You are on page 1of 4

ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH HÀ TĨNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


BAN THƯỜNG TRỰC
Hà Tĩnh, ngày 26 tháng 3 năm 2021
Số: 06/KH-MTTQ-BTT

KẾ HOẠCH
Thực hiện công tác giảm nghèo và an sinh xã hội năm 2021

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Ban
Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác giảm
nghèo và an sinh xã hội năm 2021, như sau:
I. MỤC TIÊU, Ý NGHĨA
Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; cải thiện đời
sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn khó khăn, tạo điều kiện
cho người nghèo, hộ nghèo; nhằm động viên, khuyến khích hộ nghèo vươn lên,
chăm lo lao động, ổn định cuộc sống;
Phát huy hiệu quả cao trong việc vận động, sử dụng đa dạng nguồn Quỹ “Vì
người nghèo”; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã
hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Đối tượng, phạm vi
- Hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn còn trong
độ tuổi lao động; ưu tiên hộ nghèo có người thân (cha mẹ, anh em) có kinh nghiệm
và khả năng hỗ trợ thêm để vươn lên thoát nghèo.
- Tại các huyện, thành phố, thị xã.
2. Thời gian thực hiện: Từ tháng 4 năm 2021.
III. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, mục tiêu giảm nghèo sâu rộng đến mọi
cấp, mọi ngành, đến các đoàn viên, hội viên, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp
nhân dân hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm, tự giác tham gia thực hiện các chính
sách để nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, nhất là các đối
tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo giúp họ khơi dậy ý chí vươn lên và sử dụng hiệu quả
nguồn kinh phí hỗ trợ để chăm lo phát triển sản xuất, thoát nghèo bền vững; đồng
thời, thực hiện có hiệu quả Phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo -
Không để ai bị bỏ lại phía sau” của Thủ tướng Chính phủ phát động;
2. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các hoạt động “Vì người nghèo”, huy động
nguồn lực từ sự trợ giúp nhân đạo từ thiện của các đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức,
cá nhân, các nhà hảo tâm ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” các cấp đạt chỉ tiêu đề ra, để
hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn xây dựng
nhà Đại đoàn kết, phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo và các hoạt động an sinh
xã hội trên địa bàn...;

1
3. Xây dựng kế hoạch, triển khai kịp thời, đạt hiệu quả các hình thức hỗ trợ và
có phương án để nhân rộng mô hình;
4. Tiếp tục phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện có hiệu quả
Nghị quyết 179/NQ-HĐND;
5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc huy động nguồn lực; quy trình
rà soát lựa chọn đối tượng, việc hỗ trợ, hiệu quả thực hiện từ các mô hình hỗ trợ phát
triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế, việc hỗ trợ xây dựng mới và sửa chữa nhà ở cho
các đối tượng; việc quản lý, sử dụng Quỹ “Vì người nghèo” các cấp theo quy định.
IV. PHƯƠNG THỨC, QUY MÔ, NGUỒN KINH PHÍ HỖ TRỢ
1. Phương thức hỗ trợ
- Hỗ trợ về nhà ở: Xây dựng mới và sửa chữa nhà ở cho các đối tượng hộ
nghèo, cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có nhà ở xuống cấp
nhưng không đủ điều kiện để thực hiện;
- Hỗ trợ con giống, cây giống, phương tiện để phát triển sản xuất, chăn nuôi;
- Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi như: Chọn cây, con
giống phù hợp để chăn nuôi, sản xuất, kỹ thuật làm chuồng trại, thức ăn, phân bón,
phương pháp phòng chống dịch bệnh...;
- Hỗ trợ trao quà nhân dịp Tết Nguyên đán; đau ốm đột xuất, hỗ trợ học sinh
nghèo vượt khó.
2. Quy mô hỗ trợ
2.1. Nhà ở
- Cấp huyện đăng ký hỗ trợ: xây mới: 605 nhà; sửa chữa: 320 nhà
- Cấp tỉnh hỗ trợ: 30 - 50 nhà xây mới
2.2. Về mô hình phát triển sản xuất
* Số lượng
- Cấp huyện đăng ký hỗ trợ: 543 mô hình (hộ), trị giá 2.921.800.000 đồng
(trong đó: hỗ trợ con giống 200 mô hình (hộ), trị giá 1.333.000.000 đồng; hỗ trợ
cây giống 244 mô hình (hộ), trị giá 610.800.000 đồng; hỗ trợ phương tiện phát triển
sản xuất 99 mô hình (hộ), trị giá 978.000.000 đồng;
- Cấp tỉnh: Hỗ trợ 70 mô hình (hộ),
* Nội dung hỗ trợ
- Hỗ trợ con giống như: trâu, bò, dê…
- Hỗ trợ phương tiện phát triển sản xuất: Máy cày, máy gặt…
- Mỗi mô hình (hộ) hỗ trợ từ 10 - 50 triệu đồng (tùy vào điều kiện, tình hình
cụ thể theo địa phương và gia đình sau khi có kết quả khảo sát, thẩm định);
2.3. Hỗ trợ trao quà
Hỗ trợ trao quà nhân dịp Tết Nguyên đán; bệnh hiểm nghèo, hỗ trợ học sinh
nghèo vượt khó…: Toàn tỉnh hỗ trợ thông qua kênh MTTQ khoảng trên 35 nghìn
suất quà.

2
3. Nguồn kinh phí hỗ trợ:
Nguồn Quỹ “Vì người nghèo” các cấp và vận động nguồn an sinh xã hội.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh
- Giao Ban Tuyên giáo, Phong trào chủ động phối hợp với Ban Thường trực
Ủy ban MTTQ cấp huyện để rà soát, thẩm định, nắm tình hình cụ thể thống nhất
đối tượng đề nghị hỗ trợ về nhà ở, phát triển sản xuất;
- Lựa chọn xây dựng mô hình điểm phù hợp với điều kiện thực tế từng địa
phương trong phát triển chăn nuôi để có phương án tham mưu, đề xuất hỗ trợ;
- Phối hợp với ngành nông nghiệp để có sự hỗ trợ kỹ thuật trong trồng trọt,
chăn nuôi;
- Xây dựng quy chế quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện mô hình; kế hoạch
việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc quá trình triển khai làm nhà và hiệu quả đạt được
của mô hình.
2. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện
- Căn cứ nội dung kế hoạch đã đăng ký, triển khai hướng dẫn Ủy ban MTTQ
Việt Nam cấp xã rà soát đối tượng để hỗ trợ, thực hiện đúng quy định, công khai,
minh bạch, phù hợp với yêu cầu;
- Tích cực tuyên truyền, vận động huy động thêm nguồn lực để xây dựng và
nhân rộng mô hình của MTTQ các cấp trong tỉnh;
- Phối hợp thực hiện việc kiểm tra, giám sát quá trình triển khai, thực hiện
tại địa phương đảm bảo mục tiêu và hiệu quả, có báo cáo kết quả về Ban Thường
trực Ủy ban MTTQ tỉnh theo định kỳ hằng quý, 6 tháng, năm.

Nơi nhận: TM. BAN THƯỜNG TRỰC


- Ban TT, Ban PT MTTW; PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
- BTT MTTQ tỉnh;
- MTTQ 13 huyện, TP, TX;
- Lưu VT, Ban TG, PT.
(đã ký)

Thái Ngọc Hải

3
4

You might also like