You are on page 1of 30

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG TRẦM CẢM Ở HỌC SINH

TRƯỜNG THPT HÀ NỘI – AMSTERDAM

MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Một số người cho rằng: trầm cảm là một căn bệnh tâm lý của người lớn. Nhưng
hiện nay, rất nhiều nghiên cứu cho rằng trầm cảm diễn ra ở cả trẻ em và đặc biệt là học
sinh trung học. Theo các chuyên gia y tế và giáo dục, ở độ tuổi học sinh, do những
thay đổi về hormone tăng trưởng trong giai đoạn dậy thì khiến khả năng kiềm chế tâm
lý rất kém. Và đối với các bạn học sinh do phải chịu áp lực từ nhiều phía, nhiều sự
thay đổi của đời sống nên gây ra rất nhiều biến đổi về mặt tâm, sinh lí. Đó là một loạt
các trạng thái khác nhau như lo âu, chán nản, buồn bã, mệt mỏi, vô vọng, cô đơn...
Ngày nay trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến và gia tăng
thành xu hướng ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Trầm cảm là một vấn đề lớn cần được quan tâm đặc biệt là công tác chăm sóc sức
khỏe cộng đồng. Những người bị trầm cảm sẽ không yêu cầu mọi người một cách trực
tiếp nhưng lại là người cần sự giúp đỡ nhất.
Như vậy, trầm cảm âm thầm bào mòn con người, âm thầm cướp đi bạn bè,
người thân và ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống như vui chơi và học tập
của các bạn học sinh trung học. Tuy nhiên, khi rơi vào tình trạng cô lập, ít ai cảm nhận
được dấu hiệu của chúng. Thật khó để biết cách đối phó với trầm cảm, đặc biệt là khi
nó kéo dài suốt một khoảng thời gian. Nên không phải ai cũng có sự nhận thức đúng
đắn về vấn để này. Sự hiểu biết không đầy đủ về trầm cảm cũng có nguy cơ tăng mạnh
đối với những cá nhân có dấu hiệu hoặc nguy cơ mắc trầm cảm từ trước đó. Học sinh
có dấu hiệu trầm cảm nhưng không có hiểu biết về cách tự mình giải quyết hay cố tình
lảng tránh đều có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, chúng tôi quyết
định nghiên cứu đề tài này nhằm khảo sát thực trạng trầm cảm ở học sinh trường
THPT Hà Nội - Amsterdam và đưa ra một số giải pháp giúp các em thoát khỏi cái
bóng của trầm cảm. 

2. Mục đích nghiên cứu

1
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đề tài khảo sát thực trạng trầm cảm ở học sinh
trường THPT Hà Nội- Amsterdam. Từ đó đưa ra khuyến nghị nhằm cải thiện sức khoẻ
tâm thần cho học sinh trường THPT Hà Nội- Amsterdam
3. Đối tượng và khách thể
‐ Đối tượng nghiên cứu: thực trạng trầm cảm ở học sinh trường THPT Hà Nội -
Amsterdam
- Khách thể nghiên cứu: HS trường THPT Hà Nội – Amsterdam
4. Giả thuyết
Tỉ lệ học sinh THPT Hà Nội - Amsterdam có vấn đề trầm cảm dao động từ
trong khoảng 6% đến 8%, phù hợp với các nghiên cứu về tỉ lệ học sinh có trầm cảm
trên thế giới. Có một số các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ trầm cảm của học sinh như các
yếu tố nhân khẩu học (đô ̣tuổi, giới tính,…)
5. Nhiệm vụ
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận
‐ Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài thực trạng trầm ở học sinh trường THPT Hà
Nội - Amsterdam
‐ Xác định các khái niệm về vấn đề trầm cảm ở học sinh THPT
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn
‐ Khảo sát và đánh giá mức độ trầm cảm của học sinh trường THPT Hà Nội–
Amster dam
‐ Tìm hiểu và phân tích những nguyên nhân gây nên trầm cảm ở học sinh THPT
‐ Bước đầu đề xuất một số giải pháp giúp học sinh, phụ huynh và các thầy cô của
trường nhận biết biểu hiện trầm cảm ở học sinh qua đó giúp học sinh vượt qua được
những khó khăn tâm lý trong cuộc sống
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
‐ Phương pháp nghiên cứu tài liệu
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
‐ Phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi
‐ Phương pháp phỏng vấn
‐ Phương pháp phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS
7. Giới hạn nghiên cứu

2
7.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về thực trạng trầm cảm cũng như những vấn đề về sức khoẻ
tinh thần của học sinh trường THPT Hà Nội - Amsterdam
7.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại trường THPT Hà Nội – Amsterdam với số lượng
là 300 em học sinh ở độ tuổi 15 đến 18 đang học tập tại trường.

3
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN VỀ TRẦM CẢM


Ở HỌC SINH THPT

1.1. Tổng quan nghiên cứu


1.1.1. Tổng quan nghiên cứu trên thế giới
Trầm cảm là một rối loạn thường gặp trên thế giới bất kể sự khác biệt về độ
tuổi, văn hóa, tầng lớp xã hội ở cả nam hay nữ, trẻ hay già, song tùy từng độ tuổi, từng
giới tính mà tỉ lệ mắc bệnh khác nhau. Trong những năm gần đây rối loạn lo âu - trầm
cảm đã tăng lên một cách nhanh chóng, đồng thời lứa tuổi mắc những rối nhiễu này lại
giảm xuống. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rối loạn trầm cảm thường bắt đầu từ lứa tuổi
thanh thiếu niên. Theo kết quả nghiên cứu của Uỷ ban y tế và sức khỏe quốc gia của
Úc thì có từ 1 - 3 % thanh thiếu niên rối loạn trầm cảm cho đến 18 tuổi. Hơn nữa có
khoảng 15 - 40% thanh thiếu niên có dấu hiệu trầm cảm và trầm cảm nhẹ. Ở các em nữ
tỉ lệ trầm cảm khá cao từ 7 - 13%.
Nghiên cứu về rối loạn trầm cảm ở lứa tuổi thanh thiếu niên, có thể kể đến các
công trình nghiên cứu của các tác giả người Mỹ là Helen M. Barney. Điều tra năm
2014 về sức khỏe của các thanh thiếu niên trên 1000 học sinh THPT ở bang Virginia,
các rối loạn về sinh học (đau đầu, đau bụng, đau lưng, rối loạn giấc ngủ, thức đêm) và
các rối loạn về xã hội khác (giảm đột ngột kết quả học tập, trốn học, cắt đứt đột ngột
quan hệ bạn bè...) cho thấy mức độ trầm cảm ở thanh thiếu niên cũng như các rối loạn
khác có liên quan đến vấn đề tự sát đang tăng cao
Tóm lại, các nghiên cứu về trầm cảm trên thế giới đã cho thấy đây là một loại
rối nhiễu khá phổ biến, có thể xuất hiện ở bất kì lứa tuổi nào, ở bất cứ ai. Đặc biệt lứa
tuổi thanh thiếu niên được xác định là giai đoạn độ tuổi tương đối nhạy cảm với loại
rối nhiễu cảm xúc này. Trầm cảm lứa tuổi thanh thiếu niên có thể liên quan đến các rối
nhiễu tâm lý khác và có dẫn đến những hệ quả tiêu cực đối với cuộc sống của các em
sau này.
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước

4
Ở nước ta, trầm cảm thường được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông
như một vấn đề xã hội. Nhiều nghiên cứu về trầm cảm đã được thực hiện ở nhiều
nhóm, bao gồm mọi người ở mọi lứa tuổi và nghề nghiệp. Theo nghiên cứu của
Nguyễn Văn Siêm (2010) tại xã Quất Động, Thường Tín, Hà Tây, tỷ lệ mắc bệnh trầm
cảm ở dân số trên 15 tuổi là 8,35%. Nghiên cứu của Hồ Ngọc Quỳnh (2009) trên nhóm
sinh viên điều dưỡng và y tế công cộng tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, tỷ lệ mắc
trầm cảm ở sinh viên y tế công cộng lên tới 17,6%, ở sinh viên điều dưỡng là 16,5%;
trầm cảm ở nhóm sinh viên này liên quan tới một số yếu tố như sự quan tâm của cha
mẹ, sự gắn kết với nhà trường, thành tích học tập, quan hệ xã hội, sự tự nhận thức về
bản thân.
Khá nhiều nghiên cứu về trầm cảm ở lứa tuổi thanh thiếu niên đã được thực
hiện ở nhiều địa phương khác nhau: Tại thành phố Đã Nẵng, nghiên cứu của bác sĩ
Nguyễn Văn Thọ (1998-2000) cho thấy lo âu – trầm cảm chiếm 10 - 21% trong số
những học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Tại thành phố Hồ Chí Minh, nghiên
cứu của bác sỹ Cao Văn Tuân (2002) cho biết tình trạng trầm cảm ở lứa tuổi thanh
thiếu niên chiếm tỷ lệ 5 – 7%, trong khi đó theo TS. Hoàng Cẩm Tú, tỷ lệ này là 10%,
theo TS, Ngô Thanh Hồi, tỷ lệ này chiếm hơn 15%. Trong khi đó tại Hà Nội, theo
công trình nghiên cứu của Đặng Thanh Tùng “Trầm cảm ở thanh thiếu niên và một số
yếu tố tâm lý xã hội có liên quan" (2002) nghiên cứu tại 3 trường THPT trên địa bàn
Hà Nội với 377 khách thể (THPT Trần Phú, THPT Ngọc Hồi, THPT Phan Đình
Phùng) đã chỉ ra rằng có tới >18% học sinh bị mắc trầm cảm. Theo nghiên cứu của
Nguyễn Bá Đạt, tỷ lệ học sinh trung học phố thông Hà Nội bị trầm cảm trong năm học
2001 – 2002 ở mức độ trung bình (8,8%). Trong đó có 6,7% trầm cảm nhẹ; 1,7% trầm
cảm vừa; 0,5% trầm cảm nặng.
Như vậy, đã có khá nhiều các nghiên cứu về trầm cảm nói chung và trầm cảm ở
học sinh nói riêng, được tiến hành ở Việt Nam. Tỷ lệ trầm cảm được xác định đa dạng
tùy theo địa bàn nghiên cứu, độ tuổi và mức độ rối nhiễu.
1.2. Khái quát về trầm cảm và các vấn đề sức khoẻ tâm lý
1.2.1. Khái niệm bệnh trầm cảm
Theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới WHO, trầm cảm là một rối loạn cảm
xúc, đặc trưng bởi sự buồn bã, không quan tâm hoặc không vui vẻ, có cảm giác tội lỗi

5
hoặc cảm thấy giá trị bản thân thấp, gặp các vấn đề về giấc ngủ hoặc ăn uống cùng
việc ít hoạt động và thiếu tập trung

Trầm cảm có thể kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm, hạn chế khả năng làm
việc, học tập hoặc đối phó với cuộc sống hàng ngày của một người. Trầm cảm có thể
dẫn đến tự tử trong trường hợp xấu nhất. Tình trạng này có thể được chữa khỏi mà
không cần dùng thuốc trong những ca bệnh nhẹ. Bệnh nhân trầm cảm mức độ vừa và
nặng cần điều trị bằng thuốc bên cạnh các biện pháp can thiệp tâm lý xã hội.
1.2.2. Biểu hiện của trầm cảm
Mỗi người với những tính cách, cuộc sống khác nhau sẽ gặp phải những biểu
hiện, triệu chứng của trầm cảm theo nhiều cách khác nhau. Có người có những triệu
chứng kinh điển, như buồn bã và tuyệt vọng. Người khác có thể có các dấu hiệu mà
người có tinh thần khỏe mạnh cũng gặp phải như mệt mỏi hoặc cáu gắt. Biểu hiện và
triệu chứng thay đổi theo từng cá nhân và có thể thay đổi theo thời gian. Mặc dù vậy,
theo trang web https://tytphuongbinhchieu.medinet.gov.vn/ vẫn có những biểu hiện
phổ biến cho căn bệnh này, bao gồm như sau:
‐ Có vấn đề với giấc ngủ: khó ngủ, mất ngủ trong thời gian dài
‐ Có vấn đề về ăn uống: cảm giác chán ăn, ăn không ngon
‐ Cơ thể khó chịu, lo lắng, bất an: Luôn cảm thấy bứt rứt khó chịu, không thoải
mái và lo lắng
‐ Ngại hoặc ít giao tiếp xã hội: Không muốn nói chuyện hay tiếp xúc với những
người xung quanh
‐ Chậm chạp, không có hứng thú với bất kỳ điều gì, cảm thấy chán nản, buồn rầu
‐ Nhìn nhận mọi thứ một cách bi quan
‐ Cảm thấy tự ti về bản thân, luôn lo lắng bản thân kém cỏi, sợ hãi
‐ Có ý nghĩ tự tử hoặc đã từng thử tự sát
1.2.3. Phân loại các bệnh trầm cảm
1.2.3.1. Rối loạn trầm cảm chủ yếu
Là một loại trầm cảm cổ điển. Rối loạn trầm cảm chủ yếu là trạng thái người
bệnh mất hứng thú với các hoạt động, ngay cả những hoạt động mình thích. Các triệu
chứng của loại trầm cảm này bao gồm khó ngủ, thay đổi khẩu vị hoặc cân nặng, mất
năng lượng và cảm thấy bản thân vô giá trị. Người bệnh có thể suy nghĩ về cái chết

6
hoặc tự tử. Rối loạn trầm cảm chủ yếu thường được điều trị bằng liệu pháp tâm lý và
thuốc.
1.2.3.2. Rối loạn trầm cảm dai dẳng
Loại trầm cảm này thường kéo dài ít nhất hai năm nhưng chưa đến cường độ rối
loạn trầm cảm chủ yếu. Người bị rối loạn trầm cảm dai dẳng vẫn sinh hoạt bình
thường, nhưng luôn cảm thấy mệt mỏi và không vui. Các triệu chứng khác có thể bao
gồm thèm ăn và mất ngủ, không có năng lượng, động lực sống thấp hoặc vô vọng.
1.2.3.3. Rối loạn lưỡng cực
Chứng rối loạn lưỡng cực hay còn gọi là bệnh hưng trầm cảm, những người
mắc rối loạn lưỡng cực sẽ trải qua thời kỳ năng lượng cao bất thường. Các triệu chứng
bệnh hưng trầm cảm trông không giống như các triệu chứng trầm cảm khác như suy
nghĩ phi thực tế, giảm nhu cầu ngủ và hoạt động ở tốc độ cao hơn, theo đuổi những
niềm vui như tình dục, chi tiêu phung phí và mạo hiểm. Việc trở nên hưng cảm có thể
mang lại cảm giác tuyệt vời nhưng nó không kéo dài, có thể dẫn đến hành vi tự hủy
hoại và thường đi kèm với một giai đoạn trầm cảm khác. Các loại thuốc điều trị chứng
rối loạn lưỡng cực thường khác với các loại thuốc trị trầm cảm khác, nhưng rất hiệu
quả trong việc ổn định tâm trạng của người bệnh.
1.2.3.4. Rối loạn cảm xúc theo mùa:
Loại trầm cảm này thường xuất hiện vào mùa thu và mùa đông. Rối loạn cảm
xúc theo mùa xảy ra khi nhịp điệu tự nhiên của cơ thể thay đổi, sự nhạy cảm của mắt
với ánh sáng hoặc khi các chất serotonin và melatonin trong cơ thể hoạt động. Phương
pháp điều trị hàng đầu của chứng bệnh này là liệu pháp ánh sáng khi ngồi gần một
nguồn ánh sáng đặc biệt mạnh hoặc các phương pháp điều trị trầm cảm thông thường
như liệu pháp tâm lý và thuốc.
1.2.3.5. Trầm cảm do rối loạn hormone
Phụ nữ có nguy cơ trầm cảm cao hơn do họ có nguy cơ mắc 2 loại trầm cảm
ảnh hưởng bởi hormone sinh sản là trầm cảm sau sinh và rối loạn rối loạn tâm thần
tiền kinh nguyệt.
‐ Trầm cảm sau sinh: Loại trầm cảm này bao gồm các giai đoạn trầm cảm lớn và
nhỏ xảy ra trong thai kỳ hoặc trong 12 tháng đầu sau khi sinh. Trầm cảm sau sinh ảnh
hưởng đến 1/7 phụ nữ sau sinh và có những tác động tàn phá đối với phụ nữ, trẻ sơ
sinh và gia đình họ. Phương pháp điều trị thường là tư vấn và sử dụng thuốc đặc trị.

