You are on page 1of 32

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

VIỆN CƠ KHÍ
BỘ MÔN CƠ ĐIỆN TỬ

BÁO CÁO
THỰC TẬP SẢN XUẤT

Cơ sở thực tập: Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật Bảo An


Địa chỉ: Vân Tra, An Đồng, An Dương, Hải Phòng

Sinh viên :
MSV :
Lớp : CĐT5ĐH
Giáo viên phụ trách : TS. Hoàng Mạnh Cường

HẢI PHÒNG, THÁNG 9/2020


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP.........................................2
1.1. Thông tin về cơ sở thực tập....................................................................2
1.2. Hình ảnh về cơ sở thực tập....................................................................4
Chương 2: NỘI DUNG THỰC TẬP...............................................................11
2.1. Công việc được phân công thực hiện..................................................11
2.2. Thiết bị được tham gia vận hành........................................................13
2.2.1. Máy cưa sắt.....................................................................................13
2.2.2. Máy phay.........................................................................................17
2.2.3. Máy cắt dây.....................................................................................19
2.3. Hình ảnh về sản phẩm được tham gia chế tạo hoặc kiểm tra...........28
KẾT LUẬN........................................................................................................31
LỜI NÓI ĐẦU
Học phần thực tập sản xuất có vai trò quan trọng không chỉ với quá trình
học tập mà còn với cả công việc của sinh viên sau này. Kỳ thực tập này giúp
sinh viên được tiếp cận với nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn khi bước chân vào
trường đại học. Dù là thực tập sinh nhưng sinh viên vẫn phải hoàn thành công
việc được giao phù hợp với năng lực và yêu cầu hoàn thành đúng thời hạn như
một nhân viên công ty. Các hoạt động thực tế giúp sinh viên hiểu được mình sẽ
làm công việc như thế nào sau khi ra trường và có những điều chỉnh kịp thời,
cùng với việc rèn luyện phù hợp hơn sau khi thực tập xong. Quá trình áp dụng
các kiến thức học được trong nhà trường vào thực tế công việc giúp sinh viên
nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình và cần trang bị thêm những kiến
thức, kỹ năng gì để đáp ứng nhu cầu công việc. Trong thực tế, chương trình đào
tạo đã cung cấp hệ thống lý luận, lý thuyết hữu dụng về ngành nghề, cần được
áp dụng vào thực tiễn sinh động với đối tượng và môi trường nghề nghiệp cụ
thể. Vì thế, kỳ thực tập càng trở nên cần thiết đối với sinh viên. Đây cũng là cơ
hội để sinh viên học hỏi, rèn luyện phong cách làm việc và ứng xử trong các mối
quan hệ. Những trải nghiệm ban đầu này giúp sinh viên tự tin hơn sau khi ra
trường và đi tìm việc, giúp sinh viên không quá ảo tưởng dẫn đến thất vọng về
thực tế khi thực sự tham gia thị trường lao động. Trong quá trình thực tập, sinh
viên có thể thiết lập được các mối quan hệ trong nghề nghiệp của mình, điều này
rất hữu ích cho sinh viên khi ra trường. Nếu thực tập tốt, sinh viên còn có cơ hội
kiếm được việc làm ngay trong quá trình thực tập.

1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1. Thông tin về cơ sở thực tập

Hình 1. Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật Bảo An

- Tên cơ sở thực tập: Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật Bảo An.


