You are on page 1of 71

HÌNH HỌC HỌA HÌNH

PHẦN MỞ ĐẦU

I. MÔ HÌNH HÌNH HỌC CỦA KHÔNG GIAN


Bản vẽ kỹ thuật là các văn kiện cơ bản để chỉ đạo sản xuất được xây dựng nhờ các
phương pháp biểu diễn và các hệ thống quy ước.

Để làm cơ sở cho việc thiết lập các bản vẽ kỹ thuật, môn Hình Học Họa Hình nghiên cứu
các phương pháp xây dựng các mô hình hình học trên mặt phẳng từ những mô hình hình
học trong không gian.

Không gian Euclide ba chiều chi gồm các yếu tố hình học cơ bản (điểm, đường thẳng,
mặt phẳng) hữu hạn. Để làm đơn giản cách phát biểu các mệnh đề hình học, người ta bổ
sung cho không gian Euclide các yếu tố hình học vô tận:

 Mỗi đường thẳng hữu hạn sẽ có thêm một điểm vô tận được xác định bằng hướng
của đường thẳng đó

 Mỗi mặt phẳng hữu hạn sẽ có thêm một đường thẳng vô tận được xác định bằng
hướng của mặt phẳng đó: tập hợp các điểm xa vô tận của đường thẳng

 Không gian Euclide sẽ có thêm một mặt phẳng vô tận chứa mọi yếu tố vô tận của
không gian

Với việc bổ sung các yếu tố vô tận như vậy, ta có thể phát biểu:

 Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng cắt nhau ở điểm vô tận

 Hai mặt phẳng song song là hai mặt phẳng cắt nhau theo đường thẳng vô tận

Sau khi được bổ sung các yếu tố vô tận, các mô hình phẳng được xây dựng trong các
không gian ấy. Công cụ để xây dựng mô hình là các phép chiếu.

II. CÁC PHÉP CHIẾU


1. Phép chiếu xuyên tâm

a. Nội dung:
Trong không gian lấy mặt phẳng P và điểm O  P

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 1


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

Để chiếu xuyên tâm một điểm A bất kỳ lên mặt phẳng


P, người ta làm như sau:

 Vẽ đường thẳng OA

 Xác định A’ = OA ∩ P

Trong đó ta gọi:

 P: mặt phẳng hình chiếu

 O: tâm chiếu

 OA đường thẳng chiếu hay tia chiếu

 A’: hình chiếu xuyên tâm của A

Như vậy, trong phép chiếu xuyên tâm, hình chiếu


của một điểm là một điểm. Nếu có điểm B sao
cho tia chiếu OB thuộc mặt phẳng P’ song song
với P thì hình chiếu của B là B. Nếu có một
điểm C thì hình chiếu của nó là một điểm C’
hữu hạn.

b. Tính chất:
Tính chất 1: Hình chiếu xuyên tâm của một đường thẳng không qua tâm chiếu là một
đường thẳng

Thật vây, vì mặt phẳng (O,l) sẽ phải cắt mặt


phẳng P theo đường thẳng l’

Nếu lấy điểm C bất kỳ thuộc l, chiếu C lên mặt


phẳng P , ta được hình chiếu C’l’:

C  (O,l)  C’  l’  (O,l) ∩ P

Như vậy, bất kỳ điểm nào thuộc đường thẳng l


cũng sẽ có hình chiếu thuộc hình chiếu l’ của đường thẳng. Đây cũng là một tính chất của
phép chiếu gọi là tính chất bảo toàn sự liên thuộc

Hình chiếu xuyên tâm của đường thẳng đi qua tâm chiếu O sẽ suy biến thành 1 điểm.
Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 2
HÌNH HỌC HỌA HÌNH

Tính chất 2: Hình chiếu xuyên tâm của những đường thẳng song song nói chung là
những đường thẳng đồng quy.

Thật vây: AB//CD  (OAB) ∩ (OCD)  g


{g ∩ P  I và g//AB//CD}

(OAB) ∩ P  A’B’;

(OCD) ∩ P  C’D’;

A’B’ ∩ C’D’  I  g.

2. Phép chiếu song song

a. Nội dung:
Phép chiếu song song là phép chiếu xuyên tâm khi tâm chiếu O là điểm xa vô tận (tâm
chiếu vô tận được xác định bằng đường thẳng
l mang nó)

Để xác định hình chiếu A’ của điểm A, ta thực


hiện như sau:

 Vẽ qua A đường thẳng song song l

 Tìm A’ là giao của đường thẳng l với P

Ta gọi:

 l: hướng chiếu

 AA’: đường thẳng chiếu

 A’: hình chiếu song song của A

b. Tính chất:
Vì chiếu song song là trường hợp đặc biệt của chiếu xuyên tâm nên phép chiếu song song
có đầy đủ tính chất của phép chiếu xuyên tâm. Ngoài ra, phép chiếu song song còn có
những tính chất riêng sau đây:

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 3


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

Tính chất 1: Hình chiếu song song của những đường thẳng song song là những đường
thẳng song song

Thật vậy: AB//CD

AA’//CC’  (ABA’B’) // (CDC’D’)

A’B’ // C’D’

Tính chất 2: Phép chiếu song song bảo toàn tỉ số độ dài giữa hai đoạn thẳng song song

AB//CD  =

Thật vậy,

E là một điểm thuộc CD

= ;

Vậy: = = =

Tỉ số của 3 điểm thẳng hàng như trên gọi là tỉ số đơn

Vậy, phép chiếu song song bảo toàn tỉ số đơn giữa 3 điểm thẳng hàng.

3. Phép chiếu vuông góc


Phép chiếu vuông góc là phép chiếu song song có hướng chiếu vuông góc với mặt phẳng
hình chiếu.

Phép chiếu vuông góc là trường hợp đặc biệt của phép chiếu song song nên nó có tất cả
các tính chất của phép chiếu song song

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP BIỂU DIỄN


Yêu cầu đối với bản vẽ

1. Điều kiện phản chuyển: tính tương đương hình học:

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 4


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

Yêu cầu cơ bản của bản vẽ là phải thỏa mãn tính tương đương hình học. Bản vẽ biểu diễn
đối tượng nào thì ngược lại, từ hình biểu diễn cũng có thể dựng ngược lại chính đối tượng
đó. Yêu cầu này còn được gọi là tính phản chuyển của bản vẽ. Một bản vẽ thỏa mãn tính
phản chuyển còn được gọi là đồ thức.

2. Tính trực quan:

Ngoài tính tương đương hình học, người ta còn muốn hình biểu diễn trên bản vẽ phải gây
nên ấn tượng giống như khi quan sát trực tiếp trong thực tế, gọi là tính trực quan. Muốn
vậy, thì những điểm, đường thẳng trong thực tế phải được biểu diễn bằng điểm, đường
thẳng trên bản vẽ. Như vậy, bản vẽ xây dựng bằng phép chiếu thỏa mãn một phần tính
trực quan.

Tuy nhiên,tính trực quan không phải là một yêu cầu bắt buộc.

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 5


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

PHÉP CHIẾU THẲNG GÓC

I. HỆ THỐNG HAI MẶT PHẲNG HÌNH CHIẾU THẲNG GÓC


Trong không gian, người ta lấy 2 mặt phẳng thẳng góc với nhau.

Mặt phẳng thứ nhất thẳng đứng, ký hiệu là P1, tên gọi là mặt phẳng hình chiếu đứng.

Mặt phẳng thứ hai nằm ngang, ký hiệu là P2, tên gọi là mặt phẳng hình chiếu bằng.

Hai mặt phẳng thẳng góc với nhau trong không gian sẽ giao nhau theo giao tuyến là
đường thẳng,ký hiệu là x, tên gọi là trục hình chiếu

Hai mặt phẳng thẳng góc với nhau trong không gian sẽ chia không gian ra làm 4 góc tư,
quy ước được gọi tên là góc tư thứ nhất (I), góc tư thứ hai (II), góc tư thứ ba (III), góc tư
thứ tư (IV), với vị trí của các góc tư như hình vẽ sau:

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 6


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

II. ĐIỂM
1. Đồ thức của điểm
Giả sử có 1 điểm A. Đặt A vào trong hệ thống 2 mặt phẳng hình chiếu thẳng góc rồi lần
lượt chiếu thẳng góc A lên P1 và xuống P2. Ta sẽ có hình chiếu thẳng góc của A trên P1 là
A1, và hình chiếu thẳng góc của A trên P2 là A2. Quay P2 quanh trục hình chiếu x theo
chiều quy ước cho về trùng với P1.

