You are on page 1of 7

Nội dung

1. Tiểu sử
2. Chủ trương cứu nước
3. Hoạt động cách mạng:
3.1 Lập Duy Tân hội, sang Nhật cầu viện.
3.2 Phát động phong trào Đông Du
3.3 Hoạt động ở Trung Quốc, lập Việt Nam Quang phục hội
4. Bị Pháp bắt và an trí
5. Một số nhận định, đánh giá
6. Ý nghĩa của những hoạt động của Phan Bội Châu.

Lời mở đầu

- Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhận xét cụ Phan Bội Châu “Là vị anh hùng, bậc
thiên sứ, đấng xả thân được 20 triệu người trong vòng nô lệ tôn sùng”. Phan Bội
Châu chính là người cầm đuốc dẫn đầu cuộc cách mạng giải phóng dân tộc bằng
con đường trí thức, là người đã đánh bật tư tưởng “Làm trai phải lạ ở trên đời”.
Dù đã trở về với các bậc tiền nhân nhưng những đóng góp của ông với dân tộc
Việt, với hòa bình nước nhà sẽ mãi được lưu danh sử sách.
- Trong buổi thuyết trình Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Phan Bội
Châu người tiên phong cho tư tưởng chống Pháp không theo phong kiến và
những đóng góp của ông cho dân tộc ta.
1. Tiểu sử:
- Phan Bội Châu trước đó tên là Phan Văn San sau vì trùng tên với vua Duy
Tân “Vĩnh San” mới đổi thành Phan Bội Châu trong đó “bội” nghĩa là
“đeo” còn Châu nằm trong từ Ngọc Châu.Phan Bội Châu Có biệt hiệu là
Sào Nam lấy từ câu Việt điểu sào nam chi tỏ ý luôn thiết tha với quê hương
đất nước. Ông còn có một tên hiệu khác là Thị Hán ngụ ý là Hảo Hán một
đấng nam nhi lỗi lạc ở đời.
- Phan Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 ở huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An .Thân sinh của ông là Phan Văn Phổ một bậc thăm nho thông
hiểu kinh chuyện nhưng không có duyên đỗ đạt suốt đời đeo đuổi nghề dạy
học. Mẹ ông là bà Nguyễn Thị Nhàn cũng xuất thân từ một gia đình thuộc
dòng dõi nho học. Bà là người phúc hậu thường hay giúp đỡ những người
nghèo khổ.
- Phan Bội Châu nổi tiếng thông minh từ bé, năm 6 tuổi học 3 ngày đã thuộc
hết tam tự kinh, 7 tuổi đã đọc hiểu sách luận ngữ. Năm 1874 ở Nghệ An có
phong trào văn thân dù chỉ mới là một đứa bé Phan Bội Châu cũng muốn
noi gương của Trần Quốc Toản giúp Hưng Đạo Vương đại phá quân
Nguyên ở bến Chương Dương nên ông đã tụ tập bọn trẻ con lại tập trận giả
bằng những súng đạn do chính ông làm ra. Năm 13 tuổi Phan Bội Châu thi
đỗ đầu huyện.
- Thuở thiếu thời Phan Bội Châu đã sớm có lòng yêu nước, năm 17 tuổi ông
viết bài “ Hịch Bình Tây Thu Bắc” đem dán ở cây đa đầu làng Để hưởng ứng
việc Bắc Kỳ Khởi Nghĩa Kháng pháp. Năm 19 tuổi hưởng ứng Chiếu Cần
Vương của Hàm Nghi,Phan Bội Châu tổ chức một đội thí sinh quân gồm 60
người lên đường ứng nghĩa nhưng chưa kịp hành động thì địch đã về càn
quét ở làng.Tuy việc không thành nhưng chí hướng cứu nước của Phan Bội
Châu đã rõ.
- Gia cảnh lâm vào khó khăn Phan Bội Châu đi dạy học kiếm sống và học thi
nhưng thi suốt 10 năm không đổ lại cam tội “hoài hiệp văn tự” tức là mang
Văn tự trong áo bị án “chung thân bất đắc ứng thí” tức là (suốt đời không
được dự thi).
- Năm 1896 ông vào Huế dạy học do mến tài ông nên các quan xin vua
Thành Thái xóa án “chung thân bất đắc ứng thế”.
- Khi được xóa án Phan Bội Châu dự khoa thi Hương Năm Canh Tý tức là
1900 ở trường Nghệ và đậu giải Nguyên.
2. Chủ trương cứu nước:
- Từ thực tiễn của phong trào đấu tranh vũ trang cuối TK 19, PBC cho rằng,
nước ta là 1 nước thuộc địa, muốn giải phóng nhân dân thoát khỏi cảnh lầm
than, nhất thiết phải đánh đổ thực dân Pháp và đánh đổ bằng con đường bạo
lực, muốn đấu tranh bằng bạo lực thắng lợi không thể chỉ đơn đọc thủ hiểm
ở 1 vùng, mà phải xây dựng phong trào toàn quốc,phải có tổ chức mới và
biện pháp đấu tranh mới là “bạo động”. Ông coi “ Bạo động là con đường
hoạt động duy nhất và tất yếu” để đánh đuổi giặc Pháp
- Theo quan niệm của PBC, độc lập không thể xin được, “nợ máu phải trả
bằng màu”. Theo cụ Phan trong hoàn cảnh một nước thuộc địa mà bất kì 1
sự phản kháng hoà bình nào cũng bị đàn áp dã man thì việc dùng bạo lực
cách mạng đập tan bạo lực phản cách mạn là con đường đúng đắn nhất để
giành thắng lợi. PBC đã thấy rằng sức mạnh của bạo lực là sức mạnh có vũ
trang của nhiều người, do đó phải chuẩn bị lâu dài và chu đáo.
- Muốn xây dựng thể chế quân sự lập hiến trước hết phải có đọc lập dân tộc,
mới xây dựng thể chế mới, muốn có độc lập dân tộc, ngoài con đường bạo
lực, không có con đường nào khác.
- Truyền thống quê hương Nghệ An nơi PBC sinh ra và lớn lên là vùng đất
quật cường có truyền thống đấu tranh vũ trang.
3. Hoạt động cách mạng

