You are on page 1of 165

N TÀI CH

YỄ
NGU

UN
BÀI GIẢNG

G
 

68 TOÁN HÌNH HỌC 11 NÂNG CAO


-774-679
09

Biên soạn: NGUYỄN TÀI CHUNG

Đường thẳng và mặt


phẳng trong không gian.
Quan hệ song song
Lớp

S
11
A05
A04
A01
A02 A03

A5
A4

A1
A3
A2
Pleiku 11 / 2020
2 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679
3 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

MỤC LỤC

CHƯƠNG 2 Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song 5
1 Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng 5

A Tóm tắt lí thuyết 5

B Phương pháp giải toán 7

C Bài tập ôn luyện 15

D Bài tập trắc nghiệm 24

2 Hai đường thẳng song song 38

A Tóm tắt lí thuyết 38

B Phương pháp giải toán 38

C Bài tập trắc nghiệm 46

3 Đường thẳng song song với mặt phẳng 61

A Tóm tắt lí thuyết 61

B Phương pháp giải toán 62

C Bài tập ôn luyện 68

D Bài tập trắc nghiệm 75

4 Hai mặt phẳng song song 85

A Tóm tắt lí thuyết 85

B Phương pháp giải toán 87

C Bài tập ôn luyện 92

D Bài tập trắc nghiệm 100

5 Phép chiếu song song 112

A Tóm tắt lí thuyết 112

MỤC LỤC
4 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

B Phương pháp giải toán 112

C Bài tập trắc nghiệm 115

Ôn tập chương 118

A Bộ đề số 1 118

B Bộ đề số 2 127

C Bộ đề số 3 135

D Bộ đề ôn tập kiểm tra 24/11/2018 144

E Bộ đề ôn tập kiểm tra 27/11/2018 152

F Bài tập tự luận ôn tập chương 160

MỤC LỤC
5 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

CHƯƠNG 2 ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG


KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG

BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG

A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT


1. Mở đầu về hình học không gian.
 Các khái niệm cơ bản: Điểm: A, B, C...; đường thẳng: a, b, c...; mặt phẳng: ( P), ( Q), ( R)...
 Các quan hệ cơ bản: A ∈ d; B ∈
/ d; A ∈ ( P); B ∈
/ ( P ); a ⊂ ( P ); b 6 ⊂ ( P ).
 Hình vẽ sau cho ta biểu diễn của điểm A thuộc mặt phẳng ( P) (kí hiệu là A ∈ ( P)), còn
điểm B không thuộc ( P) (kí hiệu là B ∈
/ ( P)):

2. Các tính chất thừa nhận của hình học không gian.
 Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai
điểm phân biệt cho trước.

 Có một và chỉ một mặt phẳng đi qua ba


điểm không thẳng hàng cho trước.
 Tồn tại bốn điểm không cùng nằm trên một mặt
phẳng.

 Nếu hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì
chúng có một đường thẳng chung duy nhất chứa tất
cả các điểm chung của hai mặt phẳng đó.

 Trong mỗi mặt phẳng các kết quả đã biết của hình
học phẳng đều đúng.
3. Xác định mặt phẳng. Để biểu diễn mặt
phẳng ta thường dùng hình bình hành
hay một miền góc và ghi tên của mặt
phẳng vào một góc của hình biểu diễn. P Q
 Một mặt phẳng được xác định nếu biết ba điểm
không thẳng hàng của nó. Mặt phẳng đi qua
ba điểm không thẳng hàng A, B, C kí hiệu là
( ABC ).

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
6 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

 Một mặt phẳng được xác định nếu biết nó đi qua một đường thẳng và một điểm không
thuộc đường thẳng đó. Mặt phẳng đi qua đường thẳng a và điểm A không nằm trên a
được kí hiệu là mp( a, A) hoặc mp( A, a).

 Một mặt phẳng được xác định nếu biết hai đường thẳng cắt nhau của nó. Mặt phẳng đi
qua hai đường thẳng cắt nhau a và b được kí hiệu là mp( a, b).

Lưu ý. Nếu một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt
của một mặt phẳng thì mọi điểm của đường thẳng đều
nằm trong mặt phẳng đó. Như vậy:
ß
M ∈ ( P)
⇒ đường thẳng MN ⊂ ( P).
N ∈ ( P)

4. Hình chóp và hình tứ diện.


• Cho đa giác A1 A2 ...An và điểm S nằm ngoài mặt phẳng chứa đa giác. Hình gồm n tam giác
SA1 A2 , SA2 A3 ,..., SAn A1 và đa giác A1 A2 ...An được gọi là hình chóp. Kí hiệu là S.A1 A2 ...An .
◦ Điểm S gọi là đỉnh của hình chóp.
◦ Đa giác A1 A2 ...An gọi là mặt đáy của hình chóp.
◦ Các cạnh của mặt đáy gọi là cạnh đáy của hình
chóp.

◦ Các đoạn thẳng SA1 , SA2 , ..., SAn gọi là các cạnh
bên của hình chóp.

◦ Mỗi tam giác SA1 A2 , SA2 A3 , ..., SAn A1 gọi là một


mặt bên của hình chóp.

◦ Tùy theo số cạnh của đa giác đáy mà người ta phân


biệt hình chóp tam giác, hình chóp tứ giác, hình
chóp ngũ giác,...
Hình vẽ sau đây minh họa cho hình chóp tam giác và hình chóp tứ giác:
Đỉnh
S S
Mặt bên

Cạnh bên

A C A D

Cạnh đáy
C
B Mặt đáy B

• Cho bốn điểm A, B, C, D không đồng phẳng. Hình gồm bốn tam giác ABC, ACD, ABD và
BCD gọi là hình tứ diện (gọi tắt là tứ diện) và được kí hiệu là ABCD.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
7 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

◦ Các điểm A, B, C, D gọi là các đỉnh của tứ diện.


◦ Các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA, CA, BD gọi là các cạnh
của tứ diện.

◦ Hai cạnh không có điểm chung gọi là hai cạnh đối diện.
◦ Bốn tam giác ABC, ACD, ABD và BCD gọi là các mặt của tứ
diện.

◦ Đỉnh không nằm trên một mặt gọi là đỉnh đối diện với mặt
đó.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN

Dạng 1. Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (P ) và ( Q).

Phương pháp. Tìm hai điểm chung phân biệt A và B của


( P) và ( Q). Khi đó giao tuyến là đường thẳng đi qua A và
B. Vậy
ß
A ∈ ( P) ∩ ( Q)
⇒ ( P) ∩ ( Q) = d,
B ∈ ( P) ∩ ( Q)
với d là đường thẳng đi qua A, B.
Bài 1. Cho bốn điểm A, B, C, D không cùng nằm trên một mặt phẳng. Gọi M là điểm tùy ý
trên cạnh BC. Tìm giao tuyến của các cặp mặt phẳng sau đây:

a) ( ABC ) và ( ABD ) ; ( BCD ) và ( ABC ).

b) ( ADM ) và ( BCA).

c) Gọi N là điểm tùy ý trên cạnh AD. Tìm giao tuyến của mặt phẳng ( ADM ) và mặt phẳng
( BCN ).

L Lời giải

a) Xét hai mặt phẳng ( ABC ), ( ABD ). Ta thấy hai mặt phẳng này
có hai điểm chung là A và B. Vậy ( ABC ) ∩ ( ABD ) = AB.
Tương tự, ta có giao tuyến của mặt phẳng ( BCD ) và mặt
phẳng ( ABC ) là đường thẳng BC.

b) Xét hai mặt phẳng ( ADM) và ( ABC ). Ta có A là điểm chung


thứ nhất. Ta có M ∈ ( ADM ), M ∈ BC ⊂ ( ABC ), suy ra M
thuộc ( ABC ). Vậy M là điểm chung thứ hai. Do đó
( ADM) ∩ ( ABC ) = AM.
c) Dễ thấy M, N là hai điểm chung của ( ADM) và ( BCN ) nên
giao tuyến của hai mặt phẳng này là đường thẳng MN.
Bài 2. Cho hình chóp S.ABCD, đáy là tứ giác ABCD, AB cắt CD tại E, AC cắt BD tại F.

a) Tìm giao tuyến của (SAB) và (SCD ); của (SAC ) và (SBD ).

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
8 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

b) Tìm giao tuyến của (SEF ) với các mặt phẳng (SAD ) và (SBC ).
L Lời giải
ß
S ∈ (SAB) ∩ (SCD )
a) Ta có:
E ∈ (SAB) ∩ (SCD ).
Suy ra:ß(SAB) ∩ (SCD ) = SE.
S ∈ (SAC ) ∩ (SBD )
Ta có:
F ∈ (SAC ) ∩ (SBD ).
Suy ra: (SAC ) ∩ (SBD ) = SF.
b) Gọi M = EF ∩ ß AD, gọi N là giao điểm của EF
S ∈ (SEF ) ∩ (SAD )
và BC. Ta có:
M ∈ (SEF ) ∩ (SAD ).
Suy ra giao tuyến của hai mặt phẳng (SEF ) và
(SAD )ßlà đường thẳng SM.
S ∈ (SEF ) ∩ (SBC )
Ta có:
N ∈ (SEF ) ∩ (SBC )
Suy ra (SEF ) ∩ (SBC ) = SN.

Dạng 2. Tìm giao điểm của đường thẳng d với mp(P ).

Phương pháp.
 Cách 1. Ta tìm giao điểm M của d với một đường
thẳng a nằm trong ( P). Khi đó M chính là giao điểm
của đường thẳng d và mặt phẳng ( P).

 Cách 2.

• Bước 1. Chọn mặt phẳng phụ ( Q) chứa d.


• Bước 2. Tìm a = ( P) ∩ ( Q).
• Bước 3. Tìm M = a ∩ d. Khi đó M = d ∩ ( P).
Bài 3. Cho tứ diện ABCD. Trên AC và AD lần lượt lấy các điểm M, N sao cho MN không
song song với CD. Gọi O là một điểm bên trong ∆BCD.
a) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (OMN ) và ( BCD ).
b) Tìm giao điểm của BC với (OMN ).
c) Tìm giao điểm của BD với (OMN ).
L Lời giải

a) Trong mặt phẳng ( ACD ), gọi J là giao điểm của hai


đường thẳng CD và MN. Ta có:
O ∈ (OMNß ) ∩ ( BCD ). (1)
J ∈ CD ⊂ ( BCD )
Lại có:
J ∈ MN ⊂ (OMN ).
Suy ra: J ∈ ( BCD ) ∩ (OMN ). (2)
Từ (1), (2) ta có có:
( BCD ) ∩ (OMN ) = OJ.
Gọi P = BC ∩ OJ. Khi đó
b) ß
P ∈ BC
⇒ BC ∩ (OMN ) = P.
P ∈ (OMN )

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
9 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

ß
Q ∈ BD
c) Gọi Q = BD ∩ OJ. Khi đó ⇒ Q = BD ∩ (OMN ).
Q ∈ (OMN )

Lưu ý. Trong hình học không gian, để vẽ một điểm nằm trong một mặt phẳng (nằm trong tam
giác), ta vẽ điểm đó nằm trên một đường thẳng (đoạn thẳng) nằm trong mặt phẳng (tam giác)
đó.
Bài 4. Cho hình chóp S.ABCD, có đáy là hình thang, cạnh đáy lớn AB. Gọi I, J, K là ba điểm
lần lượt trên ba cạnh SA, AB, BC.

a) Tìm giao điểm của IK với (SBD ).

b) Tìm giao điểm của ( I JK ) với SD.

L Lời giải

a) Chọn mặt phẳng phụ chứa IK là (SAK ). Trong mặt phẳng


( ABCD ), gọi O = AK ∩ BD. Do AK nằm trong (SAK ) và BD
nằm trong (SBD ) nên O là điểm chung của hai mặt phẳng (SAK ),
(SBD ). Vậy giao tuyến của mặt phẳng (SAK ) và (SBD ) là SO.
Trong (SAK ), gọi H là giao điểm của SO với IK. Khi đó
ß
H ∈ IK
⇒ H = IK ∩ (SBD ).
H ∈ SO ⊂ (SBD )

b) Chọn mặt phẳng phụ chứa SD là (SBD ). Ta có


ß
H ∈ IK ⊂ ( I JK )
⇒ H ∈ (SBD ) ∩ ( I JK ). (1)
H ∈ SO ⊂ (SBD )

Trong ( ABCD ), gọi F = BD ∩ JK. Khi đó


ß
F ∈ JK ⊂ ( I JK )
⇒ F ∈ (SBD ) ∩ ( I JK ). (2)
F ∈ BD ⊂ (SBD )

Từ (1) và (2) suy ra (SBD ) ∩ ( I JK ) = HF. Trong mặt phẳng (SBD ), gọi R là giao điểm của
FH và SD. Khi đó ß
R ∈ SD
⇒ R = SD ∩ (SBD ).
R ∈ HF ⊂ (SBD )

Dạng 3. Chứng minh ba điểm thẳng hàng.

Phương pháp. Chứng minh ba điểm đó cùng thuộc hai mặt phẳng phân biệt.
Bài 5. Cho hình chóp S.ABCD. Một mặt phẳng (α) cắt các cạnh SA, SB, SC, SD lần lượt lại
A0 , B0 , C 0 , D 0 . Gọi O = AC ∩ BD, O0 = A0 C 0 ∩ B0 D 0 , M = AD ∩ BC, M0 = A0 D 0 ∩ B0 C 0 . Chứng
minh rằng:

a) Ba điểm S, O, O0 thẳng hàng.

b) Ba điểm S, M, M0 thẳng hàng.

L Lời giải

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
10 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

a) Ta có các điểm S, O, O0 cùng thuộc hai


mặt phẳng phân biệt (SAC ) và (SBD ) nên
chúng thẳng hàng.

b) Ta cũng có các điểm S, M, M0 cùng thuộc


hai mặt phẳng phân biệt (SAD ) và (SBC )
nên chúng thẳng hàng.

Bài 6. Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB và CD. Gọi G là trung
điểm của MN và A0 là trọng tâm của ∆BCD. Chứng minh rằng ba điểm A, A0 , G thẳng hàng.
L Lời giải

Gọi P, Q lần lượt là trung điểm của BC, AD. Ta có MP song


song và bằng một nửa AC; NQ song song và bằng một nửa
AC. Vậy MP song song và bằng NQ, do đó tứ giác MPNQ
là hình bình hành. Bởi vậy G = MN ∩ PQ. Ta có A, G, A0
cùng thuộc hai mặt phẳng phân biệt ( ABN ) và ( ADP). Do
đó ba điểm A, G, A0 thẳng hàng.

Dạng 4. Tìm thiết diện (mặt cắt) của hình chóp khi cắt bởi mp(α).

Phương pháp. Tìm các "đoạn giao tuyến"


của (α) với các mặt (kể cả mặt đáy nếu có)
của hình chóp. Các "đoạn giao tuyến" liên
tiếp trên các mặt của hình chóp tạo thành
một hình đa giác, đó là thiết diện cần tìm.

Bài 7. Cho hình chóp S.ABCD. Các điểm B0 , D 0 lần lượt thuộc các cạnh SB và SD.

a) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC ) và (SBD ).

b) Xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng ( AB0 D 0 ).

L Lời giải

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
11 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

a) Trong mp( ABCD ), gọi O = AC ∩ BD.


Khi đó:
ß
S ∈ (SAC ) ∩ (SBD )
O ∈ (SAC ) ∩ (SBD ).
Suy ra (SAC ) ∩ (SBD ) = SO.

b) Gọi O0 = B0 D 0 ∩ SO. Trong mặt phẳng (SAC ), gọi giao điểm


của AO0 và SC là C 0 . Mặt phẳng ( AB0 D 0 ) cắt các mặt phẳng
(SAB), (SBC ), (SCD ), (SDA) theo các giao tuyến là AB0 , B0 C 0 ,
C 0 D 0 , D 0 A. Vậy thiết diện cần tìm là tứ giác AB0 C 0 D 0 .
Bài 8. Cho hình chóp S.ABCD với ABCD là hình thang, AB là đáy lớn. M, N là hai điểm trên
cạnh SB, SD sao cho chúng không trùng với S, B, D.
a) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (SAD ) và (SBC ).
b) Tìm thiết diện của hình chóp S.ABCD với ( AMN ).
L Lời giải

a) Gọi E làßgiao điểm của AD và BC.


S ∈ (SAD ) ∩ (SBC )
Khi đó:
E ∈ (SAD ) ∩ (SBC ).
Suy ra (SAD ) ∩ (SBC ) = SE.

b) Ta có giao tuyến của ( AMN ) với (SAB) và (SAD ) lần lượt là AM


và AN. Gọi O là giao điểm của AC và BD, gọi O0 là giao điểm của
SO và MN, gọi P là giao điểm của AO0 và SC. Khi đó thiết diện
của hình chóp S.ABCD với ( AMN ) là tứ giác AMPN.
Bài 9. Cho hình chóp S.ABC có M là trung điểm SA, N là điểm thuộc cạnh bên SB sao cho
3
SN = SB và O là một điểm thuộc mặt đáy ( ABC ).
4
a) Xác định thiết diện của hình chóp cắt bởi ( MNO).
b) P là một điểm thuộc cạnh bên SC. Xác định giao điểm của SO với mặt phẳng ( MNP).
L Lời giải
Phân tích. Đề bài cho O là một điểm thuộc mặt đáy ( ABC ) nên để thể hiện điều này ta thường
vẽ điểm O nằm trên một đường thẳng nào đó của mặt phẳng ( ABC ).
Giải.

a) Trong mặt phẳng (SAB), gọi I là giao điểm của MN và


AB. Trong mặt phẳng ( ABC ), gọi E, Q lần lượt là giao
điểm OI với BC, CA. Ta có giao tuyến của ( MNO) với
các mặt phẳng (SAB), (SBC ), ( ABC ), (SCA) lần lượt là
MN, NE, EQ, QM. Vậy thiết diện của hình chóp khi cắt
bởi ( MNO) là tứ giác MNEQ.

b) Trong mặt phẳng ( ABC ), gọi H là giao điểm của AO và


BC. Trong mặt phẳng (SBC ), gọi K là giao điểm của SH
và NP. Trong mặt phẳng (SAH ), gọi J là giao điểm của
SO và MK. Ta có
ß
J ∈ SO
⇒ J = SO ∩ ( MNP).
J ∈ MK ⊂ ( MNP)

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
12 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Lưu ý. Lời giải câu b) được tìm ra như sau:


 Chọn mặt phẳng phụ chứa SO là (SAO).
 Giao tuyến của (SAO) và ( MNP) là MK.
 Khi đó giao điểm J của giao tuyến MK và SO chính là giao điểm của SO với mặt phẳng
( MNP).
Bài 10. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành, M là trung điểm cạnh bên
SA và N là một điểm thuộc cạnh BC.
a) Xác định giao điểm của SC với ( MND ).
b) P là một điểm thuộc cạnh CD. Xác định giao tuyến của mặt phẳng ( MND ) và mặt phẳng
(SBP).
c) Xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi ( MNP).
L Lời giải
Phân tích. Câu a) chính là dạng toán 2 (ở trang 8). Các bước giải câu a) như sau:
 Chọn mặt phẳng phụ chứa SC là (SAC ).
 Tìm giao tuyến ∆ của (SAC ) và ( MND ).
 Khi đó giao điểm của giao tuyến ∆ với đường thẳng SC chính là giao điểm của SC với
mặt phẳng ( MND ).
Sẽ có nhiều mặt phẳng chứa SC nên ta cần chọn mặt phẳng phụ chứa SC sao cho giao tuyến
của mặt phẳng phụ và mặt phẳng ( MND ) là dễ tìm nhất. Trong câu a) này cũng có thể chọn
mặt phẳng phụ chứa SC là (SBC ).
Giải.
a) Trong mặt phẳng ( ABCD ), gọi K là giao điểm của AC và ND. Trong mặt phẳng (SAC ),
gọi H là giao điểm của SC và MK. Như vậy H là điểm chung của SC và ( MND ) nên H là
giao điểm của SC với ( MND ).

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
13 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

b) Trong mặt phẳng ( ABCD ), gọi Q, T lần lượt là giao điểm của ND với BP và AB. Trong
mặt phẳng (SAB), gọi R là giao điểm của TM và SB. Ta có:
ß
Q ∈ ( MND ) ∩ (SPB)
⇒ ( MND ) ∩ (SPB) = QR.
R ∈ ( MND ) ∩ (SPB)

Lưu ý. Điểm R cũng có thể được xác định bằng cách cho HN cắt SB trong (SBC ).

c) Trong mặt phẳng ( ABCD ), gọi E, F


lần lượt là giao điểm của NP với
AB và AD. Trong mp(SAB), gọi
U là giao điểm của EM và SB.
Trong mặt phẳng (SAD ), gọi V là
giao điểm của FM và SD. Giao
tuyến của mặt phẳng ( MNP) với các
mặt phẳng (SAB), (SBC ), ( ABCD ),
(SCD ), (SAD ) lần lượt là MU, UN,
NP, PV, V M. Như vậy thiết diện
của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng
( MNP) là ngũ giác MUNPV.

Dạng 5. Chứng minh ba đường thẳng a, b, c đồng quy.

Phương pháp.

 Cách 1. Tìm I = a ∩ b, sau đó chứng minh I ∈ c bằng cách chứng minh I cùng thuộc hai
mặt phẳng có giao tuyến là c.

 Cách 2. Chứng minh a, b, c cùng chia một đoạn thẳng MN nào đó theo cùng một tỉ số.

Bài 11. Cho tứ diện ABCD. Một mặt phẳng (α) cắt AB, BC, CD, DA lần lượt tại các điểm
M, N, P, Q. Giả sử MN và PQ không song song với nhau. Chứng minh rằng ba đường thẳng
MN, AC, PQ đồng quy tại một điểm.
L Lời giải

Do MN và PQ cùng thuộc mp(α) và không song


song với nhau nên chúng cắt nhau tại một điểm,
ta gọi là K. Ta có A, C, K cùng thuộc hai mặt phẳng
phân biệt ( ABC ) và ( ACD ) nên chúng thẳng hàng.
Vậy ba đường thẳng AC, MN, PQ đồng quy tại K.

Bài 12. Cho hình chóp S.ABCD. Gọi I, J là hai điểm trên các cạnh SA và SC. Một mặt phẳng
( P) đi qua I J cắt SB tại M và cắt SD tại N. Chứng minh rằng các đường thẳng I J, MN, SO
đồng quy, với O là giao điểm của AC và BD.
L Lời giải

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
14 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Gọi E là giao điểm của I J và MN. Ta có


E ∈ I J ⊂ (SAC ) ⇒ E ∈ (SAC ).
E ∈ MN ⊂ (SBD ) ⇒ E ∈ (SBD ).
Vậy E là điểm chung của hai mặt phẳng (SAC ) và (SBD ). Như thế E
nằm trên giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC ) và (SBD ). Mặt khác,
dễ dàng thấy rằng (SAC ) ∩ (SBD ) = SO. Vậy E ∈ SO, hay các đường
thẳng MN, I J, SO đồng quy tại E.
Bài 13. Trong không gian cho 2009 đường thẳng sao cho hai đường thẳng bất kì trong chúng
đều cắt nhau và không có ba đường thẳng nào trong chúng đồng phẳng. Chứng minh rằng
2009 đường thẳng này đồng quy tại một điểm.
L Lời giải

Lấy hai đường thẳng a, b trong 2009 đường thẳng đã cho.


Gọi O là giao điểm của hai đường thẳng a và b. Lấy c là
đường thẳng bất kì trong 2007 đường thẳng còn lại. Ta
chứng minh c đi qua O. Nếu trái lại (xem hình vẽ) thì suy
ra c cắt a tại A, cắt b tại B và O, A, B phân biệt, không thẳng
hàng. Khi đó a, b, c cùng thuộc mặt phẳng ( AOB). Điều này
trái với giả thiết. Vậy c đi qua O. Ta có điều phải chứng
minh.

Dạng 6. Tìm tập hợp giao điểm M của hai đường thẳng di động d và d0 .

Phương pháp.

 Phần thuận: Tìm hai mặt phẳng cố định lần lượt chứa d và d0 . Khi đó M di động trên
giao tuyến cố định của hai mặt phẳng đó.

 Giới hạn (nếu có).

 Phần đảo.

Bài 14. Cho tứ diện ABCD. Gọi E, F là hai điểm cố định lần lượt nằm trên hai cạnh AB, AC
sao cho EF không song song với BC. Điểm M di động trên cạnh CD.

a) Tìm điểm N = BD ∩ ( MEF ).

b) Tìm tập hợp điểm I = EM ∩ FN.

L Lời giải

a) Gọi J = EF ∩ BC. Chọn mặt phẳng phụ chứa BD là


( BCD ). Khi đó J là một điểm chung của hai mặt phẳng ( MEF )
và ( BCD ). Mặt khác M cũng là một điểm chung của hai
mặt phẳng ( MEF ) và ( BCD ). Vậy giao tuyến của mặt phẳng
( MEF ) và ( BCD ) là đường thẳng J M. Trong ( BCD ), gọi N là
giao điểm của J M và BD. Khi đó N thuộc BD và thuộc ( MEF ).
Vậy N = BD ∩ ( MEF ).
b) Tìm tập hợp điểm I = EM ∩ FN.
Phần thuận. Giả sử I = EM ∩ FN. Ta có

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
15 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

M ∈ CD ∈ ( ECD ) ⇒ M ∈ ( ECD ) ⇒ EM ⊂ ( ECD )


N ∈ BD ∈ ( FBD ) ⇒ N ∈ ( FBD ) ⇒ FN ⊂ ( FBD ).

Do đó I nằm trên giao tuyến m của hai mặt phẳng ( ECD ) và ( FBD ), mà hai mặt phẳng này
cố định nên đường thẳng m cố định. Gọi K = EC ∩ BF.
ß
EM → EC
M 7→ C ⇒ N 7→ B ⇒ ⇒ I 7→ K;
FN → FB
ß
EM → ED
M 7→ D ⇒ N 7→ D ⇒ ⇒ I 7→ D.
FN → FD

Vậy khi M di động trên đoạn CD thì I di động trên đoạn KD.
Phần đảo. Lấy tùy ý I 0 thuộc đoạn KD. Gọi

M0 = EI 0 ∩ CD, N 0 = FI 0 ∩ BD.

Khi đó N 0 = BD ∩ ( M0 EF ), tức là I 0 = EM0 ∩ FN 0 .


Vậy tập hợp điểm I = EM ∩ FN khi điểm M di động trên cạnh CD là đoạn thẳng KD.
Bài 15. Cho hình chóp tứ giác S.ABCD, với AB và CD không song song. M là một điểm di
động trên cạch SB. Mặt phẳng ( ADM) cắt SC tại N. Tìm tập hợp giao điểm của AM và DN.
L Lời giải

Trước hết ta dựng điểm N. Trong ( ABCD ), gọi J = AB ∩ CD,


gọi O = AC ∩ BD. Xét hai mặt phẳng cố định là (SAJ ) chứa
AM và (ßSDJ ) chứa DN. Trong (SBD ), gọi I = DM ∩ SO.
I ∈ SO ⊂ (SAC )
Khi đó:
I ∈ DM ⊂ ( ADM ).
Suy ra I là điểm chung của hai mặt phẳng (SAC ) và ( ADM).
Suy ra AI = (SAC ) ∩ ( ADM ). Trong mặt phẳng phụ (SAC )
chứa SC ta có N là giao điểm của AI và SC. Dễ thấy SJ là giao
tuyến của hai mặtphẳng (SAB) và (SCD ). Ta có
AM ⊂ (SAJ ) 
DN ⊂ (SDJ ) ⇒ K ∈ SJ.
AM ∩ DN = K

Giới hạn: Khi M chạy trên SB thì K chạy trên SJ.
Đảo: Lấy K ∈ SJ, AK ∩ SB = { M} , DK ∩ SC = { N }.
Trong mặt phẳng ( ADM): AN ∩ DM = { I }, khi đó I nằm trên giao tuyến của hai mặt phẳng
(SAC ) và (SBD ), suy ra I ∈ SO.
Kết luận: Tập hợp giao điểm K của AM và DN là đoạn SJ.

C. BÀI TẬP ÔN LUYỆN


1. Đề bài
Các bài toán về giao điểm, giao tuyến, thiết diện.
Bài 16. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang ( AB k CD, AB lớn hơn CD ). Gọi I, J
theo thứ tự là trung điểm của các cạnh SB và SC.

a) Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng (SAD ) và (SBC ).

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
16 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

b) Tìm giao điểm của đường thẳng SD với mặt phẳng ( J AI ).

c) Xác định thiết diện của hình chóp S.ABCD cắt bởi ( J AI ).

Bài 17. Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AC và BC, K là một điểm
trên cạnh BD, K không trùng với B với D và không trùng với trung điểm của BD.

a) Tìm giao điểm của CD và mặt phẳng ( MNK ).

b) Tìm giao điểm của AD và mặt phẳng ( MNK ).

Bài 18. Cho hình bình hành ABCD nằm trong mặt phẳng ( P) và một điểm S nằm ngoài mặt
phẳng ( P). Gọi M là điểm nằm giữa S và A, N là điểm nằm giữa S và B, giao điểm của hai
đường thẳng AC và BD là O.

a) Tìm giao điểm của (CMN ) với đường thẳng SO.

b) Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng (SAD ) và (CMN ).

Bài 19. Cho hình chóp S.ABCD. Gọi M là một điểm nằm trong tam giác SCD.

a) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (SBM ) và (SAC ).

b) Tìm giao điểm của đường thẳng BM và (SAC ).

c) Xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi ( ABM).

Bài 20. Cho hình chóp tứ giác S.ABCD. Ba điểm A0 , B0 , C 0 lần lượt nằm trên ba cạnh SA, SB,
SC nhưng không trùng với S, A, B, C. Xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng
( A 0 B 0 C 0 ).
Bài 21. Cho tứ diện đều ABCD có cạnh bằng a. Gọi I là trung điểm AD, J là điểm đối xứng
với D qua C, K là điểm đối xứng với D qua B.

a) Xác định thiết diện của hình tứ diện khi cắt bởi mặt phẳng ( J IK ).

b) Tính diện tích thiết diện được xác định ở câu a).

Bài 22. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Gọi M, N, P lần lượt
là trung điểm của SB, SD, OC.

a) Tìm giao tuyến của ( MNP) với (SAC ) và giao điểm của đường thẳng SA với ( MNP).

b) Xác định thiết diện của hình chóp với mặt phẳng ( MNP).

Bài 23. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang với đáy lớn AD, M là trung điểm
cạnh bên SA và N là một điểm thuộc cạnh bên SC ( N không là trung điểm SC ).

a) Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng ( ABN ) và (CDM).

b) Xác định giao điểm của MN với (SBD ).

c) Điểm P thuộc cạnh AB. Xác định thiết diện của hình chóp cắt bởi mặt phẳng ( MNP).

Bài 24. Cho hình chóp S.ABCD và M là một điểm thuộc mặt bên (SCD ).

a) Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC ) và (SBM ).

b) Xác định giao điểm của AM với (SBD ).

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
17 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

c) Gọi I, J là trung điểm AB, AD. Xác định thiết diện của hình chóp cắt bởi mặt phẳng
( MI J ).
Bài 25. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành và điểm M thuộc cạnh bên
1
SD sao cho SM = SD.
3
a) Xác định giao điểm của BM với mặt phẳng (SAC ).
b) N là một điểm thay đổi trên cạnh BC. Xác định giao tuyến của ( AMN ) và (SBC ). Chứng
minh rằng giao tuyến này luôn đi qua một điểm cố định.
c) Gọi G là trọng tâm tam giác (SAB). Xác định thiết diện của hình chóp cắt bởi ( MNG ).
Các bài toán về tính thẳng hàng, không thẳng hàng, đồng quy, đồng phẳng, không đồng
phẳng.
Bài 26. Cho 2009 điểm, trong đó không có 4 điểm nào đồng phẳng. Chứng minh rằng không
có ba điểm nào trong chúng thẳng hàng.
Bài 27. Cho 2009 điểm, trong đó bất kì 4 điểm nào cũng đồng phẳng. Chứng minh rằng 2009
điểm đó đồng phẳng.
Bài 28. Cho mặt phẳng ( P) và ba điểm A, B, C không thẳng hàng nằm ngoài ( P). Giả sử các
đường thẳng AB, BC, CA cắt ( P) lần lượt tại D, E, F. Chứng minh rằng D, E, F thẳng hàng.
Bài 29. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành, O là tâm của đáy, M và N lần lượt
là trung điểm của SA, SC. Gọi ( P) là mặt phẳng qua M, N, B.
a) Tìm giao tuyến của ( P) với các mặt phẳng (SAB), (SBC ).
b) Tìm giao điểm I của đường thẳng SO với ( P) và giao điểm K của đường thẳng SD với
mặt phẳng ( P).
c) Xác định giao tuyến của ( P) với (SAD ) và (SDC ).
d) Xác định các giao điểm E, F của các đường thẳng DA, DC với mặt phẳng ( P) và chứng
tỏ rằng ba điểm E, B, F thẳng hàng.
Bài 30. Cho bốn điểm A, B, C, D không cùng thuộc một mặt phẳng và I, J lần lượt trung điểm
của AD, BC.
a) Chứng minh AJ và BI không đồng phẳng. Xác định giao tuyến của mặt phẳng ( ADJ )
và mặt phẳng ( BIC ).
b) M, N là các điểm thuộc các cạnh AB, AC. Xác định giao tuyến của mặt phẳng ( BIC ) và
mặt phẳng ( MDN ).
c) K là một điểm thuộc đoạn MN. Xác định giao điểm DK với ( BIC ).
Bài 31. Chứng minh rằng nếu n đường thẳng (n ≥ 3) đôi một cắt nhau và không đồng phẳng
thì chúng đồng quy.
Bài 32. Cho tứ diện ABCD thỏa mãn điều kiện
AB.CD = AC.BD = AD.BC.
Chứng minh rằng các đường thẳng đi qua mỗi đỉnh và tâm đường tròn nội tiếp của mặt đối
diện đồng quy tại một điểm.
Bài 33. Chứng minh rằng trong một tứ diện, tích độ dài các cạnh đối có thể bằng độ dài các
cạnh nào đó của một tam giác.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
18 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

2. Lời giải, hướng dẫn

Câu 16.
a) Gọi K = AD ∩ BC. Khi đó hai mặt phẳng (SAD ) và
(SBC ) có hai điểm chung là S và K. Vậy giao tuyến của
chúng là đường thẳng SK.
b) Chọn mặt phẳng phụ chứa SD là (SAK ). Gọi M là giao
điểm của hai đường thẳng J I và SK. Khi đó hai mặt phẳng
(SAK ) và ( J AI ) có hai điểm chung là M và A. Vậy giao
tuyến của chúng là đường thẳng AM. Gọi E là giao điểm
của hai đường thẳng AM và SD. Khi đó E = SD ∩ ( J I A).
c) Mặt phẳng ( J AI ) cắt các mặt phẳng (SAB), (SBC ),
(SCD ), (SDA) theo các giao tuyến là AI, I J, JE, EA. Vậy
thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng ( J AI ) là tứ
giác AI JE.

Câu 17.

ß mặt phẳng ( BCD ), gọi J = NK ∩ CD.


a) Trong
J ∈ CD
Ta có:
J ∈ ( MNK ).
Suy ra CD ∩ ( MNK ) = J.
b) Xét mặt phẳng ( ACD ) chứa AD. Ta có:
ß
J ∈ ( MNK ) ∩ ( ACD )
M ∈ ( MNK ) ∩ ( ACD ).
Suy ra ( MNK ) ∩ ( ACD ) = J M.
Trong ( ACD ), gọi L = J M ∩ AD.
Khi đó L là giao điểm của AD và ( MNK ).

Câu 18.
a) Trong mặt phẳng (SAC ), gọi Q là giao điểm của SO và
CM. Khi đó Q là giao điểm của (CMN ) với đường thẳng
SO.
b) Ta có M là một điểm chung của hai mặt phẳng (CN M )
và (SAD ). Trong mặt phẳng (SBD ), gọi K là giao điểm
của NQ và SD. Khi đó K là điểm chung của hai mặt phẳng
(SAD ) và (CMN ). Vậy giao tuyến của (SAD ) và (CMN )
là đường thẳng KM.

Câu 19.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
19 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Trong (SCD ), gọi N là giao điểm của SM và CD. Trong


( ABCD ), gọi O là giao điểm của BN và AC. Ta có
(SBM) ≡ (SBN ).
a) Ta có S và O là hai điểm chung phân biệt của hai mặt
phẳng (SBM ) và (SAC ). Do đó giao tuyến của hai mặt
phẳng này là đường thẳng SO.
b) Trong (SBN ), gọi H là giao điểm của BM và SO. Khi đó
H cùng thuộc BM và (SAC ) nên H là giao điểm của BM
và (SAC ).
c) Trong (SAC ), gọi P là giao điểm của AH và SC. Trong
(SCD ), gọi Q là giao điểm của PM và SD. Thiết diện của
hình chóp khi cắt bởi ( ABM ) là tứ giác ABPQ.

Câu 20.
Gọi O = AC ∩ BD. Trong (SAC ), gọi K là giao điểm của A0 C 0
và SO. Trong mặt phẳng (SBD ), gọi M là giao điểm của B0 K
và SD. Khi đó giao tuyến của mặt phẳng ( A0 B0 C 0 ) với các mặt
phẳng (SAB), (SBC ), (SCD ), (SDA) lần lượt là A0 B0 , B0 C 0 ,
C 0 M, MA0 . Vậy thiết diện là tứ giác A0 B0 C 0 M.

Câu 21.
a) Trong tam giác ADJ, gọi N là giao điểm của AC và J I.
Trong tam giác ADK, gọi M là giao điểm của KI và AB. Tam
giác I MN là thiết diện cần tìm.
b) Dễ thấy M là trọng tâm tam giác ADK, N là trọng tâm
tam giác ADJ. Từ đó ta có:
2 2a
AN = AC = ,
3 3
2 2a
AM = AB = . Suy ra AN = AM và MN k CB k JK.
3 3
2 2a
Do đó MN = CB hay MN = . Xét tam giác AI M. Ta có
3 3

I M2 = AI 2 + AM2 − 2AI.AM. cos 600



a2 4a2 a 2a 1 13a2 a 13
= + − 2. . . = ⇒ IM = .
4 9 2 3 2 36 6

a 13
Tương tự ta có: I N = . Theo công thức Hê-rông ta có
6

√ √
à ! !
a 13 2 2 2 a 13 2 a2
S∆I MN = + a . a. a. − a = .
6 6 6 6 6 6 6

Câu 22.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
20 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

a) Gọi J = SO ∩ MN. Trong mặt phẳng


(SAC ), nối PJ cắt SA tại Q. Ta có P, Q là
hai điểm chung của hai mặt phẳng ( MNP),
(SAC ). Do đó ( MNP) ∩ (SAC ) = PQ và
Q là giao điểm của đường thẳng SA với
mp( MNP).

b) Trong (SAD ), gọi K = QN ∩ AD. Trong


(SAB), gọi H = QM ∩ AB. Trong mặt
phẳng ( ABCD ), nối HK cắt CD tại R, cắt
BC tại L. Khi đó giao tuyến của ( MNP)
với các mặt phẳng (SBA), (SAD ), (SDC ),
( ABCD ), (SBC ) lần lượt là MQ, QN,
NR, RL, LM. Vậy thiết diện là ngũ giác
MQNRL.

Câu 23. Trong mặt phẳng ( ABCD ), gọi O = AB ∩ CD.


ß mặt phẳng (SAC ), gọi Q = AN ∩ CM.
Trong
O ∈ ( ABN ) ∩ (CDM )
a) ⇒ ( ABN ) ∩ (CDM) = OQ.
Q ∈ ( ABN ) ∩ (CDM )

b) Trong mặt phẳng ( ABCD ), gọi H là giao điểm của hai đường thẳng AC và BD. Trong
(SAC ), gọi K là giao điểm của MN và SH. Ta có K thuộc MN và K thuộc SH mà SH nằm
trong (SBD ) nên K là giao điểm của MN và (SBD ).
c) Trong mặt phẳng (SAC ), gọi R là giao điểm của MN và AC. Trong mặt phẳng ( ABCD ),
gọi U là giao điểm của PR và BC, gọi T là giao điểm PR và AD. Trong mặt phẳng (SAD ), gọi
V là giao điểm của TM và SD. Khi đó thiết diện của hình chóp cắt bởi ( MNP) là ngũ giác
MPUNV.

Câu 24.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
21 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Phân tích. Đề bài cho M là một điểm thuộc mặt bên


(SCD ) nên để thể hiện điều này ta cần vẽ điểm M
nằm trên một đường thẳng nào đó nằm trong mặt
phẳng (SCD ).
Giải.
a) Trong (SCD ), gọi H là giao điểm của SM và CD.
Trong ( ABCD ), gọi K là giao điểm của BH và AC. Ta
có (SBM ) ≡ (SBH ). Ta có S và K là hai điểm chung
phân biệt của hai mặt phẳng (SBM) và (SAC ). Do
đó giao tuyến của hai mặt phẳng này là đường thẳng
SK.
b) Chọn mặt phẳng phụ chứa AM là (SAH ).
Trong ( ABCD ), gọi T là giao điểm của BD
và AH. Khi đó S và T là hai điểm chung
phân biệt của (SBD ) và (SAH ), do đó giao
tuyến của (SAH ) và (SBD ) là ST. Trong
(SAH ), gọi G là giao điểm của AM và ST.
Khi đó G cùng thuộc AM và (SBD ) nên G
là giao điểm của AM với mp(SBD ).
c) Trong ( ABCD ), gọi E, F lần lượt là giao
điểm của I J với CD và CB. Trong (SCE), gọi
P và Q lần lượt là giao điểm của EM với SD
và SC. Trong (SCF ), gọi R là giao điểm của
SB với FQ. Thiết diện là ngũ giác I JPQR.

Câu 25. Phân tích. Đối với câu a), quy trình tìm lời giải như sau:

 Chọn mặt phẳng phụ chứa BM là (SBD ).

 Tìm giao tuyến ∆ của mặt phẳng phụ (SBD ) với mặt phẳng (SAC ).

 Khi đó giao điểm của BM với mặt phẳng (SAC ) chính là giao điểm của BM với ∆.

Giải.
a) Gọi O là tâm của hình bình hành
ABCD. Trong mặt phẳng (SBD ), gọi
I là giao điểm của BM, SO. Do SO
nằm trong (SAC ) nên I là điểm chung
của BM và mặt phẳng (SAC ), dẫn đến
giao điểm của đường thẳng BM và mặt
phẳng (SAC ) là điểm I.
b) Trong mặt phẳng ( ABCD ), gọi giao
điểm của CD và AN là H. Trong (SCD ),
gọi giao điểm của HM và SC là K. Khi
ß K ∈ HM ⊂ ( AMN ). Như vậy:
đó:
N ∈ ( AMN ) ∩ (SBC )
K ∈ ( AMN ) ∩ (SBC )
HC HK
Suy ra ( AMN ) ∩ (SBC ) = NK. Để ý rằng SC không song song với SD nên 6= mà
HD HM
HC HN HN HK
= , suy ra 6= . Do đó trong mặt phẳng ( AMN ), AM và NK phải cắt nhau
HD HA HA HM
tại điểm E. Ta có E là điểm chung của (SAD ) và (SBC ), vì vậy E phải thuộc giao tuyến d của

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
22 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

các mặt phẳng này. Do đó AM, NK và d đồng quy tại E. Vậy giao tuyến NK luôn đi qua giao
điểm E của AM và d, là điểm cố định.

c) Gọi J là trung điểm SA. Trong mặt phẳng (SAD ), gọi U là giao điểm của MJ và AD. Trong
mặt phẳng ( MBU ), gọi V là giao điểm của MG và BU. Trong mặt phẳng ( ABCD ), gọi R, T
lần lượt là giao điểm của NV với AB và CD. Trong mặt phẳng (SCD ), gọi P là giao điểm của
TM và SC. Trong mặt phẳng (SAB), gọi Q là giao điểm của RG và SA. Như vậy mặt phẳng
( MNG ) cắt các mặt phẳng ( ABCD ), (SBC ), (SCD ), (SDA), (SAB) theo các giao tuyến RN,
NP, PM, MQ, QR. Do đó thiết diện cần tìm là ngũ giác RNPMQ.

Câu 26. Giả sử có ba điểm A, B, C của 2009 điểm đã cho thẳng hàng. Lấy D là một trong 2006
điểm còn lại. Khi đó hiển nhiên bốn điểm A, B, C, D đồng phẳng, điều này mâu thuẫn với giả
thiết. Vậy ta có điều phải chứng minh.

