You are on page 1of 164

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG

DƯƠNG THỌ - TÔN NỮ HUYỀN TRANG

HÌNH HỌA
VẼ KỸ THUẬT

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG - 2019


2
Lời nói đầu
Tập bài giảng hình học hoạ hình vẽ kỹ thuật được biên soạn để dùng làm tài
liệu giảng dạy và học tập ở Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng theo chương trình
chuẩn mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ 2019 cho hệ tín chỉ chất lượng cao,
bao gồm ba tín chỉ. Đối tượng sử dụng giáo trình này là sinh viên của Trường Đại học
Bách khoa Đà Nẵng, cũng như sinh viên hệ kỹ thuật của các trường đại học khác, đã
học qua chương trình phổ thông trung học và đã có những kiến thức cơ bản của môn
học hình học không gian.
Mục đích của môn học này là rèn luyện khả năng tư duy không gian của sinh
viên, giúp họ nắm vững phương pháp biểu diễn không gian hình học bao gồm các
yếu tố hình học cơ bản như điểm, đường thẳng, mặt phẳng...và các mối tương quan
giữa chúng lên trên các mặt phẳng, đồng thời biết cách giải các bài toán liên quan
đến các yếu tố hình học đó.
Nắm vững các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về việc thành lập và quản lý các
bản vẽ kỹ thuật. Biểu diễn được 6 hình chiếu vuông góc cơ bản, hình chiếu phụ, hình
chiếu riêng phần. Vẽ hình chiếu trục đo hợp lý theo nhiều hệ. Vẽ được hình cắt và
mặt cắt. Vẽ và đọc được các cấu trúc bên trong và bên ngoài của vật thể. Biểu diễn
tổng hợp được các đối tượng. Đọc hiểu và thiết lập được các bản vẽ kỹ thuật.
Cung cấp kiến thức, rèn luyện các đức tính cần thiết như cần cù, tỉ mỉ, sáng
tạo, chính xác cho một kỹ sư tương lai.Trang bị cho sinh viên một nền tảng kiến thức
vững vàng để tiếp tục chuyển qua giao tiếp đồ hoạ hiện đại trên máy tính.

Việc giảng dạy và học tập môn học này sẽ thuận lợi hơn nhiều nếu bên cạnh
giáo trình, người dạy trình diễn cho người học với các mô hình và hệ thống các slide
động cũng như tĩnh cho từng chương. Vì vậy chúng tôi đề nghị các bạn đồng nghiệp
trong khả năng cho phép nên xây dựng và sử dụng hệ thống các mô hình và hệ thống
các slide trong việc giảng dạy môn học này.
Chúng tôi mong nhận được ý kiến của các bạn đồng nghiệp và của các bạn
sinh viên trong khi sử dụng tập bài giảng này.

CÁC TÁC GIẢ


4

CÁC KÝ HIỆU QUY ƯỚC DÙNG TRONG SÁCH

Các mặt phẳng hình chiếu:


- Mặt phẳng hình chiếu bằng: P1
- Mặt phẳng hình chiếu đứng: P2
- Mặt phẳng hình chiếu cạnh: P3
Các trục hình chiếu x, y, z
Các điểm: A, B, C... hoặc 1, 2, 3…
Các đường thẳng: a, b, c...
Các đường cong (a), (b), (c)…
Các mặt phẳng P, Q, R… hoặc α, β, γ
Các mặt cong Φ, , ...
Các góc: α, β, γ
Hình chiếu của các yếu tố hình học:
- Hình chiếu bằng: dùng chỉ số 1.
Ví dụ: A1, B1, C1…; a1, b1, c1...; P1, Q1, α1, β1...
- Hình chiếu đứng: dùng chỉ số 2.
Ví dụ: A2, B2, C2…; a2, b2, c2...; P2, Q2, α2, β2...
- Hình chiếu cạnh: dùng chỉ số 3.
Ví dụ: A3, B3, C3…; a3, b3, c3...; P3, Q3, α3, β3...
Các vết của mặt phẳng:
- Vết bằng mQ là vết bằng của mặt phẳng Q
- Vết đứng nQ là vết đứng của mặt phẳng Q
Song song: //. Ví dụ: a // b: đường thẳng a song song với đường thẳng b.
Vuông góc: . Ví dụ: d  Q: đường thẳng d vuông góc với mặt phẳng Q.
Giao: x. Ví dụ: d x Q: đường thẳng d giao mặt phẳng Q.
Thuộc: . Ví dụ: A  d: điểm A thuộc đường thẳng d.
Trùng: . Ví dụ: A  B: điểm A trùng với điểm B.
5

PHẦN 1

Gaspard Monge (1746 – 1818)

HÌNH HỌC
HỌA HÌNH
6
chương 0
MỞ ĐẦU

Trong kỹ thuật, bản vẽ kỹ thuật được sử dụng trong sản xuất và trao đổi
thông tin giữa các nhà thiết kế và thi công. Bản vẽ kỹ thuật là một mặt phẳng 2
chiều còn hầu hết vật thể đều là các vật thể 3 chiều. Gaspard Monge là người
tiên phong áp dụng các phương pháp của hình học họa hình để biểu diễn các đối
tượng 3 chiều lên mặt phẳng bản vẽ 2 chiều.
1. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
- Mục đích môn học: Bản vẽ là văn kiện kỹ thuật cơ bản để chỉ đạo sản
xuất. Bản vẽ được xây dựng nhờ những phương pháp biểu diễn và các hệ thống
qui ước. Nghiên cứu các phương pháp biểu diễn làm cơ sở lý luận cho việc xây
dựng các bản vẽ là nguồn gốc lịch sử và là một trong những nội dung của Hình
học họa hình.
Để biểu diễn các đối tượng cụ thể như một bộ phận máy móc, một công
trình xây dựng, trước hết phải biết cách biểu diễn các không gian hình học chứa
những đối tượng cụ thể ấy.
- Đối tượng môn học: Hình học họa hình là một môn học nghiên cứu cách
biểu diễn các không gian bằng những yếu tố hình học của một không gian có
chiều thấp hơn, phổ biến nhất là mặt phẳng, rồi dùng các hình biểu diễn ấy để
nghiên cứu các không gian ban đầu.
Hình học họa hình nhờ bảo đãm được tính trực quan và chính xác nên đã
được dùng nhiều trong thực tế để xây dựng các bản vẽ kỹ thuật và nó là một
trong những môn học cơ sở của chương trình đào tạo kỹ sư.
- Yêu cầu của hình biểu diễn: Muốn đạt được mục đích trên, các hình
biểu diễn phải đạt được các yêu cầu sau:
+ Đơn giản, rõ ràng, chính xác.
+ Thỏa mãn tính tương đương hình học hay tính phản chuyển của bản vẽ.
* Để học tốt môn hình họa- vẽ kỹ thuật, người học cần nắm vững các kiến thức
của hình học sơ cấp nhất là hình học không gian.
2. CÁC PHÉP CHIẾU
7
MỞ ĐẦU 8
2.1. Phép chiếu xuyên tâm S
1. Xây dựng phép chiếu
- Cho mặt phẳng P, một điểm S A
không thuộc P và một điểm A bất kỳ.
- Gọi A’ là giao của đường thẳng
SA với mặt phẳng P. A'
*Ta có các định nghĩa sau:
- Mặt phẳng P gọi là mặt phẳng
hình chiếu; P
- Điểm S gọi là tâm chiếu;
- Đường thẳng SA gọi là tia Hình-1: Xây dựng phép chiếu xuyên tâm
chiếu của điểm A;
- Điểm A’ gọi là hình chiếu xuyên tâm của điểm A từ tâm S lên mặt phẳng
hình chiếu P.
2. Tính chất phép chiếu
Tính chất 1: Hình chiếu của một đường thẳng không qua tâm chiếu là một
đường thẳng. Nếu đường thẳng đi qua tâm chiếu S thì suy biến. (H-2a)
Tính chất 2: Hình chiếu của của hai đường thẳng song song là hai đường thẳng
đồng qui (điểm đồng qui là hình chiếu điểm vô tận E của hai đường thẳng song
song). (H-2b) S E∞
a S
d b
e

e’ d'
b'
AA'
A'
BB’ E’∞ a'
P P BB'
Hình-2 a,b: Tính chất phép chiếu xuyên tâm
A
2.2. Phép chiếu song song S∞
s
Nếu cho tâm S của phép chiếu a
xuyên tâm ra vô tận ta thu được phép
chiếu song song.
1. Xây dựng phép chiếu A'
- Cho mặt phẳng P, một đường
thẳng s không song song mặt phẳng P P
và một điểm A bất kỳ trong không
gian. Hình-3: Xây dựng Phép chiếu song song
MỞ ĐẦU 9
- Qua A kẻ đường thẳng a // s. A’ là giao của đường thẳng a với mặt phẳng
P.
* Ta có các định nghĩa sau:
- Mặt phẳng P gọi là mặt phẳng hình chiếu;
- Đường thẳng s gọi là phương chiếu;
- Đường thẳng a gọi là tia chiếu của điểm A;
- Điểm A’ gọi là hình chiếu song song của điểm A lên mặt phẳng hình
chiếu P theo phương chiếu s.
2. Tính chất phép chiếu
Tính chất 1: Phép chiếu song song bảo tồn tính chất song song của hai đường
thẳng. (H- 4a)
Tính chất 2: Phép chiếu song song bảo tồn tỷ số đơn của ba điểm thẳng hàng. (H-
4b)
AB // CD  A'B' // C'D' (ABC) = (A'B'C')

C
B B
s A D s A
C

A' B'
A' B' C'
C' D'
P
Hình-4 a,b: Tính chất phép chiếu song song
2.3. Phép chiếu vuông góc
1. Xây dựng phép chiếu a
Phép chiếu vuông góc là trường hợp
đặc biệt của phép chiếu song song khi
s
phương chiếu vuông góc với mặt phẳng A
hình chiếu. (H- 5)
2. Tính chất phép chiếu
Phép chiếu vuông góc có đầy đủ tính
A’
chất của
P phép chiếu song song, ngoài ra có
thêm các tính chất sau: (H- 6)
- Chỉ có một phương chiếu s duy P
nhất.
Hình-5: Phép chiếu vuông góc
- Giả sử AB tạo với P một góc φ thì:
A’B’ = AB.cosφ
MỞ ĐẦU 10
2.4. Nhận xét
B
Các phép chiếu xuyên tâm, song
song và vuông góc nói trên được dùng để
biểu diễn các vật thể trong không gian lên s
A
mặt phẳng. Muốn thỏa mãn tính phản
chuyển hay tương đương hình học, mỗi
yếu tố hình học phải biểu diễn bởi hai hình
φ
chiếu, hoặc một hình chiếu và một điều
kiện tương đương. A’ B’
P
Hình 6: Tính chất phép chiếu
vuông góc

* Phần giáo trình sau đây là những ứng dụng của phép chiếu vuông góc
mà ta gọi là Phương pháp hình chiếu vuông góc.
chương 1
ĐIỂM
1.1. HÌNH BIỂU DIỄN CỦA MỘT ĐIỂM TRONG HỆ HAI MẶT PHẲNG
HÌNH CHIẾU

a. Cách xây dựng


Trong không gian, a/
chọn hai mặt phẳng vuông P2 A2
góc nhau. P1 nằm ngang và
P2 thẳng đứng như hình vẽ. A
(H-2.1a) x Ax
- Chiếu vuông góc
điểm A lên mặt phẳng P1 và A1
P1
P2 ta nhận được các hình
chiếu A1 và A2.
- Cố định mặt phẳng
P2, quay mặt phẳng P1 quanh
đường thẳng x theo chiều quay b/ P2
được chỉ ra trên hình 1.1.a cho đến A2
khi P1 trùng với P2. Ta nhận được
hình biểu diễn còn gọi là đồ thức
x Ax
của điểm A trong hệ hai mặt phẳng
hình chiếu vuông góc (H-1.1.b)
b. Các định nghĩa và quy A1
ước P1
- Mặt phẳng P1: Mặt phẳng
hình chiếu bằng.
- Mặt phẳng P2: Mặt phẳng Hình-1.1a,b: Xây dựng hình
hình chiếu đứng. biểu diễn của một điểm
- Đường thẳng x: Trục hình chiếu
- A1: Hình chiếu bằng của điểm A.
- A2: Hình chiếu đứng của điểm A.
- Gọi Ax là giao của trục x và mặt phẳng (AA1A2).
11
ĐIỂM 12
- Trên hình biểu diễn A1, Ax, A2 cùng nằm trên một đường thẳng vuông
góc với trục x gọi là đường dóng thẳng đứng.
* Độ xa của một điểm
- Ta có: AxA1 = A2A gọi là độ xa của điểm A.
- Quy ước:
+ Độ xa dương: Khi điểm A nằm phía trước P2.
- Cách nhận biết trên hình biểu diễn:
+ Độ xa dương: A1 nằm phía dưới trục x.
* Độ cao của một điểm
- Ta có: AxA2 = A1A gọi là độ cao của điểm A.
- Quy ước:
+ Độ cao dương: Khi điểm A nằm phía trên P1.
- Cách nhận biết trên hình biểu diễn:
+ Độ cao dương: A2 nằm phía trên trục x.

1.2. HÌNH BIỂU DIỄN CỦA MỘT ĐIỂM TRONG HỆ BA MẶT PHẲNG
HÌNH CHIẾU
1.2.1 Xây dựng hình a/
biểu diễn z
P2 Az
Lúc cần thiết ta sử dụng A2
thêm mặt phẳng hình chiếu thứ A3
ba, ký hiệu là P3. A
x Ax O
Trong không gian, lấy ba
mặt phẳng P1, P2, P3 vuông góc A2 Ay
với nhau từng đôi một. P1 A1
Gọi x = P1 x P2. y
Gọi y = P1 x P3.
Gọi z = P2 x P3. P3

- Chiếu vuông góc điểm A b/ P2 A2 z A3 P3


lần lượt lên các mặt phẳng P1, P2 và
P3 ta nhận được các hình chiếu A1, Az
A2 và A3.
- Cố định mặt phẳng P2, quay x Ax O Ay’ y’
mặt phẳng P1 quanh trục x, quay mặt
phẳng P3 quanh trục z theo chiều Ay
quay được chỉ ra trên hình 1.5a cho
đến khi P1 trùng với P2, P3 trùng với A1
P1 y
P2. Ta nhận được hình biểu diễn của
điểm A trong hệ ba mặt phẳng hình
Hình-1.5a,b: Hình biểu diễn của điểm A
ĐIỂM 13
chiếu vuông góc. (H-1.5.b)
1.2.2. Các định nghĩa và qui ước
- Mặt phẳng P3: Mặt phẳng hình chiếu cạnh.
- Đường thẳng x, y, z: Trục hình chiếu.
- A3: Hình chiếu cạnh của điểm A.
- Trên đồ thức:
+ A1, Ax, A2 cùng nằm trên đường dóng thẳng đứng.
+ A2, Az, A3 cùng nằm trên đường dóng nằm ngang.
*Độ xa cạnh của một điểm
- Ta có: AzA2 = AyA1 = AxO = A3A gọi là độ xa cạnh của điểm A.
- Quy ước:
+ Độ xa cạnh dương : Khi điểm A nằm phía bên trái P3.
- Cách nhận biết trên hình biểu diễn:
+ Độ xa cạnh dương: A1 và A2 nằm phía bên trái trục z.

*Lưu ý: Từ đây trở đi xem như P2 trùng với mặt phẳng tờ giấy, ta sẽ
không vẽ chu vi P2 trên hình biểu diễn.
1.4. VẼ HÌNH CHIẾU CẠNH CỦA MỘT ĐIỂM
Bài toán: Cho các cặp hình chiếu đứng và hình chiếu bằng của các điểm
A, B. Tìm hình chiếu cạnh của các điểm đó. (H-1.6a,b)
Hình chiếu cạnh A3, B3 là giao của hai đường dóng Δ và Δ’. Trình tự vẽ dễ
thấy trên các hình 1.6a,b.
a/ z(+) Δ’ b/ Δ’ z(+)
Az B3 B2 Bz Δ
A2 A3 Δ
B1 By

x(+) Ax O Ay’
y’(+) x(+) Bx O
By’ y’(+)
A1 Ay y(+)
y(+)
Hình-1.6a,b: Vẽ hình chiếu cạnh các điểm A, B
chương 2
ĐƯỜNG THẲNG
MẶT PHẲNG
2.1. HÌNH BIỂU DIỄN CỦA ĐƯỜNG THẲNG
Một đường thẳng được xác định bởi hai điểm phân biệt (H-2.1), vì vậy để
cho hình biểu diễn của một đường thẳng ta cho hình biểu diễn của hai điểm phân
biệt thuộc đường thẳng đó.
Cũng có thể biểu diễn trực tiếp đường thẳng bởi hai hình chiếu của nó,
nếu từ hình chiếu d1 và d2 của đường thẳng d ta xây dựng lại đường thẳng d duy
nhất trong không gian.
Trên hình-2.2 biểu diễn đường thẳng d đi qua hai điểm AB. Dễ thấy có d1
đi qua A1B1 và d2 đi qua A2B2.

P2 B2
B2
d2
d2 A2
A2 B
d x
x
A d1
d1
B1 B1
A1 P1 A1
Hình-2.1: Đường thẳng d trong hệ Hình-2.2: Đường thẳng d biểu
thống hai mặt phẳng hình chiếu diễn bằng hai điểm

2.2. CÁC ĐƯỜNG THẲNG ĐẶC BIỆT


2.2.1. Loại song song với một mặt phẳng hình chiếu
1. Đường bằng: Là đường thẳng song song với mặt phẳng hình chiếu
bằng P1. (H-2.3a,b)
*Nhận xét:
- Hình chiếu đứng của đường bằng thì song song trục x.
- Hình chiếu bằng của một đoạn thẳng thuộc đường bằng thì bằng
chính nó.

14
ĐƯỜNG THẲNG - MẶT PHẲNG 15

a/ b/ A2 B2
P2 h2
A 2 h2 B2
2
h x
A B
A1 = AB
h1
A1 h1
P1 B1
B1

Hình-2.3a,b: Biểu diễn đường bằng


h
2. Đường mặt: Là đường thẳng song song với mặt phẳng hình chiếu
đứng P2. (H-2.4a,b)

a/ b/ D2
P2
D2 = CD
f2
C2 f2
C2 D
x f x
C

C1 f1 D1 f1
P1
C1 D1
Hình-2.4a,b: Biểu diễn đường mặt f

*Nhận xét:
- Hình chiếu bằng của đường mặt thì song song trục x.
- Hình chiếu đứng của một đoạn thẳng thuộc đường mặt thì bằng
chính nó.
3. Đường cạnh: Là đường thẳng song song với mặt phẳng hình chiếu
cạnh P3. (H-2.5a,b)
*Nhận xét:
- Hình chiếu bằng và hình chiếu đứng của đường cạnh thì trùng nhau và
vuông góc với trục x.
- Hình chiếu cạnh của một đoạn thẳng thuộc đường cạnh thì bằng chính
nó.
ĐƯỜNG THẲNG - MẶT PHẲNG 16

a/ b/ z
P2 z
E3
E2 E E2 = EF
E3
p2 p2 p3
P3 F2
p p3 F3
F2 x
O y’
x O
F3 E1
E1 F
p1 p1
F1 y F1
P1
y
Hình-2.5a,b: Biểu diễn đường cạnh p

2.2.2. Loại vuông góc với một mặt phẳng hình chiếu
1. Đường thẳng chiếu bằng: Là đường thẳng vuông góc với mặt phẳng
hình chiếu bằng P1. (H-2.6a,b)
a/ P2 b/
A2 A2
d2 A d2

B2 d
B2
x B x

d1
A1 ≡B1 d1
A1 ≡B1
P1

Hình-2.6a,b: Biểu diễn đường thẳng chiếu bằng d

*Nhận xét:
- Hình chiếu bằng của đường thẳng chiếu bằng suy biến thành một điểm.
- Hình chiếu đứng của đường thẳng chiếu bằng là đường thẳng vuông góc
với trục x.
2. Đường thẳng chiếu đứng: Là đường thẳng vuông góc với mặt phẳng
hình chiếu đứng P2. (H-2.7a,b)
*Nhận xét:
- Hình chiếu đứng của đường thẳng chiếu đứng suy biến thành một điểm.
- Hình chiếu bằng của đường thẳng chiếu đứng là đường thẳng vuông góc
với trục x.
ĐƯỜNG THẲNG - MẶT PHẲNG 17

a/ P2 b/ C 2 ≡ D2
C2≡D2 e2
e2
C
e
x
x D
C1
C 1 e1 e1
P1 D1 D1
Hình-2.7a,b: Biểu diễn đường thẳng chiếu đứng
e

3. Đường thẳng chiếu cạnh: Là đường thẳng vuông góc với mặt
phẳng hình chiếu cạnh P3. (H-2.8a,b)

a/ P2 b/ z
z E 2 g2 F2 E3≡F3
E2 g2 F2 g3
g g3
E F E3 ≡F3 P3 x O y’
x O
g1
E1 F1 y E 1 g1 F1
P1
y
Hình-2.8a,b: Biểu diễn đường thẳng chiếu cạnh g
*Nhận xét:
- Hình chiếu bằng và hình chiếu đứng của đường thẳng chiếu cạnh song
song với trục x.
- Hình chiếu cạnh của đường thẳng chiếu cạnh suy biến thành một điểm.

2.3. SỰ LIÊN THUỘC CỦA ĐIỂM VÀ ĐƯỜNG THẲNG


2.3.1. Điều kiện 1: Điều kiện cần và đủ để một điểm thuộc một đường
thẳng thường (không phải đường cạnh) là các hình chiếu cùng tên thuộc nhau.
(H-2.9)
2.3.2. Điều kiện 2: Điều kiện cần và đủ để một điểm C thuộc một đường
cạnh AB là tỷ số đơn của ba điểm A,B,C trên hai hình chiếu bằng nhau.(H-2.10)
Trường hợp có sử dụng hình chiếu cạnh ta trở về 2.3.1.
ĐƯỜNG THẲNG - MẶT PHẲNG 18
B2 B2 z B3
C 2 d2
A2 C2 C3
A3
A2
x x y'
O
A1
C1 B1 C1
d1
A1 B1 y

Hình-2.9: Biểu diễn điểm C Hình-2.10: Biểu diễn điểm C thuộc


thuộc đường thẳng d(AB) đường cạnh AB
thường d
2.4. VẾT ĐƯỜNG THẲNG
2.4.1. Vết bằng: Vết bằng đường thẳng là giao điểm của đường thẳng với
mặt phẳng hình chiếu bằng P1. (H-2.13)

a/ P N2
b/
2 N2
d2
N
d2

M2 d M2
x x
N1 N1
M1 d1
M d1
P1
M1
Hình-2.13a,b: Biểu diễn các vết của đường thẳng d
2.4.2. Vết đứng: Vết đứng đường thẳng là giao điểm của đường thẳng
với mặt phẳng hình chiếu đứng P2. (H-2.13)
*Nhận xét:
- Hình chiếu bằng cuả vết đứng thuộc trục x.
- Hình chiếu đứng cuả vết đứng trùng với chính nó.
2.5. VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI HAI ĐƯỜNG THẲNG
2.5.1 Hai đường thẳng cắt nhau
Điều kiện: Điều kiện cần và đủ để hai đường thẳng thường (không phải
đường cạnh) cắt nhau là các hình chiếu cùng tên của chúng cắt nhau trên một
đường dóng.
Nói khác đi là hai đường thẳng có một điểm chung. (H-2.14)
ĐƯỜNG THẲNG - MẶT PHẲNG 19
K2
a2 b2
b2
x a2
x

a1 a1
b1
b1
K1
Hình-2.14: a x b = K Hình-2.16: a // b

2.5.2 Hai đường thẳng song song


Điều kiện : Điều kiện cần và đủ để hai đường thẳng (không phải
đường cạnh) song song là các hình chiếu cùng tên song song nhau. (H-2.16)

2.5.3. Hai đường thẳng chéo nhau


Hai đường thẳng không thỏa mãn điều kiện cắt nhau và song song thì
chéo nhau.
Hình-2.18: Hai đường thẳng a và b chéo nhau trên hình biểu diễn do:
a1 x b1 = K1; a2 x b2 = I2; K1I2 không
vuông góc x; Nên a, b chéo nhau.
2.6. HÌNH CHIẾU GÓC VUÔNG
Điều kiện cần và đủ để một góc vuông chiếu thành một góc vuông là một
cạnh góc vuông song song với mặt phẳng hình chiếu và cạnh kia không vuông
góc với mặt phẳng hình chiếu. (Dùng định lý ba đường vuông góc để chứng
minh mệnh đề trên). (H-2.19)

a2
a2
I2
K2
b2
b2 x
x
b1
b1
K1
K1
a1
a1
Hình 2-18: a, b chéo nhau Hình-2.19: a  b với b // P1
ĐƯỜNG THẲNG - MẶT PHẲNG 20
2.7. HÌNH BIỂU DIỄN CỦA MỘT MẶT PHẲNG
2.7.1 Các cách biểu diễn
Vận dụng từ hình học không gian, một mặt phẳng có thể được xác định
bởi ba điểm không thẳng hàng, bởi một điểm và một đường thẳng không thuộc
nhau, bởi hai đường thẳng cắt nhau hay song song. Ví dụ các hình biểu diễn của
bốn cách xác định trên được cho ở hình -2.20.

