You are on page 1of 4

3.2.

Xây dựng môi trường an ninh khu vực, tiến đến một thế
giới không vũ khí hạt nhân
I. Xây dụng môi trường an ninh khu vực
1. Tăng cường sự can dự
- Các nước cần nỗ lực hết sức để quan sát xem Bình Nhưỡng có từ bỏ chương trình hạt nhân
của mình hay không, và còn cần phải giúp Mỹ và CHDCND Triều Tiên chấm dứt sự thù
địch chính trị và xây dựng các mối quan hệ bình thường.
2. Đặt ra những ưu tiên trong thương lượng
- Tầm nhìn hòa bình của Mỹ đối với tương lai phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên đang
trở thành một chương trình nghị sự có phạm vi rộng và là mục tiêu mà các nước cố xây
dựng. Do đó, có thể có nhiều cuộc thương lượng, đối thoại và gặp gỡ ngoại giao mới để thúc
đẩy các mục tiêu này.
- Việc dỡ bỏ có thể kiểm tra được chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên phải là mục tiêu
ưu tiên hàng đầu của Mỹ và các nước liên quan, tiếp ngay sau một thoả thuận về việc chấm
dứt chương trình tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng. Việc tìm kiếm các giải pháp cho cả hai
vấn đề này, nếu thành công, cũng sẽ góp phần thúc đẩy hiện đại hóa bán đảo Triều Tiên, đặc
biệt giúp đỡ Bắc Triều Tiên đẩy mạnh các cuộc cải cách kinh tế đang diễn ra, đồng thời tạo
tiền đề cho việc xây dựng một khu vực an ninh ổn định.
3. Vạch ra những mục tiêu hạt nhân thực tế
- Ban đầu, chính quyền tổng thống Mỹ ép Bình Nhưỡng chuyển giao mọi nguyên liệu phân
học và tất cả các công nghệ liên quan, đồng thời phá dỡ các cơ sở hạt nhân trước khi nhận
được bất kì khoản lợi ích nào. Dĩ nhiên, Bình Nhưỡng sẽ không đồng ý. Sau đó, Washington
đã thay đổi chiến lược, bắt đầu dần dần làm rõ những khích lệ về kinh tế, chính trị, an ninh
mà Bắc Triều Tiên có thể nhận được trong quá trình này.
- Do tình hình khó khăn, việc tạo cơ sở đúng đắn cho các cuộc thương lượng hạt nhân thành
công là điều chủ yếu. Việc đạt được một thông cáo chung mới và thiết lập các kênh thông tin
song phương sẽ có tác dụng. Ngay từ khi bắt đầu các cuộc thương lượng mới, Mỹ nên sẵn
sàng đặt các vấn đề lên bàn thương lượng, dựa trên các nguyên tắc quan trọng là “cam kết và
cam kết, hành động vì hành động”. Những khích lệ đó có thể đưa ra trong suốt toàn bộ quá
trình thực thi hiệp định, từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc, với việc xác định thời gian phù
hợp với các bước được Bắc Triều Tiên thực hiện. Chúng bao gồm việc thiết lập các quan hệ
ngoại giao, gia hạn một cam kết an ninh đã được tổng thống Mỹ ký, bài bỏ các biện pháp
trừng phạt kinh tế, cung cấp giúp đỡ năng lượng như một phần của một chương trình đa
phương, và đưa ra sự giúp đỡ kinh tế nếu có thể. Việc ủng hộ khởi động lại dự án lò phản
ứng nước nhẹ của Triều Tiên hiện bị cấm cũng cần phải được coi là một sự giúp đỡ cả gói.
- Trong các bước tiếp theo, Mỹ sẽ yêu cầu Bắc Triều Tiên tiết lộ tất cả chi tiết về chương
trình hạt nhân của mình; chuyển giao tất cả nguyên liệu hạt nhân, các quả bom và thiết bị;
đồng thời tháo dỡ các cở sở càng nhanh càng tốt.
- Cần xây dựng lòng tin thông qua một quá trình lâu dài từng bước tháo gỡ và làm tan băng
dần dần các quan hệ chính trị . Chiến lược đó sẽ điều chỉnh việc đưa ra những khích lệ phù
hợp với việc dỡ bỏ theo giai đoạn , bắt đầu bằng việc đóng băng các cơ sở hạt nhân có liên
quan đến plutonium của Bắc Triều Tiên ( lò phản ứng đang hoạt động , nhà máy tái chế , và
nhà máy sản xuất nhiên liệu mới được tân trang lại của nước này ) tiếp theo là những giai
đoạn ngừng hoạt động và dỡ bỏ . Điều quan trọng nữa của một chiến lược như vậy là cần
phải thu gom lượng dữ trữ plutonium của Bắc Triều Tiên và vận chuyển nó ra khỏi nước này
, vì điều đó dường như phải bỏ được tất cả nguyên liệu hạt nhân của Bình Nhưỡng . Việc đó
càng hoàn thành sớm càng tốt vì plutonium là nguyên liệu hạt nhân then chốt trong kho dự
trữ vũ khí của các nước . Khi các bước được Bắc Triều Tiên thực hiện trở nên tiến triển hơn ,
thì Mỹ và các nước khác cần đưa ra những khích lệ kịp thời theo đúng cam kết
4. Xây dựng việc thực thi, bền vững
- Việc thực thị thất bại là một nguyên nhân có ý nghĩa gây ra sự sụp đổ của Hiệp định khung
năm 1994. Mặc dù Bình Nhưỡng cần chia sẻ trách nhiệm này , việc thực thi của Mỹ và các
nước tỏ ra chậm chạp hơn so với mong đợi vì các vấn đề chính trị và kỹ thuật. Đặc biệt,
Washington đã mắc phải một sai lầm từ đầu bằng cách tuyên bố rằng nước này chỉ có 30
triệu USD mỗi năm cho việc thực thi, ít hơn nhiều so với cam kết nhiều tỉ đôla theo yêu cầu
của Hàn Quốc và Nhật Bản. Bằng cách làm như vậy, chính quyền Clinton đã làm xói mòn
nghiêm trọng khả năng của mình trong việc thực hiện quyền lãnh đạo và lên án KEIDO,
được giao trách nhiệm thực thi, về việc thâm hụt ngân quỹ và nợ nần triền miên. Để đảm bảo
chắc chắn rằng việc thực thi được thực hiện, Washington cần thành lập Quỹ hòa bình Triều
Tiên. Trước khi rời nhiệm Sở năm 2006, lãnh tụ phe đa số Thượng viện Bill Frist (Đảng
Cộng hòa Bang Tennesse) đã đề nghị cung cấp 10 tỉ USD để giúp đỡ những người tị nạn Bắc
Triều Tiên. Ngân quỹ mới này có thể giúp đỡ họ cũng như thực hiện 4 mục tiêu của Mỹ. Nó
có thể giúp đỡ về kỹ thuật để phát triển một hệ thống ngân hàng hiện đại của Bắc Triều Tiên
như một phần của bất cứ thoả thuận nào, nhằm chấm dứt các hoạt động làm tiền giả của
nước này, cung cấp học bổng để sinh viên Triều Tiên có thể học tập tại các trường đại học
của Mỹ, như đã làm với sự giúp đỡ trước đây cho Trung Quốc và Việt Nam. Ngân quỹ này
cũng có thể tài trợ cho việc phi quân sự hóa bán đảo Triều Tiên.
- Một tiến trình có hiệu quả phải bao gồm việc thành lập các tổ chức kỷ thuật để thực thi các
giải pháp phức tạp, liên quan đến việc dỡ bỏ các cơ sở hạt nhân, đưa ra những khích lệ, và
kiểm tra. Các tổ chức này có thể là từ các tổ chức đa phương như KEIDO, cho tới những dàn
xếp song phương như Uy ban Tư vấn Mỹ - Bắc Triều Tiên. Trước hết, để tránh trải qua tình
trạng của hiệp định năm 1994, các quan chức chính phủ vẫn cần tham dự mãnh mẽ vào tiến
trình phức tạp này.

