You are on page 1of 25

Chương 2

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

Nhập môn về kỹ thuật


Mục tiêu của chương 2

Giúp cho sinh viên:


 Nhận thức được các đặc điểm của thiết kế kỹ thuật và
quá trình thiết kế.
 Biết và thực hiện các bước thiết kế thông qua đồ án môn
học.
 Tích cực và thích thú thực hành các bước thiết kế.

2-2
Nội dung của chương 2

2.1 Thiết kế là quá trình đầy say mê.


2.2 Những nội dung của thiết kế kỹ thuật
hiện đại.
2.3 Tổ chức mang tính hệ thống các ý
tưởng.
2.4 Quá trình thiết kế.
2.5 Áp dụng.
2-3
2.1 Thiết kế là quá trình đầy say mê (1)
Say mê để yêu thích sáng tạo (1)
“Nhiệt tình là một trong những động lực thành công mạnh mẽ
nhất. Khi bạn làm điều gì đó, hãy làm hết sức mình. Hãy đặt
toàn bộ tâm trí mình vào đó. Hãy tạo ra dấu ấn của chính
mình. Hãy tích cực, năng động, nhiệt tình và trung thực để rồi
bạn sẽ hoàn thành mục tiêu của mình. Không có điều tuyệt
vời nào đạt được mà không có nhiệt tình”.
Ralph Waldo Emerson

2-4
2.1 Thiết kế là quá trình đầy say mê (2)
Say mê để yêu thích sáng tạo (2)
Hãy dùng lòng say mê như là chất xúc tác để biến các ý tưởng
thành hiện thực:
@ Không ngừng hỏi:
+ Như vậy là mình đã làm tốt nhất chưa?
+ Có thể thiết kế đơn giản hơn không?
@ Sáng tạo liên tục, không bao giờ để trí
óc mụ mẫm

2-5
2.1 Thiết kế là quá trình đầy say mê (3)
Say mê để Tập trung (1)

“Không phải lúc nào bạn cũng nhận được điều mình muốn
Nhưng nếu bạn hết sức cố gắng, bạn có thể thấy
Bạn nhận được cái bạn cần.”
Mick Jagger & Keith Richards 1969

2-6
2.1 Thiết kế là quá trình đầy say mê (4)
Say mê để Tập trung (2)

“Hãy có khái niệm rõ ràng về việc bạn muốn hoàn thành, rồi thì chắc
là bạn sẽ đạt được.
Chú ý đến vật liệu: hãy giảm bớt từng gram vật liệu không cần thiết.
Thường xuyên tự hỏi: Việc gì đây?
Tránh sự phức tạp và hãy làm mọi việc càng đơn giản càng tốt.
Hãy ghi nhớ đến từng chi tiết”.
Henry Maudslay (nhà phát minh máy tiện kiểu trục vít đầu tiên năm
1800, cha đẻ của máy công cụ hiện đại)

2-7
2.1 Thiết kế là quá trình đầy say mê (5)

“Bạn không thể giải


quyết vấn đề từ cùng ý
thức đã tạo ra nó. Bạn
nên học nhìn thế giới
một cách mới mẻ hơn.”
“Tưởng tượng quan
trọng hơn kiến thức”.
Einstein

2-8
2.1 Thiết kế là quá trình đầy say mê (6)

“Thành công là
khả năng đi từ thất
bại này đến thất
bại khác mà không
mất đi nhiệt tình”.
Winston Churchill

2-9
2.1 Thiết kế là quá trình đầy say mê (7)

“Nếu bạn chưa tìm thấy sự say


mê, hãy cứ tìm kiếm.
Đừng nản chí.
Cũng như cách mà trái tim hoạt
động, bạn sẽ biết được khi
nào thì mình đã tìm ra điều
bản thân thật sự muốn làm.
Và, giống như mọi mối quan
hệ tốt đẹp, nỗi đam mê của
bạn sẽ còn lớn dần theo
thời gian”.
Steve Jobs

2-10
2.1 Thiết kế là quá trình đầy say mê (8)

“Trong nhận thức của phần đông


thiên hạ, thiết kế đồng nghĩa với sự
trang trí. Hoặc thiết kế nội thất.
Hoặc đó là hoa văn của rèm cửa và
ghế sôfa. Song với tôi, ý nghĩa chân
thực của thiết kế không phải như
vậy.
Thiết kế là linh hồn cơ bản của
một sự sáng tạo làm bởi bàn tay
con người, kết thúc bằng việc thể
hiện bản thân nó một cách hết mình
trên lớp ngoài cùng của một sản
phẩm, hoặc dịch vụ.”
Steve Jobs
2-11
2.2 Những nội dung của thiết kế kỹ
thuật hiện đại (1)

