You are on page 1of 5

Trên cơ sở tìm hiểu thực tiễn giáo dục, hãy phân tích những thách

thức đặt ra cho giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Thực tiễn:

Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách và ưu tiên đầu tư cho
giáo dục. Bên cạnh đầu tư ngân sách nhà nước (NSNN) cho giáo dục luôn
ở mức xấp xỉ 20%/tổng chi NSNN, tương đương 5% của GDP, Nhà nước
còn có nhiều chính sách hỗ trợ khác cho giáo dục, đào tạo. Vì vậy, trong
hơn 70 năm qua, đặc biệt là sau hơn 30 năm đổi mới, giáo dục Việt Nam
đã có nhiều thay đổi, đạt được nhiều thành tựu lớn, đóng góp quan trọng
vào sự phát triển của đất nước. Đó là:

Thứ nhất, quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông phát
triển. Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000;
hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ I vào năm
2014; hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010. Năm
2017, Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5
tuổi. Trẻ mầm non 5 tuổi ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn
được miễn học phí từ năm 2018.

Thứ hai, chất lượng giáo dục, đào tạo được nâng lên và có bước phát triển
mới. Một trong những minh chứng cho điều này là việc ghi dấu ấn của
học sinh Việt Nam trên sân chơi trí tuệ thế giới như các kỳ thi Olympic
các môn ở khu vực và quốc tế, Chương trình Đánh giá Sinh viên Quốc tế
(PISA)... Năm 2012, Việt Nam lần đầu tiên tham gia cuộc thi PISA và
xếp thứ 17 về Toán, thứ 8 về Khoa học, thứ 19 về Đọc. Trong khi đó, Mỹ
chỉ xếp 36 về Toán, 28 về Khoa học và 23 về Đọc. Trong bảng xếp hạng
dựa trên Toán và Khoa học do OECD công bố hồi tháng 5/2015, Việt
Nam giành vị trí thứ 12, cao hơn nhiều so với vị trí 28 của Mỹ. Việt Nam
cũng đã đào tạo nhiều thế hệ học sinh giỏi tham gia các kỳ thi Học sinh
giỏi quốc tế, mang về nhiều huy chương cho đất nước. Hệ thống trường
chuyên từ chỗ chỉ có 6 trường thì đến nay đã có ở tất cả 63 tỉnh, thành.

Thứ ba, công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học được chú trọng.
Tính đến ngày 15/4/2018, đã có 248 cơ sở giáo dục đại học và trường cao
đẳng, trung cấp sư phạm hoàn thành báo cáo tự đánh giá. Đáng chú ý,
bốn trường đại học đã được hội đồng cấp cao đánh giá nghiên cứu và giáo
dục đại học của Pháp (HCERES) công nhận đạt chuẩn kiểm định trường
đại học. Hai trường được đánh giá theo tiêu chuẩn của mạng lưới các
trường đại học khu vực Đông Nam Á. Năm trường có tên trong danh sách
những trường tốp đầu của châu Á, ba trường được gắn 3 sao bởi QS-
Stars.
Thứ tư, nhiều chính sách công bằng trong tiếp cận giáo dục, đặc biệt đối
với trẻ dân tộc thiểu số, trẻ ở vùng khó khăn được thực hiện. Trước hết là
ưu tiên đầu tư cho các địa bàn có nhiều khó khăn, phát hành công trái
giáo dục để hỗ trợ cho các tỉnh miền núi, vùng khó khăn xây dựng trường
học kiên cố, đạt chuẩn chất lượng và thực hiện xóa đói giảm nghèo, thông
qua đó tạo nhiều cơ hội cho trẻ tiếp cận nhiều hơn với dịch vụ giáo dục.
Đồng thời, có những thay đổi trong chính sách đãi ngộ đối với giáo viên
giúp tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của bậc phổ thông.

Thứ năm, cơ sở hạ tầng cho giáo dục được đầu tư thích đáng. Các trường
lớp của Việt Nam đã và đang phấn đấu đạt chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn về
hạ tầng cơ sở đảm bảo cho việc dạy và học có chất lượng tương đương
với các nước khác trong khu vực. Hiện tại, cả nước đã có gần 500 trường
mầm non, gần 3.200 trường tiểu học, trên 400 trường trung học cơ sở và
phổ thông trung học đạt trường chuẩn quốc gia.