Câu 27. Giả sử A1 , A2 , . . . , A2009 là 2009 điểm đã cho. Nếu chúng thẳng hàng thì rõ ràng
chúng đồng phẳng. Nếu chúng không thẳng hàng thì tồn tại ba điểm không thẳng hàng,
chẳng hạn là A1 , A2 , A3 . Vì bất kì 4 điểm nào trong 2009 điểm đã cho cũng đồng phẳng nên
A4 , A5 , . . . , A2009 đều nằm trong mặt phẳng ( A1 A2 A3 ). Vậy 2009 điểm đã cho đồng phẳng.

Câu 28.
Xét hai mặt phẳng ( P) và ( ABC ). Rõ ràng D, E, F là ba điểm
nằm trên ( P). Mặt khác D ∈ AB ⊂ ( ABC ), suy ra D ∈ ( ABC ).
Chứng minh tương tự, ta có E, F ∈ ( ABC ). Vậy D, E, F là ba
điểm chung của hai mặt phẳng ( P) và ( ABC ). Do đó chúng
nằm trên giao tuyến của hai mặt phẳng. Như thế D, E, F thẳng
hàng.

Câu 29.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
23 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

a) Ta có ( P) ∩ (SAB) = BM, ( P) ∩ (SBC ) = BN.


b) Xét (SAC ), gọi I là giao điểm của SO và MN,
khi đó I là giao điểm của SO và ( P). Gọi K là
giao điểm của đường thẳng BI với SD, khi đó K
là giao điểm của SD và mặt phẳng ( P).
c) ( P) ∩ (SAD ) = MK,
P ∩ (SDC ) = KN.
d) Trong (SAD ), gọi E là giao điểm của đường
thẳng MK với đường thẳng AD, khi đó E là giao
điểm của ( P) và AD. Tương tự giao điểm F của
KN và DC là giao điểm của ( P) và DC. Rõ ràng
B, E, F là ba điểm chung của hai mặt phẳng ( P)
và ( ABCD ) nên chúng phải thẳng hàng.

Câu 30.
a) Giả sử ngược lại AJ và BI đồng phẳng, suy ra AI và BJ đồng
phẳng nên AD và BC đồng phẳng và do đó A, B, C, D cùng thuộc
một
ß mặt phẳng, điều này mâu thuẫn với giả thiết đã cho. Ta có:
I ∈ ( AJD ) ∩ ( BIC )
J ∈ ( AJD ) ∩ ( BIC ).
Suy ra ( AJD ) ∩ ( BIC ) = I J.
b) Trong ( ACD ), gọi Q = CI ∩ DN. Trong ( ABD ), gọi P là giao
điểm của DM và BI. Khi đó ta có:
ß
P ∈ ( BIC ) ∩ ( DMN )
Q ∈ ( BIC ) ∩ ( DMN ).
Suy ra ( BIC ) ∩ ( DMN ) = PQ.
c) Trong mặt phẳng ( ABC ), gọi H là giao điểm của đường thẳng AK
và đường thẳng BC. Trong mặt phẳng ( ADH ), gọi E là giao điểm của
DK và H I. Ta có:
ß
E ∈ H I ⊂ ( BIC )
⇒ DK ∩ ( BIC ) = E.
E ∈ DK

Câu 31.
Dễ thấy rằng nếu ba đường thẳng bất kì
trong n đường thẳng (n ≥ 3) đã cho đồng
quy thì n đường thẳng đó đồng quy. Còn
nếu tồn tại ba đường thẳng không đồng
quy mà từng đôi một cắt nhau tại ba điểm A, B, C thì rõ ràng A, B, C không thẳng hàng.
Khi đó các đường thẳng còn lại đều cắt ba đường thẳng nói trên nên chúng đều thuộc mặt
phẳng ( ABC ), trái với giả thiết. Vậy ta chỉ cần chứng minh cho trường hợp n = 3. Giả sử ba
đường thẳng đã cho là a, b, c và A, B, C lần lượt là giao điểm của các cặp đường thẳng b và
c, c và a, a và b. Nếu các điểm A, B, C phân biệt từng cặp thì dễ thấy a, b, c cùng nằm trong
( ABC ), trái với giả thiết. Vậy A, B, C phải trùng nhau. Do đó ba đường thẳng a, b, c đồng quy.

Câu 32.
Vì bốn đỉnh của tứ diện không đồng phẳng nên bốn đường thẳng lần lượt đi qua mỗi đỉnh

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
24 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

của tứ diện và tâm đường tròn nội tiếp của mặt đối diện cũng không
đồng phẳng. Để chứng minh bốn đường thẳng đó đồng quy, theo bài
tập 31, ta chỉ cần chứng minh chúng đôi một cắt nhau. Gọi A0 , B0 lần
lượt là tâm đường tròn nội tiếp của tam giác BCD và tam giác ACD.
gọi E là giao điểm BA0 với CD. Theo tính chất đường phân giác ta có
EC BC
= . Theo giả thiết
ED BD
BC AC EC AC
AC.BD = AD.BC ⇔ = ⇒ = .
BD AD ED AD
’ do đó B0 ∈ AE. Vậy hai đường thẳng AA0 và
Suy ra AE là đường phân giác của góc CAD,
BB0 cùng nằm trong mặt phẳng ( ABE), dễ thấy rằng chúng không song song nên cắt nhau.
Chứng minh tương tự, hai đường thẳng bất kì trong bốn đường thẳng nói trên cắt nhau. Vậy
bốn đường thẳng đó không đồng phẳng và đôi một cắt nhau, nên chúng đồng quy.

Câu 33.
Trên các tia AB, AC, AD lần lượt lấy các điểm B0 , C 0 , D 0 sao cho
AB0 = AC.AD, AC 0 = AB.AD, AD 0 = AB.AC.
AB0 AC
Khi đó: 0
= , suy ra ∆ABC đồng dạng với ∆AC 0 B0 , do đó
AC AB
BC AC
= . Vậy
C 0 B0 AB0
AB0 .BC AC.AD.BC
B0 C 0 = = = AD.BC.
AC AC
Chứng minh tương tự ta được C 0 D 0 = AB.CD, B0 D 0 = AC.BD.
Vậy tích độ dài các cặp cạnh đối diện là độ dài ba cạnh của tam
giác B0 C 0 D 0 .

D. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


1. Đề bài
Câu 1. Số đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt cho trước là
A. 0. B. 1. C. 2. D. Nhiều hơn 2.
Câu 2. Ba điểm phân biệt cùng thuộc hai mặt phẳng phân biệt thì
A. cùng thuộc đường tròn. B. cùng thuộc đường elip.
C. cùng thuộc đường thẳng. D. cùng thuộc parabol.
Câu 3. Cho biết mệnh đề nào sau đây là sai:
A. Qua ba điểm không thẳng hàng xác định duy nhất một mặt phẳng.
B. Qua một đường thẳng và một điểm không thuộc nó xác định duy nhất một mặt phẳng.
C. Qua hai đường thẳng xác định duy nhất một mặt phẳng.
D. Qua hai đường thẳng cắt nhau xác định duy nhất một mặt phẳng.

Câu 4. Cho hai mặt phẳng ( P) và ( Q) cắt nhau theo giao tuyến ∆, đường thẳng α nằm trên
( P) và đường thẳng β nằm trên ( Q). Các mệnh đề sau đây, mênh đề nào đúng?
A. Nếu α cắt ( Q) tại I thì I nằm trên ∆.
B. Nếu β cắt ( P) thì β phải trùng với ∆.
C. Nếu α và β có điểm chung thì α trùng với β.
D. Cả ba mệnh đề trên đều sai.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
25 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Câu 5. Biết rằng có vô số mặt phẳng đi qua điểm A và đường thẳng a và có đúng một mặt
phẳng đi qua điểm B và đường thẳng a. Khi đó:
A. A ∈ a và B ∈ a. B. A 6∈ a và B ∈ a. C. A 6∈ a và B 6∈ a. D. A ∈ a và B 6∈ a.
Câu 6. Cho các hình vẽ sau:
A A

B D
C
B D
C
Hình (1) Hình (2)

A A

B D
C
B D
C
Hình (3) Hình (4)

Trong các hình trên, những hình nào biểu diễn cho tứ diện?
A. Hình (1) và hình (2). B. Hình (1), hình (2) và hình (3).
C. Hình (1) và hình (3). D. Hình (1), hình (3) và hình (4).
Câu 7.
Cho hình chóp S.ABCD có I là giao điểm hai đường chéo của tứ giác S
ABCD. Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC ) và (SBD ) là
A. đường thẳng SA. B. đường thẳng SC.
C. đường thẳng SI. D. đường thẳng CD.
A B

C
D

Câu 8 (Học Kì 1 lớp 11 trường THPT Phước Thạnh Tiền Giang, 2018).
Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của AD, AB, CD. Khi đó giao điểm
của BC với mặt phẳng ( MNP) chính là
A. Trung điểm của AC. B. Trung điểm của BC.
C. Giao điểm của MP và BC. D. Giao điểm của MN và CD.
Câu 9 (HKI, Sở GD-ĐT Bạc Liêu, 2019).
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là tứ giác lồi. Gọi O là giao điểm của AC và BD, M là
giao điểm của AB và CD, N là giao điểm của AD và BC. Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB)
và (SCD ) là
A. SA. B. SN. C. SM. D. SO.
Câu 10. Cho hình tứ diện ABCD. Mệnh đề nào sau đây sai?
A. Có những điểm nằm trên cả bốn mặt của tứ diện.
B. Có những điểm chỉ nằm trên ba mặt của tứ diện.
C. Có những điểm không nằm trên mặt nào của tứ diện.
D. Có những điểm chỉ nằm trên hai mặt của tứ diện.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
26 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Câu 11 (Kiểm tra HK1, Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội-2018-2019).


Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm các cạnh AD, BC; điểm G là trọng tâm
của tam giác BCD. Tìm giao điểm của đường thẳng MG và mặt phẳng ( ABC ).
A. Giao điểm của MG và BC. B. Giao điểm của MG và AC.
C. Giao điểm của MG và AB. D. Giao điểm của MG và AN.

Câu 12 (HK1, Lí Thái Tổ - BN, 2018-2019).

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm S
O. Gọi M, N, K lần lượt là trung điểm của CD, CB, SA. Gọi H
là giao điểm của AC và MN. Giao điểm của SO với ( MNK )
là điểm E. Hãy chọn cách xác định điểm E đúng nhất trong
K
bốn phương án sau
A. E là giao của KN với SO.
B. E là giao của KH với SO. A
C. E là giao của MN với SO. B
D. E là giao của KM với SO. O
N
D H
M C

Câu 13 (Đề thi HK1, trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, An Giang, năm học 2018-2019).

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình S


hành tâm O. Gọi M, N lần lượt là trung điểm AD và
BC (xem hình vẽ bên). Giao tuyến của hai mặt phẳng
(SMN ) và (SAC ) là
A. SF (F là trung điểm CD).
B. SO.
C. SD. M
D. SG (G là trung điểm AB). A D

B N C

Câu 14 (HK1, THPT Chuyên ĐHSP - HaNoi, 2019).


Thiết diện của hình chóp tứ giác (cắt bởi một mặt phẳng) không thể là hình nào dưới đây?
A. Tam giác. B. Tứ giác. C. Lục giác. D. Ngũ giác.

Câu 15 (Học Kì 1, 2017 - 2018 THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển, Cà Mau).
Cho bốn điểm A, B, C, D không cùng nằm trong một mặt phẳng. Trên AB, AD lần lượt lấy các
điểm M, N sao cho MN cắt BD tại I. Điểm I không thuộc mặt phẳng nào sau đây
A. ( ABD ). B. (CMN ). C. ( BCD ). D. ( ACD ).

Câu 16. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?


A. Ba đường thẳng cắt nhau từng đôi một thì đồng quy.
B. Ba đường thẳng cắt nhau từng đôi một thì đồng phẳng.
C. Ba đường thẳng cắt nhau từng đôi một và không đồng phẳng thì đồng quy.
D. Ba đường thẳng đồng quy thì đồng phẳng.

Câu 17.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
27 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Cho tứ diện ABCD có E là trung điểm của cạnh CD. Gọi M là A


trọng tâm tam giác ABC, N là trung điểm của AE. Hỏi đường
thẳng MN cắt bao nhiêu đường thẳng trong số 6 đường thẳng
AB, BC, CA, AD, BD và CD?
N
A. Không cắt đường thẳng nào.
B. Cắt hai đường thẳng. M
B D
C. Cắt ba đường thẳng.
D. Cắt bốn đường thẳng.
E

Câu 18. Cho hình chóp S.ABC. Các điểm M, N, P tương ứng trên SA, SB, SC sao cho MN, NP
và PM cắt mặt phẳng ( ABC ) tương ứng tại các điểm D, E, F. Khi đó có thể kết luận gì về các
điểm D, E, F?
A. D, E, F thẳng hàng.
B. D, E, F tạo thành tam giác.
C. D, E, F cùng thuộc một mặt phẳng.
D. D, E, F không cùng thuộc một mặt phẳng.
Câu 19 (Đề HK1 lớp 11, chuyên Trần Hưng Đạo, năm học 2018 - 2019).
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang ABCD, AD k BC. Gọi I là giao điểm của AB và
DC, M là trung điểm SC. DM cắt mặt phẳng (SAB) tại J. Khẳng định nào sau đây sai?
A. J M ⊂ (SAB). B. DM ⊂ (SCI ).
C. S, I, J thẳng hàng. D. SI = (SAB) ∩ (SCD ).
Câu 20. Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AC và BC. Trên BD lấy
điểm P sao cho BP = 2PD. Gọi Q là giao điểm của CD và NP. Khi đó giao tuyến của hai mặt
phẳng ( MNP) và ( ACD ) là?
A. MP. B. MQ. C. CQ. D. NQ.
Câu 21. Cho G là trọng tâm tứ diện ABCD. Giao tuyến của mặt phẳng ( ABG ) và mặt phẳng
(CDG ) là
A. đường thẳng đi qua trung điểm hai cạnh BC và AD.
B. đường thẳng đi qua trung điểm hai cạnh AB và CD.
C. đường thẳng đi qua trung điểm hai cạnh AC và BD.
D. đường thẳng CG.
Câu 22. Cho tứ diện ABCD, M là trung điểm BC và G là trọng tâm tam giác ACD; G 0 là trọng
tâm tam giác BCD. Giao điểm của BG với mặt phẳng ( AMD ) là giao điểm của đường thẳng
BG với:
A. AM. B. AD. C. AG 0 . D. MD.
Câu 23. Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào đúng?
A. Ba điểm bất kì luôn luôn cùng thuộc một mặt phẳng.
B. Có duy nhất một mặt phẳng đi qua ba điểm phân biệt cho trước.
C. Ba điểm cho trước luôn luôn cùng nằm trên một mặt phẳng duy nhất.
D. Không thể có hai mặt phẳng phân biệt cùng đi qua 3 điểm cho trước.
Câu 24. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?
A. Có mặt phẳng đi qua hai điểm phân biệt cho trước.
B. Có mặt phẳng đi qua ba điểm cho trước.
C. Có mặt phẳng đi qua hai đường thẳng cho trước.
D. Có một mặt phẳng duy nhất đi qua hai đường thẳng cắt nhau cho trước.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
28 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Câu 25. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?


A. Có thể có ba điểm không đồng phẳng.
B. Không thể có ba điểm không thẳng hàng.
C. Có thể có bốn điểm không đồng phẳng.
D. Bốn điểm không đồng phẳng thì thẳng hàng.
Câu 26 (Học Kì 1, 2017 - 2018 THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển, Cà Mau).
Cho bốn điểm không đồng phẳng, ta có thể xác định nhiều nhất bao nhiêu mặt phẳng phân
biệt từ bốn điểm đã cho?
A. 4. B. 3. C. 2. D. 6.
Câu 27 (Học Kì 1, 2017 - 2018 THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển, Cà Mau).
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M, N lần lượt là trung điểm AD
và BC. Giao tuyến của hai mặt phẳng (SMN ) và (SAC ) là
A. SO với O là tâm hình bình hành ABCD. B. SD.
C. SG với G là trung điểm AB. D. SF với F là trung điểm CD.
Câu 28 (Đề thi HK1, lớp 11, Chuyên Trần Hưng Đạo).
Cho hình chóp S.ABC có AB = AC, SB = SC. Gọi H, K lần lượt là trực tâm tam giác ABC và
tam giác SBC. Gọi G và F lần lượt là trọng tâm của tam giác ABC và tam giác SBC. Xét các
mệnh đề sau:
(I) AH, SK và BC đồng qui.
(II) AG, SF cắt nhau tại một điểm trên BC.
(III) HF và GK chéo nhau.
(IV) SH và AK cắt nhau.
Số mệnh đề đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 29 (Học kỳ 1 lớp 11, trường THPT Lê Quý Đôn, Đà Nẵng, 2019).
Cho tứ giác lồi ABCD và điểm S không thuộc mặt phẳng ( ABCD ). Có bao nhiêu mặt phẳng
qua S và hai trong số bốn điểm A, B, C, D?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 30. Cho bốn điểm không đồng phẳng. Có bao nhiêu mặt phẳng phân biệt, mỗi mặt đi
qua ít nhất là ba trong bốn điểm đã cho?
A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn.
Câu 31. Cho bốn điểm trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Có bao nhiêu mặt phẳng
phân biệt, mỗi mặt đi qua ít nhất là ba trong bốn điểm đã cho?
A. Một. B. Hai. C. Một hoặc bốn. D. Bốn.
Câu 32. Cho năm điểm trong đó không có bốn điểm nào đồng phẳng. Có bao nhiêu mặt
phẳng phân biệt, mỗi mặt đi qua ít nhất là ba trong năm điểm đã cho?
A. Một. B. Năm. C. Mười. D. Hai mươi.
Câu 33. Cho năm điểm trong đó không có bốn điểm nào đồng phẳng. Có bao nhiêu đường
thẳng phân biệt, mỗi đường đi qua ít nhất là hai trong năm điểm đã cho?
A. Hai mươi. B. Mười. C. Mười hai. D. Tám.
Câu 34. Trong không gian cho 5 điểm phân biệt, không đồng phẳng, trong đó có 4 điểm là
đỉnh của một hình tứ giác. Khi đó có bao nhiêu mặt phẳng phân biệt, mỗi mặt phẳng đi qua
ít nhất là 3 trong 5 điểm đã cho?
A. 5. B. 7. C. 10. D. 11.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
29 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Câu 35. Cho năm điểm không đồng phẳng, trong đó có bốn điểm là đỉnh của một tứ giác. Có
bao nhiêu mặt phẳng phân biệt, mỗi mặt đi qua ít nhất là ba trong năm điểm đã cho?
A. Năm. B. Bảy. C. Mười. D. Mười một.
Câu 36 (HK1, THPT Chuyên ĐHSP - HaNoi, 2019).
Trong không gian cho 2018 điểm phân biệt. Khi đó có tối đa bao nhiêu mặt phẳng phân biệt
tạo bởi 3 trong số 2018 điểm đó?
A. C2015
2018 . B. A2015
3 . C. 2018!. D. 2018.
Câu 37. Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào sai?
A. Có mặt phẳng đi qua một đường thẳng α cho trước và một điểm A cho trước.
B. Có duy nhất một mặt phẳng đi qua hai đường thẳng cắt nhau cho trước.
C. Có không quá một mặt phẳng cùng đi qua hai đường thẳng phân biệt.
D. Có duy nhất một mặt phẳng cùng đi qua hai đường thẳng phân biệt.
Câu 38. Cho tứ diện ABCD với M, N lần lượt là trọng tâm các tam giác ABC và ABD. Đường
thẳng MN cắt bao nhiêu đường thẳng trong số sáu đường thẳng AB, BC, CA, AD, BD,
CD?
A. Không cắt đường thẳng nào. B. Cắt một đường thẳng.
C. Cắt ba đường thẳng. D. Cắt bốn đường thẳng.
Câu 39. Cho tứ diện ABCD, G là trọng tâm tam giác ABC, I là trung điểm AD. Đường thẳng
GI cắt bao nhiêu đường thẳng trong số sáu đường thẳng AB, BC, CA, AD, BD, CD?
A. Không cắt đường thẳng nào. B. Cắt một đường thẳng.
C. Cắt ba đường thẳng. D. Cắt bốn đường thẳng.
Câu 40. Cho tứ diện ABCD và đường thẳng α không đi qua đỉnh nào của tứ diện. Đường
thẳng α có thể cắt nhiều nhất là bao nhiêu đường thẳng trong số sáu đường thẳng AB, BC,
CA, AD, BD, và CD?
A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn.
Câu 41. Cho hình tứ diện ABCD. Mệnh đề nào sau đây sai?
A. Có những điểm nằm trên cả bốn mặt của tứ diện.
B. Có những điểm chỉ nằm trên ba mặt của tứ diện.
C. Có những điểm không nằm trên mặt nào của tứ diện.
D. Có những điểm chỉ nằm trên hai mặt của tứ diện.
Câu 42. Cho ba đường thẳng phân biệt đôi một cắt nhau. Mệnh đề nào sau đây đúng?
A. Ba đường thẳng đó đồng phẳng.
B. Ba đường thẳng đó đồng quy.
C. Nếu ba đường đó không đồng quy thì chúng đồng phẳng.
D. Nếu ba đường thẳng đó đồng phẳng thì chúng đồng quy.
Câu 43. Cho tứ diện ABCD. Gọi I, K lần lượt là trọng tâm các tam giác ABC, BCD. Các cặp
đường thẳng nào sau đây đồng phẳng?
A. IK và AB. B. IK và AC. C. IK và CD. D. IK và DA.
Câu 44 (Đề HK1, Sở GD&ĐT, Vĩnh Phúc 2017).
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm
của AB, AD, SC. Khi đó mặt phẳng ( MNP) cắt hình chóp S.ABCD theo thiết diện là
A. Tam giác. B. Tứ giác. C. Ngũ giác. D. Lục giác.
Câu 45. Cho hình chóp tứ giác S.ABCD. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm các cạnh SA, BC,
CD. Cắt hình chóp bởi mặt phẳng ( MNP). Khi đó thiệt diện nhận được là:
A. Một tam giác. B. Một tứ giác. C. Một ngũ giác. D. Một lục giác.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
30 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

2. Đáp án và lời giải


ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM

1 B 6 B 11 D 16 C 21 B 26 A 31 C 36 A 41 A

2 C 7 C 12 B 17 A 22 C 27 A 32 C 37 D 42 C

3 C 8 B 13 B 18 A 23 A 28 B 33 B 38 A 43 D

4 A 9 C 14 C 19 A 24 C 29 D 34 B 39 B 44 C

5 D 10 A 15 D 20 B 25 C 30 D 35 B 40 C 45 C

LỜI GIẢI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1.
Chọn đáp án B

Câu 2.
Chọn đáp án C

Câu 3.
Chọn đáp án C

Câu 4. Nếu α cắt ( Q) tại điểm I thì I là điểm chung của ( P) và ( Q) nên I phải nằm trên ∆.
Chọn đáp án A

Câu 5. Do có vô số mặt phẳng đi qua điểm A và đường thẳng a nên A ∈ a. Do có đúng một
mặt phẳng đi qua điểm B và đường thẳng a nên B 6∈ a. Như thế ta chọn D.
Chọn đáp án D

Câu 6. Hình (4) không phải là hình biểu diễn cho tứ diện.
Chọn đáp án B

Câu 7. Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC ) và (SBD ) là đường thẳng SI.
Chọn đáp án C

Câu 8.
Gọi Q®là trung điểm BC. D
MN k BD
Ta có ⇒ MN k PQ.
PQ k BD
Do đó Q ∈ ( MNP). M P
Mà Q ∈ BC nên Q = BC ∩ ( MNP).

A
C
N Q
B
Chọn đáp án B

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
31 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Câu 9.
Nhận thấy S và M lần lượt là S
hai điểm chung của hai mặt
phẳng (SAB) và (SCD ). Do đó
giao tuyến của hai mặt phẳng
(SAB) và (SCD ) là SM.
A

O B
M
D C

Chọn đáp án C

Câu 10. Có những điểm nằm trên cả bốn mặt của tứ diện là mệnh đề sai nên ta chọn phương
án A.
Chọn đáp án A

Câu 11.
Đối với bài toán tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng A
này, ta tiến hành theo trình tự sau:

 Chọn mp( ADN ) chứa MG.


M
 Tìm ( ADN ) ∩ ( ABC ) =?
Ta có ( ADN ) ∩ ( ABC ) = AN.

 Trong®mp( ADN ) gọi E = MG ∩ AN.


E ∈ MG B D
Ta có
E ∈ AN, AN ⊂ ( ABC ).
Suy ra E = MG ∩ ( ABC ). N G

Chọn đáp án D

Câu 12.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
32 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Trong mặt phẳng (SAC ), gọi E = HK ∩ SO. S


Mà HK ⊂ ( MNK ) nên E = SO ∩ ( MNK ).

A E
B
O
N
D H
M C
Chọn đáp án B
Câu 13. Ta có S là điểm chung thứ nhất giữa hai mặt phẳng (SMN ) và (SAC ). Ta có O là tâm
của hình hình hành, nên O là giao điểm của AC và BD nên O cũng là giao điểm của AC và
MN (do M, N lần lượt là trung điểm của AD và BC). Trong mặt phẳng ( ABCD ), ta có
®
O ∈ AC ⊂ (SAC ) ⇒ O ∈ (SAC )
O ∈ MN ⊂ (SMN ) ⇒ O ∈ (SMN ) .

Suy ra O là điểm chung thứ hai giữa hai mặt phẳng (SMN ) và (SAC ) .
Vậy (SMN ) ∩ (SAC ) = SO.
Chọn đáp án B
Câu 14. Vì hình chóp tứ giác có tối đa 5 mặt nên thiết diện không thể là lục giác.
Chọn đáp án C
Câu 15.
Ta có I = BD ∩ MN nên I thuộc các mặt phẳng ( ABD ), A
( BCD ), (CMN ); không thuộc ( ACD ).

M
N

B
D I

C
Chọn đáp án D
Câu 16.
Mệnh đề A sai, chẳng hạn ba đường thẳng BC,
CD, DB cắt nhau từng đôi một nhưng không
đồng quy. Mệnh đề B sai vì ba đường thẳng AB,
AC, AD cắt nhau từng đôi một nhưng không
đồng phẳng. Mệnh đề C đúng. Mệnh đề D sai.
Như thế ta chọn C.

Chọn đáp án C

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
33 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Câu 17.
Chọn đáp án A

Câu 18. Ba điểm D, E, F cùng thuộc hai mặt phẳng phân biệt ( MNP) và ( ABC ) nên thẳng
hàng, do đó chọn A.
Chọn đáp án A

Câu 19.
Vì M không thuộc mặt phẳng (SAB) nên khẳng định S
J M ⊂ (SAB) là sai.

I M

A D
J
B C
Chọn đáp án A

Câu 20.ß
Q ∈ CD ⊂ ( ACD )
Ta có: A
Q ∈ NP ⊂ ( MNP) .
Suy raßQ ∈ ( ACD ) ∩ ( MNP). (1)
M ∈ AC ⊂ ( ACD ) Q
Ta có
M ∈ MP ⊂ ( MNP) .
Suy ra M ∈ ( ACD ) ∩ ( MNP). (2)
Từ (1) và (2) suy ra M
MQ = ( ACD ) ∩ ( MNP). D B
P

Chọn đáp án B

Câu 21.
Gọi M là trung điểm AB, gọi N là trung
điểm của CD. Ta biết rằng trọng tâm G của
tứ diện ABCD chính là trung điểm MN. Ta
có mặt phẳng ( ABG ) chính là mặt phẳng
( ABN ), mặt phẳng (CDG ) chính là mặt
phẳng (CDM). Như vậy giao tuyến của mặt
phẳng ( ABG ) và mặt phẳng (CDG ) chính là
đường thẳng MN. Do đó ta chọn đáp án B.

Chọn đáp án B

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
34 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Câu 22.
Gọi N là trung điểm của CD, hai đường
thẳng BG và AG 0 cùng nằm trong mặt phẳng
( ABN ) và không song song nên cắt nhau tại
một điểm H. H chính là giao điểm của BG với
( AMD ). Chọn đáp án C.

Chọn đáp án C

Câu 23. Chú ý rằng ba mệnh đề B , C , D sai khi ba điểm phân biệt và thẳng hàng.
Chọn đáp án A

Câu 24. Không có mặt phẳng nào đi qua hai đường thẳng chéo nhau.
Chọn đáp án C

Câu 25. Theo tính chất thừa nhận.


Chọn đáp án C

Câu 26. Vì 3 điểm không thẳng hàng tạo thành một mặt phẳng nên số mặt phẳng tạo được
nhiều nhất có thể là C34 = 4.
Chọn đáp án A

Câu 27.
Gọi
® O là giao điểm AC và MN, ta có: S
S ∈ (SAC ) ∩ (SMN )
⇒ SO = (SAC ) ∩ (SMN ).
O ∈ (SAC ) ∩ (SMN )
Vì MN k AB và N là trung điểm BC nên O là trung điểm
AC, suy ra O là tâm hình bình hành ABCD.

M
D
A
O

B N C
Chọn đáp án A

Câu 28.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
35 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Gọi M là trung điểm của BC. Ta có SM ⊥ BC và AM ⊥ S


BC.

 AH, SK và BC đồng qui tại M. Do đó (I) đúng.

 AG, SF cắt nhau tại M trên BC. Do đó (II) đúng.

 HF và GK cùng nằm trong mặt phẳng (SAM ) nên K P


có thể song song hoặc cắt nhau hoặc trùng nhau.
Do đó (III) sai. F
B
 SH và AK cắt nhau. Do đó (IV) đúng. G A

Vậy có 3 mệnh đề đúng. M H


Q
C
Chọn đáp án B

Câu 29. Số mặt phẳng qua S và hai trong số bốn điểm A, B, C, D bằng số tổ hợp chập 2 của 4
phần tử. Vậy có C24 = 6 mặt phẳng.
Chọn đáp án D

Câu 30.
Chọn đáp án D

Câu 31. Nếu bốn điểm đó đồng phẳng thì có một, nếu không đồng phẳng thì có bốn.
Chọn đáp án C

Câu 32. Vì không có bốn điểm nào đồng phẳng nên không có ba điểm nào thẳng hàng. Số
mặt phẳng đi qua ba điểm là C53 = 10. Các mặt phẳng đó phân biệt, vì nếu hai mặt phẳng nào
đó trùng nhau thì ta có bốn điểm thẳng hàng.
Chọn đáp án C

Câu 33. Vì không có bốn điểm nào đồng phẳng nên không có ba điểm nào thẳng hàng. Vậy
trong số các đường thẳng đi qua hai điểm không có hai đường thẳng nào trùng nhau. Do đó
số đường thẳng là C52 = 10.
Chọn đáp án B

Câu 34. Bốn điểm là đỉnh của một hình tứ giác thì nằm trên một mặt phẳng, đỉnh thứ năm
không nằm trên mặt phẳng đó. Như vậy ta chọn B.
Chọn đáp án B

Câu 35. Bốn điểm là đỉnh của tứ giác thì nằm trên một mặt phẳng, đỉnh thứ năm không nằm
trên mặt phẳng đó.
Chọn đáp án B

Câu 36. Số cách chọn ba điểm tùy ý trong 2018 điểm là C32018 . Suy ra số tam giác tối đa có thể
tạo được từ 3 điểm trong số 2018 điểm đã cho là C32018 = C2015
2018 .
Chọn đáp án A

Câu 37. Mệnh đề D sai khi hai đường thẳng phân biệt đó chéo nhau.
Chọn đáp án D

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
36 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Câu 38.
Đường thẳng MN song song với CD và chéo các
đường thẳng còn lại.

Chọn đáp án A

Câu 39.
Đường thẳng GI chỉ cắt đường thẳng AD tại I, A
còn chéo với các đường thẳng còn lại.

G
D B

Chọn đáp án B

Câu 40. Đường thẳng α có thể cắt ba đường thẳng AB, BC, CA, nhưng khi đó nó không thể
cắt thêm một đường thẳng thứ tư nào nữa trong số sáu đường thẳng AB, BC, CA, AD, BD,
và CD
Chọn đáp án C

Câu 41. Ba mặt nào của tứ diện đều có điểm chung, là đỉnh của tứ diện. Mặt thứ bốn là mặt
đối diện với đỉnh đó nên không thể chứa đỉnh ấy.
Chọn đáp án A

Câu 42. Ba đường thẳng đó có thể đồng quy, có thể đồng phẳng, có thể đồng phẳng nhưng
không đồng quy, nhưng nếu không đồng quy thì phải đồng phẳng.
Chọn đáp án C

Câu 43.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
37 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Gọi M là trung điểm BC. A


MI 1 MK
Ta có: = = .
MA 3 MD
Suy ra IK song song với DA. Do đó IK và AD đồng
phẳng.

I
D B

K M

Chọn đáp án D

Câu 44.
Trong ( ABCD ), MN ∩ BC = E, MN ∩ DC = F. S
Trong (SBC ), PE ∩ SB = G.
Trong (SCD ), PF ∩ SD = H.
Mặt phẳng ( MNP) cắt các mặt (SAB), (SBC ), (SDC ),
(SAD ) và ( ABCD ) lần lượt theo các đoạn giao tuyến P H
F
MG, GP, PH, HN và N M. Vậy thiết diện là ngũ giác A
MGPHN. G D
N
M
E C
B
Chọn đáp án C

Câu 45.
Trong mặt phẳng ( ABCD ), gọi R
S
là giao điểm của AD và NP, gọi
U là giao điểm của AB và NP.
Trong mặt phẳng (SAB), gọi Q là
giao điểm của MU và SB. Trong M
mặt phẳng (SAR), gọi T là giao
điểm của MR và SD. Khi đó thiết T
diện của hình chóp khi cắt bởi
mặt phẳng ( MNP) là ngũ giác A R
MTPNQ. Q D

P
B
N
C
U
Chọn đáp án C

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
38 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

BÀI 2. HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG

A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

Định nghĩa. Hai đường thẳng được gọi là đồng


phẳng nếu chúng cùng nằm trong một mặt
phẳng.
Định nghĩa. Hai đường thẳng được gọi là chéo
nhau nếu chúng không đồng phẳng (tức là
không có mặt phẳng nào chứa được hai đường
thẳng đó).
Định nghĩa. Hai đường thẳng được gọi là song
song nếu chúng đồng phẳng và không có điểm
chung.
Định lí 1. Nếu ba mặt phẳng đôi một cắt nhau theo ba giao tuyến phân biệt thì ba giao tuyến ấy hoặc
đồng quy hoặc đôi một song song.

Hệ quả 1. Nếu hai mặt phẳng cắt nhau lần lượt đi qua hai đường
thẳng song song thì giao tuyến của chúng song song với hai đường
thẳng
ß đó (hoặc trùng với một trong hai đường thẳng đó). Vậy
I ∈ ( P) ∩ ( Q)
a ⊂ ( P ), b ⊂ ( Q ), a k b
⇒ ( P) ∩ ( Q) = d, với d là đường
thẳng qua I và d k a
(hoặc d trùng với a hoặc b).

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN

Dạng 7. Chứng minh hai đường thẳng a và b song song với nhau.

Phương pháp. Có thể sử dụng một trong các cách sau:

 Cách 1. Chứng minh hai đường thẳng đó đồng phẳng, rồi sử dụng phương pháp chứng
minh song song trong hình học phẳng (như tính chất đường trung bình, định lí đảo của
định lí Ta-lét, tính chất các cạnh đối của hình bình hành,. . . ).

 Cách 2. Chứng minh hai đường thẳng a và b cùng song song với đường thẳng thứ ba.

 Cách 3. Sử dụng hệ quả 1 ở trang 38.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
39 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Bài 1. Cho tứ diện ABCD. Gọi I, J lần lượt là trọng tâm của các tam giác ABC và ABD. Chứng
minh I J k CD.
L Lời giải

Gọi E là trung điểm AB. Ta có hai đường thẳng


J I và CD cùng nằm trong mặt phẳng (CDE).
Mặt khác:
EJ EI 1
= = .
ED EC 3
Suy ra I J k CD.

Bài 2. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành ABCD. Gọi M, N, P, Q lần lượt là
các điểm nằm trên các cạnh BC, SC, SD, AD sao cho MN k SB, NP k CD, MQ k CD.

a) Chứng minh rằng PQ k SA.

b) Gọi K = MN ∩ PQ. Chứng minh SK k AD k BC.

L Lời giải

a) Sử dụng định lí Talet.


DQ CM
Từ MQ k CD ta có = .
DA CB
CM CN
Từ MN k BS ta có = .
CB CS
CN DP
Từ NP k CD ta có = .
CS DS
DQ DP
Do đó = , suy ra PQ k SA.
DA DS
b) Từ K ∈ MN và MN ⊂ (SBC ) ta suy ra K thuộc (SBC ). Tương tự
ta cũng có K ∈ (SAD ). Vậy (SBC ) cắt (SAD ) theo giao tuyến SK.
Ta có

 BC k AD
BC ⊂ (SBC ), AD ⊂ (SAD ) ⇒ SK k AD k BC.
(SAD ) ∩ (SBC ) = SK

Bài 3. Cho hình chóp tứ giác S.ABCD có đáy là một tứ giác lồi. Gọi M, N, E, F lần lượt là
trung điểm của các cạnh bên SA, SB, SC, SD. Chứng minh rằng:

a) ME k AC, NF k BD.

b) Ba đường thẳng ME, NF và SO (O là giao điểm của hai đường chéo AC và BD ) đồng
quy.

c) Bốn điểm M, N, E, F đồng phẳng.

L Lời giải

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
40 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

a) Xét ∆SAC. Ta có ME là đường trung bình nên ME k AC.


Xét ∆SBD. Ta có NF là đường trung bình nên NF k BD.
b) Trong (SAC ), gọi I là giao điểm của ME và SO. Dễ thấy I
là trung điểm SO. Từ đó FI là đường trung bình của tam giác
SOD. Vậy FI k DO. Gọi N 0 là giao điểm của FI và SB. Do
FN 0 k BD và F là trung điểm của SD suy ra N 0 là trung điểm
SB, tức là N 0 ≡ N. Vậy ba đường thẳng ME, NF, SO đồng
quy tại I.
c) Do ME và NF cắt nhau tại I nên qua ME và NF xác
định một mặt phẳng, từ đó suy ra bốn điểm M, N, E, F đồng
phẳng.

Dạng 8. Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (P ) và ( Q).

Phương pháp.
Cách 1. Xem dạng 1, trang 7.
Cách 2. Vận dụng hệ quả 1, trang 38.
Bước 1. Tìm một điểm chung I của ( P) và ( Q).
Bước 2. Tìm hai đường thẳng song song a, b nằm trong hai mặt phẳng
( P) và ( Q). Khi đó giao tuyến là đường thẳng d đi qua I và song song
với a, b (có thể d trùng với a hoặc b).
ß
I ∈ ( P) ∩ ( Q)
⇒ ( P) ∩ ( Q) = d, với d là đường thẳng
a ⊂ ( P ), b ⊂ ( Q ), a k b
qua I và d k a (hoặc d trùng với a hoặc b).
Bài 4. Cho hình chóp S.ABCD, đáy ABCD là một hình bình hành.

a) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và (SCD ).

b) Xác định thiết diện của hình chóp S.ABCD khi cắt bởi mặt phẳng ( MBC ), trong đó M
là điểm nằm giữa S và A.

L Lời giải

a) Ta có S ∈ (SAB) ∩ (SCD ) và

 AB ⊂ (SAB)
CD ⊂ (SCD )
AB k CD.

Suy ra (SAB) ∩ (SCD ) = Sx, với Sx là đường thẳng qua S và
Sx k AB.
b) Ta có
ß
M ∈ (SAD ) ∩ ( MBC )
⇒ (SAD ) ∩ ( MBC ) = My,
AD ⊂ (SAD ), BC ⊂ ( MBC ), AD k BC

với My là đường thẳng qua M và My k AD. Gọi N = My ∩ AD. Khi đó thiết diện cần tìm là
hình thang MNCB.
AM AN
Bài 5. Cho tứ diện ABCD. Trên AB, AC lần lượt lấy hai điểm M, N sao cho = .
AB AC
a) Chứng minh MN k BC.

b) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng ( MND ) và ( BCD ).

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
41 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

L Lời giải

AM AN
a) Vì MN ⊂ ( ABC ), BC ⊂ ( ABC ) và = nên theo định lí
AB AC
Talet,
ta có MN song song với BC.
 D ∈ ( MND ) ∩ ( BCD )
b) Vì MN ⊂ ( MND ), BC ⊂ ( BCD )
MN k BC

nên giao tuyến của mặt phẳng ( MND ) và mặt phẳng ( BCD ) là
đường thẳng đi qua điểm D và song song với đường thẳng BC.

Bài 6. Cho hình chóp tứ giác S.ABCD có AD cắt BC. Hãy tìm điểm M nằm trên cạnh SD và
điểm N trên cạnh SC sao cho AM k BN.
L Lời giải

Gọi I là giao điểm của BC và AD, khi đó giao


tuyến của hai mặt phẳng (SAD ) và (SBC ) là
SI. Giả sử có M thuộc cạnh SD và N thuộc
cạnh SC sao cho AM k BN, khi đó:


 I ∈ (SAD ) ∩ (SBC )
AM ⊂ (SAD )


 BN ⊂ (SBC )
AM k BN

Như vậy SI k AM k BN. Từ đó suy ra cách
dựng điểm M, N như sau:

 Trong (SAD ) vẽ đường thẳng qua A


và song song với SI, cắt cạnh SD tại
M.

 Trong (SBC ) vẽ đường thẳng qua B và


song song với SI, cắt cạnh SC tại N.
Vậy M và N là hai điểm cần tìm.
Bài 7. Cho tứ diện ABCD. Gọi I, J lần lượt là trung điểm của BC, BD; gọi E là một điểm thuộc
cạnh AD khác với A và D.

a) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng ( EI J ) và ( ACD ).

b) Xác định thiết diện của hình tứ diện khi cắt bởi mặt phẳng ( I JE).

c) Tìm vị trí của E trên AD sao cho thiết diện là hình bình hành.

d) Tìm điều kiện của tứ diện ABCD và vị trí của E trên AD sao cho thiết diện là hình thoi.

L Lời giải
a) Ta có E ∈ ( J IE) ∩ ( ACD ) và

 J I ⊂ ( J IE),
CD ⊂ ( ACD ) ⇒ ( J IE) ∩ ( ACD ) = Ex,
J I k CD

với Ex là đường thẳng qua E và Ex k CD.
Gọi F = Ex ∩ AC.
b) Từ câu a), thiết diện cần tìm là hình thang EFI J.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
42 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

c) Điều kiện để hình thang EFI J là hình bình hành là


1
FE = I J ⇔ FE = CD ⇔ E là trung điểm AD.
2
d) Điều kiện để hình bình hành EFI J là hình thoi là
IF = I J ⇔ AB = CD và E là trung điểm AD.

Dạng 9. Một số bài toán khác.

Bài 8. Cho hình chóp S.ABCD, có đáy ABCD là hình thang với AB là đáy lớn. Gọi M, N lần
lượt là trung điểm của SA, SB.
a) Chứng minh MN k CD.
b) Tìm giao điểm P của SC với mặt phẳng ( ADN ).
c) Kéo dài AN và DP cắt nhau tại I. Chứng minh SI k AB k CD. Tứ giác SABI là hình gì?
L Lời giải

a) Vì MN là đường trung bình của ∆SAB nên MN k AB.


Mà AB k CD nên MN k CD.
b) Gọi E = AD ∩ BC. Ta có NE cắt SC tại P, vì NE ⊂
( ADN ) nên P là giao điểm của SC và mặt phẳng ( ADN ).
c) Ta có:
ß
AB ⊂ (SAB), CD ⊂ (SCD )
AB k CD, SI = (SAB) ∩ (SCD ).
Suy ra SI k AB k CD. Ta có SI k MN (do cùng song song
với AB). Suy ra SI = 2MN. Mặt khác AB = 2MN. Vậy
SI với AB song song và bằng nhau, suy ra tứ giác SABI
là hình bình hành.
Bài 9. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. M là trung điểm của SC, N là trung
điểm của OB (O là giao điểm của BD và AC ).
a) Tìm giao điểm I của SD và mặt phẳng ( AMN ).
SI
b) Tính tỉ số .
ID
L Lời giải

a) Kéo dài AN cắt DC tại E. Nối E


và M cắt SD tại I, thế thì I chính
là giao điểm của SD và mặt phẳng
( AMN ).
b) Gọi F là giao điểm của BC với
AN. Vì BF k AD nên ta có
BF NB 1
= = .
AD ND 3
BF 1 FC 2
Từ = ta có = .
AD 3 AD 3
EC FC 2
Suy ra = = .
ED AD 3
Kẻ CJ k SD (J ∈ EI). Ta có

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
43 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

MC CJ SI JC EC 2
= ⇒ SI = CJ; = = = .
MS IS ID ID ED 3
SI 2
Vậy = .
ID 3
Lưu ý.

