You are on page 1of 13

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH


-------------------------

BÀI TẬP LỚN


HP3 QUÂN SỰ CHUNG

Chủ đề số 1

Sinh viên: NGUYỄN LINH GIANG


Mã số sinh viên: 2156150010
Lớp tín chỉ: K41.13
Lớp hành chính: QUAN HỆ CÔNG CHÚNG K41

Hà nội, tháng 03 năm 2022


NỘI DUNG
Câu 1: Từ đặc điểm của vũ khí công nghệ cao Anh (Chị) hãy trình bày những biện
pháp phòng chống địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao. Liên hệ ý nghĩa
thực tiễn ở Việt Nam.
Trả lời
Trong tương lai, nếu xảy ra chiến tranh, vũ khí công nghệ cao sẽ được kẻ địch
sử dụng chủ yếu để thực hiện mưu đồ xâm lược nước ta. Vì vậy, việc nghiên cứu và
tìm ra biện pháp phòng tránh, đánh trả có hiệu quả tiến công hoả lực bằng vũ khí công
nghệ cao của địch, có ý nghĩa rất quan trọng để giành thắng lợi trong chiến tranh bảo
vệ Tổ quốc. Dưới đây là một số biện pháp phòng chống địch tiến công hoả lực bằng vũ
khí công nghệ cao được chia thành 2 nhóm:
1. Biện pháp thụ động:
a. Phòng chống trinh sát của địch:
- Làm hạn chế đặc trưng của mục tiêu:
+ Xoá bỏ sự khác biệt giữa mục tiêu với môi trường xung quanh, nguỵ trang
theo phương pháp truyền thống và hiện đại để nghi binh đánh lừa đối phương
+ Sử dụng các biện pháp kỹ thuật giảm bớt các đặc trưng ánh sáng, âm thanh,
điện từ, bức xạ hông ngoại ... của mục tiêu.
- Che giấu mục tiêu:
+ Lợi dụng nôi trường tự nhiên: Địa hình, địa vật, rừng cây, bụi cỏ để có thể che
dấu mục tiêu.
+ Che dấu mục tiêu băng các vật liệu cất giấu trong hang động, gầm cầu, lợi
dụng yếu tố thời tiết để che âm thanh, ánh sáng, điện tử nhiệt…
+ Kiểm soát chặt chẽ việc mở máy thu, phát sóng điện từ của sóng rađa và thiết
bị thông tin.
- Nguỵ trang mục tiêu:
+ Sử dụng lưới nguỵ trang, màn khói, nghi binh, nghi trang.
+ Sử dụng gây nhiễu, thay đổi tần số quang học, phản xạ điện từ và đặc tính
bức xạ nhiệt của mục tiêu hoà nhập với môi trường
+ Hạn chế, ngăn chặn có hiệu quả trinh sát rađa, trinh sát hồng ngoại của đối
phương.
- Tổ chức tốt việc nghi binh đánh lừa địch:
+ Tổ chức tốt các hành động tác chiến giả, mục tiêu giả một cách có kế hoạch,
phát tán làm giảm khả năng trinh sát phát hiện của địch.
+ Làm cho địch có những nhận định sai dẫn đến lầm sử dụng phượng diện đánh
phá vào các mục tiêu giả của ta. Từ đó ta có thể kiềm chế, điều động được địch.
+ Thực hiện nghi binh theo phạm vi không gian: Nghi binh chính diện, bên
sườn trung tâm, nghi binh trên bộ, trên không và trên biển.
+ Theo mục đích: Nghi binh để thể hiện sức mạnh, nghi binh để tỏ ra yếu kém,
nghi binh để hiện thế, nghi binh tấn công, nghi binh rút lui.
+ Ngoài ra, còn sử dụng kỹ thuật quân sự hiện đại để tạo ra nhiều thủ đoạn nghi
binh mới: Nghi binh hoả lực, nghi binh điện tử và các nghi binh kỹ thuật khác.
b. Dụ địch đánh vào những mục tiêu có giá trị thấp làm chúng tiêu hao
lớn
- Gây cho địch tổn thất lớn về phương tiện chiến tranh, làm giảm bớt lượng vũ khí
công nghệ cao.
- Làm giảm lòng tin khiến chúng không dám mạo hiểm tiếp tục sử dụng VKCNC
trên quy mô lớn.
- Lợi dụng địa hình thời tiết phức tạp hạn chế vũ khí công nghệ cao của địch, hạn
chế khả năng nhận biết, khả năng định vị, dẫn đến đánh nhầm, đánh không chính
xác, đánh vào các mục tiêu giả càng tăng, khiến chúng tiêu hao ngày càng lớn.
c. Tổ chức, bố trí lực lượng phân tán có khả năg tác chiến độc lập:
- Tổ chức, bố trí thu nhỏ quy mô lực lượng lớn, bố trí theo nhu cầu: Đồng thời
thực hiện nhiệm vụ phòng thủ, tiến công, cơ động chi viện.
- Bố trí lực lượng không theo quy tắc, xây dựng khu vực tác chiến du kích xen kẽ,
nhỏ lẻ, đa năng và sẵn sàng tập trung khi cần thiết.
- Bố trí phân tán tăng sẽ thêm khó khăn cho đối phương trong trinh sát, phát hiện