Thứ sáu, công tác xây dựng xã hội học tập đã có nhiều chuyển biến tích
cực. Mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên tiếp tục được củng cố, phát
triển. Các nghiên cứu quốc tế cũng đánh giá cao thành tựu của giáo dục
Việt Nam. Theo Ngân hàng Thế giới (NHTG) thì Việt Nam và Trung
Quốc là hai quốc gia tiên phong trong đổi mới giáo dục và nêu rõ rằng sự
phát triển thực sự ấn tượng thuộc về hệ thống giáo dục của Việt Nam và
Trung Quốc. Nghiên cứu của tác giả Hai-Anh H. Dang và Paul W.
Glewwe về giáo dục Việt Nam trong 20 năm qua cho thấy rằng mặc dù
vẫn đang còn ở mức độ thu nhập trung bình thấp nhưng Việt Nam đã
vượt trội so với phần lớn các nước trong các cuộc thi đánh giá, tỷ lệ học
sinh đến trường cũng như số lượng năm học được hoàn thành.

Thách thức:

Thứ nhất là về vấn đề thiếu thốn cơ sở vật chất và sự chênh lệch giữa các
vùng miền trong điều kiện dạy - học. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng
tại Việt Nam sự chênh lệch giữa miền núi với đồng bằng, nông thôn với
thành thị về cơ sở vật chất phục vụ giáo dục còn rất lớn. Không ít những
vùng miền còn thiếu trường/ lớp hoặc có trường /lớp nhưng xã xôi và có
điều kiện rất tồi tàn, gây khó khăn cho việc học tập của các em nhỏ.
Trong khi đó, ở những vùng kinh tế phát triển, kinh phí cho giáo dục
không chỉ đến từ Nhà nước, mà còn từ rất nhiều nguồn khác như các
khoản tài trợ, sự đầu tư của các doanh nghiệp, kinh phí xã hội hóa v.v..
Sự chênh lệch về điều kiện giáo dục cũng tồn tại giữa các trường tư thục
và trường công lập, bất chấp các quy định về giáo dục phổ cập trên
nguyên tắc bình đẳng.

Thứ hai là việc thiếu hụt đội ngũ giáo viên giỏi, đặc biệt là ở những vùng
xa xôi hoặc kém phất triển. Chính sách đãi ngộ chưa phù hợp đã không
tạo được động lực cho nhiều người xuất sắc có nguyện vọng trở thành
giáo viên, nhất là giáo viên ở những vùng sâu, vùng xa. Nhu cầu hội nhập
quốc tế đòi hỏi đội ngũ giáo viên có những năng lực, phẩm chất tiệm cận
với tiêu chuẩn chung của thế giới, và hơn ai hết, muốn tạo ra các công
dân mang tính toàn cầu và có khả năng hội nhập cao, chính các giáo viên
phải là những người tinh túy và tiên phong trong việc tiếp cận các tri thức
hiện đại.

Thứ ba, chương trình học tập từ nhiều năm nay vẫn luôn bị phê phán là
quá giáo điều, quá nghiêng về lý thuyết mà bỏ qua các nội dung về kỹ
năng, thực hành, trong khi giáo dục phổ thông của các nước phát triển
trên thế giới đã có những thành quả lớn về giáo học học hiện đại. Bên
cạnh đó, trong một thời gian dài, do ảnh hưởng của việc thi cử và tâm lý
học để thi, một số môn học như Giáo dục luật pháp, giáo dục công dân,
giáo dục đạo đức chưa được chú trọng, hoặc là được giảng dạy một cách
hình thức, giáo điều nên chưa đạt hiệu quả. Trong khi đó, một đất nước
hội nhập đòi hỏi các công dân của mình phải hiểu biết pháp luật, có tinh
thần trách nhiệm cao và vốn hiểu biết văn hóa- xã hội sâu sắc về cả đất
nước mình cũng như các quốc gia khác.

Giáo dục đại học lẽ ra là khu vực dễ dàng tiếp cận với giáo dục thế giới
nhất, thì trên thực tế lại là khu vực chứa đựng nhiều bất cập nhất. Tôi xin
điểm qua một số vấn đề dưới đây.