 Xin nhắc lại định lí Mê-nê-la-uyt: Cho tam giác ABC. Ba điểm M, N, P theo thứ tự thuộc
các đường thẳng BC, CA, AB. Khi đó M, N, P thẳng hàng khi và chỉ khi

MB NC PA
. . = 1.
MC N A PB

 Nếu dùng định lí thì ta có thể làm nhanh hơn như sau. Ta có

ED MC IS
· · = 1.
EC MS ID

MC ED 3 IS 2 IS 2
Mà = −1, = nên =− ⇒ = .
MS EC 2 ID 3 ID 3

Bài 10. Gọi G là trọng tâm của tứ diện ABCD.

a) Chứng minh rằng đường thẳng đi qua G và một đỉnh của tứ diện sẽ đi qua trọng tâm
của mặt đối diện với đỉnh ấy.

b) Gọi A0 là trọng tâm của tam giác BCD. Chứng minh GA = 3GA0 .

L Lời giải
Phân tích. Để giải bài tập này cần biết trọng tâm G của tứ diện ABCD là điểm thỏa mãn hệ
# » # » # » # » #»
thức vectơ GA + GB + GC + GD = 0 . Điểm G chính là trung điểm của đoạn thẳng nối trung
điểm hai cạnh đối diện của tứ diện. Gọi M, N lần lượt là trung điểm AB và CD. Khi đó G là
trung điểm MN. Trong ( ABN ), gọi A0 là giao điểm của AG và BN. Ta cần chứng minh A0 là
trọng tâm tam giác BCD.
Giải.
a) Gọi M, N lần lượt là trung điểm AB và CD. Khi đó G là trung
điểm MN. Trong ( ABN ), gọi A0 là giao điểm của AG và BN. Vẽ
đường thẳng qua M và song song với AG, cắt BN tại I. Trong tam
giác ABA0 , ta có MI là đường trung bình, suy ra I A0 = IB, vậy
I A0 = A0 N. Suy ra A0 là trọng tâm của ∆BCD.
b) Đặt GA0 = a, khi đó MI = 2a ⇒ AA0 = 4a.
Do đó: GA = AA0 − GA0 = 4a − a = 3a. Vậy ta có điều phải chứng minh.
Bài 11. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi G1 , G2 lần lượt là trọng
tâm của các tam giác SAB, SAD. Gọi trung điểm của SB, SA lần lượt là M, N.

a) Chứng minh G1 G2 k BD.

b) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và (SCD ).

c) Tìm giao điểm I của MG2 và ( ABCD ). Chứng minh ba điểm C, D, I thẳng hàng.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
44 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

L Lời giải
a) Gọi P, J lần lượt là trung điểm của AB, AD. Trong
tam giác SPJ, ta có
SG1 2 SG2
= = .
SP 3 SJ
Suyra G1 G2 k PJ, mà PJ k BD nên MN k BD.
 S ∈ (SAB) ∩ (SCD )
b) AB ⊂ (SAB), CD ⊂ (SCD )
AB k CD.

Suy ra giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và (SCD ) là đường thẳng đi qua điểm S và song
song với AB.
c) Do MN k CD nên bốn điểm M, N, C, D đồng phẳng. Chọn mặt phẳng phụ chứa MG2 là
( MNDC ). Ta có ( MNDC ) ∩ ( ABCD ) = CD. Trong ( MNDC ) thì I = MG2 ∩ CD, ta có điều
phải chứng minh.
Lưu ý. Có thể giải câu a) cách khác như sau: trong ∆NBD, ta có:
NG1 NG2 1
= = ⇒ G1 G2 k BD.
NB ND 3
Bài 12. Cho tứ diện ABCD và 3 điểm M, N, L lần lượt trên ba cạnh AB, CD, BC (các điểm
này không trùng với các đỉnh).
a) Hãy xác định giao điểm K của AD với ( MNL).
b) Trong trường hợp M, N lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng AB, CD còn BL =
2LC, hãy chứng minh AK = 2KD.
L Lời giải

a) Có hai khả năng xảy ra: NL cắt BD; NL k BD.


Nếu NL cắt BD tại I thì trong ( ABI ), gọi K là giao điểm của I M và AD, khi đó K là giao điểm
của AD với ( MNL). Nếu NL k BD thì chọn mặt phẳng phụ chứa AD là ( ABD ). Khi đó:

 M ∈ ( ABD ) ∩ ( MNL)
BD ⊂ ( ABD ), NL ⊂ ( MNL) ⇒ ( ABD ) ∩ ( MNL) = Mx,
BD k NL

với Mx là đường thẳng qua M và song song với đường thẳng BD. Lúc này K = Mx ∩ AD.
b) Ta chứng minh DI = DB. Kẻ DE k LN (E thuộc BC). Tam giác CED có LN là đường trung
bình nên EL = LC. Suy ra BE = EL. Khi đó trong tam giác BLI có ED là đường trung bình
nên D là trung điểm BI, nghĩa là BD = DI. Tam giác ABI có MI và AD là hai đường trung
tuyến nên K là trọng tâm. Vậy AK = 2KD.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
45 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Bài 13. Cho hình chóp S.ABC và O là một điểm nằm bên trong tam giác ABC. Qua O dựng
các đường thẳng lần lượt song song với SA, SB, SC và cắt các mặt phẳng (SBC ), (SCA), (SAB)
lần lượt tại các điểm A0 , B0 , C 0 .

OA0 OB0 OC 0
a) Chứng minh rằng tổng + + có giá trị không đổi khi O di động bên trong
SA SB SC
tam giác ABC.

SA.SB.SC
b) Chứng minh rằng OA0 .OB0 .OC 0 ≤ .
27
L Lời giải

Dựng điểm A0 . Trong mặt phẳng ( ABC ), gọi I là


giao điểm của AO và BC. Trong (SAI ), kẻ đường
thẳng qua O, song song với SA, cắt SI tại A0 .
Tương tự ta dựng được điểm B0 , C 0 .
a) Trong ∆SAI, ta có OA0 k SA. Gọi AH, OK lần
lượt là các đường cao của các tam giác ABC, OBC.
Khi đó
OA0 IO OK OK.BC
= = =
SA IA AH AH.BC .
2S∆OBC S∆OBC
= =
2S∆ABC S∆ABC
Tương tự, ta có
OB0 S OC 0 S
= ∆OCA , = ∆OAB .
SB S∆ABC SC S∆ABC
OA0 OB0 OC 0 S + S∆OCA + S∆OAB S
Như vậy + + = ∆OBC = ∆ABC = 1, không đổi, ta có điều
SA SB SC S∆ABC S∆ABC
phải chứng minh.
b) Theo bất đẳng thức Côsi, ta có
 
OA0 OB0 OC 0 3 OA
0 OB0 OC 0
1= + + ≥3 · ·
SA SB SC SA SB SC
OA0 .OB0 .OC 0 1 SA.SB.SC
⇒ ≤ ⇒ OA0 .OB0 .OC 0 ≤ .
SA.SB.SC 27 27

Ta có điều phải chứng minh.


Lưu ý. Bất đẳng thức giữa trung bình cộng và trung bình nhân (Bất đẳng thức Cô-si).

 Đối với hai số không âm: Với mọi a ≥ 0, b ≥ 0 ta có:

a+b √
≥ ab.
2

Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi a = b.

 Đối với ba số không âm: Với mọi a ≥ 0, b ≥ 0, c ≥ 0 ta có:

a+b+c √
3
≥ abc.
3

Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi a = b = c.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
46 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

1. Đề bài
Câu 1. Hai đường thẳng không có điểm chung thì
A. chéo nhau. B. song song.
C. cắt nhau. D. chéo nhau hoặc song song.
Câu 2. Hai đường thẳng phân biệt không song song thì
A. chéo nhau. B. có điểm chung.
C. cắt nhau hoặc chéo nhau. D. không có điểm chung.
Câu 3 (Đề HKI-Chuyên Hưng Yên-2019).
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?
A. Hai đường thẳng phân biệt không cắt nhau và không song song thì chéo nhau.
B. Hai đường thẳng phân biệt không chéo nhau thì hoặc cắt nhau hoặc song song.
C. Hai đường thẳng không có điểm chung thì chéo nhau.
D. Hai đường thẳng chéo nhau thì không có điểm chung.

Câu 4 (Đề HKI-Chuyên Hưng Yên-2019).


Cho ba mặt phẳng phân biệt (α), ( β), (γ) có (α) ∩ ( β) = d1 ; ( β) ∩ (γ) = d2 ; (α) ∩ (γ) = d3 .
Khi đó ba đường thẳng d1 , d2 , d3
A. đôi một song song. B. đồng quy.
C. đôi một cắt nhau. D. đôi một song song hoặc đồng quy.
Câu 5 (HK1, THPT Lý Tự Trọng - Cần Thơ, 2019).
Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm A
BC và CD. Gọi d là giao tuyến của hai mặt phẳng
( AMN ) và ( ABD ) (tham khảo hình vẽ). Khẳng định
nào sau đây đúng?
A. d đi qua A và song song với BD.
B. d đi qua A và song song với MD.
C. d đi qua A và song song với NB.
D. d đi qua A và song song với BC.
B
D
M
N
C

Câu 6. Hai đường thẳng phân biệt không cắt nhau và không song song thì
A. chéo nhau. B. cắt nhau. C. song song. D. trùng nhau.
Câu 7 (Học Kì 1 lớp 11 trường THPT Phước Thạnh Tiền Giang, 2018).
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang, đáy lớn AD. Khi đó giao tuyến của hai
mặt phẳng (SAB) và (SCD ) là
A. Đường thẳng SO với O là giao điểm của AC và BD.
B. Đường thẳng đi qua S và song song AC.
C. Đường thẳng đi qua S và song song BD.
D. Đường thẳng SI với I là giao điểm của AB và CD.

Câu 8 (HK1, THPT Lý Tự Trọng - Cần Thơ, 2019).

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
47 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành S


(tham khảo hình vẽ). Giao tuyến của hai mặt phẳng
(SAD ) và (SBC ) là
A. đường thẳng SE với E = AC ∩ BD.
B. đường thẳng SE với E = AC ∩ BD.
C. đường thẳng d đi qua S và song song với AD.
D. đường thẳng d đi qua S và song song với AB.
A D

B C
Câu 9 (HK1, THPT Lý Tự Trọng - Cần Thơ, 2019).
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. S
Gọi M, N lần lượt là trung điểm của SA, SC (tham khảo
hình vẽ). Giao tuyến d của hai mặt phẳng ( BMN ) và
( ABCD ) là
A. đường thẳng đi qua B và song song với AC.
B. đường thẳng đi qua S và song song với AD. M
N
C. đường thẳng đi qua B và song song với CD.
D. đường thẳng đi qua hai điểm M, N.
D
A
B C
Câu 10 (Học Kì 1 lớp 11 trường THPT Phước Thạnh Tiền Giang, 2018).
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Giao tuyến của hai mặt phẳng
(SAD ) và (SBC ) là đường thẳng song song với đường thẳng nào sau đây?
A. BD. B. AC. C. AD. D. SC.
Câu 11. Cho đường thẳng a nằm trên mặt phẳng ( P) và đường thẳng b cắt ( P) tại điểm I
không nằm trên a. Khi đó hai đường thẳng a và b
A. song song. B. cắt nhau. C. chéo nhau. D. trùng nhau.
Câu 12. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
A. Hai đường thẳng không cắt nhau và không song song thì chéo nhau.
B. Hai đường thẳng không song song thì chéo nhau.
C. Hai đường thẳng không có điểm chung thì chéo nhau.
D. Hai đường thẳng chéo nhau thì không có điểm chung.
Câu 13 (Đề thi HK1, lớp 11, Chuyên Trần Hưng Đạo).
Cho tứ diện ABCD. Gọi G và E lần lượt là trọng tâm của tam giác ABD và ABC. Mệnh đề nào
dưới đây đúng?
A. GE k CD. B. GE cắt CD.
C. GE cắt AD. D. GE và CD chéo nhau.
Câu 14 (Đề kiểm tra HK1 lớp 11, chuyên Trần Hưng Đạo, năm 2018 - 2019).
Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm AB và CD. Mặt phẳng (α) qua MN cắt
AD và BC lần lượt tại P, Q. Biết MP cắt NQ tại I. Ba điểm nào sau đây thẳng hàng?
A. I, A, C. B. I, C, D. C. I, A, B. D. I, B, D.
Câu 15 (Đề kiểm tra HK1 lớp 11, chuyên Trần Hưng Đạo, năm 2018 - 2019).
Cho hình chóp S.ABCD, đáy ABCD là hình bình hành. Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAD )
và (SBC ) là đường thẳng song song với đường thẳng nào sau đây?
A. AC. B. DC. C. BD. D. AD.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
48 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Câu 16 (HK1, THPT Lý Tự Trọng - Cần Thơ, 2019).


Trong các khẳng định sau, khẳng định nào là đúng?
A. Nếu đường thẳng chéo nhau thì hai đường thẳng đó có điểm chung.
B. Nếu hai đường thẳng không có điểm chung thì hai đường thẳng đó song song hoặc chéo
nhau.
C. Nếu hai đường thẳng đồng phẳng thì hai đường thẳng đó song song với nhau.
D. Nếu hai đường thẳng lần lượt nằm trên hai mặt phẳng phân biệt thì hai đường thẳng đó
chéo nhau.
Câu 17. Cho tứ diện ABCD. Gọi M và N là hai điểm phân biệt nằm A
trên đường thẳng AB, M0 và N 0 là hai điểm phân biệt nằm trên
đường thẳng CD. Các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào đúng?
A. Hai đường thẳng MM0 và NN 0 có thể cắt nhau.
B. Hai đường thẳng MM0 và NN 0 có thể song song với nhau. B D
0 0
C. Hai đường thẳng MM và NN hoặc cắt nhau hoặc song song
với nhau.
D. Hai đường thẳng MM0 và NN 0 chéo nhau. C

Câu 18 (HK1, THPT Chuyên ĐHSP - HaNoi, 2019).


Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang (AB k CD). Gọi M, N, P lần lượt là trung
điểm của BC, AD, SA. Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và ( MNP) là
A. đường thẳng qua P và song song với AB.
B. đường thẳng qua S và song song với AB.
C. đường thẳng qua M và song song với SC.
D. đường thẳng qua PM.
Câu 19. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
A. Một đường thẳng cắt hai đường thẳng cho trước thì cả ba đường thẳng đó cùng nằm
trong một mặt phẳng.
B. Một đường thẳng cắt hai đường thẳng cắt nhau cho trước thì cả ba đường thẳng đó cùng
nằm trong một mặt phẳng.
C. Một đường thẳng cắt hai đường thẳng cắt nhau tại hai điểm phân biệt thì cả ba đường
thẳng đó cùng nằm trong một mặt phẳng.
D. Một đường thẳng cắt hai đường thẳng chéo nhau thì ba đường thẳng đó cùng nằm trong
một mặt phẳng.
Câu 20 (HK1, THPT Lý Tự Trọng - Cần Thơ, 2019).
Cho tứ diện ABCD. Gọi I, J theo thứ tự là trọng tâm của A
tam giác ABC, và ABD (tham khảo hình vẽ). Khẳng định
nào sau đây đúng?
A. I J song song với CD. B. I J và CD chéo nhau.
C. I J song song với AB. D. I J cắt AB. J
I
D
B N
M
C
Câu 21. Cho ba mặt phẳng ( P), ( Q), ( R). Biết rằng

( P) ∩ ( Q) = c, ( Q) ∩ ( R) = b, ( R) ∩ ( P) = a;

a, b, c là ba đường thẳng phân biệt và a k b. Khi đó kết luận nào sau đây đúng?

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
49 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

A. Ba đường thẳng a, b, c đôi một song song.


B. a cắt c hoặc b cắt c.
C. a chéo c hoặc b chéo c.
D. Ba đường thẳng a, b, c đồng phẳng.

Câu 22 (Học kỳ 1, lớp 11, Sở GD và ĐT - Vĩnh Phúc, 2019).


Cho tứ diện ABCD và ba điểm P, Q, R lần lượt nằm trên cạnh các AB, CD, BC (không trùng
với các đỉnh của tứ diện ABCD) sao cho PR k AC. Khi đó giao tuyến của hai mặt phẳng
( PQR) và ( ACD ) song song với đường thẳng nào trong các đường thẳng sau?
A. BD. B. CD. C. CB. D. AC.

Câu 23. Cho ba đường thẳng phân biệt a, b, c trong đó a k b. Mệnh đề nào dưới đây là
đúng?
A. Nếu c k a thì c k b.
B. Nếu c cắt a thì c cắt b.
C. Nếu c và a chéo nhau thì c và b chéo nhau.
D. Nếu c cắt a thì c và b chéo nhau.

Câu 24 (HKI, Liên trường TP Vinh, Nghệ An, 2018).


Cho tứ diện ABCD, gọi các điểm M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, CD, AC,
BD. Khi đó mệnh đề nào sau đây đúng?
A. MN, PQ, BC đôi một song song. B. MP k BD.
C. MN k PQ. D. MP k NQ.

Câu 25. Cho hình tứ diện ABCD. Gọi M và N là hai điểm phân biệt nằm trên đường thẳng
AB, M0 và N 0 là hai điểm phân biệt nằm trên đường thẳng CD. Các mệnh đề sau đây, mệnh
đề nào đúng?
A. Hai đường thẳng MM0 và NN 0 có thể cắt nhau.
B. Hai đường thẳng MM0 và NN 0 có thể song song.
C. Hai đường thẳng MM0 và NN 0 hoặc cắt nhau hoặc song song với nhau.
D. Hai đường thẳng MM0 và NN 0 chéo nhau.

Câu 26 (HK1, THPT Lý Tự Trọng - Cần Thơ, 2019).

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang, S


AD k BC, AD = 3BC. Gọi M, N lần lượt là trung điểm
của AB, CD; G là trọng tâm tam giác SAD (tham khảo
hình vẽ). Mặt phẳng ( GMN ) cắt hình chóp S.ABCD
theo thiết diện là
G
A. tam giác.
B. hình thang có hai cạnh bên không song song.
C. ngũ giác.
A
D. hình bình hành. D
M
N
B
C

Câu 27 (HK1, THPT Lý Tự Trọng - Cần Thơ, 2019).

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
50 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Cho tứ diện ABCD. Gọi I và J theo thứ tự là trung điểm A


của AD và AC; G là trọng tâm của tam giác BCD (tham
khảo hình vẽ). Giao tuyến của hai mặt phẳng ( GI J ) và
( BCD ) là I
A. đường thẳng đi qua I và song song với AB.
J
B. đường thẳng đi qua J và song song với BD.
C. đường thẳng đi qua G và song song với CD. B D
D. đường thẳng đi qua G và song song với BC. G

C
Câu 28. Cho tứ diện ABCD. Gọi I và J lần lượt là trung điểm các cạnh AB và AC. Giao tuyến
của hai mặt phẳng ( BCD ) và ( DI J ) là:
A. Không có giao tuyến.
B. Đường thẳng đi qua D và song song với BC.
C. Đường thẳng CD.
D. Đường thẳng BD.
Câu 29. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Gọi M là trung điểm
SC. Gọi d là giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và (OMB). Kết luận nào sau đây sai?
A. d k OM. B. d k SA.
C. d và AD chéo nhau. D. d cắt SD.
Câu 30. Cho tứ diện ABCD. Mặt phẳng ( P) không chứa AB, cắt AC, BC, BD, AD lần lượt tại
M, N, R, S. Giả sử MN, RS, AB đôi một không song song. Khi đó:
A. MN, RS, AB đồng phẳng.
B. MN, RS, AB đồng qui.
C. MN cắt RS tại một điểm không nằm trên đường thẳng AB.
D. MN, RS, AB đôi một chéo nhau.
Câu 31. Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AC và BD. Kết luận nào sau
đây đúng?
A. MN k AD. B. MN và BC cùng thuộc một mặt phẳng.
C. MN và AB chéo nhau. D. MN cắt CD.
Câu 32. Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N, P, Q, R, S lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC,
CD, DA, AC và BD. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
A. Hai đường thẳng RN và PQ cắt nhau.
B. Hai đường thẳng NR và PQ song song với nhau.
C. Hai đường thẳng N M và PQ song song với nhau.
D. Hai đường thẳng SR và PM chéo nhau.
Câu 33. Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N, P, Q, R, S lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC,
CD, DA, AC và BD. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
A. Ba đường thẳng MQ, RS, NP đôi một song song.
B. Ba đường thẳng MP, NQ, RS đồng quy.
C. Ba đường thẳng NQ, SP, RS đồng phẳng.
D. Cả ba mệnh đề trên đều sai.
Câu 34. Cho ba mặt phẳng phân biệt đôi một cắt nhau. Mệnh đề nào sau đây đúng?
A. Ba mặt phẳng đó có một điểm chung duy nhất.
B. Ba mặt phẳng đó không có điểm chung.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
51 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

C. Ba mặt phẳng đó có đường thẳng chung duy nhất.


D. Ba mệnh đề trên đều sai.
Câu 35 (Đề thi HK1, lớp 11, Chuyên Trần Hưng Đạo, Bình Thuận 2019).
MA
Cho tứ diện ABCD. Trên các cạnh AD, BC theo thứ tự lấy các điểm M, N sao cho =
AD
NC 1
= . Gọi ( P) là mặt phẳng chứa đường thẳng MN và song song với CD. Khi đó thiết
CB 3
diện của tứ diện ABCD cắt bởi mặt phẳng ( P) là
A. một hình thang với đáy lớn gấp 2 lần đáy nhỏ.
B. một hình thang với đáy lớn gấp 3 lần đáy nhỏ.
C. một tam giác.
D. một hình bình hành.
Câu 36 (HKI, Sở GD-ĐT Bạc Liêu, 2019).
Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, CD và G là trung điểm
GI
của MN, I là giao điểm của đường thẳng AG và mặt phẳng ( BCD ). Tính tỉ số .
GA
GI 1 GI 1 GI 1 GI 1
A. = . B. = . C. = . D. = .
GA 4 GA 5 GA 2 GA 3
Câu 37 (HK1, THPT Lý Tự Trọng - Cần Thơ, 2019).
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang S
đáy lớn là AD. lấy điểm M thuộc cạnh SD sao cho
M
MD = 2SM. Gọi N là giao điểm của SA và ( MBC )
SN
(tham khảo hình vẽ). Tính tỉ số .
SA
SN 1 SN 1
A. = . B. = . A
SA 3 SA 2
SN SN D
C. = 3. D. = 2.
SA SA
B
C
Câu 38 (Kiểm tra HK1, Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội-2018-2019).
Cho tứ diện ABCD. Các điểm P, Q lần lượt là trung điểm của AB và CD; điểm R nằm trên
SA
cạnh BC sao cho BR = 2RC. Gọi S là giao điểm của mp ( PQR) và cạnh AD. Tính tỉ số .
SD
3 5 7
A. 2. B. . C. . D. .
2 3 3

2. Đáp án và lời giải


ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM

1 D 5 A 9 A 13 A 17 D 21 A 25 D 29 D 33 B 37 A

2 C 6 A 10 C 14 D 18 A 22 D 26 D 30 B 34 D 38 A

3 C 7 D 11 C 15 D 19 C 23 A 27 C 31 C 35 A

4 D 8 C 12 D 16 B 20 A 24 D 28 B 32 C 36 D

LỜI GIẢI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
52 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Câu 1. Hai đường thẳng không có điểm chung thì chéo nhau hoặc song song.
Chọn đáp án D

Câu 2. Hai đường thẳng phân biệt không song song thì cắt nhau hoặc chéo nhau.
Chọn đáp án C

Câu 3. Hai đường thẳng không có điểm chung thì song hoặc chéo nhau.
Chọn đáp án C

Câu 4. Cho ba mặt phẳng phân biệt (α), ( β), (γ) có (α) ∩ ( β) = d1 ; ( β) ∩ (γ) = d2 ; (α) ∩ (γ) =
d3 . Khi đó ba đường thẳng d1 , d2 , d3 đôi một song song hoặc đồng quy.
Chọn đáp án D

Câu 5.
Xét ba mặt phẳng ( AMN ), ( ABD ), ( BCD ). Ba mặt phẳng này A d
đôi một cắt nhau theo ba giao tuyến là d, BD, MN. Theo định
lí về giao tuyến của ba mặt phẳng thì d, BD, MN đồng quy
hoặc đôi một song song. Mà BD k MN nên d k BD.

B
D
M
N
C
Chọn đáp án A

Câu 6. Hai đường thẳng phân biệt không cắt nhau và không song song thì chéo nhau.
Chọn đáp án A
®
S ∈ (SAB) ∩ (SCD )
Câu 7. Ta có ⇒ (SAB) ∩ (SCD ) = SI.
I ∈ (SAB) ∩ (SCD )
Chọn đáp án D

Câu 8.
Gọi d là giao tuyến của (SAD ) và (SBC ). Khi đó d đi S d
qua S. Xét ba mặt phẳng (SAD ), (SBC ), ( ABCD ). Ba mặt
phẳng này đôi một cắt nhau theo ba giao tuyến là d, AD,
BC. Theo định lí về giao tuyến của ba mặt phẳng thì d,
AD, BC đồng quy hoặc đôi một song song. Mà AD k BC
nên d k AD.

A D

B C
Chọn đáp án C

Câu 9.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
53 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Ta thấy B là một điểm chung của hai mặt phẳng ( BMN ) S


và ( ABCD ). Do đó d đi qua B. Xét ba mặt phẳng ( BMN ),
( ABCD ), (SAC ). Ba mặt phẳng này đôi một cắt nhau theo
ba giao tuyến là d, AC, MN. Theo định lí về giao tuyến của
ba mặt phẳng thì d, AC, MN đồng quy hoặc đôi một song M
song. Mà MN k AC (do MN là đường trung bình của tam N
giác SAC) nên d k AC.
D
A
C
B
d
Chọn đáp án A


S ∈ (SAD ) ∩ (SBC )

Câu 10. Ta có AD k BC

AD ⊂ (SAD ); BC ⊂ (SBC ).

Suy ra (SAD ) ∩ (SBC ) = Sx với Sx k AD.
Chọn đáp án C

Câu 11. Hai đường thẳng a và b chéo nhau.


Chọn đáp án C

Câu 12. Mệnh đề A sai vì hai đường thẳng có thể trùng nhau. Mệnh đề B sai vì hai đường
thẳng có thể cắt nhau hoặc trùng nhau. Mệnh đề C sai vì hai đường thẳng có thể song song
với nhau. Mệnh đề D đúng, vậy chọn D.
Chọn đáp án D

Câu 13.
Gọi M là trung điểm của AB. D
GM ME 1
Ta có = = ⇒ GE k CD.
MD MC 3

G
M
B
A
E

C
Chọn đáp án A

Câu 14.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
54 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Ta có D
( ABD ) ∩ (α) = MP,
(CBD ) ∩ (α) = NQ
( ABD ) ∩ (CBD ) = BD N
nên theo định lý ba đường giao tuyến thì MP, NQ, BD đôi P
một song song hoặc đồng quy. Lại có MP cắt NQ tại I nên I,
B, D thẳng hàng. A C

M
Q
B

I
Chọn đáp án D

Câu 15.
Giao tuyến của 2 mặt phẳng chứa 2 đường thẳng song S
song với nhau là đường thẳng đi qua 1 điểm chung của
2 mặt phẳng đó và song song với 2 đường thẳng song
song trên. Mà AD k BC nên giao tuyến của hai mặt phẳng d
(SAD ) và (SBC ) là đường thẳng qua S và song song với
AD. C
D

A B
Chọn đáp án D

Câu 16. Khẳng định đúng là “Nếu hai đường thẳng không có điểm chung thì hai đường
thẳng đó song song hoặc chéo nhau”.
Chọn đáp án B

Câu 17. Do AB và CD là hai đường thẳng chéo nhau nên hai đường thẳng MM0 và NN 0 chéo
nhau.
Chọn đáp án D

Câu 18.
Ta có P ∈ SA ⊂ (SAB) và P ∈ ( MNP) nên P là một điểm chung của S
hai mặt phẳng (SAB) và ( MNP). Mặt khác do MN k AB nên giao
tuyến của (SAB) và ( MNP) là đường thẳng đi qua P và song song
với AB. P

A B
M
N
D C
Chọn đáp án A

Câu 19.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
55 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Mệnh đề A sai, chẳng hạn ba đường thẳng AB, AC,


AD. Mệnh đề B sai, chẳng hạn ba đường thẳng AB,
AC, AD. Mệnh đề D cũng sai, chẳng hạn đường
thẳng MN cắt hai đường thẳng chéo nhau AB, CD
như hình vẽ nhưng ba đường thẳng AB, CD, MN
không thể đồng phẳng vì nếu vậy thì A, B, C, D đồng
phẳng, mâu thuẫn với việc ABCD là tứ diện. Dễ thấy
mệnh đề C đúng, do đó chọn C.

Chọn đáp án C
Câu 20.
Gọi M, N lần lượt là trung điểm BC, BD. Vì I, J theo thứ A
AI
tự là trọng tâm của tam giác ABC và ABD nên có =
AM
AJ 2
= , suy ra I J k MN. Mà MN k CD (do MN là đường
AN 3 J
trung bình của tam giác BCD). Do đó I J k CD. I
D
B N
M
C
Chọn đáp án A
Câu 21.
Ta biết rằng nếu ba mặt phẳng đôi
một cắt nhau theo ba giao tuyến
phân biệt thì ba giao tuyến ấy hoặc
đồng quy hoặc đôi một song song.
Vậy chọn A.

Chọn đáp án A
Câu 22.


 Q ∈ ( PQR) ∩ ( ACD )
 PR ⊂ ( PQR)

Ta có A

 AC ⊂ ( ACD )

PR k AC

nên ( PQR) ∩ ( ACD ) = Qx k AC.
Vậy giao tuyến của hai mặt phẳng ( PQR) và ( ACD ) song song
P
với đường thẳng AC. S

B D
R Q
C
Chọn đáp án D

Câu 23. Cho ba đường thẳng phân biệt a, b, c trong đó a k b. Khi đó mệnh đề "Nếu c k a thì
c k b" là đúng.
Chọn đáp án A

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
56 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Câu 24.
Vì M, P lần lượt là trung điểm của AB, AC nên MP là A
đường trung bình trong tam giác ABC, suy ra MP k BC.
Vì N, Q lần lượt là trung điểm của CD, BD nên NQ là
đường trung bình trong tam giác BCD, suy ra NQ k BC.
Vậy MP k NQ. M

B Q D

C
Chọn đáp án D

Câu 25.
Đường thẳng MN chính là đường thẳng AB, đường
thẳng M0 N 0 chính là đường thẳng CD. Do đó hai
đường thẳng MN và M0 N 0 không thể đồng phẳng
(chéo nhau).

Chọn đáp án D

Câu 26.
Gọi d là giao tuyến của ( GMN ) và (SAD ). Xét ba mặt S
phẳng ( GMN ), (SAD ), ( ABCD ). Ba mặt phẳng này
đôi một cắt nhau theo ba giao tuyến là d, AD, MN.
Theo định lí về giao tuyến của ba mặt phẳng thì d, AD,
MN đồng quy hoặc đôi một song song. Mà AD k MN
G F
nên d k AD. Giả sử d cắt SA, SD lần lượt tại E, F. Khi E
đó thiết diện của hình chóp S.ABCD cắt bởi ( GMN )
là hình thang MNFE. Ta có
A
1 D
AD + BC AD + AD 2
MN = = 3 = AD. Ta có G là M
2 2 3 N
EF 2 2 B
trọng tâm tam giác SAD nên = ⇒ EF = AD. C
AD 3 3
Suy ra MN = EF. Do đó hình thang MNFE là hình
bình hành.
Chọn đáp án D

Câu 27.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
57 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Gọi d là giao tuyến của ( GI J ) và ( BCD ). Khi đó d đi A


qua G. Xét ba mặt phẳng ( GI J ), ( BCD ), ( ACD ). Ba mặt
phẳng này đôi một cắt nhau theo ba giao tuyến là d, CD,
I J. Theo định lí về giao tuyến của ba mặt phẳng thì d, I
CD, I J đồng quy hoặc đôi một song song. Mà I J k CD
nên d k CD. J
B D
d
G

Chọn đáp án C

Câu 28.
Ta có:

 D ∈ ( DJ I ) ∩ ( BCD ) A

J I ⊂ ( DJ I )


 BC ⊂ ( BCD )
J I k BC.

I
Suy ra giao tuyến của hai mặt phẳng ( BCD ) và ( DI J ) là thẳng
đi qua D và song song với CB và J I. J
D B

Chọn đáp án B

Câu 29.
Ta có:

 O ∈ (OMB) ∩ (SAB)

OM k SA


 OM ⊂ (OMB)
SA ⊂ (SAB).

Suy ra giao tuyến d của hai mặt phẳng (SAB) và
(OMB) là đường thẳng đi qua O và song song
với OM, SA. Như vậy mệnh đề D sai và ta chọn
D.

Chọn đáp án D

Câu 30.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
58 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Ta có ( P) là ( MNRS). Do đó:
( P) ∩ ( ABC ) = MN.
( P) ∩ ( ABD ) = RS.
( ABC ) ∩ ( ABD ) = AB.
Như vậy theo định lí 1 ở trang 38 suy ra ba
đường thẳng MN, RS, AB đồng qui. Do đó B
là đáp án đúng còn A, C, D là những đáp án
sai. Ta chọn B.

Chọn đáp án B

Câu 31.
Nếu MN và AB là hai đường thẳng đồng
phẳng thì hai điểm C và D thuộc ( ABMN ),
suy ra bốn điểm A, B, C, D đồng phẳng, điều
này mâu thuẫn với giả thiết. Như thế MN và
AB là hai đường thẳng chéo nhau, ta chọn C.
Dễ thấy rằng A, B, D là những mệnh đề sai.

Chọn đáp án C

Câu 32.
Mệnh đề A là sai vì PQ song song với
mặt phẳng ( ABC ) nên PQ không thể cắt
RN. Ta có MQ song song và bằng NP
(do cả MQ, NP cùng song song và bằng
với BD). Như vậy MNPQ là hình bình
hành, suy ra MN song song với PQ. Như
thế ta chọn C.

Chọn đáp án C

Câu 33.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
59 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Ta biết rằng trọng tâm G của tứ diện


là trung điểm của đoạn thẳng nối trung
điểm hai cạnh đối diện; và ba đường
thẳng MP, NQ, RS đồng quy tại điểm G.
Như thế ta chọn B.

Chọn đáp án B

Câu 34. Cả ba phương án A, B, C đều có thể xảy ra và cũng có thể không xảy ra nên đều sai.
Chọn đáp án D

Câu 35.
Vì ( P) k CD nên giao tuyến của ( P) với ( ACD ), ( BCD ) D
cũng song song với CD.
Trong ( ACD ), kẻ MK k CD, K ∈ AC.
Trong ( BCD ), kẻ NE k CD, E ∈ BD.
E
Khi đó thiết diện là hình thang NKME.
BN EN 2 2
Ta có = = ⇒ EN = CD.
BC CD 3 3
MA MK 1 1 M
Ta có = = ⇒ MK = CD.
AD CD 3 3
Suy ra NE = 2MK. B
Vậy thiết diện là một hình thang với đáy lớn gấp 2 lần A
đáy nhỏ. K
N

C
Chọn đáp án A

Câu 36.
Trong mặt phẳng ( ABN ) gọi I = AG ∩ BN, khi đó I = AG ∩ A
( BCD ). Gọi E là trung điểm của BI, khi đó ME là đường trung
bình của tam giác 4 ABI nên
ME 1 M
= hay AI = 2ME. (1)
AI 2
Trong 4 MNE có GI k ME mà G là trung điểm của MN nên
1 G
I là trung điểm của ME và GI = ME. (2)
2 B C
GI 1 GI 1 E
Từ (1) và (2) suy ra = ⇒ = . I
AI 4 GA 3 N

D
Chọn đáp án D

Câu 37.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
60 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Xét ba mặt phẳng ( MBC ), (SAD ), ( ABCD ). Ba mặt S


phẳng này đôi một cắt nhau theo ba giao tuyến là MN,
M
AD, BC. Theo định lí về giao tuyến của ba mặt phẳng N
thì MN, AD, BC đồng quy hoặc đôi một song song.
Mà AD k BC nên MN k AD. Do đó
SN SM 1
= = . A
SA SD 3 D

B
C
Chọn đáp án A

Câu 38.
Trong mp( BCD ) gọi M = RQ ∩ BD. A
Trong mp( ABD ) gọi S = PM ∩ AD.
Khi đo S = AD ∩ ( PQR).
Áp dụng định lý Menelaus trong 4 ABD với P
PA MB SD S
cát tuyến PSM ta được · · = 1.
PB MD SA
MB SD
Hay 1 · · = 1. (1) B
MD SA D M
Áp dụng định lý Menelaus trong 4 BCD với
Q
cát tuyến RQM ta được R
RC MB QD C
· · = 1.
RB MD QC
1 MB MB
Hay · ·1 = 1 ⇔ = 2. (2)
2 MD MD
SA
Từ (1) và (2) ta suy ra = 2.
SD
Lưu ý. Bạn đọc có thể tham khảo thêm cách giải khác cho câu hỏi 38 này từ lời giải của bài
toán 12 ở trang 44.
Chọn đáp án A

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
61 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

BÀI 3. ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG VỚI MẶT PHẲNG

A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Vị trí tương đối giữa đường thẳng và


mặt phẳng. Cho đường thẳng a và mặt
phẳng ( P). Khi đó có ba trường hợp sau
có thể xảy ra:

 Đường thẳng a nằm trong mặt


phẳng ( P), kí hiệu a ⊂ ( P).

 Đường thẳng a cắt mặt phẳng ( P)


tại một điểm A duy nhất, kí hiệu
A = a ∩ ( P ).

 Đường thẳng a và ( P) không có


điểm chung nào cả (khi đó ta nói a
song song với ( P), xem định nghĩa 1
ở trang 61), kí hiệu a k ( P).

Định nghĩa 1. Đường thẳng a và mặt phẳng ( P) gọi là song song với nhau nếu chúng không
có điểm chung. Kí hiệu a k ( P) hoặc ( P) k a.

2. Điều kiện để một đường thẳng song song với một mặt phẳng.

Định lí 1. Nếu đường thẳng a không nằm trên mặt


phẳng ( P) và song song với một đường thẳng nào đó
ß trên ( P) thì a k ( P). Vậy:
nằm
a 6⊂ ( P)
⇒ a k ( P ).
a k b ⊂ ( P)

Lưu ý. Qua định lí 1 này ta rút ra phương pháp chứng minh đường thẳng song song với mặt
phẳng, đó là: Để chứng minh đường thẳng a song song với mặt phẳng ( P) ta chứng minh a
không nằm trên ( P) và a song song với một đường thẳng b nào đó nằm trong ( P).

3. Tính chất.
Định lí 2. Nếu đường thẳng a song song với mặt
phẳng ( P) thì mọi mặt phẳng ( Q) chứa đường thẳng
a mà cắt mặt phẳng ( P) thì cắt theo giao tuyến song
song với đường thẳng a. Vậy:
ß
I ∈ ( P) ∩ ( Q)
⇒ ( P) ∩ ( Q) = b,
a k ( P ), a ⊂ ( Q )
với b là đường thẳng qua I và b k a.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
62 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Định lí 3. Nếu hai mặt phẳng cắt nhau cùng song song với một
đường thẳng thì giao tuyến của chúng cũng song song với đường thẳng
đó. Vậy:
ß
I ∈ ( P) ∩ ( Q)
⇒ ( P) ∩ ( Q) = d
a k ( P ), a k ( Q )
với d là đường thẳng qua I và d k a.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN

Dạng 10. Vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng.

Phương pháp. Xem lại phần tóm tắt lí thuyết.


Bài 1. Cho đường thẳng a song song với mặt phẳng ( P). Chứng minh rằng với mọi đường
thẳng b bất kì cắt a đều cắt ( P) hoặc song song với ( P).
L Lời giải
Gọi b là đường thẳng bất kì cắt đường thẳng a tại I. Nếu b ⊂ ( P) thì I ∈ ( P). Như thế a và ( P)
có điểm chung I. Điều này trái với giả thiết. Vậy b song song với ( P) hoặc b cắt ( P).
Bài 2. Cho mặt phẳng ( P) và hai đường thẳng song song a, b. Mệnh đề nào đúng trong các
mệnh đề sau đây?

a) Nếu ( P) song song với a thì ( P) cũng song song với b.

b) Nếu ( P) song song với a thì ( P) song song với b hoặc chứa b.

c) Nếu ( P) song song với a thì ( P) chứa b.

d) Nếu ( P) cắt a thì ( P) cũng cắt b.

e) Nếu ( P) cắt a thì ( P) có thể song song với b.

f) Nếu ( P) chứa a thì ( P) có thể song song với b.

L Lời giải

a) Sai vì có thể ( P) chứa b.

b) Đúng.

c) Sai vì có thể ( P) song song với b.

d) Đúng.

e) Sai vì b cắt ( P).

f) Đúng.

Dạng 11. Chứng minh đường thẳng d song song với mp(P ).

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
63 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Phương pháp.
Cách 1. Dùng định lí 1 ở trang 61, tức là chứng minh

ß
d 6⊂ ( P)
⇒ d k ( P ).
d k b ⊂ ( P)

Cách 2. Chứng minh


ß
d 6 ⊂ ( P ), d k a
⇒ d k ( P ).
a k ( P)

Chú ý 1. Trong dạng 11 ở cách 1, nếu đường


thẳng b chưa có sẵn thì do định lí 2 ở trang 61 nên
ta suy ra rằng b chính là giao tuyến của ( P) và ( Q),
trong đó ( Q) là mặt phẳng chứa a (xem lời giải bài
toán 3 ở trang 63).

Bài 3. Cho tứ diện ABCD. Gọi G là trọng tâm ∆ABD, điểm K nằm trên cạnh BC sao cho
BK = 2KC. Chứng minh KG k ( ACD ).
L Lời giải

Gọi B0 là trung điểm AD. Khi đó B, G, B0 thẳng hàng và


BG 2
0
= . Trong ∆BCB0 ta có:
BB 3
BK 2 BG
= = .
BC 3 BB0
Suy ra KG k CB0 . Mà CB0 nằm trong mặt phẳng ( ACD )
nên KG k ( ACD ).

Bài 4. Cho hình chóp S.ABCD, có đáy ABCD là hình thang, đáy lớn AD và AD = 2BC. Giả
sử AC cắt BD tại O. Gọi G là trọng tâm của ∆SCD.

a) Chứng minh OG k (SBC ).

b) Gọi M là trung điểm của SD. Chứng minh rằng CM k (SAB).

3
c) Giả sử I nằm trong đoạn SC sao cho SC = SI. Chứng minh rằng SA k ( BID ).
2

L Lời giải

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
64 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

a) Gọi H, M là trung điểm của SC, SD. Do G là trọng tâm


DG 2
∆SCD nên = . Do BC k AD nên theo định lí Ta-let
DH 3
ta có
OD OA AD OD 2
= = =2⇒ = .
OB OC BC BD 3
DG DO
Vậy = , suy ra OG k BH (theo định lí Ta-let đảo).
DH DB
Do BH ⊂ (SBC ) nên OG k (SBC ).
b) Gọi M0 là trung điểm SA.
1
Khi đó MM0 k AD và MM0 = AD.
2
1
Lại do BC k AD và BC = AD nên suy ra BC song song
2
và bằng MM0 . Do đó BCMM0 là hình bình hành, suy ra
CM k BM0 , mà BM0 ⊂ (SAB) nên đường thẳng CM song
song với mặt phẳng (SAB).
OC 1 OC 1 3 CI 1 OC CI
c) Ta có = , suy ra = . Do SC = SI suy ra = . Từ đó đi đến = , suy
OA 2 CA 3 2 CS 3 CA CS
ra OI k SA. Vì OI ⊂ ( BID ) nên SA k ( BID ).

Dạng 12. Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (P ) và ( Q).

Phương pháp.

Cách 1. Xem dạng 1, trang 7 và dạng 9, trang 42.


Cách 2 (Khi tìm thiết diện song song với một
đường thẳng cho trước cũng dùng phương pháp
này).

Bước 1. Tìm một điểm chung I của ( P) và ( Q).