(A,B,C) (D,d) (axb) (a//b)


K2 a2
B2 d2
C2 a2 b2
A2 D2 b2

x x

a1
B1 b1
d1 a1 b1
D1
A1 C1 K1

Hình-2.20: Các dạng hình biểu diễn mặt phẳng


*Lưu ý: Từ cách xác định mặt phẳng này có thể chuyển đổi thành cách
xác định khác. Do đó phương pháp giải bài toán không phụ thuộc vào cách cho
mặt phẳng.
2.7.2 Vết mặt phẳng
Vết mặt phẳng là giao tuyến của mặt phẳng với các mặt phẳng hình
chiếu (H-2.21). Người ta thường chỉ quan tâm vết bằng và vết đứng.
1. Vết bằng: Vết bằng mặt phẳng là giao tuyến của mặt phẳng với mặt
phẳng hình chiếu bằng P1. Vết bằng của một mặt phẳng  thường được ký hiệu
là m. (H-2.21)
*Nhận xét:
- Hình chiếu đứng của vết bằng trùng với trục chiếu m2  x.
- Hình chiếu bằng của vết bằng trùng với chính nó m1  m.
2-Vết đứng: Vết đứng mặt phẳng là giao tuyến của mặt phẳng với
mặt phẳng hình chiếu đứng P2. (H-2.21)
*Nhận xét:
- Hình chiếu bằng cuả vết đứng trùng với trục chiếu n1  x.
- Hình chiếu đứng cuả vết đứng trùng với chính nó n2  n.
ĐƯỜNG THẲNG - MẶT PHẲNG 21

z
a/ P2 z b/


pα P3
x α O O x m2α  n1α O
x y’


P1
y

Hình-2.21a,b: Các vết của mặt phẳng


y
*Lưu ý:
Đường thẳng thuộc mặt phẳng thì vết của đường thẳng thuộc các vết
tương ứng của mặt phẳng.
Hai vết cuả mặt phẳng phải giao nhau trên trục x hoặc song song với trục
x (do vị trí tương đối của 3 mặt phẳng trong không gian).
Mặt phẳng cho bằng các vết là đơn giản và thuận tiện nếu các bài toán sau
nầy cần đến đường bằng, đường mặt của mặt phẳng. (mục 3.5)

2.8. CÁC VỊ TRÍ ĐẶC BIỆT CỦA MẶT PHẲNG


2.8.1. Loại vuông góc với một mặt phẳng hình chiếu
1. Mặt phẳng chiếu bằng: Là mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng
hình chiếu bằng P1.
a/ P2 b/ B2
nα A2
nα B
α
A C2
x
x
C
mα mα
A1
B1 A1
P1 C1
B1 α1
Hình-2.22a,b: Biểu diễn mặt phẳng chiếu bằng C1

ĐƯỜNG THẲNG - MẶT PHẲNG 22
*Nhận xét:
Hình chiếu bằng của mặt phẳng chiếu bằng suy biến thành một đường
thẳng.
Hình-2.22a,b: Hình chiếu bằng của mọi điểm, đường thẳng, hình phẳng
thuộc mặt phẳng chiếu bằng  đều thuộc đường thẳng 1. Dễ dàng thấy rằng vết
bằng  là m  1 và vết đứng n  x.
2. Mặt phẳng chiếu đứng: Là mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng hình chiếu
đứng P2. β2
a/ P2 nβ b/ C 2
C2 B2
B2 C A2
β
A2 nβ
x B x

C1
A

P1 mβ A1
B1
Hình-2.23a,b: Biểu diễn mặt phẳng chiếu đứng
*Nhận xét:
Hình chiếu đứng của mặt phẳng chiếu đứng suy biến thành một đường
thẳng.
Trên hình-2.23a,b dễ thấy hình chiếu đứng của mọi điểm, đường thẳng,
hình phẳng thuộc mặt phẳng chiếu đứng  đều thuộc đường thẳng 2. Dễ dàng
thấy rằng vết đứng  là n  2 và vết bằng m  x.
3. Mặt phẳng chiếu cạnh: Là mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng hình
chiếu cạnh P3.
nγ z
a/ P2 nγ b/ γ3
z
A2 A3
A A3 B3
B2 C3
B B3 P3 C 2 O
γ3 x
x O y’
C3
C
γ
y mγ
P1 mγ
y
Hình-2.24a,b: Biểu diễn mặt phẳng chiếu cạnh 
ĐƯỜNG THẲNG - MẶT PHẲNG 23
*Nhận xét:
- Vết bằng và vết đứng của mặt phẳng chiếu cạnh thì song song trục x.
- Hình chiếu cạnh của mặt phẳng chiếu cạnh suy biến thành một đường
thẳng.
Hình-2.24a,b: Hình chiếu cạnh của mặt phẳng chiếu cạnh  là đường
thẳng 3. Vết đứng n và vết bằng m cùng song song với trục x.
mγ // nγ // x ; A3B3C3  3
2.8.2. Loại song song với một mặt phẳng hình chiếu
1. Mặt phẳng bằng: Là mặt phẳng song song với mặt phẳng hình chiếu
bằng P1. Nó cũng là một mặt phẳng chiếu đứng.
a/ P2 b/ n A2 B2 C2 α2
α

nα A 2 B2 C2
C x
A
x B

C1 A1 C1
A1
P1 B1 B1

Hình-2.25a,b: Biểu diễn mặt phẳng bằng 


*Nhận xét:
- Hình chiếu đứng của mặt phẳng bằng suy biến thành một đường thẳng
song song với trục x.
- Hình chiếu bằng của một miếng phẳng thuộc mặt phẳng bằng thì bằng
chính nó.
Hình-2.25a,b: Mặt phẳng bằng  được biểu diễn bằng tam giác ABC.
2 // x ; A1B1C1 = ABC
2.Mặt phẳng mặt: Là mặt phẳng song song với mặt phẳng hình chiếu
đứng P2. Nó cũng là một mặt phẳng chiếu bằng.
*Nhận xét:
- Hình chiếu bằng của mặt phẳng mặt suy biến thành một đường thẳng
song song với trục x.
- Hình chiếu đứng của một miếng phẳng thuộc mặt phẳng mặt thì bằng
chính nó.
Hình-2.26a,b: Mặt phẳng mặt  được biểu diễn bằng tam giác DEF.
1 // x ; D2E2F2 = DEF
ĐƯỜNG THẲNG - MẶT PHẲNG 24

F2
a/ P2 b/
F2
β
D2
D2 F
E2
x E2
x
D E

mβ β1
P1 D1 E1 F1
D1 E1 F1

Hình-2.26a,b: Biểu diễn mặt phẳng mặt β

3. Mặt phẳng cạnh: Là mặt phẳng song song với mặt phẳng hình
chiếu cạnh P3.

z
a/ P2 z b/ K2 K3
K2 J3
J2 J K J3 J2
nγ K3 nγ
γ P3 I2 I3
I2 x O y’
x O J1
J1 I3
I mγ

I1 I1
y
P1 K1 K1
y

Hình-2.27a,b: Biểu diễn mặt phẳng cạnh γ

*Nhận xét:
- Hình chiếu đứng và hình chiếu bằng của mặt phẳng cạnh suy biến
thành một đường thẳng vuông góc với trục x.
- Hình chiếu cạnh của một miếng phẳng thuộc mặt phẳng cạnh thì bằng
chính nó.
Hình-2.27a,b: Mặt phẳng cạnh  được biểu diễn bằng tam giác ABC.
1  2  x ; I3J3K3 = IJK
ĐƯỜNG THẲNG - MẶT PHẲNG 25
2.9. BÀI TOÁN CƠ BẢN CỦA MẶT PHẲNG
Để biểu diễn một đường thẳng hoặc một điểm thuộc một mặt phẳng, ta dựa
vào hai mệnh đề dưới đây của hình học không gian:
1. Một đường thẳng thuộc một mặt phẳng nếu nó có hai điểm thuộc mặt
phẳng.
2. Một điểm thuộc một mặt phẳng nếu nó thuộc một đường thẳng của mặt
phẳng.
Các bài toán về biểu diễn điểm và đường thẳng trên mặt phẳng có mối
liên quan hỗ trợ nhau mà chủ yếu là sự liên thuộc của điểm và đường thẳng.
Các bài toán trên là các bài toán cơ bản của mặt phẳng sử dụng để biểu diễn
các hình trên mặt phẳng, vẽ các bài toán giao và các mặt hình học sau nầy.
2.9.1. Bài toán cơ bản 1
I2
Cho mặt phẳng α(a,b), a cắt b tại I và một B2 d2
đường thẳng d thuộc mặt phẳng α đó. Biết hình A2
chiếu đứng d2, tìm hình chiếu bằng d1.
Hình- 2.28: Đường thẳng d cắt các đường b2
thẳng a, b tại hai điểm A, B của mặt phẳng (a, b) a2
và biết A2  a2, B2  b2. x
Theo mệnh đề 1, hai điểm A, B đủ xác
định đường thẳng d thuộc mặt phẳng a, b. Dựa b1
vào sự liên thuộc điểm và đường thẳng dễ dàng A1
vẽ được A1, B1 và 11
xác định d1 cần tìm. B1 d1
I1
2.9.2. Bài toán cơ bản 2 Hình-2.28: Biểu diễn đường
Cho mặt phẳng β(c,d), c song thẳng d thuộc α(a, b)
song d và điểm K thuộc mặt phẳng β c2
d2
đó. Biết hình chiếu đứng K2, tìm hình g2
chiếu bằng K1 . (H- 2.28) K2 D2
- Gắn điểm K vào một đường C2
thẳng g bất kỳ trên mặt phẳng đã cho β.
(g  β)
- Xem g xác định bởi hai điểm
C, D với C  c và D  d. x
- Vẽ hình chiếu g2 nào đó đi
c1
qua K2. Lại gắn g2 vào hai điểm C2, d1
D2, rồi vẽ được g1 như bài toán cơ bản K1 g1
1 và dễ dàng suy ra K1 g1. (H-2.29) C1 D1

Hình-2.29: Biểu diễn điểm K  β(c,d)


ĐƯỜNG THẲNG - MẶT PHẲNG 26
2.10. MẶT PHẲNG SONG SONG
Trong hình học không gian ta có I2
định lý sau: K2
Định lý: Điều kiện cần và đủ để a2 b2 c2
hai mặt phẳng song song nhau là trong 1 d2
mặt phẳng nầy có hai đường thẳng giao x
nhau tương ứng song song với hai đường
thẳng giao nhau trong mặt phẳng kia.
Từ đó ta suy ra hình biểu diễn của a1
c1 d1
hai mặt phẳng song song nhau. 1 b1
Trên hình-2.30 biểu diễn hai mặt I1 1 K1
phẳng song song (a,b) và (c,d), trong đó
các cặp đường thẳng a và c; b và d thuộc Hình-2.30: Hai mặt phẳng (a, b) // (c, d)
hai mặt phẳng trên song song
nhau đôi một.
2.11. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG SONG SONG
Trong hình học không gian ta có định lý sau:
Định lý: Điều kiện cần và đủ để một đường thẳng song song với một mặt
phẳng là đường thẳng đó song song với một đường thẳng của mặt phẳng.
Ví dụ: Qua điểm A vẽ đường thẳng d song song với mặt phẳng (a,b), đã
biết d2. (H-2.31)
Giải: Trong mặt I2
phẳng (a,b) vẽ một a2 b2 A2 d2
đường thẳng c sao cho c2
trên hình chiếu đứng c2
song song d2. Áp dụng x
bài toán cơ bản 1 cho
đường thẳng c thuộc c1
mặt phẳng (a,b) vẽ
được c1. Từ đó vẽ d1 đi a1 d1
b1
qua A1 và song song c1 A1
I1
như hình-2.31.

Hình-2.31: Vẽ d A và d // (a, b)
chương 3
CÁC BÀI TOÁN GIAO
VÀ LƯỢNG
3.1. GIAO CỦA HAI MẶT PHẲNG
Nội dung chính của mục nầy là vẽ giao tuyến hai mặt phẳng. Hai mặt
phẳng giao nhau theo giao tuyến là một đường thẳng. Nguyên tắc chung là xác
định hai điểm chung của chúng rồi nối lại bằng một đường thẳng.
3.1.1. Giao của một mặt phẳng và một mặt phẳng chiếu
Nếu một trong hai mặt phẳng là mặt phẳng chiếu thì một hình chiếu
của giao tuyến trùng với hình chiếu suy biến của mặt phẳng chiếu.
Để xác định hình chiếu thứ hai của giao tuyến, ta áp dụng bài toán đường
thẳng thuộc mặt phẳng còn lại.
Ví dụ : Vẽ giao tuyến của mặt phẳng chiếu đứng  và mặt phẳng (a,b). (H-
3.1)
Giải: Gọi g là giao tuyến của hai K2
mặt phẳng  và (a,b). Vì  vuông góc B2 2g2
A2
P2 nên hình chiếu đứng của nó là đường
a2 b2
thẳng 2. Do đó biết g2  2.
Đường thẳng g cũng là đường
x
thẳng của mặt phẳng (a,b), hình chiếu a1
đứng g2 đã biết, nên dễ dàng suy ra g1 g1
theo bài toán cơ bản 1 trên mặt phẳng A1 b1
(a,b). B1
K1
Hình-3.1: Dựng g =  x (a,b)

3.1.2. Giao của hai mặt phẳng bất kỳ


Trong trường hợp tổng quát, để tìm giao tuyến g của hai mặt phẳng  và 
ta phải xác định hai điểm chung nào đó của giao tuyến bằng phương pháp mặt
phẳng phụ trợ. Nội dung của phương pháp nầy gồm ba bước như sau: (H-5.3)

27
CÁC BÀI TOÁN GIAO VÀ LƯỢNG 28
a/Dùng mặt phẳng phụ
trợ  là mặt phẳng chiếu g
α
cắt cả hai mặt phẳng  và . β
b/Vẽ các giao tuyến I
m n
phụ trợ m =  x  và n =  x
. φ
c/Vẽ giao điểm I của
các giao tuyến phụ trợ m và m’ K n’
n. Dễ dàng thấy rằng I là một φ’
điểm thuộc giao tuyến g của
các mặt phẳng  và  cần
tìm.
Tương tự sử dụng
thêm một mặt phẳng phụ trợ Hình-3.2: Dựng g =  x β
thứ hai ’. Qua ba bước như
trên, ta sẽ tìm thêm một điểm K nào đó thuộc giao tuyến g. I và J xác định giao
tuyến g của  và .

Ví dụ : Vẽ giao tuyến g của hai mặt phẳng (a,b) và (c,d). (H-3.3)
Giải: Xác định điểm chung thứ nhất I của hai mặt phẳng (a,b) và (c,d)
bằng phương pháp phụ trợ:

d2
c2
E2 m’2 J2 n’2 F2 (φ’2)

A2 m2 B2 I2 C 2 n2 D2 (φ2)
a2 g2
b2
x
a1 c1
d1
A1 m1 D1
b1 g1 n1
m’1 C1
I1
E1 B1 F1
n’1
J1
Hình-3.3: Dựng g = (a,b) x (c,d).
CÁC BÀI TOÁN GIAO VÀ LƯỢNG 29
- Dùng mặt phẳng phụ trợ là mặt phẳng chiếu đứng . Hình chiếu đứng
của  là đường thẳng 2.
- Vẽ các giao tuyến phụ trợ ( áp dụng trường hợp đặc biệt ở trên).
- m =  x (a,b) ; m2  2 , suy ra m1
- n =  x (c,d) ; n2  2 , suy ra n1
- Vẽ giao điểm của hai giao tuyến phụ trợ :
I = m x n ; I1 = m1 x n1 , suy ra I2.
Tương tự ta dùng mặt phẳng phụ trợ thứ hai ’. Để thuận lợi ta có thể dùng
’ song song  vì lúc đó các giao tuyến phụ trợ mới sẽ tương ứng song song với
m và n. Ta được điểm thứ hai J của giao tuyến.
Hai điểm I và J xác định giao tuyến g cần tìm. (H-3.3)

3.2. GIAO CỦA ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG


3.2.1. Giao của một đường thẳng và một mặt phẳng chiếu
Nếu mặt phẳng là mặt phẳng chiếu và đường thẳng bất kỳ, trường hợp nầy
một hình chiếu của giao điểm xem như đã biết, nó chính là giao giữa hình chiếu
suy biến của mặt phẳng chiếu và hình chiếu cùng tên của đường thẳng.
Để xác định hình chiếu còn lại, áp dụng bài toán điểm thuộc đường thẳng.
Ví dụ: Vẽ giao của đường thẳng d với mặt phẳng chiếu đứng . (H-3.4)
Giải: Gọi I là giao điểm của đường thẳng d với mặt phẳng chiếu đứng .
Vì  vuông góc P2 nên biết I2 = d2 x 2. Dễ dàng suy ra I1  d1.
b2
2 d’2
I2 a2 22
K 2 ≡ d2
d2 12

x x
a
1

I1 d1 11
K1 b1
d1 21 d’1

Hình 3.4: Dựng I = d x  Hình 3.5: Dựng K = d x (a,b)

3.2.2. Giao của một đường thẳng chiếu và một mặt phẳng
CÁC BÀI TOÁN GIAO VÀ LƯỢNG 30
Nếu đường thẳng là đường thẳng chiếu và mặt phẳng bất kỳ, trường hợp
nầy một hình chiếu của giao điểm cũng xem như đã biết, nó trùng với hình chiếu
suy biến của đường thẳng chiếu.
Để tìm hình chiếu còn lại, áp dụng bài toán điểm thuộc mặt phẳng.
Ví dụ: Vẽ giao điểm K của đường thẳng chiếu đứng d và mặt phẳng
(a,b). (H-3.5)
Giải: Vì d vuông góc P2 nên biết I2  d2. Áp dụng bài toán điểm thuộc mặt
phẳng (a,b) vẽ được K1.

3.3. KHOẢNG CÁCH GIỮA HAI ĐIỂM


Giả sử có đoạn thẳng AB được biểu diễn bằng các hình chiếu. Xác định độ
dài của AB theo các hình chiếu ấy.(H-3.6a)
Trước hết vẽ AC // A1B1. Ta có mối quan hệ các yếu tố giữa một tam giác
vuông ABC với các yếu tố của hình họa như sau:
- Cạnh huyền AB của tam giác là độ dài thật đoạn thẳng AB;
- Cạnh góc vuông 1, AC= A1B1 là hình chiếu bằng của đoạn thẳng AB;
- Cạnh góc vuông 2, BC chính bằng hiệu độ cao của hai điểm A và B;
- Góc  của AB và AC chính là góc của AB với A1B1, tức là góc của AB
đối với P1.
B2
a/ b/
P2 B2
B Δz
A2
A2 Δz
(Hiệu độ cao AB)
C
A  x Ax Bx
x Ax Bx
B1
B1 Δz
A1 
A1 P1
Độ dài thật AB B0

Hình-3.6a,b: Xác định độ dài thật AB

Vậy trên hình biểu diễn, muốn vẽ độ lớn của AB và góc  của AB với P1
ta vẽ như hình học phẳng. Nghĩa là vẽ một tam giác vuông với một cạnh góc
vuông bằng A1B1, và cạnh kia bằng hiệu độ cao của AB. Cạnh huyền của tam
giác vừa vẽ là độ dài thật của AB. Góc nhọn ứng với A1B1 là góc của AB đối với
P1 .
CÁC BÀI TOÁN GIAO VÀ LƯỢNG 31
Phương pháp trên còn gọi là phương pháp tam giác vuông. (H-3.6b) Với
phương pháp nầy ta dễ dàng xác định hai yếu tố khi biết hai yếu tố còn lại.
Độ dài thật AB B2
a/ P2 B2 b/
B
A0 β
A2 β
C Δy
(Hiệu độ xa AB) A2
Δy A x Ax Bx
x Ax Bx

B1
Δy B1
A1 P1
A1
Hình-3.7a,b: Xác định độ dài thật AB
Tương tự, ta cũng có một tam giác vuông trên hình chiếu đứng mà độ dài
thật AB là cạnh huyền; một cạnh góc vuông là hình chiếu đứng A2B2; cạnh kia
bằng hiệu độ xa của AB. Với tam giác nầy ta có góc nghiêng  của AB với P2.
(H-3.7a,b)
B2
Ví dụ: Xác định độ dài của đoạn thẳng Độ dài thật AB
cạnh AB. (H-3.8)
Hiệu độ xa của AB là A1B1. Cạnh huyền A0 A2
của một tam giác vuông mà một cạnh là A2B2
,cạnh thứ hai là A2A0 dài bằng A1B1 cho ta độ x
dài của AB. (Dĩ nhiên có thể xác định độ dài
của AB bằng cách vẽ tam giác vuông B1A1A0 A1
trên hình chiếu bằng, ở đây B1A0 = A2B2.) Độ dài thật AB
* Lưu ý: Biết cách xác định độ dài của
một đoạn thẳng ta có thể xác định diện tích của
A0 B1
một tam giác, một đa giác và do đó của một
hình phẳng nói chung. Hình-3.8

3.4. KHOẢNG CÁCH TỪ MỘT ĐIỂM ĐẾN MỘT MẶT PHẲNG


Phương pháp tổng quát để tìm khoảng cách từ một điểm đến một mặt
phẳng là:
- Qua điểm vẽ một đường thẳng vuông góc với mặt phằng;
- Tìm giao điểm của đường thẳng vừa vẽ với mặt phẳng;
CÁC BÀI TOÁN GIAO VÀ LƯỢNG 32
- Dùng phương pháp tam giác vuông xác định độ lớn thật của đoạn vuông
góc.(H-3.6, 37) A2

A A2I2=AI 2

I2

I
x

A1 I1
Hình-3.9: Khoảng cách A đến 
Hình-3.10: Khoảng cách A đến
2
- Trường hợp mặt phẳng là mặt phẳng chiếu thì đoạn vuông góc sẽ là đọan
thẳng song song với mặt phẳng hình chiếu, nên độ lớn thật thể hiện ngay trên
hình chiếu. Trên hình- 3.10, mặt phẳng đã cho là chiếu đứng và khoảng cách
cần tìm thể hiện ngay trên hình chiếu đứng.
chương 4
PHÉP
BIẾN ĐỔI
HÌNH CHIẾU
Khi tìm độ lớn của một đoạn đường bằng ta thấy ngay độ lớn của nó ở
hình chiếu bằng. Khi vẽ giao điểm của một đường thẳng và một mặt phẳng chiếu,
ta biết một hình chiếu của nó và vẽ hình chiếu thứ hai khá dễ dàng. Sở dĩ được
như thế vì các yếu tố đã cho ở vị trí đặc biệt, phù hợp với yêu cầu bài toán.
Trong hình học họa hình, người ta sử dụng các phép biến đổi hình chiếu để
biến những hình chiếu đã cho thành những hình chiếu mới có vị trí thích hợp,
giúp ta giải quyết bài toán dễ dàng hơn.
Muốn cho một hình  có vị trí bất kỳ trở thành có vị trí đặc biệt ta có thể
làm theo hai cách sau:
- Giữ nguyên hình , thay hệ thống mặt phẳng hình chiếu cũ bằng một hệ
thống mặt phẳng hình chiếu mới sao cho đối với hệ thống mặt phẳng hình chiếu
nầy, hình  có vị trí đặc biệt.
- Giữ nguyên hệ thống mặt phẳng hình chiếu, thay đổi vị trí của  sao cho
ở vị trí mới hình  có vị trí đặc biệt đối với hệ thống mặt phẳng hình chiếu.
4.1. PHƯƠNG PHÁP THAY ĐỔI MẶT PHẲNG HÌNH CHIẾU ĐỨNG
Thay đổi mặt phẳng hình chiếu đứng P2 là dùng mặt phẳng P’2 vuông góc
với mặt phẳng hình chiếu bằng P1, làm mặt phẳng hình chiếu đứng mới. (H-4.1)
1. Xây dựng phép thay mặt phẳng hình chiếu
- Gọi x’ ≡ P’2 x P1 là trục hình chiếu mới.
- Giả sử điểm A trong hệ thống (P 1, P2) có hình chiếu là (A1, A2).- Chiếu
vuông góc điểm A lên P’2 ta có hình chiếu A’2. Cố định P1 xoay P’2 quanh trục
x’cho đến khi P’2≡ P1.
- Ta nhận được các hình biểu diễn của điểm A trong hệ thống (P1, P’2); A’2
là hình chiếu đứng mới của điểm A.
33
CÁC PHÉP BIẾN ĐỔI HÌNH CHIẾU 34

a/ P2 b/ A2
A2 P’2

A’2 x Ax P2
x P1
Ax A’2
A A’2
A’x A’x
x’
A1 x’
P1 A1 P’2
P1
Hình-4.1a,b: Thay P2 thành P’2  P1
2. Tính chất
Trên hệ thống mặt phẳng hình chiếu mới ( P1, P’2), xét một điểm A với các
hình chiếu A1, A2, A’2: (H-4.1b)
- Hình chiếu bằng A1 không thay đổi.
- Độ cao của A trong hệ thống mới và cũ bằng nhau AxA2 = Ax’A’2.
3. Qui ước
Trên hình-4.1b, ở trục x’ ghi chữ P1 về phía độ xa dương, chữ P’2 về phía
có độ cao dương của điểm A. B2
Ví dụ 1: Thay đổi mặt phẳng hình
chiếu đứng mới sao cho đường thẳng AB trở A2
thành đường mặt trong hệ thống mới. (H-6.2)
Ax Bx P2
Giải: Nếu AB là đường mặt thì hình
chiếu bằng A1B1 phải song song với trục P1
B1 P1
hình chiếu mới x’. Vậy ta dùng mặt phẳng
P’2
hình chiếu đứng mới P’2 sao cho A1B1 // x’. A1
Độ cao của A và B không thay đổi nên ta dễ B’x
dàng vẽ được A’2 và B’2. x’ A’x
Có thể dùng phương pháp vừa vẽ để 
A’2
tìm độ dài của AB vì dễ thấy A’2B’2 = AB.
Độ dài thật AB B’2
Ví dụ 2: Thay đổi mặt phẳng hình
Hình-4.2: Thay P’2 đưa
chiếu đứng sao cho mặt phẳng ABC trở AB thành đường mặt
thành mặt phẳng chiếu đứng trong hệ
thống mặt
phẳng hình chiếu mới. (H-4.3)
Giải: Mặt phẳng hình chiếu đứng mới P’2 phải vuông góc đồng thời với cả
CÁC PHÉP BIẾN ĐỔI HÌNH CHIẾU 35

hai mặt phẳng P1 và ABC nên nó B2


phải vuông góc với đường bằng của
ABC. Vậy ta vẽ một đường bằng của
mặt phẳng ABC, chẳng hạn AD. A2 h2 D2
Muốn AD trở thành vuông góc với C2
P’2 (đường thẳng chiếu đứng) thì x P2
A1D1 phải vuông góc với trục x’. P1 x'
Hình chiếu đứng mới của AD A1 C
là A’2  D’2 và hình chiếu đứng mới h1 1 C'2
của mặt phẳng ABC là đường thẳng D1
B’2A’2C’2. A'2D'2
h’2
Có thể dùng bài toán trên để
B1
tìm góc của một mặt phẳng đối với
mặt phẳng hình chiếu bằng hoặc vẽ P1 P’2 B'2
giao điểm của đường thẳng và mặt Hình-4.3: Thay P’2 đưa ABC trở
phẳng. thành mặt phẳng chiếu đứng

4.2. PHƯƠNG PHÁP THAY ĐỔI MẶT PHẲNG HÌNH CHIẾU BẰNG
Thay đổi mặt phẳng hình chiếu bằng P1 là dùng mặt phẳng P’1 vuông góc
với mặt phẳng hình chiếu đứng P2, làm mặt phẳng hình chiếu bằng mới. (H4.4)
1. Xây dựng phép thay mặt phẳng hình chiếu
- Gọi x’ ≡ P’1 x P2 là trục hình chiếu mới.
- Giả sử điểm A trong hệ thống (P1, P2) có hình chiếu là (A1, A2).
- Chiếu vuông góc điểm A lên P’1 ta có hình chiếu A’1. Cố định P2 xoay
P’1 quanh trục x’cho đến khi P’1≡ P2.
- Ta nhận được đồ thức của điểm A trong hệ thống (P2, P’1), A’1 là hình
chiếu bằng mới của điểm A.
a/ P b/ P2 P’1
2
A2 x’
A’x x'
A’1
A2 A’X
x Ax A'1
x AX P2
A A’1 P1
` P’1
A1 P1