- Địa chỉ: Vân Tra, An Đồng, An Dương, Hải Phòng.
- Ngành, nghề kinh doanh, sản xuất:
 Thương mại: cung cấp thiết bị điện tự động hóa cho các hãng
Autonics, Omron, Yaskawa, SMC, Siemens, LS, Fuji, Schneider,
Mitsubishi, Delta, Idec, ABB, Keyence, Chint,.... Kho hàng của Bảo
An luôn có sẵn hàng ngàn mã sản phẩm khác nhau đáp ứng nhanh,
kịp thời nhu cầu của khách hàng.
 Dịch vụ kỹ thuật:
Khảo sát, tư vấn, thiết kế, cung cấp, lắp đặt và chuyển giao công
nghệ:
+ Các dây chuyền sản xuất và máy móc, thiết bị;
+ Hệ thống điều khiển: tủ khởi động mềm, biến tần, Servo driver,
DC driver..., tủ PLC - HMI, tủ tích hợp theo yêu cầu công nghệ,
trạm SCADA....;
+ Hệ thống động lực: tủ RMU, tủ bù cos phi, tủ phân phối điện, tủ
chiếu sáng...;
+ Các giải pháp nâng cấp hệ thống, tiết kiệm năng lượng và nâng
cao hiệu suất máy.
2
Dịch vụ bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa.
 Dịch vụ đào tạo:
+ Tổ chức các khóa đào tạo đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên, công
nhân đáp ứng mọi yêu cầu công việc của tổ chức;
+ Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo: Thiết kế hệ thống tủ
điều khiển, Biến tần và các bộ điều khiển thông dụng, Lập trình
PLC và HMI, Hệ thống khí nén cơ bản, Hệ thống thủy lực cơ
bản... cho sinh viên và người đi làm.
 Cho thuê nhân sự chất lượng cao: Bảo An cung cấp dịch vụ cho thuê
chuyên gia tự động hóa để thực hiện một dự án hay một kế hoạch
nào đó của quý khách hàng. Với đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên giỏi,
chuyên nghiệp, Bảo An sẵn sàng cho thuê nhân sự thực hiện các
công việc sau:
+ Kiểm tra, cài đặt, nạp/ tải phần mềm, hiệu chỉnh, chạy thử các tủ
thiết bị máy sử dụng PLC, các loại màn hình hiển thị...;
+ Kiểm tra, đấu nối, hiệu chỉnh các thiết bị cảm biến, thiết bị chấp
hành;
+ Theo dõi hiệu chỉnh hệ thống thiết bị máy trong quá trình sản
xuất....
 Cơ khí chế tạo: Thiết kế, chế tạo máy theo yêu cầu của khách
hàng.
- Các sản phẩm chính của doanh nghiệp:
+ Các dây chuyền sản xuất và máy móc, thiết bị;
+ Hệ thống điều khiển: tủ khởi động mềm, biến tần, Servo driver,
DC driver..., tủ PLC - HMI, tủ tích hợp theo yêu cầu công nghệ,
trạm SCADA....;
+ Hệ thống động lực: tủ RMU, tủ bù cos phi, tủ phân phối điện, tủ
chiếu sáng...;
+ Các giải pháp nâng cấp hệ thống, tiết kiệm năng lượng và nâng
cao hiệu suất máy.

3
- Cơ cấu tổ chức:

- Cơ hội làm việc tại cơ sở thực tập của bản thân:


+ Công ty luôn tiếp nhận sinh viên thực tập quay trở lại công ty làm việc;
+ Công ty luôn tạo điều kiện cho sinh viên vừa làm đồ án, vừa làm việc
tại công ty.
1.2. Hình ảnh về cơ sở thực tập
- Mặt bằng và phân bố dây chuyền sản xuất:

Hình 2. Xưởng gia công

4
Hình 3. Xưởng lắp ráp

- Hình ảnh về cơ sở vật chất, nhà xưởng, trang thiết bị, máy móc tại doanh
nghiệp:

Hình 4. Máy CNC

5
Hình 5. Máy cưa sắt

Hình 6. Máy cắt dây CNC

6
Hình 7. Máy khoan

Hình 8. Máy phay

7
Hình 9. Máy phay

Hình 10. Máy CNC

Hình 11. Máy tiện

8
Hình 12. Bàn kiểm tra

- Hình ảnh về các sản phẩm sản xuất tại doanh nghiệp:

Hình 13. Máy phun sơn

Hình 14. Xe tự hành AGV

9
Hình 15. Máy phun sơn

Hình 16. Máy xếp thùng hàng lên Pallet

10
Chương 2: NỘI DUNG THỰC TẬP
2.1. Công việc được phân công thực hiện
- Học vẽ một số chi tiết máy và lắp ghép các tiết máy với nhau:

Hình 17. Blueprints Horizontal Stirling Motor

- Tham gia lắp ráp tại xưởng thi công:

11
Hình 18. Bàn băng tải ép giấy LG

Hình 19. Bàn xoay EBUS

12
Hình 20. Máy xếp Pallet

- Học cách sử dụng một số máy công cụ tại xưởng gia công.
2.2. Thiết bị được tham gia vận hành
2.2.1. Máy cưa sắt
- Chức năng của thiết bị: Dùng để cắt sắt cây, phôi thép, thép hộp, thép
khuôn mẫu, sắt ống, sắt đặc,… các loại vật liệu có kích thước lớn.
- Các hình ảnh về thiết bị:

Hình 21. Máy cưa sắt

13
Hình 22. Bảng điều khiển

1. Điều chỉnh góc của lưỡi cưa; 5. Tắt khẩn cấp;


2. Bật nguồn; 6. Điều chỉnh tốc độ xuống của lưỡi
cưa;
3. Nút gạt thủy lực điều chỉnh lưỡi 7. Điều chỉnh lực ép của thủy lực.
cưa và má kẹp phôi;
4. Nút bắt đầu chạy lưỡi cưa;

- Cách vận hành máy:


+ Bước 1: Kiểm tra lưỡi cưa, nguồn điện, nước làm mát;
+ Bước 2: Xoay nút bật nguồn;
+ Bước 3: Điều chỉnh góc của lưỡi cưa (cắt nghiêng hoặc cắt vuông góc);
+ Bước 4: Gạt cần gạt sang phải để kẹp chặt phôi;
+ Bước 5: Gạt cần gạt xuống để hạ lưỡi cưa xem lưỡi đã trùng với điểm cần
cắt hay chưa;
+ Bước 6: Nhấn nút bắt đầu chạy lưỡi cưa;
Sau khi cắt xong:
+ Bước 7: Gạt cần gạt lên trên để nâng lưỡi cưa lên;
+ Bước 8: Gạt cần gạt sang trái để bỏ kẹp phôi và đưa phôi ra ngoài.
- Một số sản phẩm cắt trên máy cưa sắt:
14
Hình 23. Thép hộp đang được cắt

Hình 24. Bản vẽ gia công

15
Hình 25. Thanh thép được cắt từ máy cưa

Hình 26. Phôi thép đặc được cắt từ máy cưa

2.2.2. Máy phay


- Chức năng của thiết bị: Làm nhẵn, làm phẳng, phay bề mặt,… của các
chi tiết gia công.
- Các hình ảnh về thiết bị:

16
Hình 27. Máy phay

Hình 28. Bảng điều khiển

- Cách vận hành máy:


+ Bước 1: Đọc bản vẽ, xác định chiều sâu cắt h.
17
+ Bước 2: Điều chỉnh bàn máy theo trục x, y đưa trục chính tiến lại bề
mặt cần phay.
+ Bước 3: Điều chỉnh hạ dần bát phay đến khi mũi phay cách bề mặt phôi
khoảng 10 mm thì dừng lại.
+ Bước 4: Quay tay quay trục z di chuyển bát phay dần chạm bề mặt phôi
(bắt đầu có phoi thoát ra thì dừng lại).
+ Bước 5: Di chuyển mũi phay tự động theo từng trục x, y để di chuyển
bát phay ra ngoài chi tiết.
+ Bước 6: Quay cần gạt hạ bát phay xuống theo lượng phay đã tính toán.
+ Bước 7: Di chuyển mũi phay tự động theo từng trục x, y để phay chi
tiết.
+ Bước 8: Tắt máy sau khi gia công xong.
- Sản phẩm gia công trên máy phay:

2.2.3. Máy cắt dây


- Chức năng của thiết bị:
+ Gia công các lỗ trong khuôn ép kim loại cần đảm bảo độ đồng tâm,…
+ Cắt các đường biên dạng phức tạp: biên dạng thân khai của bánh răng,
biên dạng cam, cắt đường có biên dạng spline,…
+ Cắt các mặt 3 chiều đặc biệt như bề mặt bánh răng nghiêng, bề mặt
cánh tuabin, các khối nón, khối xoắn ốc, khối parabol, khối elip…
- Các hình ảnh về thiết bị:

18
Hình 29. Máy cắt dây

- Cách vận hành máy:


 Bước 1: Mở công tắc nguồn, khởi động máy, kiểm tra dây cắt, puly, điện
cực, nước làm mát còn đủ điều kiện để tiếp tục hoạt động hay không;
 Bước 2: Gá đặt phôi lên bàn làm việc, đảm bảo hạn chế đủ các bậc tự do
tránh trường hợp đang gia công phôi bị văng ra gây nguy hiểm cho người
điều khiển;
 Bước 3: Vẽ hình cần gia công trên phần mềm AutoCad 2004;
(Đường thẳng ở dưới là đường dây đi vào)

 Bước 4: Chọn AutoCut → Chọn CreatPath1;


19
 Bước 5: Thiết lập các thông số rồi ấn OK;
Trong đó:
Offset value: Giá trị bù (với dây có đường kính dây là 0,18, ta điền
vào là 0,095 (vì để chi tiết cắt ra được chính xác nên khi điền bán kính
dây ta phải cộng thêm dung sai theo nhà sản xuất quy định));
Left, Right, None: là bù trái, phải và không bù. Tùy thuộc vào sản
phẩm cần gia công để chọn;
Pon, Poff: là thông số xung mở, xung đóng (1 xung tương ứng
0,25 μs );
IP: độ lớn dòng điện được mở ra để gia công. Tùy theo phôi gia
công dày hay mỏng, bề mặt sản phẩm gia công cần độ nhám ra sao mà ta
đưa ra mức mở đóng điện phù hợp;
V-F: là tần số gia công, với phôi thép tốt, phù hợp gia công tia lửa
điện thì V-F được đặt theo chiều dày phôi: 0 - 50 mm đặt là 1, 50 - 100
mm đặt là 2, 100 - 150 mm đặt là 3,…;
Max Speed: Tốc độ gia công tối đa;
Voltage: Chế độ điện áp Cao hoặc Thấp;
Wire: Tốc độ quay quả lô: tốc độ chậm dần từ 1 đến 3, với chế độ
cắt 1 lần thì Wire = 1.

20
Đường màu xanh là đường sản phẩm sau khi cắt;
Đường màu đỏ là đường dây cắt;
Mũi tên hướng lên là đường đi dây cắt đã được chọn ở trên.

 Bước 6: Gửi file sang phần mềm WireCut:


+ Chọn Autocut;
+ Chọn Send Path To Wirecut;

21
+ Chọn 1 Card hoặc Demo, kéo chuột bôi đen toàn bộ hình vừa thiết
lập và bấm Enter;

Như vậy file được gửi sang WireCut để thực hiện gia công.

22
 Bước 7: Thiết lập bàn làm việc của máy, điều chỉnh các trục x, y về 0 để
khi làm việc nếu bị đứt dây ta không phải thiết lập chạy lại từ đầu mà chỉ
cần nhập tọa độ để dây tiếp tục chạy theo đường cũ.

 Bước 8: Vận hành, nhấn:


+ F6: Khóa trục chuyển động x, y;
23
+ F5: Bật bơm nước;
+ F4: Lô dây quay;
+ F3: Hiển thị bảng điều chỉnh thông số trước khi chạy (thường sẽ
để mặc định), nhấn OK để máy bắt đầu gia công.