7
‐ Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt: Loại trầm cảm này là một dạng nghiêm
trọng của hội chứng tiền kinh nguyệt. Các triệu chứng thường bắt đầu ngay sau khi
rụng trứng và kết thúc sau khi bắt đầu có kinh nguyệt.
1.2.4. Nguyên nhân gây trầm cảm
Trầm cảm là bệnh rối loạn cảm xúc phổ biến ở nước ta. Tỷ lệ người mắc bệnh
đang có xu hướng tăng lên và trở thành vấn đề y tế đáng lo ngại trên thế giới theo
WHO. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý này, trong đó trên trang web
https://syt.bacgiang.gov.vn đã tổng hợp và tập trung vào 4 nguyên nhân chính sau:
‐ Sang chấn tâm lý:
Đây là nguyên nhân phổ biến gây nên căng thẳng và trầm cảm cùng nhiều các
rối loạn tâm lý khác. Sang chấn tâm lý có thể bắt nguồn từ những mâu thuẫn, khó khăn
trong cuộc sống hay từ những căn bệnh ung thư, nan y khó chữa...
‐ Sử dụng các chất kích thích:
Trầm cảm cũng có thể bắt nguồn do sử dụng rượu, thuốc lá, ma túy... tác động
đến hệ thần kinh trung ương nhằm tạo ra cảm giác sảng khoái, kích thích, hưng phấn.
Tuy nhiên sau đó hệ thần kinh bị ức chế dẫn đến trạng thái trầm cảm với những biểu
hiện như uể oải, mệt mỏi, buồn bã và chán nản. Để giảm cảm giác buồn chán, nhiều
người tiếp tục uống rượu và sử dụng chất kích thích. Tuy nhiên, cảm giác sảng khoái
chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và hậu quả là khiến tâm trạng càng buồn rầu, chán nản
dần dần hình thành bệnh rối loạn trầm cảm.
‐ Do một số bệnh về thần kinh:
Rối loạn cảm xúc và trầm cảm đều có thể xảy ra do các bệnh về thần kinh như u
não, viêm não, chấn thương sọ não,... Những tổn thương ở cấu trúc não có thể làm
giảm ngưỡng chịu đựng căng thẳng. Do đó, một tác động nhỏ cũng có thể gây ra trầm
cảm và các rối loạn tâm thần thường gặp khác.
‐ Nguyên nhân nội sinh:
Nguyên nhân nội sinh dẫn đến bệnh trầm cảm thường xảy ra do rối loạn hoạt
động của các chất dẫn truyền thần kinh có trong não bộ như Noradrenaline, Serotonin,
… Khác với những nguyên nhân thông thường, trầm cảm do nội sinh thường tiến triển
nặng, bệnh nhân dễ bị hoang tưởng và có ý tưởng, hành vi tự sát, khó điều trị dứt điểm
và tỷ lệ tái phát cao.
1.2.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh trầm cảm

8
1.2.5.1. Các tiêu chuẩn chẩn đoán theo DSM-5
(A) Ít nhất 5 trong những triệu chứng sau, xuất hiện cùng lúc, kéo dài 2 tuần
làm thay đổi so với hoạt động trước đó; ít nhất một trong các triệu chứng phải là: khí
sắc trầm cảm, mất hứng thú hoặc mất vui (các triệu chứng này không phải do một
bệnh khác gây nên):
(1) Khí sắc trầm cảm gần như suốt ngày, hầu như mỗi ngày được khai
báo bởi bệnh nhân (ví dụ: cảm thấy buồn hay trống rỗng, tuyệt vọng) hoặc
thông qua quan sát của người khác (ví dụ: khóc). Chú ý: ở trẻ em và thành thiếu
niên có thể biểu lộ việc dễ bực tức.
(2) Giảm sút rõ về thích thú hoặc thú vui trong tất cả, hầu như tất cả các
hoạt động hầu như suốt ngày, gần như mỗi ngày (được nhận thấy bởi bệnh nhân
hoặc thông qua quan sát của người khác)
(3) Giảm cân đáng kể không phải do ăn kiêng hoặc tăng cân (ví dụ: thay
đổi trọng lượng cơ thể quá 5% trong 1 tháng) hoặc tăng hay giảm cảm giác
ngon miệng gần như mỗi ngày. Ghi chú: ở trẻ em có thể không đạt mức tăng
cân như dự đoán.
(4) Mất ngủ hay ngủ nhiều hầu như mỗi ngày.
(5) Kích động hay chậm chạp tâm thần vận động hầu như mỗi ngày
(được nhận thấy bởi người khác chứ không phải chỉ là cảm giác của bệnh nhân
về việc bứt rứt hoặc chậm chạp bên trong cơ thể).
(6) Mệt mỏi hoặc mất năng lượng hầu như mỗi ngày.
(7) Cảm giác bị mất giá trị hoặc cảm giác tội lỗi quá mức hoặc không
thích hợp (có thể đạt đến mức hoang tưởng) hầu như mỗi ngày (không chỉ là
việc tự trách móc hoặc có cảm giác tội lỗi do bị bệnh).
(8) Giảm khả năng suy nghĩ hoặc tập trung chú ý hoặc thiếu quyết đoán
hầu như mỗi ngày (do bệnh nhân khai báo hoặc được quan sát bởi người khác).
(9) Ý nghĩ về cái chết tái diễn (không chỉ là sợ chết), các ý tưởng tự tử
tái diễn nhưng không có kế hoạch tự tử, hoặc có mưu toan tự tử hoặc có kế
hoạch tự tử cụ thể
(B) Các triệu chứng này gây ra sự đau khổ đáng kể về mặt lâm sàng hoặc làm
biến đổi hoạt động xã hội, nghề nghiệp hoặc trong các lĩnh vực quan trọng khác.