3.1: Lập Duy Tân hội, sang nhật cầu viện:

- Trong vòng 5 năm sau khi đỗ Giải nguyên, Phan Bội Châu bôn ba khắp
nước Việt Nam kết giao với các nhà yêu nước như Phan Chu Trinh, Huỳnh
Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Hàm, Đặng
Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, Đặng Thái Thân, Hồ Sĩ Kiện, Lê Huân, Nguyễn
Quyền, Võ Hoành, Lê Đại,...để cùng họ chống Pháp.Ông chọn một hoàng
thân nhà Nguyễn, Kỳ Ngoại hầu Cường Để làm lãnh tụ phong trào Cần
Vương.
- Năm 1904 Phan Bội Châu cùng 20 đồng chí họp tại Quảng Nam để
thành lập Hội Duy Tân với chủ trương “đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục
nước Việt Nam”.
- Thực hiện nhiệm vụ của Duy Tân hội, đầu năm 1905 Phan Bội Châu bí
mật xuất dương sang Nhật Bản cùng đi có Tăng Bạt Hổ và Đặng Tử
Kính
- Vừa đặt chân đến thành phố Hoành Tân Yokohama Phan Bội Châu tìm
đến nơi ở của Lương Khải Siêu (là 1 nhà cách mạng người Trung Quốc)
qua mấy lần trò chuyện Lương tiên sinh đã góp nhiều ý kiến hay làm
cho đầu óc cụ Phan mở mang sau đó Lương Khải Siêu đã giới thiệu
Phan Bội Châu trong một số chính khách người Nhật thông qua các
chính khách này từ cầu viện Phan Bội Châu chuyển sang cầu học nhằm
đào tạo nhân tài cho đất nước một phong trào vận động thanh thiếu niên
Việt Nam sang Nhật du học bắt đầu Đó là phong trào Đông Du.