Nếu xem P1 trùng mặt phẳng của bản vẽ, thì trên bản vẽ, đồ thức của điểm A là như sau:

A1: hình chiếu đứng của A

A2: hình chiếu bằng của A

A1 A2: đường dóng đứng

a. Độ cao của điểm


Là khoảng cách từ điểm đó đến mặt phẳng hình chiếu bằng P2

Về giá trị, độ cao của điểm A bẳng đoạn A1AX

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 7


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

Về dấu:

Độ cao của A>0 A thuộc không gian phía trên P2 A1 ở phía trên x

Độ cao của A=0 ⟺ A thuộc mặt phẳng hình chiếu bằng P2 ⇔ A1 ∈ x

Độ cao của A<0 A thuộc không gian phía dưới P2 A1 ở phía dưới x

b. Độ xa của điểm
Là khoảng cách từ điểm đó đến mặt phẳng hình chiếu đứng P1

Về giá trị, độ xa của điểm A bẳng đoạn A2AX

Về dấu:

Độ xa của A>0 A thuộc không gian phía trước P1 A2 ở phía dưới x

Độ xa của A=0 ⟺ A thuộc mặt phẳng hình chiếu đứng P1 ⇔ A2 ∈ x

Độ xa của A<0 A thuộc không gian phía sau P1 A2 ở phía trên x

Trong hệ mặt phẳng hình chiếu còn có một cặp mặt phẳng khác:

 Mặt phẳng phân giác thứ nhất, ký hiệu là G1, chia đôi góc I và III
 Mặt phẳng phân giác thứ hai, ký hiệu là G2, chia đôi góc II và IV

Nhận xét:

 Điểm E thuộc G1 sẽ có 2 hình chiếu đối xứng với nhau qua trục x
 Điểm L thuộc G2 sẽ có 2 hình chiếu trùng nhau

2. Mặt phẳng hình chiếu cạnh và tương quan vị trí giữa các hình chiếu
Trong không gian, ta lấy thêm một mặt phẳng hình chiếu thứ ba, vuông góc với trục x, ký
hiệu là P3, gọi là mặt phẳng hình chiếu cạnh

Như vậy, P3 sẽ giao với P1 theo giao tuyến là một đường thẳng, ký hiệu là z. P3 sẽ giao
với P2 theo giao tuyến là một đường thẳng, ký hiệu là y.

Tiếp tục chiếu điểm A lên P3 ta sẽ có hình chiếu A3 của điểm A

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 8


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

Lần lượt quay P3 về trùng với P1, rồi lại quay về P2 trùng với P1, ta sẽ có đồ thức của
điểm A với 3 hình chiếu thẳng góc.

Mô hình hệ thống 3 mặt phẳng hình Đồ thức của điểm A với 3 hình
chiếu thẳng góc: chiếu: khoảng cách A1Az gọi là
độ xa cạnh của điểm A

3. Sự tương quan về biểu diễn giữa hình giải tích và hình học họa hình
Trong hình học giải tích, ta xác định một điểm nhờ 3 tọa độ x, y, z. Trong hình học họa
hình, một điểm được xác định nhờ khoảng cách của điểm đến các mặt phẳng hình chiếu.
Ví dụ, đối với điểm A, các khoảng cách đó là: độ xa cạnh A zA1, độ xa AxA2 và độ cao
AxA1

Nếu đặt hệ mặt phẳng tọa độ Descartes trùng với hệ mặt phẳng hình chiếu, thì khi đó hệ
trục tọa độ Descartes sẽ trùng với hệ trục hình chiếu theo quan hệ:

xA = OAx = AzA1 = độ xa cạnh của A

yA = OAy = AxA2 = độ xa của A

zA = OAz = AxA1 = độ cao của A

Từ những quan hệ trên, cho phép chúng ta chuyển được từ cách biểu diễn này sang cách
biểu diễn khác.
Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 9
HÌNH HỌC HỌA HÌNH

III. ĐƯỜNG THẲNG


1. Đồ thức
Do hình chiếu của một đường thẳng là một đường thẳng, do phép chiếu thẳng góc bảo
toản sự liên thuộc, và do đường thẳng được xác định bằng 2 điểm nên đồ thức của một
đường thẳng được xác định bằng đồ thức của 2 điểm phân biệt xác định đường thẳng đó.

2. Các đường thẳng có vị trí đặc biệt


Người ta gọi các đường thẳng song song với ít nhất 1 mặt phẳng hình chiếu là các đường
thẳng có vị trí đặc biệt. Như vậy, đường thẳng không song song với mặt phẳng hình chiếu
nào cả gọi là đường thẳng thường.

a. Đường thẳng song song với mặt phẳng hình chiếu

 Đường bằng

 Định nghĩa: Là đường thẳng song song với mặt phẳng hình chiếu bằng P2

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 10


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

 Tính chất:

o Hình chiếu đứng của đường bằng song song với trục x. Đây là tính chất đặc
trưng của đường bằng

o Góc của hình chiếu bằng b2 với trục x bằng với góc của đường bằng b với
mặt phẳng hình chiếu đứng P1

o Hình chiếu bằng của một đoạn thẳng thuộc đường bằng có độ dài bằng với
độ dài thật của đoạn thẳng đó

 Đường mặt

 Định nghĩa: Là đường thẳng song song với mặt phẳng hình chiếu đứng P1

 Tính chất:

o Hình chiếu bằng của đường mặt song song với trục x. Đây là tính chất đặc
trưng của đường mặt

o Góc của hình chiếu đứng m1 với trục x bằng với góc của đường mặt m với
mặt phẳng hình chiếu bằng P2

o Hình chiếu đứng của một đoạn thẳng thuộc đường mặt có độ dài bằng với
độ dài thật của đoạn thẳng đó

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 11


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

 Đường cạnh

 Định nghĩa: Là đường thẳng song song với mặt phẳng hình chiếu cạnh P3

 Tính chất:

o Hình chiếu đứng và hình chiếu bằng của đường cạnh trùng nhau và cùng
vuông góc với trục x.

o Hình chiếu cạnh của một đoạn thẳng thuộc đường cạnh có độ dài bằng với
độ dài thật của đoạn thẳng đó

o Góc của hình chiếu cạnh c3 với trục z bằng với góc của đường cạnh c với
mặt phẳng hình chiếu đứng P1 , góc của hình chiếu cạnh c3 với trục y bằng
với góc của đường cạnh c với mặt phẳng hình chiếu bằng P2
Với đường cạnh, cần phải biểu diễn rõ 2 điểm thuộc đường cạnh để xác định 1 đường
cạnh duy nhất trong không gian.

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 12


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

b. Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng hình chiếu

 Đường thẳng chiếu đứng

 Định nghĩa: Là đường thẳng vuông góc với mặt phẳng hình chiếu đứng P1

 Tính chất:

o Hình chiếu đứng suy biến thành 1 điểm. Đây là tính chất đặc trưng của
đường thẳng

o Hình chiếu bằng vuông góc với trục x và đi qua điểm suy biến

o Một đoạn thẳng thuộc đường thẳng chiếu đứng có hình chiếu bằng giữ
nguyên độ dài thật.

 Đường thẳng chiếu bằng

 Định nghĩa: Là đường thẳng vuông góc với mặt phẳng hình chiếu bằng P2

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 13


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

 Tính chất:

o Hình chiếu bằng suy biến thành 1 điểm. Đây là tính chất đặc trưng của
đường thẳng

o Hình chiếu đứng vuông góc với trục x và đi qua điểm suy biến

o Một đoạn thẳng thuộc đường thẳng chiếu bằng có hình chiếu đứng giữ
nguyên độ dài thật.

 Đường thẳng chiếu cạnh

 Định nghĩa: Là đường thẳng vuông góc với mặt phẳng hình chiếu cạnh P3

 Tính chất:

o Hình chiếu cạnh suy biến thành 1 điểm.

o Hình chiếu đứng và hình chiếu bằng song song với nhau và song song với
trục x.

o Một đoạn thẳng thuộc đường thẳng chiếu cạnh có hình chiếu đứng và hình
chiếu bằng giữ nguyên độ dài thật.

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 14


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

3. Sự liên thuộc giữa điểm và đường thẳng

 Đường thẳng không là đường cạnh


Định lý: Điều kiện cần và đủ để một điểm thuộc một đường thẳng (không phải là đường
cạnh) là các cặp hình chiếu cùng tên của chúng liên thuộc nhau

A1  l1
Al 
A2  l2
Chứng minh:

Điều kiện cần:

Nếu A ∈ thì theo tính chất của phép chiếu, ta có: A1 ∈ l1, và
A2 ∈ l2

Điều kiện đủ:

Nếu A1 ∈ l1, và A2 ∈ l2 thì A có thuộc l?

Các mặt phẳng chiếu chứa l1 và l2 sẽ giao nhau theo giao tuyến là đường thẳng l. Mặt
phẳng (A1, Ax, A2) cắt l tại A ∈ .