mục tiêu, phán đoán tình hình và xác định phạm vi đánh, làm giảm hiệu quả tác
chiến của địch nhất là khi sử dụng vũ khí công nghệ cao.
d. Kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị với xây dựng hầm ngầm để tăng
khả năng phòng thủ:
- Cần có quy hoạch, kế hoạch chặt chẽ ngay từ đầu đối với các thành phố, khu đô
thị mới, các trung tâm kinh tế - công nghiệp tăng khả năng phòng thủ dân sự.
- Xây dựng các thành phố vệ tinh, xây dựng hệ thống giao thông ngầm, tăng cường
khả năng phòng tránh khi có tình huống chiến tranh.
2. Biện pháp chủ động:
a) Gây nhiễu các tranh bị trinh sát của địch, làm giảm hiệu quả trinh sát
- Tích cực phá hoại hệ thống trinh sát của địch:
+ Sử dụng hoả lực triệt phá các phương tiện trinh sát phát hiện của địch
+ Phá hoại khả năng trinh sát, phát hiện của địch bằng hoạt động gây nhiễu kỹ
thuật.
- Sử dụng tổng hợp nhiều thủ đoạn thực hiện gây nhiễu chế áp lại địch:
+ Bố trí hợp lý các đài gây nhiễu và thực hiện di chuyển liên tục tránh khả năng
phát hiện tình trạng của địch.
+ Lập các mạng thông tin giả hoạt động đồng thời với bạn thật để thu hút hoạt
động trinh sát và chế áp điện tử của địch, che dấu tín hiệu công tác của ta
- Hạn chế năng lượng bức xạ từ về hướng angten thu trinh sát của địch:
+ Sử dụng công suất phát hợp lý, chọn vị trí anten ở nơi có địa hình che chắn về
phía địch
+ Phân bổ mật độ liên lạc hợp lý, không tạo ra dấu hiệu bất thường và thay đổi
thường xuyên quy ước liên lạc.
+ Tăng cường công suất máy phát, sử dụng anten của hệ số khuếch đại cao, rút
ngắn cự ly thông tin.
b) Nắm chắc thời cơ, chủ động đánh địch từ xa, phá thế tiến công của địch.
- Cần trinh sát nắm địch chặt chẽ, chính xác và có quyết tâm sử dụng lực lượng
hợp lý
phát huy khả năng của lực lượng vũ trang địa phương đặc công, pháo binh
chuyên trách tiến công địch.
- Sử dụng tổng hợp các loại vũ khí có trong biên chế của lực lượng phòng không
ba thứ quân, Sử dụng vũ khí thô sơ, vũ khí tương đối hiện đại để đánh địch
- Huấn luyện phòng không nhân dân để bắn máy bay tầm thấp và tên lửa hành
trình của đối phương khi xâm phạm vào khu vực địa bàn của mình, đánh trả có
hiệu quả, làm vô hiệu hóa vũ khí công nghệ cao của địch
c) Lợi dụng đặc điểm của đồng bộ hệ thống vũ khí công nghệ cao, đánh vào
mắt xích then chốt
- Tập trung lực lượng đánh vào những hệ thống có tác dụng bảo đảm và điều hành
gây ra sự hỗn loạn Và làm mất khả năng sử dụng vũ khí công nghệ cao.
- Phá vỡ sự phối hợp nhịp nhàng giữa hệ thống vũ khí công nghệ cao với các hệ
thống vũ khí thông thường khác.
- Tổ chức đánh địch từ xa sử dụng các thủ đoạn tập kích phá hoại vùng địch hậu,
tập kích trung tâm, phá hủy các hệ thống phóng, hệ thống bảo đảm và các căn cứ
trọng yếu khiến chúng tê liệt khi khác chiến.
- Tập kích vào hệ thống vũ khí công nghệ cao của địch triệt phá hoàn toàn khả
năng tấn công của chúng.
d) Cơ động phòng tránh, đánh trả chính xác
- Khi cơ động phòng tránh phải thực hiện tốt yêu cầu bí mật, cơ động nhanh, đến
đúng địa điểm, thời gian sẵn sàng chiến đấu cao.
- Quá trình cơ động lực lượng phải lợi dụng địa hình địa vật che khuất che đỡ hạn
chế khả năng trinh sát phát hiện bằng các phương tiện hiện đại của địch.
- Phòng tránh đánh trả địch tiến công bằng vũ khí công nghệ cao có quan hệ tác
động lẫn nhau một cách biện chứng đan xen nhau. Phòng tránh tốt là điều kiện
để đánh trả có hiệu quả, đánh trả có hiệu quả là điều kiện để phòng tránh an toàn.
- Với điều kiện và khả năng của ta hiện nay, tổ chức đánh trả phải có trọng tâm,
âm trọng điểm, đúng đối tượng đúng thời cơ, bằng mọi lực lượng mọi vũ khí
trang bị.
- Thực hiện đánh rộng khắp, từ xa đến gần, ở các độ cao, các hướng khác nhau,
đánh bằng sức mạnh tổng hợp, bằng “mưu - thời - thế - lực”.
