với hệ thống
 Gồm có 2 máy biến áp (T1, T2)
 16 máy cắt 220kv và sử dụng sơ đồ 3/2 (ba máy cắt cho 2 lộ xuất tuyến)
 Gồm 2 thanh cái C21 , C22
 Các hợp bộ DCL và DTĐ 110KV và 220KV
 Chống sét ( CS) , các biến ap đo lường ,

6
ĐỒ ÁN 1: NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

 Ngăn lộ 1: Nối tới MBA chính khối 1, cung cấp cho đường dây Vật
Cách 1.
 Ngăn lộ 2: Nối tới MBA chính khối 2, cung cấp cho đường dây Vật
Cách 2
 Ngăn lộ 3: Nối tới nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 2
 Ngăn lộ 4: Nối tới nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 2
 Ngăn lộ 5: Nối tới MBA liên lạc AT5, cung cấp cho đường dây Đình
Vũ 2
 Ngăn lộ 6: Nối tới MBA liên lạc AT6, cung cấp cho đường dây Đình
Vũ 1
 Ngoài ra trạm phân phối còn có hai ngăn lộ dự phòng cho phát triển
phụ tải tương lai (tại ngăn lộ số 3 và ngăn lộ số 4).
 Liên hệ giữa lưới 220kV và 110kV thông qua hai MBA tự ngẫu AT5
và AT6.
 Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng đã sử dụng sơ đồ 3/2 để đảm bảo độ
ổn định, tính linh hoạt và độ an toàn cao cho việc cấp điện. Sơ đồ 3/2 có ưu điểm là
luôn đảm bảo được việc cung cấp điện ngay cả trong trường hợp sự cố thiết bị (trừ
sự cố DCL đường dây). Tuy nhiên các vấn đề đó không phải là trở ngại so với việc
đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện tại các nhà máy nên ngày nay sơ đồ 3/2 được sử
dụng rất rộng rãi.
 Máy biến áp từ máy phát có hai loại:
 Loại tăng áp để đưa lên thanh cái C21,C22 hòa vào lưới điện cao áp
220V.
 Loại hạ áp để đưa xuống hệ thống tự dùng 6,6kV.
 Máy cắt thay thế để phòng trường hợp máy cắt chính tự động có vấn
đề thì còn máy cắt dự phòng.
 Máy cắt liên lạc là máy cắt nối giữa hệ thống 330kV với hệ thống 110kV.
 Thanh cái là nơi nhận điện và phân phối điện đi các nhánh.

7
ĐỒ ÁN 1: NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

 Thông số 2 máy biến áp ( T1,T2)

Đại lượng Kiểu (giá trị)

Công suất toàn phần 250/280/350MVA


(ứng với mỗi cấp làm mát)

Làm mát ( ứng với Dầu tự nhiên khí tự nhiên (ONAN)


từng giá trị công suất )
Dầu tự nhiên khí cưỡng bức (ONAF)

Dầu cưỡng bức khí cưỡng bức


(OFAF)

Điện áp 235±10x1.5%/21kV
(235kV có 10 nấc điều chỉnh mỗi nấc
chỉnh 1.5% của 235)

Tổ nối dây Sao trung tính tam giác 11 (Ynd11)

Tổn hao Z = 15.2%

1.4. Hệ thống 110kV


 Trạm 110kV được sử dụng để truyền tải điện giữa nhà máy với hệ thống.
Trạm sử dụng sơ đồ hai thanh góp liên lạc thông qua máy cắt. Trạm có tất cả 14

8
ĐỒ ÁN 1: NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

ngăn lộ, trong đó 9 ngăn lộ được sử dụng và 5 ngăn lộ dùng để dự phòng trong
tương lai
 Ngăn lộ 1: Nối với máy biến áp tự dùng chung T7 của nhà máy.
 Ngăn lộ 2: Nối tới máy biến thế tự ngẫu AT5
 Ngăn lộ 3: Nối tới máy biến thế tự ngẫu AT6
 Ngăn lộ 4, 5: Nối với đường dây 110kV đi tới trạm Bến Rừng.
 Ngăn lộ 6: Ngăn lộ liên lạc giữa hai thanh cái C11 và C12. Máy cắt nối
 Ngăn lộ 7, 8, 9, 10: Dùng để dự phòng cho tương lai.
 Ngăn lộ 11,12: Nối với đường dây 110kV tới trạm Thuỷ Nguyên 1,2
 Ngăn lộ 13, 14 Nối với đường dây đi trạm 110kV tới trạm Minh Đức 1,2
Liên hệ giữa lưới 220kV và 110kV thông qua hai máy biến áp tự ngẫu AT5 và
AT6.
 Máy biến áp tự ngẫu AT5, AT6 điều áp dưới tải

 Thông số kỹ thuật:

9
ĐỒ ÁN 1: NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

Đại lượng Kiểu (giá trị)

Công suất toàn phần 125/125/25MVA

225±8x1,25%/115/22kV
Điện áp (225kV có 8 nấc điều chỉnh mỗi nấc
chỉnh 1.25% của 225)

Sao trung tính/sao trung tính/tam giác-


Tổ nối dây
12-11

Dầu tự nhiên khí tự nhiên (ONAN)


Làm mát ( ứng với
từng giá trị công suất Dầu tự nhiên khí cưỡng bức (ONAF)
)
Dầu cưỡng bức khí cưỡng bức (OFAF)

II. Phần tự dùng

2.1. Máy biến áp dự phòng cho phần tự dùng


 Máy biến áp dây quấn T7 điều áp dưới tải

 Thông số kĩ thuật

10
ĐỒ ÁN 1: NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

Đại lượng Kiểu (giá trị)

Công suất toàn phần 50/25/25MVA

Dầu tự nhiên khí tự nhiên (ONAN)


Làm mát ( ứng với
Dầu tự nhiên khí cưỡng bức (ONAF)
từng giá trị công suất )
Dầu cưỡng bức khí cưỡng bức (OFAF)

Tổn hao Z = 11,47%/11,1%

Tổ nối dây Sao trung tính/sao -0/sao – 0/tam giác -11


115±9x1.78%/6.8-6.8kV
Điện áp (115kV có 9 nấc điều chỉnh mỗi nấc chỉnh
1.78% của 115)