3.2. Phong trào Đông Du:

- Mở đầu cho phong trào Đông Du Phan Bội Châu và các đồng chí của ông đã
đưa ba thanh niên đầu tiên xuất dương sang Nhật du học, trong thời gian ở
Nhật lần này Phan Bội Châu viết bài Khuyến quốc dân du học văn và bài
khuyến quốc dân tư trợ du học văn để kêu gọi đồng bào toàn quốc Xuất Dương
du học và ủng hộ giúp đỡ việc du học
- Năm 1906 Phan Bội Châu đưa kỳ ngoài hậu Cường để và một số học sinh
người Việt khác sang Nhật cũng trong năm đó ông mời được Phan Chu Trinh
một nhà cách mạng nổi tiếng khác đến thăm ông tại Tokyo sau 2 tuần thảo luận
hai người không giải quyết được bất đồng chứng kiến về các chống Pháp trong
khi Phan Bội Châu muốn giữ thể chế quân chủ Phan Chu Trinh muốn hủy bỏ
chế độ này để tạo một quốc gia dân chủ.
- 1907 Phan Bội Châu và các đồng chí của ông lập ra hội Việt Nam Cống hiến
có chương trình riêng Phan Bội Châu làm tổng lý kiêm giám đốc và kỳ ngoại
hậu Cường để làm chủ tịch hội, hội được chia thành bốn bộ mỗi bộ đảm nhiệm
từng mặt hoạt động của du học sinh.
- Đến là 1908 số học sinh Việt Nam tại Nhật lên tới 200 người chương trình học
tập khá đa dạng sáng và Trưa dạy tiếng Nhật Học tri thức phổ thông buổi chiều
dậy tri thức quân sự đặc biệt là tập luyện thao tác quân sự nhằm đào tạo những
người có trình độ văn hóa và quân sự cần thiết chuẩn bị cho công cuộc bạo
động đánh Pháp giành lại độc lập.
3.3 Hoạt động tại Trung Quốc:

- Sau chiến tranh nga-nhật nước Nhật dù thắng trận nhưng nền kinh tế cũng phải
chịu nhiều gánh nặng Nhật cần rất nhiều vốn để cái Thiết lúc này chính phủ
pháp đồng ý cho Nhật vay 300 triệu france nhưng đổi lại về mặt chính trị Nhật
phải hợp tác với pháp chống lại phong trào Đông Du vì lý do đó tháng 3 năm
1909 Phan Bội Châu bị nhật trục xuất sau đó ông đến Hồng Kông, Băng Cốc
và Quảng Châu.
- Năm 1912 nức lòng với thành quả của cuộc Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc
Phan Bội Châu cùng một số nhà cách mạng lưu vong ở Quảng Châu đã thành
lập một tổ chức cách mạng thay thế cho Hội Duy Tân tôn chỉ của tổ chức mới
với tên Việt Nam quang phục hội là đánh đuổi người Pháp ra khỏi đất nước
khôi phục chủ quyền của Việt Nam và thành lập Việt Nam Cộng hòa dân quốc.
- Trong thời điểm này Phan Bội Châu đã thay đổi chứng kiến về thể chế quân
chủ Tuy nhiên ông vẫn duy trì kỳ ngoại hậu Cường để trong vai trò chủ tịch
chính phủ lâm thời Việt Nam quang phục hội nhằm gây tiếng vang tạo ủng hộ
trong quần chúng quốc Nội.
- Năm 1913 ông cho tổ chức ám sát và đặt chất nổ phá hoại nhiều nơi trong
nước nhà cầm quyền Pháp đã phản ứng gay gắt, nhân cơ hội Viên Thế Khải lên
cầm quyền tại Trung Quốc chính quyền Pháp đã nhờ Viên Thế Khải bắt giam
Phan Bội Châu.
- năm 1917 Phan Bội Châu được phóng thích ông lưu lạc tại Trung Quốc suốt 8
năm sau đó học tập và viết báo sinh ngay ở Hàng Châu làm biên tập viên của
tờ Bình sự tạp chí nhưng không còn trực tiếp ảnh hưởng đến các cao trào cách
mạng tại Việt Nam. Trong thời gian từ năm 1921 đến năm 1924 sự kiện cách
mạng Tháng Mười Nga Liên Minh Quốc cộng tại Trung Quốc đã có ảnh hưởng
lớn đến Phan Bội Châu
- Giữa năm 1924 phỏng theo Trung Quốc dân Đảng của Tôn Trung Sơn ông đã
cải tổ Việt Nam quang phục hội thành Việt Nam Quốc dân Đảng .Tháng 12
năm 1924 Nguyễn Ái Quốc lúc này đang làm uỷ viên Đông Phương bộ phụ
trách cục Phương Nam của Quốc tế Cộng sản đã có cuộc tiếp xúc với Phan Bội
Châu cùng trao đổi về xu hướng Quốc cộng hợp tác cho cách mạng Việt Nam
vốn đang thịnh hành tại Trung Quốc bấy giờ.
4. Bị bắt và an trí:
- Ngày 30 tháng 6 năm 1925 trên đường từ Hàng Châu về Quảng Châu để họp
nhóm Phan Bội Châu vừa đến ga Bắc Thượng Hải thì bị thực dân Pháp bắt cóc
đem về nước, chúng âm mưu bí mật thủ tiêu Phan Bội Châu nhưng việc Bị Bại
Lộ nên phải đưa ra xử ở tòa để hình Hà Nội.
- Tính mạng Cụ Phan bị uy hiếp đã dẫn đến một phong trào bãi khóa ,bãi công,
bãi thị rầm rộ khắp cả nước trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ đó thực dân
Pháp bối rối phải tuyên bố tha bồng nhưng bắt Phan Bội Châu phải về sống ở
Huế mà không được đi bất cứ đâu
- Từ năm 1926 trở đi Phan Bội Châu bị giam lỏng ở bến Ngự đến đây cuộc đời
hoạt động cách mạng của ông phải bỏ dở. phong trào cách mạng Việt Nam
theo đà phát triển mới của lịch sử tiên tiến như vũ bão Mặc dù ông già Bến
Ngự phải sống cuộc đời cá chậu chim lồng nhưng ông vẫn làm thơ văn để nói
nỗi khổ nhục của người dân mất nước trách nhiệm của người dân đối với đất
nước.
- Ngoài sự nghiệp cách mạng, ông còn viết rất nhiều sách báo đặc biệt nhất là loại
văn chương tuyên truyền cổ động cách mạng có nội dung dân tộc dân chủ cao hơn,
có tính chiến đấu, tính nhân đạo cao hơn để khơi dậy tinh thần yêu nước của dân