- Phải kết hợp chặt chẽ giữa đánh địch với cơ động, ngụy trang, nghi binh, phòng
tránh bảo toàn lực lượng.
- Đánh các mục tiêu của địch cả trên không, trên mặt đất và mặt nước, xuất phát
các đòn tiến công hỏa lực của địch.
- Tổ chức xây dựng thế trận phòng tránh đánh trả tiến công bằng vũ khí công nghệ
cao của địch đáp ứng yêu cầu: Hiểm, chắc, có chiều sâu, cơ động linh hoạt, rộng
khắp kết hợp với khu vực phòng thủ của địa phương.
- Phải xác định các khu vực, mục tiêu bảo vệ trọng điểm, đối tượng đánh trả, khu
vực đánh trả, hướng đánh trả chủ yếu cho các lực lượng tham gia đánh trả.
- Vận dụng linh hoạt các hình thức tác chiến, chiến thuật, phương pháp hoạt động
chiến đấu khác nhau cho từng lực lượng.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống phòng thủ dân sự ở từng địa phương và hệ thống
phòng thủ quốc gia ra.
- Cần có phương án sơ tán cho nhân dân ở các thành phố đô thị lớn, các khu công
nghiệp chuyển từ thời bình sang thời chiến sản xuất phục vụ đảm bảo cho chiến
tranh.
- Hệ thống công trình phòng thủ dân sự gồm:
+ Hệ thống hầm hố ẩn nấp cho cá nhân, cho các hộ gia đình.
+ Các công trình bảo đảm sản xuất, bảo đảm sinh hoạt, lương thực thực phẩm của
tập thể, hộ gia đình triển khai ở các cơ quan, nhà ga, bến cảng kho nhiên liệu,
xăng dầu được triển khai ngay từ thời bình ở từng địa phương và trong phạm vi
cả nước.
KẾT LUẬN
Phương thức phòng chống địch tiến công hoả lực bằng vũ khí công nghệ cao là
một vấn đề lớn của cả đất nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã
hội chủ nghĩa ngày nay.
- Để phòng chống có hiệu quả trong chiến tranh tương lai, đòi hỏi phải có
sự tham gia của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân của cả hệ thống chính trị.
- Mọi công tác chuẩn bị của các cấp, các ngành và của mọi người dân phải
được chuẩn bị ngay từ thời bình.
- Chống chủ quan coi nhẹ luôn theo dõi chặt chẽ đánh giá đúng chính xác
âm mưu thủ đoạn của kẻ thù để kịp thời ứng phó với mọi tình huống.
Liên hệ ý nghĩa thực tiễn ở Việt Nam
Việt Nam chúng ta là một đất nước đang phát triển nhưng so với các nước phát
triển như các cường quốc Mĩ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc,… điều kiện của chúng
ta còn cách rất xa, vũ khí chiến đấu cũng chưa thể so sánh bằng. Vậy nên để phòng
tránh chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao xảy ra sẽ gây ra thương vong và tổn thất
rất lớn ta có những biện pháp sau
 Ngăn ngừa và đẩy lùi chiến tranh, ý định tiến công bằng VKCNC của địch:
- Đảng ta với quan điểm giữ vững hoà bình ổn định để thực hiện thắng lợi sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng XHCN nên đòi
hỏi phải tăng cường củng cố QP-AN, tăng cường các giải pháp ngăn ngừa chiến
tranh, đầy lùi những nguyên nhân mà địch có thể lợi dung “tạo cớ" can thiệp,
tiến công bằng VKCNC vào đất nước ta.
- Giữ vững ổn định chính trị, thực hiện tốt các chính sách xã hội và chương
trình phát triển KT-XH, tích cực chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã
hội, đảm bảo công bằng, dân chủ thực sự cho nhân dân; chính sách đối ngoại
hết sức mềm dẻo, khôn khéo, cần phải lấy lợi ích toàn dân làm đầu, giữ vững
các nguyên tắc nhưng linh hoạt trong đối sách để loại trừ nguy cơ chiến tranh.
 Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân
Đoàn kết toàn dân, lấy dân làm gốc để tạo sức mạnh tổng hợp và đánh địch
bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân.
Thế nhưng, nếu chiến tranh xảy ra là điều không thể tránh khỏi, Đảng, nhà nước và
quân đội nhân dân ta cần phải có chiến thuật đúng đắn, lợi dụng điểm yếu của vũ khí
côngnghệ cao, tận dụng những điều kiện có sẵn có những đường lối sáng tạo dựa trên