2.2. Tự dùng 6,6kV


 Hệ thống 6,6kV được cấp điện từ các máy biến áp tự dùng khối và tự dùng
chung. Các MBA tự dùng khối TD91 và TD92 lấy điện từ đầu ra máy phát (phía
sau máy cắt đầu cực). MBA tự dùng chung T7 được nối với trạm 110kV tại ngăn
lộ E01.
 Hệ thống 6,6kV có tất cả 8 thanh cái. Mỗi khối có hai thanh cái tự dùng
riêng 6,6kV. Mỗi thanh cái này được cấp điện qua hai lộ: một từ MBA tự dùng
khối TD91 hoặc TD92, một từ MBA tự dùng chung T7. Phần tự dùng chung có hai
thanh cái 6,6kV được cấp điện từ các thanh cái tự dùng khối. Thanh cái 76A-76B
sẽ được cấp điện từ thanh cái 16A-16B và 26A-26B, còn thanh cái 96A-96B sẽ
được cấp điện từ thanh cái 76A-76B

Máy biến áp hạ áp TD91 và TD92


Đại lượng Kiểu (giá trị)

11
ĐỒ ÁN 1: NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

Công suất toàn phần 50/25-25MVA

Làm mát ( ứng với Dầu tự nhiên khí tự nhiên (ONAN)


từng giá trị công suất ) Dầu tự nhiên khí cưỡng bức (ONAF)

Tổn hao Z = 10,32%/10.54%

Tổ nối dây Tam giác /sao – 1 /sao -1

21±2x2.5%/6.8-6.8kV
Điện áp (21kV có 2 nấc điều chỉnh mỗi nấc chỉnh
2.5% của 21)

2.3. Tự dùng 0,4kV


Hệ thống tự dùng 0,4kV được cấp nguồn từ hệ thống tự dùng 6,6kV thông
qua các máy biến áp trạm kiểu khô 6,6/0,4kV. Mỗi hệ thống được cấp từ các trạm
riêng biệt và có nguồn cấp chính và nguồn cấp dự phòng để đảm bảo ổn định cung
cấp điện liên tục cho các thiết bị. Cách bố trí sơ đồ tự dùng 0,4 kV linh hoạt, người
vận hành có thể tạo ra các phương thức vận hành khác nhau.
Hệ thống 0,4 kV được trang bị máy phát Diezel cung cấp điện cho thanh cái
khẩn cấp trong trường hợp nguồn cấp chính bị sự cố. Điều này đảm bảo rằng tất cả
các phụ tải quan trọng được cấp điện liên tục để chúng vận hành cho tới khi tất cả
các hệ thống đưa về trạng thái an toàn trước khi cắt hoàn toàn hệ thống.
ATS - hệ thống chuyển nguồn chính – sự cố.
 Hệ thống nguồn cung cấp điện xoay chiều không gián đoạn (ATS) là
thiết bị cung cấp điện liên tục,an toàn, tin cậy cho phụ tải quan trọng: hệ thống máy
tính, hệ thống đo lường và điều khiển, hệ thống bảo vệ.Khi vận hành bình thường
hoặc sự cố mất nguồn điện lưới.

12
ĐỒ ÁN 1: NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

Phần 2 : PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ CHÍNH VÀ SƠ ĐỒ TỰ DÙNG


NHÀ MÁY MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG
I. Sơ đồ điện chính:
Máy phát điện S1 phát điện rẽ nhánh đầu cực phát:

 Nhánh 1: Ba hệ thống máy cắt kiểu rút với biến áp đo lường và chống
sét van CS9S1 bảo vệ máy phát S1 điện áp 21kV.
 Nhánh 2: Biến áp kích từ số 1 cho máy phát S1 là TE1 qua bộ chỉnh
lưu một chiều cho cuộn kích từ qua máy cắt kiểu rút rồi đến cuộn kích từ cho máy
phát S1.
 Nhánh 3: Qua hợp bộ dao cách ly dao tiếp địa và máy cắt rồi rẽ nhánh
biến áp đo lường TU9T1 chống sét van CS9T1, máy biến áp tự dùng TD91, máy
biến áp T1.

Máy biến áp T1 qua biến áp đo lường TU2T1 và chống sét van CS2T1, hợp
bộ dao cách ly/dao tiếp địa lên 2 thanh góp C22, C21 điện áp 220kV qua sơ đồ
máy cắt 3/2 cấp cho các tải Vật Cách 1, Vật Cách 2, Đình Vũ 1, Đình Vũ 2,
NhiệtĐiện Hải Phòng 2.
Máy phát S2 tương tự như S1.
Điện áp 220kV được lấy từ thanh góp vào máy biến áp tự ngẫu AT5 qua hợp
bộ dao cách ly/dao tiếp địa, chống sét van CS2AT5, biến áp đo lường TU2AT5.
Điện áp qua máy biến áp có 2 cấp điện áp 22kV ở chống sét van CS4AT5 và
110kV ở chống sét van CS1AT5 qua hợp bộ dao cách ly/dao tiếp địa máy cắt cấp
điện cho thanh góp C11, C12 cấp cho các tải Bến Rừng 1, Bến Rừng 2, Thủy
Nguyên 1, Thủy Nguyên 2, Minh Đức 1, Minh Đức 2, dự phòng.
II. Sơ đô tự dùng:
2.1.Nguyên lý phần tự dùng hệ thống 6,6kV
- Khi khởi động bất kỳ Tổ máy nào dù Tổ máy còn lại đang ngừng/vận hành
thì Phương thức cấp nguồn tự dùng cho Tổ máy được khởi động bắt buộc phải
thông qua MBA tự dùng khối (T7 và TD91/92).