9
(C) Các triệu chứng không phải do các tác động sinh lý trực tiếp của một chất
hoặc do một bệnh khác gây nên.
Chú ý: Tiêu chuẩn A-C đại diện cho một giai đoạn trầm cảm chủ yếu.
Chú ý: Phản ứng trước những mất mát lớn (ví dụ: mất người thân, bị phá sản,
tổn thất do thiên tai, bệnh nan y hoặc tàn tật cũng có thể xuất hiện cảm giác buồn dữ
dội, trầm tư, mất ngủ, mất cảm giác ngon miệng, giảm cân như mô tả theo tiêu chuẩn
A, tình trạng này cũng giống như một giai đoạn trầm cảm. Tuy nhiên, các triệu chứng
trên và một giai đoạn trầm cảm là những phản ứng tự nhiên của con người trước những
mất mác lớn cần được xem xét cẩn thận. Vì thế, cần phải đưa ra các đánh giá lâm sàng
dựa trên tiểu sử cá nhân và những đặc điểm về văn hóa trong việc thể hiện sự buồn bã
trước những mất mát.
(D) Các triệu chứng này không đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán của rối loạn
phân liệt cảm xúc, rối loạn tâm thần phân liệt, rối loạn ảo giác, hoặc những rối loạn
đặc trưng hoặc không đặc trưng khác của Hội chứng Tâm thần phân liệt và những Rối
loạn loạn thần khác. Chưa bao giờ xuất hiện một giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm
nhẹ trước đó.
Chú ý: Loại trừ này không được áp dụng nếu tất cả các cơn hưng cảm hoặc
hưng cảm nhẹ này do lạm dụng một chất kích thích hoặc là do tác động sinh lý của
một bệnh khác gây nên.
‐ Xác định mức độ: Mức độ nặng nhẹ của trầm cảm được xác định bằng: số
lượng các triệu chứng, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và mức độ ảnh hưởng
đến các chức năng xã hội và nghề nghiệp.
Nhẹ: Nếu có rất ít triệu chứng của trầm cảm, các triệu chứng đảm bảo tiêu
chuẩn chẩn đoán là: hiện diện, cường độ của các triệu chứng là đau buồn nhưng dễ
quản lý, các triệu chứng trên dẫn đến sự suy giảm nhẹ trong hoạt động xã hội hoặc
nghề nghiệp.
Trung bình: Số lượng triệu chứng, cường độ của các triệu chứng, sự suy
giảm trong hoạt động xã hội hoặc nghề nghiệp nằm trong khoảng giữa của mức độ
“nhẹ” và “nặng”.
Nặng: Số triệu chứng vượt quá mức yêu cầu để chẩn đoán, cường độ của
các triệu chứng là đau buồn rất nhiều và khó quản lý.

10
Thuyên giảm một phần: các triệu chứng của trầm cảm trước đây có mặt
nhưng không đáp ứng đủ tiêu chuẩn chẩn đoán, hoặc thời gian kéo dài chưa đến 2
tháng, và không có một triệu chứng nghiêm trọng nào của trầm cảm chủ yếu nào
mất đi trong giai đoạn này.
Thuyên giảm hoàn toàn: Trong 2 tháng qua, không có dấu hiệu/triệu
chứng nào nghiêm trọng của rối loạn có mặt.
Rối loạn Trầm cảm dai dẳng/Trầm cảm mãn tính: kéo dài 2 năm.

1.2.5.2. Các tiêu chuẩn chẩn đoán theo ICD10


Trong Bảng Phân loại Bệnh Quốc tế ICD-10, bệnh trầm cảm được xếp ở phần
Rối loạn khí sắc. Theo đó, dạng rối loạn tâm thần này bao gồm các triệu chứng sau:
3 triệu chứng đặc trưng:
‐ Khí sắc trầm
‐ Mất hứng thú với cuộc sống và thế giới xung quanh
‐ Mệt mỏi và giảm năng lượng
7 triệu chứng phổ biến khác:
‐ Suy giảm khả năng tập trung, chú ý
‐ Kém tự tin, suy giảm lòng tự trọng, khó đưa ra quyết định
‐ Cảm giác tội lỗi và không xứng đáng
‐ Suy nghĩ bi quan, u ám về tương lai
‐ Nảy sinh ý định hủy hoại bản thân hoặc tự sát
‐ Rối loạn giấc ngủ
‐ Thay đổi cảm giác thèm ăn (tăng hoặc giảm), thay đổi trọng lượng cơ thể
Ngoài ra, những triệu chứng sinh học cơ thể của bệnh trầm cảm gồm có:
‐ Mất hứng thú với những hoạt động đã từng yêu thích trước đây
‐ Mất phản ứng cảm xúc với môi trường hoặc sự kiện xung quanh
‐ Thức dậy sớm hơn 2 tiếng vào buổi sáng so với bình thường
‐ Trạng thái u uất, phiền muộn nặng hơn vào buổi sáng
‐ Có bằng chứng khách quan về tình trạng tăng động hoặc vận động chậm chạp
của bản thân (biểu hiện này được người khác nhận thấy và kể lại)
‐ Giảm cảm giác ngon miệng
‐ Tụt cân (khoảng 5% so với trọng lượng cơ thể tháng trước hoặc nhiều hơn)

11
‐ Giảm/mất hưng phấn tình dục đáng kể
‐ Xuất hiện triệu chứng loạn thần (ảo giác, hoang tưởng) trong một số trường hợp
Chẩn đoán xác định:
‐ Lần đầu tiên xuất hiện ở bệnh nhân các triệu chứng lâm sàng đặc trưng, phổ
biến và sinh học của trầm cảm.
‐ Giai đoạn trầm cảm kéo dài ít nhất 2 tuần.
‐ Không có đủ các triệu chứng đáp ứng các tiêu chuẩn đối với giai đoạn hưng
cảm nhẹ hoặc hưng cảm ở bất kỳ thời điểm nào trong đời.
‐ Giai đoạn này không gắn với việc sử dụng chất tác động tâm thần hoặc bất cứ
rối loạn thực tổn nào
(1) Giai đoạn trầm cảm nhẹ
o Bệnh nhân có 2/3 triệu chứng đặc trưng và 2/7 triệu chứng phổ
biến, diễn ra trong vòng tối thiểu 2 tuần
o Khó tiếp tục hoạt động xã hội hoặc khó thực hiện các công việc
hàng ngày (có thể có hoặc không đi kèm triệu chứng cơ thể)
(2) Bệnh trầm cảm vừa
o Có 2/3 triệu chứng đặc trưng và 3/7 triệu chứng phổ biến, diễn ra
trong vòng tối thiểu 2 tuần
o Gặp nhiều trở ngại trong hoạt động nghề nghiệp và sinh hoạt gia
đình (có thể có hoặc không đi kèm triệu chứng cơ thể)
(3) Bệnh trầm cảm nặng
o Có 3/3 triệu chứng đặc trưng và 4/7 triệu chứng phổ biến, diễn ra
trong vòng tối thiểu 2 tuần
o Luôn xuất hiện triệu chứng cơ thể
o Ít có khả năng tiếp tục hoạt động nghề nghiệp và sinh hoạt gia
đình – xã hội
(4) Bệnh trầm cảm nặng đi kèm triệu chứng loạn thần
o Thỏa mãn mọi tiêu chuẩn đã nêu tiêu chí chẩn đoán bệnh trầm
cảm nặng
o Xuất hiện dấu hiệu ảo giác, hoang tưởng hoặc sững sờ rối loạn
trầm cảm (bao gồm ảo giác, hoang tưởng có thể không phù hợp
hoặc phù hợp với khí sắc)