Hình-4.4a,b: Thay P1 thành P’1  P2 A1


CÁC PHÉP BIẾN ĐỔI HÌNH CHIẾU 36

2. Tính chất
Trên hệ thống mặt phẳng hình chiếu mới ( P2, P’1), xét một điểm A với các
hình chiếu A1, A2, A’1: (H-4.4b)
- Hình chiếu đứng A2 không thay đổi.
- Độ xa của A trong hệ thống mới và cũ bằng nhau AxA1 = Ax’A’1.
3. Qui ước
Trên hình-4.4b, ở trục x’ ghi chữ P2 về phía độ cao dương, chữ P’1 về
phía có độ xa dương của điểm A.
Ví dụ 3: Thay đổi mặt phẳng hình
chiếu bằng để cho đường mặt AB trở x'
thành đường thẳng chiếu bằng trong hệ
thống mới. (H-4.5)
D2
Giải: Nếu CD đã trở thành một
đường thẳng vuông góc với mặt phẳng f2
hình chiếu bằng mới P’1 thì C2D2 vuông C2
P2 P'1
góc với x’. Vậy ta thay P1 thành P’1 sao
cho C2D2  x’ rồi suy ra C’1  D’1. x P2
P1
*Lưu ý: Từ ví dụ nầy cũng như ví
dụ 2 (H-4.3) ở trên, ta có thể chuyển một C1 f1 D1
đường mặt thành đường thẳng chiếu bằng
và đường bằng thành đường thẳng chiếu Hình-4.5: Đưa đường mặt f
thành chiếu bằng
đứng bởi một lần thay mặt phẳng hình
chiếu. F'1

Ví dụ 4: Cho mặt phẳng chiếu đứng P'1 x'


DEF. Thay đổi mặt phẳng hình chiếu bằng P2
để mặt phẳng DEF trở thành mặt phẳng D'1 F2
bằng trong hệ thống mới. (H-4.6) E'1
Giải: Muốn cho mặt phẳng DEF E2
song song với mặt phẳng hình chiếu bằng
D2
mới P’1 thì trục hình chiếu mới x’ phải
song song với D2E2F2. x P2
P1
Từ đó vẽ được D’1E’1F’1 và dễ thấy: E1
D’1E’1F’1 = DEF
D1
F1
Hình-4.6: Đưa DEF thành
mặt phẳng bằng
chương 5
BIỂU DIỄN
ĐƯỜNG VÀ MẶT

5.1. ĐƯỜNG CONG


5.1.1. Khái niệm
Đường cong hình học có thể xem như là tập hợp của một điểm chuyển
động theo một qui luật nào đó. Thí dụ đường tròn là tập hợp các vị trí kế tiếp của
một điểm chuyển động trong một mặt phẳng và luôn cách đều một điểm cố định
của mặt phẳng đó, gọi là tâm đường tròn;
khoảng cách không đổi là bán kính của đường P
tròn.
Trên hình-5.1 vẽ đường cong (c) bất kỳ
và một điểm M. Tại M ta sẽ có một tiếp tuyến M
t
t và một mặt phẳng pháp tuyến P vuông góc t.
n
- Nếu mọi điểm của đường cong cùng
thuộc một mặt phẳng thì ta có đường cong
(c)
phẳng. Ví dụ những đường cong phẳng hay
gặp là những đường bậc 2 như đường tròn, Hình-5.1: Đường cong (c) và
ellipse, parabol, hyperbol. Có thể nói ellipse, các yếu tố
parabol, hyperbol là những đường cong bậc 2
lần lượt không có điểm vô tận, có một điểm vô tận, có hai điểm vô tận. Đường
tròn được xem như ellipse đặc biệt có hai trục bằng nhau.
Hình-7.6 vẽ một ellipse có cặp trục AB và CD, một cặp đường kính liên
hiệp bất kỳ MN và PQ.
- Nếu các điểm của đường cong không cùng thuộc một mặt phẳng thì ta có
đường cong ghềnh. Ví dụ những đường cong ghềnh như xoắn ốc trụ, xoắn ốc
nón,…Hình-7.7 vẽ một đường xoắn ốc trụ có vòng chuẩn i và bước là đoạn h.
- Nếu đường cong được biểu diễn bằng phương trình đại số bậc n thì được
gọi là đường cong đại số bậc n. Ví dụ phương trình chính tắc của một parabol là
y2 = 2px (p>0)…
37
BIỂU DIỄN CÁC HÌNH, ĐƯỜNG VÀ MẶT 38

C
M Q
A’
A O B
d i

h
P N
D
A
Hình-5.2: Ellipse cặp trục AB và CD Hình-5.3: Xoắn ốc trụ i (h)
5.1.2. Hình chiếu của một đường cong
Ta nghiên cứu một số tính chất:
1/Hình chiếu xuyên tâm hay song song (c)
của tiếp tuyến của đường cong tại một điểm nói t
chung là tiếp tuyến của hình chiếu đường cong
tại hình chiếu điểm đó. (H-5.4)
2/Hình chiếu của đường cong đại số bậc M
n, nói chung là một đường cong đại số bậc n.
3/Hình chiếu vuông góc của đường cong (c')
đại số bậc n lên mặt phẳng đối xứng của nó
(nếu có) là một đường cong phẳng đại số
M’ t'
có bậc n/2. P
*Lưu ý: Hình chiếu của ellipse, parabol, Hình-5.4: Bảo tồn tiếp tuyến
hyperbol nếu không suy biến sẽ lần lượt là
ellipse, parabol, hyperbol.
Khi vẽ chúng, ta cần quan tâm đến các trục đối xứng hoặc hình chiếu trục
đối xứng của chúng. Hình chiếu song song của cặp đường kính liên hợp của
ellipse là cặp đường kính liên hợp của ellipse. Riêng đường tròn ta phải khảo sát
thêm dưới đây.
5.1.3. Đường tròn
Hình chiếu vuông góc của đường tròn nói chung là một ellipse. Với trục
dài là hình chiếu của đường kính đường tròn song song với mặt phẳng hình chiếu
tương ứng. Do đó trục dài của ellipse bằng đường kính của đường tròn được
chiếu. Cặp đường kính vuông góc của đường tròn chiếu thành cặp đường kính
liên hợp của ellipse. Trong hình họa một ellipse hoàn toàn xác định khi biết cặp
BIỂU DIỄN CÁC HÌNH, ĐƯỜNG VÀ MẶT 39
trục hoặc cặp đường kính liên hợp. 2
D2
Ví dụ: Hãy vẽ hình chiếu của đường R
tròn tâm O, bán kính R thuộc mặt phẳng  A2B2
vuông góc P2. (H-5.5) O2
R
Giải: Hình chiếu đứng của đường C2
tròn tâm O, bán kính R là đoạn thẳng C2D2 x
= 2R và C2D2  2. Có thể xem đây là một A1
ellipse với trục dài C2D2, trục ngắn bằng 0.
A1
Trên hình-5.5 vẽ hình chiếu bằng
đường tròn là ellipse tâm O1, trục dài A1B1

R
= 2R là hình chiếu của đường kính AB C1 D1
song song mặt phẳng hình chiếu bằng P1 O1
(AB là đường thẳng chiếu đứng). Trục ngắn

R
là C1D1 vuông góc A1B1.
5.2. MẶT
B1
5.2.1. Đa diện Hình-5.5: Biểu diễn đường tròn
1. Các khái niệm và qui tắc biểu
diễn
Đa diện là một mặt kín tạo thành bởi các đa
giác phẳng gắn liền với nhau bởi các cạnh. (H-5.6)
Các đa giác tạo thành đa diện gọi là các mặt của đa
diện. Các cạnh và các đỉnh của đa giác gọi là các
cạnh và các đỉnh của đa diện. Nhiều khi người ta
cũng gọi vật thể giới hạn bởi các mặt của đa diện là
đa diện. Để tránh nhầm lẫn ta thống nhất đa diện là
một mặt. Các đa diện thường gặp là mặt tháp và lăng
trụ. Hình-5.6: Đa diện lồi
Hình-5.7 biểu
diễn ứng dụng của
mặt đa diện, nó dùng
tạo dáng mái che của
một công trình kiến
trúc.
Các bài toán
trên đa diện thực chất
là các bài toán phẳng.
Qui ước các đa diện
khảo sát ở đây là các
đa diện lồi.
Hình-5.7: Mái che công trình bằng tổ hợp đa diện
BIỂU DIỄN CÁC HÌNH, ĐƯỜNG VÀ MẶT 40
Để biểu diễn một đa diện ta chỉ cần biểu diễn các cạnh hoặc các đỉnh của
đa diện đó. Chú ý các cạnh nằm bên trong các đường bao trên hai hình chiếu
phải được xét thấy khuất.

Ví dụ:
- Mặt tháp ta cho hình biểu diễn của đỉnh S và đáy (ABC). (H-5.8)
` - Lăng trụ ta cho hình biểu diễn của đáy (ABC) và phương s của cạnh
bên.(H-5.9) Thường lăng trụ được gọi tên bằng các cạnh bên thay vì tên đa giác
đáy. (H-5.11) S2
A2 s2
B2 A2
C2 B2
C2
C1
C1
A1 A1
S1
s1
B1
B1
Hình-5.8: Tháp S(ABC) Hình-5.9: Lăng trụ s(ABC)
S2
A2
2. Biểu diễn điểm thuộc tứ M2M'2
diện D2 E2
Hình-5.10 biểu diễn một tứ
diện SABC. Trên hình chiếu đứng B2
đường gẫy khúc kín S2A2B2C2 là
đường bao quanh hình chiếu đứng, C2
trên hình chiếu bằng đường gẫy
khúc kín S1B1A1C1 là đường bao S1
quanh hình chiếu bằng.
Các cạnh S1A1, B1C1 ở hình
chiếu bằng và S2B2, A2C2 ở hình B1 M'1
chiếu đứng được xét thấy khuất nhờ
các điểm cùng tia chiếu đứng và
cùng tia chiếu bằng như đã biết. D1 M1
Giả sử biết M2 của điểm M
C1
thuộc tứ diện, hãy vẽ M1. Dễ thấy có A1 E1
hai điểm M mà các hình chiếu đứng
Hình-5.10: Vẽ M thuộc tứ diện S(ABC)
BIỂU DIỄN CÁC HÌNH, ĐƯỜNG VÀ MẶT 41
của chúng trùng nhau, một thuộc mặt SAB, một thuộc mặt SAC. Gắn M thuộc
cạnh SD và SE, áp dụng bài toán liên thuộc, ta vẽ được hai điểm M1 và M’1.(H-
5.10)
3. Biểu diễn điểm thuộc lăng trụ
Hình-5.11 Cho lăng trụ (a,b,c) và các điểm M, N thuộc các mặt của lăng
trụ. Biết M2, N1, tìm hình chiếu còn lại của các điểm đó.
-Tìm M1: Dễ thấy có hai điểm M mà các hình chiếu đứng của chúng trùng
nhau, một thuộc mặt (a,b), một a2
mặt thuộc (a,c). Ta gắn điểm M
vào đường thẳng t song song với N2
k2
cạnh bên của lăng trụ. Áp dụng bài b2
toán liên thuộc, ta vẽ được hai
t2
điểm M1 và M’1 như hình-5.11. M2 N’2 c2
-Tìm N2: Tương tự có hai k’ 2
H2
điểm N mà các hình chiếu bằng
của chúng trùng nhau, một thuộc E’2E2
mặt (a,c), một mặt thuộc (b,c). Ta G2
gắn điểm N vào đường thẳng k
song song với cạnh bên của lăng E’1
trụ. Áp dụng bài toán liên thuộc, ta H 1

vẽ được hai điểm N2 và N’2 như M’1 c1


G 1 t’1
hình-5.11.
5.2.2. Mặt cong k1
E1 M1 N1
1. Các khái niệm và qui t1
a1
tắc biểu diễn
b1
Trong hình học họa hình
Hình-5.11: Vẽ M, N thuộc lăng trụ (a,b,c)
mặt cong là tập hợp các vị trí kế
tiếp của một đường chuyển động
theo một qui luật hình học nhất định. Đường n t’ T
chuyển động gọi là đường sinh. Đường sinh có
thể là đường thẳng hoặc đường cong và có thể
biến dạng trong quá trình hình thành mặt. M t
Nếu đường sinh là đường thẳng thì mặt
tạo thành gọi là mặt kẻ. Có loại mặt kẻ khai triển (c)
được và mặt kẽ không khai triển được. (d)
Giả sử có mặt cong Φ (H-5.12) và một Φ
điểm M thuộc mặt cong đó. Qua M vẽ hai tiếp
tuyến t và t’ với hai đường cong (c) và (d) sẽ có
Hình-5.12: Mặt cong và các
yếu tố hình học
BIỂU DIỄN CÁC HÌNH, ĐƯỜNG VÀ MẶT 42
mặt phẳng tiếp xúc T. Đường thẳng n vuông góc với mặt tiếp xúc T được gọi là
pháp tuyến của mặt cong tại điểm M.
Những mặt hình học thường gặp là: Mặt nón, mặt trụ, mặt cầu, elipsoid,
hyperbolid, paraboloid, mặt xuyến, mặt xoắn…
Biểu diễn một mặt là biểu diễn một số thành phần của mặt đủ xác định mặt
đó. Để dễ hình dung ta thường biểu diễn mặt bằng đường bao hình chiếu và
đường chuyển tiếp của mặt trên hình chiếu.
1. Mặt nón
Mặt nón là mặt tạo thành bởi đường thẳng chuyển động đi qua một điểm
cố định gọi là đỉnh của mặt nón và tựa trên một đường cong gọi là đường chuẩn
của nón.
Nón là mặt kẻ khai triển được.
Trong tài liệu này chỉ nghiên cứu nón bậc 2, cho nên khi nói mặt nón ta
hiểu là nón bậc 2.
Hình-5.13 là ảnh chụp các mặt nón tạo mái của các công trình trong một
khu nghỉ dưỡng.
Hình-5.14 biểu diễn một phần của mặt nón bậc 2 giới hạn từ đỉnh S đến
đường chuẩn bậc 2 (c). Cũng có thể xem (c) là hình phẳng làm thành đáy nón.
Phần thấy khuất như hình vẽ. Trên hình chiếu đứng m2, n2 là các đường sinh bao.
Ở hình chiếu bằng ta không vẽ m1, n1 vì chúng là đường sinh bình thường. Đường
bao của hình chiếu bằng là p1 và q1, hình chiếu của p, q khác m,n.

Hình-5.13: Mái nón công trình


BIỂU DIỄN CÁC HÌNH, ĐƯỜNG VÀ MẶT 43

S2 S2
m2 (v2)
K2
n2 N2
A2B2 M2M'2 M2

J2 A2≡B’2 O2
(c2)
B1
B1 (c1) M’1 N’1

J1
M’1 p1 S1 O1 (v1)

A1 N
M1 1
M1
A1
q1
Hình-5.14: Vẽ M thuộc nón S(c) Hình-5.15: Vẽ M,N thuộc nón tròn xoay
Ví dụ 1: Biết M2 của điểm M thuộc nón trên hãy vẽ điểm M1. (H-5.14)
Giải: Dễ thấy có hai điểm M mà M2M'2. Ta vẽ các đường sinh SM và
SM' tức là S2M2  S2M'2. Ở hình chiếu bằng thấy rõ hai nghiệm M1 và M'1. Theo
hình đã cho M1 khuất vì S1A1 khuất và M'1 thấy vì S1B1 thấy; M2 thấy vì S2A2
thấy và M'2 khuất vì S2B2 khuất.
Hình-5.15: Biểu diễn mặt nón tròn xoay, trục vuông góc với P1. Trường
hợp này nón là nón là nón tròn xoay, vậy để vẽ một điểm thuộc nón ta có thể gắn
điểm đó vào một đường sinh hoặc đường bậc 2 thuộc mặt phẳng song song với
mặt phẳng của đường chuẩn đi qua điểm đó.
Ví dụ 2: Cho các điểm M, N thuộc mặt nón tròn xoay trên. Biết M2, N2
tìm hình chiếu còn lại của các điểm đó. (H-5.15)

Giải:
- Tìm M1: Dễ thấy có hai điểm M mà M2M'2. Ta vẽ các đường sinh SM
và SM' tức là S2M2  S2M'2. Ở hình chiếu bằng thấy rõ hai nghiệm M1 và M'1.
- Tìm N1: Gắn N vào đường tròn vĩ tuyến (v). Dễ thấy (v2) suy biến thành
đoạn nằm ngang qua N2. Hình chiếu bằng (v1) là tròn nên dễ dàng vẽ được N1 và
N’1 thuộc nó. (H-5.15)
2. Mặt trụ
BIỂU DIỄN CÁC HÌNH, ĐƯỜNG VÀ MẶT 44
Mặt trụ là mặt cong tạo thành bởi đường thẳng chuyển động luôn song
song với một đường thẳng cố định và tựa trên một đường cong gọi là đường
chuẩn của mặt trụ. Trụ là mặt kẻ khai triển được.
Có thể xem mặt trụ là mặt nón với đỉnh ở vô tận.
Cách đọc các hình chiếu của mặt trụ tương tự mặt nón.
Hình-5.16 cho thấy một số công trình dạng trụ của bảo tàng hàng không ở
Dayton, USA.
Hình-5.17: Biểu diễn
mặt trụ với đường chuẩn là
ellipse (c) có (c2) suy biến
đoạn thẳng, (c1) là đường
tròn.
Ví dụ: Cho các điểm
M, N, thuộc mặt trụ bậc 2
trên. Biết M2, N1, tìm hình
chiếu còn lại của các điểm
đó.(H-5.17)

Hình-5.16: Bảo tàng hàng không Dayton, Ohio


a2
k’2
Giải:
N’2 - Tìm M1: Qua M2 vẽ
M2 k2 đường sinh a2. Chân đường sinh:
A2B2. Trên hình chiếu bằng có
D2 A1, B1. Qua A1, B1 vẽ các đường
A2≡B2 N2 sinh a1, a’1. Vẽ được M1  a1, M’1
O2
C2  a’1.
(c2) - Tìm N2: Ngược lại cách
D1
B1 tìm M1. Qua N1 vẽ đường sinh k1,
chân đường sinh là C1 và D1. Trên
M’1 C1 hình chiếu đứng có C2, D2.
N1 k1 Qua C2, D2 vẽ các đường sinh k2,
(c1) O1
a’1 k’2. Có N2  k2, N’2  k’2. (H-
A1
5.17)
M1
a1

Hình-5.17: Vẽ M, N thuộc trụ bậc 2


BIỂU DIỄN CÁC HÌNH, ĐƯỜNG VÀ MẶT 45
3. Mặt cầu
Mặt cầu là mặt bậc 2 tròn
xoay, tạo bởi một đường tròn xoay
quanh một đường kính nào đó của
nó. Người ta biểu diễn mặt cầu bằng
hai đường tròn bao trên hai hình
chiếu.
Muốn biểu diễn một điểm
thuộc mặt cầu ta gắn điểm đó vào
đường tròn của mặt cầu thuộc mặt
phẳng song song với P1, hoặc P2 để
các hình chiếu của nó là đoạn thẳng
hoặc đường tròn. Hình-5.18: Bể chứa nhiên liệu
Hình-5.18 cho thấy một số công trình bể chứa năng lượng là các mặt cầu
tối ưu về vật liệu và sức chứa.
Hình-5.19 biểu diễn mặt cầu tâm O
bán kính R. Các hình chiếu của mặt cầu là A2
M2 (k2) (u2)
các đường tròn tâm O1, O2 bán kính R;
đường tròn (u2) là hình chiếu đứng của
đường tròn bao (u) thuộc mặt phẳng song
N2 (v2)
song với P2, đường tròn (v1) là hình chiếu
bằng của đường tròn xích đạo (v) song song O2
P1. Những điểm thuộc nửa trên của mặt cầu
được thấy ở hình chiếu bằng. Những điểm
thuộc nửa trước của mặt cầu được thấy ở
hình chiếu đứng.
Ví dụ: Cho các điểm M, N, thuộc mặt N’1 (v1)
cầu (O,R) nói trên. Biết M2, N2, M’1
tìm hình chiếu còn lại của các điểm đó.
Giải: (u1)
- Tìm M1: Qua M vẽ đường tròn (k) A1 O1
của mặt cầu sao cho đường tròn này thuộc
mặt phẳng song song với P1. Hình chiếu (k1)
đứng (k2) suy biến thành đoạn thẳng đi qua M1
N1
M2, Hình chiếu bằng là đường tròn (k1) tâm
O1, bán kính O1E1. Vẽ hai nghiệm M1 và M’1
thuộc (k1). (H-5.19) Hình-5.19: Vẽ M,N,P thuộc cầu
- Tìm N1: Xét đường tròn bao (v) của
mặt cầu: N2  (v2) → N1 và N’1  (v1)
* Nếu biết M1, N1, tìm M2, N2, ta làm tương tự.
chương 6
GIAO CỦA MẶT PHẲNG
ĐƯỜNG THẲNG
VÀ MẶT
6.1. KHÁI NIỆM GIAO TUYẾN CỦA MẶT PHẲNG VÀ MẶT
Giao tuyến của mặt phẳng với một mặt là tập hợp các điểm chung của mặt
phẳng và mặt đó.
Giao tuyến của mặt phẳng với một đa diện thường là một đa giác mà các
đỉnh là giao điểm các cạnh đa diện với mặt phẳng. (H-6.1)
Giao tuyến của mặt phẳng với một mặt bậc n thường là một đường bậc n.
Đặc biệt với mặt nón bậc 2, giao tuyến là: (H-6.2)
- Ellipse, nếu mặt phẳng cắt tất cả các đường sinh của mặt nón. Ellipse
suy biến thành một điểm nếu mặt phẳng đó đi qua đỉnh nón.
- Parabol, nếu mặt phẳng song song với một đường sinh của nón.
- Hyperbol, nếu mặt phẳng song song với hai đường sinh của nón. Hai
đường sinh này chính là hai phương tiệm cận của Hyperbol. Hyperbol này suy
biến thành hai đường thẳng nếu mặt phẳng đi qua đỉnh nón.

S P
Đường tròn
F
Ellipse

M Parabol
E D
Hyperbol
N

B C

Hình-6.1: Dạng giao với đa diện Hình-6.2: Dạng giao với nón 46
GIAO MẶT PHẲNG ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT 47
Từ đó ta có thể đoán nhận dạng giao tuyến của mặt phẳng với nón bậc 2 có
đường chuẩn là ellipse hay đường tròn bằng cách sau: Ta vẽ một mặt phẳng đi
qua đỉnh nón, song song với mặt phẳng đã cho, nếu mặt phẳng vừa vẽ không cắt,
tiếp xúc, cắt theo hai đường sinh thì giao tuyến lần lượt là: ellipse, parabol,
hyperbol .
Với mặt trụ bậc 2, đường chuẩn là ellipse hoặc đường tròn, giao tuyến là:
- Ellipse, nếu mặt phẳng cắt tất cả các đường sinh của trụ.
- Hai đường sinh nếu mặt phẳng cắt trụ và song song với phương của trụ.
- Một đường sinh nếu mặt phẳng tiếp xúc với trụ. Có thể hiểu đường sinh
trên là đường sinh kép của giao tuyến suy biến.
Mặt phẳng cắt mặt cầu, cho đường tròn. Tâm đường tròn là chân đường
vuông góc từ tâm cầu đến mặt phẳng cắt trên.
6.2. VẼ GIAO TUYẾN TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT
6.2.1. Mặt phẳng chiếu: Nếu mặt phẳng đã cho là mặt phẳng chiếu, mặt
kia là bất kỳ thì một hình chiếu của giao tuyến thuộc hình chiếu suy biến của mặt
phẳng. Áp dụng bài toán về điểm thuộc mặt, vẽ hình chiếu thứ hai của giao
tuyến.
Ví dụ 1: Tìm giao tuyến của mặt phẳng chiếu đứng α (α2) với mặt tháp
S(ABC). (H-6.3)
S2
Giải: Vì bài toán cho α là mặt
phẳng chiếu đứng, do đó ta đã biết hình α2
chiếu đứng của giao tuyến trùng với hình
chiếu suy biến α2 của α. 32
Giao tuyến là tứ giác 1234. Điểm 2 22
thuộc đường cạnh SB, được gắn song J2
song với đoạn BC chẳng hạn để suy ra 21.
Nói chung tìm hình chiếu bằng của A2 B2 C2
giao tuyến ta đưa bài toán trở về điểm và 12 ≡42
đoạn thẳng thuộc mặt tháp. 41 C1
*Lưu ý: Đoạn 1141 khuất; Điểm 31, A1 2’1 J1
2’1 , 41 thẳng hàng, do đó không cần tìm
31
điểm 2’1 .
S1
Ví dụ 2: Tìm giao tuyến của mặt 11
phẳng chiếu đứng α(α2) với mặt nón tròn
xoay trong trường hợp mặt phẳng α cắt tất
cả các đường sinh của nón.(H-6.4) 21
B1
Hình-6.3: Giao đa diện theo đa giác
GIAO MẶT PHẲNG ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT 48
S2
- α cắt mặt nón theo đường ellipse (e) mà
hình chiếu đứng suy biến thành đoạn A2B2 thuộc
α2.
- A1B1 là trục dài của ellipse trên hình chiếu B2 α2
bằng.
C2≡D2
- Lấy I2 là trung điểm A2B2 → I1 là trung J2
điểm của A1B1. I1 là tâm đối xứng của ellipse trên A2 I2
(e2)
hình chiếu bằng.
- C2 ≡ D2, Ta vẽ C1D1 nhờ đường tròn thuộc
mặt phẳng nằm ngang đi qua CD (bài toán điểm
thuộc mặt nón). C1D1 là trục ngắn của ellipse (e). C1