 Đường thẳng là đường cạnh


Định lý: Điều kiện cần và đủ để một điểm thuộc một đường cạnh là tỉ số đơn của 3 điểm
thẳng hàng trên 2 hình chiếu bằng nhau.

C ∈ AB ⟺ (A1B1C1) = (A2B2C2)

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 15


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

Cho đồ thức của điểm C và đường cạnh được xác định bằng 2 điểm A, B như hình vẽ (1)
ở dưới đây. Điểm C có thuộc đường cạnh AB hay không?

Cho đồ thức của đường cạnh AB và hình chiếu đứng C 1 của điểm C như hình vẽ (2) ở
dưới đây. Hãy xác định hình chiếu bằng C2 của C sao cho C ∈ AB.

Hình (1) Hình (2)

4. Vị trí tương đối giữa 2 đường thẳng

a. Vị trí cắt nhau

 Đường thẳng không là đường cạnh


Định lý: Điều kiện cần và đủ để 2 đường thẳng không là đường cạnh cắt nhau là các cặp
hình chiếu cùng tên của chúng cắt nhau tại những
điểm cùng thuộc một đường dóng đứng

l1  m1  A1
lmA
l2  m2  A2

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 16


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

 Đường thẳng là đường cạnh


Cho đồ thức của đường thẳng l và đường cạnh AB như hình vẽ sau đây. Hai đường thẳng
này có cắt nhau hay không?

b. Vị trí song song

 Đường thẳng không là đường cạnh


Định lý: Điều kiện cần và đủ để 2 đường thẳng không là đường cạnh song song với nhau
là các cặp hình chiếu cùng tên của chúng song song nhau.

l1 // m1
l // m 
l2 // m2

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 17


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

 Đường thẳng là đường cạnh


Cho đồ thức của 2 đường cạnh AB và CD như hình vẽ sau đây. Hai đường thẳng này có
song song với nhau hay không?

Cho đồ thức của đường cạnh AB, đường cạnh CD chỉ mới cho đồ thức của điểm C và
hình chiếu đứng D1 của điểm D. Hãy xác định hình chiếu bằng D2 của D sao cho 2 đường
thẳng này song song với nhau.

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 18


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

c. Vị trí chéo nhau


Là hai đường thẳng không song song cũng không cắt nhau

IV. MẶT PHẲNG


1. Đồ thức
Mặt phẳng được biểu diễn theo các cách xác định mặt phẳng:

 Bằng 2 đường thẳng cắt nhau (hình a)

 Bằng 2 đường thẳng song song nhau (hình b)

 Bằng 3 điểm không thẳng hàng (hình c)

 Bằng 1 điểm và 1đường thẳng không liên thuộc (hình d)

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 19


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

2. Các mặt phẳng có vị trí đặc biệt


Người ta gọi các mặt phẳng vuông góc với ít nhất một mặt phẳng hình chiếu là các mặt
phẳng có vị trí đặc biệt. Như vậy, mặt phẳng không vuông góc với mặt phẳng hình chiếu
nào cả thì gọi là mặt phẳng thường.

a. Mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng hình chiếu

 Mặt phẳng chiếu đứng

 Định nghĩa: Là mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng hình chiếu đứng P1

 Tính chất:

o Hình chiếu đứng suy biến thành 1 đường thẳng. Đây là tính chất đặc trưng
của mặt phẳng chiếu đứng.

o Góc của đường thẳng suy biến của mặt phẳng hợp với trục x thì bằng với
góc hợp bởi mặt phẳng chiếu đứng với mặt phẳng hình chiếu bằng P2.

o Một hình phẳng bất kỳ thuộc mặt phẳng chiếu đứng sẽ có hình chiếu đứng
suy biến thành 1 đoạn thẳng trùng với hình chiếu suy biến của mặt phẳng.

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 20


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

 Mặt phẳng chiếu bằng

 Định nghĩa: Là mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng hình chiếu đứng P2

 Tính chất:

o Hình chiếu bằng suy biến thành 1 đường thẳng. Đây là tính chất đặc trưng
của mặt phẳng chiếu bằng.

o Góc của đường thẳng suy biến của mặt phẳng hợp với trục x thì bằng với
góc hợp bởi mặt phẳng chiếu bằng với mặt phẳng hình chiếu đứng P1.

o Một hình phẳng bất kỳ thuộc mặt phẳng chiếu bằng sẽ có hình chiếu bằng
suy biến thành 1 đoạn thẳng trùng với hình chiếu suy biến của mặt phẳng.

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 21


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

 Mặt phẳng chiếu cạnh

 Định nghĩa: Là mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng hình chiếu cạnh P3

 Tính chất:

o Hình chiếu cạnh suy biến thành 1 đường thẳng. Đây là tính chất đặc trưng
của mặt phẳng chiếu cạnh.

o Góc của đường thẳng suy biến của mặt phẳng hợp với trục z thì bằng với
góc hợp bởi mặt phẳng chiếu cạnh với mặt phẳng hình chiếu đứng P1. Góc
của đường thẳng suy biến của mặt phẳng hợp với trục y thì bằng với góc
hợp bởi mặt phẳng chiếu cạnh với mặt phẳng hình chiếu bằng P2

o Một hình phẳng bất kỳ thuộc mặt phẳng chiếu cạnh sẽ có hình chiếu cạnh
suy biến thành 1 đoạn thẳng trùng với hình chiếu suy biến của mặt phẳng.

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 22


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

b. Mặt phẳng song song với mặt phẳng hình chiếu

 Mặt phẳng bằng

 Định nghĩa: Là mặt phẳng song song với mặt phẳng hình chiếu bằng P2

 Tính chất:

o Hình chiếu đứng suy biến thành 1 đường thẳng song song với trục x. Đây là
tính chất đặc trưng của mặt phẳng bằng.

o Một hình phẳng bất kỳ thuộc mặt phẳng bằng sẽ có hình chiếu bằng bảo
toàn hình dáng và độ lớn thật.

 Mặt phẳng mặt

 Định nghĩa: Là mặt phẳng song song với mặt phẳng hình chiếu đứng P1

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 23


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

 Tính chất:

o Hình chiếu bằng suy biến thành 1 đường thẳng song song với trục x. Đây là
tính chất đặc trưng của mặt phẳng mặt.

o Một hình phẳng bất kỳ thuộc mặt phẳng mặt sẽ có hình chiếu đứng bảo toàn
hình dáng và độ lớn thật.

 Mặt phẳng cạnh

 Định nghĩa: Là mặt phẳng song song với mặt phẳng hình chiếu cạnh P3

 Tính chất:

o Hình chiếu đứng và hình chiếu bằng trùng nhau và suy biến thành 1 đường
thẳng vuông góc với trục x. Đây là tính chất đặc trưng của mặt phẳng cạnh.

o Một hình phẳng bất kỳ thuộc mặt phẳng cạnh sẽ có hình chiếu cạnh bảo
toàn hình dáng và độ lớn thật.

3. Sự liên thuộc giữa điểm, đường thẳng và mặt phẳng


 Định lý 1: Điều kiện cần và đủ để một đường thẳng thuộc một mặt phẳng là
đường thẳng đó đi qua 2 điểm đã biết thuộc mặt phẳng đang xét

 Định lý 2: Điều kiện cần và đủ để một điểm thuộc một mặt phẳng là điểm đó
thuộc một đường thẳng dã biết thuộc mặt phẳng đang xét

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 24


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

BÀI TOÁN CƠ BẢN SỐ 1:

Vẽ hình chiếu còn lại của đường thẳng l thuộc mặt phẳng xác định bằng 2 đường thẳng
cắt nhau (a,b)

BÀI TOÁN CƠ BẢN SỐ 2

Vẽ hình chiếu còn lại của điểm K thuộc mặt phẳng xác định bằng 2 đường thẳng song
song (a//b)

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 25


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

CÁC BÀI TOÁN CƠ BẢN


I. CÁC BÀI TOÁN VỊ TRÍ
Là những bài toán để xác định sự tương quan về vị trí giữa các yếu tố hình học hoặc xác
định vị trí của một yếu tố nào đó.