12
1.3. Bệnh trầm cảm ở học sinh THPT
1.3.1. Đặc điểm phát triển của học sinh THPT
1.3.1.1. Đặc điểm về sự phát triển thể chất
Lứa tuổi học sinh THPT thường bắt đầu từ khi các em bắt đầu học THPT từ lớp
10 đến lớp 12 (15-18 tuổi), đây cũng là thời kỳ các em đang trong giai đoạn dậy thì.
Tuổi học sinh THPT là thời kì đạt được sự trưởng thành về mặt thể chất. Cơ thể
đã phát triển bình thường, hài hòa, cân đối nhưng sự phát triển của các em còn kém so
với người lớn. Các em có thể làm những công việc nặng của người lớn. Hoạt động trí
tuệ của các em có thể phát triển tới mức cao. Khả năng hưng phấn và ức chế ở vỏ não
tăng lên rõ rệt có thể hình thành mối liên hệ thần kinh tạm thời phức tạp hơn. Tư duy
ngôn ngữ và những phẩm chất ý chí có điều kiện phát triển mạnh. Ở tuổi này, các em
dễ bị kích thích và sự biểu hiện cũng giống như ở tuổi thiếu niên. Tuy nhiên tính dễ bị
kích thích này không phải chỉ do nguyên nhân sinh lý như ở tuổi thiếu niên mà nó còn
do cách sống của cá nhân (như hút thuốc lá, không giữ điều độ trong học tập, lao động,
vui chơi…)
Nhìn chung ở tuổi này các em có sức khỏe và sức chịu đựng tốt hơn tuổi thiếu
niên. Thể chất của các em đang ở độ tuổi phát triển mạnh mẽ rất sung sức. Sự phát
triển thể chất ở lứa tuổi này sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và nhân cách
đồng thời nó còn ảnh hưởng tới sự lựa chọn nghề nghiệp sau này của các em.
1.3.1.2. Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ
1.3.1.2.1. Hoạt động học tập
Hoạt động học tập vẫn là hoạt động chủ đạo đối với học sinh THPT nhưng yêu
cầu cao hơn nhiều đối với tính tích cực và độc lập trí tuệ của các em. Muốn lĩnh hội
được sâu sắc các môn học, các em phải có một trình độ tư duy khái niệm, tư duy khái
quát phát triển đủ cao. Những khó khăn trở ngại mà các em gặp thường gắn với sự
thiếu kĩ năng học tập trong những điều kiện mới chứ không phải với sự không muốn
học như nhiều người nghĩ. Hứng thú học tập của các em ở lứa tuổi này gắn liền với
khuynh hướng nghề nghiệp nên hứng thú mang tính đa dạng, sâu sắc và bền vững hơn.
Thái độ của các em đối với việc học tập cũng có những chuyển biến rõ rệt. Học
sinh đã lớn, kinh nghiệm của các em đã được khái quát, các em ý thức được rằng mình
đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời tự lập. Thái độ có ý thức đối với việc học

13
tập của các em được tăng lên mạnh mẽ. Học tập mang ý nghĩa sống còn trực tiếp vì
các em đã ý thức rõ ràng được rằng: cái vốn những tri thức, kĩ năng và kĩ xảo hiện có,
kĩ năng độc lập tiếp thu tri thức được hình thành trong nhà trường phổ thông là điều
kiện cần thiết để tham gia có hiệu quả vào cuộc sống lao động của xã hội. Điều này đã
làm cho học sinh THPT bắt đầu đánh giá hoạt động chủ yếu theo quan điểm tương lai
của mình. Các em bắt đầu có thái độ lựa chọn đối với từng môn học. Rất hiếm xảy ra
trường hợp có thái độ như nhau với các môn học.
Mặt khác, ở lứa tuổi này các hứng thú và khuynh hướng học tập của các em đã
trở nên xác định và được thể hiện rõ ràng hơn. Các em thường bắt đầu có hứng thú ổn
định đặc trưng đối với một khoa học, một lĩnh vực tri thức hay một hoạt động nào đó.
Điều này đã kích thích nguyện vọng muốn mở rộng và đào sâu các tri thúc trong các
lĩnh vực tương ứng. Đó là những khả năng rất thuận lợi cho sự phát triển năng lực của
các em. 
1.3.1.2.2. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ
Lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển trí tuệ. Do
cơ thể các em đã được hoàn thiện, đặc biệt là hệ thần kinh phát triển mạnh tạo điều
kiện cho sự phát triển các năng lực trí tuệ.
Cảm giác và tri giác của các em đã đạt tới mức độ của người lớn. Quá trình
quan sát gắn liền với tư duy và ngôn ngữ. Khả năng quan sát một phẩm chất cá nhân
cũng bắt đầu phát triển ở các em. Tuy nhiên, sự quan sát ở các em thường phân tán,
chưa tập trung cao vào một nhiệm vụ nhất định, trong khi quan sát một đối tượng vẫn
còn mang tính đại khái, phiến diện đưa ra kết luận vội vàng không có cơ sở thực tế.
Trí nhớ của học sinh THPT cũng phát triển rõ rệt. Trí nhớ có chủ định giữ vai
trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ. Các em đã biết sắp xếp lại tài liệu học tập theo một
trật tự mới, có biện pháp ghi nhớ một cách khoa học. Có nghĩa là khi học bài các em
đã biết rút ra những ý chính, đánh dấu lại những đoạn quan trọng, những ý trọng tâm,
lập dàn ý tóm tắt, lập bảng đối chiếu, so sánh. Các em cũng hiểu được rất rõ trường
hợp nào phải học thuộc trong từng câu, từng chữ, trường hợp nào càn diễn đạt bằng
ngôn từ của mình và cái gì chỉ cần hiểu thôi, không cần ghi nhớ. Nhưng ở một số em
còn ghi nhớ đại khái chung chung, cũng có những em có thái độ coi thường việc ghi
nhớ máy móc và đánh giá thấp việc ôn lại bài.

14
Hoạt động tư duy của học sinh THPT phát triển mạnh. Các em đã có khả năng
tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập và sáng tạo hơn. Năng lực phân
tích, tổng hợ, so sánh, trừu tượng hóa phát triển cao giúp cho các em có thể lĩnh hội
mọi khái niệm phức tạp và trừu tượng. Các em thích khái quát, thích tìm hiểu những
quy luật và nguyên tắc chung của các hiện tượng hàng ngày, của những tri thức phải
tiếp thu…Năng lực tư duy phát triển đã góp phần nảy sinh hiện tượng tâm lý mới đó là
tính hoài nghi khoa học. Trước một vấn đề các em thường đặt những câu hỏi nghi vấn
hay dùng lối phản đề để nhận thức chân lý một cách sâu sắc hơn. Thanh niên cũng
thích những vấn đề có tính triết lí vì thế các em rất thích nghe và thích ghi chép những
câu triết lý.
Nhìn chung tư duy của học sinh THPT phát triển mạnh, hoạt động trí tuệ linh
hoạt và nhạy bén hơn. Các em có khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề một cách
rất nhanh. Tuy nhiên, ở một số học sinh vẫn còn nhược điểm là chưa phát huy hết năng
lực độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính.
1.3.1.3. Đặc điểm nhân cách chủ yếu của học sinh THPT
1.3.1.3.1. Sự phát triển của tự ý thức
Sự tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của học sinh
THPT, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này. Biểu hiện của
sự tự ý thức là nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo
chuẩn mực đạo đức của xã hội, theo quan điểm về mục đích cuộc sống… Điều đó
khiến các em quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, những phẩm chất nhân cách và
năng lực riêng. Các em không chỉ nhận thức về cái tôi hiện tại của mình mà còn nhận
thức về vị trí của mình trong xã hội tương lai. Các em không chỉ chú ý đến vẻ bên
ngoài mà còn đặc biệt chú trọng tới phẩm chất bên trong. Các em có khuynh hướng
phân tích và đánh giá bản thân mình một cách độc lập dù có thể có sai lầm khi đánh
giá. Ý thức làm người lớn khiến các em có nhu cầu khẳng định mình, muốn thể hiện cá
tính của mình một cách độc đáo, muốn người khác quan tâm, chú ý đến mình…
Nhìn chung thanh niên mới lớn có thể tự đánh giá bản thân một cách sâu sắc
nhưng đôi khi vẫn chưa đúng đắn nên các em vẫn cần sự giúp đỡ của người lớn.
1.3.1.3.2. Sự hình thành thế giới quan
Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong tâm lý thanh niên vì các em
sắp bước vào cuộc sống xã hội, các em có nhu cầu tìm hiểu khám phá để có quan điểm