Những nhà thiết kế giỏi nhất thường giải quyết một số


vấn đề sau đây:
@ Tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn.
@ Phòng ngừa các sự cố trước khi chúng xảy ra:
+ Không thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Phòng ngừa bằng cách:
& Xác định các yêu cầu về chức năng
& Triển khai một thông số thiết kế để thực hiện
mỗi yêu cầu về chức năng

2-12
2.2 Những nội dung của thiết kế kỹ
thuật hiện đại (2)

+ Hư hỏng.
Phòng ngừa bằng cách thiết kế sao cho chịu được cả
nội lẫn ngoại lực
+ Hoạt động kém
Phòng ngừa bằng cách thiết kế sao cho đảm bảo các
dung sai
+ Chi phí cao quá
Phòng ngừa bằng cách thiết kế một cách thông minh, tiết
kiệm và có khả năng chế tạo
Thiết kế kỹ thuật hiện đại giải quyết các vấn đề từ đơn giản
đến phức tạp một cách hệ thống và logic, đồng thời vẫn
cho phép có những sáng tạo độc đáo và khác biệt.
2-13
2.2 Những nội dung của thiết kế kỹ
thuật hiện đại (3)
Tính kinh tế
@ Mỗi thứ đều có chi phí và mỗi thứ đều thực hiện một chức năng
nào đó.
– Nếu bạn dành hết thời gian cho một cái cây, bạn sẽ không có thời
gian cho khu rừng
– Nếu bạn không quan tâm đến các cái cây, rồi thì bạn sẽ chẳng có
khu rừng
– Bạn phải chú ý đến toàn bộ hệ thống và đến từng chi tiết
@ Các dự án kỹ thuật đều phải quan tâm đến ngân quỹ (thời gian,
tiền bạc, …)
- Không nên đầu tư nhiều công sức, tiền bạc để cải thiện một chút
hiệu năng hoạt động
– Hãy cố gắng đạt được hiệu năng hoạt động tối đa với một chi phí
cho sẵn
@ Hãy nhanh nhẹn, mau mắn và sẵn sàng chuyển đổi công nghệ
– Mọi thứ ở phần giao giữa các công nghệ thường rất thú vị, hấp dẫn!
– Tích hợp các công nghệ có thể tạo ra hiệu quả to lớn 2-14
2.2 Những nội dung của thiết kế kỹ
thuật hiện đại (4)

“Thiết kế không chỉ là vấn đề sản phẩm trông ra làm sao.


Thiết kế còn là cách sản phẩm đó hoạt động ra sao.”
Steve Jobs

2-15
2.2 Những nội dung của thiết kế kỹ
thuật hiện đại (5)

“Một iPod, một điện thoại, một thiết bị truyền thông di động
internet ... Những thứ này KHÔNG phải là ba thiết bị rời
nhau! Và chúng tôi gọi nó là iPhone! Hôm nay Apple đang
tái phát minh điện thoại. Và nó đây này.”
Steve Jobs

2-16
2.3 Tổ chức mang tính hệ thống các ý
tưởng: FRDPARRC

FR: Function Requirements – Các yêu cầu chức năng.


DP: Design Parameters – Các thông số thiết kế.
A: Analysis – phân tích.
R: References – các tham khảo.
R: Risk – Rủi ro.
C: Countermeasures – Các biện pháp khắc phục.
Bảng FRDPARRC giúp nhận dạng các cơ hội làm nảy
sinh ý tưởng mới và phương pháp giải quyết vấn đề
mới!

2-17
2.3 Tổ chức mang tính hệ thống các ý
tưởng: FRDPARRC
Các Các thông Phân tích Tham khảo Rủi ro Biện pháp
yêu cầu số thiết kế Thí nghiệm, từ ngữ, Tài liệu, Từ ngữ, khắc phục
chức (Ý tưởng) PTPTHH (FEA), phương www… bản vẽ, Từ ngữ,
năng Từ ngữ và trình, bảng biểu phân tích bản vẽ,
(Các bản vẽ phân tích
sự
kiện)
Từ ngữ
Danh Các biện Thời gian chuyển động, Mọi thứ có Đánh giá Các ý
sách pháp độc công suất, ứng suất, kinh thể giúp rủi ro tưởng hoặc
các lập để tế, tài chính, … phát triển ý thấp, kế hoạch
chức thực hiện Phải chứng minh tính tưởng bao trung để giảm
năng mỗi yêu khả thi của từng thông số gồm tiếp bình, cao thiểu hoặc
độc lập cầu chức thiết kế. xúc cá cho mỗi phòng
mà năng Phân tích có thể được sử nhân, bài thông số tránh từng
thiết kế dụng để tạo ra các thông báo, sáng thiết kế rủi ro
phải số thiết kế. chế,
thực website, …
hiện
2-18
2.4 Quá trình thiết kế (1)
Thiết kế gồm các bước đan xen nhau