*Lưu ý: Người ta đã chứng minh rằng: Hình


chiếu bằng S1 của đỉnh nón là một tiêu điểm của A1 J1 I1 B1
ellipse vừa vẽ ở trên.. S1
- Trường hợp mặt phẳng α song song với (e1)
một đường sinh, α sẽ cắt nón theo parabol (p) có
hình chiếu đứng là đoạn A2B2. D1
- Trường hợp mặt phẳng α song song với
hai đường sinh ,α cắt nón theo hyperbol (h) có Hình-6.4: Giao theo ellipse
hình chiếu đứng là đoạn A2B2.
A2
Ví dụ 3: Hãy vẽ giao tuyến của (u2)
)
mặt phẳng chiếu đứng α và mặt cầu tâm O.(H-
C2D2 I2
6.5) T2
Giải: Giao tuyến là đường tròn tâm I,
hình chiếu đứng của nó suy biến thành đoạn T’2 O2 (v2)
A2B2α 2 (vì α  P2), và đường kính của nó B2
bằng A2B2. α2
Dùng bài toán cơ bản điểm thuộc cầu
đi vẽ hình chiếu bằng giao tuyến:
Hình chiếu bằng đường tròn giao tuyến
là đường ellipse mà trục dài là C1D1, hình C1
T1
chiếu đứng của đường kính CD vuông góc với
P2 nên suy biến, C1D1 = A2B2 và trục ngắn là
A1B1. B1 I1 O1 (u1)
Nhìn hình chiếu đứng ta thấy α cắt
A1
đường tròn xích đạo ở hai điểm T, T' (T2  T'2)
nên ở hình chiếu bằng T1 và T'1 là hai tiếp
(v1)
điểm của ellipse và đường bao mặt cầu, cũng T'1
là hai giới hạn thấy khuất của ellipse.
6.2.2. Mặt lăng trụ hoặc mặt trụ Hình-6.5: Mặt phẳng giao cầu
GIAO MẶT PHẲNG ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT 49
chiếu: Nếu mặt đã cho là mặt lăng trụ hoặc mặt trụ chiếu (đường sinh là đường
thẳng chiếu), mặt phẳng là bất kỳ thì một hình chiếu của giao tuyến trùng với
hình chiếu suy biến của lăng trụ hoặc trụ. Vẽ hình chiếu thứ hai của giao tuyến
bằng cách áp dụng bài toán về điểm, đường thẳng thuộc
mặt phẳng. c 2
Ví dụ 1: Tìm giao tuyến của mặt phẳng b/ a2 b2
α(mα, nα) với lăng trụ chiếu bằng được C2
cho như trên hình-6.6b.
a/ P2
c
a C A2
b nα
B2 x

A1≡a1
x C1≡c1
A
A1≡ a1 C1 ≡c1
B
mα B 1≡ b1 P1
B1 ≡b1
Hình-6.6a,b: Mặt phẳng giao lăng trụ chiếu bằng
Giải: Ta biết trước hình chiếu bằng của giao tuyến là tam giác A1B1C1 trùng với
a1b1c1. (H-6.6a)
Tìm các đỉnh A2, B2, C2 bằng việc giải bài toán cơ bản điểm thuộc mặt
phẳng α(mα, nα). Phần thấy khuất thể hiện như hình-6.6b. Vì mặt (ac) khuất trên
hình chiếu đứng, do đó A2C2 khuất.
Ví dụ 2: Tìm giao tuyến của mặt phẳng α(mα, nα) với mặt trụ chiếu bằng
được cho như trên hình-6.7b.
( Trụ chiếu bằng là trụ có trục hay đường sinh vuông góc với mặt phẳng hình
chiếu bằng P1 )
Giải: Giao tuyến của mặt phẳng α với trụ là đường ellipse (e). Vì mặt trụ là
chiếu bằng nên biết trước hình chiếu bằng của giao tuyến (e1) trùng với hình
chiếu suy biến (đường tròn) của mặt trụ. (H-6.7a)
Áp dụng bài toán cơ bản thuộc mặt phẳng α, vẽ hình chiếu đứng (e2). Lưu
ý mặt phẳng đối xứng chung của α và trụ là . Trên hình chiếu bằng có 1 suy
biến và vuông góc mα. (H-6.7b)
Vẽ hình chiếu đứng của trục dài AB có đường kính A2B2, trong đó A2 là
điểm cao nhất và B2 là điểm thấp nhất.
GIAO MẶT PHẲNG ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT 50
Vẽ hình chiếu đứng trục ngắn CD có đường kính C2D2, liên hợp với đường
kính A2B2.
Vẽ hai điểm giới hạn thấy khuất J, K của ellipse trên hình chiếu đứng.
Nối các điểm vừa dựng ta có ellipse (e2) như hình-6.7b

N2
B2
f2
a/ b/
d2 K2
P2 C2 h2
t nα O2 D2
B J2 A2 (e2)
C K x
nα I M2 d1 N1
C1
x J (e)D B1
A mα J1 K1
d I1 O1
f1
mα α P1 A1
M1 D1
1 (e1) h1
Hình 6.7a,b: Mặt phẳng giao trụ chiếu bằng 1

6.3. KHÁI NIỆM GIAO ĐIỂM CỦA ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT


Giao điểm của đường thẳng và một mặt1
b2
nào đó là tập hợp các điểm chung của chúng. Số1
giao điểm tối đa của đường thẳng với một đa1
diện lồi là 2. Số giao điểm tối đa của đường K2
thẳng với một mặt đại số bậc n là n. Chẳng J2 c2
a2
hạn số giao điểm của đường thẳng với một mặt d2
nón bậc hai thường là 2.

6.4. VẼ GIAO ĐIỂM TRONG CÁC d2


TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT
J1
6.4.1. Mặt lăng trụ hoặc mặt trụ K1
chiếu: Nếu mặt đã cho là lăng trụ chiếu hoặc
a1 b1 c1
trụ chiếu, đường thẳng là bất kỳ thì một hình
chiếu các giao điểm là giao của hình chiếu suy Hình-6.8: Giao lăng trụ chiếu
GIAO MẶT PHẲNG ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT 51
biến của mặt và hình chiếu tương ứng của đường thẳng. Vẽ hình chiếu thứ hai
các giao điểm bằng cách áp dụng bài toán về điểm thuộc đường thẳng.
Ví dụ 1: Tìm giao điểm của đường thẳng d với lăng trụ chiếu đứng
(a,b,c). (H-6.8)
Giải: Lăng trụ đã cho là lăng trụ chiếu đứng, do đó ta đã biết trước hình
chiếu đứng J2, K2 của các giao điểm như hình-6.10
Tìm J1, K1: Ứng dụng bài toán điểm thuộc đường thẳng: J1, K1  d1.
Thấy khuất xét như hình vẽ. Điểm J1
khuất, các đoạn J1K1, J2K2 xem như khuất.
t2
Ví dụ 2: Vẽ giao của đường thẳng d J2

với trụ tròn xoay chiếu bằng (t,(c)).(H-6.9) K2


d2
Giải: Mặt trụ là mặt trụ tròn xoay chiếu
bằng và đường thẳng d bất kỳ, do đó ta đã biết
trước hình chiếu bằng J1, K1 của các giao điểm như (c2)
hình-9.2. d1
Tìm J2, K2: Ứng dụng bài toán điểm thuộc
đường thẳng: J2, K2  d2. K1
Thấy khuất xét như hình vẽ. Điểm K2 khuất, t1
các đoạn J1K1, J2K2 xem như khuất. (H-6.9)
6.4.2. Đường thẳng chiếu: Nếu đường (c1)
thẳng đã cho là đường thẳng chiếu, mặt là bất kỳ J1
thì một hình chiếu của các giao điểm trùng với Hình-6.9: Giao trụ chiếu
hình chiếu suy biến của đường thẳng. Áp
dụng bài toán về điểm thuộc mặt ta vẽ d2
hình chiếu thứ hai của các giao điểm. S2
K2
Ví dụ: Tìm giao điểm của A2
đường thẳng chiếu bằng d(d1,d2) với mặt s2 J2
tứ diện S(ABC). (H-6.10) E2 s’2
Giải: Đường thẳng d là đường B2
thẳng chiếu bằng, do đó ta đã biết trước F2
C2
hình chiếu bằng của các giao điểm: J1 ≡
K1≡ d1 C1
Tìm J2, K2: Áp dụng bài toán điểm E1
J, K thuộc các mặt SAC và SBC của mặt A1 s2≡s’2 d1 ≡K1≡J1
F1
tứ diện S(ABC). Thấy khuất xét như hình S1
vẽ. Điểm K2 khuất, các đoạn J1K1, J2K2
xem như khuất. (H-6.10)
*Giao với các mặt cong cũng giải tương
tự với bài toán điểm thuộc mặt. B1
Hình-6.10: Giao tứ diện
chương 7
GIAO TUYẾN
CỦA
HAI MẶT
7.1. KHÁI NIỆM
Giao tuyến của hai mặt là tập hợp những điểm chung của hai mặt. Người ta
chia bài toán giao tuyến ra làm ba dạng.
1/Giao của hai mặt đa diện thường là một hay nhiều đường gấp khúc kín
trong không gian, nó là tập hợp của nhiều đoạn thẳng là giao tuyến giữa các mặt
của hai đa diện. Các đỉnh của đường gấp khúc là giao điểm giữa các cạnh của
đa diện nầy với các mặt của đa diện kia.
2/Giao của một đa diện với một mặt cong bậc n là một hoặc nhiều đường
gấp khúc kín trong không gian, nó là tập hợp các cung phẳng bậc n là giao tuyến
giữa các mặt của đa diện với mặt cong. Các đỉnh của đường gấp khúc là giao
điểm giữa các cạnh của đa diện với mặt cong.
3/Giao của một mặt cong bậc m và một mặt cong bậc n là một đường cong
ghềnh bậc m x n. Ví dụ trụ bậc 2 giao cầu là đường cong bậc 4.
Nếu tất cả đường sinh thuộc một họ của một mặt đều giao với mặt kia thì
giao gồm hai nhánh riêng biệt. Người ta còn gọi là hai mặt giao nhau hoàn
toàn.
Nếu chỉ có một số đường sinh thuộc một họ của mỗi mặt giao nhau thì
giao chỉ là một đường. Người ta còn gọi là hai mặt giao nhau không hoàn toàn.
Với quy ước hai mặt được đóng kín, giao của hai mặt cũng được đóng kín.
Giao của hai mặt rất đa dạng, do đó khi vẽ giao tuyến cần chú ý hình dạng
chung của giao tuyến, các điểm đặc biệt như điểm gãy, các điểm thuộc đường
bao của các mặt, các điểm thuộc mặt phẳng đối xứng chung của hai mặt.
7.2. TRƯỜNG HỢP BIẾT MỘT HÌNH CHIẾU CỦA GIAO TUYẾN
Nếu một mặt đã cho là lăng trụ chiếu hoặc trụ chiếu thì một hình chiếu
của giao tuyến trùng với hình chiếu suy biến của lăng trụ hoặc trụ chiếu. Áp
dụng bài toán về điểm thuộc mặt thứ hai ta vẽ được hình chiếu thứ hai của giao
tuyến.
52
MỤC LỤC 53

d2 f2 a2
e2
Ví dụ 1: Hãy vẽ giao của
b2
lăng trụ chiếu bằng (def) và 42 5’2
lăng trụ xiên (abc). (H-7.1) 22
62 c2
12 52
3’2

e2 f2 d2 e2 E2
H2 32
c2 F2
5 3 G2
b2 6 1 c1
H1 31≡3’1
G1 d1 41
a2 5’ 4 2 21 51≡5’1 a1
E1 F1 f1
3’
c2 b1
11 61
e1
Hình-7.2: Sơ đồ khai triển Hình-7.1: Giao hai lăng trụ

Giải: Bài toán thuộc dạng 1


Vì mặt lăng trụ (def) chiếu bằng nên hình chiếu bằng của giao tuyến hai
lăng trụ là 112131(3’1)4151(5’1)61 trùng với hình chiếu bằng suy biến d1e1f1 của
lăng trụ chiếu.
Dễ thấy rằng cạnh c của lăng trụ (abc) và cạnh e của lăng trụ (def) không
gây ra giao điểm nên đây là hai mặt giao nhau không hoàn toàn.
Giao tuyến là đường gấp khúc 123’45’6531 gồm 8 điểm gãy (mỗi cạnh
mặt nầy giao với mặt kia tại 2 điểm gãy).
Để vẽ hình chiếu đứng của giao ta áp dụng bài toán cơ bản trên từng mặt
ab, bc và ca của lăng trụ xiên. Ta có các điểm 12,62 trên b2; 22,42 trên a2; 32,3’2
trên d2; 52,5’2 trên f2.
Xét từng mặt phẳng của lăng trụ (abc) để nối. Rõ ràng 12, 45’6 thuộc mặt
ab, 23’4 thuộc mặt ac và 13 56 thuộc mặt bc. Hình chiếu đứng của giao là đường
gãy khúc kín 12223’2425’262523212.
Thấy khuất của giao: Đoạn nào thuộc phần thấy của cả hai mặt sẽ được
thấy, còn lại là khuất, vậy 221232 và 52625’2 thấy, 2232425’2 và 3252 khuất .
* Để nối các điểm gãy của giao, ta có thể áp dụng phương pháp sau: Vẽ
sơ đồ khai triển của hai mặt. Nên cắt dọc theo cạnh không có giao điểm của giao
(H-10.2). Ghi các vị trí của các điểm gãy đã tìm được vào sơ đồ khai triển. Nối
hai điểm cùng ô, ta được đường khép kín của giao, có thể dùng sơ đồ trên để xét
thấy khuất của giao.
MỤC LỤC 54
Ví dụ 2: Tìm giao của mặt tháp S(ABC) với lăng trụ chiếu đứng (def). (H-
7.3)
Giải: Bài toán thuộc dạng 1
Lăng trụ xuyên qua mặt tháp, do đó hai mặt giao nhau hoàn toàn. Giao
tuyến gồm hai đường gấp khúc khép kín 1234 và 1’3’4’.
Hình chiếu đứng của giao tuyến trùng với hình chiếu suy biến của mặt lăng
trụ (def): 12(1’2), 22, 32(3’2), 42(4’2).
Tìm hình chiếu bằng: Giải bài toán điểm thuộc các mặt SAB, SBC, SCA
của mặt tháp. S2
Xét từng mặt phẳng của tháp
S(ABC) để nối. Rõ ràng 214 thuộc mặt
SAB, 234 thuộc mặt SBC và 1’3’4’ 42 ≡4’2
thuộc mặt SCA. Hình chiếu bằng của e2
giao là hai đường gấp khúc kín
1121314111 và 1’13’14’11’1.
Thấy khuất của giao: Đoạn nào d2 22
thuộc phần thấy của cả hai mặt sẽ được A f2
12=1’2 B2 32 ≡3’2
2
thấy, còn lại là khuất, vậy 114131 và C2
1’14’13’1 thấy; 112131 và 1’13’1 khuất.
Để nối và xét thấy khuất, có thể 3’1 C1
dùng sơ đồ khai triển. (H-7.4) A1 1’1
31
S1 S1 S1 S1
d1 4’1
1 1’ 11
e1 4 4’ S1

f1 3 3’ 41

2 21
d1 1 1’
d1 e1 B1 f1
A1 B1 C1 A1

Hình-10.4: Sơ đồ khai triển Hình-10.3: Giao lăng trụ và tháp

Ví dụ 3: Tìm giao tuyến của lăng trụ chiếu đứng với nón tròn xoay (H-
7.5).
Giải: Bài toán thuộc dạng 2.
Vì lăng trụ đã cho là lăng trụ chiếu đứng, do đó đã biết hình chiếu đứng
của giao tuyến là các đoạn gấp khúc 1222(22’)32(32’)42(42’)52.
Dễ thấy rằng cạnh a của lăng trụ (abc) và đường sinh bao bên phải của nón
tròn xoay không gây ra giao điểm nên đây là hai mặt giao nhau không hoàn toàn.
MỤC LỤC 55
Tìm hình chiếu bằng giao tuyến: bài toán điểm thuộc mặt nón. Lưu ý hai
mặt có mặt phẳng đối xứng chung song song P2 nên hình chiếu bằng giao tuyến
đối xứng qua đường thẳng song song trục x.
Giao tuyến bao gồm:
Mặt phẳng (ab) song song với đáy mặt nón, do đó cắt mặt nón theo cung
tròn có hình chiếu bằng 21112’1vẫn tròn, dễ thấy cách vẽ trên hình-7.5.
Mặt phẳng (bc) đi qua đỉnh của mặt nón, do đó cắt mặt nón theo hai đoạn
đường sinh có hình chiếu bằng 2131 và 2’13’1.
Mặt phẳng (ca) có xu hướng cắt tất cả các đường sinh của mặt nón, do đó
mặt phẳng này cắt mặt nón theo cung ellipse và có hình chiếu bằng 3141514’13’1.
Trên hình chiếu bằng mặt nón thấy nên chỉ xét thấy khuất với lăng trụ. Ta
có các đoạn thuộc hai mặt phẳng bc và ca thấy, đó là hai đoạn 2131, 2’13’1 thấy và
cung ellipse 3141514’13’1 thấy.
S2
S2

12 32 52
c2 62
O2 32 ≡3’2
52 42≡4’2 T'2
T2
a2 b2
2 2 62 42
12 22 ≡2’2 A2 B2 2)
(t C2
A1 C1
61
11 51
4’1 2’1 T1 S1
T'1
S1 3’1
11 O1
51 61 21 41
31 31 (t1)
41 21

a1 c1 b 1
B1
Hình-7.5: Giao lăng trụ và nón Hình-7.6: Giao trụ và tháp

Ví dụ 2: Vẽ giao của mặt trụ chiếu bằng và mặt tháp S(ABC) có đáy ABC
là tam giác đều. (H-7.6)
Giải: Vì mặt trụ đã cho là trụ chiếu bằng nên hình chiếu bằng của giao
tuyến trùng với hình chiếu bằng suy biến của mặt trụ.
MỤC LỤC 56
Hai mặt giao nhau hoàn toàn.
Giao gồm hai phần: đường tròn (t) thuộc mặt ABC; ba cung ellipse nối liền
nhau thuộc các mặt bên SAB, SBC, SCA.
Vẽ hình chiếu đứng giao tuyến:
Hình chiếu đứng của đường tròn (t2) là đoạn thẳng.
Để vẽ các cung ellipse ta áp dụng bài toán cơ bản trên mặt SAB rồi suy ra
các cung kia nhờ tính đối xứng của tháp S(ABC) và mặt trụ. Trong đó các điểm
gãy khúc 12, 32 và 52 lần lượt là hình chiếu đứng của các giao điểm của các cạnh
SA, SB và SC với mặt trụ. Dễ thấy các điểm 12, 32, 52 cùng độ cao. Điểm 22 thấp
nhất của cung 122232 và cũng suy ra các điểm 22, 42, 62 cùng độ cao.
Điểm T cho hình chiếu đứng T2 là tiếp điểm của cung 122232 và đường sinh
biên của mặt trụ, suy ra điểm đối xứng T'2 cùng độ cao. Trên hình chiếu đứng
đoạn T2223242T'2 thấy, phần còn lại khuất.

Ví dụ 5: Tìm giao của trụ chiếu đứng S2


với nón tròn xoay. (H-7.7)
12
Giải: Bài toán thuộc dạng 3. 22
Vì mặt trụ vuông góc với mặt phẳng 2’2
hình chiếu đứng nên ta biết trước hình chiếu t2 32 3’2
đứng của giao tuyến trùng với hình chiếu
suy biến của mặt trụ. Đó là cung tròn 1222( 62 42
2’2) 32(3’2) 42(4’2) 52(5’2)62. 4’2
Hai mặt giao nhau không hoàn toàn, 52 5’2
giao là đường cong ghềnh bậc 4. Có mặt
phẳng đối xứng song song P2.
Tìm hình chiếu bằng giao tuyến: bài
toán điểm thuộc mặt nón. Vẽ các điểm sau: 4’1
Điểm 1, 6 thuộc đường sinh biên của 5’1 3’1
nón cắt trụ. 2’1
Điểm 3, 3’ là điểm xét giới hạn thấy
khuất với trụ. 61 11 S 1
Điểm 5, 5’ là điểm thấp nhất.
Hình chiếu bằng của giao là đường 21
bậc 4 nhận S161 làm trục đối xứng. 31, 3’1 là
5 1 41 31
hai tiếp điểm của đường bậc 4 với đường
sinh bao của mặt trụ.
t1
Để vẽ đường cong ghềnh chính xác
hơn có thể tìm thêm các điểm 2, 4... Hình-7.7: Giao trụ và nón

Ví dụ 6: Tìm giao tuyến của mặt trụ chiếu đứng với mặt cầu. (Hình-7.8)
MỤC LỤC 57
Giải: Bài toán thuộc dạng 3. 525’2
Vì mặt trụ là chiếu đứng nên ta (c2) 12
biết trước hình chiếu đứng của giao
tuyến, trùng với hình chiếu suy biến của 42 t2 22
mặt trụ. Đó là đường tròn 1222(2’2) 4’2 2’2
32(3’2) 42(4’2) 52(5’2)12.
Hai mặt giao nhau không hoàn (v2) O2 32 3’2
toàn, giao là đường cong ghềnh bậc 4.
Có mặt phẳng đối xứng song song P2. 3’1
Tìm hình chiếu bằng giao tuyến:
Bài toán điểm thuộc cầu. Vẽ các điểm 4’1
sau: 2’1
Điểm 2, 2’, 4, 4’ là điểm xét giới
5’1
hạn thấy khuất đối với mặt trụ.
(c1)
Điểm 3, 3’ là điểm thuộc đường 11
sinh thấp nhất của trụ. O1
Điểm 5, 5’ là điểm thuộc đường 51
sinh cao nhất của trụ. 21
t1
Điểm 1 là điểm tiếp xúc của trụ 41
với cầu.
(v1)
*Lưu ý: Hai mặt cong bậc hai tiếp 31
xúc nhau tại một điểm thì chúng cắt
nhau theo đường cong ghềnh bậc 4, tại Hình-7.8: Giao trụ và cầu
điểm tiếp xúc của hai mặt cong, đường
cong ghềnh bậc 4 đó tự cắt nó.
PHẦN 2

VẼ KỸ THUẬT
chương 1
CÁC TIÊU CHUẨN
THÀNH LẬP BẢN VẼ
Khái niệm về Bản vẽ kỹ thuật
1. Hãy thử mô tả một vật thể
bằng lời nói.

2. Cho một người khác phác


thảo vật thể từ những mô tả
bằng lời đó .

Chúng ta thấy rõ…

- Ngôn từ không đủ để mô tả hoàn toàn hinh dạng, kích thước và đặc


điểm của một vật thể một cách xúc tích.
- Ngôn ngữ đồ họa trong kỹ thuật sử dụng đường nét để diễn tả các
mặt, các cạnh và các đường bao của vật thể.
- Đồ họa được biết đến như là “vẽ” hoặc “vẽ kỹ thuật” .
- Một bản vẽ có thể được tạo ra bằng cách phác thảo bằng tay, dụng cụ
vẽ hoặc máy tính.

Vẽ phác thảo bằng tay


Những đường nét được vẽ phác thảo bằng tay và không sử dụng một
dụng cụ nào khác ngoài bút chì và tẩy.

Vẽ bằng dụng cụ
59
CÁC TIÊU CHUẨN THÀNH LẬP BẢN VẼ 60

Dụng cụ được sử dụng để vẽ đường thẳng, đường tròn, và các đường


cong một cách rõ ràng và chính xác. Vì vậy vật thể được vẽ đúng tỉ lệ.

Vẽ bằng máy tính


Vẽ bằng máy tính với các phần mềm như AutoCAD, solid works ...

Vài bản vẽ thực tế


CÁC TIÊU CHUẨN THÀNH LẬP BẢN VẼ 61
CÁC TIÊU CHUẨN THÀNH LẬP BẢN VẼ 62

1.1 Vật liệu và dụng cụ vẽ:


1.1.1 Vật liệu vẽ:
-Giấy vẽ: là loại giấy vẽ tinh hơi cứng, có mặt nhẵn và mặt nhám. Khi vẽ dùng mặt
nhẵn.
-Bút chì: dùng loại HB để vẽ mờ và loại 2B để tô đậm bản vẽ (H-1.1).

Hình- 1.1
-Tẩy: nên dùng loại tẩy mềm.
Cách tô đậm bản vẽ: sau khi kiểm tra kỹ, thấy không có gì sai sót mới bắt đầu tô đậm
bản vẽ theo đúng yêu cầu quy định về bề rộng nét vẽ và thống nhất trên toàn bản vẽ.
1.1.2 Dụng cụ vẽ:
-Ván vẽ: có thể để rời hay đóng thành mặt bản vẽ. Xung quanh có nẹp cứng. Bàn vẽ
thường được sử dụng trong các phòng chuyên thiết kế (H -1.2).

Hình- 1.2

-Thước tê: chủ yếu dùng để vẽ các đường thẳng nằm ngang (H -1.3).
-Êke: một bộ êke gồm 2 cái, một cái có góc nhọn bằng 450, một cái có góc nhọn
bằng 600 (H-1.3).
-Hộp compa. (H-1.4)
CÁC TIÊU CHUẨN THÀNH LẬP BẢN VẼ 63

Hình- 1.3

-Thước cong: dùng để tô đậm các đường


cong không vẽ được bằng compa (H-
1.5).
-Thước lỗ: để viết chữ, vẽ một số
đường cong được nhanh chóng (H-1.6).

Hình- 1.5 Hình- 1.4


1.2 Những tiêu chuẩn về cách trình bày bản vẽ:

Hình- 1.6
1.2.1 Khổ giấy:
1.2.1.1 Các khổ giấy:
TCVN 7285-2003, ISO 5457 quy định khổ
giấy của các bản vẽ và những tài liệu kỹ
thuật khác của ngành công nghiệp và xây
dựng.
Khổ giấy được xác định bằng các
kích thước của mép ngoài bản vẽ. Khổ giấy
bao gồm các khổ chính và khổ phụ.
Khổ chính gồm có khổ có kích
thước 1189x841 với diện tích bằng 1m2 và
các khổ khác được chia ra từ khổ giấy này
(H -1.7). Hình- 1.7
Kí hiệu và kích thước của các khổ chính theo bảng sau:
CÁC TIÊU CHUẨN THÀNH LẬP BẢN VẼ 64

Ký hiệu A0 A1 A2 A3 A4
Khổ giấy 4.4 2.4 2.2 1.2 1.1
Kích thước 1189X841 594X891 594X420 297X420 297X210
(mm)

Sai lệch cho phép đối với kích thước cạnh khổ giấy là  5 mm.
1.2.1.2 Ý nghĩa của ký hiệu khổ giấy:
Ký hiệu của mổi khổ chính gồm hai chữ số, trong đó chữ số thứ nhất là thương
của kích thước, một cạnh của khổ giấy chia cho 297, chữ số thứ hai là thương của kích
thước cạnh còn lại của khổ giấy chia cho 210. Tích số của hai chữ số ký hiệu là số
lượng khổ 1.1 chứa trong khổ giấy đó. Ví dụ khổ 2.4 gồm có: 2x4 = 8 lần khổ 1.1.
1.2.1.3 Khung bản vẽ và khung tên:
Mỗi bản vẽ đều phải có khung vẽ và khung tên riêng. Nội dung và kích thước
của chúng được quy định trong TCVN 3821 – 83, ISO 7200
-Khung bản vẽ: khung bản vẽ được vẽ bằng nét liền đậm, kẻ cách các mép khổ
giấy 10mm. Khi cần đóng thành tập, cạnh trái của khung bản vẽ được kẻ cách mép trái
khổ giấy một khoảng bằng 25mm.
-Khung tên: khung tên có thể đặt theo cạnh dài hay cạnh ngắn của bản vẽ và
được đặt ở góc phải phía dưới của bản vẽ. Cạnh dài của khung tên xác định hướng
đường bằng của bản vẽ. Nhiều bản vẽ có thể chung trên một tờ giấy, song mỗi bản vẽ
phải có khung bản vẽ và khung tên riêng. Khung tên của mỗi bản vẽ phải đặt sao
cho các chữ ghi trong khung tên có đầu hướng lên trên hay hướng sang trái đối với bản
vẽ đó (H- 1.8).