15
về tự nhiên, xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử, những định hướng giá trị về
con người. Các em quan tâm đến nhiều vấn đề như: thói quen đạo đức, cái xấu cái đẹp,
cái thiện cái ác, quan hệ giữa cá nhân với tập thể, giữa cống hiến với hưởng thụ, giữa
quyền lợi và nghĩa vụ trách nhiệm… Tuy nhiên vẫn có em chưa được giáo dục đầy đủ
về thế giới quan, chịu ảnh hưởng của tư tưởng bảo thủ lạc hậu như: có thái độ coi
thường phụ nữ, coi khinh lao động chân tay, ý thức tổ chức kỉ luật kém, thích có cuộc
sống xa hoa, hưởng thụ hoặc sống thụ động…
Nhìn chung, ở tuổi này các em đã có ý thức xây dựng lý tưởng sống cho
mình, biết xây dựng hình ảnh con người lý tưởng gần với thực tế sinh hoạt hàng ngày.
Các em có thể hiểu sâu sắc và tinh tế những khái niệm, biết xử sự một cách đúng đắn
trong những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau nhưng có khi các em lại thiếu tin tưởng
vào những hành vi đó.
1.3.1.3.3. Xu hướng nghề nghiệp
Thanh niên đã xuất hiện nhu cầu lựa chọn vị trí xã hội trong tương lai cho bản
thân và các phương thức đạt tới vị trí xã hội ấy. Xu hướng nghề nghiệp có tác dụng
thúc đẩy các mặt hoạt động và điều chỉnh hoạt động của các em . Càng cuối cấp học
thì xu hướng nghề nghiệp càng được thể hiện rõ rệt và mang tính ổn định hơn. Nhiều
em biết gắn những đặc điểm riêng về thể chất, về tâm lý và khả năng của mình với yêu
cầu của nghề nghiệp.
1.3.1.3.4. Hoạt động giao tiếp
Các em khao khát muốn có những quan hệ bình đẳng trong cuộc sống và có nhu
cầu sống cuộc sống tự lập. Tính tự lập của các em thể hiện ở ba mặt: tự lập về hành vi,
tự lập về tình cảm và tự lập về đạo đức, giá trị.
Nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi trong tập thể phát triển mạnh. Trong
tập thể, các em thấy được vị trí, trách nhiệm của mình và các em cũng cảm thấy mình
cần cho tập thể. Khi giao tiếp trong nhóm bạn sẽ xảy ra hiện tượng phân cực – có
những người được nhiều người yêu mến và có những người ít được bạn bè yêu mến.
Điều đó làm cho các em phải suy nghĩ về nhân cách của mình và tìm cách điều chỉnh
bản thân.
Tình bạn đối với các em ở tuổi này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tình
bạn thân thiết, chân thành sẽ cho phép các em đối chiếu được những thể nghiêm, ước
mơ, lí tưởng, cho phép các em học được cách nhận xét, đánh giá về mình. Nhưng tình

16
bạn ở các em còn mang màu sắc xúc cảm nhiều nên thường có biểu hiện lí tưởng hóa
tình bạn. Có nghĩa là các em thường đòi hỏi ở bạn mình phải có những cái mình muốn
chứ không chú ý đến khả năng thực tế của bạn.
Ở tuổi này cũng đã xuất hiện môt loại tình cảm đặc biệt – tình yêu nam nữ. Tình
yêu của lứa tuổi này còn được gọi là “tình yêu bạn bè”, bởi vì cá em thường che giấu
tình cảm của mình trong tình bạn nên đôi khi cũng không phân biệt được đó là tình
bạn hay tình yêu. Do vậy mà các em không nên đặt vấn đề yêu đương quá sớm vì nó
sẽ ảnh hưởng đến việc học tập. Tình yêu của nam nữ thanh niên tạo ra nhiều cảm xúc:
căng thẳng vì thiếu kinh nghiệm, vì sợ bị từ chối, vì vui sướng khi được đáp lại bằng
sự yêu thương.
1.3.2. Biểu hiện bệnh trầm cảm ở học sinh THPT
Học sinh THPT ở tuổi dậy thì thường sẽ chịu nhiều thay đổi về cảm xúc, hành
vi, ngoại hình khiến cho các em gặp nhiều khó khăn và không thể thích nghi kịp thời.
Cũng chính vì thế mà hiện nay tình trạng trầm cảm ở lứa tuổi dậy thì ngày càng gia
tăng gây nên nhiều ảnh hưởng về sức khỏe, tinh thần và cuộc sống của các em. Theo
trang web https://syt.bacgiang.gov.vn/ đã tổng hợp và đưa ra một số biểu hiện trầm
cảm ở học sinh THPT như sau:
‐ Khí sắc trầm buồn
‐ Mất hứng thú với mọi việc
‐ Giận dữ, cáu gắt vô cớ
‐ Xuất hiện những suy nghĩ bi quan, tiêu cực
‐ Khó tập trung, hay quên
‐ Cảm thấy bản thân vô dụng
‐ Chống đối, nổi loạn
‐ Nhạy cảm với những lời phê bình
‐ Nghĩ đến cái chết hoặc tự tử
1.3.3. Các yếu tố tác động đến bệnh trầm cảm ở học sinh THPT
1.3.3.1. Gia đình
Do các em thiếu đi sự quan tâm từ cha mẹ. Có thể do bắt nguồn từ những cuộc
hôn nhân đổ vỡ; áp lực cuộc sống xoay quanh khiến cho nhiều bậc phụ huynh quên
mất con mình mà lơ là, bỏ mặc... Việc cha mẹ quá áp đặt điểm số lên con cái cũng là
một trong những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở các em học sinh lứa tuổi này. Khi

