You are on page 1of 3

Tên: ...........................................

STT:………

ÔN TIẾNG VIỆT
I. MRVT: Nam và nữ; Truyền thống
1. Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, đó là những chữ nào?
............................................................................................................................................................
2. Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm
đang. Vậy nghĩa của từ “trung hậu” là:
............................................................................................................................................................
3. Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm
đang. Vậy nghĩa của từ “đảm đang” là:
............................................................................................................................................................
4. Câu thành ngữ, tục ngữ minh họa cho truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta?
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
5. Câu thành ngữ, tục ngữ minh họa cho truyền thống lao động cần cù của dân tộc ta?
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
6. Câu tục ngữ, ca dao minh họa cho truyền thống yêu nước của người dân Việt Nam?
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
II. Tác dụng của dấu phẩy:
7. Dấu phẩy trong câu “Nhiều năm qua, cơ sở sản xuất của chị là nguồn cung cấp duy nhất mặt
hàng xuất khẩu độc đáo này.” có tác dụng gì?
............................................................................................................................................................
8. Tác dụng của dấu phẩy trong câu: “Một hôm, anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ.” là:
............................................................................................................................................................
III. Tác dụng của dấu hai chấm:
9. Tác dụng của dấu hai chấm trong câu: “Tôi thích buổi sáng và cũng thích buổi chiều, nhưng
tôi còn thích cái mà mọi người ghét: Buổi trưa.” là:
............................................................................................................................................................
*10. Đặt 1 câu trong đó sử dụng dấu hai chấm với tác dụng báo hiệu bộ phận đứng sau nó là
lời nói của một nhân vật.
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
III. Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa:
*11. Tìm 1 từ đồng nghĩa với từ “chăm chỉ”. Đặt 1 câu với từ vừa tìm.
- Từ đồng nghĩa với “chăm chỉ” là: ................................................................
- Đặt câu: ............................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
*12. Tìm 1 từ trái nghĩa với từ “lười biếng”. Đặt 1 câu với từ vừa tìm.
- Từ trái nghĩa với “lười biếng” là: ......................................................................
- Đặt câu: ............................................................................................................................................
............................................................................................................................................................

IV. Quan hệ từ:


13. Cặp quan hệ từ trong câu ghép sau biểu thị mối quan hệ gì?
Tên: ........................................... STT:………

“Nhờ buổi trưa này mà tôi hiểu ra được những nhọc nhằn của bố mẹ tôi và của những người
nông dân suốt đời một nắng hai sương.”
............................................................................................................................................................
14. Cặp quan hệ từ trong câu ghép sau biểu thị mối quan hệ gì?
“Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng thì ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh
mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được.”
............................................................................................................................................................
15. Hai câu sau được liên kết với nhau bằng cách nào?
“Chị Hương đã thử biết bao loại gỗ. Cuối cùng, chị cũng đã chọn được loại gỗ bồ đề, một loại gỗ
dai và tách mỏng được.”
............................................................................................................................................................