1. Bài toán song song

a. Đường thẳng song song mặt phẳng


Để xét sự song song của đường thẳng và mặt phẳng trên đồ thức, ta áp dụng định lý về
đường thẳng song song với mặt phẳng trong không gian như sau:

 Định lý: Điều kiện cần và đủ để một đường thẳng song song với một mặt phẳng
là đường thẳng đó song song với ít nhất một đường thẳng thuộc mặt phẳng
Ví dụ: Qua điểm M cho trước, hãy vẽ đường bằng b song song với mặt phẳng (ABC)

Giải: Phân tích: Đường thẳng b có những điều kiện sau:

 b là đường bằng → b1 // x

 b // (ABC) → b // với đường bằng b’ ∈ (ABC)


Cách dựng:

 Dựng b’ ∈ (ABC)

 Qua M, dựng b // b’

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 26


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

b. Mặt phẳng song song mặt phẳng

 Định lý: Điều kiện cần và đủ để hai mặt phẳng song song với nhau là mỗi mặt
phẳng chứa cặp đường thẳng cắt nhau tương ứng song song.
Ví dụ: Qua điểm K cho trước, hãy dựng mặt phẳng song song với mặt phẳng (a ∩ b)

Giải: Cách dựng:

 Qua K dựng c // a

 Qua K, dựng d // b

 Mặt phẳng (c, d) là mặt phẳng cần dựng

2. Bài toán tương giao

a. Trường hợp biết một hình chiếu của giao

 Giao của mặt phẳng chiếu và đường thẳng thường


Ví dụ 1 : Cho đường thẳng l và mặt phẳng chiếu đứng A . Hãy vẽ giao của chúng.

Giải: Gọi K là giao của l và A

Vì A là mặt phẳng chiếu đứng nên K1 ∈ A1

Mà K1 ∈ l1

Vậy, K1 ≡ A1 ∩ l1

Biết K1, theo điều kiện liên thuộc, xác định


được K2
Ví dụ 2: Cho đường thẳng AB. Hãy vẽ giao của nó với các mặt phẳng hình chiếu.

Giải: Gọi U là giao của AB và P1

Vì U ∈ P1 nên U2 ∈ x

Mà U2 ∈ A2B2

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 27


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

Vậy, U2 ≡ A2B2 ∩ x

Biết U2, theo điều kiện liên thuộc, vẽ U1

Tương tự, Gọi V là giao của AB và P2

Vì V ∈ P2 nên V1 ∈ x

Mà V1 ∈ A1B1

Vậy, V1 ≡ A1B1 ∩ x

Biết V1, theo điều kiện liên thuộc, vẽ


V2

Người ta gọi giao điểm của một đường thẳng với các mặt phẳng hình chiếu là vết của
đường thẳng đó

U là giao của đường thẳng với mặt phẳng hình chiếu đứng P1 gọi là vết đứng.

V là giao của đường thẳng với mặt phẳng hình chiếu bằng P2 gọi là vết bằng.

 Giao của đường thẳng chiếu và mặt phẳng thường


Ví dụ: Cho đường thẳng chiếu bằng d và mặt phẳng thường (a ∩ b). Hãy vẽ giao của
chúng.

Giải: Gọi K là giao của d và (a, b)

Vì K ∈ d nên K2 ≡ d2

Biết K2, theo điều kiện K ∈ (a, b), vẽ K1

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 28


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

 Giao của mặt phẳng chiếu và mặt phẳng thường


Ví dụ 1: Cho mặt phẳng chiếu đứng A và mặt phẳng thường (a ∩ b). Hãy vẽ giao của
chúng.

Giải: Gọi g là giao của A và (a, b)

Vì g ∈ A nên g1 ≡ A1

Biết g1, theo điều kiện g ∈ (a, b), vẽ g2

Ví dụ 2: Cho mặt phẳng thường R (a ∩ b). Hãy vẽ giao của nó với các mặt phẳng hình
chiếu.

Giải: Gọi u là giao của R và P1

Vì u ∈ P1 nên u2 ≡ x

Biết u2, theo điều kiện u ∈ R, vẽ u1


(còn gọi là uR)

Tương tự, Gọi v là giao của R và P2

Vì v ∈ P2 nên v1 ≡ x

Biết v1, theo điều kiện v ∈ R,


vẽ v2 (còn gọi là vR)

Người ta gọi giao tuyến của một mặt phẳng với các mặt phẳng hình chiếu là vết của mặt
phẳng đó.

u là giao của mặt phẳng R với mặt phẳng hình chiếu đứng P1 , gọi là vết đứng của mặt
phẳng.

v là giao của mặt phẳng R với mặt phẳng hình chiếu bằng P2 , gọi là vết bằng của mặt
phẳng.

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 29


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

Hình chiếu bằng của vết đứng và hình chiếu đứng của vết bằng vì trùng với trục x nên qui
ước không vẽ. Còn là u1 và v2 thì chỉ ghi đơn giản là u và v. Vết của các mặt phẳng khác
nhau A, B, … được ký hiệu (uA, vA), (uB, vB), …

Vết của mặt phẳng chứa các vết của các đường thẳng thuộc mặt phẳng. Vậy, để tìm vết
của mặt phẳng (a,b), ta có thể tìm vết của các đường thẳng a, b.

Hình dưới đây minh họa việc biểu diễn các mặt phẳng A, B bằng vết của chúng

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 30


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

b. Trường hợp tổng quát

 Giao của đường thẳng thường và mặt phẳng thường


Để tìm giao điểm của đường thẳng thường và mặt phẳng thường, người ta dùng phương
pháp mặt phẳng cắt phụ trợ:

 Vẽ qua đường thẳng một mặt


phẳng Q cắt mặt phẳng đã cho,
mặt phẳng Q gọi là mặt phẳng
phụ trợ. (Mặt phẳng phụ trợ
thường được chọn là mặt phẳng
chiếu)

 Tìm giao tuyến phụ g giữa mặt


phẳng phụ trợ Q và mặt phẳng
đã cho

 Giao của giao tuyến phụ g với


đường thẳng là giao điểm cần
tìm.
Ví dụ: Cho đường thẳng m và mặt phẳng R (a//b). Hãy tìm giao của R và m

Giải: Dựng mặt phẳng phụ trợ chiếu đứng Q qua m

Vậy, Q1 ≡ m1

Tìm g ≡ Q ∩ R (a,b)

Vậy, g1 ≡ Q1 ≡ m1

Có g1, vẽ được g2

Tìm K ≡ m ∩ g

K2 ≡ m2 ∩ g2

Có K2, vẽ được K1

 Giao của hai mặt phẳng thường


Giao của hai mặt phẳng là đường thẳng, để xác định, ta cần tìm 2 điểm chung của 2 mặt
phẳng.

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 31


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

 Cách 1: Để tìm 1 điểm chung, ta có thể tìm giao điểm của 1 đường thẳng thuộc
mặt phẳng này với mặt phẳng kia. Điểm chung thứ hai tìm tương tự. Như vậy, ta
sẽ thực hiện 2 lần bài toán tìm giao của đường thẳng với mặt phẳng.

 Cách 2: Dùng phương pháp mặt phẳng phụ trợ:


1/ Dùng mặt phẳng Q (thường là mặt phẳng đặc biệt) cắt cả hai mặt phẳng đã cho gọi là
mặt phẳng phụ trợ.

2/ Tìm giao tuyến của mặt phẳng phụ trợ lần lượt với từng mặt phẳng đã cho, gọi là các
giao tuyến phụ trợ.

3/ Tìm giao điểm của cặp giao tuyến phụ tương ứng, ta được một điểm trên giao tuyến
chính

Lập lại 3 bước trên lần thứ hai, ta tìm được điểm thứ hai trên giao tuyến chính. Hai điểm
này xác định giao tuyến cần tìm.

Ví dụ 1: Cho mặt phẳng R (a//b) và Q (c, d). Hãy tìm giao của chúng.

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 32


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

Giải: Dùng mặt phẳng phụ trợ là mặt phẳng bằng B cắt R theo giao tuyến phụ m ≡ 12
và cắt Q theo giao tuyến phụ n ≡ 34

m ∩ n ≡ I thuộc giao tuyến cần tìm

Tương tự, ta tìm được J

Ví dụ 2: Cho mặt phẳng xác định bằng vết R và Q. Hãy tìm giao của chúng.

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 33


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

3. Qui ước về xét thấy khuất vị trí tương đối trên các mặt phẳng hình chiếu

 Các yếu tố hình học được xem là các phần tử đục

 Khi nhìn hình chiếu đứng, người quan sát đặt mắt ở tâm chiếu xa vô tận theo
hướng vuông góc với mặt phẳng hình chiếu đứng P1

 Khi nhìn hình chiếu bằng, người quan sát đặt mắt ở tâm chiếu xa vô tận theo
hướng vuông góc với mặt phẳng hình chiếu bằng P2

 Đối với một cặp điểm đồng tia chiếu, điểm nào gần mắt hơn sẽ là điểm thấy trên
mặt phẳng hình chiếu tương ứng

 Xét trên hình chiếu đứng:


A và B là cặp điểm đồng tia chiếu đứng (nên A và B có hình chiếu đứng trùng nhau).
Điểm B có độ xa lớn hơn điểm A, nên điểm B gần mắt người quan sát hơn. Vậy, B là
điểm thấy trên hình chiếu đứng.

 Xét trên hình chiếu bằng:


B và C là cặp điểm đồng tia chiếu bằng (nên B và C có hình chiếu bằng trùng nhau).
Điểm C có độ cao lớn hơn điểm B, nên điểm C gần mắt người quan sát hơn. Vậy, C là
điểm thấy trên hình chiếu bằng.