17
điểm số là một gánh nặng, cha mẹ không màng đến năng khiếu, sở thích hay con mình
yếu kém môn nào mà chỉ muốn con đạt kết quả như mình muốn thì lúc này điểm số
bỗng chôc trở thanh con dao vô hình giết con bạn bất kể lúc nào. Sự kì vọng của cha
mẹ luôn tin con làm được tưởng chừng không có gì đáng ngại những cũng khiến
không ít em học sinh cảm thấy e ngại, nhất là khi các em không đạt được mục tiêu hay
nguyện vọng như cha mẹ mong đợi. Và khi không làm được theo đúng như kì vọng sự
dày vò bản thân ở các em rất cao nếu như không có sự hướng dẫn, quan tâm từ bố mẹ
thì những em đó rất có khả năng cao dẫn đến trầm cảm…
1.3.3.2. Nhà trường
Người ta thường có câu: mỗi ngày đi học một ngày vui. Nhưng câu nói ấy liệu
còn đúng khi số liệu về nạn bạo lực học đường ở Việt Nam đang ngày một tăng cao,
đáng báo động như vậy. Việc bạo lực học đường sẽ không chỉ là những vết trầy xước
ngoài da thịt mà còn là cả nỗi đau về tinh thần không chỉ gia đình mà chính ở người bị
đánh là các em học sinh. Ngoài ra, việc áp lực về điểm số cũng là một mối lo ngại
không chỉ với học sinh mà còn là con số và bài toán khó đối với giáo viên, nhà trường
và phụ huynh đang có con em đi học. Sự áp lực cạnh tranh trong học tập khiến cho
những em yếu kém trở nên tự ti, không muốn đi học.
1.3.3.3. Xã hội
Ảnh hưởng từ những trang mạng xã hội kèm theo sự thiếu quan tâm từ các bậc
phụ huynh trong gia đình khiến cho trẻ đắm chìm trong thế giới mạng mà quên mất sự
yếu thương, giao tiếp. Khiến cho nhiều em học sinh hiện nay dù là cuối cấp 3 những
vẫn khá là nhút nhát, thu mình, ngại giao tiếp dần dần các em mất đi sự tự nhiên trong
những lần giao tiếp. Những rạn nứt trong mối quan hệ bạn bè, cha mẹ, yêu đương tuổi
học trò cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở học sinh THPT. Vì
còn quá trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm và khá sốc nổi nên khi gặp phải những cú sốc
trong quá trình phát triển khiến cho các em dễ bị ngỡ ngàng và không muốn chấp nhận
sự thật.

18
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Từ những cơ sở lý luận đã nêu trên về bệnh trầm cảm nói chung và bệnh trầm
cảm ở lứa tuổi học sinh THPT nói riêng, có thể thấy rằng bệnh trầm cảm có nguy cơ
nảy sinh ở bất cứ độ tuổi, giới tính, giai cấp nào. Rất nhiều những nguyên nhân như
yếu tố sinh học, yếu tố môi trường, yếu tố xã hội... có thể đẩy bất cứ ai trong chúng ta
sa vào căn bệnh này. Việc tìm hiểu về rõ về mặt lý luận giúp chúng tôi có cái nhìn
tổng quan hơn về bệnh trầm cảm ở lứa tuổi THPT, từ đó đưa ra những phương pháp
nghiên cứu phù hợp với đối tượng này.

19
CHƯƠNG 2

TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP


NGHIÊN CỨU

2.1. Tổ chức nghiên cứu


2.1.1. Nghiên cứu lý luận
2.1.1.1. Mục đích nghiên cứu lý luận
Tổng quan những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về các vấn đề
liên quan đến thực trạng, các tiêu chuẩn chẩn đoán và biểu hiện của bệnh trầm cảm.
Hệ thống hóa một số khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài: trầm cảm, phân
loại, biểu hiện, nguyên nhân về vấn đề rối loạn trầm cảm ở học sinh THPT. Bên cạnh
đó, đề tài còn làm rõ các tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm theo DSM-5 và ICD-10.
2.1.1.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Tìm hiểu những nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới. Các tài liệu bao gồm:
các kết quả nghiên cứu, các bài viết học thuật, các bài luận văn, luận án, các tạp chí
tâm lý học... có liên quan đến đề tài. Chúng tôi đã sử dụng các công cụ tìm kiếm như
Google, trang web của Thư Viện Đại Học Quốc gia Hà Nội và Thư viện Học viện
quản lý giáo dục. Tìm tài liệu dựa trên những từ khoá như : “Trầm cảm", “Sức khỏe
tâm lý của học sinh", “Thực trạng trầm cảm ở học sinh”. Chúng tôi đã sử dụng các
công cụ tìm kiếm như Google, trang web của Thư Viện Đại Học Quốc gia Hà Nội và
Thư viện Học viện quản lý giáo dục. Tìm tài liệu dựa trên những từ khoá như : “Trầm
cảm", “Sức khỏe tâm lý của học sinh", “Thực trạng trầm cảm ở học sinh”.Phương
pháp nghiên cứu lý luận
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tìm hiểu, tổng hợp, khái quát cũng
như phân tích nhiều tài liệu khác nhau có liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm hình
thành cơ sở lý luận cho đề tài của mình.
Từ việc phân tích văn bản, tài liệu, chúng tôi đã xác định được những nội dung
liên quan đến thực trạng trầm cảm ở học sinh THPT. Đây là cơ sở để chúng tôi xây
dựng công cụ nghiên cứu thực tiễn cho đề tài của mình (bảng hỏi, phỏng vấn).
2.1.2. Nghiên cứu thực tiễn

20
2.1.2.1. Mục đích nghiên cứu thực tiễn
‐ Khảo sát, đánh giá thực trạng về mức độ trầm cảm cũng như một số vấn đề tâm
lý khác của học sinh trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam.
‐ Tìm kiếm và tổng hợp số liệu về mức độ trầm cảm của học sinh trường THPT
chuyên Hà Nội – Amsterdam nhằm đưa ra đánh giá một cách chính xác về thực trạng.
2.1.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Đối với đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là
phương pháp nghiên cứu chủ đạo. Việc xây dựng các câu hỏi điều tra sẽ được dựa trên
thang đo đánh giá lo âu, trầm cảm, căng thẳng DASS-21 (Depression-Anxiety-Stress
Scales) bao gồm 21 câu hỏi, mỗi câu có 4 lựa chọn theo thứ tự:
0 Không đúng với em chút nào
1 Đúng với em một phần nhỏ
2 Đúng với em phần lớn
3 Hoàn toàn đúng với em
Phân loại các câu hỏi:
D – Depression: Trầm cảm
A – Anxiety: Lo âu
S – Stress: Căng thẳng
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu bổ trợ
2.1.3.1. Phương pháp phỏng vấn
Ngoài hai phương pháp nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực tiễn ở trên,
chúng tôi lựa chọn phương pháp phỏng vấn là phương pháp nghiên cứu bổ trợ nhằm
thu thập thêm thông tin và số liệu về thực trạng trầm cảm ở học sinh trường THPT
chuyên Hà Nội – Amsterdam.
Phỏng vấn được tiến hành bằng cách để các em học sinh lựa chọn 1 trong 3
hình thức: phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại và phỏng vấn qua mạng sử
dụng phần mềm Zoom hoặc Google Meet.
2.1.3.2. Phương pháp xử lý thông tin
Dùng phép thống kê và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.

2.2. Mẫu nghiên cứu và khách thể nghiên cứu


2.2.1. Mẫu nghiên cứu

21
Khách thể của nghiên cứu này là học sinh bậc THPT từ khối 10 đến khối 12
thuộc trường THPT Hà Nội – Amsterdam trong độ tuổi từ 15 đến 18. Nghiên cứu này
được thực hiện trên 300 học sinh THPT ở 3 khối lớp 10, 11, 12. Số lượng và phần
trăm học sinh từng khối được thể hiện ở biểu đồ sau:

Số lượng và tỷ lệ học sinh theo từng


khối

Khối 12 Khối 10
33% 33% Khối 10 Khối 11

Khối 12

Khối 11
33%

Biểu đồ 2.1: Số lượng học sinh theo từng khối

Biểu đồ trên cho chúng ta thấy rằng ti lệ học sinh giữa các khối 10, 11, 12 là
tương đối đồng đều. Khối 10 bao gồm 100 em chiếm 33,3%, khối 11 bao gồm 100 em
chiếm 33,3% và khối 12 bao gồm 100 em chiếm 33,3%.
Ở mỗi khối, chúng tôi chọn ngẫu nhiên một số lớp để điều tra. Tỷ lệ nam nữ
không đồng đều. Số học sinh nữ là 160 chiếm 53% và 140 học sinh nam chiếm 47%.