13
ĐỒ ÁN 1: NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

- Phân đoạn 6,6kV dùng chung 76A/B luôn phải nhận nguồn cấp từ Tổ máy
đang vận hành, nếu cả hai Tổ máy cùng vận hành thì có thể nhận nguồn từ một
trong hai khối.
- Khi hai tổ máy đang vận hành, MBA tự dùng khối của một khối bị sự cố
hoặc phải tách khỏi vận hành (MBA dự phòng T7 sẽ cấp nguồn dự phòng) thì tự
dùng chung 76A/B phải được chuyển nhận nguồn từ khối đang vận hành còn lại.
2.2.Nguyên lý phần tự dùng hệ thống 0,4kV

2.1.1Nguyên tắc chung


- Hệ thống 0,4kV dù vận hành ở bất kỳ phương thức nào thì điểm trung tính
của hệ thống luôn được nối đất trực tiếp thông qua trung tính của các MBA kiểu
khô 6,6/0,4kV.

- Đối với các hệ thống được bố trí 2 phân đoạn thanh cái 0,4kV có máy cắt
liên lạc, mỗi phân đoạn thanh cái 0,4kV được cấp nguồn độc lập từ một phân đoạn
thanh cái 6,6kV thông qua MBA khô thì khi ngừng vận hành một MBA khô cấp
nguồn cho một thanh cái thì MBA còn lại có khả năng cấp nguồn cho cả 2 phân
đoạn thanh cái thông qua thao tác đóng máy cắt liên lạc 2 thanh cái 0,4kV. Thao
tác đóng máy cắt liên lạc do người vận hành thực hiện và không cho phép đóng
vận hành các nguồn cấp đồng thời cho một phân đoạn thanh cái. Khi thực hiện thao
tác chuyển nguồn cấp cho PC A từ PC B thì thực hiện theo trình tự sau:

+ Chuyển cấp nguồn cho các MCC có 2 nguồn cấp của PC A thông qua
ATS.
+ Thông báo để ngừng vận hành các phụ tải được cấp nguồn từ PC A.
+ Cắt máy cắt cấp nguồn đầu vào PC A.
+ Đóng máy cắt liên lạc để cấp nguồn cho PC A từ PC B.
+ Chuyển cấp nguồn cho các MCC lấy nguồn trở lại từ PC A.
+ Khôi phục vận hành các phụ tải được cấp nguồn từ PC A.
14
ĐỒ ÁN 1: NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

- Phân phối phụ tải theo công suất: Tất cả các động cơ có công suất 75kW ÷
200kW được cấp nguồn trực tiếp và bảo vệ từ các PC thông qua các máy cắt đặt
trong các ngăn tủ PC. Tất cả các động cơ có công suất < 75 kW được cấp nguồn và
bảo vệ thông qua các MCC. Tất cả các động cơ có công suất > 200kW được cấp
nguồn trực tiếp từ tủ phân phối 6,6kV.

- Các MCC được cấp nguồn từ các PC, đối với các MCC có 2 nguồn cấp từ 2
PC thì được trang bị máy cắt 3 trạng thái và được giám sát, điều khiển lựa chọn
cấp nguồn dự phòng thông qua bộ điều khiển thông minh. Chế độ vận hành bình
thường có thể lựa chọn một trong hai nguồn cấp để vận hành lâu dài, nguồn còn lại
trở thành nguồn dự phòng nóng.

2.1.2Phương thức vận hành hệ thống 0,4kV Lò hơi, khẩn cấp Lò hơi
- Hệ thống Lò hơi mỗi Tổ máy bao gồm 2 phân đoạn thanh cái 0,4kV BLA,
BLB vận hành độc lập, được cấp nguồn từ hệ thống 6,6kV thông qua MBA hạ áp
kiểu khô. Hai phân đoạn thanh cái được cấp nguồn dự phòng liên lạc thông qua
máy cắt liên lạc 1BLB06A (2BLB06A), ở chế độ vận hành bình thường máy cắt
liên lạc ở trạng thái cắt.

- Phân đoạn thanh cái khẩn cấp Lò hơi 0,4kV mỗi Tổ máy được cấp nguồn từ
thanh cái 0,4kV Lò hơi và từ máy phát Diesel dự phòng. Ở chế độ vận hành bình
thường, 2 thanh cái vận hành đồng thời, 2 máy cắt liên lạc ở trạng thái đóng, nguồn
cấp chính được cấp từ thanh cái 1BLA, 1BLB (2BLA, 2BLB).

- Trên mỗi phân đoạn thanh cái khẩn cấp được bố trí máy cắt 3 trạng thái lựa
chọn cấp nguồn đầu vào từ hai nguồn độc lập và được giám sát, điều khiển thông
qua bộ điều khiển thông minh để tự động chuyển mạch cấp nguồn dự phòng khi
nguồn làm việc chính bị sự cố.

15
ĐỒ ÁN 1: NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

- Khi mất điện áp hoặc điện áp suy giảm trên 2 thanh cái khẩn cấp thì máy
phát Diesel sẽ tự động khởi động để cấp nguồn dự phòng, khi nguồn cấp từ máy
phát Diesel đủ điều kiện thì bộ điều khiển thông minh sẽ tự động đóng nguồn dự
phòng cấp nguồn cho thanh cái khẩn cấp. Khi nguồn cấp chính được khôi phục thì
bộ điều khiển tự động chuyển cấp nguồn cho thanh cái khẩn cấp về nguồn cấp
chính và ngừng vận hành máy phát Diesel theo trình tự.

- Trong trường hợp các thanh cái khẩn cấp của cả 2 Tổ máy đều mất nguồn
cấp chính thì cả 2 máy phát Diesel đồng khởi động, nếu một trong hai máy phát
khởi động không thành công thì người vận hành phải ngay lập tức đóng các máy
cắt liên lạc máy phát Diesel để đảm bảo tất cả các thanh cái khẩn cấp của cả 2 Tổ
máy đều được cấp nguồn.

- Một máy phát Diesel có khả năng cung cấp cho toàn bộ các phụ tải trên các
thanh cái khẩn cấp của 2 Tổ máy.

2.1.3.Phương thức vận hành hệ thống 0,4kV Tua bin


Hệ thống Tua bin mỗi Tổ máy bao gồm 2 phân đoạn thanh cái 0,4kV TUA,
TUB vận hành độc lập, được cấp nguồn từ hệ thống 6,6kV thông qua MBA hạ áp
kiểu khô. Hai phân đoạn thanh cái được cấp nguồn dự phòng liên lạc thông qua
máy cắt liên lạc 1TUB08B (2TUB08B), ở chế độ vận hành bình thường máy cắt
liên lạc ở trạng thái cắt.