 Như vậy, thấy và khuất của các yếu tố trên các mặt phẳng hình chiếu là độc lập
với nhau. Khi xét thấy khuất trên các mặt phẳng hình chiếu, cần phải xét riêng
cho từng mặt phẳng.

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 34


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

II. NHỮNG BÀI TOÁN VỀ LƯỢNG


Nói chung, giá trị thật không được bảo tồn qua phép chiếu, nên để xác định giả trị thật
trên đồ thức, ta phải giải những bài toán nhất định gọi là bài toán lượng

1. Đo độ dài thật của đoạn thẳng


Giả sử có đồ thức của đoạn thẳng AB. Từ đồ thức, hãy xác định độ dài thật của nó.

Từ vị trí của AB trong không gian, ta thấy độ dài thật của đoạn thẳng là cạnh huyền của
một trong hai tam giác vuông:

 Tam giác vuông AB’B vuông tại B’ có:


AB’ = A1B1 và AB’ // A1B1

BB’ = B1B – A1A = AxA2 – BxB2 = hiệu độ xa của AB

 Tam giác vuông BB’’A vuông tại B’’ có:


B’’A = B2A2 và B’’A // B2A2

BB’’ = B2B – A2A = BxB1 – AxA1 = hiệu độ cao của AB

Chỉ cần vẽ một trong hai tam giác vuông trên, ta sẽ xác định được độ dài thật của AB.
Phương pháp này gọi là phương pháp tam giác vuông.

Đồng thời với độ dài thật, ta còn xác định được góc thật giữa AB với các mặt phẳng hình
chiếu

: góc giữa AB với mặt phẳng hình chiếu đứng P1

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 35


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

: góc giữa AB với mặt phẳng hình chiếu bằng P2

2. Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

a. Mặt phẳng không song song trục x


Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng khi nó vuông góc với 2 đường thẳng cắt nhau
thuộc mặt phẳng. Vì góc vuông chỉ được bảo tồn khi có ít nhất một trong hai cạnh song
song mặt phẳng hình chiếu, nên để ứng dụng trên đồ thức, ta phải chọn trong mặt phẳng
những đường thẳng song song mặt phẳng hình chiếu. Đó là đường bằng và đường mặt
của mặt phẳng. Ta phát biểu định lý ứng dụng như sau:

 Định lý: Điều kiện cần và đủ để đường thẳng vuông góc với mặt phẳng (không
song song trục x) là hình chiếu đứng của đường thẳng vuông góc với đường mặt
(hoặc vết đứng) của mặt phẳng; hình chiếu bằng của đường thẳng vuông góc
với đường bằng (hoặc vết bằng) của mặt phẳng
Ví dụ 1: Cho điểm M và mặt phẳng R(p//q). Qua M, dựng đường thẳng d vuông góc với
R.

Giải:

 Vẽ trong R một đường bằng


b và đường mặt m

 Qua M1, vẽ d1 vuông góc m1

 Qua M2, vẽ d2 vuông góc b2

 Đường thẳng d(d1, d2) là


đường thẳng cần dựng

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 36


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

Ví dụ 2: Cho điểm K và đường thẳng d. Qua K, hãy vẽ mặt phẳng R vuông góc với d

Giải:

 Mặt phẳng R được xác định bằng


một đường bằng b và đường mặt m
vuông góc với d

 Qua K1, vẽ m1 vuông góc d1, b1 // x

 Qua K2, vẽ b2 vuông góc d2, , m2 // x

 Mặt phẳng (b, m) là mặt phẳng cần


dựng

b. Mặt phẳng song song trục x


Mặt phẳng song song trục x là mặt phẳng chiếu cạnh. Đường thẳng vuông góc với mặt
phẳng là đường cạnh.

Mặt phẳng có hình chiếu cạnh suy biến thành đường thẳng vuông góc với hình chiếu
cạnh của đường thẳng.

Ví dụ: Cho điểm A và mặt phẳng chiếu cạnh R(uR, vR). Qua A, vẽ đường thẳng vuông
góc với mặt phẳng R

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 37


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

CÁC PHƯƠNG PHÁP BIẾN ĐỔI HÌNH CHIẾU


Qua các bài toán và các ví dụ ở phần trước, ta nhận thấy có thể chia các bài toán này
thành 2 loại: loại có, và loại không có các yếu tố hình học có vị trí đặc biệt. Nếu cùng
một nội dung, thì bài toán có yếu tố hình học có vị trí đặc biệt sẽ đơn giản hơn nhiều so
với bài toán không có yếu tố hình học có vị trí đặc biệt. Phép biến đổi hình chiếu cho
phép đưa bài toán không có yếu tố hình học có vị trí đặc biệt trở thành bài toán có yếu tố
hình học có vị trí đặc biệt để có thể giải bài toán đơn giản hơn.

Để giải quyết vấn đề trên, ta có hai phương pháp:

 Phép thay mặt phẳng hình chiếu

 Phép quay hình phẳng quanh dường bằng hay đường mặt của nó

I. PHÉP THAY MẶT PHẲNG HÌNH CHIẾU


1. Thay mặt phẳng hình chiếu đứng

a. Nội dung
Thay mặt phẳng hình chiếu đứng là dùng mặt phẳng P’1 vuông góc với mặt phẳng P2 để
thay cho P1.

Mặt phẳng P’1 giao với mặt phẳng P2 theo đường x’ và hợp với P2 thành hệ thống mặt
phẳng hình chiếu mới (P’1 , P2).

Hình chiếu vuông góc của điểm A lên mặt phẳng P’1 là A’1

Quay P’1 quanh x’ đến trùng với P2 thì A’1 cũng sẽ thuộc P2 . Ta được đồ thức của điểm
A trong hệ thống mặt phẳng hình chiếu mới là (A’ 1, A2)

P’1: mặt phẳng hình chiếu đứng mới

x’: trục hình chiếu mới

A’1: hình chiếu đứng mới của điểm A

Ax’A2: độ xa mới của A

Ax’A’1: độ cao mới của A

Nhận xét:
Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 38
HÌNH HỌC HỌA HÌNH

 Hình chiếu bằng A2 không thay đổi vị trí

 Đường dóng A2Ax’A’1 thẳng hàng và vuông góc với x’

 Độ cao không đổi: A1Ax = A’1Ax’


Từ những nhận xét trên, đưa đến cách thay mặt phẳng hình chiếu đứng trên đồ thức:

 Vẽ trục hình chiếu x’ tương ứng với vị trí đã chọn của P’1

 Vẽ hình chiếu mới của A như sau:


A2A’1 vuông góc với x’

Ax’A’1 = A1Ax

 Điểm A’1 chính là hình chiếu đứng mới của A

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 39


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

b. Ví dụ áp dụng
Ví dụ: Cho đoạn thẳng AB. Hãy thay mặt phẳng hình chiếu đứng sao cho trong hệ thống
mới, AB là đường mặt

Giải:

 Đường mặt là đường thẳng song song với P1. Vì AB chưa có điều kiện này nên
phải thay P1 để trong hệ thống mới (P’1 , P2) đường AB// P’1

 Đường mặt phải có hình chiếu bằng //x. Vậy, ta phải vẽ x’//A 2B2

 Có x’, ta xác định được A’1 và B’1 với điều kiện độ cao của các điểm này không
thay đổi.
Nhận xét:

 A’1B’1 thể hiện độ dài thật của đoạn AB

 Góc hợp bởi A’1B’1 với x’ bằng góc hợp bởi AB với P2

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 40


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

2. Thay mặt phẳng hình chiếu bằng

a. Nội dung
Thay mặt phẳng hình chiếu bằng là dùng mặt phẳng P’2 vuông góc với mặt phẳng P1 để
thay cho P2.

Mặt phẳng P’2 giao với mặt phẳng P1 theo đường x’ và hợp với P1 thành hệ thống mặt
phẳng hình chiếu mới (P1 , P’2).

Hình chiếu vuông góc của điểm A lên mặt phẳng P’2 là A’2

Quay P’2 quanh x’ đến trùng với P1 thì A’2 cũng sẽ thuộc P1 . Ta được đồ thức của điểm
A trong hệ thống mặt phẳng hình chiếu mới là (A1, A’2)

P’2: mặt phẳng hình chiếu bằng mới

x’: trục hình chiếu mới

A’2: hình chiếu bằng mới của điểm A

Ax’A1: độ cao mới của A

Ax’A’2: độ xa mới của A

Nhận xét:

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 41


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

 Hình chiếu đứng A1 không thay đổi vị trí

 Đường dóng A1Ax’A’2 thẳng hàng và vuông góc với x’

 Độ xa không đổi: A2Ax = A’2Ax’


Từ những nhận xét trên, đưa đến cách thay mặt phẳng hình chiếu bằng trên đồ thức:

 Vẽ trục hình chiếu x’ tương ứng với vị trí đã chọn của P’2

 Vẽ hình chiếu mới của A như sau:


A1A’2 vuông góc với x’

Ax’A’2 = A2Ax

 Điểm A’2 chính là hình chiếu bằng mới của A

b. Ví dụ áp dụng
Ví dụ: Cho đường mặt AB. Hãy thay mặt phẳng hình chiếu sao cho trong hệ thống mới,
AB là đường thẳng chiếu bằng.

