You are on page 1of 5

CHƯƠNG II:

CÔN Minh hồi đó là đại hậu phương kháng Nhật ở phía Tây Nam Trung
Quốc. Thành phố đầy ngập người và xe cộ.Đây còn là nơi tiếp nhận hàng viện trợ
của Mỹ qua đường Diến Điện để vào Trung Quốc. Trong thành phố có nhiều cửa
hàng bán sách báo tiến bộ.
Ở Trung Quốc, hoạt động bí mật trong kiều bào. Chúng dựa vào bọn Quốc dân
đảng Trung Hoa, hoạt động công khai. Chúng tôi cùng ở với anh Kiên, Anh Đồng
và tôi vẫn tiếp tục đóng vai những người Trung Hoa sinh trưởng tại nước ngoài
mới về Tổ quốc. Thành phố rất đông người từ các nơi khác đến, màu sắc khác
nhau, tiếng nói khác nhau, nên mặc dầu chúng tôi lúc đầu chỉ nói được một vài
tiếng quan hỏa, cũng không ai để ý.
Anh Kiên nói chuyện về tình hình kiều bào, tình hình chiến tranh chống Nhật tại
đây và chúng tôi còn được dạy tiếng Trung Quốc.Chúng tôi ở lại đây khá lâu và đã
học ở trường đại học của Hồng quân tại khu Xôviết. Anh là một người vui
tính, hồn nhiên, rất tốt. Một tuần sau khi đến Côn Minh, chúng tôi chuyển sang chỗ
ở mới. Nhà này của một đồng chí Trung Quốc cho ở nhờ.
Lúc ở Trung Quốc chúng tôi được đối xử thân mật như người trong nhà. Anh Cao
Hồng Lĩnh mới từ Diên An về, cũng đến ở cùng chúng tôi. Anh Cao Hồng Lĩnh
thạo tiếng Trung Quốc, nhận phần đi chợ. Chúng tôi phân công nhau lần lượt nấu
ăn.
Chúng tôi vẫn phải đợi đồng chí Vương về để giải quyết công tác. Hàng
ngày, sau bữa cơm, lại ra Thúy Hồ ngồi học tiếng Trung Quốc. Giờ nghỉ, họ hát
những bài ca kháng Nhật, nghe kể về đồng chí Vương là người như thế nào.
Đối với nhiều người vào lớp tuổi chúng tôi hồi đó, hình ảnh Nguyễn Ái
Quốc( lúc này bác hoạt động dưới tên Vương) đã trở nên một hình ảnh lý
tưởng.Anh em lượm lặt khắp nơi về kể cho nhau nghe nhiều chuyện li kỳ về
Nguyễn Ái Quốc
Những chuyện Nguyễn Ái Quốc bôn ba khắp nơi trên thế giới. Những chuyện
Nguyễn Ái Quốc làm báo Người cùng khổ ở Pari. Những người nói chuyện đều
say sưa như chính mắt họ đã nhìn thấy Nguyễn Ái Quốc trong các câu chuyện mà
họ kể lại. Chúng không biết làm cách nào để ngăn chặn ảnh hưởng của Nguyễn Ái
Quốc trong thanh niên, nên đã tung ra tin này.Nhưng với trí tưởng tượng và lòng
kính phục của chúng tôi, đấy là hình ảnh sáng ngời của người thanh niên cách
mạng đầy nhiệt tình và chí lớn.
Qua một vài lần, chúng tôi đoán được những bài đó là của đồng chí Nguyễn Ái
Quốc. Mỗi khi nhận được bài của P.C.Lin, chúng tôi lại chuyền tay nhau đọc
đi, đọc lại, và khi đăng báo thì xếp vào một mục với tên Những lá thư từ Trung
Hoa. Nhiều bài viết khá dài, chúng tôi phải đăng trên báo thành nhiều kỳ. Sang đầu
tháng 6, một hôm, anh Phùng Chí Kiên rủ chúng tôi đi Thúy Hồ.Lúc đó chúng tôi
gặp một người đàn ô đứng tuổi, gày gò, có đôi mắt rất sáng, mặc một bộ quần áo
Tôn Trung Sơn màu xám, đội mũ phớt mà chúng tôi chắc chắn là đồng chí
Vương. Trước khi gặp Bác, tôi đoán con người Bác chắc hẳn phải có những cái gì
rất đặc biệt, khác thường. Gặp Bác, tôi thấy Bác hoàn toàn không giống như những
điều mình hằng tưởng tượng. Chỉ có một điều làm tôi chú ý lúc bấy giờ là trong
câu chuyện, Bác thường nói chen nhiều tiếng địa phương miền Trung, minh chứng
cho việc bác luôn nhớ về quê hương đất nước.Bác và chúng tôi rời thuyền lên
bờ, vừa đi dạo quanh hồ vừa nói chuyện. đây, hỏi tình hình Mặt trận dân chủ, và
hỏi chuyện chúng tôi làm báo.