Bước 2. Ta xác định được giao tuyến là đường thẳng qua I và
song song với một đường thẳng dựa vào định lí 2, trang 61 và
định lí 3, trang 62 như sau:
ß
I ∈ ( P) ∩ ( Q)
⇒ ( P) ∩ ( Q) = b,
a k ( P ), a ⊂ ( Q )
với b là đường thẳng qua I và b k a.
ß
I ∈ ( P) ∩ ( Q)
⇒ ( P) ∩ ( Q) = d
a k ( P ), a k ( Q )
với d là đường thẳng qua I và d k a.
Bài 5. Cho hình chóp S.ABCD. M, N lần lượt là hai điểm trên hai đoạn thẳng AB, CD, (α) là
mặt phẳng qua MN và song song với SA.

a) Tìm giao tuyến của (α) với (SAB) và (SAC ).

b) Xác định thiết diện của hình chóp với mặt phẳng (α).

c) Tìm điều kiện của MN để thiết diện là hình thang.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
65 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

L Lời giải
Phân tích. Để tìm giao tuyến của (α) với (SAB) ta tìm một điểm chung của hai mặt phẳng
và chỉ ra một đường thẳng nằm trong mặt phẳng này và song song với mặt phẳng kia, khi
đó giao tuyến sẽ là đường thẳng đi qua điểm chung và song song với đường thẳng vừa chỉ
ra. Còn giao tuyến của (α) với (SAC ) là tương tự. Để giải câu c) cần biết: một tứ giác là hình
thang ⇔ hai cạnh đối diện song song với nhau.
Giải. ß
M ∈ (α) ∩ (SAB)
a) Ta có:
SA k (α), SA ⊂ (SAB).
Suy ra giao tuyến của (α) và (SAB) là Mx, với Mx là đường thẳng
qua M và song song với SA. Gọi P = SB ∩ Mx. Tương tự, gọi R là
giao
ß điểm của MN và AC. Ta có
R ∈ (α) ∩ (SAC )
SA k (α), SA ⊂ (SAC ).
Suy ra giao tuyến của (α) và (SAC ) là Ry, với Ry là đường thẳng
qua R và song song với SA. Gọi Q = SC ∩ Ry.
b) Giao tuyến của (α) với (SAB), (SBC ), (SCD ), ( ABCD ) lần lượt là MP, PQ, QN, N M. Do đó
thiết diện là tứ giác MPQN. 
MP k QN (1)
c) Giả sử tứ giác MPQN là hình thang. Khi đó
MN k PQ. (2)
SA k MP nên từ (1) suy ra SA k QN ⇒ SA k (SCD ), vô lí.
Xét (1): Vì ß
BC = ( ABCD ) ∩ (SBC )
Xét (2): Vì nên MN k BC.
MN ⊂ ( ABCD ), PQ ⊂ (SBC )
ß
PQ = (α) ∩ (SBC )
Đảo lại nếu có MN k BC thì vì nên MN k PQ, suy ra tứ giác
MN ⊂ (α), BC ⊂ (SBC )
MPQN là hình thang.
Vậy để thiết diện là hình thang thì MN k BC.
Bài 6. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là tứ giác lồi có các cạnh đáy không song song. Gọi O
là giao điểm của hai đường chéo AC và BD. Xác định thiết diện của hình chóp cắt bởi mặt
phẳng qua O song song với SA và CD.
L Lời giải

Dựng đường thẳng d đi qua O và d k CD cắt BC và AD lần S


lượt tại P và Q. Dựng đường thẳng ∆ đi qua Q và ∆ k SA
cắt SD tại M. Dựng đường thẳng d0 đi qua M và d0 k CD
cắt SC tại N. Nối N và P ta được thiết diện cần tìm là hình
thang MNPQ. M N B
A
Q P
O
D C
Bài 7. Cho hình chóp S.ABCD, đáy ABCD là hình thang có AD k BC. Các điểm M, N, P lần
lượt là trung điểm của các cạnh AB, CD, DA. Gọi E, F lần lượt là trung điểm của các đoạn
thẳng SN, SP.

a) Chứng minh rằng BC k (SMN ).

b) Chứng minh rằng EF k (SAC ).

c) Hãy xác định thiết diện của hình chóp cắt bởi ( MNF ).

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
66 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

L Lời giải
Phân tích. Để chứng minh đường thẳng song song với mặt phẳng, ta chứng minh đường
thẳng nằm ngoài mặt phẳng và song song với một đường thẳng nào đó nằm trong mặt phẳng.
Giải.
a) Ta có:

 BC 6⊂ (SMN )
BC k MN ⇒ BC k (SMN ).
MN ⊂ (SMN )

b) Ta có:
ß
EF k NP
⇒ EF k CA.
CA k NP

 EF 6⊂ (SAC )
Như vậy EF k AC ⇒ EF k (SAC ).
AC ⊂ (SAC )

ß
MN k AD ⊂ (SAD )
c) Ta có ⇒ MN k (SAD ). Như vậy
MN 6⊂ (SAD )
ß
F ∈ ( MNF ) ∩ (SAD )
⇒ ( MNF ) ∩ (SAD ) = Ft
MN k (SAD ), MN ⊂ ( MNF )

với Ft là đường thẳng qua F và song song với MN. Gọi Q, R lần lượt là giao điểm của Ft với
SD, SA. Khi đó thiết diện của hình chóp cắt bởi ( MNF ) là hình thang MNQR.
Bài 8. Cho hình chóp S.ABC. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AC, BC. Gọi H, K lần lượt
là trọng tâm của các tam giác SAC, SBC.

a) Chứng minh AB k (SMN ), HK k (SAB).

b) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (CHK ) và ( ABC ).

c) Tìm thiết diện của hình chóp với mặt phẳng (α) đi qua MN và song song với SC. Thiết
diện là hình gì?

L Lời giải

a) Vì MN là đường trung bình của tam giác ABC


nên MN k AB. Ta có AB nằm ngoài (SMN ) và AB
song song với đường thẳng MN nằm trong (SMN )
nên AB song song với (SMN ). Trong ∆SMN, ta có
SH 2 SK
= = , suy ra HK k MN ⇒ HK k AB, mà
SM 3 SN
AB ⊂ (SAB  ) nên HK k (SAB).
 C ∈ ( ABC ) ∩ (CHK )
b) Ta có: HK k MN
HK ⊂ (CHK ), MN ⊂ ( ABC ).

Suy ra giao tuyến của hai mặt phẳng (CHK ), ( ABC ) là đường thẳng qua C và song song với
MN.
c) Gọi P, Q lần lượt là trung điểm của SA, SB. Khi đó MP k SC và NQ k SC.

 M ∈ (α) ∩ (SAC )
SC ⊂ (SAC ) ⇒ (α) ∩ (SAC ) = MP.
SC k (α)

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
67 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679


 N ∈ (α) ∩ (SBC )
SC ⊂ (SBC ) ⇒ (α) ∩ (SBC ) = NQ.
SC k (α)

Vậy thiết diện là hình bình hành MNQP (do MP k QN, PQ k MN).
Bài 9. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành tâm O. Điểm M di động trên cạnh
SC, (α) là mặt phẳng qua AM và song song với BD.

a) Chứng minh rằng (α) luôn chứa một đường thẳng cố định.

b) Tìm các giao điểm H và K của (α) với SB và SD ( H ∈ SB, K ∈ SD ).


SB SD SC
Chứng minh rằng + − có giá trị không đổi.
SH SK SM

L Lời giải

a) Ta có:

 A ∈ ( ABCD ) ∩ (α)
BD ⊂ ( ABCD )
BD k (α)

Suy ra:
( ABCD ) ∩ (α) = Ax, với Ax là đường
thẳng đi qua A và song song với BD. Vậy
(α) luôn chứa đường thẳng cố định Ax.
b) Trong mặt phẳng (SAC ), gọi I là giao
điểm của SO và AM. Gọi J là trung điểm
ß MC, khi đó AM k OJ.
của
I ∈ (SBD ) ∩ (α)
BD ⊂ (SBD ), BD k (α)
Suy ra (SBD ) ∩ (α) = Iz, với Iz là đường thẳng qua I và song song với BD. Lúc này:

H = Iz ∩ SB, K = Iz ∩ SD.

Do KH k BD, OJ k AM nên theo định lí Ta-lét, ta có:

SB SO SD SO
= , = .
SH SI SK SI

Vậy:

SB SD SC SO SC
+ − =2 −
SH SK SM SI SM
SJ SC 2(SM + MJ ) − SC
=2 − =
SM SM SM
2(SM + MJ ) − (SM + MJ + JC )
=
SM
SM + MJ − JC SM
= = = 1.
SM SM

SB SD SC
Như thế + − có giá trị không đổi.
SH SK SM

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
68 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

C. BÀI TẬP ÔN LUYỆN


1. Đề bài
Vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng.
Bài 10. Cho hai đường thẳng a và b cùng song song với mặt phẳng ( P). Xét tính đúng, sai của
các mệnh đề sau?

a) a và b song song với nhau.

b) a và b chéo nhau.

c) a và b có thể cắt nhau.

d) a và b trùng nhau.

e) Các mệnh đề a), b), c) và d) đều sai.

Bài 11. Cho đường thẳng a và mặt phẳng ( P) cắt nhau tại I. A là điểm không nằm trên a và
( P). Hãy xác định đường thẳng b đi qua A, cắt a và song song với ( P).
Chứng minh đường thẳng song song với mặt phẳng.
Bài 12. Cho tứ diện ABCD có G là trọng tâm tam giác ABD. M là điểm trên cạnh BC sao cho
MB = 2MC.

a) Chứng minh rằng MG song song với ( ACD ).

b) Gọi K là trung điểm của BD. Giả sử KM ∩ CD = E. Chứng minh EA k ( BCG ).

Bài 13. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang ( AB k CD ). Gọi M và N lần lượt là
trọng tâm của ∆SAD và ∆SBC. Chứng minh rằng:
AB + CD
1 MN k ( ABCD ); 2 MN = .
3
Bài 14. Cho tứ diện ABCD. Gọi O, O0 lần lượt là tâm đường tròn nội tiếp các tam giác ABC,
ABD. Chứng minh rằng
BC AB + AC
OO0 k ( BCD ) ⇔ = .
BD AB + AD

Giao tuyến, giao điểm, thiết diện.


Bài 15. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là một tứ giác lồi. Gọi M, N lần lượt là trọng tâm của
tam giác SAB và SAD; E là trung điểm của CB.

a) Chứng minh MN k BD.

b) Xác định thiết diện của hình chóp S.ABCD khi cắt bởi ( MNE).

c) Gọi H, L lần lượt là các giao điểm của ( MNE) với các cạnh SB và SD. Chứng minh rằng
LH k BD.

Bài 16 (Đề HK1 T11, Đức Thọ, Hà Tĩnh 2018).


Cho hình chóp S.ABCD đáy là tứ giác lồi ABCD có các cặp cạnh đối không song song và M
là một điểm trên cạnh SA (không trùng với S và A).

1 Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và (SCD ).

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
69 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

2 Gọi (α) là mặt phẳng qua M và song song với AC và BD. Hãy tìm thiết diện của mặt
phẳng (α) với hình chóp S.ABCD.

Bài 17. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là tứ giác lồi, O là giao điểm của hai đường chéo AC
và BD. Xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng đi qua O, song song với AB
và SC. Thiết diện đó là hình gì?
Bài 18. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang (đáy lớn AB). Gọi I, J lần lượt là
2
trung điểm AD và BC, K là điểm trên cạnh SB sao cho SK = SB.
3
a) Tìm giao tuyến của (SAB) và ( I JK ).

b) Xác định thiết diện của ( I JK ) với hình chóp S.ABCD. Tìm mối quan hệ giữa cạnh AB và
CD của hình thang ABCD để thiết diện là hình bình hành.

Bài 19. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Gọi M là điểm trên
cạnh BC sao cho MB = 3MC, E là trung điểm cạnh SD. ( P) là mặt phẳng qua OM và song
song với SA.

a) Xác định thiết diện tạo bởi ( P) với hình chóp.

b) Giả sử ( P) cắt CD tại I, cắt SC tại J. Chứng minh rằng J là trọng tâm tam giác IES.

Bài 20. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Gọi M là trung điểm SC. Mặt
phẳng ( P) đi qua AM và song song với BD.

a) Xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng ( P).

b) Gọi E, F lần lượt là giao điểm của ( P) với các cạnh SB, SD. Hãy tìm tỉ số diện tích của
∆SME với ∆SBC và tỉ số diện tích của ∆SMF với ∆SCD.

c) Gọi K = ME ∩ BC, J = MF ∩ CD. Chứng minh ba điểm K, A, J nằm trên một đường
thẳng song song với EF và tìm tỉ số EF : K J.

Bài 21. Cho tứ diện ABCD. Gọi I, J lần lượt là trung điểm của CA và CB. Điểm M trên đoạn
BD, mặt phẳng ( I J M) cắt AD tại N.

a) Chứng minh tứ giác I J MN là hình thang. Xác định vị trí của M để I J MN là hình bình
hành.

b) Gọi K là giao điểm của I M và JN. Tìm tập hợp điểm K khi M di động trên đoạn BD.

2. Lời giải, hướng dẫn


Câu 10.

a) Mệnh đề a) sai vì chúng có thể cắt nhau, trùng nhau, chéo nhau.

b) Mệnh đề b) sai vì chúng có thể song song, cắt nhau, trùng nhau.

c) Mệnh đề c) đúng.

d) Mệnh đề d) sai.

e) Mệnh đề e) sai.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
70 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Câu 11.
Giả sử b là đường thẳng thỏa mãn yêu cầu bài toán. Khi
đó mp( a, b) có chung điểm I với ( P) nên cắt ( P) theo giao
tuyến c đi qua I. Xét đường thẳng b và c trong mp( a, b).
Nếu b và c cắt nhau tại M thì suy ra b cắt ( P) tại M, trái với
điều kiện b k ( P). Do đó b k c. Từ đó ta xác định đường
thẳng b như sau.
• Dựng giao tuyến c của ( P) và mp( A, a).
• Trong mp( A, a), dựng đường thẳng b qua A và b k c.
Khi đó b là đường thẳng cần tìm.

Câu 12. Phân tích. Để giải câu a), cần chứng minh đường thẳng MG nằm ngoài ( ACD ) và
song song với một đường thẳng ∆ nào đó nằm trong ( ACD ), nếu đường thẳng ∆ chưa có sẵn
thì vận dụng định lí 2 (ở trang 61), tức là ∆ chính là giao tuyến của ( ACD ) và một mặt phẳng
nào đó chứa MG (chẳng hạn mặt phẳng ( BMG )).
Giải.
a) Gọi I là trung điểm AD. Vì G là trọng tâm tam giác
BG 2 BM
ABD nên = = . Từ đó suy ra MG k CI. Do
BI 3 BC
MG không thuộc ( ACD ) và CI ⊂ ( ACD ) nên MG k
( ACD ).
b) Dựng CH k BD (H ∈ KE). Ta có
CH CM 1 CH 1
= = ⇒ = .
BK BM 2 DK 2
Như thế CH là đường trung bình của tam giác EDK,
suy ra C là trung điểm của DE. Vậy M là trọng tâm
của tam giác EBD. Từ đó
KG KM 1
= = ⇒ GM k AE ⇒ AE k ( BCG ).
KA KE 3

Câu 13.
a) Gọi E, F lần lượt là trung điểm của AD và BC.
SM 2 SN 2
Khi đó = , = .
SE 3 SF 3
SM SN
Do đó ta có = ⇒ MN k EF.
SE SF
Mà EF ⊂ ( ABCD ) nên MN k ( ABCD ).
MN SM 2
b) Do MN k EF nên = = .
EF SE 3
2
Suy ra MN = EF.
3
Vì EF là đường trung bình của hình thang ABCD nên ta có

AB + CD
EF = .
2

2 2 AB + CD AB + CD
Do đó MN = EF = . = .
3 3 2 3

Câu 14.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
71 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Gọi M là giao điểm của AO và BC, gọi N là giao điểm của AO0 và
BD. Ta có
OA O0 A
OO0 k ( BCD ) ⇔ OO0 k MN ⇔ = 0 . (∗)
OM ON
Theo tính chất đường phân giác ta có:
OA AB AC AB + AC
= = = .
OM MB MC BC
O0 A AB AD AB + AD
0
= = = .
ON NB ND BD
Vậy (*) tương đương với

AB + AC AB + AD BC AB + AC
= ⇔ = .
BC BD BD AB + AD

Câu 15. a) Gọi M0 và N 0 lần lượt là trung điểm của AB và AD. Khi đó

SN SM MN k M0 N 0
ß
2
= = ⇒ MN k M0 N 0 ⇒ ⇒ MN k BD.
SN 0 SM 0 3 M0 N 0 k BD

b) Ta có:

E ∈ ( MNE) ∩ ( ABCD )

MN ⊂ ( MNE)

MN k ( ABCD ).

Suy ra:
( MNE) ∩ ( ABCD ) = Ex, với Ex là đường thẳng
qua E và song song với MN, do đó song song
với BD. Gọi F, I lần lượt là giao điểm của Ex với
CD, và AB. Nối I M lần lượt cắt SB, SA tại H và
K; nối KN cắt SD tại L. Thiết diện cần tìm là ngũ
giác KLFEH.
®
MN ⊂ ( MNE), BD ⊂ (SBD ), MN k BD
c) Ta có: ⇒ LH k BD.
( MNE) ∩ (SBD ) = LH
Lưu ý. Có thể tìm giao tuyến của hai mặt phẳng ( MNE) và ( ABCD ) bằng cách vận dụng
dạng 9 (ở trang 42) như sau:


 E ∈ ( MNE) ∩ ( ABCD )
MN ⊂ ( MNE), BD ⊂ ( ABCD ) ⇒ ( MNE) ∩ ( ABCD ) = Ex,
MN k BD

với Ex là đường thẳng đi qua E và song song với BD.

Câu 16.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
72 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

a) Ta có S là điểm chung thứ nhất của hai mặt phẳng S


(SAB) và (SCD ). Gọi I là giao điểm của AB và CD, ta

® ®
I ∈ AB I ∈ (SAB)

I ∈ CD I ∈ (SCD ). M H
Suy ra I là điểm chung thứ hai của hai mặt phẳng (SAB) E
và (SCD ). Vậy (SAB) ∩ (SCD ) = SI. G N
 M ∈ (α) ∩ (SAC )
 A D
b) Ta có AC k (α)

AC ⊂ (SAC ).

Suy ra giao tuyến của hai mặt phẳng (α) và (SAC ) đi qua O
C
M và song song với AC. B
Gọi MN = (α) ∩ (SAC ), N ∈ SC.
Gọi E = MN ∩ SO.
E ∈ (α) ∩ (SBD )

Ta có BD k (α) I

BD ⊂ (SBD ).

Suy ra giao tuyến của hai mặt phẳng (α) và (SBD ) đi qua E và song song với BD.
Gọi GH = (α) ∩ (SBD ), G ∈ SB; H ∈ SD.
Vậy thiết diện cần tìm là tứ giác MGNH.

Câu 17. Gọi (α) là mặt phẳng qua O, song song với AB và SC. Ta có
ß
O ∈ (α) ∩ ( ABCD )
⇒ (α) ∩ ( ABCD ) = Mx, với
AB ⊂ ( ABCD ), AB k (α)
Mx là đường thẳng qua O và song song với AB. Gọi N, P là
giao điểm của Mx với AD, BC. Lại có P là điểm chung của
(α) và (SBC ), SC nằm trong (SBC ) và song song với (α),
suy ra giao tuyến của (α) và (SBC ) là đường thẳng Py đi
qua P và song song với SC. Gọi giao điểm của Py với SB là
Q. Khi đó thiết diện là tứ giác MNPQ. Ba mặt phẳng (α),
( ABCD ), (SAB) cắt nhau theo ba giao tuyến phân biệt AB,
NP, MQ, mà AB k NP nên MQ k NP. Vậy thiết diện là
hình thang.

Câu 18.
a) K ∈ ( I JK ) ∩ (SAB). Trong ( I JK ) và (SAB) lần lượt chứa 2 đường
thẳng I J, AB và I J k AB. Do đó giao tuyến của ( I JK ) và (SAB) là
đường thẳng Kx đi qua K và song song với AB, I J.
b) Trong (SAB), gọi L = Kx ∩ SA.
( I JK ) ∩ ( ABCD ) = I J.
( I JK ) ∩ (SBC ) = JK.
( I JK ) ∩ (SAB) = KL.
( I JK ) ∩ (SAD ) = LI.
Thiết diện là tứ giác I JKL.
1
Ta có IK k AB k I J. Do I J là đường trung bình của hình thang ABCD nên I J = ( AB + CD ).
2
Xét ∆SAB, ta có:
LK SK 2 2
= = ⇔ LK = .AB.
AB SB 3 3

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
73 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Vì có KL k I J nên I JKL là hình bình hành khi và chỉ khi:


1 2
I J = KL ⇔ ( AB + CD ) = .AB ⇔ AB = 3CD.
2 3
Vậy thiết diện I JKL là hình bình hành khi và chỉ khi AB = 3CD.
Lưu ý. Có thể trình bày câu a) theo cách khác như sau:

 K ∈ (SAB) ∩ ( I JK )
AB ⊂ (SAB) ⇒ (SAB) ∩ ( I JK ) = Kx,
AB k ( I JK )

với Kx là đường thẳng đi qua K và song song với AB.


Câu 19.
a) Vì ( P) k SA nên ( P) cắt (SAC ) theo giao
tuyến OJ k SA (J thuộc SC). Dễ thấy rằng J là
trung điểm của SC. Mặt khác, nếu gọi N là giao
điểm của OM với AD thì ( P) cắt (SAD ) theo
giao tuyến NK song song với SA (K ∈ SD). Vậy
thiết diện là tứ giác MNK J.
b) Ta có: MB = 3MC. Suy ra ND = 3N A.
KD ND
Từ đó có = = 3, suy ra
KS NA
1 1
KD = 3KS ⇒ KS = SD = SE. Như thế K
4 2
là trung điểm của SE. Mặt khác, dễ dàng thấy
rằng ba điểm I, J, K cùng nằm trên giao tuyến
của (SCD ) và ( P) nên thẳng hàng.
Ba điểm M, N, I nằm trên giao tuyến của hai mặt phẳng ( ABCD ) và ( P) nên thẳng hàng. Sử
IM MC 1 IO 2
dụng định lí Talet cho tam giác I ND ta có = = ⇒ = . Sử dụng định lí Talet
IN ND 3 IN 3
IJ IO 2 IJ 2
cho tam giác IKN có = = . Như thế tam giác IES có IK là trung tuyến và =
IK IN 3 IK 3
nên J là trọng tâm của tam giác IES.
Câu 20.
a) Gọi O = AC ∩ BD. Trong (SAC ), gọi I là giao điểm
của
 SO và AM. Ta có:
 I ∈ ( P) ∩ (SBD )
BD ⊂ (SBD )
BD k ( P).

Suy ra giao tuyến của ( P) và (SBD ) là đường thẳng Ix
đi qua I và song song với BD. Gọi E, F lần lượt là giao
điểm của Ix với SB, SD. Khi đó thiết diện là tứ giác
AEMF.
S S
b) Tính ∆SME , ∆SMF . Ta có
S∆SBC S∆SCD
S∆SME SE.SM. sin ESM
’ SE SM 1 SE
= = · = · .
S∆SBC SB.SC. sin BSC
‘ SB SC 2 SB
SE SI 2
Mà EF k BD và I là trọng tâm ∆SAC nên = = . Do đó
SB SO 3
S∆SME 1 2 1
= · = .
S∆SBC 2 3 3

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
74 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Tương tự, ta có

S∆SMF SF.SM. sin FSM


’ SF SM 1 SI 1 2 1
= = · = · = · = .
S∆SCD SD.SC. sin ’
DSC SD SC 2 SO 2 3 3
c) Ta có K, A, J là những điểm chung của ( P) và ( ABCD ), suy ra K, A, J cùng nằm trên đường
thẳng d là giao tuyến của ( P) và ( ABCD ). Ta có
ß
A ∈ ( P) ∩ ( ABCD )
EF ⊂ ( P), EF k ( ABCD ).
EF MI 1
Suy ra d đi qua A và song song với EF. Do EF k K J nên = = .
KJ MA 3
Câu 21.

ß
I J 6⊂ ( ABD )
Ta có: ⇒ I J k ( ABD ).
 I J k AB ⊂ ( ABD )
 M ∈ ( I J M) ∩ ( ABD )
Ta có I J ⊂ ( I J M) ⇒ ( I J M) ∩ ( ABD ) = Mx, với Mx là đường thẳng qua điểm M
I J k ( ABD ).

và song song với đường thẳng I J (hay song song với AB). Ta có: N = Mx ∩ AD. Do MN k I J
nên tứ giác I J MN là hình thang. Từđó I J MN là hình bình hành khi và chỉ khi: MN = I J hay
M là trung điểm đoạn thẳng BD.
b) Để giải câu bài b) bạn đọc cần xem lại dạng 6 (ở trang 14).
 Ta có: ß
K ∈ I M ⊂ ( IBD )
⇒ K ∈ ( IBD ) ∩ ( J AD ) = DG,
K ∈ JN ⊂ ( J AD )
với G là trọng tâm tam giác ABC. Do đó khi M di chuyển trên đoạn BD thì K di chuyển
trên DG.
 Giới hạn. Khi M ≡ B thì K ≡ G. Khi M ≡ D thì K ≡ D. Do đó K thuộc đoạn DG.
 Phần đảo. Lấy K bất kì thuộc đoạn DG. Trong tam giác IBD ta có IK ∩ BD = M.
Vậy quỹ tích giao điểm I M và JN khi điểm M di động trên đoạn thẳng BD là đoạn DG.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
75 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

D. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

1. Đề bài
Câu 1. Đường thẳng a song song với mặt phẳng ( P) nếu 
®
akb
®
akb a k b

A. a 6⊂ ( P). B. . C. . D. b ⊂ ( P) .
b ⊂ ( P) b 6⊂ ( P) 
a 6⊂ ( P)

Câu 2. Cho điểm A không nằm trên mặt phẳng ( P) và một đường thẳng a đi qua A. Mệnh đề
nào dưới đây đúng?
A. Đường thẳng a cắt mặt phẳng ( P).
B. Đường thẳng a có với mặt phẳng ( P) nhiều nhất một điểm chung.
C. Đường thẳng a không cắt mặt phẳng ( P).
D. Cả ba mệnh đề trên đều sai.
Câu 3 (HK1, THPT Lý Tự Trọng - Cần Thơ, 2019).
Trong các khẳng định sau, khẳng định nào là đúng?
A. Nếu đường thẳng d song song với mặt phẳng P) thì trong ( P) tồn tại đường thẳng a
song song với d.
B. Nếu đường thẳng d song song mặt phẳng ( P), đường thẳng a bất kỳ nằm trong ( P) thì
a và d chéo nhau.
C. Nếu đường thẳng d song song mặt phẳng ( P) thì trong ( P) có duy nhất một đường
thẳng a song song với d.
D. Nếu đường thẳng d song song với mặt phẳng ( P) thì d song song với mọi đường thẳng
nằm trong ( P).

Câu 4. Cho hai đường thẳng song song a, b và mặt phẳng ( P). Mệnh đề nào sau đây là
đúng?
A. Nếu a k ( P) thì b k ( P). B. Nếu a cắt ( P) thì b cắt ( P).
C. Nếu a nằm trên ( P) thì b k ( P). D. Nếu a nằm trên ( P) thì b nằm trên ( P).
Câu 5. Cho hai đường thẳng a và b cùng song song với mặt phẳng ( P). Khi đó:
A. Hai đường thẳng a và b song song với nhau.
B. Hai đường thẳng a và b chéo nhau.
C. Hai đường thẳng a và b cắt nhau.
D. Cả ba mệnh đề A,B,C đều sai.

Câu 6. Mệnh đề nào sau đây đúng?


A. Nếu hai đường thẳng song song thì chúng cùng nằm trên một mặt phẳng.
B. Nếu ba đường thẳng đôi một song song thì chúng cùng nằm trên một mặt phẳng.
C. Nếu hai đường thẳng cùng song song với một mặt phẳng thì chúng đồng phẳng.
D. Nếu hai đường thẳng cùng cắt một đường thẳng thứ ba thì chúng đồng phẳng.

Câu 7. Cho hai đường thẳng song song a và b. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?
A. Nếu mặt phẳng ( P) cắt a thì cũng cắt b.
B. Nếu mặt phẳng ( P) song song với a thì cũng song song với b.
C. Nếu mặt phẳng ( P) song song với a thì mặt phẳng ( P) hoặc song song với b hoặc chứa
b.
D. Nếu mặt phẳng ( P) chứa đường thẳng a thì cũng có thể chứa b.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
76 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Câu 8. Cho đường thẳng a song song với mặt phẳng ( P). Khi đó:
A. Mọi đường thẳng nằm trong ( P) đều song song với a.
B. Trong ( P) có duy nhất một đường thẳng song song với a.
C. Trong ( P) có vô số đường thẳng song song với a.
D. Các mệnh đề A, B, C đều sai.
Câu 9.
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành
ABCD tâm O. Gọi M là trung điểm của SA. Xét các
mặt phẳng: (SAB), (SBC ), (SCD ), (SAC ). Có bao
nhiêu mặt phẳng song song với OM?
A. 0. B. 1.
C. 2. D. 3 hoặc 4.

Câu 10. Cho hình chóp S.ABCD. Gọi A0 , B0 , C 0 , D 0 lần lượt là trung điểm của các cạnh SA,
SB, SC, SD. Một mặt phẳng ( P) thay đổi qua A0 và song song với AC luôn đi qua một đường
thẳng cố định là:
A. Đường thẳng A0 B0 . B. Đường thẳng A0 D 0 .
C. Đường thẳng A0 C 0 . D. Đường thẳng A0 B.
Câu 11. Cho tứ diện ABCD. Gọi M là điểm nằm trên cạnh AB và không trùng với A và B.
Mặt phẳng ( P) qua M song song với AC và BD. Khi đó thiết diện tạo bởi tứ diện và ( P) là
A. hình tam giác. B. hình thang.
C. hình bình hành. D. chưa thể xác định được.
Câu 12 (Đề thi HK1, THPT Chuyên Hạ Long, Quảng Ninh, 2018).
Cho tứ diện ABCD, G là trọng tâm 4 ABD và M là điểm trên cạnh BC sao cho BM = 2MC.
Đường thẳng MG song song với mặt phẳng nào sau đây?
A. ( ABC ). B. ( ABD ). C. ( BCD ). D. ( ACD ).
Câu 13. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là một hình bình hành. Một mặt phẳng ( P) đồng
thời song song với AC và SB lần lượt cắt các đoạn thẳng SA, AB, BC, SC, SD và BD tại
M, N, E, F, I, J. Khi đó ta có:
A. Ba đường thẳng NE, AC, MF đôi một cắt nhau.
B. Ba đường thẳng NE, AC, MF đôi một song song.
C. Ba đường thẳng NE, AC, MF đồng phẳng.
D. Cả ba mệnh đề trên đều sai.
Câu 14. Với giả thiết của bài tập 13 ở trang 76, ta có:
A. MN k (SCD ). B. EF k (SAD ). C. NF k (SAD ). D. I J k (SAB).
Câu 15. Cho hai đường thẳng song song a, b và mặt phẳng ( P). Mệnh đề nào dưới đây là
đúng?
A. Nếu a k ( P) thì b k ( P). B. Nếu a cắt ( P) thì b cắt ( P).
C. Nếu a nằm trên ( P) thì b k ( P). D. Nếu a nằm trên ( P) thì b nằm trên ( P).
Câu 16. Cho tứ diện ABCD. Một đường thẳng a đi qua trọng tâm hai mặt phẳng của tứ diện.
Trong 6 đường thẳng, mỗi đường đi qua hai đỉnh tứ diện, có bao nhiêu đường thẳng cắt a?
A. Không có đường thằng nào. B. Có một đường thẳng.
C. Có hai đường thẳng. D. Có ba đường thẳng.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
77 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Câu 17. Cho ba mặt phẳng đôi một cắt nhau. Có bao nhiêu đường thẳng song song với cả ba
mặt phẳng đó ?
A. Không có. B. Có duy nhất một.
C. Có vô số. D. Không có hoặc có vô số.

Câu 18. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M, N, P lần lượt là
trung điểm của AB, DC, SA. Khi đó
A. SC k ( MNP). B. SC và MN cắt nhau.
C. SC và ( MNP) cắt nhau. D. SC k MN.

Câu 19. Cho tứ diện ABCD, I là trung điểm AC, G là trọng tâm tam giác BCD. Giao tuyến
của mp( ABD ) và mp( DIG ) là:
A. đường thẳng đi qua D và song song với AB.
B. đường thẳng đi qua D và song song với AC.
C. đường thẳng DG.
D. đường thẳng DI.

Câu 20. Cho hình tứ diện ABCD, I là trung điểm AB, G là trọng tâm tam giác ACD, J là giao
điểm của đường thẳng IG và mặt phẳng ( BCD ). Khi đó:
A. G là trọng tâm tam giác ABJ. B. G là trung điểm của I J.
C. GI = 2GJ. D. D là trung điểm I J.

Câu 21. Cho tứ diện ABCD. Mặt phẳng đi qua trung điểm các cạnh AB, BC, CD cắt tứ diện
theo một thiết diện là:
A. Hình tam giác. B. Hình bình hành. C. Hình thoi. D. Hình chữ nhật.
Câu 22 (Đề thi HK1, THPT Chuyên Hạ Long, Quảng Ninh, 2018).
Cho hình chóp S.ABCD, đáy ABCD là hình thang với các cạnh đáy là AB và CD. Gọi I, J lần
lượt là trung điểm của AD và BC và G là trọng tâm 4SAB. Khi đó thiết diện tạo bởi hình
chóp S.ABCD với ( I JG ) là
A. Một hình bình hành. B. Một hình thang.
C. Một ngũ giác. D. Một tam giác.

Câu 23. Cho tứ diện ABCD với AB = BD. Mặt phẳng đi qua trung điểm các cạnh AB, BC,
CD cắt tứ diện theo một thiết diện là:
A. Hình tam giác. B. Hình bình hành. C. Hình thoi. D. Hình chữ nhật.
Câu 24 (Đề thi HK1, lớp 11, Chuyên Trần Hưng Đạo,√ Bình Thuận 2019). √
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh 3a 2, SA = SD = 3a, SB = SC = 3a 3.
Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh SA và SD, P là điểm thuộc cạnh AB sao cho
AP = 2a. Tính chu vi thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng ( MNP).
√ ! √ ! √ ! √ !
9 2 9 3 9 2 9 3
A. 5 + a. B. 5 + a. C. 10 + a. D. 10 + a.
2 2 2 2

Câu 25. Cho tứ diện ABCD và M, N lần lượt là các điểm trên hai cạnh AB, CD sao cho
AM CN
= = k > 0 và (α) là mặt phẳng qua MN và song song với cạnh BC, gọi P là giao
MB ND
điểm của (α) với cạnh AC. Tìm k biết tỷ số diện tích tam giác MNP và diện tích thiết diện của
1
tứ diện được cắt bởi mặt phẳng (α) bằng .
    3    
3 2 3 4 1 3 2 3
A. k ∈ ; . B. k ∈ ; . C. k ∈ ; . D. k ∈ ; .
10 5 5 5 5 10 5 5

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
78 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

2. Đáp án và lời giải


ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
79 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

1 D 4 B 7 B 10 C 13 B 16 A 19 A 22 B 25 D
2 B 5 D 8 C 11 C 14 D 17 D 20 A 23 C
3 A 6 A 9 C 12 D 15 B 18 A 21 B 24 A

LỜI GIẢI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM



a k b

Câu 1. Chọn phương án D vì b ⊂ ( P) ⇒ a k ( P).

a 6⊂ ( P)

Chọn đáp án D

Câu 2. Mệnh đề A sai vì có thể a k ( P). Mệnh đề B đúng vì chỉ có thể a k ( P) hoặc a cắt ( P).
Như thế ta chọn B.
Chọn đáp án B

Câu 3. Khẳng định đúng là “Nếu đường thẳng d song song với mặt phẳng P) thì trong ( P)
tồn tại đường thẳng a song song với d”.
Chọn đáp án A

Câu 4. Cho hai đường thẳng song song a, b và mặt phẳng ( P), khi đó nếu a cắt ( P) thì b cắt
( P ).
Chọn đáp án B

Câu 5. Cả ba trường hợp A,B,C đều có thể xảy ra hoặc không xảy ra.
Chọn đáp án D

Câu 6. Mệnh đề "Nếu hai đường thẳng song song thì chúng cùng nằm trên một mặt phẳng"
đúng.
Chọn đáp án A

Câu 7. Mặt phẳng ( P) song song với a nhưng có thể chứa b.


Chọn đáp án B

Câu 8.
Chọn đáp án C

Câu 9.
Trong các mặt phẳng (SAB), (SBC ), (SCD ),
(SAC ), chỉ có mặt phẳng (SBC ), (SCD ) là
song song với OM, còn mặt phẳng (SAC )
chứa OM, mặt phẳng (SAB) cắt OM. Như
thế đáp án đúng là C.

Chọn đáp án C

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
80 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Câu 10. Vì giao tuyến của mặt phẳng ( P) và mặt phẳng (SAC ) là đường thẳng A0 C 0 nên mặt
phẳng ( P) luôn đi qua một đường thẳng cố định là A0 C 0 . Như thế ta chọn C.
Chọn đáp án C

Câu 11.
Ta có:

 M ∈ ( P) ∩ ( ABC )
AC ⊂ ( ABC )
AC k ( P).

Suy ra giao tuyến của hai mặt phẳng ( P) và
( ABC ) là đường thẳng MN với N nằm trên
BC sao cho MN k AC. Tương tự, ta được giao
tuyến của ( P) với ( ABD ), ( BCD ), ( ACD ) lần
lượt là MQ, NP, PQ, với P, Q nằm trên CD,
AD sao cho MQ k BD, NP k BD. Vậy thiết
diện là hình bình hành và ta chọn C.

Chọn đáp án C

Câu 12.
Gọi N là trung điểm của AD. Ta có A
BM BG 2
= = ⇒ MG k CN.
BC BN 3
Mà CN ⊂ ( ACD ) nên MG k ( ACD ).
Lưu ý. Bài này có thể giải dễ dàng bằng phương pháp
N
thử, loại trừ. Chẳng hạn, ta thấy điểm M thuộc mặt phẳng
( ABC ) nên loại phương án A . G

B D

M
C
Chọn đáp án D

Câu 13.
Để chọn được đáp án trắc nghiệm cho bài tập
này chỉ cần vẽ được hình. Để vẽ được hình
các em học sinh hãy nhớ lại định lí 1 ở trang
61. Ta lấy M, N, E, F, I, J lần lượt trên các
đoạn thẳng SA, AB, BC, SC, SD và BD sao
cho: MN k SB,
NE k AC, EF k SB, J chính là giao điểm của
NE và BD, lấy I trên SD sao cho I J k SB. Sau
khi vẽ được hình thấy ngay ba đường thẳng
NE, AC, MF đôi một song song và ta chọn
B.

Chọn đáp án B

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
81 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

ß
I J 6⊂ (SAB)
Câu 14. Ta có ⇒ I J k (SAB). Từ đó chọn D.
I J k SB ⊂ (SAB)
Chọn đáp án D

Câu 15. Mênh đề A sai vì vó thể ( P) chứa b.


Mênh đề B đúng.
Mênh đề C sai vì vó thể ( P) chứa cả a và b.
Mênh đề D sai vì vó thể ( P) song song với b.
Chọn đáp án B

Câu 16. Hai mặt phẳng chứa hai mặt nào đó của tứ diện cắt nhau theo đường thẳng chứa
cạnh chung hai mặt đó, và đường thẳng a song song với đường thẳng giao tuyến đó. Ngoài ra
đường thẳng a chéo với năm đường thẳng còn lại.
Chọn đáp án A

Câu 17. Không có nếu ba giao tuyến của ba mặt phẳng đó đồng quy. Có vô số nếu ba giao
tuyến đó song song hoặc trùng nhau.
Chọn đáp án D

Câu 18.
Gọi Q là trung điểm của SD. Khi đó ( MNP) cắt các mặt (SAB), S
( ABCD ), (SCD ), (SAD ) theo các giao tuyến PM, MN, NQ,
QP. Suy ra ( MNP) cắt S.ABCD theo thiết diện là hình thang
MNQP®( MN k PQ).
P
SC k QN Q
Ta có :
QN ⊂ ( MNP).
A M
Suy ra SC k ( MNP). B
D
N C
Chọn đáp án A

Câu 19.
Gọi M là trung điểm BC. Khi đó mặt phẳng ( DIG )
A
chính
 là mặt phẳng ( DI M ). Ta có:
 D ∈ ( ABD ) ∩ ( DI M)
AB ⊂ ( ABD )
AB k ( DI M ).

Suy ra giao tuyến của mp( ABD ) và mp( DIG ) là
đường thẳng đi qua D và song song với AB. I

D B

G M

C
Chọn đáp án A

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
82 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Câu 20.
Gọi M là trung điểm đoạn thẳng DC. Chọn A
mặt phẳng phụ chứa GI là ( AMB). Ta có:
( AMB) ∩ ( BCD ) = MB. Trong ( AMB), ta
có J = MB ∩ GI. Kẻ MT k DB (T thuộc
DJ). Do M là trung điểm Gọi K là trung I
điểm BC. Ta có MK là đường trung bình
của tam giác BCJ nên M là trung điểm của
BJ. Xét tam giác ABJ, ta có G là giao của G
hai đường trung tuyến AM và J I nên G là D B
trọng tâm tam giác ABJ.
K
M

J C
Chọn đáp án A

Câu 21.
Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AB, BC,
A
CD, DA. Ta có:
ß
AC 6⊂ ( MNP)
AC k MN ⊂ ( MNP).
Suy ra AC k ( MNP). Q
Ta có: M

 P ∈ ( ACD ) ∩ ( MNP)
AC ⊂ ( ACD )
AC k ( MNP).

D B
Suy ra giao tuyến của ( ACD ) và ( MNP) là đường
thẳng đi qua P, song song với MN, tức là đường
thẳng PQ. Vậy thiết diện là hình bình hành P N
MNPQ.
C
Chọn đáp án B

Câu 22.
Qua G kẻ đường thẳng song song với AB và I J
S
cắt SA tại M và SB tại N. Khi đó, MN chính là
giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và ( GI J ).
Vậy thiết diện của hình chóp cắt bởi mặt phẳng
( GI J ) là tứ giác MN J I, do MN k I J nên tứ giác
MN J I là hình thang.
G N
M

A B

I J

D C

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
83 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Chọn đáp án B

Câu 23.
Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AB, BC,
A
CD, DA. Ta có:
ß
AC 6⊂ ( MNP)
AC k MN ⊂ ( MNP).
Suy ra AC k ( MNP). Q
Ta M
 có:
 P ∈ ( ACD ) ∩ ( MNP)
AC ⊂ ( ACD )
AC k ( MNP).

D B
Suy ra giao tuyến của ( ACD ) và ( MNP) là đường
thẳng đi qua P, song song với MN, tức là đường
thẳng PQ. Vậy thiết diện là hình bình hành MNPQ. P N
Do AC = BD nên MN = MQ, suy ra thiết diện là
hình thoi. C

Chọn đáp án C

Câu 24.
Vì ( MNP) k AD nên giao tuyến của ( MNP) S
và ( ABCD ) cũng song song với AD. Trong
( ABCD ) kẻ PQ k AD, Q ∈ CD. Khi đó thiết
diện là hình thang MNQP. Ta có MN là đường
trung bình của tam√ giác SAD nên N
AD 3a 2 M
MN = = .
2 2
Ta có AB2 + SA2 = SB2 nên tam giác SAB vuông
3a D
tại A. Có MA = và AP = 2a. Do đó
2 A
2 2 2 25a2 5a P
MP = AP + MA = ⇒ MP = . Q
4 √ 2
Vì PQ k AD nên PQ = AD = 3a 2.
5a B C
Tương tự như MP, ta có NQ = .
2
Vậy chu vi thiết diện là
√ !
9 2
MN + NQ + PQ + PM = 5 + a.
2

Chọn đáp án A

Câu 25.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
84 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Ta dựng được thiết diện là hình thang ® MPNQ như hình vẽ. A
AM CN AM = k · MB
Theo đề ta có = =k⇒
MB ND CN = k · ND.
M
Ta có
AM k · AM k · MB k( MA + MB) P
= = =
AB k · AB AB (1 + k) AB
k · AB k B D
= = . Q
(1 + k) AB 1+k
k
Suy ra AM = AB. N
1+k C
CN k ND k 1
Tương tự ta có = ⇒ = 1− = .
CD 1+k CD 1+k 1+k
Gọi h là chiều cao của hình thang MPNQ.
( MP + NQ)h 1
Ta có S MPNQ = ; S MNP = h · MP. Theo đề ta có
2 2
1 1 1 1
S MNP = · S MPNQ ⇔ h · MP = · ( MP + NQ) · h ⇔ MP + NQ = 3MP.
3 2 3 2
Như vậy 2MP = NQ. (1)

MP AM k k
= = ⇒ MP = BC; (2)
BC AB 1+k 1+k
NQ ND 1 1
= = ⇒ NQ = · BC (3)
BC DC 1+k 1+k
Thay (2) và (3) vào (1) ta được
 
k 1 1 2 3
2· = ⇔ 2k = 1 ⇔ k = ∈ ; .
1+k 1+k 2 5 5

Chọn đáp án D

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
85 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

BÀI 4. HAI MẶT PHẲNG SONG SONG

A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Vị trí tương đối giữa


hai mặt phẳng phân biệt.
Hai mặt phẳng phân biệt
có hai vị trí tương đối:
Song song, cắt nhau.