TỶ
TYÍLỆ
LÃÛ
VẼ HÌNH
VEÎ HỌC
HÇNH HOÜC
8x 4= 32

1:2
NGÀY
NGAÌYVẼ
VEÎ 16-06-2019
12 - 3 - 07 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA BÀI
BAÌSỐ
I SÄÚ
TRÆÅÌN G Â.H LÅÏP
LÊ VĂN
S.V NGUYÃÙN VÀN A 84
BA LỚP 19KX NHÓM
KIỂM
KIÃØ M TRA
TRA 3

30 30 75 25
160

Hình- 1.8

1.2.2 Tỷ lệ:Tỷ lệ của hình vẽ là tỷ số giữa kích thước đo được trên hình biểu diễn với
kích thước tương ứng đo được trên vật thể. Trong các bản vẽ kỹ thuật, tùy theo mức độ
phức tạp và độ lớn của vật thể được biểu diễn và tùy theo tính chất của mỗi loại bản vẽ
mà chọn các tỷ lệ dưới đây. Các tỷ lệ này được quy định trong TCVN 7286-2003, ISO
5455. (H-1.9)
CÁC TIÊU CHUẨN THÀNH LẬP BẢN VẼ 65

Khi biểu diễn mặt bằng


chung của những công trình
lớn, cho phép dùng tỷ
lệ:1:2000;1:5000;
1:10000;1:20000; 1:50000
Trong trường hợp cần thiết,
cho phép dùng tỷ lệ phóng to
(100.n):1 (n là số nguyên).
Ký hiệu tỷ lệ được ghi trong
ô dành riêng trong khung tên
cuả bản vẽ và viết theo kiểu:
1:1; 1:2; 2:1; v.v… Hình- 1.9
Ngoài ra trong mọi trường hợp khác phải ghi theo kiểu:
TL 1:1; TL 1:2; TL 2:1; v.v…
Khi cần nhiều tỷ lệ cho một bản vẽ thì tỷ lệ chính được ghi trong khung tên. Các tỷ lệ
khác ghi ngay trên chú dẫn hoặc hình biểu diễn tương ứng.
1.2.3 Đường nét:
Trên bản vẽ kỹ thuật,hình biểu diễn của vật thể được tạo thành bởi các đường nét có
tính chất khác nhau.
TCVN 8-20: 2002, ISO 128-20 quy định các loại đường nét, chiều rộng nét, nguyên tắc
chọn nhóm đường nét, quy tắc thực hiện và những ứng dụng cơ bản của chúng trên bản
vẽ kỹ thuật.
1.2.3.1 Loại đường nét:
Trên bản vẽ sử dụng các loại đường nét sau:
Liền – đường đều không đứt đoạn.
Đứt – đường có những phần tử giống nhau lặp đi lặp lại.
1.2.3.2 Chiều rộng đường nét:
Trên bản vẽ sử dụng dãy chiều rộng (S) đường nét như sau:
0,18 ; 0,25 ; 0,35 ; 0,5 ; 0,7 ; 1; 1,4 ; 2mm.
Dãy chiều rộng đường nét là cấp số nhân có công bội bằng 2 (gần bằng 1,4). Chiều
rộng đường nét phải bằng nhau trên toàn bộ chiều dài của đường nét đó.
Sai lệch chiều rộng của đường nét có chiều rộng  0, 25 không vượt quá 10%.
Khi sử dụng các dụng cụ vẽ không điều chỉnh được chính xác chiều rộng đường nét, thì
cho phép lấy gần đúng, nhưng phải tuân theo tỷ số 1:3:6 hay 1:3:4 của chiều rộng các
nét mảnh, đậm, rất đậm.
1.2.3.3 Nhóm đường nét:
Trên một bản vẽ chỉ sử dụng chiều rộng đường nét nằm trong cùng một nhóm. Đối với
bản vẽ thông thường và sơ đồ điện chọn nhóm đường nét theo bản sau:

Chiều rộng đường nét


Nhóm đường nét
Mảnh Đậm Rất đậm
1 0.18 0.35 0.7
2 0.25 0.5 1.0
3 0.35 0.7 1.4
4 0.5 1.0 2.0
CÁC TIÊU CHUẨN THÀNH LẬP BẢN VẼ 66

5 0.7 1.4 2.0

Các nhóm 2, 3 và 4 được ưu tiên sử dụng.


Chọn nhóm đường nét phụ thuộc vào kích thước và độ phức tạp khi biểu diễn vật thể.
Nhóm đường nét phải chọn giống nhau trên tất cả các hình biểu diễn có cùng một tỷ lệ
trong cùng một bản vẽ.
1.2.3.4 Ứng dụng cơ bản của đường nét: Xem H- 1.10, H- 1.11

Hình- 1.10
CÁC TIÊU CHUẨN THÀNH LẬP BẢN VẼ 67
01.2

Hình- 1.11
1.2.3.5 Quy tắc thực hiện đường nét:
Nếu trên hình biểu diễn có nhiều đường nét khác nhau trùng nhau thì cần phải
theo thứ tự ưu tiên sau: đường bao thấy, đường bao khuất, đường trục và đường tâm,
đường dóng.
Phải thực hiện nét đứt, nét chấm gạch và nét hai chấm gạch theo các yêu cầu sau:
Chiều dài của gạch và khoảng cách giũa các gạch trong cùng một đường nét phải như
nhau.
-Các nét chấm gạch và hai chấm gạch phải bắt đầu và kết thúc bằng gạch.
-Các nét đứt, nét chấm gạch và hai chấm gạch giao nhau hoặc tiếp xúc nhau bằng
các gạch. ( H- 1.12)
-Chỗ gấp khúc và chỗ uốn của các nét đứt, chấm gạch và hai chấm gạch là gạch.
-Cho phép sử dụng nét liền mảnh thay cho nét chấm gạch mảnh, nếu kích thước của
phần tử được biểu diễn trên hình vẽ (hình tròn, ô van, chữ nhật) không lớn hơn 12mm.

Hình- 1.12
1.2.3.6 Chữ viết trên bản vẽ:
Chữ viết trên bản vẽ và tài liệu kỹ thuật phải rõ ràng, thống nhất, dễ đọc và
không gây nhầm lẫn. TCVN 7284-0 : 2003 (ISO 3098-0) quy định chữ viết, số bằng
tay, bằng khuôn mẫu và bằng hệ thống vẽ bằng máy tính điện tử.
Khổ chữ và kiểu chữ:
a-Khổ chữ: (h) là giá trị xác định được bởi chiều cao của chữ hoa tính bằng mm.
Chiều cao của chữ hoa (h) được đo vuông góc với dòng kẻ ngang được quy định
những khổ chữ như sau: 1,8; 2,5; 3,5; 5; 7; 10; 14; 20; 28; 40.
Các kích thước ở hình – 1.13 Được áp dụng cho chữ cái Latinh (L) chữ cái
Kirin(C) và chữ cái Hy lạp (G)
CÁC TIÊU CHUẨN THÀNH LẬP BẢN VẼ 68

Hình- 1.13

Chiều rộng các nét chữ phải phù hợp với TCVN 8-20 : 2002. Cùng một chiều rộng chữ
phải dung cho cả chữ hoa lẫn chữ thường.
Có thể viết chữ thẳng đứng hoặc chữ
nghiêng 750 so với phương nằm ngang (xem
hình – 1.13b)

b-Các kiểu chữ viết Hình 1.13b


Có những kiểu chữ sau:
-Kiểu A đứng (V) và kiểu A nghiêng (S) 750 với d=1/14h (H- 1.14)
-Kiểu A đứng (V) và kiểu B nghiêng (S) 750 với d=1/10h (H- 1.14)
Ưu tiên sử dụng chữ kiểu B đứng.
-Các kiểu chữ áp dụng trên máy tính (CAD)
Các thông số của chữ xem bảng sau; (H- 1.14)
Chữ cái Latinh :
TCVN 7284-2 : 2003 (ISO 3098-2) Qui định chữ cái Latinh, chữ số và dấu dùng
trên các bản vẽ kỹ thuật và các tài liệu liên quan.
-Chữ kiểu B đứng (V) xem hình- 1.15
-Chữ kiểu B nghiêng (S) xem hình- 1.16
CÁC TIÊU CHUẨN THÀNH LẬP BẢN VẼ 69

Hình- 1.14

Hình- 1.15
CÁC TIÊU CHUẨN THÀNH LẬP BẢN VẼ 70

Hình- 1.16
-Trên bản vẽ kiến trúc cho phép sử dụng một số mẫu chữ mỹ thuật viết tay (H –
1.17)

Hình- 1.17
chương 2
GHI KÍCH THƯỚC
2.1 Thành phần của một kích thước:
-Đường dóng: được kẻ bằng nét liền mảnh và vạch quá đường kích thước một
đoạn từ 2 đến 4mm. Các đường dóng của kích thước dài kẻ vuông góc với đường kích
thước. Khi cần chúng được kẻ xiên góc. (hình -2.1)

Hình- 2.1 Hình- 2.2

Hình- 2.3
-Đường ghi kích thước: được kẻ bằng nét liền mảnh song song với đoạn đường
bao cần ghi kích thước, hai đầu có mũi tên vừa chạm đường dóng (hình -2.2). Đường
kích thước của độ dài cung tròn có tâm ở đỉnh góc được ghi như hình -2.3.
Nếu không đủ chỗ để vẽ thì mũi tên được vẽ phía ngoài đường kích thước và cho
phép thay bằng chấm hoặc nét gạch nghiêng (hình-2.4)

Hình- 2.4

-Con số kích thước: Có khổ chữ dễ đọc, được viết bên trên và cách đường ghi
kích thước 1 đến 2 mm. Hướng viết của con số phụ thuộc vào độ nghiêng của đường
ghi kích thước. Tổng kết theo hình -2.5.
71
GHI KÍCH THƯỚC 72

Hình- 2.5
Cho phép chữ viết con số kích thước ghi theo phương nằm ngang. Khi đó, các
đường kích thước dài không nằm ngang được vẽ ngắt đoạn ở giữa để tiện viết chữ số.
(hình- 2.6)

Hình- 2.6
.

2.2 Quy tắc về ghi kích thước :


-Kích thước dài được thống nhất là mm, vì vậy phía sau con số không cần ghi
đơn vị. Trong trường hợp sử dụng một đơn vị khác thì phải ghi sau chữ số kích thước
hoặc ở phần ghi chú phía trên khung tên của bản vẽ.
-Đơn vị góc được thống nhất ghi theo độ, phút, giây và đường ghi kích thước là
cung tròn mà tâm là đỉnh của góc. (hình- 2.3)
-Kích thước ghi trên bản vẽ là kích thước thật của vật thể không phụ thuộc vào
tỷ lệ của bản vẽ.
GHI KÍCH THƯỚC 73
-Các thông tin về kích thước phải ghi trực tiếp trên bản vẽ. Số lượng kích thước
ghi trên bản vẽ phải vừa đủ. Mỗi phần tử chỉ được ghi một lần trên bản vẽ.
-Tuyệt đối không có đường nét nào cắt qua con số kích thước.
-Để ghi kích thước của đường tròn hoặc cung tròn lớn hơn một nửa đường tròn
thì ta ghi theo đường kính và ký hiệu chữ  trước con số (hình- 2.7).
-Cung tròn nhỏ hơn một nửa đường tròn thì ta ghi theo bán kính và ký hiệu chữ
R trước con số (hình 2.7).

Hình- 2.7

Hình- 2.8
-Kích thước của độ cao hoặc độ sâu có ký hiệu riêng như hình vẽ sau. Đơn vị
được thống nhất là mét và làm lẻ đến mm. (hình- 2.8)

Hình- 2.9
GHI KÍCH THƯỚC 74
`
-Một chi tiết mà có nhiều phần tử giống nhau thì người ta cho phép đơn giản hóa
cả cách vẽ và cách ghi. (hình- 2.9)

-Trong các bản vẽ sơ đồ kết cấu thép và kết cấu gỗ người ta cho phép ghi trực
tiếp ghi trực tiếp con số kích thước lên trục sơ đồ.

Hình- 2.10
-Trước ký hiệu Φ hoặc R của đường kính hoặc bán kính hình cầu ghi chữ “ cầu”.
Hình -2.11

-Trước chữ
số kích thước cạnh
hình vuông ghi dấu
□ và phía trên chữ
số kích thước độ
dài cung tròn ghi
dấu cung (hình-
2.12) Hình- 2.11

Hình- 2.12

2.3 -Những lưu ý khi ghi kích thước


1. Đường dóng, đường dẫn không được cắt qua đường kích thước.
GHI KÍCH THƯỚC 75

Hình- 2.13

2. Đường dóng nên vẽ từ điểm gần nhất đối với vật thể.

Hình- 2.14

3. Đường dóng có thể cắt qua đường bao vật thể mà không được ngắt ra ở giao
điểm

Hình- 2.15
GHI KÍCH THƯỚC 76
4. Không sử dụng đường bao vật thể, đường trục, và đường kích thước như là
đường dóng.

Hình- 2.16

5. Đặt kích thước ở phía ngoài của hình biểu diễn, trừ trường hợp muốn hình vẽ
trở nên rõ ràng hơn

Hình- 2.17

Hình- 2.18
GHI KÍCH THƯỚC 77
6. Ghi kích thước trên hình biểu diễn sao cho hình dạng và các đặc điểm của vật
thể trở nên rõ ràng hơn.

Hình- 2.19

7. Các đường kích thước nên được vẽ trên cùng một hàng và được nhóm vào với
nhau nhiều nhất có thể.

Hình- 2.20
8. Không ghi thừa, ghi nhắc lại kích thước

Hình- 2.21
chương 3
VẼ HÌNH HỌC
Trong quá trình lập
bản vẽ (hình- 3.1), thường
gặp một số bài toán dựng
hình trên mặt phẳng bằng
dụng cụ vẽ gọi là vẽ hình
học. Dụng cụ vẽ để dựng
hình là thước,compa và
một số dụng cụ khác như
êke, thước đo độ...
3.1 Chia đều một đoạn
thẳng và một đường
tròn:
3.1.1 Chia đều một đoạn
thẳng thành nhiều phần
bằng nhau (phương
pháp tỷ lệ): Hình- 3.1
Áp dụng tính chất các đường thẳng song
song cách đều nhau để chia đoạn thẳng AB ra 5
phần bằng nhau, cách vẽ như hình- 3.2.
-Qua điểm A (hoặc B) kẻ Ax bất kỳ.
-Kể từ điểm A, đặt lên Ax 5 đoạn thẳng
bằng nhau 1’, 2’, …, 5’.
-Nối 5’B và qua các điểm còn lại kẻ các
đường song song với 5’B, giao điểm của những
đường này với Ax là những điểm chia cần tìm.
3.1.2 Chia đều một đường tròn:
Cách chia đường tròn ra 3, 4, 6,… phần Hình- 3.2
bằng nhau ta đã biết và chỉ rõ ở hình- 3.3.

78
VẼ HÌNH HỌC 79

Hình- 3.3
Dưới đây giới thiệu cách chia đường tròn ra 5 và 10 phần bằng nhau.

Hình- 3.4
-Vạch 2 đường kính AB vuông góc CD.
-Lấy trung điểm M của đoạn OB.
-Vẽ cung tròn tâm M bán kính MC, cung này cắt OA ở N, ta có CN là độ dài
cạnh của ngũ giác đều nội tiếp và ON là độ dài cạnh của thập giác đều nội tiếp trong
đường tròn đó (hình- 3.4).
Chia đường tròn ra 7, 9, 11, 13, … phần bằng nhau: với phương pháp vẽ gần
đúng sau đây (hinh-
3.5):
-Vẽ hai đường
kính AB và CD vuông
góc nhau.
-Vẽ cung tròn
tâm D bán kính CD,
cung này cắt AB kéo
dài ở E và F.
-Chia đường
kímh CD ra 7 phần
bằng nhau.
-Nối E và F với
các điểm chẵn 2’, 4’, 6’
(hoặc các điểm lẽ 1’,
3’, 5’, 7’), kéo dài các Hình- 3.5
đường thẳng đó chúng
sẽ cắt đường tròn tại các điểm 1, 2, 3, … Các điểm này là các đỉnh của hình 7 cạnh đều
mà ta cần tìm.
VẼ HÌNH HỌC 80
Ta có thể vẽ các hình nhiều cạnh đều nội tiếp trong một đường tròn cho trước bằng
cách tính cạnh an của hình n cạnh theo bán kính r của đường tròn ngoại tiếp. Chiều dài
1800
an được tính bằng công thức sau: an  2r.sin
n
3.3 Vẽ độ dốc và độ côn:
3.3.1 Độ dốc : (hình- 3.6)
Độ dốc giữa đường thẳng OB đối với đường thẳng OA là tang của góc BOA,
góc giữa hai đường
B
thẳng đó .
AB a
s   tg O
AO b Hình- 3.6 A
Độ dốc đặc trưng cho
độ nghiêng giữa đường thẳng này với đường thẳng kia. Độ dốc được tính theo phần
trăm hay theo tỷ lệ.
3.3.2 Độ côn:
Độ côn là tỉ số giữa hiệu số đường kính hai mặt cắt vuông góc của một hình côn
tròn xoay với khoảng cách của hai mặt cắt đó (hình- 3.7)
Dd
k  2tg
L

L
Hình- 3.7
Ký hiệu độ côn có đỉnh hướng về phía đỉnh góc. Vẽ độ côn k của một hình
nón là vẽ hai cạnh bên của tam giác cân có độ dốc bằng k/2 đối với đường cao của tam
giác cân.
3.4 Vẽ nối tiếp:
Các đường nét trên bản vẽ được nối tiếp với nhau một cách trơn tru theo những
quy tắc hình học nhất định. Hai đường cong (hay một đường cong và một đường
thẳng) được nối tiếp nhau tại một điểm, khi tại điểm đó chúng tiếp xúc nhau. Có các
trường hợp nối tiếp sau:
3.4.1 Vẽ cung tròn nối tiếp hai đường thẳng. (xem hình- 3.8)

Hình- 3.8
VẼ HÌNH HỌC 81
3.4.2 Vẽ cung tròn nối tiếp một đường thẳng và một cung tròn khác(xem hình- 3.9

-Nối

Hình- 3.9

3.4.3 Vẽ cung tròn nối tiếp với hai cung tròn khác (xem hình- 3.10)

Hình- 3.10

3.5 Vẽ một số đường cong hình học.


3.5.1 Ellipse:
Ellipse là quỹ tích của những
điểm có tổng số khoảng cách đến hai
điểm cố định F1 và F2 bằng một hằng số
lớn hơn khoảng cách giữa hai điểm F1
và F2.

a.Vẽ ellipse khi biết hai trục AB


và CD: (hình- 3.11)
-Vẽ đường kính tùy ý của hai
đường tròn tâm O, rồi từ giao điểm của
đường kính đó với đường tròn nhỏ kẻ
song song với trục dài AB và từ giao
Hình-3.11
VẼ HÌNH HỌC 82
điểm của đường kính đó với đường tròn lớn kẻ đường thẳng song song trục CD.
-Giao điểm của hai đường song song vừa kẻ là điểm thuộc ellipse. (hình- 3.11)a

b.Vẽ ellipse khi biết hai đường kính liên hợp EF và GH:
Dùng phương pháp tám
điểm, cách vẽ như hình- 3.12.
-Vẽ bốn tiếp tuyến tại
E,F,G,H của ellipse.
-Vẽ tam giác vuông cân
EIM nhận đoạn EM làm cạnh
huyền.
-Vẽ cung tròn tâm E bán
kính EI, cắt MQ tại K và L.
-Qua K và L kẻ hai
đường song song sẽ cắt hai Hình- 3.12
đường chéo của hình bình hành
tại bốn điểm 1,2,3,4 thuộc
ellipse cần dựng.

c. Vẽ Oval: Trong trường hợp không đòi hỏi chính xác có thể thay ellipse bằng
ôvan. Ôvan là đường cong khép
kín có dạng gần giống đường
ellipse.
-Vẽ cung tròn tâm O,
bán kính OA, cung tròn nầy cắt
trục ngắn CD tại E.
-Vẽ cung tròn tâm C, bán
kính CE, cung tròn nầy cắt đoạn
OC tại F.
-Vẽ trung trực đoạn AF
cắt AB tại O1, CD tại O3. Lấy
đối xứng qua O có O2, O4.
-Lấy bốn điểm O1, O2,
O3, O4 làm tâm vẽ bốn cung
tròn liên tục như hình- 3.13 là
đường ôvan.
3.5.2 Parabol:
Parabol là quỹ tích của Hình- 3.13
những điểm cách đều một điểm
cố định F và một đường thẳng cố định d.
a.Vẽ parabol khi biết tiêu điểm F và đường chuẩn d:
Cách vẽ được thể hiện như hình sau (hình- 3.14):
b.Vẽ parabol nội tiếp trong một góc (phương pháp hai hàng điểm):
Cách vẽ được thể hiện như hình sau (hình- 3.14):
VẼ HÌNH HỌC 83

Hình-3.14

3.5.3 Hyperbol:
Hyperbol là quỹ tích của
những điểm có hiệu số khoảng cách
đến hai điểm cố định điểm F1 và F2
bằng một hằng số bé hơn khoảng
cách giữa hai điểm điểm F1 và F2.
Vẽ hyperbol khi biết tiêu điểm và hai
đỉnh: cách vẽ như hình sau (hình-
3.15):

Hình- 3.15
3.5.4 Đường sin:
Đường sin là đường có phương trình y = sin.
Cách vẽ đường sin như hình sau (hình-3.16):

Hình-3.16
VẼ HÌNH HỌC 84
3.5.5 Đường xoắn ốc archimede:
Đường xoắn ốc archimede là quỹ đạo của một điểm chuyển động thẳng đều trên
một bán kính quay, khi
bán kính này quay đều
quanh tâm O.
Độ dời của điểm trên bán
kính quay được một vòng
gọi là bước xoắn ốc a.
Cách vẽ đường xoắn ốc
archimede khi biết a như
hình sau (hình- 3.17):

3.5.6 Đường xoắn ốc


nhiều tâm:
Đường xoắn ốc
nhiều tâm là đường cong Hình-3.17
phẳng dạng xoắn ốc tạo
bởi các cung tròn có bán kính khác nhau nối tiếp nhau. Nó chia ra nhiều loại: 2 tâm
(hình- 3.18), 3 tâm (hình- 3.19),…
Trong kỹ thuật thường dùng loại 3 tâm và 4 tâm. Cách vẽ đường xoắn ốc 4 tâm khi biết
khoảng cách các tâm như sau (H 2-20):

Hình-3.18 Hình- 3.19


3.5.7 Đường3.18
thân khai của đường
tròn:
Đường thân khai của đường
tròn là quỹ đạo của một điểm thuộc
đường thẳng, khi đường thẳng này lăn
không trượt trên một đường tròn cố
định.
Đường tròn cố định gọi là đường tròn
cơ sở. Cách vẽ đường thân khai khi
biết bán kính R của đường tròn cơ sở
như sau (hình- 3.20):
Hình- 3.20
VẼ HÌNH HỌC 85
3.5.8 Đường cycloid:
Đường cycloid là quỹ đạo của một điểm thuộc đường tròn khi đường tròn đó lăn
không trượt trên một đường thẳng cố định.
Đường tròn lăn gọi là
đường tròn cơ sở, đường
thẳng cố định gọi là đường
thẳng định hướng. Cách vẽ
đường cycloid khi biết
đường kính của đường tròn
cơ sở và đường thẳng định
hướng như sau (hình-
3.21):

Hình- 3.21
3.5.9 Đường epicycloid và Hypocycloid:
Đường epicycloid và Hypocycloid là quỹ đạo của một điểm thuộc đường tròn
khi đường tròn đó lăn không trượt trên một đường tròn cố định khác.
Đường tròn lăn gọi là đường tròn cơ sở, đường tròn cố định gọi là đường tròn định
hướng. Nếu hai đường tròn tiếp xúc ngoài thì quỹ đạo của điểm là đường epicycloid,
nếu hai đường tròn tiếp xúc trong thì quỹ đạo của điểm là đường hypocycloid. Cách vẽ
đường epicycloid và hypocycloid khi biết bán kính R và r của hai đường tròn cơ sở và
đường tròn định hướng như sau (hình- 3.22, hình- 3.23):

Hình- 3.23 Hình- 3.22


chương 4
BIỂU DIỄN VẬT THỂ

Phương pháp các hình chiếu vuông góc (thường gọi là phương pháp Monge)
đã được nghiên cứu trong giáo trình Hình học họa hình là cơ sở lý luận để xây dựng các
hình biểu diễn vuông góc của vật thể trên các bản vẽ kỹ thuật. Các hình biểu diễn
vuông góc gồm có hình chiếu, hình cắt, mặt cắt…Trong chương nầy quan tâm đến các
hình chiếu.
Hình chiếu là hình biểu diễn phần thấy của vật thể đối với người quan sát. Cho
phép thể hiện phần khuất của vật thể bằng nét đứt để giảm số lượng hình biểu diễn
(hinh- 4.2, 4.5) Hình chiếu của vật thể bao gồm: hình chiếu cơ bản, hình chiếu phụ,
hình chiếu riêng phần.
4.1 CÁC HÌNH CHIẾU CƠ BẢN: Qui ước trong TCVN8-30:2003
Hình biểu diễn vuông góc thu được bằng các phép chiếu vuông góc là các hình
chiếu hai chiều được sắp xếp một cách có hệ thống liên quan nhau. Để thể hiện vật thể
một cách đầy đủ có thể cần dùng 6 hình chiếu theo các hướng a,b,c,d,e,f xếp theo thứ tự
ưu tiên ( hình 4.1 và bảng 4.1)

` Lưu ý hình chiếu chính (hình chiếu đứng) thường được chọn sao cho thể hiện
được nhiều nhất hình dạng của vật thể là hình chiếu A theo hướng a, thể hiện vật thể ở
vị trí làm việc hay gia công lắp ráp. Các vị trí khác liên quan với hình chiếu chính tùy
thuộc vào phương pháp chiếu.
86
BIỂU DIỄN VẬT THỂ 87
Trong thực tế không phải khi nào cũng sử dụng cả sáu hình chiếu cơ bản, khi
cần có thể sử dụng thêm các loại hình biểu diễn khác. Cần hạn chế số lượng hình biểu
diễn nhưng đủ diễn tả vật thể rõ ràng, loại bỏ biểu diễn trùng lặp và giảm tối đa nét
khuất.
PHƯƠNG PHÁP BIỂU DIỄN
4.1.1 Phương pháp chiếu góc thứ nhất ( phương pháp châu Âu)
Trong phương pháp nầy, vật thể được đặt giữa người quan sát (hình- 4.1) và
mặt phẳng hình chiếu mà vật thể được chiếu vuông góc lên đó (hình- 4.2)
Các vị trí của hình chiếu được xác định bằng cách quay để khai triển như hình
vẽ (hình- 4.3) .Do đó trên bản vẽ các hình chiếu được bố trí theo hình chiếu đứng A
như sau:

Hình-4.3

Hình-4.2

-Hình chiếu B: hình chiếu từ phía trên được đặt ở phía dưới.
-Hình chiếu E: hình chiếu từ phía dưới được đặt ở phía trên.
-Hình chiếu C: hình chiếu từ bên trái được đặt ở bên phải.
-Hình chiếu D: hình chiếu từ bên phải được đặt ở bên trái.
BIỂU DIỄN VẬT THỂ 88
-Hình chiếu F: hình chiếu từ phía sau được đặt ở
bên trái hoặc bên phải sao cho thuận tiện.
Ký hiệu đặc trưng cho phương pháp này ở hình-
4.4. Phương pháp nầy sử dụng ở nước ta và nhiều nước
châu âu.