Tôi nói với Bác điều anh Thụ dặn dò về vấn đề Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở
Châu Á.Ở Bác, trước sau vẫn là phong cách giản dị và trong sáng ấy. 
CHƯƠNG III:
NHÂN dân Trung Quốc lúc đó đang tiến hành cuộc chiến tranh kháng Nhật.Mặt
khác, trong khu vực của Quốc dân đảng hoạt động, Đảng ta vẫn có những tổ chức
rất bí mật.
Các đồng chí Trung Quốc đối với chúng ta như anh em ruột thịt. Mặc dầu ở trong
hoàn cảnh khó khăn, luôn luôn phải đối phó với kẻ địch và rất thiếu thốn, nhưng
các đồng chí Trung Quốc đã tìm mọi cách săn sóc những người đồng chí Việt
Nam, từ nơi ăn, chốn ở đến việc học tập và mọi hoạt động khác.
Thỉnh thoảng xe chúng tôi lại phải dừng lại vì máy bay Nhật đến. Ngồi trên
xe, thỉnh thoảng lại nhìn thấy những thanh niên bị trói chung ở cánh tay bằng một
sợi dây thừng, đi thành đoàn dài dằng dặc, có lính Quốc dân đảng áp tải. Hỏi ra
mới biết đó là những người bị bắt đi lính đánh Nhật. Chúng tôi vào trú tại biện sự
xứ của Bát lộ quân, đợi xe đi Diên An.
Trước kia, ở trong nước đã nhiều lần xem sách báo, nghe nói về Diên An, đất
thánh của Cách mạng Trung Quốc, giờ lại được biết rõ tình hình chính trị, quân
sự, kinh tế, và mọi mặt sinh hoạt của khu căn cứ.
Chúng tôi ở lại Quế Dương đợi xe khá lâu.Các đồng chí đảng cộng sản Trung
Quốc cũng dành phần ưu tiên cho anh em chúng tôi. Một bữa, các đồng chí Trung
Quốc vui mừng báo cho chúng tôi là sắp có xe. Còn ít tiền, chúng tôi ra phố sắm áo
rét và ít đồ cần dùng trước khi đi.
Ngay ngày hôm sau, chúng tôi nhận được điện của đồng chí Hồ Quang báo ở
lại, đợi tại Quế Lâm. Chúng tôi biết là do Pháp mất nước, tình hình biến
chuyển, nên có quyết định mới. để tìm cách về nước. Chúng tôi tới Quế Lâm.
Lần này, chúng tôi không ở lại biện sự xứ mà thuê một căn phòng ở ngoại ô, lấy
danh nghĩa Việt Nam giải phóng đồng minh để hoạt động.
Cộng sản Trung Quốc có tại đây một tờ báo công khai là tờCứu vong nhật báo
dược hoạt động mạnh mẽ tại những hiệu bán sách, báo tiến bộ rất nhiều. Các đồng
chí Trung Quốc thường hay tổ chức những buổi tọa đàm để giáo dục thanh
niên. Chúng tôi cũng tới dự một vài lần. Cũng như ở Côn Minh và Quế Dương, các
đồng chí Trung Quốc ở đây hết sức giúp đỡ chúng tôi.

Đồng chí Hạ Diễn đã tổ chức một buổi họp báo để chúng tôi giới thiệu tình hình và
phong trào cách mạng Việt Nam, lấy danh nghĩa là những người thay mặt Việt
Nam giải phóng đồng minh. Trước khi chúng tôi rời Quế Dương, ông Hồ Ngọc
Lãm, một người Việt Nam có tinh thần yêu nước, làm võ quan trong quân đội
Quốc dân đảng, đã viết thư giới thiệu chúng tôi với Lý Tế Thâm. Chúng tôi lấy tư
cách là những người của Việt Nam giải phóng đồng minh để giao dịch với
Lý. Chúng tôi đã biết, khi ở Quảng Châu, Lý nổi tiếng về giết cộng sản.

Lý làm ra niềm nở khi gặp chúng tôi. Lý nói, nay mai theo lệnh của Đồng
minh, quân Tầu sẽ tiến vào Việt Nam, và yêu cầu chúng tôi làm giúp kế hoạch
«Hoa quân nhập Việt». Được ít ngày, chúng tôi được tin về sự biến Giang
Nam. Đảng Cộng sản Trung Quốc lên tiếng phản đối kịch liệt.
Chúng ngang ngược tịch thu sách báo tiến bộ, đóng cửa Tân Hoa thư
điếm, niêm phong Sinh hoạt thư điếm.
Tháng 9 năm 1940, chúng tôi được tin thực dân Pháp đã cúi đầu trước
phát xít Đức
Sau đó không lâu chúng tôi gặp lại Bác ở một vùng ngoại ô.