Định nghĩa 1. Hai mặt phẳng ( P) và ( Q) gọi là song song nếu chúng không có điểm chung,
kí hiệu ( P) k ( Q) hoặc ( Q) k ( P).
2. Điều kiện để hai mặt phẳng song song.

Định lí 1. Nếu mặt phẳng ( P) chứa hai đường thẳng a, b cắt nhau M b
và cùng song song với mặt phẳng ( Q) thì ( P) k ( Q). a
P

Định lí 2. Nếu ( P) và ( Q) song song thì mọi mặt phẳng ( R) đã cắt ( P) thì R
phải cắt ( Q) và các giao tuyến của chúng song song. Vậy

 ( P) k ( Q)
a
( R) ∩ ( P) = a ⇒ a k b.
P
( R) ∩ ( Q) = b

b
Q

3. Định lí Ta-let trong không gian.

Định lí 3 (Định lí Ta-let).


Ba mặt phẳng đôi một song song chắn trên hai cát tuyến
bất kì các đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ.
Định lí trên có nghĩa là: Nếu ba mặt phẳng ( P),
( Q), ( R) đôi một song song cắt hai đường thẳng a
và a0 lần lượt tại A, B, C và A0 , B0 , C 0 thì
AB BC CA
0 0
= 0 0 = 0 0.
AB BC CA
Định lí 4 (Định lí Ta-let đảo). Giả sử trên hai đường thẳng chéo nhau a và a0 lần lượt lấy các điểm
AB BC CA
A, B, C và A0 , B0 , C 0 sao cho 0 0 = 0 0 = 0 0 . Khi đó ba đường thẳng AA0 , BB0 , CC 0 lần lượt
AB BC CA
nằm trên ba mặt phẳng song song, tức là chúng cùng song song với một mặt phẳng.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
86 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

4. Hình lăng trụ và hình hộp. Cho hai mặt phẳng ( P) và


( P0 ). Trên ( P) cho đa giác A1 A2 ...An . Qua các đỉnh A1 ,
A2 ,..., An , ta vẽ các đường thẳng song song với nhau và
A50
lần lượt cắt ( P0 ) tại A10 , A20 , ..., A0n .
A40
• Hình hợp bởi các hình bình hành A1 A2 A20 A10 , A20
A10
A2 A3 A30 A20 ,..., An A1 A10 A0n và hai đa giác A1 A2 ...An ,
P0 A30
A10 A20 ...A0n gọi là hình lăng trụ hoặc lăng trụ, và kí hiệu
là A1 A2 ...An .A10 A20 ...A0n .

- Mỗi hình bình hành nói trên gọi là một mặt bên.

- Hai đa giác A1 A2 ...An , A10 A20 ...A0n gọi là hai mặt


đáy. A5
A4
- Các cạnh của hai đa giác đó là các cạnh đáy. A1
P A3
- Các đoạn thẳng A1 A10 , A2 A20 ,..., An A0n gọi là các A2
cạnh bên.

- Các đỉnh của hai mặt đáy gọi là các đỉnh của hình
lăng trụ.
• Người ta gọi tên hình lăng trụ theo đáy của nó như sau:

Lăng trụ tam giác Lăng trụ tứ giác


Hình hộp Lăng trụ ngũ giác

• Hình lăng trụ có đáy là hình bình hành được gọi là hình
hộp. Hình hộp có sáu mặt (bốn mặt bên và hai mặt đáy) là
hình bình hành. Mỗi mặt có một mặt tương ứng song song
với nó gọi là mặt đối diện. Hình hộp có 8 đỉnh. Hai đỉnh
không cùng nằm trên một mặt nào gọi là hai đỉnh đối diện.
Đoạn thẳng nối hai đỉnh đối diện gọi là đường chéo hình
hộp. Bốn đường chéo của hình đồng qui tại trung điểm của
mỗi đường, điểm cắt nhau được gọi là tâm của hình hộp.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
87 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

5. Hình chóp cụt. Cho hình chóp S.A1 A2 ...An S


và một mặt phẳng ( P) không qua đỉnh,
song song với mặt phẳng đáy, cắt các
cạnh SA1 , SA2 ,..., SAn lần lượt tại A10 ,
A20 ,..., A0n . Hình hợp bởi thiết diện
A10 A20 ...A0n và đáy A1 A2 ...An của hình A50
chóp cùng với các tứ giác A10 A20 A2 A1 , A40
A20 A30 A3 A2 ,...,A0n A10 A1 An gọi là một hình A10
chóp cụt, kí hiệu là A1 A2 ...An .A10 A20 ...A0n . P A30
A20
Đáy của hình chóp gọi là đáy lớn của hình
chóp cụt, thiết diện A10 A20 ...A0n gọi là đáy nhỏ A5
của hình chóp cụt. Các tứ giác A10 A20 A2 A1 ,
A20 A30 A3 A2 ,...,A0n A10 A1 An gọi là các mặt bên A4
của hình chóp cụt, các đoạn thẳng A1 A10 ,
A1
A2 A20 ,..., An A0n gọi là các cạnh bên của hình
chóp cụt. A2
A3

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN

Dạng 13. Chứng minh mp(P ) song song với mp( Q).

Phương pháp.
Cách 1. Sử dụng định lí 1. Để chứng minh hai
mặt phẳng song song với nhau ta chứng minh
trong mặt phẳng này có hai đường thẳng cắt
nhau và cùng song song với mặt phẳng kia. Tức
là:

 a ⊂ ( P ), b ⊂ ( P )
a cắt b ⇒ ( P ) k ( Q ).
a k ( Q ), b k ( Q )

Cách 2. Chứng minh ( P) và ( Q) phân biệt và
cùng song song với mp( R).
Bài 1. Cho hình chóp S.ABCD, đáy là hình bình hành tâm O. Gọi M và N lần lượt là trung
điểm SA và SD.

a) Chứng minh (OMN ) k (SBC ).

b) Xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng (OMN ).

L Lời giải

a) Ta có

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
88 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679


 OM 6⊂ (SBC )
OM k SC ⇒ OM k (SBC ).
SC ⊂ ( SBC )


 ON 6⊂ (SBC )
ON k SB ⇒ ON k (SBC ).
 SB ⊂ (SBC )


 OM ⊂ (OMN )
 ON ⊂ (OMN )


OM k (SBC ) ⇒ (OMN ) k (SBC ).
ON k ( SBC )




OM ∩ ON = O

b) Ta sẽ sử dụng hệ quả 1 ở trang 38: Ta có



 O ∈ (OMN ) ∩ ( ABCD )
AD k MN ⇒ (OMN ) ∩ ( ABCD ) = Ot,
MN ⊂ (OMN ), AD ⊂ ( ABCD )

với Ot là đường thẳng qua O và song song với AD. Gọi P, Q lần lượt là giao điểm của Ot
với AB, CD. Khi đó thiết diện là hình thang MNQP.
Bài 2. Cho hình chóp S.ABC. Các điểm I, J, K lần lượt là trọng tâm của các tam giác SAB, SBC, SCA.
a) Chứng minh rằng ( I JK ) k ( ABC ).
b) Xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng ( I JK ).
c) Tìm tập hợp các điểm M nằm trong hình chóp S.ABC sao cho KM k ( ABC ).
d) Tính diện tích thiết diện theo diện tích tam giác ABC.
L Lời giải
a)
Gọi I 0 , J 0 , K 0 lần lượt là trung điểm của
AB, BC, CA. Khi đó I, J, K lần lượt nằm trên SI 0 ,
SJ 0 , SK 0 và:
SI SJ SK 2
0
= 0 = 0
= .
SI SJ SK 3
Suy ra:
IK k I 0 K 0 ⊂ ( ABC ),
K J k K 0 J 0 ⊂ ( ABC ).
Như vậy:
IK k ( ABC ) và K J k ( ABC ).
Vì IK và K J là hai đường thẳng cắt nhau cùng
nằm trong mặt phẳng ( I JK ) và song song với
mặt phẳng ( ABC ) nên ( I JK ) k ( ABC ).

b) Để tìm các giao tuyến của ( I JK ) với các mặt bên của hình chóp ta sử dụng định lí 2 ở trang
85 (xem dạng 14 ở trang 89). Ta có:
ß
I ∈ ( I JK ) ∩ (SAB)
⇒ ( I JK ) ∩ (SAB) = It,
( I JK ) k ( ABC )

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
89 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

với It là đường thẳng qua I và song song với AB. Gọi A0 và B0 lần lượt là giao điểm của It
với SA và SB. Khi đó ( I JK ) ∩ (SAB) = A0 B0 . Gọi C 0 = A0 K ∩ SC. Khi đó thiết diện là tam
giác A0 B0 C 0 .
c) Ta có KM k ( ABC ) khi và chỉ khi KM thuộc mặt phẳng qua K và song song với mặt phẳng
( ABC ). Vậy KM k ( ABC ) ⇔ M ∈ ( I JK ), M 6= K. Theo giả thiết M chỉ nằm trong hình
chóp S.ABC, vậy nên tập hợp các điểm M sao cho KM k ( ABC ) là tam giác A0 B0 C 0 , trừ
điểm K.
d) Do ∆A0 B0 C 0 đồng dạng với ∆ABC nên
 0 0 2
S∆A0 B0 C0 AB 4 4
= = ⇒ S∆A0 B0 C0 = S∆ABC .
S∆ABC AB 9 9

Bài 3. Cho lăng trụ tam giác ABC.A0 B0 C 0 . Gọi I, K, G lần lượt là trọng tâm của các tam giác
ABC, A0 B0 C 0 , ACC 0 . Chứng minh ( IKG ) song song với ( BB0 C 0 C ).
L Lời giải

Dễ thấy BB0 KI là hình bình hành vì KB0 k IB và KB0 = IB, do đó


IK k BB0 . Ta có:
BB0 k IK ⊂ ( IKG )
ß
⇒ BB0 k ( IKG ). (1)
BB0 6⊂ ( IKG )
Gọi H là trung điểm AC, khi đó G ∈ HC 0 và I ∈ HB. Trong tam
HG HI 1
giác HBC 0 ta có: 0
= = . (do I, G theo thứ tự là trọng tâm
HC HB 3
của tam giác ABC và tam giác ACC 0 ), suy ra GI k BC 0 . Mặt khác
GI ⊂ ( IKG ) ⇒ BC 0 k ( IKG ). (2)
Do BC và BB cắt nhau và cùng nằm trong ( BB C C ) nên từ (1) và (2) suy ra ( IKG ) k ( BB0 C 0 C ).
0 0 0 0

Bài 4. Cho hình hộp ABCD.A0 B0 C 0 D 0 . Chứng minh rằng:


a) ( BDA0 ) k ( B0 D 0 C ).
b) Đường chéo AC 0 đi qua các trọng tâm G1 , G2 của hai tam giác BDA0 và B0 D 0 C.
c) G1 , G2 chia đoạn AC 0 thành ba phần bằng nhau.
d) Các trung điểm của 6 cạnh BC, CD, DD 0 , D 0 A0 , A0 B0 , B0 B cùng nằm trên một mặt phẳng.
L Lời giải

a) Ta có:
A0 B 6⊂ ( B0 D 0 C )
ß
A0 B k D 0 C ⊂ ( B0 D 0 C )
⇒ A 0 B k ( B 0 D 0 C ).
A0 D 6⊂ ( B0 D 0 C )
ß
A0 D k B0 C ⊂ ( B0 D 0 C )
⇒ A 0 D k ( B 0 D 0 C ).
Mà A0 B và A0 D là hai đường thẳng cắt nhau cùng nằm
trong mặt phẳng ( BDA0 ) nên suy ra ( BDA0 ) k ( B0 D 0 C ).
b) Trong ( ACC 0 A0 ), gọi G1 , G2 lần lượt là giao điểm của
GO AO 1
AC 0 với A0 O và CO0 . Khi đó 1 0 = 0 0 = . Suy ra G1
G1 A AC 2
G O 0 O0 C 0 1
2
là trọng tâm tam giác BDA0 . Lại có = = .
G2 C AC 2
Suy ra G2 là trọng tâm tam giác B0 D 0 C.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
90 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

c) Tam giác ACG2 có OG1 là đường trung bình, suy ra AG1 = G1 G2 . Tương tự ta cũng có
G1 G2 = G2 C 0 , suy ra điều phải chứng minh.
d) Gọi trung điểm của BC, CD, DD 0 , D 0 A0 , A0 B0 , B0 B lần lượt là N, M, S, R, Q, P. Ta có RQN M
là hình bình hành, suy ra QM cắt RN tại trung điểm I của QM. Lại có PQSM là hình bình
hành, suy ra I là trung điểm PS. Suy ra RQ, SP, MN đồng phẳng.

Dạng 14. Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (P ) và ( Q).

Phương pháp. Ngoài những cách đã trình bày ở dạng 1, trang


7; dạng 9, trang 42 và dạng 12, trang 64 ta còn có thể làm như
sau:
Bước 1. Tìm một điểm chung I của hai mặt phẳng ( P) và ( Q).
Bước 2. Ta xác định được giao tuyến ∆ là đường thẳng qua I
và song song với một đường thẳng dựa vào định lí 2, trang 85.
Ta
 thường trình bày như sau:
 I ∈ ( P) ∩ ( Q)

( R) k ( P) ⇒ ( P) ∩ ( Q) = Ix

( R) ∩ ( Q) = d

với Ix là đường thẳng qua I và Ix k d.
Lưu ý. Như vậy, muốn tìm giao tuyến của hai mặt phẳng ( P) và ( Q), ta tìm một điểm chung
I của ( P) và ( Q), sau đó chỉ ra một mặt phẳng ( R) thứ ba song song với một trong hai mặt
phẳng, cắt mặt phẳng còn lại theo giao tuyến d, khi đó giao tuyến cần tìm song song với d và
đi qua I.
Bài 5. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là tứ giác lồi. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của SA,
SC. Gọi (α), ( β) tương ứng là những mặt phẳng qua M, N và song song song với (SBD ).

a) Tìm giao tuyến của (α) với (SAB).

b) Xác định thiết diện của hình chóp bị cắt bởi (α).

c) Xác định thiết diện của hình chóp bị cắt bởi ( β).

d) Gọi I, J là giao điểm của (α), ( β) với AC. Chứng minh AC = 2I J.

L Lời giải

 M ∈ (α) ∩ (SAB)
a) Ta có (SBD ) k (α)
(SBD ) ∩ (SAB) = SB.

Suy ra giao tuyến của (α) và (SAB) là đường thẳng Mx qua M và
song song với SB. Gọi E là giao điểm của Mx và AB.
 E ∈ (α) ∩ ( ABCD )
b) Ta có (SBD ) k (α)
(SBD ) ∩ ( ABCD ) = BD,

suy ra giao tuyến của (α) và ( ABCD ) là đường thẳng Ey qua E
và song song với BD. Gọi F = Ey ∩ AD. Ta có thiết diện của hình
chóp bị cắt bởi mặt phẳng (α) là ∆MEF.
c) Tương tự, thiết diện của hình chóp bị cắt bởi mặt phẳng ( β) là ∆NKH (xem hình vẽ), với
NK k SB, KH k BD.
d) Ta có I = AC ∩ EF, J = AC ∩ KH. Do M là trung điểm SA và ME k SB nên E là trung điểm

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
91 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

AB. Lại do EF k BD nên F là trung điểm AD. Suy ra I là trung điểm AO (với O = AC ∩ BD),
từ đó AO = 2IO. Tương tự, OC = 2OJ. Vậy AC = 2I J.

Dạng 15. Chứng minh hai đường thẳng a và b song song

Phương pháp.
Ngoài những cách đã trình bày ở dạng 7 ở
trang 38 ta còn vận dụng định lí 2, trang
85 như sau:

( P ) k ( R )

( Q) ∩ ( P) = a

( Q) ∩ ( R) = b

⇒ a k b.
Tức là chỉ ra a và b lần lượt là giao tuyến
của mặt phẳng ( Q) với hai mặt phẳng song
song ( P) và ( R).

Bài 6. Cho hình chóp cụt ABC.A0 B0 C 0 . Gọi J, J 0 lần lượt là trung điểm của BC, B0 C 0 .

a) Chứng minh rằng AJ k A0 J 0 .

b) Tìm giao điểm của đường thẳng A0 J với ( AB0 C 0 ).

c) Tìm giao tuyến của ( AB0 C 0 ) với ( BC 0 A0 ).

L Lời giải

a) Gọi S là điểm đồng quy của ba đường thẳng AA0 ,


BB0 , CC 0 . Khi đó đường thẳng J J 0 đi qua S. Ta có
 ( A0 B0 C 0 ) k ( ABC )

( JSA) ∩ ( ABC ) = AJ
( JSA) ∩ ( A0 B0 C 0 ) = A0 J 0 .

Suy ra AJ k A0 J 0 .
b) Trong hình thang 0 0 gọi P là giao điểm của
ß A J J A, 0
P∈AJ
A0 J và AJ 0 . Khi đó
P ∈ AJ 0 ⊂ ( AB0 C 0 ).
Vậy P là giao điểm của đường thẳng AJ 0 và mặt
phẳng ( AB0 C 0 ).
c) Trong hình thang AA0 B0 B, gọi M = A0 B ∩ AB0 . Khi
đó ß 0
C ∈ ( AB0 C 0 ) ∩ ( BA0 C 0 )
⇒ ( AB0 C 0 ) ∩ ( BA0 C 0 ) = C 0 M.
M ∈ ( AB0 C 0 ) ∩ ( BA0 C 0 )
Bài 7. Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A0 B0 C 0 . Gọi J, J 0 lần lượt là trung điểm của BC, B0 C 0 .

a) Chứng minh rằng AJ k A0 J 0 .

b) Tìm giao điểm của đường thẳng A0 J với ( AB0 C 0 ).

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
92 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

c) Tìm giao tuyến của ( AB0 C 0 ) với ( BC 0 A0 ).

L Lời giải

 ( A0 B0 C 0 ) k ( ABC )

a) ( J J 0 A0 A) ∩ ( ABC ) = AJ
( J J 0 A0 A) ∩ ( A0 B0 C 0 ) = A0 J 0 .

Suy ra AJ k A0 J 0 .
Cách khác. Ta có J J 0 song song và bằng BB0 , lại có BB0 song
song và bằng AA0 . Vậy J J 0 song song và bằng AA0 , do đó
AA0 J 0 J là hình bình hành, suy ra AJ k A0 J 0 .
b) Trong hình bình hành A0 J 0 J A, gọi P = A0 J ∩ AJ 0 . Khi đó

P ∈ A0 J
ß
⇒ P = A0 J ∩ ( AB0 C 0 ).
P ∈ AJ 0 ⊂ ( AB0 C 0 )

c) Trong hình bình hành AA0 B0 B, gọi M = A0 B ∩ AB0 . Khi đó

C 0 ∈ ( AB0 C 0 ) ∩ ( BA0 C 0 )
ß
⇒ ( AB0 C 0 ) ∩ ( BA0 C 0 ) = C 0 M.
M ∈ ( AB0 C 0 ) ∩ ( BA0 C 0 )

Dạng 16. Thiết diện song song với một mặt phẳng.

Phương pháp. Tìm các giao tuyến dựa vào cách tìm giao tuyến ở dạng 14 ở trang 89.
Bài 8. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành tâm O có AC = a, BD = b. Tam giác
SBD là tam giác đều. Gọi ( P) là mặt phẳng đi qua điểm I trên đoạn OC và song song với
(SBD ).

a) Xác định giao tuyến của ( P) với ( ABCD ).

b) Xác định thiết diện của hình chóp bị cắt bởi mặt phẳng ( P).

a
c) Tính diện tích của thiết diện theo a, b và x = AI (với < x < a ).
2

L Lời giải
 ( P) k (SBD )
a) Ta có ( ABCD ) ∩ (SBD ) = BD ⇒ ( P) ∩ ( ABCD ) = It, với It là đường thẳng qua I và
I ∈ ( P) ∩ ( ABCD )

song song với BD.
b) Giả sửIt cắt CD, CB lần lượt tại L và H.
 ( P) k (SBD )
Ta lại có (SCB) ∩ (SBD ) = SB
H ∈ ( P) ∩ (SBC ).

Vậy giao tuyến của ( P) và (SBC ) là đường thẳng Hx qua H
và song song với SB. Gọi K là giao điểm của Hx với SC. Khi
đó thiết diện cần tìm là tam giác đều KHL (vì đồng dạng với
∆SBD).
LH CI
c) Ta có = .
DB CO

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
93 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

CI AC − AI a−x
Suy ra LH = DB. = b. = 2b. .
CO AC a
2
a−x
Vì ∆KHL đều cạnh 2b. nên thiết diện có diện tích là
a

1 2b( a − x ) 2b( a − x ) 0 b2 ( a − x )2 3
SKHL = . . . sin 60 = .
2 a a a2

C. BÀI TẬP ÔN LUYỆN


1. Đề bài
Bài 9. Cho ba đoạn thẳng AA1 , BB1 , CC1 không cùng nằm trong một mặt phẳng và cắt nhau
tại trung điểm mỗi đường. Chứng minh rằng mặt phẳng ( ABC ) song song với mặt phẳng
( A1 B1 C1 ).
Bài 10. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang có đáy là AB và CD. Biết đáy lớn
là AB và AB = 3CD. Gọi E, F và I lần lượt là các điểm trên các cạnh AB, SB và AD sao cho:
EB = 2EA, FB = 2FS và I A = 2ID.

1 Chứng minh EF k (SAD ) và (CEF ) k (SAD ).

2 Chứng minh FI k (SCD ).

3 Tìm giao điểm G của EF và mặt phẳng (SCD ). Chứng minh GC k SD.

Bài 11. Chứng minh rằng tổng bình phương tất cả các đường chéo của một hình hộp bằng
tổng bình phương tất cả các cạnh của hình hộp đó.
Bài 12. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Gọi M, N lần lượt
là trung điểm SB, SD. Gọi K là giao điểm của ( AMN ) với SC. Trong (SAC ), vẽ đường thẳng
qua O và song song với AK, cắt SC tại I.

a) Nêu cách xác định điểm K.

b) Chứng minh MN k ( ABCD ).

c) Chứng minh ( IBD ) k ( AMN ).

Bài 13. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang ( AD k BC ). Gọi M là trọng tâm tam
1
giác SAD, N là điểm thuộc đoạn AC sao cho N A = NC, P là điểm thuộc đoạn CD sao cho
2
1
PD = PC. Chứng minh rằng:
2
1 MN k (SBC ); 2 ( MNP) k (SBC ).

Bài 14. Cho hình hộp ABCD.A0 B0 C 0 D 0 . Gọi M, N theo thứ tự là trung điểm CC 0 và DD 0 .

a) Chứng minh rằng ( BMD 0 ) k (CAN ).

b) Mặt phẳng ( BMD 0 ) cắt hình hộp theo thiết diện là hình gì?

Bài 15. Cho lăng trụ ABC.A0 B0 C 0 . Các điểm M, N lần lượt là trọng tâm của tam giác BA0 B0 ,
AA0 C 0 . Chứng minh rằng MN song song với mặt phẳng ( ABC ).

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
94 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Bài 16. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Một mặt phẳng ( P) cắt các cạnh
bên SA, SB, SC, SD lần lượt tại A0 , B0 , C 0 , D 0 . Chứng minh rằng tứ giác A0 B0 C 0 D 0 là hình bình
hành khi và chỉ khi ( P) k ( ABCD ).
Bài 17. Cho hình lăng trụ ABCD.A0 B0 C 0 D 0 với ABCD là hình thang và AB là đáy lớn. M, N
là hai điểm bất kì trên B0 B, C 0 C sao cho chúng không trùng với B0 , C 0 , B, C.

a) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng ( AA0 D 0 D ) và ( BB0 C 0 C ).

b) Tìm thiết diện của hình lăng trụ ABCD.A0 B0 C 0 D 0 với ( AMN ).

Bài 18. Cho hình hộp ABCD.A0 B0 C 0 D 0 . M, N là hai điểm bất kì trên cạnh B0 B, C 0 C sao cho
chúng không trùng với B0 , C 0 , B, C. Tìm thiết diện của hình hộp ABCD.A0 B0 C 0 D 0 với mặt
phẳng ( AMN ).
Bài 19. Cho hình chóp cụt ABC.A0 B0 C 0 với ABC là đáy lớn. Điểm I thuộc cạnh AB sao cho
B0 I k AA0 . Điểm M di động trên cạnh AI. Mặt phẳng (α) đi qua M, song song với AA0 và BC.

a) Tìm thiết diện của (α) và hình chóp cụt.

b) Chứng minh rằng (α) luôn song song với một mặt phẳng cố định.

Bài 20. Cho hai hình vuông ABCD và ABEF ở trong hai mặt phẳng phân biệt. Trên các đường
chéo AC và BF lần lượt lấy các điểm M, N sao cho AM = BN. Các đường thẳng song song
với AB kẻ từ M và N lần lượt cắt AD và AF tại M0 , N 0 .

a) Chứng minh ( ADF ) k ( BCE).

b) Chứng minh M0 N 0 k DF.

c) Chứng minh ( DEF ) k ( MM0 N 0 N ) và MN k ( DEF ).

Bài 21. Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A0 B0 C 0 . Gọi H là trung điểm của cạnh A0 B0 .

a) Chứng minh rằng CB0 k ( AHC 0 ).

b) Tìm giao tuyến d của hai mặt phẳng ( AB0 C 0 ) và ( A0 BC ) và chứng minh d k ( BCC 0 B0 ).

c) Xác định thiết diện của hình lăng trụ ABC.A0 B0 C 0 khi cắt bởi mp( H, d).

Bài 22. Cho hình hộp ABCD.A0 B0 C 0 D 0 . Các điểm M, N lần lượt thay đổi trên các đoạn thẳng
MA NB
AC và BA0 sao cho = . Chứng minh rằng MN luôn song song với một mặt phẳng
MC N A0
cố định.
Bài 23. Cho hình hộp ABCD.A0 B0 C 0 D 0 . Vẽ thiết diện của hình hộp tạo bởi mặt phẳng đi qua
hai trung điểm M, N của các cạnh AB, AD và tâm O của mặt CDD 0 C 0 .
Bài 24. Cho hình hộp ABCD.A0 B0 C 0 D 0 . Trên ba cạnh AB, DD 0 , C 0 B0 lần lượt lấy ba điểm M,
N, P không trùng với các đỉnh sao cho

AM D0 N B0 P
= 0 = 0 0.
AB DD BC

a) Chứng minh rằng ( MNP) k ( AB0 D 0 ).

b) Xác định thiết diện của hình hộp khi cắt bởi ( MNP).

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
95 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

2. Lời giải, hướng dẫn


Câu 9.
Ta có tứ giác ABA1 B1 có hai đường chéo cắt nhau tại trung
điểm mỗi ß đường nên là hình bình hành, suy ra AB k A1 B1 .
AB 6⊂ ( A1 B1 C1 )
Như vậy:
AB k A1 B1 ⊂ ( A1 B1 C1 ).
Suy ra AB k ( A1 B1 C1 ). (1)
Tương tự, ta chứng minh được:
BC k ( A1 B1 C1 ). (2)
Mà AB và BC là hai đường thẳng cắt nhau cùng nằm trong
( ABC ) nên từ (1) và (2) suy ra: ( ABC ) k ( A1 B1 C1 ). Ta có
điều phải chứng minh.

Câu 10.
BF BE 2
1 Ta có = = ⇒ EF k SA ⇒ EF k (SAD ). (1)
BS BA 3
AB
Ta lại có AE = CD = và AE k CD, suy ra tứ giác AECD là hình bình hành.
3
Do đó CE k AD ⇒ CE k (SAD ). (2)
Mà EF và EC cắt nhau nên từ (1) và (2), suy ra (CEF ) k (SAD ).

S G x

A
E B

I
H D C

IH ID 1 BI 2
2 Gọi H là giao điểm của IB và CD. Ta có
= = ⇒ = .
IB IA 2 BH 3
BF BI 2
Ta có = = ⇒ FI k SH ⇒ FI k (SCD ).
BS BH 3
ta có Sx ⊂ (SCD ).
3 Qua điểm S kẻ đường thẳng Sx song song với CD, ®
G ∈ EF
Trong mặt phẳng (SAB), gọi G = EF ∩ Sx. Khi đó
G ∈ (SCD ).
Hay G là giao điểm của EF và (SCD ).
® tứ giác SAEG là hình bình hành nên SG = AE ⇒ SG = DC.
Dễ thấy
SG k DC
Ta có ⇒ tứ giác SGCD là hình bình hành ⇒ SD k GC.
SG = DC

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
96 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Câu 11.
Ta biết rằng trong một hình bình hành, tổng bình phương
hai đường chéo bằng tổng bình phương bốn cạnh. Từ đó,
xét hình bình hành ACC 0 A0 , ta có
C 0 A2 + A0 C2 = 2 AC2 + A0 A2 .
Đối với hình bình hành BDD 0 B 0 , ta có
D 0 B2 + B0 D2 = 2 BD2 + B0 B2 . Từ đó suy ra

h   i
C 0 A2 + A 0 C 2 + D 0 B2 + B 0 D 2 = 2AC2 + BD2 + A0 A2 + B0 B2
h   i
= 2 2 AB2 + AD2 + 2A0 A2
 
2 2 0 2
= 4 AB + AD + A A .

Ta có điều phải chứng minh.

Câu 12.
a) Chọn mặt phẳng phụ chứa SC là (SAC ). Trong (SAC ),
gọi P là giao điểm của MN và SO. Ta có A và P những
điểm chung của ( AMN ) và (SAC ), suy ra giao tuyến của
( AMN ) và (SAC ) là AP. Trong (SAC ) kéo dài AP sẽ cắt
SC tại K. b) Ta có MN k BD ⊂ ( ABCD ) và MN không
nằm trong mặt phẳng ( ABCD ), suy ra MN k ( ABCD ).
c) Ta có

ß
OI k AK ⊂ ( AMN )
⇒ OI k ( AMN ). (1)
OI 6⊂ ( AMN )
ß
BD k MN ⊂ ( AMN )
⇒ BD k ( AMN ). (2)
BD 6⊂ ( AMN )

Do OI và BD là hai đường thẳng cắt nhau cùng nằm trong ( IBD ) nên từ (1) và (2) suy ra
( IBD ) k ( AMN ).

Câu 13.
a) Gọi I là trung điểm AD và K là giao điểm của I N và
BC. Vì tam giác NKC đồng dạng với tam giác N I A nên
NA NI
= .
NC NK
IM 1 NA NI
Lại có = = = .
MS 2 NC NK
IM NI
Từ = suy ra MN k SK.
MS NK
Mà SK ⊂ (SBC ) nên MN k (SBC ).
NA 1 PD
b) Vì = = nên NP k AD k BC. Do đó NP k
NC 2 PC
(SBC ). Ta có MN và NP là hai đường thẳng cắt nhau, cùng
nằm trong mặt phẳng ( MNP) và song song với (SBC ), bởi
vậy ( MNP) song song với (SBC ).

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
97 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Câu 14.
a) Tứ giác NCMD 0 là hình bình hành, do ND 0 k CM và
1
ND 0 = CM = CC 0 . Suy ra NC k MD 0 , mà đường
2
thẳng MD 0 nằm trong mặt phẳng ( BMD 0 ) nên suy ra
NC k ( BMD 0 ).
Lại
ß có:
N A k BM ⊂ ( BMD 0 )
⇒ N A k ( BMD 0 ).
N A 6⊂ ( BMD 0 )
Như vậy (CAN ) chứa hai đường thẳng cắt nhau N A, NC
cùng song song với ( BMD 0 ), suy ra ( BMD 0 ) k (CAN ).
b) Vì ( ABB0 A0 ) k ( DCC 0 D 0 ) nên giao tuyến của ( BMD 0 ) với hai mặt phẳng này là hai đường
thẳng song song. Gọi P là trung điểm AA0 , khi đó BP k MD 0 . Vậy thiết diện là hình bình hành
BMD 0 P.

Câu 15.
Gọi O là tâm của hình bình hành ABB0 A0 và K là trung điểm của
KN 1
A0 C 0 . Vì N là trọng tâm tam giác AA0 C 0 nên = . Vì M là
KA 3
B 0M 2
trọng tâm tam giác BA0 B0 nên 0 = . Ta có:
BO 3
B0 M B0 M 1 KN
= 0 = = .
B0 A 2B O 3 KA
Suy ra MN k B0 K, do đó MN k ( A0 B0 C 0 ), suy ra MN k ( ABC ).

Câu 16.
• Giả sử ( P) k ( ABCD ). Khi đó hai mặt phẳng ( P) và
( ABCD ) bị mặt phẳng (SAB) cắt theo hai giao tuyến A0 B0
và AB song song. Tương tự ta có C 0 D 0 k CD, B0 C 0 k BC,
A0 D 0 k AD. Suy ra A0 B0 k C 0 D 0 và B0 C 0 k A0 D 0 . Vậy tứ giác
A0 B0 C 0 D 0 là hình bình hành.
• Giả sử A0 B0 C 0 D 0 là hình bình hành.
Ta có A0 B0 k C 0 D 0 , A0 B0 ⊂ (SAB), C 0 D 0 ⊂ (SCD ), suy ra giao
tuyến ∆ của (SAB) và (SCD ) song song với A0 B0 và C 0 D 0 .
Mặt khác, ta có AB k CD, AB ⊂ (SAB), CD ⊂ (SCD ), suy ra
∆ k AB k CD. Như vậy

A0 B0 k AB ⊂ ( ABCD ) ⇒ A0 B0 k ( ABCD ). (1)

Chứng minh tương tự ta được

A0 D 0 k AD ⊂ ( ABCD ) ⇒ A0 D 0 k ( ABCD ). (2)

Do A0 B0 và A0 D 0 là hai đường thẳng cắt nhau cùng nằm trong ( P) nên từ (1) và (2) suy ra
( P) k ( ABCD ).

Câu 17.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
98 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

a) Gọi E = AD ∩ BC. Khi đó


E ∈ ( AA0 D 0 D ) ∩ ( BB0 C 0 C )


AA0 ⊂ ( AA0 D 0 D )


 BB0 ⊂ ( BB0 C 0 C )
AA0 k BB0 .


Suy ra ( AA0 D 0 D ) ∩ ( BB0 C 0 C ) = Ex, với Ex là đường thẳng qua
E và Ex k AA0 .
b) Trong mặt phẳng (CC 0 A0 A), gọi F là giao điểm của OO0 và
AN. Trong ( DD 0 B0 B), gọi P = MF ∩ DD 0 . Khi đó thiết diện
thỏa mãn yêu cầu đề bài là tứ giác AMNP.

Câu 18.
Ta có giao tuyến của ( AMN ) với các mặt phẳng
( BCC 0 B), ( ABB0 A0 ) lần lượt là N M, MA. Trong
mặt phẳng CC 0 A0 A, gọi J = OO0 ∩ AN. Trong mặt
phẳng DD 0 B0 B, gọi P = MJ ∩ DD 0 . Khi đó thiết
diện thỏa mãn yêu cầu đề bài là tứ giác AMNP.

Câu 19.
a) Ta có M ∈ (α) ∩ ( ABC ), đường thẳng BC nằm trong ( ABC ) và song
song với (α), suy ra giao tuyến của (α) và ( ABC ) là đường thẳng Mx
qua M và song song với BC, cắt AC tại N. Ta có M ∈ (α) ∩ ( AA0 B0 B),
đường thẳng AA0 nằm trong ( AA0 B0 B) và song song với (α), suy ra
giao tuyến của (α) và ( AA0 B0 B) là đường thẳng My qua M và song
song với AA0 , cắt A0 B0 tại Q. Thiết diện là tứ giác MNPQ.
b) Ta có (α) chính là mặt phẳng ( MNPQ).
ß 0
B I 6⊂ (α)
⇒ B 0 I k ( α ).
B0 I k MQ ⊂ (α)
ß 0 0
B C 6⊂ (α)
⇒ B 0 C 0 k ( α ).
B0 C 0 k MN ⊂ (α)

Mà B0 I và B0 C 0 là hai đường thẳng cắt nhau cùng nằm trong ( B0 C 0 I ) nên (α) k ( B0 C 0 I ), hơn
nữa ( B0 C 0 I ) là mặt phẳng cố định nên ta có điều phải chứng minh.

Câu 20. ß
AF 6⊂ ( BCE)
a) Ta có:
AF k BE ⊂ ( BCE).
Suy raßAF k ( BCE). (1)
AD 6⊂ ( BCE)
Ta có:
AD k BC ⊂ ( BCE)
Suy ra AD k ( BCE). (2)
Mà AD và AF là hai đường thẳng cắt nhau và
cùng nằm trong ( ADF ) nên từ (1) và (2) suy ra
( AFD ) k ( BEC ).
b) Do ABCD và ABEF là hai hình vuông nên
AC = BF. Lại có AM = BN, MM0 k CD và
NN 0 k AB nên:
AM0 AM BN AN 0
= = = .
AD AC BF AF

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
99 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Do đó theo định lí Ta-lét đảo ta có M0 N 0 k DF.


c) Từ câu b) ta có M0 N 0 k DF. Kết hợp với NN 0 k AB (tức là NN 0 k EF) suy ra ( DEF ) k
( MM0 N 0 N ). Nói riêng MN k ( DFE).
Câu 21.
a) Gọi O là tâm hình bình hành AA0 C 0 C. Ta có OH là đường
trungß bình0 của tam giác A0 B0 C, suy ra OH k CB0 .
CB 6⊂ ( AHC 0 )
Vậy
CB0 k OH ⊂ ( AHC 0 ).
Suy ra CB0 k ( AHC 0 ).
b) Gọi M là tâm của hình bình hành ABB0 A0 . Ta có
O = AC 0 ∩ A0 C
ß
M = A0 B ∩ AB0 .
O ∈ ( AB0 C 0 ) ∩ ( A0 BC )
ß
Suy ra
M ∈ ( AB0 C 0 ) ∩ ( A0 BC ).
Vậy ( ABß0 C 0 ) ∩ ( A0 BC ) = OM = d.
OM k BC ⊂ ( BCC 0 B0 )
c) Ta có ⇒ OM k ( BCC 0 B0 ).
OM 6⊂ ( BCC 0 B0 )
d) Ta có ( H, d) ≡ (OMH ).
 OM k ( BCC 0 B0 ), HM k ( BCC 0 B0 )

OM ∩ HM = M ⇒ (OHM) k ( BCC 0 B0 ).
OM ⊂ (OHM), HM ⊂ (OHM )

Mà ( A0 B0 C 0 ) ∩ ( BCC 0 B0 ) = B0 C 0 nên ( A0 B0 C 0 ) cắt (OHM) theo giao tuyến là đường thẳng đi


qua H và song song với B0 C 0 , cắt A0 C 0 tại T. Gọi G = HM ∩ AB và N = TO ∩ AC. Khi đó thiết
diện là hình bình hành THGN.
Câu 22.
Trong ( ABCD ), qua M kẻ đường thẳng song song với AB,
MA BI MA
cắt BC tại I. Theo định lí Ta-lét ta có = . Mà =
MC CI MC
NB BI BN
0
nên = 0 . Suy ra N I k A0 C. Vậy
NA CI AN
 N I k ( A0 CD ), MI k ( A0 CD )

N I ⊂ ( MN I ), MI ⊂ ( MN I )
N I ∩ MI = I

⇒ ( MN I ) k ( A0 CD ) ⇒ MN k ( A0 CD ).
Mà ( A0 CD ) là mặt phẳng cố định nên ta có điều phải chứng
minh.
Câu 23.
Gọi I, J lần lượt là giao điểm của đường thẳng MN với
BC và CD. Gọi P, Q lần lượt là các giao điểm của đường
thẳng JO với các cạnh DD 0 , CC 0 . Gọi R là giao điểm của
BB0 và đường thẳng IQ. Ta có:
( MNO) ∩ ( ABCD ) = MN
( MNO) ∩ (CDD 0 C 0 ) = PQ
( MNO) ∩ ( ADD 0 A0 ) = NP
( MNO) ∩ ( BCC 0 B0 ) = RQ
( MNO) ∩ ( ABB0 A0 ) = MR.
Vậy thiết diện cần tìm là ngũ giác MNPQR.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
100 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Câu 24.
a) Kẻ ME song song với AB0 (E thuộc BB0 ), khi đó
ME k ( AB0 D 0 ). Ta có
B0 E AM B0 E B0 P
= ⇒ = .
B0 B AB B0 B B0 C 0
Suy ra EP k BC 0 , suy ra EP k AD 0 , vậy EP k ( AB0 D 0 ).
Trong mặt phẳng ( MEP) có hai đường thẳng cắt nhau
cùng song song với ( AB0 D 0 ), nên ( MEP) k ( AB0 D 0 ). Từ
D0 N B0 E
= và D 0 D = B0 B suy ra D 0 N = B0 E nên
D0 D B0 B
EN k B0 D 0 . Mà B0 D nằm trong ( AB0 D 0 ) và E ∈ ( MEP)
nên từ ( MEP) k ( AB0 D 0 ) suy ra đường thẳng EN nằm
trong mặt phẳng ( MEP), tức là mặt phẳng ( MNP) chính
là mặt phẳng ( MEP). Vậy ( MNP) k ( AB0 D 0 ).
b) Từ P kẻ PF song song với B0 D 0 . Từ N kẻ NK k AD 0 cắt AD tại K. Thiết diện là lục giác
MEPFNK có các cạnh đối song song.

D. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


1. Đề bài
Câu 1. Cho hai mặt phẳng song song ( P) và ( Q) và a là đường thẳng nào đó. Mệnh đề nào
sau đây là sai?
A. Nếu a k ( P) thì a k ( Q). B. Nếu a nằm trong ( P) thì a k ( Q).
C. Nếu a nằm trên ( Q) thì a k ( P). D. Nếu a cắt ( P) thì a cắt ( Q).
Câu 2 (HK1, THPT Chuyên ĐHSP - HaNoi, 2019).
Tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề sau.
A. Cho điểm M nằm ngoài mặt phẳng (α). Khi đó tồn tại duy nhất một đường thẳng a chứa
M và song song với (α).
B. Cho điểm M nằm ngoài mặt phẳng (α). Khi đó tồn tại duy nhất một mặt phẳng ( β) chứa
M và song song với (α).
C. Cho đường thẳng a và b chéo nhau. Khi đó tồn tại duy nhất một mặt phẳng (α) chứa a
và song song với b.
D. Cho đường thẳng a và mặt phẳng (α) song song với nhau. Khi đó tồn tại duy nhất một
mặt phẳng ( β) chứa a và song song với (α).
Câu 3 (Thi HK1, THPT Lương Thế Vinh Hà Nội, 2019).
Trong không gian, điều kiện nào sau đây không đủ để kết luận rằng mặt phẳng ( P) song song
với mặt phẳng ( Q) (giả thiết rằng các mặt phẳng đều phân biệt)?
A. ( P) và ( Q) cùng song song với mặt phẳng ( R).
B. ( P) chứa vô số đường thẳng song song với ( Q).
C. ( P) và ( Q) không có điểm chung.
D. ( P) chứa hai đường thẳng cắt nhau và chúng cùng song song với ( Q).
Câu 4. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?
A. Hai mặt phẳng phân biệt cùng song song với một mặt phẳng thì song song với nhau.
B. Nếu một đường thẳng cắt một trong hai mặt phẳng song song thì nó cắt mặt phẳng còn
lại.
C. Nếu một mặt phẳng cắt một trong hai mặt phẳng song song thì nó cắt mặt phẳng còn
lại.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
101 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

D. Nếu một đường thẳng song song với một trong hai mặt phẳng song song thì nó song
song với mặt phẳng còn lại.
Câu 5 (Đề HK2,Sở GD-ĐT Bình Phước 2018).
Chọn khẳng định sai.
A. Nếu hai mặt phẳng ( P) và ( Q) không có điểm chung thì chúng song song.
B. Nếu mặt phẳng (α) chứa hai đường thẳng a, b và a, b cùng song song với mặt phẳng ( β)
thì (α) và ( β) song song với nhau.
C. Hai mặt phẳng song song chắn trên hai cát tuyến song song những đoạn thẳng bằng
nhau.
D. Hai mặt phẳng phân biệt cùng song song với mặt phẳng thứ ba thì chúng song song với
nhau.
Câu 6. Cho hai mặt phẳng song song và một mặt phẳng thứ ba cắt chúng. M là một điểm
không nằm trên cả ba mặt phẳng. Có bao nhiêu đường thẳng đi qua M và song song với cả
ba mặt phẳng đã cho?
A. Không có. B. Có duy nhất một.
C. Có vô số. D. Không có hoặc có vô số.
Câu 7 (Thi HK1, THPT Lương Thế Vinh Hà Nội, 2019).
Cho lăng trụ ABC.A0 B0 C 0 có tất cả các cạnh bằng nhau. Khi cắt lăng trụ này bởi một mặt phẳng
song song với mặt phẳng ( ABC ) thì thu được thiết diện là hình gì?
A. Tam giác vuông. B. Tam giác đều. C. Hình bình hành. D. Tứ giác thường.
Câu 8 (Thi HK1, THPT Lương Thế Vinh Hà Nội, 2019).
Cho chóp tứ giác S.ABCD có đáy là hình bình hành (tham S
khảo hình vẽ). Gọi I, J, K lần lượt là trung điểm các cạnh
SA, SB, SC. Mệnh đề nào sau đây là mệnh đề sai?
A. ( I JK ) ∩ ( ACD ) = ∅. B. IK k AC. I
C. I J k CD. D. SD ∩ ( I JK ) = ∅.
J K

D
A

B C
Câu 9 (Thi HK1, THPT Lương Thế Vinh Hà Nội, 2019).
Cho lăng trụ ABCD.A0 B0 C 0 D 0 có hai đáy là các hình bình D C
hành. Các điểm M, N, P lần lượt là trung điểm của cạnh AD,
BC, CC 0 (tham khảo hình vẽ). Xét các khẳng định sau: N
M
1 Mặt phẳng ( MNP) cắt cạnh A0 D 0 . A B P

2 Mặt phẳng ( MNP) cắt cạnh DD 0 tại trung điểm của


DD 0 . D0 C0
3 Mặt phẳng ( MNP) song song với mặt phẳng ( ABC 0 D 0 ).