Giải:

 Đường thẳng chiếu bằng có hình


chiếu đứng vuông góc trục x.
Vậy ta vẽ x’ vuông góc A1B1

 Có x’, vẽ A’2 và B’2 với điều


kiện độ xa của các điểm này
không thay đổi.

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 42


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

3. Thay liên tiếp các mặt phẳng hình chiếu

a. Nội dung
Thay liên tiếp các mặt phẳng hình chiếu là phép biến
đổi lần lượt từng mặt phẳng hình chiếu để trong hệ
thống cuối cùng hình biểu diễn có vị trí đặc biệt đối với
hệ thống mặt phẳng hình chiếu mới. Khi đó bài toán sẽ
có điều kiện giải dễ dàng hơn. Khi thay liên tiếp hai
mặt phẳng hình chiếu, phải chú ý đến trình tự sau,
trước giữa hai mặt phẳng hình chiếu. Có những bài toán
không yêu cầu thứ tự, nhưng có những bài toán phải
theo trình tự nhất định.

b. Ví dụ áp dụng
Ví dụ: Thay mặt phẳng hình chiếu để đường thẳng thường AB trở thành đường thẳng
chiếu bằng.

Giải:

 Đường thẳng chiếu bằng là đường thẳng song song với P1 và vuông góc với P2.

 Vậy phải thay mặt phẳng hình chiếu để trong hệ


thống mới (P’1 , P’2) đường AB thỏa mãn điều
kiện này
Vì không thể thay P2 bằng P’2 vừa vuông góc với AB
vừa vuông góc với P1 mà chỉ thực hiện được khi AB là
đường mặt. Do đó, trình tự thực hiện bài toán là:

 Thay P1 bằng P’1 để P’1 song song AB

 Thay P2 bằng P’2 để P’2 vuông góc AB

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 43


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

II. PHÉP QUAY QUANH ĐƯỜNG THẲNG CHIẾU


Khi quay một điểm A quanh đường thẳng l, quỹ đạo của A là một đường tròn. Mặt phẳng
chứa đường tròn thì vuông góc với l. Tâm của đường tròn quỹ đạo chính là giao điểm
giữa trục quay l và mặt phẳng K.

I≡l∩K

Nếu quay A đến vị trí A’ thì ta thấy rằng:


bán kính quay không thay đổi.

A’: vị trí mới của A,

AI = A’I: bán kính quay,

Góc AIA’= : góc quay.

Nếu B  l  B’≡ B

Khi quay một hình quanh trục l thì hình dáng và độ lớn của hình ấy không thay đổi trong
quá trình quay. Tất cả mọi điểm của hình ấy đều được quay quanh trục l theo cùng một
chiều quay và cùng một góc quay.

1. Quay một đường thẳng


Do đường thẳng được xác định bằng 2 điểm
và trong quá trình quay, độ lớn và hình dạng
không thay đổi, nên khi cần quay một đường
thẳng, ta chỉ cần quay 2 điểm thuộc đường
thẳng đó. Vấn đề đặt ra là: Có tính chất gì khi
thực hiện phép quay?

A’B’: vị trí mới của AB,

M: hình chiếu của A trên K,

M’: hình chiếu của A’ trên K,

B’M’: vị trí mới của BM.

Xét 2 tam giác vuông: ABM và A’B’M’:


Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 44
HÌNH HỌC HỌA HÌNH

Ta có: AB = A’B’,

AM = A’M’

 BM = B’M’ và góc ABM = góc A’B’M’ = 

Điều này cho phép ta kết luận:

Khi quay một đoạn thẳng quanh trục l:

 Hình chiếu của đoạn thẳng ấy trên một mặt phẳng vuông góc với truc quay không
thay đổi độ lớn mà chỉ thay đổi vị trí quanh tâm I (là giao điểm của trục l với mặt
phẳng đang xét).
 Góc nghiêng của đoạn thẳng ấy so với một mặt phẳng vuông góc trục quay không
thay đổi độ lớn.
 Khoảng cách giữa đường thẳng được quay so với trục quay không thay đổi giá trị
trong quá trình quay.

2. Quay một mặt phẳng


Ta thực hiện phép quay đối với các yếu tố xác định mặt phẳng đó.

Khi quay một mặt phẳng quanh trục l, góc nghiêng của mặt phẳng đó so với mặt phẳng
vuông góc trục quay giữ nguyên giá trị.

Ví dụ 1: Cho đường thẳng thường l. Hãy quay l quanh trục chiếu bằng d đến vị trí song
song với mặt phẳng hình chiếu đứng P1.

 Chọn trục quay:


Chọn trục quay d chiếu bằng nhưng không chọn bất
kỳ mà chọn d cắt l tại một điểm.

 Quay một diểm B bất kỳ trên l:


Khi thực hiện quay B quanh d, ta nhận thấy:

B1 di chuyển trên đường thẳng song song với x,

B2 di chuyển trên một đường tròn.

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 45


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

Ví dụ 2: Hãy quay mặt phẳng thường (A,B,C) quanh trục chiếu bằng đến vị trí vuông góc
với mặt phẳng hình chiếu đứng P1.

 Chọn trục quay:


Chọn trục quay d chiếu bằng đi qua điểm A.

 Quay đoạn AM (là đoạn thẳng thuộc đường


bẳng thuộc mặt phẳng (A,B,C):
Khi thực hiện quay AM quanh d, ta nhận thấy:

 A’M’ vuông góc P1,

 Mặt phẳng (A,B,C) chứa một đường thẳng


AM’ vuông góc với P1 nên (A,B,C)  P1

 Góc hợp bởi (A’,B’,C’) và P2 bẳng với góc


hợp bởi (A,B,C) và P2 = 

III. PHÉP QUAY QUANH ĐƯỜNG ĐỒNG MỨC


1. Quay quanh đường bằng
Nhận xét: Quay A quanh
đường bằng b đến vị trí
A’ có cùng độ cao với b,
ta sẽ có:

 OA’ song song và


bằng với O2A’2 =
OA
 A và A’ nằm trong
mặt phẳng K có:
K  b và b // P2
 K  P2
 K 2  b2

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 46


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

Ví dụ: Hãy vẽ đường phân giác trong của góc nhọn tạo bởi 2 đường thẳng đồng quy l và
d cho sau đây:

Phân tích:

 Đường phân giác của một góc thì phải nằm trong mặt phẳng chứa góc đó.
 Cần đưa mặt phẳng (l,d) đến vị trí là mặt đồng mức thì mới có thể vẽ được đường
phân giác trong của góc nhọn tạo bởi l và d trên đồ thức.

Cách dựng:

 Vẽ đường bằng b
 Quay A quanh đường bằng b đến vị trí A’ có cùng độ cao với b. Khi đó, mặt
phẳng (l,d) sẽ quay đến vị trí (l’,d’) // P2

Phép biến đổi này có ưu điểm là đưa mặt phẳng thường sang thành mặt đồng mức rất đơn
giản, nhưng có nhược điểm là không có tác dụng đối với các bài toán không gian mà chỉ
thuận lợi khi giải quyết các bài toán phẳng.

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 47


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

2. Quay quanh đường mặt


Quay A quanh đường mặt m đến vị trí A’ có
cùng độ xa với m, ta sẽ có:

 OA’ song song và bằng với O1A’1 =


OA
 A và A’ nằm trong mặt phẳng K có: K
 m và m // P1
 K  P1
 K1  m1

Ví dụ: Cho đường thẳng l xác định bằng 2 điểm A và B và mặt phẳng R. Hãy xác định
góc nghiêng của đường thẳng l với mặt phẳng R.

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 48


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

ĐA DIỆN
I. KHÁI NIỆM
Đa diện là một mặt kín, được tạo bởi các đa giác phẳng, đôi một có một cạnh chung.