4.1.2 Phương pháp chiếu góc thứ ba ( phương pháp châu Hình-4.4
Mỹ)
Trong phương pháp nầy, mặt phẳng được đặt giữa
người quan sát và vật thể. Vật thể được chiếu vuông góc lên các mặt phẳng đó (hình-
4.5)
Các vị trí của hình chiếu được xác định bằng cách quay để khai triển như hình vẽ (hình-
4.6) Do đó trên bản vẽ các hình chiếu được bố trí theo hình chiếu đứng A như sau:
-Hình chiếu B: hình chiếu từ phía trên được đặt ở phía trên.
-Hình chiếu E: hình chiếu từ phía dưới được đặt ở phía dưới.
-Hình chiếu C: hình chiếu từ bên trái được đặt ở bên trái.
-Hình chiếu D: hình chiếu từ bên phải được đặt ở bên phải.
-Hình chiếu F: hình chiếu từ phía sau được đặt ở bên trái hoặc bên phải sao cho
thuận tiện.

Hình-4.5 Hình- 4.6

Ký hiệu đặc trưng cho phương pháp này ở hình- 4.7.


Phương pháp nầy sử dụng ở nhiều nước châu Mỹ,
Thái lan, Nhật bản… Hình- 4.7
4.1.3 Bố trí theo mũi tên chỉ dẫn
BIỂU DIỄN VẬT THỂ 89
Người ta sử dụng thêm phương pháp mũi tên chỉ dẫn để cho phép bố trí các
hình chiếu một cách tự do. Khi đó mỗi hình chiếu, trừ hình chiếu chính, phải ký hiệu
bằng chữ như hình 4.8, chữ hoa chỉ hướng chiếu, chữ hoa chỉ hình chiếu tương ứng và
ghi phía trên hình chiếu. Các hình chiếu theo mũi tên chỉ dẫn có thể đặt bất
kỳ đối với hình chiếu chính.

Hình- 4.8
4.2 HÌNH CHIẾU PHỤ
Hình chiếu phụ là hình chiếu trên mặt phẳng hình chiếu không song song với
mặt phẳng hình chiếu cơ bản (A hình- 4.9). Trên hình chiếu phụ có ghi ký hiệu tên
hình chiếu bằng chữ. Để cho thuận tiện người ta cũng cho phép xoay hình chiếu phụ.
Khi đó phải có mũi tên cong chỉ hướng xoay (hình- 4.10)

Hình- 4.9 Hình chiếu phụ Hình- 4.10


BIỂU DIỄN VẬT THỂ 90
4.3 HÌNH CHIẾU RIÊNG PHẦN
Hình chiếu riêng phần là hình chiếu một phần nhỏ của vật thể trên mặt phẳng
hình chiếu song song mặt phẳng hình chiếu cơ bản. Nó có thể giới hạn bằng nét lượn
sóng (A hình-4.11) hoặc cũng không cần khi có ranh giới rõ rệt (B hình-4.11) .

Hình- 4.11
Hình 4.11. Hình chiếu riêng phần

4.4. CHỌN VỊ TRÍ VẬT THỂ


-Vật thể nên được đặt ở vị trí tự nhiên.
-Vật thể được đặt sao cho thể hiện được hình dạng
và kích thước thật của vật thể (hình- 4.12)

Hình- 4.12

4.5. CHỌN HÌNH CHIẾU ĐỨNG


-Chiều dài nhất của vật thể nên được chọn là chiều rộng của hình chiếu đứng
(hình- 4.13)
BIỂU DIỄN VẬT THỂ 91

Lựa chọn 1 Lựa chọn 2

NÊN

Không gian
trống nhiều KHÔNG NÊN
Hình- 4.13

-Hình chiếu đứng phải thể hiện được trạng thái làm việc của vật thể (hình- 4.14)

SAI

Hình- 4.14

-Chọn hình chiếu đứng sao cho ít nét khuất nhất (hình- 4.15)

NÊN KHÔNG NÊN

Hình- 4.15
chương 5
HÌNH CHIẾU
TRỤC ĐO

5.1 Khái niệm:


Các hình chiếu vuông góc thể hiện một cách chính xác hình dạng và kích thước
của vật thể được biểu diễn, do đó trong kỹ thuật phương pháp các hình chiếu vuông góc
là phương pháp biểu diễn chính. Song mỗi hình chiếu vuông góc chỉ thể hiện được hai
chiều của vật thể nên hình vẽ thiếu tính lập thể, làm cho người đọc khó hình dung hình
dạng của vật thể. Để khắc phục nhược điểm đó của phương pháp các hình chiếu vuông
góc người ta dùng phương pháp hình chiếu trục đo để bổ sung. Loại hình biểu diễn này
dựa trên hình chiếu song song. (hình- 5.1)

Hình- 5.1

5.2 Xây dựng:


Trong không gian chọn hệ tọa độ Đề Các vuông góc Oxyz và hướng chiếu l.
Chiếu hệ thống tọa độ này cùng các đơn vị tọa độ lên một mặt phẳng hình chiếu P ta
thu được một hệ tọa độ mới là hệ tọa độ trục đo (hình- 5.2).
92
HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO 93

C
’ Hình- 5.2

Trong không gian : Oxyz : gọi là hệ tọa độ tự nhiên.


A(Ax, Ay, Az) bất kỳ trong không gian
Sau khi chiếu lên mặt phẳng:
O’x’y’z’ : gọi là hệ trục trục đo.
A’(A’x, A’y, A’z): hình chiếu trục đo của điểm A

Hình- 5.3
Để xác định hình chiếu trục đo của một vật thể φ là φ’ ta chiếu các điểm A thuộc
φ theo hướng chiếu s lên P’. Tập hợp tất cả các điểm A’ ta được φ’. (hình- 5.3)

Các hệ số biến dạng


Hệ số biến dạng dùng để so sánh tỉ lệ giữa
kích thước hình thật trong không gian và kích thước
hình chiếu trục đo tương ứng.
HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO 94
5.3 Phân loại hệ trục đo:
5.3.1 Phân loại theo hướng chiếu:
-Hệ trục đo vuông góc: khi l  P .
-Hệ trục đo xiên góc: khi l không vuông góc P.
5.3.2 Phân loại theo hệ số biến dạng:
-Hệ trục đo đều (đẳng trắc).
Khi ba hệ số biến dạng p=q=r.
-Hệ trục đo cân (nhị trắc).
Khi ba hệ số biến dạng p  q  r , p  q  r , p  r  q.
-Hệ trục đo lệch (tam trắc).
Khi ba hệ số biến dạng p  q  r  p
5.4 Hình chiếu trục đo vuông góc đều:
5.4.1 Sơ đồ hệ trục :
Loại hình chiếu trục đo vuông góc
đều có vị trí các trục đo như hình bên, các
góc x’O’y’ = y’O’z’ = z’O’x’ = 1200.(hình-
5.4)
5.4.2 Các hệ số biến dạng:
p = q = r = 0,82
Tuy nhiên để dễ vẽ và ít nhầm lẫn
người ta cho phép lấy p  q  r  1 . Như
vậy hình vẽ sẽ phóng to lên 1,22 lần.
Ví dụ 1: Cho hai hình chiếu vuông
góc của vật thể như sau. Hãy vẽ hình chiếu Hình- 5.4
trục đo vuông góc đều.
Đầu tiên ta xem vật thể như một khối hình hộp chữ nhật, sau đó thực hiện việc
cắt vát để được hình như hình vẽ dưới đây (hình- 5.5).

z'

O'

y'
x'
Hình- 5.5
HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO 95
Ví dụ 2: Hình chiếu trục đo của các đường tròn song song với các mặt tọa độ là các
elip. Hình chiếu trục đo vuông góc đều của một hình hộp lập phương có các hình tròn
nội tiếp trong các mặt được vẽ trong hình- 5.6

Hình- 5.6

5.5 Hình chiếu trục đo vuông góc cân:


5.5.1 Sơ đồ hệ trục :
Loại hình chiếu trục đo vuông góc cân
có vị trí các trục đo như hình bên, các góc
x’O’y’ = y’O’z’ = 131025’, z’O’x’ = 97010’.
(hình- 5.7).
5.5.2 Các hệ số biến dạng:
p = r = 0,94 và q = 0,47.
Để tiện vẽ người ta dùng hệ số biến dạng quy
ước: p = r = 1 và q = 0,5.
Như vậy hình vẽ cũng bị phóng to lên 1,06 lần. Hình- 5.7
Ví dụ 1: Cho hai hình chiếu vuông góc

z'

O'

x'
y'
Hình- 5.8
HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO 96
của vật thể như sau. Hãy vẽ hình chiếu trục đo vuông góc cân.
Đầu tiên ta xem vật thể như một khối hình hộp chữ nhật, sau đó thực hiện việc
cắt vát để được hình như hình vẽ trên đây (hình- 5.8).
Ví dụ 2: Hình chiếu trục đo của các đường tròn song song với các mặt tọa độ là
các elip. Hình chiếu trục đo vuông góc cân của một hình hộp lập phương có các hình
tròn nội tiếp trong các mặt được vẽ trong hình- 5.9 và minh họa mặt bích ở hình- 5.9.

Hình- 5.9

5.6 Hình chiếu trục đo xiên cân:


5.6.1 Sơ đồ hệ trục :
Loại hình chiếu trục đo đứng
cân có vị trí các trục đo như hình
bên, các góc x’O’y’ = y’O’z’ = 1350,
z’O’x’ = 900. (hình- 5.10)
5.6.2 Các hệ số biến dạng:
p = r = 1 và q = 0,5.
Để tiện vẽ người ta dùng hệ số biến
dạng quy ước:
p = r = 1 và q = 0,5. Hình-5.10

z'

x'

Hình-5.11
y'
HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO 97
Ví dụ 1: Cho hai hình chiếu vuông góc của vật thể như sau. Hãy vẽ hình chiếu
trục đo xiên góc cân.
Đầu tiên ta xem vật thể như một khối hình hộp chữ nhật, sau đó thực hiện việc
cắt vát để được hình như hình vẽ dưới đây. (hình-5.11).
Ví dụ 2: Hình chiếu trục đo của các đường tròn song song với các mặt tọa độ
XOY và YOZ là các elip. Hình chiếu trục đo của các đường tròn song song với mặt tọa
độ XOZ là đường tròn. Hình chiếu trục đo vuông góc cân của một hình hộp lập phương
có các hình tròn nội tiếp trong các mặt được vẽ trong hình- 5.12 và minh họa mặt bích ở
hình- 5.12.

Hình-5.12

5.7 Các quy ước vẽ hình chiếu trục đo:


Để việc vẽ hình chiếu trục đo được đơn giản, TCVN 11-78 quy định như sau:
-Trong hình chiếu trục đo các thành mỏng, các nan hoa v.v…vẫn vẽ ký hiệu trên
mặt cắt khi cắt dọc hoặc cắt ngang. (hình- 5.13)

Hình-5.13 Hình-5.14
-Trong hình chiếu trục đo, cho phép cắt riêng phần; phần mặt cắt bị mặt phẳng
trung gian cắt qua được quy ước bằng các chấm nhỏ. (hình- 5.14)
HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO 98

-Cho phép vẽ ren và răng của bánh răng…theo qui ước như trong hình chiếu
vuông góc. Khi cần có thể vẽ hình chiếu trục đo
của vài bước ren hay vài răng. (hình-5.15)
-Đường gạch gạch của hình cắt hoặc mặt
cắt là hình chiếu trục đo của đường kẻ nghiêng
45o đối với các trục của đường bao hình cắt hoặc
mặt cắt. (hình-5.16)
5.8 Chọn hình chiếu trục đo hợp lý:
-Hình chiếu trục đo vuông góc đều cho
hình đẹp, dễ đo vẽ và ít nhầm lẫn. Vì vậy đa số
vật thể được vẽ trong hệ này ngoại trừ các vật
Hình-5.16
thể có dạng khối vuông hoặc các đường nghiêng
450.
-Hình chiếu trục đo vuông cân cho hình biến dạng không đẹp, dễ nhầm lẫn, tuy
nhiên được sử dụng để biểu diễn những vật thể không vẽ được trong hình chiếu trục đo
vuông góc đều và những vật thể có một bề mặt nào đó cần biẻu diễn rõ các chi tiết.
-Hệ xiên cân cho hình biểu diễn xấu nhưng rất thuận lợi để biểu diễn những vật
thể có quá nhiều đường tròn (mặt phẳng của các đường tròn song song XOZ.
Ví dụ: Vẽ hình chiếu trục đo của móng cột nhà ở .(hình- 5.17).

z'

x' y'

z'

x'
y'
Hình-5.17
chương 6
HÌNH CẮT
MẶT CẮT
6.1. Khái niệm:
Với các loại hình biểu diễn đã biết thì chưa thể hiện được cấu trúc bên trong của
vật thể. Vì vậy người ta đưa ra một loại hình biểu diễn mới mang tên là hình cắt và mặt
cắt, được xây dựng như sau (hinh- 6.1):
Giả sử ta dùng mặt phẳng cắt tưởng tượng cắt vật thể ra làm hai phần, vất bỏ đi
phần vật thể nằm giữa người quan sát và mặt phẳng cắt, rồi chiếu phần còn lại lên mặt
phẳng hình chiếu song song với mặt phẳng cắt thì hình thu được gọi là hình cắt.
Nếu chỉ vẽ phần vật thể trên mặt cắt mà không vẽ phần vật thể ở phía sau mặt

Hình-
phẳng cắt thì hình thu được gọi là mặt6.1
cắt.

6.2 Phân loại hình cắt:


6.2.1 Phân loại theo vị trí mặt phẳng cắt:
-Hình cắt đứng: khi mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng.
-Hình cắt bằng: khi mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu bằng.
-Hình cắt cạnh: khi mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu cạnh.

99
HÌNH CẮT – MẶT CẮT 100

Hình- 6.2 Hình cắt đứng

Hình- 6.3 Hình cắt bằng Hình-


Hình-6.4 Hìnhcắt
6.4 Hình cắtcạnh
cạnh
6.2.2 Phân loại theo phần bị cắt bỏ đi của vật
thể :
- Hình cắt toàn phần : Là hình cắt được
tạo bởi một mặt phẳng cắt cắt qua toàn bộ vật thể.
Hình cắt toàn phần thường được sử dụng khi hình
chiếu tương ứng không đối xứng; hoặc hình chiếu
tương ứng đối xứng nhưng có đường bao đơn giản.
(hình -6.5)
- Hình cắt bán phần : Hình cắt bán phần
là hình cắt được tạo bởi hai mặt phẳng cắt cắt qua
một nửa vật thể và tưởng tượng bỏ đi ¼ vật thể đó.
Hình cắt bán phần thường sử dụng khi hình chiếu
tương ứng đối xứng. (hình -6.6)

Hình- 6.5 Hình cắt toàn phần


HÌNH CẮT – MẶT CẮT 101
+Lấy trục đối xứng làm đường phân cách giữa phần hình chiếu và phần hình cắt.
+Nửa hình cắt thường được đặt ở bên phải của trục đối xứng thẳng đứng
+ Những nét khuất bên phần hình chiếu mà đã được thể hiện là nét thấy bên phần
hình cắt tương ứng thì cho phép bỏ đi.

Hình- 6.6 Hình cắt bán phần


+Trong trường hợp vật thể là đối xứng, nhưng có nét cơ bản ở hình chiếu hoặc
hình cắt trùng trục đối xứng thì
người ta phải sử dụng nét lượn
sóng làm đường phân cách đồng
thời ưu tiên nét cơ bản nói trên
phải được thấy (hình- 6.7).

- Hình cắt bậc : Hình


cắt bậc là hình cắt được tạo bởi các
mặt phẳng cắt đặt song song với
nhau tạo thành bậc và song song
mặt phẳng hình chiếu (hình- 6.8). Hình- 6.7

-
Hình- 6.8 Hình cắt bậc
HÌNH CẮT – MẶT CẮT 102
Hình cắt xoay : Khi một mặt phẳng cắt song song mặt phẳng hình chiếu, mặt
phẳng còn lại tạo với nó một góc nào đó. Với hình cắt này thì sau khi tưởng tượng vứt bỏ
phần vật thể phải xoay mặt phẳng thứ hai đến trùng mặt phẳng thứ nhất rồi mới chiếu
(hình- 6.9).

Hình- 6.9 Hình cắt xoay

-Hình cắt riêng phần : Để thể hiện cấu tạo bên trong của một phần nhỏ vật thể cho
phép chỉ cắt riêng phần đó gọi là hình cắt riêng phần. Dùng nét lượn sóng làm đường phân
cách giữa phần hình chiếu và hình cắt riêng phần. (hình- 6.10)

Hình- 6.10 Hình cắt riêng phần


6.3 Các quy tắc khi vẽ hình cắt:

1. Người ta sử dụng nét cắt, mũi tên, các chữ in hoa để lần lượt định vị, chỉ
hướng quan sát và đặt tên cho hình cắt ( hình- 6.11).
HÌNH CẮT – MẶT CẮT 103
2. Trong trường hợp vật thể là đối xứng, mặt phẳng cắt trùng mặt phẳng đối
xứng đồng thời hình chiếu đặt đúng mặt phẳng đứng thì không phải ghi ký hiệu gì cả
(hình- 6.12)

h ~ 2S
S

l = (6...10)S

Hình- 6.11
Hình- 6.12
3. Người ta quy ước không kí hiệu vật liệu (không cắt) qua các chi tiết ghép như
bu-lông, đinh tán, chêm, chốt, … (chi tiết 2, 4 hình- 6.13).
4. Các đường gạch gạch trên các mặt cắt của các chi tiết đặt cạnh nhau được vẽ
khác nhau về phương và khoảng cách. (hình-6.13)
5. Đối với các mặt cắt hẹp, có thể bôi đen toàn bộ. Nếu có nhiều mặt cắt hẹp đặt
cạnh nhau phải chừa khoảng hở > 0.7mm (hình- 6.14)

Hình- 6.13 Hình- 6.14


6.4 Phân loại mặt cắt:
6.4.1 Mặt cắt rời:
Là mặt cắt đặt bên ngoài hình biểu diễn tương ứng (hình- 6.15)

Hình- 6.15
HÌNH CẮT – MẶT CẮT 104
6.4.2 Mặt cắt chập:
Là mặt cắt đặt ngay trên hình biểu diễn tương ứng. Đường bao của mặt cắt
chập được vẽ bằng nét liền mãnh (hình- 6.16).

Hình- 6.16
6.5 Các qui tắc khi vẽ mặt cắt:
-Các kí hiệu của mặt cắt hoàn toàn giống hình cắt.
-Nếu mặt cắt qua lỗ tròn xoay hoặc phần lõm tròn xoay để dễ hiểu người ta cho
phép vẽ thêm đường bao bên ngoài của lỗ hay lõm tròn xoay. (hình- 6.17).

Hình- 6.17

-Nếu có nhiều mặt cắt giống nhau thì ta chỉ cần vẽ một mặt cắt đại diện và
Ghi số lượng mặt phẳng cắt. (hình-6.18)

Hình- 6.18
PHẦN 3

VẼ TRÊN MÁY
SỬ DỤNG CAD

105
chương 1
SỬ DỤNG CAD
VẼ 2D
1.1. Tổng quát
Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ tin học, người ta thường thiết
kế và thành lập các bản vẽ có trợ giúp của máy tính, việc làm này được gọi tắt là CAD
(Computer Aided Drafting hay Computer Aided Design) trong quá trình thiết kế một
đối tượng kỹ thuật nào đó, vai trò của CAD nổi bật ở các lĩnh vực sau:
-Tạo mô hình hình học của đối tượng,
-Phân tích kỹ thuật: phân tích bề mặt ứng suất, đồ biến dạng,…
-Kiểm tra độ chính xác thiết kế: các kích thước, độ lớn của các chi tiết,…
-Thành lập các bản vẽ thể hiện kết quả thiết kế.
Một hệ CAD bao gồm phần cứng và phần mềm.
Phần cứng gồm có bộ phận xử lý trung tâm (CPU), các thiết bị đầu vào như bàn
phím, chuột, bảng số hóa,… và các thiết bị đầu ra như màn hình, máy in, máy vẽ,…
Hình 1.1 trình bày các thiết bị của một dàn làm việc cá nhân.

Hình- 1.1

Phần mềm gồm các chương trình máy tính dùng để thực hiện việc xử lý đồ họa. Ngoài
ra cũng cần phải kể đến các chương trình ứng dụng khác phục vụ cho các công việc
phân tích kỹ thuật, thí dụ phần mềm phân tích ứng suất, độ biến dạng, phân tích động
lực học cơ cấu, phân tích phần tử hữu hạn,…
106
SỬ DỤNG CAD – VẼ 2D 107
Những lợi ích của CAD có rất nhiều, riêng về mặt bản vẽ có thể kể ra những ưu
điểm sau:
-Thực hiện được những bản vẽ phức tạp, đòi hỏi đồ tỉ mỉ và chính xác cao.
-Năng suất vẽ cao, nhất là khi đối tượng về có dạng đối xứng hoặc lập lại nhiều
lần.
-Thành lập được thư viện của các chi tiết thường gặp để lấy ra sử dụng lại hoặc
chỉnh sửa thành chi tiết mới.
-Các bản vẽ và tài liệu gốc được lưu trữ thuận tiện và có thể truy cập, kiểm tra,
trao đổi và cập nhật thông tin một cách nhanh chóng.
-Là cơ sở để tiếp tục thực hiện chế tạo có sự trợ giúp của máy tính (CAM).
Ngày nay trên thế giới có rất nhiều phần mềm CAD, có những phần mềm được
tạo ra để phục vụ riêng cho từng ngành kỹ thuật. Một trong những phần mềm phục vụ
rộng rãi cho nhiều ngành kỹ thuật và được sử dụng phổ biến là AutoCAD của hãng
AutoDesk.
Bước đầu nghiên cứu sử dụng CAD để thành lập bản vẽ, cần làm quen với màn
hình đồ họa và một số lệnh cơ bản.
Màn hình đồ họa của một hệ CAD thường có những khu vực chủ yếu sau:
- Khu vực đồ họa (Graphics Area): đây là khu vực có diện tích lớn nhất, dùng
để hiện thị các đối tượng đồ họa. Tọa độ của các điểm ở khu vực đồ họa được tính theo
một hệ trục tọa độ, gọi là WCS. Ngoài ra còn có một con trỏ di chuyển trên màn hình
theo sự điều khiển của thiết bị chuộc hình dạng con trỏ thường là một ô vuông nằm ở
giao điểm của hai đoạn thẳng vuông góc với nhau.
- Danh mục trải xuống (Pull-down menu): danh mục này chứa danh mục các
nhóm lệnh. Khi dùng chuột chọn một danh mục nào đó, một danh mục sẽ được trải
xuống và có thể gọi các lệnh cần dùng ở đây.
- Thanh công cụ chuẩn (Standard menu): chứa biểu tượng các lệnh hoặc các
nhóm lệnh và cũng có thể gọi lệnh ở đây.
- Một số thanh công cụ thường dùng khác: Thí dụ thanh công cụ vẽ (Draw)
hoặc hiệu chỉnh (Modify). Người sử dụng có thể thêm, bớt, hoặc thay đổi các thanh
công cụ cho phù hợp với yêu cầu sử dụng.
- Dòng trạng thái (Status line): Dòng này cung cấp một số đặc điểm trạng thái
màn hình tại từng thời điểm làm việc, thí dụ toạ độ con trỏ trên màn hình, chế độ vẽ
vuông góc, …
- Dòng nhắc: Dòng này cho biết yêu cầu của máy đối với người sử dụng trong
quá trình thực hiện một lệnh nào đó, thí dụ yêu cầu nhập tọa độ của một điểm, nhắc
lựa chọn một phương thức vẽ,…
- Dòng lệnh (Command line): đây là nơi hiển thị khi nhập lệnh bằng cách gõ
tên lệnh trên bàn phím. Riêng đối với phần mềm AutoCAD thì dòng lệnh luôn luôn bắt
đầu bằng chữ Command: và dòng lệnh cũng đồng thời là dòng nhắc.
Hình 1.2 là một ví dụ về trình bày màn hình đồ họa (màn hình đồ họa của
AutoCAD 2014).
1.2. Định dạng bản vẽ
Nhiều phần mềm CAD được thiết kế để sử dụng ở những lãnh vực khoa học, kỹ thuật
khác nhau như cơ khí, xây dựng, điện tử,…, trong khi đó bản vẽ của các ngành nầy
thường có những yêu cầu khác nhau về trình bày, đơn vị vẽ, khổ giấy, sử dụng,… Vì
SỬ DỤNG CAD – VẼ 2D 108
vậy khi bắt đầu lập một bản vẽ nào đó, người ta cần phải định dạng bản vẽ, tức là phải
quy định giới hạn bản vẽ, đơn vị sử dụng, tải các nét vẽ vào bản vẽ, ấn định các kiểu
chữ cần dùng, thiết lập các kiểu ghi kích thước,… sao cho phù hợp với tiêu chuẩn của
từng ngành kỹ thuật và phù hợp với TCVN.
Thông thường một bản vẽ đã được định dạng được lưu lại và dùng làm cơ sở để
thực hiện các bản vẽ khác mà gọi là các bản vẽ mẫu.

