You are on page 1of 4

Khó khăn

-Cuộc khủng khoảng kinh tế xã hội ngày càng gay gắt, chỉ tiêu kinh tế xã hội ddefu sụt giảm nhất là lương
thực, tài chính , việc làm, tiền lương,…

- Đời sống nhân dân khó khăn

- Mỹ bao vây cấm vận

-Thế lực phản động trong và ngoài nước chống phá

- Căng thẳng trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

- Vấn đề Campuchia chưa được giả quyết

- Mối quan hệ giữa các nước trong khu vực chưa được cải thiện

-Trình độ văn hóa chuyên môn nghiệp vụ cũng như ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp của
công nhân nước ta còn thấp

- Cả nước có 935.000 công nhân trực tiếp sản xuất học qua chương trình phổ thông số còn lại mới có
trình độ phổ thông cơ sở, thậm chí là mù chữ

- Công nhân được đào tạo nhưng không được làm đúng chuyên môn đã học

-Bộ máy công đoàn còn cồng kềnh, chồng chéo, chỉ bó hẹp trong khu vực hành chính nhà nước và kinh
tế quốc doanh

- Trong sản xuất vật tư năng lượng không được cung ứng đầy đủ, máy móc hư hỏng nhiều

- Sản phẩm làm ra ứ đọng, không tiêu thụ được

-Thiếu việc làm, lương thực tế của công nhân viên chúc giảm sút

- Lạm phát tăng nhanh, giá cả tăng vọt

-Một số bộ phận công nhân viên chức làm việc uể oải cầm chừng

I- THÀNH TỰU
1- Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, hoàn thành vượt mức nhiều mục tiêu chủ yếu của
kế hoạch 5 năm.
Hoạt động khoa học và công nghệ gắn bó hơn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thích nghi
dần với cơ chế thị trường.
Quan hệ sản xuất được điều chỉnh phù hợp hơn với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất.
Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng.
2- Tạo được một số chuyển biến tích cực về mặt xã hội.
Đời sống vật chất của phần lớn nhân dân được cải thiện. Mỗi năm thêm hơn 1 triệu lao động có
việc làm. Nhiều nhà ở và đường giao thông được nâng cấp và xây dựng mới ở cả nông thôn và
thành thị.
Sự nghiệp giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể
thao, thông tin đại chúng, công tác kế hoạch hóa gia đình và nhiều hoạt động xã hội khác có
những  mặt phát triển và tiến bộ.
Lòng tin của nhân dân vào chế độ và tiền đồ của đát nước, vào Đảng và Nhà nước được nâng
lên.
3- Giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh.
Chúng ta đã giữ vững ổn định chính trị, độc lập chủ quyền và môi trường hòa bình của đất nước,
tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho công cuộc đổi mới.
Các nhu cầu củng cố quốc phòng, an ninh, cải thiện đời sống lực lượng vũ trang được đáp ứng
tốt hơn. Chất lượng và sức chiến đấu của quân đội và công an được nâng lên. Thế trận quốc
phòng toàn dân và an ninh nhân dân được củng cố. Công tác bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an
toàn xã hội được tăng cường.
4- Thực hiện có kết quả một số đổi mới quan trọng về hệ thống chính trị.
Quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, tư tưởng, văn hóa được
phát huy. Các tầng lớp nhân dân, đồng bào các dân tộc đoàn kết, gắn bó trong sự nghiệp dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Đồng bào ta ở nước ngoài cũng ngày càng hướng
về quê hương vì đại nghĩa ấy.
5. Phát triển mạnh mẽ quan hệ đối ngoại, phá thế bị bao vây cấm vận, tham gia tích cực
vào đời sống cộng đồng quốc tế.
Khôi phục và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với Trung Quốc; tăng cường quan hệ
hữu nghị, đoàn kết đặc biệt với Lào; xây dựng quan hệ tốt với Campuchia; phát triển quan hệ với
các nước trong khu vực, trở thành thành viên đầy đủ của tổ chức ASEAN; củng cố quan hệ hữu
nghị truyền thống với nhiều nước, từng bước đổi mới quan hệ với Liên bang Nga, các nước trong
Cộng đồng các quốc gia độc lập và các nước Đông Âu; mở rộng quan hệ với các nước công
nghiệp phát triển; bình thường hóa quan hệ với Mỹ; thiết lập và mở rộng quan hệ với nhiều nước
Nam Á, Nam Thái Bình dương, Trung Đông, châu Phi và Mỹ latinh
Đến nay nước ta đã có quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước, có quan hệ buôn bán với trên 100
nước. Các công ty của hơn 50 nước và vùng lãnh thổ đã đầu tư trực tiếp vào nước ta. Nhiều
chính phủ và tổ chức quốc tế dành cho ta viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay để phát triển.
II- KHUYẾT ĐIỂM VÀ YẾU KÉM
Cùng với việc đánh giá đúng thành tựu, cần nhận rõ những khuyết điểm và yếu kém.
1- Nước ta còn nghèo và kém phát triển. Chúng ta lại chưa thực hiện tốt cần kiệm trong
sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng, dồn vốn cho đầu tư phát triển.
Đến nay nước ta vẫn còn là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới; trình độ phát triển
kinh tế, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, cơ sở vật chất - kỹ thuật còn lạc
hậu, nợ nần nhiều. Trong khi nhu cầu vốn đầu tư phát triển rất lớn và cấp bách, một số cơ quan
nhà nước, đảng, đoàn thể, tổ chức kinh tế, một bộ phận cán bộ và nhân dân lại tiêu xài lãng phí,
quá mức mình làm ra, chưa tiết kiệm để dồn vốn cho đầu tư phát triển. Nhà nước còn thiếu chính
sách để huy động có hiệu quả nguồn vốn trong dân.
2- Tình hình xã hội còn nhiều tiêu cực và nhiều vấn đề phải giải quyết.
Nạn tham nhũng, buôn lậu, lãng phí của công chưa ngăn chặn được. Tiêu cực trong bộ máy nhà
nước, đảng và đoàn thể, trong các doanh nghiệp nhà nước, nhất là trên các lĩnh vực nhà đất, xây
dựng cơ bản, hợp tác đầu tư, thuế, xuất nhập khẩu và cả trong hoạt động của nhiều cơ quan thi
hành pháp luật,… nghiêm trọng kéo dài. Việc làm đang là vấn đề gay gắt. Sự phân hóa giàu
nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn và giữa các tầng lớp dân cư tăng nhanh. Tình
trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường sinh thái, hủy hoại tài nguyên ngày càng tăng. Văn
hóa phẩm độc hại lan tràn. Tệ nạn xã hội phát triển. Trật tự an toàn xã hội còn nhiều phức tạp.
3- Việc lãnh đạo xây dựng quan hệ sản xuất mới có phần vừa lúng túng vừa buông lỏng.
Chậm tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách để tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp nhà nước nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế
quốc dân. việc thí điểm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước làm chậm.
4- Quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội còn yếu.
Hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa đồng bộ và nhất quán, thực hiện chưa nghiêm.
Công tác tài chính, ngân hàng, giá cả, kế hoạch hóa, quy hoạch xây dựng, quản lý đất đai còn
nhiều yếu kém; thủ tục hành chính… đổi mới chậm. Quản lý nhà nước đối với các hoạt động
khoa học và công nghệ, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái, giáo dục, đào tạo, thông tin,
báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ chưa tốt.
5- Hệ thống chính trị còn nhiều nhược điểm.
Năng lực và hiện quả lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của Nhà nước, hiệu quả
hoạt động của các đoàn thể chính trị, xã hội chưa nâng lên kịp với đòi hỏi của tình hình. Công tác
tuyển chọn, bồi dưỡng, thay đổi, trẻ hóa cán bộ, chuẩn bị cán bộ kế cận còn lúng túng, chậm trễ.
Năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ chưa tương xứng với yêu cầu của nhiệm vụ.