Thứ nhất, cũng như giáo dục phổ thông, tình trạng thiếu thốn cơ sở vật
chất của các trường đại học là vấn đề cần cải thiện. Một số trường đại
học công lập và một số trường đại học tư thục có khuôn viên khang trang,
nhưng rất nhiều trường đại học, kể cả những trường khá danh tiếng, đều
chưa có khuôn viên đủ rộng, xứng với tầm “không gian sáng tạo” cho
thầy và trò. Trang thiết bị, phòng thí nghiệm, phòng học, thư viện và học
liệu trong thư viện... của nhiều trường đại học còn thiếu; không gian dành
cho việc học tập, sinh hoạt của sinh viên chưa đủ hoặc còn rất đơn giản,
thô sơ. Rất ít trường đại học công lập có thể trang bị cho mỗi giáo sư, phó
giáo sư một phòng làm việc riêng biệt (và tất nhiên là việc cung cấp cho
mỗi giảng viên một phòng hay một không gian làm việc riêng tại trường
càng là điều khó khăn.) Dĩ nhiên, nếu so sánh với điều kiện vật chất của
giáo dục thời kỳ trước đổi mới hoặc khoảng 10-15 trước đây thì cơ sở vật
chất hiện nay đã có những cải thiện đáng kể, nhưng nếu so sánh với các
trường đại học của các nước phát triển trên thế giới thì còn là một khoảng
cách quá xa. Chính điều đó, cùng với việc thiếu vắng các chương trình
đào tạo bằng tiếng nước ngoài, đã làm hạn chế việc tiếp nhận sinh viên
của các nước phát triển hơn đến học tập tại các trường đại học Việt Nam,
nhất là đối với các chương trình dài hạn. Đó cũng chính là một trong
những lý do khiến rất nhiều sinh viên Việt Nam đi du học tự phí ở nước
ngoài với một khoản đầu tư không hề nhỏ. Trong bối cảnh hội nhập quốc
tế, việc học sinh, sinh viên của nước này đi du học ở nước khác là xu thế
tất yếu, nhưng nếu hoạt động du học chỉ theo một chiều, thì đó là sự mất
cân đối từ nhiều phương diện, bao gồm cả phương diện tài chính.

Thứ hai, hoạt động khoa học công nghệ ở các trường đại học Việt Nam
còn rất khiêm tốn, ngay cả so với các nước trong khu vực Đông Nam
Á. Theo thống kê của Viện thông tin khoa học (ISI), trong 15 năm từ
1996 - 2011, Việt Nam mới có 13.172 ấn phẩm khoa học công bố trên các
tập san quốc tế có bình duyệt, bằng khoảng 1/5 của Thái Lan (69.637),
1/6 của Malaysia (75.530), và 1/10 của Singapore (126.881). Trong khi
đó, dân số Việt Nam gấp 17 lần Singapore, 3 lần Malaysia và gần gấp 1,5
lần Thái Lan. Số công bố khoa học của Việt Nam trong vòng 15 năm qua
chưa bằng 1/5 số công bố của trường ĐH Tokyo (69,806 công bố) và một
nửa của trường ĐH quốc gia Singapore (28,070 công bố).  (Theo Nguyễn
Dạ Thảo, “Đổi mới giáo dục đại học theo định hướng hội nhập quốc tế”,
Trường Đại học Thái Bình Dương,

Thứ ba, chương trình giáo dục đại học còn khá cứng nhắc, chậm cập
nhật so với sự phát triển của thế giới. Mặc dù trong những năm qua đã có
nhiều sự đổi mới về chương trình giáo dục (như chuyển từ học chế niên
chế sang học chế tín chỉ, cập nhật khung đánh giá GPA, coi trọng chuẩn
đầu ra trong việc xây dựng chương trình đào tạo, tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin, tăng cường việc công nhận tín chỉ lẫn nhau giữa các
trường đại học trong nước và với các trường nước ngoài, công nhận và áp
dụng chuẩn quốc tế đối việc đánh giá năng lực ngoại ngữ, năng lực tin
học song song với áp dụng chuẩn quốc gia v.v..), nhưng còn nhiều quy
định cứng về ngành nghề đào tạo, môn học v.v. khiến các trường đại học
khó năng động trong việc đổi mới và cập nhật chương trình và nội dung 
giáo dục so với sự phát triển nhanh chóng của thế giới.

Thứ tư, tâm lý coi trọng bằng cấp, nhìn từ góc độ tiêu cực, lại khiến cho
nhiều sinh viên có tâm lý học tập một cách hình thức (hư học), với mục
đích có tấm bằng đại học mà không quan tâm đến kiến thức. Hệ quả là ở
một số nơi, tấm bằng đại học không phản ánh đúng bản chất của nó, một
số ngành đào tạo cung lớn hơn cầu, trong khi nhu cầu của xã hội về
những người lao động có tay nghề cao thì vẫn không được đáp ứng.
Những khảo sát gần đây cho thấy nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học thất
nghiệp, trong khi các cơ sở sản xuất vẫn thiếu thợ lành nghề.

You might also like