You are on page 1of 11

UBNH HUYỆN LONG THÀNH

TRƯỜNG THCS LONG PHƯỚC

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ 1 - MÔN NGỮ VĂN 9


NĂM HỌC: 2021-2022
Câu 1: Các từ “hoa” trong những câu thơ sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc?
A. Năng lòng xót liễu vì hoa
Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa.
B. Cỏ non xanh rơn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
C. Đừng điều nguyệt nọ hoa kia
Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai.
D. Cửa sài vừa ngỏ then hoa
Gia đồng vào giử thư nhà mới sang.
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
Câu 2: Câu thơ “Mai cốt cách tuyết tinh thần” nói lên nội dung gì?
A. Miêu tà vẻ đẹp của cây mai và tuyết trắng.
B. Gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ.
C. Nói lên cốt cách và tinh thần trong sáng của nhà thơ.
D. Gới thiệu vẻ đẹp chung của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Câu 3: Câu thơ “Làn thu thuỷ nét xuân sơn” miêu tả vẻ đẹp nào của Thuý Kiều?
A. Vẻ đẹp của đôi mắt.
B. Vẻ đẹp của làn da.
C. Vẻ đẹp của mái tóc.
D. Vẻ đẹp của dáng đi.
Câu 4: Cụm từ “Nghề riêng” nói về cái tài nào của Thuý Kiều?
A. Tài chơi cờ C. Tài đánh đàn.
B. Tài làm thơ. D. Tài vẽ.
Câu 5: Qua cung đàn mà Kiều sáng tác, em hiểu thêm điều gì về nhân vật này?
A. Là người luôn vui vẻ, tươi tắn.
B. Là người có trái tim đa sầu đa cảm.
C. Là người gắn bó với gia đình.
D. Là người có tình yêu chung thuỷ.
Câu 6: Các từ “sân lai”, “gốc tử” được gọi là gì?
A. Các định ngữ. C. Các vị ngữ.
B. Các điển cổ D. Các chủ ngữ.
Câu 7: Trong các câu sau, câu nào sai về lỗi dùng từ?
A. Khủng long là loài động vật đã bị tuyệt tự.
B. Truyện Kiều là một tuyệt tác văn học bằng chữ Nôm của Nguyễn Du.
C. Ba tôi là người chuyên nghiên cứu những hồ sơ tuyệt mật.
D. Cô ấy có vẻ đẹp tuyệt trần.
Câu 8: Câu thơ “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. So sánh. C. Hoán dụ.
B. Nhân hoá D. Liệt kê.
Câu 9: Cụm từ “súng bên súng” nói lên điều gì?
A. Những người lính cùng chung nhiệm vụ chiến đấu.
B. Tả thực những khẩu súng nằm cạnh bên nhau.
C. Nói lên sự đụng độ giữa quân ta và quân địch.
D. Những người lính đang canh gác trên chiến hào.
Câu 10: Từ “đầu” trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc?
A. Đầu bạc răng long.
B. Đầu súng trăng treo.
C. Đầu non cuối bể.
D. Đầu sóng ngọn gió.
Câu 11: Tác giả đã đặt ông Hai vào tình huống như thế nào để ông tự bộc lộ tính cách
của mình?
A. Ông Hai không biết chữ, phải đi nghe nhờ người khác đọc.
B. Tin làng ông theo giặc mà tình cờ ông nghe được từ những người tản cư.
C. Bà chủ nhà hay dòm ngó, nói bóng, nói gió vợ chồng ông Hai.
D. Ông Hai lúc nào cũng nhớ da diết cái làng Chợ Dầu của mình.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 12 đến 16
Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con
anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước vừa khom ngưòi đưa tay
đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác lạ lùng. Còn anh, anh
không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài trên má phải lại đỏ ửng lên, giần
giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm
bước tới, giọng lặp bặp run run …
Câu 12: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào?
A. Làng.
B. Lặng lẽ SaPa.
C. Chiếc lược ngà.
D. Cố hương.
Câu 13: Đoạn văn trên có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự và biểu cảm.
B. Miêu tả và biểu cảm.
C. Tự sự và miêu tả.
D. Biểu cảm và thuyết minh.
Câu 14: Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
A. Sự hiểu làm giữa bé Thu với ông Sáu.
B. Nổi nhớ thương của ông Sáu với đứa con gái của mình.
C. Sự xúc động của ông Sáu khi nhìn thấy con và sự ngạc nhiên của bé Thu khi gặp cha
mình.
D. Sự lạnh lùng của bé Thu khi gặp cha.
Câu 15: Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai?
A. Ông Sáu.
B. Bé Thu.
C. Bạn ông Sáu.
D. Mẹ bé Thu.
Câu 16: Văn bản có đoạn trích trên của tác giả nào?
A. Kim Lân.
B. Nguyễn Thành Long
C. Nguyễn Quang Sáng
D. Nguyễn Minh Châu.

