You are on page 1of 2

IV.

Phương hướng cơ bản xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:
1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức xã hội về xây dựng và
phát triển gia đình Việt Nam:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người nhận thức sâu sắc về vị trí vai trò và tầm
quan trọng của gia đình và nhiệm vụ xây dựng phát triển gia đình. => Động lực quan
trọng quyết định thành công của sự phát triển bền vững, kinh tế xã hội.
- Phải đưa nội dung mục tiêu của công tác xây dựng và phát triển gia đình vào chiến lược
phát triển kinh tế xã hội và chương trình kế hoạch công tác hằng năm của bộ, ngành, địa
phương.
2. Đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất, kinh tế hộ gia
đình.
- Xây dựng, hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế xã hội => nhằm củng cố, ổn định,
phát triển kinh tế gia đình.
- Có chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển kinh tế cho gia đình thương binh liệt sĩ, hộ nghèo
hoặc ở vùng sâu vùng xa,...
- Có chính sách hỗ trợ các gia đình phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh sản phẩm mới,
sản xuất phục vụ xuất khẩu,…
- Tạo điều kiện thuận lợi để các hộ gia đình vay vốn nhằm:
+ Xóa đói giảm nghèo
+ Chuyển dịch cơ cấu sản xuất, mở rộng phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.
3. Thừa kế giá trị của gia đình truyền thống tiếp thu tiến bộ của nhân loại
- Xác định duy trì những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống: kính trên
nhường dưới, đùm bọc lẫn nhau, thờ phụng ông bà tổ tiên..
- Kết hợp với những giá trị tiên tiến của gia đình hiện đại: hôn nhân một vợ 1 chồng, kế
hoạch hóa gia đình, nam nữ bình đẳng,…
- Khắc phục những hủ tục của gia đình cũ như: trọng nam khinh nữ, gia trưởng, chế độ
hôn nhân đa thê,...
=> Tất cả đều hướng đến mục tiêu làm cho gia đình trở thành tế bào lành mạnh của
xã hội, là tổ ấm của mỗi người. ( suy chung 3 gạch đầu dòng)
4. Tiếp tục phát triển và nâng cao phong trào xây dựng gia đình văn hóa
- Gia đình văn hóa là gia đình tiến bộ với những chỉ tiêu:
+ Ấm no, hòa thuận, tiến bộ, khỏe mạnh, hạnh phúc.
+ Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, kế hoạch hóa gia đình.
+ Đoàn kết, tương trợ trong cộng đồng dân cư.
- Phong trào xây dựng gia đình văn hóa:
+ Trở thành phong trào thi đua có độ bao phủ hầu hết các địa phương ở Việt Nam.
+ Tác động đến nền tảng gia đình với những quy tắc ứng xử tốt đẹp, phát huy giá trị đạo
đức truyền thống của gia đình Việt Nam.
+ Các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa phải có ý nghĩa thiết thực với đời sống của nhân
dân.
+ Công tác xét chọn gia đình văn hóa phải:
 Tiến hành theo các tiêu chí thống nhất
 Dựa trên nguyên tắc công bằng, dân chủ.
 Đáp ứng được nguyện vọng, tâm tư và được sự hưởng ứng của nhân dân.
+ Tránh chạy theo thành tích => phản ánh không thực chất phong trào và chất lượng gia
đình văn hóa.
- Hiện nay, Việt Nam còn tiếp tục nghiên cứu nhân rộng xây dựng các mô hình gia đình
văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa:
+Tiếp thu giá trị mới tiên tiến, dự báo những biến đổi trong thời kỳ mới.
+Đề xuất hướng giải quyết những thách thức mới trong lĩnh vực gia đình.

You might also like