Trong các khẳng định trên, số khẳng định đúng là A0 B0


A. 3. B. 0. C. 2. D. 1.
Câu 10 (Thi HK1, THPT Lương Thế Vinh Hà Nội, 2019).
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành, M là điểm bất kỳ nằm trong đoạn
thẳng SC. Mặt phẳng (α) đi qua M và song song với mặt phẳng (SAB). Thiết diện của hình
chóp S.ABCD cắt bởi mặt phẳng (α) là hình gì?

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
102 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

A. Hình thang. B. Hình tam giác cân.


C. Hình ngũ giác. D. Hình bình hành.
Câu 11. Trong các điều kiện sau, điều kiện nào kết luận đường thẳng a song song với mặt
phẳng ( P)?
A. a k b và b ⊂ ( P). B. a k b và b k ( P).
C. a k ( Q) và ( Q) k ( P). D. a ⊂ ( Q) và ( Q) k ( P).
Câu 12. Cho hai hình bình hành ABCD và ABEF nằm trong hai mặt phẳng phân biệt. Kết
quả nào sau đây là đúng?
A. AD k ( BEF ). B. ( AFD ) k ( BEC ). C. ( ABD ) k ( EFC ). D. EC k ( ABF ).
Câu 13 (HK1, THPT Lí Thái Tổ - Bắc Ninh, 2018).
Cho lăng trụ ABC.A0 B0 C 0 . Gọi M, M0 lần lượt là trung điểm của BC và B0 C 0 . Giao của AM0
với ( A0 BC ) là
A. Giao của AM0 với B0 C 0 . B. Giao của AM0 với BC.
C. Giao của AM0 với A0 C. D. Giao của AM0 với A0 M.
Câu 14 (HK1, THPT Chuyên ĐHSP - HaNoi, 2019).
Cho hình hộp ABCD.A0 B0 C 0 D 0 . Gọi G và G 0 lần lượt là trọng tâm các tam giác BDA0 và B0 D 0 C.
Khẳng định nào sau đây đúng?
1 1 3
A. GG 0 = AC 0 . B. GG 0 = AC 0 . C. GG 0 = AC 0 . D. GG 0 = AC 0 .
3 2 2
Câu 15. Cho hình hộp ABCD.A0 B0 C 0 D 0 . Gọi ( P) là mặt phẳng đi qua A và trung điểm hai
cạnh B0 C 0 và C 0 D 0 cắt hình hộp bởi mp( P) thì thiết diện là:
A. hình tam giác. B. hình tứ giác. C. hình ngũ giác. D. hình lục giác.
Câu 16. Cho hình hộp ABCD.A0 B0 C 0 D 0 . Mặt phẳng ( BC 0 D ) cắt đường thẳng AA0 tại điểm I.
Khi đó
1
A. AA0 = AI. B. I A = I A0 . C. AA0 = A0 I . D. I A0 = AI.
2
0 0 0
Câu 17. Cho hình chóp cụt ABC.A B C . Có bao
A0
nhiêu đường thẳng cắt cả 5 đường thẳng AA0 , BB0 , C0
CC 0 , AB, và A0 B0
A. Không có đường thẳng nào. B0
B. Có bốn.
A C
C. Có hai.
D. Có vô số.

B
Câu 18. Cho điểm A nằm ngoài mp( P), một điểm M thay đổi trên ( P). Khi đó tập hợp các
trung điểm I của đoạn thẳng AM là:
A. Một mặt phẳng song song với ( P). B. Một đường thẳng song song với ( P).
C. Một mặt phẳng cắt ( P). D. Một đường thẳng cắt ( P).
Câu 19. Cho hai mặt phẳng song song ( P) và ( Q). Hai điểm M và N lần lượt thay đổi trên
( P) và ( Q). Khi đó tập hợp các trung điểm I của đoạn MN là:
A. Một mặt phẳng song song với ( P). B. Một đường thẳng song song với ( P).
C. Một mặt phẳng cắt mp( P). D. Một đường thẳng cắt mp( P).
Câu 20 (Đề HK2 khối 11, năm 2017 - 2018 THPT Chuyên Phan Bội Châu, Tỉnh Nghệ An).
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O, I là trung điểm SO. Thiết
diện của hình chóp cắt bởi mặt phẳng ( P) qua I và song song với BD, SC là
A. Lục giác. B. Ngũ giác. C. Hình bình hành. D. Tứ giác.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
103 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Câu 21. Cho hai tia Ax và By không đồng phẳng. Hai điểm M, N lần lượt thay đổi trên Ax và
By. Khi đó tập hợp các trung điểm của đoạn thẳng MN là:
A. Một mặt phẳng song song với hai đường thẳng Ax và By.
B. Một miền góc.
C. Một nửa mặt phẳng.
D. Một đường thẳng cắt hai tia Ax và By.

Câu 22. Cho hai tia Ax và By không đồng phẳng. Hai điểm M, N lần lượt thay đổi trên Ax và
By sao cho AM = BN. Khi đó tập hợp trung điểm đoạn MN là:
A. Một mặt phẳng. B. Một miền góc.
C. Một tia. D. Một đường thẳng.

Câu 23. Cho tứ diện ABCD. Hai điểm M, N lần lượt thay đổi trên cạnh AB và CD. Khi đó tập
hợp các trung điểm của đoạn MN là
A. Một hình bình hành với các điểm nằm trong nó.
B. Một đường thẳng.
C. Một mặt phẳng .
D. Một đoạn thẳng.

Câu 24 (HK1, Lí Thái Tổ - Bắc Ninh, 2019).


Cho hình bình hành ABCD. Gọi Bx, Cy, Dz lần lượt là các đường thẳng đi qua B, C, D và song
song với nhau. Một mặt phẳng (α) đi qua A cắt Bx, Cy, Dz lần lượt tại B0 , C 0 , D 0 với BB0 = 4,
CC 0 = 6. Khi đó DD 0 bằng
A. 3. B. 4. C. 2. D. 6.
Câu 25 (Thi HK1, THPT Lương Thế Vinh Hà Nội, 2019).
Cho hình hộp ABCD.A0 B0 C 0 D 0 (tham khảo hình vẽ). Hai điểm D C
1
M, N lần lượt nằm trên hai cạnh AD, CC 0 sao cho AM = AD,
2
1
CN = CC 0 . Thiết diện của hình hộp cắt bởi mặt phẳng chứa A B
2
đường thẳng MN và song song với mặt phẳng ( ACB0 ) là
A. hình lục giác. B. hình ngũ giác. D0 C0
C. hình tứ giác. D. hình tam giác.

A0 B0

Câu 26. Cho hình hộp ABCD.A0 B0 C 0 D 0 và một điểm M nằm giữa hai điểm A và B. Gọi ( P) là
mặt phẳng đi qua M và song song với ( AB0 D 0 ). Cắt hình hộp bởi mặt phẳng ( P) thì thiết diện

A. Hình tam giác. B. Hình tứ giác. C. Hình ngũ giác. D. Hình lục giác.
Câu 27 (Thi HK1, THPT Lương Thế Vinh Hà Nội, 2019).
Cho hình hộp ABCD.A0 B0 C 0 D 0 (tham khảo hình vẽ). Gọi M là trung
D0 C0
điểm cạnh A0 D 0 và (α) là mặt phẳng đi qua M, song song với các
đường thẳng BB0 , AC. Gọi T là giao điểm của đường thẳng BC và
TB A0 B0
mặt phẳng (α). Tính tỉ số .
TC
2 3 D C
A. 2. B. 3. C. . D. .
3 2
A B

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
104 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

2. Đáp án và lời giải


ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM
1 A 4 D 7 B 10 A 13 D 16 A 19 A 22 C 25 A

2 A 5 B 8 D 11 D 14 B 17 D 20 B 23 A 26 D

3 B 6 B 9 A 12 B 15 C 18 A 21 B 24 C 27 B
LỜI GIẢI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Nếu đường thẳng a song song song với ( P) thì a vẫn có thể nằm trong ( Q).
Chọn đáp án A
Câu 2. Cho điểm M nằm ngoài mặt phẳng (α). Khi đó tồn tại vô số đường thẳng a chứa M
và song song với (α).
Chọn đáp án A
Câu 3. Mệnh đề “( P) chứa vô số đường thẳng song song với ( Q)” không đủ để chỉ ra hai mặt
phẳng song song (khi các đường thẳng đó song song với nhau).
Chọn đáp án B
Câu 4. Nếu một đường thẳng song song với một trong hai mặt phẳng song song thì nó vẫn
có thể nằm trong mặt phẳng còn lại. Do đó D là mệnh đề sai và ta chọn D.
Chọn đáp án D
Câu 5.
Cho mặt phẳng (α) và ( β) như hình bên. β
Trong đó ( β) chứa hai đường thẳng a, b song a
b
song với (α). Tuy nhiên (α) ∩ ( β) = d.
d

α
Chọn đáp án B
Câu 6.
Đó là đường thẳng đi qua M và song
song với giao tuyến a, b của các mặt
phẳng đã cho.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
105 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Chọn đáp án B

Câu 7.
Gọi (α) là mặt phẳng song song với ( ABC ). Gọi M, N, P lần lượt
A0 C0
là giao điểm của (α) với AA0 , BB0 , CC 0 . Khi đó ta có MN = AB,
NP = BC, PM = AC. Vậy thiết diện là một tam giác đều.
B0
M P

A N C

B
Chọn đáp án B

Câu 8.
 Ta có ( I JK ) k ( ACD ) nên ( I JK ) ∩ ( ACD ) = ∅. S
 Ta có IK là đường trung bình trong tam giác SAC
nên IK k AC.
I
L
 Ta có I J là đường trung bình trong tam giác SAB nên J K
I J k AB, suy ra I J k CD.

 Dễ thấy SD cắt ( I JK ) tại trung điểm L của SD. Do D


A
đó mệnh đề SD ∩ ( I JK ) = ∅ là mệnh đề sai.
B C
Chọn đáp án D

Câu 9. Mặt phẳng ( MNP) cắt DD 0 tại trung điểm Q của DD 0 . Từ đó thấy rằng ba khẳng định
trong đề bài đều đúng.
Chọn đáp án A

Câu 10.
Giao tuyến của (α) với (SDC ) là MQ song song với CD (Q S
thuộc SD). Giao tuyến của (α) với ( ABDC ) là PN song song
với CD (P thuộc AD). Từ đó suy ra thiết diện của hình chóp
S.ABCD cắt bởi mặt phẳng (α) là hình thang MNPQ như
hình vẽ bên. Q

M
A D
P

B N C
Chọn đáp án A

Câu 11.
 Từ điều kiện a k b và b ⊂ ( P) ta suy ra a k ( P) hoặc a ⊂ ( P).

 Từ điều kiện a k b và b k ( P) ta suy ra a k ( P) hoặc a ⊂ ( P).

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
106 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

 Từ điều kiện a k ( Q) và ( Q) k ( P) ta suy ra a k ( P) hoặc a ⊂ ( P).

Chọn đáp án D

Câu 12.
ß
AF 6⊂ ( BCE)
Ta có:
AF k BE ⊂ ( BCE).
Suy raßAF k ( BCE). (1)
AD 6⊂ ( BCE)
Ta có:
AD k BC ⊂ ( BCE)
Suy ra AD k ( BCE). (2)
Mà AD và AF là hai đường thẳng cắt nhau và
cùng nằm trong ( ADF ) nên từ (1) và (2) suy ra
( AFD ) song song với ( BEC ).
Lưu ý. Đối với bài toán này chỉ cần vẽ được hình
là thấy rằng cần chọn đáp án đúng.

Chọn đáp án B

Câu 13.
Vì M, M0 là trung điểm của BC, B0 C 0 nên MM0 k BB0 k CC 0 k AA0 .
A0 B0
Suy ra A, A0 , M0 , M cùng thuộc một mặt phẳng. Trong mặt phẳng M0
( AA0 M0 M), gọi T là giao điểm của A0 M và AM0 . Ta có
®
A0 M ∩ AM0 = T C0
0 0 ⇒ AM0 ∩ ( A0 BC ) = A0 M ∩ AM0 = T. T
A M ⊂ ( A BC )
A B
M
C

Chọn đáp án D

Câu 14.
Gọi O, O0 lần lượt là tâm của các hình bình hành ABCD, A0 B0 C 0 D 0 . A0 B0
O0
Vì ACC 0 A0 là hình bình hành nên A0 O k O0 C, do đó
AG AO 1 C0
4 AOG v 4 ACG 0 ⇒ = = ⇒ AG = GG 0 . (1) D0
AG 0 AC 2 G0
C 0 O0 C0 G0 1 G
4C 0 A0 G v 4C 0 O0 G 0 ⇒ 0 0 = 0 = ⇒ C 0 G 0 = GG 0 . (2) A B
CA CG 2
1 O
Từ (1) và (2) suy ra GG 0 = AC 0 . D C
3
Chọn đáp án B

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
107 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Câu 15. Chú ý rằng ( P) giao với mặt ABCD của hình hộp chỉ tại 1 điểm A.

Dễ thấy BD k ( P). Vẽ đường thẳng đi qua A, song song với BD, cắt BC tại E và cắt CD tại F.
Nối EM cắt BB0 tại Q. Nối FN cắt DD 0 tại R. Thiết diện là ngũ giác ARN MQ.
Chọn đáp án C

Câu 16. Chọn mặt phẳng phụ chứa AA0 là ( ACC 0 A0 ).

Ta có ( ACC 0 A0 ) ∩ ( BC 0 D ) = C 0 O.
Trong ( ACC 0 A0 ), ta có I = C 0 O ∩ A0 A.
Dễ thấy A là trung điểm A0 I.
Chọn đáp án A

Câu 17.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
108 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Ba đường thẳng AA0 , BB0 , CC 0 đồng quy tại điểm S.


Bất kì đường thẳng nào đi qua S nếu cắt AB thì cũng S
cắt A0 B0 . Do đó có vô số đường thẳng cắt cả 5 đường
thẳng AA0 , BB0 , CC 0 , AB, và A0 B0 .
A0
C0

B0
A C

B
Chọn đáp án D

Câu 18.
Chẳng hạn khi M di động trong
tam giác BCD nằm trong ( P) thì
I di động trong tam giác B0 C 0 D 0
(với B0 , C 0 , D 0 lần lượt là trung
điểm AB, AC, AD) và dễ thấy
rằng ( B0 C 0 D 0 ) k ( P). Vậy I di
động trên mặt phẳng song song
với ( P).

Chọn đáp án A

Câu 19.
Chọn đáp án A

Câu 20.
Gọi J, P, Q, F, E lần lượt là trung điểm của OC, S
BC, CD, SD, SB. Khi đó ta có J, P, Q, F, E cùng
nằm trên mặt phẳng ( P). Kéo dài I J cắt SA tại
K. Vậy thiết diện tạo thành là ngũ giác PQFKE. K
F
I
E
A
D
Q
O
B J C
P
Chọn đáp án B

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
109 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Câu 21. Gọi O là trung điểm của AB, tia Ox 0 k Ax, Oy0 k By.

Ta xét một số trường hợp đặc biệt: khi M trùng A thì trung điểm MN là điểm P nằm trên Oy0 ,
khi N trùng B thì trung điểm MN là điểm Q nằm trên Ox 0 . Vậy tập hợp các trung điểm của
đoạn thẳng MN là miền của góc x 0 Oy0 .
Chọn đáp án B

Câu 22. Gọi O là trung điểm của AB, tia Ox 0 k Ax, Oy0 k By.

Do AM = BN nên trung điểm R của MN nằm trên tia phân giác của góc x 0 Oy0 . Vậy tập hợp
các trung điểm của đoạn thẳng MN là tia phân giác của góc x 0 Oy0 .
Chọn đáp án C

Câu 23.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
110 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Gọi P, Q, R, S là trung điểm CB, CA,


AD, BD. Ta xét một số trường hợp
đặc biệt: khi M trùng A thì trung
điểm MN chạy trên cạnh QR, khi M
trùng B thì trung điểm MN chạy trên
cạnh PS, khi N trùng D thì trung
điểm MN chạy trên cạnh SR. Như
vậy tập hợp các trung điểm của đoạn
MN là hình bình hành đó có đỉnh
là trung điểm các cạnh BC, CA, AD,
BD (là hình bình hành PQRS với các
điểm nằm trong nó).

Chọn đáp án A

Câu 24.
Gọi I là trung điểm của AC 0 , O là tâm hình bình hành ABCD. x
Khi đó y
1 z C0 B0
OI k CC 0 k BB0 k DD 0 và OI = CC 0 = 3.
2
Suy ra I ∈ ( BB0 D 0 D ). Mà I ∈ AC 0 ⊂ (α) nên I ∈ B0 D 0 . I
Hình thang BB0 D 0 D có OI là đường trung bình nên D0 A B
1
OI = ( BB0 + DD 0 ) ⇒ DD 0 = 2.
2 D O
C
Chọn đáp án C

Câu 25. Gọi mặt phẳng chứa đường thẳng MN và song song với mặt phẳng ( ACB0 ) là (α).
 Giao tuyến của (α) với mặt phẳng ( ABCD ) là đường thẳng D P C
qua M và song song với AC, đường thẳng này cắt CD tại
M
P là trung điểm CD.
A B N
 Giao tuyến của (α) với mặt phẳng ( BCC 0 B0 ) là đường
thẳng qua N và song song với B0 C, đường thẳng này cắt
B0 C 0 tại E là trung điểm B0 C 0 . G D0 C0
E
 Giao tuyến của (α) với mặt phẳng ( A0 B0 C 0 D 0 ) là đường
thẳng qua E và song song với A0 C 0 , đường thẳng này cắt A0 F B0
A0 B0 tại F là trung điểm A0 B0 .

 Giao tuyến của (α) với mặt phẳng ( ABB0 A0 ) là đường


thẳng qua F và song song với AB0 , đường thẳng này cắt
AA0 tại G là trung điểm AA0 .
Do đó MPNEFG là thiết diện cần tìm. Vậy thiết diện là một hình lục giác.
Chọn đáp án A

Câu 26.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
111 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Chú ý rằng ( P) song song với hai mặt phẳng


( AB0 D 0 ), ( BDC 0 ) và nằm giữa hai mặt phẳng
đó. Vì vậy mặt phẳng ( P) cắt các đoạn thẳng
nối hai điểm thuộc hai mặt phẳng đó. Suy ra
thiết diện là hình lục giác.

Chọn đáp án D

Câu 27.
Gọi N, P, E lần lượt là trung điểm của AD, DC, D 0 C 0 . Dễ D0 E C0
thấy mặt phẳng (α) chính là ( MNPE). Trong ( ABCD ), gọi T M
 giao điểm của NP và BC. Xét 4 NDP và 4 PCT có

A0 B0
 DPN = TPC (đối đỉnh)

 ’ ‘
T
DP = PC


’ = PCT
 NDP ‘ (so le trong). D C
P
N
Suy ra 4 NDP = 4 TCP.
1 1 A B
Do đó DN = TC = AD = BC.
2 2
TB
Vậy TB = 3TC hay = 3.
TC
Chọn đáp án B

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
112 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

BÀI 5. PHÉP CHIẾU SONG SONG

A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT


1. Định nghĩa phép chiếu song song.
Cho mặt phẳng ( P) và đường thẳng ` cắt ( P). Với mỗi điểm M
trong không gian, vẽ đường thẳng đi qua M và song song hoặc
trùng với `. Đường thẳng này cắt ( P) tại một điểm M0 nào đó.
Phép đặt tương ứng mỗi điểm M trong không gian với điểm M0
của mặt phẳng ( P) như trên gọi là phép chiếu song song lên mặt
phẳng ( P) theo phương `.

 ( P) gọi là mặt phẳng chiếu.

 ` gọi là phương chiếu.

 M0 gọi là hình chiếu song song (hoặc ảnh) của điểm M qua phép chiếu song nói trên.

2. Tính chất. Trong các tính chất dưới đây của phép song song theo phương `, ta chỉ xét hình
chiếu song song của các đoạn thẳng hoặc đường thẳng không song song và không trùng với
`.
 Hình chiếu song song của một đường thẳng là một đường thẳng.

 Hình chiếu song song của một đoạn thẳng là đoạn thẳng, của một tia là tia.

 Hình chiếu song song của hai đường thẳng song song là hai đường thẳng song song
hoặc trùng nhau.

 Phép chiếu song song không làm thay đổi tỉ số của hai đoạn thẳng nằm trên hai đường
thẳng song song (hoặc trùng nhau).

3. Hình biểu diễn của một hình không gian.

 Hình biểu diễn của một hình H trong không gian là hình chiếu song song của hình H
trên một mặt phẳng hoặc hình đồng dạng với hình chiếu đó.

 Nếu trên hình H có hai đoạn thẳng nằm trên hai đường thẳng song song (hoặc trùng
nhau) thì chúng chẳng những được biểu diễn bởi hai đoạn thẳng nằm trên hai đường
thẳng song song (hoặc trùng nhau), mà tỉ số của hai đoạn thẳng này còn phải bằng tỉ số
của hai đoạn thẳng tương ứng trên hình H.

 Hình chiếu song song của một đường tròn là một đường elip hoặc một đường tròn, hoặc
đặc biệt có thể là một đoạn thẳng.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN

Dạng 17. Sử dụng phép chiếu song song để giải toán.

Bài 1. Cho tứ diện ABCD. Gọi G là trọng tâm tam giác ACD.

a) Chứng minh rằng hình chiếu song song của G lên mặt phẳng ( BCD ) theo phương chiếu
AB là trọng tâm của tam giác BCD.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
113 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

b) Gọi E, F, H lần lượt là trung điểm của AB, AC, AD. Tìm hình chiếu của tam giác EFH
lên mặt phẳng ( BCD ) theo phương chiếu AB.

L Lời giải

a) Gọi M, I, J lần lượt là trung điểm của CD, BC, BD. Hình chiếu
song song của AM lên ( BCD ) theo phương chiếu AB là BM. Vì G
2
thuộc AM và AG = AM nên nếu gọi G 0 là hình chiếu của G lên
3
2
( BCD ) theo phương chiếu AB thì G 0 thuộc BM và BG 0 = BM.
3
Vậy G 0 là trọng tâm ∆BCD.
b) Ta có FI k AB, H J k AB, do đó hình chiếu song song của E,
F, H lên mặt phẳng ( BCD ) theo phương chiếu AB lần lượt là B,
I, J. Như vậy hình chiếu của ∆EFH lên mặt phẳng ( BCD ) theo
phương chiếu AB là ∆BI J.
Bài 2. Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A0 B0 C 0 . Gọi G, G 0 lần lượt là trọng tâm của tam giác
ABC và A0 B0 C 0 . Một mặt phẳng (α) cắt các cạnh AA0 , BB0 , CC 0 , GG 0 lần lượt tại A1 , B1 , C1 , G1 .
Chứng minh rằng:

a) GG 0 song song và bằng cạnh bên của hình lăng trụ.

b) G1 là trọng tâm của tam giác A1 B1 C1 .

1 1
c) G1 G 0 = ( A1 A0 + B1 B0 + C1 C 0 ), G1 G = ( A1 A + B1 B + C1 C ).
3 3

L Lời giải

a) Gọi M, M0 lần lượt là trung điểm các cạnh BC, B0 C 0 . Vì


MM0 song song và bằng AA0 nên tứ giác AMM0 A0 là hình
bình hành, do đó AM song song và bằng A0 M0 . Ta cũng có
2 2
AG = AM, A0 G 0 = A0 M0 . Mà AM = A0 M0 nên AG song
3 3
song và bằng A0 G 0 . Vậy tứ giác AGG 0 A0 là hình bình hành. Do
đó GG 0 song song và bằng AA0 . Ta có điều phải chứng minh.
b) Xét phép chiếu song theo phương AA1 lên mặt phẳng
( A1 B1 C1 ). Qua phép chiếu này ∆ABC biến thành ∆A1 B1 C1 .
Do đó trọng tâm G của ∆ABC biến thành trọng tâm ∆A1 B1 C1 ,
mà G1 là ảnh của G qua phép chiếu song song nói trên nên G1
là trọng tâm tam giác A1 B1 C1 .
c) Gọi L, L0 lần lượt là trung điểm của AG, A0 G 0 , gọi L1 là giao điểm của LL0 và A1 G1 . Khi đó
L1 là trung điểm của A1 G1 . Theo định lí về đường trung bình hình thang ta có

1
2G1 G 0 = L1 L0 + M1 M0 = A1 A0 + G1 G 0 + M1 M0 .
 
2
Suy ra
1 1
G1 G 0 = A1 A0 + 2M1 M0 = A1 A0 + B1 B0 + C1 C 0 .
 
3 3
1
Chứng minh tương tự ta có G1 G = ( A1 A + B1 B + C1 C ).
3

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
114 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Dạng 18. Vẽ hình biểu diễn của các hình thường gặp.

Phương pháp.

 Hình biểu diễn của một hình H trong không gian là hình chiếu song song của hình H
trên một mặt phẳng hoặc hình đồng dạng với hình chiếu đó.

 Hình biểu diễn của tam giác cân, vuông, đều là một tam giác bất kì.

 Hình biểu diễn của hình chữ nhật, hình vuông, hình thoi, thường là một hình bình hành.

 Hình biểu diễn của các loại hình thang là một hình thang bất kì.

 Hình biểu diễn của đường tròn là một đường elip hoặc đường tròn.

 Khi vẽ hình biểu diễn của các loại hình phức tạp hơn cần chú ý đến các tính chất được
bảo toàn qua phép chiếu song song như: song song, cắt nhau, độ lớn của các góc, tỉ số
của các đoạn thẳng nằm trên một đường thẳng hoặc nằm trên hai đường thẳng song
song.

Bài 3. Vẽ hình biểu diễn của một tam giác vuông nội tiếp trong một đường tròn.
L Lời giải

Giả sử tam giác ABC vuông tại A, nội tiếp


đường tròn (O). Khi đó BC là đường kính
của đường tròn, tâm O của đường tròn là
trung điểm BC. Từ đó suy ra cách biểu diễn
tam giác vuông ABC nội tiếp trong đường
tròn (O) như sau: vẽ elip ( E), vẽ tam giác
A0 B0 C 0 có ba đỉnh trên ( E) và cạnh B0 C 0 đi
qua tâm O0 của ( E). Ta được hình biểu diễn
cần tìm.
Bài 4. Vẽ hình biểu diễn của một hình vuông nội tiếp trong một đường tròn.
L Lời giải

Giả sử hình vuông ABCD nội tiếp đường


tròn (O). Khi đó AC và BD cắt nhau tại tâm
O của đường tròn, bốn điểm A, B, C, D nằm
trên đường tròn, AC ⊥ BD. Từ đó suy ra cách
biểu diễn hình vuông ABCD nội tiếp trong
đường tròn (O) như sau: vẽ elip ( E) có tâm
là O0 , vẽ hai đường thẳng cắt nhau tại O0 và
cắt ( E) tại bốn điểm A0 , B0 , C 0 , D 0 . Ta được
hình biểu diễn cần tìm.
Bài 5. Vẽ hình biểu diễn của hình chóp S.ABCDEF, có đáy là lục giác đều nội tiếp đường tròn
tâm O.
L Lời giải

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
115 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

• Trước hết ta vẽ hình biểu diễn của lục giác


đều ABCDEF nội tiếp đường tròn tâm O. Do
tứ giác OABC là hình bình hành (vừa là hình
thoi) nên các điểm D, E, F lần lượt đối xứng
với các điểm A, B, C qua tâm O.

Từ đó suy ra cách vẽ hình biểu diễn của lục giác đều ABCDEF
nội tiếp đường tròn tâm O như sau: Vẽ hình bình hành
O0 A0 B0 C 0 biểu diễn cho hình bình hành OABC. Lấy các điểm
D 0 , E0 , F 0 lần lượt đối xứng với A0 , B0 , C 0 qua tâm O0 , ta được
hình biểu diễn A0 B0 C 0 D 0 E0 F 0 của hình lục giác đều ABCDEF.
• Để vẽ hình chóp, ta lấy một điểm S0 nằm ngoài mặt
phẳng ( A0 B0 C 0 D 0 E0 F 0 ), nối S0 với A0 , B0 , C 0 , D 0 , E0 , F 0 ta được
hình chóp S0 .A0 B0 C 0 D 0 E0 F 0 là hình biểu diễn của hình chóp
S.ABCDEF đã cho.

C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


1. Đề bài
Câu 1. Qua một phép chiếu song song, một đường thẳng sẽ song song với hình chiếu của nó
nếu thỏa điều kiện:
A. Đường thẳng đó song song với phương chiếu.
B. Đường thẳng đó không song song với phương chiếu.
C. Đường thẳng đó không song song với phương chiếu và cũng không song song với mặt
phẳng chiếu.
D. Đường thẳng đó không song song với phương chiếu nhưng song song với mặt phẳng
chiếu.
Câu 2. Mệnh đề nào sau đây là sai? Qua một phép chiếu song song, hình chiếu của hai đường
thẳng chéo nhau có thể là:
A. hai đường thẳng chéo nhau. B. hai đường thẳng cắt nhau.
C. hai đường thẳng song song với nhau. D. hai đường thẳng phân biệt.
Câu 3. Trong hình học không gian, hình nào bên dưới là hình biểu diễn của hình vuông qua
phép chiếu song song?

A. . B. . C. . D. .
Câu 4. Cho tứ diện ABCD. Gọi G là trọng tâm tam giác ACD. Để hình chiếu song song của
G lên ( BCD ) là trọng tâm của ∆BCD thì phương chiếu nào sau đây thích hợp?
A. AC. B. AB. C. AD. D. AG.
Câu 5. Mệnh đề nào sau đây là sai? Qua một phép chiếu song song, hình chiếu của hai đường
thẳng cắt nhau có thể là:
A. hai đường thẳng cắt nhau. B. hai đường thẳng song song với nhau.
C. hai đường thẳng trùng nhau. D. hai đường thẳng phân biệt.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
116 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Câu 6. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?


A. Hình chiếu song song của hai đường thẳng chéo nhau thì song song với nhau.
B. Hình chiếu song song của hai đường thẳng cắt nhau có thể song song với nhau.
C. Hình chiếu song song của hai đường thẳng chéo nhau có thể cắt nhau.
D. Các mệnh đề trên đều sai.

2. Đáp án và lời giải


ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM

1 D 2 A 3 B 4 B 5 B 6 C

LỜI GIẢI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Qua một phép chiếu song song, một đường thẳng sẽ song song với hình chiếu của nó
nếu thỏa điều kiện đường thẳng đó không song song với phương chiếu nhưng song song với
mặt phẳng chiếu.
Chọn đáp án D

Câu 2. Mệnh đề sai là: Qua một phép chiếu song song, hình chiếu của hai đường thẳng chéo
nhau là hai đường thẳng chéo nhau.
Chọn đáp án A

Câu 3.
Hình biểu diễn của hình vuông qua phép chiếu song song là

Chọn đáp án B

Câu 4.
• Nếu phương chiếu là AG thì hình chiếu song song của G lên mặt
phẳng ( BCD ) là trung điểm M của đoạn thẳng CD.
• Nếu phương chiếu là AC hay AD thì hình chiếu song song của G
lên ( BCD ) là một điểm trên đoạn CD.
• Nếu phương chiếu là AB thì hình chiếu song song của G lên
( BCD ) là trọng tâm G 0 của tam giác BCD.
Vậy chọn đáp án ( B).

Chọn đáp án B

Câu 5. Mệnh đề sai là: Qua một phép chiếu song song, hình chiếu của hai đường thẳng cắt
nhau có thể là hai đường thẳng song song với nhau.
Chọn đáp án B

Câu 6.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
117 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Xét hình hộp ABCD.A0 B0 C 0 D 0 và xét MN, A0 D là hai


đường thẳng chéo nhau như hình vẽ. Khi đó ảnh của MN
và A0 D qua phép chiếu song song theo phương chiếu AA0
lên mặt phẳng ( ABCD ) là AB và AD. Rõ ràng AB cắt AD
tại A. Ta chọn C.

Chọn đáp án C

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
118 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

ÔN TẬP CHƯƠNG

A. BỘ ĐỀ SỐ 1
1. Đề bài
Câu 1. Biết rằng có đúng một mặt phẳng đi qua ba điểm A, B, C cho trước. Kết luận nào sau
đây sai?
A. Ba điểm A, B, C cùng nằm trên một đường thẳng.
B. Điểm A không nằm trên đường thẳng đi qua B và C.
C. Ba điểm A, B, C không thẳng hàng.
D. Ba điểm A, B, C tạo thành một tam giác.
Câu 2 (HK1-Chuyên Lương Văn Tụy Ninh Bình 2016-2017).
Chọn khẳng định sai.
A. Nếu một đường thẳng cắt một trong hai mặt phẳng song song thì sẽ cắt mặt phẳng còn
lại.
B. Nếu hai mặt phẳng song song thì mọi đường thẳng nằm trên mặt phẳng này đều song
song với mặt phẳng kia.
C. Nếu mặt phẳng ( P) chứa hai đường thẳng cùng song song với mặt phẳng ( Q) thì ( P) và
( Q) song song với nhau.
D. Nếu hai mặt phẳng ( P) và ( Q) song song với nhau thì mặt phẳng ( R) đã cắt ( P) đều
phải cắt ( Q) và các giao tuyến của chúng song song nhau.
Câu 3 (Đề HK1 T11, Đức Thọ, Hà Tĩnh 2018).
Cho hình chóp S.ABCD đáy là tứ giác lồi ABCD, giao tuyến của mặt (SAD ) và (SBD ) là
A. SA. B. SD. C. SC. D. SB.
Câu 4. Tam giác ABC và tam giác AB1 C1 có chung đỉnh A và không cùng nằm trên một mặt
phẳng. Kết luận nào sau đây sai?
A. Hai mặt phẳng ( ABC ) và ( AB1 C1 ) có chung nhau vô số điểm.
B. Hai mặt phẳng ( ABC ) và ( AB1 C1 ) là hai mặt phẳng phân biệt.
C. Hai mặt phẳng ( ABC ) và ( AB1 C1 ) có chung nhau đúng một điểm.
D. Hai mặt phẳng ( ABC ) và ( AB1 C1 ) có chung nhau một đường thẳng.
Câu 5. Cho hình chóp tứ giác S.ABCD. Gọi I, J, K lần lượt là trung điểm của các cạnh SA,
AB, BC. Mặt phẳng ( I JK ) cắt cạnh nào trong các cạnh dưới đây của hình chóp?
A. Cạnh AD. B. Cạnh CD. C. Cạnh SB. D. Cạnh BC.
Câu 6. Cho đường thẳng a song song với mặt phẳng ( P). Kết luận nào sau đây đúng?
A. Nếu đường thẳng b cắt a thì b cắt ( P).
B. Nếu đường thẳng b đi qua điểm M thuộc ( P) và b k a thì b nằm trên ( P).
C. Nếu đường thẳng b song song với a thì b k ( P).
D. Nếu đường thẳng b song song với ( P) thì b k a.
Câu 7 (HKI THPT Quỳnh Côi, Thái Bình 2017-2018).
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
A. Hai đường thẳng không có điểm chung thì chéo nhau.
B. Hai đường thẳng lần lượt nằm trên hai mặt phẳng phân biệt thì chéo nhau.
C. Hai đường thẳng phân biệt không song song thì chéo nhau.
D. Hai đường thẳng chéo nhau thì không có điểm chung.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
119 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Câu 8 (HKI THPT Quỳnh Côi, Thái Bình 2017-2018).


Cho hình chóp ABCD, đáy là hình thang, đáy lớn AB, giao tuyến của mặt (SAD ) và (SBC )

A. SK với K = AD ∩ BC. B. Sx với Sx k AB.
C. SK với K = AB ∩ CD. D. SK với K = AC ∩ BD.
Câu 9 (HKI THPT Quỳnh Côi, Thái Bình 2017-2018).
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Giao tuyến của (SAB) và (SCD ) là
A. Đường SO với O là tâm hình bình hành.
B. Đường thẳng qua S và song song với AD.
C. Đường thẳng qua S và song song với CD.
D. Đường thẳng qua S và cắt AB.
Câu 10. Cho hình bình hành ABCD nằm trên mặt phẳng ( P). Điểm S không nằm trên ( P).
Gọi M, N lần lượt là trung điểm của SB và CD. Gọi G là giao điểm của AC và BN. Đường
thẳng MN nằm trên cùng một mặt phẳng với đường thẳng nào sau đây:
A. AB. B. AC. C. BC. D. SG.
Câu 11. Qua phép chiếu song song lên mặt phẳng ( P), hai đường thẳng chéo nhau a và b có
hình chiếu là hai đường thẳng a0 , b0 . Mệnh đề nào sau đây đúng?
A. a0 và b0 luôn cắt nhau.
B. a0 và b0 có thể trùng nhau.
C. a0 và b0 không thể song song.
D. a0 và b0 có thể cắt nhau hoặc song song với nhau.
Câu 12. Cho ba đường thẳng phân biệt đôi một cắt nhau. Mệnh đề nào sau đây sai?
A. Ba đường thẳng đó không đồng phẳng thì chúng đồng quy.
B. Ba đường thẳng đó không đồng quy thì chúng đồng phẳng.
C. Nếu ba đường thẳng đó đồng phẳng thì chúng đồng quy.
D. Ba đường thẳng đó hoặc đồng quy hoặc đồng phẳng.
Câu 13 (Đề HK1 T11, Đức Thọ, Hà Tĩnh 2018).
Cho tứ diện ABCD, lấy I là trung điểm của AB, J thuộc BC sao cho BJ = 3JC. Gọi K là giao
điểm của AC với I J. Khi đó điểm K không thuộc mặt phẳng nào dưới đây?
A. (CI J ). B. ( ABC ). C. ( BCD ). D. ( ACD ).
Câu 14 (Đề HK1 T11, Đức Thọ, Hà Tĩnh 2018).
Cho tứ diện ABCD lấy I, J lần lượt là trung điểm của AB, AD. Đường thẳng I J song song với
mặt phẳng nào dưới đây?
A. ( ABD ). B. ( ABC ). C. ( ACD ). D. (CBD ).
Câu 15. Cho n đường thẳng phân biệt đôi một cắt nhau (n > 3). Mệnh đề nào sau đây
đúng?
A. n đường thẳng đó đồng phẳng.
B. n đường thẳng đó đồng quy.
C. Nếu n đường thẳng đó không đồng quy thì chúng đồng phẳng.
D. Nếu n đường thẳng đó đồng phẳng thì chúng đồng quy.
Câu 16. Cho hai mặt phẳng ( P) và ( Q) cắt nhau theo giao tuyến ∆, đường thẳng a nằm trên
( P) và đường thẳng b nằm trên ( Q). Các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào đúng?
A. Nếu a cắt ( Q) tại điểm I thì I phải nằm trên ∆.
B. Nếu b cắt ( P) thì b phải trùng với ∆.
C. Nếu a và b có điểm chung thì a trùng với b.
D. Ba mệnh đề A, B, C đều sai.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
120 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Câu 17 (Đề HK1 T11, Đức Thọ, Hà Tĩnh 2018).


Cho tứ diện ABCD, gọi I và J lần lượt là trọng tâm của tam giác ABC và tam giác ABD.
Đường thẳng I J song song với đường nào dưới đây?
A. AB. B. CD. C. BC. D. AD.

Câu 18. Cho hai đường thẳng a và b chéo nhau. Có bao nhiêu mặt phẳng đi qua a và song
song với b?
A. Không có. B. Có một mặt phẳng duy nhất.
C. Có hai mặt phẳng. D. Có vô số mặt phẳng.

Câu 19. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?


A. Hình chiếu song song của hai đường thẳng chéo nhau thì song song với nhau.
B. Hình chiếu song song của hai đường thẳng cắt nhau có thể song song với nhau.
C. Hình chiếu song song của hai đường thẳng chéo nhau có thể song song với nhau.
D. Các mệnh đề trên đều sai.

Câu 20. Cho hai mặt phẳng ( P) và ( Q) cắt nhau theo giao tuyến ∆. Hai đường thẳng p, q lần
lượt nằm trong ( P) và ( Q). Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
A. p và q cắt nhau. B. p và q chéo nhau.
C. p và q song song. D. Cả ba mệnh đề trên đều sai.

Câu 21. Cho tứ diện ABCD, M và N lần lượt là trung điểm hai cạnh AB và CD, a là đường
thẳng song song với MN. Xét bốn mặt phẳng, mỗi mặt đi qua ba đỉnh của tứ diện. Mệnh đề
nào sau đây là đúng?
A. Đường thẳng a cắt cả bốn mặt phẳng đó.
B. Đường thẳng a chỉ cắt ba trong bốn mặt phẳng đó.
C. Đường thẳng a có thể chỉ cắt ba trong bốn mặt phẳng đó.
D. Đường thẳng a cắt nhiều nhất ba trong bốn mặt phẳng đó.

Câu 22. Cho tứ diện ABCD, G là trọng tâm tam giác BCD, một đường thẳng a song song với
AG. Mệnh đề nào sau đây đúng?
A. Đường thẳng a có thể không cắt cả bốn mặt phẳng đi qua 3 trong 4 đỉnh của tứ diện.
B. Đường thẳng a cắt ba trong bốn mặt phẳng đi qua 3 trong 4 đỉnh của tứ diện.
C. Đường thẳng a cắt cả bốn mặt phẳng đi qua 3 trong 4 đỉnh của tứ diện.
D. Đường thẳng a cắt nhiều nhất ba trong bốn mặt phẳng đi qua 3 trong 4 đỉnh của tứ diện.

Câu 23. Cho hình hộp ABCD.A0 B0 C 0 D 0 và một điểm M nằm giữa hai điểm A và B. Gọi ( P)
là mặt phẳng đi qua M và song song với hai đường thẳng BD và AB0 . Cắt hình hộp bởi mặt
phẳng ( P) thì thiết diện là
A. Hình tam giác. B. Hình tứ giác. C. Hình ngũ giác. D. Hình lục giác.
Câu 24 (HKI, Liên trường TP Vinh, Nghệ An, 2018).
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O, I là trung điểm AO. Thiết
diện của hình chóp cắt bởi ( P) qua I và song song với BD, SA là hình gì?
A. Tam giác. B. Lục giác. C. Hình bình hành. D. Ngũ giác.
Câu 25 (Đề HK1 T11, Đức Thọ, Hà Tĩnh 2018).
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M là trung điểm SD, G là trọng
KB
tâm tam giác SAB và K là giao điểm của GM với mặt phẳng ( ABCD ). Tỉ số bằng
KC
1 2 3
A. . B. 2. C. . D. .
2 3 2

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
121 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

2. Đáp án và lời giải


ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM

1 A 4 C 7 D 10 D 13 C 16 A 19 C 22 C 25 A
2 C 5 D 8 A 11 D 14 D 17 B 20 D 23 D
3 B 6 B 9 C 12 C 15 C 18 B 21 A 24 D

LỜI GIẢI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1.
Chọn đáp án A

Câu 2. Khẳng định sai là: Nếu mặt phẳng ( P) chứa hai đường thẳng cùng song song với mặt
phẳng ( Q) thì ( P) và ( Q) song song với nhau. Muốn khẳng định này đúng phải bổ xung thêm
điều kiện hai đường thẳng đó cắt nhau.
Chọn đáp án C

Câu 3.
Ta có (SAD ) ∩ (SBD ) = SD. S

A D

C
B
Chọn đáp án B

Câu 4. Do ( ABC ) và ( AB1 C1 ) là hai mặt phẳng phân biệt có A là một điểm chung nên hai
mặt phẳng này cắt nhau theo giao tuyến là đường thẳng đi qua A. Như thế ta chọn C.
Chọn đáp án C

Câu 5.
Mặt phẳng ( I JK ) cắt cạnh BC tại điểm K. Chú ý
rằng mặt phẳng ( I JK ) cắt các đường thẳng AD,
CD nhưng không cắt các cạnh AD, CD.