nhưungx biện pháp nêu trên để đánh trả nhằm bảo vệ đất nước, bảo vệ nhân dân. Đánh
địch có trọng điểm, đánh đúng đối tượng, đúng thời cơ; đánh địch bằng mọi lực lượng,
mọi lại trang bị vũ khí, đánh địch rộng khắp từ xa đến gần, các độ cao, từ mọi hướng;
Vận dụng linh hoạt, mưu trí, sáng tạo cách đánh, kết hợp chặt chẽ đánh bại tại chỗ với
cơ động, nguỵ trang, nghi binh, bảo toàn lực lượng đánh lâu dài; chỉ huy kiên quyết,
hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng theo kế hoạch thống nhất.
Thực tiễn trong những năm chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc
Mĩ trước đây, công tác phòng không nhân dân đã có vị trí vai trò to lớn trong việc bảo
vệ nhân dân, bảo vệ các mục tiêu quan trọng của miền Bắc. Những kinh nghiệm tổ
chức phòng tránh trong chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của
địch trước đây và các cuộc chiến tranh gần đây của Mĩ và đồng minh vào Irắc, Nam
Tư... là những kinh nghiệm rất bổ ích, chúng ta có cơ sở để tin tưởng rằng chúng ta sẽ
tổ chức tốt công tác phòng tránh tiến công bằng vũ khí cao của địch trong tình hình
mới.
Vận dụng một cách linh hoạt các hình thức tác chiến, chiến thuật, phương pháp
hoạt động chiến đấu khác nhau cho từng lực lượng, như lực lượng phòng không ba thứ
quân có thể vừa chốt bảo vệ mục tiêu, vừa cơ động phục kích đón lõng, kết hợp vừa
phòng tránh vừa đánh trả. Đối với lực lượng không quân, pháo binh, tên lửa, hải quân
có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp tác chiến của quân, binh chủng có hiệu quả
nhất, phù hợp với điều kiện tình hình địch, ta như đánh chặn, đánh đòn tập kích, ….
Ngoài những vấn đề trên, chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống phòng thủ
dân sự, đây là nhiệm vụ chiến lược rất quan trọng của nền quốc phòng toàn dân, là hệ
thống các biện pháp phòng thủ quốc gia. Từng địa phương và cả nước, được tiến hành
trong thời bình và thời chiến, nhằm bảo vệ nhân dân, bảo vệ nền kinh tế, duy trì sản
xuất và đời sống nhân dân trong đó bảo vệ nhân dân là nội dung quan trọng nhất.
Ngày nay, nếu cuộc chiến tranh xảy ra sẽ là cuộc chiến tranh sử dụng vũ khí
công nghệ cao, diễn ra trên không gian nhiều chiều, tiền tuyến và hậu phương không
phân định rõ ràng như trước đây. Do vậy, ở các thành phố, thị xã, thị trấn nơi tập trung
đông dân cư và các cơ sở kinh tế lớn chủ yếu là sơ tán, còn các trọng điểm khác có thể
phân tán, sơ tán gần. Các cơ sở sản xuất lớn của Trung ương có thể phải sơ tán xa hơn,
chủ yếu dựa vào các hang động ở rừng núi để sản xuất phục vụ chiến tranh.
Hệ thống công trình phòng thủ dân sự gồm hệ thống hầm hố ẩn nấp cho cá
nhân, cho các hộ gia đình, các công trình bảo đảm sản xuất, bảo đảm sinh hoạt, bảo
đảm lương thực, thực phẩm của tập thể, hộ gia đình triển khai ở các cơ quan, nhà ga,
bến cảng, kho nhiên liệu, xăng dầu được tiến hành ngay từ thời bình thông qua kế
hoạch kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế ở từng địa phương và
trong phạm vi cả nước.
Để đối phó với cuộc chiến tranh địch sử dụng vũ khí, trang bị CNC, công tác
giáo dục, huấn luyện chiến đấu hiện nay cũng cần được nâng cao và củng cố tập trung
vào một số vấn đề sau:
Một là, giáo dục nâng cao bản lĩnh chính trị, tinh thần cho bộ đội.
Hai là, tiếp tục đẩy mạnh đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp huấn
luyện.
Ba là, huấn luyện sát với đặc điểm địa hình, địa bàn và tổ chức, biên chế, trang
bị hiện có.
Bốn là, huấn luyện nâng cao trình độ, khả năng hiệp đồng quân chủng, binh
chủng, hiệp đồng giữa các hướng, mũi trong từng trận đánh, từng chiến dịch và sự
phối hợp giữa bộ đội chủ lực với lực lượng vũ trang địa phương trong khu vực phòng
thủ.
Năm là, tập trung huấn luyện thực hiện tốt các biện pháp ngụy trang, nghi binh.