2.1.4.Phương thức vận hành hệ thống 0,4kV ESP


Hệ thống ESP mỗi Tổ máy bao gồm 2 phân đoạn thanh cái 0,4kV EPA, EPB
vận hành độc lập, được cấp nguồn từ hệ thống 6,6kV thông qua MBA hạ áp kiểu
khô. Hai phân đoạn thanh cái được cấp nguồn dự phòng liên lạc thông qua máy cắt
liên lạc 1EPA04A, 1EPB03A(2EPA04A, 2EPB03A), ở chế độ vận hành bình
thường các máy cắt liên lạc ở trạng thái cắt.

16
ĐỒ ÁN 1: NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

2.1.5.Phương thức vận hành hệ thống 0,4kV FGD


- Hệ thống FGD 2 Tổ máy bao gồm 2 phân đoạn thanh cái 0,4kV 1FGA,
2FGA vận hành độc lập, được cấp nguồn từ hệ thống 6,6kV thông qua MBA hạ áp
kiểu khô. Hai phân đoạn thanh cái được cấp nguồn dự phòng liên lạc thông qua
máy cắt liên lạc 2FGA06A, ở chế độ vận hành bình thường máy cắt liên lạc ở trạng
thái cắt.

- Phân đoạn thanh cái an toàn FGD 0,4kV hai Tổ máy gồm 2 phân đoạn 1FEA
và 2FEA. Phân đoạn thanh cái 1FEA được cấp nguồn từ 1FGA03A, 2FGA03A,
1EMxxxx theo thứ tự ưu tiên cấp nguồn, trong đó 1FGA03A là nguồn cấp chính.
Phân đoạn thanh cái 2FEA được cấp nguồn từ 1FGA03B, 2FGA03B, 2EMxxxx
theo thứ tự ưu tiên cấp nguồn, trong đó 2FGA03B là nguồn cấp chính. Ở chế độ
vận hành bình thường, 2 thanh cái vận hành độc lập. Trên mỗi phân đoạn thanh cái
khẩn cấp được bố trí máy cắt 4 trạng thái để lựa chọn cấp nguồn đầu vào từ 3
nguồn độc lập và được giám sát, điều khiển thông qua bộ điều khiển thông minh để
tự động chuyển mạch cấp nguồn dự phòng khi nguồn làm việc chính bị sự cố.

- Tủ MCC I được cấp nguồn từ 1FGA, 2FGA thông qua các máy cắt
1FGA02A, 2FGA02A. Tủ MCC II được cấp nguồn từ 1FGA, 2FGA thông qua các
máy cắt 1FGA02B và 2FGA02B. Mỗi MCC được trang bị máy cắt 3 trạng thái và
được giám sát, điều khiển lựa chọn cấp nguồn dự phòng thông qua bộ điều khiển
thông minh. Ở Chế độ vận hành bình thường, các MCC làm việc độc lập, MCC I
được cấp nguồn chính từ 1FGA02A, MCC II được cấp nguồn chính từ 2FGA02B,
các nguồn còn lại trở thành nguồn dự phòng nóng.

2.1.6.Phương thức vận hành hệ thống 0,4kV chiếu sáng


Hệ thống chiếu sáng 2 Tổ máy bao gồm 2 phân đoạn thanh cái 0,4kV 1LG,
2LG vận hành độc lập, được cấp nguồn từ hệ thống 6,6kV thông qua MBA hạ áp
kiểu khô. Hai phân đoạn thanh cái được cấp nguồn dự phòng liên lạc thông qua
17
ĐỒ ÁN 1: NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

máy cắt liên lạc 1LGA03A, ở chế độ vận hành bình thường máy cắt liên lạc ở trạng
thái cắt.

2.2.1.Phương thức vận hành hệ thống 0,4kV dùng chung


Hệ thống dùng chung các Tổ máy bao gồm 2 phân đoạn thanh cái 0,4kV
7CMA, 7CMB vận hành độc lập, được cấp nguồn từ hệ thống 6,6kV thông qua
MBA hạ áp kiểu khô. Hai phân đoạn thanh cái được cấp nguồn dự phòng liên lạc
thông qua máy cắt liên lạc 7CMB10A, ở chế độ vận hành bình thường máy cắt liên
lạc ở trạng thái cắt.

2.2.2Phương thức vận hành hệ thống 0,4kV cầu cảng


Hệ thống cầu cảng bao gồm 2 phân đoạn thanh cái 0,4kV 9JEA, 9JEB vận
hành độc lập, được cấp nguồn từ hệ thống 6,6kV thông qua MBA hạ áp kiểu khô.
Hai phân đoạn thanh cái được cấp nguồn dự phòng liên lạc thông qua máy cắt liên
lạc 9JEA09A, ở chế độ vận hành bình thường máy cắt liên lạc ở trạng thái cắt.

2.2.3.Phương thức vận hành hệ thống 0,4kV vận chuyển nhiên liệu
Hệ thống vận chuyển nhiên liệu bao gồm 2 phân đoạn thanh cái 0,4kV
7CHA, 7CHB vận hành độc lập, được cấp nguồn từ hệ thống 6,6kV thông qua
MBA hạ áp kiểu khô. Hai phân đoạn thanh cái được cấp nguồn dự phòng liên lạc
thông qua máy cắt liên lạc 7CHA14A, ở chế độ vận hành bình thường máy cắt liên
lạc ở trạng thái cắt.

2.2.3.1.Phương thức vận hành hệ thống 0,4kV Trạm bơm nước thô
Hệ thống 0,4kV Trạm bơm nước thô bao gồm 2 phân đoạn thanh cái 0,4kV
9FWA, 9FWB vận hành độc lập, được cấp nguồn từ hệ thống 6,6kV thông qua
MBA hạ áp kiểu khô, máy cắt 76A13, 76B13. Hai phân đoạn thanh cái được cấp
nguồn dự phòng liên lạc thông qua máy cắt liên lạc 9FWB03A, ở chế độ vận hành
bình thường máy cắt liên lạc ở trạng thái cắt.

