You are on page 1of 5

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN Độc lập – Tự do - Hạnh phúc


KHOA: MÔI TRƯỜNG, BĐKH VÀ ĐÔ THỊ
------------------------------
Bộ môn: Kinh tế& Quản lý Đô thị
ĐỀ KIỂM TRA

ĐỀ SỐ: 01 HỌC PHẦN: Kinh tế đô thị

Câu 1: Tại sao nói giáo dục là đầu tư cho tương lai? Anh/ chị hãy phân tích mối quan hệ giữa giáo
dục và xóa đói giảm nghèo ở đô thị? Lấy ví dụ minh họa thực tế?
Câu 2: Với tư cách là lãnh đạo chính quyền đô thị, anh/ chị sẽ có giải pháp gì để thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế đô thị? Vận dụng thực tế vào trường hợp một đô thị cụ thể?
Câu 3: Giả sử hàm sản xuất của một vùng đô thị được biểu diễn như sau:
Y = AKαLβ. Trong đó: Y là sản lượng, K là tư bản, L là lao động, A hệ số phản ánh trình độ khoa
học công nghệ, α và β là các hệ số
Dựa vào hàm sản xuất hãy xác định hệ số co giãn của sản lượng theo tư bản, và hệ số co giãn của
sản lượng theo lao động.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
KHOA: MÔI TRƯỜNG, BĐKH VÀ ĐÔ THỊ
------------------------------
Bộ môn: Kinh tế& Quản lý Đô thị
ĐỀ KIỂM TRA

ĐỀ SỐ: 02 HỌC PHẦN: Kinh tế đô thị

Câu 1: Anh/chị hãy phân tích lợi ích và những bất lợi trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở đô thị?
Lấy ví dụ minh họa thực tế?
Câu 2: Anh/chị hãy phân tích các phương pháp xác định giá cả đất đai đô thị? Những nhân tố ảnh
hưởng đến giá đất ở đô thị? Vận dụng thực tế vào trường hợp một đô thị cụ thể?
Câu 3: Giả sử hàm sản xuất của một vùng đô thị được biểu diễn như sau:
Y = AKαLβ. Trong đó: Y là sản lượng, K là tư bản, L là lao động, A hệ số phản ánh trình độ khoa
học công nghệ, α và β là các hệ số. Dựa vào hàm sản xuất trên
a, Hãy chứng minh phương trình tăng trưởng kinh tế cho vùng đô thị là y = a+αk + βl (y= dY/Y,
k=dK/K, l=dL/L).
b, Cho biết α = 0,3 β = 0,7 tốc độ tăng trưởng của khoa học kỹ thuật (a= dA/A) là 0,09; tốc độ tăng
tư bản (k=dK/K) và tốc độ tăng lao động (l=dL/L) được xác định từ công thức sau:
k = s+j: Tốc độ tăng tư bản k phụ thuộc vào tỷ lệ tiết kiệm trong vùng s = 0,04, tỷ lệ đầu tư từ ngoài
vào vùng đô thị j = 0,08.
l = n+m: Tốc độ tăng lao động l phụ thuộc vào tốc độ tăng lao động tự nhiên của vùng đô thị n =
0,03; lao động di cư từ ngoài vùng đô thị m = 0,06.
Hãy xác định tốc độ tăng sản lượng y =dY/Y của vùng đô thị?
Hãy tính tỷ lệ phần trăm tăng trưởng y nhờ:
Tỷ lệ tăng lao động tự nhiên
Tỷ lệ tăng lao động từ bên ngoài chuyển đến
Tăng trưởng tư bản nhờ tiết kiệm
Tăng trưởng tư bản nhờ nguồn vốn từ bên ngoài
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
KHOA: MÔI TRƯỜNG, BĐKH VÀ ĐÔ THỊ
------------------------------
Bộ môn: Kinh tế& Quản lý Đô thị
ĐỀ KIỂM TRA

ĐỀ SỐ: 03 HỌC PHẦN: Kinh tế đô thị

Câu 1: Anh/chị hãy phân tích các ngoại ứng từ quá trình đô thị hóa đến giao thông đô thị? Làm thế
nào để khắc phục hạn chế đó? Lấy ví dụ minh họa thực tế?
Câu 2: Anh/chị hãy phân tích các giải pháp kinh tế nhằm hạn chế người dân Hà Nội sử dụng phương
tiện giao thông cá nhân và khuyến khích họ sử dụng phương tiện giao thông cộng cộng? Giải thích ý
nghĩa kinh tế của các giải pháp nêu trên?
Câu 3: Giả sử có số liệu thống kê về sản xuất và sử dụng sản phẩm của một đô thị dưới dạng bảng
IO như sau, hãy tính các số nhân của các ngành.