Câu 2: Trình bày cách đo đạc cự ly, diện tích trên bản đồ địa hình quân sự. Vận dụng
kiến thức hiểu biết về bản đồ địa hình để tính diện tích thực tế một thửa đất hình
vuông, biết trên bản đồ địa hình tỉ lệ 1/25000 có cạnh là 8 cm.
Trả lời
1. Đo cự ly, diện tích trên bản đồ
a) Đo cự ly
- Cách tính đổi cự ly
+ Đổi cự ly bản đồ thành cự ly thực địa: Muốn đổi cự ly đo được trên bản đồ thành
cự ly thực địa, lấy đoạn cự ly đo được trên bản đồ nhân với mẫu số tỷ lệ.
Ví dụ: Biết đoạn cự ly đo được trên bản đồ tỷ lệ 1:25.000 là 40cm. Tính cự ly
thực địa?
D = 40 x 25.000 = 10.000.000 cm = 10.000m = 10km

+ Đổi cự ly thực địa thành cự ly bản đồ: Muốn đổi cự ly thực địa thành cự ly bản
đồ ta lấy cự ly đã biết trên thực địa chia cho mẫu số tỷ lệ.
Ví dụ: Từ điểm đứng xác định khoảng cách đến mục tiêu là 1750m. Bản đồ tỷ
lệ 1:25.000. Tính cự ly bản đồ
D = 1750/25000 m = 175000/ 25000 cm = 7cm