Sau khi hoàn thành gia công trên màn hình xuất hiện thông báo Task
Finish, bấm OK để kết thúc chương trình và lấy sản phẩm ra.

- Một số sản phẩm gia công trên máy cắt dây:

24
Hình 30. Phôi ban đầu

Hình 31. Đường đi dây trên phần mềm

Hình 32. Sản phẩm sau khi cắt xong

25
Hình 33. Chi tiết được hàn lên Zig

Hình 34. Bản vẽ gia công biên dạng ngoài

26
Hình 35. Sản phẩm sau khi gia công

2.3. Hình ảnh về sản phẩm được tham gia chế tạo hoặc kiểm tra

Hình 36. Bàn băng tải ép giấy LG

- Công dụng: Dùng để ép bìa giấy, bao bì đóng gói sản phẩm

27
Hình 37. Bàn xoay EBUS

- Công dụng: Sử dụng để điều chỉnh góc quay gá lắp những vật nặng, giảm
bớt nhân công.

Hình 38. Chỉnh sửa bàn xoay EBUS

- Lỗi gặp phải: Quay tay quay bị nặng ngay cả khi không tải.
- Nguyên nhân: Do gối trơn trước, gối trơn sau và vít-me không thẳng
hàng.
- Cách khắc phục:
+ Nếu gối trước hoặc gối sau thấp hơn vít-me, kê sim vào gối trước hoặc
gối sau.
28
+ Nếu gối trước hoặc gối sau cao hơn vít-me, phay gối trước hoặc gối sau.

Hình 39. Máy xếp Pallet

- Công dụng: Lưu trữ, cất pallet khi không sử dụng.


- Cách thức hoạt dộng: Xe đưa pallet vào cửa (ô màu vàng), người điều
khiển sẽ nâng lên đến tầng trống, điều khiển hệ thống xích chạy để đưa pallet
vào trong (khoang màu xanh), pallet chạy đến cuối sẽ dừng lại.

29
KẾT LUẬN
Đợt thực tập này đã mang lại cho bản thân em nhiều điều bổ ích như: khả
năng thích ứng với môi trường mới, mạnh dạn trao đổi đóng góp ý kiến khi làm
việc,…. Đồng thời cũng bồi dưỡng thêm những kiến thức ngoài các kiến thức đã
được học tại trường:
- Về kiến thức:
+ Củng cố kiến thức 1 số môn học như: Công nghệ chế tạo cơ khí (thực
hành khoan, taro lỗ; kiểm tra độ phẳng, độ đồng tâm các lỗ;….), Vẽ kỹ
thuật cơ khí (đọc bản vẽ gồm nhiều chi tiết máy để dựng lại hình 3D, hỗ
trợ lắp ráp,…).
+ Các biện pháp, nguyên tắc và quy tắc an toàn trong cơ khí.
- Kỹ năng:
+ Vận hành được 1 số máy công cụ như máy cưa sắt, máy phay và sử
dụng thành thạo máy cắt dây;
- Thu nhập: Không có.
- Đánh giá của bản thân về quá trình học tập tại trường:
+ Kiến thức, kỹ năng đã được học đáp ứng được công việc mà cơ sở thực
tập phân công thực hiện như: lấy dấu, khoan lỗ, đọc bản vẽ lắp ráp, đọc
bản vẽ gia công chi tiết trên máy cắt dây,….
+ Các kiến thức, kỹ năng cần được bổ sung:
 Kiến thức về vật liệu cơ khí, CNC;
 Kỹ năng mềm: Khả năng giao tiếp.
+ Sau đợt thực tập này, em thấy việc học các môn trên trường rất quan
trọng, vì có lý thuyết chúng ta mới làm được việc, nếu không có lý thuyết,
chúng ta không biết bắt đầu làm công việc này như thế nào để đạt hiệu quả cao
nhất.

30

You might also like