II. Tiến đến một thế giới không có vũ khí hạt nhân
- Trong một thập kỷ qua, vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên đã trở thành mối lo ngại
hàng đầu ở khu vực Đông Bắc Á, là mối không chỉ của các bên liên quan mà của cả cộng
đồng thế giới.
- Việc Bắc Triều Tiên công khai chương trình phát triển vũ khí hạt nhân đã gây xôn xao dư
luận thế giới, có thể gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh thế
giới. Nếu việc phổ biến vũ khí hạt nhân tiến hành tràn lan và các phần tử khủng bố quốc tế
có được loại vũ khí này thì hậu qua là khôn lường. Do vậy, các nước trên thế giới phải đoàn
kết lại để loại bỏ mối nguy hiểm này.
- Hầu hết các nước đều cho rằng mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với loài người hiện nay
không phải là những nước có vũ khí hạt nhân mà là các tổ chức khủng bố quốc tế tìm cách
sở hữu hạt nhân, vì sau chiến tranh Iraq, ba nước Bắc Triều Tiên, Libi, Iran đều đã tuyên bố
từ bỏ chương trình sản xuất hạt nhân. Nhưng các tổ chức khủng bỏ quốc tế không phải là
nhà nước, không có chính phủ, mọi hoạt động khủng bố đều tiến hành bí mật mà cộng đồng
quốc tế không thể kiểm soát.
- Xây dựng một thế giới không có vũ khí hạt nhân đòi hỏi cần phải có những biện pháp hữu
hiệu nhằm làm tiêu tan hoặc tấn công trực diện vào tất cả những mối đe dọa an ninh đối với
các nước khác hoặc dân tộc khác bằng vũ khí hạt nhân. Quan điểm về một thế giới không có
vũ khí hạt nhân là cố đạt được một giá trị mới và mở ra những biện pháp thực tế nhằm đạt
được mục tiêu này, sẽ là một sáng kiến dũng cảm. Nó sẽ tác động cực kỳ tích cực tới an ninh
của thế hệ mai sau.