Quá trình thiết kế gồm 10 bước:


Giai đoạn khám phá
- Bước 1: Xác định các nguồn lực sẵn sàng cho việc
thiết kế.
- Bước 2: Xem xét các vấn đề và đảm bảo rằng bạn
hiểu rõ các yêu cầu để thực hiện, các điều kiện (các
luật lệ, các giới hạn) và các bản chất của vấn đề!

2-19
2.4 Quá trình thiết kế (2)
Thiết kế gồm các bước đan xen nhau

Giai đoạn thử nghiệm


- Bước 3: Bắt đầu bằng cách tạo ra những chiến lược khả
dĩ (cách tiếp cận vấn đề) bằng cách sử dụng từ ngữ, phân
tích và các giản đồ.
Tưởng tượng ra các chuyển động, dòng dữ liệu và dòng
năng lượng từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc hay từ lúc
kết thúc cho tới khi bắt đầu.
Liên tục hỏi “Ai?”, “Cái gì?”, “Tại sao?”, “Ở đâu?”, “Như thế
nào?”.
Thực hiện một số phân tích và thí nghiệm đơn giản.
Cái gì mà bạn nghĩ ra mà người khác cũng nghĩ ra, vì vậy
hãy nghĩ cách làm sao để đánh bại chính cái mà bạn nghĩ
ra. 2-20
2.4 Quá trình thiết kế (3)
Thiết kế gồm các bước đan xen nhau

Giai đoạn hình thành


- Bước 4: Hình thành các khái niệm, ý tưởng cụ thể
cho thiết bị để thực hiện chiến lược tốt nhất bằng cách
sử dụng các từ ngữ, phân tích và phát thảo.
Sử dụng các phương pháp giống nhau như là cho
chiến lược nhưng bây giờ là phác thảo các ý tưởng cụ
thể cho thiết bị.
Tiến hành phân tích và thí nghiệm đơn giản để đánh
giá tính hiệu quả và tính khả thi.
Lựa chọn và cụ thể hóa các ý tưởng tốt nhất.

2-21
2.4 Quá trình thiết kế (4)
Thiết kế gồm các bước đan xen nhau

Giai đoạn chi tiết


- Bước 5: Phát triển các module, sử dụng từ ngữ,
phân tích chi tiết, sơ đồ và mô hình.
- Bước 6: Phát triển các bộ phận, sử dụng từ ngữ,
phân tích chi tiết, sơ đồ và mô hình.
- Bước 7: Duyệt các bản vẽ lắp, xem xét khả năng
công nghệ chế tạo.
- Bước 8: Lập các bản vẽ chi tiết.
Giai đoạn chế tạo và thử nghiệm
- Bước 9: Chế tạo, kiểm tra và chỉnh sửa.
- Bước 10: Biên soạn tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn
vận hành.
2-22
2.5 Áp dụng
Ngày hội kỹ thuật
Các mẫu xe chạy bằng năng lượng lò xo

2-23
2.5 Áp dụng
Bài tập về nhà
Tìm trên Internet một số mẫu xe.
1. Hãy lập bảng FRDPARRC (bảng 1).
2. Hãy lập bảng đánh giá (bảng 2) dưới đây để từ đó chọn
mẫu xe cần thiết kế. Điểm 1: kém, …, 5: rất tốt.
Bảng 2: Bảng đánh giá mẫu xe
Mẫu Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí … Tiêu chí m Tổng cộng Trung bình

1 Điểm Điểm Điểm Điểm … …

2 Điểm Điểm Điểm Điểm

3 Điểm Điểm Điểm Điểm

… Điểm Điểm Điểm Điểm

n Điểm Điểm Điểm Điểm

2-24
Tài liệu tham khảo của Chương 2

[1] Oakes, Leone, Gunn, Engineering Your Future, A


Comprehensive Approach, 5th Edition, Great Lake
Press, 2006.
[2] Ho, Nhut. "Course ME101 - Introduction to Mechanical
Engineering." Department of Mechanical Engineering,
California State University, Northridge, USA. Course
URL: www.csun.edu/~me101

2-25

You might also like