Đọc ba khổ thơ và trả lời câu hỏi từ 17 đến câu 20:

Không có kính không phải vì xe không có kính


Bom giật bom rung kinh vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng


Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.

Không có kính, ừ thì có bụi,


Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
(Ngữ văn 9 - Tập 1)
Câu 17: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào ?
A. Đồng chí C. Bài thơ về tiểu đội xe không kính
B. Đoàn thuyền đánh cá D. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Câu 18. Tác giả của đoạn trích trên là ai ?
A. Nguyễn Khoa Điềm B. Huy Cận
C. Phạm Tiến Duật D. Chính Hữu
Câu 19. Đoạn trích trên thuộc thể thơ:
A. Tự do C. Song thất lục bát
B. Thất ngôn bát cú đường luật. D. Tứ tuyệt
Câu 20 Hình ảnh nổi bật trong đoạn trích trên là gì ?
A. Bụi phun tóc người già.
B. Bầu trời đầy ánh sao sáng.
C. Con đường bụi bặm.
D. Những chiếc xe không có kính và người lính lái xe Trường Sơn.
Câu 21. Điền từ thích hợp vào chỗ trống (…)
“Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”
  Khổ thơ trên có sử dụng biện pháp…………………gợi lên hình ảnh người lính lái xe trong
hoàn cảnh đầy thử thách, khó khăn gian khổ nhưng tâm hồn vẫn trẻ trung, lạc quan và lãng
mạn .
Câu 22. Tác phẩm nào được mệnh danh là “ Thiên cổ kì bút”?
A. Truyện Lục Vân Tiên. B. Chuyện củ trong phủ chúa Trịnh.
C.Truyện Kiều. D.Truyền kì mạn lục
Câu 23. Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm thuộc thể loại nào ?
A. Tiểu thuyết lịch sử. B. Truyện truyền kì.
C. Truyện thơ Nôm. D. Tùy bút.
Câu 24.. Đoạn trích nào thiên về miêu tả nội tâm nhân vật ?
A. Lục Vân tiên cứu kiều Nguyệt Nga. B. Chị em Thúy Kiều.
C. Cảnh ngày xuân. D. Kiều ở lầu Ngưng bích.
Câu 25.. “Thiếp con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum hợp chưa thỏa tình chăn gối,
chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn
từng đã nguôi lòng ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót” ( Trích Chuyện người con gái
Nam Xương – Nguyễn Dữ )
Từ “ một tiết” trong đoạn văn trên có nghĩa gì ?
A. Giữ gìn không cho ai biết nỗi lòng. B. Giữ gìn những kỉ niệm.
C. Giữ gìn nhan sắc. D. Giữ trọn lòng thủy chung và phẩm giá.
Câu 26. “ Nửa đêm ngày mồng 3 tháng giêng, năm Kỉ Dậu. Vua Quang Trung tới làng
(....), huyện (....) lặng lẽ vây kín làng ấy, rồi bắc loa truyền gọi, tiếng quân lính luân phiên
nhau dạ ran để hưởng ứng, nghe như có hơn vài vạn người. Trong đồn ai nấy rụng rời sợ
hãi, liền xin ra hàng, lương thực, khí giới đều bị quân Nam lấy hết.” ( Trích Hoàng Lê
nhất thống chí – Ngô Gia văn phái )
Đoạn trích kể về sự việc nào ?
A. Diễn biến trận đánh ở sông Gián. B. Diễn biến trận đánh ở Hà Hồi.
C. Diễn biến trận đánh ở Ngọc Hồi. D. Diễn biến trận đánh ở trong thành Thăng Long
Câu 27..Khi ra đến Phú Xuân, vua Quang Trung đã đến gặp nhân vật nào để bàn việc
quân?
A. Lê Chiêu Thống B. Nguyễn Thiếp C. Ngô Thời Nhậm D. Ngô Văn Sở
Câu 28.. Giá trị nhân đạo trong đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” được thể hiện ở chỗ:
A. Tố cáo bọn quan lại, sai nha.
B. Ca ngợi tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều.
C.Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của con người.
Câu 29. Chủ đề ca ngợi tinh thần “ Vì nghĩa quên mình” được thể hiện trong đoạn trích
nào?
A. Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
B. Chị em Thúy Kiều.
C. Lục Vân tiên gặp nạn.
D. Cảnh ngày xuân.
Câu 30. Nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” thế nào?
A. Sử dụng những hình ảnh tượng trưng, ước lệ.
B.Sử dụng nghệ thuật đòn bẩy.
C. Nghệ thuật miêu tả nội tâm thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại cà tả cảnh ngụ tình.
D. Miêu tả theo trình tự thời gian.
Câu 31.. Những câu thơ nào sau đây thuộc ngôn ngữ độc thoại?
A. Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.
B. Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười.
C. Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
D. Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ ?
- Đọc hai khổ thơ và trả lời câu hỏi
Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em
Nhưng làm được những điều phi thường lắm
Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm
Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.
 
Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao
Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng
Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận
Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy
( Trích “ Đất nước ở trong tim” – Chu Ngọc Thanh)
Câu 32: Đoạn thơ trên nói về sự kiện gì?
A. Cả nước ta đồng lòng chống thiên tai, lũ lụt.
B. Cả nước ta đồng lòng chống dịch sốt suất huyết
C. Cả nước ta đồng lòng chống dịch Covit19
D. Cả nước ta đồng lòng chống dịch cúm
Câu 33: Để học tốt môn Ngữ văn trong thời gian học trực tuyến, em cần phải làm gi?
A. Tắt camera khi học
B. Không phát biểu xây dựng bài trong lớp học
C. Đọc bài , hoàn thành các phiếu học tập cô giao trước khi vào tiết học.
D. Chỉ cần học trong lớp trực tuyến, không cần làm bài tập.
Câu 34: Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá viết về vùng biển nào?

   A. Sầm Sơn (Thanh Hóa) B. Hạ Long (Quảng Ninh)

C. Đồ Sơn (Hải Phòng) D. Cửa Lò (Nghệ An)

Câu 35: Tìm biện pháp tu từ trong câu thơ sau:

Đêm thở sao lùa nước Hạ Long

   A. Nhân hóa C. Nhân hóa và Ẩn dụ

   B. Ẩn dụ D. Hoán dụ

   Câu 36: Nội dung các “câu hát” trong bài thơ có ý nghĩa như thế nào?

   A. Biểu hiện của sức sống căn tràn của thiên nhiên

   B. Biểu hiện niềm vui, sự phấn chấn của người lao động

   C. Thể hiện sự vô địch của con người

   D. Thể hiện sự bao la, hùng vĩ của biển cả

Câu 37: Câu thơ nào cho thấy việc đánh cá là công việc thường xuyên của người dân
chài?

   A. Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng

   B. Dàn đan thế trận lưới vây giăng

   C. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

   D. Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời

Câu 38: Khổ thơ cuối nói về khoảng thời gian nào khi đoàn thuyền đánh cá trở về

   A. Bình minh C. Đêm tối

   B. Hoàng hôn D. Giữa trưa

   
   

Câu 39: Bài thơ Bếp lửa của ai sáng tác?

   A. Lưu Quang Vũ C. Huy Cận

   B. Bằng Việt     D. Nguyễn Minh Châu

Câu 40: Nội dung chính của bài thơ là gì?