VI. Đọc hiểu


Người thổi hồn cho hoa gỗ
Chị Phùng Thị Hương ở làng nghề Vạn Điểm, Thường Tín, Hà Nội đã sáng tạo ra một loại gỗ mới: hoa gỗ. Dù
chỉ là hoa gỗ nhưng dưới sự tài ba, khéo léo, người phụ nữ giàu nghị lực này đã tạo ra được cái hồn cho những bông
hoa gỗ đa sắc màu, đẹp bình dị, mộc mạc và có sức sống trường tồn.
Để làm được những bông hoa gỗ mảnh mai, nhẹ nhàng là cả một quá trình lao động, sáng tạo. Chị Hương đã thử
biết bao loại gỗ. Cuối cùng chị cũng đã chọn được loại gỗ bồ đề, một loại gỗ dai và tách mỏng được. Chị Hương còn
mày mò tìm hiểu cách làm và tự vẽ mẫu một số loại hoa với nhiều hình dáng và kích thước khác nhau. Sau đó dùng
kéo cắt cánh hoa, tẩy trắng rồi mới nhuộm màu. Quy trình nhuộm màu là công đoạn khó, thời gian ngâm phải thích
hợp mới tạo ra những bông hoa có màu sắc tự nhiên. Sau khi nhuộm, phải sấy khô cánh hoa, rồi mới dùng keo ghép
các cánh hoa lại. Thời gian đầu làm thủ công năng suất không cao. Sau nhiều đêm trăn trở, chị đã tìm ra được cách đặt
các khuôn mẫu để tự chế tạo ra máy cắt cánh hoa.
Bí quyết thành công của chị là: tính kiên trì, sự khéo léo và khả năng sáng tạo. Nhiều năm qua, cơ sở sản xuất
của chị là nguồn cung cấp duy nhất mặt hàng xuất khẩu độc đáo này. Chị đã giải quyết việc làm cho 30 lao động tại
chỗ và hàng trăm lao động vệ tinh. Chị còn dạy nghề miễn phí cho chị em có hoàn cảnh khó khăn. Chị vẫn luôn mơ
ước được sáng tạo, được sản xuất để tạo nhiều việc làm cho lao động nữ, góp phần làm đẹp cho quê hương đất nước.
16. Loại hoa mới do chị Phùng Thị Hương đã sáng tạo ra là loại hoa gì?
............................................................................................................................................................
17. Chị Hương chọn loại gỗ bồ đề để làm hoa vì:
............................................................................................................................................................
18. Bí quyết thành công của chị Hương là gì?
............................................................................................................................................................
19. Cơ sở sản xuất của chị Hương đã giúp ích được gì cho xã hội?
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................

Tôi yêu buổi trưa


Buổi sáng, rất nhiều người yêu nó, yêu màn sương lãng mạn, yêu sự sống đang hồi sinh, yêu bầu không khí
trong lành mát mẻ ….
Tên: ........................................... STT:………

Buổi chiều, ngọn gió mát thổi nhẹ, hoàng hôn với những vệt sáng đỏ kì quái, ngọn khói bếp cùng với làn sương
lam buổi chiều …. Những điều này tạo nên một buổi chiều mà không ít người yêu thích.
Tôi thích buổi sáng và cũng thích buổi chiều, nhưng tôi còn thích cái mà mọi người ghét: Buổi trưa. Có những
buổi trưa mùa đông ấm áp, buổi trưa mùa thu nắng vàng rót mật rất nên thơ; buổi trưa mùa xuân nhẹ, êm và dễ chịu.
Còn buổi trưa mùa hè, nắng như đổ lửa này làm tôi yêu nó nhất.
Trưa hè, khi bước chân lên đám rơm, tôi thấy mùi rơm khô ngai ngái, những sợi rơm vàng óng khoe sắc, tôi
thấy thóc đã khô theo bước chân đi thóc của bố mẹ tôi. Rồi bố mẹ tôi cứ thức trông thóc mà chẳng dám nghỉ trưa. Nhờ
buổi trưa này mà mọi người có rơm, củi khô đun bếp, nhờ buổi trưa này mà thóc được hong khô, mọi người được no
ấm, và hơn tất cả, nhờ buổi trưa này mà tôi hiểu ra được những nhọc nhằn của bố mẹ tôi và của những người nông dân
suốt đời một nắng hai sương. Tôi yêu lắm những buổi trưa hè!
20. Bạn nhỏ yêu nhất buổi trưa mùa nào trong năm?       
............................................................................................................................................................
21. Buổi trưa mùa hè đã giúp ích gì cho gia đình bạn nhỏ?
............................................................................................................................................................
22. Lí do nào quan trọng nhất đối với bạn nhỏ để bạn nhỏ yêu buổi trưa hè?
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
23. Em hãy đặt tên khác cho bài đọc này theo cảm nhận riêng của bản thân mình.
............................................................................................................................................................

Chiếc kén bướm


Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm, anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ
nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình
như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to
thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn
chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng
hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả! Sự thật là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng
đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình căng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Có một điều mà
người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính
là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.
Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức
mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang
phải vượt qua nhiều áp lực và căng thăng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.
24. Chú bướm nhỏ cố thoát ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để:
............................................................................................................................................................
25. Chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi kén bằng cách:
............................................................................................................................................................
26. Điều gì xảy ra với chú bướm khi thoát ra ngoài kén?
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
27. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................

You might also like