tộc và đã được phổ biến sâu rộng trong nhân dân.
- Tiêu biểu có thể kể đến Nam quốc dân tu tri,Nữ quốc dân tu tri (bài thuốc
chữa bệnh dân nghèo) ;Ngục Trung Thư, luôn Lý vấn đáp, Phan Bội Châu niên
biểu, Việt Nam Quốc sử bình diễn ca… bên cạnh đó còn có các công trình viên
khảo hết sức đồ sộ như: khổng học đăng, Phật Học Đăng, xã hội chủ nghĩa,
nhân sinh triết học cùng với trên 800 bài thơ nôm các loại mấy chục bài phú,
văn tế, tạp Văn khác.
- Năm 1940 khi Phái bộ nhật tiến vào Đông Dương cũng chính là lúc thời cuộc
cách mạng đã chuyển sang giai đoạn mới tiếc thay trong giờ phút quan trọng
của lịch sử nhà cách mạng Phan Bội Châu đã lìa bỏ cõi đời theo tiền nhân về
thế giới bên kia lưu lại cho hậu Thế một tấm gương sáng và nỗi niềm thương
nhớ không ngôi.
- Hiện tên ông đã được đặt cho nhiều trường học và con đường trên cả nước
trong đó có trường chuyên của tỉnh Nghệ An tại Huế khu di tích tưởng niệm
Phan Bội Châu tọa lạc trên con đường cùng tên.
5. Một số nhận định, đánh giá:
- Phan Bội Châu chủ trương cầu viện Nhật để giúp đánh đuổi Pháp, bởi ông cho
rằng người Nhật cùng là người châu Á "máu đỏ da vàng", có cùng kẻ thù
chung với người châu Âu "da trắng tóc vàng".Nhưng thực tế, Đế quốc Nhật
Bản là một nước đi theo "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt", cũng tích cực bành
trướng thuộc địa như thực dân châu Âu. Đến thời điểm đó, Nhật Bản đã xâm
chiếm và đô hộ Triều Tiên, và chuẩn bị xâm chiếm Trung Quốc. Do vậy chủ
trương của Phan Bội Châu là rất khó thành công, và dù có thành công thì Việt
Nam sẽ lại phải đối diện với mối nguy mới từ Nhật Bản. Vì lẽ ấy, Nguyễn Ái
Quốc dù khâm phục lòng yêu nước của Phan Bội Châu nhưng nhận xét đường
lối của ông giống như "Đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau".
- Đường lối bạo động của PBC có ý nghĩa lịch sử rất lớn. Mặc dù không
giành được thằng lợi nhưng vì đi đúng xu thế phát triển của lịch sử, đường
lối bạo động đó đã phát động mạng mẽ tinh thần yêu nước, giải phóng dân
tộc của nhân dân ta, đó là cống hiến lớn lao của PBC đối với lịch sử dân
tộc. Bác từng nhận xét rằng: “Phan Bội Châu – bậc anh hùng, vị thiên sứ,
đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng”.
- Thơ văn của ông có sức ảnh hưởng sâu sắc đến người đọc không chỉ do âm
điệu mà còn khơi dậy nỗi nhục mất nước và kích động những cảm xúc sâu xa
đến tự tình dân tộc.
- Nhà nghiên cứu văn hóa Đặng Thai Mai đã từng viết: “Chỉ vì đọc Phan Bội Châu
mà hàng nghìn thanh niên đã cắt cụt bím tóc, vất hết sách vở văn chương nghề cử
tử cùng cái mộng công danh nhục nhã gắn trên đó, lìa bỏ làng mạc, nhà cửa, vợ
con, rồi băng ngàn lội suối, bất chấp mọi nỗi đói thiếu, nguy hiểm, khổ sở để qua
Xiêm, qua Tàu, qua Nhật mà học hỏi và trù tính việc đánh Tây. Đó là một thành
công vĩ đại”.
- Ông đã nêu lên mẫu người lý tưởng xã hội, đó là người yêu nước, có lòng căm thù
giặc, dám xả thân vì đất nước. ví dụ: các nhân vật anh hùng trong tác phẩm “Trùng
Quang tâm sử” ý thức được “quốc gia-quốc dân” với ý nghĩa là một quốc gia
thống nhất được hình thành dựa trên cơ sở của ý thức về sự đồng nhất của quốc
dân, hay dân tộc (vốn xuất phát từ Nhật Bản).
- Ông ý thức sâu sắc về tình trạng thiếu đồng thuận giữa người Việt với nhau. Trong