III. Tác động của vấn đề hạt nhân lên các nước trên thế giới.
- Thứ nhất, việc Bắc Triều Tiên chính thức có vũ khí hạt nhân sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng
tới sự cân bằng quân sự ở khu vực Đông Bắc Á, thúc đẩy các quốc gia trong khu vực tăng
cường trang bị quân sự, thậm chí tiến hành chạy đua vũ trang. Hai nước đồng minh của Mỹ
là Nhật Bản và Hàn Quốc đều nằm trong phạm vi của tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Bắc
Triều Tiên, cho dù Bắc Triều Tiên chỉ có đầu đạn thông thường, hai nước này cũng đã
đương đầu với mối đe doạ rất lớn. Hiện nay, Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân, một số tên
lửa hiện đang nhằm vào Nhật Bản và Hàn Quốc, đều có thể mang theo đầu đạn hạt nhân ,
càng làm cho hai nước này luôn trong tình trạng đối mặt trước mối đe doạ tấn công của vũ
khí hạt nhân. Đứng trước nguy cơ này, Nhật Ban và Hàn Quốc chắc chắn có nhu cầu cấp
thiết là thay đổi trang bị quân sự. Hơn nữa, sau khi Nhật Ban và Hàn Quốc nhanh chóng mở
rộng quân sự, Trung Quốc và Nga cũng không thể khoanh tay ngồi nhìn. Kết cục của quá
trình này là toàn bộ khu vực Đông Bắc Á rơi vào một cuộc chạy đua quân sự, nguy cơ bùng
nổ chiến tranh có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào.
- Thứ hai, Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân sẽ làm tăng thêm mức độ rủi ro là đầu đạn hạt
nhân có thể rơi vào tay các tổ chức khủng bố và quốc gia cực quyền, Bắc Triều Tiên đang là
quốc gia rất nghèo khổ, kinh tế lạc hậu, đồng thời cũng không có sản phẩm hay tài nguyên
nào để đối lấy ngoại tệ, ngoại trừ duy nhất là bán vũ khí hạt nhân và kỹ thuật quân sự. Do
sức hút của đồng tiền, rất có khả năng Bắc Triều Tiên bí mật chuyển nhượng tên lửa hạt
nhân và kỹ thuật hạt nhân cho một số tổ chức khủng bố, như vậy, sự tấn công của lực lượng
khủng bố không còn đơn thuần là kiểu “đánh bom liều chết" mà là “tấn công bằng tên lửa
mang đầu đạn hạt nhân liều chết”. Thực tế , đây là mối đe dọa khó tưởng tượng nổi đối với
hòa bình và ổn định của thế giới.

IV. Vai trò cộng đồng quốc tế.


- Trong thời điểm hiện tại, cộng đồng quốc tế có điều kiện “thẩm định” hai khả năng lựa
chọn. Thứ nhất, lấy đàm phán sáu bên ở Bắc Kinh làm khung đàm phán để đảm bảo nhanh
chóng hòa giải và kết thúc khủng hoảng , tức là đảm bảo ở mức độ nhất định an ninh, viện
trợ kinh tế và bình thường hóa quan hệ chính trị của CHDCND Triều Tiên để đổi lại cam kết
của quốc gia này về phi hạt nhân hóa. Hai là, phải đẩy tới những nỗ lực tối đa giải quyết hòa
bình vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên vì hòa bình, ổn định lâu dài ở Đông Bắc Á
và giải quyết hợp lý vấn để thống nhất bán đảo Triều Tiên.

Kết Luận
Tóm lại, chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng gây ra một mối nguy hiểm cho chế
độ không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu. Một Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân sẽ gây
ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và ổn định ở Đông Bắc Á. Nhìn chung, nó
có thể dẫn đến một khu vực lộn xộn hơn về chính trị , thay cho một nơi mà sự hợp tác ngày
càng tăng và đòi hỏi phải thúc đẩy hòa bình và ổn định. Vấn đề hạt nhân của CHDCND
Triều Tiên lâu nay luôn là mối quan tâm của nhiều thế lực chính trị quốc tế. Do giữ vị trí địa
- chiến lược quan trọng cả về chính trị , kinh tế , quân sự , an ninh ở khu vực Đông Bắc Á
(nơi lợi ích chiến lược của các nước lớn đan xen nhau) nên vấn đề hạt nhân của bán đảo này
luôn ảnh hưởng đến tình hình khu vực và thế giới. Việc giải quyết vấn đề an ninh của bán
đảo này là quá trình phức tạp, lâu dài và không còn là vấn đề riêng của Mỹ và Bắc Triều
Tiên mà là vấn đề chung của các nước lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và cả
cộng đồng quốc tế. Thời gian gần đây vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên đã được
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, EU quan tâm nhiều hơn, nỗ lực thực hiện các bước đi cần
thiết, đưa ra các chính sách nhằm xúc tiến, gia tăng đối thoại, để đi đến phi hạt nhân hóa trên
bán đảo Triều Tiên, xây dựng bán đảo Triều Tiên phát triển và thịnh vựng hơn.

You might also like