18
ĐỒ ÁN 1: NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

2.2.3.2.Phương thức vận hành hệ thống 0,4kV Trạm bơm nước hồi
Hệ thống 0,4kV Trạm bơm nước hồi vận hành với 1 phân đoạn thanh cái
0,4kV 9ASB được cấp nguồn từ hệ thống 6,6kV thông qua MBA hạ áp kiểu khô và
máy cắt 76B11.

2.2.3.3.Phương thức vận hành hệ thống 0,4kV Trạm bơm nước tuần
hoàn
- Hệ thống Trạm bơm nước tuần hoàn bao gồm 2 phân đoạn thanh cái 0,4kV
7WSA, 7WSB vận hành độc lập, được cấp nguồn từ hệ thống 6,6kV thông qua
MBA hạ áp kiểu khô, máy cắt 76A06, 76B06. Hai phân đoạn thanh cái được cấp
nguồn dự phòng liên lạc thông qua máy cắt liên lạc 7WSB07A, ở chế độ vận hành
bình thường máy cắt liên lạc ở trạng thái cắt.

- Các MCC được cấp nguồn từ các PC một cách độc lập và không có dự
phòng cấp nguồn đối với các MCC.

2.2.4.Phương thức vận hành hệ thống 0,4kV Trạm xử lý nước


- Hệ thống Trạm xử lý nước bao gồm 2 phân đoạn thanh cái 0,4kV 7CLA,
7CLB vận hành độc lập, được cấp nguồn từ hệ thống 6,6kV thông qua MBA hạ áp
kiểu khô, máy cắt 76A12, 76B12. Hai phân đoạn thanh cái được cấp nguồn dự
phòng liên lạc thông qua máy cắt liên lạc 7CLA05A, chế độ vận hành bình thường
máy cắt liên lạc ở trạng thái cắt.

- Các MCC được cấp nguồn từ các PC một cách độc lập và không có dự
phòng cấp nguồn đối với các MCC.

2.2.5.Phương thức vận hành hệ thống 0,4kV Trạm hóa chất


- Hệ thống Trạm hóa chất bao gồm 2 phân đoạn thanh cái 0,4kV 7CWA,
7CWB vận hành độc lập, được cấp nguồn từ hệ thống 6,6kV thông qua MBA hạ áp
kiểu khô, máy cắt 76A07, 76B07. Hai phân đoạn thanh cái được cấp nguồn dự

19
ĐỒ ÁN 1: NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

phòng liên lạc thông qua máy cắt liên lạc 7CWA06A, chế độ vận hành bình thường
máy cắt liên lạc ở trạng thái cắt.

- Các MCC được cấp nguồn từ các PC một cách độc lập và không có dự
phòng cấp nguồn đối với các MCC.

2.2.5.1.Phương thức vận hành hệ thống 0,4kV Trạm vận chuyển tro xỉ
- Hệ thống Trạm hóa chất bao gồm 2 phân đoạn thanh cái 0,4kV 7AHA,
7AHB vận hành độc lập, được cấp nguồn từ hệ thống 6,6kV thông qua MBA hạ áp
kiểu khô, máy cắt 76A05, 76B05. Hai phân đoạn thanh cái được cấp nguồn dự
phòng liên lạc thông qua máy cắt liên lạc 7AHA09A, chế độ vận hành bình thường
máy cắt liên lạc ở trạng thái cắt.
- Các MCC được cấp nguồn từ các PC một cách độc lập và không có dự
phòng cấp nguồn đối với các MCC.

2.3.nguyên lý chung của sơ đồ tự dùng


2.3.1. Nguyên lý phần tự dùng hệ thống 6,6kV
 Khi khởi động bất kỳ Tổ máy nào dù Tổ máy còn lại đang ngừng/vận hành
thì Phương thức cấp nguồn tự dùng cho Tổ máy được khởi động bắt buộc phải
thông qua MBA tự dùng khối (T7 và TD91/92).
 Phân đoạn 6,6kV dùng chung 76A/B luôn phải nhận nguồn cấp từ tổ máy
đang vận hành, nếu cả hai tổ máy cùng vận hành thì có thể nhận nguồn từ một
trong hai khối.
 Khi hai tổ máy đang vận hành, MBA tự dùng khối của một khối bị sự cố
hoặc phải tách khỏi vận hành (MBA dự phòng T7 sẽ cấp nguồn dự phòng) thì tự
dùngchung 76A/B phải được chuyển nhận nguồn từ khối đang vận hành còn lại.
2.3.2. Nguyên lý phần tự dùng hệ thống 0,4kV
Nguyên tắc chung
 Hệ thống 0,4kV dù vận hành ở bất kỳ phương thức nào thì điểm trung tính
của hệ thống luôn được nối đất trực tiếp thông qua trung tính của các MBA kiểu
khô 6, 6/0,4kV.
 Đối với các hệ thống được bố trí 2 phân đoạn thanh cái 0,4kV có máy cắt
liên lạc, mỗi phân đoạn thanh cái 0,4kV được cấp nguồn độc lập từ một phân đoạn
20
ĐỒ ÁN 1: NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

thanh cái 6,6kV thông qua MBA khô thì khi ngừng vận hành một MBA khô cấp
nguồn cho một thanh cái thì MBA còn lại có khả năng cấp nguồn cho cả 2 phân
đoạn thanh cái thông qua thao tác đóng máy cắt liên lạc 2 thanh cái 0,4kV. Thao
tác đóng máy cắt liên lạc do người vận hành thực hiện và không cho phép đóng
vận hành các nguồn cấp đồng thời cho một phân đoạn thanh cái. Khi thực hiện thao
tác chuyển nguồn cấp cho PC A từ PC B thì thực hiện theo trình tự sau:
 Chuyển cấp nguồn cho các MCC có 2 nguồn cấp của PC A thông qua ATS.
 Thông báo để ngừng vận hành các phụ tải được cấp nguồn từ PC A.
 Cắt máy cắt cấp nguồn đầu vào PC A.
 Đóng máy cắt liên lạc để cấp nguồn cho PC A từ PC B.
 Chuyển cấp nguồn cho các MCC lấy nguồn trở lại từ PC A.
 Khôi phục vận hành các phụ tải được cấp nguồn từ PC A.
 Phân phối phụ tải theocông suất: Tất cả các động cơ có công suất 75kW ÷
200kW được cấp nguồn trực tiếp và bảo vệ từ các PC thông qua các máy cắt đặt
trong các ngăn tủ PC. Tất cả các động cơ có công suất < 75 kW được cấp nguồn và
bảo vệ thông qua các MCC. Tất cả các động cơ có công suất > 200kW được cấp
nguồn trực tiếp từ tủ phân phối 6,6kV.
 Các MCC được cấp nguồn từ các PC, đối với các MCC có 2 nguồn cấp từ 2
PC thì được trang bị máy cắt 3 trạng thái và được giám sát, điều khiển lựa chọn
cấp nguồn dự phòng thông qua bộ điều khiển thông minh. Chế độ vận hành bình
thường có thể lựa chọn một trong hai nguồn cấp để vận hành lâu dài, nguồn còn lại
trở thành nguồn dự phòng nóng.

