You are on page 1of 2

Xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, môi trường lưu giữ, giáo
dục, trao truyền các giá trị văn hóa dân tộc cho các thành viên trong gia đình. Xây
dựng gia đình hạnh phúc chính là tạo nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc, là vấn
đề hết sức hệ trọng của dân tộc ta. Công tác xây dựng gia đình vừa là mục tiêu, vừa là
động lực của sự phát triển bền vững đất nước. Việt Nam tiếp tục thực hiện xây dựng
gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
với một số tiêu chí sau:

- Mỗi gia đình cần sinh đẻ có kế hoạch, chỉ nên có từ 1-2 con. Hiện nay, dân số Việt
Nam đang chuyển sang giai đoạn già hóa. Vì vậy, nhà nước ta đã có thông điệp mới
trong kế hoạch hóa gia đình là khuyến khích mỗi gia đình sinh đủ 2 con. Đặc biệt
hưởng đến giảm chênh lệch tỷ lệ sinh ở các địa phương có trình độ phát triển khác
nhau. Theo đó, tăng tỷ lệ sinh ở các thành phố lớn, đô thị hóa, giảm tỷ lệ sinh ở vùng
sâu, vùng xa, vùng còn khó khăn.

- Phấn đấu giảm tỉ lệ mất cân bằng giỏi tính khi sinh: cầm lựa chọn, sàng lọc giới tính
khi sinh; khuyến khích sinh con một bề là nữ. Việt Nam đặt mục tiêu “đưa tỷ số giới
tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên”. “Đến năm 2030: Tỷ số giới tính khi sinh dưới
109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống”.

- Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo bền vững để thực hiện thắng lợi mục tiêu
tỷ - lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1 - 1,5%/năm mà Nghị quyết Đại hội XIII của
Đảng đã đề ra, phấn đấu đến năm 2030, cơ bản không còn huyện nghèo, xã đặc biệt
khó khăn.

- Mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân; Mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ tham gia bảo hiểm y
tế đạt 95% dân số như nghị quyết 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6
Ban Chấp hành Trung ương khoá XII.

- Khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mục tiêu đến năm 2025
có khoảng 45% và đến năm 2030 có khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi
tham gia BHXH theo tinh thần Nghị quyết 28-NQ/TW.

- Xây dựng gia đình tiến bộ, văn minh: Xây dựng gia đình Việt Nam những năm 20
của thế kỷ XXI vừa tiếp thu những giá trị nhân văn mới trong xu thế hội nhập quốc tế,
vừa giữ gìn và phát huy được những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt
Nam, tạo điều kiện cho sự ổn định và phát triển lâu dài của đất nước.

- Thực hiện bình đẳng trong gia đình: bình đẳng giới; bình đảng vai trò, trách nhiệm
giữa vợ và chồng; tôn trọng trẻ em và quyền trẻ em.

- Phát huy vai trò của giáo dục gia đình, kết hợp giữa giáo dục truyền thống với hiện
đại, cha mẹ, ông bà giáo dục con trẻ về đạo đức và văn hóa gia đình, giáo dục lao
động, giáo dục phát triển trí tuệ, giáo dục thể lực toàn diện, giáo dục thẩm mỹ, giáo
dục kỹ năng sống. Đặc biệt phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt
Nam.

- Nâng cao trình độ học vấn người dân, đảm bảo quyền đến trưởng của trẻ em, đặc biệt
là trẻ em gái: đảm bảo 100% người dân tiếp cận giáo dục phổ thông, khuyến khích học
tập chuyên sâu, học đại học, học nghề.

- Bảo vệ phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái ngăn chặn bao lục gia đình và phân
biệt đối xử.

- Đề cao các giá trị chung thủy, yêu thương, chia sẻ và bình đẳng trong hôn nhân đảm
bảo thực hiện tốt tự do, tự nguyện kết hôn; tiếp tục chính sách một vợ một chồng, hôn
nhân chung thủy.

You might also like