Danh mục trải Thanh tính chất


Thanh công cụ chuẩn
Thanh vẽ

Thanh cuốn
Thanh hiệu chỉnh
Con trỏ

Dòng lệnh
Hệ trục tọa độ
Thanh trạng thái

Hình- 1.2

1.3. Một số lệnh vẽ cơ bản của CAD 2 chiều (CAD 2D)


Khi vẽ hai chiều, mặt phẳng bản vẽ là mặt phẳng tọa độ XOY. Hầu như tất cả
các phần mềm CAD đều có các lệnh vẽ đường thẳng (Line), đường tròn (Circle),
cung tròn (Arc), đa tuyến (Polyline), vì đó là những phần tử hình học cơ bản dùng để
tạo nên các hình vẽ phức tạp hơn.
1.3.1. Vẽ đường thẳng (Lệnh Line)
Có thể có nhiều lựa chọn khi vẽ một đường thẳng. Hình 1.3 trình bày ba trường hợp sử
dụng lệnh vẽ đường thẳng theo các lựa chọn khác nhau.

Hình- 1.3
SỬ DỤNG CAD – VẼ 2D 109

1.3.2.. Vẽ đường tròn (Lệnh Circle)


Cách vẽ thông dụng nhất là vẽ đường tròn theo tâm và bán kính sau khi gọi lệnh
vẽ đường tròn, người sử dụng sẽ được yêu cầu nhập tâm và bán kính đường tròn.
Ngoài ra các phần mềm CAD còn có thể cung cấp một số cách vẽ khác, hình- 1.4 trình
bày một số lựa chọn khi sử dụng lệnh vẽ đường tròn.

Hình- 1.4
1.3.3. Vẽ cung tròn (Lệnh Arc)
Sau khi nhập lệnh vẽ cung tròn, người sử dụng sẽ có nhiều lựa chọn. Đơn giản
nhất là vẽ cung tròn qua ba điểm. Ngoài ra cũng có thể sử dụng các phương án vẽ
khác. Hình-1.5 trình bày một số trường hợp vẽ cung tròn thường dùng.

Hình- 1.5
1.3.4. Vẽ đa tuyến (Lệnh Polyline)
Đa tuyến là một đường tạo bởi các đoạn
thẳng và cung tròn ghép nối với nhau. Đa tuyến
có thể là hở hoặc đóng kín. Mặc dù được tạo
thành bởi nhiều đối tượng (đường thẳng, cung
tròn) nhưng mỗi đa tuyến chỉ được coi là một
đối tượng. Hình- 1.6 trình bày một đa tuyến
đóng kín.
1.4 Một số lệnh vẽ nhanh và hiệu chỉnh
thường dùng trong không gian hai chiều
Hình- 1.6
SỬ DỤNG CAD – VẼ 2D 110

1.4.1. Lệnh dịch chuyển (Move)


Lệnh này dùng để tịnh tiến một đối tượng vẽ. Trước hết, chọn đối tượng cần
dịch chuyển, sau đó xác định các điểm gốc và ngọn của vector tịnh tiến. Hình-1.7

Hình- 1.7

1.4.2. Lệnh quay (Rotate)


Lệnh quay cho phép quay đối tượng theo một góc cho trước. Sau khi chọn đối
tượng cần quay, xác định tâm quay và góc quay. Thông thường chiều dương của góc
quay là ngược chiều kim đồng hồ. Xem ví dụ ở hình-1.73

Hình- 1.8
1.4.3. Lệnh sao chép (Copy)
Khi cần sao chép một đối tượng vẽ nào đó, ta gọi lệnh Copy, sau đó chọn đối
tượng cần sao chép, lần lượt xác định vị trí điểm gốc và điểm đích. Đối tượng sẽ được
sao chép sao cho điểm gốc đến vị trí điểm đích. (hình- 1.9)

Hình- 1.9 4.
SỬ DỤNG CAD – VẼ 2D 111

1.4.4. Lệnh vẽ đối xứng (Mirror)


Muốn vẽ hình đối xứng của một đối tượng đã có sẵn, sử dụng lệnh Mirror.
Trước hết chọn đối tượng cần vẽ đối xứng, sau đó lần lượt chọn hai điểm của đường
trục đối xứng. (hình- 1.10)

Hình- 1.10

1.4.5. Lệnh cắt xén (Trim)


Lần này cho phép sử dụng một hoặc nhiều đường làm cạnh cắt để cắt xén một
hay nhiều đường khác. Sau khi gọi lệnh Trim chọn các cạnh cắt rồi chuyển sang chọn
các cạnh bị cắt (hình- 1.11). Chú ý rằng các cạnh cắt có thể cũng là cạnh bị cắt (hình-
1.12).

Hình- 1.11

Hình- 1.12
1.4.6. Lệnh ngắt (Break)
Lệnh này cho phép ngắt bỏ một đoạn giữa hai điểm của đối tượng vẽ. Sau khi
gọi lệnh Break, chị cần chọn đối tượng, xác định lần lượt điểm đầu và điểm cuối, kết
SỬ DỤNG CAD – VẼ 2D 112
quả là đoạn từ điểm đầu đến điểm cuối bị xóa bỏ (hình- 1.13).

Hình- 1.13
1.4.7. Lệnh xóa (Erase)
Muốn xóa một hoặc nhiều đối tượng dùng lệnh xóa. Tùy theo phần mềm sử
dụng lần xóa có thể là Erase hoặc Delete. Ta chỉ cần gọi lệnh xóa và chỉ định các đối
tượng cần xóa.
1.5 Viết chữ trên bản vẽ
Trước khi viết chữ trên bản vẽ, phải xác định kiểu chữ. Một kiểu chữ bao gồm:
- Phông chữ.
- Chiều cao chữ.
- Góc nghiêng chữ.
- Qui định về căn canh lề.
-…
Các phần mềm CD thường cho phép xác định một số kiểu chữ cần dùng cho
phù hợp với yêu cầu trình bày bản vẽ. Có thế tạo sẵn các kiểu chữ này trong các bản vẽ
mẫu đã được định dạng và đã trình bày ở trên.
1.6 Ghi kích thước
Trước khi ghi kích thước phải xác định kiểu kích thước cần dùng. Một kiểu kích
thước bao gồm những quy định về cách ghi kích thước cụ thể trong một bản vẽ. Trong
các phần mềm CAD thường có sẵn những lựa chọn cho phép ta thiết lập được kiểu
kích thước sao cho phù hợp với tiêu chuẩn (xem thêm phần ứng dụng CAD ở chương
sau).
chương 2
SỬ DỤNG CAD
3D VẼ 3D
2.1 Tọa độ của điểm trong không gian ba chiều
Trong kg3c, một điểm được xác định bởi ba tọa độ trên ba trục X,Y và Z trong
hệ tọa độ Descartes. Chiều dương của các trục tọa độ được xác định theo qui tắc bàn
tay phải (hình- 2.1).

Hình- 2.1 Hình- 2.2


2.2 Điểm nhìn
Điểm nhìn là vị trí mắt người quan sát khi nhìn một đường thẳng. Trong khi tạo
hình hoặc quan sát một vật thể, ta thường phải xác định điểm nhìn để có được hình
dáng mong muốn. Các hệ CAD thường có các lựa chọn định điểm nhìn, thường nhập
tọa độ của điểm nhìn. Trong phép chiếu song song, điểm nhìn ở xa vô tận, khi đó các
hướng tia chiếu xác định bởi đường thẳng đi từ một điểm mà ta gọi là điểm nhìn đến
gốc tọa độ WCS. Điểm P trên hình- 2.2 là một ví dụ về điểm nhìn trong trường hợp
tổng quát.
Các vị trí P1, P2 và P3 lần lượt tương ứng với hình chiếu bằng, hình chiếu đứng
và hình chiếu cạnh trong WCS.
2.3 Cổng nhìn
Muốn hiểu được hình dáng của một vật thể, cần phải có hình chiếu của vật thể
đó từ các phía khác nhau. Khi sử dụng CAD hai chiều, có thể vẽ các hình chiếu đó một
các riêng rẽ và đặt tại vị trí theo tiêu chuẩn. Ngược lại, trong CAD ba chiều trước hết
xây dựng mô hình của vật thể, mô hình nầy được lưu giữ trong dữ liệu của máy tính;
sau đó thay đổi điểm nhìn đối với mô hình để có những hình chiếu khác nhau (hình-

113
SỬ DỤNG CAD - VẼ 3D 114
2.3). Như vậy các hình chiếu này có mối quan hệ với nhau thông qua mô hình vật thể
đã được xây dựng, mỗi thay đổi của mô hình đều được phẩn ảnh trên các hình chiếu.
Mỗi hình biểu diễn của mô hình vật thể được hiển thị trong một khung quan sát
gọi là cổng nhìn hoặc khung nhìn (viewport). Hình 2.3b trình bày một vật thể được
biểu diễn ở ba cổng nhìn V1, V2 và V3.
Các cổng nhìn V1, V2 lần lượt hiển thị hình chiếu đứng, hình chiếu bằng của vật
thể, còn cổng nhìn V3 tương ứng với td điểm nhìn (1,-1,1) hiển thị hình chiếu trục đo
vuông góc đều.
Ta có thể thay đổi số lượng, vị trí và kích thước của các cổng nhìn tùy theo yêu
cầu biểu diễn vật thể.

6.4 Các loại mô hình Hình- 2.3


6.4.1. Mô hình khung dây
Trong mô hình này, vật thể
được biểu diễn bằng tập hợp các điểm
và đường tạo thành một khung trong
không gian ba chiều. Trên hình- 2.4
mô hình khung dây của hình hộp được
Tạo thành từ các cạnh E1, E2,…,E12 và
các đỉnh V1, V2,…,V8. Mô hình khung
dây của hình trụ được tạo thành từ các
cành E1, E2, …,E4 và các đỉnh V1, V2,
V3, V4.
Đây là loại mô hình đơn giản
và tiết kiệm bộ nhớ nhất. Hình- 2.4
Nhược điểm của loại mô hình này là không phân biệt được các cạnh thấy, cạnh
khuất, do đó dễ gây nhầm lẫn. Ví dụ có thể hiểu được mô hình biểu diễn hình hộp trên
hình- 2.5a như ở hình- 2.5b hoặc hình- 2.5c.
Ngoài ra nói chung mô hình khung dây không đáp ứng được yêu cầu xây dựng
mô hình vật thể từ các nguyên thế (nón, trụ,…) hoặc sử dụng các phép toán đại số
Boole hoặc yêu cầu tô bóng vật thể.
SỬ DỤNG CAD - VẼ 3D 115
Để tạo mô hình khung dây, ta chỉ cần sử dụng các loại đường thẳng hoặc đường
cong trong các không gian hai hoặc ba chiều. Ngoài các loại đường như đường thẳng,
đường tròn, cung tròn, đa tuyến đã trình bày, dưới đây cần chú ý đến một số đường
cong khác.

Hình- 2.5

*Một số đường cong có dạng tự do


Trong thực tế kỹ thuật, người ta
thường phải vẽ những đường cong có
dạng tự do, những đường cong này
thường được biểu diễn trong lý thuyết đồ
họa dưới dạng phương trình tham số.
Trong thực hành người ta xác định một số
điểm gọi là điểm điều khiển làm cơ sở để
vẽ đường cong. Nếu đường cong đi qua
tất cả các điểm điều khiển thì đường cong
gọi là nội suy, nếu không thì gọi là đường
cong xấp xỉ.
Hình- 2.6
Đường spline là một đường cong
nội suy (hình- 2.6). Khi thay đổi vị trí của các điểm điều khiển thì hình dạng của toàn
bộ đường cong thay đổi theo.
Đường spline là một trong số những đường cong quan trọng dùng để thiết kế các
khung xương ô tô, võ tàu, máy bay.
Các đường cong spline thường được
thực hiện bằng lệnh Spline. Trong khi vẽ người
sử dụng phải xác định vị trí của các điểm điều
khiển và tiếp tuyến tại các điểm đầu và cuối của
đường cong.
Hình 2.7 là một ví dụ ứng dụng của
đường spline.
Trong các hệ CAD thường có sẵn các
lệnh vẽ ellipse, parabol hoặc hyperbol, nhưng
Hình- 2.7
SỬ DỤNG CAD - VẼ 3D 116
không có đủ các lệnh vẽ các đường cong cần thiết khác. Khi cần, người sử dụng có thể
dựa vào định nghĩa của đường cong để vẽ một số điểm của đường cong, sau đó
vẽ một đường spline đi qua các điểm đó.
Đường cong Bézier là một đường cong xấp xỉ đi qua hai điểm điều khiển đầu,
cuối và tiếp xúc với đường khung tạo bởi các điểm điều khiển tại các điểm đầu và cuối.
Hình- 2.8 mô tả một đường cong Bézier với các điểm điều khiển P0, P1, P2 và P3. Với
đường cong này người thiết kế có khả năng chỉnh sửa đường cong linh hoạt hơn là
đường cong nội suy. Tuy nhiên mọi thay đổi vị trí của một điểm điều khiển sẽ ảnh
hưởng đến hình dạng của toàn bộ đường cong. Người ta có thể vẽ nối tiếp nhiều phân
đoạn đường cong Bézier để tao nên một đường cong phức tạp. Hình- 2.9 trình bày một
ví dụ sử dụng đường cong Bézier trong thiết kế mặt cắt ngang của cánh máy bay.

Hình- 2.8 Đường cong Bézier Hình- 2.9

Đường cong B-Spline là đường cong xấp xỉ, nó có ưu điểm hơn đường cong
Bézier ở chỗ nhiều thay đổi vị trí của một điểm điều khiển thì chỉ làm thay đổi hình
dạng đường cong một cách cục bộ.
Những đường cong nêu trên được sử dụng trong các hệ CAD để vẽ và hiệu chỉnh
các đường cong tự do và cũng là cơ sở để tạo các mặt cong tự do sau này.
2.4 Mô hình bề mặt (face)

Hình- 2.10 Mô hình bề mặt


SỬ DỤNG CAD - VẼ 3D 117
Mô hình bề mặt được cấu tạo bởi các bề mặt giới hạn vật thể. Mô hình bề mặt
vật thể diễn tả trên hình- 2.10 bao gồm các mặt phẳng P1, P2, P3,…,P6, và mặt trụ T.
So với mô hình khung dây, mô hình bề mặt cung cấp cho ta nhiều thông tin hơn
về vật thể, cho phép ta che được các nét khuất và tô bóng vật thể (hình- 2.11a, b).
Loại mô hình này rất thích hợp cho việc diễn tả các bề mặt phức tạp của vật thể
như vỏ ô tô, tàu thủy, máy bay.

Hình- 2.11
*Các mặt cong thường dùng trong thiết kế mô hình bề mặt.
Trong các hệ CAD thường có các lệnh vẽ những mặt thường dùng như hình hộp,
nón, trụ, cầu, xuyến (hình- 2.12).

Hình- 2.12 Các mặt cong hình học thường dùng


Ngoài ra, sự phát triển của đồ họa máy tính còn cho phép tạo ra các mặt có hình
dáng phức tạp hơn, ví dụ mặt kẻ, mặt nón tròn xoay, mặt lưới.
a/Mặt kẻ (Ruled Surface)
SỬ DỤNG CAD - VẼ 3D 118
Mặt kẻ do một đường thẳng chuyển động tạo thành. Lệnh vẽ mặt kẻ thường yêu
cầu người dùng xác định hai đường chuẩn (cong hoặc thẳng hoặc một trong hai đường
đó là một điểm) làm cơ sở để vẽ lưới dưới dạng các đường thẳng kẻ trên mặt đó (hình-
2.13).

Hình- 2.13 Ví dụ vẽ mặt kẻ

b/Mặt tròn xoay (Revolved Surface)


Lệnh vẽ mặt tròn xoay đòi hỏi phải xác định đường sinh, trục tròn xoay và góc xoay
(hình- 2.14).

Hình- 2.14 Ví dụ vẽ mặt tròn xoay

c/Mặt lưới đa giác (Coons, Bézier, B-Spline)


Có nhiều loại lưới đa giác, các mặt lưới có thể là mặt có ô lưới tam giác hoặc tứ giác.
Muốn tạo một bề mặt có dáng tự do, người ta tạo một hình khung của mặt làm cơ sở để
tạo mặt.
Mặt Coons là mắc lưới đa giác tạo từ bốn cạnh do Steven A.Coons sáng tạo.
Mặc lưới này được tạo từ bốn đường trong không gian làm thành bốn cạnh của mặt, các
đường này có thể là đường thẳng, cung tròn, đa tuyển hoặc Spline và làm thành một
đường biên khép kín. Trước khi vẽ ta có thể xác định mật độ lưới theo hai cạnh lân cận
của mặt (hình- 2.15).
Mặt Bézier (hình- 2.16) là loại mặt cong được tạo nên trên cơ sở của các đường
cong Bézier. Tường tự đường cong Bézier, khi thay đổi vị trí của một điểm điều khiển
thì hình dạng chung của mặt không thay đổi theo.
SỬ DỤNG CAD - VẼ 3D 119

Hình- 2.15 Ví dụ vẽ mặt Coons

Hình- 2.16 Ví dụ tạo mặt Bézier


Mặt B-Spline có những đặc điểm cơ bản của mặt Bézier, ngoài ra còn có ưu
điểm hơn măt Bézier ở chỗ là có thể hiệu chỉnh cục bộ mặt B-Spline khi di chuyển vị trí
của một điểm điều khiển. Đặc điểm này cũng tương tự như đường B-Spline. Hình- 2.17
trình bày ví dụ vẽ mặt B-Spline.

Hình- 2.17 Ví dụ tạo mặt B-Spline


SỬ DỤNG CAD - VẼ 3D 120
Muốn tạo bề mặt của một vật thể có hình dáng tự do, người ta phải tạo nhiều
mảnh bề mặt khác nhau để ghép lại. Hình- 2.18 là một ví dụ dùng các mảnh bề mặt
ghép với nhau tạo thành bề mặt vỏ ô tô.

Hình- 2.18 Ví dụ ứng dụng các mặt lưới thiết kế vỏ ô tô


2.4.3. Mô hình khối đặc (Solid)
a/Tổng quát
Mô hình khối đặc của vật thể không những bao gồm bề mặt vật thể mà còn bao gồm cả
khối vật chất giới hạn bởi bề mặt đó. Đây là loại mô hình có rất nhiều ưu điểm, ví dụ :
- Xác định chính xác vật thể, phân biệt được và phiá trong và phía ngoài vật thể.
- Có thể xóa bỏ các đường bị che khuất của vật thể.
- Từ mô hình vật thể có thể tạo được các hình chiếu khác nhau, các mặt cắt ở vị
trí bất kỳ.
- Có thể phân biệt các mặt và tô bóng vật thể.
- Có thể thực hiện một số lớn các phép tính toán (tính khối lượng, thể tích, trọng
tâm, moment quán tính), các phép tính phân tích (phân tích ứng suất, độ biến dạng), các
phép mô phỏng (mô phỏng chuyển động của chi tiết máy, của dụng cụ cắt gọt, của
người máy,...).
b/Tạo mô hình khối đặc
Mô hình khối đặc của một vật thể được tạo nên từ các thành phần gọi là khối đặc
cơ sở. Các đội đặc cơ sở có
thể là các khối đặc nguyên thể
đã tạo sẵn trong hệ CAD đang
sử dụng hoặc các khối đặc do
người vẽ tạo nên.
*Sử dụng các khối đặc
nguyên thể
Trong các hệ CAD
thường đã tạo sẵn những khối
đặc hình học thường dùng gọi
là khối đặc nguyên thể như :
khối hộp, nêm, trụ, nón,
(hình- 2.19). Người vẽ cần
phải phân tích vật thể cần

Hình- 2.19 Các khối đặc nguyên thể


SỬ DỤNG CAD - VẼ 3D 121
biểu diễn thành những khối đặc cơ sở và tìm khối đặc nguyên thể thích hợp để sử
dụng.
* Khối đặc do người vẽ tạo nên
Các hệ CAD thường có lệnh tạo khối đặc Tròn xoay hoặc tạo khối đặc bằng
cách quét hình.
Muốn tạo khối đặc tròn xoay, ta cho một hình phẳng khép kín xoay quanh một
đường thẳng dùng làm trục quay. Hình- 2.20 mô tả một khối đặc tròn xoay tạo bởi hình
ABCDEF khi xoay quanh trục quay P1 P2.

Hình- 2.20 Ví dụ tạo khối đặc tròn xoay


Khối đặc tạo bằng cách quét hình là khối đặc sinh ra khi cho một hình phẳng
khép kín chuyển động dọc theo một đường gọi là đường quét. Hình- 2.21 trình bày hai
ví dụ tạo khối đặc bằng cách quét hình H dọc theo đường L.

Hình- 2.21 Ví dụ tạo khối đặc bằng cách quét hình

Sau khi tạo được các khối đặc cơ sở,


người ta kết hợp các khối đó với nhau bằng
cách dùng các phép toán đại số Boole như cộng,
trừ, giao để thu được vật thể có hình
dạng mong muốn.

Hình- 2.22 Vật thể cho trước


SỬ DỤNG CAD - VẼ 3D 122
c/Ví dụ về xây dựng mô hình khối đặc
Giả sử tạo mô hình khối đặc của vật thể cho ở hình- 2.22
Các giai đoạn tạo mô hình xem hình- 2.23

Hình- 2.23 Các bước tạo mô hình khối đặc của vật thể đã cho
chương 3
VẼ HÌNH CẮT
& MẶT CẮT
Các hình cắt mặt cắt có thể được thực hiện bằng CAD hai hoặc ba chiều.
Với CAD hai chiều, người ta vẽ hình cắt mặt cắt trên bản vẽ hình chiếu vuông góc
tương tự như cách vẽ bằng tay. Có thể sử dụng lệnh vẽ tự do (Sketch) hoặc lệnh vẽ
đường Spline trong CAD để vẽ đường Lượn sóng hoặc đường giới hạn phạm vi cắt
riêng phần. Ngoài ra các hệ CAD còn có sẵn nhiều mẫu ký hiệu vật liệu theo tiêu chuẩn
ANSI (American National Standards Institute). Việc vẽ ký hiệu vật liệu trên CAD được
thực hiện một cách tự động, người sử dụng chỉ cần chọn mẫu ký hiệu vật liệu thích hợp,
chỉ định diện tích cần gạch mặt cắt. Hình 3.1 trình bày một số mặt cắt vật liệu theo tiêu
chuẩn ANSI. Có một số ký hiệu mặt cắt vật liệu của TCVN khác với ký hiệu của ANSI,
người dùng có thể tự tạo ra mẫu gạch gạch mặt cắt vật liệu riêng cho phù hợp với yêu
cầu của bản vẽ.

Hình- 3.1 Hình- 3.2

Giả sử có hai hình chiếu của vật thể cho ở hình- 3.2
Hình- 3.3 mô tả quá trình thực hiện vẽ hình cắt ở hình chiếu đứng của vật thể đó
trong CAD hai chiều.
Trong CAD ba chiều, khi đã xác định được mô hình đặc của vật thể, người ta có
thể vẽ được hình cắt của vật thể theo một cách tự động. Người sử dụng chỉ cần gọi lệnh
cắt, xác định vị trí mặt phẳng cắt và chỉ định phần vật thể cần giữ lại để biểu diễn sau
khi cắt. Một phần vật thể sẽ bị xóa bỏ. Trên hình- 3.4 mặt phẳng cắt là mặt phẳng song

123
SỬ DỤNG CAD - VẼ 3D 124
song với mặt tọa độ YOZ và đi qua điểm P1, phần vật thể được giữ lại được chỉ định
bởi điểm P2.

Hình- 3.3

Sau khi cắt vật thể, đưa diện tích cần gạch mặt cắt vật liệu về mặt phẳng tọa độ
XOY rồi tiến hành gạch mặt cắt vật liệu trong CAD hai chiều như đã trình bày ở trên.
Cũng có hệ CAD cho phép người dùng vẽ mặt cắt của vật thể trong không gian ba
chiều một cách tự động, ví dụ sử dụng lệnh Section trong AutoCAD.

Hình- 3.4

Hình- 3.5 trình bày kết quả vẽ mặt cắt của mô hình vật thể trong không gian ba
chiều. Sau khi thu được mặt cắt chập, có thể dời mặt cắt đến một vị trí bên ngoài vật
thể.
Muốn có hình cắt hoặc mặt cắt ở
hình chiếu vuông góc chỉ cần chọn điểm
nhìn thích hợp.
Với các hệ CAD tiên tiến, người ta
có thể sử dụng liên tiếp nhiều mặt phẳng
cắt để cắt một mô hình vật thể, tạo nên
nhiều mặt cắt ở các vị trí khác nhau diễn tả
rõ ràng hình dạng vật thể như các bộ phận
cơ thể, cấu tạo địa chất hoặc điều kiện khí
hậu…

Hình- 3.5
PHẦN 4

BÀI TẬP

Phần 1- HÌNH HỌA


Chương 0 MỞ ĐẦU
c
1/Cho 3 đường thẳng song song a, b và c. b a
Vẽ hình chiếu xuyên tâm của a và b từ S
tâm chiếu S thuộc đường thẳng c lên mặt A
phẳng P. Cho biết giao điểm M = c x P và B
hình chiếu xuyên tâm của hai điểm A, B
M A'
lần lượt thuộc a và b là A’ và B’ (H-1).
Tìm trên các đường thẳng a và b điểm có
hình chiếu trùng với chính nó. Trong B’
P
trường hợp nào hình chiếu xuyên tâm của
Hình-1
a và b song song nhau?
2/Cho hình chiếu song song của tâm O và cạnh AB của một hình lục giác đều (H-
2). Vẽ hình chiếu song song của lục giác đó.
3/Cho hình chiếu song song của hình vuông ABCD là hình bình hành A’B’C’D’
(H-3). Vẽ hình chiếu song song của đường tròn nội tiếp trong hình vuông đó.

B’
O’
A'
A’

B’ C’

Hình-2 Hình-3 D'

125
BÀI TẬP VÀ BẢN VẼ 126
Chương 1 ĐIỂM
1/Vẽ hình chiếu cạnh của các điểm A, B (H-4).
2/Vẽ hình chiếu bằng của các điểm C, D (H-5).
z z
A2 C2 C3

x y’ x y’
B2 D2 D3
A1
B1
y y
Hình-4 Hình-5

3/Cho hình biểu diễn của các điểm A, B, C (H-6). Hãy vẽ hình biểu diễn của các
điểm:
- Điểm A’ đối xứng A qua mặt phẳng hình chiếu đứng P2.`
- Điểm B’đối xứng B qua mặt phẳng hình chiếu bằng P1.
- Điểm C’ đối xứng C qua trục x.