Đa diện có 2 loại: đa diện lồi, và đa diện lõm. Ở đây, ta chỉ xét đa diện lồi

II. BIỂU DIỄN ĐA DIỆN


1. Biểu diễn
Là biểu diễn các yếu tố xác định đa diện. Đó chính là các đa giác phẳng tạo thành đa
diện. Các đa giác phẳng thì được xác định bởi các đỉnh và các cạnh của đa giác. Vì vậy,
biểu diễn đa diện sẽ bao gồm:

 Biểu diễn các đỉnh của đa diện (cũng là các đỉnh của đa giác)

 Nối các đỉnh lại để tạo thành các cạnh. Các cạnh của đa diện thì sẽ tạo thành các
mặt của đa diện. Khi đó, sẽ có cạnh nào đó của đa diện bị mặt nào đó của đa diện
che khuất. Vì vậy, khi nối các đỉnh lại để tạo thành cạnh của đa diện, thì trước tiên,
phải xét thấy khuất vị trí tương đối giữa các cạnh của đa diện và các mặt của đa diện.
Cạnh thấy sẽ được vẽ bằng nét liền đậm. Cạnh khuất sẽ được vẽ bằng nét đứt.
Ví dụ: Biểu diễn tháp (SABC) với vị trí các đỉnh của tháp đã cho như sau:

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 49


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

2. Điểm thuộc đa diện


Điểm thuộc đa diện thì phải thuộc một mặt nào đó của đa diện.

Ví dụ: Biết hình chiếu đứng M1 của điểm M thuộc mặt tháp (SABC).Hãy vẽ M2.

III. GIAO ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG VỚI ĐA DIỆN


1. Trường hợp biết trước một hình chiếu của giao

a. Giao mặt phẳng chiếu với đa diện


Giao mặt phẳng với đa diện là tập hợp những điểm vừa thuộc mặt phẳng vừa thuộc đa
diện. Tập hợp này là một đa giác khép kín có:

 Các cạnh của đa giác là giao tuyến của mặt phẳng với các mặt của đa diện

 Các đỉnh của đa giác là giao điểm của mặt phẳng với các cạnh của đa diện
Như vậy, để tìm giao của mặt phẳng với đa diện, ta có thể tìm theo 2 cách:

 Tìm các cạnh của đa giác giao tuyến (bài toán tìm giao giữa mặt phẳng với mặt
phẳng)

 Tìm các đỉnh của đa giác giao tuyến (bài toán tìm giao giữa đường thẳng và mặt
phẳng)

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 50


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

Ví dụ: Tìm giao của mặt tháp (SABC) với mặt phẳng chiếu đứng A

b. Giao đường thẳng chiếu với đa diện


Giao của đường thẳng với đa diện là tập hợp các điểm chung của đường thẳng và đa diện.

Thực chất bài toán giao của đường thẳng với đa diện là giải quyết bài toán giao của
đường thẳng và mặt phẳng

Ví dụ: Vẽ giao của đường thẳng chiếu đứng d với lăng trụ (AA’, BB’, CC’)

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 51


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

2. Trường hợp tổng quát


Ví dụ 1: Tìm giao của đường thẳng d và lăng trụ (AA’, BB’, CC’)

Giải: Dùng mặt phẳng phụ trợ là mặt


phẳng chiếu qua d

Vẽ giao của mặt phẳng phụ trợ với


lăng trụ, ta có giao tuyến phụ trợ là một đa
giác

Tìm giao điểm của đường thẳng d


với giao tuyến phụ trợ

Các giao điểm tìm được chính là


các giao điểm của d và lăng trụ.

Xét thấy khuất cho đường thẳng d.

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 52


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

Ví dụ 2: Tìm giao của mặt phẳng Q và tháp (SABC)

Giải: Tìm giao điểm I giữa cạnh SA của


tháp với mặt phẳng Q

Tìm giao điểm của cạnh AC với Q

Xác định được giao tuyến của


mặt (SAC) với Q

Xác định được giao đỉểm J của


cạnh SC với Q

Tìm giao điểm của cạnh BC với Q

Xác định được giao tuyến của


mặt (SBC) với Q

Xác định được giao đỉểm K của


cạnh SB với Q

Nối I, J, K và xét thấy khuất cho


các đoạn giao tuyến và cho các cạnh của
tháp, ta vẽ được giao của Q với tháp
(SABC).

IV. GIAO HAI ĐA DIỆN


Giao hai đa diện là tập hợp những điểm chung của hai đa diện. Giao này thường là một
hay nhiều đường gãy khúc khép kín. Trong đó:

 Mỗi cạnh của đường gãy khúc là giao tuyến của hai mặt tương ứng của hai đa diện

 Mỗi đỉnh của đường gãy khúc là giao điểm của một cạnh của đa diện này với
những mặt của đa diện kia và ngược lại.

Như vậy, phương pháp chung để tìm giao có thể thực hiện theo một trong hai cách sau:

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 53


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

 Tìm các cạnh của đường gãy khúc bằng cách vẽ giao tuyến từng mặt của đa diện
này với các mặt của đa diện kia (bài toán giao mặt phẳng với đa diện)

 Tìm các đỉnh của đường gãy khúc bằng cách tìm giao điểm từng cạnh của đa diện
này với đa diện kia (bài toán giao đường thẳng với đa diện)

Chú ý:

 Khi nối giao, chỉ được nối hai điểm bằng một doạn thẳng khi hai điểm đó cùng
thuộc một mặt của đa diện này và thuộc một mặt của đa diện kia.

 Đoạn giao tuyến chỉ thấy khi cùng thuộc hai mặt thấy

Ví dụ: Vẽ giao tuyến của tháp (SABC) với lăng trụ chiếu đứng (d, e, f)

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 54


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

ĐƯỜNG CONG VÀ MẶT CONG


I. ĐƯỜNG CONG
Đường cong là quỹ tích các vị trí của một điểm chuyển động theo một quy luật nhất định.

Đường cong phẳng: khi mọi điểm của đường cong cùng thuộc một mặt phẳng.

Các đường cong bậc hai: ellipse, parabola, hyperbola.

Đường cong ghềnh: khi các điểm của đường cong không cùng thuộc một mặt phẳng.

II. MẶT CONG


1. Khái niệm
Mặt cong là quỹ tích của một đường chuyển động theo một quy luật nhất định.

Đường chuyển động là đường sinh. Đường sinh có thể là đường cong hay đường thẳng.

2. Biểu diễn mặt cong


Là biểu diễn những yếu tố đủ của mặt cong, tức là những yếu tố mà từ đó có thể xác định
mọi yếu tố khác của mặt cong. Nhưng thông thường, ngoài những yếu tố đủ, để đảm bảo
tính trực quan của hình biểu diễn, người ta còn vẽ đường bao quanh trên các hình chiếu
của mặt cong.

3. Mặt nón bậc hai

a. Khái niệm
Mặt nón được tạo thành do một đường thẳng chuyển động luôn đi qua một điểm cố định
gọi là đỉnh nón,và tựa trên một đường
cong gọi là đường chuẩn.

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 55


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

b. Biểu diễn mặt nón


Ví dụ: Biểu diễn mặt nón có đỉnh là S và có đường chuẩn là đường tròn nằm trong mặt
phẳng hình chiếu bằng P2

c. Điểm thuộc mặt nón


Điểm thuộc mặt nón khi thuộc một đường của nón.

Ví dụ: Hãy vẽ hình chiếu bằng K2 của điểm K thuộc mặt nón

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 56


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

d. Giao đường thẳng chiếu với mặt nón


Ví dụ: Vẽ giao của đường thẳng chiếu đứng d
với mặt nón

e. Giao mặt phẳng chiếu với măt nón


Giao của mặt phẳng với mặt nón bậc hai là:

 Hai đường sinh thẳng nếu mặt phẳng cắt đi qua đỉnh nón

 Ellipse nếu mặt phẳng cắt tất cả các đường sinh của nón

 Parabol nếu mặt phẳng cắt song song với một đường sinh của nón

 Hyperbol nếu mặt phẳng cắt song song với hai đường sinh của nón
Ví dụ: Vẽ giao của mặt nón tròn xoay đỉnh S với mặt phẳng chiếu đứng A

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 57


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

4. Mặt trụ bậc hai

a. Khái niệm
Mặt trụ là mặt nón có đỉnh ở vô tận, khi đó đường thẳng chuyển động song song với
chính nó. Như vậy, mặt trụ có các đường sinh song song với nhau. Nếu đường thẳng
chuyển động luôn song song và cách đều một đường thẳng khác (gọi là trục của trụ), thì
mặt trụ được gọi là trụ tròn xoay.

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 58


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

b. Biểu diễn mặt trụ


Ví dụ: Biểu diễn mặt trụ có hướng đường sinh l và có đường chuẩn là đường tròn nằm
trong mặt phẳng hình chiếu bằng P2

c. Điểm thuộc mặt trụ


Điểm thuộc mặt trụ khi thuộc một đường sinh của trụ. Nếu mặt trụ có đường chuẩn tròn,
ta có thể gắn điểm vào một vòng tròn thuộc trụ.