22
Số lượng và tỷ lệ học sinh theo giới tính

Nam
47%
Nữ Nam
Nữ
53%

Biểu đồ 2.2: Số lượng và tỷ lệ học sinh theo giới tính

2.2.2. Địa bàn nghiên cứu


Nghiên cứu này được tiến hành tại trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
tại đường Hoàng Minh Giám, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Đây là ngôi trường
chuyên trọng điểm quốc gia, được nhiều học sinh và phụ huynh đánh giá là trường
trung học có chất lượng giáo dục cao ở Việt Nam. Do đó mà tỷ lệ chọi và điểm chuẩn
vào trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam luôn nằm trong top cao ở Hà Nội, các
em học sinh phải luôn cạnh tranh gắt gao. Ngoài ra, một số yếu tố như áp lực học tập,
áp lực từ cha mẹ và nhà trường đối với các em là phải tài năng, giỏi giang, đạo đức
tốt... cũng là những nguyên nhân gây nên một số vấn đề về tâm lý cho các em.
Với lý do đó, chúng tôi chọn đây là địa bàn nghiên cứu cho đề tài này.

2.3. Các giai đoạn nghiên cứu


ST Thời gian Nội dung nghiên cứu
T
1 T3/2022  Chính xác hóa tên đề tài
 Xây dựng đề cương
 Tìm kiếm tài liệu tham khảo
2 T4/2022 – T7/2022  Liên hệ với trường THPT Hà Nội –
Amsterdam để được điều tra và lấy số

23
liệu
 Viết phần cơ sở lý luận của đề tài
 Xây dựng bảng hỏi và thang đo
3 T8/2022  Tiến hành điều tra thực tiễn
4 T9/2022 – T11/2022  Xử lý số liệu
 Hoàn thành đề tài
5 T12/2022  Bảo vệ đề tài nghiên cứu

24
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Đề tài nghiên cứu này được tiến hành từ tháng 03/2022 đến tháng 12/2022.
Nghiên cứu được tiến hành tại trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam với khách
thể là 300 em học sinh ở 3 khối 10, 11, 12. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng
là phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp nghiên cứu thực tiễn, phương pháp
xử lý thông tin.

25
BẢNG HỎI ĐIỀU TRA
1. Độ tuổi hiện tại của em:
15 tuổi 16 tuổi 17 tuổi 18 tuổi
2. Giới tính sinh học của em:
Nam Nữ
3. Em học khối lớp nào ở trường?
Khối 10 Khối 11 Khối 12
4. Học lực hiện tại của em là:
Yếu Trung bình Khá Giỏi Xuất sắc
5. Hạnh kiểm hiện tại của em là:
Yếu Trung bình Khá Tốt Xuất sắc
6. Em có bao nhiêu bạn thân?............................................................................
7. Em có bao nhiêu anh chị em trong gia đình?.................................................
8. Em là con thứ mấy trong gia đình?.................................................................
9. Em hiểu thế nào là bệnh trầm cảm?
Trầm cảm là bệnh tâm lý
Trầm cảm là thường xuyên buồn bã, chán nản
Bệnh trầm cảm gây nên tự tử ở con người
Trầm cảm là hiện tượng xã hội
Khác:.............................................................................................................

10. Em hãy đọc mỗi câu sau đây và khoanh tròn vào các số 0, 1, 2 và 3 tương
ứng với tình trạng mà em cảm thấy trong suốt hai tuần qua.
0 Không đúng với em chút nào
1 Đúng với em một phần
2 Đúng với em phần lớn
3 Hoàn toàn đúng với em
Phân
STT Câu hỏi Đánh giá
loại

1 S Em thấy khó chịu với mọi thứ 0 1 2 3

26
2 A Em bị khô miệng 0 1 2 3

Em có những cảm xúc tiêu cực (cáu gắt,


3 D 0 1 2 3
buồn bã, chán nản...)

Em bị thở gấp, khó thở dù chẳng làm việc gì


4 A 0 1 2 3
nặng

Em cảm thấy khó để bắt đầu làm một việc


5 D 0 1 2 3
nào đó

6 S Em có phản ứng thái quá với mọi tình huống 0 1 2 3

7 A Em bị đổ mồ hôi nhiều 0 1 2 3

8 S Em tự thấy mình đang suy nghĩ quá nhiều 0 1 2 3

Em lo lắng về những tình huống có thể làm


9 A bản thân hoảng sợ hoặc biến mình thành trò 0 1 2 3
cười

10 D Em thấy mình chẳng có hy vọng gì cả 0 1 2 3

11 S Em thấy bản thân dễ bị kích động 0 1 2 3

12 S Em thấy khó để thư giãn được 0 1 2 3

13 D Em cảm thấy chán nản, thất vọng 0 1 2 3

Em không chấp nhận được việc có ai xen vào


14 S 0 1 2 3
cản trở việc em đang làm

15 A Em thường hay hoảng loạn 0 1 2 3

Em không thấy hăng hái, hứng thú với bất kỳ


16 D 0 1 2 3
việc gì nữa

17 D Em cảm thấy mình chẳng đáng làm người 0 1 2 3

18 S Em thấy mình khá dễ phật ý, tự ái 0 1 2 3

27
Em có thể nghe thấy rõ tiếng nhịp tim dù
19 A 0 1 2 3
chẳng làm việc gì nặng nhọc hay bị bệnh

20 A Em hay sợ hãi vô cớ 0 1 2 3

21 D Em thấy cuộc sống này là vô nghĩa 0 1 2 3

Cách tính điểm: Điểm của Trầm cảm, Lo âu và Căng thẳng được tính bằng
cách cộng điểm các đề mục thành phần, rồi nhân hệ số 2
Mức độ Trầm cảm Lo âu Căng thẳng
Bình thường 0-9 0-7 0 - 14
Nhẹ 10 - 13 8-9 15 - 18
Vừa 14 - 20 10 - 14 19 - 25
Nặng 21 - 27 15 - 19 26 - 33
Rất nặng ≥28 ≥20 ≥34

28
Các câu hỏi phỏng vấn
1. Em hãy tự giới thiệu về bản thân mình
a. Họ tên:..........................................................................................................
b. Tuổi:.............................................................................................................
c. Học sinh khối/lớp:........................................................................................
2. Em hiểu thế nào là bệnh trầm cảm?
3. Gần đây em có trải qua những cảm xúc như lo lắng hay căng thẳng không? Vì sao
em lại có những cảm xúc như vậy?
4. Em có thường xuyên gặp phải một số biểu hiện trên cơ thể như bị đổ mồ hôi, tim
đập nhanh, chân tay run rẩy... không?
5. Sở thích của em là gì? Dạo gần đây em có duy trì sở thích của bản thân không?
6. Em có thường xuyên tham gia các hoạt động thể dục thể thao không?
7. Miêu tả giờ giấc sinh hoạt trong 1 ngày của em? Chế độ ăn uống của em hiện tại?
8. Trong thời gian học tập tại trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, em có bao
nhiêu bạn bè? Trong số đó có bao nhiêu người là bạn thân của em?
9. Trong thời gian học tập tại trường, bản thân em có bao giờ gặp phải những căng
thẳng do bạn bè hay thầy cô mang lại không?
10. Em cảm thấy thế nào khi nghe có người nói: “Học sinh trường chuyên thì cái gì
cũng phải giỏi, cái gì cũng phải biết chứ”
11. Tâm trạng em gần đây có thay đổi thất thường không?
12. Em cảm thấy việc học ở trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam có khiến em
căng thẳng không?

29

You might also like