*Thành công:
-Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986): thông qua đường lối đổi mới toàn
diện, đồng bộ (KT, chính trị, tổ chức, văn hóa…)
+ Trọng tâm là đổi mới KT:
-Tạo điều kiện cho mọi người làm giàu cho mình và cho đất nước.
-Xóa bỏ KT tập trung bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước.
-Mở cửa, hợp tác KT quốc tế.
-1986: Tăng 1,64 triệu so với 1976, chiếm 6.56% dân số, 15,32% tổng số lao động
xã hội.
-Thống nhất nhận thức về vị trí, vai trò, chức năng của Công đoàn;
-Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Công đoàn với công nhân lao động,Công
đoàn với Đảng, Công đoàn với Nhà nước và các đoàn thể khác.
-Bảo đảm quá trình đổi mới về tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động Công
đoàn đi đúng hướng.
*Hạn chế:
- Các cấp CĐ còn lúng túng khi vận dụng các chức năng, nhiệm vụ của CĐ vào
điều kiện đổi mới cơ chế quản lý KT, quản lý xí nghiệp và thực hiện chế độ tự chủ
SXKD của đơn vị cơ sở.
- Nội dung, phương thức hoạt động của CĐCS chậm đổi mới.
*Nguyên nhân:
- Do mắc phải “Sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách sai lầm
về chỉ đạo chiến lược sách lược và tổ chức thực hiện”.
 Để khắc phục sai lầm, phải tiến hành đổi mới
- Cuộc CM khoa học công nghệ, xu thế toàn cầu hóa.
- CNTB đứng đầu là Mỹ mưu toan xóa bỏ hoàn toàn CNXH, trong khi đó các nước
XHCN vẫn duy trì cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp  KT trì trệ.
 Cần tiến hành cải cách toàn diện và sâu sắc.

You might also like