Phần 3: TÍNH CHỌN MÁY BIẾN ÁP TRONG HỆ THỐNG


ĐIỆN CỦA NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG
I. Cơ sở lý thuyết
II. Khái quát chung
III. Khái niệm:
 Máy biến áp là một thiết bị điện-từ tĩnh, làm việc theo nguyên lý cảm ứng
điện từ, dùng để biến đổi hệ thống điện năng xoay chiều ở điện áp này sáng hệ
thống điện năng xoay chiều khác nhưng vẫn giữ nguyên tần số. Trong hệ thống lớn
thường phải qua nhiều lần tăng, giảm mới đưa điện năng từ các máy phát điện đến
hộ tiêu thụ.
3.1. Phân loại:
 MBA tăng áp, hạ áp
21
ĐỒ ÁN 1: NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

 MBA 2 dây quấn và 3 dây quấn


 MBA 1 pha, 3 pha
 MBA 2 cuộn dây

Chiều truyền công suất


SC ↔ SH
Sđm của MBA là công suất của cuộn cao, công suất cuộn hạ và cũng là công
suất của mạch từ.

 MBA 3 cuộn dây:

22
ĐỒ ÁN 1: NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

 Chiều truyền công suất


SC ↔ SH +ST
ST ↔ SH + SC
SH ↔ SC + ST
 Sđm của MBA là công suất của cuộn có công suất lớn nhất ( và cũng là công
suất mạch từ ), các cuộn còn lại có thể bằng Sđm(100%) hoặc bằng
2/3Sđm(66,67%) được ký hiệu qui ước theo thứ tự cao/trung/hạ, ví dụ
100/100/100; 100/100/66,7; 100/66,7/66,7
3.2. Các thông số định mức của MBA:
 Điện áp định mức:
 Điện áp định mức sơ cấp: U1đm [ V, KV ]
 Điện áp định mức thứ cấp: U2đm [ V, KV ]
 Công suất định mức của MBA: Sđm [ VA, KVA, MVA ]
 Dòng điện định mức: Iđm [ A, KA ]
 Ngoài ra còn có các đại lượng định mức khác như:
 Tổ nối dây
 Tần số định mức
 Hệ số công suất định mức
 Điện áp ngắn mạch…

3.3. Cách chọn MBA


 Trước khi tiến hành chọn công suất MBA cần có các thông số :
 Điện áp các cấp UC, UT, UH
 Phụ tải và đồ thị phụ tải công suất qua các cuộn dây của MBA ( đối với
MBA 2 cuộn dây chỉ cần đồ thị phụ tải chung qua MBA )
 Khả năng ứng dụng loại MBA ( 1 pha, 3 pha, tự ngẫu, 3 cuộn dây, tăng,
hạ…)
 Thông số giới hạn của các loại máy biến áp do các hãng sản xuất
 Khi không có MBA có công suất thích hợp có thể dùng 2 MBA song song
thành 1 và được xem như là một MBA, không giả thiết vận hành 1 máy khi máy
kia nghỉ, khi cần sửa chữa… nghỉ cả 2 máy.

23
ĐỒ ÁN 1: NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

 Chọn máy biến áp ghép bộ với máy phát điện:

SB ≥ SF SB ≥ nSF SB ≥ SF SB ≥ SF/α
 Không xét đến công suất tự dùng được lấy rẽ nhánh từ dầu máy phát điện.
Trường hợp phụ tải không lớn lắm ( <15% Sđm ) và bằng UđmF thường được rẽ
nhánh từ đầu máy phát qua kháng điện có thể chọn công suất MBA tương ứng với
công suất máy phát nghĩa là MBA có khả năng tải hết công suất của máy phát điện
khi phụ tải ở đây nghỉ.
 Chọn MBA trong NMĐ có thanh góp ở đầu cực máy phát điện:
 Theo điều kiện bình thường cả 2 MBA có khả năng tải toàn bộ công suất
thừa :
SB ≥ 1/2 (m.SF -∑ S min)
 Kiểm tra theo điều kiện khi một MBA nghỉ :
 Với MBA còn lại với khả năng quá tải sự cố tải toàn bộ công suất thừa
của các máy phát điện thì tốt, nhưng không phải là điều kiện bắt buộc :
Kqtsc.SB ≥ m.SF - ∑ S min
 Nếu MBA khi quá tải sự cố không thỏa mãn điều kiện trên có thể giảm bớt
công suất phát, MBA sẽ tải theo khả năng quá tải, phần công suất giảm này hệ
thống sẽ sử dụng công suất dự phòng bù vào.
 Do đó chỉ cần phần công suất giảm này không được vượt quá công suất
dự phòng của hệ thống :
(m.SF - ∑ S min ) –Kqtsc.SB≤ Sdự phòng = SHT.Kdự trữ

24
ĐỒ ÁN 1: NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

3.4. Chọn MBA trong trạm biến áp :

SB ≥ Sma SB ≥ SmaxT /kqtsc SB ≥ SmaxT /2kqtsc


T2 ≤ 6h T2 ≤ 6h
k1 ≤ 0,93 k1 ≤ 0,93
 Trường hợp theo điều kiện trên đưa đến công suất MBA quá lớn, do thang
chế tạo MBA nhảy vọt mới xét đến khả năng quá tải bình thường.