Việt Nam quốc sử khảo (1908), ông nêu lên 5 điều khiếm khuyết trong dân trí
nước ta: hay nghi kỵ lẫn nhau, coi trọng những điều xa hoa vô ích (như trong việc
hôn nhân, cúng bái v,v…) biết lợi mình chứ không biết hợp quần, tiết của riêng
mà không nghĩ đến lợi chung, biết thân mình mà không nghĩ đến việc nước. Ý
thức”Quốc gia- Quốc dân” trong tư tưởng cũng như hành động của ông phải nói là
một sự đề phản đối với chính sách “chia để trị” của chính quyền đô hộ, khác hẳng
với đầu óc địa phương hẹp hòi thường thấy ngay ở các nhân vật tai to mặt lớn
trong nước lúc bấy giờ.
Ông cho rằng một trong những nguyên nhân giúp Pháp chiến được đất nước ta và
đặt được ách đô hộ lên đất nước ta một cách vững vàng là do nhân dân ta “Xung
khắc bất hoà”
Từ đó ông đã đi đến khẳng định sức mạnh của đoàn kết và ông đã đưa ra một chủ
trương đoàn kết rộng rãi, không phân biệt giai cấp, đẳng cấp, tôn giáo, thể hiện
một niềm tin vững chắc vào sức mạng của đoàn kết.
- Ngoài ra, công lao của ông còn giúp Phổ biến tện gọi Việt Nam: Quốc hiệu “Việt
Nam” nguyên đã có từ đầu thời vua Gia Long, nhưng trên thực tế không mấy khi
được sử dụng. Bước sang thế kỷ XX, trong khi người nước ngoài đều dùng tên
“An Nam” để chỉ nước ta, Phan Bội Châu là người đầu tiên dã phổ biến cái tên
Việt Nam ngay từ khi mới sang Nhật Bản. Bằng cớ là cụ Phan đã dùng tên Việt
Nam trong các tác phẩm trong thời kỳ Đông Du: Việt Nam vong quốc sử(1905),
Tân Việt Nam (1906), Việt Nam thảm trạng( 1907) Việt Nam quốc sử khảo
(1908).
6. Ý nghĩa của những hoạt động Phan Bội Châu:
- Kế tục truyền thống thượng võ của cha ông, tiếp tục truyền thống khởi nghĩa
vũ trang chống Pháp, chống xâm lượng của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX.
- Tư tưởng của PBC khác tư tưởng bạo động của các sĩ phu Cần vương ở chỗ
tách khỏi tư tưởng trung quân, đoạn tuyệt với phong kiến, chuyển sang yêu
nước lập trường dân chủ tư sản.
- Tiếp thu ngày càng sâu sắc tư tưởng dân chủ và hướng cuộc đấu tranh của
nhân dân vào con đường cách mạng mới.
- Phan Bội Châu sớm đã có tư tưởng về việc đoàn kết dân tộc đến đoàn kết quốc
tế nhằm giải phóng dân tộc thoát khỏi ách đô hộ thực dân Pháp.Tuy nhiên
phạm vị đoàn kết quốc tế của ông cũng chỉ giới hạn ở các nước “ Đồng chủng,
đồng văn, đồng bệnh” trong phạm vi châu Á.
- Thơ văn yêu nước của PBC góp phần thức tỉnh quốc dân, đồng bào, nâng cao
tinh thần yêu nước, lòng tự hào về truyền thống đấu tranh kiên cường, bất
khuất của dân tộc.
- Xu hướng bạo động cuối cùng thất bại nhưng để lại nhiều bài học kinh nhiệm
cho đời sau. Có thể nói trước khi Nguyễn Ái Quốc xuất hiện,PBC là ngôi sao
sáng nhất trong bầu trời cách mạng VN.
 Có thể nói, cả cuộc đời Phan Bội Châu đã cống hiến trọn vẹn cho phong trào giải
phóng dân tộc, như lời nhận xét của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Phan Bội Châu là “vị
anh hùng, bậc thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập dân tộc, được 20 triệu con người
trong vòng nô lệ tôn sùng”

Nguồn: https://vi.wikipedia.org/; http://www.lichsuvietnam.vn/;


https://nghiencuulichsu.com/; https://baonghean.vn/; https://nhandan.vn/; Phim tài
liệu: chí sĩ Phan Bội Châu VTV1 ; http://baoninhthuan.com.vn/ ; xaluan.com

You might also like