Ngành Máy tính Dây điện Hàng địa Lao động Xuất khẩu Tổng số
phương
Máy tính 0 300 150 180 1370 2000
Dây điện 400 0 0 0 600 1000
Hàng địa phương 0 0 0 2500 0 2500
Lao động 1000 600 2000 0 0 3600
Nhập khẩu 600 100 350 920 0 1970
Tổng số 2000 1000 2500 3600 1970
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
KHOA: MÔI TRƯỜNG, BĐKH VÀ ĐÔ THỊ
------------------------------
Bộ môn: Kinh tế& Quản lý Đô thị
ĐỀ KIỂM TRA

ĐỀ SỐ: 04 HỌC PHẦN: Kinh tế đô thị

Câu 1: Anh/chị hãy phân tích phương pháp nghiên cứu những cơ cấu kinh tế chủ yếu trong kinh tế
đô thị? Lấy ví dụ minh họa thực tế?
Câu 2: Anh/ chị hãy phân tích ưu và nhược điểm của một số biện pháp giảm tắc nghẽn giao thông
đô thị? Vận dụng thực tế vào trường hợp một đô thị cụ thể?
Câu 3: Hãy hoàn thiện bảng IO và tính các số nhân; giải thích ý nghĩa kết quả.

Ngành Máy tính Dây điện Hàng địa Lao động Xuất khẩu Tổng số
phương
Máy tính 350 ? 300 1150 2000
Dây điện 500 ? 1000
Hàng địa phương 2500 ?
Lao động 1000 600 2000 3600
Nhập khẩu ? ? 300 ? 1650
Tổng số 2000 ? ? 3600 ?
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
KHOA: MÔI TRƯỜNG, BĐKH VÀ ĐÔ THỊ
------------------------------
Bộ môn: Kinh tế& Quản lý Đô thị
ĐỀ KIỂM TRA

ĐỀ SỐ: 05 HỌC PHẦN: Kinh tế đô thị

Câu 1: Anh/chị hãy phân tích lợi ích và những bất lợi trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở đô thị?
Lấy ví dụ minh họa thực tế?
Câu 2: Anh/chị hãy phân tích các ngoại ứng khi dân cư đô thị chọn nơi cư trú với mục tiêu cực tiểu
hoá chi phí đi lại? Vận dụng thực tế vào trường hợp một đô thị cụ thể?
Câu 3: Giả sử trong trung tâm đô thị có hai doanh nghiệp ngành công nghiệp sản xuất hàng
xuất khẩu tại vị trí trung tâm đô thị. Doanh nghiệp ngành 1 giá hàng hóa xuất khẩu P1 là 40.000 đ/
đơn vị, chi phí vận chuyển Z1 trong thành phố 1.000 đ/đơn vị/km, chi phí khác C1 (vốn, lao động...)
20.000 đ/đơn vị. Doanh nghiệp sản xuất bình quân Q1 là 400 SP/ha, diện tích thuê là S1.Doanh
nghiệp ngành 2 giá hàng hóa xuất khẩu P2 là 80.000 đ/ đơn vị, chi phí vận chuyển Z2 trong thành
phố 4.000 đ/đơn vị/km, chi phí khác C2 (vốn, lao động...) 40.000 đ/đơn vị. Doanh nghiệp sản xuất
bình quân Q2 là 300 SP/ha, diện tích thuê là S2. Yêu cầu:
1. Xác định giá thuê đất mỗi doanh nghiệp của 2 ngành tương ứng với lợi nhuận kinh tế
bằng 0?
2. Hai doanh nghiệp ngành trên nên đặt cách trung tâm thành phố tối đa là bao nhiêu km?
3. Tại vị trí nào thì hai doanh nghiệp ngành trên có giá thuê đất bằng nhau?
4. Giả sử giá thuê đất đều là 1.000.000 đ/ha , hãy xác định vị trí mỗi doanh nghiệp của
ngành để giá thuê đất bằng giá nêu trên?

You might also like