SB ≥ SmaxT + SmaxH SB ≥ (SmaxT + SmaxH)/ kqtsc


T2 ≤ 6h
k1 ≤ 0,93

25
ĐỒ ÁN 1: NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

B ≥ SmaxT + SmaxH SB ≥ (SmaxT + SmaxH)/ kqtsc


α.SB ≥ SmaxH α.SB ≥ SmaxH/kqtsc
T2 ≤ 6h
k1 ≤ 0,93
3.5. Tính chọn MBA
3.5.1.tính chọn máy biến áp (T1,T2)
Tùy thuộc vào vị trí và sơ đồ của nhà máy mà ta có các cách chọn máy biến
áp khác nhau
Trong nhà máy nhiệt điện Hải Phòng thì sơ đồ nối dây đã cho ta thấy được là
nhà máy có 2 cấp điện áp cao là 220 KV và 110KV.
Công suất của 2 máy biến áp T1 và T2 (là 2 MBA tăng áp từ máy phát lên
thanh góp 220KV) được tính theo
Sba ≥ S Fdm

=> Sba≥ 353 MVA


Ta có thể chọn máy biến áp có Sdm= 360 MVA
Uc = 235 ± 10×1,5% kV
Ut = 21kV

26
ĐỒ ÁN 1: NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

 Ta chọn MBA 220kV S(F)11 360000kVA Grade Three Phase High Voltage
Transformers
Thông số MBA:
- Nơi xuất xứ: Hà Nam, Trung Quốc
- Nhãn hiện: HENAN SENYUAN
- Model: S (F) 11 360000 (kVA)
- Nơi sử dụng: Tại trạm biến áp 220 (kV)
- Số pha: 3 pha
- Cấu trúc cuộn dây: Hình xuyến
- Công suất định mức: 360000 (kVA)
- Tần số: 50Hz
- Điện áp định mức: 220KV

27
ĐỒ ÁN 1: NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

- Điện áp cao: 220/242kV


- Tiêu chuẩn: GB1094.1~2-2013 GB1094.5-2008 GB1094.3-2003 GB/T6451-
2015
- Tổ đấu dây: YNd11
- Tổn thất không tải: 173 kW

3.5.2.tính chọn máy biến áp tự ngẫu (AT5,AT6)

 Lựa chọn máy biến áp liên lạc giữa trạm 220kV và 110kV
Do cao áp và trung áp nối đất trực tiếp nên ta sử dụng máy biến áp tự ngẫu
Vì về cấu trúc giữa cuộn Cao và Trung có liên hệ về điện nên sóng sét có thể
truyền từ Cao sang Trung và ngược lại, cho nên khi sử dụng cần đặt thêm chống
sét ở 2 cực Cao và Trung của MBA tự ngẫu
Cuộn Hạ ( nếu có ) thường được đấu tam giác để loại bỏ thành phần sóng hài
bậc 3.

UT 110
 Hệ số có lợi: α = 1 - U = 1 - 220 = 0.5
C

Do công suất truyền từ Cao sang Trung và Hạ: SC= ST + SH


Có SđmB ≥ ST + SH = 125 + 25 = 150MVA
Vì MBA có công suất lớn hơn 125MVA sử dụng hệ thống làm mát tuần
hoàn có quạt với τ = 3.5 (τ: hằng số thời gian (giờ)) nên có thời gian phát nóng

28
ĐỒ ÁN 1: NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

T = 4 ÷ 5 τ = 14 ÷ 17.5h
Dựa vào các thông số có sẵn và tính toán ta lựa chọn MBA
3.5.3.Tiến hành lựa chọn T7
 MBA T7 có thông số 50/25/25MVA từ đó ta chọn MBA có Sđm = 50MVA và
đây cũng là công suất của mạch từ
 Vì MBA có công suất lớn hơn 32 ÷ 63MVA sử dụng hệ thống làm mát có
quạt với τ = 3.5 (τ: hằng số thời gian (giờ)) nên có thời gian phát nóng
T = 4 ÷ 5 τ = 14 ÷ 17.5h
Và có: U C = 110kV, U T = 6.8kV, U H = 6.8kV
Từ những thông số trên ta lựa chọn loại máy biến áp

- Nơi xuất xứ: Beijing, China (Mainland)


- Nhãn hiệu: Daelim

29
ĐỒ ÁN 1: NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

- Model:220KV máy biến áp điện


- Cách sử dụng: Năng lượng
- Số pha: 3
- Cấu trúc cuộn dây: Hình xuyến
- Số cuộn dây: MBA tự ngẫu
- Công Suất định mức: 50 mva máy biến áp điện
- Tổ đấu dây: YNyn0d11
- Loại: Transformer power, dầu Đắm Mình
- Điện áp: 110kV
- Tần số: 60Hz
- Tiêu chuẩn: IEC60076

30
ĐỒ ÁN 1: NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

PHẦN 4: TÍNH CHỌN MÁY CẮT TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN CỦA


NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

I. Cơ sở lý thuyết
1.1.Khái quát chung
a) Khái niệm
 Máy cắt điện là khí cụ điện dùng để đóng cắt một phần tử của hệ thống điện
như máy phát, máy biến áp, đường dây… trong lúc làm việc bình thường cũng như
khi có sự cố (ngắn mạch).
 Ký hiệu:

b) Phân loại
 Máy cắt nhiều dầu:
 Máy cắt ít dầu:
 Máy cắt không khí:
 Máy cắt tự sinh khí:
 Máy cắt SF6:
 Máy cắt phụ tải:
c) Các tham số của máy cắt
 Các tham số cơ bản: Uđm, Iđm, Iôđđđm, Iôđnđm
 Công suất định mức: Scđm
 Dòng điện cắt định mức: Icđm
1.2. Cách chọn máy cắt (MC)
 Điều kiện chọn:
Loại MC: Chân không, dầu, SF6…
1. UđmMC ≥ Uđmmạng ;
2. IđmMC ≥ Icb ;
3. IcđmMC ≥ I’’ ;