- Đo bằng thước tỷ lệ thẳng


Thước tỷ lệ thẳng cho phép bỏ qua các phép tính toán. Dùng thước tỷ lệ thẳng rất
tiện lợi có thể đọc ngay được kết quả đo trên bản đồ hoặc lấy đoạn cự ly thực địa
trên thước.
+ Cấu tạo chung của thước tỷ lệ thẳng:
 Ở mỗi tờ bản đồ đều có vẽ một thước tỷ lệ thẳng và bố trí dưới khung nam.
 Thước gồm các đoạn thẳng kế tiếp nhau, mỗi đoạn gọi là “một đơn vị cơ
bản” độ dài một đơn vị cơ bản chọn sao cho tương ứng với 1 độ dài chẵn ở
thực địa để dễ nội suy.
 Thước chia thành 2 phần, đoạn từ 0 sang phải có độ dài chẵn km, đoạn từ 0
sang trái được chia thành nhiều khoảng nhỏ và chỉ rõ 1cm, 1mm trên bản
đồ ứng với số mét của thực địa.
+ Cấu tạo thước tỷ lệ thẳng 1:25.000, 1:50.000.
 Thước tỷ lệ 1:25.000
Thước có độ dài 8cm và chia thành 2 phần. Đoạn từ 0 sang phải có độ dài 4cm
tương ứng với 1km thực địa, mỗi đoạn 1cm là đơn vị tỷ lệ bản đồ. Đoạn từ 0 sang trái
được chia thành 4 khoảng lớn ghi số 250, 500, 750, 1000 là đơn vị độ dài được tính
theo thực địa. Trên các khoảng 1cm được chia thành 5 khoảng nhỏ (1 khoảng tương
ứng bằng 50m). Khi đo, tính để đọc kết quả nhanh chóng trên thước các khoảng nhỏ
được gạch ngang bằng các đốt trắng, đen xen kẽ.
 Thước tỷ lệ 1:50.000
Thước có độ dài 6cm chia thành 2 phần, đoạn từ 0 sang phải bằng 4cm ứng với
thực địa bằng 2km. Mỗi đoạn 1cm là đơn vị tỷ lệ bản đồ. Đoạn từ 0 sang trái bằng 2cm
chia thành 2 khoảng lớn và ghi số 500, 1000, trên các khoảng lớn chia thành các
khoảng nhỏ (10 khoảng). Để biết được số mét của mỗi khoảng dùng phép nội suy.