   A. Miêu tả vẻ đẹp của hình ảnh bếp lửa mỗi buổi sớm mai

   B. Nói về tình cảm sâu nặng, thiêng liêng của người cháu đối với người bà

   C. Nói về tình cảm yêu thương của người bà dành cho con và cháu

   D. Nói về tình cảm nhớ thương của người con dành cho cha mẹ đang chiến đấu ở xa.

Câu 41: Hai câu thơ “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi/ Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy”
nhắc tới sự kiện lịch sử nào?

   A. Ngày kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp

   B. Ngày tổng khởi nghĩa năm 1945

   C. Nạn đói năm 1945

   D. Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Câu 42: Chuyện Lặng lẽ Sa Pa có nhân vật chính là ai?

   A. Ông họa sĩ C. Bác lái xe

   B. Cô kĩ sư D. Anh thanh niên

   Câu 43: Cốt truyện của Lặng lẽ Sa Pa là gì?

   A. Cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí
tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa

   B. Cuộc nói chuyện thú vị giữa người lái xe lên Sa Pa với cô kĩ sư và ông họa sĩ già

   C. Anh thanh niên làm công tác trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa tự kể về cuộc đời mình

   D. Cuộc gặp gỡ giữa những người đang sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa
nhưng trước đó chưa biết về nhau

Câu 44: Trong tác phẩm, anh thanh niên chủ yếu được tác giả miêu tả bằng cách nào?
   A. Tự giới thiệu về mình

   B. Được tác giả miêu tả trực tiếp

   C. Hiện ra qua sự nhìn nhận, đánh giá của các nhân vật khác

   D. Được giới thiệu qua lời kể của ông họa sĩ già

Câu 45: Câu “Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động
mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến
đấu” có tác dụng gì?

   A. Giới thiệu hoàn cảnh sống của anh thanh niên

   B. Giới thiệu công việc của anh thanh niên

   C. Giới thiệu cảnh sống của anh thanh niên

   D. Giới thiệu đặc điểm khí hậu, thời tiết của Sa Pa

Câu 46: “Không, bác đừng mất công vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư vườn
rau dưới Sa Pa…!... Hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu ở dưới ấy
đấy. Câu nói này thể hiện nhân vật anh thanh niên có nét đẹp nào?

   A. Dũng cảm, gan dạ

   B. Khiêm tốn, thành thực

   C. Chăm chỉ, cần cù

   D. Cởi mở, hào phóng

Câu 47: Câu văn nào sử dụng lời nói gián tiếp?

   A. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toét, mặc, cháu gan lì nhất định không ngồi xuống

   B. Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá

   C. Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều

D. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian

Câu 48: Phương châm về lượng là gì?

   A. Khi giao tiếp cần nói đúng sự thật

   B. Khi giao tiếp không được nói vòng vo, tối nghĩa

   C. Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp
   D. Khi giao tiếp không nói những điều mình không tin là đúng

Câu 49: Chương trình lớp 9, em được học mấy phương châm hội thoại?

   A. 4        B. 5

   C. 6       D. 7

Câu 50: Phương châm quan hệ là gì?

   A. Khi giao tiếp cần nói lịch sự, tế nhị

   B. Khi giao tiếp cần tôn trọng người khác

   C. Khi giao tiếp chú ý ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ

   D. Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề

Câu 51: Câu thành ngữ “Dây cà ra dây Muống” vi phạm phương châm hội thoại nào?

   A. Phương châm cách thức

   B. Phương châm quan hệ

   C. Phương châm về lượng

   D. Phương châm về chất

Câu 52: Xác định phương châm hội thoại của câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”?

   A. Phương châm quan hệ

   B. Phương châm lịch sự

   C. Phương châm cách thức

   D. Phương châm về lượng

Câu 53: Phương châm hội thoại nào được thể hiện trong đoạn trích sau:

- Về đến nhà, A Phủ lẳng vai ném nửa con bò xuống gốc đào trước cửa. Pá Tra bước ra
hỏi:

- Mất mấy con bò?