31
ĐỒ ÁN 1: NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

4. Iôđđđm ≥ IXK ;
5. IôđnđmMC .tôđnđmMC≥BN

 Đây là một KCĐ có thể đóng cắt trong chế độ bình thường và sự cố
 Điều kiện kiểm tra:
 Kiểm tra ổn định nhiệt:
 Bnhđm =I 2nhđm .t nhđm ≥ B N ≈ I 2∞ . T tđ
 Cách xác định T tđ :

Giá trị Ttđ được chọn sao cho diện tích giới hạn bởi đường cong I 2ckt trong
khoảng thời gian nm t với trụ hoành đúng bằng điện diện tích hình chữ nhật có
diện tích bằng I 2∞ .T tđ
 Kiểm tra ổn định nhiệt:
T tđ phụ thuộc vào thời gian nm t và tỷ số giữa dòng nm thành phần chu kỳ
ban đầu (dòng nm siêu quá độ thành phần ck) và giá trị hiệu dụng dòng ngắn mạch
I''
ổn định thành phần ck β= I ck

T tđ =f (t , β )

1.3. Tính chọn máy cắt


 MBA T1, T2 có thông số :
Kiểu làm mát : ONAN/ONAF/OFAF
Công suất định mức: 225/280/350MVA
Điều chỉnh điện áp ở cấp cao thế: 235 ±10 × 1,5 %/21 kV
Tổ nối dây: Ynd 11, Z =14,5%, UN =12%
 MBA AT5, AT6, có thông số:
Công suất định mức: 125/125/25MVA
Điều chỉnh điện áp ở cấp cao thế: 225 ± 8× 1,25 % /22 kV
Tổ nối dây: Yn / Yn / d-12-11

32
ĐỒ ÁN 1: NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

 MBA T7, có thông số:


Công suất định mức: 50/25/25MVA
Điều chỉnh điện áp ở cấp cao thế: 115 ± 9 ×1,78 % /6,8-6,8kV
Tổ nối dây: Yn / Y0 – Y0/d11, Z = 23% (Sb = 50MVA)
 Máy phát có thông số:
Công suất phụ tải cực đại: Pt . max =300 MW
Công suất định mức: Sđm=353 MVA
Điện áp định mức: Uđm = 21kV
Hệ số công suất định mức: cos φ=¿ 0,85 PF ¿
Tần số máy phát: f = 50Hz
Sử dụng nguồn 3 pha
 Giả thiết Máy phát có:
X”d = 0,26
E’q = 1,05

E'q . Uđm 1,05.21


Ef = = =12,7KV
√3 √3

 Điện kháng MF:


U 2đm
'' 212
Xf= X d =0,26. =0,32 Ω
Sđm 353

 Điện kháng MBA:


U N U 2đm 2 12 2202 21 2
Xb= .
100 Sđm
.K = . ( )
100 360 220
=0,147Ω

33
ĐỒ ÁN 1: NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

 Dòng điện ngắn mạch:


Ef 12,7
I N1 = = =15.7KA
∑ Xn √ 3.(0,32+0.147)
Dòng điện ngắn mạch vừa xác định được là dòng điện chạy trong máy phát.
Để tính dòng ngắn mạch tại N2 (sau MBA) cần qui đổi dòng điện qua BT:
21
I N2 = I N1 .K=15.7. =1,498 KA
220

Chọn máy cắt đầu nguồn cho máy phát: cấp điện áp 21kV
UđmMC> UđmMF = 21kV
S pt.maxMF 300
IđmMC > ICB =1, 05. =1,05. =2,6 kA
U đmMF . √3 21. √ 3

IcđmMC> IN1 = 15.7 kA


Iôđđđm> IXK = 1, 8.√ 2. I N 1= 1, 8.√ 2.15.7 = 39,965 (Kap)

 Dựa vào các thông số trên ta chọn 2 tủ Máy cắt điện


Ta chọn máy cắt không khí loại HVF
Có các thông số sau:
+ Đóng cắt cơ khí :30.000 lần/ điện 20.000 lần
+ Điện áp làm việc :7.2 – 40.5kV
+ Dòng cắt ngắn mạch: 25-31.5kA
+ Dòng định mức: 630 – 4000A
Chọn máy cắt phía cao áp MBA (T1, T2) : 220kV
UđmMC> UđmMF = 220kV
SđmCao áp 360
IđmMC > ICB = 1, 05. =1,05. =0.992 kA
U đmMBA . √ 3 220. √3

IcđmMC> IN2 = 1,498 kA


Iôđđđm> IXK = 1, 8. √ 2. I N 2= 1, 8.√ 2.1,498 = 3,81Kap
Dựa vào các thông số trên ta chọn 16 tủ Máy cắt điện

34
ĐỒ ÁN 1: NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

Máy cắt HPL 550B2 có thông số:


Udm = 550 kV
Idm = 2000 A
Icdm = 100 kA
Iđ.đm = 40 kA
II. Chọn máy cắt phía trung áp MBA ( AT5, AT6) : cấp điện áp
110kV
UđmMC> UđmMF = 110kV
Sđmtrungáp 125
IđmMC > ICB = 1, 05. =1,05. = 0.69 kA
U đmMBA . √ 3 110. √ 3

IcđmMC> IN2 = 1,498 kA


Iôđđđm> IXK = 1, 8. √ 2. I N2= 1, 8.√ 2.1,498 = 3,81Kap
Dựa vào các thông số trên ta chọn 14 tủ Máy cắt điện khí SF6 Crompton
GreavesLtd.120-SFM-32B có thông số:

Udm = 123 kV;

35
ĐỒ ÁN 1: NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

Idm = 3150 A;
Icdm = 31.5 kA ;
Idm = 80 kA.
Chú ý: Các thiết bị điện có Iđm> 1000 (A) không cần kiểm tra ổn định nhiệt.

36
ĐỒ ÁN 1: NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Giáo trình NHÀ MÁY ĐIỆN VÀ TRẠM BIẾN ÁP - PGS.NGUYỄN


HỮU KHÁI – NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
[2] PGS. Nguyễn Hửu Khái. Thiết kế nhà máy điện và trạm biến áp. Nhà
xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 1999
[2] Lã Văn Út, Phân tích và điều khiển ổn định hệ thống điện, NXB Khoa
học và kỹ thuật, Hà Nội, 2000

37

You might also like