+ Cách đo:
Khi đo một đoạn thẳng AB trên bản đồ nếu: Độ dài của đoạn thẳng nhỏ hơn
1km, dùng phần thứ 2 của thước; độ dài của đoạn thẳng lớn hơn 1km dùng cả 2 phần
của thước; độ dài lớn hơn cả 2 phần của thước, tính trên lưới ô vuông bản đồ, phần lẻ
đo ở phần thứ 2 của thước, tổng của 2 lần đo là độ dài đoạn cần đo.

- Đo cự ly đoạn thẳng: Khi đo cự ly của một đoạn thẳng trên bản đồ dùng một số
phương tiện như: Thước mm, băng giấy, Compa…
+ Đo bằng thước mm: Đặt cho cạnh thước nối qua 2 điểm, số đo trên thước được
bao nhiêu cm, mm, nhân với tỷ lệ bản đồ được kết quả đo.
Ví dụ: Đo từ điểm B đến điểm B cự ly đo được trên bản đồ 1: 25.000 là 3cm, cự
ly thực địa đoạn cần đo là: 3cm x 25000 = 75000cm = 750m.

+ Đo bằng băng giấy: Băng giấy phải được chuẩn bị có độ dài khoảng 20cm trở
lên rộng khoảng 5cm, mép băng giấy phải thẳng. Đặt cạnh băng giấy nối qua hai
điểm trên bản đồ và đánh dấu lại, đem băng giấy ướm vào thước tỷ lệ thẳng đọc
được kết quả cần đo.
+ Đo bằng compa: Mở độ doãng compa vừa khẩu độ định trên 2 điểm đo, giữ
nguyên độ doãng compa đem ướm vào thước tỷ lệ thẳng rồi đọc kết quả đo.
- Đo cự ly đoạn gấp khúc, đoạn cong
+ Đo bằng băng giấy: Chuẩn bị băng giấy như đã nêu ở trên. Khi đo đánh dấu
một đầu băng giấy, trùng vào đầu đoạn đo, mép băng giấy luôn bám sát một mép
đường trên bản đồ. Kết hợp 2 tay và đầu bút chì bấm vào mép giấy, xoay mép
băng giấy trùng lên mép đường, cứ như vậy cho đến điểm cuối cùng.
Chú ý: Khi xoay mép băng giấy phải lấy đầu bút chì làm trụ không để mép băng giấy
trượt khỏi đường đo.
+ Đo bằng sợi dây mềm: Dùng sợi chỉ nhỏ được vuốt thẳng để hạn chế thấp nhất
sự co giãn, đánh dấu đầu giây rồi đặt đầu dây vào điểm đo, lăn cho dây chỉ theo
mép đường cho đến điểm cuối cùng.
Chú ý: Đo nhiều lần lấy kết quả đo trung bình
+ Đo bằng compa:
 Đo những đoạn thẳng gấp khúc: đo lần lượt từng đoạn, rồi cộng lại.
 Đo những đoạn cong: chia các đoạn cong thành các đoạn thẳng ngắn đều nhau;
đo một đoạn thẳng ngắn được bao nhiêu nhân với tổng số đoạn được chia
+ Đo bằng thước đo cự ly kiểu đồng hồ
- Công tác chuẩn bị:
 Kiểm tra bộ phận chuyển động của đồng hồ: đặt ngón trỏ tay phải vào bánh xe,
đẩy đi đẩy lại xem bộ phận kim chuyển động có tốt không, đưa kim về vạch chỉ
tiêu đỏ.
 Kiểm tra độ chính xác: Lấy cạnh của một ô vuông trên bản đồ để kiểm tra, đẩy
bánh xe lăn hết một cạnh ô vuông nếu kim dịch chuyển đúng một khoảng là độ
chính xác tốt.
- Cách đo: Tay phải hoặc trái cầm thước mặt số quay vào phía mình, đặt bánh xe
vuông góc với điểm định đo, từ từ đẩy bánh xe lăn theo đường cho đến điểm cuối
cùng. Rồi nhấc thước ra khỏi vị trí đo. Nhìn vào thước xem kim dịch chuyển được
bao nhiêu khoảng để tính kết quả đo.
Chú ý: Động tác đo phải hết sức thận trọng tỷ mỷ chính xác. Khi đẩy trượt bánh xe ra
khỏi đường đo thì phải kéo lùi bánh xe về vị trí tại điểm trượt sau đó đo tiếp.