4/Biết hình chiếu đứng và hình chiếu bằng của hai điểm A, B (A1A2 // B1B2).
Hãy xác định trục chiếu x, biết độ cao của điểm A bằng độ xa của điểm B (H-7).
7/Tự chọn đơn vị. Hãy vẽ hình biểu diễn của điểm A(2,-3,5) và B(3,-4,-2) (H-8).
A2 z
C2 B2
A2
B2
C1
x x y’

A1 A1 B1
B1
Hình-6 Hình-7 y Hình-8

Chương 2 ĐƯỜNG THẲNG – MẶT PHẲNG


1/Cho hình chiếu bằng h1 của đường bằng h và hình chiếu đứng A2 của điểm A
thuộc h. Hãy vẽ hình chiếu đứng h2 của h và hình chiếu bằng A1 của A (H-9).
2/Cho điểm A và hình chiếu đứng B2 của B. Hãy vẽ các hình chiếu của một
đường mặt f đi qua A, B và xác định hình chiếu bằng B1 của B (H-10).
BÀI TẬP VÀ BẢN VẼ 127
3/Biết vết đứng N(N≡N2) và vết bằng M(M≡M1) của một đường thẳng a. Hãy vẽ
hình chiếu đứng và hình chiếu bằng của đường thẳng a (H-11).
4/Bốn điểm A, B, C, D cùng nằm trên một đường thẳng a. Đã biết hình chiếu
đứng A2, D2 của A, D và hình chiếu bằng B1, C1 của B, C (H-12). Hãy:
a/Vẽ các hình chiếu của
A2 A2
đường thẳng a và xác định B2
hình chiếu còn thiếu của
bốn điểm A, B, C, D. x
b/Tìm trên đường thẳng x
a
A1
- Một điểm M có độ cao
h1
bằng 0 (vết bằng của a).
- Một điểm N có độ xa Hình-9 Hình-10
bằng 0 (vết đứng của a).

N2≡N m2
D2
n2
A2
x x x

m1
M1≡M C1
n1
B1
Hình-11
Hình-12 Hình-13

5/Cho hai đường thẳng m, n (H-13). Hãy:


a/Xác định vị trí tương đối của hai đường thẳng m, n .
b/Dựng một đường thẳng chiếu bằng a và một đường thẳng chiếu đứng b
cắt cả hai đường thẳng m, n. Hãy chỉ rõ các giao điểm của hai đường thẳng nói
trên.
6/Xác định vị trí tương đối của các cặp đường thẳng sau (H-14).

a2
e2≡f2 g2
b2 h2

f1
b1 c2≡c1 d1≡d2 e1
a1 g1 h1
Hình-14
BÀI TẬP VÀ BẢN VẼ 128
7/Cho bốn điểm A, B, C, D (H-15). Hãy kiểm tra bốn điểm này có cùng thuộc
một mặt phẳng không?
8/Biết hình chiếu bằng của ngũ giác phẳng ABCDE và hình chiếu đứng của ba
đỉnh A, B, C (H-16). Hãy vẽ hình chiếu đứng của ngũ giác phẳng này.
9/Cho mặt phẳng P(m//n) và hình chiếu bằng A1B1C1 của tam giác ABC nằm
trong mặt phẳng P (H-17). Hãy vẽ hình chiếu đứng của tam giác.

m2 n2
A2 D2 A2

C2 C2
B2 B2 x
x x
E1
C1
A1 D1 A1 D1
C1
B1 n1
C1 A1
m1
B1 B1
Hình-15 Hình-16 Hình-17

10/Cho mặt phẳng P(mP,nP) và hình chiếu đứng tam giác ABC nằm trong mặt
phẳng P. Hãy vẽ hình chiếu bằng của tam giác (H-18,19).
11/Cho vết đứng nP và một điểm A thuộc mặt phẳng P. Hãy vẽ vết bằng của mặt
phẳng này ( H-20).

nP nP nP

A2 A2
A2

B2 C2 B2 C2 x
x x

A1
mP
mP
Hình-18 Hình-19 Hình-20

12/Cho đường thẳng m(m1,m2) và vết đứng của mặt phẳng P(nP). Hãy vẽ vết
bằng mP của mặt phẳng P, biết rằng P song song m (H-21).
13/Cho mặt phẳng P(mP,nP) và một điểm A bất kỳ. Hãy vẽ các vết của mặt
phẳng Q đi qua A và song song với P (H-22,23).
BÀI TẬP VÀ BẢN VẼ 129

nP≡nP
nP nP
m2 A2
A2

x x x

A1
A1

m1 mP
Hình-21 Hình-22 Hình-23

Chương 3 CÁC BÀI TOÁN GIAO VÀ LƯỢNG


1/Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng P(mP,nP) và Q(mQ,nQ) (H-24, 25, 26).
nP nQ nP nP
nQ nQ

x x x

mQ
mQ
mP mP
mQ
mP
Hình-24 Hình-25 Hình-26

2/Vẽ giao tuyến của hai mặt phẳng P(m//n) và Q(a,K) trong đó a là đường thẳng
chiếu bằng (H-27).
3/Cho hai mặt phẳng P(mP,A), Q(nQ,A). Hãy vẽ vết thứ hai của mỗi mặt phẳng
và giao tuyến của hai mặt phẳng đó (H-28).
m2
a2 n2 nQ

A2
K2

x x

K1 A1
a1
n2 mP
m1
Hình-27 Hình-28
BÀI TẬP VÀ BẢN VẼ 130
4/Tìm giao điểm của đường cạnh AB với mặt phẳng P(mP,nP) (H-29).
5/Tìm giao điểm của đường thẳng chiếu bằng a với mặt phẳng Q trong các
trường hợp:
a/Q xác định bởi ba điểm A, B, C (H-30).
b/Q xác định bởi điểm K và trục x (H-31).
A2 nP B2
a2 a2
A2 K2

x B2 x B1 x
A1
A1 C2
K1
a1 a1
mP B1
Hình-29 Hình-30 C1 Hình-31

6/Xác định độ dài (thực) của đoạn thẳng AB và góc nghiêng của đường thẳng AB
với các mặt phẳng hình chiếu (H-32, 33).
7/Cho đường thẳng m và một điểm A thuộc m. Hãy xác định một đoạn thẳng AB
nằm trên đường thẳng m và có độ dài bằng 20mm (H-34).
8/Vẽ hình chiếu đứng của đoạn thẳng AB, biết AB dài 30mm (H-35).

B2 B2 m2
A2 A2
A2 A2
x x x x

A1 B1 B1 m1
A1 B1
A1 A1

Hình-32 Hình-33 Hình-34 Hình-35

Chương 4 CÁC PHÉP BIẾN ĐỔI HÌNH CHIẾU


1/Bằng phép thay đổi mặt phẳng hình chiếu hãy:
a/Xác định độ dài và góc nghiêng so với các mặt phẳng hình chiếu của
đoạn thẳng AB (H-36).
b/Vẽ góc giữa mặt phẳng P với mặt phẳng hình chiếu bằng (H-37).
BÀI TẬP VÀ BẢN VẼ 131
nP
B2

A2
x x

B1

A1
mP
Hình-36 Hình-37
2/Cho đường cạnh AB. Hãy xác định các vết của AB và điểm nằm trên AB mà
có hai hình chiếu đôí xứng nhau qua trục x (H-38).
3/Tìm khoảng cách từ điểm K đến mặt phẳng P trong các trường hợp:
a/P(mP,nP) (H-39).
K2
b/P(A,x) (H-40).
nP K2
A2
A2

x B2
x x

A1 K1
mP
K1 A1
B1
Hình-38 Hình-39 Hình-40

Chương 5 BIỂU DIỄN ĐƯỜNG VÀ MẶT


1/Vẽ các hình chiếu của đường tròn tâm O, đường kính d=30mm, nằm trên các
mặt phẳng sau:
a/P(mP,nP) là mặt phẳng chiếu bằng (H-41).
b/Q(mQ,nQ) song song trục x (H-42).
2/Vẽ hình chiếu bằng của một ellipse nằm trên mặt phẳng P(hxf). Biết hình
chiếu đứng của ellipse là đường tròn tâm O2 (H-43).
nP f2
nP
O2 h2 O2

x
x x

O1
h1 O1
mP f1
mP
Hình-41 Hình-42 Hình-43
BÀI TẬP VÀ BẢN VẼ 132
3/Vẽ các đường bao quanh hình chiếu của mặt cầu tâm O đi qua điểm A (H-44).
4/Biết một hình chiếu của các điểm A, B thuộc O2
một mặt lăng trụ. Hãy tìm hình chiếu còn lại của
A, B và xét thấy khuất của chúng trên các hình
chiếu (H-45). A2
5/Biết một hình chiếu của các điểm A, B thuộc
một mặt nón. Hãy tìm hình chiếu còn lại của A, B x
và xét thấy khuất của chúng trên các hình chiếu
(H-46).
6/Biết một hình chiếu của các điểm A, B thuộc O1
một mặt cầu. Hãy tìm hình chiếu còn lại của A, B
và xét thấy khuất của chúng trên các hình chiếu A1
Hình-44
(H-47).

S2
a2 A2 A2 (u2)
b2
c2
(v2)
A2 O2

(c2)
(v1)
c1 (c1)
B1 (u1)
B1 O1
a1
b1 B1
A1
S1
Hình-45 Hình-46 Hình-47

Chương 6 GIAO CỦA MẶT PHẲNG


ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT
1/Vẽ giao của mặt phẳng chiếu đứng α với mặt tháp tứ giác (H-48).
2/Vẽ giao của mặt phẳng α (song song x) với lăng trụ chiếu đứng (H-49).
3/Vẽ giao của mặt phẳng α(a,b) với mặt trụ chiếu bằng (H-50).
4/Vẽ giao của mặt phẳng chiếu bằng α với mặt nón (H-51), mặt trụ (H-52) và
mặt cầu (H-53).
BÀI TẬP VÀ BẢN VẼ 133
S2

α2 a2
t2

x A2 B2 D2 C2 x
b2
D1

a1
A1 S1 C1 t1

B1 mα
b1
Hình-48 Hình-49 Hình-50

S2

O2

S1

α1 O1
α1

A1 α1
A1
Hình-51 Hình-52 Hình-53
S2 S2
f2 a2

5/Vẽ giao điểm của


e2
đường thẳng a và b với b2
mặt tháp (H-54).
6/Vẽ giao điểm của
đường thẳng e và f với
mặt nón (H-55). S1 a1
f1 S1
e1
b1
A1 Hình-55 Hình-54
BÀI TẬP VÀ BẢN VẼ 134
4/Vẽ giao điểm của đường
thẳng a với mặt trụ (H-
56), mặt cầu (H-57). a2 O2

a2

O1
a1

a1 Hình-56
A Hình-57
1
Chương7 CÁC BÀI TOÁN VỀ GIAO CỦA 2 MẶT
BÀI TẬP NHÓM ĐỊNH KỲ

1/ Nội dung
Gồm ba dạng giao tuyến ( Bảng 1)
a/ Vẽ giao tuyến của 2 đa diện. (cột a)
b/ Vẽ giao tuyến của đa diện và mặt cong. (cột b)
c/ Vẽ giao tuyến của hai mặt cong. (cột c)
Xét thấy và khuất trong cả ba bài toán.
2/ Trình bày
Mỗi phần của nội dung trên được trình bày trên một tờ giấy A4.
Mỗi sinh viên làm một trong số 8 đề theo nhóm của mình.
Bảng 1

01a 01b 01c


BÀI TẬP VÀ BẢN VẼ 135
Bảng 1

02a 02b 02c

03a 03b 03c

04a 04b 04c

Hình
-98

05a 05b 05c


BÀI TẬP VÀ BẢN VẼ 136
Bảng 1

06a 06b 06c

07a 07b 07c

08a 08b 08c


BÀI TẬP VÀ BẢN VẼ 137
Phần 2- VẼ KỸ THUẬT
Chương 1 CÁC TIÊU CHUẨN VỀ TRÌNH BÀY BẢN VẼ
Bài Tập : - Viết một trong hai loại chữ được dùng trong bản vẽ kỹ thuật. (Hình-
1.1a,b)

Hình-1.1a

Hình-1.1b
BÀI TẬP VÀ BẢN VẼ 138
-Vẽ lại các loại nét ở hình-1.2; Sử dụng mẫu chữ ở hình-1.1 để điền áp
dụng của các loại nét như ở hình-1.10 (phần lý thuyết).

Điền áp dụng vào cột nầy

Hình-1.2
BÀI TẬP VÀ BẢN VẼ 139
-Hãy vẽ lại hình-1.3 đúng hình dạng và nét vẽ ở hình 1.2

Hình-1.3

Chương 2 GHI KÍCH THƯỚC TRÊN BẢN VẼ


Bài Tập : - Phát hiện các chỗ sai sót hoặc chưa hợp lý trong cách ghi kích thước
trên các hình biểu diễn cho ở hình-2.1. Vẽ lại hình biểu diễn đó theo tỉ lệ 1:1 và
ghi kích thước đúng đủ với các qui định của TCVN.

Hình-2-1
BÀI TẬP VÀ BẢN VẼ 140
- Sử dụng thước tỉ lệ để đo, sau đó vẽ lại hai hình chiếu vuông góc của vật
thể theo tỉ lệ 1:1 và ghi kích thước cần thiết để xác định độ lớn của vật thể đó.
(Sinh viên làm theo thông số riêng)

Hình-2-2
BÀI TẬP VÀ BẢN VẼ 141

Hình-2.2
BÀI TẬP VÀ BẢN VẼ 142

Hình-2.2
Chương 3 VẼ HÌNH HỌC
Bài Tập:
-Vẽ mặt cắt
tay vịn cầu thang
(hình-3.1).
-Vẽ hình
oval (hình-3.2).

Hình-3.1 Hình-3.2
BÀI TẬP VÀ BẢN VẼ 143
-Vẽ xoắn ốc Archimede (hình-3.3).
-Vẽ chậu hoa (hình-3.4).

Hình-3.3 Hình-3.4

Chương 4 BIỂU DIỄN VẬT THỂ


Bài Tập 1: -Cho hình chiếu trục đo của cặp vật thể với đầy đủ chi tiết (hình-
4.1). Chọn hình chiếu chính hợp lý rồi vẽ ba hình chiếu vuông góc từ trước từ
trên và từ trái của vật thể. Ghi kích thước lên ba hình chiếu vuông góc đó. (sinh
viên làm mỗi đề theo thông số)

2
1

Hình-4.1
BÀI TẬP VÀ BẢN VẼ 144

Hình-3.3

Hình-4.1

Hình-4.1
BÀI TẬP VÀ BẢN VẼ 145

Hình-4.1

Bài Tập 2:
-Cho ba hình chiếu vuông góc chưa hoàn chỉnh của một vật thể, nhưng đủ
hình dung hình dáng và cấu tạo của nó (hình-4.2). Hãy bổ sung các nét vẽ còn
thiếu trên ba hình chiếu đó. (sinh viên làm mỗi đề theo thông số)
-Cho hai hình chiếu vuông góc đầy đủ của một vật thể (hình-4.3). Hãy vẽ
hình chiếu thứ ba của vật thể đó. (sinh viên làm mỗi đề theo thông số)

Hình-4.2
BÀI TẬP VÀ BẢN VẼ 146

Hình-4.2

Hình-4.2

Hình-4.2
BÀI TẬP VÀ BẢN VẼ 147

Hình-4.3

Hình-4.3

Hình-4.3
BÀI TẬP VÀ BẢN VẼ 148

Hình-4.3

Chương 5 HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO


Bài Tập 1: -Cho ba hình chiếu vuông góc của sáu vật thể đơn giản, hãy vẽ hình
chiếu trục đo của các vật thể này

Hình-5.1

Hình-5.1
BÀI TẬP VÀ BẢN VẼ 149

Hình-5.1

1 2

3 4

Hình-5.2

Hình-5.2
BÀI TẬP VÀ BẢN VẼ 150
Bài Tập 2: - Cho hai hình chiếu vuông góc của một số vật thể ở hình-5.2.
1- Hãy vẽ hình chiếu thứ ba của vật thể và ghi kích thước trên các hình
chiếu vuông góc của nó.
2- Hãy vẽ hình chiếu trục đo của vật thể. (sinh viên làm mỗi vật thể theo
thông số)

5 6

7 8

Hình-5.2

Chương 6 HÌNH CẮT VÀ MẶT CẮT


Bài Tập : Cho hai hình chiếu vuông góc của vật thể, trong đó đã có hình cắt đứng
kết hợp (hình-6.1). Hãy vẽ :
-Hình chiếu cạnh của vật thể và sau đó vẽ hình cắt cạnh. Dùng thước tỉ lệ
đã cho để đo và ghi kích thước trên các hình chiếu vuông góc.
BÀI TẬP VÀ BẢN VẼ 151
-Hình chiếu trục đo có ứng dụng cắt một phần vật thể. (sinh viên làm mỗi
vật thể theo thông số)

Hình-6.1
BÀI TẬP VÀ BẢN VẼ 152

Hình-6.1
BÀI TẬP VÀ BẢN VẼ 153

Hình-6.1
BÀI TẬP VÀ BẢN VẼ 154

Hình-6.1

Chương 7 BIỂU DIỄN TỔNG HỢP


Bài Tập : Cho hai hình chiếu vuông góc của vật thể, trong đó đã có kích thước
(hình-7.1). Hãy vẽ :
BÀI TẬP VÀ BẢN VẼ 155
-Hình chiếu cạnh của vật thể .
-Hình cắt trên các hình biểu diễn.
-Hình chiếu trục đo có ứng dụng cắt một phần vật thể. (sinh viên làm mỗi
vật thể theo thông số)

1 2

3 4

5 6
Hình-7.1
BÀI TẬP VÀ BẢN VẼ 156

7 8

Hình-7.1
BÀI TẬP VÀ BẢN VẼ 157
Phần 3 - VẼ TRÊN MÁY TÍNH
Chương 1 VẼ 2D
Sử dụng các lệnh vẽ cơ bản, các lệnh vẽ nhanh và các lệnh hiệu chỉnh thường
dùng để vẽ các miếng phẳng dưới đây trong không gian hai chiều. (hình-1.1)

Hình-1.1

Chương 2 VẼ 3D
Sử dụng các lệnh vẽ cơ bản, các lệnh vẽ nhanh, các lệnh hiệu chỉnh thường
dùng và mô hình không gian khối đặc để vẽ các vật thể 3D dưới đây trong không
gian ba chiều. (hình-2.1)
BÀI TẬP VÀ BẢN VẼ 158

Hình-2.1
BÀI TẬP VÀ BẢN VẼ 159
Chương 3 VẼ HÌNH CẮT MẶT CẮT
Sử dụng các lệnh vẽ cơ bản, các lệnh vẽ nhanh, các lệnh hiệu chỉnh thường
dùng và mô hình không gian khối đặc để vẽ các vật thể 3D dưới đây trong không
gian ba chiều. (hình-2.1)

Hình-3.1
BÀI TẬP VÀ BẢN VẼ 160

MỤC LỤC
Phần I: HÌNH HỌC HỌA HÌNH
Chương MỞ ĐẦU 07
1.Mục đích và yêu cầu 07
2.Các phép chiếu 08
Chương 1 ĐIỂM 11
1.1.Hình biểu diễn của điểm trong hệ hai mặt phẳng hình chiếu 11
1.2.Hình biểu diễn của điểm trong hệ ba mặt phẳng hình chiếu 12
1.3.Vẽ hình chiếu cạnh của một điểm 13
Chương 2 ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG 14
2.1.Hình biểu diễn của một đường thẳng 14
2.2.Các đường thẳng đặc biệt 14
2.3.Sự liên thuộc của điểm và đường thẳng 17
2.4.Vết đường thẳng 18
2.5.Vị trí tương đối hai đường thẳng 18
2.6.Hình chiếu góc vuông 19
2.7.Hình biểu diễn của một mặt phẳng 20
2.8.Các vị trí đặc biệt của mặt phẳng 21
2.9.Các bài toán cơ bản của mặt phẳng 25
2.10.Mặt phẳng song song 26
2.11.Đường thẳng và mặt phẳng song song 26
Chương 3 CÁC BÀI TOÁN GIAO VÀ LƯỢNG 27
3.1.Giao của hai mặt phẳng 27
3.2.Giao của đường thẳng và mặt phẳng 29
3.3.Khoảng cách giữa hai điểm 30
3.4.Khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng 31
Chương 4 CÁC PHÉP BIẾN ĐỔI HÌNH CHIẾU 33
4.1.Phương pháp thay đổi mặt phẳng hình chiếu đứng 33
4.3.Phương pháp thay đổi mặt phẳng hình chiếu bằng 35

Chương 5 BIỂU DIỄN CÁC HÌNH, ĐƯỜNG VÀ MẶT 54


5.1.Đường cong 37
5.2.Mặt 39
Chương 6 GIAO CỦA MẶT PHẲNG, ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT 46
6.1.Khái niệm về giao mặt phẳng và mặt 46
6.2.Vẽ giao tuyến trong các trường hợp đặc biệt 47
6.3.Khái niệm về giao đường thămgrhẳng và mặt 50
BÀI TẬP VÀ BẢN VẼ 161
6.2.Vẽ giao điểm trong các trường hợp đặc biệt 50
Chương 7 GIAO HAI MẶT 52
7.1.Khái niệm 52
7.2.Trường hợp biết một hình chiếu của giao 52
Phần 2: VẼ KỸ THUẬT 58
Chương 1: Các tiêu chuẩn thành lập bản vẽ 59
1.1 Vật liệu và dụng cụ vẽ 59
1.2 Những tiêu chuẩn trình bày bản vẽ 64
Chương 2: GHI KÍCH THƯỚC 71
2.1 Thành phần của một kích thước 72
2.2 Quy tắc về ghi kích thước 73
Chương 3: VẼ HÌNH HỌC 78
3.1 Chia đều một đoạn thẳng và một đường tròn: 78
3.2 Vẽ độ dốc và độ côn: 80
3.3 Vẽ nối tiếp 80
3.4 Vẽ đường cong hình học 81
Chương 4: BIỂU DIỄN VẬT THỂ 86
4.1 Các hình chiếu cơ bản 86
4.2 Hình chiếu phụ 89
4.3 Hình chiếu riêng phần 90
4.4 Chọn vị trí vật thể 90
4.5 Chọn hình chiếu đứng 90
Chương 5: HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO 92
5.1 Khái niệm 92
5.2 Xây dựng 92
5.3 Phân loại hệ trục đo 94
5.4 Hình chiếu trục đo vuông góc đều 94
5.5 Hình chiếu trục đo vuông góc cân 95
5.6 Hình chiếu trục đo xiên cân 96
5.7 Các qui ước vẽ hình chiếu trục đo 97
5.8 Chọn hình chiếu trục đo kợp lý 98
Chương 6: HÌNH CẮT VÀ MẶT CẮT 99
6.1 Khái niệm 99
6.2 Phân loại hình cắt 99
6.3 Các quy tắc khi vẽ hình cắt 102
6.4 Phân loại mặt cắt 103
6.5 Các qui tắc khi vẽ mặt cắt 104
Phần 3 VẼ TRÊN MÁY TÍNH
BÀI TẬP VÀ BẢN VẼ 162
Chương 1: SỬ DỤNG CAD VẼ 2D 105
1.1 Tổng quát 106
1.2 Định dạng bản vẽ 107
1.3 Một số lệnh cơ bản của CAD 2D 108
1.4 Một số lệnh vẽ nhanh và hiệu chỉnh thường dùng 109
1.5 Viết chữ trên bản vẽ 112
1.6 Ghi kích thước 112

Chương 2: SỬ DỤNG CAD VẼ 3D 113


2.1 Tọa độ của một điểm trong không gian ba chiều 113
2.2 Điểm nhìn 113
2.3 Cổng nhìn 113
2.4 Các loại mô hình 114
Chương 3: VẼ HÌNH CẮT VÀ MẶT CẮT 123

Phần 4 BÀI TẬP VÀ BẢN VẼ


Phần 1 : HÌNH HỌA
Chương 0 MỞ ĐẦU 125
Chương 1 ĐIỂM 126
Chương 2 ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG 128
Chương 3 CÁC BÀI TOÁN GIAO VÀ LƯỢNG 129
Chương 4 CÁC PHÉP BIẾN ĐỔI HÌNH CHIẾU 130
Chương 5 BIỂU DIỄN CÁC ĐƯỜNG VÀ MẶT 131
Chương 6 GIAO CỦA MẶT PHẲNG, ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT 132
Phần 2 : VẼ KỸ THUẬT
Chương 1 CÁC TIÊU CHUẨN THÀNH LẬP BẢN VẼ 137
Chương 2 GHI KÍCH THƯỚC 139
Chương 3 VẼ HÌNH HỌC 142
Chương 4 BIỂU DIỄN VẬT THỂ 143
Chương 5 HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO 148
Chương 6 HÌNH CẮT VÀ MẶT CẮT 150
Chương 7 BIỂU DIỄN TỔNG HỢP 154
Phần 3 : VẼ TRÊN MÁY TÍNH
Chương 1 VẼ 2D 157
Chương 2 VẼ 3D 157
Chương 3 HÌNH CẮT VÀ MẶT CẮT 159
MỤC LỤC 160
TÀI LIỆU THAM KHẢO 162

[1] Nguyễn Đức Sỹ, Dương Thọ, Tôn nữ Huyền Trang, Hình học họa hình ,
Nhà xuất bản Xây dựng Hà Nội 2018
BÀI TẬP VÀ BẢN VẼ 163
[2] Nguyễn Tư Đôn, Hình học họa hình, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội
2013
[3] Dương Thọ, Bài giảng Hình học họa hình cho PFIEV, Đại học Bách
khoa Đà Nẵng 1999
[4] Dương Thọ, Giáo trình Hình học họa hình (hệ từ xa-ĐHĐN), Nhà xuất
bản Lao động 2005
[5] Nguyễn Đình Điện, Hình học họa hình, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội
2007
[6] Nguyễn Hữu Quế, Vẽ kỹ thuật, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội 2007
[7] Đoàn như Kim, Vẽ kỹ thuật xây dựng, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội
2007
[8] Dương Thọ, Giáo trình Vẽ kỹ thuật “ĐHĐN” 2007
[9] Nguyễn Độ, Vẽ kỹ thuật, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội 2009
[10] Dương Thọ, Hướng dẫn bài tập Vẽ kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng 2004
[11] Nguyễn Độ, AutoCAD , Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội 2009.
[12] Dương Thọ, Bài thực hành AutoCAD , ĐHBK Đà Nẵng 2014
[13] J.M. BLEUX Dessin industriel. « Éditions Nathan » Paris- 1996
[14] Dương Thọ, Nguyễn Đức Sỹ, Tôn nữ Huyền Trang, Nguyễn ngọc Tân,
Thái bá Chiến Các bài giảng AutoCAD , mạng nội bộ Đại học Bách khoa
Đà Nẵng (http://www.dut.edu.vn), mạng Ebook (http://www.ebook.edu.vn)

You might also like