IV
Những ngày nhàn rỗi chúng tôi tranh thủ dạo chơi trên cánh đồng. Tới một bãi cỏ
có bóng mát, chúng tôi ngồi lại khai hội. « Trong lúc giao dịch với bọn Quốc dân
đảng tuyệt đối không để lộ mình là cộng sản». « Điều chủ yếu là làm sao cho
chúng không cản trở công việc của ta.

Hiện nay chỉ có Hồng quân Liên Xô và Hồng quân Trung Hoa mới là những đội
quân anh em, mới là đồng minh thực sự của ta. Còn quân đội Tưởng Giới Thạch dù
có vào Việt Nam để đánh Nhật cũng chỉ là đồng minh tạm thời, về bản chất chúng
vẫn là kẻ thù. Chúng nó không vào Việt Nam càng tốt cho ta hơn». Bác nhận định
tình hình chung trên thế giới và ở Đông Dương ngày càng có lợi cho ta, không nên
ở Quế Lâm lâu, phải chuyển về biên giới tìm cách trở về nước ngay để hoạt động.

Ai cũng nóng ruột muốn mau chóng trở về, nhưng chưa có liên lạc với trong
nước. Cơ quan tập trung đông và ở đã lâu. Chỉ cần một người sơ ý để lộ tung tích
là lập tức bọn địch sẽ bắt bớ, khủng bố.
Những ý kiến Bác nói hồi đó, sau này, đã được thảo luận tại Hội nghị Trung
ương mở rộng lần thứ tám của Đảng ở Pắc Bó. Tin tức về phong trào tại nước nhà
ngày càng thúc giục, nhưng vẫn chưa tìm ra cách để liên lạc với Trung ương ở
trong nước. Lúc này, Lý Tế Thâm đã giới thiệu chúng tôi với tướng Trương Phát
Khuê, tư lệnh trưởng quan của Đệ tứ chiến khu. Khi chúng tôi tới Liễu Châu gặp
Khuê, Khuê giới thiệu lại với Trương Bội Công.
Qua tiếp xúc với Trương Bội Công một vài lần, chúng tôi đã nhìn rõ chân tướng
hắn là một tên đặc vụ. Công sẽ chuyển từ Liễu Châu về Tĩnh Tây cho gần biên giới
Việt Nam hơn, chúng tôi cũng tìm cách lợi dụng hắn để mượn xe cộ đi về biên giới
cho dễ dàng.Anh Đồng và tôi tổ chức ngay biện sự xứ của Việt Nam giải phóng
đồng minh .Những thanh niên này đều là cán bộ, quần chúng tốt của Đảng ta, trong
lúc vượt biên giới còn ngỡ ngàng chưa biết thế nào, nghe nói bọn Trương Bội
Công có tổ chức Đội công tác biên khu thì tạm dựa vào mà thôi. Chúng tôi tìm
cách đưa khéo các đồng chí đó ra khỏi sự kiểm soát của Trương Bội Công. Tất cả
hơn bốn chục đồng chí, trong đó có các đồng chí Lê Quảng Ba, Hoàng Sâm, Bằng
Giang... 
Đầu tháng 12, Bác và anh Phùng Chí Kiên về một làng cách Tĩnh Tây năm
chục cây số. Chúng tôi lên đường về nơi Bác hẹn gặp.Bác đi bộ rất nhanh, tất cả
chúng tôi không ai theo kịp. Lớp huấn luyện được tổ chức ở một vùng dân tộc
Nùng đã từng chịu ảnh hưởng của Hồng quân Trung Hoa trong thời kỳ Hồng quân
hoạt động ở Quảng Tây. Nhân dân ở đây rất quý những người cách mạng Việt
Nam. Chúng tôi phân chia nhau ở trong hai làng.

Mỗi buổi sáng, chúng tôi đều đi lấy gạo, bắp về giã, kiếm củi để nấu ăn và để giúp
đỡ đồng bào. Nội dung chính trị phải đúng đắn, lời lẽ phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ
hiểu, hợp với ý nghĩ quần chúng. Nếu còn có những người chưa hiểu thì người
giảng phải nói lại, học viên cũng phải trao đổi thêm.Sau những ngày học tập, mọi
người phấn khởi, náo nức hẳn lên. ấm tâm hồn chúng tôi, khi đó còn là những
người dân mất nước phải sống xa quê hương.Chúng tôi ở lại, chuẩn bị thêm cho kế
hoạch công tác sắp tới. Ngày Tết đến với chúng tôi tại biên giới. Suốt thời gian
qua, bà con dân làng hiểu rõ chúng tôi hơn, càng thêm quý mến.

You might also like