Chọn đáp án D

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
122 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Câu 6.
Chọn đáp án B

Câu 7. Hai đường thẳng chép nhau thì không có điểm chung.
Chọn đáp án D

Câu 8.
Kéo dài AD và BC. Gọi K là giao điểm của AD và BC. Ta có S và S
K là hai điểm chung của hai mặt phẳng (SAD ) và (SBC ) nên giao
tuyến của (SAD ) và (SBC ) là SK.

A B

D C

K
Chọn đáp án A

Câu 9.
Hai mặt phẳng (SAB) và (SCD ) chứa một điểm chung là điểm S
S. Lại có AB k CD mà AB ⊂ (SAB), CD ⊂ (SCD ). Suy ra giao
tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và (SCD ) là đường thẳng đi
qua S và song song với AB.

A B

D C
Chọn đáp án C

Câu 10.
Ta có G ∈ BN mà BN nằm trong mặt
phẳng (SBN ) nên SG nằm trong mặt
phẳng
ß (SBN ). Ta có:
M ∈ SB ⊂ (SBN )
N ∈ (SBN ).
Suy ra đường thẳng MN nằm trong mặt
phẳng (SBN ). Như vậy hai đường thẳng
MN và SG cùng nằm trong mặt phẳng
(SBN ), do đó ta chọn D.

Chọn đáp án D

Câu 11. Gọi ` là phương phiếu và (α), ( β) là các mặt phẳng song song với ` và lần lượt đi qua
a, b. Khi đó nếu (α) và ( β) cắt nhau thì a0 và b0 cắt nhau, nếu (α) và ( β) song song thì a0 và b0
song song. Đáp án đúng là D.
Chọn đáp án D

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
123 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Câu 12. Phương án C sai khi ba đường thẳng đó tạo thành một tam giác.
Chọn đáp án C

Câu 13. ®
K ∈ IJ
Do K = I J ∩ AC ⇒ A
K ∈ AC.

 Do I J ⊂ ( I JC ) ⇒ K ∈ ( I JC ).

 Do AC ⊂ ( ABC ) ⇒ K ∈ ( ABC ). I

 Do AC ⊂ ( ACD ) ⇒ K ∈ ( ACD ). J
B C
Vậy K ∈
/ ( BCD ).

D
K
Chọn đáp án C

Câu 14.
Do I J là đường trung bình của 4 ABD nên I J k BD mà A
I J * ( BCD ) suy ra I J k ( BCD ).

J
B C

D
Chọn đáp án D

Câu 15. Mệnh đề A sai, chẳng hạn xét AB, AC, AD của tứ diện ABCD. Mệnh đề B sai, chẳng
hạn xét AB, BC, CA của tứ diện ABCD. Mệnh đề C đúng. Mệnh đề D sai, chẳng hạn xét
AB, BC, CA của tứ diện ABCD.
Chọn đáp án C

Câu 16. Mệnh đề A đúng vì nếu a cắt ( Q) tại điểm I thì I là điểm chung của ( P) và ( Q) nên
I phải nằm trên giao tuyến của ( P) và ( Q), tức là I phải nằm trên ∆. Như thế ta chọn A.
Chọn đáp án A

Câu 17.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
124 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AD và AC. A


BJ BI
Ta có = ⇒ I J k MN.
BM BN
Mà MN k DC nên ta có I J k DC.
N
I

M
J
B C

Chọn đáp án B

Câu 18. Có duy nhất một mặt thằng đi qua a và song song với b
Chọn đáp án B

Câu 19.
Xét hình hộp ABCD.A0 B0 C 0 D 0 và xét A0 B0 , D 0 C là hai
đường thẳng chéo nhau như hình vẽ. Khi đó ảnh của A0 B0
và D 0 C qua phép chiếu song song theo phương chiếu AA0
lên mặt phẳng ( ABCD ) là AB và CD. Rõ ràng AB song
song với CD. Như thế chọn C.

Chọn đáp án C

Câu 20.
Mệnh đề A sai vì có thể p và q song song
với nhau (hình 1). Mệnh đề B sai vì p và
q có thể cắt nhau (hình 2) và khi đó p và
q đồng phẳng. Mệnh đề C sai vì p và q
có thể cắt nhau (hình 2). Như vậy cả ba
mệnh đề A, B, C đề sai, do đó chọn D.

Chọn đáp án D

Câu 21.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
125 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Đường thẳng MN cắt ( BCD ), ( ACD ) tại


N; cắt ( DAB), (CAB) tại M. Như vậy
đường thẳng MN cắt cả bốn mặt phẳng
đó nên đường thẳng a song song với MN
cũng phải cắt cả bốn mặt phẳng đó.

Chọn đáp án A

Câu 22.
Đường thẳng AG cắt cả bốn mặt phẳng đó (cắt
( BCD ) tại G; cắt ( ABC ), ( ACD ), ( ABD ) cùng
tại A) nên đường thẳng a song song với AG
cũng phải cắt cả bốn mặt phẳng đó.

Chọn đáp án C

Câu 23.
Chú ý rằng ( P) song song với hai mặt phẳng
( AB0 D 0 ), ( BDC 0 ) và nằm giữa hai mặt phẳng
đó. Vì vậy mặt phẳng ( P) cắt các đoạn thẳng
nối hai điểm thuộc hai mặt phẳng đó. Suy ra
thiết diện là hình lục giác.

Chọn đáp án D

Câu 24.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
126 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Trong ( ABCD ), kẻ qua I đường thẳng song


song với BD, cắt AB, AD theo thứ tự tại M, S
N. Trong (SAD ), kẻ đường thẳng qua N và
song song với SA, cắt SD tại P. Trong (SAB), R
kẻ đường thẳng qua M và song song với SA,
cắt SB tại Q. Trong (SBD ), gọi SO ∩ QP = H.
Trong (SAC ), gọi I H ∩ SC = R. Vậy thiết diện P
là ngũ giác MNPRQ. H
Q
D
C

N O
I
A M B
Chọn đáp án D

Câu 25.
Gọi I là trung điểm của AB, ta có S, I, G thẳng S
hàng. Trong mặt phẳng (SDI ) gọi K = MG ∩
DI, do
DI ⊂ ( ABCD ) ⇒ MG ∩ ( ABCD ) = K. K
G
Áp dụng định lý Menelaus cho 4SDI, ta có M
KI GS MD KI 1 I
· · =1⇒ = . A B
KD GI MS KD 2
Suy ra I là trung điểm của DK. (1)
0 0
Gọi K = DI ∩ BC. Xét 4 DK C, ta có D C
K0 I IB 1
IB k DC ⇒ 0 = = .
KD DC 2
Suy ra I là trung điểm của DK 0 . (2)
KB 1
Từ (1) và (2), suy ra K ≡ K 0 . Do đó = .
KC 2
Lưu ý. Xin nhắc lại định lí Mê-nê-la-uyt: Cho tam giác ABC. Ba điểm M, N, P theo thứ tự
thuộc các đường thẳng BC, CA, AB. Khi đó M, N, P thẳng hàng khi và chỉ khi

MB NC PA
. . = 1.
MC N A PB

Chọn đáp án A

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
127 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

B. BỘ ĐỀ SỐ 2

1. Đề bài
Câu 1 (Đề thi học kì 1, Bình Lục, Hà Nam 2017-2118).
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Gọi M, N là S
trung điểm AB, CD (như hình vẽ). Tìm mệnh đề đúng.
A. MN k (SBC ). B. MN k (SAB).
C. MN k (SCD ). D. MN k ( ABCD ).

A
D
M
N

B C
Câu 2 (Đề HK1 T11, Đức Thọ, Hà Tĩnh 2018).
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
A. Hai đường thẳng không có điểm chung là hai đường thẳng song song hoặc chéo nhau.
B. Hai đường thẳng chéo nhau khi chúng không có điểm chung.
C. Hai đường thẳng song song khi chúng ở trên cùng một mặt phẳng.
D. Khi hai đường thẳng ở trên hai mặt phẳng thì hai đường thẳng đó chéo nhau.

Câu 3. Cho G là trọng tâm tứ diện ABCD. Giao tuyến của mặt phẳng ( ABG ) và mặt phẳng
(CDG ) là
A. đường thẳng đi qua trung điểm hai cạnh BC và AD.
B. đường thẳng đi qua trung điểm hai cạnh AB và CD.
C. đường thẳng đi qua trung điểm hai cạnh AC và BD.
D. đường thẳng CG.
Câu 4 (HKI, Liên trường TP Vinh, Nghệ An, 2018).
Cho hai đường thẳng a, b và mặt phẳng ( P). Chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau
A. Đường thẳng b song song với ( P) khi và chỉ khi b song song với đường thẳng nào đó
nằm trong ( P).
B. Nếu a k ( P) và b k ( P) thì a k b.
C. Đường thẳng b song song với ( P) khi và chỉ khi chúng không có điểm chung.
D. Nếu a k b và b k ( P) thì a k ( P).

Câu 5. Cho hình hộp. Có bao nhiêu đường thẳng phân biệt, mỗi đường đi qua hai đỉnh của
hình hộp?
A. 18. B. 20. C. 24. D. 28.
Câu 6 (HKI THPT Quỳnh Côi, Thái Bình 2018).
Cho tứ diện ABCD. Gọi I, J và K lần lượt là trung điểm của AB, BC và BD. Giao tuyến của
hai mặt phẳng ( ABD ) và ( I JK ) là
A. KD.
B. Không có.
C. Đường thẳng đi qua K và song song với AB.
D. KI.

Câu 7 (Đề HKI 11, Vọng Thê, An Giang 2018).

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
128 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Cho hình hộp ABCD.A0 B0 C 0 D 0 , mệnh đề nào sau đây sai? A B


A. BC 0 và D 0 D chéo nhau. B. BB0 và AD chéo nhau.
C. AB song song với D 0 C 0 . D. CC 0 cắt D 0 A0 .
D C

A0 B0

D0 C0
Câu 8. Cho hình hộp. Có bao nhiêu mặt phẳng phân biệt, mỗi mặt đi A B
qua bốn đỉnh của hình hộp?
A. 10. B. 12. C. 14. D. 16.
D C

A0 B0

D0 C0
Câu 9. Cho hình hộp. Có bao nhiêu hình bình hành khác nhau mà đỉnh của nó là đỉnh hình
hộp?
A. 6. B. 8. C. 10. D. 12.

Câu 10. Cho hình hộp. Có bao nhiêu mặt phẳng phân biệt, mỗi mặt A B
đi qua ba đỉnh của hình hộp?
A. 10. B. 8. C. 6. D. 4.
D C

A0 B0

D0 C0
Câu 11 (HKI THPT Quỳnh Côi, Thái Bình 2018).
Cho tứ diện ABCD, gọi G là trọng tâm 4 BCD. Giao tuyến của mặt phẳng ( ACD ) và ( GAB)

A. AH (H là hình chiếu của B trên CD). B. AN (N là trung điểm của CD).
C. AK (K là hình chiếu của C trên BD). D. AM (M là trung điểm của AB).
Câu 12. Xét các đường thẳng chứa các cạnh của một hình hộp. Có nhiều nhất bao nhiêu đường
thẳng đôi một chéo nhau?
A. hai. B. ba. C. bốn. D. năm.
Câu 13 (Đề HK1 T11, Đức Thọ, Hà Tĩnh 2018).
Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, AD, CD, BC. Mệnh
đề nào sau đây sai?
1
A. MN k BD và MN = BD. B. MNPQ là hình bình hành.
2
1
C. MQ và NP chéo nhau. D. BD k PQ và PQ = BD.
2
Câu 14 (Đề Thi HK1 T11, SGD Quảng Nam 2017).
Cho tứ diện ABCD, gọi M, N, K lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD. Trong các khẳng định
sau, khẳng định nào đúng?
A. Giao tuyến của hai mặt phẳng ( MNK ) và mặt phẳng ( ABD ) đi qua trung điểm của AD.
B. Hai đường thẳng MN và BD cắt nhau.
C. Hai đường thẳng MK và AC cắt nhau.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
129 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

D. AD song song với mặt phẳng ( MNK ).


Câu 15. Cho hình hộp ABCD.A0 B0 C 0 D 0 . Xét 6 mặt phẳng, mỗi mặt phẳng chứa một mặt của
hình hộp. Một đường thẳng a đi qua tâm của hình bình hành ABCD và song song với AC 0 .
Đường thẳng a cắt bao nhiêu mặt phẳng trong số 6 mặt đang xét.
A. Một. B. Hai. C. Sáu. D. Bốn.
Câu 16. Cho điểm A không nằm trên mặt phẳng ( P) và một đường thẳng α đi qua A. Mệnh
đề nào sau đây đúng?
A. Đường thẳng α cắt mặt phẳng ( P).
B. Đường thẳng α có với ( P) nhiều nhất một điểm chung.
C. Đường thẳng α không cắt ( P).
D. Cả ba mệnh đề trên đều sai.
Câu 17 (Đề HKI 11, Vọng Thê, Ang Giang 2018).
Cho hình chóp S.ABCD đáy ABCD là hình thang S
(AD k BC, AD > BC). Gọi M là trung điểm của cạnh
AB. Mặt phẳng ( P) đi qua điểm M và song song SA
và BC. Khi đó thiết diện của hình chóp S.ABCD cắt
bởi mặt phẳng ( P) là hình gì?
A. Ngũ giác. B. Hình bình hành.
C. Tam giác. D. Hình thang.
A D
M
B C
Câu 18 (HKI, Liên trường TP Vinh, Nghệ An, 2018).
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của
SA, SB. Mệnh đề nào sau đây là mệnh đề đúng?
A. MN k (SAC ). B. MN k (SAB). C. MN k (SBD ). D. MN k ( ACD ).
Câu 19. Cho đường thẳng a song song mặt phẳng ( P). Khi đó:
A. Mọi đường thẳng nằm trong ( P) đều song song với a.
B. Trong ( P) có một đường thẳng duy nhất song song a.
C. Trong ( P) có vô số đường thẳng song song a.
D. Các mệnh đề A, B, C đều sai.
Câu 20. Cho hai mặt phẳng song song ( P) và ( Q) và a là đường thẳng nào đó. Mệnh đề nào
sau đây là sai?
A. Nếu a k ( P) thì a k ( Q).
B. Nếu a nằm trong ( P) thì a k ( Q).
C. Nếu a nằm trong ( Q) thì a song song với ( P).
D. Nếu a cắt ( P) thì a cắt ( Q).
Câu 21. Một hình chóp bất kỳ không thể có
A. 8 cạnh. B. 16 cạnh. C. 300 cạnh. D. 19 cạnh.
Câu 22. Một hình chóp có 16 cạnh thì có bao nhiêu mặt?
A. 8. B. 9. C. 14. D. 16.
Câu 23. Cho tứ diện SABC với M, N là trung điểm SA, SB. Điểm P nằm trên cạnh SC sao cho
CP = 2PS. Kết luận nào sau đây sai?
A. Đường thẳng MN song song với ( ABC ).

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
130 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

B. Đường thẳng MN song song với ( ABP).


C. Mặt phẳng ( MNP) song song với ( ABC ).
D. Đường thẳng AB song song với ( MNP).

Câu 24. Cho tứ diện ABCD có tất cả các cạnh bằng a. Gọi G là trọng tâm tam giác ABC. Diện
tích của thiết diện khi cắt tứ diện bởi mặt phẳng ( GCD ) là
√ √ √ √
a2 3 a2 2 a2 2 a2 3
A. . B. . C. . D. .
2 4 6 4
Câu 25. Cho hình hộp ABCD.A0 B0 C 0 D 0 . Cắt hình hộp bởi mặt phẳng A B
đi qua B, C 0 và trung điểm AD. Khi đó thiết diện là
A. Một tam giác.
D C
B. Một hình bình hành.
C. Một hình thang có đáy lớn bằng hai lần đáy nhỏ.
D. Một hình thang cân. A0 B0

D0 C0

2. Đáp án và lời giải

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM

1 A 4 C 7 D 10 B 13 C 16 B 19 C 22 B 25 C
2 A 5 D 8 B 11 B 14 A 17 D 20 A 23 C
3 B 6 D 9 D 12 B 15 C 18 D 21 D 24 B

LỜI GIẢI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1.
 MN k BC

Ta có BC ⊂ (SBC ) S

MN 6⊂ (SBC ).

Suy ra MN k (SBC ).

A
D
M
N

B C
Chọn đáp án A

Câu 2. Áp dụng định nghĩa hai đường thẳng chéo nhau ta có mệnh đề: “Hai đường thẳng
không có điểm chung là hai đường thẳng song song hoặc chéo nhau” là mệnh đề đúng.
Chọn đáp án A

Câu 3.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
131 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Vì G là trọng tâm tứ diện nên G là trung điểm


của đoạn thẳng nối hai trung điểm của hai cạnh
đối. Gọi M, N là trung điểm của AB, CD, khi đó
G là trung điểm của MN. Ta có
N ∈ MG ⊂ ( GAB) ⇒ N ∈ ( GAB).
Như vậy giao tuyến của hai mặt phẳng ( ABG ),
(CDG ) là đường thẳng MN. Do đó ta chọn B .

Chọn đáp án B

Câu 4. Đường thẳng song song với mặt phẳng khi và chỉ khi chúng không có điểm chung.
Chọn đáp án C

Câu 5. Hình hộp có 8 đỉnh, trong đó không có ba đỉnh nào thẳng hàng. Vậy số đường thẳng
đó là C82 = 28.
Chọn đáp án D

Câu 6.
Giao tuyến của mặt phẳng ( ABD ) và mặt phẳng ( I JK ) là đường A
thẳng IK

J
B C

D
Chọn đáp án D

Câu 7.
Ta có CC 0 và D 0 A0 không thể cắt nhau do không cùng thuộc một mặt A B
phẳng.
D C

A0 B0

D0 C0
Chọn đáp án D

Câu 8. Ngoài 6 mặt phẳng chứa 6 mặt của hình hộp còn phải tính thêm 6 mặt phẳng, mỗi
mặt phẳng đi qua hai cạnh song song nhưng không cùng thuộc mặt của hình hộp.
Chọn đáp án B

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
132 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Câu 9. 6 mặt của hình hộp là 6 hình bình hành như thế, ngoài ra còn phải tính thêm 6 hình
bình hành nhận tâm hình hộp là tâm đối xứng.
Chọn đáp án D
Câu 10. Mỗi đỉnh của hình hộp là điểm chung cho ba cạnh, điểm mút của ba cạnh đó (khác
với đỉnh đang xét) xác định cho ta một mặt phẳng chỉ đi qua ba đỉnh của hình hộp. Có tất cả
8 đỉnh nên có 8 mặt phẳng như thế.
Chọn đáp án B
Câu 11.
Gọi N là trung điểm của CD suy ra N ∈ BG (Do G là trọng tâm A
4 BCD). Mà CD ⊂ ( ACD ), BG ⊂ ( GAB) nên suy ra N thuộc
cả hai mặt phẳng ( ACD ) và ( GAB). Hai mặt phẳng ( ACD ) và
( GAB) có hai điểm chung A, N. Suy ra giao tuyến của hai mặt
phẳng này là đường thẳng AN với N là trung điểm của CD.

B C
G
N

D
Chọn đáp án B
Câu 12. Hình hộp có 12 cạnh chia làm 3 nhóm mỗi nhóm 4 cạnh song song và bằng nhau nên
chỉ có thể có tối đa là 3 cạnh thuộc 3 nhóm đôi một chéo nhau.
Chọn đáp án B
Câu 13.
 Do MN là đường trung bình của 4 ABD nên A
1
MN k BD và MN = BD.
2
 Do PQ là đường trung bình của 4CBD nên PQ k
1 M
BD và PQ = BD ⇒ tứ giác MNPQ là hình bình
2
hành.
N Q
 Do PQ là đường trung bình của 4 BCD nên PQ k B C
1
BD và PQ = BD.
2
P
 Do tứ giác MNPQ là hình bình hành nên MQ k
NP.
D
Chọn đáp án C
Câu 14.
Vì N, K lần lượt là lượt là trung điểm của CB, CD suy ra D
NK k BD. Xét hai mặt phẳng ( MNK ) và ( ABD ) có điểm chung
M. Lại có NK k BD nên
( MNK ) ∩ ( ABD ) = MQ k BD (Q ∈ AD). K
Q
Mà M là trung điểm của AB suy ra Q là trung điểm của
AD. Vậy giao tuyến của hai mặt phẳng ( MNK ) và mặt phẳng
A C
( ABD ) đi qua trung điểm của AD.
M B N

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
133 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Chọn đáp án A

Câu 15. Đường thẳng AC 0 cắt cả 6 mặt phẳng đó cho nên đường thẳng nào song song với
AC 0 cũng cắt cả 6 mặt phẳng đó.
Chọn đáp án C

Câu 16. Đường thẳng α đi qua A và điểm A không nằm trên ( P) nên α không nằm trên ( P).
Vậy α hoặc cắt ( P) hoặc không có điểm chung với ( P).
Chọn đáp án B

Câu 17.
Gọi N là giao điểm của SB và ( P), suy ra MN k SA, S
do đó N là trung điểm SB. Gọi P, Q lần lượt là giao
điểm của SC, CD với ( P), tương tự có được P, Q là
trung điểm của SC, DC. Suy ra NP k MQ nên MNPQ
là hình thang.

N P
A D
M Q
B C
Chọn đáp án D

Câu 18.
Vì M, N lần lượt là trung điểm của SA, SB nên S
MN là đường trung bình trong tam giác SAB,
suy ra MN k AB. Mà AB ⊂ ( ACD ) nên MN k
( ACD ).

M N
D
C

A B
Chọn đáp án D

Câu 19.
Chọn đáp án C

Câu 20. Đường thẳng song song với ( P) nhưng vẫn có thể nằm trên ( Q).
Chọn đáp án A

Câu 21. Đáy của hình chóp có số cạnh nhỏ nhất là 3. Số cạnh bên của hình chóp luôn bằng số
cạnh đáy, do đó số cạnh của một hình chóp là một số chẵn bất kỳ không bé hơn 6, không có
hình chóp nào có số cạnh là số lẻ.
Chọn đáp án D

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
134 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Câu 22. Hình chóp có 16 cạnh thì có 8 cạnh bên và 8 cạnh đáy. Vậy có 8 mặt bên và một mặt
đáy.
Chọn đáp án B

Câu 23.
Ta có:

 MN 6⊂ ( ABC )
MN k AB
AB ⊂ ( ABC )

Suy ra MN k ( ABC ), do đó mệnh đề A đúng.
Ta
 có:
 MN 6⊂ ( ABP)
MN k AB
AB ⊂ ( ABP)

Suy ra MN k ( ABP), do đó mệnh đề B
đúng. Trong mặt phẳng (SBC ) thì NP cắt BC
tại điểm ta gọi là Q, khi đó Q là một điểm
chung của mặt phẳng ( ABC ) và mặt phẳng
( MNP), suy ra ( ABC ) và ( MNP) không thể
song song, do đó mệnh đề C sai. Dễ thấy
mệnh đề D đúng. Như thế ta chọn C.
Chọn đáp án C

Câu 24.
Ta có thiết diện là tam giác HDC. Do tứ diện A
ABCD có tất cả các cạnh bằng a nên tam giác
HDC cân tại H. Gọi M là trung điểm DC,
áp dụng định lí Pitago cho√tam giác vuông
a 2 H F
HDM tính được HM = . Vậy diện tích
√ 2 G
a2 2
tam giác HDC là .
4
B C
E
M
D
Chọn đáp án B

Câu 25. Chú ý rằng trung điểm của DD 0 cũng là một đỉnh của thiết diện
Chọn đáp án C

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
135 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

C. BỘ ĐỀ SỐ 3
1. Đề bài
Câu 1 (Đề KSCL T10, Đông Hiếu, Nghệ An 2018).
Các yếu tố nào sau đây xác định một mặt phẳng duy nhất?
A. Một điểm và một đường thẳng. B. Ba điểm.
C. Bốn điểm. D. Hai đường thẳng cắt nhau.
Câu 2 (Đề thi HK1,THPT Chuyên Hạ Long, Quảng Ninh, 2018).
Cho a và b là hai đường thẳng song song, đường thẳng c khác b và c song song với a. Tìm
mệnh đề đúng.
A. b và c trùng nhau. B. b và c cắt nhau.
C. b và c chéo nhau. D. b và c song song.
Câu 3. Mệnh đề nào sau đây là đúng?
A. Một đường thẳng có 1 điểm chung với mặt phẳng thì có vô số điểm chung khác nữa.
B. Một đường thẳng có một điểm chung với mặt phẳng thì điểm chung đó là giao điểm
của đường thẳng và mặt phẳng.
C. Một đường thẳng không cắt mặt phẳng thì không thể có điểm chung với mặt phẳng.
D. Nếu một đường thẳng cắt một mặt phẳng thì nó sẽ cắt ít nhất một đường thẳng nằm
trong mặt phẳng đó.
Câu 4 (Đề HK1, Sở GD&ĐT, Vĩnh Phúc 2017).
Tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề sau.
A. Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.
B. Nếu hai mặt phẳng có một điểm chung thì chúng còn vô số điểm chung khác nữa.
C. Có một và chỉ một mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng.
D. Nếu một đường thẳng có một điểm thuộc mặt phẳng thì mọi điểm của đường thẳng đều
thuộc mặt phẳng đó.
Câu 5 (THPT Chuyên Long An, 2017-2018).
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi d là giao tuyến của hai mặt
phẳng (SAD ) và (SBC ). Khẳng định nào sau đây đúng?
A. d qua S và song song với DC. B. d qua S và song song với BD.
C. d qua S và song song với BC. D. d qua S và song song với AB.
Câu 6 (THPT Chuyên Long An, 2017-2018).
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi I, J, E, F lần lượt là trung điểm
SA, SB, SC, SD. Trong các đường thẳng sau, đường thẳng nào không song song với I J?
A. DC. B. AB. C. EF. D. AD.
Câu 7. Cho đường thẳng a ⊂ ( P) và đường thẳng b cắt a tại M. Mệnh đề nào sau đây là
đúng?
A. b ⊂ ( P). B. b ∩ ( P) = ∅.
C. Nếu b 6⊂ ( P) thì b ∩ ( P) = { M}. D. ( P) là mặt phẳng duy nhất chứa a và b.
Câu 8 (Đề KSCL T10, Đông Hiếu, Nghệ An 2018).
Giả thiết nào dưới đây kết luận đường thẳng a song song với mặt phẳng (α)?
A. a k b và b k (α). B. a k ( β) và ( β) k (α).
C. a ∩ (α) = ∅. D. a k b và b ⊂ (α).
Câu 9. Cho hình chóp S.ABCD, gọi O là giao điểm hai đường chéo của tứ giác ABCD. Giao
tuyến của hai mặt phẳng (SAC ) và (SBD ) là
A. Đường thẳng SA. B. Đường thẳng SC.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
136 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

C. Đường thẳng SO. D. Đường thẳng CD.

Câu 10. Mệnh đề nào sau đây là đúng?


A. Trong không gian, nếu hai đường thẳng cùng song song với một mặt phẳng thì song
song với nhau.
B. Trong không gian, hai mặt phẳng phân biệt cắt nhau theo một giao tuyến khi chúng có
một điểm chung.
C. Trong không gian, nếu hai mặt phẳng cùng song song với một đường thẳng thì song
song với nhau.
D. Trong không gian, nếu hai mặt phẳng cùng cắt một đường thẳng thì song song với nhau.

Câu 11 (Đề HKI 11, Vọng Thê, An Giang 2018).


Cho hình chóp S.ABCD, đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Gọi M, N lần lượt là trung điểm
của SB, SD. Trong các mệnh đề sau mệnh đề nào sai?
A. AM không song song với (SBC ). B. MO song song với (SAD ).
C. MN không song song với ( ABCD ). D. AD song song với (SBC ).

Câu 12. Cho tam giác ABC có đỉnh A nằm trên ( P), hai đỉnh B và C không nằm trên ( P). Các
đường thẳng chứa các trung tuyến qua B và C cắt ( P) tại B1 , C1 . Khi đó:
A. A, B1 , C1 là ba đỉnh của một tam giác. B. AB1 = AC1 .
C. A, B1 , C1 thẳng hàng. D. BC//B1 C1 .

Câu 13. Cho đường thẳng d song song mặt phẳng (α) và d nằm trong mặt phẳng ( β). Gọi a
là giao tuyến của (α) và ( β). Khi đó
A. a và d trùng nhau. B. a và d cắt nhau.
C. a song song với d. D. a và d chéo nhau.

Câu 14 (Đề HKI 11, Vọng Thê, An Giang 2018).

Cho hình hộp ABCD.A0 B0 C 0 D 0 . Mệnh đề nào sau đây sai? A B


A. AB song song với (CDD 0 C 0 ).
B. DD 0 song song với ( ABB0 A0 ).
D C
C. B0 C 0 song song với ( BDD 0 ).
D. AD song song với ( A0 B0 C 0 D 0 ).
A0 B0

D0 C0

Câu 15. Trong không gian cho 4 điểm phân biệt, không đồng phẳng và không có 3 điểm nào
thẳng hàng. Khi đó có bao nhiêu mặt phẳng đi qua 3 trong số 4 điểm trên?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 16. Cho hình chóp S.ABCD cá đáy ABCD là hình bình hành. Gọi G là trọng tâm tam giác
SBD và I là trung điểm cạnh SA. Giao điểm của đường thẳng GI và mặt phẳng đáy của hình
chóp là
A. Điểm C. B. Giao điểm của GI và SB.
C. Giao điểm của GI và SD. D. Không có giao điểm.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
137 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Câu 17. Cho tứ diện ABCD có G là trọng tâm tam giác BCD. Một A
đường thẳng a song song với đường thẳng AG. Mệnh đề nào dưới
đây đúng?
A. Đường thắng a có thể không cắt một mặt phẳng trong bốn mặt
phẳng của tứ diện. B D
B. Đường thẳng a chỉ cắt đúng ba mặt phẳng trong bốn mặt
phẳng của tứ diện.
C. Đường thẳng a cắt cả bốn mặt phẳng của tứ diện. C
D. Đường thẳng a cắt tối đa ba mặt phẳng trong bốn mặt phẳng
của tứ diện.

Câu 18. Cho hai đường thẳng a và b song song với nhau. Mệnh đề nào sau đây là mệnh đề
sai?
A. a và b đồng phẳng.
B. Nếu đường thẳng a cắt đường thẳng c thì b cũng cắt c.
C. Nếu mặt phẳng (α) cắt a thì mặt phẳng (α) cũng cắt b.
D. a ∩ b = ∅.

Câu 19. Cho hình chóp S.ABCD có điểm O là giao điểm của hai đường chéo AC và BD. Giao
điểm của đường thẳng AC với mặt phẳng (SBD ) là điểm nào?
A. Điểm S. B. Điểm A. C. Điểm B. D. Điểm O.

Câu 20 (Đề HKI 11, Vọng Thê, An Giang 2018).

Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A0 B0 C 0 có các cạnh bên là A0 C0
AA0 , BB0 , CC 0 . Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng ( AB0 C )
và ( BA0 C ). B0
A. ( AB0 C ) ∩ ( BA0 C ) = OC với O = AB0 ∩ A0 B.
B. ( AB0 C ) ∩ ( BA0 C ) = OC với O = CB0 ∩ BC 0 .
C. ( AB0 C ) ∩ ( BA0 C ) = OC với O = AC 0 ∩ A0 C.
D. ( AB0 C ) ∩ ( BA0 C ) = MN với M là trung điểm của
BC 0 và N là trung điểm của AC 0 .. A C

Câu 21. Một hình chóp có 18 cạnh thì đáy có bao nhiêu đường chéo?
A. 36. B. 8. C. 17. D. 27.

Câu 22. Cho hình chóp S.ABCD có O = AC ∩ BD, E = AB ∩ CD, F = AD ∩ BC. Khi đó
khẳng định nào sau đây là sai?
A. CD ∩ (SAB) = F. B. AB ∩ (SCD ) = E.
C. AD ∩ (SBC ) = F. D. AC ∩ (SBD ) = O.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
138 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Câu 23. Cho tứ diện ABCD, các điểm M, N nằm trên A


các cạnh AB, AD (như hình vẽ bên). Đường thẳng
MN không cắt mặt phẳng nào trong các mặt phẳng
sau? M
A. ( ABD ). B. ( ABC ).
N
C. ( BCD ). D. ( ACD ).
B
D P

C
Câu 24 (Đề thi HK1,THPT Chuyên Hạ Long, Quảng Ninh, 2018).
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Gọi E, F, G lần lượt là trung
điểm của BC, CD và SA. Thiết diện của hình chóp cắt bởi mặt phẳng ( EFG ) là một đa giác
( H ). Hãy chọn khẳng định đúng.
A. ( H ) là một hình bình hành. B. ( H ) là một tam giác.
C. ( H ) là một ngũ giác. D. ( H ) là một hình thang.
Câu 25 (Đề HK1, Sở GD&ĐT, Vĩnh Phúc 2017).
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông. Biết AB = a, SAD ’ = 90◦ và tam giác
SAB là tam giác đều. Gọi Dt là đường thẳng đi qua D và song song với SC; I là giao điểm của
Dt và mặt phẳng (SAB). Thiết diện của hình chóp S.ABCD với mặt phẳng ( AIC ) có diện tích
là √ √ √
a2 5 a2 2 a2 7 11a2
A. . B. . C. . D. .
16 4 8 32

2. Đáp án và lời giải


ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM

1 D 4 D 7 C 11 C 14 C 17 C 20 A 23 A
2 D 5 C 9 C 12 C 15 D 18 B 21 D 24 C
3 D 6 D 10 B 13 C 16 A 19 D 22 A 25 C

LỜI GIẢI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Hai đường thẳng cắt nhau xác định một mặt phẳng duy nhất.
Chọn đáp án D

Câu 2. Dễ thấy b và c song song.


Chọn đáp án D

Câu 3.
Chọn đáp án D

Câu 4. Nếu đường thẳng d có một điểm thuộc mặt phẳng ( P) thì d cắt ( P) hoặc d ⊂ ( P).
Chọn đáp án D

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
139 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Câu 5.
Xét hai mặt phẳng (SAD ) và (SBC ) có: S d
 S là điểm chung.

 AD k BC (ABCD là hình bình hành).

Vậy (SAD ) ∩ (SBC ) = d và d qua S và song song với


BC. A D

B C
Chọn đáp án C
Câu 6. Ta có:
 DC k I J vì DC k AB và I J k AB. S
 DC k AB (ABCD là hình bình hành).

 EF k I J (EFI J là hình bình hành).

 AD và I J là hai đường thẳng chéo nhau E


F
trong không gian.
I J
D
C

A B
Chọn đáp án D
Câu 7.
Chọn đáp án C
Câu 8. Đó là giả thiết a ∩ (α) = ∅. Các giả thiết còn lại sai do có thể a ⊂ (α).
Câu 9.
Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC ) và (SBD ) là
đường thẳng SO.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
140 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Chọn đáp án C

Câu 10.
Chọn đáp án B

Câu 11.
Do MN là đường trung bình tam giác SBD nên MN k BD. Suy S
ra MN k ( ABCD ).

M
N
A B
O

D C
Chọn đáp án C

Câu 12. Do A, B1 , C1 cùng thuộc hai mặt phẳng phân biệt là ( P) và ( ABC ) nên thẳng hàng,
từ đó ta chọn C.
Chọn đáp án C

Câu 13. Theo định lí về đường thẳng song song với mặt phẳng, dễ dàng nhận thấy a song
song với d.
Chọn đáp án C

Câu 14.
Dựa
® 0 vào hình vẽ ta có A B
B C 0 k BC
BC ∩ ( BDD 0 ) = B D C
nên B0 C 0 không song song với ( BDD 0 ).
A0 B0

D0 C0
Chọn đáp án C

Câu 15.
Chọn đáp án D

Câu 16.

Chú ý rằng G cũng là trọng tâm tam giác SAC nên ba điểm I, G, C thẳng hàng.
Chọn đáp án A

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
141 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Câu 17. Do đường thẳng AG cắt cả bốn mặt phẳng của tứ diện nên đường thẳng a song song
với AG cũng cắt cả bốn mặt phẳng của tứ diện.
Chọn đáp án C

Câu 18. Phương án B là sai; các phương án A , C , D là đúng.


 Ta có a||b xác định mặt phẳng ( a, b) nên a, b đồng phẳng
là đúng.

 a cắt c thì b cắt c là sai. Thật vậy, xét mặt phẳng (α),
trong (α) vẽ hai đường a, c cắt nhau tại O. Vẽ một O a

đường thẳng b|| a và b 6⊂ (α) ⇒ b không cắt c. α c

b
 Mặt phẳng (α) cắt a thì mặt phẳng (α) cắt b là đúng
theo định lí.

 a||b ⇒ a ∩ b = ∅ là đúng.
Chọn đáp án B

Câu 19.

Giao điểm của đường thẳng AC với mặt phẳng (SBD ) là điểm O.
Chọn đáp án D

Câu 20.
Ta có C là điểm chung thứ nhất. A0 C0
Gọi O®= AB0 ∩ A0 B.
O ∈ AB0 ⊂ ( AB0 C ) B0
Ta có
O ∈ A0 B ⊂ ( A0 BC ).
Suy ra O là điểm chung thứ hai.
Vậy ( AB0 C ) ∩ ( BA0 C ) = OC với O = AB0 ∩ A0 B. O

A C

B
Chọn đáp án A

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
142 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Câu 21. Hình chóp có 18 cạnh thì đáy là đa giác có 9 cạnh. Đường chéo của một đa giác là
đoạn thẳng nối hai đỉnh không kề nhau của đa giác đó. Số đường chéo của hình n-giác là
C2n − n. Vậy số đường chéo của đáy có 9 cạnh là: C29 − 9 = 27.
Chọn đáp án D

Câu 22.
Ta thấy CD ∩ (SAB) ≡ AB ∩ (SCD ) = E. S

B E
A

C
D

F
Chọn đáp án A

Câu 23.
Đường thẳng MN cắt mặt phẳng ( ABC ) tai điểm M. A
Đường thẳng MN cắt mặt phẳng ( BCD ) tai điểm P.
Đường thẳng MN cắt mặt phẳng ( ACD ) tai điểm
N. Đường thẳng MN nằm trong mặt phẳng ( ABD ). M
Vậy ta chọn phương án A . N

B
D P

C
Chọn đáp án A

Câu 24.
Gọi O = AC ∩ BD, I = AC ∩ EF. S
Trong mặt phẳng (SAC ), GI ∩ SO = J.
Qua J kẻ đường thẳng song song với
BD, EF cắt SB tại M, cắt SD tại N. Khi
đó MEFNG chính là thiết diện của hình G
chóp cắt bởi mặt phẳng ( EFG ). N
Vậy ( H ) là một ngũ giác. J
A
M D

O F
B I
E C

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
143 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Chọn đáp án C

Câu 25.

S ∈ (SAB) ∩ (SCD )

Ta có AB k CD I

AB ⊂ (SAB), CD ⊂ (SCD ).

Suy ra (SAB) ∩ (SCD ) = d, d qua S và d k CD S
(d k AB). Trong (SCD ), gọi Dt ∩ d = I. Khi đó
SCDI là hình bình hành, SI AB là hình thoi cạnh
a. Đặt M = SD ∩ IC, ta có M là trung điểm của CI,
a M
SD. Mặt phẳng ( AIC ) cắt hình chóp S.ABCD theo
thiết diện là tam giác AMC. Xét 4SAD vuông tại a
H a
A nên A D
1 a
AM = SD = √ . a
2 2
Xét 4 AIC có trung tuyến AM nên B C
2 AI 2 + AC2 IC2
AM = − .
2 √4 a
Ta có AI = a, AC = a 2, AM = √ nên IC = 2a ⇒ I M = a.
2
Xét 4 I AM cân tại I, có H là trung điểmÃ
của AM.
√ !2 √
2 7
1 1 a 2 a a
Ta có S AMC = S AMI = I H · AM = · a2 − ·√ = .
2 2 4 2 8
Chọn đáp án C

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
144 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

D. BỘ ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA 24/11/2018


1. Đề bài
Câu 1. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho vectơ #»
u = (3; −1). Phép tịnh tiến theo vectơ #»
u biến
điểm M (1; −4) thành
A. Điểm M0 (4; −5). B. Điểm M0 (−2; −3).
C. Điểm M0 (3; −4). D. Điểm M0 (4; 5).
Câu 2. Cho đường thẳng a cắt hai đường thẳng song song b và b0 . Có bao nhiêu phép tịnh
tiến biến đường thẳng a thành chính nó và biến đường thẳng b thành đường thẳng b0 ?
A. Không có phép nào. B. Có một phép duy nhất.
C. Chỉ có hai phép. D. Có vô số phép.
Câu 3. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai tam giác ABC và DEF như hình bên. Tìm toạ độ
vectơ #»
v sao cho tam giác ABC là ảnh của tam giác DEF qua phép tịnh tiến T #»
v.
y

C
2

F
1
A

D
O x
−3 −2 −1 1 2 3

−1
B

−2
E

A. #»
v = (4; 1). B. #»
v = (−4; −1). C. #»
v = (2; 1). D. #»
v = (−2; −1).
Câu 4. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho hai đường thẳng a và a0 song song và lần lượt có
phương trình 3x − 4y + 5 = 0 và 3x − 4y = 0. Phép tịnh tiến theo vectơ #»u biến đường thẳng
a thành đường thẳng a0 . Khi đó độ dài bé nhất của vectơ #»
u bằng bao nhiêu?

A. 5. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 5. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho đường thẳng a có phương trình 3x − 2y − 5 = 0.
Phép tịnh tiến theo vectơ #»
n = (1; −2) biến đường thẳng đó thành đường thẳng a0 có phương
trình là:
A. 3x − 2y − 12 = 0. B. 3x + 2y = 0. C. 3x − 2y + 10 = 0. D. 3x − 2y − 7 = 0.
Câu 6. Trong mặt phẳng, giả sử rằng phép đối xứng trục Đd biến đường thẳng a thành đường
thẳng a0 . Mệnh đề nào sau đây là mệnh đề sai?
A. Khi a song song d thì a song song a0 .
B. a vuông góc với d khi và chỉ khi a trùng a0 .
C. Khi a cắt d thì a cắt a0 tại một điểm nằm trên d.
D. Khi a tạo với d một góc 45◦ thì a vuông góc với a0 .
Câu 7. Mỗi hình sau đây là một từ có nhiều chữ cái. Xét các hình sau đây:
MÂM, HOC, NHANH, HE, SHE,
IT, IS, SOS, CHEO, COACH.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
145 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Có bao nhiêu hình có trục đối xứng?


A. 6. B. 4. C. 8. D. 5.
Câu 8.
Cho tứ giác ABCD có hai đường chéo AC và BD bằng nhau và vuông B
góc với nhau. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng M N
AB, BC, CD, DA (xem hình vẽ). Tìm ảnh của N qua phép quay tâm P A C
góc 450◦ .
A. M. B. N. C. P. D. Q.
Q P

D
Câu 9. Phép quay tâm O góc quay 180◦ biến điểm M ( x, y) thành điểm M0 ( x 0 , y0 ). Khẳng định
nào sau
® đây đúng?
x 0 = −y
® 0 ® 0 ® 0
x = −x x =y x = −y
A. . B. . C. . D. .
y0 = x y0 = −y y0 = − x y0 = − x
# » # »
Câu 10. Cho ba điểm A, B, C thỏa mãn AB = 2. AC. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. V( A;2) (C ) = B. B. V( A;−2) ( B) = C. C. V( A;2) ( B) = C. D. V( A;−2) (C ) = B.
Câu 11. Cho tam giác ABC. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB và AC. Ảnh của 4 AMN
qua phép vị tự tâm A tỉ số k = 2 là
A. 4 AMN. B. 4 BMN. C. 4 AMC. D. 4 ABC.
Câu 12. Cho tam giác ABC. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB, AC và P, Q lần lượt là
điểm đối xứng của M, N qua điểm A. Phép vị tự nào sau đây biến ∆ABC thành ∆APQ.
A. V( A, 1 ) . B. V( A,− 1 ) . C. V( A, 1 ) . D. V( A,−2) .
2 2 3

Câu 13 (Toán học và Tuổi trẻ lần 6, Số tháng 3-2018).


Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho tam giác ABC với A (−3; 2), B (1; 1), C (2; −4). Gọi
A0 ( x1 ; y1 ) , B0 ( x2 ; y2 ) , C 0 ( x3 ; y3 ) lần lượt là ảnh của A, B, C qua phép vị tự tâm O, tỷ số k =
1
− . Tính S = x1 x2 x3 + y1 y2 y3 .
3
2 14
A. S = 1. B. S = −6. C. S = . D. S = .
3 27
Câu 14. Phép nào sau đây không phải là phép dời hình?
A. Phép tịnh tiến. B. Hợp của phép tịnh tiến và phép quay.
C. Hợp của phép tịnh tiến và phép vị tự. D. Phép đối xứng tâm.
Câu 15. Cho các mệnh đề sau đây:

(1) Hai hình vuông bất kì đồng dạng với nhau;

(2) Hai hình tròn bất kì đồng dạng với nhau;

(3) Hai hình chữ nhật bất kì đồng dạng với nhau.

Hỏi có bao nhiêu mệnh đề đúng?


A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 16 (Đề thi HK1,THPT Chuyên Hạ Long, Quảng Ninh, 2018).
Cho a và b là hai đường thẳng song song, đường thẳng c khác b và c song song với a. Tìm
mệnh đề đúng.
A. b và c trùng nhau. B. b và c cắt nhau.
C. b và c chéo nhau. D. b và c song song.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
146 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Câu 17 (Đề HK1, Sở GD&ĐT, Vĩnh Phúc 2017).


Tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề sau.
A. Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.
B. Nếu hai mặt phẳng có một điểm chung thì chúng còn vô số điểm chung khác nữa.
C. Có một và chỉ một mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng.
D. Nếu một đường thẳng có một điểm thuộc mặt phẳng thì mọi điểm của đường thẳng đều
thuộc mặt phẳng đó.
Câu 18 (THPT Chuyên Long An, 2017-2018).
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi d là giao tuyến của hai mặt
phẳng (SAD ) và (SBC ). Khẳng định nào sau đây đúng?
A. d qua S và song song với DC. B. d qua S và song song với BD.
C. d qua S và song song với BC. D. d qua S và song song với AB.
Câu 19 (THPT Chuyên Long An, 2017-2018).
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi I, J, E, F lần lượt là trung điểm
SA, SB, SC, SD. Trong các đường thẳng sau, đường thẳng nào không song song với I J?
A. DC. B. AB. C. EF. D. AD.
Câu 20. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M, N, P lần lượt là
trung điểm của AB, DC, SA. Khi đó,
A. SC k ( MNP). B. SC và MN cắt nhau.
C. SC và ( MNP) cắt nhau. D. SC k MN.
Câu 21. Cho tứ diện ABCD, I là trung điểm AC, G là trọng tâm tam giác BCD. Giao tuyến
của mp( ABD ) và mp( DIG ) là:
A. đường thẳng đi qua D và song song với AB.
B. đường thẳng đi qua D và song song với AC.
C. đường thẳng DG.
D. đường thẳng DI.
Câu 22. Cho hình tứ diện ABCD, I là trung điểm AB, G là trọng tâm tam giác ACD, J là giao
điểm của đường thẳng IG và mặt phẳng ( BCD ). Khi đó:
A. G là trọng tâm tam giác ABJ. B. G là trung điểm của I J.
C. GI = 2GJ. D. D là trung điểm I J.
Câu 23. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Gọi M là trung điểm
SC. Gọi d là giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và (OMB). Kết luận nào sau đây sai?
A. d//OM. B. d//SA.
C. d và AD chéo nhau. D. d cắt SD.
Câu 24 (HKI, Liên trường TP Vinh, Nghệ An, 2018).
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O, I là trung điểm AO. Thiết
diện của hình chóp cắt bởi ( P) qua I và song song với BD, SA là hình gì?
A. Tam giác. B. Lục giác. C. Hình bình hành. D. Ngũ giác.
Câu 25 (Đề HK1 T11, Đức Thọ, Hà Tĩnh 2018).
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M là trung điểm SD, G là trọng
KB
tâm tam giác SAB và K là giao điểm của GM với mặt phẳng ( ABCD ). Tỉ số bằng
KC
1 2 3
A. . B. 2. C. . D. .
2 3 2

2. Đáp án và lời giải


ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
147 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

1 A 4 D 7 B 10 A 13 D 16 D 19 D 22 A 25 A
2 B 5 A 8 D 11 D 14 C 17 D 20 A 23 D
3 A 6 B 9 B 12 B 15 C 18 C 21 A 24 D

LỜI GIẢI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Ta có M0 (1 + 3; −4 − 1) hay M0 (4; −5).


Chọn đáp án A

Câu 2. Chỉ có một phép tịnh tiến biến đường thẳng a thành chính nó và biến đường thẳng b
thành đường thẳng b0 . Như thế ta chọn B.
Chọn đáp án B

Câu 3.
# »
Ta có #»
v = DA = (4; 1).
Chọn đáp án A

Câu 4.
Bằng khoảng cách giữa hai đường thẳng a và a0 , tức là bằng

|5|
» = 1.
32 + (−4)2

Lưu ý. Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song

ax + by + c = 0, ax + by + c0 = 0 (c 6= c0 )

|c − c0 |
là √ .
a2 + b2
Chọn đáp án D

Câu 5.
Phép tịnh tiến theo vectơ #»n = (1; −2) có biểu thức tọa độ x 0 = x + 1; y0 = y − 2. Như vậy
x = x 0 − 1; y = y0 + 2, thay vào phương trình của a ta được

3( x 0 − 1) − 2(y0 + 2) − 5 = 0 ⇔ 3x 0 − 2y0 − 12 = 0.

Vậy a0 có phương trình là 3x − 2y − 12 = 0.


Chọn đáp án A

Câu 6. Mệnh đề ở phương án B sai vì khi a trùng với a0 thì chưa chắc a⊥d, chẳng hạn a
trùng d.
Chọn đáp án B

Câu 7. Những hình có trục đối xứng là:


MÂM, HOC, HE, CHEO.
Chọn đáp án B

Câu 8. Ta có tứ giác MNPQ là hình vuông. Do 4500 = 900 + 3600 nên phép quay tâm P góc
450◦ biến N thành Q.
Chọn đáp án D

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
148 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Câu 9. Phép quay Q(O;1800 ) này chính là phép đối xứng tâm ĐO , với O(0; 0) nên biến điểm
M( x; y) thành điểm M0 (− x; −y). Vậy chọn B .
Chọn đáp án B
# » # »
Câu 10. Ta có AB = 2. AC, nghĩa là V( A;2) (C ) = B.
Chọn đáp án A

Câu 11.
Phép vị tự tâm A tỉ số k = 2 biến 4 AMN thành 4 ABC.
A

M N

B C
Chọn đáp án D

Câu 12.
Vì P, Q đối xứng với M, N qua A nên ta có: C
# » # » 1# »

 AN
 = − AQ = AC
2 N
# » #
 AM = − AP = AB.
 » 1 # »
 2 A P
V 1
 ( A,− 2 )
 ( A ) =A

 B M
Vậy: V( A,− 12 ) ( B) = P

 Q
( A,− 12 ) (C ) = Q
V

Suy ra V( A,− 1 ) (∆ABC ) = ∆APQ.
2
Chọn đáp án B

1 # » 1# »
Câu 13. Phép vị tự tâm O, tỷ số k = − biến M thành M0 khi OM0 = − OM. Do đó biểu
3 3
1

1 x0 = − x

thức tọa độ của phép vị tự tâm O, tỷ số k = − là: 3
3 1
y0 = − y.

      3
2 1 1 2 4
Ta có: A0 1; − ; B0 − ; − ; C0 − ; .
3 3 3 3 3
1 2

x1 = 1; x2 = − ; x3 = −

Do đó 3 3
y = − ; y = − ; y = 4 .
 2 1
1 1 1
3 3 3
2 8 14
Thay vào biểu thức S ta được: S = + = .
9 27 27
Chọn đáp án D

Câu 14. Hợp của phép tịnh tiến và phép vị tự là phép đồng dạng.
Chọn đáp án C

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
149 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Câu 15. Do mệnh đề (1) đúng, mệnh đề (2) đúng, mệnh đề (3) sai nên số mệnh đề đúng là 2.
Như thế ta chọn C.
Chọn đáp án C
Câu 16. Dễ thấy b và c song song.
Chọn đáp án D

Câu 17. Nếu đường thẳng d có một điểm thuộc mặt phẳng ( P) thì d cắt ( P) hoặc d ⊂ ( P).
Chọn đáp án D
Câu 18.
Xét hai mặt phẳng (SAD ) và (SBC ) có: S d
 S là điểm chung.

 AD k BC (ABCD là hình bình hành).

Vậy (SAD ) ∩ (SBC ) = d và d qua S và song song với


BC. A D

B C
Chọn đáp án C
Câu 19. Ta có:
 DC k I J vì DC k AB và I J k AB. S
 DC k AB (ABCD là hình bình hành).

 EF k I J (EFI J là hình bình hành).

 AD và I J là hai đường thẳng chéo nhau E


F
trong không gian.
I J
D
C

A B
Chọn đáp án D
Câu 20.
Gọi Q là trung điểm của SD. Khi đó ( MNP) cắt các mặt (SAB), S
( ABCD ), (SCD ), (SAD ) theo các giao tuyến PM, MN, NQ,
QP. Suy ra ( MNP) cắt S.ABCD theo thiết diện là hình thang
MNQP®( MN k PQ).
P
SC k QN Q
Ta có :
QN ⊂ ( MNP).
A M
Suy ra SC k ( MNP). B
D
N C

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
150 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Chọn đáp án A

Câu 21.
Gọi M là trung điểm BC. Khi đó mặt phẳng ( DIG )
A
chính
 là mặt phẳng ( DI M ). Ta có:
 D ∈ ( ABD ) ∩ ( DI M)
AB ⊂ ( ABD )
AB//( DI M ).

Suy ra giao tuyến của mp( ABD ) và mp( DIG ) là
đường thẳng đi qua D và song song với AB. I

D B

G M

C
Chọn đáp án A

Câu 22.
Gọi M là trung điểm đoạn thẳng DC. Chọn A
mặt phẳng phụ chứa GI là ( AMB). Ta có:
( AMB) ∩ ( BCD ) = MB. Trong ( AMB), ta
có J = MB ∩ GI. Kẻ MT//DB (T thuộc
DJ). Do M là trung điểm Gọi K là trung I
điểm BC. Ta có MK là đường trung bình
của tam giác BCJ nên M là trung điểm của
BJ. Xét tam giác ABJ, ta có G là giao của G
hai đường trung tuyến AM và J I nên G là D B
trọng tâm tam giác ABJ.
K
M

J C
Chọn đáp án A

Câu 23.
Ta có:


 O ∈ (OMB) ∩ (SAB)
OM//SA


 OM ⊂ (OMB)
SA ⊂ (SAB).

Suy ra giao tuyến d của hai mặt phẳng (SAB) và
(OMB) là đường thẳng đi qua O và song song
với OM, SA. Như vậy mệnh đề D sai và ta chọn
D.

Chọn đáp án D

Câu 24.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
151 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Trong ( ABCD ), kẻ qua I đường thẳng song


song với BD, cắt AB, AD theo thứ tự tại M, S
N. Trong (SAD ), kẻ đường thẳng qua N và
song song với SA, cắt SD tại P. Trong (SAB), R
kẻ đường thẳng qua M và song song với SA,
cắt SB tại Q. Trong (SBD ), gọi SO ∩ QP = H.
Trong (SAC ), gọi I H ∩ SC = R. Vậy thiết diện P
là ngũ giác MNPRQ. H
Q
D
C

N O
I
A M B
Chọn đáp án D

Câu 25.
Gọi I là trung điểm của AB, ta có S, I, G thẳng S
hàng. Trong mặt phẳng (SDI ) gọi K = MG ∩
DI, do
DI ⊂ ( ABCD ) ⇒ MG ∩ ( ABCD ) = K. K
G
Áp dụng định lý Menelaus cho 4SDI, ta có M
KI GS MD KI 1 I
· · =1⇒ = . A B
KD GI MS KD 2
Suy ra I là trung điểm của DK. (1)
0 0
Gọi K = DI ∩ BC. Xét 4 DK C, ta có IB k DC D C
K0 I IB 1
⇒ 0 = = .
KD DC 2
Suy ra I là trung điểm của DK 0 . (2)
KB 1
Từ (1) và (2), suy ra K ≡ K 0 . Do đó = .
KC 2
Lưu ý. Xin nhắc lại định lí Mê-nê-la-uyt: Cho tam giác ABC. Ba điểm M, N, P theo thứ tự
thuộc các đường thẳng BC, CA, AB. Khi đó M, N, P thẳng hàng khi và chỉ khi

MB NC PA
. . = 1.
MC N A PB

Chọn đáp án A

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
152 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

E. BỘ ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA 27/11/2018

1. Đề bài

Câu 1. Cho hai đường thẳng song song d và d0 . Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến đường thẳng
d thành đường thẳng d0 ?
A. Không có phép nào. B. Có một phép duy nhất.
C. Chỉ có hai phép. D. Có vô số phép.

Câu 2. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho hai đường thẳng a và a0 song song và lần lượt có
phương trình 3x − 4y + 5 = 0 và 3x − 4y = 0. Phép tịnh tiến theo vectơ #»
u biến đường thẳng
0 #»
a thành đường thẳng a . Khi đó độ dài bé nhất của vectơ u bằng bao nhiêu?

A. 5. B. 4. C. 2. D. 1.

Câu 3. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho đường thẳng a có phương trình 3x − 2y − 5 = 0.
Phép tịnh tiến theo vectơ #»
n = (1; −2) biến đường thẳng đó thành đường thẳng a0 có phương
trình là:
A. 3x − 2y − 12 = 0. B. 3x + 2y = 0. C. 3x − 2y + 10 = 0. D. 3x − 2y − 7 = 0.

Câu 4. Trong các hình dưới đây, hình nào có bốn trục đối xứng?
A. Hình bình hành. B. Hình chữ nhật. C. Hình thoi. D. Hình vuông.

Câu 5. Góc giữa hai đường thẳng m, n là 30◦ . Đường thẳng m0 đối xứng với đường thẳng m
qua trục n. Góc giữa hai đường thẳng m0 và n là
A. 90◦ . B. 45◦ . C. 30◦ . D. 60◦ .

Câu 6. Trong hệ tọa độ Oxy, cho đường thẳng d : x − y + 1 = 0. Gọi d0 là ảnh của d qua phép
đối xứng trục là đường phân giác của góc phần tư thứ nhất. Viết phương trình của đường
thẳng d0 .
A. x + y + 1 = 0. B. x + y − 1 = 0. C. x − y − 1 = 0. D. x − y + 2 = 0.

Câu 7. Trong mặt phẳng Oxy cho điểm A(0; 3). Tìm tọa độ ảnh A0 của điểm A qua phép quay
Q(O, π ) .
2
√ √
A. (−3; 0). B. (3; 0). C. (0; −3). D. A0 (−2 3; 2 3).

Câu 8. Phép quay tâm O góc quay α bất kỳ biến điểm M thành điểm N. Khẳng định nào sau
đây đúng?
# » # » # » # » # » # » # » # »
A. OM = ON . B. OM = −ON. C. OM = − ON . D. OM = ON.

Câu 9. Chọn 12 giờ làm gốc. Khi kim giờ chỉ 13 giờ đúng thì kim phút đã quay được một góc
lượng giác là
A. −360◦ . B. 180◦ . C. −270◦ . D. 360◦ .

Câu 10. Cho tam giác ABC và điểm O sao cho O khác A, B, C. Phép quay tâm O góc quay
α 6= kπ (k ∈ Z) biến A, B, C lần lượt thành A0 , B0 , C 0 . Khẳng định nào sau đây đúng?
A. Tam giác AOA0 đều. B. Tam giác ABC cân.
0
C. Tam giác AOA cân. D. Tam giác ABC đều.

Câu 11.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
153 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Cho hình vuông ABCD tâm O như hình vẽ. Gọi M, N, I, K lần A M B
lượt là trung điểm của AB, AD, OA, OD. Tìm ảnh của tam giác
AMI qua phép quay tâm O, góc quay 90◦ . I

A. Tam giác DNK. B. Tam giác AI N.


C. Tam giác OI M. D. Tam giác OIK.
N O

D C
# » # »
Câu 12. Cho ba điểm A, B, C thỏa mãn AB = 2. AC. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. V( A;2) (C ) = B. B. V( A;−2) ( B) = C. C. V( A;2) ( B) = C. D. V( A;−2) (C ) = B.
Câu 13. Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho đường thẳng d : x + 2y − 1 = 0 và điểm I (−1; 0).
1
Viết phương trình đường thẳng d0 là ảnh của đường thẳng d qua phép vị tự tâm I tỉ số − .
2
A. x + 2y = 0. B. x + 2y + 2 = 0. C. x + 2y − 3 = 0. D. x + 2y + 4 = 0.
Câu 14. Trong mặt phẳng Oxy, cho hai đường thẳng d và d0 như sau:
®
x = 6 + 10t
d: ; d0 : 3x + 10y + 19 = 0.
y = 2 − 3t

Với điểm I nào sau đây thì phép vị tự V( I,−2) biến đường thẳng d thành đường thẳng d0 ?
A. I (3; −1). B. I (1; 3). C. I (−1; 3). D. I (3; 1).
Câu 15. Cho hình chữ nhật ABCD có hai kích thước không bằng nhau. Gọi M, N, P, Q lần
lượt là trung điểm các cạnh AB, BC, CD, DA. Mệnh đề nào sau đây đúng?
A. Có một phép dời hình biến tứ giác ABCD thành tứ giác MNPQ.
B. Có một phép đồng dạng biến tứ giác MNPQ thành tứ giác ABCD.
C. Không có phép đồng dạng nào biến tứ giác ABCD thành tứ giác MNPQ.
D. Cả ba mệnh đề trên đều sai.
Câu 16 (Học Kì 1, 2017 - 2018 THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển, Cà Mau).
Cho bốn điểm không đồng phẳng, ta có thể xác định nhiều nhất bao nhiêu mặt phẳng phân
biệt từ bốn điểm đã cho?
A. 4. B. 3. C. 2. D. 6.
Câu 17 (Học Kì 1, 2017 - 2018 THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển, Cà Mau).
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M, N lần lượt là trung điểm AD
và BC. Giao tuyến của hai mặt phẳng (SMN ) và (SAC ) là
A. SO với O là tâm hình bình hành ABCD. B. SD.
C. SG với G là trung điểm AB. D. SF với F là trung điểm CD.
Câu 18.
Cho hình chóp S.ABCD có I là giao điểm hai đường chéo của tứ giác S
ABCD. Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC ) và (SBD ) là
A. đường thẳng SA. B. đường thẳng SC.
C. đường thẳng SI. D. đường thẳng CD.
A B

C
D

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
154 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Câu 19 (Học Kì 1 lớp 11 trường THPT Phước Thạnh Tiền Giang, 2018).
Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của AD, AB, CD. Khi đó giao điểm
của BC với mặt phẳng ( MNP) chính là
A. Trung điểm của AC. B. Trung điểm của BC.
C. Giao điểm của MP và BC. D. Giao điểm của MN và CD.
Câu 20. Cho hình chóp tứ giác S.ABCD. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm các cạnh SA, BC,
CD. Cắt hình chóp bởi mặt phẳng ( MNP). Khi đó thiệt diện nhận được là:
A. Một tam giác. B. Một tứ giác. C. Một ngũ giác. D. Một lục giác.
Câu 21. Cho ba mặt phẳng ( P), ( Q), ( R). Biết rằng

( P) ∩ ( Q) = c, ( Q) ∩ ( R) = b, ( R) ∩ ( P) = a;

a, b, c là ba đường thẳng phân biệt và a k b. Khi đó kết luận nào sau đây đúng?
A. Ba đường thẳng a, b, c đôi một song song.
B. a cắt c hoặc b cắt c.
C. a chéo c hoặc b chéo c.
D. Ba đường thẳng a, b, c đồng phẳng.
Câu 22. Cho ba đường thẳng phân biệt a, b, c trong đó a k b. Mệnh đề nào dưới đây là
đúng?
A. Nếu c k a thì c k b.
B. Nếu c cắt a thì c cắt b.
C. Nếu c và a chéo nhau thì c và b chéo nhau.
D. Nếu c cắt a thì c và b chéo nhau.
Câu 23. Cho hình tứ diện ABCD. Gọi M và N là hai điểm phân biệt nằm trên đường thẳng
AB, M0 và N 0 là hai điểm phân biệt nằm trên đường thẳng CD. Các mệnh đề sau đây, mệnh
đề nào đúng?
A. Hai đường thẳng MM0 và NN 0 có thể cắt nhau.
B. Hai đường thẳng MM0 và NN 0 có thể song song.
C. Hai đường thẳng MM0 và NN 0 hoặc cắt nhau hoặc song song với nhau.
D. Hai đường thẳng MM0 và NN 0 chéo nhau.
Câu 24. Cho tứ diện ABCD. Gọi I và J lần lượt là trung điểm các cạnh AB và AC. Giao tuyến
của hai mặt phẳng ( BCD ) và ( DI J ) là:
A. Không có giao tuyến.
B. Đường thẳng đi qua D và song song với BC.
C. Đường thẳng CD.
D. Đường thẳng BD.
Câu 25. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Gọi M là trung điểm
SC. Gọi d là giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và (OMB). Kết luận nào sau đây sai?
A. d k OM. B. d k SA.
C. d và AD chéo nhau. D. d cắt SD.

2. Đáp án và lời giải


ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
155 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

1 D 4 D 7 A 10 C 13 B 16 A 19 B 22 A 25 D
2 D 5 C 8 A 11 A 14 D 17 A 20 C 23 D
3 A 6 C 9 A 12 A 15 C 18 C 21 A 24 B

LỜI GIẢI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Do d k d0 nên có vô số phép tịnh tiến biến đường thẳng d thành đường thẳng d0 .
Chẳng hạn phép tịnh tiến biến một điểm nào đó của d thành một điểm nào đó của d0 .
Chọn đáp án D

Câu 2.
Bằng khoảng cách giữa hai đường thẳng a và a0 , tức là bằng

|5|
» = 1.
2
32 + (−4)

Lưu ý. Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song

ax + by + c = 0, ax + by + c0 = 0 (c 6= c0 )

|c − c0 |
là √ .
a2 + b2
Chọn đáp án D

Câu 3.
Phép tịnh tiến theo vectơ #»
n = (1; −2) có biểu thức tọa độ x 0 = x + 1; y0 = y − 2. Như vậy
0 0
x = x − 1; y = y + 2, thay vào phương trình của a ta được

3( x 0 − 1) − 2(y0 + 2) − 5 = 0 ⇔ 3x 0 − 2y0 − 12 = 0.

Vậy a0 có phương trình là 3x − 2y − 12 = 0.


Chọn đáp án A

Câu 4.
Chọn đáp án D

Câu 5. Góc giữa hai đường thẳng m0 và n là (÷


n, m0 ) = 300 .
Chọn đáp án C

Câu 6. Phép đối xứng trục qua đường thẳng y = x biến điểm M( x; y) thành điểm M0 ( x 0 ; y0 ),
với x 0 = y, y0 = x. Do đó trong phương trình của d thay x bởi y và thay y bởi x ta được
d0 : y − x + 1 = 0. Vậy chọn C .
Chọn đáp án C

Câu 7. Ta có Q(O; π ) : A(0; 3) 7→ A0 (−3; 0).


2
Chọn đáp án A
ß # » # »
OM = ON
Câu 8. Do phép quay Q(O;α) : M 7→ N nên ⇒ OM = ON .

(OM, ON ) = α
Chọn đáp án A

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
156 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Câu 9.
Chọn đáp án A

OA = OA0
ß
Câu 10. Do phép quay Q(O;α) : A 7→ A0 nên
(OA, OA0 ) = α.
Suy ra ∆AOA0 cân tại O.
Chọn đáp án C

Câu 11. Phép quay tâm O, góc quay 90◦ biến điểm A thành điểm D, biến điểm M thành điểm
N, biến điểm I thành điểm K, do đó biến ∆AMI thành tam giác DNK.
Chọn đáp án A

# » # »
Câu 12. Ta có AB = 2. AC, nghĩa là V( A;2) (C ) = B.
Chọn đáp án A

Câu 13. Ta có V( I;− 1 ) : d → d0 , suy ra d0 : x + 2y + c = 0.


2
Xét điểm M (1; 0) ∈ d, ta có: V( I;− 1 ) : M → M0 ∈ d0 . Như vậy:
2

# » 1# »
ß
1 x M 0 = −2
I M0 = − I M ⇔ ( x M0 + 1; y M0 ) = − (2; 0) ⇔
2 2 y M0 = 0.

Ta có M0 (−2; 0) ∈ d0 ⇒ c = 2, do đó d0 : x + 2y + 2 = 0.
Chọn đáp án B

Câu 14. Gọi I ( a; b) và lấy điểm M (6; 2) ∈ d.


# » # »
Gọi M0 = V( I,−2) ( M) =⇒ I M0 = −2 I M ⇒ M0 (−12 + 3a; −4 + 3b).
Vì M0 ∈ d0 nên 3(3a − 12) + 10(3b − 4) + 19 ⇔ 3a + 10b − 19 = 0.
Vậy I (3; 1) thỏa mãn.
Chọn đáp án D

Câu 15.
Ta có MNPQ là hình thoi, còn ABCD là hình
chữ nhật có hai kích thước không bằng nhau
nên hai hình này không thể đồng dạng. Do đó
mệnh đề C đúng, các mệnh đề A, B, D sai.

Chọn đáp án C

Câu 16. Vì 3 điểm không thẳng hàng tạo thành một mặt phẳng nên số mặt phẳng tạo được
nhiều nhất có thể là C34 = 4.
Chọn đáp án A

Câu 17.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
157 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Gọi
® O là giao điểm AC và MN, ta có: S
S ∈ (SAC ) ∩ (SMN )
⇒ SO = (SAC ) ∩ (SMN ).
O ∈ (SAC ) ∩ (SMN )
Vì MN k AB và N là trung điểm BC nên O là trung điểm
AC, suy ra O là tâm hình bình hành ABCD.

M
D
A
O

B N C
Chọn đáp án A

Câu 18. Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC ) và (SBD ) là đường thẳng SI.
Chọn đáp án C

Câu 19.
Gọi Q®là trung điểm BC. D
MN k BD
Ta có ⇒ MN k PQ.
PQ k BD
Do đó Q ∈ ( MNP). M P
Mà Q ∈ BC nên Q = BC ∩ ( MNP).

A
C
N Q
B
Chọn đáp án B

Câu 20.
Trong mặt phẳng ( ABCD ), gọi R
S
là giao điểm của AD và NP, gọi
U là giao điểm của AB và NP.
Trong mặt phẳng (SAB), gọi Q là
giao điểm của MU và SB. Trong M
mặt phẳng (SAR), gọi T là giao
điểm của MR và SD. Khi đó thiết T
diện của hình chóp khi cắt bởi
mặt phẳng ( MNP) là ngũ giác A R
MTPNQ. Q D

P
B
N
C
U
Chọn đáp án C

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
158 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Câu 21.
Ta biết rằng nếu ba mặt phẳng đôi
một cắt nhau theo ba giao tuyến
phân biệt thì ba giao tuyến ấy hoặc
đồng quy hoặc đôi một song song.
Vậy chọn A.

Chọn đáp án A

Câu 22. Cho ba đường thẳng phân biệt a, b, c trong đó a k b. Khi đó mệnh đề "Nếu c k a thì
c k b" là đúng.
Chọn đáp án A

Câu 23.

Đường thẳng MN chính là đường thẳng AB, đường thẳng M0 N 0 chính là đường thẳng CD.
Do đó hai đường thẳng MN và M0 N 0 không thể đồng phẳng (chéo nhau).
Chọn đáp án D

Câu 24.
Ta
 có:
 D ∈ ( DJ I ) ∩ ( BCD ) A

J I ⊂ ( DJ I )


 BC ⊂ ( BCD )
J I k BC.

I
Suy ra giao tuyến của hai mặt phẳng ( BCD ) và ( DI J ) là thẳng
đi qua D và song song với CB và J I. J
D B

C
Chọn đáp án B

Câu 25.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
159 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Ta có:


 O ∈ (OMB) ∩ (SAB)
OM k SA


 OM ⊂ (OMB)
SA ⊂ (SAB).

Suy ra giao tuyến d của hai mặt phẳng (SAB) và
(OMB) là đường thẳng đi qua O và song song
với OM, SA. Như vậy mệnh đề D.

Chọn đáp án D

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
160 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

F. BÀI TẬP TỰ LUẬN ÔN TẬP CHƯƠNG


1. Đề bài
Bài 1. Cho tứ diện ABCD có G là trọng tâm tam giác BCD. Điểm F nằm trên cạnh AB, điểm
M nằm trên cạnh BC sao cho 2BM < BC.
a) Tìm giao tuyến của ( AGB) và (CDF ).

b) Tìm H = AG ∩ (CDF ), Q = CD ∩ ( AGM ).

c) Gọi P = AM ∩ CF. Chứng minh H, P, Q thẳng hàng.

d) Gọi N là trung điểm CD. Chứng minh AG, PQ, FN đồng quy.

e) Tìm thiết diện của mặt phẳng ( MFH ) với tứ diện.


Bài 2. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Gọi M, N lần lượt là
trung điểm của SA và SD.
a) Tìm giao tuyến của (SAB) và (SCD ).

b) Chứng minh: BC k (OMN ).

c) Gọi (α) là mặt phẳng đi qua M và song song với AC, SB. Xác định thiết diện của mặt
phẳng (α) với hình chóp.
Bài 3 (Đề thi học kỳ 1, Sở GD Bà Rịa Vũng Tàu, 2018-2019).
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi O là giao điểm của AC và BD.
M và N lần lượt là trung điểm của CD và SA. G là trọng tâm tam giác SAB.
1 Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC ) và (SBD );

2 Chứng minh MN song song với mặt phẳng (SBC );

3 Gọi ∆ là giao tuyến của hai mặt phẳng (SAD ) và (SMG ), P là giao điểm của đường
thẳng OG và ∆. Chứng minh P, N, D thẳng hàng.
Bài 4. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành tâm O. Gọi M, N, P lần lượt là trung
điểm của AB, AD, SC.
a) Tìm giao tuyến của ( MNP) với các mặt phẳng (SCD ), (SAC ).

b) Gọi d = (SBD ) ∩ ( MNP). Chứng minh d k MN.

c) Tìm giao điểm của SO với mặt phẳng ( MNP).


Bài 5 (HK1-THPT Chuyên Lương Văn Tụy-Ninh Bình-2017).
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành, các điểm M, N, E lần lượt là trung điểm
của các cạnh SB, SD và CD.
a) Chứng minh ME k (SAD ).

b) Dựng thiết diện của hình chóp S.ABCD khi cắt bởi mặt phẳng ( MNE).
Bài 6. Cho lăng trụ tam giác ABC.A0 B0 C 0 . Đáy là tam giác có ba góc nhọn. Gọi I, J lần lượt là
tâm của các mặt bên ABB0 A0 , ACC 0 A0 . Gọi O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.
a) Chứng minh rằng I J k ( ABC ).

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
161 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

b) Xác định thiết diện của lăng trụ với mặt phẳng ( I JO).
Bài 7. Cho lăng trụ tam giác ABC.A1 B1 C1 . Gọi G, G1 , G2 lần lượt là trọng tâm các tam giác
ABC, A1 B1 C1 , ACC1 .
a) Chứng minh rằng ( AGB1 ) k ( A1 G1 C ).
b) Chứng minh rằng ( GG1 G2 ) k ( BCC1 ).
Bài 8. Cho ba tia Ox, Oy, Oz có chung gốc và không đồng phẳng.
‘ < yOz
a) Chứng minh rằng: xOy ‘ + zOx.
‘ (1)

b) Chứng minh rằng: xOy


‘ + yOz ‘ < 3600 .
‘ + zOx (2)

2. Lời giải
Câu 1.
a) Gọi N = BG ∩ CD. Ta có F và N là hai điểm chung
phân biệt của hai mặt phẳng ( AGB) và (CDF ). Do đó
giao tuyến của ( AGB) và (CDF ) là NF.
b) Chọn mặt phẳng phụ chứa AG là ( AGB). Theo câu
a), ta có giao tuyến của ( AGB) và (CDF ) là NF. Trong
(ßAGB), gọi H là giao điểm của AG và NF. Khi đó
H ∈ AG
H ∈ NF ⊂ (CDF ).
Suy ra AG ∩ (CDF ) = H.
Trong (ß BCD ), gọi Q = MG ∩ CD.
Q ∈ CD
Khi đó ⇒ Q = CD ∩ ( AGM).
Q ∈ MG ⊂ ( AGM )
c) Vì H, P, Q cùng thuộc hai mặt phẳng ( AMG ) và ( FCD ) nên thẳng hàng.
d) Theo lời giải câu b) ta có H là giao điểm của AG và NF. Theo câu c) ta có H nằm trên đường
thẳng PQ. Vậy AG, PQ, FN đồng quy tại H.
e) Mặt phẳng ( MFH ) chính là mặt phẳng ( MFN ). Trong ( AMQ), gọi R là giao điểm của MH
và AQ. Trong mặt phẳng ( ACD ), gọi E là giao điểm của NR và AD. Thiết diện là tứ giác
MNEF.
Lưu ý. Có thể tìm thiết diện cách
khác như sau: Trong ( BCD ), gọi I
là giao điểm của đường thẳng BD
với đường thẳng MN. Trong mặt
phẳng ( ABD ), gọi E là giao điểm
của IF với AD. Khi đó thiết diện
cần tìm là tứ giác MNEF.

Câuß 2.
S ∈ (SAB) ∩ (SCD ), AB k CD
a)
AB ⊂ (SAB), CD ⊂ (SCD ).
Suy ra giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và (SCD ) là
đường
ß thẳng qua S và song song với AB.
MN k AD
b) ⇒ MN k BC.
AD k BC
ß
BC 6⊂ (OMN )
Vậy ⇒ BC k (OMN ).
BC k MN ⊂ (OMN )

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
162 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

ß
M ∈ (α) ∩ (SAB)
c) ⇒ (α) ∩ (SAB) = Mx, với Mx là đường thẳng qua M và song
SB ⊂ (SAB), SB k (α)
song với SB, cắt AB tại P. Ta lại có
ß
P ∈ (α) ∩ ( ABCD )
⇒ (α) ∩ ( ABCD ) = Py,
AC ⊂ ( ABCD ), AC k (α)

với Py là đường thẳng qua P và song song với AC, cắt BC tại Q. Ta có
ß
Q ∈ (α) ∩ (SBC )
⇒ (α) ∩ (SBC ) = Qz,
SB ⊂ (SBC ), SB k (α)

với Qz là đường thẳng qua Q và song song với SB, cắt SC tại R. Trong mặt phẳng (SAC ), gọi E
là giao điểm của SO với MR. Trong ( ABCD ), gọi F là giao điểm của BD và PQ. Trong (SBD ),
gọi I là giao điểm của FE với SD. Thiết diện cần tìm là ngũ giác PQRI M (có PM k QR).

Câu 3.
® ®
O ∈ AC O ∈ (SAC )
1 Ta có ⇒ ⇒ O ∈ (SAC ) ∩ (SBD ).
O ∈ BD O ∈ (SBD )
Hơn nữa S ∈ (SAC ) ∩ (SBD ), nên SO là giao tuyến của (SAC ) và (SBD ).

P S

N
Q

A
D
M
O

B C

2 Gọi Q là trung điểm SB.


AB
Ta có NQ là đường trung bình của tam giác SAB nên NQ k AB và NQ = .
2
CD AB
Mặt khác CM k AB và CM = = nên CM = NQ và CM k NQ.
2 2
Suy ra CMNQ là hình bình hành. Do đó MN k CQ ⊂ (SBC ).
Vậy nên MN k (SBC ).

3 Ta có P ∈ OG ⇒ P ∈ ( BND ).
Mà P ∈ ∆ ⊂ (SAD ) suy ra P ∈ ( BND ) ∩ (SAD ). (1)
Mặt khác, rõ ràng ( BND ) ∩ (SAD ) = ND. (2)
Từ (1) và (2) ta có P ∈ ND hay P, N, D thẳng hàng.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
163 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Câu 4.
a) Ta có P là một điểm chung của mp( MNP)
và mp(SCD ). Trong ( ABCD ), gọi E là giao
điểm MN và CD. Khi đó E là một điểm chung
của ( MNP) và (SCD ). Vậy giao tuyến của
( MNP) với (SCD ) là đường thẳng PE. Ta có
P là một điểm chung của ( MNP) và (SAC ).
Trong ( ABCD ), gọi R là giao điểm MN và
AC. Khi đó R là một điểm chung của ( MNP)
và (SAC ). Vậy giao tuyến của ( MNP) với
(SAC ) là đường thẳng PR.
b) Ta có MN 6⊂ (SBD ), MN k BD ⊂ (SBD ).
Suy ra MN k (SBD ). Trong (SAC ), gọi I là
giao điểm của PR và SO. Vì
ß
I ∈ (SBD ) ∩ ( MNP)
MN ⊂ ( MNP), MN k (SBD )
nên d là đường thẳng qua I và song song với MN, điều phải chứng minh.
c) Tìm giao điểm của SO với mặt phẳng ( MNP). Ta có
ß ß
I ∈ SO I ∈ SO
⇒ ⇒ SO ∩ ( MNP) = I.
I ∈ PR ⊂ ( MNP) I ∈ ( MNP)

Câu 5.

a) Từ E kẻ EF k AD. Ta có ( MFE) k (SAD ) suy ra ME k (SAD ).

b) Ta có ( MNE) ∩ (SCD ) = EN.


Kẻ MI k SC (I ∈ BC) suy ra M, N, E, I đồng phẳng.

P
N

A L
D

F E

B I C
K

Ta có: ( MNE) ∩ (SBC ) = MI.


Trong mặt phẳng ( ABCD ) có EI ∩ AD = L.
Trong mặt phẳng (SAD ), có LN ∩ SA = P.
Suy ra ( MNE) ∩ (SAD ) = NP và ( MNE) ∩ (SAB) = MP.
Vậy thiết diện cần tìm là ngũ giác MIENP.

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
164 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Câu 6.
a) Ta có I J là đường trung bình của tam giác A0 BC, do đó
I J k BC. Như vậy I J 6⊂ ( ABC ), I J k BC ⊂ ( ABC ), suy ra
I J song song với ( ABC ).
b) Trước hết ta tìm giao tuyến của (OI J ) với ( ABC ). Ta
có O là một điểm chung của (OI J ) với ( ABC ), I J nằm
trong (OI J ) và song song với ( ABC ), suy ra giao tuyến
của (OI J ) và ( ABC ) là đường thẳng qua O và song song
với BC, cắt AB, AC lần lượt tại M và N. Trong ( ABB0 A0 ),
gọi Q = MI ∩ A0 B0 . Trong ( ACC 0 A0 ), gọi P = N J ∩ A0 C 0 .
Thiết diện cần tìm là tứ giác MNPQ.

Câu 7. Phân tích. Để giải câu a) một cách dễ dàng, ta cần mở rộng các mặt phẳng ( AGB1 ),
( A1 G1 C ). Do đề bài cho G, G1 lần lượt là trọng tâm các tam giác ABC, A1 B1 C1 nên ta sẽ
kéo dài AG cắt BC tại trung điểm M và kéo dài A1 G1 cắt B1 C1 tại trung điểm M1 , khi đó
( AGB1 ) ≡ ( AMB1 ), ( A1 G1 C ) ≡ ( A1 M1 C ).
Giải. Gọi M, M1 lần lượt là trung điểm của BC, B1 C1 .
a) Ta có AM k A1 M1 , MB1 k CM1 .
Suy ra: ( AMB1 ) k ( A1 M1 C ).
Hay ( AGB1 ) k ( A1 G1 C ).
b) Ta có:
( GG1 G2 ) ∩ ( ACC1 A1 ) = EE1 , trong đó EE1 qua G2 và
song song với GG1 (theo hệ quả 1 ở trang 38). Suy ra
EE1 k CC1 và EE1 = CC1 . Trong ∆A1 CC1 , ta có:
A1 E1 A G 2 A E AE AG2 A G
= 1 2 = (do 1 1 = = = 1 2 ).
A1 C1 A1 C 3 A1 C1 AC AN A1 C
Do G1 là trọng tâm tam giác A1 B1 C1 nên:
A1 G1 2 A E A G
= ⇒ 1 1 = 1 1 ⇒ G1 E1 k B1 C1 .
A1 M1 3 A1 C1 A1 M1
Như vậy ta có:
ß
G1 E1 6⊂ ( BCC1 )
⇒ G1 E1 k ( BCC1 ). (1)
G1 E1 k B1 C1 ⊂ ( BCC1 )
ß
EE1 6⊂ ( BCC1 )
⇒ EE1 k ( BCC1 ). (2)
EE1 k CC1 ⊂ ( BCC1 )

Mà G1 E1 , EE1 là hai đường thẳng cắt nhau cùng nằm trong ( GG1 G2 ) nên từ (1) và (2) suy ra
( GG1 G2 ) song song với ( BCC1 ).
Lưu ý. Sau đây là một lời giải khác cho câu b). Ta có:
A1 G1 2 AG
= = ⇒ GG1 k MM1 .
A1 M1
 3 AM
 GG1 6⊂ ( BCC1 )
GG1 k MM1 ⇒ GG1 k ( BCC1 ).
MM1 ⊂ ( BCC1 )

Gọi O là tâm của hình bình hành ACC1 A1 . Khi đó:
2 1
CG2 = CO = CA1 .
3 3
Như vậy:
A1 G1 2 A G
= = 1 2 ⇒ G1 G2 k M1 C.
A1 M1
ß 3 A1 C
G1 G2 6⊂ ( BCC1 )
⇒ G1 G2 k ( BCC1 ).
G1 G2 k M1 C ⊂ ( BCC1 )

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
165 | Biên soạn: Thầy Nguyễn Tài Chung; ĐT 0968774679

Mà G1 G2 , GG1 là hai đường thẳng cắt nhau cùng nằm trong mặt phẳng ( GG1 G2 ) nên suy ra
( GG1 G2 ) k ( BCC1 ).

Câu 8.
‘ ≤ xOz
a) Nếu xOy ‘ ≤ yOz
‘ hoặc xOy ‘ thì thấy
ngay (1) đúng. Không mất tính tổng quát, giả
‘ > xOz.
sử xOy ‘ Trong góc xOy‘ vẽ tia Oz0 sao
cho xOz
‘ = xOz‘0 (tia Oz0 nằm giữa tia Ox và
Oy). (i )
Trên tia Oz, Oz0 lần lượt lấy C, M sao cho
OC = OM. Trên tia Oy lấy điểm B. Nối MB
cắt Ox tại A. Ta có ∆AOC = ∆AOM (do có
cạnh OA chung, AOC’=÷ AOM, OC = OM).
Suy ra AM = AC, dẫn tới tam giác AMC cân
tại A. Thành thử:
’ = ACM
CMB ’ + CAM ’

= AMC
’ + CAM ’

> AMC.

Mà CMB
’ và AMC ’ là hai góc bù nhau nên CMB ’ > MCB
’ là góc tù. Lại có CMB ’ do đó CB >
MB. Xét hai tam giác OCB và OMB có: OC = OM, OB chung, CB > MB, suy ra COB
’ >
’ ⇒ yOz
MOB ‘ > yOz‘0 . Như vậy:

‘ + yOz
xOz ‘0 + yOz
‘ > xOz ‘0 = xOy.

Ta có điều phải chứng minh.


b) Gọi Ox 0 là tia đối của tia Ox. Khi đó:
‘ = 1800 − ’
xOy x 0 Oy;
‘ = 1800 − x‘
xOz 0 Oz.
Suy ra:  
‘ + xOz
xOy ‘ = 3600 − ’ x 0 Oy + x‘
0 Oz .

Sử dụng câu a), ta có:


x 0 Oy + x‘
’ 0 Oz > yOz.

Như vậy:
‘ + xOz
xOy ‘ < 3600 − yOz.

Suy ra xOy
‘ + yOz ‘ < 3600 . Do đó (2) được chứng minh.
‘ + zOz

CHƯƠNG 2. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG

You might also like