Ví dụ: Hãy vẽ hình chiếu bằng K2 của điểm K thuộc mặt trụ

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 59


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

d. Giao đường thẳng chiếu với mặt trụ


Ví dụ: Vẽ giao của mặt trụ với đường thẳng chiếu đứng d

e. Giao mặt phẳng chiếu với măt trụ


Giao của mặt phẳng với mặt trụ bậc hai là:

 Hai đường sinh thẳng nếu mặt phẳng cắt song song với đường sinh của trụ

 Đồng dạng với đường chuẩn nếu mặt phẳng cắt không song song với đường sinh
của trụ
Ví dụ: Vẽ giao của mặt trụ nghiêng, đường chuẩn tròn với mặt phẳng chiếu đứng A

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 60


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

5. Mặt cầu

a. Khái niệm
Mặt cầu là mặt được tạo thành do một đường tròn quay quanh một đường tâm của nó.

b. Biểu diễn mặt cầu


Ví dụ: Biểu diễn mặt cầu tâm O bán kính R.

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 61


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

c. Điểm thuộc mặt cầu


Để biểu diễn điểm thuộc mặt cầu, ta gắn điểm vào vòng tròn kinh tuyến hay vĩ tuyến
thuộc cầu.

Ví dụ: Hãy vẽ hình chiếu bằng K2 của điểm K và hình chiếu đứng M1 của điểm M thuộc
mặt cầu

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 62


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

d. Giao đường thẳng chiếu với cầu


Ví dụ: Vẽ giao của đường thẳng chiếu đứng d với cầu

e. Giao mặt phẳng chiếu với cầu


Ví dụ: Vẽ giao của cầu với mặt phẳng chiếu đứng A

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 63


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

MẶT PHẲNG TIẾP XÚC MẶT CONG


Mặt phẳng tiếp xúc với mặt cong tại một điểm sẽ chứa tất cả các tiếp tuyến của các
đường thuộc mặt cong và đi qua điểm đó. Như vậy, để vẽ mặt phẳng tiếp xúc với mặt
cong tại một điểm thuộc nó, nói chung, ta chỉ cần vẽ trên mặt cong tại một điểm thuộc nó
hai đường cong đi qua điểm ấy, xác định các tiếp tuyến của hai đường cong tại điểm nói
trên, hai tiếp tuyến đồng quy đó sẽ xác định mặt phẳng tiếp xúc với mặt cong tại điểm
đang xét. Tuy nhiên, ta có thể dựa vào tính chất riêng của từng loại mặt cong để giải
quyết bài toán một cách dễ dàng hơn.

Thông thường, ta phải xác định mặt phẳng tiếp xúc với mặt cong theo một điều kiện nào
cho cho trước, như:

 Vẽ mặt phẳng tiếp xúc với mặt cong tại một điểm cho trước thuộc mặt;
 Vẽ mặt phẳng tiếp xúc với mặt cong và đi qua một điểm không thuộc mặt, hoặc
song song với một đường thẳng cho trước;
 Vẽ mặt phẳng tiếp xúc với mặt cong và đi qua một đường thẳng cho trước, hoặc
song song với một mặt phẳng cho trước;

III. VẼ MẶT PHẲNG TIẾP XÚC MẶT NÓN VÀ MẶT TRỤ BẬC
HAI
Ta công nhận 2 tính chất sau:

 Tính chất 1: Mặt phẳng tiếp xúc với mặt nón và mặt trụ bậc hai tại một điểm nếu
có, sẽ chứa tất cả các đường sinh thẳng đi qua điểm ấy.
 Tính chất 2: Các mặt phẳng tiếp xúc với mặt nón và mặt trụ bậc hai tại những
điểm cùng thuộc một đường sinh thẳng sẽ trùng nhau.

Mặt nón và mặt trụ là mặt cong kẻ khả triển. Ngoài các tính chất nêu trên, ta lưu ý:

 Mặt phẳng tiếp xúc với mặt nón, trước hết, là mặt phẳng đi qua đỉnh nón.
 Mặt phẳng tiếp xúc với mặt trụ, trước hết, là mặt phẳng song song với hướng
đường sinh của trụ.

1. Vẽ mặt phẳng tiếp xúc với mặt nón, mặt trụ tại một điểm thuộc mặt nón,
mặt trụ

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 64


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

Ví dụ 1: Vẽ mặt phẳng tiếp xúc với mặt nón tại một điểm A thuộc mặt nón (A là điểm
thấy trên P1 )
S1

A1

S2

Ví dụ 2: Vẽ mặt phẳng tiếp xúc với mặt trụ tại một điểm A thuộc mặt trụ (A là điểm thấy
trên P1 )

A1

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 65


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

2. Vẽ mặt phẳng tiếp xúc với mặt nón, mặt trụ và đi qua một điểm không
thuộc mặt nón, mặt trụ
Ví dụ 1: Qua điểm A không thuộc mặt nón, vẽ mặt phẳng tiếp xúc với mặt nón

S1

A1

S2

A2

Ví dụ 2: Vẽ mặt phẳng tiếp xúc với mặt trụ tại một điểm A không thuộc mặt trụ

A1

A2

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 66


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

3. Vẽ mặt phẳng tiếp xúc với mặt nón, mặt trụ và song song với một đường
thẳng cho trước
Ví dụ 1: Vẽ mặt phẳng song song với một đường thẳng cho trước và tiếp xúc với mặt
nón cho sau đây: 1
d1

d2
S2

Ví dụ 2: Vẽ mặt phẳng song song với một đường thẳng cho trước và tiếp xúc với mặt trụ
cho sau đây (đường chuẩn c của mặt trụ thuộc một mặt phẳng chiếu đứng, có hình chiếu
bằng c2 là một đường tròn):

d1

d2

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 67


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

IV. VẼ MẶT PHẲNG TIẾP XÚC MẶT CẦU


Ta chú ý các tính chất sau:

 Tính chất 1: Mặt phẳng tiếp xúc với mặt tròn xoay tại một điểm M thuộc tròn xoay
sẽ vuông góc với mặt phẳng kinh tuyến đi qua M.
 Tính chất 2: Tất cả các mặt phẳng tiếp xúc với mặt tròn xoay tại những điểm cùng
thuộc một vòng tròn vĩ tuyến sẽ luôn luôn cùng đi qua một điểm cố định thuộc
trục xoay.
 Tính chất 3: Các pháp tuyến của mặt tròn xoay vẽ tại những điểm cùng thuộc một
vòng tròn vĩ tuyến sẽ luôn luôn cùng đi qua một điểm cố định thuộc trục xoay.

Lưu ý: Nếu mặt tròn xoay là mặt cầu, cần nhớ rằng: mỗi mặt phẳng tiếp xúc với mặt cầu
đều vuông góc với bán kính đi qua tiếp điểm.

Ví dụ 1: Vẽ mặt phẳng tiếp xúc với mặt cầu tại điểm M thuộc mặt cầu (M là điểm thấy
trên P1 ):

M1

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 68


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

Ví dụ 2: Vẽ mặt phẳng tiếp xúc với mặt cầu và đi qua đường thẳng l cho trước

l2

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 69


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

GIAO HAI MẶT


I. GIAO ĐA DIỆN VỚI MẶT CONG
Giao của đa diện với mặt cong là tập hợp những điểm vừa thuộc mặt đa diện vừa thuộc
mặt cong. Đó là những cung cong nối kín với nhau, mà trong đó, những cung cong là
giao của các mặt đa diện với mặt cong. Như vậy, bài toán đưa về việc vẽ giao của mặt
phẳng với mặt cong.

Các điểm nối là giao điểm của các cạnh của đa diện với mặt cong. Để vẽ được các giao
tuyến, ta cần xác định được các điểm nối. Bài toán đưa về việc vẽ giao điểm của đường
thẳng với mặt cong.

Ví dụ: Vẽ giao của lăng trụ chiếu đứng với mặt cầu

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 70


HÌNH HỌC HỌA HÌNH

II. GIAO HAI MẶT CONG


Giao của hai mặt cong là tập hợp những điểm cùng thuộc cả hai mặt cong. Thông thường,
đó là một hay nhiều đường cong ghềnh.

Nếu hai mặt cong là các mặt đại số có bậc lần lượt là m và n thì bậc của giao tuyến là
mxn.

Để tìm giao tuyến hai mặt cong, ta tìm một số điểm cần thiết thuộc tập hợp những điểm
thuộc cả hai mặt cong rồi nối lại theo trình tự thích hợp.

Để nối giao tuyến, ta cần nhận xét sơ bộ giao tuyến, cần nhớ những điểm đặc biệt của
giao: điểm tiếp xúc, điểm giới hạn thấy khuất…

Ví dụ: Vẽ giao của trụ chiếu đứng với mặt nón tròn xoay trục chiếu bằng

Dương Thị Bích Huyền – BM HH&VKT Trang 71

You might also like