b) Đo diện tích theo bản đồ


Khi thực hiện nhiệm vụ huấn luyện hay chiến đấu, đôi khi phải xác định diện
tích một khu vực địa hình như: Phạm vi của đơn vị trú quân, phạm vi nhiễm xạ, phạm
vi khu vực khai thác…
- Đo diện tích ô vuông
+ Đo diện tích ô vuông đủ
Trên bản đồ địa hình đều có hệ thống ô vuông, mỗi ô vuông trên bản đồ đều được xác
định một diện tích nhất định phụ thuộc vào tỷ lệ đó.

Công thức S = a2

Trong đó:
 S: là diện tích của một ô vuông
 a: là cạnh của một ô vuông

Bảng tính diện tích ô vuông cho các loại tỷ lệ bản đồ


Tỷ lệ bản đồ Cạnh ô vuông (cm) Diện tích tương ứng thực
địa (km2)
1:25.000 4 1
1:50.000 2 1
1:100.000 2 4
1:200.000 5 100

+ Đo diện tích ô vuông thiếu:


 Chia cạnh ô vuông có diện tích đo thành 10 phần bằng nhau, kẻ các đường giao
nhau vuông góc ta có 100 ô nhỏ
 Đếm tổng số ô con hoàn chỉnh, các ô không hoàn chỉnh đếm tổng số rồi chia
đôi
 Lấy tổng số ô nhỏ nhân với diện tích 1 ô nhỏ được kết quả đo.
- Đo diện tích một khu vực
Diện tích của một khu vực cần tính là tổng diện tích của ô vuông đủ với phần
diện tích của ô vuông thiếu.
Công thức A = ns +p__

Trong đó:
 A là diện tích một khu vực cần tìm
 n là số ô vuông đủ
 s là diện tích của một ô vuông đủ
 __ là diện tích của các ô vuông nhỏ tự kẻ
 p là số ô vuông nhỏ tự kẻ

Cách tính:
 Khi tính diện tích của một khu vực trước hết ta phải xem khu vực đó chiếm mấy
ô vuông đủ (n). Những ô vuông thiếu xác định diện tích như trên.
 Đếm tổng số ô vuông nhỏ của phần diện tích ô vuông thiếu rồi nhân với diện
tích của
một ô, đem cộng với diện tích ô vuông đủ có diện tích gần đúng của cả khu vực.

Hiện nay với công nghệ bản đồ số, muốn đo diện tích một khu vực trên bản đồ
chỉ cần dùng con chỏ chạy theo đường biên của nó tạo thành vòng khép kín, dựa vào
tọa độ tập hợp của các điểm trên đường biên phần mềm máy tính sẽ nhanh chóng giải
bài toán và cho ngay diện tích.
Vận dụng:
* Tính diện tích thực tế một thửa đất hình vuông, biết trên bản đồ địa hình tỉ lệ
1/25000 có cạnh là 8 cm.
- Độ dài cạnh thật của mảnh đất hình vuông đó là:
8 x 25000 = 200000 ( cm)
200000cm = 2000 (m)
- Diện tích thực tế của mảnh đất hình vuông đó là:
S2 = 20002 = 4000000 (m2)

You might also like