A Phủ trả lời tự nhiên:

- Tôi về lấy súng, thế nào cũng bắn được. Con hổ này to lắm.
   A. Phương châm quan hệ

   B. Phương châm cách thức

   C. Phương châm về chất

D.Phương châm về lượng

Câu 54: Dòng nào dưới đây chứa từ tượng hình?

   A. Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi

   B. Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối

   C. Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần

   D. Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều

Câu 55: Câu thơ nào dưới đây chứa từ tượng thanh?

   A. Lưng đưa nôi và tim hát thành lời

   B. Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long

   C. Nhìn nhau mặt lấm cười haha

   D. Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi

Câu 56: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ sau:

Thà rằng liều một thân con

Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây.

   A. Nhân hóa

   B. So sánh

   C. Ẩn dụ

   D. Hoán dụ

Câu 57: Câu văn nào sau đây sử dụng lời dẫn trực tiếp?

   A. Còn nhà họa sĩ và cô gái nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ

   B. Họa sĩ thầm nghĩ: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp
gấp chăn chẳng hạn”
   C. Người con trai mừng quýnh cầm cuốn sách còn đang cười cười nhìn khắp khách đi xe
bây giờ xuống đất tất cả

   D. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa

Câu 58: Truyện ngắn Làng viết về đề tài gì?

   A. Người trí thức

   B. Người nông dân

   C. Người phụ nữ

   D. Người lính

Câu 59: Từ “lắp bắp” trong câu “ông Hai quay phắt lại lắp bắp hỏi” có nghĩa là gì?

   A. Mấp máy phát ra những tiếng rời rạc và lắp lại, không nên lời, nên câu

   B. Nói không rõ tiếng như đang ngậm cái gì trong miệng

   C. Không phát âm được một số âm do có tật hoặc nói chưa sõi

   D. Cảm động vì những người gặp lại cùng làng lên tản cư

Câu 60: Vì sao ông Hai yêu làng nhưng không quay về làng khi bị mụ chủ nhà đuổi
khéo, không còn chỗ để đi, hơn nữa ông lại còn thù cái làng của mình?

   A. Vì ông yêu làng theo Tây thì ông phải thù, tình yêu nước rộng lớn hơn

   B. Vì giặc Tây đã đốt cháy nhà của ông nên gia đình ông không có chỗ để quay về

   C. Vì ông không ưa những tên kì mục và hào lí áp bức dân làng ông

   D. Vì ông muốn tìm cuộc sống ổn định, no đủ hơn cho làng quê nghèo của ông

Câu 61: Mục đích của ông Hai trò chuyện với đứa con út là gì?

   A. Để bày tỏ lòng yêu thương một cách đặc biệt đứa con út của mình

   B. Để cho bớt cô đơn và buồn chán vì không có ai để nói chuyện

   C. Để thổ lộ nỗi lòng và làm vơi bớt nỗi buồn khổ

   D. Để mong thằng Húc hiểu được tấm lòng ông

Câu 62: Đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí thuộc hồi thứ bao nhiêu?

   A. Hồi thứ 12
   B. Hồi thứ 14

   C. Hồi thứ 16

   D. Hồi thứ 17

Câu 63: Quê hương của Nguyễn Du ở đâu?

   A. Thanh Miện, Hải Dương

   B. Nghi Xuân, Hà Tĩnh

   C. Can Lộc, Hà Tĩnh

   D. Thọ Xuân, Thanh Hóa

Câu 64: Tác phẩm truyện Kiều được mượn cốt truyện của truyện nào?

   A. Truyện Lục Vân Tiên

   B. Truyện Tống Trân- Cúc Hoa

   C. Kim Vân Kiều truyện

   D. Sở kính tân trang

Câu 65: Nội dung chính của các câu thơ sau là gì?

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

   A. Miêu tả các vùng đất khác nhau của đất nước ta

   B. Nói lên sự khắc nghiệt của thiên nhiên ta

   C. Nói lên sự đối lập giữa các vùng miền của đất nước ta

   D. Nói lên hoàn cảnh xuất thân của những người lính

You might also like