You are on page 1of 3

Phương pháp hoán vị giả ngẫu nhiên

a. Tổng quan
 Trong kỹ thuật LSB, các thông tin mật được giấu theo cách tuần tự vào các bit cố
định của các khối (các điểm ảnh) liên tiếp hoặc theo trật tự nhất định. Kỹ thuật này
đơn giản với người giấu tin, nhưng dễ bị tấn công vét cạn hoặc nhận dạng tự động
 Trong kĩ thuật hoán vị ngẫu nhiên, việc giấu thông tin vào các vị trí ngẫu nhiên bất
kỳ. Bên cạnh đó thì mục đích của thuật toán cũng mong muốn tất cả các bit của
ảnh chứa đều có thể tham gia trong quá trình nhúng tin và các bit của thông điệp
cũng được phân bố ngẫu nhiên trên toàn bộ miền không gian của ảnh chứa và
không tuân theo một thứ tự nào.
 Phương pháp hoán vị giả ngẫu nhiên được đề xuất.
 Hoán vị giả ngẫu nhiên sẽ vẫn dựa trên giải pháp hoán vị ngẫu nhiên nhưng vị trí
các bit được lựa chọn để nhúng thông điệp sẽ không phải là ngẫu nhiên nữa mà là
giả ngẫu nhiên.
 Giả ngẫu nhiên nghĩa là sẽ áp dụng một kỹ thuật hoặc một thuật toán nào đó để
sinh ra chuỗi ngẫu nhiên và chuỗi ngẫu nhiên này sẽ khác nhau sau mỗi lần giấu
tin.

Bộ sinh số giả ngẫu nhiên còn được gọi là bộ sinh bit ngẫu nhiên tất là thuật toán
sinh ra chuỗi các số có các thuộc tính gần như thuộc tính của chuỗi số ngẫu nhiên.
Chuỗi sinh ra từ bộ sinh số giả ngẫu nhiên không thực sự là ngẫu nhiên, do nó
hoàn toàn được xác định từ giá trị khởi đầu, được gọi là nguồn (seed) của nó.
Thuật toán sinh số giả ngẫu nhiên được sử dụng phổ biến – thuật toán Blum Blum
Shub.
Thuật toán lựa chọn 2 số nguyên tố lớn p và q thỏa mãn điều kiện:
Tính giá trị M = p * q và một số khởi tạo (seed) 𝑥0. Số x0 cần đảm bảo là nguyên tố
cùng nhau với số M và khác 0 hoặc 1.
Khi đó các số giả ngẫu nhiên sẽ được tính theo công thức

𝑥𝑛+1 = x n2 mod M
Ví dụ: Lựa chọn 𝑝 = 11, 𝑞 = 19 𝑣à 𝑥0 = 3 khi đó sinh được dãy các số là {9, 81,
82, 36, 42, 92, … }
b. Kỹ thuật giấu tin bằng phương pháp hoán vị giả ngẫu nhiên
 Thuật toán giấu tin
• Bước 1: Thông điệp được mã hóa (nếu cần) sau đó được chuyển sang thành dãy
nhị phân. Gọi 𝑙𝑚 là độ dài của thông điệp (ở dạng nhị phân) và tương ứng 𝑚𝑖 là bit
thứ i của thông điệp sau khi mã hóa và chuyển về dạng nhị phân.
• Bước 2: Trích xuất ma trận điểm ảnh trong ảnh, biến đổi các điểm ảnh về dạng nhị
phân và chuyển ma trận thành dãy nhị phân. Gọi 𝑙𝑐 là độ dài của ảnh sau khi
chuyển về dãy nhị phân và tương ứng 𝑐𝑖 là bit thứ i trong ảnh.
• Bước 3: Sử dụng bộ sinh số giả ngẫu nhiên và giá trị khởi tạo chọn trước, sinh dãy
số 𝑟1 , 𝑟2 , … , 𝑟𝑙m
• Bước 4: Thay thế bit 𝑐𝑟𝑖 của ảnh bằng bit 𝑚i của thông điệp

 Thuật toán tách tin


• Bước 1: Trích xuất ma trận điểm ảnh trong ảnh, biến đổi các điểm ảnh về dạng nhị
phân và chuyển ma trận thành dãy nhị phân. Gọi 𝑙c là độ dài của ảnh sau khi
chuyển về dãy nhị phân và tương ứng 𝑐𝑖 là bit thứ i trong ảnh.
• Bước 2: Sử dụng bộ sinh số giả ngẫu nhiên và giá trị khởi tạo chọn trước, sinh dãy
số 𝑟1 , 𝑟2 , … , 𝑟lm
• Bước 3: Lần lượt lấy ra các bit bit 𝑐𝑟𝑖 của ảnh và ghép lại để được một dãy nhị
phân. Đây chính là dãy nhị phân của thông điệp.
Ưu điểm
Độ an toàn cao: do kỹ thuật này sử dụng bộ sinh số giả ngẫu nhiên nên kẻ
tấn công khó tìm được quy luật giấu tin như LSB vì các bit của thông điệp
được giấu vào các bit ngẫu nhiên trong ảnh.
Nhược điểm:
• Dễ xảy ra việc xung đột trong quá trình nhúng khi chu kì của bộ sinh số giả
ngẫu nhiên không đủ lớn (nhỏ hơn hoặc bằng 𝑙𝑚) sẽ dẫn đến tính trạng có
nhiều hơn 1 bit được giấu vào cùng 1 vị trí
• Ảnh sẽ bị thay đổi giá trị rất nhiều do các bit thông điểm được giấu vào các
bit bất kì chứ không phải chỉ bit LSB.

You might also like